Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Luận án tiến sĩ ngành chăn nuôi khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà hon chu và gà lương phượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 134 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SAYKHAM SOUKSANITH

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁC TỔ HỢP LAI
GIỮA GÀ HON CHU VÀ GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2021


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

SAYKHAM SOUKSANITH

KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA CÁC TỔ HỢP LAI
GIỮA GÀ HON CHU VÀ GÀ LƯƠNG PHƯỢNG

Ngành

: Chăn nuôi

Mã số

: 9 62 01 05

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đặng Vũ Bình

HÀ NỘI, 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo vệ
lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2021
Tác giả luận án

Saykham SOUKSANITH

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận án, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của q thầy giáo, cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận án, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc GS.TS. Đặng Vũ Bình đã tận tình hướng dẫn, đưa ra nhiều ý kiến đóng góp
quý báu, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong suốt q trình học
tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Bộ
môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tận
tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, cán bộ và nhân viên Trại Chăn nuôi,
Trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang CHDCND Lào đã tạo mọi
điều kiện về cơ sở vật chất giúp tôi hoàn thành tốt luận án này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều

kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành luận án./.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 06 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Saykham SOUKSANITH

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .....................................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ......................................................................................................vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình ..................................................................................................................x
Trích yếu luận án .............................................................................................................xi
Thesis abstract............................................................................................................... xiii
Phần 1. Mở đầu ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................1

1.2.

Mục tiêu của đề tài ................................................................................................ 2

1.2.1. Mục tiêu chung .....................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .....................................................................................................2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài ............................................................................3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn...................................................................................................3
Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................ 4

2.1.1. Tính trạng số lượng ............................................................................................... 4
2.1.2. Đặc điểm ngoại hình chủ yếu của gà ....................................................................5
2.1.3. Các tính trạng năng suất của gà ............................................................................6
2.1.4. Lai giống .............................................................................................................17
2.2.

Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ......................................................... 26

2.2.1. Một số kết quả nghiên cứu về gà địa phương ở các nước ..................................26
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về gà địa phương ở Việt Nam .................................28
2.2.3. Tình hình nghiên cứu về gà Lương Phượng ở Việt Nam ...................................30

2.2.4. Tình hình nghiên cứu về gà ở Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào ........................ 31
Phần 3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................... 33
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................... 33

iii


3.2.

Thời gian nghiên cứu .......................................................................................... 33

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 33

3.4.

Nội dung nghiên cứu........................................................................................... 33

3.5.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................................33

3.5.1. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Hon Chu.............................. 33
3.5.2. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà lai F1 giữa Hon Chu và
Lương Phượng ....................................................................................................38
3.5.3. Khả năng sản xuất trứng của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng ..........41
3.5.4. Ứng dụng kết quả gà lai F1 ở nông hộ ............................................................... 42

3.5.5. Xử lý số liệu ........................................................................................................43
Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 44
4.1.

Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Hon Chu.............................. 44

4.1.1. Đặc điểm ngoại hình của gà Hon Chu ................................................................ 44
4.1.2. Khả năng sinh sản của gà Hon Chu ....................................................................46
4.1.3. Khả năng ni thịt của gà Hon Chu ....................................................................58
4.2.

Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà lai F1 giữa Hon Chu và
Lương Phượng ....................................................................................................62

4.2.1. Đặc điểm ngoại hình của gà lai F1 .....................................................................62
4.2.2. Khả năng sinh sản của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng ....................64
4.2.3. Khả năng cho thịt của gà lai F1 giữa Hon Chu và Lương Phượng .....................78
4.3.

Khả năng sinh sản của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng ....................83

4.3.1. Tỷ lệ nuôi sống gà gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng giai đoạn hậu
bị và sinh sản.......................................................................................................83
4.3.2. Khả năng sinh trưởng của gà lai F2 giữa Hon Chu và Lương Phượng nuôi
hậu bị...................................................................................................................84
4.3.3. Khả năng đẻ trứng, chất lượng trứng và ấp nở của gà F2 lai giữa Hon Chu
và Lương Phượng ............................................................................................... 87
4.4.

Ứng dụng kết quả gà lai F1 ở nông hộ ............................................................... 95


4.4.1. Sinh trưởng gà lai F1(♂LPx♀HC) nuôi tại nông hộ ..........................................95
4.4.2. Nhận xét và đánh giá về nuôi gà lai F1(♂LPx♀HC) của các nông hộ ...............99
Phần 5. Kết luận và đề nghị ....................................................................................... 101
5.1.

Kết luận .............................................................................................................101

iv


5.2.

Đề nghị ..............................................................................................................102

Danh mục các cơng trình cơng bố liên quan đến luận án .............................................103
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................104
Phụ lục .......................................................................................................................... 112

v


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Saykham SOUKSANITH
Tên luận án: Khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà Hon Chu và gà Lương
Phượng
Ngành: Chăn nuôi
Mã số: 9 62 01 05
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu

Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà Hon Chu và Lương
Phượng giúp cho việc định hướng nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và lai tạo nhằm góp
phần cải tiến năng suất chăn ni gà của Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào.
Mục tiêu cụ thể
- Xác định đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Hon Chu trong điều
chăn nuôi quảng canh tại các nông hộ và chăn nuôi thâm canh tại Trường Cao đẳng
Nông lâm Bắc Luang Prabang;
- Đánh giá được khả năng sản xuất của tổ hợp lai F1 và khả năng sinh sản của tổ
hợp lai F2 giữa gà Ho Chu và Lương Phượng nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm Bắc
Luang Prabang;
- Ứng dụng lai giữa gà Lương Phượng và gà Hon Chu tại một số nông hộ thuộc
khu vực phụ cận tỉnh Luang Prabang.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Đối với gà Hon Chu
Đánh giá ngoại hình, một số chỉ tiêu về khả năng đẻ trứng của gà Hon Chu nuôi
quảng canh tại một số nông hộ vùng phụ cận Luang Prabang;
Đánh giá khả năng đẻ trứng, chất lượng trứng, ấp nở, khả năng nuôi thịt và chất
lượng thịt của gà Hon Chu nuôi thâm canh tại Trường Cao đẳng Nông Lâm miền Bắc
Luan Prabang.
Đối với gà lai giữa Hon Chu và Lương Phượng:
Tạo các tổ hợp lai giữa Hon Chu và Lương Phượng như sau:
Sơ đồ tạo tổ hợp lai F1:
Trống LP x Mái HC
Trống HC x Mái LP

F1(LP-HC)
Sơ đồ tạo tổ hợp lai F2:
♂F1(HC-LP) x ♀F1(LP-HC)


F1(HC-LP)
♂F1(LP-HC) x ♀F1(HC-LP)

F2(♂HC-LP x ♀LP-HC)

F2(♂LP-HC x ♀HC-LP)

xi


Đánh giá ngoại hình, khả năng sản xuất trứng, khả năng nuôi thịt của các tổ hợp
lai F1 và khả năng sản xuất trứng của gà lai F2 nuôi tại Trường Cao đẳng Nông Lâm
miền Bắc Luang Prabang.
Theo dõi khả năng sinh trưởng của tổ hợp lai giữa trống Lương Phượng và mái
Hon Chu tại 5 nông hộ vùng phụ cận Luang Prabang.
Kết quả chính và kết luận
1/ Gà Hon Chu là giống gà có tầm vóc nhỏ, màu lơng khá đa dạng. Trong điều
kiện chăn nuôi nông hộ, lúc 20 tuần tuổi, khối lượng cơ thể của gà trống 780 g, gà mái
670 g. Tuổi đẻ quả trứng đầu của gà mái là 7,27 tháng, năng suất trứng 62,15
quả/mái/năm, tỷ lệ ấp nở 84,42%. Trong điều kiện chăn nuôi thâm canh, gà Hon Chu đẻ
quả trứng đầu tiên lúc 22 tuần tuổi; từ 23 tới 40 tuần tuổi tỷ lệ đẻ trung bình là 31,4%;
năng suất trứng là 39,56 quả/mái; tiêu tốn 5,44 kg thức ăn/10 quả trứng; nuôi thịt đạt
khối lượng lúc 21 tuần tuổi là 2025,05 g đối với con trống và 1820,36 g đối với con
mái; tăng khối lượng trung bình hàng ngày là 12,38 g/con/ngày, tiêu tốn 5,50 kg thức
ăn/kg tăng khối lượng.
2/ Tuổi gà mái lúc đẻ quả trứng đầu tiên đầu tiên là 21 tuần tuổi với khối lượng
là 1447,14 g đối với F1(LP-HC), đối với F1(HC-LP) tương ứng là 20 tuần tuổi và
1373,33 g. Tổ hợp lai F1(HC-LP) có tỷ lệ trung bình đạt 56,50%; năng suất trứng đạt
75,70 quả/mái/20 tuần; tiêu tốn 3,12 kg thức ăn/10 quả trứng. Các số liệu tương ứng của
tổ hợp lai F1(LP-HC) là 33,67%; 44,78 quả/mái và 5,49 kg thức ăn/10 quả trứng. Các

chỉ tiêu về tuổi đẻ 5%, tỷ lệ đẻ, năng suất trứng và tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của tổ
hợp lai F1(HC-LP) đều có ưu thế lai cao, tương ứng là: 4,76; 23,82; 22,59 và 29,59%.
Khơng có khác biệt về khả năng nuôi thịt của hai tổ hợp lai F1 giữa Hon Chu và Lương
Phượng, lúc 21 tuần tuổi, khối lượng trung bình của gà trống đạt khoảng 1828 – 1880 g,
gà mái đạt 1480 - 1500 g; tăng khối lượng trung bình đạt tương ứng 12,5 và 9,7 – 10
g/ngày; tiêu tốn 5,9 – 6,0 kg thức ăn/kg tăng khối lượng; tỷ lệ thân thịt đạt 65 – 68%, tỷ
lệ thịt đùi cao hơn tỷ lệ thịt ngực.
3/ Tuổi gà mái lúc đẻ quả trứng đầu tiên đầu tiên là 22 tuần tuổi với khối lượng
là 1590,83 g đối với gà F2(♂HC-LP x ♀LP-HC), với F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) tương
ứng là 21 tuần tuổi và 1561,88 g. Tổ hợp lai F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) có tỷ lệ đẻ trung
bình đạt 61,03%; năng suất trứng đạt 81,17 quả/mái/20 tuần; tiêu tốn 2,24 kg thức ăn/10
quả trứng. Các số liệu tương ứng của tổ hợp lai F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) là 51,08%;
64,37 quả/mái và 2,69 kg thức ăn/10 quả trứng.
4/ Trong điều kiện chăn nuôi quảng canh tại các nơng hộ, tổ hợp lai F1(LP-HC)
có khả năng sinh trưởng tương đối khá, được đánh giá là lớn nhanh hơn, thời gian nuôi
thịt ngắn hơn so với gà Hon Chu, con lai cũng ít mắc bệnh và dễ nuôi.

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Saykham SOUKSANITH
Thesis title: Productivity of the hybrid combinations between Hon Chu and Luong
Phuong chickens
Major: Animal Science
Code: 9 62 01 05
Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
General objective:
Assessing the productive and reproductive performances of the hybrid chickens

between Hon Chu and Luong Phuong to helps guide the task of genetic resources
conservation and crossing to contribute to improving the chicken productivity of Lao
PDR.
Specific objectives:
- Identifying appearance characteristics and productive and reproductive
performances of Hon Chu chicken - a major chicken breed of Lao PDR;
- Assessing the productive and reproductive performances of the chicken
hybrids between Hon Chu and Luong Phuong;
- Applying of F1 hybrid between Luong Phuong cock and Hon Chu hen in some
households in the suburban of Luang Prabang.
Materials and Methods
For Hon Chu chicken:
Assessing the appearance, some indicators of productive and reproductive
performances of Hon Chu chickens raised in the extensive system at some households in
the suburban of Luang Prabang;
Evaluating the ability to lay eggs, egg quality, hatching, raising meat ability and
meat quality of Hon Chu chicken raised in the intensive system at the College of
Agriculture and Forestry of Northern Luang Prabang.
For hybrid chickens between Hon Chu and Luong Phuong:
Creating hybrid combinations between Hon Chu and Luong Phuong as follows:
Diagram creating hybrid F1:
LP cock x HC hen
HC cock x LP hen

F1 (LP-HC)
Diagram of creating hybrid F2:
♂F1 (HC-LP) x ♀F1 (LP-HC)

F1 (HC-LP)
♂F1 (LP-HC) x ♀F1 (HC-LP)


F2 (♂HC-LP x ♀LP-HC)

F2 (♂LP-HC x ♀HC-LP)

xiii


Evaluation of appearance, egg production ability, meat raising capacity of F1
hybrid complexes and egg production capacity of F2 hybrid chickens reared at the
College of Agriculture and Forestry in Northern Luang Prabang.
Monitoring the growth of hybrid combination of Luong Phuong drum and Hon
Chu roof at 5 farmers in neighboring Luang Prabang.
Main findings and conclusions
1 / Hon Chu was a small chicken breed, the body color is quite diverse. Under
livestock household conditions, at 20 weeks of age, the body weight of roosters 780 g,
hens 670 g. Age to laying the first egg of the hen was 7.27 months, egg yield was 62.15
eggs/hen/year, the hatching rate was 84.42%. In the intensive system, Hon Chu hens
laid their first egg at 22 weeks of age; from 23 to 40 weeks of age, the average laying
rate was 31.4%; egg yield was 39.56 eggs/hen; FCR 5.44 kg per 10 eggs; raising meat at
21 weeks of age body weight was 2025.05 g for males and 1820.36 g for females; ADG
was 12.38 g/head/day, FCR 5.50 kg.
2 / The age at laying first egg was 21 weeks of age with a body weight of
1447.14 g for F1(LP-HC), for F1(HC-LP) was 20 weeks of age and 1373.33 g,
respectively. F1(HC-LP) has the average rate of 56.50%; egg yield reaches 75.70
eggs/hen/20 weeks; FCR 3.12 kg/10 eggs. The corresponding figures of F1(LP-HC)
were 33.67%, 44.78 eggs/hen and 5.49 kg/10 eggs. The criteria of 5% laying age, laying
rate, egg yield and FCR/10 eggs of the F1(HC-LP) had high heterosis: 4.76; 23.82;
22.59 and 29.59%, respectively. There was no difference in the ability to raise meat of
two F1 hybrid breeds between Hon Chu and Luong Phuong, at 21 weeks of age, the

average weight of males reached about 1828 - 1880 g and females 1480 - 1500 g; ADG
was 12.5 and 9.7 – 10.0 g/day, respectively; FCR 5.9 - 6.0 kg; the percentage of
carcasses reached 65 - 68%, the percentage of thigh meat was higher than the breast
meat.
3/ Age of laying first egg was 22 weeks of age with a weight of 1590.83 g for
F2(♂HC-LP x ♀LP-HC), and F2 (♂LP-HC x ♀ HC-LP) were 21 weeks of age and
1456.88 g, respectively. The F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) had the average laying rate of
61.03%; egg yield reached 81.17 eggs/hen/20 weeks; FCR 2.24 kg/10 eggs. The
corresponding figures of the F2(♂HC-LP x ♀LP-HC) were 51.08%, 64.37 eggs/hen and
2.69 kg/10 eggs.
4/ In the case of extensive farming in households, F1(LP-HC) had the ability to
grow relatively well, they were considered to grow faster, shorter raising time than Hon
Chu, the hybrid also had less disease and easy to raise.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Sản xuất nơng nghiệp của Cộng hồ dân chủ nhân dân Lào đóng góp
khoảng 51% GDP và sử dụng khoảng 85% lao động (Wikipedia). Trong đó,
ngành chăn ni đóng góp khoảng 16% GDP của Lào (Wilson, 2007). Chăn ni
nói chung và chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của các bộ tộc
Lào. Các gia đình ở vùng nông thôn của Lào đều chăn nuôi gia cầm. Theo Cục
Chăn nuôi và Nuôi trồng thuỷ sản Lào (2017), số lượng gia cầm trong 2 năm
2016 và 2017 đạt 32.633.671 và 32.785.180 đầu con. Trong các loại gia cầm, gà
được nuôi phổ biến nhất và chủ yếu là các giống bản địa. Theo Khamphavong
(2002) các giống gà bản địa nuôi tại miền Bắc, miền Trung và Nam Lào gồm: gà
Nhộc (39,31%), gà Trè (27,69%), gà Hon Chu (HC) (11,55%), gà Đục Đăm
(8,03%), gà U (6,17%), gà Chọi (6,10%) và gà Vải (1,15%). Kết quả khảo sát

1.587 con gà nuôi tại 30 hộ ở 3 bản ngoại vi Luang Prabang cho thấy gà Hon Chu
được nuôi khá phổ biến (42,60%), tiếp đó là các giống gà Nhộc (23,69), gà Trè
(8,52%) và gà Đục Đăm (15,19%) (Souksanith, 2014).
Cũng theo Souksamith (2014), HC là giống gà có tầm vóc nhỏ, con trống
có màu lơng trắng pha lẫn đen và đỏ, con mái có màu lơng trắng, đốm đen. Gà
HC có da thân màu trắng; da chân vàng, nâu hoặc đen. Khối lượng 20 tuần tuổi
của con trống và con mái tương ứng là: 780 và 670 g. Ở độ tuổi 8 - 10 tháng con
trống nặng 1,3 - 1,5 kg và con mái 0,9 - 1,2 kg. Năng suất trứng: 62,13
quả/mái/năm; trứng có màu nâu, khối lượng trung bình 38,26 g.
Các giống gà bản địa có ưu điểm là thích nghi cao với tập qn chăn ni
và có chất lượng thịt phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng địa phương. Tuy nhiên,
năng suất thấp và khả năng tăng đàn chậm là những nhược điểm cơ bản không
thể đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của nền kinh tế thị trường đang phát
triển tại Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, đặc biệt là khu vực Luang Prabang,
một trong những trung tâm du lịch chủ yếu của Lào.
Để có thể cải thiện năng suất chăn nuôi gà ở các nông hộ, việc lai giữa gà
HC và gà lông màu nhập ngoại là một hướng đi quan trọng.

1


Gà Lương Phượng (LP) có nguồn gốc từ Trung Quốc, là một giống gà
lông màu năng suất cao, 8 tuần tuổi đạt 1,2 – 1,3 kg, 20 tuần tuổi con trống đạt
2,0 – 2,2 kg; con mái đạt 1,7 – 1,8 kg, năng suất trứng 171 quả/66 tuần đẻ, thịt
ngon, da thân và chân màu vàng (Wikipedia). Gà LP và một số tổ hợp lai giữa gà
LP với gà địa phương của Việt Nam như gà Ri (Hồ Xuân Tùng, 2009), gà Hồ
(Bùi Hữu Đoàn & Nguyễn Xuân Lưu, 2006) có khả năng sinh sản và cho thịt tốt,
chất lượng thịt cao hiện đang chiếm một vị trí quan trọng trong sản xuất chăn
nuôi gà lông màu và thị trường tiêu thụ của Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài luận án được tiến hành nhằm đánh giá

khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa gà HC và LP, đóng góp cho cơng tác
bảo tồn nguồn gen cũng như lai tạo nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi gà của
các nông hộ tại khu vực Luang Prabang nói riêng và Cộng hịa dân chủ nhân dân
Lào nói chung.
1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá khả năng sản xuất của gà HC và các tổ hợp lai giữa gà HC và LP
giúp cho việc định hướng nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen và lai tạo nhằm góp phần
cải tiến năng suất chăn ni gà của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà HC trong
điều chăn nuôi quảng canh tại các nông hộ và chăn nuôi thâm canh tại Trường
Cao đẳng Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang (Trường CĐNLN);
- Đánh giá được khả năng sản xuất của tổ hợp lai F1 và khả năng sinh sản
của tổ hợp lai F2 giữa gà HC và LP nuôi tại Trường Cao đẳng Nông lâm nghiệp
miền Bắc Luang Prabang;
- Ứng dụng tổ hợp lai F1 giữa gà LP và gà HC tại một số nông hộ thuộc
khu vực phụ cận tỉnh Luang Prabang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tiến hành xác định đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà HC
và tổ hợp lai giữa gà HC với gà LP. Đề tài được thực hiện tại Trường Cao đẳng
Nông lâm nghiệp miền Bắc Luang Prabang và một số nông hộ thuộc khu vực phụ
cận tỉnh Luang Prabang, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.

2


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
- Đề tài đã đánh giá được đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà
HC - một giống gà bản địa và được ni khá phổ biến ở Cộng hịa dân chủ nhân

dân Lào;
- Đề tài đã đánh giá được khả năng sản xuất của tổ hợp lai F1 và khả năng
sinh sản của tổ hợp lai F2 giữa gà HC với gà LP, trong đó con lai F1(HC-LP) và
F2(♂LP-HC x ♀HC-LP) có ưu điểm nổi trội về khả năng đẻ trứng;
- Tổ hợp lai F1(LP-HC) đã được ứng dụng có kết quả tốt tại một số hộ
chăn nuôi ở khu vực phụ cận Luang Prabang.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối có hệ
thống về đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà HC và tổ hợp lai giữa gà
HC với gà LP trong điều kiện chăn ni của Lào.
- Kết quả nghiên cứu đóng góp thêm tư liệu cho giảng dạy, nghiên cứu khoa
học về đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất của gà HC và tổ hợp lai giữa gà
HC với gà LP.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Cung cấp các thông tin khoa học về đặc điểm ngoại hình, khả năng sản
xuất của gà HC và tổ hợp lai giữa gà HC với gà LP;
- Mở ra khả năng ứng dụng việc lai tạo giữa gà HC với gà LP, góp phần
nâng cao năng suất chăn nuôi gà tại các nông hộ của Lào.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tính trạng số lƣợng
Tính trạng số lượng là các tính trạng có thể đo lường được và biểu thị
bằng giá trị của các phép đo. Hầu hết các tính trạng có giá trị kinh tế đều là các
tính trạng số lượng.
Giá trị là một đặc tính của tính trạng số lượng. Giá trị kiểu hình

(Phenotype Value) của một cá thể là giá trị thu được của các phép đo khi đánh
giá một tính trạng. Giá trị kiểu hình (P) chịu tác động của giá trị kiểu gen (G) và
sai lệch môi trường (E).
P=G+E
Giá trị kiểu gen chịu tác động của rất nhiều gen, chúng gây ra các hiệu
ứng: cộng gộp (Addition), trội (Dominance) và át chế hoặc tương tác
(Interaction). Tác động cộng gộp hay giá trị giống (A) là sự tác động có tính độc
lập và tích luỹ lại của tất cả các gen. Tác động trội (D) được thực hiện bởi tương
tác giữa các allen trong cùng một locus. Tác động tương tác (I) được thực hiện
bởi tương tác giữa các allen khác locus. Như vậy, giá trị kiểu gen được xác định
thông qua mơ hình:
G=A+D+I
Tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi mơi trường. Sai lệch mơi
trường có thể phân chia thành hai phần: 1) Sai lệch môi trường chung (General
Environment, Eg) hoặc sai lệch môi trường thường xuyên (Permanent
Environment, Ep) tác động tới tất cả các cá thể trong cùng một quần thể và 2) Sai
lệch môi trường riêng (Special Environment, Es) hoặc sai lệch môi trường tạm
thời (Temporary Environment, Et) tác động tới một số cá thể nhất định trong
quần thể. Mơ hình về sai lệch mơi trường như sau:
E = Eg + Es = Ep + Et
Do vậy:
P = A + D + I + Eg + Es
Để nâng cao năng suất của vật nuôi, những biện pháp cần tác động bao
gồm:

4


- Tác động lên yếu tố di truyền (giá trị kiểu gen): được thực hiện bởi chọn
và nhân giống:

+ Chọn giống là biện pháp tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) và sẽ có
hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền trung bình hoặc cao.
Khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng sản phẩm là những tính trạng có
hệ số di truyền trung bình hoặc cao.
+ Lai giống là biện pháp tác động vào hiệu ứng trội (D) và tương tác gen
(I) và sẽ có hiệu quả cao đối với những tính trạng có hệ số di truyền thấp. Những
tính trạng về khả năng sinh sản đều có hệ số di truyền thấp.
- Tác động lên yếu tố môi trường: được thực hiện bằng cách cải tiến điều
kiện chăn nuôi (dinh dưỡng thức ăn, kỹ thuật chăm sóc ni dưỡng, vệ sinh
phịng bệnh, kỹ thuật chuồng trại…).
2.1.2. Đặc điểm ngoại hình chủ yếu của gà
Hình dáng cơ thể đặc trưng cho hướng sản xuất của gà. Gà hướng thịt có
thân hình vạm vỡ, nặng cân, dáng hình chữ nhật, cổ ngắn, ngực nở, ức sâu, đùi
lớn. Gà hướng trứng, ngược lại thân hình mảnh dẻ, nhẹ cân, cổ dài, dáng hình
nêm, phần hơng rộng. Gà hướng kiêm dụng có hình dáng trung gian giữa hướng
trứng và hướng thịt.
Màu sắc lông là các đặc điểm ngoại hình dễ nhận biết và cũng là các tiêu
chí quan trọng để phân biệt giống, dịng hoặc chọn lọc theo tính biệt ở gà. Nhìn
chung, ở 7 - 8 tuần tuổi, bộ lông gà đã phát triển đầy đủ. Các dịng, giống gà ni
theo hướng cơng nghiệp do được chọn lọc một cách nghiêm ngặt nên thường có
màu sắc lông đồng nhất và ổn định qua các thế hệ. Ngoại trừ một số giống nhất
định, các giống gà địa phương thường khá đa dạng về màu sắc lông. Tính trạng
màu sắc lơng do một số ít gen kiểm sốt và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại
cảnh. Một số giống gà có gen liên kết với giới tính về màu sắc lơng.
Gà có 3 loại hình màu da chủ yếu: trắng, vàng và đen. Màu da cũng là đặc
trưng của giống, tuy nhiên khẩu phần ăn chứa nhiều sắc tố, caroten làm cho da gà
có màu vàng đậm hơn.
Mỏ được tạo thành từ lớp sừng, có nhiều màu khác nhau: vàng, đen, xám,
xanh lục… và cũng là đặc trưng cho giống.


5


Các đặc điểm của chân gà được quan tâm khi xem xét các đặc trưng của
giống, bao gồm: cao thấp hay trung bình, kích thước vịng ống, số lượng ngón, có
lơng hay khơng. Màu của chân thường phù hợp với màu của mỏ.
2.1.3. Các tính trạng năng suất của gà
2.1.3.1. Khả năng sinh trưởng của gà và các yếu tố ảnh hưởng
Khối lượng cơ thể là tính trạng quan trọng nhất thể hiện khả năng sinh
trưởng của gà. Khối lượng cơ thể là tính trạng số lượng, được quy định bởi các
yếu tố di truyền, đồng thời biến đổi mạnh dưới tác động của mơi trường bên
ngồi. Các giống gà hướng thịt có khối lượng cơ thể gần gấp đơi so với vịt hướng
trứng. Con trống thường có khối lượng cơ thể lớn hơn con mái từ 20 đến 30%.
Khối lượng cơ thể khi mới nở của gà có liên quan đến khối lượng trứng và khối
lượng cơ thể gà mẹ ở thời điểm đẻ trứng, nhưng hầu như không ảnh hưởng đến
sự sinh trưởng ở các giai đoạn sau. Hệ số di truyền khối lượng cơ thể: h2 = 0,33 0,60 (Brandsch & Biichel, 1978).
Các chỉ tiêu thông thường đánh giá khả năng sinh trưởng về khối lượng
của gà bao gồm:
- Sinh trưởng tích lũy: khối lượng cơ thể gà qua các giai đoạn nuôi
(thường là các tuần tuổi). Đồ thị sinh trưởng tích lũy có dạng đường cong hình
chữ S, gồm các pha sinh trưởng chậm, nhanh và chậm dần tới tiệm cận.
- Sinh trưởng tuyệt đối: sự tăng lên về khối lượng cơ thể trong một đơn vị
thời gian giữa hai lần khảo sát, đơn vị tính là gam/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng
tuyệt đối có dạng hình parabol, gồm các pha sinh trưởng nhanh, đạt cực đại sau
đó là sinh trưởng chậm.
- Sinh trưởng tương đối: khối lượng gà tăng lên tương đối của lần cân sau
so với lần cân trước, đơn vị tính là tỷ lệ phần trăm (%). Đồ thị sinh trưởng tương
đối có dạng hình hypebol, nghĩa là ln giảm dần.
Trên thực tế, nếu không thực hiện các phép đo trên con vật một cách liên
tục, có thể sử dụng các hàm tốn học mô tả đường cong sinh trưởng. Hai hàm số

thường được sử dụng để khảo sát đường cong sinh trưởng của gia súc và gia cầm
là hàm Richards (1959) và hàm Gompertz (dẫn theo Gille, 2004).
Cùng với đánh giá về khả năng sinh trưởng về khối lượng cơ thể, hiệu quả
sử dụng thức ăn cũng là một tính trạng quan trọng. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử

6


dụng thức ăn là tỷ lệ chuyển đổi thức ăn FCR (Feed Conversion Ratio), thường
được gọi là tiêu tốn thức ăn. Tiêu tốn thức ăn được tính tốn trên cơ sở tổng
lượng thức ăn thu nhận và tổng khối lượng cơ thể tăng được trong thời gian sử
dụng tổng lượng thức ăn đó. Đơn vị tính thường là kg thức ăn/kg tăng khối
lượng.
Di truyền và môi trường chăn nuôi là 2 yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
của gà.
- Ảnh hưởng của giống, dịng
Mỗi dịng hay mỗi giống gà có nhiều điểm khác nhau về đặc điểm ngoại
hình, sức sản xuất, khả năng kháng bệnh,... từ đó ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh
trưởng. Sự khác nhau về khối lượng giữa các giống gà là rất lớn, giống gà thịt
hoặc kiêm dụng nặng hơn gà hướng trứng. Các dòng, giống gà được chọn lọc
nuôi lấy thịt theo hướng công nghiệp có tốc độ sịnh trưởng nhanh. Ngược lại, các
giống gà địa phương nuôi quảng canh đều là các giống sinh trưởng chậm.
Nguyên nhân là do các gen ảnh hưởng đến sinh trưởng. Ba nhóm gen ảnh hưởng
đến sinh trưởng gồm:
+ Gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung, đến tính năng lý học các chiều
trên cơ thể;
+ Gen ảnh hưởng theo nhóm;
+ Gen ảnh hưởng đến một vài tính trạng riêng rẽ.
- Ảnh hưởng của tính biệt
Tính biệt khác nhau thì đặc điểm và chức năng sinh lý của cơ thể cũng

khác nhau nên khả năng đồng hóa, dị hóa và quá trình trao đổi chất dinh dưỡng
của chúng là rất khác nhau. Con trống thường sinh trưởng và phát triển nhanh
hơn con mái.
- Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng có vai trị quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến
tốc độ sinh trưởng, đến sự phát triển của từng mô khác nhau và gây nên sự biến
đổi trong q trình phát triển của mơ này đối với mô khác.
Chế độ dinh dưỡng với tỷ lệ năng lượng: protein hợp lý và khẩu phần cân
đối về axit amin, vitamin và khoáng là yếu tố tăng cường khả năng sinh trưởng
của gà.

7


- Ảnh hưởng của môi trường
Yếu tố môi trường: nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng,… có ảnh hưởng rất lớn đến
sự sinh trưởng của gà. Trong đó nhiệt độ và ẩm độ là hai yếu tố luôn thay đổi
theo mùa vụ và có ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ sinh trưởng của gà. Nguyên nhân
là do nhiệt độ và ẩm độ tác động đến thu nhận, tiêu hóa thức ăn; hoạt động của hệ
tuần hồn, hơ hấp,… Điều kiện khí hậu tối ưu, ẩm độ thấp, thời tiết mát mẻ ảnh
hưởng tốt đến sinh trưởng của gà.
Ngoài ra các điều kiện về chuồng trại, mật độ nuôi,... cũng ảnh hưởng tới
khả năng sinh trưởng của gà.
Kích thước các chiều đo của cơ thể cũng là chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh
trưởng của gà. Kích thước các chiều đo của cơ thể có mối tương quan với khối
lượng cơ thể và hướng sản xuất của gà. Các nhà chăn ni thường đo dài thân,
dài lườn, vịng ngực, dày lườn, cao chân để nghiên cứu, đánh giá tốc độ sinh
trưởng và là cơ sở để chọn lọc gia cầm.
2.1.3.2. Khả năng sinh sản của gà mái và các yếu tố ảnh hưởng
Gia cầm mái thối hóa buồng trứng bên phải, chỉ còn lại buồng trứng và

ống dẫn trứng bên trái tồn tại và phát triển. Âm hộ của gà mái gắn liền với tử
cung và cũng nằm trong lỗ huyệt, do đó lỗ huyệt đảm bảo ba chức năng: chứa
phân, chứa nước tiểu và cơ quan sinh dục.
Kích thước và hình dạng buồng trứng phụ thuộc vào tuổi và loại gia cầm.
Gà một ngày tuổi buồng trứng có kích thước 1 – 2 mm, khối lượng khoảng 0,03 g.
Thời kỳ gà đẻ buồng trứng có hình chum nhỏ, khối lượng khoảng 45 – 55 g chứa
nhiều tế bào trứng. Sự hình thành buồng trứng và tuyến sinh dục xảy ra vào thời
kỳ đầu của sự phát triển phôi. Sau mỗi lứa tuổi lại có những thay đổi về cấu trúc
và chức năng của buồng trứng.
Chức năng chủ yếu của buồng trứng là tạo trứng. Quá trình phát triển của
tế bào trứng trải qua ba thời kỳ: tăng sinh, sinh trưởng và chín. Số lượng tế bào
trứng theo các nghiên cứu khác nhau có sự khác nhau, gà mái thời kì đẻ trứng có
thể đếm được 3.600 trứng, nhưng chỉ có một số lượng rất hạn chế được chín
và rụng.
Tế bào trứng tăng trưởng nhanh, đặc biệt là lòng đỏ. Trong 3 - 14 ngày
lòng đỏ chiếm 90 - 95% khối lượng tế bào trứng, thành phần chính gồm: protein,
photpho, lipit, mỡ trung hịa, các khống chất và vitamin. Đặc biệt, lòng đỏ được

8


tích lũy mạnh vào ngày từ 9 đến 4 ngày trước khi trứng rụng. Việc tăng quá trình
sinh trưởng của tế bào trứng là do foliculin được tiết chế ở buồng trứng khi gà
mái thành thục sinh dục.
Sự rụng trứng được tính khi tế bào trứng rời khỏi buồng trứng rơi vào loa
kèn. Sự rụng trứng chỉ xảy ra một lần trong ngày, nếu gà đẻ trứng vào cuối buổi
chiều (16 giờ) thì sự rụng trứng được thực hiện vào buổi sáng hôm sau. Trứng
được giữ lại trong ống dẫn trứng làm đình trệ sự rụng trứng tiếp theo. Sự rụng
trứng của gà thường xảy ra từ 2 - 14 giờ.
Chu kỳ rụng trứng phụ thuộc vào các yếu tố: điều kiện ni dưỡng, chăm sóc,

lứa tuổi và trạng thái sinh lý của gia cầm. Nếu thức ăn kém chất lượng, nhiệt độ
khơng khí cao sẽ làm giảm sự rụng trứng và đẻ trứng. Ngoài ra, gà nhiễm bệnh cũng
hạn chế khả năng rụng trứng.
Các hormone hướng sinh dục của tuyến yên là FSH và LH kích thích sự
sinh trưởng và chín của trứng. Nang trứng tiết ra oestrogen trước khi trứng
rụng vừa có tác dụng kích thích hoạt động của ống dẫn trứng hoặc vừa ảnh
hưởng lên tuyến yên ức chế tiết FSH và LH. Như vậy, tế bào trứng phát triển
và chín chậm lại làm ngừng rụng trứng khi tế bào còn trong ống dẫn trứng
hoặc tử cung (chưa đẻ).
Gà mái mới đẻ trứng thường cho trứng hai lịng đỏ, đó là do FSH và LH
hoạt động mạnh, kích thích một lúc hai tế bào trứng chín và rụng. LH chỉ tiết vào
buổi tối, từ lúc bắt đầu tiết đến khi rụng trứng khoảng 6 - 8 giờ. Vì vậy, việc chiếu
sáng bổ sung vào buổi tối làm chậm tiết LH dẫn đến chậm rụng trứng từ 3 - 4 giờ.
Việc chiếu sáng bổ sung 3 - 4 giờ buổi tối thực chất là để gà ổn định và tập trung
vào khoảng 8 - 11 giờ sáng. Nếu không đảm bảo đủ thời gian chiếu sáng 15 - 18
giờ/ngày thì gà sẽ đẻ cách nhật và giảm năng suất trứng.
Khả năng sinh sản của gà mái được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chủ
yếu: tuổi đẻ quả trứng đầu, năng suất trứng hoặc tỷ lệ đẻ, chất lượng trứng và khả
năng ấp nở.
- Tuổi đẻ quả trứng đầu:
Sự thành thục về tính dục là thời điểm các cơ quan sinh dục đã phát triển
tương đối hoàn thiện, độ thành thục sinh dục của con mái được xác định qua tuổi
đẻ quả trứng đầu, tuổi đẻ này được tính tốn dựa trên số liệu của từng cá thể. Với
mức độ biến động của tính trạng này, người ta biết được gà đẻ sớm hay muộn.

9


Trường hợp không theo dõi được từng cá thể, tuổi thành thục về tính dục được
tính khi đàn gà có tỷ lệ đẻ 5%.

Tuổi đẻ quả trứng đầu cũng được coi là yếu tố cấu thành năng suất trứng.
Tuổi đẻ quả trứng đầu là một tính trạng có hệ số di truyền thấp, phụ thuộc vào
bản chất di truyền, chế độ nuôi dưỡng, các yếu tố môi trường đặc biệt là thời gian
chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài sẽ thúc đẩy gia cầm đẻ sớm hơn. Trong cùng
một giống, cá thể nào được chăm sóc ni dưỡng tốt, điều kiện khí hậu thời tiết
phù hợp sẽ thành thục sớm so với ni dưỡng kém. Có mối tương quan nghịch
giữa tuổi đẻ quả trứng đầu và năng suất trứng, tương quan thuận giữa tuổi đẻ quả
trứng đầu và khối lượng trứng.
- Năng suất trứng và tỷ lệ đẻ:
Năng suất trứng là số lượng trứng mà gia cầm mái đẻ ra trong một khoảng
thời gian nhất định, phụ thuộc vào tuổi thành thục sinh dục, cường độ đẻ trứng,
tần số thể hiện bản năng đòi ấp, thời gian nghỉ đẻ và thời gian đẻ kéo dài. Năng
suất trứng trong ba tháng đẻ đầu có tương quan thuận rất chặt chẽ với năng suất
trứng của cả chu kỳ Năng suất trứng có hệ số di truyền không cao vào khoảng
0,12 - 0,30.
Năng suất trứng của gia cầm là một chỉ tiêu kinh tế quan trọng và chịu ảnh
hưởng bởi nhiều yếu tố:
+ Tuổi thành thục sinh dục: Tuổi thành thục sinh dục phụ thuộc vào dòng,
giống, hướng sản xuất, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc, quản lý… Để đạt năng suất
trứng cao, gia cầm ở tuổi thành thục sinh dục phải phù hợp với tiêu chuẩn của
giống và giữ được sức bền đẻ trứng bằng cách cho ăn hạn chế (khống chế được
khối lượng cơ thể gia cầm theo tiêu chuẩn của giống).
+ Cường độ đẻ trứng: Cường độ đẻ trứng được xác định thông qua tỷ lệ %
số trứng đẻ trung bình của một đầu mái trong một đơn vị thời gian. Tỷ lệ đẻ
mang tính đại diện cho quần thể đàn, khơng đánh giá chính xác được đối với từng
cá thể. Cường độ đẻ là yếu tố quan trọng cấu thành năng suất trứng.
+ Thời gian kéo dài chu kỳ đẻ trứng sinh học: Chu kỳ đẻ trứng sinh học
càng dài, sức đẻ trứng càng cao và ngược lại. Chu kỳ đẻ trứng sinh học có mối
tương quan thuận với tuổi thành thục sinh dục, nhịp độ đẻ trứng, sức bền đẻ trứng
và chu kỳ đẻ trứng, vì vậy chu kỳ đẻ trứng sinh học sẽ ảnh hưởng đến năng suất

trứng. Sau mỗi chu kỳ đẻ trứng sinh học, gia cầm nghỉ đẻ và thay lông.

10


+ Tính ấp bóng: Tính ấp bóng hay bản năng ấp liên quan đến khả năng đẻ
trứng và là phản xạ khơng điều kiện của gia cầm. Bản năng địi ấp càng mạnh,
thời gian nghỉ đẻ càng lớn.
+ Dòng, giống gia cầm: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức sản xuất
trứng của gia cầm. Các dòng, giống gia cầm khác nhau có khả năng đẻ trứng
khác nhau. Các dòng gia cầm chuyên trứng và năng suất trứng cao hơn các dòng
chuyên dụng thịt và các dòng kiêm dụng ở mức độ trung gian. Những dịng chọn
lọc có hiệu quả thường đạt chỉ tiêu cao hơn những dòng chưa được chọn lọc
khoảng 15 - 35% về năng suất trứng.
+ Tuổi: Tuổi gia cầm ảnh hưởng năng suất trứng. Gia cầm có năng suất
trứng năm thứ nhất cao hơn năm thứ hai.
+ Thức ăn và dinh dưỡng: Thức ăn và dinh dưỡng có liên quan chặt chẽ
đến sức đẻ trứng của gia cầm. Muốn cho gia cầm có sức đẻ trứng cao, chất lượng
trứng tốt phải đảm bảo khẩu phần ăn đầy đủ và cân bằng giữa các chất dinh
dưỡng. Nếu trong khẩu phần ăn thiếu hay thừa một hoặc vài chất sẽ làm ảnh
hưởng rất lớn đến tỷ lệ ni sống cũng như năng suất trứng, vì vậy cần đặc biệt
chú ý đến loại thức ăn, chất lượng thức ăn và phương pháp bảo quản thức ăn một
cách chính xác và tốt nhất để có được hiệu quả chăn ni cao nhất.
+ Điều kiện ngoại cảnh: Ngồi những yếu tố nêu trên, sức đẻ trứng của gia
cầm còn phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,
mùa vụ…
- Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng:
Tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng là chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với gà đẻ
trứng. Chỉ tiêu này phụ thuộc vào yếu tố di truyền: các giống, dòng gà chuyên
trứng thường có tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng thấp hơn các giống, dòng gà kiêm

dụng hoặc chuyên thịt. Các yếu tố mơi trường: thời tiết, khí hậu, chế độ dinh
dưỡng và quy trình chăm sóc ni dưỡng ảnh hưởng rất lớn tới chỉ tiêu này.
- Chất lượng trứng:
Trứng gia cầm gồm 3 phần cơ bản đó là vỏ trứng, lòng trắng và lòng đỏ.
Vỏ chiếm 10 – 16%; lòng trắng 57 – 60% và lòng đỏ chiếm 30 – 32% so với
khối lượng trứng. Thành phần hóa học của trứng không vỏ: nước chiếm 73,5 –
74,4%; protein 12,5 – 13%; mỡ 11 – 12% và khoáng 0,8 – 1%.

11


Chất lượng trứng gia cầm liên quan đến chất lượng ấp nở và từ đó liên
quan đến sức sản xuất của gia cầm. Để đánh giá chất lượng trứng người ta
thường dùng các chỉ số bên ngoài như màu sắc vỏ, khối lượng trứng, chỉ số
hình dạng trứng và các chỉ tiêu bên trong như: chỉ số lòng đỏ, chỉ số lòng
trắng, đơn vị Haugh,…
+ Màu sắc vỏ trứng:
Màu sắc vỏ trứng khơng có ý nghĩa lớn trong đánh giá chất lượng trứng,
nhưng có giá trị trong kỹ thuật và thương mại. Màu sắc vỏ trứng là một tính
trạng có hệ số di truyền cao (0,55 - 0,75). Màu sắc do sắc tố ở phần tử cung
của ống dẫn trứng quy định, có nhiều loại màu vỏ như: vàng, nâu, đỏ, xanh,
trắng, đốm… Khi lai dòng gà trứng vỏ trắng với dịng gà trứng vỏ nâu, gà lai
sẽ có trứng màu trung gian. Màu sắc vỏ trứng khác nhau tùy theo dòng giống
gia cầm.
+ Bề mặt vỏ trứng:
Thường trứng gia cầm có bề mặt trơn, đều, song cũng có một số cá thể
thường đẻ ra trứng có bề mặt xấu, xù xì, có vệt canxi hay đường gờ lượn sóng,
loại trứng này gia tăng khi tuổi đẻ của gia cầm mái cao, ảnh hưởng xấu đến kết
quả ấp nở cũng như thị hiếu người tiêu dùng và cũng làm cho tỷ lệ trứng dập vỡ
cao hơn gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

+ Khối lượng trứng:
Sau năng suất trứng, khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng cấu thành
năng suất trứng của gia cầm sinh sản. Khối lượng trứng có hệ số di truyền cao: h 2
= 0,48 - 0,80. Nhiều tác giả cho rằng, giữa khối lượng trứng và năng suất trứng
có mối tương quan nghịch. Ngồi các yếu tố về di truyền, khối lượng trứng còn
phụ thuộc vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như chăm sóc, nuôi dưỡng, mùa vụ, tuổi
gia cầm. Trứng của gia cầm mới bắt đầu đẻ thường nhỏ hơn trứng gia cầm trưởng
thành 20 - 30%.
Khối lượng trứng là chỉ tiêu quan trọng của trứng giống vì có liên quan tới
kết quả ấp nở, kết quả ấp nở tốt nhất ở trứng có khối lượng xung quanh giá trị
trung bình của giống, trứng có khối lượng lớn hơn hoặc nhỏ hơn đều cho kết quả
ấp nở thấp hơn. Nguyên nhân của hiện tượng trên là do sự mất cân đối giữa các
thành phần của trứng, trứng quá to hoặc quá nhỏ đã làm cản trở sự phát triển của
phôi. Trứng nhỏ thường có tỷ lệ lịng đỏ cao và tỷ lệ lịng trắng thấp hơn so với

12


trứng to, ngồi ra trứng nhỏ cịn có diện tích bề mặt so với khối lượng lớn hơn
trứng có khối lượng lớn, từ đó ảnh hưởng đến sự bốc hơi nước trong quá trình
bảo quản và ấp.
+ Chỉ số hình dạng trứng:
Trứng gia cầm thường có hình ovan hoặc hình elip, một đầu lớn và một
đầu nhỏ. Chỉ số hình dạng trứng được tính bằng tỷ số giữa chiều dài và chiều
rộng trứng hoặc tỷ lệ phần trăm giữa chiều rộng so với chiều dài của trứng. Chỉ
số hình dạng có ý nghĩa quan trọng khơng chỉ trong việc đóng gói, vận chuyển
mà cịn liên quan đến tỷ lệ ấp nở. Trong chăn nuôi gia cầm sinh sản, chỉ số hình
dạng của trứng là chỉ tiêu để xem xét chất lượng của trứng, đặc biệt là đối với
khâu chọn trứng ấp. Những quả trứng quá dài hoặc quá tròn đều cho tỷ lệ ấp nở
thấp. Trứng của mỗi loại giống gia cầm đều có chỉ số hình dạng riêng.

+ Chất lượng vỏ trứng:
Thành phần vỏ trứng gồm 94% carbonat calcium, 1% phosphat calcium,
1% magneum phosphat, 4% hợp chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ này là đường
polisacharide. Hàm lượng canxi trong vỏ trứng khoảng 2 g. Màng vỏ do các hợp
chất có nguồn gốc protein tạo thành như keratin, collagen. Vỏ trứng có tác dụng
làm lớp vỏ bảo vệ bên ngoài và lớp vỏ này được chia làm hai tầng: tầng trên cùng
xốp, tầng dưới cứng và có rất nhiều lỗ khí. Lỗ khí có tác dụng giúp cho hoạt động
hô hấp của phôi. Chiều rộng của mỗi lỗ khí dao động trong khoảng 6 - 42 µm và
trung bình là 20 µm. Độ rộng của lỗ khí một mặt ảnh hưởng đến độ chịu lực của
vỏ trứng, lỗ khí nhỏ thì độ chịu lực lớn và ngược lại, mặt khác cũng ảnh hưởng
đến tỷ lệ nở, lỗ khí to từ 36 - 42 µm làm bốc hơi nước nhanh, làm giảm khả năng
hô hấp của phôi.
Chất lượng vỏ trứng được đánh giá thông qua các chỉ tiêu như độ dày
vỏ, độ chịu lực, và mật độ lỗ khí.
Độ dày vỏ trứng tương quan dương đối với độ bền vỏ và ảnh hưởng đến tỷ
lệ ấp nở. Độ dày lý tưởng của vỏ trứng là 0,26 - 0,34 mm. Hệ số di truyền độ
dày vỏ trứng gà là 0,3. Trứng có vỏ quá dày hay quá mỏng đều cho tỷ lệ nở
kém. Vỏ trứng quá dày làm hạn chế sự bốc hơi nước của trứng, cản trở quá trình
phát triển của phơi, gia cầm con khó đạp vỡ vỏ khi nở. Vỏ trứng quá mỏng làm
quá trình bay hơi nước diễn ra nhanh, khối lượng trứng giảm nhanh, dễ chết
phôi, sát vỏ, gia cầm non nở ra yếu.

13


Độ dày của vỏ trứng gà phụ thuộc vào giống và chịu ảnh hưởng của môi
trường như thức ăn, tuổi gà, nhiệt độ, stress và nhiều yếu tố khác.
Độ bền của vỏ trứng gà được coi là tốt nhất khi độ chịu lực phải lớn
hơn 3 kg, mật độ lỗ khí trung bình 130/cm², đường kính lỗ khí 17 – 25 µm. Độ
bền hay độ chịu lực của vỏ trứng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với

trứng gia cầm, ảnh hưởng nhiều đến kết quả ấp nở và q trình bao gói, vận
chuyển.
+ Chất lượng lịng đỏ:
Lịng đỏ trứng là một tế bào khổng lồ được bao bọc bởi một lớp màng,
lòng đỏ cũng là nguồn dinh dưỡng dự trữ cho phơi. Lịng đỏ trứng có cấu tạo
gồm: lớp màng dày 6 – 11 µm, đĩa phơi màu trắng sáng có đường kính 3 mm.
Tỷ lệ lịng đỏ chiếm 30 - 33% khối lượng trứng và có đường kính khoảng 30 –
35 mm. Để đánh giá chất lượng lòng đỏ người ta dùng chỉ số lòng đỏ.
Chỉ số lòng đỏ biểu hiện trạng thái và chất lượng của lòng đỏ, chỉ số
lòng đỏ là tỷ số giữa chiều cao lịng đỏ với đường kính của nó, chỉ số này càng
cao càng tốt. Trứng gia cầm tươi chỉ số này là 0,4 - 0,5; chỉ số này thay đổi
phụ thuộc vào loài, giống và giảm dần theo thời gian bảo quản trứng.
Cùng với về chỉ số lòng đỏ, màu sắc lòng đỏ cũng là một chỉ tiêu quan
trọng để đánh giá chất lượng trứng gà. Màu sắc của lòng đỏ phụ thuộc rất nhiều
vào chất lượng thức ăn. Màu vàng của lòng đỏ là do hỗn hợp của lipit là
xantophil tạo nên. Hàm lượng xantophil phụ thuộc vào khẩu phần ăn. Các loại
xantophil khác nhau tạo nên các màu vàng khác nhau: lutein cho màu vàng chanh,
zeaxanthin cho màu vàng đậm.
+ Chất lượng lòng trắng:
Cấu trúc của lòng trắng gồm 3 lớp: Lớp lịng trắng lỗng bên ngồi chiếm
23%, lớp lòng trắng đặc ở giữa chiếm 57% và lớp lịng trắng lỗng bên trong
cùng chiếm 20%.
Lớp lịng trắng lỗng bên ngồi có tác dụng diệt khuẩn, lớp này giảm dần
theo tuổi của gia cầm. Lớp lòng trắng đặc có tác dụng như lị xo giữ cho lịng đỏ
có vị trí cố định ở giữa. Độ qnh của lịng trắng đặc chủ yếu là sợi mucin cũng
giảm theo tuổi của gà. Tỷ lệ lòng trắng đặc và lòng trắng loãng ở trứng gà tươi là
2:1, tỷ lệ này giảm dần theo thời gian bảo quản có khi xuống tới tỷ lệ 1:1; tỷ lệ

14



×