Tải bản đầy đủ (.pdf) (182 trang)

Khai Thác Tiềm Năng Du Lịch Văn Hóa Tại Huyện Cần Đước, Tỉnh Long An .Pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 182 trang )

I

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

NGUYỂN THỊ KIM THOA

KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA
TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ NGÀNH: 8229040

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2021


II

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------

NGUYỄN THỊ KIM THOA

KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA
TẠI HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH VĂN HÓA HỌC
MÃ NGÀNH: 8229040


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ THỊ THU TRANG

Thành phố Hồ Chí Minh, Năm 2021


i
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan những nội dung nghiên cứu trình bày trong luận văn
Thạc sỹ, đề tài “Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Cần Đước, tỉnh
Long An” là kết quả nghiên cứu khoa học của bản thân.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng
và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TPHCM, ngày
tháng
năm 2021
Tác giả luận văn


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Cần Đước,
tỉnh Long An” là kết quả của sự cố gắng, nỗ lực nghiên cứu của bản thân; sự
giúp đỡ, tạo điều kiện từ phía Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An,
UBND huyện Cần Đước, tỉnh Long An.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Ngô Thị Thu Trang - Người
hướng dẫn khoa học, đã quan tâm chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình về nội
dung và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình thực hiện Luận
văn này.

Tác giả Luận văn xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại
học, quý Thầy, Cô Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG
TPHCM, đặc biệt là các thầy cô Khoa Văn hóa học, đã tạo những điều kiện tốt
nhất, giúp đỡ Tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài luận văn. Xin
được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ
trợ, động viên, chia sẻ và tạo điều kiện thuận lợi giúp Tơi vượt qua những khó
khăn để hồn thành Luận văn này.
Trong q trình nghiên cứu thực hiện Luận văn, tuy có nhiều nỗ lực, cố
gắng song có nhiều kiến thức lý luận và thực tiễn lần đầu tơi được tiếp cận, vì
vậy Luận văn khơng tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự góp
ý kiến q báu của các thầy cơ giáo và các bạn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
TPHCM, ngày

tháng

Tác giả luận văn

năm 2021


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ii
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 3
2.1. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................ 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu: .................................................................................................. 4
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:.................................................................................. 4
4.2. Phương pháp so sánh: ............................................................................................... 7
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài..................................................................... 8
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................. 9
7. Kết cấu luận văn ........................................................................................................ 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC TIỀM
NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA...................................................................................... 13
1.1. Các khái niệm cơ bản ............................................................................................. 13
1.1.1 Khái niệm “Du lịch” ............................................................................................. 13
1.1.2. Khái niệm “Văn hóa” .......................................................................................... 14
1.1.3. Khái niệm “Du lịch văn hóa” .............................................................................. 15
1.1.4. Khái niệm “Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa” .............................................. 17
1.1.5. Mối quan hệ giữa văn hóa học – du lịch học....................................................... 18
1.1.6. Lý thuyết nghiên cứu: .......................................................................................... 19


iv
1.2. Nội hàm khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ........................................................ 19
1.2.1. Cơ sở vật chất của địa điểm du lịch ..................................................................... 20
1.2.2. Tổ chức dịch vụ du lịch cộng đồng ..................................................................... 21
1.2.3. Quảng bá tiếp thị sản phẩm du lịch ..................................................................... 23
1.2.4. Chất lượng sản phẩm ........................................................................................... 23
1.2.5. Khả năng đón tiếp khách du lịch ......................................................................... 25
1.3. Mối quan hệ giữa khai thác tiềm năng du lịch văn hóa và điều kiện kinh tế - xã hội26
1.4. Các nhân tố tác động đến khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ............................. 27

1.4.1 Nguồn nhân lực: ................................................................................................... 27
1.4.2. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội: ..................................................................... 28
1.4.3. Xu thế hội nhập khu vực, quốc tế: ....................................................................... 28
1.4.4. Chính trị: .............................................................................................................. 28
1.4.5. Đào tạo lao động chuyên ngành du lịch (yếu tố con người): .............................. 29
1.5. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................ 29
1.5.1. Khái quát điều kiện tự nhiên huyện Cần Đước, tỉnh Long An:........................... 29
1.5.2. Đặc điểm văn hóa – lịch sử huyện Cần Đước, tỉnh Long An: ............................ 30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA
HUYỆN CẦN ĐƯỢC, TỈNH LONG AN .................................................................. 37
2.1. Tiềm năng du lịch văn hóa huyện Cần Đước, tỉnh Long An ................................. 37
2.1.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể ...................................................................... 37
2.1.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể ............................................................... 44
2.2. Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa huyện Cần Đước, tỉnh Long An. 54
2.2.1 Thực trạng về Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa huyện Cần Đước, tỉnh
Long An ......................................................................................................................... 54
2.2.2. Thực trạng liên kết phát triển sản phẩm du lịch văn hóa huyện Cần Đước, tỉnh
Long An ......................................................................................................................... 58


v
2.2.3. Thực trạng về quảng bá tiếp thị sản phẩm du lịch trong du lịch văn hóa huyện
Cần Đước, tỉnh Long An ............................................................................................... 61
2.2.4. Thực trạng về khả năng đón tiếp khách du lịch tại huyện Cần Đước, tỉnh Long
An .................................................................................................................................. 63
2.3. Đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa huyện Cần Đước, tỉnh
Long An ......................................................................................................................... 65
2.3.1. Thực trạng về chất lượng du lịch văn hóa huyện Cần Đước, tỉnh Long An ....... 65
2.3.2. Kết quả đạt được .................................................................................................. 80

2.3.3. Hạn chế, tồn tại: ................................................................................................... 83
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 86
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC
TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA HUYỆN CẦN ĐƯỚC, TỈNH LONG AN
ĐẾN NĂM 2030 ........................................................................................................... 87
3.1. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch của huyện Cần Đước, tỉnh
Long An đến năm 2030 ................................................................................................. 87
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch của huyện Cần Đước, tỉnh Long An đến năm 203087
3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch của huyện Cần Đước, tỉnh Long An đến năm 2030 94
3.2. Một số định hướng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa huyện Cần Đước, tỉnh
Long An đến năm 2030 ................................................................................................. 95
3.2.1

Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa vật thể ................................................... 95

3.2.2. Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa phi vật thể ................................................. 98
3.3. Các hình thức khai thác du lịch văn hóa tại huyện Cần Đước, Long An. ............ 104
3.3.1. Định hướng xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm Du lịch Văn hóa: ......... 104
3.3.2 Định hướng mở rộng, nâng cao các tour, tuyến du lịch: .................................... 106
3.3.3. Định hướng nâng cao năng lực cộng đồng, phát triển văn hóa con người:....... 109
3.3.4. Định hướng về vốn đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo nhân lực ....... 111
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 117


vi

KẾT LUẬN ................................................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 125



1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, ngành du lịch của Việt Nam đã và đang từng bước
phát triển với nhiều loại hình du lịch đa dạng và hấp dẫn khách du lịch. Một trong
những loại hình du lịch được quan tâm phát triển trong giai đoạn hiện nay đó là du
lịch văn hóa.
Du lịch văn hóa đã thu hút nhiều khách du lịch trong và ngồi nước, góp phần
nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân từ đó góp phần phát triển kinh
tế xã hội của địa phương. Du lịch văn hóa gắn với phát triển các sản phẩm mang
tính giáo dục cao như di tích lịch sử, lễ hội, phong tục tập quán, ẩm thực…
Phát triển loại hình du lịch văn hoá tại Việt Nam rất phù hợp với bối cảnh phát
triển du lịch nông thôn trong xây dựng Nông thơn mới (NTM) của Việt Nam. Nơi
có nhiều di tích lịch sử, tài nguyên văn hóa bản địa thuận lợi thúc đẩy phát triển du
lịch của khu vực nông thôn. Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đặc biệt với định hướng phát triển
du lịch nơng thơn gắn với xây dựng NTM qua chương trình mỗi xã một sản phẩm
của Bộ Nông Nghiệp, Long An, tập trung phát triển du lịch theo hướng gia tăng giá
trị và khai thác những lợi thế tiềm năng vốn có của địa phương. Theo đó, huyện
Cần Đước, tỉnh Long An là một địa phương có đầy đủ những yếu tố để khai thác
các giá trị văn hóa di tích, làng nghề truyền thống…,thúc đẩy phát triển du lịch văn
hóa.
Huyện Cần Đước, tỉnh Long An có nhiều di sản văn hóa như: Di tích lịch sử
cấp quốc gia (Nhà Trăm Cột, Chùa Phước Lâm, Ngã 4 rạch Kiến), di tích lịch sử
văn hóa cấp tỉnh (Bia Nhà Dài, Bia Xóm Chùa, khu vực Ngã 3 Tân Lân, Đồn Rạch
Cát, Đình Tân Chánh và Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn, Ngã 4 Đình Tân Chánh, Mộ
và đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến, Khu vực Xóm Trường, Nền Nhà hội
Phước Vân), các lễ hội dân gian, Đình, Chùa, Lăng Miếu, Đờn ca tài tử, các làng
nghề Truyền thống (đóng ghe mũi đỏ, dệt chiếu, điêu khắc,…), đặc sản ẩm thực

(Gạo Nàng thơm Chợ Đào, lạp xưởng, bánh in Long Hựu…). Nét văn hóa ứng xử,


2

mến khách của người dân sông nước miền hạ Cần Đước. Trải qua 300 năm hình
thành và phát triển, vùng đất bom cày đạn nổ năm nào giờ đây được khốc lên mình
màu áo mới, Huyện cịn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị và mang
chiều sâu lịch sử văn hóa. Huyện có truyền thống đấu tranh hào hùng, là huyện duy
nhất được tỉnh công nhận huyện Điểm điển hình về văn hóa của tỉnh, huyện Anh
hùng Lao động thời kì đổi mới. Với những lợi thế trên, Cần Đước hồn tồn có cơ
sở vững chắc đề phát triển tiềm năng về các loại hình du lịch nói chung và phát triển
hoạt động du lịch văn hóa nói riêng.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, xét về tổng thể, hoạt động du lịch văn hóa
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có, trong khi Cần Đước cịn tiềm tàng
một vốn di sản văn hóa với nhiều di tích lịch sử văn hóa, làng nghề truyền thống, lễ
hội… có giá trị. Huyện chưa khai thác, phát huy được giá trị của các di tích lịch sử,
chưa có chính sách cho hoạt động quảng bá xúc tiến thương mại phát triển du lịch,
chất lượng sản phẩm du lịch chưa được quan tâm. Hơn nữa, du lịch văn hóa của
Cần Đước chủ yếu cịn mang tính tự phát, còn nhỏ lẻ, thiếu quy hoạch, chưa đồng
bộ. Vậy thực trạng tài nguyên du lịch cũng như du lịch văn hóa ở huyện Cần Đước,
tỉnh Long An ra sao? Có những tiềm năng du lịch nào cịn chưa được khai thác và
chú ý? Quan điểm của chính quyền cũng như những người dân sống tại địa phương
về phát triển du lịch văn hóa huyện Cần Đước như thế nào? Với mong muốn đưa du
lịch văn hóa của huyện Cần Đước đi lên, những định hướng nào sẽ phù hợp với sự
phát triển của địa phương? Những tác động tích cực nào sẽ được mang đến thông
qua phát triển du lịch huyện Cần Đước?
Xuất phát từ nhìn nhận về vai trị, tầm quan trọng của phát triển du lịch nói
chung và phát triển du lịch văn hóa nói riêng, đồng thời nhìn nhận thực tế khách
quan tại huyện Cần Đước, Long An, mong muốn đề xuất định hướng khai thác tiềm

năng du lịch văn hóa tại địa phương này đến năm 2030, tác giả chọn đề tài nghiên
cứu “Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ.


3

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Cần Đước, Long An giai đoạn
2014-2020, đồng thời chỉ ra những thực trạng về khai thác yếu tố văn hóa tài
nguyên du lịch ở địa phương trong thời gian này như: di tích văn hóa - lịch sử, văn
hóa phi vật thể, làng nghề, ẩm thực địa phương… Từ đó đề xuất giải pháp nâng cao
hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Cần Đước, Long An đến
năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lý luận về khai thác tiềm năng du lịch văn
hóa.
- Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa huyện Cần
Đước, Long An giai đoạn 2014 – 2020.
- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại
huyện Cần Đước, Long An đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tài nguyên du lịch văn hóa của huyện Cần Đước,
Long An, những trải nghiệm văn hóa, giá trị truyền thống về cả vật chất lẫn tinh
thần gắn với một số các điểm du lịch văn hóa, điểm tham quan văn hóa, Di tích văn
hóa - lịch sử tiêu biểu, như: Di tích lịch sử cấp quốc gia Nhà Trăm Cột, Chùa Phước
Lâm, Ngã 4 Rạch Kiến, Đồn Rạch Cát, Đình Tân Chánh và Lăng mộ Nguyễn Khắc
Tuấn, Mộ và đền thờ Tổng lãnh binh Nguyễn Văn Tiến, không gian biểu diễn nghệ

thuật Đờn ca tài tử, các làng nghề truyền thống, các khu vực có ẩm thực truyền
thống.


4

3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu hoạt động khai thác tiềm năng du lịch văn
hóa trên địa bàn huyện Cần Đước, Long An.
Phạm vi thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng du lịch
văn hóa huyện Cần Đước, Long An giai đoạn 2014 – 6 tháng đầu năm 2020. Đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Cần
Đước, Long An đến năm 2030.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Dữ liệu sơ cấp
Thu thập dữ liệu sơ cấp tại các địa điểm du lịch văn hóa trên địa bàn huyện
Cần Đước, tỉnh Long An như Nhà Trăm Cột, Chùa Phước Lâm, Ngã 4 Rạch Kiến,
Đồn Rạch Cát,… Tác giả chọn các mẫu dữ liệu để nghiên cứu là các cơng trình
nghiên cứu về tài ngun du lịch văn hóa, các báo cáo khoa học, số liệu thống kê
của địa phương, văn bản pháp luật, sách báo, mạng internet liên quan đến các địa
điểm du lịch văn hóa và các tài nguyên văn hóa phi vật thể tại huyện Cần Đước,
tỉnh Long An. Việc thu thập dữ liệu được tiến hành linh hoạt bằng nhiều hình thức
và cơng cụ khảo sát trực tuyến và trực tiếp. Với việc đa dạng loại hình khảo sát này,
tác gỉa đã tiếp cận được linh hoạt và đa chiều hơn với đối tượng mục tiêu và có cơ
sở để đối chiếu, chọn lọc, tích lũy được những dữ liệu có chất lượng và độ tin cậy
cao nhất.
-

Phương pháp phỏng vấn

+ Đối tượng:
Lãnh đạo và chính quyền địa phương từ tỉnh đến huyện, khách du lịch và

người dân địa phương đối với từng vấn đề cụ thể, điểm đến cụ thể,…
Tập trung phỏng vấn sâu những người quản lí di tích lịch sử của huyện như:
Di tích lịch sử Nhà Trăm Cột, Chùa Phước Lâm, Ngã 4 Rạch Kiến, Bia Nhà Dài,
Đồn Rạch Cát, Đình Tân Chánh và Lăng mộ Nguyễn Khắc Tuấn, đền thờ Tổng lãnh
binh Nguyễn Văn Tiến, những người dân làm nghề Truyền thống (đóng ghe mũi đỏ,


5

dệt chiếu, điêu khắc,…), những người trực tiếp tham gia các lễ hội dân gian, Đình,
Chùa, Lăng Miếu, Đờn ca tài tử.
+ Hệ thống các câu hỏi phỏng vấn
Để khai thác một cách sâu rộng và khách quan nhất về tiềm năng du lịch văn
hóa ở huyện Cần Đước, Long An, tôi thiết lập một hệ thống câu hỏi phỏng vấn để
khảo sát và tìm hiểu. Quá trình phỏng vấn đã thu thập và chọn được 15 mẫu như
dưới phần phụ luc. Việc lựa chọn mẫu phỏng vấn được tiến hành đa dạng đối tượng
từ chính quyền, đến người làm việc liên quan đến du lịch văn hóa, người dân bất kỳ
và khách du lịch. Đối với mỗi đối tượng phỏng vấn, câu hỏi sẽ được lựa chọn sao
cho phù hợp.
Theo đó, hệ thống các câu hỏi như sau:
Đới tượng

Câu hỏi
1.

Chào ơng/bà, ơng/bà vui lịng giới thiệu tên tuổi và nghề
nghiệp, nơi cơng tác.


2.

Ơng/bà là người dân ở Cần Đước, Long An hay từ nơi nào
đến? Nếu từ nơi khác đến, ơng/bà đã đến Cần Đước được
bao lâu?

3.

Ơng/bà đánh giá thế nào về thực trạng khai thác tiềm năng
du lịch văn hóa nói riêng và du lịch của huyện Cần Đước nói
chung trong thời gian qua ?

Chung

4.

Ơng/bà nhận định như thế nào về tài nguyên/tiềm năng du
lịch của huyện Cần Đước?

5.

Theo ông/bà, những hoạt động du lịch nào phù hợp để phát
triển tại huyện Cần Đước?

6.

Theo ông/bà, những tiềm năng du lịch văn hóa nào ở Cần
Đước cần phải khai thác?


7.

Theo ông/bà việc khai thác tiềm năng du lịch văn hóa Cần
Đước đang gặp phải nhưng khó khăn, hạn chế nào và nguyên
nhân là gì?


6

8.

Theo ông/bà, những giải pháp nào để khai thác tiềm năng
du lịch văn hóa của Cần Đước

9.

Theo ơng tour tuyến du lịch văn hóa nào cần phải ưu tiên
khai thác?

1.

Mục tiêu và định hướng khai thác tiềm năng du lịch văn
hóa của huyện Cần Đước trong thời gian tới như thế nào?

2.

cho Cần Đước, cụ thể là những tour nào?

Chính
quyền


Hiện tại, có những tuyến du lịch kết nối nội và ngoại vùng

3.

Theo ơng/bà cần phải chú trọng điều gì để khai thác hiệu
quả trong thời gian tới đáp ứng được nhu cầu của khách du
lịch?

4.

Hiện tại, du lịch Cần Đước được đầu tư như thế nào?

1.

Ông/bà thấy thế nào khi khai thác tiềm năng du lịch tại di
lịch sử mà ông/bà đang quản lý?

2.

Chiến lược phát triển địa điểm du lịch sắp tới của ơng/bà ra
sao?

3.

Thưa ơng/bà Di tích lịch sử được nhiều người biết đến và di
tích cũng nằm trong lộ trình phát triển du lịch của huyện,
hiện nay di tích này như thế nào?

Quản lý di


4.

Hằng năm thì khách du lịch đến đây như thế nào và ơng/bà
có mong muốn gì để Di tích chùa trở thành điểm đến du lịch

tích

tâm linh trong tương lai.
5.

Những đặc sản tham gia để phát triển cùng với du lịch văn
hóa Cần Đước?

6.

Theo ông để phát huy thế mạnh du lịch của Cần Đước ơng
có kiến nghị đề xuất gì?

7.

Theo ơng/bà cần phải chú trọng điều gì để khai thác hiệu
quả trong thời gian tới đáp ứng được nhu cầu của khách du
lịch?


7

1.


Theo ơng/bà, những di tích lịch sử nào cần khai thác để
phát triển du lịch văn hóa?

Người dân

2.

Nếu có điều kiện tham gia để phát triển cùng với du lịch
văn hóa Cần Đước, ơng/bà sẽ tham gia khơng?

3.

Theo ơng/bà để phát huy thế mạnh du lịch của Cần Đước
ơng có kiến nghị đề xuất gì?

1.

Các sản phẩm, dịch vụ mà anh/chị sẽ tham gia khi tiềm
năng du lịch văn hóa Cần Đước phát triển?

2.
Khách du
lịch

Ấn tượng của ông/bà về du lịch văn hóa Cần Đước? Ơng/bà
có muốn tìm hiểu sâu hơn về tài ngun du lịch nào khơng?

3.

Ơng/bà có lựa chọn Cần Đước làm địa điểm du lịch cho

những lần tới khơng?

4.

Ơng/bà có đóng góp ý kiến gì đối với du lịch văn hóa Cần
Đước nói riêng và du lịch Cần Đước nói chung? (chất lượng,
cách phục vụ, cảnh quan môi trường, …)

- Dữ liệu thứ cấp: Các thông tin báo cáo từ tham luận, sách báo, tạp chí, báo
cáo của các cơ quan quản lý cấp: Phịng Văn hóa - Thông tin huyện huyện Cần
Đước, UBND tỉnh Long An, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch tỉnh Long An.
4.2. Phương pháp so sánh
So sánh với các địa phương lân cận như: Tân An, Tầm Vu, Gị Cơng để thấy
được tài nguyên du lịch của các địa phương và những tiềm năng, lợi thế của huyện
Cần Đước cũng như các biện pháp phát triển du lịch mà các địa phương đã triển
khai.
Về tài nguyên du lịch văn hóa, nếu như Cần Đước đã được kể trên với rất
nhiều di tích lịch sử và đa dạng các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể, chiếm ưu
thế hơn về sự đa dạng và số lượng thì các địa phương khác lân cận nổi tiếng với một
vài địa điểm như: Di tích lịch sử cấp quốc gia Lăng mộ Nguyễn Huỳnh Đức, Di tích
lịch sử nhà Vng - Bình Tâm, Di tích lịch sử cách mạng – Nhà thuốc Minh Xuân


8

Đường, Nhà Tổng Thận – Trụ sở công khai đầu tiên của Tỉnh ủy Tân An sau cách
mạng tháng Tám, Di tích lịch sử - văn hóa Đình Xn Sanh, Di tích lịch sử văn hóa
Đình Khánh Hậu, Tượng đài Long an “ Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh
giặc”, Cây Trôm mõ tại Thành phố Tân an hoặc khám phá vẻ đẹp hồi cổ của Gị
Cơng – Tiền Giang là những ngôi nhà với kiến trúc cổ xưa mang đến hơi hướng cổ

điển cho đơ thị như: Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Nhà Đốc Phủ Hải, Di
tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia Khu Lăng mộ Hoàng Gia, Dinh Tỉnh trưởng,
Nhà thờ Thánh Tâm, bãi biển Tân Thành và lễ hội Kỳ n Đình Trung Gị Cơng...
Hay Khu di tích Chiến thắng Tầm Vu tại huyện Châu Thành bao gồm cả những trải
nghiệm về di tích lịch sử, văn hóa và sinh thái...
Có thể nói, tại các địa phương lân cận, du lịch văn hóa cũng được chú ý và
phát triển dưới nhiều hình thức. Nếu Tân An có những liên kết tour du lịch trên
internet để kết nối các điểm du lịch đơn lẻ thì Tầm Vu thiết kế khu du lịch văn hóa
đa dạng, với nhiều hoạt động trải nghiệm và Gị Cơng nhấn mạnh dấu ấn văn hóa
của địa phương với phong thái cổ điển và những di tích lịch sử xa xưa. Trong khi
đó, Cần Đước cũng hội tụ đầy đủ những yếu tố du lịch văn hóa như các địa phương
lân cận, cho thấy tiềm năng khai thác rất lớn. Để có thể phát triển du lịch văn hóa,
Cần Đước cần so sánh và học hỏi những mơ hình từ các địa phương lân cận, vừa
phát triển, vừa kết hợp với nhau tạo thành khu vực phát triển du lịch văn hóa, thu
hút khách du lịch đến tham quan.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn tổng quan, hệ thống hóa cơ sở lý luận du lịch văn hoá, tiềm năng du
lịch văn hóa, từ đó làm cơ sở để phân tích tiềm năng du lịch văn hóa huyện Cần
Đước, Long An giai đoạn 2014 – 6 tháng đầu năm 2020, từ đó đề xuất giải pháp
nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Cần Đước, Long
An đến năm 2030. Kết quả sẽ được chuyển giao cho Phịng văn hố huyện Cần
Đước. Từ các vấn đề cơ sở lý luận đã được tổng quan, đề tài có thể được sử dụng
như tài liệu tham khảo cho các tác giả nghiên cứu cùng vấn đề.


9

Tài ngun du lịch văn hóa đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển du
lịch địa phương qua đó góp phần giới thiệu quảng bá văn hóa địa phương đến du
khách. Cần Đước là địa phương có tiềm năng du lịch văn hóa với đa dạng, phong

phú loại hình cũng như những đặc điểm riêng biệt. Nghiên cứu về du lịch văn hóa
tại địa phương đồng thời khai thác mối quan hệ giữa du lịch văn hóa và du lịch nói
chung, nhằm tăng cường sự tương tác qua lại, làm giàu thêm vốn tài nguyên du lịch
và thu hút khách du lịch đến thưởng thức những giá trị văn hóa tại đây.
Phân tích các giá trị văn hóa của tài nguyên có ý nghĩa đối với ngành đào tạo
luận văn, vừa là cơ sở cho việc khai thác một cách phù hợp và bền vững. Việc phân
tích và khai thác những giá trị về mặt văn hóa của tài nguyên sẽ giúp nâng cao giá
trị của tài nguyên, đưa đến những nhìn nhận đa chiều và mới mẻ về tài nguyên ở
huyện Cần Đước, Long An.
6. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tác giả đã tìm hiểu lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài Khai thác tiềm
năng du lịch văn hóa của nhiều tác giả trong nước. Tham khảo “Khái luận về biểu
tượng và nghiên cứu biểu trượng trong nghi lễ” của PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thơ
trích từ “Nghi lễ và biểu tượng trong nghi lễ, Nguyễn Ngọc Thơ, NXB. ĐHQG Hồ
Chí Minh”, tác giả có viết rằng “Trong nghiên cứu văn hóa, người nghiên cứu biểu
tượng tuyệt đối không được sử dụng những thông điệp được biểu đạt gần như cố
định của biểu tượng ở cấp cơ sở (tức hệ giá trị biểu trưng nội tại vốn có, cái mà
Ortner (1973, tr.1340) gọi là các ẩn dụ gốc) để gán ghép, áp đặt vào tất cả các
trường hợp khách quan mà khơng tính đến hiệu quả tương tác giữa biểu tượng và
bối cảnh trên thực tế (theo Ortner (1973, tr.1340) là kịch bản then chốt).”. Trong
nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giữa tính biểu tượng và thực tại,
để giải mã được những ý nghĩa biểu tượng cần sự kết hợp và tương tác của bối cảnh
lịch sử - xã hội và hệ giá trị biểu trưng mang tính lịch sử - văn hóa. Qua đó nhấn
mạnh rằng trong mỗi nghiên cứu, khảo sát thực địa và phỏng vấn tại địa bàn nghiên
cứu là điều nhất định phải tiến hành. Có như vậy, những ý nghĩa mang tính biểu


10

tượng mới có thể được hiểu, mới có giá trị. Người nghiên cứu cần đối chiếu các kết

quả khảo sát, phân tích, so sánh để chỉ ra được trọng tâm của cơng trình nghiên cứu.
Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu “Di dân từ nông thành ra thành thị ở Việt
Nam: Câu chuyện của hai miền” của tác giả Lương Văn Hy trong Kỷ yếu hội thảo
quốc tế lần thứ hai. Trong nghiên cứu này, tác giả Lương Văn Hy đã chỉ ra rằng
hiện tượng di dân ở tỉnh Long An nằm ở đối tượng trẻ và độc thân và cường độ di
dân ở Long An cao hơn Quảng Ngãi do có những yếu tố mở về cấu trúc làng xã.
Đồng thời, tác giả đánh giá việc mức độ di dân ở Long An cao còn phụ thuộc vào
mức độ tương trợ ở Long An. Như vậy, tác giả Lương Văn Hy đã nghiên cứu được
về khía cạnh dân cư hay cũng chính là nguồn nhân lực tham gia trong q trình khai
thác tiềm năng du lịch văn hóa ở địa phương. Dựa vào kết quả nghiên cứu này, tác
giả có những cái nhìn sâu hơn về thực trạng nguồn nhân lực cũng như đánh giá và
đưa ra giải pháp mang tính tổng quan hơn.
Nhà nghiên cứu Ngơ Thị Phương Lan cũng có bài đăng về “Nghề đi ghe ở
Cần Đước: biểu hiện tính mở của cộng đồng dân cư Nam Bộ” trên Tạp chí VHDG
số 4/2014. Trong nghiên cứu này, tác giả đi cụ thể vào một nét văn hóa đặc trưng ở
huyện Cần Đước: “Nghề đi ghe” và lý giải dưới nhiều góc độ. Ở góc độ sinh thái,
có thể thấy rằng nghề đi ghe được hình thành và duy trì để phù hợp với điều kiện tự
nhiên và vị trí địa lý với hệ thống sơng ngịi dày đặc. Ngồi ra, hoạt động đi ghe cịn
phản ánh được sự phân công lao động sản xuất giữa hai vùng Đông Nam Bộ và Tây
Nam Bộ. Hoạt động của nghề ghe cho thấy quá trình sinh sống và làm ăn của dân
cư với đặc tính lưu động, thường xuyên di chuyển hàng hóa và lao động. Qua
nghiên cứu này, tác giả thấy được rằng “Nghề đi ghe” vừa là một nét văn hóa trong
đời sống dân dã của huyện Cần Đước, tỉnh Long An vừa phản ánh được thực tế đời
sống của người dân, từ đó góp phần vào việc phân tích yếu tố dân cư trong nghiên
cứu Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở huyện Cần Đước, Long An.
Bên cạnh đó, tác giả cịn nghiên cứu những tác phẩm đều là những nghiên cứu
khoa học được đánh giá cao về chuyên đề văn hóa và du lịch văn hóa hiện nay như:
Trần Thúy Anh, “Du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ”. Tác giả đã



11

hệ thống hóa cung cấp những vấn đề lý luận về hoạt động văn hóa. Trần Quốc
Vượng, “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, tác giả đã cung cấp cách nhìn tổng quát về văn
hóa Việt Nam, địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, từng
địa phương cụ thể. Tác giả luận văn đã dựa vào đó để bổ sung, hồn thành cũng như
có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong luận văn của mình. Trần Thúy Anh
(2011), “Khai thác Di sản văn hóa phục vụ phát triển Du lịch Việt Nam”, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, số 12, “Tăng cường gắn kết giữa văn hóa và du lịch”, Tạp chí
Du lịch Việt Nam, số 8; Bùi Thanh Thủy, “Một số vấn đề lí luận về Du lịch văn
hóa, tạp chí Nghiên cứu văn hóa”; Vũ Thế Bình (2008), “Một số vấn đề về du lịch
văn hóa ở Việt Nam (trong một con đường tiếp cận di sản)”, Cục di sản văn hóa;
Đinh Trung Kiên (2004), “Một số vấn đề về Du lịch Việt Nam”, NXB. Đại học
Quốc gia Hà Nội....
Ngoài ra, cịn có một số cơng trình nghiên cứu là các luận án Tiến sĩ, luận văn
Thạc sĩ có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế mạnh và thực trạng cụ thể của từng
loại hình Du lịch văn hóa tại các địa bàn cụ thể. Từ các bài nghiên cứu, đánh giá
chung về du lịch và du lịch văn hóa như: Lê Thị Hải Lý (2015), Mối quan hệ giữa
văn hóa du lịch và du lịch văn hóa – những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn
Thạc sỹ Du lịch, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội... Đến các chuyên đề về từng vùng du lịch văn hóa như: Nguyễn Phạm
Hùng (2013), Nghiên cứu Phát triển du lịch văn hóa vùng Đồng bằng Sơng Hồng,
Đề tài khoa học điểm nhóm A, NXB. Đại học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Mỹ
Linh (2013) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh An Giang; Dương Thị Mỹ
Hạnh (2013) Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Sóc Trăng; Luận văn thạc
sỹ du lịch của Nguyễn Hồ Hải Anh (2015), Hoạt động du lịch tại các bảo tàng ở
thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sỹ du lịch, Trường Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội; Phạm Thị Bích Thủy (2011), Nghiên
cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sỹ khoa Du lịch học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.... Các bài

nghiên trên đều có xu hướng tập trung phân tích thực trạng phát triển du lịch nói


12

chung và du lịch văn hóa nói riêng của từng địa phương cụ thể, từ đó đưa ra các giải
pháp, kiến nghị, đề xuất giúp phát triển du lịch và du lịch văn hóa tại các địa
phương phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Trực tiếp về du lịch văn hóa tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An, tuy vẫn chưa
có nghiên cứu cũng như cơng trình chính thức nào về đề tài này nhưng rải rác trên
các trang thông tin trong nước, địa phương đều có gián tiếp đề cập đến như: tại cổng
thông tin điện tử Long An, trang báo tin tức Việt Nam, Báo Long An… và một số
bài viết về du lịch, văn hóa Long An như bài: “Những điểm đến của du lịch Long
An 'hút hồn' khách du lịch gần xa” của lữ hành Việt Nam, “Đánh thức tiềm năng du
lịch Cần Đước” của Báo Long An, “Ai về Cần Đước q tơi” của Doanh nhân Sài
Gịn,… hay các tạp chí lịch sử địa phương như “Địa chí Long An”, “Đất và con
người Cần Đước”,… cung cấp một cách tổng hợp, khái quát về vị trí địa lý - lịch
sử, kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương. Tài liệu này đã giúp tác giả
có cái nhìn khái qt về địa phương mà mình nghiên cứu. Tuy nhiên, các bài viết,
tạp chí trên không trực tiếp đi sâu hệ thống về du lịch văn hóa huyện Cần Đước tỉnh
Long An nhưng với những ý khái quát, tổng quan thì đây cũng là những tư liệu,
nguồn tham khảo quý báu và cần thiết cho đề tài nghiên cứu mà tác giả đã chọn.
Các cơng trình nghiên cứu trước đây cho thấy du lịch văn hóa mặc dù là vấn
đề khơng mới, nhưng kể từ năm 2010 lại nay chưa có một nghiên cứu chính thức
nào về văn hóa du lịch tại huyện Cần Đước, tỉnh Long An. Vì vậy, nghiên cứu đề tài
ngày đảm bảo tính khơng trùng lắp và có ý nghĩa về lý luận cũng như thực tiễn.
7. Kết cấu luận văn
Nội dung chính của luận văn gồm 3 chương (ngồi phần mở đầu, phần kết
luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục):
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về khai thác tiềm năng du lịch văn hóa.

Chương 2: Thực trạng khai thác tiềm năng du lịch văn hóa tại huyện Cần
Đước, tỉnh Long An giai đoạn 2014 – 6 tháng đầu năm 2020.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác tiềm năng du lịch văn
hóa huyện Cần Đước, tỉnh Long An đến năm 2030.


13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KHAI THÁC TIỀM
NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA
Nghiên cứu về khai thác tiềm năng du lịch văn hóa ở huyện Cần Đước, tỉnh
Long An, trước hết cần tìm hiểu về cơ sở lý luận và thực tiễn tạo nền móng cho đề
tài nghiên cứu. Ở chương I, tác giả trước hết trình bày các Khái niệm cơ bản về “Du
lịch”, “Văn hóa”, “Du lịch văn hóa”, “Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa”, mối
quan hệ giữa văn hóa học - du lịch học và lý thuyết cấu trúc - chức năng của Alfred
Reginald Radcliffe-Brown. Các khái niệm này đều được tìm hiểu ở các nguồn tin
cậy trong và ngồi nước và được phân tích dưới góc nhìn của tác giả để đưa ra nhận
định cá nhân. Bên cạnh đó, tác giả đưa ra cơ sở lý luận về Nội hàm khai thác tiềm
năng du lịch văn hóa, phân tích mối quan hệ giữa khai thác tiềm năng du lịch văn
hóa và điều kiện kinh tế - xã hội cũng như các nhân tố tác động đến việc khai thác.
Song song với việc trình bày và phân tích cơ sở lý luận liên quan đến vấn đề nghiên
cứu, để gắn kết chặt chẽ với đề tài, tác giả nêu khái quát cơ sở thực tiễn gồm điều
kiện tự nhiên và đặc điểm văn hóa - lịch sử của huyện Cần Đước, huyện Long An
qua đó đưa đến hình dung rõ nét về địa bàn nghiên cứu của luận văn gắn với đề tài
du lịch văn hóa.
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm “Du lịch”
Du lịch không phải là một khái niệm mới lạ. Ở dưới mỗi góc độ khác nhau,
việc nghiên cứu và tiếp cận sẽ có những cách hiểu khác nhau về du lịch. Theo
GS.TS. Berneker cho rằng: “Đối với du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có

bấy nhiêu định nghĩa”. Nghĩa là dưới mỗi góc nhìn khác nhau, “Du lịch” lại được
hiểu và định nghĩa theo cách riêng và được hiểu rộng về ngữ nghĩa.
I.I.Pirogionic (1985) nghiên cứu dưới góc độ địa lý thì cho rằng: “Du lịch là
một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và
lưu trú tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh,
phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao
kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa”. Theo như định


14

nghĩa này, du lịch được hiểu là sự di chuyển ra khỏi nơi thường xuyên cứ trú để
phục vụ những nhu cầu liên quan đến thể chất, tinh thần và nhận thức văn hóa mà
khơng thường xun được diễn ra trong đời sống của dân cư.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa: “Du lịch bao gồm tất cả các
hoạt động của một cá nhân đi đến và lưu trú tại những điểm ngoài nơi ở thường
xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, cơng
vụ và mục đích khác”. Quan điểm này của UNWTO đã được mở rộng hơn, cũng đề
cập đến sự dịch chuyển khỏi nơi lưu trú thường xuyên nhưng ở phần mục đích đã
thêm vào hoạt động liên quan đến cơng vụ. Có nghĩa là du lịch khơng cịn đơn
thuần là nghỉ ngơi mà cịn có thể phục vụ mục đích cơng việc.
Ở Việt Nam tại Điều 4 của Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/6/2017 thì
du lịch được định nghĩa như sau: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con người ngồi nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá
01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu,
khám phá tài ngun du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”. Như vậy,
theo Luật ở Việt Nam, “Du lịch” được giới hạn trong thời gian 01 năm và để phục
vụ nhu cầu hợp pháp của bản thân.
Có thể thấy, các khái niệm về du lịch ở mỗi nơi, theo mỗi cá nhân, tổ chức
lại có những quan điểm và góc nhìn khác nhau. Như vậy, theo tác giá tựu chung lại

đều đề cập đến bản chất của du lịch rằng đây là hoạt động của cá nhân hoặc tập thể
nhằm phục vụ mục đích tham quan, nghỉ ngơi, tìm hiểu các giá trị, tài nguyên, … ở
nơi khác ngoài nơi lưu trú thường xuyên trong một khoảng thời gian nhất định.
1.1.2. Khái niệm “Văn hóa”
Văn hóa là khái niệm được nghiên cứu với nhiều cách hiểu khác nhau: Ở
phương Tây, văn hóa có nguồn gốc từ tiếng Latinh “Cultus” với nghĩa gốc là gieo
trồng và Cultus Animi là "Sự giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Khái niệm
văn hóa được sử dụng phổ biến để nhằm chỉ trình độ học vấn, phép tắc. Sau này văn
hóa được nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau: Edward Burnett Tylor (1832 -1917)
– nhà Nhân loại học người Anh trong cơng trình“Prim itive Culture” (năm 1871)


15

đưa ra định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học
là một tổng thể phức hợp gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp,
phong tục, và bất cứ những khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được
với tư cách là một thành viên của xã hội."
Trong cuốn Từ điển bách khoa Việt Nam đã định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa là tồn bộ những hoạt động sáng tạo và những giá trị của nhân dân một
nước, một dân tộc về mặt sản xuất vật chất và tinh thần. Văn hóa biểu hiện trong lý
tưởng sống, trong các quan niệm về thế giới và nhân sinh, tín ngưỡng, trong lao
động và trong đấu tránh, trong Công ty đời sống, tạo dựng xã hội, thể hiện lý tưởng
thẩm mỹ" (Từ điển bách khoa Việt Nam, 2003).
Thông qua các khái niệm về văn hóa, tác giả đưa ra nhận định về Văn hóa như
sau: Văn hố là đối tượng được con người nghiên cứu, ảnh hưởng của nó đến hành
vi và sự phát triển của con người có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện cuộc sống
con người.
Tác giả đồng tình với định nghĩa của GS. Trần Ngọc Thêm khi cho văn hóa
là:, “văn hóa được hiểu là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần của hoạt động

của con người trong các quan hệ với môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội
được lưu giữ, truyền thụ, tiếp biến từ thế hệ này sang thế hệ khác nhằm duy trì và
phát triển cuộc sống của cộng đồng, hướng đến cái đúng, cái tốt, cái đẹp. Từ những
hoạt động của con người trong các mối quan hệ giữa con người với môi trường
thiên nhiên và mơi trường xã hội đã hình thành nên một lối sống, một cách thức ứng
xử, một thái độ... của con người đối với vũ trụ và đối với nhau, được biểu hiện
thành những giá trị, những hệ thống chuẩn mực xã hội, những quan niệm và những
biểu tượng hay hệ tư tưởng và triết lý sống”. Bản chất của văn hóa là tính người và
tính xã hội, văn hóa là sự thể hiện trình độ phát triển hướng đến những giá trị chân,
thiện, mỹ của con người.
1.1.3. Khái niệm “Du lịch văn hóa”:
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “Du lịch văn hóa bao gồm hoạt
động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu, khám phá về văn hóa


16

như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu diễn, về các lễ hội và
các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đền đài, du lịch nghiên cứu
thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương” (Trích Du lịch văn
hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2014, tr.7).
Tác giả Richard Prentice, Giáo sư Trường Đại học Notttingham (Anh) đã phát
biểu tại Hội nghị Phát triển du lịch văn hóa ở Anh 16/12/2003 rằng: “Du lịch văn
hóa là hoạt động du lịch được xây dựng, được dâng hiến hoặc được tiêu thụ như sự
nhận thức cao của văn hóa”. Theo đó, Richard cho rằng sự hình thành của hoạt
động du lịch văn hóa dựa trên nhu cầu nhận thức văn hóa của con người.
Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS): “Du lịch văn hóa là
loại hình du lịch mà mục tiêu là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại
những ảnh hưởng tích cực bằng việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình
này trên thực tế đã minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu

cầu cộng đồng vì lợi ích văn hóa - kinh tế - xã hội”. Như vậy, du lịch văn hóa cịn
vai trị giáo dục nhận thức, bảo vệ và duy trì những nhu cầu tốt đẹp của cộng đồng
thông qua khai thác những mặt tích cực của quá khứ.
Tại Khoản 20, Điều 4, Chương I - Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã nêu: “Du
lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia
của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống”.
Theo GS. Trần Quốc Vượng: “Du lịch văn hóa là loại hình chủ yếu hướng vào
việc quy hoạch, lập trình, thiết kế các tour lữ hành tham quan các cơng trình văn
hóa cổ kim”. “Du lịch văn hóa là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi
trường nhân văn, hay hoạt động du lịch đó là tập trung khai thác các tài nguyên du
lịch nhân văn”.
Với rất nhiều khái niệm, định nghĩa về du lịch văn hóa, có thể hiểu rằng đây là
một loại hình du lịch với những trải nghiệm giá trị văn hóa tại điểm đến đồng thời
bảo vệ, tơn tạo và duy trì những giá trị ấy sống với thời gian.
Tài nguyên du lịch văn hóa được hiểu là bao gồm các di tích, các chương trình
đương đại, các lễ hội, phong tục tập quán. Tài nguyên du lịch văn hóa chính là các


17

di sản văn hóa do con người tạo ra bao gồm các giá trị di sản vật thể (sản phẩm vật
chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học) và di sản văn hóa phi vật thể (sản phẩm
tinh thần có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền bằng miệng,
truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ khác).
1.1.4. Khái niệm “Khai thác tiềm năng du lịch văn hóa”
Tiềm năng văn hóa là những giá trị văn hóa được ẩn chứa trong các tài ngun
văn hóa và chưa được tìm hiểu, khai thác, giới thiệu rộng rãi. Khai thác tiềm năng
du lịch văn hóa là việc sử dụng một cách tổng hợp các điều kiện về nhân, tài, vật lực
nhằm thu hút và đưa khách du lịch đến với các tài nguyên du lịch văn hóa, thỏa mãn
nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích nhất định cho chính quyền địa

phương, lợi ích của các nhà đầu tư và của cộng đồng người dân địa phương. Cụ thể
là:
- Đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cho khách
du lịch tại điểm chứa đựng tài ngun du lịch văn hóa.
- Đảm bảo lợi ích kinh tế của chính quyền địa phương thơng qua các khoản
thu vào ngân sách nhà nước khi hoạt động du lịch văn hóa được thực hiện và các lợi
ích khác như tăng trưởng GDP, thực hiện các chính sách dân tộc, chính sách đối
ngoại,...
- Đem lại lợi ích của các nhà đầu tư, của các cá nhân, tổ chức kinh doanh du
lịch thông qua lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch văn hóa.
- Đem lại lợi ích thơng qua việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo điều
kiện giao lưu, tiếp xúc của người dân địa phương đối với khách du lịch cũng như
với trình độ kinh doanh chuyên nghiệp và tiên tiến.
Việc khai thác tiềm năng du lịch văn hóa khơng chỉ là hoạt động của ngành du
lịch mà là sự vận động của rất nhiều đối tượng:
- Chính quyền địa phương: xây dựng chủ trương phát triển du lịch và du lịch
văn hóa. Trong đó trực tiếp là các cơ quan quản lý Chính quyền địa phương về du
lịch và tài nguyên du lịch ban hành các chế độ, chính sách, các tiêu chí cụ thể, triển
khai và kiểm tra kiểm soát việc thực hiện các chế độ chính sách phát triển du lịch.


×