ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THỊ HƯỜNG
QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN BẢO ĐẢM
CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
HỌ VÀ TÊN
(In hoa, cỡ chữ 14, Times New Roman)
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HÀ THỊ HƯỜNG
QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN BẢO ĐẢM
CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
MÃ SỐ: 8.14.01.14
LUẬN VĂN THẠC SỸ
( Định hướng nghiên cứu )
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. DƯƠNG MINH QUANG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung, số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực,
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác và tuân thủ qui định về
trích dẫn, liệt kê tài liệu tham khảo của cơ sở đào tạo.
Tác giả luận văn
HÀ THỊ HƯỜNG
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được Luận văn tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến
tất cả các Quý thầy cô Khoa Giáo dục. Đặc biệt nhất, tôi xin gửi lời cám ơn chân
thành đến PGS.TS. Dương Minh Quang – Người đã hết sức tận tâm chỉ bảo, định
hướng, cũng như truyền đạt những kinh nghiệm quý báu và dành những lời động
viên cho tôi trong suốt q trình nghiên cứu.
Hơn nữa, tơi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các Cán bộ Giảng viên – Nhân viên của Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM đã tạo điều
kiện hỗ trợ nhiệt tình, cung cấp những thơng tin, tài liệu cần thiết cho việc nghiên cứu
đề tài.
Đồng thời, tác giả xin tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, các anh chị
em - Những người đã luôn động viên, giúp đỡ, đồng hành cùng tơi trong suốt q
trình học tập, cũng như thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng chắc hẳn luận văn này không thể tránh khỏi
những thiếu sót, cho nên tác giả rất hi vọng nhận được nhận xét, đóng góp của các
Q thầy cơ, các anh chị để bài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2021
Tác giả
HÀ THỊ HƯỜNG
iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Stt
Chữ viết tắt
Nội dung
1
UEF
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
2
HTTT
Hệ thống thông tin
3
BĐCL
Bảo đảm chất lượng
4
TT.ĐBCL
Trung tâm Đảm bảo chất lượng
5
CSGD
Cơ sở giáo dục
6
GV
Giảng viên
7
SV
Sinh viên
8
CB-GV-NV
Cán bộ - Giảng viên – Nhân viên
9
KĐCLGD
Kiểm định chất lượng giáo dục
10 GDĐH
Giáo dục đại học
11 CNTT
Công nghệ thông tin
12 BGDĐT
Bộ Giáo dục và Đào tạo
13 GD
Giáo dục
14 BLQ
Bên liên quan
15 TT.ĐBCL
Trung tâm Đảm bảo chất lượng
16 TĐG
Tự đánh giá
17 ĐGN
Đánh giá ngoài
18 CNTT
Cơng nghệ thơng tin
19 QL
Quản lý
20 QT
Quy trình
21 KH
Kế hoạch
22 TT.IT
Trung tâm Quản lý Công nghệ thông tin
iv
Stt
Chữ viết tắt
Nội dung
23 CBQL
Cán bộ quản lý
24 NV
Nhân viên
25 PVCĐ
Phục vụ cộng đồng
26 ĐCCT
Đề cương chi tiết
27 VPT
Văn phòng trường
v
MỤC LỤC
Lời cam đoan ........................................................................................................................ i
Lời cảm ơn ...........................................................................................................................ii
Danh mục các từ viết tắt .................................................................................................... iii
Mục lục ............................................................................................................................... v
Danh mục các bảng biểu..................................................................................................... xi
Danh mục các hình vẽ, đồ thị ........................................................................................... xiv
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ....................................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................................. 3
4.1 Khách thể nghiên cứu:. .................................................................................................. 3
4.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................... 3
5. Giả thiết nghiên cứu ........................................................................................................ 3
6. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................................... 4
6.1.Về nội dung ................................................................................................................... 4
6.2 Về không gian. ............................................................................................................... 4
6.3 Về thời gian. .................................................................................................................. 4
6.4 Về khách thể khảo sát .................................................................................................... 4
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................................. 4
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................................... 4
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn ................................................................................ 5
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .......................................................................... 5
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn ............................................................................................. 5
7.2.3 Pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động ........................................................................ 5
7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ............................................................................................ 5
8. Đóng góp của đề tài ......................................................................................................... 6
8.1 Về mặt lý luận................................................................................................................ 6
8.2 Về mặt thực tiễn ............................................................................................................ 6
vi
9. Bố cục của đề tài .............................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN BẢO
ĐẢM CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...................................... 7
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hệ thống thống tin bảo đảm chất lượng
bên trong tại trường đại học................................................................................................. 7
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về cơng tác bảo đảm chất lượng............................................. 7
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên
trong trường Đại học ......................................................................................................... 13
1.2. Các khái niệm của đề tài ............................................................................................. 16
1.2.1. Quản lý .................................................................................................................... 16
1.2.2. Hệ thống thông tin ................................................................................................... 18
1.2.3. Bảo đảm chất lượng bên trong................................................................................. 19
1.2.4. Quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong ..................................... 22
1.3. Lý luận về hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường đại học ........... 22
1.3.1. Mục tiêu của việc thiết lập hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong
trường đại học .................................................................................................................... 22
1.3.2. Cấu trúc của hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường đại học ..... 23
1.3.3. Yêu cầu hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường đại học ............ 26
1.3.4. Vai trị của hệ thống thơng tin bảo đảm chất lượng bên trong trường đại học........ 27
1.3.5. Cách thức sử dụng hệ thông thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường
đại học................................................................................................................................ 28
1.4. Lý luận về quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường đại
học...................................................................................................................................... 31
1.4.1. Nguyên tắc quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong các trường
đại học................................................................................................................................ 33
1.4.2. Lập kế hoạch thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường đại học ................... 39
1.4.3. Triển khai thực hiện hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường
đại học................................................................................................................................ 39
1.4.4. Kiểm tra – giám sát hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường đại
học...................................................................................................................................... 41
1.4.5. Cải tiến hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường đại học ............. 42
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên
trong trường đại học .......................................................................................................... 43
vii
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................................. 46
CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN BẢO ĐẢM
CHẤT LƯỢNG BÊN TRONG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 48
2.1. Khái quát về Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh ............. 48
2.1.1. Sơ lược về Trường ................................................................................................... 48
2.1.2. Khái quát về công tác bảo đảm chất lượng tại trường Đại học Kinh tế - Tài
chính Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................... 51
2.2. Tổ chức thực hiện nghiên cứu thực trạng ................................................................... 55
2.2.1. Chọn mẫu nghiên cứu .............................................................................................. 55
2.2.2. Quá trình thu thập dữ liệu ........................................................................................ 56
2.2.3. Quy ước thang đo .................................................................................................... 57
2.2.4. Kết quả mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 57
2.3. Thực trạng hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong tại Trường Đại học
Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................... 59
2.3.1. Nhận định của CB-GV-NV về mục tiêu của việc thiết lập hệ thống thông tin bảo
đảm chất lượng bên trong tại UEF .................................................................................... 59
2.3.2. Nhận định của CB-GV-NV về vai trò của HTTT BĐLC bên trong tại UEF .......... 60
2.3.3. Đánh giá của CB-GV-NV về mức độ thường xuyên thực hiện HTTT BĐCL bên
trong tại UEF ..................................................................................................................... 62
2.3.4. Đánh giá của CB-GV-NV về các thành phần của hệ thống thông tin bảo đảm
chất lượng bên trong tại UEF ............................................................................................ 63
2.3.5. Nhận định của CB-GV-NV về đặc trưng của hệ thống thông tin bảo đảm chất
lượng bên trong tại UEF .................................................................................................... 67
2.3.6. Đánh giá của CB-GV-NV về mức độ đáp ứng của HTTT BĐLC trong các lĩnh
vực của Nhà trường ........................................................................................................... 68
2.3.7. Đánh giá của CB-GV-NV về phần mềm quản lý minh chứng (Proofman) ............ 71
2.4. Thực trạng về quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong tại
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 74
2.4.1. Nguyên tắc quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong tại Trường
Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 74
2.4.2. Lập kế hoạch cho hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong Trường Đại
học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ............................................................... 75
viii
2.4.3. Triển khai thực hiện hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong Trường
Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ........................................................ 79
2.4.4. Kiểm tra – giám sát hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong Trường
Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 88
2.4.5. Cải tiến hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong Trường Đại học Kinh
tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh .............................................................................. 92
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất
lượng bên trong Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ................ 97
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................................ 103
CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN BẢO ĐẢM CHẤT
LƯỢNG BÊN TRONG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - TÀI CHÍNH THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................................................... 107
3.1. Các cơ sở đề xuất biện pháp quản lý hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng bên
trong tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh .......................... 107
3.1.1. Cơ sở pháp lý ......................................................................................................... 107
3.1.2. Cơ sở lý luận .......................................................................................................... 108
3.1.3. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................... 108
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý hệ thống thông tin đảm bảo chất lượng
bên trong tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh ................... 109
3.2.1. Đảm bảo tính hệ thống và tồn diện ...................................................................... 109
3.2.2. Đảm bảo tính kế thừa............................................................................................. 109
3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả ........................................................................................... 109
3.2.4. Đảm bảo tính thực tiễn .......................................................................................... 109
3.3. Nội dung các biện pháp quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong
tại Trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh .................................... 110
3.3.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của CB-GV-NV về tầm quan trọng của HTTT
BĐCL bên trong theo nguyên tắc PDCA ........................................................................ 110
3.3.2. Biện pháp 2: Ban hành quy định và hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin
trong xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin BĐCL bên trong ..................... 111
3.3.3. Biện pháp 3: Hoàn thiện phần mềm quản lý minh chứng và tăng cường rà soát
HTTT BĐCL trên phần mềm quản lý minh chứng ......................................................... 112
3.3.4. Biện pháp 4: Xây dựng phần mềm tích hợp các phần mềm quản lý thông tin
riêng lẻ vào phần mềm quản lý chung ............................................................................. 113
ix
3.3.5. Biện pháp 5: Tăng cường công tác so chuẩn - đối sánh các kết quả thực hiện
giữa các giai đoạn thực hiện, giữa các đơn vị trong và ngoài Trường ............................ 113
3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác thu thập phản hồi và phân tích, sử dụng phản
hồi của các BLQ để điều chỉnh, hoàn thiện HTTT BĐCL bên trong.............................. 114
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp ........................................ 115
3.4.1.Đánh giá của CB-GV-NV về tính cần thiết và khả thi của việc nâng cao nhận
thức
của CB-GV-NV về tầm quan trọng của hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên
trong theo nguyên tắc PDCA ........................................................................................... 117
3.4.2. Đánh giá của CB-GV-NV về tính cần thiết và khả thi của việc ban hành Quy
định và hướng dẫn về ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và vận hành hệ
thống quản lý thông tin BĐCL bên trong tại UEF .......................................................... 119
3.4.3.Đánh giá của CB-GV-NV về tính cần thiết và khả thi của việc hồn thiện phần mềm
quản lý minh chứng và tăng cường rà soát HTTT BĐCL trên phần mềm quản lý minh
chứng tại UEF .................................................................................................................. 120
3.4.4. Đánh giá của CB-GV-NV về tính cần thiết và khả thi của việc xây dựng phần mềm
tích hợp các phần mềm quản lý thông tin riêng lẻ vào phần mềm quản lý chung tại
UEF ................................................................................................................................. 122
3.4.5. Đánh giá của CB-GV-NV về tính cần thiết và khả thi của việc tăng cường công
tác so chuẩn - đối sánh các kết quả thực hiện giữa các giai đoạn thực hiện, giữa các
đơn vị trong và ngoài Trường .......................................................................................... 125
3.4.6.Đánh giá của CB-GV-NV về tính cần thiết và khả thi của việc tăng cường công
tác thu thập phản hồi và phân tích, sử dụng phản hồi của các BLQ để điều chỉnh, hoàn
thiện HTTT BĐCL bên trong .......................................................................................... 124
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................................ 128
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................................... 129
1.Kết luận......................................................................................................................... 129
2.Kiến nghị ...................................................................................................................... 131
2.1. Đối với Nhà trường................................................................................................... 131
2.2. Lãnh đạo các đơn vị.................................................................................................. 132
2.3. Cán bộ - Giảng viên – Nhân viên ............................................................................. 132
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 135
Phục lục 1. Bảng hỏi phỏng vấn ...................................................................................... 157
Phụ lục 2. Kết quả xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS ................................................. 159
x
Phụ lục 3. Các biên bản phỏng vấn ................................................................................. 183
Phụ lục 4. Bảng, biểu, sơ đồ phục vụ báo cáo ................................................................. 195
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.2.4. 1. Đặc điểm các đối tượng tham gia khảo sát ................................................ 57
Bảng 2.3.1.1. Nhận định của CB-GV-NV về mục tiêu thiết lập hệ thống thông tin
BĐCL bên trong tại UEF ................................................................................................... 59
Bảng 2.3.2.1. Kiểm tra tính đồng nhất của phương sai đối với vai trị của HTTT
BĐCL bên trong trong q trình thực hiện các công việc BĐCL tại đơn vị ..................... 60
Bảng 2.3.2.2. Kiểm định mạnh sự đồng đẳng các giá trị trung bình về vai trị của
HTTT BĐCL bên trong trong q trình thực hiện các cơng việc BĐCL tại đơn vị ......... 60
Bảng 2.3.3.1. Mức độ thường xuyên thực hiện HTTT BĐCL của CB-GV-NV UEF ...... 62
Bảng 2.3.4.1. Đánh giá của CB-GV-NV về các thành phần của HTTT bảo đảm chất
lượng bên trong tại UEF .................................................................................................... 63
Bảng 2.3.6. 1. Đánh giá của CB-GV-NV về mức độ đáp ứng của HTTT BĐCL bên
trong của các lĩnh vực trong Nhà trường ........................................................................... 69
Bảng 2.3.7.1. Đánh giá của CB-GV-NV về phần mềm quản lý minh chứng
(Proofman) ......................................................................................................................... 72
Bảng 2.3.7. 2. Kiểm định sự khác biệt về mức độ hài lòng giữa các Khoa đã thực hiện
ĐGN CTĐT và các Khoa đang trong quá trình TĐG CTĐT ............................................ 73
Bảng 2.4.2 1. Đánh giá của CB-GV-NV về công tác lập kế hoạch cho HTTT BĐCL
bên trong tại UEF .............................................................................................................. 76
Bảng 2.4.3. 1. Đánh giá của CB-GV-NV về công tác triển khai thực hiện HTTT
BĐCL bên trong tại UEF ...................................................................................................80
Bảng 2.4.3.2. Kiểm định Chi-Square giữa Cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin BĐCL
bên trong luôn có sẵn và có thể trích xuất ngay khi cần và HTTT của các mảng hoạt
động được tích hợp vào phần mềm QL chung ..................................................................84
Bảng 2.4.3. 3. Cường độ mối quan hệ giữa QLTC8 và QLTC15 .....................................84
Bảng 2.4.3. 4. Bảng chéo giữ Cơ sở dữ liệu về hệ thống thông tin BĐCL bên trong
ln có sẵn và có thể trích xuất ngay khi cần và HTTT của các mảng hoạt động được
tích hợp vào phần mềm QL chung ....................................................................................85
Bảng 2.4.3.5. Bảng thống kê các hình thức thơng tin đại chúng của UEF ..........................87
Bảng 2.4.4.1. Đánh giá của CB-GV-NV về kiểm tra – giám sát HTTT BĐCL bên
trong tại UEF ..................................................................................................................... 88
xii
Bảng 2.4.4. 2. Bảng thống kê các hình thức thu thập dữ liệu và thông tin BĐCL của
UEF ................................................................................................................................... 90
Bảng 2.4.4.3. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của các Khoa đã thực hiện đánh
giá ngoài CTĐT và các Khoa đang trong q trình TĐG CTĐT về cơng tác kiểm tra –
giám sát HTTT BĐCL bên trong ....................................................................................... 91
Bảng 2.4.5.1. Đánh giá của CB-GV-NV về công tác cải tiến HTTT BĐCL bên trong
tại UEF ............................................................................................................................... 93
Bảng 2.4.5. 2. Kiểm định sự khác biệt trong đánh giá của các Khoa và Phịng ban chức
năng về cơng tác cải tiến HTTT BĐCL bên trong ............................................................ 95
Bảng 2.5. 1. Đánh giá của CB-GV-NV về các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài đến HTTT
BĐCL bên trong tại UEF ...................................................................................................97
Bảng 2.5. 2. Đánh giá của CB-GV-NV về các yếu tố ảnh hưởng bên trong của UEF
đến HTTT BĐCL bên trong .............................................................................................. 99
Bảng 3.4.1. Thang đo mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp QL
HTTT BĐCL bên trong tại UEF ..................................................................................... 115
Bảng 3.4.2. Đặc điểm các đối tượng thực hiện khảo sát tính cấp thiết và khả thi của
các biện pháp ................................................................................................................... 116
Bảng 3.4.1. 1. Sự cần thiết và khả thi của việc nâng cao nhận thức của CB-GV-NV về
tầm quan trọng của hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong theo nguyên tắc
PDCA............................................................................................................................... 117
Bảng 3.4.2 1. Sự cần thiết và khả thi của việc ban hành Quy định và hướng dẫn về ứng
dụng công nghệ thông tin trong xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin
BĐCL bên trong tại UEF ................................................................................................. 119
Bảng 3.4.3. 1. Sự cần thiết và khả thi của việc hoàn thiện phần mềm quản lý minh
chứng và tăng cường rà soát HTTT BĐCL trên phần mềm quản lý minh chứng ........... 121
Bảng 3.4.4.1. Sự cần thiết và khả thi của việc xây dựng phần mềm tích hợp các phần
mềm quản lý thông tin riêng lẻ vào phần mềm quản lý chung tại UEF .......................... 122
Bảng 3.4.5.1. Sự cần thiết và khả thi của việc tăng cường công tác so chuẩn - đối sánh
các kết quả thực hiện ....................................................................................................... 123
xiii
Bảng 3.4.6.1. Sự cần thiết và khả thi của việc tăng cường cơng tác thu thập phản hồi
và phân tích, sử dụng phản hồi của các BLQ để điều chỉnh, hoàn thiện HTTT BĐCL
bên trong .......................................................................................................................... 124
xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Biểu đồ 2.3.5.1. Điểm trung bình trong đánh giá của CB-GV-NV về đặc trưng của hệ
thống thông tin bảo đảm chất lượng tại UEF .................................................................. 67
Biều đồ 2.4.1. ĐTB đánh giá của CB-GV-NV về QL HTTT BĐCL bên trong tại UEF ...
........................................................................................................................................ 96
Biểu đồ 2.5. 1. ĐTB của các yếu tố ảnh hưởng bên trong Nhà trường ........................... 98
Biểu đồ 3.4.1. Đối sánh mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp QL HTTT
BĐCL bên trong tại UEF ............................................................................................... 126
Hình 1.2.3.1. Các cấp độ quản lý chất lượng (Theo Sallis, 1993) .................................. 20
Hình 1.3.2 1. Mơ hình hệ thống thơng tin BĐCL bên trong trường đại học ................... 25
Hình 1.3.5. 1. Các thành phần của mơ hình hệ thống thơng tin ............................................. 29
Hình 1.4.1.1. Chu trình PDCA ........................................................................................ 36
Hình 1.4.1.2. Nguyên lý của chu trình PDCA ................................................................. 37
Hình 1.4.1.3. Sơ đồ Vịng trịn chất lượng PDCA nâng cao ........................................... 38
Hình 1.4.1.4. Ngun tắc quản lý HTTT BĐCL bên trong trường đại học theo chu
trình PDCA ...................................................................................................................... 38
Hình 1.4.3.1. Tháp các thứ bậc thu thập, phân tích dữ liệu ............................................. 40
Hình 2.1.1.1. Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của UEF năm học 2020-2021 ................................ 50
Hình 2.1.2.1. Cấu trúc tổ chức và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên trong
(IQA) tại UEF .................................................................................................................. 52
Hình 2.1.2.2. Mơ hình hệ thống IQA theo AUN đang triển khai xây dựng tại UEF ...... 54
Hình 2.3.4. 1. Các phần mềm hỗ trợ cho các hoạt động tại UEF ................................... 66
Hình 2.4.3.1. Sơ đồ QT khảo sát các BLQ ....................................................................... 82
Hình 01. Màn hình chính của phần mềm Proofman ...................................................... 195
Hình 02. Giao diện phần viết và minh chứng trong 1 tiêu chuẩn trên phần mềm quản
lý minh chứng ................................................................................................................ 195
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang diễn ra một cách sâu rộng
với sự bùng nổ của các công nghệ mới cùng với những ứng dụng mang tính đột phá,
GD ngày càng đóng vai trị then chốt trong việc cung ứng nguồn nhân lực có chun
mơn cao nhằm đóng góp trực tiếp vào sự phát triển của đất nước. Bên cạnh đó, xu thế
liên kết, trao đổi sinh viên (SV), giảng viên (GV) và cơng nhận tín chỉ giữa các trường
đại học trong nước và quốc tế ngày càng trở thành các hoạt động phổ biến (Nguyễn
Tiến Dũng và Nguyễn Thanh Trọng và Nguyễn Minh Trí, 2017). Do đó, bên cạnh việc
phát triển quy mô, các cơ sở GDĐH phải luôn quan tâm và có chủ trương rõ ràng về
chất lượng và bảo đảm chất lượng nhằm khẳng định uy tín, vị thế và chất lượng đào
tạo của nhà trường.
Bên cạnh đó, hoạt động kiểm định chất lượng ngày càng phổ biến như một công
cụ hiệu quả giúp các trường kiểm soát và bảo đảm chất lượng đào tạo, nâng cao năng
lực cạnh tranh cho các cơ sở GD (Mai Văn Chung, 2018). Ở Việt Nam, “Kiểm định
chất lượng giáo dục (KĐCLGD) là hoạt động đánh giá, công nhận cơ sở giáo dục
hoặc chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do cơ quan, tổ chức có
thẩm quyền ban hành.” (Quốc Hội, 2019). Đối với GDĐH, các quy định về KĐCLGD
đã được Quốc hội thông qua trong Luật Giáo dục Đại học 2018, trong đó tại khoản 1,
điều 50 đã quy định trách nhiệm của CSGD là “Xây dựng và phát triển hệ thống
BĐCL giáo dục bên trong CSGD đại học phù hợp với sứ mạng, mục tiêu và điều kiện
thực tế của CSGD đại học”. Đồng thời, để triển khai công tác KĐCLGD theo các quy
định của Quốc hội và Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGDĐT) đã ban hành các
văn bản quy định về QT (QT) và chu kỳ kiểm định chất lượng (Thông tư 38, quy định
về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo, quy định về
tổ chức KĐCLGD và kiểm định viên kiểm định chất lượng, đặc biệt là các bộ tiêu
chuẩn KĐCLGD cơ sở GDĐH, CTĐT,…). Hơn nữa, năm 2019 Bộ Giáo dục và Đào
tạo đã ban hành Công văn số 2277/BGDĐT-QLCL ngày 28/05/2019 nhằm đẩy mạnh
công tác bảo đảm và KĐCLGD ĐH, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm.
2
Trong xu thế đó, việc xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng bên
trong Nhà trường (Internal Quality Assurance) là yêu cầu trọng tâm đối với tất cả các
cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng những yêu cầu từ cơ quan chủ quản (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2017) và bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của CSGD thông qua hoạt
động giám sát, đánh giá và cải tiến liên tục chất lượng các hoạt động trong Nhà trường
bằng việc thực hiện các biện pháp như: hoạch định chất lượng, giám sát chất lượng,
đánh giá chất lượng và cải tiến tiến chất lượng,… (ASEAN University Network,
2010). Theo mạng lưới các trường đại học hàng đầu của khu vực Đông Nam Á (2017,
tr.14), HTTT là một trong những công cụ bảo đảm chất lượng chuyên biệt nhằm hỗ
trợ hiệu quả cho công tác TĐG (TĐG) và KĐCLGD trong xây dựng và vận hành hệ
thống BĐCL bên trong. Đồng thời, cung cấp các thơng tin chính xác, kịp thời trong
việc thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và hỗ trợ hiệu quả cho việc ra
quyết định.
Bảo đảm chất lượng là hoạt động được trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.
HCM rất quan tâm và đang triển khai thực hiện tại tất cả các đơn vị thơng qua việc
xây dựng, vận hành, rà sốt và hồn thiện các cơng cụ, chỉ số giám sát chất lượng.
Đồng thời, nhận thức được tầm quan trọng của HTTT BĐCL bên trong trong việc hỗ trợ
việc ra quyết định, cung cấp thông tin cho các BLQ và phục vụ công tác quản lý (QL),
Nhà trường đã thiết lập hệ thống QL thông tin BĐCL bên trong nhằm hỗ trợ việc thu
thập, xử lý, báo cáo và trao đổi các thông tin từ tại các đơn vị trong Nhà trường. Theo
báo cáo TĐG Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (2018), HTTT này được
xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) giúp cho việc QL thông tin BĐCL
bên trong được thực hiện hiệu quả, dễ dàng truy cập, khai thác, sử dụng và được triển
khai xây dựng tương đối đồng bộ tại các đơn vị. Hơn nữa, hệ thống phần mềm QL thông
tin BĐCL bên trong của trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM ln được rà
sốt, cải tiến về số lượng, chất lượng, sự thống nhất và tính bảo mật, an tồn của dữ liệu
và thơng tin. Tuy nhiên, cơng tác hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong tại
trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. HCM chưa được thống nhất, chưa tích hợp
được các phần mềm riêng lẻ vào một hệ thống chung trên tất cả các mặt hoạt động:
đào tạo, NCKH, PVCĐ đã tạo ra một số khó khăn, hạn chế khi sử dụng và trao đổi dữ
3
liệu. Thêm vào đó, các hồ sơ tài liệu bằng bản cứng chưa được chỉnh lý, số hóa đầy đủ
theo đúng QT lưu trữ chuyên nghiệp để dễ dàng khai thác và sử dụng.
Xuất phát từ lý do trên, tác giả thực hiện đề tài “Quản lý hệ thống thông tin bảo
đảm chất lượng bên trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ
Chí Minh” nhằm mục đích đánh giá thực trạng QL hệ thống thơng tin bảo đảm chất
lượng tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và đề
xuất các biện pháp.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống lý luận, đề tài này tìm hiểu thực trạng quản lý hệ thống
thông tin bảo đảm chất lượng bên trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành
phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề tài đề xuất các biện pháp Quản lý hệ thống thông tin bảo
đảm chất lượng bên trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí
Minh ngày càng tốt hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra, đề tài này cần thực hiện những
nhiệm vụ chính như sau:
(i) Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng
bên trong tại trường đại học;
(ii) Khảo sát thực trạng tác quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên
trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh;
(iii) Đề xuất các biện pháp quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên
trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh và khảo nghiệm
tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu: Bảo đảm chất lượng bên trong tại trường đại học.
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên
trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Giả thiết nghiên cứu
4
Quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong luôn được trường Đại
học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh quan tâm, chú trọng thơng qua việc
ban hành các chính sách về quản lý, vận hành và khai thác CNTT, đặc biệt là phần
mềm QL minh chứng được trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí
Minh xây dựng và đưa vào vận hành đã hỗ trợ tích cực cơng tác TĐG và KĐCLGD.
Tuy nhiên hoạt động này còn gặp một số khó khăn, hạn chế nhất định về cơng tác lập
KH, triển khai thực hiện, kiểm tra – giám sát và cải tiến hệ thống thông tin bảo đảm
chất lượng bên trong. Nếu có được cơ sở lý luận và phân tích đúng thực trạng quản lý
hệ thống thơng tin bảo đảm chất lượng bên trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài
chính Thành phố Hồ Chí Minh và đưa ra được các biện pháp khả thi thì việc QL
HTTT BĐCL bên trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí
Minh sẽ hoạt động ngày càng tốt hơn.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung: Luận văn tập trung vào phân tích thực trạng hệ thống thông tin
bảo đảm chất lượng bên trong và quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên
trong tại trường đại học.
6.2 Về không gian: Đề tài nghiên cứu trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành
phố Hồ Chí Minh.
6.3 Về thời gian: Đề tài được thực hiện trong năm học 2020-2021.
6.4 Về khách thể khảo sát: đề tài tiến hành khảo sát các cán bộ phụ trách công
tác bảo đảm chất lượng tại các đơn vị và CB-GV-NV là thành viên các nhóm chuyên
trách TĐG chương trình đào tạo.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu
khác nhau. Cụ thể như sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu đã thực hiện sưu tầm, nghiên
cứu và phân tích các tài liệu lý luận và các kết quả nghiên cứu thực tiễn từ các cơng
trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài, báo khoa học, kỷ yếu hội thảo, bài viết
5
trên các website… có liên quan đến đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu về tổng quan tình
hình nghiên cứu quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong trường ĐH
và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là phương pháp nghiên cứu thực tiễn, đây
là phương pháp chính tác giả sử dụng trong đề tài này. Trong đó, tác giả thiết kế bảng
hỏi tương ứng với khách thể khảo sát là cán bộ phụ trách công tác bảo đảm chất lượng
tại các đơn vị và cán bộ, GV và nhân viên là thành viên các nhóm chun trách TĐG
chương trình đào tạo đối với các chương trình đào tạo đã được kiểm định và đang thực
hiện TĐG. Kết quả của phương pháp này nhằm thu thập ý kiến của CB-GV-NV về
thực trạng hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong và quản lý hệ thống thông
tin bảo đảm chất lượng bên trong tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ
Chí Minh.
7.2.2 Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn được tác giả sử dụng nhằm thu dữ liệu định tính. Chúng tơi thực
hiện phỏng vấn sâu CB-NV chuyên trách công tác ĐBCL và quản lý công nghệ thông
tin về thực trạng quản lý HTTT ĐBCL bên trong phân theo các chức năng. Kết quả
này được sử dụng nhằm bổ sung cho dữ liệu định lượng về các nội dung liên quan đến
công tác QL HTTT BĐCL bên trong tại UEF bao gồm: Lập kế hoạch, triển khai, kiểm
tra – giám sát và cải tiến HTTT BĐCL bên trong tại UEF.
7.2.3 Pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động được tác giả sử dụng nghiên cứu
các sản phẩm như các báo cáo tổng kết năm học, báo cáo TĐG, biên bản họp, các
phần mềm QL, QT, … để chỉ ra được những nét đặc thù, phổ biến của các đơn vị
trong hoạt động quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong của trường
Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh.
7.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
6
- Đối với dữ liệu định lượng, nghiên cứu này sử dụng phương pháp thống kê
toán học bằng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý. Trong đó, các thơng tin định lượng
được xử lý theo tỉ lệ phần trăm, điểm trung bình, độ lệch chuẩn.
- Đối với dữ liệu định tính thu được từ phỏng vấn, nhóm nghiên cứu sử dụng
phương pháp phân tích nội dung và so sánh, đối chiếu, phân tích nhằm làm sáng tỏ
cho các dữ liệu định lượng.
8. Đóng góp của đề tài
8.1 Về mặt lý luận
Đề tài nhằm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về các khái niệm liên quan đến đề tài,
lý luận về hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong, lý luận về quản lý hệ
thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hệ
thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong tại trường đại học.
8.2 Về mặt thực tiễn
Những kết quả của luận văn sẽ góp phần làm cơ sở cho các nhà QL, nhà hoạch
định chính sách để ban hành các chủ trương, kế hoạch, chương trình hành động góp
phần nâng cao hoạt động quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong tại
trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, luận văn cịn là
nguồn tài liệu tham khảo cho các tác giả, nhà nghiên cứu có quan tâm đến các vấn đề
nghiên cứu của đề tài.
9. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên
trong tại trường đại học;
Chương 2. Thực trạng quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong
tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh;
Chương 3. Biện pháp quản lý hệ thống thông tin bảo đảm chất lượng bên trong
tại trường Đại học Kinh tế - Tài chính thành phố Hồ Chí Minh.
7
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỆ THỐNG THÔNG TIN BẢO ĐẢM CHẤT
LƯỢNG BÊN TRONG TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hệ thống thống tin bảo đảm
chất lượng bên trong tại trường đại học
Hiện nay, những nghiên cứu về hệ thống thống tin (HTTT) bảo đảm chất lượng
bên trong và quản lý hệ thống thống tin (QL HTTT) bảo đảm chất lượng bên trong
trường đại học còn khá hạn chế, cho nên trong đề tài này tác giả xin khái quát về tổng
quan tình hình nghiên cứu về cơng tác QL chất lượng, bảo đảm chất lượng trường đại
học, HTTT và QL HTTT trường đại học.
1.1.1 Tình hình nghiên cứu về công tác bảo đảm chất lượng
Được xem là cha đẻ của ngành kiểm soát chất lượng thống kê, Shewhart (18911967) đã kết hợp thành công những nguyên tắc của thống kê, kỹ thuật, kinh tế và áp
dụng lý thuyết thống kê vào công việc để giải quyết những yêu cầu của ngành công
nghiệp. Vào năm 1939, ông viết cuốn “Phương pháp thống kê từ quan điểm kiểm soát
chất lượng”. Trong cuốn sách này, lần đầu tiên ông thảo luận về khái niệm giải quyết
vấn đề. Khái niệm này cuối cùng đã trở thành nền tảng cho chu trình: Lập KH - thực
hiện - kiểm tra - tiến hành, QT bốn bước để cải tiến chất lượng. Khái niệm này thường
được biết đến dưới tên gọi là chu trình chất lượng Shewhart.
Kế thừa những đóng góp của Shewhart là Deming (1900 – 1993), thể hiện niềm
tin và sự công hiến của ông cho chất lượng trong suốt chiến tranh thế giới thứ 2 (1939
– 1945). Ông cho rằng “Chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người” và ông đã
biến thể chu trình của Shewhart thành chu trình Deming như sau: Lập KH – Thực hiện
– Kiểm soát - Hành động.
Khi nói đến chất lượng phải nhắc đến Feigenbaum (1922), người sáng tạo ra
thuật ngữ kiểm sốt chất lượng tồn diện và góp phần phát triển nó trong hơn 60 năm
qua. Ơng viết cuốn sách bán chạy nhất của mình “Kiểm sốt chất lượng tồn diện”
cuốn sách mơ tả những nguyên lý về chất lượng toàn diện, đã được dịch ra nhiều ngơn
ngữ và là đóng góp vĩ đại nhất trong sự nghiệp của Feigenbaum.
8
Juran (1904-2008) là một nhà tư vấn về QL chất lượng của thế kỷ 20. Ngồi mặt
thống kê ơng đã bổ sung thêm khía cạnh con người vào QL chất lượng. Ông cũng đã
áp dụng Quy tắc Pareto, hay quy luật 80 – 20 vào chất lượng và vạch ra ba nhân tố QL
chất lượng: lập KH, kiểm soát và cải tiến. Vào năm 1951, chuyên luận chất lượng tiêu
biểu của Juran được xuất bản lần đầu tiên, “Sổ tay về quản lý chất lượng” đã khẳng
định chắc chắn danh tiếng của Juran là chuyên gia về lĩnh vực chất lượng, là tác giả và
người đi đầu trong lĩnh vực QL chất lượng.
Ishikawa (1915-1989) có lẽ được biết đến nhiều nhất gắn liên với Biểu đồ
Xương cá hoặc Biểu đồ Nhân quả. Đây là một trong bảy công cụ chất lượng cơ bản,
biểu đồ này chỉ ra nhiều nguyên nhân có thể nảy sinh của một vấn đề hay ảnh hưởng
nào đó và thường được sử dụng ở giai đoạn động não và ông được coi là nhà tiên
phong về chất lượng tại Nhật Bản.
Trong quá trình nâng cao chất lượng GD, việc đánh giá chất lượng GD là điều
không dễ dàng. Do đó, đã có nhiều tổ chức bảo đảm chất lượng GDĐH quốc tế và khu
vực ra đời nhằm thực hiện tốt việc kiểm định và đánh giá chất lượng GD.
Vào những năm 90 của thế kỷ 20, các cơ quan bảo đảm chất lượng GDĐH của
các nước đã thành lập Tổ chức Bảo đảm chất lượng Đại học Quốc tế - INQAAHE
(International Network of Quality Assurance Agencies in Higher Education). Đây là
một tổ chức mà các thành viên tham gia một cách tự nguyện và tuân thủ các tiêu chí
mà tổ chức đề ra. Với nhiệm vụ kết nối các cơ quan kiểm định của các nước thành
viên, cùng nhau điều phối, hỗ trợ về công tác kiểm định, đánh giá và xây dựng các
tiêu chí bảo đảm chất lượng cũng như vạch ra KH hoạt động cho các cơ quan kiểm
định của các nước thành viên (Tr.189).
Các trường đại học thuộc khối ASEAN cũng quan tâm nhiều đến công tác bảo
đảm chất lượng, vào năm 1995 đã thành lập mạng lưới bảo đảm chất lượng đại học
(AUN, hệ thống này gồm 05 nguyên tắc, 06 tiêu chí sử dụng cho các trường đại học
của các nước là thành viên của khối ASEAN trong đó có Việt Nam (Tr.193).
Tery Richarson đã tổng kết sự phát triển của các cấp độ QL chất lượng gồm: 1)
Kiểm soát chất lượng (Quality Control) do Shewhart để xuất nhằm kiểm soát sản
phẩm cuối cùng để phát hiện các khuyết tật và để ra biện pháp xử lý; 2) Kiểm soát quá
9
trình (Process Control) do Deming, Joseph Juran , Elton Mayo và WA Shewhart đề
xuất nhằm phòng ngừa phát hiện sản phẩm kém chất lượng; 3) Bảo đảm chất lượng
(Quality Assurance) do Deming, Juran và Ishikawa để xuất với luận điểm “hướng tới
khách hàng”, tạo niềm tin bằng sự bảo đảm các yêu cầu về chất lượng; 4) Quản lý chất
lượng tổng thể (TQM) xuất phát từ kiểm soát chất lượng tổng thể (TQC - Total
Quality Control) do Feigenbaum xây dựng (1945) kết hợp kiểm sốt q trình làm
việc hiệu quả bằng thống kê (SPC Statistical Process control) do Deming đề xuất
(1950) và QLCL (QM- Quality Management) do Juran đề xuất (1951).
Bogue và Sanders (1992) cho rằng sản phẩm là sự phù hợp với những tuyên bố
sứ mạng và kết quả đạt được của mục tiêu trong phạm vi các chuẩn mực được chấp
nhận công khai (tr.200). Green (1994) cũng đồng quan điểm như vậy.
Các nhà nghiên cứu cũng có các trường phái lý thuyết khác nhau: West Burnham
(1992) với công trình "QLCL trong nhà trường”, Dorothy Myers và Robert Stonihill
(1993) với “QLCL lây nhà trường làm cơ sở”, Taylor và AEHill với “QLCL trong
giáo dục” đã đưa ra những quan điểm và phương pháp vận dụng QLCL trong sản xuất
vào QLCL trong GD.
Green (1994), Sallis (1993) trong tác phẩm “Total Quality Management in
Education” phù hợp với quan điểm coi chất lượng như là phương tiện để đánh giá các
sản phẩm dịch vụ trong đó có sản phẩm qua GD đào tạo.
Vào những năm cuối của thế kỷ 20 có nhiều tác giả như: Stalls (1993) viết về
TQM trong GD; Harvey và Green (1993) về các khía cạnh thể hiện của chất lượng
như sự xuất sắc, hoàn hảo, sự phù hợp và thể hiện giá trị; Stanley và Patrick (1998) về
bảo đảm chất lượng trong GDĐH ở Hoa Kỳ và Anh Quốc; Austin (1985) về lý thuyết
giá trị gia tăng trong GD và các nghiên cứu về ứng dụng TQM trong GD của Juran.
Những năm gần đây, QL chất lượng tổng thể đã được áp dụng vào GD ở một số
nước phát triển trên thế giới như Anh, Pháp, Hà Lan, Hoa Kỳ… nhằm tạo ra một văn
hóa chất lượng và trách nhiệm của mỗi thành viên trong một nhà trường phải cố gắng
hết sức mình, đáp ứng tối đa yêu cầu học tập của SV và nhu cầu cấp bách của xã hội.
Mơ hình TQM chỉ có thể đạt được khi mọi người có ý thức nâng cao chất lượng thông
qua nhận thức khái niệm và các công cụ đo lường, đánh giá chất lượng.