Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất của cây cà tím (solanum melongena l) trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.19 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

TRẦN THỊ THU TRÂN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN
HỮUCƠ VI SINH ĐẾN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƯỞNG,
NĂNG SUẤT, PHẨM CHẤT CỦA CÂY CÀ TÍM
(Solanum melongena L.) TRỒNG Ở THỊ XÃ AN KHÊ,
TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Võ Minh Thứ


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này tơi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn tận tình của
PGS.TS. Võ MinhThứ. Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ q
báu đó.
Tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô trong Bộ môn Sinh học ứng
dụng – Nơng nghiệp, Khoa KHTN, Phịng ĐTSĐH, trƣờng Đại Học Quy
Nhơn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên cổ vũ của gia đình, ngƣời
thân, bạn bè đã cho tơi thêm nghị lực trong suốt thời gian thực hiện luận văn
này. Xin chân thành cảm ơn!
Bình Định, ngày 29 tháng 9 năm 2021
Trần Thị Thu Trân



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại cây cà tím .............................................. 3
1.1.1. Nguồn gốc, phân bố cây cà tím ......................................................... 3
1.1.2. Phân loại cà tím ................................................................................. 4
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu cà tím ở trên thế giới và ở Việt Nam .... 4
1.2.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới.............................................. 4
1.2.2. Tình hình sản xuất cà tím ở Việt Nam .............................................. 5
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cà tím ở trên thế giới ...................................... 6
1.2.4. Tình hình nghiên cứu cà tím ở Việt Nam.......................................... 7
1.2.5 Tình hình sản xuất cà tím ở Gia Lai, An Khê .................................... 8
1.3. Giá trị dinh dƣỡng, y học và kinh tế của cây cà tím ............................... 8
1.3.1. Giá trị dinh dƣỡng ............................................................................. 8
1.3.2. Giá trị y học. .................................................................................... 10
1.3.3. Giá trị kinh tế ................................................................................... 11
1.4. Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của cây cà tím ................................ 12
1.4.1 Đặc điểm hình thái cây cà tím .......................................................... 12
1.4.2. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của cây cà tím .................. 13


1.5. Điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác cây cà tím .............................. 14
1.5.1. Các yếu tố sinh thái ......................................................................... 14

1.5.2. Kỹ thuật canh tác cây cà tím ........................................................... 15
1.6. Vai trò của phân hữu cơ vi sinh đối với cây trồng ................................ 18
1.7. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong sản xuất
cây trồng ....................................................................................................... 20
1.8. Tình hình thời tiết, khí hậu tại nơi thí nghiệm ...................................... 23
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 24
2.1. Đối tƣợng và vật liệu nghiên cứu .......................................................... 24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:........................................................ 24
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 25
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 25
2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ........................................................ 25
2.4.2. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ............................... 26
2.4.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu ............................................................... 29
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN..................................................... 30
3.1. Một số chỉ tiêu nơng hóa trong đất trƣớc khi trồng thí nghiệm ............ 30
3.2. Một số chỉ tiêu hóa sinh trong lá ở giai đoạn trƣớc ra hoa và hình
thành quả dƣới ảnh hƣởng của liều lƣợng phân hữu cơ vi sinh khác nhau . 31
3.2.1. Hàm lƣợng nƣớc tổng số và chất khô trong lá ở giai đoạn trƣớc ra
hoa và hình thành quả ................................................................................ 31
3.2.2. Hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá ở giai đoạn trƣớc ra hoa và hình
thành quả ................................................................................................... 33
3.2.3. Hàm lƣợng diệp lục trong lá ở giai đoạn trƣớc ra hoa và hình
thành quả ................................................................................................... 34
3.3. Một số chỉ tiêu về sinh trƣởng, phát triển của giống cà tím dƣới ảnh
hƣởng của liều lƣợng phân hữu cơ vi sinh khác nhau.................................. 36


3.3.1. Thời gian sinh trƣởng ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả và thu
hoạch quả ................................................................................................... 36

3.3.2. Số nhánh/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình
thành quả ................................................................................................... 38
3.3.3. Số lá/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình
thành quả ................................................................................................... 40
3.3.4. Chiều cao cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và
hình thành quả ........................................................................................... 42
3.4. Khả năng chống chịu sâu, bệnh của giống cà tím dƣới ảnh hƣởng của
liều lƣợng phân hữu cơ vi sinh khác nhau ................................................... 44
3.5. Một số chỉ tiêu về phẩm chất trong quả cà tím dƣới ảnh hƣởng của
liều lƣợng phân hữu cơ vi sinh khác nhau ................................................... 45
3.5.1. Hàm lƣợng nƣớc tổng số và chất khô trong quả ............................. 46
3.5.2. Hàm lƣợng tinh bột và protein trong quả ........................................ 46
3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống cà tím ............ 47
3.6.1. Chiều dài quả và đƣờng kính quả .................................................... 47
3.6.2. Số quả/cây và khối lƣợng trung bình quả........................................ 49
3.6.3. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu ...................................... 51
3.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh đối với giống
cà tím trồng ở thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai .................................................. 52
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................. 55
1. Kết luận. ................................................................................................... 55
2. Đề nghị ..................................................................................................... 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 57
PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT


TỪ ĐẦY ĐỦ

CT

Công thức

CTĐC

Cơng thức đối chứng

CTTN

Cơng thức thí nghiệm

CV

Coefficient of Variation (Hệ số biến thiên)

DL

Diệp lục

FAO

LSD0,05

Food and Agricultural Organization (Tổ chức Liên
Hiệp Quốc về Lƣơng thực và Nơng nghiệp)
Sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất ( Least Significant
Difference)


NN & PTNT

Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

HCVS

Hữu cơ vi sinh


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2013 - 2017 ............ 5
Bảng 1.2. Thành phần dinh dƣỡng trong quả cà tím (trong 100g quả tƣơi) ..... 8
Bảng 1.3. Diễn biến một số yếu tố thời tiết trong thời gian thí nghiệm ......... 23
Bảng 2.1. Thành phần dinh dƣỡng trong phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh ... 24
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu trong đất trƣớc khi trồng thí nghiệm .................... 31
Bảng 3.2. Hàm lƣợng nƣớc tổng số và chất khô trong lá ở giai đoạn trƣớc ra
hoa và hình thành quả ..................................................................... 32
Bảng 3.3. Hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá cà tím ở giai đoạn trƣớc ra hoa
và hình thành quả (% chất khô) ...................................................... 34
Bảng 3.4. Hàm lƣợng diệp lục trong lá cà tím qua 2 giai đoạn sinh trƣởng
và phát triển (mg/g lá tƣơi) ............................................................. 35

Bảng 3.5. Thời gian sinh trƣởng ở giai đoạn ra hoa, hình thành quả và thu
hoạch quả của giống cà tím............................................................ 38
Bảng 3.6. Số nhánh/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình
thành quả .......................................................................................... 39
Bảng 3.7. Số lá/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình
thành quả ......................................................................................... 41
Bảng 3.8. Chiều cao cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình
thành quả .......................................................................................... 43
Bảng 3.9. Số lƣợng và tỷ lệ cây bệnh héo rũ và khảm lá của 4 công thức ..... 45
Bảng 3.10. Hàm lƣợng nƣớc tổng số và chất khô trong quả .......................... 46
Bảng 3.11. Hàm lƣợng tinh bột và protein trong quả ..................................... 47
Bảng 3.12. Chiều dài quả và đƣờng kính quả ................................................. 48
Bảng 3.13. Số quả/cây và khối lƣợng trung bình quả ..................................... 49
Bảng 3.14. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu .................................... 51
Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh đối với
giống cà tím...................................................................................... 53


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Sự biến động hàm lƣợng diệp lục (a+b) trong lá cà ................... 35
Biểu đồ 3.2. Số nhánh/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình
thành quả...................................................................................... 40
Biểu đồ 3.3. Số lá/cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình
thành quả ..................................................................................... 41
Biểu đồ 3.4. Chiều cao cây cà tím ở giai đoạn hình thành nhánh, ra hoa và hình
thành quả...................................................................................... 44
Biểu đồ 3.5 Chiều dài quả và đƣờng kính quả ................................................ 48
Biểu đồ 3.6 Số quả/cây và khối lƣợng trung bình quả .................................... 50
Biểu đồ 3.7 Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu................................... 51



1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cà tím (Solanum melongena L.) là cây rau quả có giá trị dinh dƣỡng cao.
Trong 100 g cà tím tƣơi có chứa 220 mg kali; 15 mg P; 12 mg Mg; 10 mg Ca; 15
mg S; 0,5 mg Fe; 0,2 mg Mn và nhiều loại vitamin C, K, B2, acid folic... Chính
vì vậy, quả cà tím đƣợc sử dụng để chế biến nhiều món ăn truyền thống và hiện
đại, đƣợc ƣa chuộng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngồi ra, cà tím cịn có giá trị về mặt dƣợc liệu, đƣợc sử dụng trong các
bài thuốc điều trị bệnh thống phong, tiểu đƣờng, các bệnh tim mạch và các
chứng cao huyết áp. Đặc biệt trong quả cà có chất nasunin có tác dụng bảo vệ
màng não, là chất chống oxy hóa, ngăn ngừa viêm dây thần kinh [26].
Từ lâu, cây cà tím ở nƣớc ta đã đƣợc trồng rộng rãi ở các chân đất
vƣờn, rẫy của hầu hết các hộ gia đình ở nơng thơn. Việc trồng chỉ mang tính
kinh nghiệm, nhỏ lẻ, với các giống địa phƣơng, năng suất, chất lƣợng sản
phẩm thu đƣợc chƣa cao. Trong nhiều năm trở lại đây, có nhiều giống cà tím
đƣợc nhập nội từ Nhật Bản, Thái Lan và nhiều giống mới do Công ty trách
nhiệm hữu hạn Trang Nông cung cấp. Để tăng năng suất cà, ngƣời trồng
thƣờng chú trọng đến việc bón phân hóa học, chƣa quan tâm đến phân hữu cơ,
đặc biệt là phân hữu cơ vi sinh(HCVS). Do vậy, chất lƣợng quả thu hoạch
chƣa cao.
Việc sử dụng phân bón hóa học mất cân đối, không hợp lý sẽ làm cho
đất trồng ngày càng bị thối hóa, cây trồng dễ bị sâu, bệnh dẫn đến năng suất,
phẩm chất sản phẩm thu hoạch giảm sút. Vì vậy, việc cung cấp phân bón
HCVS cho cây trồng nói chung và cây cà tím nói riêng là rất cần thiết.
Phân HCVS có chứa đầy đủ các thành phần dinh dƣỡng khống cần
thiết cho cây trồng. Ngồi ra, phân HCVS còn bổ sung một số loại vi sinh vật



2
có ích, làm cho đất tơi xốp, giúp cho sự chuyển hóa các chất khó tan thành dễ
tan, cây hấp thụ đƣợc tốt hơn.
Từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài: „„Nhiên cứu Ảnh hƣởng của
phân hữu cơ vi sinh đến một số chỉ tiêu sinh trƣởng, năng suất và phẩm chất
của cây cà tím (Solanum melongena L.) trồng ở thị xã An Khê, tỉnh Gia lai‟‟.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hƣởng của phân HCVS đến khả năng sinh trƣởng, phát
triển, năng suất và phẩm chất quả của cây cà tím trồng tại thị xã An Khê, tỉnh
Gia lai.
- Xác định đƣợc hàm lƣợng phân bón HCVS thích hợp làm tăng năng suất,
phẩm chất cây cà tím trồng tại thị xã An Khê, tỉnh Gia lai để đƣa vào sản xuất.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Cung cấp thêm dữ liệu về một số chỉ tiêu sinh
trƣởng, phát triển và năng suất của cây cà tím trồng tại thị xã An Khê, tỉnh
Gia lai. Góp phần khẳng định vai trò của phân HCVS đối với cây trồng nói
chung và cây cà tím nói riêng. Bổ sung thêm nguồn tƣ liệu, làm tiền đề cho
các nghiên cứu tiếp theo về phân bón HCVS đối với các loại cây rau khác
trồng tại thị xã An Khê.
- Ý nghĩa thực tiễn: Xác định đƣợc mức bón phân HCVS phù hợp đối
với cây cà tím trồng ở điều kiện thổ nhƣỡng, thời tiết tại thị xã An Khê, qua
đó đề xuất giảm lƣợng phân bón hóa học, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, an
toàn cung cấp cho ngƣời tiêu dùng.


3

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố, phân loại cây cà tím

1.1.1. Nguồn gốc, phân bố cây cà tím
* Nguồn gơc cây cà tím:
Cây cà tím (Solanum melongena L.) có nguồn gốc ở Ấn Độ và đƣợc trồng
ở Trung Quốc từ rất sớm, khoảng 500 năm trƣớc cơng ngun. Sau đó đƣợc
ngƣời Ả rập và Ba Tƣ đƣa đến châu Phi vào thời trung đại và đƣợc tìm thấy ở
Italia vào thế kỉ XIV. Hiện nay cà tím đƣợc trồng phổ biến ở các vùng nam
châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Cây cà tím có nguồn gốc xa xƣa từ cây cà hoang
dại, có quan hệ họ hàng với cà độc dƣợc. Tên khoa học của cây cà là
Melogena, có nguồn gốc từ một tên gọi trong tiếng Ả Rập vào thế kỷ XVI. Và
cũng từ đó, cây cà đƣợc nhiều quốc gia biết đến với các tên gọi khác nhau.
Chẳng hạn nhƣ ngƣời Anh gọi quả cà tím là Aubergine. Tại Hoa Kỳ,
Australia và Canada quả cà tím có tên gọi là eggplant [27].
Vào những năm 1600 quả cà lần đầu tiên đã đƣợc vua Louis thứ XVI giới
thiệu vào thực đơn, nhƣng thật không may mắn nó đã khơng đƣợc chấp nhận
một cách thích thú và bị gọi là loại quả to nhƣ quả lê nhƣng chất lƣợng thì kém.
Do quan hệ họ hàng gần của nó với cà độc dƣợc, nên đã có thời ngƣời ta tin rằng
nó là một loại cây có độc tính. Và ngƣời ta cũng nghĩ rằng ăn cà sẽ bị sốt thƣơng
hàn, động kinh thậm chí bị điên. Do đó, hơn một thế kỉ sau đó cây cà chỉ đƣợc
trồng làm cảnh ở châu Âu do màu sắc hoa và quả rất đẹp. Ở Mỹ cũng vậy, cho
đến tận cuối những năm 1800, đầu 1900 khi ngƣời Trung Quốc và Ấn Độ đến
nhập cƣ và sử dụng nó nhƣ là một loại rau, từ đó nó mới bắt đầu đƣợc chấp nhận
tại Bắc Mỹ. Cho đến nay cà tím đã đƣợc sử dụng ở hầu hết các nƣớc trên thế
giới, chế biến nhiều món ăn đa dạng và làm thuốc.
* Phân bố:
Nguồn gốc cây cà là ở Ấn Độ, đƣợc nhập vào Châu Âu từ thế kỷ XV,


4
nay đƣợc trồng phổ biến ở các vùng Nam Âu, châu Á và Bắc Mỹ [27]. Nƣớc
ta, cà tím đƣợc trồng từ rất lâu đời. Hiện nay cây cà đƣợc trồng phổ biến ở

nhiều tỉnh trong cả nƣớc, đặc biệt đƣợc trồng nhiều ở Nam Bộ, Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên.
1.1.2. Phân loại cà tím
Giới thực vật: Plante
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida
Phân lớp Hoa Môi: Lamiidae
Bộ Cà: Solanales
Họ Cà: Solanaceae
Chi: Solanum
Loài: Solanum Melogena L.var. esculentum Ness. [8]
Loài Solanum Melogena L có quả rất đa dạng, ở Việt Nam có 3 dạng
sau đây: Solanum Melogena Var. Esculetum: Cà tím, cà dái dê, quả thƣờng
dài, màu tím; Solanum Melogena Var. Depressum; Cà bát, quả bẹp, màu
trắng; Solanum Melogena Var. Serpentimum: Quả dài, trên 25cm, màu trắng.
Họ Cà bao gồm cà độc dƣợc, cà tím, khoai ma, cà dƣợc, ớt, khoai tây,
thuốc lá, cà chua và cỏ dã yên. Theo hệ thống APG II (2003), họ này chứa
102 chi với 2.460 loài [28]. Họ cà là một họ có nhiều lợi ích cho con ngƣời,
đƣợc sử dụng trong nhiều lĩnh vực.
1.2. Tình hình sản xuất, nghiên cứu cà tím ở trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới
Theo FAO trong năm 2013, sản xuất cà tím có tính tập trung cao độ,
với 93% sản phẩm đến từ 7 quốc gia. Trung Quốc là nƣớc sản xuất lớn nhất
(58% tổng sản lƣợng thế giới) và Ấn Độ đứng thứ 2 với 25%; tiếp đến là Ai
Cập, Thổ Nhỹ Kỳ và Iran. Nhật Bản cũng là một trong mƣời quốc gia sản


5
xuất cà tím lớn trên thế giới. Mỹ là nƣớc có diện tích trồng cà tím đứng thứ 20
trên thế giới.

Tổng sản lƣợng cà tƣơi thế giới năm 2013 đạt 48.889.422 tấn. Ở Trung
Quốc, cà tím đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ
Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và Đài Loan... Đây là quốc gia có
sản lƣợng đứng đầu thế giới. Tại Thái Lan cà tím đƣợc trồng nhiều ở các tỉnh
miền Trung, một phần miền Bắc và miền Đông.
Theo số liệu thống kê của FAO trong các năm gần đây, tình hình sản
xuất cà tím trên thế giới đƣợc tổng hợp ở bảng 1.1 [21].
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất cà tím trên thế giới từ năm 2013 - 2017

Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (tấn/ ha)

Sản lƣợng (tấn)

2013

1.854.703

26,359

48.889.422

2014

1.860.878

26,844


49.953.603

2015

1.801.107

28,066

50.550.607

2016

1.788.279

28,626

51.192.811

2017

1.858.253

28,149

52.309.119

Qua bảng trên thể hiện diện tích cà tím từ năm 2013 -2017 trên thế giới
đều gia tăng mỗi năm, đồng thời năng suất cũng tăng thể hiện sự đầu tƣ, áp
dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

1.2.2. Tình hình sản xuất cà tím ở Việt Nam
Cây cà nói chung và cà tím nói riêng có vị trí quan trọng trong đời sống,
văn hóa ẩm thực và trong nền kinh tế của ngƣời Việt Nam. Quả cà tím cung
cấp nhiều chất dinh dƣỡng, chất vi lƣợng, khống chất bổ dƣỡng, có thể sử
dụng làm thuốc có tác dụng phịng, chữa bệnh cho con ngƣời.
Nếu trƣớc kia, cà trồng chỉ để phục vụ cho nhu cầu tự cung, tự cấp của
nhân dân ta thì ngày nay nó đã trở thành một cây hàng hố đem lại giá trị kinh
tế không nhỏ cho nhiều vùng trồng rau. Ở huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông,
nông dân đã liên kết với Công ty Phát triển Kinh tế Duyên Hải ở TP. Hồ Chí


6
Minh để trồng cà tím Nhật Bản. Khi liên kết, nông dân đƣợc công ty cung ứng
giống, hƣớng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm
với giá 7.000 đồng/kg. Năng suất bình quân từ 70-100 tấn/ha tùy theo vụ. Sau
khi trừ chi phí, mơ hình có thể thu lợi nhuận từ 200-300 triệu đồng/ha [32].
Trồng cà vốn đầu tƣ ít, thu lãi cao hơn nhiều so với trồng lúa và một số
cây màu khác, sản phẩm lại có thể bảo quản đƣợc lâu, ít hƣ hỏng, chế biến
món ăn đa dạng nên đầu ra ổn định với giá cao. Vì thế trong khoảng 5 năm trở
lại đây, diện tích cây cà tại Vĩnh Phúc và một số tỉnh khác ở đồng bằng sơng
Hồng đƣợc mở rộng hơn rất nhiều.
Phát triển cây cà tím góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, chuyển nền kinh tế độc canh, tự cấp,
tự túc sang sản xuất hàng hố, xây dựng nền nơng nghiệp sinh thái bền vững.
Sản xuất cà tím ở nƣớc ta vẫn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, đặc
biệt là việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật thâm canh nâng cao năng suất, chất
lƣợng theo hƣớng vệ sinh an toàn thực phẩm chƣa đảm bảo.
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cà tím ở trên thế giới
Trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu quy trình cấy mơ hiệu
quả đối với cà tím dại. Các nhà nghiên cứu Nhật bản là Yururi Iwamoto và

Hiroshi Exura đã thành công trong việc sử dụng lá, lá mầm và trụ dƣới lá
mầm của 4 loại cà tím hoang dại tái tạo thể nguyên sinh (protoplast). Họ cũng
trình bày việc tái tạo đối với loại cà dại solanum scabrum từ thể nguyên sinh.
Các nhà nghiên cứu cho rằng việc thực hiện lai giống tế bào soma ở cà tím sẽ
cho phép chuyển các đặc tính mong muốn từ cà dại vào các giống cà hiện
đang đƣợc sản xuất đại trà. Cà tím có tính kháng mạnh đối với các bệnh héo
rũ do khuẩn đất gây ra nhƣ nấm Fusarium và Verticillum. Do vậy, chúng có
thể đƣợc coi là nguồn cung cấp gen kháng bệnh tiềm năng để sử dụng cải tiến
các giống cà đang trồng đại trà (S. melongena). Giống cà tím biến đổi gen: Bt


7
brinjalex là một giống cà tím đƣợc chèn một gen từ lồi vi khuẩn từ đất có tên
là Bacillus thuringiensis (BT). Giống cà tím biến đổi gen này có tác dụng
kháng lại các loài sâu gây hại lá cà, loài sâu đục thân cà (Leucinodes
orbonalis), sâu đục trái cà (Helicoverpa armigera). Giống cà biến đổi gen Bt
brinjalex đang đƣợc trồng phổ biến ở Hoa Kỳ và Nam Mỹ [31].
1.2.4. Tình hình nghiên cứu cà tím ở Việt Nam
Họ Cà ở Việt Nam có nhiều giá trị thực tiễn nhƣ: làm thuốc, làm rau ăn
và làm cảnh. Tuy nhiên, trong các lồi có giá trị làm thuốc thì khơng ít lồi có
chứa alkaloid, nên việc sử dụng chúng cần hết sức lƣu ý vì có khả năng gây
ngộ độc. Các lồi đƣợc sử dụng làm rau ăn cũng có giá trị kinh tế khơng nhỏ,
trong đó phải kể đến một số lồi đem lại những lợi ích rất to lớn cho con
ngƣời nhƣ khoai tây, cà chua, cà tím, v.v…
Giống cà tím rất đa dạng về quả và màu sắc. Hiện nay, ở nƣớc ta chƣa
có các giống cà tím chọn tạo đƣợc công nhận giống, mà chủ yếu là địa
phƣơng và nhập nội. Dựa vào hình dạng quả, có thể chia cà tím thành các
nhóm giống quả trịn và nhóm giống quả dài.
Một số giống cà tím ở Việt Nam:
- Giống cà tím EG 203: Đây là giống có nguồn gốc từ trung tâm nghiên

cứu phát triển rau châu Á năm 1999. Sau khi khảo nghiệm vụ Xuân Hè năm
2000 cho thấy giống cà tím này sinh trƣởng, phát triển tốt và cho năng suất
cao. Giống này có khả năng chống đƣợc vi khuẩn héo xanh, chịu đƣợc ngập
úng, chống đƣợc tuyến trùng rễ do Meloigogyne incognital, chịu đƣợc bệnh
thối gốc do nấm Selerotium rolfsii, nên thƣờng đƣợc chọn làm gốc ghép với
cà chua.
- Giống cà tím địa phƣơng: Văn Đức, Bắc Ninh.
- Giống cà tím CE – 1 cho năng suất khoảng 50 - 60 tấn/ha. Giống này
đang đƣợc trồng nhiều ở Cát Tiên – Lâm Đồng. Đang là một trong những cây


8
đem lại thu nhập cao ở vùng lũ Cát Tiên.
- Các giống lai: Hai mũi tên đỏ, Kiều Nƣơng, Triệu Qn,…cho năng
suất rất cao.
1.2.5 Tình hình sản xuất cà tím ở Gia Lai, An Khê
Thị xã An khê cũng có nhiều vùng chuyên canh rau, tuy nhiên diện tích
trồng cây cà tím khơng nhiều, chủ yếu ngƣời dân trồng rải rác phục vụ nhu
cầu gia đình.
Trên địa bàn tồn thị xã, diện tích trồng cà tím mỗi năm khoảng 5-7 ha.
Do trồng nhỏ lẻ, kĩ thuật chăm sóc chƣa cao nên năng suất trung bình cịn
thấp, khoảng 35 -40 tấn /ha. Nếu tính diện tích trong tồn tỉnh Gia lai khoảng
30-40 ha.
1.3. Giá trị dinh dƣỡng, y học và kinh tế của cây cà tím
1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Y học hiện đại cũng xác nhận rằng cà là một loại rau quả giàu dinh
dƣỡng. Đặc biệt, với giống cà tím, đã đƣợc nghiên cứu nhiều và đƣợc xếp vào
nhóm rau quả đứng hàng đầu với hàm lƣợng vitamin PP cao nhất. Hàm lƣợng
vitamin E và hàm lƣợng các chất khoáng trong quả cà thƣờng cao hơn hẳn các
loại rau quả khác. Đặc biệt hơn ở cà còn chứa hoạt chất có tên thƣơng mại là

nightshade soda có tác dụng chống ung thƣ, ức chế sự tăng sinh của khối u
trong bộ máy tiêu hóa. Thành phần dinh dƣỡng trong quả cà tím đƣợc trình
bày ở bảng 1.2 [1].
Bảng 1.2. Thành phần dinh dƣỡng trong quả cà tím (trong 100g quả tƣơi)

Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

Nƣớc

92 %

Sắt

0,5 mg

protein

1,3%

Mangan

0,2 mg

Chất béo


0,2%

Kẽm

0,2 mg

Đƣờng

0,5%

Đồng

0,1 mg


9
Thành phần

Hàm lượng

Thành phần

Hàm lượng

phospho

15 mg

Iốt


0,002 mg

Magie

12 mg

Caroten

0,04 mg

Calci

10 mg

Vitamin B1

0,04 mg

Kali

22 mg

Vitamin B12

0,35 mg

Natri

15-16 mg


Vitamin C

6 mg

Lƣu huỳnh

15-16 mg

Vitamin PP

0,6 mg

Quả cà tím tƣơi có mùi vị hơi khơng hấp dẫn, nhƣng khi chế biến rồi thì
nó trở thành dễ chịu hơn và có kết cấu rắn chắc, giàu hƣơng vị. Cà thái lát và
ngâm qua nƣớc muối sau đó rửa lại sẽ làm cà mềm hơn và loại bỏ gần hết vị
đắng, giúp cà không bị thâm. Nhờ đó nó có khả năng hấp thụ nhiều dầu mỡ
hơn, tạo điều kiện để chế biến các loại thức ăn giàu dinh dƣỡng. Cùi thịt của
quả cà tím trơn mƣợt, các hạt mềm và (giống nhƣ hạt cà chua) có thể ăn đƣợc
cùng với các phần còn lại của quả. Quả cà tím đƣợc dùng trong ẩm thực ở
nhiều quốc gia, quả cà tím dùng ăn tƣơi hay chế chế biến thành nhiều món ăn
khác nhau.
Quả cà có thể đƣợc thái, đập và nƣớng kỹ, để chế biến thành một số loại
nƣớc xốt trên nền sữa chua hay nƣớc quả me, hoặc đƣợc nhồi với thịt, gạo hay
thực phẩm khác, rồi đem nƣớng. Ở miền Nam Ấn Độ, cà tím vốn là loài bản địa,
nên đƣợc sử dụng rất phổ biến trong ẩm thực. Ví dụ nhƣ món sambhar, koootus,
tƣơng ớt hay cari. Ngồi ra cà tím cịn đƣợc bỏ vỏ, đem nƣớng rồi trộn với hành,
cà chua và một số gia vị có mùi thơm để tạo ra món bainganka bharta. Do bản
chất đa năng và đƣợc sử dụng rộng rãi trong những ngày bình thƣờng và trong cả
lễ hội nên cà tím đƣợc xem là “Vua rau cỏ” ở vùng này [27].

Ở Việt Nam, cà tím thƣờng đƣợc nấu cùng tía tơ và có trong các món
ăn nhƣ: Cà bung, cà tím xào cần tỏi, cà tím om tơm thịt, cà tím nhồi thịt om cà
chua, cà tím tẩm bột rán, cà tím làm dƣa muối xổi…


10
1.3.2. Giá trị y học.
Ở Việt Nam: Đông y gọi chung các loại cà là giã tử, ái qua, nuy qua.
Theo Đơng y, cà có vị ngọt, tính hàn. Sách Trung dƣợc học cho biết cà có tác
dụng hoạt lợi (nhuận trƣờng), lợi tiểu, trị thũng, thấp độc, trừ hòn cục trong
bụng (chƣng hà), chứng lao truyền, ôn bệnh trong 4 mùa (phong, hàn, thử,
thấp, táo, hỏa). Tán huyết tiêu viêm, chỉ thống [4]…Cịn trong Thực liệu có nói
cà có tác dụng chữa ngũ tạng lao tổn. Trong sách Thực kinh viết: Cà có tác
dụng làm đầy da thịt, ích khí lực, chữa cƣớc khí... cùng nhiều chứng bệnh khác.
Cà tím đƣợc dùng trong nhiều bài thuốc điều trị nhiều căn bệnh khác
nhau. Theo lƣơng y Dƣơng Tấn Hƣng, cà tím có tác dụng về mặt ngăn ngừa
và chữa các bệnh nhƣ bệnh gout đạt hiệu quả rất cao. Chất nhầy trong quả cà
tím có khả năng hấp thụ cholesterol và muối kiềm rất mạnh, làm giảm hai
chất này cùng với ure trong máu, nên hiệu quả thấy rõ đến 95%. Cà tím làm
giảm lƣợng đƣờng trong máu, ngăn chặn đái tháo đƣờng sơ cấp. Làm giảm xơ
vữa động mạch vành ở hệ tuần hoàn ngƣời cao tuổi. Ngăn ngừa bệnh xuất
huyết não, nhất là ở phụ nữ. Chống lão hóa rất tốt vì trong thịt quả và vỏ quả
có chứa 37,5% vitamin E.
Trên thế giới: Ở Nhật Bản, các chun gia cũng đã phát hiện thấy
trong cà tím có chứa nhiều thành phần hoạt chất có khả năng ngăn ngừa ung
thƣ, nhất là ung thƣ dạ dày. Chất delphinidin (trong quả) chống giai đoạn
truyền lan của ung thƣ fibrosarcom HT-1080.
Vì vậy, có ý kiến đã khun nên sử dụng nƣớc ép cà tím khi ngƣời
bệnh đang dùng xạ trị và cả ngay sau khi phẫu thuật ung thƣ.
Tại Áo, nhóm chuyên gia Trƣờng đại học Graz đã chứng minh tác dụng

khử chất béo của loại cà tím, đƣợc thể hiện rõ khi sử dụng cà tím với các thức ăn
động vật. Theo Liex Applegate, cà tím có tác dụng tốt cho tim hoạt động. Các
nhà khoa học đã xác minh chất nasunin trong cà tím có khả năng hạ thấp lƣợng


11
cholesterol ure huyết nên rất có lợi trong điều trị các bệnh tim mạch, huyết áp
cao, béo phì vì cho năng lƣợng thấp (trong 1 kg cà tím chỉ có 454 kcalo), trị đái
tháo đƣờng. Cà tím lại chứa nhiều kali nên đã giúp hạ huyết áp cao.
Tại Hoa Kỳ, đã xác nhận cà tím có tác dụng kích thích tiết mật và tụy
tăng cƣờng khả năng tiêu hóa giúp nhuận tràng, giải độc, có lợi cho bệnh gan
mật, lợi tiểu, chống phù nề, đàm thấp, hỗ trợ trong việc điều trị bệnh thận.
Thực nghiệm tại Hoa Kỳ cũng thấy rằng động vật đƣợc uống nƣớc ép cà tím
khi gây động kinh nhân tạo, thì khơng thấy xuất hiện triệu chứng và khơng
phát bệnh. Vì thế, y học có lời khuyên những ngƣời dễ bị kích động tâm thần
mỗi khi thấy thần kinh căng thẳng nên uống 1 ly nhỏ nƣớc ép cà tím [29].
Tuy họ cà là nguồn cung cấp lƣơng thực, thực phẩm, gia vị quan trọng và
một số loại thuốc có giá trị nhƣng có một số lồi thuộc họ cà có chứa nhiều
glucosid dạng ankaloid có thể gây ra ngộ độc đối với con ngƣời và động vật
[1], [11].
1.3.3. Giá trị kinh tế
Trồng cà tím khơng khó, dễ trồng hơn so với các lại rau màu khác bởi
cây cà tím có đặc tính chịu đựng và sống đƣợc ở những vùng đất kém dinh
dƣỡng mà vẫn cho năng suất cao, ít sâu, bệnh. Cà tím có thời gian thu hoạch
kéo dài khoảng 3-4 tháng, cách vài ngày hái một lần. Trồng cà tím nếu chăm
sóc kĩ thì cà có thể duy trì thu hoạch trái trong suốt từ 4-5 tháng liền, năng
suất luôn ổn định. Cà tím đƣợc chế biến thành nhiều món ăn phong phú, thời
gian bảo quản đƣợc lâu và dễ vận chuyển, thu hái hơn so với các loại rau khác
nên rất đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng. Theo ƣớc tính năng suất trung bình đạt 80
tấn/ha, nếu chăm sóc tốt đạt 100 tấn/ha/năm. Nếu đầu ra ổn định, giá bán cà

bình quân 4.000đ -10.000 đ/kg. Nhƣ vậy, sau khi trừ chi phí, ngƣời nông dân
vẫn thu lãi rất lớn.


12
1.4. Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của cây cà tím
1.4.1 Đặc điểm hình thái cây cà tím
Cà là cây mọc đứng, sống 1 năm hay nhiều năm, gốc hóa gỗ, cao 0,51m hoặc cao hơn. Thời gian sinh trƣởng của cây cà từ 4 -5 tháng.
* Rễ: Có tiết diện trịn, tâm đơi khi bị lệch, rễ cọc, phát triển rất khỏe,
lan rất rộng và tƣơng đối sâu.
* Thân: Có tiết diện trịn, thân non màu lục hay lục tím và đầy lơng,
phân nhánh hình sao, thân già màu nâu xám, nhiều nốt sần.
* Lá: Lá đơn, mọc so le, đoạn mang hoa có hiện tƣợng lồi cuống lá nên
mỗi mấu có một lá to và một lá nhỏ. Phiến lá dài 8 -18 cm, ngang 6 -10 cm, hai
mặt đầy lông mịn, mặt trên màu lục sậm hơn mặt dƣới, đầu thuôn nhọn, đáy
không đối xứng, hai bên lệch một đoạn 5 - 20 mm, bìa có thùy cạn hình lơng
chim. Gân lá hình lơng chim nổi rõ ở mặt dƣới, mặt trên gân giữa màu lục hay
tím. Cuống lá dài 2 - 4 cm, hình trụ, hơi phẳng, đầy lông mịn [2], [14].
*Cụm hoa: Hoa đều, lƣỡng tính, mẫu 5, màu tím, cuống màu lục tím,
cong hƣớng xuống phía dƣới. Lá đài 5, màu lục tím, mặt ngồi có lơng mịn,
có một gân dọc ở giữa nổi rõ, dính nhau khoảng một nửa phía dƣới thành ống
hình chén có 5 cạnh, phía trên chia thành 5 phiến hình tam giác, đều nhau,
ngang 2 mm, phía đầu thn hẹp, tiền khai hoa van. Cánh hoa có 5 cánh, dính
nhau phía dƣới thành ống ngắn, hẹp và màu lục, phía trên loe rộng và có màu
tím. Nhị 5, rời, dài bằng nhau, đính ở đáy ống tràng và xếp xen kẽ với cánh
hoa. Chỉ nhị vàng nhạt, nhẵn. Bao phấn thuôn, vàng sậm, xếp chụm vào nhau
thành một ống thẳng đứng bao quanh vòi nhụy. Hạt phấn rời, màu vàng, có
một rãnh dọc ở giữa. Nỗn 2, đặt lệch so với mặt phẳng đối xứng của hoa,
dính nhau thành bầu 2 ô. Các vách giả xuất hiện sớm, chia bầu thành 4 ô, 2 ô
to và 2 ô nhỏ. Mỗi ơ có thể lại chia thành 2 ơ nhỏ hơn. Mỗi ơ nhiều nỗn, đính

nỗn trung trụ, bầu trên, màu trắng ngà, phía đầu có lơng trắng thƣa, có 4


13
thùy. Vịi nhụy 1, hình sợi, thẳng, đầy lơng mịn màu trắng. Đầu nhụy 1, hình
cầu, màu lục sậm, chia 2 thùy cạn [14].
* Quả: Thuộc loại quả mọng đơn lẻ, thn, phía đầu nhỏ hơn phía đáy,
dài 17 -19 cm, đƣờng kính 4 - 5 cm, vỏ láng bóng, màu tím sậm khi chín;
cuống dài 4 -5 cm. Hạt nhiều, màu nâu, nhẵn, hình dĩa, có một đƣờng viền
màu vàng nhạt xung quanh bìa [2]
* Hạt: Hạt màu vàng nhạt, dạng thấu kính lồi, cỡ 3 - 4 x 2,5 - 3,5 mm.
Quả có chứa nhiều hạt nhỏ, mềm. Hạt thƣờng có màu vàng sáng hoặc tối, tùy
theo giống mà số hạt ít hay nhiều.
1.4.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây cà tím
Cà là loại cây rau đƣợc trồng khắp nơi từ vùng có khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm đến vùng cận nhiệt đới ơn hịa hoặc vùng ơn đới ấm, là cây ngắn
ngày, ƣa sáng và ƣa ẩm. Thời kỳ gieo trồng thích hợp vào thời điểm mát mẻ
nhƣ mùa xuân, mùa thu đông, nhiệt độ trung bình 20-26 độ C.
Cà tím thuộc lồi sinh trƣởng nhanh, từ khi gieo hạt đến khi ra hoa quả chỉ
khoảng 2 tháng. Hoa thụ phấn chủ yếu bằng côn trùng hoặc tự thụ phấn, tỷ lệ thụ
phấn tƣơng đối cao. Cây ra hoa, quả vào tháng 3 đến tháng 6 trong năm.
* Thời kỳ từ gieo đến mọc
Thời kỳ này bắt đầu từ khi hạt giống đƣợc hút nƣớc trƣơng ra cho tới khi
cây có hai lá mầm. Thời gian này tùy thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nhƣ nhiệt
độ, độ ẩm đất, phẩm chất hạt. Vụ hè thời kì này khoảng 4 -5 ngày trong điều
kiện độ ẩm thích hợp. Nếu nhiệt độ thấp làm cho thời gian này kéo dài hơn có
thể lên tới 7 -10 ngày. Nhiệt độ phù hợp cho giai đoạn này là 260C-300C. Nếu
nhiệt độ cao hơn 400C thì ảnh hƣởng đến cây con và nếu nhiệt độ thấp hơn 80 C
làm cho hạt lâu mọc mầm. Thời kỳ mọc phải đủ ẩm, yêu cầu độ ẩm trong thời kỳ
này từ 75 -80%. Đây là thời kỳ quyết định đến sức khỏe cây con.

* Thời kỳ mọc đến ra hoa
Đây là thời kỳ sinh trƣởng dinh dƣỡng. Giai đoạn đầu cây sinh trƣởng


14
chậm và chịu ảnh hƣởng nhiều của nhiệt độ, độ ẩm, đến lúc sắp ra nụ, hoa tốc
độ sinh trƣởng tăng nhanh. Đây là thời kỳ mấu chốt để thân to, lá khỏe, rễ ăn
sâu. Thời kỳ này cây chịu hạn tốt nhất, thời gian sinh trƣởng của giai đoạn
này phụ thuộc vào đặc tính di truyền của giống.
*Sinh trưởng sinh thực: Bao gồm các thời kỳ ra hoa; tạo quả, hình
thành hạt; quả già và chín. Lúc ra hoa cà tím vẫn tiếp tục phát triển cả thân, lá,
rễ. Thời kỳ này yêu cầu dinh dƣỡng lớn. Hoa cà tím thƣờng nở vào buổi sáng,
nhƣng nếu trong điều kiện trời âm u, nhiệt độ thấp, thì thời gian nở hoa muộn
hơn. Sau khi thụ phấn hình thành quả (5 -7 ngày), khi quả phát triển tối đa thì
hạt mới phát triển. Độ ẩm trong thời gian này có ảnh hƣởng lớn đến tốc độ
phát triển của quả và hạt. Khi bắt đầu có quả, cây ra hoa và quả liên tục. Sau
mỗi đợt thu hoạch nên bổ sung dinh dƣỡng cho cây, tỉa cành đã thu trái để đạt
năng suất cao.
1.5. Điều kiện sinh thái và kỹ thuật canh tác cây cà tím
1.5.1. Các yếu tố sinh thái
- Nhiệt độ: Cây yêu cầu nhiệt độ ấm cho sinh trƣởng, phát triển. Cà tím
phát triển tốt nhất ở nhiệt độ 21 - 29°C. Nhiệt độ ban ngày 25 -32°C, nhiệt độ
ban đêm 21 -27°C là nhiệt độ tốt nhất cho sản xuất hạt giống. Ở nhiệt độ thấp
hơn thì tỷ lệ đậu quả giảm, ở nhiệt độ thấp và ẩm độ cao cũng làm giảm năng
suất đáng kể.
+ Khi nhiệt độ giảm vào mùa thu, cà tím vẫn ra quả nhƣng độ đậu trái
giảm và trái cây phát triển chậm hơn. Cà tím thƣờng nhạy cảm với nhiệt độ
lạnh hơn so với các cây họ cà khác nhƣ là cà chua và ớt.
- Độ ẩm: Cây cà tím có khả năng chịu hạn và lƣợng mƣa cao, nhƣng
không chịu đƣợc đất úng nƣớc trong một thời gian dài vì độ ẩm cao kéo dài

làm cây dễ bị nấm thối rễ. Độ ẩm đất 60 - 80% Độ ẩm khơng khí 65 -75% là
thích hợp cho cây sinh trƣởng, phát triển.


15
- Ánh sáng: Cây cà nói chung, cà tím nói riêng không yêu cầu khắt khe
ánh sáng ngày dài để ra hoa, hoa cà có thể là hoa đơn họăc hoa chùm hoàn
chỉnh phù hợp cho tự thụ phấn.
- Đất đai: Đây là yếu tố quan trọng nhất trong suốt quá trình từ gieo
hạt, sinh trƣởng phát triển đến thu hoạch của cây cà. Ở giai đoạn vƣờn ƣơm
(gieo hạt) cần chọn đất tốt, giàu mùn, giàu chất dinh dƣỡng, có khả năng giữ
ẩm và thốt nƣớc tốt, sạch bệnh, làm đất nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ, lên luống bằng
phẳng. Khi đem cây ra trồng ngoài sản xuất, nên chọn đất tốt, dễ chủ động
tƣới tiêu để tạo điều kiện cho cây sinh trƣởng, phát triển tốt. Đất trồng thích
hợp là đất thốt nƣớc tốt, pha cát và khơng cao hơn 800 m so với mực nƣớc
biển. pH thích hợp cho cây phát triển là 6,0 - 7,5. [2], [35].
1.5.2. Kỹ thuật canh tác cây cà tím
Giống: Nên trồng cà tím địa phƣơng năng suất cao và chống bệnh khá.
Cà tím đƣợc gieo qua liếp ƣơm, sau đó chuyển cây non ra trồng trên ruộng
Lƣợng hạt giống để trồng cho 1.000 m2: 30 -40 gram, hạt cần đƣợc xử lý
trƣớc khi gieo bằng nƣớc nóng 54 0C hoặc bằng một trong các loại thuốc:
Rovral, Aliette, Zineb …
Thời vụ: Vụ Đông xuân có thể trồng từ tháng 9 đến tháng 3 dƣơng
lịch năm sau, vụ Hè thu có thể trong từ tháng 4 đến tháng 7. Vụ Hè thu nên
tránh trồng vào tháng 5, tháng 6 vì thƣờng bị sâu đục quả gây hại nặng, Vụ
Đông xuân không nên trồng vào tháng 12 và tháng 1 vì cũng thƣờng bị sâu
đục quả gây hại vào thời gian thu hoạch.
Chuẩn bị đất: Cà tím yêu cầu đất phải tơi xốp nhiều mùn và dễ thoát
nƣớc. Nên phơi đất vài tuần trƣớc khi trồng. Đất cần đƣợc xử lý qua tro và
vôi; lƣợng bón 50 kg vơi, 60 kg tro cho 1000 m2.

Liếp ƣơm cũng nhƣ liếp trồng cần đƣợc vun cao 20 -25 cm vụ Đơng
xn có thể khơng cần lên liếp. Khơng trồng liên tục nhiều vụ cà tím trên


16
cùng một chân đất và khơng đƣợc trồng cà tím trên đất đã trồng các loại cây
họ cà: Ớt, cà chua, thuốc lá, nên luân canh với các loại cây trồng họ khác.
Khoảng cách trồng: Trên liếp ƣơm nên gieo hàng với khoảng cách 40
cm x 40 cm. Trên liếp trồng 1 hàng, hàng cách hàng 1,0 m, cây cách cây 60
cm. Mùa mƣa có thể trồng thƣa hơn. Có thể trồng xen với cây tỏi hoặc các
loại cây rau khác họ ngắn ngày, vào giữa 2 hàng cà tím.
Phân: Tính cho 1.000 m2.
* Bón lót: Phân chuồng hoai mục 3 -4 tấn, Super lân 35 -40 kg, có thể
bổ sung thêm ure 5 -6 kg, KCl 3 -4 kg.
* Bón thúc: Lần 1 (7 -8 ngày sau khi trồng) ure 5 - 6 kg, KCl 3 - 4 kg,
20 kg NPK (16 -16 - 8); Lần 2 (25 -30 ngày sau khi trồng ): ure 7 -8 kg, KC1
4 -5 kg , 20 kg NPK (16 – 16 - 8 ); Lần 3 (45 - 50 ngày sau khi trồng ) ure 810 kg KCl 5 - 6 kg , 20 kg NPK (16 -16 - 8 ).
Nên bón thúc thêm vào sau thu hoạch đợt quả đầu tiên ure 5 kg, KCl
5 kg và khoảng 10 kg phân NPK (16 -16 - 8).
Tƣới nƣớc: Tùy điều kiện thời tiết, khả năng giữ nƣớc của đất, cách
tƣới (tƣới thấm, tƣới phun mƣa hay tƣới bằng thùng búp sen) mà số lần tƣới
trong tuần có khác nhau sao cho cung cấp đủ nƣớc cho cây. Theo kinh
nghiệm thực tế trồng trọt thì vào những ngày nắng, với chân đất cát pha, 3
ngày tƣới nƣớc 1 lần. Nƣớc tƣới, đƣợc dẫn vào các rãnh giữa các luống ngập
2/3 rãnh luống, cho nƣớc ngấm vào mặt luống khoảng 2 - 3 giờ rồi tháo cạn
nƣớc đi. Không để mặt luống bị khô, độ ẩm đất 60% - 70% là đƣợc. Nếu
trồng với diện tích nhỏ thì khơng cần phủ bạc nhựa nên tƣới thẳng lên mặt
luống, và tƣới thƣờng xuyên hơn. Nếu có điều kiện, nên tƣới nhỏ giọt tránh
làm ƣớt lá. Trong q trình chăm sóc cần quan sát độ ẩm đất, thiếu hoặc dƣ
thừa nƣớc đều làm cho cây phát triển kém và khó đậu trái, dễ làm rụng hoa

[12], [28].


17
Tỉa và cắt cành: 2 tuần sau khi bắt đầu thu hoạch, tiến hành tỉa nhánh
phụ, khơng tỉa nhánh chính, loại bỏ trái hƣ. Nhánh đã thu trái, chừa lại mầm
tốt để tiếp tục lấy trái. Thông thƣờng mỗi tuần tỉa một lần tùy theo cây rậm
rạp nhiều hay ít. Khi cây cà tím cao khoảng 1,6 m, bấm đọt 4 nhánh chính để
cho ra nhiều nhánh phụ để tăng lƣợng trái.
Phòng trừ sâu, bệnh: Cần chú ý các loại sâu, bệnh hại chính sau đây:
Sâu đục trái cây xanh, rầy trắng, bọ trĩ, sâu đo xanh, bệnh héo rũ, bệnh phấn
trắng, bệnh thối trái…
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp nhƣ vệ sinh đồng ruộng, luân
canh với cây trồng khác họ cà, lƣu ý việc sử dụng thuốc đúng kỹ thuật sẽ
mang lại hiệu quả cao. Theo Ngô Quang Vinh, Phạm Văn Biên [19], ở cây cà
thƣờng có các loại sâu, bệnh và cách phòng trừ nhƣ sau:
* Dế, sâu đất: Phá hại lúc mới gieo, lúc cây còn nhỏ, chúng ăn đọt, lá
non của cây. Xử lý đất bằng cách rải Basudin hạt trên mặt bầu (1bầu giống
khoảng 20 hạt thuốc). Có thể phun thuốc phịng trừ nhƣ: Nockthrin, Decis.
* Sâu xanh, sâu đục bông, đục trái: Phá hoại mọi giai đoạn sinh
trƣởng của cây. Chúng cắn phá lá non, bông, và đục vào trái tạo thành những
đƣờng hầm trong trái. Có thể phun Padan 95, BT (thuốc vi sinh), Regent
xanh, Nockthrin.
* Ruồi đục trái: Phá hoại mọi giai đoạn sinh trƣởng của cây. Ruồi đẻ
trứng trong lá, rồi nở thành ấu trùng, đục lòn thành đƣờng hầm dƣới mặt lá.
Dùng thuốc Nockthrin, Polytrin, Confidor, Regent xanh để phòng, trị.
- Đối với rầy xanh, rầy trắng: Dùng một trong các loại thuốc: Actara,
Trebon ...
* Rệp (rệp bông, rệp đen): Phá hoại mọi giai đoạn sinh trƣởng của
cây. Rệp tập trung ở lá, đọt non, chích hút nhựa lá làm cây chậm phát triển.

Dùng thuốc Nockthrin, Karate để phòng trị.


×