Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón kcl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất và phẩm chất của giống ngô lai bioseed 9698 trồng tại thị xã an khê, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.75 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

PHAN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN KCl ĐẾN
MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT VÀ
PHẨM CHẤT CỦA GIỐNG NGÔ LAI BIOSEED 9698
TRỒNG TẠI THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH GIA LAI

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 8420114

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Võ Minh Thứ


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ
một học vị nào. Các tài liệu trích dẫn đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp
đỡ đã đƣợc cảm ơn.
Gia Lai, ngày 25 tháng 09 năm 2021
Tác giả luận văn

Phan Thị Thảo


LỜI CẢM ƠN
Hồn thành luận văn này, trƣớc hết tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
thầy giáo PGS,TS. Võ Minh Thứ đã tận tình hƣớng dẫn tơi trong suốt q
trình thực hiện đề tài.


Tơi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô là Lãnh đạo, giảng viên SinhKhoa KHTN, Phòng Đào tạo sau đại học Trƣờng Đại học Quy Nhơn đã quan
tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong thời gian học tập
nghiên cứu tại trƣờng.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Cán sự và học viên lớp Cao học Sinh học
thực nghiệm K22.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn tới Ban Giám Hiệu trƣờng THPT DTNT
Đông Gia Lai, các bạn bè, đồng nghiệp ngƣời thân trong gia đình đã động
viên, giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Gia Lai, ngày 25 tháng 9 năm 2021
Tác giả luận văn

Phan Thị Thảo


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................... 3
4. Bố cục luận văn ......................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Nguồn gốc, giá trị và vị trí phân loại của cây ngơ ................................. 4
1.1.1. Nguồn gốc cây ngơ .......................................................................... 4
1.1.2. Vị trí phân loại cây ngô .................................................................. 5
1.1.3. Giá trị của cây ngô ........................................................................... 5

1.2. Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của cây ngơ ..................................... 7
1.2.1. Đặc điểm hình thái của cây ngơ ....................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm sinh trƣởng phát triển và năng suất của cây ngô ........... 10
1.3. Các yếu tố sinh thái ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của cây ngô ... 13
1.3.1. Điều kiện sinh thái của cây ngô ..................................................... 13
1.3.2. Dinh dƣỡng khống của cây ngơ ................................................... 15
1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngơ trên thế giới và Việt Nam ............. 17
1.4.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ trên thế giới ................................ 17
1.4.2.Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ ở Việt Nam.................................. 21
1.4.3.Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngô ở Gia Lai ..................................... 23


1.4.4.Tình hình sản xuất, tiêu thụ ngơ ở An Khê ..................................... 24
1.5 . Kĩ thuật canh tác ngô........................................................................... 25
1.5.1. Thời vụ........................................................................................... 25
1.5.2. Mật độ và khoảng cách cây ........................................................... 25
1.5.3. Phân bón và cách bón phân ........................................................... 26
1.5.4. Chăm sóc ....................................................................................... 26
1.6. Tình hình nghiên cứu phân bón kali đối với cây trồng ở trên thế giới 27
1.7. Điều kiện thời tiết ở khu vực thí nghiệm ............................................. 31
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................... 33
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................... 33
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 33
2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 33
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu...................................................................... 34
2.4.1. Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm ...................................................... 34
2.4.2. Phƣơng pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu ............................. 35
2.5. Phƣơng pháp xử lí số liệu .................................................................... 39
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LU N .......................... 40

3.1. Một số chỉ tiêu dinh dƣỡng trong đất trƣớc khi trồng thí nghiệm........ 40
3.2. Một số chỉ tiêu hóa sinh trong lá của giống ngơ lai dƣới tác động
của phân bón KCl ........................................................................................ 41
3.2.1. Hàm lƣợng nƣớc tổng số và hàm lƣợng chất khô .......................... 41
3.2.2. Hàm lƣợng diệp lục trong lá ngô lai .............................................. 43
3.2.3. Hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá .................................................... 46
3.3. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của giống ngô lai dƣới tác động của phân
bón KCl ....................................................................................................... 46
3.3.1. Thời gian sinh trƣởng .................................................................... 46
3.3.2. Chiều cao cây và và tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây .................. 49


3.3.3. Số lá trên cây và tốc độ ra lá .......................................................... 51
3.3.4. Chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp và số lá/cây của
giống ngô lai ............................................................................................ 54
3.3.5. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống ngô lai ...................... 56
3.4. Các yếu cấu thành năng suất và năng suất của giống ngô lai dƣới tác
động của phân bón KCl ............................................................................... 59
3.4.1. Các yếu tố cấu thành năng suất...................................................... 59
3.4.2. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của giống ngô lai ....... 60
3.5. Một số chỉ tiêu phẩm chất hạt của giống ngô lai.................................. 63
3.5.1. Chất khô trong hạt ......................................................................... 63
3.5.2. Hàm lƣợng protein và hàm lƣợng tinh bột tổng số ........................ 64
3.6. Ảnh hƣởng của phân bón KCl đến khả năng chống chịu một số loại
sâu, bệnh hại ngô ......................................................................................... 64
3.7. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân KCl đối với giống ngô lai .... 66
KẾT LU N VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 68
1.Kết luận .................................................................................................... 68
2. Đề nghị .................................................................................................... 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 70

PHỤ LỤC
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LU N VĂN (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ ĐẦY ĐỦ

TỪ VIẾT TẮT
CT

Công thức

ĐC

Đối chứng

CTTN

Cơng thức thí nghiệm

CCCCC

Chiều cao cây cuối cùng

CCĐB

Chiều cao đóng bắp

CV


Coefficient of Variation (Hệ số biến thiên)

CYMMYT

International Maize and Wheat Improvement Center
(Trung tâm cải tạo Ngơ và Lúa mì Quốc tế)

DL

Diệp lục

DT

Diện tích

DTL

Diện tích lá

P100

Khối lƣợng 100 hạt

FAO
LAI
LSD0,05

Food and Agricultural Organization (Tổ chức Liên Hiệp
Quốc về Lƣơng thực và Nơng nghiệp)
Chỉ số diện tích lá

Sai khác có ý nghĩa nhỏ nhất ( Least Significant
Difference)

NN - PTNT

Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TACN

Thức ăn chăn nuôi

TTXK

Thị trƣờng xuất khẩu

TTNK

Thị trƣờng nhập khẩu


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Giá trị dinh dƣỡng (trong 100g ngô tƣơi) ........................................ 5

Bảng 1.2. Dự báo cung cầu ngô thế giới niên vụ 2019/2020 ......................... 19
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam giai đoạn 2009 – 2020 .......... 21
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng ngô tỉnh Gia Lai (2015- 2020) . 23
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất ngơ ở Thị xã An Khê (2015 - 2020) ................ 24
Bảng 1.6. Diễn biến một số yếu tố thời tiết cơ bản trong thời gian thí
nghiệm ............................................................................................ 31
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu trong đất trƣớc khi trồng thí nghiệm ..................... 41
Bảng 3.2. Hàm lƣợng nƣớc tổng số và chất khô trong lá của giống ngô lai
qua 2 giai đoạn sinh trƣởng, phát triển ........................................... 42
Bảng 3.3. Hàm lƣợng diệp lục trong lá ngô lai qua 2 giai đoạn sinh trƣởng
và phát triển (mg/g lá tƣơi) ............................................................. 44
Bảng 3.4. Hàm lƣợng nitơ tổng số trong lá ngô lai qua 2 giai đoạn .............. 46
Bảng 3.5. Thời gian sinh trƣởng của giống ngô lai (ngày) ............................. 47
Bảng 3.6. Chiều cao cây của giống ngô lai ở các thời điểm.......................... 49
Bảng 3.7. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây của giống ngô lai (cm/ngày) 51
Bảng 3.8. Số lá/cây của giống ngô lai ở các thời điểm .................................. 52
Bảng 3.9. Động thái tăng trƣởng số lá/cây của giống ngô lai (lá/ngày) ......... 53
Bảng 3.10. Chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp và số lá/cây của
giống ngơ lai ................................................................................... 54
Bảng 3.11. Diện tích lá và chỉ số diện tích lá của giống ngơ lai .................... 58
Bảng 3.12. Các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô lai ....................... 59
Bảng 3.13. Năng suất lý thuyết và năng suất thực thu .................................. 61
Bảng 3.14. Hàm lƣợng chất khô, tinh bột và protein trong hạt ngô .............. 63


Bảng 3.15. Tỉ lệ cây ngô bị nhiễm sâu đục thân, bệnh khô vằn và tỉ lệ đổ
ngã .................................................................................................. 65
Bảng 3.16. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón KCl đối với giống
ngơ lai ............................................................................................. 67



DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Hàm lƣợng diệp lục trong lá ngô lai qua 2 giai đoạn sinh
trƣởng và phát triển (mg/g lá tƣơi) ................................................. 45
Biểu đồ 3.2. Chiều cao cây của giống ngô lai ở các thời điểm ..................... 50
Biểu đồ 3.3. Số lá của giống ngô lai qua các thời điểm ................................. 53
Biểu đồ 3.4. Chiều cao cây cuối cùng, chiều cao đóng bắp của cây ngơ ....... 55
Biểu đồ 3.5. Diện tích lá của giống ngơ lai qua các thời điểm ....................... 58
Biểu đồ 3.6. Chỉ số diện tích lá của giống ngơ lai qua các thời điểm ............ 59
Biểu đồ 3.7. Năng suất lý thuyết và NSTT ở các công thức .......................... 63


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cây ngô (Zea mays L.) là một loại ngũ cốc quan trọng trên thế giới,
đứng thứ ba sau lúa gạo và lúa mì. Cây ngô đƣợc phát hiện cách đây 7.000
năm tại Mêxicô và Pêru. Với những đặc điểm quý nhƣ: tính thích ứng rộng,
chống chịu tốt với điều kiện bất lợi và sâu, bệnh hại, có tiềm năng năng suất
cao mà cịn có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều quốc gia. Ngô
cung cấp lƣơng thực cho 1/3 dân số thế giới, nhiều nƣớc Trung Mỹ, Nam Á
và Châu Phi coi ngơ là cây lƣơng thực chính nhƣ ở Ấn Độ có tới 90%, ở
Philippin có tới 66% sản lƣợng ngô đƣợc dùng làm lƣơng thực cho con ngƣời
(Ngô Hữu Tình, 2007) [22]. Sản xuất ngơ đang đƣợc đánh giá là một ngành
sản xuất có nhiều triển vọng bởi nhu cầu ngơ đang tăng nhanh ở quy mơ tồn
cầu vì ngô không chỉ là thức ăn cho chăn nuôi, mà ngơ cịn là ngun liệu
dùng để chế biến ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau để phục vụ cho nhu cầu
sống của con ngƣời.
Tại Việt Nam, đã từ lâu cây ngơ đƣợc xem là loại cây trồng xóa đói giảm

nghèo cho nơng dân vì tính hiệu quả và khả năng thích ứng cao của nó. Diện
tích, năng suất và sản lƣợng ngô không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, sản lƣợng
ngô trong nƣớc vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu, hàng năm cịn phải nhập khẩu
một lƣợng lớn ngơ ngun liệu để chế biến thức ăn chăn nuôi. Trong những
năm tới, ngơ vẫn là cây có vai trị quan trọng trong hệ thống canh tác. Vì vậy,
để cây ngơ Việt Nam phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho ngƣời sản xuất, việc đánh giá đúng thực trạng sản xuất, đƣa ra các giải
pháp cụ thể, đồng thời nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp cho
từng vùng sản xuất ngô là điều hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Gia Lai là một tỉnh cao ngun có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong


2
năm đƣợc chia 2 mùa: mùa mƣa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10, mùa khô
bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Với khí hậu này, nhìn chung Gia Lai
thích hợp cho phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâm
nghiệp, chăn nuôi đại gia súc...Trong các cây nơng nghiệp thì cây ngơ là một
trong những cây phù hợp với điều kiện canh tác ở đây, với tổng diện tích sơ
bộ hiện nay tính đến năm 2020 là 44.454 ha, năng suất 47,60 tạ/ha, sản lƣợng
đạt 211.787 tấn[39]. Thị xã An Khê là một huyện ở phía Đơng của tỉnh Gia
Lai có diện tích ngơ khá lớn, theo số liệu thống kê sơ bộ của năm 2020 Thị xã
An Khê có 65 ha ngô với tổng sản lƣợng 312 tấn đạt năng suất 48 tạ/ha.[14].
Hiện nay có nhiều cơng trình nghiên cứu về biện pháp kĩ thuật để tăng
năng suất ngô, song việc nghiên cứu ảnh hƣởng của nguyên tố kali đến năng
suất ngơ thì chƣa đƣợc nhiều. Kali là một trong những nguyên tố rất quan
trọng đối với cây trồng, bởi vì kali hoạt hóa nhiều enzyme xúc tác cho q
trình quang hợp, sinh tổng hợp cellulose, tinh bột, protein, saccharose...Ngô là
cây tích lũy tinh bột, do vậy rất cần kali. [4],[6].
Do đó, để tăng năng suất ngơ cần bón phân hợp lí, ngồi các ngun
tố nitơ, phospho, cần phải chú trọng kali. Tuy nhiên, ở Thị xã An Khê, tỉnh

Gia Lai với mức bón phân kali nhƣ thế nào để cây ngơ sinh trƣởng, phát triển
tốt cho năng suất cao thì chƣa đƣợc nghiên cứu.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã tiến hành đề tài: “ Nghiên
cứu ảnh hưởng của phân bón KCl đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng
suất và phẩm chất của giống ngô lai Bioseed 9698 trồng tại Thị xã An Khê,
tỉnh Gia Lai”.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Qua nghiên cứu, chọn ra liều lƣợng phân bón kaliclorua thích hợp
đối với cây ngô để cho năng suất cao và phẩm chất tốt.
- Góp phần đề xuất quy trình kỹ thuật bón phân kali cho ngƣời trồng


3
ngô ở thị xã An Khê, và một số vùng lân cận.
- Đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón kali đối
với cây ngơ lai Bioseed 9698.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài góp phần khẳng định vai trị của ngun tố kali đối với quá trình
sinh trƣởng, khả năng chống chịu, cũng nhƣ năng suất, phẩm chất của cây
trồng nói chung và cây ngơ lai nói riêng.
Cung cấp thêm một số tƣ liệu về các chỉ tiêu sinh trƣởng, năng suất,
phẩm chất của cây ngô trồng ở thị xã An Khê.
Bổ sung tƣ liệu cho công tác giảng dạy và nghiên cứu.
Đề xuất mức phân bón kali thích hợp làm tăng năng suất, phẩm chất
giống ngơ lai Bioseed 9698, góp phần làm tăng thu nhập và hiệu quả kinh tế
cho ngƣời trồng ngơ.
4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm các phần chính:
Mở đầu
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu

Chƣơng 2. Đối tƣợng, nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo


4

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, giá trị và vị trí phân loại của cây ngơ
1.1.1. Nguồn gốc cây ngô
Theo Vavilov (1926), Mexico và Peru là những trung tâm phát sinh và đa
dạng di truyền của cây ngô. Mexico là trung tâm thứ nhất, nơi phát sinh ra cây
ngô. Vùng Andet (Peru) là trung tâm thứ hai, nơi cây ngơ trải qua q trình
tiến hóa nhanh chóng. Cho tới nay, có nhiều giả thiết về nguồn gốc di truyền
của cây ngơ, có thể tóm tắt sau:
 Cây ngơ là cây lai giữa Teosinte và một thành viên không rõ thuộc chi
Andrôpgoneae.
 Cây ngô là cây lai nhị bội tự nhiên giữa các loài Á châu thuộc chi
Maydeae và Andropogoneae
 Ngô là cây lai giữa ngô bọc, Teosinte và Trisacum.
 Ngô là cây lai của ngô bọc Nam Mỹ, Trisacum Trung Mỹ và Teosinte.
 Ngô, Teosinte và Trisacum bắt nguồn riêng rẽ từ một dạng tổ tiên
chung.
 Teosinte là nguồn gốc của ngô sau một hoặc nhiều đột biến.
Trong nhiều giả thuyết, thuyết Teosinte (Beadle, 1939: Langham,
1940:Langley,1941) cho rằng, có một hoặc nhiều đột biến xảy ra với cây
Teosinte đã làm thay đổi một vài cấu trúc đã tạo nên cây ngô nguyên thủy,
đây là giả thuyết thuyết phục nhất. Gần đây, Beadle (1978), Kato (1988), phân
tích sự tƣơng đồng về hình thái tế bào, đặc biệt là các phức hợp nốt (Knob

complexes) ở nhiễm sắc thể đã khẳng định rằng, ngô bắt nguồn từ Teosinte ở
Mexico.
Cây ngô đƣợc đƣa vào Việt Nam khoảng 300 năm trƣớc, có thể thông
qua 2 con đƣờng, từ Trung Quốc và từ Indonesia. Một số tƣ liệu cho rằng,


5
ngƣời Bồ Đào Nha đã nhập ngô vào Java (Indonêsia) có thể trực tiếp từ Nam
Mỹ vào năm 1496. Sau đó, ngơ từ Indonesia chuyển sang Việt Nam [20].
1.1.2. Vị trí phân loại cây ngơ
Cây ngơ có tên khoa học là Zea mays L., thuộc chi Maydeae, họ Hòa
thảo (Poaceae), bộ Hòa thảo (Poales), lớp một lá mầm (Monocotyledoneae),
nghành hạt kín (Angiospermatophyta), phân giới thực vật bậc cao
(Cormobionta). Hiện nay trên thế giới tồn tại hai hệ thống phân loại đối với
loài Zea mays [20], [25], [27].
1.1.3. Giá trị của cây ngô
1.1.3.1. Giá trị dinh dưỡng
Ngô là cây lƣơng thực giàu dinh dƣỡng, là một loại ngũ cốc rất có lợi cho
sức khỏe. Đây không chỉ là một nguồn thực phẩm giàu năng lƣợng, hàm
lƣợng dinh dƣỡng cao mà còn giúp tránh nguy cơ ung thƣ, các bệnh về tim
hay chứng tăng huyết áp... . Thành phần các chất dinh dƣỡng trong hạt ngơ
đƣợc trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Giá trị dinh dƣỡng (trong 100 g ngô tƣơi)

Năng lƣợng

354 kcal

Niacine (B3)


11 mcg

Carbohydrate

21 g

Folate (B9)

6 mcg

Đƣờng

4,5 g

Vitamin C

1mcg

Chất xơ

2,4 g

Vitamin B2

100 mcg

Chất béo

1,5 g


Magiê

27 mg

Chất đạm

3,4 g

Calci

30 mg

Vitamin A

1 mg

Phospho

190 mg

300 mcg

Nƣớc

13,8 g

Thiamine (B1)

(Nguồn: CAROTY, 2017)
Ngô là loại thực phẩm giàu calo, có nguồn vitamin dồi dào, giàu chất

khống, và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ tim mạch và cải thiện tình trạng
thiếu máu, giảm mức cholesterol, giảm đau khớp, xƣơng và có tác dụng tốt


6
cho bệnh nhân Alzheimer. So với lúa gạo, các thành phần nêu trong bảng 1.1
đều cao hơn. Đặc biệt là hàm lƣợng các acid amin không thay thế trong protein
nội nhũ của hạt khá cao [20].
1.1.3.2. Giá trị sử dụng
Làm lƣơng thực cho con ngƣời: Ngô là một trong những loại cây lƣơng
thực quan trọng góp phần ni sống gần 1/3 dân số thế giới. Tất cả các nƣớc
trồng ngô nói chung đều ăn ngơ ở mức độ khác nhau, 21% sản lƣợng ngô thế
giới (hơn 100 triệu tấn) đƣợc sử dụng làm lƣơng thực cho con ngƣời. Các
nƣớc Trung Mỹ, Nam Á và Châu Phi sử dụng ngô làm lƣơng thực chính. Các
nƣớc Đơng Nam Phi sử dụng 72% sản lƣợng ngô làm lƣơng thực, Tây Trung
Phi: 66%, Bắc Phi: 45%, Tây Á: 23 %, Nam Á: 75%, Đông Nam Á và Thái
Bình Dƣơng: 43%, Đơng Á: 12 %, Trung Mỹ và Caribê: 56%, Nam Mỹ: 9%,
Đông Âu và Liên Xô cũ: 7%, Tây Âu, Bắc Mỹ và các nƣớc phát triển khác:
4% [6]. Ở Việt Nam tỷ lệ ngô đƣợc sử dụng làm lƣơng thực chiếm 15 - 20%.
Làm thức ăn cho chăn ni: Có thể nói ngơ là cây thức ăn chăn nuôi quan
trọng nhất hiện nay. Ngồi việc cung cấp chất tinh, cây ngơ cịn làm thức ăn
xanh và ủ chua lí tƣởng cho đại gia súc, đặc biệt là bị sữa.
Ngơ làm thực phẩm và thuốc chữa bệnh: Những năm gần đây cây ngơ cịn
là cây thực phẩm, ngƣời ta dùng bắp bao tử làm rau cao cấp. Theo Đông y,
các bộ phận của cây ngơ đều đƣợc dùng làm thuốc với cơng dụng chính là lợi
thuỷ, tiêu thũng, trừ thấp, góp phần trừ một số bệnh nhƣ: bƣớu cổ, sốt rét.
Ngô dùng cho mục đích khác: Ngồi các mục đích trên, ngơ cịn đƣợc
dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất rƣợu, cồn, tinh bột, dầu ngô,
bánh kẹo,... Từ ngô, ngƣời ta đã sản xuất ra khoảng 670 mặt hàng khác nhau
của các ngành công nghiệp, lƣơng thực, thực phẩm, công nghiệp dƣợc, công

nghiệp nhẹ [21].


7
1.2. Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của cây ngơ
1.2.1. Đặc điểm hình thái của cây ngơ
1.2.1.1. Rễ ngơ
Ngơ có hệ rễ chùm tiêu biểu cho bộ rễ các cây họ hịa thảo. Ngơ có ba
hệ rễ chính: Rễ mầm, rễ đốt và rễ chân kiềng.
- Rễ mầm sơ sinh: Sau gieo nếu đủ ấm và ẩm hạt ngô nẩy mầm. Cơ quan đầu
tiên xuất hiện là rễ mầm sơ sinh (rễ chính và rễ phơi). Sau một thời gian xuất
hiện rễ mần sơ sinh có thể ra nhiều lơng hút và nhánh. Thƣờng thì rễ mầm sơ
sinh ngừng phát triển, khô đi và biến mất sau một thời gian (vào khoảng giai
đoạn ba lá).
- Rễ mầm thứ sinh: Xuất hiện từ trụ gian lá mầm (mesocotyl) của phôi phía
dƣới mấu của bao lá mầm (colcoptyl) sau sự xuất hiện của rễ chính. Rễ mầm
thứ sinh có số lƣợng từ 3 đến 7 rễ. Rễ mầm thứ sinh và sơ sinh tạo hệ rễ tạm
thời cung cấp nƣớc và các dinh dƣỡng cho cây khoảng thời gian 2 – 3 tuần.
- Rễ đốt (còn gọi là rễ phụ cố định): Xuất hiện ở các đốt thấp của thân, mọc
vòng quanh các đốt dƣới mặt đất. Ngô ra rễ đốt đầu tiên lúc 3 – 4 lá và có số
lƣợng lớn từ 8 – 16 rễ ở mỗi đốt. Rễ đốt giúp cho cây ngô hút nƣớc và các
chất dinh dƣỡng suốt đời cây ngô.
- Rễ chân kiềng: Mọc quanh các đốt gốc sát mặt đất. Rễ chân kiềng to nhẵn ít
phân nhánh, khơng có rễ con và lơng hút ở phần trên mặt đất. Rễ này giúp cây
chống đỡ và bám chặt vào đất, chúng cũng tham gia hút nƣớc và thức ăn [9].
1.2.1.2. Thân
Cao từ 0,3 đến 6,0 m (trung bình 1,5 – 3,0 m), tiết diện hình bầu dục,
đƣờng kính trung bình ở lóng thứ ba là 3 – 4 cm. Thân có 8 – 30 (trung bình
20) lóng. Ở gần gốc, lóng ngắn và có tác động đến mức độ đổ ngã của cây.
Lóng ngọn nhỏ, dài ảnh hƣởng đến khả năng hấp thụ ánh sáng. Trong giai

đoạn tăng trƣởng, thân mọc thêm 2 – 5 cm mỗi ngày.


8
Q trình phân lóng ở ngơ thƣờng diễn ra rất sớm và kết thúc khi cây
ngô đƣợc 5 lá. Do đó, chỉ có điều kiện sinh trƣởng trong giai đoạn cây con là
mới ảnh hƣởng đến số lóng/cây. Thân ngơ non xốp, có nhiều nƣớc và chứa
khoảng 5% đƣờng. Sau khi trổ, lƣợng đƣờng trong thân giảm nhanh và đƣợc
chuyển vị về dự trữ ở hạt [10].
1.2.1.3. Lá
Mọc từ các mắt trên thân, với số lá bằng với số mắt thân. Cây ngô
mang từ 7 – 48 lá (các giống trồng thƣờng có 12 – 22 lá). Các giống chín
sớm (sinh trƣởng dƣới 85 ngày) thƣờng có 12 – 16 lá, giống chín muộn (trên
100 ngày) có nhiều lá hơn.
Lá ngô gồm bẹ lá mọc ôm lấy thân và xen kẽ nhau giữa các mắt kế cận.
Phiến lá dài 10 – 150 cm và rộng 1,5 – 15,0 cm tùy vị trí của lá trên thân. Nơi
tiếp giáp giữa bẹ và phiến lá có một phần mỏng gọi là thìa lá (ligule).
Phiến lá dài, gồm một gân chính và các gân phụ song song nhau. Phần bẹ
lá ôm lấy thân và có thể che phủ hồn tồn lóng bên trên, ở vài giống ngơ,
giữa phiến và bẹ đơi khi có mang tai lá (auricle).
Ngồi loại lá thơng thƣờng, ngơ cịn mang lá bi (lá mo, hay vỏ trái) bao
bọc phát hoa cái (trái). Đây là phần lá bị biến dạng, chỉ còn bẹ, để che chở trái
bên trong. Mỗi trái ngơ có 6 – 14 lá bi, mỗi lá bi dài từ 8 – 40 cm [10].
1.2.1.4. Cơ quan sinh sản
Ngơ là loại cây đơn tính cùng cây, hoa đực (cờ) đính ở ngọn thân
thƣờng trổ trƣớc, hoa cái (trái ) mọc từ đốt ở khoảng giữa thân.
a. Hoa đực
Là một chùm tụ tán tận ngọn, gọi là cờ ngô. Cờ dài khoảng 40 cm,
mang nhiều nhánh (khác nhau tùy giống), mỗi nhánh gọi là gié (spikes). Mỗi
gié mang nhiều gié hoa đực (spikelets). Các gié hoa trên trục chính thƣờng

xếp theo hình xoắn ốc, trong lúc các gié hoa trên trục phụ thƣờng xếp ở mặt


9
trên gié thành 2 hàng.
Nhị đực có bao phấn màu vàng, xanh, tím hoặc hồng. Các giống ngơ
thân tím thƣờng có đỉnh và bao phấn màu tím. Bao phấn có 2 ngăn, chứa
khoảng 4.000 – 5.000 hạt phấn/bao.
b. Hoa cái
Là một phát hoa hình thành từ một chồi nhánh, do đó cũng mang nhiều
chồi mầm ở cuống trái. Phát hoa cái đƣợc các lá bi (bẹ lá) che chở, mỗi lá bi
đính trên một mắt cuống trái, chiều dài cuống trái cũng thay đổi tùy giống (3
– 50 cm). Phát hoa cái cũng gồm những cặp gié hoa, không cuống, xếp thẳng
hàng. Những cặp gié hoa này đính trên trục phát hoa gọi là lỏi (hay cùi ngô).
Lõi màu trắng, vàng hay đỏ. Các gié hoa cũng hợp thành từng cặp, mỗi gié
hoa cũng có hai hoa bên trong, nhƣng mỗi hoa có một bầu nỗn bị lép, nên
gié hoa chỉ còn 1 hoa cái hữu thụ tạo thành hạt ngô.
Khi hoa cái nở, râu ngô sẽ mọc dài ra khỏi lá bi ở đầu trái (gọi là phun
râu). Hạt phấn rơi bất cứ phần nào trên râu đều có thể thụ phấn đƣợc dễ dàng.
Giai đoạn thụ phấn tốt nhất là khi râu mọc dài từ 3 – 5 cm.
c. Sự thụ phấn
Vì là cây đơn tính, ngơ dễ bị thụ phấn chéo, do gió mang hạt phấn đi
xa. Tỷ lệ thụ phấn chéo có thể lên đến 95% hoặc hơn nữa. Do tỷ lệ hạt
phấn/hoa đực cao (từ 1.000 – 5.000) nên hoa cái có thể đƣợc thụ phấn dễ
dàng. Khi tung phấn, hạt phấn hoa chỉ có thể sống đƣợc trong khơng khí từ 18
– 24 giờ (nhƣng gặp nhiệt độ cao, khô chỉ sống đƣợc vài giờ, và chỉ 3 giờ ở
35oC). Sau khi rơi lên núm nhụy cái, hạt phấn nẩy mầm và tiến vào gặp nỗn
cầu trong vịng 12 – 28 giờ. Nhiệt độ thích hợp để hạt phấn nẩy mầm là 18 –
20oC, ẩm độ khơng khí 80%.
d. Trái và hạt

Trái ngơ thƣờng đính ở lá thứ 5 – 8 kể từ ngọn và nằm khoảng 1/3 –


10
2/3 chiều cao thân. Trái đóng cao (tùy theo giống, dinh dƣỡng, nhiệt độ) làm
cây dễ đổ ngã, đóng khơng đều thì khó thu hoạch bằng cơ giới. Các giống ngơ
lai thƣờng có độ đồng đều cao hơn các giống thụ phấn tự do.
Trái ngô dài từ 3 – 50 cm (trung bình 15 – 22 cm), đƣờng kính 3 – 7
cm, khối lƣợng trung bình 100 – 250 g, có 12 – 16 hàng, các giống ngơ lai
thƣờng có 16 – 20 hàng và có 15 – 70 hạt, mỗi hàng (trung bình 30 – 50 hạt).
Mỗi trái có khoảng 300 – 1000 hạt, với khối lƣợng 1000 hạt khoảng 200 –
300 g. Tỷ lệ trọng lƣợng hạt/trái 75 – 85% tùy theo giống và điều kiện canh
tác.
Hạt ngô có dạng hình trịn, bầu dục hoặc răng ngựa. Vỏ hạt mỏng, láng
bóng, màu trắng vàng hoặc đỏ hồng, đƣờng kính 5 – 8 mm có cấu tạo gồm:
- Vỏ hạt (quả bì: pericarp): Bao bọc bên ngồi hạt để che chở (chiếm 5 –
7% khối lƣợng hạt). Vỏ hạt gồm 3 lớp: Phần ngoài cùng của vỏ là ngoại bì,
gồm nhiều lớp tế bào chết, dài và dày xếp khít nhau; kế đó là lớp trung bì
(mesocarp) gồm những tế bào xốp và lớp bị suberin hóa (áo hạt: seed coat);
trong cùng là lớp aleurone (chứa nhiều protein).
- Phôi (mầm: embryo): Chiếm 8 – 12% khối lƣợng hạt (trung bình 10%),
gồm thuẩn (chiếm 90% trọng lƣợng phơi) và trục phôi. Phần thuẩn chứa các
chất dinh dƣỡng cần cho hạt nẩy mầm. Phần trục phôi chứa bao lá mầm, trụ
mầm và rễ mầm.
- Phôi nhũ (nội nhũ: endosperm): Chiếm 85 – 90 % khối lƣợng hạt. Có
cấu tạo gồm phơi nhũ sừng (tinh bột dạng đa giác hay tam giác xếp khít nhau)
và phơi nhũ bột (tinh bột trịn, xốp). Tỷ lệ phơi nhũ sừng và bột khác nhau tùy
nhóm: ở ngô răng ngựa tỷ lệ sừng/bột là 2/1. Ở ngô nổ và ngô đá tỷ lệ này rất
cao [10],[12].
1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây ngô

Theo Samuel R. Aldrich, Walter O. Scott, Robert G. Hoeft (1986), các


11
cơng trình của Steves, W. Ritch và Jonh J. Hanway (1989), đã chia sinh
trƣởng và phát triển của cây ngô thành các giai đoạn sinh dƣỡng (V) và các
giai đoạn sinh thực (R). Mỗi giai đoạn đƣợc phân chia thành nhiều mức [20]
1.2.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng
a. Giai đoạn nẩy mầm và mọc (VE)
Hạt sẽ trƣơng đầy nƣớc khoảng 24 giờ sau khi gieo. Khi đó đỉnh sinh
trƣởng hãy còn là một khối u rộng, nhƣng bên trong đã phân hóa từ 5 – 7 lá
mầm và đốt thân. Các chất dinh dƣỡng trong hạt cũng phân hóa: tinh bột tạo
thành đƣờng, protein phân hoá thành acid amin...để cung cấp cho hạt khi nẩy
mầm. Rễ mầm là bộ phận đầu tiên kéo dài từ hạt tiếp theo đó là lá mầm. Cuối
giai đoạn này là sự kéo dài nhanh chóng của trụ gian lá mầm để đẩy bao mầm
lên khỏi mặt đất. Trong thời kỳ này, ngô cần nhiệt độ 28 – 30oC, ẩm độ đất
80% [10],[20].
b. Thời kỳ cây con ( từ V-1 đến V-5)
Thời kì này tƣơng ứng với cây ngơ có 1 – 5 lá xuất hiện trên mặt đất,
đỉnh sinh trƣởng còn ở dƣới mặt đất, thân mới kéo dài một ít.
Khi cây có 3 lá, cây ngô bắt đầu sống nhờ quang hợp và hấp thụ dinh
dƣỡng từ rễ nhờ sự xuất hiện lông hút. Thời kỳ này quyết định số mắt và lóng
của cây, gặp điều kiện bất lợi, cây sẽ cho ít mắt, ở cuối thời kỳ này, đỉnh sinh
trƣởng của chồi nách hình thành. Đến giai đoạn V-5 lá và khởi đầu mầm ngơ
sẽ hồn chỉnh, một mầm cờ nhỏ xuất hiện nhƣng vẫn còn ở dƣới mặt đất.
c. Thời kỳ tăng trưởng chậm (từ V-6 đến V-9)
Bắt đầu khi cây đƣợc 6 lá đến khi cây đƣợc 9 lá. Cây ngô phát triển
chậm, chỉ vài mm/ngày, tuy nhiên các đỉnh sinh trƣởng đã bắt đần phát triển
tạo mầm hoa đực. Các chồi ngô ở giữa cây phát triển nhanh thành ngô thế
năng nên cây phát triển chậm. điểm sinh trƣởng và bông cờ đã ở trên mặt đất.

Hệ thống rễ đốt phát triển nhanh ở 3 – 4 đốt dƣới cùng. Hai lá đầu có thể mất


12
đi ở giai đoạn V-8. Thời kỳ này cây ngô chịu ảnh hƣởng của ánh sáng rất
mạnh, nhất là những giống nhiệt đới. Yêu cầu: nhiệt độ 20 - 30oC, độ ẩm 70 –
80%, đất thoáng và đủ dinh dƣỡng [9], [10], [20].
d. Thời kỳ tăng trưởng tích cực ( từ V-12 trở đi)
Cây phát triển rất nhanh trong thời kỳ này. Mỗi ngày thân có thể mọc
thêm 2 – 5 cm, nhất là vào lúc gần trổ. Hệ thống rễ và lƣợng chất khô trong
cây cũng tăng rất nhanh. Sự phát triển của cây ở giai đoạn V-12 quyết định
năng suất hạt.
Râu ngô đã bắt đầu xuất hiện, đỉnh của bơng cờ nhìn thấy đƣợc ở giai
đoạn V-17. Ở giai đoạn V-18 cây ngô xuất hiện các rễ chân kiềng mọc ra từ
các đốt rễ trên mặt đất, giúp cây chống đổ, hút nƣớc và chất dinh dƣỡng ở
tầng đất mặt. Số lƣợng và sức sống của hoa cũng đƣợc quyết định trong giai
đoạn này, do đó cây ngơ cũng cần một nhiệt độ thích hợp, ở 18 - 20oC và ẩm
độ đất khoảng 80%. [9], [10], [20].
e. Giai đoạn VT (thời kỳ trổ cờ)
Kéo dài trong 10 – 15 ngày, từ khi cây trổ gié (trổ cờ), tung phấn, phun
râu đến khi hạt đã thụ phấn. Cây ngô đạt đƣợc độ cao nhất khi bắt đầu tung
phấn. Tung phấn thƣờng xuyên xảy ra vào cuối buổi sáng và đầu buổi chiều.
Nhiệt độ thích hợp là 22 - 25oC, nhiệt độ < 20oC hay > 35oC sẽ ảnh hƣởng đến
trổ cờ và thụ phấn [9], [10], [20].
1.2.2.2. Các giai đoạn sinh thực
a. Giai đoạn R-1 ( phun râu)
Giai đoạn này bắt đầu khi xuất hiện một vài râu ngô phía bên ngồi lá
bi, các râu đã xuất hiện bên ngồi lá bi cũng là lúc chúng có khả năng thụ
phấn. Thƣờng cần từ 2 – 3 ngày để râu trên một cây ngô phun hết và thụ phấn.
Tốc độ ra râu khoảng 2,5 – 3,8 cm/ngày, quá trình phun râu tiếp tục kéo dài

cho đến khi đƣợc thụ tinh [9],[20].


13
b. Giai đoạn R-2 (mẩy hạt)
Giai đoạn này hạt có màu trắng, dạng mẩy. Nội nhủ và chất lỏng bên
trong nhiều, phôi nhỏ, nhƣng rễ mầm và lá mầm đầu tiên đã đƣợc hình thành.
Cùi ngơ đã đạt kích thƣớc tối đa, râu thâm dần và bắt đầu khô. Hạt phát triển
nhanh chóng, tinh bột đã bắt đầu tích lũy trong nội nhũ loãng, chất dinh
dƣỡng từ các cơ quan sinh dƣỡng chuyển sang bộ phận sinh thực.
c. Giai đoạn R-3 (chín sữa: milk stage, blister stage)
Hạt đã mọc ra bên ngồi và tích lũy chất khơ nhanh, nhƣng cịn chứa
nhiều nƣớc. Bên ngồi hạt có màu vàng, chất lỏng bên trong hạt trắng nhƣ
sữa. Phôi phát triển nhanh. Thời kì này kéo dài từ khi phun râu đến 15 – 20
ngày sau khi phun râu. [9], [10], [20].
d. Giai đoạn R-4 (chín sáp: dough stage)
Hạt tƣơng đối hơi khơ ở phần ngồi nhƣng bên trong vẫn cịn nhiều
nƣớc. Tinh bột tiếp tục tích lũy trong hạt, phơi tăng nhanh về kích thƣớc, bốn
lá phơi đã hình thành. Ở ngơ đá, ngô răng ngựa hạt bắt đầu cứng nhƣ sáp.
e. Giai đoạn R-5 ( hình thành răng ngựa)
Gần nhƣ tất cả các hạt ở giai đoạn này đã có dạng răng ngựa hoặc đang
hình thành. Hạt khơ dần từ đỉnh, hạt càng già lớp tinh bột càng cứng và lan
dần về phía phơi [20].
f. Giai đoạn R-6 (chín hồn tồn: complete stage)
Hạt khơ cứng (chín sinh lý: physiological maturity). Nhiệt độ cao và
khơ làm hạt chín nhanh. Lá bi đã hết xanh. Tất cả các hạt ngô đã đạt khối
lƣợng tối đa. Độ ẩm của hạt R-6 khoảng 30 – 35 % tùy giống và tùy điều kiện
môi trƣờng.
1.3. Các yếu tố sinh thái ảnh hƣởng đến sinh trƣởng, phát triển của cây ngô
1.3.1. Điều kiện sinh thái của cây ngơ

Mặc dù có nguồn gốc từ nhiệt đới, cây ngơ có thể trồng khắp mọi nơi


14
trên thế giới, từ nhiệt đới đến bán hàn đới, ở vĩ độ 0 đến 40 – 50o Bắc bán cầu
và 0 – 30o Nam bán cầu. Ngơ cũng có thể trồng ở vĩ độ 56 – 58o Bắc (nhƣ ở
Nga, Ba Lan và Canada), nhƣng chủ yếu chỉ để lấy thân lá chăn ni. Ở vùng
nhiệt đới, ngơ có thể trồng đến độ cao 3000 m [10].
1.3.1.1. Nhiệt độ
Cây ngô cần nhiệt độ ấm áp để phát triển.
- Thời kỳ nẩy mầm: Nhiệt độ trong khoảng từ 9 – 10oC đến 40 – 44oC.
Nhiệt độ nẩy mầm tối thích là 30 – 32oC.
- Thời kỳ tăng trƣởng: Cần nhiệt độ > 10oC, tối thích 18 – 23oC. Nhiệt
độ < 15oC cũng ảnh hƣởng đến sự phát triển của trái. Ở nhiệt độ > 25oC, cây
ngô cũng bị ảnh hƣởng đến sự phát triển thân lá nhiều hơn là hoa.
Theo Runge, E.A. (1968), cây ngơ vẫn có thể phát triển tốt ở nhiệt độ
32 – 38oC, nếu ẩm độ đất đƣợc bảo đảm. Để hoàn thành chu kỳ sinh trƣởng,
cây ngô cần tổng số nhiệt độ là 1.700 – 2.000oC ở giống ngơ chín sớm, từ
2.200 – 2.500oC ở giống chín muộn (Stepanov, 1948).
1.3.1.2. Nước
Nhờ hệ thống rễ phát triển mạnh, cây ngơ cần tƣơng đối ít nƣớc. Để kết
thúc chu kỳ sinh trƣởng, một cây ngô cần khoảng 100 lít nƣớc. Ngơ là loại
cây tƣơng đối chịu hạn nhờ sử dụng nƣớc một cách hiệu quả. Để sản xuất
đƣợc 1 kg chất khơ, ngơ cần khoảng 370 lít nƣớc, trong lúc đậu nành cần 600
lít và lúa 680 lít.
Tùy giai đoạn sinh trƣởng, nhu cầu nƣớc của ngô cũng khác nhau. Cây
ngơ cần ít nƣớc nhất trong giai đoạn cây con (từ sau nẩy mầm đến khi cây 5 –
7 lá) và lúc gần thu hoạch, lƣợng nƣớc chỉ cần đạt đến 50 – 60% ẩm dung
toàn phần. Ở giai đoạn cây con, nếu ẩm độ đất hơi thấp (khoảng 50 – 60%) sẽ
kích thích hệ thống rễ phát triển mạnh và ăn sâu xuống đất, có lợi hơn là khi

ẩm độ đất quá cao. Ngô cần nhiều nƣớc nhất ở giai đoạn trổ và tạo hạt, từ 10


15
ngày trƣớc khi trổ đến 20 ngày sau khi trổ (và không cần nƣớc nữa khi cây
ngô đã qua thời kỳ chín sáp), lúc này mỗi ngày cây ngơ có thể hấp thụ đến 2
lít nƣớc. Tổng lƣợng nƣớc trong giai đoạn này có thể đến 50% nhu cầu tồn
vụ. Thiếu nƣớc lúc trổ có thể làm năng suất giảm 30 – 50%. Cần cung cấp
nƣớc cho cây để đất ln đạt ẩm độ thích hợp là 75 – 85%.
1.3.1.3. Ánh sáng
Cây ngô cần nhiều ánh sáng nhất từ lúc trổ cờ đến chín sáp. Thiếu ánh
sáng và dƣ nitơ sẽ làm giảm năng suất. Ngô cũng cần ánh sáng ở cƣờng độ
rất cao, nhất là giai đoạn cây con. Theo Moss (1965), hiệu suất quang hợp của
lá đạt cao nhất 60 mg CO2/dm2/g khi cƣờng độ bức xạ đạt 2 calo/cm2/phút.
Quang kỳ cũng ảnh hƣởng đến sự trổ cờ và phun râu. Rút ngắn quang kỳ sẽ
giúp quá trình tạo phát hoa cái thực hiện nhanh hơn.
1.3.1.4. Đất đai
Cây ngô mọc đƣợc trên nhiều loại đất, tốt nhất là đất thịt hay thịt pha
cát, xốp, giàu hữu cơ, thoáng sâu và giữ nƣớc tốt. Những thí nghiệm cho thấy
rằng khoảng 15 – 20% lƣợng CO2 mà cây dùng trong quang hợp là do rễ
cung cấp. Ngồi ra để hơ hấp, 1 g rễ khô cần khoảng 1,35 – 1,43 mg O2/ngày.
Ngơ có thể trồng đƣợc trên đất có pH từ 5 – 8, nhƣng tốt nhất là ở pH =
5,5 – 7,0. Ở đất chua (pH < 5) cây bị lùn, lá cháy thành vệt dài giữa các gân,
sau đó có màu tím đỏ và cây bị chết. Trƣờng hợp nhẹ, chỉ bị ảnh hƣởng ở cây
con (cây < 50 – 60 cm). Ở pH = 4, diện tích lá, trọng lƣợng cây và khả năng
hô hấp của cây cũng bị giảm từ 20 – 80% [9],[10],[20].
1.3.2. Dinh dưỡng khống của cây ngơ
Cây ngơ cần rất nhiều ngun tố đại lƣợng nhƣ N,P, K, Mg, Ca và ít
nguyên tố vi lƣợng nhƣ Bo, Cu, Zn,Mn, Fe, Mo...
1.3.2.1. Đạm (N)

Là nguyên tố ảnh hƣởng quan trọng đến các quá trình sinh trƣởng, phát


×