Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Bản sắc văn hóa nông nghiệp, nông thôn nhật bản thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
----------------------

NGUYỄN ĐỒN HƯƠNG THUỶ

BẢN SẮC VĂN HỐ NƠNG NGHIỆP,
NƠNG THƠN NHẬT BẢN THỂ HIỆN TRONG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC
----------------------

NGUYỄN ĐỒN HƯƠNG THUỶ

BẢN SẮC VĂN HỐ NƠNG NGHIỆP,
NƠNG THƠN NHẬT BẢN THỂ HIỆN TRONG
THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÂU Á HỌC
Mã số: 60.31.50
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VŨ QUỲNH NHƯ



Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài luận văn này, ngồi sự nỗ lực của bản than, tơi đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ chân thành từ phía Thầy Cơ, Gia đình và Bạn bè.
Đầu tiên, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình
đã động viên khích lệ tinh thần tơi trong suốt q trình học tập.
Kế đến, xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành đến TS. Nguyễn Vũ Quỳnh Như.
Cô đã rất tận tình hướng dẫn tơi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Đồng thời, xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cơ Khoa Đơng Phương học đã
tận tình truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm cũng như góp ý cho tơi trong suốt q
trình học tập và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn các bạn học viên cùng niên khoá đã hỗ trợ
và động viên tơi trong suốt q trình học tập.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả.


MỤC LỤC
DẨN LUẬN ................................................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ...................................................................................... 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .................................................................... 2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ......................................................... 6
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 7
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NHẬT BẢN VÀ THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ ................................................................................................................... 9
1.1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH NƠNG NGHIỆP NÔNG THÔN NHẬT BẢN ......... 9
1.1.1 Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 9

1.1.2 Điều kiện xã hội ....................................................................................... 12
1.2 CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NHẬT
BẢN ....................................................................................................................... 14
1.3 THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ NHẬT BẢN ...................................................... 26
1.3.1 Khái niệm Thành ngữ, Tục ngữ ............................................................... 26
1.3.2 Nguồn gốc thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản ................................................ 29
CHƯƠNG 2 – BẢN SẮC VĂN HỐ NƠNG NGHIỆP NHẬT BẢN .................... 43
2.1 BẢN SẮC VĂN HỐ NƠNG NGHIỆP ........................................................ 43
2.1.1 KHÁI NIỆM VĂN HỐ .......................................................................... 43
2.1.2 VĂN HỐ NƠNG NGHIỆP .................................................................... 45
2.2 ỨNG XỬ HÀI HỒ VỚI MƠI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ................................. 55
2.2.1 VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI NƯỚC ........................................................... 56
2.2.2 ỨNG XỬ VỚI ĐẤT .................................................................................. 59
2.3 VĂN HOÁ ỨNG XỬ VỚI CÂY TRỒNG ...................................................... 62
2.3.1 GẠO .......................................................................................................... 62
2.3.2 ĐẬU TƯƠNG .......................................................................................... 66
2.4 ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ........................................................ 70
2.4.1 COI TRỌNG YẾU TỐ GIA ĐÌNH ........................................................... 70


2.4.2 TÍNH HỒ HỢP TRONG TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG ............................ 73
2.4.3 QUY TẮC ỨNG XỬ: Lễ - Tín – Nghĩa ................................................... 74
2.5

COI TRỌNG GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG: LỄ HỘI NÔNG NGHIỆP

(PHONG TỤC TẬP GIAN) .................................................................................. 77
CHƯƠNG 3: VĂN HỐ NƠNG THÔN NHẬT BẢN ............................................ 82
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 102
DANH MỤC SÁCH THAM KHẢO ...................................................................... 104



1
DẨN LUẬN
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bước sang thế kỷ 21, thế giới có nhiều biến động mạnh mẽ theo hai chiều
hướng tốt xấu: một mặt thế giới xuất hiện nhiều hơn các cuộc chiến tranh cục bộ,
chiến tranh khu vực do nhiều lý do với nhiều mục đích: xung đột tơn giáo, mâu
thuẫn chính trị, tranh giành lãnh thổ…, nền kinh tế suy thối trầm trọng trên phạm
vi tồn cầu, những vấn đề về an sinh xã hội, môi trường ngày càng trở nên xấu…
Bên cạnh đó cũng có khơng ít những chuyển biến tốt như: q trình tồn cầu hóa
đưa các quốc gia xích lại gần nhau hơn, hiệu ứng chảy tràn – đàn nhạn bay giúp các
nước đang phát triển có nhiều cơ hội học tập, phát triển kinh tế và kỹ thuật, xu
hướng quay trở lại Châu Á để bảo vệ các giá trị tuyền thống của các cường quốc lớn
là Nhật Bản, Mỹ… cùng với sự trỗi dậy của con rồng Trung Quốc…
Nhìn vào tồn cảnh kinh tế thế giới hiện nay, có thể nói Châu Á chính là lời
giải đáp – chìa khóa cho sự khôi phục nền kinh tế và phát triển trong tương lai.
Nhìn vào quá trình phát triển của kinh tế, văn hố, xã hội… có thể thấy Châu Âu là
cội nguồn của sự phát triển, Châu Mỹ là hiện tại của sự phát triển cịn Châu Á chính
là tương lai của con đường đó. Với những điều kiện hấp dẫn như: thị trường đông
dân, nền kinh tế vẫn đang trên đà phát triển, nền chính trị ổn định và nền văn hóa
truyền thống sâu sắc… chính là những điều kiện cần thiết cho thế giới hiện nay.
Khi nói đến Châu Á không thể không nhắc đến Nhật Bản - một nước bại trận
trong chiến tranh thế giới thứ hai, một đất nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh
tàn phá nặng nề nhưng chỉ sau mấy thập kỷ khôi phục và phát triển đất nước trở
thành một quốc gia công nghiệp mạnh, đứng hàng đầu thế giới. Nhiều nhà nghiên
cứu đã tìm hiểu phương thức thành cơng của Nhật và đã đưa ra rất nhiều nguyên
nhân. Một trong những nguyên nhân chính là: kỹ thuật phương tây kết hợp với giá
trị của văn hóa truyền thống phương đơng nói chung, Nhật Bản nói riêng là chìa
khóa cho sự thành cơng.

Văn hố nơng nghiệp chính là yếu tố cơ bản làm nên cơ tầng văn hóa truyền
thống Phương Đơng nói chung và văn hóa Nhật Bản nói riêng với những biểu hiện


2
như: văn hoá lúa nước, đồng ruộng, con trâu, cái cày…những câu ca dao, thành ngữ,
tục ngữ, quán ngữ được đúc kết từ những quan niệm sống, trải qua nhiều đời và
được lưu truyền cho đến ngày nay.
Thành ngữ, tục ngữ là một bộ phận quan trọng trong cuộc sống, là phương
tiện thể hiện tư duy mang nhiều tính biểu cảm độc đáo mà các loại đơn vị từ vựng
thông thường khơng thể thay thế. Chính những đặc điểm riêng này đã giúp cho
thành ngữ, tục ngữ có một nội hàm rất phong phú: vừa là những kinh nghiệm,
những bài học được đúc kết qua nhiều đời, vừa là phương tiện thể hiện tâm tư tình
cảm, vừa là một trong những phương tiện lưu giữ văn hóa truyền thống của dân tộc
một cách hữu hiệu bằng hai cách: truyền miệng và văn bản…Chính vì vậy mà thành
ngữ, tục ngữ Nhật Bản là một đề tài rất được yêu thích và được nghiên cứu qua rất
nhiều cơng trình. Tuy nhiên đại đa số các đề tài tập trung nghiên cứu về cấu trúc,
thành tố, ngữ nghĩa hoặc nội dung chung. Còn đem thành ngữ, tục ngữ xét trên
phương diện lưu giữ và biểu hiện văn hóa nơng nghiệp – nơng thơn của xã hội Nhật
Bản thì chưa có đề tài nào được thực hiện. Vì vậy dựa vào các cơng trình nghiên
cứu về tục ngữ Nhật Bản cũng như văn hoá Nhật Bản đã được nghiên cứu từ trước,
tôi đi vào tìm hiểu đề tài “Bản sắc văn hóa nơng nghiệp nông thôn Nhật Bản thể
hiện trong thành ngữ, tục ngữ”
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Các cơng trình đã nghiên cứu về đề tài “bản sắc văn hố nơng nghiệp, nông
thôn” và “thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản” của các tác giả Việt Nam và Nhật Bản có
khá là nhiều. Tơi xin điểm sơ qua một vài cơng trình nghiên cứu.
2.1 Về bản sắc văn hố nơng nghiệp, nơng thơn
Nhật Bản nằm trong khu vực Châu Á – Đông Bắc Á là chủ yếu. Khu vực văn
hoá Châu Á - Phương Đông được các học giả thuộc tất cả các lĩnh vực chia đều ra

thành sáu khu vực văn hoá: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á, Trung Á, Bắc Á,
Tây Á – Bắc Phi. Khu vực Đông Bắc Á vốn đã nổi bật từ xưa đến nay do nó bao
gồm các nền văn hố lớn của thế giới là Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điểm
đặc biệt của khu vực này chính là: tất cả các nền văn hoá trong khu vực đều chịu


3
ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa, văn hoá Trung Hoa là “văn hố trung tâm”
nhưng đồng thời lại có thể tự mình “giải Hoa hố” và xây dựng nên một nền văn
hoá riêng biệt đậm đà bản sắc văn hố của riêng mình.
Có rất nhiều yếu tố tạo nên sự gắn kết các nền văn hoá lại với nhau như: điều
kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử hình thành… Nhưng sẽ là thiếu sót nếu khơng đề
cập đến một yếu tố đặc trưng của các nước Châu Á nói chung – khu vực Đơng Bắc
Á nói riêng chính là nền văn hố văn minh lúa nước - yếu tố cơ bản làm nên mẫu số
chung cho nền văn hố Châu Á. Nền nơng nghiệp làm kinh tế chủ đạo, cây lúa đồng
ruộng… tạo nên những đặc trưng cho nơng nghiệp: u thiên nhiên, hồ hợp thiên
nhiên và cộng đồng cũng như các đặc trưng của nông thôn như: tính cơng đồng, tính
chất chủ tồn và tổng hợp, tính cộng đồng và cách ứng xử mềm dẻo, tính chất hồ
đồng thuận tự nhiên, tính chất trọng tĩnh hướng nội và khép kín. Trong các đặc
điểm trên, do “xã hội Phương Đơng là xã hội nơng nghiệp vì vậy văn hố Phương
Đơng là văn hố gốc nơng nghiệp và bản sắc nổi trội nhất của nó là tính chất nơng
nghiệp – nơng thơn”.[25, tr. 8]
Nếu trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam” của Giáo sư – Tiến sĩ
khoa học Trần Ngọc Thêm thì nêu lên “nước với truyền thống dân chủ của văn hố
nơng nghiệp” cũng như nêu ra các nguyên tắc tổ chức nông thôn như: theo huyết
thống (hàng dọc), theo địa bàn cư trú (hàng ngang, khơng gian), theo nghề nghiệp –
sở thích, theo truyền thống cư trú, theo mặt hành chính, theo đặc trưng của nơng
thơn… thì trong cuốn “Văn Hố Người Việt vùng Tây Nam Bộ” xuất bản 2013 do
NXB Văn Hoá xuất bản cũng do Giáo sư – Tiến sĩ Trần Ngọc Thêm chủ biên đưa ra
cho người đọc cái nhìn rõ nét hơn về văn hoá cộng đồng, làng xã của người vùng

Tây Nam Bộ có những đặc trưng riêng so với người Việt ở miền Bắc, miền Trung:
tính cởi mở, cuộc sống nông nghiệp tổng hợp…
Trong cuốn “Cội nguồn và bản sắc văn hoá Việt Nam” của Tiến sĩ Huỳnh
Công Bá đưa ra các cơ sở và biểu hiện của các đặc trưng khác như: yêu nước, cộng
đồng, khoan dung, tình nghĩa, sáng tạo, tinh tế, bình dị. Cịn theo Giáo sư Trần
Quốc Vượng trong cuốn “Tìm hiểu văn hố nơng nghiệp, nơng thơn và nơng dân


4
Việt Nam” do NXB Văn hố thơng tin & Viện văn hố, Hà nội, 2012 thì nêu ra các
yếu tố trong văn hố nơng nghiệp như: yếu tố nước, yếu tố đất…
Bên cạnh các tác phẩm, cơng trình nghiên cứu về văn hố nơng nghiệp nơng
thơn Việt Nam thì cũng có các cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp nơng thơn
Nhật Bản. Về nơng nghiệp Nhật Bản thì có thể kể đến như là “Một số vấn đề cơ bản
về con đường phát triển hiện đại của nông nghiệp và nơng thơn Nhật Bản” do nhóm
tác giả TS Dương Minh Tuấn (chủ biên) xuất bản năm 2012; “Phát triển kinh tế của
Nhật Bản – con đường đi lên từ một nước đang phát triển” biên dịch từ cuốn “The
economic Development of Japan” của Giáo sư Kenichi Ohno (The Path Traveled bu
Japan as a Developing Country), Diễn đàn phát triển GRIPS, Tokyo,2006 xuất bản
3/2007…Về nông thôn, làng xã của Nhật Bản tơi có tham khảo một số cuốn như
“Thành hồng ở Việt Nam và Shinto ở Nhật Bản – Một nghiên cứu” của NXB Văn
hố thơng tin & Viện Văn hố, 1998… Cuốn sách cung cấp cho người đọc cái nhìn
tổng quan về nông nghiệp và nông thôn Nhật Bản, quá trình hình thành và phát triển
cũng như vai trị, vị trí và ảnh hưởng của nơng nghiệp – nơng thơn Nhật Bản đối với
q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hóa đất nước.
Cịn các tác phẩm về văn hố nơng nghiệp - nơng thơn Nhật Bản bằng tiếng
Nhật có thể kể đến như: “Lịch sử nông nghiệp Nhật Bản” – “日本農業史” của tác
giả Kimura Shigenmitsu làm chủ biên, xuất bản 11/2010 tại NXB Toshikawako,
Tokyo mơ tả về lịch sử hình thành và phát triển của nông nghiệp Nhật Bản. Hay
cuốn “Nơng nghiệp là văn hố, thực phẩm là văn minh” – “文化としての農業、

文明としての食料” của tác giả Suehara Tatsuro - trung tâm nghiên cứu nông
nghiệp đại học Kyoto – Bộ Kinh tế tài nguyên sinh vật. Các tác phẩm cho thấy văn
hoá Nhật Bản là văn hố nơng nghiệp và nơng thơn Nhật Bản cũng có văn hố riêng
của nó.
2.2 Về thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản:
Về thành ngữ, tục ngữ nói chung và thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản nói riêng
có nhiều cơng trình nghiên cứu dưới dạng sách, từ điển hay các bài viết trên các tạp
chí. Có thể kể đến như: tác giả Miyaji Yutaka (1977,1982,1985,1986) với một số


5
bài viết có tiếng vang về thành ngữ và tác giả Iraishi Taiji với cuốn “Đại từ điển
thành ngữ tiếng Nhật”(1977). Bên cạnh đó có thể kể đến các cuốn sách về từ điển
thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản bằng tiếng Nhật như: ‘故事ことわざ辞典’、Koji
kotowaza jiten, Từ điển cố sự kotowaza (2008), ‘例解学習ことわざ辞典’、Reikai
gakushu kotowaza jiten, Từ điển tục ngữ có minh họa (1995)... Cịn tiếng Việt thì
có thể kể đến như: từ điển tục ngữ Nhật – Việt của Lê Đức Niệm và một số tác giả
khác xuất bản tại NXB Cà Mau 1993 hay cuốn “Tục ngữ Nhật – Việt” của tác giả
Nguyễn Thị Hồng Thu, NXb Văn học; Các bài viết nghiên cứu trên các tạp chí như:
“Khái niệm và các nguồn hình thành Kotowaza Nhật Bản” của Nguyễn Thị Hồng
Thu, tạp chí nghiên cứu Nhật Bản, số 5/1999; “Tục ngữ Nhật Bản với người phụ nữ”
tạp chí Văn hố nghệ thuật số 4/2001 trang 82 - 85; “Hình ảnh người phụ nữ Nhật
Bản qua tục ngữ” tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á, số 5/2001 trang 42
– 46; “Một số giá trị đạo đức truyền thống Nhật Bản thể hiện qua Kotowaza” tạp
chí nghiên cứu Nhật Bản, số 2/2000, trang 26 - 29; “Thiên triều Nhật Bản với
những ảnh hưởng của hệ tư tưởng phong kiến Trung Hoa nhìn từ Kotowaza” tạp chí
nghiên cứu Nhật Bản, số 1/2001 trang 33 – 36... của tác giả Nguyễn Thị Hồng Thu
Thơng qua các ấn phẩm có thể thấy thành ngữ, tục ngữ hàm chứa nhiều nội
dung, nhiều vấn đề về cuộc sống cũng như giúp người nói bộc lộ thái độ, quan niệm
sống hay đơn giản chỉ là đúc kết kinh nghiệm một cách xúc tích, ngắn gọn. số lượng

lớn thành ngữ, tục ngữ còn tồn tại trong xã hội Nhật và được sử dụng rất nhiều.
Bên cạnh các bài viết thì các khố luận, luận văn, luận án cũng rất phong phú
như: “Cấu trúc và nội hàm trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Nhật” - khoá luận tốt
nghiệp 2010 của sinh viên Nguyễn Phạm Trúc Anh ngành Nhật Bản học đưa ra
cách nhìn tổng quan về cấu trúc và nội dung cơ bản của thành ngữ, tục ngữ Nhật
Bản nói chung; “Văn hố ứng xử của người Nhật Bản thể hiện trong tục ngữ” khoá luận tốt nghiệp 2001 của sinh viên Bùi Thị Thu Hà ngành Đơng Phương học
chun ngành Nhật Bản học tìm hiểu người Nhật Bản, cách ứng xử hay “Đặc điểm
cấu tạo – ngữ nghĩa của từ tượng thanh – từ tượng hình trong tiếng Nhật (So sánh
với tiếng Việt)” - khố luận tốt nghiệp 2011 của sinh viên Hồ Thị Thiên Thanh


6
ngành Châu Á Học chuyên ngành Nhật Bản học lại tìm hiểu về tục ngữ, thành ngữ
trên phương diện ngơn ngữ học.
Tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu nào tìm hiểu về bản sắc văn hố
nơng nghiệp nơng thơn Nhật Bản thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ. Vì vậy đề tài
“Bản sắc văn hố nơng nghiệp Nhật Bản thể hiện trong thành ngữ tục ngữ” có thể
nói là đề tài còn khá mới mẻ chưa được nghiên cứu tìm hiểu, là một đề tài mà nội
hàm của nó vẫn còn nhiều điều cần được nghiên cứu và khám phá.
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.1 Ý nghĩa khoa học:
1. Thông qua việc nghiên cứu về bản sắc văn hố nơng nghiệp nơng thơn
của Nhật Bản, đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu nguồn gốc văn hố, q trình
hình thành và bản chất văn hố của Nhật Bản. Qua đó cung cấp thêm
một cách lý giải về nguyên nhân thành công của Nhật Bản thần kỳ:
một đất nước cơng nghiệp nhưng mang trong mình bản chất văn hố
nơng nghiệp – kỹ thuật phương tây kết hợp với văn hố Phương Đơng.
2. Sau khi hồn thành đề tài sẽ tổng hợp được một số lượng các thành
ngữ tục ngữ Nhật Bản liên quan đến nông nghiệp, nông thôn Nhật
Bản. Tổng hợp nội dung của các thành ngữ tục ngữ một cách chung

nhất, trở thành một nguồn tư liệu mới và cụ thể về thành ngữ tục ngữ
Nhật Bản.
3.2 Ý nghĩa thực tiễn:
1. Việc hội nhập đối với Việt Nam là công cuộc rất quan trọng. Học hỏi
từ các nước đi trước là con đường nhanh và đúng đắn nhất. Nhật Bản
là một nước rất đáng để học hỏi và nguyen nhân thành công cũng đã
được biết đến từ lâu: kỹ thuật phương Tây và văn hố phương Đơng.
Nhưng văn hố phương Đơng trong xã hội xưa kia đã tồn tại, ảnh
hưởng và phát huy vai trị của mình như thế nào trong sự thành công
của Nhật Bản? Và trong xã hội ngày nay thì văn hố nơng nghiệp ảnh
hưởng mạnh mẽ như thế nào để Nhật Bản phát triển hơn nữa kinh tế


7
cũng như duy trì vị trí của mình trên thế giới. Vì vậy tìm hiểu về
nguồn gốc của văn hố là việc rất cần thiết, không chỉ cho Việt Nam
trên con đường phát triển mà cịn có thể giúp các nước khác trên thế
giới có thêm một cách nhìn về chính nền văn hố của mình trong cơng
cuộc bảo tồn, phát huy và truyền bá nền văn hoá truyền thống trong
thời đại ngày nay.
2. Trong thời đại ngày nay thì việc hợp tác giữa các quốc gia ngày càng
trở nên mạnh mẽ, cấp thiết không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà cịn
trong lĩnh vực giao lưu văn hố. Hiện nay “cây gậy và củ cà rốt” đã
trở nên cũ kỹ và kém hiệu quả, hiệu ứng “chảy tràn” “đàn nhạn bay”
đang có xu hướng bão hồ thì bản sắc văn hố Đơng Phương chính là
chiếc chìa khố cho q trình phát triển kinh tế, hợp tác và phát triển.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là văn hố nơng nghiệp, nơng thơn Nhật
Bản thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản. Chủ thể nghiên cứu là văn hoá
Nhật Bản và văn hố nơng nghiệp. Phạm vi nghiên cứu là thành ngữ, tục ngữ Nhật

Bản. Khơng gian ở đây khơng có sự giới hạn đặc biệt.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình viết bài thì tơi có sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
phương pháp CKT, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp
thống kê.
-

Phương pháp CKT: phương pháp do GS – TS Trần Ngọc Thâm sang tạo ra,
quy chiếu ra ba nội dung là: chủ thể - không gian – thời gian.

-

Phương pháp phân tích: bằng phương pháp này người viết tiến hành phân
tích nội dung các thành ngữ tục ngữ, phân tích các biểu hiện nhằm chứng
minh bản sắc văn hố nơng nghiệp nơng thơn của xã hội Nhật Bản, văn hoá
Nhật Bản, con người Nhật Bản trong nguồn ngữ liệu thu thập được. Sau đó
sẽ đi vào tổng hợp kết luận về những vấn đề được tìm thấy.


8
-

Phương pháp tổng hợp: người viết tìm ra tất cả các thành ngữ, tục ngữ tiếng
Nhật có đề cập đến các biểu hiện của bản sắc văn hố nơng nghiệp nơng thơn.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngồi chương Dẫn Nhập và Kết Luận thì nội dung luận văn được chia thành

ba chương như sau:
Chương 1: Tổng quan, khái niệm về văn hố nơng nghiệp nơng thơn và
thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản.

Chương 2: Bản sắc văn hố nơng nghiệp Nhật Bản
Chương 3: Bản sắc văn hố nơng thơn Nhật Bản.
Trong chương 1, tơi sẽ trình bày sơ lược về địa hình, khí hậu Nhật Bản, q
trình hình thành và phát triển của nền kinh tế nông nghiệp. Điểm sơ qua các biểu
hiện của văn hố nơng nghiệp, nơng thơn tại Nhật Bản. Bên cạnh đó, do giới hạn đề
tài là tìm hiểu các biểu hiện được thể hiện trong thành ngữ, tục ngữ nên tôi sẽ điểm
sơ qua định nghĩa về thành ngữ, tục ngữ Nhật Bản. Luận văn không tập trung vào
phân tích cấu trúc của thành ngữ mà từ nội hàm của thành ngữ, tục ngữ rút ra bản
sắc văn hố nơng nghiệp, văn hố nơng thơn Nhật Bản.
Trong chương 2 sẽ tập trung làm rõ bản sắc văn hố nơng nghiệp Nhật Bản
thể hiện thơng qua thành ngữ tục ngữ, biểu hiện thơng qua văn hố Nhật ứng xử với
tự nhiên, ứng xử với xã hội, qua phong tục tập quán, văn hoá dân gian các lễ hội…
Trong chương 3 sẽ tập trung làm rõ bản sắc văn hố nơng thơn Nhật Bản với
các đặc trưng như: tính tự trị, tính cộng đồng, tình làng nghĩa xóm…
Ở hai chương nội dung chính thì tơi sẽ vừa đưa ra các chứng minh trong
cuộc sống xã hội của Nhật Bản vừa đưa ra các dẫn chứng trong thành ngữ, tục ngữ
Nhật Bản – những dẫn chứng do chính người Nhật đúc kết thành.


9
CHƯƠNG 1: NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN NHẬT BẢN VÀ THÀNH NGỮ,
TỤC NGỮ
1.1.

CƠ SỞ HÌNH THÀNH NƠNG NGHIỆP NƠNG THƠN NHẬT BẢN
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1.

Diện tích


Theo sách “Nhật Bản, đất nước và con người” của NXB Văn Học do Eiichi
Aoki chủ biên – Tiến sĩ Nguyễn Kiên Trường dịch xuất bản 2006 thì diện tích lãnh
thổ Nhật Bản khoảng 377.688 km2 (145.825 dặm vuông) được trải dài gần 2000km
từ 24 độ đến 45 độ vĩ Bắc. Vị trí của Nhật Bản nằm ở phía Đơng Bắc của Châu Á,
là một quốc đảo được bao bọc xung quanh là biển duy nhất trong số các quốc gia
thuộc khối Đông Bắc Á. Có 4 quần đảo chính là đảo Hokkaido(北海道), Honshu
(本州), Shikoku(四国)và Kyushu (九州) và quận Okinawa. [3, tr.15] Bên cạnh
đó là một chuỗi đảo với hơn 3000 đảo lớn nhỏ trải dài từ Bắc đến Nam dọc theo
biển Thái Bình Dương.
Với diện tích nhỏ hẹp như vậy nên nguồn đất dành cho nông nghiệp của
Nhật Bản không nhiều, phân bố rải rác ở tất cả các đảo chính của Nhật Bản nhưng
khơng đồng đều, một số đảo do địa hình và khí hậu nên khơng có diện tích dành cho
việc canh tác nơng nghiệp. Vùng tập trung nơng nghiệp nhiều có thể kể đến như
Hokkaido. Diện tích của Hokkado vào khoảng 83.453m21, là khu vực có diện tích
phát triển nơng nghiệp rộng lớn nhất. Vào năm Bình Thành 24 (2012) thì diện tích
đất dành nơng nghiệp của Hokkaido được cơng bố là 1,15 triệu ha (chiếm 25% tổng
diện tích cả nước Nhật), có độ rộng của diện tích đất là khoảng 22.3 ha (gấp 10 lần
mức độ rộng trung bình của tồn nước Nhật) nhưng số gia đình làm nghề nơng chỉ
vào khoảng 42.000 hộ (chiếm chưa đến 2.8% số gia đình làm nơng nghiệp của
Nhật) và đang có xu hướng ngày càng sụt giảm. Do cấu tạo địa hình có núi chạy
dọc từ Bắc xuống Nam, khí hậu lạnh và khô nên nông nghiệp chủ yếu chuyên trồng
lúa, ngũ cốc, rau quả và các sản phẩm làm từ sữa. Điều kiện khí hậu khắc nghiệt
1

/>

10
quanh năm lạnh và khô khiến cho nền nông nghiệp của khu vực này không phát
triển mạnh bằng các khu vực khác. Nông nghiệp ở Hokkaido chủ yếu phát triển các
nông trại rộng lớn và tập trung chủ yếu vào lâm – ngư nghiệp.

Đảo Honshu là hòn đảo lớn nhất Nhật Bản với chiều dài khoảng 1300km,
rộng từ 50 đến 230km với tổng diện tích là 228.000 km2, vừa là trung tâm kinh tế
vừa là trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa của Nhật Bản, chiếm khoảng 60%
diện tích và dân số Nhật Bản. Đảo chia ra hai vùng lớn là vùng Tohoku (東北 đông
bắc) với các vùng đồng bằng duyên hải nằm dọc theo chiều dài bờ biển như vùng
duyên hải Thái Bình Dương, Biển Nhật Bản...và vùng Kanto (関東 vùng phía đơng)
diện tích là khoảng 32.385 km2 (12.504 dặm vuông) nổi bật là đồng bằng Kanto
chiếm hơn 40% diện tích. Ngày xưa đại đa số diện tích của cả vùng này tập trung
phát triển cây lúa và là khu vực trồng lúa lớn nhất Nhật Bản. Hiện nay tổng diện
tích dành cho nơng nghiệp vào khoảng 4,61 triệu ha, trong đó đất cấy lúa là 2,51
triệu ha và đất trồng cây lâu năm là 320.000ha. Chỉ tính riêng Hokkaido từ năm
2000 đến năm 2010, tỷ lệ lao động trong nơng nghiệp đã giảm từ 2,862 triệu xuống
cịn 1,994 triệu người và dự báo năm 2015 chỉ còn khoảng 1,572 triệu người. Bên
cạnh đó, độ tuổi của lao động trong nông nghiệp tăng từ 30 – 50 tuổi lên 60 – 65
tuổi..2
1.1.1.2.

Địa hình

Về núi: địa hình Nhật Bản có khoảng 70 - 80% diện tích là núi, dốc cao và ít
bình ngun - loại hình địa lý khơng hợp cho nơng nghiệp. Các ngọn núi lớn, cao có
độ dốc từ từ 1.500 – 3.000m (5.000 – 10.000ft) đối với vùng Tây Nam Nhật Bản và
khoảng 500 – 1500m (1.600 – 5.000ft) [3, tr. 18] đối với vùng Tây Bắc tiếp giáp
biển Nhật Bản chạy dọc theo chiều dài của nước Nhật Bản, chia Nhật Bản thành hai
phía với điều kiện địa hình, khí hậu khác nhau: khu vực chịu ảnh hưởng và tiếp giáp
biển Nhật Bản và khu vực tiếp giáp và chịu ảnh hưởng của biển Thái Bình Dương.
Cùng với những dãy núi lớn xuyên suốt dọc chiều dài là những nhánh núi nhỏ tách
1.

2


/>

11
ra từ những ngọn núi chính đã khiến địa hình của Nhật bị phân chia lồi lõm với các
thung lũng, các lịng chảo, các bình ngun nhỏ, hẹp và có độ dốc cao.
Về sông: Các con sông suối của Nhật hầu hết đều nhỏ, ngắn như các con
sông Ishikarigawa, Shinanogawa, Tonegawa, Kisogawa, Yodogawa, Chikugogawa...
[3, tr.18] Các con sông này bắt nguồn từ các ngọn núi cao, chảy dọc theo các sườn
núi rẽ nhánh và đổ ra biển. Sông nhỏ cộng với địa hình núi có độ dốc cao vừa có tác
dụng hỗ trợ điều hoà lượng nước sử dụng cho từng vùng và theo từng mùa, vừa có
tác dụng tạo ra những con sơng tích lũ có tác dụng điều thuỷ, hỗ trợ cho công cuộc
làm nông nghiệp của Nhật Bản.
Chính cấu tạo địa hình này đã khiến cho nơng nghiệp của Nhật Bản mang
một đặc trưng rất riêng biệt:
 Các đồng bằng nằm ven biển đan xen với các thung lũng, núi và các
cao nguyên, ruộng bậc thang được sử dụng phổ biến trên toàn nước
Nhật để tận dụng từ các cao nguyên, cụm cao nguyên, bồn địa đến các
sườn núi và các đồng bằng ven biển. Tỷ trọng này chiếm tới 2/3 tổng
diện tích canh tác của Nhật. Do đất trồng rất ít nên tất cả các vùng lân
cận với rừng núi đều được khai thác tối đa để canh tác trồng trọt, trữ
lượng đất sử dụng cho chăn thả gia súc chiếm một tỷ lệ thấp.
 Do ruộng chủ yếu là ruộng bậc thang trên các sườn núi nên cây trồng
chủ yếu của Nhật Bản chủ yếu là: chè, lúa nước, mì, kê, yến mạch, lúa
ngơ, khoai tây...
1.1.1.3.

Khí hậu

Khí hậu Nhật Bản phần lớn là ơn hịa, biến đổi từ bắc xuống nam do 3

nguyên nhân: khối khơng khí lạnh từ Serbia, khối khơng khí nóng ẩm từ Thái Bình
Dương chảy vào và các dãy núi chảy thẳng cắt ngang các luồng khơng khí này.. Khí
hậu chủ đạo chia ra 2 vùng Bắc – Nam: Phía bắc Nhật Bản có khí hậu ơn đới gió
mùa cịn phía Nam lại có khí hậu cận nhiệt đới gió mùa.
Bên cạnh đó biển Nhật Bản có vai trị to lớn ảnh hưởng mạnh đến sự biến đổi
khí hậu của Nhật Bản. Vào mùa đơng thì gió lạnh và khơ từ biển thổi vào gặp


12
khơng khí nóng và ẩm của Thái Bình Dương nên mùa đơng có tuyết và lạnh. Vào
mùa hè thì các luồng khí từ Thái Bình Dương thổi vào làm khơng khí nóng và ẩm
rất khó chịu.
Do bao quanh là biển nên lượng mưa trung bình hàng năm của Nhật Bản khá
cao vào mùa hè, thấp vào mùa đông. Với thời tiết đặc trưng của vùng nhiệt đới ẩm
gió mùa, Nhật Bản thích hợp cho nơng nghiệp lúa nước và thâm canh các loại cây
trồng nhiệt đới.
1.1.2. Điều kiện xã hội
Xã hội Nhật Bản từ khởi nguyên cho đến tận hôm nay là xã hội nơng nghiệp
mang trong mình nền kinh tế cơng nghiệp. Vậy những yếu tố nào đã hình thành nên
xã hội Nhật Bản mang bản sắc nông nghiệp như hiện nay?
-

Con người: Một đất nước với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, đất trồng trọt
nghèo nàn (chiếm 13% diện tích) cịn lại là rừng núi hiểm trở hoang dại thì
dân tộc Nhật Bản phải tiến hành cuộc đấu tranh bền bỉ với thiên nhiên khắc
nghiệt để đảm bảo cuộc sống. Thực tế gay gắt ấy tạo cho con người ở nơi
đây sự cần cù, bền bỉ.
驕る平家は久しからず

おごるへいけはひさしからず


Ogoru heike wa hisashikarazu
Dịch nghĩa: sống lãng phí thì sẽ khơng giữ được lâu.
-

Tinh thần võ sĩ đạo: tinh thần võ sĩ đạo là cột trụ tinh thần, có sức ảnh hưởng
mạnh mẽ đến toàn thể người Nhật. Đạo võ sĩ là “thanh gươm” mài sắc ý chí
chiến đấu của nhiều lớp thanh niên, là trụ cột tinh thần của người Nhật, giúp
nước Nhật điêu tàn sau chiến tranh trở nên một nước hùng mạnh nhất nhì thế
giới.

-

Tơn giáo: Ở Nhật, nhiều tơn giáo cùng tồn tại: đạo Shinto (Thần đạo), đạo
Phật, đạo Thiên chúa và nhiều tơn giáo khác. Trong đó, ảnh hưởng nhiều
nhất là Thần đạo và Phật giáo. Thần đạo thờ các vị thần linh thiêng trong trời
đất, thờ tổ tiên, thờ hồn người chết, đặc biệt là thờ các anh hùng dân tộc có
cơng lao với đất nước. Do vậy, Thần đạo gắn liền với dân tộc, ảnh hưởng


13
nhiều đến việc hình thành tính cách con người nơi đây. Thần đạo mài sắc ý
chí và đem lại sức mạnh tinh thần, không ngừng thúc đẩy con người vượt
qua mọi khó khăn để vươn lên trong cuộc sống. Phật giáo lại giúp con người
loại bỏ và hạn chế dục vọng để giữ gìn sự bền bỉ, kiên trì cho những mục
đích của mình. Hai tơn giáo hịa quyện với nhau, tạo nên một con người Nhật
luôn biết chủ động, tĩnh tâm, không vô tâm nhưng cũng không bị lôi cuốn
vào vịng sắc dục. Trong văn hóa, tơn giáo dễ được xem là những yếu tố
thuộc phạm vi tâm linh khơng dễ đóng góp vào sự phát triển xã hội, nhưng
chính Nhật Bản đã biết khai thác mặt tích cực của đa thần. Khơng có tơn

giáo độc tơn nên khơng có chiến tranh tơn giáo, con người khơng bị đẩy vào
chỗ mê tín, dị đoan, mà ngược lại góp phần xác định sức mạnh và quyền lực
của những giá trị tinh thần, của tâm linh để phục vụ cho cuộc sống. Vì vậy,
có nhiều người cho rằng, tâm hồn người Nhật có một cái gì đó thần bí, bí ẩn.
Thực ra cái gọi là bí ẩn chỉ là sự kiên trì nỗ lực, ni dưỡng ý chí cho một
mục đích đang và sẽ thực hiện, ở những thời điểm thích hợp, trước những
yêu cầu của xã hội, của đất nước, sức mạnh ấy bùng lên, tỏa ra thành một lực
lượng vật chất và tinh thần vĩ đại, và lịch sử đã chứng minh cho điều đó,
chứng minh cho sự vươn lên thần kỳ của đất nước này.
-

Các vị thần: các vị thần xuất hiện trong tất cả mọi mặt của đời sống. Thần
sông, thần núi, thần biển, thần rừng, thần ruộng, thần cá, thần trâu, thần mưa,
thần sấm… Ngay trong các truyền thuyết khai thiên lập địa, người Nhật tự
nhận mình là con cháu của thần mặt trời. Tất cả mọi sự vật trong cuộc sống
theo quan điểm của người Nhật đều có một vị thần bảo hộ và che chở, giúp
đỡ. Đây có thể coi là đặc trưng của văn hố nơng nghiệp lúa nước của riêng
Nhật Bản: tất cả các yếu tố tự nhiên đều được các vị thần che chở và mỗi
làng quê lại có một vị thần, một sự tích riêng. Người nơng dân mong muốn
có thể nhận sự bảo hộ của tất cả các vị thần để có mùa màng bội thu, một
năm mưa thuận gió hồ cũng như mong muốn sống hồ mình cùng thiên
nhiên


14
-

Phong tục tập quán: Văn hóa Nhật Bản trải qua hàng ngàn năm đã tạo nên
những phong tục, tập quán, nghi lễ đặc trưng riêng. Cái đặc trưng đó chính là
thái độ tiếp thu văn hoá ngoại lai một cách chủ động, có chọn lọc đồng thời

vẫn bảo tồn nét văn hoá truyền thống của dân tộc. Trà đạo là một nghệ thuật
thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản, được phát triển từ khoảng cuối TK
XII. Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc
đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá
trị tinh thần cần có của bản thân. Tinh thần của trà đạo được biết đến qua bốn
chữ hịa, kính, thanh, tịch. Hịa là hịa bình, kính là tơn trọng người trên, yêu
thương bè bạn, con cháu, thanh tức là thanh tịnh, thanh khiết, còn tịch là giới
hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.
 Bên cạnh đó, y phục truyền
thống cũng là một nét sinh hoạt văn hóa của người Nhật, đặc biệt là đối với
người con gái. Cách búi tóc của các cơ gái Nhật rất cầu kỳ, mái tóc trước
được dựng cao làm cho khn mặt có vẻ riêng, cịn những món tóc được uốn
lượn cầu kỳ là một nét thẩm mỹ đoan trang và duyên dáng. Màu sắc chủ đạo
của Kimono là màu nhạt, màu nâu đất với các hoạ tiết hoa, lá và các biểu
tượng thiên nhiên khác – phản ánh sự tương thích phù hợp với cuộc sống làm
nơng cũng như văn hố nơng nghiệp. tình yêu thiên nhiên của người Nhật
Bản. Chỉ trong những dịp lễ hội như cưới hỏi thì màu đỏ và các hoạ tiết sặc
sỡ được yêu thích.
Những phong tục và nghi lễ của Nhật Bản đã góp phần tạo nên cuộc sống

nền nếp, đảm bảo cho sự phát triển của xã hội, tạo nên một nền văn hóa Nhật mang
đậm yếu tố nội sinh.
1.2.

CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN
NHẬT BẢN
Nhật Bản là quốc gia Châu Á đầu tiên và duy nhất thành công trong việc

chuyển đổi cơ cấu và năng suất lao động trong nông nghiệp. Ngược lại với mơ hình
của các nước Châu Mỹ, Nhật Bản đã có mơ hình phát triển nơng nghiệp riêng của



15
mình: tăng hiệu suất lao động với các trang trại có quy mơ trung bình nhờ áp dụng
các kỹ thuật phương Tây phù hợp và các chính sách hỗ trợ đúng lúc, phù hợp.
Trong suốt q trình phát triển, nơng nghiệp, nông thôn Nhật Bản phát triển
qua các giai đoạn: truyền thống và hiện đại.
1.2.1. Nông nghiệp, nông thôn truyền thống Nhật Bản.
Nông nghiệp truyền thống là giai đoạn xã hội Nhật Bản theo chế độ phong
kiến, nơng nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Các triều đại, chính quyền
lãnh đạo chủ yếu là củng cố quyền lực cai trị, mở rộng ruộng đất khai hoang và tăng
cường nguồn thuế cho tài chính quốc gia.
1.2.1.1.

Chính sách đất đai

Bộ luật đầu tiên của Nhật Bản có đề cập mạnh mẽ đến nông nghiệp là bộ luật
Taika, xuất phát từ cuộc cải cách Taika do Thiên hoàng Kotoku (hiệu là Taika) khởi
xướng năm 646. Tháng giêng năm Taika thứ 2 (646), tờ chiếu mang tên Kaishin no
Mikotonori (Chiếu chỉ đổi mới) gồm 4 điều được công bố. Đây là một văn kiện nổi
tiếng và có tầm quan trọng rất lớn về mặt sử liệu. Nội dung viết như sau:
Điều 1: Bãi bỏ chế độ chia tư hữu dân (nông nơ) và tư hữu địa (nơng địa) của hồng
tộc và hào tộc, tất cả gộp chung thành những vật sở hữu của nhà nước theo chế độ
gọi là kouchi (công địa) và koumin (cơng dân). Thay vào đó, hào tộc cấp cao sẽ
được cấp thực phong (tức một khoản lương tính theo số nóc gia đình).
Điều 2: Qui hoạch lại các khu vực hành chánh để thực thi trung ương tập quyền.
Điều 3: Lập sổ bộ hộ tịch và kế toán, tổ chức việc thu hồi và phân phát ruộng ban
điền. Ban điền (hanten) hay ruộng khẩu phần (khẩu phần điền = kubunden) là ruộng
được đem chia cho người dân các hộ tùy theo số miệng ăn và số người lao động để
họ canh tác để sinh sống và nộp thuế cho nhà nước.
Điều 4: Áp dụng một chế độ tơ thuế thống nhất.

Như vậy, ruộng đất nói chung đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước do
Thiên hoàng đứng đầu. Ruộng đất được phân chia theo chế độ “Ban điền”
(Kubunden) có hiệu lực trong vịng 5 năm, tất cả những người dân từ 6 tuổi trở lên
đều được chia ruộng đất.


16
Đến thời kỳ Nara (710 – 794) chính sách ruộng đất hầu như không thay đổi,
chỉ mở rộng thêm chế độ cho thuê đất – thúc đẩy quá trình tư hữu đất đai, dẫn đến
sự tư hữu hoá về ruộng đất mà nổi bật là sự manh nha xuất hiện của các trang viên.
Trên thực tế, ruộng đất thời kỳ này bị chia sẻ và nằm trong tay các gia đình dịng họ
q tộc và quan chức triều đình. Việc cho thuê đất chỉ áp dụng được đối với tiểu
nông. Năm 711, nhà nước ban một sắc lệnh quy định cho phép quan chức địa
phương thay mặt nhà nước phân phối những đất vơ chủ có thể cày cấy được. Bên
cạnh đó, để khuyến khích khai hoang đất nơng nghiệp, chính quyền Nara ban hành
đạo luật mới cho phép chủ nhân vùng đất mới được miễn thuế một thế hệ, thậm chí
hai, ba thế hệ hoặc nếu sản xuất được nhiều còn miễn thuế suốt đời, đất được quyền
sở hữu vĩnh viễn. Chính việc khai hoang vơ độ bên cạnh những đạo luật đất đai
không phù hợp cùng với sự quản lý yếu kém, tham nhũng của nhiều quan chức cai
trị dẫn đến mâu thuẫn gay gắt về quyền sở hữu đất đai.
Đến thời kỳ Heian (794 – 1192) chứng kiến nhiều sự biến đổi trong nông
nghiệp Nhật Bản từ chế độ công hữu sang tư hữu. Do thời hạn cho thuê đất không
đảm bảo nên người dân gần như khơng thực hiện. Từ khoảng năm 912, chính quyền
khơng cịn quan tâm nhiều đến phân phối đất đai mà chỉ đề cấp đến thuế má và việc
cho thuê đất bỏ hoang. Chế độ “Ban điền” được xem là chấm dứt và đến thế kỷ X
thì ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân đã hoàn toàn lấn át ruộng đất do nhà nước
ban cấp. Giai đoạn này, xuất hiện các trang viên Shoen công hữu và tư hữu.
Đến Thời kỳ Kamakura (1992 – 1333) do tồn tại hai chính quyền của Thiên
Hoàng và Tướng Quân Shogun song song nên các chính sách nơng nghiệp có sự
biến đổi mạnh mẽ. Chế độ ruộng đất chính giai đoạn này là: người ta có thể quản lý

một trang viên nhỏ rồi giao nộp một phần sản phẩm cho người sở hữu đất đai đó
như đã thỏa thuận. Hoặc, đó là người nhận trơng nom một số đất đai hay bảo vệ đất
đai đó chống lại những người lính canh láng giềng để nhận được từ người sở hữu
một số tiền thù lao cố định, phần trăm của thu hoạch….Tại một số địa phương,
người lĩnh canh đem ủy thác trang viên cho một quan chức địa phương nào đó là tốt
nhất bởi vị này sẽ trông nom trang viên lấy thù lao, làm sổ sách và nộp tiền cho chủ


17
đất vắng mặt.
Như vậy, trong một trang viên có nhiều loại ruộng đất.
- Đất dành riêng cho chủ đất thường là gia đình hồng thất, đại q tộc.
- Đất dành cho cơ sở tôn giáo.
- Đất thừa kế với người chủ tự canh tác.
- Đất cấp cho chủ đất dành cho việc bảo vệ, loại này thường được chủ Shoen cho
nông dân cày cấy rồi nộp thuế cho chủ.
- Các loại đất khác không phải đất trồng lúa như ao hồ, đồi, rừng cây vv…
Bước sang thế kỷ XIII, quyền lực chính quyền rơi vào tay các nhiếp chính
dịng họ Hojo. Những lãnh chúa phong kiến lớn (Daimyo) là những người có quyền
sở hữu ruộng đất lớn trong cả nước cùng với quyền lực ngày càng tăng lên. Những
năm 1222 và 1223, các cuộc điều tra cơ bản ở tất cả các tỉnh với mục đích nắm lại
diện tích đất đai canh tác, tên tuổi chủ đất, tên tuổi các quan chức quản lý đất đai.
Qua đó, chính quyền Mạc Phủ muốn tăng cường hiệu lực trong các chính sách
ruộng đất và quyền sở hữu đất đai trên phạm vi cả nước. Năm 1232, chính quyền
cho cơng bố Luật Joei với 51 điều trong đó có 2 điều nói về quyền sở hữu ruộng đất,
trang viên, vấn đề thừa kế và các việc liên quan. Quyền sở hữu ruộng đất có giá trị
trong 20 năm. Điều này là một bảo đảm pháp lý cho người sở hữu - khác với thời kỳ
Yoritomo khi mà quyền sở hữu không được pháp luật bảo vệ chặt chẽ. Các quan
chức quản lý đất đai được các thanh tra giám sát chặt chẽ và bất kỳ sai phạm nào bị
phát hiện cũng nhận sự trừng phạt nghiêm khắc. Qua đó, các quyền hạn về thủy lợi

và sản lượng thu hoạch đã có những cố gắng trung thực để điều chỉnh chế độ đánh
thuế theo các mức khác nhau. Như vậy, chính sách bảo vệ nông dân chống lại sự áp
bức của tư nhân là quyết định sáng suốt của chính quyền đương thời.
Năm 1297, chính quyền Mạc Phủ ban hành sắc lệnh cấm võ sĩ bán ruộng đất
và thủ tiêu tất cả các giao kèo mua bán ruộng đất. Chính những động thái này làm
cho thế lực của dịng họ Thiên Hồng mạnh lên, Thiên Hoàng Go – Daigo được sự
ủng hộ của các tầng lớp tham gia chống lại Mạc Phủ, để rồi năm 1333, thành phố
Kamakura, chỗ dựa cuối cùng của dòng họ Hojo bị đánh chiếm. Quyền lực của


18
dòng họ này chấm dứt cũng đồng thời kết thúc thời kỳ Mạc Phủ Kamakura.
Sau khi trở lại kinh đô, Thiên hoàng Go – Daigo lập tức củng cố địa vị và
khơi phục lại vương quyền đã bị chính quyền Mạc Phủ áp chế, mở ra thời kỳ
Muromachi (1334 – 1573). Về chế độ ruộng đất, chính quyền tiến hành cải cách
nhằm mục tiêu là xóa bỏ của bộ máy bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất và chế độ thuế
khóa của chính quyền Mạc Phủ. Thế nhưng, chính sách mới lại dựa theo luật Taiho
(702) lại không chủ trương xoá bỏ các điền trang mà trao quyền hạn lớn cho các
quan cai trị cấp tỉnh và huyện. Chính sách này cũng được một số chủ đất lớn chấp
nhận nhưng tầng lớp tiểu địa chủ và nông dân tỏ ra khơng hài lịng.
Bên cạnh đó, chế độ thừa kế đất đai chia đều cho các con trai đã tạo nên tầng
lớp điền chủ mới ở nông thôn. Giai cấp nơng dân cũng có quyền sở hữu ruộng đất,
ít nhất là những tá điền được quyền sở hữu một khoảnh ruộng đất trong một trang
viên.
Sắc lệnh tháng 10 năm 1441, có điều khoản quy định là người nào đã cày cấy
trên mảnh đất trong 20 năm sẽ được quyền sở hữu mảnh đất đó, có nghĩa xác định
lại quyền sở hữu đất.
Đầu thế kỷ XV, Nhật Bản rơi vào loạn Onin (1467 – 1477) nông dân hầu
như mất ruộng đất mà vẫn phải chịu mọi thứ thuế của chính quyền Mạc Phủ. Trong
bối cảnh ấy đã dần hình thành một tầng lớp thống trị mới là những quân nhân có

nguồn gốc bình dân. Họ trở nên giàu có nhanh chóng bằng cách tước đoạt những
trang viên trong vùng, thậm chí của các tổ chức tôn giáo và quý tộc khác nữa. Cuối
thế kỷ XV, nông dân trở thành lực lượng đi lính qn dịch và q trình này phát
triển đã góp phần tạo nên sự thay đổi quan trọng trong đời sống nơng thơn. Đó là sự
xuất hiện của những pháo đài kiên cố của các nhà quý tộc mới ở nông thôn, họ bắt
thuộc hạ sống gần pháo đài còn đất đai của thuộc hạ sẽ do người khác quản lý. Kết
quả là cơ cấu xã hội nông thôn có sự phân biệt rõ giữa tầng lớp tộc trưởng, hào phú
với giai cấp nông dân.
1.2.1.2.

Quy chế xử lý đất đai

Về đất đai, khi thực hiện luật ban điền (handen), nhà nước cịn cần phải có


19
một qui chế giúp họ xử lý (và điều hành) luật ấy một cách tốt đẹp. Qui chế nói ở
đây là jôrisei (điều lý chế), dùng vào việc qui hoạch đất đai và được tổ chức với
hình thức như sau:
Trước hết, đất đai được chia thành nhiều khu vực hình vng mỗi bề dài là 6
chơ (đinh). Vì 1 chơ là 60 bu (bộ) tương đương với 108m, cho nên bề dài 6 chô là
468m . Một bề của miếng đất được gọi là jô (điều), bề kia được gọi là ri (lý). Miếng
đóng khung giữa hai được vây bọc bởi jô và ri cũng được gọi là ri. Diện tích của ri
(lý) khi phân chia thành từng ơ một với chiều dài mỗi bên 1 chô được gọi là tsubo
(quốc tự viết với chữ thổ+bình). Mỗi tsubo cịn được chia thành 10 phần bằng nhau
gọi là dan (đoạn). Như thế, đơn vị cơ sở của đất đai là dan. Cách chia tsubo thành
dan có thể thực hiện theo 2 phương pháp: Hoặc chia theo hình thù một vạt đất dài
(chôchigata): 60 bu x 6 bu = 360 bu (=1 dan); hoặc chia theo hình thù một vạt đất
ngắn (han.origata): 30 bu x 12 bu = 360 bu (= 1 dan). Như thế, người ta sẽ biết một
cách rõ ràng diện tích miếng đất rộng bao nhiêu jơ, bao nhiêu ri, bao nhiêu tsubo.

Cách tính tốn, phân chia như thế hãy còn ảnh hưởng đến ngày nay. Người
Nhật bây giờ khi hỏi chuyện về nhà cửa đất cát với nhau vẫn tính tốn diện tích theo
tsubo.
1.2.1.3.

Quy chế thu thuế

Trong suốt quá trình cai trị, nhìn chung đất đai nhà cửa và đất vườn được
công nhận sở hữu tư nhân và như vậy được phép truyền lại cho con cháu. Những
người được phân cấp ruộng đất không được phép rời khỏi mảnh đất được chia và
phải đóng thuế cho nhà nước với ba loại thuế chính là: thuế đất (Sho) nộp bằng thóc
lúa, thuế sức lao động nộp bằng sức lao động (Yoeki) hoặc bằng sản phẩm (Yo),
thuế sản phẩm (Cho) nộp bằng các sản phẩm ngồi thóc lúa. Cả ba loại thuế chính
này áp dụng với tất cả nam giới trưởng thành. Ngồi ra cịn miễn thuế một phần
hoặc tồn bộ cho những người trong gia đình hồng tộc, người có hàm từ bát phẩm
trở lên, thầy thuốc, thợ mộc, thợ rèn, binh lính, phu trạm, phu khuân vác. Giới quý
tộc địa phương được ban cấp ruộng đất và nông dân căn cứ vào tước vị, chức vụ,
công lao với triều đình. Phần ruộng đất ban cho quý tộc theo tước vị thấp nhất cũng


20
gấp 40 lần phần ruộng của nông dân. Cụ thể cách tính và thu thuế như sau:
Trước tiên, kẻ được hưởng ruộng khẩu phần phải trả tô (so). Theo qui định
thì cứ một dan hay một cơng đất, nơng dân phải nộp 2 bó (soku) và 2 nắm (wa) lúa.
Tính ra thì cứ 10 wa thì thành một soku và tương đương với 3% số lúa thu hoạch
được. Do đó, một người đàn ông thuộc tầng lớp lương dân (ryômin) và được cấp 2
dan ruộng khẩu phần thì sẽ phải đóng cho nhà nước 4 soku 4 wa. Số địa tơ này nhà
nước giao phó cho địa phương giữ lại để mai sau chi dùng cho những việc chung sử
dụng kinh phí của nhà nước.
Một tài nguyên khác của chính quyền trung ương là hai thứ thuế điệu (chô)

và dung (). Để có thể thu thuế điệu và dung, nhà nước mỗi năm phải lập đinh bạ
để kiểm kê dân số (keichô) rồi cứ theo đầu người mà đánh thuế. Thuế điệu thu bằng
vải, tơ hay lụa...tùy theo sản vật của địa phương còn thuế dung là thuế sưu dịch (gọi
là tuế dịch hay saieki), người dân phải lên làm việc ở kinh đô 10 ngày một năm.
Tuy nhiên thời đó, giao thơng cịn khó khăn, khơng phải cứ muốn đi đâu thì
đi. Từ địa phương ra đến kinh đơ, hành trình đã dài lại cực khổ. Do đó có lệnh cứ
nạp 2 jô 6 shaku (8m) vải là coi như đóng đủ thuế dung (). Chỉ cịn đặt ra vấn đề
là làm thế nào chuyển vận sản phẩm lấy từ thuế điệu và thuế dung lên đến kinh đô.
Người ta phải cậy vào tay nông dân và loại lao động phụ trách chuyên chở này gọi
là unkyaku (vận cước). Ngồi ra, cịn phải nhắc đến một hình thức lao động khác
gọi tạp dao (zôyô) là một loại lao động cưỡng bách theo mệnh lệnh của quan cai trị
(như các gunji) trong một khoảng thời gian có giới hạn để đi làm các việc liên quan
đến thủy lợi và kiến thiết hoặc lao dịch tạp nhạp ở các nha sở.
1.2.2. Nơng nghiệp, nơng thơn hiện đại Nhật Bản
Tình hình nơng nghiệp nơng thơn của Nhật Bản có sự thay đổi trong nhiều lĩnh
vực:
1.2.2.1.

Thay đổi về chính sách

Giai đoạn đầu, Nhật Bản với tinh thần “Thoát Á Nhập Âu” đã áp dụng một
cách máy móc mơ hình phát triển nơng nghiệp của các nước Phương Tây: các trang
trại có quy mơ rộng lớn, nhập các nông cụ động cơ hơi nước, động cơ nổ, máy bơm


×