Nội dung giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ dưới 6 tuổi
Giáo dục HVVH gồm 4 nội dung:
- Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với người xung quanh
- Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với đồ dùng, đồ chơi
- Giáo dục hành vi văn hóa đối với thiên nhiên
- Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với bản thân
🍁Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với người xung quanh
Hành vi văn hóa là cách ứng xử của mỗi người đối với xung quanh nói chung,
nhưng trước hết và cơ bản nhất vẫn là đối với mỗi người trong xã hội.
a/ Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với người trong gia đình
Gia đình là tổ ấm được tạo dựng nên trên cơ sở tình thương yêu đùm bọc lẫn
nhau của những người ruột thịt. Đó là mơi trường văn hóa mà đứa trẻ tiếp xúc đầu tiên
khi mới chào đời.
Trong cuộc sống gia đình, người lớn ai cũng mong cho con em mình nên người
tử tế, điều đó thể hiện ở những yêu cầu của họ đối với những đứa trẻ về cách ứng xử
của nó với mọi người xung quanh.
Trước hết là đối với ông bà, những người lớn tuổi trong gia đình. sau đó là cha
mẹ, anh chị em trong gia đình. Biết vâng lời ông bà, cha mẹ biết nhường nhịn anh chị
em, quý mến anh chị em. Những hành vi thân tình đó chính là hành vi văn hóa hình
thành phát triển ở trẻ nhỏ.
Trẻ cần phải biết vị trí của mình trong mối quan hệ đó: ơng bà là người hình
thành lên cha mẹ của trẻ, người sinh ra cha là ông bà nội, người sinh ra mẹ là ông bà
ngoại.
Trong gia đình cha mẹ là người gần gũi con cái nhất. Hằng ngày quấn quýt bên
cha mẹ, được nâng niu ấp ủ, nhiều đứa trẻ cứ coi như đó là một sự hiển nhiên mà nó
được hưởng như là “của trời cho” nên không biết quý trọng, yêu thương cha mẹ, trái lại
có những hành vi địi hỏi vơ lý hoặc hỗn xược.
Cần dần dần cho trẻ biết cha mẹ không chỉ là người sinh ra mình mà cịn là
người hy sinh tất cả cho con “bên ướt mẹ nằm, bên ráo con lăn”; “công cha như núi thái
sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...”
- Trẻ cần tỏ lòng yêu thương quý trọng ông bà, cha mẹ (không phải chỉ bằng lời
nói mà bằng những hành động cụ thể), tỏ lòng biết ơn cha mẹ.
- Giáo dục hành vi đối xử với anh chị em: biết giúp đỡ, nhường nhịn em, em biết
nghe lời, quý mến anh chị.
b/ Giáo dục hành vi văn hóa đối với người ngồi xã hội
Con người không chỉ biết sống quanh quẩn với nhau khép kín trong một gia đình
mà cịn biết sống với những người trong xã hội.
Cần tập cho trẻ em mạnh dạn giao tiếp với họ, đối với người lớn thì chào
hỏi lễ phép, đối với bạn cùng lứa thì cần phải hòa nhập vui chơi, đối với em bé hơn thì
ân cần niềm nở và sẳn lịng giúp đỡ khi cần. Ngồi ra cịn phải giáo dục trẻ biết giữ gìn
vệ sinh nơi cơng cộng và tn thủ các quy định về an tồn giao thơng.
Một quan hệ đặc biệt mới được thiết lập khi trẻ đến nhà trẻ hay đến mẫu giáo, đó
là quan hệ với cơ ni dạy trẻ và các bạn cùng trang lứa ở nhóm trẻ hay ở lớp mẫu giáo.
Trong xã hội, ngoài những người bình thường ra cịn có một số người chịu thân
phận rủi ro, đó là những trẻ lang thang, cơ nhỡ, những người tàn tật.
Hành vi văn hóa cần giáo dục cho trẻ đối với xã hội cần phải kể thêm, đó là
hành vi tuân thủ những quy định, những luật lệ chung.
c/ Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với Bác Hồ và quê hương đất nước
Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đối với nhân dân ta thật vĩ đại nhưng lại vô
cùng gần gũi. Đến tận bây giờ các trẻ nhỏ vẫn theo người lớn gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh
là “Bác Hồ”, nhưng có cháu lại không biết Bác Hồ là ai.
Qua các câu chuyện , bài hát, phim ảnh…cho trẻ biết về cuộc sống và nơi ở của
người, nhất là tình yêu của người đối với các cháu thiếu nhi để trẻ hình dung được Bác
một cách cụ thể. Từ đó hình thành lịng yêu kính Bác và cố gắng làm cháu ngoan Bác
Hồ.
Qua các tác phẩm nghệ thuật và các cuộc dạo chơi ngoài trời, thăm danh lam
thắng cảnh, qua các lễ hội cho trẻ thấy cái hay, của nơi mình ở để yêu thương, gắn bó
với quê hương đất nước.
Hành vi ứng xử đúng mức đối với những người xung quanh được coi là cái cơ
bản nhất trong mọi hành vi văn hóa của con người. Hệ thống hành vi văn hóa đó của trẻ
được phát triển tốt đẹp, vững chắc, đó là bảo đảm bằng vàng cho một nhân cách tử tế
sau này.
d/ Giáo dục trẻ kỹ năng giao tiếp có văn hóa
Hành vi giao tiếp có văn hóa đối với mọi ngưới xung quanh là một bộ phận trong
hành vi văn hóa của con người.
Kỹ năng chào hỏi: khi găp người khác biết chào hỏi với nét mặt tươi
vui. Kỹ năng xin lỗi: khi biết lỗi phải xin lỗi với nét mặt biết hối hận
Kỹ năng cảm ơn: khi ai giúp đỡ phải biết nói lời cám ơn
Kỹ năng thể hiện nhu cầu cá nhân: trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có khả
năng nhiều nhu cầu cần được người khác thỏa mãn. Khi ai yêu cầu mình làm điều gì thì
trẻ nên vui lòng nhận lời và làm ngay nếu việc đó phù hợp với khả năng.
Kỹ năng tham gia trị chuyện: giáo dục trẻ khi nói chuyện với người lớn thì phải
biết lắng nghe khơng nói hớt, nói leo nói trổng…
Ngày nay nhiều trẻ em cịn có thể tham gia trò chuyện với người khác qua
điện thoại, người lớn cần hướng dẫn trẻ biết cách sử dụng điện thoại, nhất là cách trò
chuyện qua điện thoại.
Kỹ năng biểu hiện lịng tự trọng: trẻ biết tơn trọng lời hứa của mình thật thà lễ
phép đối vối người giao tiếp.
* Cần dặn kỹ trẻ là tuyệt đối không cho người khác, nhất là người lạ sờ nghịch
vào những chỗ “kín đáo” trong cơ thể của mình và ngược lại trẻ cũng lại khơng được
phép sờ mó vào chỗ “kín đáo” của các bạn.
🍁Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với đồ dùng, đồ chơi
a/ Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với đồ dùng
Đồ vật do con người sáng tạo ra có ở khắp nơi trong cuộc sống. Bằng lao động,
bằng sự hao tổn thần kinh và bắp thịt, bằng mồ hôi, nước mắt và cả khi khi bằng xương
máu mới tạo ra được những đồ vật đó.
Đối với trẻ em đồ vật gần gũi là những vật dụng trong nhà như ấm, chén…
chúng ta dạy trẻ biết chức năng và phương thức sử dụng chúng.
Gìn giữ và bảo vệ đồ vật do con người sáng tạo ra khơng chỉ là của bản thân, của
gia đình ở nhóm trẻ, ở lớp mẫu giáo mà cịn ở nơi công cộng.
* Dạy trẻ mạnh dạn tiếp xúc, biết cách sử dụng, biết giữ gìn (bảo vệ), biết quý
trọng đồ vật dù ở nơi cơng cộng, trong gia đình hay ở lớp mẫu giáo cũng là hình thành
cho trẻ những hành vi văn hóa cần thiết của một con người biết sống đẹp.
b/ Giáo dục hành vi văn hóa của trẻ đối với đồ chơi
Một thế giới đồ vật được trẻ coi là người bạn thân thiết nhất, đó là đồ chơi. Tuy
vậy, đối với thế giới đồ chơi cũng địi hỏi trẻ em cần có cách ứng xử phù hợp.
Ngay cả việc mua sắm đồ chơi cho trẻ cũng khơng nên q chiều theo ý thích
của các cháu.
* Cần phải dạy trẻ biết nhường đồ chơi cho bạn khi cùng chơi, khơng tranh
dành đồ chơi của nhau, cần có thái độ hợp tác để cùng tìm kiếm thêm đồ chơi.
🍁Giáo dục hành vi văn hóa đối với thiên nhiên
Ai cũng biết thiên nhiên không chỉ ưu đãi cho con người những cái cần thiết để
sống mà còn hấp dẫn chúng ta bởi những điều kỳ diệu của nó.
Có những cái tưởng chừng như bình thường như cây cỏ, dịng sơng, con cái…
Hình thành ở trẻ một cách sống có văn hóa đối với thiên nhiên có nghĩa là giáo
dục trẻ theo ba chức năng mà con người đã ứng xử đối với thiên nhiên, đó là nhận thức,
tình cảm và hành động.
a/ Dạy trẻ tìm tịi khám phá thiên nhiên (về chức năng nhận thức)
Trong thiên nhiên có nhiều điều mới lạ, ngay người lớn cũng chỉ mới biết một
phần rất nhỏ, huống chi là trẻ em thì đó là những điều hết sức bí ẩn.
Dạy trẻ biết quan sát những sự vật của thế giới bên
ngoài, Khuyến khích trẻ tìm hiểu các hiện tượng xung
quanh
Tạo điều kiện để cho những tác động từ thế giới bên ngoài tràn vào các giác quan
của trẻ.
Khám phá tìm tịi trong thiên nhiên là một ham thích đặc biệt của trẻ nên người
lớn cần hướng dẫn thì hiệu quả nhận thức sẽ tăng.
b/ Dạy trẻ gắn bó với thiên nhiên (về chức năng tình cảm)
Ngay từ khi cịn bé, người lớn cần làm cho trẻ cảm nhận được rằng mỗi con
người là một bộ phận hữu cơ của thiên nhiên, không thể sống tách rời khỏi thiên nhiên
và coi thiên nhiên là người bạn thân thiết của mình. Đó là việc hình thành động cơ đạo
đức cao đẹp cho những hành vi văn hóa của trẻ đối với thiên nhiên mà người lớn cần
hết sức quan tâm. Một điều hết sức kỳ diệu là chính thiên nhiên đã gợi ra ở trẻ những
liên tưởng về con người
- Dạy trẻ biết chăm sóc và bảo vệ vật ni, cây trồng và hình thành ở trẻ hành
vi chăm sóc bảo vệ vật ni, cây trồng
- Khuyến khích trẻ làm các việc: chăm vườn cây, em là người chăn nuôi giỏi..
- Dạy trẻ biết cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên, gợi lên lịng mong muốn
làm ra cái đẹp
c/ Dạy trẻ chăm sóc, bảo vệ thiên nhiên (về chức năng hành động)
Trong việc giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với thiên nhiên, một vấn đề có
tầm quan trọng vào bậc nhất, đó là hình thành ở trẻ hành vi chăm sóc, bảo vệ thiên
nhiên, trước hết là dạy trẻ biết cách chăm sóc và bảo vệ vật ni cây trồng như tưới
nước cho cây, cho gà ăn….
Việc giáo dục cho trẻ cách ứng xử có văn hóa đối với thiên nhiên chung quy
lại là tác động đến nhận thức, tình cảm và hành động của các cháu, đó là ba yếu tố
cơ bản tạo nên ba hành vi văn hóa của trẻ đối với thiên nhiên.
🍁Giáo dục hành vi văn hóa cho trẻ đối với bản thân
Giáo dục cách ứng xử đẹp là hình thành hệ thống hành vi văn hóa cho trẻ đối với
thế giới bên ngồi có ý nghĩa rất to lớn trong quá trình hình thành nhân cách.
a/ Giáo dục cho trẻ hành vi văn hóa - vệ sinh
Trong cuộc sống hàng ngày có biết bao sự việc của bản thân mà trẻ phải giải
quyết nào việc ăn, mặc, vệ sinh, đi đứng, vệ sinh cá nhân…
Về nết ăn: cha ơng xưa có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”.
Đầu tiên cần dạy trẻ trước khi ăn phải mời mọi người, mời người lớn tuổi trước
rồi mới đến người nhỏ tuổi hơn.
Dạy biết ăn uống sao cho tử tế, khi ngồi vào ăn thì ngay ngắn khơng đươc địi
hỏi, ngồi đúng tư thế có gì ăn nấy.
Cần thường xuyên nhắc nhỡ trẻ ăn phải nhai kỹ rồi mới nuốt, không ngậm
cơm trong miệng.
Về mặc: dạy trẻ biết mặc quần áo cho ngay ngắn, không bôi bẩn lên quần áo
không tự tiện cởi quần áo khi trời đang rét…mặc quần áo kiểu gì, màu gì, theo mùa,
theo thời tiết trong ngày, theo tình huống cụ thể…điều đó là việc của người lớn (lo cho
trẻ mặc sao cho phù hợp với hoàn cảnh nhất định, với sở thích và hoạt động)
Về vệ sinh thân thể: cần dạy trẻ biết rửa mặt khi ngủ dậy, biết đánh răng sau các
bữa ăn và trước khi đi ngủ. Không được dùng tay quệt mũi, không ngồi lê, ngồi lết bẩn
quần áo đó là hành vi văn hóa trẻ cần thực hiện hàng ngày.
Về chế độ sinh hoạt hàng ngày: do tình trạng sức khỏe của trẻ nên mỗi trẻ cần có
một chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ em, đồng thời phù
hợp với hoàn cảnh sinh sống và điều kiện hoạt động của người lớn rồi tập luyện cho trẻ
thích ứng dần với chế độ sinh hoạt đó.
b/ Về tư thế
Đi: Để có dáng đi đẹp thì người lớn cần phải dạy trẻ khi còn nhỏ. Cần tập luyện
cách đi, cách ngồi, cách nằm để khi lớn lên trẻ có tướng đi đẹp và để cho đứa trẻ cảm
thấy mình là người đàng hoàng tử tế.
Đứng, ngồi, nằm: cũng được tạo dáng cẩn thận.
Đứng: cần phải ngay thẳng, không đứng trước mặt người ngồi đàng sau hay giơ chân
trước mặt người khác.
Ngồi: trên ghế hai chân để thẳng hay chéo là tùy nhưng không thọc chân vào ghế
người đàng trước.
Nằm: chỉ nên kê gối thấp, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều được, nhưng không nằm sấp
áp ngực xuống giường, hai chân khép lại tự nhiên…
c/ Giáo dục hành vi văn hóa tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày
Tự ăn uống: Đến bữa ăn trẻ tự rửa tay, ngồi vào bàn đúng tư thế cầm muỗng tự
xúc cơm ăn. Tự mặc quần áo, gồm các động tác tương đối phức tạp, vì nó địi hỏi trẻ
phải xác định đúng các hướng trong không gian: trước sau, trên dưới, phải trái.
Tự đánh răng, rửa mặt: Trước khi ngủ và sau khi ăn trẻ biết đánh răng, rửa
mặt.
Khăn mặt, bàn chải, thuốc đánh răng của trẻ cần để vừa tầm tay của trẻ để dễ
lấy. Trong ngày khi thấy tay hay mặt bẩn thì tự đi rửa sạch nhất là trước khi
ăn.
Đi vệ sinh: Vào độ tuổi mẫu giáo, nhất là độ tuổi mẫu giáo nhỏ và lớn trẻ cần
biết đi vệ sinh đúng chỗ, lau chùi sạch sẽ và sau cùng là nhớ rửa tay kỹ bằng xà phòng.
Việc trẻ tự phục vụ trong sinh hoạt hàng ngày nếu được luyện tập thường xuyên
sẽ thành thói quen và một khi đã thành thói quen thì khơng cần ai nhắc nhỡ trẻ sẽ tự
động thực hiện. Tự phục vụ giúp trẻ sống một cách chủ động, thoải mái và sau này lớn
lên sẽ trở thành nhân cách đàng hoàng tử tế, tự tin, biết lập nghiệp trong bất cứ hoàn
cảnh nào.