Tải bản đầy đủ (.pptx) (41 trang)

chủ đề sinh vật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.99 MB, 41 trang )

Trường đại học quy nhơn
Khoa địa lí – địa chính
Lớp địa chính K32
CHỦ ĐỀ : SINH VẬT VIỆT NAM
ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM
Design: nhóm 6
Hệ sinh thái rừng là hệ sinh thái nguyên sinh đặc trưng
của tự nhiên Việt Nam

Với thực vật, động vật là nhân tố chủ yếu, đóng vai trò
trong việc hình thành hệ địa – sinh thái.

Hệ địa sinh thái rừng nội chí tuyến ẩm có năng suất
sinh học cao nhất kể cả rừng trên đất liền lẫn ven biển.
5/27/142
Sinh vật Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng

Sự đa dạng về hệ sinh thái
• Môi trường địa lí đã quyết định sự đa dạng của
các hệ sinh thái.

Với nhiều nền nhiệt ẩm khác nhau, sự tương
phản giữa đồng bằng – ven biển, đồi – núi.

Với sự phân hóa theo vị trí địa lí

Với sự lịch sử phát triển tự nhiên.

Hệ sinh thái rừng thay đổi từ bắc xuống nam, từ
tây sang đông, từ thấp lên cao:
Đa dạng về thành phần loài


Sao la
Sếu đầu đỏ
Nấm linh chi Bàng vuông
Nước ta có tới 14624 loài thực vật thuộc
gần 300 họ và 11217 loài động vật.
Đa dạng về công dụng
Hệ thực vật rừng nước ta có đến 1200 loài cây
cho gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ nội thất
như đinh, lim, sến…
Nhóm thực vật cho nguyên liệu dùng trong các
ngành thủ công nghiệp,công nghiệp vô cùng
phong phú như : mây, tre , trúc…
Nhiều loài được dùng làm nguyên liệu giấy sợi
như tre nứa, thông…
Ngoài ra còn có một số loài cây có giá trị
cho tinh dâù(hồi, trầm hương, kim giao…),
làm thuốc(Hà thủ ô, Ngũ gia bì, Ba gạc…);
Cho chất nhuộm, cho thực phẩm( nấm
hương, mộc nhĩ,…)
Các loài hoa trang trí như phong lan, các
dây leo thuộc họ Tai voi, họ Vang.
Đa dạng về công dụng
Đa dạng về công dụng
Hà thủ ô
Cây tai voi
Phong lan

Công dụng của giới động vật hoang dã cũng không kém
phần phong phú.


Ngoài lấy thịt ra, động vật còn cung cấp nguyên liệu cho
công nghiệp da, công nghiệp may mặc như Trâu, Bò, Cá
sấu…

Chế đồ thủ công mỹ nghệ có Đồi mồi, San hô, Ngà voi, Trai
ngọc…

Trong công nghiệp mỹ phẩm các loài cho các tuyến xạ như
Cầy mực, Hươu xạ…

Ngoài ra động vật cung cấp dược liệu quý, góp phần thư
giãn, giải trí.
Đa dạng về công dụng
Đa dạng về công dụng
Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã
ở việt nam đã giảm sút nghiêm trọng
Ngày nay rừng nguyên sinh ở việt nam đã
bị tàn phá gần hết, có nơi còn được phục
hồi ở một mức độ nào đó nhưng có nơi đã
không còn khả năng phục hồi vì đất trơ sỏi
đá.
Tỉ lệ che phủ hiện tại ở nước ta là 36,1%
(2003) thật quá thấp so với yêu cầu 45 – 50
% trở lên .
Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã
ở việt nam đã giảm sút nghiêm trọng
- Có tới gần 10 triệu ha đất trống đồi trọc
-
Nhiều loại động vật quý hiếm đang bị con người săn
bắt phục vụ nhu cầu cuộc sống.

-
Trong sách đỏ Việt Nam, 360 loài thực vật, 350 loài
động vật thuộc loài quý hiếm cần được bảo vệ trước
nguy cơ tuyệt chủng.
-
Không chỉ trên đất liền mà ngay nguồn tài nguyên sinh
vật dưới nước cũng bị suy giảm rõ rệt(Cá trích, cá nục,
cá lầm )
Sự giàu có của rừng và động vật hoang dã
ở việt nam đã giảm sút nghiêm trọng

Sự suy giảm đa dạng, giàu có của nguồn
tài nguyên sinh vật đang trở thành một
đặc điểm của giới sinh vật Việt Nam hiện
nay.

Việc bảo vệ tài nguyên sinh vật nói riêng
và toàn bộ môi trường nói chung đã trở
thành vấn đề cấp bách cần đặc biệt chú ý.
Các hệ sinh thái
Do đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ẩm gió
mùa ở nước ta đã hình thành các hệ sinh
thái đa dạng.

Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió
mùa ẩm thường xanh

Hiện nay rừng nguyên sinh rất hiếm chỉ
còn sót lại ở những nơi được bảo vệ như
rừng Cúc Phương(Ninh Bình) hoặc ở

những nơi hiểm trở. Nói chung đều là
những rừng thứ sinh.

Điều kiện thích hợp cho hệ sinh thái này là
nhiệt ẩm cao, nhiệt độ trung bình năm trên
20oC. Lượng mưa trên 2000 mm.
Rừng Cúc Phương(Ninh Bình)

Đặc điểm sinh thái – hình thái chung của
rừng này là trạng thái xanh quanh năm, lá
thường có phiến rộng,đầu lá nhọn, lá
nhẵn bóng, cứng dai.

Khi rừng nguyên sinh bị tác động tạo điều
kiện để hình thành kiểu rừng rậm thứ sinh
cũng thường xanh như các cây thuộc họ
đậu, họ Du…
Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió
mùa ẩm thường xanh
Rừng gụ ở miền nam Rừng lim ở miền Bắc

Hệ địa sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió
mùa ẩm thường xanh có quần xã động vật
đa dạng nhất.

Chiếm đa số là các loài sống leo trèo bay
nhảy trên cây.
Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió
mùa ẩm thường xanh
Khỉ mặt đỏ Khỉ vàng


Các loài gặm nhấm sống trên cây như sóc
bay, sóc bụng đỏ… Còn có các loại dơi:
dơi lá đuôi, dơi cánh dài…

Phong phú nhất là các loại chim: vàng
anh, vẹt, công, gà lôi, trĩ đỏ, họa mi, sơn
ca …

Sống dưới đất có nhiều loài ăn sâu bọ,
các loài gặm nhấm, và nhiều loài bò sát…
Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió
mùa ẩm thường xanh
Sóc bay
Vàng anh
Rắn
Gà lôi đỏ
Vẹt Dơi lá đuôi
Trĩ đỏ
Kỳ đà
Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió
mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá

Hệ sinh thái này hình thành An Châu, sông Mã,
Yên Châu, Tây Thanh-Nghệ-Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ.

Điều kiện khí hậu có lượng mưa thấp dưới 1500
mm, mùa khô kéo dài trên 3 tháng, có nơi 4 – 6
tháng.


Kết cấu sinh thái, hình thái không khác mấy so với
kiểu thường xanh, nhiều tầng, cây mọc rậm rạp,
tán cũng khép kín, tuy nhiên cây thấp nhỏ hơn.
Rừng lá kim ở Tây Nguyên
Cây sau sau ở miền Bắc

Quần xã động vật có đặc điểm là tập trung các
loài động vật ăn cỏ và lá cây to lớn: voi, trâu bò
rừng…

Đặc biệt là voi sống dọc biên giới phía tây, Lai
Châu đến Tây Ninh.

Tương ứng có các loại thú ăn cỏ lớn là các loại
thú ăn thịt lớn như Hổ sống suốt từ Lai Châu
đến Tây Ninh, báo, beo thì ít gặp hơn.
Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió
mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá
Trâu rừng Lợn rừng
Voi Hổ Đông Dương

Thú nhỏ gặp Hoẵng, nai, sóc, thỏ…

Về chim: Gà rừng, gà gô, còn có chim
xanh phân bố suốt từ Bắc chí nam.

Về bò sát có Nhông xám, thằn lằn

Giữa các hệ sinh thái khác nhau xen kẽ

theo kiểu bức khảm, nên trong rừng rậm
nửa rụng lá và rụng lá vẫn thấy một số loài
từ rừng rậm thường xanh và rừng thưa.
Hệ sinh thái rừng rậm nội chí tuyến gió
mùa hơi ẩm, nửa rụng lá hay rụng lá
Chim xanh
Nhông xám
Hoẵng
Gà gô
Hệ sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió
mùa hơi khô rụng lá hay lá kim

Khu vực phân bố ở miền Bắc là thung
lũng sông Mã, Yên Châu, Sơn La; miền
Nam là thung lũng sông Ba, Khánh Hòa,
Bình Thuận.

Rừng thưa như thế chỉ có nhiều ở miền
Nam, gồm các cây họ Dầu như Dầu lông,
Dầu son… Ngoài ra còn có Cẩm liên, Cà
chắc, Chiêu Chiêu…
Cẩm liên
Dầu lông

Tình trạng thưa thớt của rừng.Mùa khô
rừng rụng lá, trơ cành khô héo, nhưng
sang mùa mưa cây cối đâm chồi nảy lộc.

Hệ địa sinh thái rừng thưa nội chí tuyến
gió mùa hơi khô lá kim, là hệ sinh thái

rừng do thổ nhưỡng.

Loài cây phổ biến là thông 2 lá, hiếm hơn
là thông đuôi ngựa.
Hệ sinh thái rừng thưa nội chí tuyến gió
mùa hơi khô rụng lá hay lá kim
Thông 2 lá
Thông đuôi ngựa

×