Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non có tổ chức ăn bán trú dung sk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.04 KB, 21 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Mục đích của sáng kiến:
Tìm ra những biện pháp thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
nâng cao chất lượng dinh dưỡng trong trường mầm non để phù hợp và đáp ứng
nhu cầu đổi mới hiện nay.
Vệ sinh an toàn thực phẩm là việc bảo đảm thực phẩm khơng gây hại cho
sức khỏe, tính mạng người sử dụng, bảo đảm thực phẩm không bị hỏng, khơng
chứa các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học, hoặc tạp chất quá giới hạn cho phép,
không phải là sản phẩm của động vật, thực vật bị bệnh có thể gây hại cho sức
khỏe con người. Ngày nay cùng với sự phát triển chung của xã hội, mỗi gia
đình đều có cuộc sống đầy đủ, sung túc hơn, trình độ dân trí cũng ngày đựơc
nâng cao. Chính vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội
đặc biệt quan tâm. Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ khoẻ
mạnh, học tốt phát triển cân đối thì trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống
hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng nhưng luôn đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm
Mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách
đầu tiên của con người, con người phát triển tồn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể
chất, ngơn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát
triển tồn diện thì ta cần phải kết hợp hài hồ giữa ni dưỡng chăm sóc sức
khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu
Bảo đảm chất lượng vệ sinh an tồn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong
sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và
phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự phát triển
kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay có
khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong cơng tác bảo vệ và an tồn thực
phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và
thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng các bệnh do kém chất
lượng về vệ sinh thực phẩm và thức ăn ở Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ khá cao.
1



Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) hay an toàn thực phẩm hiểu theo
nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và
lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật
do thực phẩm gây ra.Vệ sinh an tồn thực phẩm cũng bao gồm một số thói
quen, thao tác trong khâu chế biến cần được thực hiện để tránh các nguy cơ sức
khỏe tiềm năng nghiêm trọng.
Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại của con
người. Tuy nhiên, vì những mục đích khác nhau, các nhà sản xuất và kinh
doanh thực phẩm vẫn sử dụng những biện pháp bảo quản, kích thích tăng
trưởng khơng hợp lý. Với thực trạng nhu cầu sử dụng thực phẩm ngày càng cao
của con người thì vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm càng trở nên báo
động hơn bao giờ hết. Thực phẩm là tác nhân chính dẫn đến ngộ độc thực
phẩm và các căn bệnh đặc biệt nguy hiểm từ tiêu chảy cấp đến Ung thư. Việt
Nam cũng là một trong những nước có số lượng người mắc bệnh Ung thư
nhiều nhất thế giới và nguyên nhân chính là thực phẩm ăn hàng ngày của con
người.
2. Tính mới và ưu điểm nổi bật của sáng kiến.
Trong những năm gần đây việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất
trở nên phổ biến. Một số vụ ngộ độc thức ăn xảy ra ở các bếp ăn tập thể diễn ra.
Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu,
diệt cỏ, hóa chất kích thích tăng trưởng và thuốc bảo quản không đúng quy định
gây ô nhiễm nguồn nước cũng như tồn dư các hóa chất này trong thực phẩm
Ở trường mầm non, các bé chưa có ý thức bảo vệ cho mình. Vì vậy, cơng
tác đảm bảo an tồn vệ sinh thực phẩm ln được trường chú trọng nâng cao.
Với mơ hình bếp ăn một chiều với đầy đủ các phương tiện, dụng cụ chế biến
thực phẩm tiện lợi. Sáng kiến kinh nghiệm của tôi đưa ra một số biện pháp đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong q trình chế biến món ăn cho trẻ. Đảm bảo
vệ sinh an tồn thực phẩm trong q trình chế biến món ăn cho trẻ. Phịng nhiễm
bẩn vệ sinh an tồn thực phẩm và vệ sinh mơi trường đối với các bếp ăn tập thể

nói chung, trong đó việc tổ chức ăn bán trú ở bậc học Mầm non đóng vai trị rất
2


lớn đến việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại
trường Mầm non. Vì vậy vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm giữ vị trí quan trọng
đối với sức khoẻ trẻ thơ nó góp phần nâng cao sức học tập, lao động của trẻ
trong xã hội ngày càng phát triển
Trong thời gian qua, cùng với việc nâng cao chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong các trường học
bán trú bậc mầm non được quan tâm thực hiện một cách nghiêm túc. Đây là
một tiêu chí quan trọng, được đặt lên hàng đầu của hầu hết các trường tổ chức
học bán trú.
Sáng kiến kinh nghiệm được áp dụng lần đầu thực tiễn tại đơn vị từ ngày
04 tháng 10 năm 2021.
Ưu điểm nổi bật của sáng kiến là đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm cho
trẻ trong trường mầm non có tổ chức bán trú.
3. Đóng góp của bản sáng kiến kinh nghiệm.
Hiện nay trường chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, ni
dưỡng và giáo dục 578 trẻ ở độ tuổi từ 24-72 tháng tuổi. 100% trẻ đều ăn bán
trú tại trường nên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm lại càng hết sức quan trọng
đối với việc chăm sóc sức khỏe của trẻ và an tồn tính mạng cho các cháu. Là
người hiệu trưởng tôi luôn nhận thức sâu sắc được trách nhiệm của mình và để
đưa ra các biện pháp cần thiết, nhằm xây dựng nhà trường trở thành trường
mầm non đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của Huyện nhằm góp phần nâng
cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tồn diện. Chính vì vậy nên tôi chọn đề
tài “Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong trường mầm
non có tổ chức ăn bán trú”. Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng
đồng quan tâm đến sức khoẻ và cùng nhau thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm và đặc biệc là vệ sinh an toàn tại trường mầm non.


3


PHẦN 2: NỘI DUNG
Chương 1: Thực trạng vấn đề mà nội dung sáng kiến đề cập.
Trường mầm non Nguyệt Đức nằm ở phía Nam của huyện Thuận Thành,
cách trung tâm huyện khoảng 9 km. Hiện tại, nhà trường có 2 khu (mỗi khu có 1
bếp ăn). Tổng số nhóm lớp: 18 với 578 cháu . 100% trẻ ăn bán trú tại trường.
Tiêu chuẩn ăn của trẻ 15.000 đ/ngày gồm 1 bữa chính và 1 bữa phụ dành cho
mẫu giáo, cịn đối với nhà trẻ là 1 bữa chính và 2 bữa phụ.
1. Thuận lợi.
Từ khi nhà trường tổ chức ăn bán trú cho trẻ đến nay, trong nhiều năm
học nhà trường đã thực hiện tốt việc đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm khơng
có ngộ độc xảy ra. Tuy nhiên, việc thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm không
phải trong một vài tháng mà phải thực hiện thường xuyên và liên tục.
Nhà trường đã ký kết hợp đồng thực phẩm với cơng ty TNHHTM &DV
Bảo An Huy có uy tín, tin cậy, thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm
bảo tính pháp lý. Trường cũng đã tạo điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất trang
thiết bị đồ dùng phù hợp cho việc chế biến món ăn cho trẻ như:
+ Có tủ nấu cơm để các cô chế biến ngon đều dẻo thơm, hợp vệ sinh,
giảm tải rất nhiều sức lao động của các cô giúp các cô tập trung nhiều hơn vào
cách chế biến các món ăn khác.
+ Tủ sấy bát đảm bảo vệ sinh.
+ Tủ lạnh để lưu nghiệm thức ăn hàng ngày.
+ Máy lọc nước hiện đại đảm bảo có đầy đủ nguồn nước sạch để chế biến.
+ Máy xay thịt.
+ Có tủ thuốc: Băng gạc, bơng, ugo, thuốc xịt bỏng và một số loại thuốc
khác . . .
Nhà trường luôn tạo mọi điều kiện khuyến khích, động viên nhân viên

tham gia tìm hiểu, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chất lượng dinh dưỡng.
Sinh hoạt tổ chuyên môn được Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, u nghề
mến trẻ, ln đặt sức khỏe và sự an toàn của trẻ lên hàng đầu.100% trẻ ăn bán
4


trú tại trường.
Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho cô tham gia các buổi kiến tập
của các trường bạn cũng như các buổi tập huấn của Phòng giáo dục, Ban an tồn
thực phẩm về mảng ni dưỡng.
100% nhân viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, được tập huấn cách
thức tính khẩu phần ăn cho trẻ và cách chia ăn.
Đội ngũ nhân viên nấu ăn nhiệt tình, làm việc có tinh thần trách nhiệm,
ln đặt sự an tồn của trẻ lên hàng đầu.
100% trẻ ăn bán trú tại trường.
Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho cô tham gia các buổi kiến tập
của trường cũng như các buổi tập huấn của phòng GD, ban quản lý vệ sinh an
tồn thực phẩm của tỉnh về mảng ni dưỡng.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, nhà trường cũng gặp không ít khó khăn:
Cơ sở vật chất nhà trường chưa bố trí gọn về một điểm trường nên việc tổ
chức nấu ăn bán trú cho trẻ vẫn được tổ chức nấu ăn bán trú ở 2 khu (2 bếp ăn)
Diện tích bếp còn chật hẹp và xây dựng từ lâu theo kiểu kiến trúc cũ nên
việc tổ chức nấu ăn cho trẻ cũng như việc sắp đặt đồ dùng nhà bếp cịn gặp
nhiều khó khăn.
Nhận thức của phụ huynh về giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn
thực phẩm cho trẻ chưa sâu. Một số bà mẹ còn rất trẻ lại quen ăn cơm
hàng, cháo chợ nên không biết cách chế biến món ăn ngon, đảm bảo chất dinh
dưỡng trong q trình chế biến. Chế độ ưu đãi với cơ ni ở trường mầm non
mức lương cịn thấp so với mặt bằng chung trong xã hội nên đời sống chị em

cịn nhiều khó khăn. Diện tích bếp cịn chật hẹp và xây dựng từ lâu theo kiểu
kiến trúc cũ.
Học sinh cịn nhỏ tuổi nên việc chăm sóc sức khỏe của bản thân còn
nhiều hạn chế.
3. Khảo sát thực trạng liên quan đến vấn đề:
5


Đầu năm, tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên, nhân viên và một số phụ
huynh của trường tôi về kiến thức, kỹ năng VSATTP, kết quả cụ thể như sau:
Bảng khảo sát kiến thức, kỹ năng về VSATTP.
Đối tượng khảo sát

Các nội dung khảo
sát
Kiến thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm
Kiến thức về vệ sinh cá
nhân
Kiến thức về vệ sinh
môi trường
Kiến thức về vệ sinh ăn
uống

Cô nuôi

Giáo viên

Phụ huynh


Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

%

lượng

%

lượng

%

8/10

80

29/35


88,6

21/50

42

9/10

90

34/35

97,1

37/50

74

8/10

80

33/35

94,3

32/50

64


9/10

90

34/35

97,1

46/50

92

Qua bảng khảo sát, tôi nhận thấy cho đến hiện nay giáo viên, nhân viên và
phụ huynh trường tơi chưa có kiến thức tốt về VSATTP. Từ thực trạng trên tôi
đã áp dụng một số biện pháp vệ sinh an tồn thực phẩm đảm bảo quy trình bếp
một chiều.
Để khắc phục thực trạng và những hạn chế trên tôi đã áp dụng một số biện
pháp nhằm tổ chức bếp ăn bán trú đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
trường mầm non Nguyệt Đức như sau:

6


Chương 2: Những biện pháp mang tính khả thi đã được áp dụng.
1. Biện pháp 1: Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo bán trú.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã thành lập Ban chỉ đạo bán trú, tổ
kiểm thực bếp ăn để phân công nhiệm vụ và giao trách nhiệm cụ thể cho các
thành viên. Ban chỉ đạo và Tổ kiểm thực bếp ăn hàng ngày có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn nhà
trường và chất lượng bữa ăn về định lượng dinh dưỡng đúng với giá trị mức ăn.

- Kiểm tra, giám sát chất lượng, nguồn gốc thực phẩm nấu ăn cho trẻ.
- Kiểm tra số lượng thực phẩm theo tính ăn, tính khẩu phần ăn cho trẻ.
- Kiểm tra, giám sát chất lượng thực phẩm trong quá trình tiếp nhận, bàn
giao, sơ chế, chế biến thực phẩm, chia ăn cho trẻ hang ngày.
- Kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh các khu sơ chế, chế biến: sử dụng,
bảo quản đồ dùng bán trú, hệ thống ga, điện, nước nhà bếp.
- Kiểm tra, giám sát công tác chia ăn theo đúng định lượng cho trẻ theo
từng nhóm, lớp.
- Thực hiện ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu kiểm thực 3 bước.
- Kết quả kiểm tra, giám sát được Ban chỉ đạo bán trú công khai trước
buổi họp định kỳ 1 lần/tháng: Khiển trách, kỷ luật nghiêm nếu có cán bộ, giáo
viên, nhân viên bị vi phạm.
- Phân công lãnh đạo nhà trường trực bán trú tại trường cùng với nhân
viên nhà bếp kiểm tra chất lượng thực phẩm trước khi giao cho nhà bếp chế
biến, trực trưa trong các giờ ăn, giờ ngủ của trẻ để kịp thời xử lý sự việc bất
thường xảy ra.
- Bộ phận cô nuôi lập đầy đủ các loại hồ sơ sổ sách bán trú theo quy định.
Hồ sơ bán trú được theo dõi, ghi chép, cập nhật hàng ngày về số lượng, nguồn
gốc, xuất xứ của các thực phẩm đầu vào, lưu mẫu thức ăn đã chế biến, theo dõi
việc cho trẻ ăn đúng thực đơn.
- Chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực
7


phẩm, chế độ kiểm thực 3 bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định, thực hiện vệ
sinh phòng chống dịch bệnh theo mùa, phun thuốc khử trùng thường xuyên.
2. Biện pháp 2: Xây dựng thực đơn nâng cao bữa ăn cho trẻ.
Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của các cấp, trường đã xây dựng kế
hoạch chăm sóc ni dưỡng và nội dung vệ sinh an tồn thực phẩm phù hợp với
đặc điểm thực tế.

Để tránh xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trường mầm non thì yêu cầu cô
nuôi phải thực hiện tốt việc giao nhận thực phẩm, cơng tác vệ sinh an tồn thực
phẩm trong các bếp ăn là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
+ Nhà trường đã có ký kết hợp đồng thực phẩm bằng văn bản và có tính
pháp lý.
+ Khi giao nhận thực phẩm phải yêu cầu có đủ 5 thành phần: Đại diện
Ban giám hiệu, thanh tra nhân dân, kế toán, giáo viên, người trực tiếp nấu ăn
phải kiểm tra kỹ thực phẩm ghi rõ đúng chất lượng, số lượng vào sổ giao nhận
thực phẩm.
+ Yêu cầu thực phẩm đã nhận phải tươi ngon ví dụ như:
Thịt: Tươi ngon bề mặt khơ mịn, khơng nhớt, khối thịt rắn chắc có độ đàn
hồi cao.
Trứng: Vỏ sạch màu tươi sáng cầm lên tay lắc nhẹ khơng thấy tiếng kêu.
Rau: Có màu tưới sáng khơng héo úa dập nát, khơng dính bẩn có màu
xanh tươi
Tham gia đầy đủ các hội thi do phòng giáo dục và huyện tổ chức như thi
nhân viên nuôi dưỡng giỏi. gia đình điểm mười… Qua đó, cải tiến phương pháp
chế biến các món ăn cho trẻ.
Lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa,
hợp lý, cân đối dinh dưỡng.
3. Biện pháp 3: Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm trong q trình chế
biến món ăn cho trẻ.
Đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm có tầm quan trọng lớn đối với sức
8


khỏe, đặc biệt trong q trình chế biến món ăn cho trẻ ở trường mầm non cần
tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
* Yêu cầu về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong q trình chế
biến món ăn cho trẻ.

u cầu nhân viên nấu ăn học tập kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm
theo quy định và được cấp giấy chứng nhận tham dự tập huấn về kiến thức về vệ
sinh an toàn thực phẩm do Ban an toàn Thực phẩm cấp. Vào đầu năm học cử
nhân viên nấu ăn tham gia lớp tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm
của tỉnh tổ chức.
Trước khi ký hợp đồng lao động yêu cầu nhân viên nấu ăn đi khám sức
khỏe và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe theo quy định nhà trường
mới ký hợp đồng
* Kiểm soát nguyên liệu đầu vào:
Để đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm thì việc kiểm sốt nguồn nguyên
liệu đầu vào là rất quan trọng. Vì vậy nhà trường ký hợp đồng với cơng ty thực
phẩm có uy tín, khi ký hợp đồng tơi đã thống nhất với nhà cung cấp thực phẩm
chỉ tiếp nhận thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, giao hàng đúng thời gian quy
định (sau khi tính ăn xong nhà trường sẽ báo số lượng thực phẩm cần sử dụng
trong ngày cho nhà công ty) cách thức bổ sung thực phẩm thiếu hoặc thừa,
người giao hàng cố định (nếu thay đổi người giao hàng phải thông báo trước).
Yêu cầu công ty thực phẩm cung cấp đầy đủ giấy chứng nhận đảm bảo an toàn,
vệ sinh thực phẩm, giấy xét nghiệm mẫu thực phẩm.
Giao nhận thực phẩm: Người nhận thực phẩm kiểm tra, đánh giá chất
lượng bằng cảm quang bên ngoài, nhận đủ và ghi rõ số lượng thực phẩm an toàn
theo thực đơn và sổ tính ăn cho trẻ tồn trường. Nếu phát hiện thực phẩm khơng
đạt u cầu thì thơng báo với bên giao để đổi thực phẩm theo đúng yêu cầu, kiên
quyết không nhận hàng kém chất lượng. Sauk hi nhận đủ số lượng thực phẩm ký
xác nhận vào phiếu giao nhận thực phẩm dưới sự kiểm tra giám sát của tổ kiểm
thực về số lượng, chất lượng, định lượng thực phẩm/trẻ tồn trường và ghi chép
đầy đủ thơng tin vào sổ kiểm thực 3 bước.

9



* Kiểm sốt q trình chế biến, nấu ăn.
Đảm bảo quy trình chế biến theo nguyên tắc 1 chiều: Nguyên liệu sau khi
nhập được sơ chế nhặt, rửa, thái, xay… chuyển vào bếp để chế biến, nấu ăn.
Thức ăn nấu chín chuyển sang khu vực chia ăn và cuối cùng là vận chuyển lên
các lớp.
Sơ chế thực phẩm: Khi có thực phẩm tươi, phải sơ chế và cho vào chế
biến ngay, thực phẩm được sơ chế trên bàn, tránh để thực phẩm xuống đất hoặc
sát đất. Lựa chọn phần ăn được, lựa chọn các vật lạ lẫn vào thực phẩm như: sạn,
tóc, thủy tinh, mảnh kim loại…
Trong thực phẩm sống đặc biệt là thịt gia cầm và hải sản có thể chứa các
vi sinh vật nguy hại, chúng có thể truyền sang các thực phẩm khác trong quá
trình sơ chế và chế biến vì vậy ngun liệu sạch khơng để lẫn nguyên liệu chưa
sơ chế, các nguyên liệu khác nhau (thịt, đậu, rau…)cũng khơng để lẫn với nhau,
thức ăn chín không để lẫn thức ăn sống.
Dụng cụ chứa đựng thực phẩm chưa sơ chế và thực phẩm đã sơ chế được
dùng riêng biệt. Rổ, rá, xoong nồi, chậu đựng thực phẩm luôn giữ sạch không
được để xuống đất, chỗ bẩn và ẩm ướt. Có dao, thớt riêng cho thực phẩm chín
và riêng cho thực phẩm sống. Mặt bàn chế biến thực phẩm khơng thấm nước và
dễ lau.
Chế biến món ăn: Đây là khâu quan trọng giúp trẻ ăn ngon miệng, hết
suất, đủ khẩu phần về năng lượng và các chất dinh dưỡng khi chế biến cần đảm
bảo phù hợp với đặc điểm sinh lý và khả năng tiêu hóa của trẻ. Q trình chế
biến món ăn cho trẻ khơng sử dụng hóa chất, phụ gia thực phẩm nằm ngồi danh
mục cho phép của Bộ tế.
Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ.
Đun nấu kỹ thức ăn (Vì khi đun kỹ thì thực phẩm nóng và sẽ tiêu diệt hết các vi
sinh vật có hại).
Dầu mỡ, gia vị phải được để trong hộp có nắp đậy. Tránh để dầu, mỡ ở
nơi có nhiệt độ cao, nhiều ánh sang, dùng tronng thời hạn nhất định, khi có mùi
hơi hoặc khét phải bỏ ngay, khơng dùng lại dầu mỡ đã qua sử dụng.


10


Chỉ đạo nhân viên nấu ăn thực hiện tốt 10 nguyên tắc vàng khi chế biến
thực phẩm do tổ chức y tế thế giới công bố để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực
phẩm cho trẻ.
* Chia và giao thức ăn.
Thức ăn sau khi nấu chín được chia cho từng lớp theo định lượng vào
từng xoong được đậy vung trước khi chuyển lên lớp, đảm bảo thức ăn cịn ấm
nóng, vừa nấu chín xong.
Khơng sử dụng thức ăn cịn lại từ hôm trước cho trẻ ăn (khi chia ăn phải
chia bằng dụng cụ, không dùng tay trực tiếp chia thức ăn)
Dụng cụ đựng thức ăn phải có nắp đậy để tránh bụi bẩn khi mang về các
nhóm lớp.
4. Biện pháp 4: Phịng nhiễm bẩn vệ sinh an tồn thực phẩm và vệ sinh
môi trường.
Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ có dụng
cụ riêng cho thực phẩm sống và chín.
Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và khơng khí.
Bếp thực hiện quy trình một chiều để đảm bảo vệ sinh
Nhà bếp luôn luôn hợp vệ sinh, đảm bảo bếp khơng bị bụi, có đủ dụng
cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có đủ nguồn nước sạch cho trẻ phục
vụ ăn uống.
Tổ chức bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm cho toàn thể cán
bộ viên chức trong nhà trường tham gia ngay vào đầu năm học. Ngoài ra trong
nhà bếp có bảng tuyên truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm
cho mọi người cùng đọc và thực hiện. Phân công cụ thể ở các khâu: chế biến
theo thực đơn, theo số lượng đã quy định của nhà trường, đảm bảo nhu cầu dinh
dưỡng và hợp vệ sinh.

Đối với nhân viên nấu ăn phải thường xuyên kiểm tra sức khoẻ trước khi
làm việc vào đầu năm học mới, và sau sáu tháng làm việc tiếp theo. Tuyệt đối
không được bốc thức ăn khi chia cho trẻ.
Bếp được trang bị sử dụng bếp ga không gây độc hại cho nhân viên và
11


khói bụi cho trẻ. Cọ rửa vệ sinh các dụng cụ chế biến thực phẩm hàng ngày sau
khi sử dụng. Nhân viên phải mặc trang phục trong khi nấu ăn: đeo tạp dề, đội
mũ khi chế biến, đeo khẩu trang trước khi chia thức ăn và rửa tay bằng xà phòng
tiệt trùng. Hàng ngày trước khi bếp hoạt động, nhà trường đã có kế hoạch phân
cơng cụ thể các nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến sớm làm công tác
thơng thống phịng cho khơng khí lưu thơng và lau dọn sàn nhà, kệ bếp, kiểm
tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện khơng an
tồn thì nhân viên cấp dưỡng báo ngay với lãnh đạo nhà trường để biết và kịp
thời xử lý. Ngồi cơng tác vệ sinh hàng ngày, định kỳ, hàng tháng phải tổng
vệ sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh nhà bếp - dụng cụ nhà bếp - dụng cụ ăn
uống nơi sơ chế thực phẩm sống-khu chế biến thực phẩm-chia cơm-nơi để thức
ăn chín… Khu nhà bếp chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa
nhà vệ sinh, bãi rác, khu chăn ni…khơng có mùi hơi thôi xảy ra khi chế biến
thức ăn. Dao thớt sau khi chê biến luôn được rửa sạch để ráo hàng ngày và được
sử dụng đúng giữa thực phẩm sống và chín. Người khơng phận sự khơng được
vào bếp
* Vệ sinh môi trường.
- Nguồn nước
Nước là thành phần không thể thiếu được và nó được sử dụng nhiều cơng
đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hàng ngày đối với trẻ.
Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Nếu dùng nước
an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan, nước
máy, nước giếng… và nước cũng phải được kiểm định về vệ sinh thường xuyên.

Nhà trường đã sử dụng nguồn nước sạch do công ty nước sạch Hà Nội cung cấp,
nếu có biểu hiện khác thường thì nhân viên nhà bếp báo ngay cho nhà trường và
nhà trường báo ngay với cơ quan y tế để điều tra và xử lý kịp thời nếu nước
nhiễm bẩn sẽ gây ra ngộ độc thức ăn trong ăn uống, và các chứng bệnh ngoài da
của trẻ.
Nước uống của trẻ được ký hợp đồng với công ty TNHH SX và XD
12


Trung Hiếu, nước được đóng trong bình, bảo quản vệ sinh sạch sẽ. Ở mỗi lớp
có 1 cây nước cho trẻ sử dụng, mùa hè có nước mát, mùa đơng trẻ có nước ấm
để uống.
- Xử lý chất thải:
Đối với trường mầm non trẻ ăn bán trú, có rất nhiều loại chất thải khác
nhau như: Nước thải, khí thải, rác thải… Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự
hoại, rác thải từ rau củ, rác từ thiên nhiên lá cây, các loại nilông, giấy lộn, đồ
sinh hoạt thừa, vỏ hộp sữa…Nếu khơng có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm
môi trường. Các loại rác thải là nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng
và chúng bay đến đậu vào thức ăn cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức
ăn ở trường. Các chất thải ra nhà trường phải cho vào thùng rác và có nắp đậy.
Rác thải đã được nhà trường ký kết hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường thu
gom và xử lý hàng ngày, vì vậy khn viên trường lớp khơng có rát thải tồn
đọng và mùi hơi thối. Trường có hệ thống cống thốt nước ngầm để khơng có
mùi hơi. Khu vệ sinh trong các lớp được giáo viên dọn dẹp vệ sinh sạch sẽ.
Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp là một trong các tiêu chí hưởng ứng
phong trào xây dựng trường mầm non “Xanh - an toàn - thân thiện - lấy trẻ làm
trung tâm” năm học 2021- 2022. Nhà trường đã phát động đến toàn thể cán bộ
giáo viên nhân viên, các bậc phụ huynh học sinh cùng nhau xây dựng môi
trường sư phạm “Xanh - an toàn - thân thiện - lấy trẻ làm trung tâm”. Đây là
phong trào được tập thể nhà trường và phụ huynh đồng tình hưởng ứng cho nên

cảnh quan mơi trường, lớp học ln xanh mát. Ngồi ra phía trước sân trường
cịn có các bồn cây xanh, tạo cảnh quan đẹp cho khung cảnh nhà trường.
Hướng dẫn, rèn trẻ có ý thức bảo vệ, chăm sóc cây xanh tạo cảnh quan môi
trường, bỏ rác đúng nơi quy định.
5. Biện pháp 5: Tuyên truyền giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm.
Việc kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh là không thể thiếu được.
Muốn trẻ được khoẻ mạnh, thơng minh thì điều trước tiên chúng ta phải làm cho
phụ huynh hiểu và nắm vững kiến thức về nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt là đảm bảo
vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, biết cách phòng tránh những mối nguy hiểm
13


từ thực phẩm đem lại bằng cách:
- Lựa chọn những tài liệu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm để tuyên
truyền tới giáo viên và nhân viên trong trường.
- Tun truyền bằng các hình thức như: Dán panơ, áp phích, khẩu hiệu,
viết bài truyền thanh phát lên loa phát thanh của nhà trường….
- Trao đổi với giáo viên về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và nhờ
họ: Tuyên truyền trong giờ đón, trả trẻ để phổ biến tới phụ huynh việc giáo dục
dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Qua các buổi họp phụ huynh 2 lần/năm (đầu năm, và cuối năm). Tuyên
truyền phổ biến kiến thức nuôi con theo khoa học, cách giữ vệ sinh môi trường,
vệ sinh cá nhân tới các bậc cha mẹ học sinh để rèn cho trẻ thói quen và các hành
vi văn minh nơi công cộng, tạo môi trường thân thiện trong trường lớp.
Xây dựng góc tuyên truyền tại các lớp. Xây dựng góc tuyên truyền là việc
làm rất quan trọng và cần thiết vì hàng ngày phụ huynh là người trực tiếp đưa
đón trẻ tới trường, vì thế họ được tiếp cận trực tiếp qua góc tuyên truyền.

14



Chương 3: Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai của sáng kiến.
Với việc áp dụng một số biện pháp trên nên kiến thức về vệ sinh an toàn
thực phẩm được nâng cao rõ rệt. Qua đó chất lượng chăm sóc ni dưỡng của
nhà trường được đảm bảo về mọi mặt. Cụ thể
Bảng khảo sát kiến thức, kỹ năng về VSATTP sau khi đã áp dụng các biện pháp:
Đối tượng khảo sát

Các nội dung khảo
sát
Kiến thức về vệ sinh an
toàn thực phẩm
Kiến thức về vệ sinh cá
nhân
Kiến thức về vệ sinh
môi trường
Kiến thức về vệ sinh ăn
uống

Cô nuôi

Giáo viên

Phụ huynh

Số

Tỷ lệ

Số


Tỷ lệ

Số

Tỷ lệ

lượng

%

lượng

%

lượng

%

10/10

100

35/35

100

45/50

90


10/10

100

35/35

100

47/50

94

10/10

100

35/35

100

32/50

92

10/10

100

35/35


100

46/50

96

Nhìn vào bảng khảo sát, ta thấy:
1. Đối với giáo viên, nhân viên.
100% cán bộ viên chức hiểu và nắm được cơng tác đảm bảo vệ sinh an
tồn thực phẩm cho trẻ ăn bán trú trong trường Mầm non. Tập thể cán bộ viên
chức từ nhân viên nuôi dưỡng đến ban giám hiệu nhà trường đều có ý thức trách
nhiệm cao trong quá trình giữ vệ sinh chung đặc biệt là vệ sinh an toàn thực
phẩm. Nhà bếp đã được trung tâm y tế dự phòng kiểm tra và cơng nhận đạt bếp
vệ sinh an tồn thực phẩm. Dụng cụ: Bát, thìa, xoong nồi được kiểm định đạt
yêu cầu theo đúng quy định. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hàng năm
15


không xảy ra ngộ độc. Giáo viên áp dụng công thức an tồn thực phẩm vào
trong cơng tác giảng dạy đạt hiệu quả cao, hầu hết trẻ biết giữ vệ sinh cá nhân,
vệ sinh môi trường sạch sẽ thông qua dạy học trên lớp, mọi lúc mọi nơi.
Qua đó, các cơ đã giúp trẻ hiểu được vệ sinh an tồn thực phẩm rất quan
trọng đối với đời sống con người, biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường
thông qua các giờ học tích hợp, vui chơi, ca dao, đồng dao… Biết được một số
lao động để giữ vệ sinh nơi công cộng, vệ sinh môi trường như: không vứt rác,
khạc nhổ nơi công cộng, biết bỏ rác đúng nơi quy định, vệ sinh lớp học hàng
ngày… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con
người.
2. Đối với phụ huynh:

Tất cả các bậc cha mẹ học sinh đồng tình ủng hộ về cách giữ vệ sinh và
phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn xảy ra trong nhà trường. Đã có sự phối
hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục trẻ biết giữ vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân
và cùng nhau làm tốt cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó n tâm gửi gắm
con tại trường.

16


PHẦN 3: KẾT LUẬN.
1. Những vấn đề quan trọng nhất được đề cập đến của sáng kiến.
Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm lớn của tồn xã
hội hiện nay.Vai trị của người cán bộ quản lý một trường có tổ chức ăn bán trú
100% thì đây là một trách nhiệm nặng nề mà địi hỏi người cán bộ quản lý luôn
luôn năng động, sáng tạo và đầu tư có hiệu quả trong cơng tác xây dựng và tiếp
cận với tất cả các hoạt động trong trường mầm non.
Mục đích của đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non
là giúp trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khơi dậy ở trẻ tính tị mị ham hiểu biết…
Chính vì vậy mà mỗi chúng ta cần phải quan tâm và đầu tư có hiệu quả vào
trong cơng tác chăm sóc và giáo dục trẻ để giúp trẻ có một sức khỏe tốt. Đó là
những kinh nghiệm quý báu theo chúng ta đi suốt những năm tháng làm cơng
tác chăm sóc giáo dục trẻ và nhất là những người làm công tác nuôi dưỡng tại
các trường mầm non có tổ chức ăn bán trú.
2. Hiệu quả thiết thực của sáng kiến.
Qua nhiều năm thực hiện tổ chức chương trình chăm sóc giáo dục trẻ có
tổ chức ăn bán trú, bản thân tôi nhận thấy đây là bài học giúp cho tồn thể cán
bộ giáo viên có một kiến thức cơ bản về mọi mặt trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ ở trường lớp mầm non, đặc biệt là cách giữ vệ sinh an toàn thực phẩm
trong trường lớp mầm non. Vì vậy bản thân tơi đã khơng ngừng phát huy những
thành tích đã đạt được, trên cơ sở đó tiếp tục cố gắng chỉ đạo cơng tác bán trú

trường mình đạt hiệu quả, đảm bảo cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm. Thường
xun đổi mới phương pháp làm để có hiệu quả về cơng tác chăm sóc sức khỏe
cho trẻ. Là một người cán bộ quản lý tôi sẽ chỉ đạo và chuyển tải những kinh
nghiệm vốn có của bản thân để trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp. Tuyên truyền
sâu rộng đến tất cả các bậc cha mẹ học sinh và cộng đồng thấy được tầm quan
17


trọng của việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non trong
cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ những kết quả đạt được ở trên tôi đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong nhà
trường.
Nắm được các quy định về vệ sinh an tồn thực phẩm từ đó chỉ đạo cán
bộ giáo vên, nhân viên trong nhà trường tạo thói quen trong công việc hàng
ngày như: Không vứt rác, khạc nhổ nơi công cộng, bỏ rác đúng nơi quy
định… và biết được công tác giữ vệ sinh rất quan trọng đối với sức khoẻ con
người.
Kết hợp với gia đình, nhà trường và tồn xã hội giúp phụ huynh có kiến
thức hơn trong việc chăm sóc ni dưỡng trẻ. Từ đó trẻ có được bữa ăn ngon,
đủ chất và khoa học. Tôi thấy mình phải nhiệt tình hơn nữa, trong cơng tác
quản lý chỉ đạo cơng việc, ln phải tìm tịi học hỏi kinh nghiệm quản lý từ
những người đi trước, chỉ đạo sát sao việc thay đổi cách chế biến giúp cho trẻ
có được bữa ăn ngon miệng nhưng vẫn phải đảo bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Tự học hỏi và bồi dưỡng cập nhật thông tin, kiến thức để nâng cao trình
độ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc ni dưỡng trẻ. Có kiến thức
về vệ sinh an tồn thực phẩm từ đó chỉ đạo thực hiện tốt quy chế ni dưỡng
trong trường mầm non để trẻ có được bữa ăn an toàn và đầy đủ, cân đối dinh
dưỡng cả về lượng và chất.

3. Kiến nghị đối với các cấp quản lý
Kính mong Phịng Giáo dục, tổ chức nhiều cuộc thi về chăm sóc - ni
dưỡng, mở rộng nhiều đối tượng tham gia trong đó có phụ huynh hoc sinh.
Tăng cường thêm những buổi tập huấn và số lượng người tham gia.
Phòng Giáo dục & Đào tạo, Trung tâm y tế huyện, Ban an toàn vệ sinh
thực phẩm... tổ chức cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên bậc học mầm
non tham gia tập huấn về vệ sinh an tồn thực phẩm và cách phịng ngừa các
dịch bệnh thường xảy trong trường Mầm non. Đồng thời phòng tránh kịp thời
18


các loại dịch bệnh như: phun thuốc diệt muỗi, các loại cơn trùng có hại… Mỗi
cán bộ giáo viên đều có ý thức giữ gìn vệ sinh chung và cùng với nhà
trường phối hợp thực hiện tốt công tác vệ sinh an tồn thực phẩm trong
trường mầm non có tổ chức ăn bán trú tại đơn vị mình
Trên đây là một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đã
được áp dụng thực tế trong trường tôi nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ
ngày càng đạt hiệu quả tốt hơn. Rất mong được sự quan tâm, đóng góp ý sáng
kiến kinh nghiệm của tơi được hồn chỉnh và đầy đủ hơn, góp phần nhỏ bé của
mình vào cơng việc chăm sóc ni dưỡng trẻ ở trường tôi.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyệt Đức, ngày 19 tháng 01 năm 2022
Người viết

19


PHẦN IV: PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo
1. Cẩm nang chăm sóc sức khỏe trẻ em trong trường mầm non - Nhà

xuất bản giáo dục Việt Nam.
2. Một số biện pháp xây dựng trường học an tồn phịng tránh tai nạn
thương tích cho trẻ em - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
3. Giáo dục Mầm non (Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh)
4. Hướng dẫn thực hiện chế độ sinh hoạt cho trẻ trong các cơ sở giáo dục
mầm non - Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.

20



×