Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Quá trình phát triển của đài truyền hình thành phố hồ chí minh (htv) giai đoạn 1986 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THI ̣ KIỀU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUÁ TRÌ NH PHÁT TRIỂN CỦ A ĐÀ I TRUYỀN HÌ NH THÀ NH
PHỐ HỒ CHÍ MINH (HTV) GIAI ĐOẠN 1986 - 2016

Chuyên ngành: LICH
SỬ VIỆT NAM
̣
Mã sớ : 60.22.03.13

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 5/2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THI ̣ KIỀU GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUÁ TRÌ NH PHÁT TRIỂN CỦ A ĐÀ I TRUYỀN HÌ NH THÀ NH
PHỐ HỒ CHÍ MINH (HTV) GIAI ĐOẠN 1986 - 2016

Chuyên ngành: LICH
SỬ VIỆT NAM
̣


Mã số : 60.22.03.13

Cán bộ hướng dẫn khoa học:
TS. HUỲ NH ĐỨC THIỆN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - THÁNG 5/2019


MỤC LỤC
DẨN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍ CH NGHIÊN CỨU

1

1.1. Lý do cho ̣n đề tài

1

1.2. Mu ̣c đích nghiên cứu

2

2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3

3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

3


3.1. Những nghiên cứu của tác giả trong nước

3

3.2. Những nghiên cứu của tác giả nước ngoài

7

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

8

4.1. Đối tượng nghiên cứu

8

4.2. Phạm vi nghiên cứu

8

5. CƠ SỞ LÝ LUẬN, NGUỒN TÀI LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

9

5.1. Cơ sở lý luận

9

5.2. Nguồn tài liệu


9

5.3. Phương pháp nghiên cứu

9

6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN

9

6.1. Về lý luận

9

6.2. Về thực tiễn

10

7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIA
̣ BÀN NGHIÊN CỨU, VỀ HTV
VÀ NHỮ NG HOẠT ĐỘNG CỦA HTV TRƯỚC NĂM 1986

11


1.1. Tổ ng quan về điạ bàn nghiên cứu

11

1.2. Tổ ng quan về HTV

14

1.3. Những hoạt động của HTV trước năm 1986

20


CHƯƠNG 2
HTV TRONG GIAI ĐOẠN ĐỔI MỚI VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(1986 - 2016)

26

2.1. Giai đoa ̣n 1986 – 2006

26

2.2. HTV với công tác xã hô ̣i hóa giai đoa ̣n 1986 – 2006

35

2.3. Giai đoa ̣n 2006 – 2016

43


2.4. HTV với công tác xã hô ̣i hóa giai đoa ̣n 2006 – 2016

57

CHƯƠNG 3
THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA HTV

77

3.1. Thành tựu qua 30 năm phát triể n của HTV

77

3.2. Những ha ̣n chế của HTV

104

3.3. Triển vọng phát triển của HTV

108

3.4. Một số đề xuất và kiến nghị cho sự phát triể n của HTV

110

KẾT LUẬN

115


TÀ I LIỆU THAM KHẢO

122

PHỤ LỤC

128


1

DẪN NHẬP
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1.1. Lý do chọn đề tài
Quá trình phát triển của Đài Truyền hình thành phớ Hờ Chí Minh (HTV) là
quá trình đi cùng với những giai đoạn phát triển của lịch sử Thành phố Hồ Chí
Minh (TP.HCM) từ sau ngày miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thớng nhất.
Có thể nói, từ sau 1975 đến nay HTV đã có những đóng góp đáng kể trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng.
Những thước phim tư liệu lịch sử và chương trình truyền hình được phát sóng đều
đặn hàng ngày là kết quả lao động sáng tạo của nhiều thế hệ, nhất là đối với thế hệ
gánh vác trọng trách đổi mới truyền hình thời kỳ Đổi mới đất nước. Từ một đài
truyền hình non nớt thời bao cấp đã phát triển thành đài truyền hình lớn mạnh nổi
tiếng khắp cả nước, những người làm truyền hình HTV đều trở thành “người chép
sử bằng hình ảnh”, màn ảnh nhỏ là tấm gương phản ánh đời sống xã hội. Các thế hệ
của HTV đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng một TP.HCM
phát triển vượt bậc. HTV không chỉ là công cụ của Đảng bộ và chính quyền
TP.HCM trên mặt trận tư tưởng mà còn là diễn đàn của nhân dân, là chiếc cầu nối
liền người dân TP.HCM với người dân cả nước, người dân Việt Nam trong nước
với người Việt ở nước ngoài và bạn bè thế giới. Vượt qua mọi khoảng cách địa lý,

làn sóng của HTV đã cất lên tiếng nói của một thành phố năng động, sáng tạo, phát
triển nhanh và mạnh trên tất cả các lĩnh vực.
Nhưng lịch sử không chỉ từ ký ức mà còn là những bài học tổng kết kinh
nghiệm, vốn quý, là động lực cho con đường hướng tới tương lai. Chuẩn bị bước
vào thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI, khoa học công nghệ phát triển ở trình độ rất
cao, các phương tiện nghe nhìn trở nên mới mẻ, năng động, hiệu dụng, là cơ hội
đồng thời cũng là thách thức của HTV. Mặt khác, thế giới đang trong thời đại bùng
nổ thông tin, những công nghệ mới cho phép cá nhân hóa, di động hóa, kết nới và


2

tương tác tức thời, làm thay đổi cơ bản phương thức giao tiếp xã hội, định hướng
toàn bộ các hoạt động truyền thông đa chiều giữa các cá nhân, tổ chức và doanh
nghiệp và qua đó làm thay đổi phương thức quản lý nhà nước. Sự thay đổi của công
nghệ truyền hình và phát triển của các loại hình báo chí truyền thơng đã làm gia
tăng nhanh chóng vai trị, vị thế của nó trong đời sống xã hội, trên tất cả các lĩnh
vực hoạt động, HTV phải làm gì để giữ vững vai trị và vị thế ấy?
Q trình phát triển của Đài Truyền hình TP.HCM là lịch sử của quá trình đi
từ khó khăn đến phát triển ổn định và vươn lên để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ngày
càng cao của một đài truyền hình địa phương nhưng mang tầm vóc quốc gia. Mặc
dù cho đến nay chưa có một cơng trình chun khảo nghiên cứu một cách có hệ
thớng về vấn đề này, nhưng cũng đã có nhiều tác phẩm, bài viết và cơng trình khoa
học đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài này từ nhiều góc độ và mức độ khác
nhau.
Với mong ḿn có một cái nhìn tổng quan, tồn diện về lịch sử phát triển của
Đài Truyền hình TP.HCM, và cũng là để góp phần “khỏa lấp” khoảng trớng về
mảng vấn đề quan trọng mà đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thớng,
tồn diện, chúng tơi qút định chọn đề tài “Quá trình phát triển của Đài Truyền
hình thành phố Hồ Chí Minh (HTV) giai đoạn 1986 - 2016” để làm đề tài luận

văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Đài truyền hình Thành phớ Hờ Chí Minh (HTV) là một trong những đơn vị đi
đầu trong công tác tuyên truyền, giáo dục của cả nước nói chung và TP.HCM nói
riêng. Đề tài “Quá trình phát triển của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh
(HTV) giai đoạn 1986 - 2016” là đề tài mang tính chất lịch sử cũng như thực tiễn
cao, có tác động to lớn đến sự phát triển chung của TP.HCM trong quá khứ cũng
như trong hiện tại.
Nội dung nghiên cứu đề tài là một cái nhìn chi tiết và cụ thể về mặt lịch sử từ
khi HTV hòa nhịp vào giai đoạn Đổi mới của đất nước (1986). Ngày nay, trong thời
đại phát triển vượt trội của công nghệ kĩ thuật số, vấn đề nắm bắt một cách nhanh


3

chóng những tin tức thời sự trong nước và q́c tế đang diễn ra hàng ngày, cập nhật
thường xuyên những thông tin trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội,… là vấn
đề rất được quan tâm, là việc làm không bao giờ thiếu của hầu hết mọi người dân
thành phớ. Chính vì một nhịp sớng hết sức sôi động và phát triển của một thành phố
hiện đại nên càng làm tăng thêm vai trò quan trọng trong cơng tác tun truyền và
giáo dục của Đài truyền hình TP.HCM. Những đóng góp cũng như ảnh hưởng trong
quá trình hoạt động của HTV là rất to lớn. Thông qua đó sẽ góp phần thúc đẩy xã
hội phát triển một cách tồn diện về mọi mặt, một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Nói tóm lại, luận văn thực hiện nhằm phục dựng quá trình phát triển của Đài
Truyền hình TP.HCM (HTV) trong thời kỳ đổi mới, từ năm 1986 đến năm 2016.
Qua đó làm sáng rõ vị trí, vai trị của Đài Truyền hình TP.HCM với tư cách là một
kênh thơng tin quan trọng trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, góp phần phục vụ cơng
cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Làm sáng tỏ vai trò
của HTV trong quá trình phát triển mạnh mẽ của TP.HCM - đầu tàu kinh tế của cả
nước thời kỳ Đổi mới.

2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phục dựng các giai đoạn phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam trong suốt
thời kỳ từ 1986 – 2016;
- Nhận xét về quá trình hoạt động, phát triển và những đóng góp của Đài
Truyền hình TP.HCM từ năm 1986 đến năm 2016, từ đó đúc kết một số bài học
kinh nghiệm.
3. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
3.1. Những nghiên cứu của tác giả trong nước
Qua tìm hiểu tổng quan về các công trình khoa học, luận văn luận án, sách báo
tạp chí… đã công bố có liên quan đến đề tài nghiên cứu, chúng tôi thấy có một số
công bố khoa học liên quan như sau:
Vào năm 2004 có luận văn thạc sĩ của Trần Minh Đức với đề tài “Vai trò của
phỉm truyện Việt Nam trên truyền hình trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn


4

hóa dân tộc - trường hợp Đài truyền hình TP.HCM” đã bảo vệ thành công tại
Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.
Vào năm 2005 luận văn thạc sĩ “Hiệu ứng xã hội từ các trò chơi trên truyền
hình đến công chúng TP. Hờ Chí Minh” của học viên Nguyễn Đàm Trúc Chinh đã
bảo vệ thành công tại Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM. Trong luận
văn này, tác gia Nguyễn Đàm Trúc Chinh đã đánh giá sự phát triển các chương trình
giải trí truyền hình trên Đài Truyền hình TP.HCM trong thời gian những năm 2000
- 2005, cả về những thành công và những hạn chế. Luận văn này đã phân tích và
đánh giá thực trạng của hoạt động tổ chức sản xuất chương trình giải trí truyền hình
của Đài truyền hình TP. Hờ Chí Minh, làm rõ những ảnh hưởng của giải trí truyền
hình đối với công chúng. Phần kết của luận văn cũng có những đề xuất giải pháp
nâng cao chất lượng để các chương trình giải trí truyền hình HTV tiếp tục là món ăn

tinh thần phong phú, hấp dẫn của khán giả.
Cũng trong năm 2005, Trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Giáo dục thẩm mỹ
thơng qua truyền hình” bảo vệ tại Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG-HCM, tác
giả Nguyễn Thị Xuân Dung đã làm rõ vấn đề về khả năng tác động mạnh mẽ vào
công chúng của đài truyền hình, trong đó có HTV. Nội dung luận văn cho rằng:
Ngoài các chương trình truyền hình mang tính thời sự, cập nhật, nóng hổi, hấp dẫn
người xem bằng cả hình ảnh, âm thanh và lời bình, vừa cho người xem thấy được
thực tế của vấn đề vừa tác động vào nhận thức của công chúng, truyền hình cịn có
khả năng tác động vào dư ḷn mạnh mẽ để giáo dục thẩm mỹ, cái hay, cái đẹp của
cuộc sớng. Các chương trình của Đài truyền hình Việt Nam và HTV không chỉ tác
động dư luận mà còn định hướng dư luận, hướng dẫn dư luận phù hợp với sự phát
triển của xã hội và các đường lới, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Năm 2006 có luận văn thạc sĩ “Đổi mới cơ chế quản lý nguồn nhân lực khoa
học và công nghệ tại Đài truyền hình TP.HCM” bảo vệ tại Trường Đại học
KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.
Và cũng trong năm 2006 có luận văn thạc sĩ của Lê Thị Phong Lan với đề tài
“Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình: dựa trên tư liệu các chương


5

trình giao lưu, gặp gỡ truyền hình” tại Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG
TP.HCM.
Năm 2011, Vũ Quốc Đạt có đề tài “Huy động các nguồn lực để nâng cao năng
lực cơng nghệ sản xuất các chương trình truyền hình (Nghiên cứu trường hợp Đài
truyền hình Thành phớ Hờ Chí Minh”. Đây là luận văn thạc sĩ bảo vệ tại trường Đại
học KHXH&NV - ĐHQG Hà Nội. Trong luận văn này, tác giả Vũ Quốc Đạt đã
nghiên cứu đánh giá cao vai trò của HTV. Đặc biệt, theo tác giả luận văn này, để
HTV có điều kiện phát triển mạnh hơn nữa, đóng góp nhiều hơn nữa cho TP.HCM
và Việt Nam thì đầu tư cần nâng cao năng lực nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi

vì theo tác giả thì lực lượng này có vai trị ngày càng quan trọng khi lĩnh vực khoa
học kỹ thuật ngày nay phát triển cực kỳ vượt bậc.
Năm 2017 có luận văn của Nguyễn Hoàng Lan với đề tài “Truyền hình thực tế
trên truyền hình HTV với nhu cầu văn hóa giải trí hiện nay ở TP.HCM”, bảo vệ
thành công tại Trường Đại học KHXH&NV - ĐHQG TP.HCM.
Về sách, năm 2001 tác giả Lê Minh Quốc có viết cuốn “Hỏi đáp báo chí Việt
Nam”, Nxb Trẻ ấn hành. Sách phổ cập những kiến thức về lịch sử báo chí và Đài
Truyền hình ở Việt Nam. Trong cuốn sách này, tác giả đã đưa ra những tư liệu quan
trọng về đầu tư của Mỹ để xây dựng Đài Truyền hình Sài Gịn từ những năm 1966.
Đây là tài liệu tham khảo rất quý, nhưng có nội dung dưới dạng hỏi và đáp về
nguồn gốc sự ra đời của Đài Truyền hình nên ngắn gọn, súc tích.
Năm 2004, tác giả Tạ Ngọc Tấn có tác phẩm “Truyền thơng đại chúng” nhà
x́t bản chính trị Q́c gia Hà Nội. Nội dung cuốn sách này xoay quanh những yếu
tố của hoạt động truyền thông như có những chức năng nào, phân loại ra sao, vai trị
gì...
Năm 2012, tác giả Nguyễn Thế Kỷ có viết cuốn“Công tác lãnh đạo quản lý
báo chí trong 25 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới”, Nxb Chính trị Q́c gia - Sự
thật, Hà Nội. Cuốn chuyên khảo này tổng kết những thành tựu, hạn chế trong quá
trình Đảng lãnh đạo công tác quản lý báo chí, trong 1/4 thập niên tiến hành đổi mới
báo chí, truyền hình cách mạng Việt Nam. Sách cung cấp những tư liệu về truyền


6

hình, xã hội hóa truyền hình và những bất cập trong cơng tác quản lý truyền hình.
Năm 2015 tác giả Bùi Trí Trung có tác phẩm “Truyền hình hiện đại những lát
cắt 2015 – 2016”, nhà xuất bản Hà Nội giới thiệu về sự phát triển trong lĩnh vực
truyền hình, đó là truyền hình sớ, phân loại cũng như đánh giá vai trị của nó trong
lĩnh vực truyền hình ngày nay.
Năm 2016 tác giả Trương Văn Minh có cuốn sách “Truyền hình trong dòng

chảy văn hóa đại chúng”, Nxb. ĐHQG TP.HCM.
Về báo chí và kỷ yếu có một số bài viết đáng lưu ý như sau:
Đinh Phong“Buổi phát hình đầu tiên của Đài Truyền hình Giải
phóng”(1996), tác giả nguyên là Phó Giám đớc Đài Truyền hình TPHCM. Bài viết
trên trang Người lao đợng điện tử đã kể lại q trình tiếp quản, khắc phục mọi khó
khăn của những ngày đầu mới giải phóng để kịp thời khai thác đưa Đài Truyền hình
Giải phóng sớm phát sóng.
Anh Trinh “Ngày 30.4.1975 ở Đài Truyền hình Sài Gịn giải phóng”, trên
trang điện tử congluan.vn. Bài viết phân tích những sự kiện có liên quan tới cơng
tác tiếp quản Đài Truyền hình trong giờ phút lịch sử, nhưng chủ yếu nói về những
ký ức và hồi tưởng của tác giả về ngày đầu tiên tiếp quản Đài phát thanh và Đài
truyền hình của chế độ cũ.
Bộ Thông tin và Truyền thông, Kỷ yếu Hội thảo quản lý nhà nước về truyền
hình trả tiền tổ chức ngày 16.11.2012, đề cập đến công tác quản lý và xu hướng xã
hội hóa truyền hình trong bới cảnh bùng nổ các phương tiện truyền thông đại chúng
ở Việt Nam.
Ngồi ra cịn có một sớ cơng bớ khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu
của luận văn như:
Trần Minh Đức, 2004, “Vai trò của phim truyện Việt Nam trên truyền hình
trong việc bảo tờn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - trường hợp đài truyền
hình thành phớ Hờ Chí Minh”, ḷn văn thạc sĩ trường Đại học
KHXH&NV.TPHCM.


7

Trần Ngọc Tăng, 2001, “Vai trị của truyền thơng đại chúng trong giáo dục
thẩm mỹ của nước ta hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia
“100 câu hỏi đáp về Gia Định - Sài Gịn - Thành phớ Hờ Chí Minh, lĩnh vực
Báo chí”, (2007), Trương Ngọc Tường, Nguyễn Ngọc Phan, NXB Tổng hợp Thành

phớ Hờ Chí Minh.
“Những cơng nghệ truyền hình mới triển khai tại Thành phớ Hờ Chí Minh”,
(2005), Đặng Tấn Mầu (chủ biên), NXB Trẻ - TP.HCM.
“Quảng cáo truyền hình trong kinh tế thị trường phân tích và đánh giá”,
(2004), Đào Hữu Dũng, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM.
3.2. Những nghiên cứu của tác giả nước ngoài
Có nhiều sách của các tác giả nước ngoài đề cập rất nhiều đến lĩnh vực
truyền hình, đặc biệt là truyền hình ở các nước phương Tây. Tuy nhiên, cho tới nay
chưa có cơng trình nào của nước ngồi đề cập cụ thể về Đài Truyền hình TP.HCM.
Những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài chủ yếu đề cập đến nhiều
khía cạnh của nghề làm truyền hình, những tác động của truyền hình đới với cuộc
sớng. Có thể kể đến một số công trình như:
- Michael Schudson (2003), “Sức mạnh của tin tức truyền thơng”, Nxb
Chính trị Q́c gia, Hà Nội 2003. Nội dung ćn sách tập trung trình bày một sớ
khía cạnh quan trọng của tin tức truyền thơng như lịch sử phát triển của báo chí
truyền thơng; tác động của các phương tiện truyền thông trong đó đặc biệt là truyền
hình đến đời sớng chính trị và nhận thức của công chúng. Trong cuốn sách này, tác
giả cũng phân tích làm rõ hiệu ứng của truyền hình về sự tàn khớc của cuộc chiến
tranh Việt Nam, góp phần đưa người Mỹ đến chỗ chống chiến tranh.
Một số ćn sách, một sớ bài viết mang tính chất trao đổi kinh nghiệm
nghiệp vụ truyền hình của các tác giả nước ngồi đã được dịch và x́t bản, trong đó
có thể kể đến như:“Phóng sự phát thanh và truyền hình” của Pierre Ganz, cuốn
“Làm tin phóng sự truyền hình” của Neil Everton. Bộ sách tham khảo nghiệp vụ
của Nxb Thông tấn:“Báo chí truyền hình”, tập 1, 2 của G.V Cudơnhetxớp,
X.L.Xvích, A.Ia.Iurớpxki (2004), ćn sách mang tính hệ thớng hóa về lĩnh vực báo


8

chí truyền hình. Nội dung sách vừa đề cập tầm quan trọng của truyền hình trong hệ

thớng các phương tiện thông tin đại chúng, vừa nêu rõ tính đặc thù của báo chí
truyền hình. Đặc biệt sách đã đề cập đến những định hướng, triển vọng của truyền
hình trong thời đại bùng nổ thông tin và công nghệ truyền thông; Cuốn sách“Phóng
sự truyền hình” của Brigitte Besse và Didier Desormeaux (2003);“Truyền thông
đại chúng, những kiến thức cơ bản” của Claudia Mast (2003);“Báo chí trong kinh
tế thị trường” của Grabennhicop (2003);“Cách điều khiển cuộc phỏng vấn” của
Makxim Kuznhesop Irop Sukunop (2003); “Truyền thông đại chúng từ thông tin
đến quảng cáo” của Jacques Locquin (2003),vv…
Trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam về
đề tài “Quá trình phát triển của Đài Truyền hình thành phớ Hờ Chí Minh giai đoạn
1986 - 2016”, ngoài việc nghiên cứu bằng phương pháp khảo sát thực tế, phỏng vấn
sâu… trong phương pháp xử lý tư liệu chúng tôi sẽ kế thừa có chọn lọc những công
bố khoa học có liên quan đã nêu ở trên.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển của Đài truyền hình
thành phớ Hờ Chí Minh - HTV. Hiện nay tọa lạc tại số 9 Nguyễn Thị Minh Khai,
quận 1, TP.HCM.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển Đài truyền hình TP.HCM
- HTV trong giai đoạn sau Đổi mới của đất nước đến nay. Từ năm 1986, đất nước ta
bước vào công cuộc đổi mới đất nước về mọi mặt và đây chính là cột mốc quan
trọng đánh dấu sự trưởng thành và đi lên của HTV.
Lấy mốc thời gian từ 1986 đến nay là để chúng ta cùng nhìn lại một quãng
đường dài 30 năm - đủ cho thấy một tầm ảnh hưởng rất lớn và rất rộng của Đài
HTV đến sự phát triển đất nước nói chung và TP.HCM nói riêng.


9


5. CƠ SỞ LÝ LUẬN, NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn này dựa trên nền tảng lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng
Hồ Chí Minh; đường lối - chủ trương của Đảng, chính sách - pháp ḷt của Nhà
nước đới với báo chí cách mạng và hoạt động của báo chí, trong đó có “báo hình”.
5.2. Nguồn tài liệu
- Nghị quyết, chủ trương của Đảng bộ TP.HCM có liên quan đến truyền hình.
- Chính sách của Nhà nước, của UBND TP.HCM có liên quan đến truyền
hình.
- Ký sự, hời ký của các thế hệ cán bộ làm công tác truyền hình ở TP.HCM từ
năm 1986 đến năm 2016.
- Báo cáo tổng kết hàng năm của Đài Truyền hình TP.HCM.
- Những tác phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học của các học giả trong và ngồi
nước về truyền hình nói chung và về HTV nói riêng.
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, tác giả đã sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp lôgic là chủ yếu. Bên cạnh đó còn sử dụng kết hợp một sớ phương
pháp khác như: thớng kê, phân tích tổng hợp, so sánh, phỏng vấn nhân chứng, khảo
sát thực tiễn.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
6.1. Về lý luận
+ Khái quát lịch sử quá trình phát triển của Đài Truyền hình TP.HCM từ năm
1986 đến năm 2016.
+ Khẳng định tính đúng đắn và tất yếu về chủ trương phát triển mạnh đài
truyền hình HTV ở TP.HCM của Đảng và Nhà nước cũng như của Đảng bộ và
UBND TP.HCM.
+ Góp phần khẳng định vai trò quan trọng của “báo hình” trên lĩnh vực truyền
thơng trong tiến trình hội nhập đời sớng kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội.



10

6.2. Về thực tiễn
+ Luận văn góp phần bổ sung những tư liệu mới về quá trình phát triển Đài
Truyền hình TP.HCM nói riêng, báo chí cách mạng Việt Nam nói chung.
+ Phản ánh tương đới đầy đủ và khách quan các bước phát triển và vai trò của
Đài Truyền hình TP.HCM từ năm 1986 đến năm 2016.
+ Đúc kết một số nhận xét và bài học kinh nghiệm, làm cơ sở thực tiễn cho
công tác quản lý, khai thác, quy hoạch truyền hình trong thời đại bùng nổ của truyền
thông đa phương tiện hiện nay.
7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu, về HTV và những hoạt động của
HTV trước năm 1986
Chương 2: HTV trong giai đoạn Đổi mới và hội nhập Quốc tế (1986 - 2016)
Chương 3: Thành tựu, hạn chế và triển vọng phát triển của HTV


11

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU, VỀ HTV
VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA HTV TRƯỚC NĂM 1986
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Là một trung tâm trên nhiều lĩnh vực, TP.HCM có nhiều lợi thế để phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và cho lĩnh vực báo chí, truyền hình nói riêng.
1.1.1. Đặc điểm kinh tế
TP.HCM là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, cũng là nơi hoạt động kinh tế

năng động, đi đầu trong cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
TP.HCM luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu ngân sách của Nhà
nước. Từ năm 1990 tỷ trọng thu ngân sách của thành phố trong tổng thu ngân sách
quốc gia là 24,6%, đến năm 2000 lên đến 36,46%. Những năm gần đây, các địa
phương khác, đặc biệt là các địa phương trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
cũng đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, do đó tốc độ tăng thu ngân sách cũng
khá cao. Vì vậy tỷ lệ thu ngân sách của TP.HCM so với cả nước có xu hướng giảm
nhẹ. Dù vậy, TP.HCM vẫn là địa phương có đóng góp nhiều nhất cho ngân sách cả
nước. Năm 2010, tỷ lệ thu ngân sách của TP.HCM vẫn chiếm trên 31% tổng mức
thu ngân sách của cả nước [88; tr.54].
Là trung tâm cơng nghiệp lớn nhất, có tỷ trọng trong tổng giá trị sản lượng
công nghiệp cao nhất, tốc độ tăng trưởng của ngành luôn cao hơn tốc độ tăng
trưởng cả nước.
TP.HCM có ưu thế là một trung tâm công nghiệp, khi giá trị sản xuất công
nghiệp chế biến của thành phớ tính từ năm 2000 đến nay luôn chiếm tỷ trọng trên
70% so với cả nước. TP.HCM cũng là địa phương luôn đi đầu trong cả nước và
vùng về phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tân Thuận là khu chế xuất


12

đầu tiên tại Việt Nam và cho đến nay vẫn là khu chế xuất thành công nhất khu vực
Đông Nam Á. Hiện tại TP.HCM có 23 khu cơng nghiệp, khu chế xuất đang hoạt
động. Sự thành công của các đơn vị kinh tế trong các khu chế xuất và khu công
nghiệp sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển của kinh tế tư nhân trên địa bàn.
Do nằm ở vị trí lý tưởng và có những lợi thế về đường bộ, đường sắt, đường
sông, đường biển, sân bay... TP.HCM là nơi phát triển mạnh về thương mại, dịch
vụ, xuất nhập khẩu. Hầu hết các loại dịch vụ quan trọng phục vụ phát triển sản xuất
ở Nam Bộ đều do thành phớ cung cấp. TP.HCM có đủ các loại hình dịch vụ đa dạng
và phong phú, gồm một hệ thống tài chính, tín dụng, các hoạt động tư vấn, các giao

dịch đối ngoại, các dịch vụ về ăn, ở, đi lại và giải trí...
TP.HCM là trung tâm thương mại lớn nhất trong cả nước, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và dịch vụ ở thành phố chiếm đến 25% tổng mức bán lẻ cả nước và chiếm
tỷ trọng xấp xỉ 80% tổng mức bán lẻ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hiện
nay, trên địa bàn thành phớ có hơn 60 siêu thị và trên 15 trung tâm thương mại lớn,
có 17 chợ bán bn, chợ đầu mới và trên 200 chợ bán lẻ. Một loạt các siêu thị và
trung tâm thương mại ra đời, đã tạo cho hoạt động thương mại của thành phố một
sắc diện và phong cách mới, lịch sự và văn minh hơn trong hoạt động giao tiếp
thương mại, điều này rất có ý nghĩa trong q trình hội nhập kinh tế q́c tế của
TP.HCM.
TP.HCM cũng là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất nước. Kim ngạch xuất
khẩu trên địa bàn thành phố chiếm 40% tổng giá trị xuất khẩu cả nước. Do có lợi
thế về giao thông, gạo từ đồng bằng sông Cửu Long, cao su, cà phê, hạt điều từ các
tỉnh lân cận trong vùng Đông Nam Bộ chuyên chở tới TP.HCM, sau đó được gia
công chế biến ở nhiều doanh nghiệp tại thành phớ để x́t khẩu. Như vậy, ngồi
lượng hàng x́t khẩu chính, thành phớ cịn đảm nhận vai trị x́t nhập khẩu cho
các địa phương khác trong vùng.
Hiện tại, TP.HCM còn là trung tâm tài chính - ngân hàng lớn nhất nước ta.
Ngành ngân hàng dẫn đầu về số lượng cơ sở, doanh sớ cũng như quan hệ tài chính tín dụng trong và ngoài nước. Du lịch - khách sạn - nhà hàng cũng là một thế mạnh


13

của TP.HCM. Số doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ trên chiếm đến 80% cả
Vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Nhờ những cơ sở vật chất tiện nghi của hệ thớng
nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, nên thành phố cũng là nơi thu hút rất
đông khách du lịch, đồng thời là trung tâm chuyển tiếp khách đến các địa phương
khác trong vùng như Vũng Tàu, Phan Thiết, Đà Lạt...
1.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
- Dân cư và nguồn nhân lực

TP.HCM là thành phố đông dân nhất nước, qui tụ từ nhiều nơi, nhiều dân tộc
trong cả nước, có trình độ dân trí và tiềm lực khoa học cao. Tính đến tháng 4 năm
2019, TP.HCM có dân sớ 8.637.000 người (chưa kể khách vãng lai) với 1/3 là
người nhập cư trong những năm gần đây.
- Văn hóa - giáo dục
TP.HCM là địa phương có đời sống văn hóa phong phú, đa dạng nhất nước,
tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu, hội nhập với khu vực và thế giới. Hầu như 63
tỉnh thành trong cả nước, tỉnh nào cũng có dân cư sinh sống tại TP.HCM.
TP.HCM cịn được mệnh danh là “thành phớ bảo tàng” với hàng chục bảo
tàng lớn. TP.HCM cũng là một trung tâm thông tin lớn, là nơi trao đổi xuất nhập
khẩu văn hóa với nước ngồi. Hệ thớng báo chí của thành phố phong phú và đa
dạng, trên 100 tờ báo và tạp chí của Trung ương, 17 tờ báo của các tỉnh trú đóng
trên địa bàn thành phố. Với tiềm lực văn hóa đa dạng và phong phú như thế nên đó
cũng là nhân tố rất thuận lợi để phát triển du lịch - ngành kinh tế được xác định là
mũi nhọn của TP.HCM.
TP.HCM là nơi có nhiều cơ sở đào tạo của tất cả các cấp học và các loại hình
đào tạo. Hiện nay trên địa bàn thành phớ có hơn 36 trường Đại học và 29 trường
Cao đẳng, chiếm 25,7% tổng số trường Đại học - Cao đẳng trên cả nước. Đáng chú
ý là thành phớ hiện có nhiều trường đại học bán công và dân lập nhất trong cả nước.
Ngồi ra, TP.HCM cịn là một trung tâm đào tạo nghề với một hệ thống các trung
tâm dạy nghề, các trường kỹ thuật. Các cơ sở sản xuất trên địa bàn thành phố sử


14

dụng khá nhiều lao động từ các địa phương khác đến, như vậy cũng đóng vai trò
như là một trung tâm dạy nghề khơng chính thức cho các địa phương khác.
- Y tế
Các cơ sở y tế của TP.HCM không chỉ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho
hơn 7 triệu dân của thành phớ mà cịn của nhiều tỉnh ở phía Nam. Các bệnh viện lớn

của thành phớ thường tiếp nhận số lượng bệnh nhân không nhỏ từ các tỉnh miền Tây
Nam Bộ, miền Đông Nam Bộ và miền Trung. Thành phớ có 39 bệnh viện, trong đó
có 33 bệnh viện vừa và lớn ở nội thành do thành phớ quản lý với 1.531 giường, có
29 phịng khám khu vực, 24 nhà hộ sinh và 322 trạm y tế. Đặc biệt trong thời gian
gần đây các cơ sở y tế của tư nhân ra đời khá nhiều, có qui mô vừa, đã có được
những trang thiết bị hiện đại và phương pháp chữa trị tin cậy như: Trung tâm Medic
Hịa Hảo, bệnh viện Hồn Mỹ, Vạn Hạnh, Triều An...
Tóm lại, với vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng kinh tế lớn, cơ sở hạ tầng tương
đối tốt, đặc điểm về văn hóa - xã hội phong phú, những đặc điểm trên có tác động
không nhỏ đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung và báo chí - truyền
hình nói riêng ở TP.HCM.
1.2. TỞNG QUAN VỀ HTV
1.2.1. Lược sử về HTV
Đài truyền hình thành phớ Hờ Chí Minh hiện nay là đài truyền hình do Nhà
nước Việt Nam quản lý, trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phớ Hờ Chí Minh. Tên
viết tắt của Đài là HTV được từ lấy từ tên tiếng Anh “Hochiminh City Television”.
Tiền thân của HTV là Đài truyền hình Giải phóng, và trước ngày 30 tháng 4
năm 1975 là Đài truyền hình Sài Gịn (thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hịa).
23g58’ ngày 29/04/1975, sau 10 năm tờn tại, Đài truyền hình Sài Gịn kết
thúc buổi phát hình ći cùng của mình bằng lời chào như thường lệ và Q́c ca.
Chiều ngày 30/04/1975, đoàn tiếp quản toàn bộ cơ sở vật chất của đài, đổi tên thành
Đài Truyền hình Sài Gịn Giải Phóng.
Sau một đêm Sài Gịn khơng có truyền hình, đúng 19:00 ngày 01/05/1975,
ông Lê Minh Hiền - nhà báo từ Hà Nội vào, đã phát lệnh cho Đài Truyền hình Sài


15

Gịn Giải Phóng phát sóng chương trình phát hình đầu tiên. Trên màn ảnh nhỏ xuất
hiện lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam bay phấp phới trong tiếng quân

thiều (bài Giải phóng miền Nam của Huỳnh Minh Siêng). Rồi hai phát thanh
viên Hồ Mỹ Hạnh và Nguyễn Hữu Phước xuất hiện. Mỹ Hạnh cất giọng đọc: "Đây
là đài vơ tuyến truyền hình Sài Gịn Giải Phóng, phát đi từ Sài Gòn. Kính chào
đồng bào ruột thịt và yêu quý! Kể từ giờ phút lịch sử và xúc động này, hồi 11:30
ngày 30/04/1975, thành phố anh hùng và vinh quang của chúng ta đã được giải
phóng…”. Thời khắc ấy cũng là dấu mốc quan trọng mở ra chặng đường phát triển
mới của HTV.[57]
Theo kỹ sư điện thanh - nhạc sĩ Vĩnh Lai thì sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ,
ngày 12/04/1975, Ban Tuyên huấn Trung ương đã quyết định thành lập một đồn
gờm 12 người đang làm việc tại Cục Kỹ thuật phát thanh của Đài Tiếng nói Việt
Nam. Lúc 15:45 ngày 30/04/1975, đoàn vào tiếp quản Đài truyền hình Sài Gịn.
Đêm tiếp quản Đài truyền hình Sài Gịn, đồn tiếp quản phải nằm ngủ ngồi
hành lang, khơng dám vào khu trung tâm vì bị cài bom. Sau khi kiểm tra thấy toàn
bộ thiết bị, máy móc của đài vẫn còn nguyên vẹn nên báo cáo lên Ban Quân quản và
lãnh đạo đài, được lệnh: “Cố gắng thực hiện chương trình phát sóng ngay trong
đêm 01/05/1975”. Tuy nhiên, đội ngũ chuyên trách về kỹ thuật của đoàn tiếp quản
khi ấy còn rất lạ lẫm với các máy móc thiết bị hiện đại của Đài truyền hình Sài Gịn.
Rất may, trong buổi sáng hôm đó có một vài nhân viên cũ đến trình diện. Họ cùng
các nhân viên cũ và đoàn tiếp quản vận hành máy móc, chuẩn bị ổn thỏa cho đêm
phát hình đầu tiên thành công, ấn tượng.
Ngày 02/07/1976, Sài Gòn chính thức được đổi tên thành Thành phớ Hờ Chí
Minh, Đài Truyền hình Sài Gịn Giải Phóng cũng được đổi thành Đài Truyền hình
TP.HCM (HTV).
Sau khi tiếp quản, tuy gặp rất nhiều khó khăn trong thời kì bao cấp, sớ giờ
phát sóng chỉ khoảng từ 2 đến 4 giờ mỗi ngày trong những năm 1980, thì nay đã đạt
bình quân là 40 giờ một ngày trên cả 2 kênh 7 và 9 với gần 160 thể loại chương


16


trình, tiết mục. Trong đó có hơn 70% chương trình do Đài tự sản xuất, có chất
lượng kĩ thuật và nghệ thuật cao.
Từ năm 1981 trở về trước, Đài trực thuộc Ủy ban Phát thanh và Truyền hình
Việt Nam, với nhiệm vụ là một Đài khu vực. Từ năm 1981 đến nay, Đài được
chuyển giao về cho Thành ủy và Ủy ban nhân dân Thành phớ Hờ Chí Minh trực tiếp
quản lí.
Tháng 8/1987, một tai nạn lớn đã xảy ra tại HTV. Hai phim trường cùng thiết
bị sản xuất chương trình và phát sóng bị cháy rụi. Tuy nhiên, toàn bộ số băng từ tư
liệu mới sản xuất đã được cứu kịp thời. Đêm hôm sau, HTV vẫn phát sóng như
thường lệ với máy móc “dã ngoại”. Tuy tín hiệu có xấu hơn nhưng tất cả các
chương trình đều phát bằng băng màu, không có hình trắng đen. Và cũng chính từ
sự rủi ro đó mà HTV đã chuyển việc sản xuất và phát sóng chương trình băng từ
màu xen phim nhựa, đen trắng sang toàn bộ bằng băng từ màu.
Hơn 30 năm qua của thời kì Đổi mới, ngồi việc được Thành ủy và Ủy ban
nhân dân Thành phố cùng các cơ quan, ban ngành Trung ương, địa phương thường
xuyên quan tâm giúp đỡ, Đài đã phát huy được những mặt tích cực của mình, chủ
động vượt qua những khó khăn về cơ chế tổ chức, cơ chế tài chính…, động viên
mọi tổ chức, lực lượng và cán bộ cơng nhân viên của Đài, tất cả vì kết quả, hiệu quả
của công tác tuyên truyền, nhằm đáp ứng nhu cầu thơng tin, tun truyền, giáo dục,
giải trí, nâng cao dân trí cho bạn xem Đài. Đờng thời từ chất lượng cao của chương
trình đã tạo ra khả năng để phát triển dịch vụ, tăng thêm nguồn thu, đóng góp ngân
sách và có điều kiện phát triển sự nghiệp, đào tạo đội ngũ, tăng cường cơ sở vật chất
kĩ thuật, từng bước thực hiện chiến lược phát triển truyền hình Việt Nam ngang tầm
với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Đới tượng phục vụ chính của HTV là nhân dân Thành phớ Hờ Chí Minh và
các tỉnh lân cận khác. Hiện tại, HTV đang thực hiện việc mở rộng vùng phủ sóng ở
các tỉnh, thành phớ trong cả nước nhằm phục vụ đông đảo nhân dân Việt Nam. Hiện
tại, điểm phủ sóng của HTV đã đến được với tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước.
Ngoài ra, HTV cịn phủ sóng đến những hịn đảo xa xơi của đất nước như: Côn Đảo



17

(Bà Rịa - Vũng Tàu), quần đảo Trường Sa (Khánh Hịa), đảo Phú Q́c (Kiên
Giang), đảo Phú Q (Bình Tḥn),...
Hiện nay, HTV có 24 phòng, ban và các đơn vị trực thuộc, trong đó có Trung
tâm dịch vụ truyền hình và Hãng phim truyền hình TFS và Trung tâm truyền hình
Cáp có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Đài có trang bị các hệ thống, máy móc thiết bị tiên tiến, có loại ngang tầm với
khu vực và thế giới, đủ cung ứng và phục vụ sản x́t, phát sóng trung bình mỗi
ngày 40 giờ, trên cả 2 kênh HTV7 và HTV9 và 60 giờ trên 4 kênh kĩ thuật số
HTV1, HTV2, HTV3 và HTV4.
Hiện nay, HTV đang tọa lạc tại góc đường số 9 Nguyễn Thị Minh Khai và sớ
14 Đinh Tiên Hồng, q̣n 1, thành phớ Hờ Chí Minh.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, qùn hạn, cơ cấu tổ chức và quy chế hoạt
động hiện nay của HTV
HTV là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ, chính quyền, tiếng nói của nhân
dân Thành phớ, có chức năng: Thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao dân trí và
phục vụ nhu cầu giải trí cho nhân dân theo đường lới, chính sách của Đảng và Nhà
nước.
* HTV có nhiệm vụ và quyền hạn:
+ Tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước;
Phục vụ u cầu thơng tin, giáo dục, giải trí cho khán giả xem Đài.
+ Duy trì và phát triển đội ngũ nhằm thực hiện tớt nhiệm vụ chính trị được
giao.
+ Tạo nguồn thu để xây dựng và phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật tiên tiến
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển sự nghiệp của Đài và cải thiện đời sống cán bộ,
công nhân viên chức, lao động.
+ Xây dựng tổ chức lãnh đạo, chính quyền và các tổ chức đồn thể vững
mạnh, tạo mới quan hệ gắn bó trong nội bộ và với các cơ quan, Ban ngành cấp trên

làm hậu thuẫn và điều kiện cho sự phát triển.
+ Được quyền thực hiện công tác tuyên truyền và các hoạt động khác theo


18

đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước.
* Cơ cấu tổ chức:
HTV có một Tổng Giám đớc và ba Phó tổng Giám đớc.
- Tổng Giám đốc: kiêm Tổng Biên tập là người đứng đầu cơ quan, thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn theo qui định của pháp luật, chịu trách nhiệm trực tiếp và
toàn diện trước Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phớ Hờ Chí
Minh về hoạt động của HTV.
Tổng Giám đốc chỉ đạo điều hành Đài thực hiện các chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn theo Luật Báo chí và các văn bản pháp luật khác, đồng thời thực hiện
nhiệm vụ chính trị của Thành ủy, Hội đờng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phớ
giao.
Ngồi cương vị phụ trách chung, Tổng Giám đốc trực tiếp chỉ đạo, giải quyết
một số lĩnh vực công tác sau:
+ Các công việc thuộc lĩnh vực công tác mà Tổng Giám đốc trực tiếp phụ
trách;
+ Những vấn đề liên quan đến nhiều đơn vị hoặc vấn đề đã được các Phó Tổng
Giám đớc phụ trách chỉ đạo giải quyết nhưng còn có ý kiến khác nhau;
+ Những vấn đề tuy thuộc thẩm quyền của Trưởng các đơn vị trực thuộc,
nhưng do tầm quan trọng của vấn đề hoặc có những phát sinh vượt quá khả năng
giải quyết của Trưởng các đơn vị, Tổng Giám đốc thấy cần phải trực tiếp chỉ đạo
giải quyết.
Tổng Giám đớc phân cơng, ủy quyền cho các Phó Tổng Giám đốc thực hiện
một số nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của mình và chịu trách nhiệm về sự phân cơng,
ủy quyền đó.

Theo yêu cầu điều hành công việc trong từng thời gian, Tổng Giám đớc có thể
trực tiếp giải qút một số việc đã phân công cho Phó Tổng Giám đốc hoặc điều
chỉnh lại sự phân cơng giữa các Phó Tổng giám đớc.
- Các Phó Tổng Giám đớc: được Tổng Giám đốc phân công thay mặt Tổng
Giám đốc giải quyết công việc theo nguyên tắc sau:


19

Mỗi Phó Tổng Giám đớc được phân cơng phụ trách một số lĩnh vực công tác
và hướng dẫn, theo dõi hoạt động của một sớ đơn vị trong Đài.
Phó Tổng Giám đốc được sử dụng quyền hạn của Tổng Giám đốc khi giải
quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân cơng và chịu trách nhiệm trước Tổng
Giám đớc.
Phó Tổng Giám đốc chủ động giải quyết công việc thuộc lĩnh vực được giao;
nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực của Phó Tổng Giám đớc khác thì trực tiếp phới
hợp với Phó Tổng Giám đớc đó để giải qút. Nếu vấn đề cần có ý kiến của Tổng
Giám đớc hoặc giữa các Phó Tổng Giám đớc cịn có ý kiến khác nhau thì báo cáo
Tổng Giám đớc qút định.
Trong phạm vi cơng việc được phân cơng, Phó Tổng Giám đớc có nhiệm vụ,
quyền hạn:
+ Thơng qua Trưởng các đơn vị chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng kế
hoạch, phương hướng hoạt động, phương án thực hiện nhiệm vụ của đơn vị, trình
Tổng Giám đớc.
+ Kiểm tra, đơn đốc các đơn vị tổ chức thực hiện các quyết định của Tổng
Giám đốc, các chủ trương, chính sách, pháp luật thuộc lĩnh vực mình phụ trách; đề
xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Nếu phát hiện các đơn vị làm những việc
trái với qui định của pháp luật hoặc trái với qui định của Đài thì thay mặt Tổng
Giám đốc đình chỉ việc làm đó, đồng thời báo cáo Tổng Giám đốc.
+ Giải quyết những vấn đề cụ thể phát sinh hàng ngày thuộc phạm vi công tác

đã được Tổng Giám đốc giao; Xin ý kiến Tổng Giám đốc về những vấn đề thuộc về
cơ chế, chính sách mà chưa có văn bản qui định rõ và những vấn đề quan trọng
khác.
+ Theo dõi về hoạt động và tổ chức bộ máy; chỉ đạo việc xử lý các vấn đề nội
bộ trong các đơn vị được phân cơng theo dõi.
Phó Tổng Giám đớc được ủy quyền cịn có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Thay mặt Tổng Giám đốc giải quyết một số công việc của Tổng Giám đốc
theo ủy quyền, khi Tổng Giám đốc vắng mặt.


20

+ Ký một số văn bản của Đài được Tổng Giám đớc ủy quyền.
+ Giải qút cơng việc của Phó Tổng Giám đớc khác khi Phó Tổng Giám đớc
đó vắng mặt.
+ Thay mặt Lãnh đạo Đài giữ mối quan hệ, chỉ đạo, phối hợp hoạt động với
Đảng ủy và các tổ chức đồn thể trong Đài.
+ Những cơng việc thuộc thẩm quyền được qui định trong các văn bản pháp
luật, trong qui chế hoạt động của Đài và của đơn vị mình.
+ Tham gia ý kiến với Trưởng các đơn vị khác để giải quyết các công việc của
đơn vị đó nhưng có liên quan đến chức năng, lĩnh vực cơng tác của đơn vị mình.
+ Tham gia giải qút các công việc chung của Đài và thực hiện một số công
việc cụ thể theo sự phân công của Tổng Giám đốc.
Trưởng các đơn vị đề cao trách nhiệm cá nhân, sử dụng đúng quyền hạn được
giao, không chuyển các cơng việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình lên Lãnh
đạo Đài hoặc cho các đơn vị khác, đồng thời cũng không giải quyết các công việc
không thuộc thẩm quyền của mình.
Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đớc về tồn bộ cơng
việc thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình, kể cả khi đã phân công hoặc ủy
nhiệm cho cấp phó. Trường hợp vắng mặt một ngày trở lên phải ủy quyền cho một

cấp phó thay mình quản lý đơn vị và báo cáo cho Lãnh đạo Đài về việc ủy quyền đó
1.3. NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA HTV TRƯỚC NĂM 1986
Ngay trong ngày lịch sử 30/4/1975, những cán bộ ngành truyền hình Việt
Nam theo cánh quân giải phóng tiến vào Sài Gòn vào trưa 30/4/1975 đã kịp tiếp
quản Đài truyền hình Sài Gịn. Và ngay trong buổi chiều ngày 30/4/1975 và sáng
1/5/1975, tất cả các cán bộ biên tập, quay phim đề lao ra đường làm nhiệm vụ.
Với những thước phim quay được trên đường tiến qn về Sài Gịn khi tham
gia chiến dịch Hờ Chí Minh với nhiệm vụ là phóng viên quay phim đi cùng đồn
Cán bộ Ban vơ tún truyền hình Việt Nam, đờng chí Phạm Khắc (1939 - 2007, Cớ
Giám Đớc HTV) và những thước phim của ông đã được chiếu ngay trong chương
trình phát sóng đầu tiên trên Đài truyền hình Sài Gòn trong đêm 1/5/1975. Những


21

thước phim ấy một lần nữa tiếp thêm niềm vui cho nhân dân thành phố và cả nước
sau khi đất nước mới vừa được giải phóng một ngày trước đó.
Ngày 3/5/1975, từ chiến khu, các tờ báo Giải Phóng đưa tin về ngày 30/4/1975
mới về đến Sài Gòn. Ngày 5/5/1975, báo Sài Gịn Giải Phóng hàng ngày mới phát
hành sớ đầu tiên. Có thế mới thấy được sự kiện đêm 1/5/1975, Đài truyền hình Giải
Phóng đã ra mắt nhân dân vùng mới giải phóng là một sự cớ gắng rất lớn của các
cán bộ truyền hình cũng như của những người làm truyền hình Sài Gịn vừa đến với
cách mạng.
Ngay từ những ngày đầu sau giải phóng, HTV đã nghĩ đến việc xây dựng hệ
thớng truyền hình màu, dù rằng thời điểm lúc ấy rất khan hiếm về phương tiện kĩ
thuật cũng như rất khó khăn về kinh phí. Để phục vụ Đại hội Đại biểu tồn q́c lần
thứ IV (diễn ra từ ngày 14 - 20/12/1976), Đài đã tập trung phương tiện lắp một xe
thu hình màu (hệ NTSC)(1) và được máy bay quân sự của ta đưa từ Tân Sơn Nhất ra
Hà Nội. Có lẽ đây là lần đầu tiên, nhiều đại biểu dự Đại hội Đảng mới thấy những
hình ảnh màu đầu tiên trên truyền hình, nhất là truyền hình tại chỗ những hình ảnh,

sự kiện đang được diễn ra tại hội trường đại hội. Những năm sau này, khi truyền
hình cả nước phát sang hệ SECAM(2), HTV đã trang bị thêm nhiều máy móc,
phương tiện để sản xuất băng từ các chương trinh văn nghệ, phim tài liệu, các buổi
phỏng vấn trong các chương trình thời sự. Riêng tin tức thì vẫn quay bằng phim
nhựa đen trắng. Chương trình hàng đêm vẫn phát xen kẻ hình ảnh trắng đen và hình
ảnh màu.
Cũng ngay sau ngày giải phóng, các cán bộ và kĩ thuật viên của Đài đã nhanh
chóng đi giúp đỡ và khôi phục các Đài bạn như: Đài Nha Trang, Quy Nhơn, xây
dựng mới Đài Đà Nẵng và một số Đài tỉnh khác, cung cấp chương trình cho các Đài
anh em. Trạm tiếp sóng ở Vĩnh Long và Cầu Đất (Lâm Đồng) trước đây cũng

Thuật ngữ NTSC (National Television System Committee) được hiểu là tiêu chuẩn video được sử dụng ở
Bắc Mỹ và hầu hết ở Nam Mỹ. Ở tiêu chuẩn NTSC có 30 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi
khung hình được tạo bởi 525 dòng quét đơn.
(2)
Thuật ngữ SECAM được hiểu là tiêu chuẩn video được sử dụng từ những năm 1967 ở Pháp và Liên Xô cũ.
Ở tiêu chuẩn SECAM có 25 khung hình ảnh được truyền đi trong mỗi giây. Mỗi khung hình được tạo bởi 625
dòng quét đơn.
(1)


×