Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Tìm hiểu hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dật trong thơ nguyễn bỉnh khiêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (878.41 KB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

KHOA VĂN HỌC VÀ NGƠN NGỮ
-----------------------------

PHẠM THỊ NGỌC LOAN

TÌM HIỂU HỆ THỐNG HÌNH ẢNH
MANG Ý NGHĨA ẨN DẬT
TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGUYỄN ĐÌNH PHỨC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2012


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Văn học và Ngôn ngữ, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng trân trọng biết ơn tới TS. Nguyễn Đình Phức – người
đã giúp tơi thực hiện luận văn này với tất cả lịng nhiệt tình và sự chu đáo.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo khoa Văn học và Ngôn
ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh đã
trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm trong những năm học tại trường.
Tơi xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình tơi, bạn bè – những người đã


khơng ngừng động viên, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu
đề tài này.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 10 năm 2012


MỤC LỤC
DẪN NHẬP
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................. 01
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................. 02
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài................................................. 06
4. Phương pháp và tư liệu nghiên cứu ...............................................................06
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn .............................................................07
6. Bố cục của Luận văn ....................................................................................... 08

NỘI DUNG .............................................................................................................
CHƯƠNG 1 ..........................................................................................................
NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ TRIẾT LÝ ẨN DẬT TRONG THƠ CA
1. 1Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Bỉnh Khiêm ....
........................................................................................................ 09
1.1.1 Vài nét về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm .......................................................... 09
1.1.2. Sự nghiệp văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm .................................................... 11

1.2. Thơ ca Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình văn học dân tộc .................. 12
1.3. Triết lí ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ............................................ 15

CHƯƠNG 2
HÌNH ẢNH TỰ NHIÊN MANG Ý NGHĨA ẨN DẬT TRONG THƠ
NGUYỄN BỈNH KHIÊM


2.1. Hình ảnh mây ...............................................................................................29
2.2. Hình ảnh hoa cúc, hoa mai .......................................................................... 40


2.2.1. Hoa cúc................................................................................................. 41
2.2.2. Hoa mai ................................................................................................52
2.3. Hình ảnh tùng, trúc ...................................................................................... 58
2.3.1. Hình ảnh tùng....................................................................................... 59
2.3.2. Hình ảnh trúc ....................................................................................... 62
2.4. Hình ảnh thanh phong, minh nguyệt...........................................................65

CHƯƠNG 3
HÌNH ẢNH SỰ VẬT VÀ CON NGƯỜI MANG Ý NGHĨA ẨN DẬT
TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM
3.1. Hình ảnh sự vật mang ý nghĩa ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm
3.1.1. Chùm hình ảnh cửa gỗ (sài mơn, sài phi, hồnh mơn,…) ................ 71
3.1.2. Chùm hình ảnh đường mịn (Tam kính, u kính,…) ..........................76
3.1.3. Cầm, kỳ, thi, tửu
3.1.3.1. Cầm (đàn) ..................................................................................... 79
3.1.3.2. Kỳ (cờ) ......................................................................................... 81
3.1.3.3. Thi (thơ) ....................................................................................... 83
3.1.3.4. Tửu (rượu) ................................................................................... 84
3.2 Hình ảnh con người mang ý nghĩa ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm....
......................................................................................................... 91
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 98
PHỤ LỤC .......................................................................................................104


1


DẪN NHẬP

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong dịng chảy của văn học Trung đại Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm được
xem là “cây đại thụ tỏa bóng gần suốt cả thế kỷ XVI”. Có thể nói, Nguyễn Bỉnh Khiêm
khơng chỉ có những đóng góp quý báu cho lịch sử văn hóa, văn học dân tộc bằng một
sự nghiệp văn chương to lớn, đầy ắp tư tưởng cao thâm và tình cảm sâu sắc, mà còn là
một tấm gương sáng ngàn đời về phẩm chất thanh cao của một bậc hiền triết cho hậu
thế chung soi.
Là một nhà thơ ẩn dật, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tạo ra trong thơ mình một thế
giới thiên nhiên u tịch nhưng cũng hết sức sống động khỏe khoắn và ấm tình người.
Thế giới thơ ẩn dật ấy được tạo thành với sự góp cơng khơng nhỏ của hệ thống hình
ảnh.
Hệ thống hình ảnh ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm khá phong phú, từ
những hình ảnh thiên nhiên như bạch vân, nhàn vân, hoa cúc, hoa mai, trúc, tùng bách,
thanh phong, minh nguyệt, cao sơn lưu thủy đến những hình ảnh là sản phẩm văn hóa
của con người như sài mơn, sài phi, cầm, kỳ, thi, họa, tửu,…. Thậm chí đó cịn là hệ
thống hàng loạt tên ẩn sĩ nổi tiếng từng xuất hiện trong lịch sử Trung Quốc và Việt
Nam. Những hình ảnh này có nguồn gốc từ đâu? Chúng đóng vai trị ra sao trong việc
hình thành thế giới nghệ thuật thơ ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đây là vấn đề trước
nay chưa từng có ai, cũng như chưa từng có bất cứ cơng trình nào đi sâu vào tìm hiểu
và nghiên cứu.
Hiểu được tính cấp thiết cũng như giá trị khoa học một khi vấn đề khoa học nêu
trên được triển khai nghiên cứu, cho nên chúng tôi đã quyết định chọn đề tài TÌM
HIỂU HỆ THỐNG HÌNH ẢNH MANG Ý NGHĨA ẨN DẬT TRONG THƠ
NGUYỄN BỈNH KHIÊM làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.


2


2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Vấn đề về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và tác phẩm của ông đã trở thành mối
quan tâm của khá nhiều nhà nghiên cứu từ nhiều thập niên trước của thế kỷ XX. Bằng
chứng là đã có nhiều cơng trình lớn, giàu ý nghĩa khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm và
thơ văn của ông đã được công bố.
Ở đây, chúng tôi chỉ tập trung giới thiệu lịch sử vấn đề liên quan đến hai tập thơ
Bạch vân am thi tập, Bạch vân quốc ngữ thi và nhất là lịch sử vấn đề liên quan đến nội
dung ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.1. Vấn đề sưu tầm, chỉnh lý và giới thiệu hai tập thơ Bạch Vân Am thi tập,
Bạch Vân quốc ngữ thi
Bạch Vân Am thi tập do học giả đầu đời Nguyễn là Trần Công Hiến biên tập.
Bạch Vân Am thi văn tập do Lê Dư biên tập.
Việt Nam văn học sử yếu (1943) của Dương Quảng Hàm do Nha học chính
Đơng Pháp xuất bản. Ở sách này tác giả có nói về cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm,
giới thiệu về Bạch Vân quốc ngữ thi tập.
Tuyết Giang phu tử do Chu Thiên biên tập năm 1945, sách do Nxb Đại La xuất
bản. Đây là cuốn sách đầu tiên nghiên cứu một cách công phu và khá tỉ mỉ mọi mặt về
cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bao gồm: hoàn cảnh xã hội thời Lê Mạc, thân thế và sự nghiệp của Trạng Trình, giới thiệu nội dung và nghệ thuật trong
những sáng tác của ông,…
Lê Trọng Khánh – Lê Anh Trà đã đề cập một cách sâu sắc đến nhiều vấn đề cốt
yếu trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Bỉnh Khiêm bằng một cái nhìn tồn diện
trong Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lí, sách do Nxb Văn hóa xuất bản vào năm
1957.
Năm 1958, Lệ Thần Trần Trọng Kim viết tác phẩm Việt thi, Nxb Tân Việt, đã
tóm tắt tác phẩm Nguyễn Bỉnh Khiêm và trích 11 bài thơ Nôm của ông.


3


Năm 1975, trên Tạp chí Văn học số 2, tác giả Bùi Duy Tân có bài Tìm hiểu về
những năm ra hoạt động và về ở ẩn của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Bài viết đưa ra những dự
đoán khá hợp lý về quá trình hoạt động của Nguyễn Bỉnh Khiêm nơi triều chính và
những mốc thời gian ơng về ở ẩn, dựa trên cứ liệu chủ yếu là các bài thơ của Trạng
Trình để lại.
Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm do Đinh Gia Khánh chủ biên và giới thiệu (1983).
Có thể nói, đây là cuốn sách tập hợp khá nhiều tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, bao
gồm 161 bài thơ viết bằng chữ Nôm, 68 bài thơ viết bằng chữ Hán.
Năm 1986, nhân dịp kỉ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1585
– 1985), các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đã viết hàng loạt bài nghiên cứu về Nguyễn
Bỉnh Khiêm trên nhiều mặt, nhiều phương diện.
Năm 1989, Nxb Giáo dục xuất bản cuốn Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm, tập 1.
Bạch Vân quốc ngữ thi do Bùi Văn Nguyên phiên âm – chú thích – giới thiệu. Trong
có thống kê 177 bài thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Tác giả Nguyễn Kh trong cơng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm qua Bạch Vân Am
thi tập (1997), Nxb. TP. HCM đã đi vào nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử, thân thế của
Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đồng thời, tác giả cũng chú ý nghiên cứu Bạch Vân Am thi tập ở
phương diện tư tưởng, tình cảm, cũng như có những đánh giá sơ lược về hình thức
nghệ thuật của tập thơ chữ Hán này.
Năm 1991, nhân kỉ niệm 500 năm ngày sinh của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 –
1991) , các nhà khoa học lại có dịp hội thảo về Trạng Trình. Đây cũng là dịp các nhà
khoa học tìm hiểu, đánh giá về vai trị, vị trí Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhà Mạc theo
quan điểm mới.
Năm 2000, Tổng tập văn học Việt Nam do Nxb Khoa học xã hội xuất bản, gồm
42 tập, trong đó tập 5 dành giới thiệu các tác giả và tác phẩm văn học của hai thế kỉ
XVI – XVII, có in 90 bài thơ Nôm và 83 bài thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm.


4


Gần đây, trong cuốn Nguyễn Bỉnh Khiêm – về tác gia và tác phẩm do hai tác giả
Trần Thị Băng Thanh và Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu, đã tập hợp một cách khá
đầy đủ các bài viết của một số nhà nghiên cứu về tác giả cũng như tác phẩm của
Nguyễn Bỉnh Khiêm.
2.2. Thực tế nghiên cứu mảng thơ ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Trong chuyên luận Nhân cách một bậc cao sĩ, các tác giả Trường Lưu - Phạm
Vũ Dũng - Băng Thanh đã đánh giá lại quãng đời ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm, so
sánh cuộc đời ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm với một số danh nho ẩn dật khác. Và đặc
biệt, các tác giả lại coi quãng đời ẩn dật của Nguyễn Bỉnh Khiêm là qng đời có giá
trị, ơng quan tâm đến cuộc sống thường nhật của người dân, thói đời và những biến
động của lòng người. Cuối cùng các tác giả đi đến một kết luận: “Quãng đời ở ẩn của
ông lại chính là qng đời ơng sống nhiều nhất, thể hiện cái chí của mình đạt hơn cả”.
[62 ,tr.139]
Bùi Duy Tân trong Thơ chữ Hán của Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng: “Nhàn cũng
là sống thoả thích trong cảnh trí non xanh, nước biếc, bạn bày với trăng trong, gió mát,
với ông già lão thực, trẻ thơ hồn toàn, ấm áp tình người trong hương đồng gió nội, mây
sớm, trăng khuya…Nhàn trong Bạch Vân Am thi tập đậm màu sắc triết lí và có nhiều
tính chất tiêu biểu cho chữ nhàn của nho sĩ ẩn dật thời trung đại nước ta.” [ 62,tr.414].
Còn trong Nguyễn Bỉnh Khiêm và tấm lòng tiên ưu đến già chưa thơi, Bùi Duy Tân
cịn viết: “Rõ ràng, niềm yêu mến thiết tha đối với thiên nhiên đất nước, Nguyễn Bỉnh
Khiêm đã viết được những lời thơ mĩ lệ, tươi mát, hồn hậu. Và nhà thơ lại thường đem
hạnh phúc của con người được sống ẩn cư đối lập với quan trường, danh lợi, với “nguy
cơ của giàu sang”[62,tr.331]…Lòng yêu đời bắt nguồn từ một tâm hồn trong sạch, một
khí tiết thanh cao và một cuộc sống tinh thần phong phú. Nhưng nhà thơ không chỉ mê
say cảnh sắc tươi đẹp và khơng khí n tĩnh ở nơng thơn với tình cảm của người trí
thức ẩn dật. [62,tr.332]


5


Phạm Luận trong Thơ nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đặt câu hỏi: “Vậy chữ
nhàn trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nội dung gì?” và tác giả đã tự trả lời: “Với
Nguyễn Bỉnh Khiêm, sống nhàn là sống có hạnh phúc. Hạnh phúc do trị được cái bệnh
của bản thân, cái bệnh cố hữu ham công danh của người nho sĩ, như sau này Lãn Ơng
nói:
Cơng danh đại bệnh thâm nan liệu [62,tr.361]
Trong Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhìn từ một nhân cách lịch sử đến dòng thơ tư duy
thế sự của Nguyễn Huệ Chi viết: “Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm chính là một hình
thức biểu hiện của ung dung tự tại, của một phong thái sống cởi mở, hồ hởi với tạo vật,
biết gắn mình với thiên nhiên, sống thuận theo qui luật của tự nhiên, hiểu được đến cội
nguồn cái đẹp chân chất của sự sống, cái đẹp hồn nhiên của chuyển vần, thay đổi, luôn
luôn diễn ra xung quanh mình:
Sen, mùa trước đổi, mùa sau mọc,
Triều, cửa này rịng, cửa khác cường.
(Thơ Nơm, bài 98)
“Nhàn” theo phương thức này cũng là một phương pháp khai phóng nội tâm, vì
khi đem cái “tơi” đối diện với thiên nhiên cũng có nghĩa là tìm một con đường thốt ra
khỏi tình trạng phong bế của cái “tôi””…[62,tr.391]
Lê Trọng Khánh – Lê Anh Trà trong Nguyễn Bỉnh Khiêm – nhà thơ triết lý đã
cho rằng chữ “nhàn” là chủ đề chính trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, các tác giả đã tiến
hành so sánh một số câu thơ tiêu biểu trong thơ của Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh
Khiêm, để cuối cùng đi đến kết luận: khẳng định cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm có
nội dung phức tạp hơn.
Đinh Gia Khánh trong Nguyễn Bỉnh Khiêm và “tấm lòng lo trước thiên hạ đến
già chưa thơi” đã nhận xét: “Lịng vơ sự tức là khơng để cho danh lợi làm vẩn đục tấm
lòng thản nhiên và trong sáng, “thân nhàn” tức là có phẩm chất cao khiết. Nhàn là


6


nhàn tâm, chứ khơng phải là khơng làm gì cả. Nhàn là không bon chen danh lợi, chứ
không phải là trốn tránh trách nhiệm với đời…”[62;tr278]
Điểm qua tình hình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm trong những thập niên
gần đây, chúng ta thấy rằng khía cạnh thế giới hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dật trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ được nhắc đến một cách gián tiếp và chưa có ai đi vào khảo
sát hệ thống hình ảnh ấy.
Nhận ra được điều đó, nên ở đề tài này, chúng tơi sẽ đi sâu vào nghiên cứu hệ
thống hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trên cơ sở đó,
cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn khá tồn diện về hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa ẩn
dật trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng như tiến hành xác định lại vị trí của Nguyễn
Bỉnh Khiêm trong tiến trình thơ Trung đại Việt Nam, nhằm xác định rõ hơn tầm vóc
của Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình phát triển của nền văn học dân tộc.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Do số lượng tác phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất phong phú mà phạm vi luận
văn có hạn, nên ở đây chúng tơi chỉ chọn đi sâu vào khảo sát hệ thống hình ảnh mang ý
nghĩa ẩn dật trong tập thơ chữ Hán Bạch Vân Am thi tập và tập thơ Nôm Bạch Vân
quốc ngữ thi. Về nguồn tài liệu trích dẫn hai tập thơ này, chúng tôi sử dụng tài liệu in
trong bộ Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm do Đinh Gia Khánh chủ biên (Nxb. Văn học, Hà
Nội, 1997).
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ TƯ LIỆU NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trong q trình nghiên cứu, chúng
tơi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
- Phương pháp thống kê: tuy luận văn không trình bày tồn bộ vấn đề theo
phương pháp này, nhưng trong một chừng mực nhất định, chúng tơi sẽ có sự xem xét,
lựa chọn và thống kê hệ thống các hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dật thể hiện qua hai tập
thơ: Bạch Vân quốc ngữ thi và Bạch Vân Am thi tập.


7


- Phương pháp phân tích, tổng hợp: đây là phương pháp quan trọng và rất cần
thiết đối với bất cứ cơng trình nghiên cứu về văn chương nào. Phương pháp này sẽ
giúp ích cho người viết có điều kiện khảo sát văn bản và tổng hợp thành một số vấn đề
có ý nghĩa phục vụ cho việc giải quyết sáng tỏ đề tài khoa học này. Người viết sẽ phân
tích những yếu tố thi học ở khía cạnh hình ảnh được tác giả sử dụng trong hai tập thơ
nói trên, trên cơ sở đó đưa ra những kết luận khoa học mang tính thuyết phục.
- Phương pháp lịch sử: Để hiểu rõ và chính xác hơn về con người cũng như nội
dung thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm, chúng ta cốt yếu phải tìm hiểu mối quan hệ
biện chứng giữa ba nhân tố: tác giả, bối cảnh xã hội và tác phẩm.
- Phương pháp so sánh: trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng
phương pháp này để tiến hành so sánh đối chiếu một số hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dật
trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm với những hình ảnh ẩn dật trong thơ của Đào Uyên
Minh, Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Nguyễn Trãi,…
Tư liệu nghiên cứu
Nguồn tư liệu nghiên cứu sử dụng để hoàn thành luận văn bao gồm: những văn
bản thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm xuất bản trong những tuyển tập thơ của những nhà
nghiên cứu, nhà sưu tầm; những chuyên luận, những cơng trình sưu tầm, nghiên cứu,
những bài viết trên tạp chí, những trang báo điện tử; những luận văn, luận án của
những người đi trước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN
Ý nghĩa khoa học
Trên sơ sở kế thừa những thành quả của những người đi trước về các vấn đề liên
quan đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, luận văn hy vọng sẽ có những đóng góp trong các vấn
đề sau:
-

Cung cấp được một cái nhìn khá đầy đủ và sâu sắc về hệ thống hình
ảnh mang ý nghĩa ẩn dật trong thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm.



8

-

Trên cơ sở đó, góp phần vào việc tơn vinh vị thế văn học sử của Trạng
Trình – thi nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Giá trị thực tiễn
- Luận văn hoàn thành sẽ có thể làm tư liệu có tính chất tham khảo cho các cơng
trình nghiên cứu về sau của các ngành văn hóa, văn học trong và ngồi nước.
- Mặt khác luận văn sau khi hồn thành, cũng sẽ góp phần phục vụ tốt cho việc
giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông, đặc biệt ở học phần Văn học cổ
trung đại trong chương trình sách giáo khoa phổ thơng hiện nay.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngồi phần dẫn luận, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương với
những nội dung chủ yếu như sau:
Chương 1: Nêu vài nét chính về tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng thơ văn ẩn dật
trước Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Trung Quốc và Việt Nam.
Chương 2: Tìm hiểu những hình ảnh tiêu biểu mang ý nghĩa ẩn dật trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm có nguồn gốc từ thiên nhiên như hình ảnh mây, hình ảnh hoa mai,
hoa cúc, hình ảnh tùng, hình ảnh trúc, hình ảnh thanh phong minh nguyệt. Những hình
ảnh này có nguồn gốc từ đâu; chúng có ý nghĩa như thế nào trong thơ văn trước
Nguyễn Bỉnh Khiêm; khi xuất hiện trong thơ ông, chúng mang ý nghĩa như thế nào…
Chương 3: Tìm hiểu những hình ảnh tiêu biểu mang ý nghĩa ẩn dật trong thơ
Nguyễn Bỉnh Khiêm có nguồn gốc là hình ảnh sự vật như hình ảnh sài mơn, tam kính,
u kính, cầm, kì, thi, tửu,… và con người như Đào Uyên minh,…


9


CHƯƠNG 1
NGUYỄN BỈNH KHIÊM VÀ TRIẾT LÝ ẨN DẬT TRONG THƠ CA
1.1 VÀI NÉT VỀ CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG CỦA
NGUYỄN BỈNH KHIÊM
1.1.1 Vài nét về cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585), tên húy là Văn Đạt, tự là Hanh Phủ, hiệu là
Bạch Vân cư sĩ, người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, Hải Dương (nay là huyện
Vĩnh Bảo, thuộc ngoại ô thành phố Hải Phịng).
Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân trong một gia đình có truyền thống nho học. Cha
ơng là Văn Định, hiệu là Định Sơn tiên sinh, đạo hiệu Cù Xuyên tiên sinh, từng đỗ
Hương cống dưới triều Lê sơ, do sức học rộng lại có đạo đức tốt, ơng được sung chức
Thái học sinh (tức học sinh trường Quốc tử giám), sau ra làm quan, về già, sau khi mất
được phong tặng hàm Thái bảo, tước Nghiêm quận công. Mẹ ông là bà Nhữ Thị Thục,
con gái quan Thượng thư bộ Hộ là Nhữ Văn Lan, người An Tử Hạ, thuộc huyện Tiên
Minh, bà không những nổi tiếng sắc sảo, thông minh, giỏi văn chương, thơng làu kinh
sử, mà cịn tinh thông tướng số, ngay thuở cực thịnh của Lê sơ dưới triều Hồng Đức, bà
đã bấm quẻ biết vận nhà Lê sẽ suy sau 40 năm nữa. Bà kết duyên cùng với Văn Định
công khá muộn, tương truyền khi ấy bà đã gần tuổi 30, lại kém ông Văn Định đến gần
10 tuổi, nhưng do bà xem tướng số, biết mình kết dun cùng ơng sẽ sinh con q tử
nên mới chịu kết duyên cùng ông. Sau bà được phong tước Từ Thục phu nhân.
Thuở nhỏ, Nguyễn Bỉnh Khiêm được sự dạy dỗ hết sức chu đáo của gia đình.
Khoảng năm ông mười lăm, mười sáu tuổi, được cha gửi sang học nhà danh nho
Dương Đức Nhan. Sau đó ơng theo học quan Bảng nhãn Thượng thư Lương Đắc Bằng
ở Thanh Hóa, một người nổi tiếng về tài đức. Có lẽ đây là người thầy có ảnh hưởng lớn
đến Nguyễn Bỉnh Khiêm và để lại dấu ấn sâu đậm trong cuộc đời của ông. Tương
truyền, Lương Đắc Bằng nhân khi đi sứ sang Trung Quốc, gặp người cùng họ, người
này vốn dịng dõi của Lương Nhữ Hốt (một trí thức Đại Việt, sau đầu hàng nhà Minh,



10

khi làm quan ở Trung Quốc, được phong tước Lăng Lăng vương), tặng cho bộ sách
Thái ất thần kinh, ông đem về để tâm nghiên cứu nên rất tinh lý số, sau chính ơng là
người đã truyền lại cho Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Vốn là người thơng minh, lại có điều kiện học tập, nên sức đọc của Nguyễn
Bỉnh Khiêm rất rộng, ông không chỉ đọc rộng, bao quát hết kinh điển của tam giáo cửu
lưu, mà cịn tinh thơng kinh Dịch, đặc biệt có sở trường ở khoa bói theo sách Thái ất,
phàm những chuyện như nắng mưa, họa phúc, sự hưng vong của đất nước, ông thảy
đều biết trước. Đến khi trưởng thành, gặp cảnh loạn lạc, nhà Lê suy vong, Mạc Đăng
Dung cướp ngôi vua, mặc dù Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có nhân cách cao đẹp, kiến
thức uyên thâm nhưng ơng quyết định khơng ra ứng thí làm quan mà ở quê dạy học,
lấy đạo làm vui. Đến năm 44 tuổi, dưới triều Mạc ơng ra ứng thí và đỗ ngay Trạng
nguyên (1535). Ông làm quan dưới triều Mạc Đăng Doanh, được phong chức Đông các
hiệu thư. Về sau lại thăng Tả thị lang bộ Hình kiêm Đơng các đại học sĩ. Nhưng cuộc
đời làm quan với ông rất ngắn (chỉ vỏn vẹn 8 năm), vào năm 1542, Nguyễn Bỉnh
Khiêm quyết định cáo quan về quê dạy học, sau khi dâng sớ xin chém 18 kẻ lộng thần
không được vua nhà Mạc ân chuẩn. Sau Mạc Phúc Hải gia phong cho ơng tước Trình
Tuyền hầu, người đời vì thế quen gọi ơng là Trạng Trình.
Sau khi về q, ông mở quán Trung Tân, lập am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch
Vân cư sĩ và mở trường dạy học bên bờ sơng Tuyết Hàn, nên học trị thường gọi ơng là
Tuyết Giang phu tử. Học trị của ơng có nhiều người nổi tiếng như Phùng Khắc Khoan,
Lương Hữu Khánh,… Song qua một số sáng tác còn để lại, ta có thể nhận thấy Nguyễn
Bỉnh Khiêm khơng về ở ẩn hẳn, mà vẫn có đến mấy lần ra giúp nhà Mạc. Cụ thể là
năm 1554, Nguyễn Bỉnh Khiêm theo quân Mạc đi đánh anh em Vũ Văn Mật ở Tuyên
Quang; sau đó vào năm 1561, Nguyễn Bỉnh Khiêm về trí sĩ lần thứ hai và vào năm
1563 Nguyễn Bỉnh Khiêm lại về trí sĩ lần thứ ba. Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn được sự
trọng vọng của các vua chúa đương thời, mặc dù làm trọng thần cho triều Mạc, nhưng



11

các chúa Trịnh và Nguyễn vẫn hết sức kính nể nhân cách và tài học của ông, trước
những vấn đề lớn trọng yếu, vẫn sai người đến xin ý kiến của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Mặc dù thời gian làm quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm rất ngắn, nhưng khơng vì
thế mà ơng quên đi trách nhiệm của mình với dân với nước, lúc nào Nguyễn Bỉnh
Khiêm cũng đau đáu với nước với dân. Năm 1585, Nguyễn Bỉnh Khiêm mất, thọ 95
tuổi, vua Mạc sai Mạc Kính Điển làm khâm sai, cùng các con về dự tế, truy phong ông
là Thượng thư bộ Lại, Thái phó Trình quốc cơng, lại ban cho ba nghìn quan tiền để lập
đền thờ và cấp cho một trăm mẫu ruộng tự điền để thờ cúng. Vua đích thân đề trước
cửa đền thờ bảy chữ: “Mạc triều Trạng nguyên Tể tướng từ”.
Dù hành hay tàng, xuất hay xử, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn có đóng góp khơng
nhỏ vào sự nghiệp xây dựng, ổn định đất nước, chăm lo cuộc sống cho nhân dân với
tinh thần “tiên ưu, hậu lạc”:
Tất cánh dục cầu ngô lạc xứ,
Tri ngô hậu lạc tại tiên ưu.
(Ngụ hứng, bài 3)
(Rút cục ai muốn tìm cái chỗ vui của ta,
Cần biết rằng ta được vui sau thiên hạ vì biết lo trước thiên hạ)
Nguyễn Bỉnh Khiêm xứng đáng là nhà văn hóa lớn của dân tộc thế kỉ XVI và
cho đến tận ngày nay, thực tế hậu thế vẫn khơng ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và tôn
vinh nhân cách lẫn tài năng của ông ở mọi khía cạnh.
1.1.2. Sự nghiệp văn chương Nguyễn Bỉnh Khiêm:
Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác cả ở mảng chữ Nôm và chữ Hán. Riêng thơ chữ
Hán ơng có đến cả nghìn bài, như trong lời tự đề tựa tập thơ Bạch Vân am thi tập của
mình, ơng viết:
“Tuy nhiên, cái bệnh u thơ lâu ngày tích lại chưa chữa được khỏi vậy. Mỗi
khi được thư thả lại dậy hứng mà ngâm vịnh, hoặc là ca tụng cảnh đẹp đẽ của sơn thủy,
hoặc là tô vẽ nét thanh tú của hoa trúc, hoặc là tức cảnh mà ngụ ý, hoặc là tức sự mà tự



12

thuật, thảy thảy đều ghi lại thành thơ nói về chí, được tất cả nghìn bài, biên tập thành
sách, tự đặt tên là Tập thơ am Bạch Vân.”
Ngoài thơ chữ Hán, Nguyễn Bỉnh Khiêm còn một số bài văn chữ Hán, chủ yếu
là văn tế và một số bài tự viết tặng cho bạn bè. Những tác phẩm này ngày nay chủ yếu
thấy thu trong Bạch Vân Am thi văn tập do Lê Dư biên tập.
Ở mảng sáng tác thơ Nôm, tuy ông không lưu lại cho chúng ta bất kỳ một số
liệu cụ thể nào, nhưng hiện nay theo các nhà nghiên cứu và sưu tầm, thơ nôm của ơng
hiện cịn khoảng hơn 150 bài. Ngồi ra, cịn một số bài sấm kí cũng được viết bằng chữ
Nơm, tương truyền là của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Chỉ xét ở mảng thơ ca, có thể nói thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm có đề tài rất rộng,
bao quát nhiều vấn đề trong cuộc sống xã hội, từ những vấn đề trừu tượng đến những
vấn đề cụ thể, từ những vấn đề to lớn, thuộc tầm vĩ mô đến những vấn đề nhỏ bé, vi
mô… Song dù thế, thơ ông không chỉ đạt về “chất” ở số lượng, ở vẻ bề ngoài, phạm vi
phản ánh mà cịn có giá trị cao về nội dung tư tưởng, nghệ thuật, đúng như chuẩn mực
“Văn chất bân bân” mà Khổng Tử đã nêu ra. Vũ Khâm Lân từng khen thơ văn Nguyễn
Bỉnh Khiêm: “Văn chương của tiên sinh thường bộc lộ cái tấc dạ ưu thời mẫn thế,
không cần điêu luyện mà tự nhiên, giản dị mà lưu lốt, thanh đạm mà ý vị, câu câu đều
có ngụ ý răn đời, ý nghĩa thanh cao mà siêu thoát”. Cịn Phan Huy Chú trong Lịch triều
hiến chương loại chí thì cho rằng: “Đọc qua thơ ơng, dù nghìn năm sau cịn tưởng như
trăng trong, gió mát.”
1.2. THƠ CA NGUYỄN BỈNH KHIÊM TRONG TIẾN TRÌNH VĂN HỌC DÂN
TỘC
Vũ Khiêu trong Trí thức Việt Nam thời xưa nhận định rằng:
“Sử nước ta cho biết rằng bắt đầu từ đời Trần (thế kỉ XIII – XV) Hàn Thuyên là
người đầu tiên làm thơ tiếng Việt theo luật Đường, kế đó xuất hiện Nguyễn Sĩ Cố, Chu
Văn An, đều có tập thơ quốc âm, nhưng chúng ta nay khơng cịn lại chút gì của những
áng thơ Nơm mở đầu ấy. Ngồi mấy bài thơ đáp nhau của Nguyễn Biểu và Trần Quý



13

Khống cuối đời Trần, thì thơ đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ của ta, cổ nhất, chính xác nhất
cịn lại cho văn học Việt Nam là 254 bài Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi.”
Tiếp nối thành quả của văn học dân tộc từ các giai đoạn trước, đặc biệt là thơ ca
của Nguyễn Trãi, có thể nói thơ ca Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những kế thừa và cách
tân rõ ràng về nội dung, nghệ thuật. Nguyễn Bỉnh Khiêm sáng tác bằng chữ Hán lẫn
chữ Nơm, trong đó, rất nhiều chỗ ông dùng câu thơ sáu chữ, một thành quả tiếp nối từ
Nguyễn Trãi; trong thơ có nhiều từ ngữ giản dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của
nhân dân, nên trong sáng hơn, dễ hiểu hơn. Chẳng hạn như:
Thèm, nỡ phụ canh cua rốc,
Lạnh, đà quen đắp ổ rơm.
(Thơ Nôm, bài 33)
Hay những câu như:
Cá tôm tối chác bên kia bến,
Củi đuốc ngày mua mé nọ đèo.
(Thơ Nơm, bài 35)
Vếu váo câu thơ cũ rích
Khề khà chén rượu hăng xì.
(Thơ Nơm, bài 84)
Về nội dung, thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm ca ngợi vẻ đẹp của non sông đất nước, ca
ngợi cuộc sống của nhân dân, những câu thơ mang đậm tính triết lí, giáo huấn:
Gẫm đạo làm con, ở rất nan,
Ở cho trọn đạo mới là ngoan.
(Thơ Nôm, bài 147)
Hay những câu thơ lên án chiến tranh phi nghĩa như:
Vô cô dân cửu ly đồ độc,
Bất sát thùy năng úy hễ tô.

(Nhân dân vô tội gặp phải cảnh cay cực, độc ác từ lâu,


14

Hỏi ai là kẻ nhân từ không ham giết người thỏa được lòng dân chờ cứu sống?)
(Cảm hứng thi)
Lạc lạc can qua mãn mục tiền,
Nhân dân bơn thốn dục cầu tuyền.
Điên liên huề bão ta vô địa,
Ái hộ căng binh bản hữu thiên.
(Giáo và mộc tua tủa bày ra trước mắt,
Nhân dân trốn chạy muốn tìm nơi an tồn.
Khốn đốn dắt dìu nhau, thở than khơng có đất,
Thương xót che chở cho, may thay cịn có trời.)
(Cảm hứng thi, bài 4)
Và đặc biệt nhất là những dòng thơ mang đậm chất triết lí, giáo huấn:
Có thuở được thời, mèo đuổi chuột,
Đến khi thất thế, kiến tha bị.
(Thơ Nơm , bài 75)
Lành dữ lịng người khơn biết,
Dầu sủng nhục, chớ thờ ơ.
(Thơ Nơm, bài 24)
Vũ Khiêu trong Trí thức Việt Nam thời xưa nhận xét rằng: “Nguyễn Bỉnh Khiêm
là một nhà trí thức rực rỡ một thời và tiêu biểu cho nhiều thế hệ trí thức Việt Nam…
Sau Nguyễn Trãi hơn 100 năm, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có những đóng góp gì vào quá
trình phát triển của văn học Việt Nam và vị trí của ơng như thế nào trong kho tàng văn
học của dân tộc?
Trước hết phải thấy rằng, do suốt nhiều thế kỷ liên tục học chữ Hán và làm thơ
bằng chữ Hán, các trí thức Việt Nam trước những khó khăn về ngơn từ và thể loại đã

từng lẩn tránh trong việc sáng tác thơ văn bằng tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt.


15

Trước sự sáng tạo của Nguyễn Thuyên, sự quan tâm đặc biệt của Nguyễn Trãi,
thành quả bước đầu của Lê Thánh Tơng và nhóm Tao Đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã
suốt cuộc đời mình dành bao tâm huyết để làm thơ bằng tiếng Việt. Khơng chỉ để nói
với đồng bào mình những điều muốn nói, ơng cũng như Nguyễn Trãi đã đem hết
những nhiệt tình xây dựng nền văn học của dân tộc mà lịng u nước và óc tự cường
đã hằng ngày thôi thúc các ông.
Với một di sản lớn lao mà ông để lại, thơ Nôm của ông đã đánh dấu một chặng
đường quang vinh trong lịch sử văn học Việt Nam. Thơ ông vừa mang những nét mộc
mạc và rắn chắc của thơ Nguyễn Trãi, vừa tiếp thu truyền thống trau chuốt, nhuần
nhuyễn của thơ Lê Thánh Tông và nhóm Tao Đàn.
Có lẽ từ lịng tự hào về tinh hoa và tiềm năng của dân tộc thể hiện trong thơ ca
dân gian Việt Nam mà ông đã đưa vào thơ mình những lời thơ dân dã nhưng cũng rất
đẹp của ca dao tục ngữ Việt.
Thơ ông là nhật ký của ông, thơ ông không chỉ là phản ánh sâu sắc những diễn
biến của cuộc đời ông mà con là sự thể hiện chân thành những suy tư, những xúc cảm,
những thái độ của ông trước những diễn biến ấy. Giá trị tư tưởng và nghệ thuật trong
thơ ông mà chúng ta tìm hiểu cũng là giá trị được rút ra từ chiều sâu thầm kín của tâm
hồn ơng.” [28; tr.69]
Như vậy, thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã góp phần khơng nhỏ vào tiến
trình phát triển của văn học dân tộc, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử có khá
nhiều biến động, soi tỏ tâm hồn cho một con người “tiên ưu, hậu lạc” và mở rộng
hành trình kết nối trái tim đến với chúng ta.
1.3. TRIẾT LÍ ẨN ẨN DẬT TRONG THƠ NGUYỄN BỈNH KHIÊM:
Đào Uyên Minh được người đời sau tôn là “Cổ kim ẩn dật thi nhân chi tông”
(nguồn gốc của thơ ẩn dật cổ kim), ngay cả Lỗ Tấn trong giai đoạn hiện đại cũng gọi

Đào Uyên Minh là “Ông tổ của trường phái ẩn dật”. Thực tế, trước giai đoạn Đào Uyên


16

Minh, văn hoá ẩn dật đã xuất hiện từ rất lâu, tuy mức độ đậm nhạt hay phương thức ẩn
dật có khác nhau.
Nho giáo rất đề cao vai trị, trách nhiệm của kẻ sĩ trong xã hội. Con người bị
ràng buộc bởi Tam cương, Ngũ thường, người quân tử phải học hành, thi cử, làm quan
để giúp nước giúp dân. Nhưng mặt khác Khổng Tử trong Luận ngữ cũng đề ra quan
niệm “Dụng chi tắc hành, xả chi tắc tàng” (Dùng thì tích cực hoạt động, giúp vua giúp
nước, khơng dùng thì về ở ẩn, giữ lấy thiên lương cho chính bản thân mình). Khi người
qn tử khơng thể hiện được tài năng, khơng được dùng thì họ chọn cuộc sống ẩn tàng
nơi thơn dã, vui thú điền viên. Cịn triết lý của Đạo giáo đề xuất quan điểm “vô vi”,
sống gần gũi, hịa mình vào thiên nhiên, sống tự do, tự tại, nên nó có cơ sở sâu xa cho
thú nhàn dật của người xưa. Minh chứng cho quan niệm ẩn dật đó là câu chuyện Hứa
Do, Sào Phủ đã từ chối ngôi vua mà vua Nghiêu nhường cho. Những nhân vật như Bá
Di, Thúc Tề, Hứa Do, Sào Phủ… từ đó đã được xem như những kiểu mẫu của con
người ẩn dật, họ là những người không tham cơng danh phú q, từ chối mọi tước vị,
quyết sống theo tiếng gọi của lịng mình, tìm về với người mẹ thiên nhiên mà sống một
cuộc sống tự do, an nhiên.
Từ những nhân vật kiểu mẫu như thế, văn hóa ẩn dật từng bước đi vào văn học.
Mở đầu là tác phẩm Kinh thi với bài thơ Khảo bàn viết rằng:
Khảo bàn tại lục,
Thạc nhân chi trục.
Độc mỵ ngụ túc,
Vĩnh thỉ phất cốc.
(Khảo bàn)
(Nhà ở ẩn trên bờ cao phẳng,
Ý bàn hồn của đấng đại hiền.

Một mình tỉnh giấc nằm yên,
Thề rằng mãi chẳng nói truyền ai hay.)


17

(Dịch thơ: Tạ Quang Phát)
Sau Khảo bàn là một số tác phẩm như Vịnh hoài của Nguyễn Tịch, chùm thơ Vịnh sử
của Tả Tư,…cũng đề cập đến cách sống nhàn tản, tiêu dao.
Hạo thiên thư bạch nhật,
Linh cảnh diệu Thần Châu.
Liệt trạch tử cung lý,
Phi vũ nhược vân phù.
Nga nga cao môn nội,
Ái ái giai vương hầu.
Tự phi phan long khách,
Hà vi hốt lai du.
Bị cát xuất xương hạp,
Cao bộ truy Hứa Do.
Chấn y thiên nhận cương,
Trạc túc vạn lý lưu.
(Tả Tư, Vịnh sử thi kỳ ngũ)
(Mênh mông ngày tháng rỗi,
Cảnh đẹp nơi Thần Châu.
Cung cấm san sát bày,
Nhà nhà như mây che.
Nguy nga trong cửa lớn,
Nhan nhản tồn cơng hầu.
Ta bám rồng chẳng muốn,
Lui tới ích gì đâu.

Áo mỏng ra khỏi cửa,
Thẳng bước theo Hứa Do.
Phủi áo núi ngàn trượng,


18

Rửa chân sơng nước tỏ)
(Dịch thơ: Vũ Bội Hồng)
Cuộc sống nơi triều đình chật hẹp, hiểm hóc với: “Cung cấm san sát bày\ Nhà
nhà như mây che\Nguy nga trong cửa lớn\Nhan nhản tồn cơng hầu\Ta bám rồng
chẳng muốn\Lui tới ích gì đâu” khiến con người chán ngán, buồn tênh, nên đành “Áo
mỏng ra khỏi cửa\Thẳng bước theo Hứa Do” mà sống cuộc sống nơi thiên nhiên mênh
mông rộng lớn với ngày tháng nhàn rỗi, tiêu dao.
Học tập quan niệm, thành quả của người đi trước, Đào Uyên Minh đã đưa
những hình ảnh mang ý nghĩa ẩn dật vào thơ văn của mình, đồng thời chính bản thân
ơng cũng là một ẩn sĩ nổi tiếng. Ơng sống vào thời Đơng Tấn, làm quan Bành Trạch
chỉ trong một thời gian ngắn. Vì không chấp nhập cuộc sống khom lưng uốn gối, ông
bỏ mũ áo về quê sống cảnh thanh bần, vui thú điền viên. Ơng đã chọn cho mình một
quan niệm sống đúng đắn, dù đơi lúc rất khó khăn, nhưng qua đó, càng làm nổi bật khí
khái, phẩm chất thanh sạch, cao khiết của mình. Chính vì thế, các văn nhân Trung
Quốc lẫn Việt Nam đều hết sức ngưỡng vọng, ca ngợi, và xem ơng như một hình mẫu
lý tưởng để “Đạp gót mong theo người ẩn dật”.
Tiếp nối truyền thống, nét văn hóa ẩn dật của Trung Quốc, Việt Nam là một
nước láng giềng, chịu ảnh hưởng nhiều mặt của Trung Quốc, nên cũng có những nét
tương đồng về văn hóa, văn học.
Trước hết là Bùi Tơng Hoan, ơng từng làm quan dưới triều Trần Anh Tông
(1293 – 1314), thơ ông hiện chỉ còn lại 3 bài, nhưng thể hiện khá rõ quan niệm sống
nhàn tản, hịa mình vào thiên nhiên, hoa lá cây cỏ của tác giả. Có thể nói, thiên nhiên
ln được chú ý và trải rộng trong những bài thơ của ông. Tiêu biểu là bài Vũ hậu tân

cư tức sự,…
Liễm vũ phiên tình hựu kỷ hồi,
Kim triêu hồn thị xuất mịn lai.
Thảo sinh khúc kính song my hợp,


19

Thuỷ trướng phương trì nhất nhãn khai.
Bất tảo đình nê hoà lạc diệp,
Dục khuynh thế thạch hữu niêm đài.
Nhàn trung cảnh thú hồn như hứa,
Thuyết dữ bàng nhân mạc lãng sai.
(Vũ hậu tân cư tức sự )
(Hửng nắng tan mưa mấy lượt rồi,
Sớm nay ra ngõ đứng nhìn chơi.
Đường cong cỏ mượt: đôi mày khép,
Nước đẫy ao vuông: một mắt soi.
Lá lẫn bùn lầy sân khó quét,
Thềm trơn rêu mốc, đá toan dời.
Hồn nhiên trong cảnh nhàn như vậy,
Bác láng giềng xin chớ vội cười. )
(Dịch thơ: Huệ Chi)
Con người đứng giữa thiên nhiên bao la, với một tâm thế ung dung, nhàn nhã:
“Sớm nay ra ngõ đứng nhìn chơi”, “Hồn nhiên trong cảnh nhàn như vậy” để cảm nhận
vẻ đẹp, hơi thở của cuộc sống lúc bình minh. Thật là một bài thơ đẹp, đẹp từ cảnh vật
đến tâm trạng nhân vật trữ tình. Trong thơ Bùi Tơng Hoan, chúng ta đã thấy rất rõ
phong thái của người nhàn, người ẩn dật. Tác giả luôn trong trạng thái một mình đối
diện với thiên nhiên: “Phi y độc tự lập giang thiên”. Nếu ở bài thơ Vũ hậu tân cư tức sự
Bùi Tơng Hoan ngắm nhìn cảnh đẹp thiên nhiên lúc bình minh, thì ở bài Giang thơn

thu vọng ơng lại đối diện với thiên nhiên lúc chiều tà “Chiều muộn ngắm trơng ai có
thấy\Lúa vờn mây biếc ngập đồng xanh”. Con người khi bắt gặp vẻ đẹp của thiên nhiên
lưu luyến không muốn rời, cứ thế mải miết chiêm ngưỡng vẻ đẹp ấy bất kể lúc sáng
sớm còn mờ sương hay lúc chiều tà khói bay thấp thống. Thế mới biết vẻ đẹp của
thiên nhiên có sức cuốn hút thế nào với thi nhân.


20

Tiếp sau Bùi Tông Hoan là một Trần Quang Triều. Trần Quang Triều (1286 –
1325) cịn có tên là Ngun Đạo và Nguyên Thụ, hiệu là Cúc Đường chủ nhân, cịn có
tên hiệu khác là Vơ Sơn ơng. Trần Quang Triều là người có tài, có đức, lại thuộc con
nhà dòng dõi, từng giữ nhiều trọng trách trong triều, nhưng tính ơng khơng tham vinh
hoa phú q, nên quyết về am Bích Động sống cuộc sống ẩn dật. Những trước tác của
ông phần nhiều thể hiện quan niệm sống tự do, nhàn dật, những thú vui thanh nhã của
người ẩn dật như uống rượu, ngâm thơ, ngắm trăng,…Tiêu biểu trong số thơ hiện cịn
của ơng có bài thơ Đề Gia Lâm tự được viết như sau:
Tâm hôi oa giác mộng,
Bộ lý đáo thiền đường.
Xuân vãn hoa dung bạc,
Lâm u thiền vận trường.
Vũ thu thiên nhất bích,
Trì tịnh nguyệt phân lương.
Khách khứ tăng vơ ngữ,
Tùng hoa mãn địa hương.
(Lịng danh lợi nguội lâu rồi
Bước chân thanh thản dạo nơi cửa thiền
Hoa xuân mỏng mảnh trước hiên
Tiếng ve rừng vắng vang miền lá xanh
Tạnh mưa càng biếc thiên thanh

Ao trong trăng toả mát cảnh núi đồi
Khách đi sư chẳng nói lời
Đất thơm ngát cả một trời hoa thông.)
(Dịch thơ: Nguyễn Duy)
Trước thời thế suy vi, người quân tử thường ẩn mình, nguội lạnh với mọi việc
của thế sự, họ bước chân xa lánh hồng trần, quay về thảnh thơi với cảnh thiền tịnh,


21

tiếng chng chùa, vui thú và hịa mình trong cảnh trí thiên nhiên: “Lịng danh lợi
nguội lâu rồi\Bước chân thanh thản dạo nơi cửa thiền”.
Vẫn ở đời Trần, còn xuất hiện thêm một Trần Hiệu Khả với những dòng thơ tiêu
biểu như:
Điềm nhiên một giấc vui tính trời,
Tỉnh ra mn việc đều quên tiệt.
(Tức sự)
Rồi một Chu Văn An, một Trần Nguyên Đán,… Chu Văn An sau khi dâng Sớ
thất trảm không được vua nghe theo, ông đã cáo quan về quê dạy học, vui thú điền
viên. Trần Nguyên Đán chán cảnh thời cuộc nhiễu nhương cuối đời Trần cũng quyết
dứt áo từ quan, quay về ẩn dật trong lòng thiên nhiên. Nhưng có lẽ phải đến Nguyễn
Trãi, hình ảnh con người ẩn dật mới được khắc họa đậm nét. Khi ở ẩn Cơn Sơn, hình
ảnh ẩn sĩ quy ẩn vui thú, hịa mình trong lịng thiên nhiên được Nguyễn Trãi khắc họa
rất rõ trong thơ khi ông viết:
Láng giềng một khóm mây bạc,
Khách khứa ba ngàn núi xanh.
Hay như câu:
Núi láng giềng, chim bầu bạn,
Mây khách khứa, nguyệt anh em.
“Có thể nói, phải đến Nguyễn Trãi, chữ nhàn mới được nhắc nhiều lần trong thơ.

Trong tập Ức Trai quốc âm thi tập ông viết:
Sá lánh thân nhàn thuở việc rồi,
Cởi tục, trà thường pha nước tuyết…
Nguyễn Trãi tiêu biểu cho tầng lớp sĩ phu trong thời kì phong kiến thịnh trị, hăm
hở đem tài năng ra giúp nước. Nguyễn Trãi đã giúp Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, và có
cơng trong việc xây dựng chế độ phong kiến tập quyền đời Lê. Tuy ơng cũng có lần
sống ẩn dật vì mâu thuẫn với bọn gian thần, nhưng nói chung đời ông là một cuộc đời


×