Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

nội dung lập và trình bày báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.99 KB, 20 trang )

NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát chung về báo cáo tài chính tổng hợp
1.1.1. Khái niệm
Báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính (BCTC) là hệ thống thông tin được xử lý bởi hệ thống kế toán
tài chính, là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo một hệ thống các chỉ
tiêu kinh tế tài chính vào các mẫu biểu do Nhà nước uy định thống nhất nhằm phản
ánh và báo cáo tổng quát về tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và
kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ, tình hình quản lý,
sử dụng tài sản và tình hình chấp hành chính sách, chế độ kinh tế tài chính Nhà nước
của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
Báo cáo tài chính tổng hợp
Các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc hoặc Tổng công ty
nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con, phải lập BCTC
tổng hợp, để tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản,
nguồn vốn, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm lập BCTC, tình hình và kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ báo cáo của toàn đơn vị.
Đối với công ty mẹ và công ty vừa phải lập BCTC tổng hợp, vừa phải lập
BCTC hợp nhất thì phải lập BCTC tổng hợp trước sau đó mới lập BCTC hợp nhất
hoặc BCTC hợp nhất giữa các loại hình hoạt động. Các đơn vị vừa phải lập BCTC
tổng hợp và BCTC hợp nhất thì phải tuân thủ các quy định về lập BCTC tổng hợp và
BCTC hơp nhất.
1.1.2. Mục đích
Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nợ phải
trả, nguồn vốn chủ sở hữu ở thời điểm kết thúc năm tài chính, tình hình và kết quả
hoạt động kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị.
Cung cấp thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá thực trạng tình
hình tài chính và tình hình kinh doanh năm tài chính của toàn đơn vị. Thông tin của
BCTC tổng hợp là căn cứ quan trọng cho việc đề ra các quyết định về quản lý, điều
hành hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị cấp trên, các nhà đầu tư, các chủ sở hữu


hiện tại và tương lai và các cơ quan nhà nước quản lý có thẩm quyền.
1.1.3. Phạm vi áp dụng
Kết thúc năm tài chính các đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực
thuộc hoặc tổng công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình không có công ty con phải
lập BCTC tổng hợp để phản ánh tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của:
- Toàn bộ các đơn vị trong phạm vi quản lý của đơn vị cấp trên bao gồm đơn vị cấp
trên và các đơn vị cấp dưới độc lập hoặc hạch toán trực thuộc
- Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con
Các đối tượng trên được gọi chung là đơn vị kế toán cấp trên.
1.1.4. Hệ thống BCTC tổng hợp
Hệ thống BCTC tổng hợp
- Bảng cân đối kế toán tổng hợp (Mẫu số B01-DN)
- Báo cáo KQHĐKD tổng hợp (Mẫu số B02-DN)
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tổng hợp (Mẫu số B03-DN)
- Bản thuyết minh BCTC tổng hợp (Mẫu số B09-DN)
1.1.5. Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam được vận dụng chủ yếu
- VAS 07: Kế toán khoản đầu tư vào Công ty liên kết
- VAS 08: Thông tin tài chính về những khoản góp vốn liên doanh
- VAS 10: Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái
- VAS 21: Hợp nhất kinh doanh
- VAS 24: Báo cáo lưu chuyển tiền tê.
- VAS 25: Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào Công ty Con
1.1.6. Trách nhiệm, kỳ hạn lập và nộp BCTC tổng hợp
Trách nhiệm lập
Các đơn vị sau đây phải thực hiện lập BCTC tổng hợp đơn vị kế toán cấp trên
ngoài BCTC riêng của đơn vị kế toán cấp trên:
- Tổng công ty Nhà nước thành lập và hoạt động theo mô hình không có công ty con.
- Đơn vị kế toán cấp trên khác: là những đơn vị kế toán có các đơn vị trực thuộc có lập
BCTC.
Đơn vị cấp trên phải lập, nộp và công khai BCTC tổng hợp theo quy định của

Luật kế toán, Chuẩn mực kế toán.
Thời hạn lập và nộp BCTC tổng hợp
BCTC tổng hợp phải lập và nộp vào cuối kỳ kế toán năm tài chính cho các cơ
quan quản lý Nhà nước theo quy định chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế
toán năm.
BCTC tổng hợp phải được công khai trong thời hạn 120 ngày kể từ ngày kết
thúc kỳ kế toán năm.
1.2. Khái quát về báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp
1.2.1. Khái niệm, nội dung và kết cấu
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) tổng hợp toàn
doanh nghiệp được lập trên cơ sở tổng hợp Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh của đơn vị cấp trên và các đơn vị trực thuộc trong doanh nghiệp theo từng
khoản mục bằng cách cộng các khoản mục tương đương về doanh thu, thu nhập khác,
giá vốn hàng bán, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí tài chính
theo nguyên tắc:
Đối với các khoản mục của BCKQHĐKD không phải điều chỉnh thì được cộng
trực tiếp để xác định khoản mục tương đương của BCKQHĐKD tổng hợp
Đối với những khoản mục phải điều chỉnh theo nguyên tắc và phương pháp
điều chỉnh thích hợp sau đó mới cộng để tổng hợp khoản mục này và trình bày trên
BCKQHĐKD tổng hợp
Các chỉ tiêu chủ yếu phải điều chỉnh liên quan đến tổng hợp bác cáo kết quả
quả kinh doanh bao gồm:
- Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi lỗ nội bộ
- Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh
- Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN
1.2.2. Cơ sở số liệu và phương pháp lập
1.2.2.1.Cơ sở số liệu và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
- Căn cứ báo cáo họat động kinh doanh của năm trước.
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong năm dùng cho các tài

khoản từ loại 5 đến loại 9.
Số liệu ghi vào cột “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của
chỉ tiêu này trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm.
Số liệu ghi vào cột “Năm trước” của báo cáo năm được căn cứ vào số liệu ghi
ở cột 1 “Năm nay’ của từng chỉ tiêu tương ứng của báo cáo này năm trước hoặc theo
số đã điều chỉnh trong trường hợp phát hiện ra sai sót trọng yếu của các năm trước có
ảnh hưởng đến kết qủa kinh doanh của doanh nghiệp trong các năm trước phải điều
chỉnh hồi tố.
Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu ghi vào cột “Năm nay’
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội bộ" trong kỳ báo cáo
trên sổ cái.
- Các khoản giảm trừ doanh thu - Mã số 02
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ” đối ứng với bên Có TK 521 “Các khoản giảm trừ
doanh thu” TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp nhà nước” (TK3331, 3332, 3333)
trong năm báo cáo trong sổ cái hoặc nhật ký sổ cái.
- Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh bên Nợ của TK511 “Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ’ đối ứng với bên Có TK 911 “Xác định kết quả kinh
doanh” của năm báo cáo hoặc Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02
- Giá vốn hàng bán - Mã số 11
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh bên Có TK 632 "Giá vốn
hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ
cái.
- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20
Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11
- Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 515 "Doanh hoạt

động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
- Chi phí tài chính - Mã số 22
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 635 "Chi phí tài
chính" đối ứng với bên Nợ TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái
hoặc nhật ký sổ cái
- Chi phí lãi vay - Mã số 23
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản
635 "Chi phí tài chính".
- Chi phí quản lý kinh doanh- Mã số 24
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh bên có của TK 642
“Chi phí quản lý doanh nghiệp”, đối ứng với bên Nợ TK 911 trong năm báo cáo trên
sổ cái hoặc nhật ký sổ cái.
- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30
Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 .
Nếu kết quả lá âm (lỗ) thì ghi trong ngoặc đơn (…)
- Thu nhập khác - Mã số 31
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 711 "Thu nhập
khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái
- Chi phí khác - Mã số 32
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 811 "Chi phí khác"
đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái hoặc nhật ký sổ cái
- Lợi nhuận khác - Mã số 40
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32
- Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 50
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK
821”Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp” đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán
chi tiết TK 821, hoặc căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 821 đối ứng với bên Có TK
911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm

dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 821.
- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60
Mã số 60 = Mã số 50 – Mã số 51
1.2.2.2. Điều chỉnh khoản cấp vốn của đơn vị cấp trên cho đơn vị cấp dưới
Nguyên tắc điều chỉnh
Giá trị ghi sổ của khoản cấp vốn của đơn vị cấp trên trong từng đơn vị cấp dưới
và phần vốn của đơn vị cấp trên trong vốn chủ sở hữu của đơn vị cấp dưới phải loại
trừ hoàn toàn trên BCTC
Bút toán điều chỉnh
Điều chỉnh giảm khoản mục " Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc " của công ty
và điều chỉnh giảm " Nguồn vốn kinh doanh "ở đơn vị trực thuộc chi tiết phần vốn
cấp trên cấp cho đơn vị cấp dưới
Nợ TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”
Có TK 1361 “Vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc”
1.2.2.3. Loại trừ ảnh hưởng của giao dịch bán hàng trong nội bộ
Nguyên tắc điều chỉnh
Trong báo cáo tài chính tổng hợp, doanh thu và giá vốn của hàng tiêu thụ trong
nội bộ công ty phải được loại trừ toàn bộ. Các khoản lãi, lỗ chưa thực hiện từ các giao
dịch bán hàng đang phản ánh trong giá trị của hàng tồn kho cũng phải được loại trừ
hoàn toàn.
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như
sau:
Lãi hoặc lỗ chưa thực
hiện trong hàng
tồn kho
=
Giá trị hàng tồn kho
cuối kỳ tính theo giá
bán nội bộ
-

Giá trị hàng tồn kho cuối
kỳ tính theo giá vốn của
bên bán hàng
Lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phải được loại trừ
ra khỏi giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, đồng thời lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị
hàng tồn kho đầu kỳ cũng phải được loại trừ khỏi giá vốn hàng bán trong kỳ.
Giá trị ghi sổ của hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tổng hợp đã loại trừ lãi
hoặc lỗ chưa thực hiện phát từ giao dịch nội bộ, tuy nhiên cơ sở tính thuế của hàng tồn
kho được xác định trên cơ sở hóa đơn mua hàng đã có lãi hoặc lỗ từ các giao dịch bán
hàng nội bộ.
Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ
giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty sẽ làm cho giá trị ghi sổ của
hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo cáo tài chính tổng hợp nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó.
Trường hợp này sẽ phát sinh một khoản chênh lệch tạm thời được khấu trừ theo quy
định của Chuẩn mực kế toán số 17- Thuế thu nhập daonh nghiệp. Khoản chênh lệch
tạm thời được khấu trừ này sẽ làm phát sinh tài sản thuế thu nhập hoãn lại, đồng thời
làm giảm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ của cả công ty. Do đó kế toán
phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong Bảng cân đối kế toán kho cuối kỳ.
Việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch
nội bộ chỉ được thực hiện khi chắc chắn rằng giá vốn xét trên phương diện công ty đối
với lô hàng này vẫn nhỏ hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Trong
trường hợp đó, việc loại trừ khoản lỗ trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ
giao dịch bán hàng giữa các đơn vị trong nội bộ công ty sẽ làm cho giá trị ghi sổ của
hàng tồn kho trong Báo cáo tài chính tổng hợp lớn hơn cơ sở tính thuế của nó. Trường
hợp này sẽ tạo ra chênh lệch tạm thời phải chịu thuế và làm phát sinh thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại phải trả và làm tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
của cả Công ty. Do đó, kế toán phải phản ánh thuế thu nhập hoãn lại phải trả trong
bảng cân đối kế toán tổng hợp và phải ghi tăng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
hoãn lại trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp.
Bút toán điều chỉnh

Loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lãi hoặc lỗ chưa thực hiện phát sinh từ
giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ.
Kế toán phải tính toán, xác định số lãi hoặc lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng
tồn kho cuối kỳ phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ:
- Trường hợp có lãi:
Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Doanh thu bán hàng nội bộ).
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” (Doanh thu bán hàng nội bộ - Lãi chưa thực
hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Có TK 152, 153, 156… “Hàng tồn kho” (Lãi chưa thực hiện trong hàng tồn kho
cuối kỳ).
- Trường hợp lỗ:
Nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc của
số hàng tồn kho tiêu thụ nội bộ (Giá trị tại bên bán) thì kế toán không thực hiện loại
trừ lỗ chưa thực hiện mà chỉ loại trừ doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán như sau:
Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Doanh thu bán hàng nội bộ)
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” (Doanh thu bán hàng nội bộ).
Khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho cuối kỳ phát sinh từ
giao dịch bán hàng nội bộ trong kỳ lớn hơn giá gốc của số hàng tồn kho trong nội bộ
(giá trị tại bên bán) thì kế toán thực hiện loại trừ khoản lỗ chưa thực hiện, trường hợp
này ghi:
Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Doanh thu bán hàng nội bộ)
Nợ TK 152, 153, 156… “Hàng tồn kho” (Lỗ chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối
kỳ)
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” (Doanh thu bán hàng nội bộ + Lỗ chưa thực
hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ)
Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do loại trừ lợi nhuận
chưa thực hiện trong hàng tồn kho cuối kỳ:
- Trường hợp loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo
cáo tài chính tổng hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời được khấu trừ, kế toán phải
xác định thuế tài sản thuế thu nhập hoãn lại và ghi nhận như sau:

Nợ TK 347 “Thuế TNDN hoãn lại phải nộp”
Có TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại”
- Trường hợp loại trừ lỗ chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trong Báo
cáo tài chính tổng hợp làm phát sinh chênh lệch tạm thời phải chịu thuế, kế toán phải
xác định thuế thu nhập hoãn lại phải trả và ghi nhận như sau:
Nợ TK 8212 “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” (Chi phí thuế thu nhập hoãn lại phải trả)
Có TK 347 “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” (Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
phải trả)
1.2.2.4. Điều chỉnh và loại trừ ảnh hưởng của giao dịch chuyển hàng tồn kho thành tài
sản cố định trong nội bộ
Nguyên tắc điều chỉnh
Trường hợp một đơn vị công ty trong bán hàng hóa, thành phẩm cho đơn vị
khác trong Công ty sử dụng làm tài sản cố định thì toàn bộ doanh thu bán hàng hóa,
giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định phải
được loại trừ hoàn toàn.
Đồng thời nếu giao dịch bán hàng nội bộ có lãi thì chi phí khấu hao đang được
ghi nhận trong Báo cáo tài chính riêng của bên mua tài sản cố định sẽ cao hơn chi phí
khấu hao xét trên phương diện của cả Công ty, do đó trong Báo cáo tài chính tổng hợp
kế toán phải điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của giao
dịch chuyển hàng tồn kho thành tài sản cố định trong nội bộ Công ty.
Khi loại trừ lãi chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản cố định trong nội bộ
công ty thì giá trị ghi sổ của tài sản cố định trong Báo cáo tài chính tổng hợp sẽ nhỏ
hơn cơ sở tính thuế của nó nên kế toán phải phản ánh tài sản thuế thu nhập hoãn lại
tương ứng với số lãi chưa thực hiện nằm trong nguyên giá tài sản cố định. Tài sản thuế
thu nhập hoãn lại phát sinh do việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong nguyên giá tài sản
cố định của bên mua hàng sẽ được hoàn nhập dần hàng kỳ khi kế toán điều chỉnh giảm
chi phí khấu hao của Công ty.
Trường hợp hàng tồn kho được bán lỗ thường thể hiện lợi ích kinh tế mang lại
trong tương lại của tài sản nhỏ hơn giá gốc của nó. Trường hợp này kế toán sẽ không
lại trừ lỗ từ giao dịch bán hàng trong nội bộ Công ty trừ khi chắc chắn rằng khoản lỗ

này có thể được thu hồi.
Bút toán điều chỉnh
Bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận chưa thực hiện
trong nguyên giá TSCĐ phát sinh từ giao dịch bán hàng nội bộ mà hàng hóa, thành
phẩm của bên bán được sử dụng là TSCĐ của bên mua.
- Trường hợp giao dịch nội bộ làm phát sinh lãi chưa thực hiện
Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” (Doanh thu bán hàng nội bộ)
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” (Giá vốn hàng tiêu thụ nội bộ)
Có Tk 211 “Nguyên giá TSCĐ” (lãi chưa thực hiện)
Điều chỉnh chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế do ảnh hưởng của lãi chưa thực
hiện trong giá trị tài sản cố định:
Kế toán phải xác định ảnh hưởng của lãi chưa thực hiện phản ánh trong nguyên
giá tài sản cố định đến chi phí khấu hao trong kỳ và hao mòn lũy kế đến cuối kỳ. Tùy
thuộc vào tài sản cố định được sử dụng trong sản xuất, kinh doanh hay trong quản lý
doanh nghiệp hoặc bán hàng kế toán sẽ loại trừ chi phí khấu hao vào các chỉ tiêu chi
phí tương ứng. Do Báo cáo tài chính được lập từ các Báo cáo tài chính riêng của tổng
công ty và các đơn vị thành viên trong tổng công ty nên khi lập Báo cáo tài chính tổng
hợp cho kỳ báo cáo, ngoài việc điều chỉnh lại chi phí khấu hao trong kỳ kế toán còn
phải điều chỉnh ảnh hưởng của hao mòn lũy kế đã được điều chỉnh đến đầu kỳ báo
cáo.
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động quản lý
Nợ TK 214 “Giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định” (số lũy kế điều chỉnh đến cuối kỳ)
Có TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp” (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có TK 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” (số điều chỉnh lũy kế đầu kỳ).
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong hoạt động bán hàng
Nợ TK 214 “Giá trị hao mòn lũy kế” (số lũy kế điều chỉnh đến cuối kỳ)
Có TK 641 “Chi phí bán hàng” (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có TK 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” (số điều chỉnh lũy kế đầu kỳ).
- Trường hợp tài sản được sử dụng trong sản xuất sản phẩm, kế toán phải xác định
được ảnh hưởng của chi phí khấu hao đến giá vốn hàng bán

Nợ TK 214 “Giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định” (số điều chỉnh đến cuối kỳ)
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán” (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có TK 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” (số điều chỉnh lũy kế đầu kỳ).
- Nếu việc loại trừ chi phí khấu hao có ảnh hưởng trọng yếu đến chỉ tiêu hàng tồn kho
thì kế toán phải phân bổ số phải loại trừ giữa giá vốn hàng bán và hàng tồn kho cho
phù hợp. trong trường hợp đó bút toán loại trừ như sau:
Nợ TK 214 “Giá trị hao mòn lũy kế tài sản cố định” (số diều chỉnh lũy kế đến đầu kỳ)
Có Tk 632 “Giá vốn hàng bán” (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Tk 152, 153, 156… “Hàng tồn kho” (số điều chỉnh phát sinh trong kỳ)
Có Tk 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” (số điều chỉnh lũy kế đầu kỳ).
- Trường hợp tài sản cố định đã khấu hao hết theo nguyên giá nhưng vẫn đang sử dụng
bút toán điều chỉnh như sau:
Nợ TK 214 “Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ” (lãi gộp phát sinh trong giao dịch bán
TSCĐ nội bộ)
Có TK 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” (lãi gộp phát sinh trong giao
dịch bán TSCĐ nội bộ)
Ghi nhận ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp do ảnh hưởng của việc
loại trừ lãi từ giao dịch bán hàng hóa khi TSCĐ tại bên mua vẫn đang sử dụng và
đang còn khấu hao
Kế toán phải xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ giao
dịch bán TSCĐ giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty và phản ánh ảnh hưởng của thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại đến Báo cáo tài chính.
Đồng thời với việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán TSCĐ giữa
các đơn vị trong nội bộ Công ty
Nợ TK 243 “Tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
Có TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại”
Ghi nhận anh hưởng của thuế TNDN do ảnh hưởng của việc điều chỉnh chi phí
khấu hao TSCĐ vẫn đang sử dụng và đang còn khấu hao.
Khi tài sản vẫn đang còn được sử dụng và đang được trích khấu hao thì đồng
thời với việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao TSCĐ và hao mòn lũy kế

TSCĐ, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng về thuế TNDN của việc điều chỉnh trên
Nợ TK 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” (ảnh hưởng của thuế thu nhập từ
việc loại trừ ảnh hưởng của chi phí khấu hao lũy kế đến đầu kỳ)
Nợ TK 8212 “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” (ảnh hưởng của thuế thu
nhập từ việc loại trừ ảnh hưởng của chi phí khấu hao trong kỳ)
Có TK 243 “Tài sản thuế thu nhập hoãn lại” (ảnh hưởng của thuế thu nhập lũy kế
đến cuối kỳ)
Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp khi tài sản cố định đang sử dụng
nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá.
Ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp khi tài sản cố định đang sử dụng
nhưng đã khấu hao hết theo nguyên giá thì toàn bộ lãi chưa thực hiện phát sinh từ giao
dịch bán tài sản cố định trong nội bộ Công ty đã chuyển thành lại thực của Công ty
thông qua việc giảm trừ chi phí khấu hao hàng kỳ. Từ thời điểm này không còn phát
sinh thuế thu nhập hoãn lại
1.3.2.5. Các khoản vay trong nội bộ
Nguyên tắc điều chỉnh:
Các khoản vay trong nội bộ trong công ty chưa trả phải được loại trừ hoàn toàn
khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp. Theo đó các khoản thu nhập từ cho vay và chi phí
đi vay cũng phải loại trừ hoàn toàn trong Báo cáo tài chính tổng hợp.
Nếu các đơn vị trong một Công ty có quan hệ vay mượn lẫn nhau thì số dư tiền vay
trong nội bộ công ty đang phản ánh trong các khoản mục “ Vay và nợ ngắn hạn”,
khoản mục “Vay và nợ dài hạn”, khoản mục “ Đầu tư ngắn hạn”, “Đầu tư dài hạn
khác” phải được loại trừ toàn bộ.
Trường hợp vay nội bộ để đầu tư xây dựng hoặc sản xuất sản phẩm, nếu các
khoản chi phí đi vay đủ điều kiện được vốn hóa vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở
dang hoặc tài sản sản xuất dở dang cũng phải được loại trừ hoàn toàn. Việc loại trừ này
sẽ làm giảm khoản mục “Doanh thu hoạt động tài chính” trong Báo cáo kết quả kinh
doanh tổng hợp và giảm các khoản mục “Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản dở dang”
hoặc “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” và “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối”
trong bảng cân đối kế toán tổng hợp. Trường hợp này làm phát sinh tài sản thuế thu

nhập hoãn lại do giá trị ghi sổ của tài sản trên Báo cáo tài chính tổng hợp thấp hơn cơ
sở tính thuế của nó. Khi kết thúc thời kỳ đầu tư hoặc xây dựng tài sản dài hạn số lợi
nhuận chưa thực hiện này được chuyển vào giá thành sản xuất thông qua chi phí khấu
hao và chuyển thành lợi nhuận thực hiện. Thời gian khấu hao của TSCĐ là thời kỳ
hoàn nhập của tài sản thuế thu nhập hoãn lại. kế toán phải mở sổ theo dõi việc phân bổ
khoản lãi tiền vay này vào giá thành sản xuất thông qua chi phí khấu hao để loại trừ
khoản chi phí khấu hao này trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tổng hợp.
Trường hợp lãi vay chưa được thanh toán và đang phản ánh trong khoản mục
phải thu, khoản mục phải trả thì các khoản mục chứa đựng số phải thu, phải trả này
cũng được loại trừ hoàn toàn.
Bút toán điều chỉnh:
Loại trừ số tiền vay giữa các đơn vị trong công ty, ghi:
Nợ TK 311, 315,… “Vay và nợ ngắn hạn”
Nợ TK 341, 342, 344… “Vay và nợ dài hạn”
Có TK 121, 128 “Đầu tư ngắn hạn”
Có TK 228 “Đầu tư dài hạn khác”
Nếu các khoản vay được thể hiện trong khoản mục khác thì kế toán phải điều
chỉnh bút toán loại trừ cho phù hợp nhằm đảm bảo rằng trong Bảng cân đối kế toán
tổng hợp không còn số dư các khoản vay trong nội bộ Công ty.
Loại trừ thu nhập từ hoạt động cho vay và đi vay
- Trường hợp chi phí đi vay phản ánh vào chi phí tài chính, kế toán loại trừ doanh thu
hoạt động tài chính ghi nhận tại bên cho vay và chi phí tài chính ghi nhận tại bên đi
vạy
Nợ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
Có TK 635 “Chi phí tài chính”
- Trường hợp chi phí đi vay phát sinh từ các khoản vay nội bộ được vốn hóa vào giá trị
tài sản đầu tư xây dựng dở dang, kế toán loại trừ thu nhập từ hoạt động cho vay phát
sinh trong kỳ, ảnh hưởng lũy kế của việc loại trừ chi phí đi vay trong giá trị tài sản đầu
tư xây dựng dở dang lũy kế đến thời điểm đầu kỳ báo cáo, ghi:
Nợ TK 421 “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” (Chi phí đi vay nội bộ đã phản ánh

vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang đến đầu kỳ báo cáo)
Nợ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” (lãi tiền vay phát sinh)
Có TK 241 “Xây dựng cơ bản dở dang” (lũy kế lãi tiền vay nội bộ đã phản ánh
vào giá trị tài sản đầu tư xây dựng dở dang).
Trường hợp lãi tiền vay được vốn hóa vào giá trị tài sản sản xuất dở dang, kế toán loại
trừ thu nhập từ hoạt động cho vay phát sinh trong kỳ
Nợ TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính” (lãi tiền vay phát sinh trong kỳ)
Có TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” (lãi tiền vay ps trong kỳ)
1.3.2.6. Các khoản phải thu, phải trả nội bộ
Nguyên tắc điều chỉnh:
Số dư các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty phải
được loại trừ hoàn toàn khi lập Báo cáo tài chính tổng hợp.
Kế toán cần lập Bảng tổng hợp và đối chiếu số dư công nợ phải thu, phải trả
giữa các đơn vị trong nội bộ Công ty sau đó thực hiện việc loại trừ.
Tùy thuộc vào việc các khoản phải thu, phải trả giữa các đơn vị trong nội bộ
Công ty phản ánh trong khoản mục nào của Bảng cân đối kế toán thì bút toán loại trừ
được ghi nhận tương ứng.
Bút toán điều chỉnh:
Các khoản phải thu, phải trả nội bộ được loại trừ theo bút toán sau:
Nợ TK 331 “Phải trả người bán”
Nợ TK 338 “Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác”
Nợ TK 335 “Chi phí phải trả”
Có TK 131 “Phải thu khác hàng”
Có Tk 338 “Các khoản phải thu khác”
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Đơn vị báo cáo: Công ty X Mẫu số B 02 - DN
Địa chỉ: Hà Nội
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm: N
Đơn vị tính:1000đ

CHỈ TIÊU

số
Thuyết
minh
Năm
nay
Năm
trước
1 2 3 4 5
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
01 VI.25 9.390.400 7.404.500
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 10.300 12.500
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10 9.380.100 7.392.000
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 6.090.000 5.020.000
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20 3.290.100 2.372.000
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 238.400 225.100
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 36.000 34.125
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23 19.000 17.800
8. Chi phí bán hàng 24 609.000 873.000
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 350.600 305.000
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
30 2.532.800 1.384.975

11. Thu nhập khác 31 2.800.300 3.000.600
12. Chi phí khác 32 980.400 1.030.000
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng BTC
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 1.819.900 1.970.600
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
(50 = 30 + 40)
50 4.352.700 3.355.575
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
51
52
VI.30
VI.30
309.985,5 290.467
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
(60 = 50 – 51 - 52)
60 4.042.714,5 3.065.108
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70
Lập ngày 31 tháng 12 năm N
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Đơn vị báo cáo: Đơn vị trực thuộc A Mẫu số B 02 - DN
Địa chỉ: Hà Nội
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm: N

ĐVT : 1000 VNĐ
Chỉ tiêu Mã số
Thuyết
minh
Kỳ này
1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 VI.25 9.058.000
2. Các khoản giảm trừ 02 0
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (10 = 01 - 02) 10 9.058.000
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 8.286.000
5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11) 20 772.000
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 14.360
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 60.000
- Trong đó: lãi vay phải trả 23 60.000
8. Chi phí bán hang 24 99.800
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 415.000
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh [30
= 20 + (21 - 22) - (24 + 25)] 30 211.560
11. Thu nhập khác 31 9.500
12. Chi phí khác 32
13. Lợi nhuận khác (40=31-32) 40 9.500
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40) 50 221.060
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 51 VI.30 55.400
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 VI.30
(Ban hành theo QĐ số
15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của
Bộ trưởng BTC

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60=50-51-52) 60 165.660
Lập ngày 31 tháng 12 năm N
Người lập biểu Kế toán trưởng Giám Đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Thuyết minh:
1. Cty X cho đơn vị trực thuộc A vay ngắn hạn một năm số tiền: 500.000.000 đ lãi suất
12% năm.
2. Cty X bán hàng hóa cho ĐVTT A với giá bán chưa thuế VAT (VAT 10%) là
260.000.000 đ, lô hàng này có giá vốn là 230.000.000 đ, số hàng trên vẫn còn tồn tại
kho ĐVTT A.
3. Công ty X bán hàng hóa cho ĐVTT A trí giá 125.000.000, giá bán chưa thuế
145.500.000, thuế GTGT 10%. Số hàng trên công ty đã bán ra ngoài tập đoàn 60%
4. Thuế TNDN hiện hành 25%
Bước 1: Loại trừ toàn bộ các giao dịch nội bộ trong Tập đoàn, cụ thể như sau:
NV1
- Loại trừ số dư tiền vay giữa các đơn vị trong tập đoàn
Nợ TK 311 500.000.000
Có TK 128 500.000.000
- Loại trừ thu nhập từ hoạt động cho vay và chi phí đi vay giữa các đơn vị trong
tập đoàn
Nợ TK 515 60.000.000
Có TK 635 60.000.000
Nợ TK 336 60.000.000
Có TK 136 60.000.000
NV2
- Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 511 260.000.000
Có TK 632 230.000.000
Có TK 156 30.000.000
- Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi

sổ của hàng tồn kho nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 30.000.000 làm phát sinh
tài sản thuế thu nhập hoãn lại là 7.500.000 (30.000.000 * 25%)
Nợ TK 243 7.500.000
Có TK 8212 7.500.000
- Loại trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ
Nợ TK 336 290.000.000
Có TK 136 290.000.000
NV3
- Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ
Nợ TK 511 145.500.000
Có TK 632 137.300.000
Có TK 156 8.200.000
- Việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ nên giá trị ghi
sổ của hàng tồn kho nhỏ hơn cơ sở tính thuế của nó là 8.200.000 làm phát sinh tài
sản thuế thu nhập hoãn lại là 2.050.000 (820.000 * 25%)
Nợ TK 243 2.050.000
Có TK 8212 2.050.000
- Loại trừ các khoản phải thu, phải trả nội bộ
Nợ TK 336 160.050.000
Có TK 136 160.050.000
NV 4
- Bút toán kết chuyển doanh thu, doanh thu hoạt động tài chính.
Nợ Tk 511: 405.500.000
Nợ TK 515: 60.000.000
Có TK 911: 465.000.000
- Bút toán kết chuyển chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính.
Nợ TK 632: 367.300.000
Nợ TK 635: 60.000.000
Có TK 911: 427.300.000
-Bút toán kết chuyển chi phí thuế TNDN hoãn lại.

Nợ TK 8212: 9.550.000
Có TK 911: 9.550.000
- Bút toán kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.
LN sau thuế = LN trước thuế - thuế TNDN = 465.500.000 – 436.850.000 = 28.650.000
Nợ TK 421 (28.650.000)
Có TK 911: (28.650.000)
Bước 3: Bảng tổng hợp các bút toán điều chỉnh.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
Tại ngày 31 tháng 12 năm N
ĐV
T : 1000 VNĐ
Chỉ tiêu
M
ã
số
Số cuối
kỳ
Số cuối
kỳ Loại trừ
Tổng
hợp Cty X ĐVTT A Nợ Có
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 01 9.390.400 9.058.000
260.000(
2)
145.500(
3)
18.042.90
0

4. Giá vốn hàng bán 11 6.090.000 8.286.000
230.000
(2)
137.300
(3)
14.008.70
0
6. Doanh thu hoạt động chính 21 238.400 14.360 60.000(1) 192.760
7. Chi phí tài chính 22 36.000 60.000 60.000(1) 36.000
8. Chi phí bán hàng 24 609.000 99.800 708.800
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 350.600 415.000 765.600
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành 51 309.985,5 55.400

365.385,5
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại 52 0 0
7.500(2)
2.050 (3) -9.550
17. Lợi nhuận sau thuế TNDN 60 4.042.714 165.660 (28.650) 4.179.82
(60=50-51-52) ,5 (4)
4,5
Bước 3: Lập Báo cáo kết quả kinh doanh tổng hợp.
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỔNG HỢP
Đơn vị tính:1000đ
CHỈ TIÊU

số
Thuyết
minh
Năm nay

1 2 3 4
1. Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
01 VI.25 18.042.900
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02 10.300
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ (10 = 01 - 02)
10 18.032.600
4. Giá vốn hàng bán 11 VI.27 14.008.700
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (20 = 10 - 11)
20 4.023.900
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 VI.26 192.760
7. Chi phí tài chính 22 VI.28 36.000
8. Chi phí bán hàng 24 708.800
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 765.600
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}
30 2.706.260
11. Thu nhập khác 31 2.809.800
12. Chi phí khác 32 980.400
13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 1.829.400
14. Tổng lợi nhuận kế toán trước
thuế
50 4.535.660
(50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại
51

52
VI.30
VI.30
365.385,5
(9.550)
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp
(60 = 50 – 51 - 52)
60 4.179.824,5
18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*) 70

×