Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Từ ngữ hán việt trong tác phẩm lục vân tiên và dịch phẩm chinh phụ ngâm khúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 167 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN MINH HUẤN

TỪ NGỮ HÁN VIỆT
TRONG TÁC PHẨM LỤC VÂN TIÊN VÀ
DỊCH PHẨM CHINH PHỤ NGÂM KHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Chuyên ngành : NGÔN NGỮ HỌC SO SÁNH
Mã số
: 5.04.27

Người hướng dẫn khoa học : PGS. HỒ LÊ

TP. HỒ CHÍ MINH 2006


LỜI CẢM TẠ
―――☼―――

Hàn Xương Lê mở đầu văn “Sư thuyết” bằng câu : “Người xưa học
tập đều phải có thầy. Thầy là người giảng dạy đạo lý, chữ nghĩa và giải đáp
những điều nghi hoặc.
(古之學者必有師。師者,所以傳道受業解惑也。)
Đồng thời, để khuyến khích tinh thần cầu tiến “học nhi bất quyện,
vấn nhi bất yểm”, ông còn viết: “Người lớn tuổi hơn ta, tất nhiên tri thức
của họ cao hơn ta, ta nên học tập với họ. Người nhỏ tuổi hơn ta mà trình độ
hiểu biết của họ hơn ta thì ta vẫn phải theo họ mà học hỏi.


(生乎吾前,其聞道也固先乎吾,吾從而師之;生乎吾後,其聞
道也亦先乎吾,吾從而師之。)
Ông cha chúng ta cũng dạy rằng : “Thờ thầy mới được làm thầy”.
Như vậy, cả hai nền văn hố Việt – Hán đều xem “Tơn sư trọng giáo” là
truyền thống tốt đẹp muôn thuở.
Học theo phong hố ấy, hồn thành được luận văn, chúng tơi xin
chân thành tri ân và cảm tạ:
- Ban giảng huấn lớp cao học ngành ngôn ngữ học so sánh.
- Giáo sư trực tiếp hướng dẫn nghiên cứu chuyên đề luận văn.
- Ban giám hiệu, Phòng sau đại học trường Đại học Khoa học xã hội
và Nhân văn.
- Giáo sư, học giả trong và ngoài nước qua sách báo, từ điển xuất
bản, đã gián tiếp giúp đỡ nghiên cứu đề tài.
“Nhân vô thập tồn, vật nan miễn tì” là lẽ thường xưa nay. Và vì
vậy, mặc dù đã nỗ lực trong nghiên cứu song vẫn khó tránh khỏi những sai
sót, kính mong các bậc cao minh niệm tình tha thứ và chỉ giáo.
TP.HCM ngày 10-5-2006
người viết

Nguyễn Minh Huấn


MỤC LỤC
Trang
01

MỞ ĐẦU

01. Lý do chọn đều tài .................................................................... 01
02. Mục đích nghiên cứu ................................................................ 02

03. Lịch sử đề tài ............................................................................ 05
04. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................. 06
05. Phương pháp nghiên cứu .......................................................... 09
06. Bố cục luận văn ................................................................... …. 09
Chương 1- Tiêu chí nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt

trong tác phẩm Lục Vân Tiên và dịch phẩm
Chinh phụ ngâm khúc ................................................ 11
1. Phân biệt từ Việt gốc Hán và từ Hán Việt .................................. 11
2. Nhân tố tiêu biểu hình thành lớp từ ngữ Hán Việt ...................... 12
3. Khái niệm từ ngữ Hán Việt ......................................................... 14
4 . Tiêu chí nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt ....................... 15
4.1. Tiêu chí ngữ âm ....................................................................... 17
4.2. Tiêu chí ngữ nghĩa ................................................................... 20
4.3. Tiêu chí ngữ pháp .................................................................... 23
Chương 2- Nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt trong
tác phẩm Lục Vân Tiên .............................................. 34
1. TỪ ĐƠN HÁN VIỆT ...................................................................... 34
1.1. Từ đơn Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ âm ......................... 34
1.1.1. Từ đơn Hán Việt thuần âm Hán Việt .................................... 35
1.1.2. Từ đơn Hán Việt biến âm Hán Việt ...................................... 35
1.2. Từ đơn Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ nghĩa ..................... 37
1.2.1. Từ đơn Hán Việt nguyên nghĩa Hán ..................................... 37
1.2.2. Từ đơn Hán Việt biến nghĩa Việt .......................................... 37
1.3. Từ đơn Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ pháp ..................... 38
1.3.1. Từ đơn Hán Việt là danh từ .................................................. 39
1.3.2. Từ đơn Hán Việt là động từ .................................................. 40
1.3.3. Từ đơn Hán Việt là tính từ ................................................... 41
2. TỪ GHÉP HÁN VIỆT .................................................................... 43
2.1. Từ ghép Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ âm ....................... 44

2.1.1. Từ ghép Hán Việt thuần âm Hán Việt .................................. 44
2.1.2. Từ ghép Hán Việt biến âm Hán Việt .................................... 44


2.2. Từ ghép Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ nghĩa ................... 45
2.2.1. Từ ghép Hán Việt nguyên nghĩa Hán ................................... 45
2.2.2. Từ ghép Hán Việt biến nghĩa Việt ........................................ 46
2.3. Từ ghép Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ pháp .................... 47
2.3.1. Từ ghép đẳng lập Hán Việt ................................................ 47
2.3.1.1. Từ ghép đẳng lập Hán Việt là danh từ ............................. 47
2.3.1.2. Từ ghép đẳng lập Hán Việt là động từ ............................. 48
2.3.1.3. Từ ghép đẳng lập Hán Việt là tính từ ............................... 49
2.3.2. Từ ghép chính phụ Hán Việt ............................................. 49
2.3.2.1. Từ ghép chính phụ Hán Việt phụ trước chính sau ............ 49
2.3.2.2. Từ ghép chính phụ Hán Việt chính trước phụ sau ............ 50
3. Ngữ điển cố Hán Việt .............................................................. 51
4. Thuật ngữ Hán Việt ................................................................ 54
5. Thành ngữ Hán Việt ................................................................ 54
Chương 3- Nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt trong
dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc ............................ 58
1. TỪ ĐƠN HÁN VIỆT ...................................................................... 58
1.1. Từ đơn Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ âm ......................... 59
1.1.1. Từ đơn Hán Việt thuần âm Hán Việt .................................... 59
1.1.2. Từ đơn Hán Việt biến âm Hán Việt ...................................... 59
1.2. Từ đơn Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ nghĩa ..................... 59
1.2.1. Từ đơn Hán Việt nguyên nghĩa Hán ..................................... 60
1.2.2. Từ đơn Hán Việt biến nghĩa Việt .......................................... 60
1.3. Từ đơn Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ pháp ..................... 61
1.3.1. Từ đơn Hán Việt là danh từ .................................................. 62
1.3.2. Từ đơn Hán Việt là động từ .................................................. 62

1.3.3. Từ đơn Hán Việt là tính từ ................................................... 63
2. TỪ GHÉP HÁN VIỆT .................................................................... 66
2.1. Từ ghép Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ âm ....................... 67
2.1.1. Từ ghép Hán Việt thuần âm Hán Việt .................................. 67
2.1.2. Từ ghép Hán Việt biến âm Hán Việt .................................... 68
2.2. Từ ghép Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ nghĩa ................... 68
2.2.1. Từ ghép Hán Việt nguyên nghĩa Hán ................................... 68
2.2.2. Từ ghép Hán Việt biến nghĩa Việt ........................................ 69
2.3. Từ ghép Hán Việt nhìn từ tiêu chí ngữ pháp .................... 69


2.3.1. Từ ghép đẳng lập Hán Việt ................................................ 69
2.3.1.1. Từ ghép đẳng lập Hán Việt là danh từ ............................. 70
2.3.1.2. Từ ghép đẳng lập Hán Việt là động từ ............................. 70
2.3.1.3. Từ ghép đẳng lập Hán Việt là tính từ ............................... 70
2.3.2. Từ ghép chính phụ Hán Việt ............................................. 71
2.3.2.1. Từ ghép chính phụ Hán Việt phụ trước chính sau ............ 71
2.3.2.2. Từ ghép chính phụ Hán Việt chính trước phụ sau ............ 71
3. Ngữ điển cố Hán Việt .............................................................. 72
Chương 4- So sánh từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm

Lục Vân Tiên với từ ngữ Hán Việt trong
dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc ........................... 75
1. So sánh từ ngữ Hán Việt trong hai văn bản nghệ thuật
theo tiêu chí ngữ âm ................................................................ 76
1.1. Điểm tương đồng ................................................................. 77
1.2. Điểm dị biệt .......................................................................... 80
2. So sánh từ ngữ Hán Việt trong hai văn bản nghệ thuật
theo tiêu chí ngữ nghĩa ............................................................ 83
2.1. Điểm tương đồng ................................................................. 84

2.2. Điểm dị biệt .......................................................................... 88
3. So sánh từ ngữ Hán Việt trong hai văn bản nghệ thuật
theo tiêu chí ngữ pháp ............................................................. 91
3.1. Điểm tương đồng ................................................................. 91
3.2. Điểm dị biệt .......................................................................... 93

KẾT LUẬN .................................................................... 102
Phụ lục 1. Bảng thống kê từ ngữ Hán Việt theo từng dòng thơ trong
tác phẩm Lục Vân Tiên
Phụ lục 2. Bảng thống kê từ ngữ Hán Việt theo từng dòng thơ trong
dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------QUI ƯỚC: những

chữ viết tắt trong luận văn

tp LVT
dp CPNK
tr

: tác phẩm Lục Vân Tiên
: dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc
: trang


MỞ ĐẦU
01 – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt ngữ là ngơn ngữ riêng của người Việt. Đó là một di sản vơ cùng
q báu mà bao thế hệ tiền nhân nước Việt đã tốn hao tâm trí để xây dựng
nên, đồng thời ln hồn thiện nó bằng cách học hỏi, vay mượn ngôn ngữ

của các dân tộc láng giềng qua những lần tiếp xúc lịch sử.
Nhìn chung, tiếng Việt vay mượn ở tiếng Hán là có tính quyết định
nhất. Tuy nhiên, hiện tượng vay mượn này không phải là sao y bản chính
mà ln có sự cải biên theo qui luật diễn biến của tiếng Việt.
Sự thật lịch sử cho thấy, giữa tiếng Việt và tiếng Hán đã có mối
quan hệ giao lưu và tiếp xúc từ lâu đời. Hơn thế nữa, trong suốt một nghìn
năm đơ hộ nước Việt, người Hán cũng đã cố sức đồng hóa người Việt,
nhất là về lĩnh vực văn hóa – ngơn ngữ. Thế nhưng, chẳng những họ đã
không thể đạt được kết quả, ngược lại cịn làm cho văn hóa và ngơn ngữ
Việt Nam càng phát triển thêm. Tiếng Việt cũng nhờ vậy mà phong phú,
dồi dào hơn chứ bản sắc đặc biệt thì khơng bao giờ thay đổi. Điều dễ thấy
hơn hết là cú pháp tiếng Việt khác hẳn cú pháp tiếng Hán. Bên cạnh đó
cịn có cái đặc thù là người Việt học tiếng Hán nhưng không chịu đọc
theo người Hán mà có lối phát âm riêng, gọi là âm Hán Việt.
Trong một thời gian dài, tiền nhân nước Việt đã tiếp thu khá triệt để
nền văn học Hán, đã sử dụng chữ Hán dưới cái vỏ ngữ âm Hán Việt để
biên chép, sáng tác. Về sau, với ý thức độc lập tự cường, người Việt đã
sáng tạo ra chữ Nôm để ghi tiếng nói của mình. Vì vậy, bên cạnh nền văn
hiến dân tộc viết bằng chữ Hán, người Việt cịn có một nền văn hiến dân
tộc viết bằng chữ Nôm theo truyền thống Việt Nam, mà đại diện là những
áng văn chương quốc âm còn lưu truyền đến ngày nay.
Văn chương quốc âm là một bộ phận quan trọng trong kho tàng văn
học cổ điển Việt Nam. Với tư cách mở đầu cho nền văn học viết, nó có ý
nghĩa to lớn đối với việc giữ gìn tiếng nói của dân tộc. Có điều, vì là
những văn bản mang tính thời đại, cho nên trong hệ thống từ vựng của nó
cũng có khá nhiều từ ngữ tiếng Hán mang vỏ ngữ âm tiếng Việt. Sự hiện
diện của lớp từ ngữ Hán Việt này, dù là ở dạng nguyên thể hay biến thể,
chẳng những đã không gây áp lực đối với Việt ngữ mà còn giúp cho tiếng
Việt trở thành tiếng Việt văn chương, tiếng Việt nghệ thuật.


1


Tác phẩm Lục Vân Tiên và dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc đều
được hình thành trên hệ thống từ vựng như thế. Để có thể vận dụng một
cách hài hịa những nét đẹp của ngôn từ trong một giai đoạn nhất định của
tiếng Việt, tác giả và dịch giả khi xây dựng văn bản đã không quên học
hỏi ngôn ngữ của quần chúng nhân dân, mặt khác luôn đề cao khuynh
hướng sáng tạo và Việt hóa những yếu tố Hán ngữ, khiến chúng có đủ khả
năng hoạt động bên cạnh từ ngữ tiếng Việt. Nói cách khác, đó là phong
cách sử dụng từ ngữ Hán Việt một cách nhuần nhuyễn, thơng thống
trong sáng tác cũng như trong chuyển đạt ngơn ngữ từ Hán sang Việt của
hai thi sĩ Việt Nam trung đại.
Vậy nên, đối với lớp từ ngữ Hán Việt này, về phương diện tích cực
mà nói, tuy là tiếng Hán theo cấu trúc Hán nhưng thật ra chúng đã trở
thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ thể tiếng Việt, chúng đã hịa
nhập vào ngơn ngữ viết tiếng Việt trong hai văn bản, để cùng diễn đạt
những đạo đức, luân lý; những tâm tư, tình cảm đậm đà bản sắc dân tộc
Việt Nam.
Vấn đề đáng nói là, ở lớp từ ngữ Hán Việt này khơng chỉ có nhiều
biến đổi về ngữ âm mà cịn có những biến thiên về ngữ nghĩa. Chẳng hạn,
có những từ tuy rõ nghĩa trong tiếng Hán nhưng lại mờ nghĩa trong tiếng
Việt, hoặc ngược lại; có những từ ngồi nét nghĩa chính cịn được cấp
thêm hay giảm giá về ngữ nghĩa. Đồng thời, cũng có những từ chỉ có thể
sử dụng trong văn vần, chứ không thể chấp nhận trong văn xuôi và nhất là
trên phương diện nói năng, giao tiếp hàng ngày.
Hiện tượng này cho thấy, dù thuộc diện Hán Việt cục bộ trong lĩnh
vực văn học cổ điển, song ở lớp từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân
Tiên và dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc vẫn có những giá trị thiết thực
khi đi vào tìm hiểu và nghiên cứu một cách cụ thể. Đây là lý do chính của

đề tài.

02 - MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong q trình tiếp xúc với ngôn ngữ văn tự Hán, bao thế hệ tiền
nhân nước Việt đã vay mượn nhiều từ ngữ tiếng Hán. Mượn theo cách
Việt hóa để cung ứng cho nhu cầu sinh hoạt ngơn ngữ của người bản địa.
Sự Việt hóa này cũng được tiến hành theo từng giai đoạn khác nhau với
những mức độ khác nhau, trước hết là âm đọc, sau đó là ý nghĩa và
phương thức sử dụng. Vậy nên, trong kho từ vựng phong phú của tiếng

2


Việt, bên cạnh những từ ngữ Hán Việt nguyên thể cịn có nhiều từ gốc
Hán đã được Việt hóa cao độ, gọi là từ Hán Việt Việt hóa. Trong đó có
những từ, ngồi nét nghĩa tiếng Hán, cịn mang thêm nét nghĩa mới trong
tiếng Việt và hoạt động một cách tự do bên cạnh từ ngữ tiếng Việt ; có
những từ dường như khơng cịn dáng dấp ngoại lai và được người Việt sử
dụng một cách tự nhiên chẳng khác gì những từ thuần Việt. Tuy nhiên,
nếu so với lớp từ ngữ thuần Việt thì lớp từ ngữ mượn Hán này, mặc dù
tương đương về ý nghĩa, song cũng có sự khác nhau về sắc thái : hoặc
nghiêm trang, cổ kính, bác học; hoặc thân mật, gần gũi, đại chúng...
Trong tác phẩm Lục Vân Tiên và dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc
đều có đủ các lớp từ ngữ mượn Hán như thế. Riêng lớp từ ngữ Hán Việt
trong tác phẩm Lục Vân Tiên lại hoạt động đa dạng hơn, chẳng hạn về
mặt ý nghĩa, có khi phải dựa vào văn cảnh mới không bị lẫn lộn giữa nét
nghĩa Hán theo từ điển với nét nghĩa sáng tạo của tác giả trong sáng tác.
Ví dụ, chỉ là một từ tiền trình nhưng ở câu thơ này thì nó mang nét nghĩa
chuẩn từ điển, tức là chỉ về sự nghiệp tương lai :
“Sau dầu đặng chữ hiển vinh,

Mấy lời thầy nói tiền trình chẳng sai”.
cịn ở câu thơ kia thì lại bao hàm cả nét nghĩa từ điển lẫn nét nghĩa sáng
tạo của tác giả : vừa chỉ về việc đã trải qua lại vừa chỉ về việc sắp tới, tức
là quá khứ và tương lai gần:
“Nguyệt Nga thưa việc tiền trình,
Kiều cơng tưởng nỗi sự tình chẳng vui”.
Ngồi vấn đề ngữ nghĩa, đặc biệt ở đây cịn có khơng ít hiện tượng
liên quan đến các mặt ngữ âm, ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ Việt – Hán,
chẳng hạn:
a) Về mặt ngữ âm
- Những âm Hán Việt kiêng tránh, như : thành  thiềng, cảnh 
kiểng, minh  miêng, trúc  trước, v.v. .
- Những âm Hán Việt cũ ở Nam trung bộ và Nam bộ, như : nhân 
nhơn, trường  tràng, đường  đàng, nghĩa  ngãi, v.v. .

3


b) Về mặt ngữ pháp
- Những từ ghép gồm hai yếu tố Hán Việt được cấu tạo theo từ pháp
tiếng Việt, như : áo nhung, quan vũ, hoa dương, cung Hán, mộng xuân,
quán khách, cung càn, mạng kim, v.v. .
- Những từ và ngữ được chuyển dịch một cách không hoàn toàn
như: thành liền, sứ trời, chèo quế, ba tầng cữa võ, trong tuyết đưa than,
v.v. .
Vậy thì, thiềng, miêng, kiểng, nhơn, tràng, hậu đàng; áo nhung,
quan vũ, hoa dương, cung hán, mộng xuân, quán khách, cung càn, mạng
kim; thành liền, sứ trời, chèo quế, trong tuyết đưa than, ba tầng cữa võ,
v.v. là những từ ngữ Hán Việt hay là Hán Việt Việt hóa ? Giả sử như phủ
nhận tất cả hoặc ngược lại thì phải đứng trên quan điểm nào, dựa vào tiêu

chí nào ? Nếu đã chấp nhận những từ ngữ có yếu tố Hán Việt biến âm cục
bộ như tây lâu-lầu, chúc nguyện-nguyền, bút nghiễn-nghiên... là từ ghép
Hán Việt, thì cũng phải giải quyết như thế nào cho ổn thỏa đối với những
từ ghép hoàn toàn đọc âm Hán Việt phổ thông nhưng lại được cấu tạo
theo từ pháp tiếng Việt, ví dụ : quan vũ, áo nhung, cung Hán .v.v. ?
Đặt ra những vấn đề như thế thì thấy rằng, lớp từ ngữ Hán Việt
trong hai văn bản Nôm dù chỉ là một mảng của từ ngữ Hán Việt trong
tiếng Việt nói chung, song chúng vẫn thể hiện cái sắc thái muôn màu
muôn vẻ của dịng Việt ngữ trung đại. Chính sự hỗn hợp, pha trộn do thời
đại và vùng miền về mặt ngữ âm, ngữ nghĩa cũng như ngữ pháp của
chúng, ít nhiều cũng cho thấy sự biến thiên tất yếu đối với lịch trình phát
triển của tiếng Việt. Nghĩa là mảng từ ngữ Hán Việt cục bộ này đã phản
ánh khá trung thực về tình hình chuyển biến, vươn lên một cách phong
phú, đa dạng và tinh tế của tiếng Việt theo đường hướng và biện pháp vay
mượn, cũng như đồng hóa những yếu tố ngơn ngữ từ bên ngồi đưa tới.
Vì vậy, trong chúng đang tồn tại nhiều vấn đề đáng được nghiên cứu theo
ngơn ngữ học với mục đích :
(a) Tìm hiểu về những biến đổi trên ba phương diện ngữ âm, ngữ
nghĩa và ngữ pháp của lớp từ ngữ Hán Việt cụ thể trong phạm vi hai văn
bản.
(b) Nhận xét về những điểm tương đồng và dị biệt trên ba phương
diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của lớp từ ngữ Hán Việt cụ thể trong
phạm vi hai văn bản.

4


03 - LỊCH SỬ ĐỀ TÀI
Trong kho tàng văn chương quốc âm, tác phẩm Lục Vân Tiên là
loại truyện kể theo thể thơ lục bát, còn dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc

là một khúc ngâm theo thể thơ song thất lục bát. Với hai thể thơ thuần túy
Việt Nam này, cả hai đều được phổ biến rộng rãi trong dân gian qua
phương thức truyền khẩu và chữ Nôm. Về sau, chúng mới được giới học
giả tiến hành nghiên cứu, khảo dị và phiên âm quốc ngữ. Trong quá trình
phiên âm quốc ngữ thì giải thích từ ngữ Hán Việt là vấn đề được quan
tâm nhiều nhất. Khi cả hai văn bản cổ này, hoặc trước hoặc sau đều được
dịch sang tiếng Pháp (tác phẩm Lục Vân Tiên, bản dịch tiếng pháp bằng
văn xi của Ơbarê, xb. 1864. v.v.), (dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc,
bản dịch tiếng pháp bằng thơ tự do của Lưu Hồi. Nxb Trẻ. 2000), thì
việc cần phải giải quyết trước tiên cũng là lớp từ ngữ, điển tích Hán Việt.
Điều đáng kể hơn nữa là mỗi lần tái bản bằng chữ quốc ngữ, lớp từ ngữ
Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân Tiên cũng như dịch phẩm Chinh phụ
ngâm khúc đều được khảo đính, bổ sung và chú giải một cách tường tận.
Thế nhưng, nhìn chung thì đó vẫn là hình thức thích nghĩa theo kiểu từ
điển, hoặc mang tính giáo khoa cho học sinh phổ thơng, hoặc áp dụng cho
giới độc giả bình dân mà thơi.
Đối với dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc, từ trước đến nay mọi
người đều nhất trí xem nó là áng văn chương bác học với cách dùng từ
ngữ Hán Việt khá chuẩn xác; cịn riêng về Lục Vân Tiên, có lẽ vì là tác
phẩm bình dân nên lớp từ ngữ thuần Việt cũng như Hán Việt trong nó đã
phải chịu nhiều thăng trầm trong nhận xét, phê bình.
Vào những năm 80 trở lại đây, với nhiều nguyên nhân khách quan,
phong trào nghiên cứu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nói chung và tác
phẩm Lục Vân Tiên nói riêng đặc biệt nở rộ. Từ những cơng trình nghiên
cứu riêng lẻ đến những cuộc hội thảo qui mô cũng đều được tiến hành
theo phương pháp khoa học và kết quả là giới học giả đã lần lượt cho ra
đời các loại từ điển, đầu sách, cũng như nhiều bài báo cáo khoa học có giá
trị về các mặt ngôn ngữ, nghệ thuật v.v. , đó là :
- Nguyễn Đình Chiểu tồn tập. Nxb Đại học và Trung học chuyên
nghiệp Hà Nội – 1980.

- Truyện Lục Vân Tiên. Ty Văn hóa và Thơng tin Bến Tre xb –
1982.

5


- Nguyễn Đình Chiểu ngơi sao càng nhìn càng sáng. Lê Trí Viễn
(tái bản lần thứ nhất). Nxb Giáo dục – 2003.
- Kỷ yếu hội nghị khoa học về Nguyễn Đình Chiểu. Sở Văn hóa và
Thơng tin Bến Tre xb – 1984.
- Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc đời. Ty Văn hóa và Thơng tin
Bến Tre xb – 1982.
- Từ điển truyện Lục Vân Tiên . Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn
Quảng Tuân. Nxb Tp Hồ Chí Minh – 1989.
- Từ ngữ thơ văn Nguyễn Đình Chiểu (Thơ và Văn tế). Nguyễn
Quảng Tuân - Nguyễn Khắc Thuần. Nxb Tp Hồ Chí Minh –
1987.
Trong các sách và từ điển này đều có nói đến những vấn đề phương
ngôn, phương ngữ Nam bộ..., cũng như cách dùng từ ngữ Hán Việt, hoặc
sự chuyển dịch từ Hán sang Việt một cách nôm na dễ hiểu của tác giả.
Giá trị nhất là trong Từ điển truyện Lục Vân Tiên và Từ điển thơ văn
Nguyễn Đình Chiểu khi thích nghĩa từ ngữ Hán Việt đều có đối chiếu âm
Hán Việt Nam bộ với âm Hán Việt phổ thông. Và chính những ngữ liệu
trên đã tạo cơ sở cho luận văn này.

04 - ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Với tiêu đề “Từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân Tiên và
dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc”, luận văn đặt trọng tâm nghiên cứu
lớp từ ngữ Hán Việt cụ thể thuộc phạm vi hai văn bản. Có điều, lớp từ
ngữ Hán Việt này lại hành chức trong hai văn bản tiếng Việt ở hai miền

Nam Bắc, cho nên trong chúng cũng có những ảnh hưởng nhất định về
các phương diện của từng miền. Và vì vậy, mặc dù đã giới hạn, song đối
với lớp từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân Tiên, để nhận diện
chúng có khi cũng phải dựa vào thói quen sử dụng ngơn từ của quần
chúng nhân dân, mà trong đó nổi bật nhất là những âm đọc Hán Việt Nam
bộ.
Lục Vân Tiên là truyện thơ Nơm lục bát bình dân, lại do người Nam
bộ sáng tác. Vậy nên, trong lớp từ ngữ Hán Việt của nó cũng có những
âm đọc chữ Hán theo giọng Nam. Đó là những âm Hán Việt vẫn còn đến
ngày nay, dù trên văn bản hay trong nhận thức cho thấy là nhân, là nghĩa,
là hán ... theo chuẩn mực của âm Hán Việt phổ thông chăng nữa, thì ở cửa

6


miệng của quần chúng nhân dân từ Nam trung bộ trở vào, vẫn cứ là nhơn,
là ngãi, là hớn ... theo chuẩn nhận của âm Hán Việt Nam bộ. Do đó, về
vấn đề nhận diện các lớp từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm này, khơng thể
hồn tồn chỉ căn cứ trên mặt chữ, rồi theo âm đọc trong các từ điển Hán
Việt đang lưu hành mà gạt bỏ tất cả những từ như: tòng (tùng 傱, 松),
kiểng (cảnh 景), trước (trúc 竹 ), nhơn (nhân 仁 ,人 ,因), v.v. . Bởi lẽ,
đó là hiện thực âm đọc Hán Việt ở miền và ở thời của tác giả.
Đồng thời, về phương diện phiên âm Hán Việt, ở đây vẫn còn có
những dị biệt đối với những từ khơng ở vào vị trí gieo vần. Chẳng hạn, về
tác phẩm Lục Vân Tiên thì trong các bản quốc ngữ được lưu hành khoảng
năm 1959, kể cả bản Trương Vĩnh Ký và bản Aben đê Misen đều phiên
âm hai chữ Hán 符 神 là phù thần :
“Rày con xuống chốn phong trần,
Thầy cho hai đạo phù thần đem theo”.
chỉ có bản Phủ Quốc Vụ Khanh và bản của Lạc Thiện mới phiên âm là

bùa thần.
Ngay như dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc, dù được coi là áng văn
chương bác học chuẩn mực, vậy mà trong các bản quốc ngữ cũng có
những từ lại phiên âm khác nhau. Ví dụ, trong bản quốc ngữ do Lạc Thiện
sao lục (Hội ngôn ngữ học TP. Hồ Chí Minh, Xb 1994) đọc chữ 燕 là yến,
chữ 樑 là lương theo âm Hán Việt :
“Chẳng xem chim yến trên lương,
Bạc đầu khơng nỡ đơi đường rẽ nhau”.
Cịn trong bản quốc ngữ do Vân Bình Tơn Thất Lương dẫn giải – chú
thích, (Nxb Tân Việt) thì đọc là yến, rường. Riêng bản quốc ngữ do
Nguyễn Thạch Giang giới thiệu – hiệu khảo – chú giải (Nxb Văn học, Hà
Nội, 1987, thì lại đọc theo âm thuần Việt là én, rường.
Do có hiện tượng đồng dị có liên quan đến từ ngữ Hán Việt như
vậy, cho nên vấn đề phải giải quyết trước tiên ở đây là:
- Văn bản quốc ngữ.

7


Đối với tác phẩm Lục Vân Tiên, luận văn dựa vào bản quốc ngữ
trong sách Nguyễn Đình Chiểu tồn tập (Nxb TH & CN) ; còn về dịch
phẩm Chinh phụ ngâm khúc thì chọn bản quốc ngữ do Vân Bình, Tơn
Thất Lương hiệu khảo và chú thích (Nxb Tân Việt) làm cơ sở. Đồng thời,
ở đây cũng tham khảo tổng hợp các bản quốc ngữ đang lưu hành. Khi cần
thiết thì đối chiếu cả ba văn bản : Hán, Nơm, quốc ngữ cho dịch phẩm
Chinh phụ ngâm khúc, và hai bản : Nôm, quốc ngữ cho tác phẩm Lục Vân
Tiên. Từ đó, chọn lấy những từ ngữ Hán Việt tiêu biểu làm đối tượng
nghiên cứu.
- Từ ngữ Hán Việt.
Nhìn chung, lớp từ ngữ Hán Việt hiện diện trong hai văn bản cũng

đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật sử dụng ngơn từ. Dù là vậy, vẫn khó
tránh khỏi có sự so sánh khách quan : lớp từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm
Lục Vân Tiên hoạt động đa dạng và phức tạp hơn lớp từ ngữ Hán Việt
trong dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc. Tuy nhiên, trên đại thể cũng có
thể qui chúng vào bốn loại lớn :
a) Từ ngữ Hán Việt mượn nguyên khối với âm đọc Hán Việt phổ
thông tương ứng với phiên thiết.
b) Từ ngữ Hán Việt mượn nguyên khối có yếu tố Hán Việt đọc
theo âm Hán Việt ít dùng tương ứng với phiên thiết.
c) Từ ngữ Hán Việt mượn nguyên khối có yếu tố Hán Việt đọc âm
Hán Việt phổ thông mô phỏng phiên thiết.
d) Từ ngữ Hán Việt do người Việt hoặc tác giả, dịch giả tự tạo bằng
chất liệu Hán và đọc theo âm Hán Việt phổ thông, hoặc tương ứng hoặc
mô phỏng phiên thiết.
Nếu xét về giá trị hoạt động ngôn từ thì các lớp từ ngữ Hán Việt
này cũng là một mảng của bộ phận từ ngữ Hán Việt trong hệ thống từ
vựng tiếng Việt. Vậy nên, ở đây cũng dựa theo sự phân loại về từ ngữ
Hán Việt trong tiếng Việt nói chung và xác định đối tượng nghiên cứu là
từ và ngữ Hán Việt cụ thể trong hai văn bản. Những từ và ngữ Hán Việt
này đều còn giữ cấu trúc từ pháp tiếng Hán, cũng như âm đọc Hán Việt
phiên thiết, âm đọc Hán Việt phổ thông và âm đọc Hán Việt Nam bộ.
Ngoài ra, ở đây cũng có những từ ngữ như : áo nhung, mộng xuân;
quê hương, chèo quế; má đào mày liễu, bắn nhạn ven mây, v.v.; nếu đứng

8


trên quan điểm “Từ Hán Việt là từ ngữ vay mượn ở tiếng Hán, theo cấu
trúc Hán và được đọc theo âm Hán Việt ” thì những đối tượng kể trên đều
đã bị phá vỡ cấu trúc từ pháp tiếng Hán cũng như âm đọc Hán Việt. Vì

vậy, tuy chúng vẫn cịn ít nhiều phong vị và ý nghĩa của tiếng Hán, cần
phải giải thích mới hiểu hết được, nhưng lại mang sắc thái trung gian so
với từ ngữ thuần Việt và Hán Việt, cho nên chúng phải được xếp vào một
mảng khác, tạm gọi là “từ ngữ phi Hán Việt”. Và như đã giới hạn trong
danh xưng từ ngữ Hán Việt, luận văn sẽ không khảo sát những đối tượng
này.
05 – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương hướng chung của luận văn là đi từ việc tập hợp, miêu tả,
phân tích tư liệu tới phân loại và sau đó là nhận xét, so sánh các lớp từ
ngữ Hán Việt giữa hai văn bản nghệ thuật trên ba phương diện ngữ
âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp.
Do đó, luận văn sẽ sử dụng các phương pháp như sau:
1) Phương pháp sưu tầm - thống kê những từ và ngữ Hán Việt
trong phạm vi hai văn bản.
2) Phương pháp miêu tả - phân tích những biến đổi trên phương
diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ và ngữ Hán Việt trong hai
văn bản.
3) Phương pháp so sánh - đối chiếu những tương đồng và dị biệt
trên ba phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp của từ và ngữ
Hán Việt trong phạm vi hai văn bản.

06 - BỐ CỤC LUẬN VĂN
Luận văn có 109 trang. Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, nội
dung chính gồm bốn chương.
Chương 1 : Tiêu chí nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt trong tác
phẩm Lục Vân Tiên và dịch Phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
Trong chương này, trước hết phân biệt về từ Việt gốc Hán và từ
Hán Việt, tiếp theo trình bày sơ lược về những nhân tố hình thành lớp
từ ngữ Hán Việt cũng như môi trường phát triển của chúng. Từ đó đưa
ra khái niệm có tính riêng lẻ về từ ngữ Hán Việt trong phạm vi hai văn

bản, đồng thời đặt ra phương hướng nghiên cứu theo ba tiêu chí ngữ
âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp.

9


Chương 2 : Nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt trong tác
phẩm Lục Vân Tiên
Trong phạm vi tác phẩm, trước hết từ và ngữ được nhận diện và
phân loại theo tiêu chí ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp. Về ngữ âm Hán
Việt thì có thuần âm Hán Việt, bao gồm âm ít dùng, âm phổ thơng tương
ứng hoặc mô phỏng phiên thiết. Dạng biến âm Hán Việt là những âm Hán
Việt Nam bộ phổ thông, âm Hán Việt thuật ngữ và kỵ húy. Về mặt ngữ
nghĩa thì sẽ tìm hiểu về nguyên nghĩa Hán và biến nghĩa Việt trong từng
câu thơ tiếng Việt. Sau đó, thống kê và phân loại các lớp từ ngữ cụ thể
theo tiêu chí ngữ pháp.
Chương 3 : Nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt trong dịch
phẩm Chinh phụ ngâm khúc
Trong phạm vi dịch phẩm, trước hết lớp từ ngữ Hán Việt sẽ được
thuyết minh về thuần âm Hán Việt, đó là âm Hán Việt ít dùng, những
âm Hán Việt phổ thông tương ứng, hoặc mô phỏng phiên thiết. Loại
thứ hai là biến âm Hán Việt về thanh điệu. Trên phương diện ngữ
nghĩa, lớp từ ngữ Hán Việt này sẽ được tìm hiểu về nguyên nghĩa Hán
cũng như biến nghĩa Việt trong câu thơ tiếng Việt. Tiếp theo sẽ dựa
vào tiêu chí ngữ pháp để thống kê và phân loại từ ngữ Hán Việt thành
các lớp danh từ, động từ, tính từ v.v..
Chương 4 : So sánh từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân
Tiên và dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc
Cũng trên ba phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp, ở
chương này tìm hiểu những nét tương đồng và dị biệt của lớp từ ngữ

Hán Việt đang hành chức trong hai văn bản nghệ thuật. Đó là những
tương đồng và dị biệt về vấn đề sử dụng âm Hán Việt để hiệp vần, hiệp
luật trong những câu thơ tiêu biểu. Những tương đồng và dị biệt về
hiện tượng sử dụng nguyên nghĩa Hán và biến nghĩa Việt, cũng như
sự xuất hiện độc lập của những từ đơn bán tự do, hoặc hình thức đảo
và thuận từ pháp của những từ ghép Hán Việt trong câu thơ tiếng
Việt.
Với thời gian và dung lượng có hạn, luận văn đặt trọng tâm
nghiên cứu lớp từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân Tiên và dịch

10


phẩm Chinh phụ ngâm khúc trên những điều kiện cho phép. Vì vậy, ở
đây vẫn cịn có những vấn đề chưa thể phân tích, trình bày hết được.

Chương 1 - Tiêu chí Nhận diện và phân loại từ ngữ Hán Việt

trong tác phẩm Lục Vân Tiên và dịch phẩm
Chinh phụ ngâm khúc
DẪN LUẬN
Trong quá trình xây dựng nền văn chương tiếng Việt, dù là bình
dân hay bác học, các thi nhân, dịch giả song ngữ Việt – Hán cũng đã để
lại những thành quả đáng kể trên lĩnh vực hoạt động sáng tạo nghệ thuật
ngơn từ. Trong đó, nổi bật nhất chính là lớp từ ngữ Hán mang vỏ ngữ âm
Hán Việt. Tuy cùng là sản phẩm của sự giao lưu, tiếp xúc giữa hai ngơn
ngữ – văn hóa Việt – Hán, và được coi là một bộ phận trong toàn bộ từ
Việt gốc Hán, nhưng ở lớp từ ngữ Hán Việt này lại thể hiện sắc thái trang
trọng hơn so với lớp từ Việt gốc Hán nói chung. Cho nên, sự phân biệt
giữa từ Hán Việt và từ Việt gốc Hán, cũng như tìm hiểu sơ lược về nhân

tố tiêu biểu đã hình thành lớp từ ngữ Hán Việt là vấn đề cần thiết để tiến
hành nghiên cứu một cách có hiệu quả về từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm
Lục Vân Tiên và dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc.
1. PHÂN BIỆT TỪ VIỆT GỐC HÁN VÀ TỪ HÁN VIỆT
Theo các tác giả Nguyễn Ngọc San (Tìm hiểu tiếng Việt lịch sử, tr.
141–167) và Đặng Đức Siêu (Dạy và học từ Hán Việt ở trường phổ
thông, tr. 9 – 44) thì tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt ngay từ đầu Cơng
ngun, nhưng vì tiếng Việt vốn đã có cơ sở vững chắc và hoạt động một
cách phổ biến, nên tiếng Hán cũng chỉ hành chức với tư cách là một sinh
ngữ. Ở những giai đoạn này, một số lẻ tẻ từ tiếng Hán đọc âm Hán
Thượng cổ như : bùa, mây, muỗi, đục, đuốc v.v. được người Việt vay
mượn để lấp vào những chỗ thiếu hụt trong nói năng giao tiếp hàng ngày.
Những từ này được gọi là từ tiền Hán Việt.
Đến khi tiếng Hán văn ngôn truyền sang Việt Nam và người Việt
đã cải biên, sáng tạo ra một hệ thống ngữ âm Hán Việt hoàn chỉnh, đồng
thời chủ động sử dụng phổ biến trong hành chánh, khoa cử và sáng tác thì
tiếng Hán khơng cịn là một sinh ngữ nữa. Nó trở thành một thứ ngơn ngữ
viết quen thuộc trong thế song hành với ngôn ngữ nói hàng ngày của
người Việt lúc bấy giờ. Ở giai đoạn này, nhiều từ ngữ tiếng Hán văn học

11


biểu thị các khái niệm trừu tượng của các phái Nho, Thích, Lão như :
trung hiếu, qui y, tinh thần v.v. cũng được người Việt học hỏi và vay
mượn để điền vào những khoảng trống trong ngôn ngữ văn học của mình.
Những từ này đều hành chức trong tiếng Việt bằng âm Hán Việt nên được
gọi là từ Hán Việt.
Trong những giai đoạn tiếp theo, tiếng Việt vẫn có sự biến chuyển
về ngữ âm và luôn tác động vào bộ phận từ ngữ Hán Việt, nhất là những

từ trong sinh hoạt đời thường, làm cho nó phái sinh ra những âm mới,
như: : kính  gương, bổn  vốn, hoạch  vạch v.v.. Những từ này cũng
có các nét nghĩa và phong cách khác với từ Hán Việt và thường được gọi
là từ Hán Việt Việt hóa.
Nhìn chung, sở dĩ tiếng Việt có sức sống trường cửu và sức dung
nạp to lớn như thế là vì nó ln có sự thanh lọc các yếu tố ngoại ngữ theo
phương hướng thích dụng. Trong đó, đặc biệt nhất là lớp từ ngữ Hán Việt.
Với sức sản sinh khá cao, chúng có một khả năng dồi dào để tham gia tạo
từ mới, nhằm cung ứng cho nhu cầu diễn đạt những khái niệm mới của
người Việt. Chính vì vậy, lớp từ ngữ Hán Việt này thường xuyên xuất
hiện trong hệ thống từ vựng tiếng Việt với tư cách là những thành viên
thực sự suốt bao thế kỷ qua, vừa đóng vai trị quan trọng trong hoạt động
ngôn ngữ của người Việt, lại vừa có thể giữ được bộ mặt Hán Việt tương
ứng với ba phạm trù : hình – âm – nghĩa của chữ Hán.
Trong văn vần, lớp từ ngữ Hán Việt này luôn chiếm ưu thế về sắc
thái trang nhã, đài các; đồng thời, với ý nghĩa phong phú, dồi dào nó cịn
có đủ khả năng diễn đạt những tư duy của người Việt một cách cô đúc
theo số chữ hạn định cũng như niêm luật bằng trắc, tạo ra âm điệu trầm
bổng, du dương theo từng thể loại truyện thơ và khúc ngâm thuần tuý
Việt Nam. Và đây cũng chính là lớp từ ngữ Hán Việt hiện diện trong tác
phẩm Lục Vân Tiên và dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc mà luận văn đặt
trọng tâm nghiên cứu.
2. NHÂN TỐ TIÊU BIỂU HÌNH THÀNH LỚP TỪ NGỮ HÁN VIỆT
Khách quan mà nói thì nhờ vào quá trình tiếp xúc tốt đẹp giữa hai
ngôn ngữ Việt – Hán ở Việt Nam trung đại đã dẫn tới sự hình thành một
trạng thái song ngữ ln có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa ngơn ngữ dân
tộc và ngoại ngữ. Trạng thái song ngữ phối hợp này có thể gọi là trạng
thái song ngữ văn hóa. Nó chính là con đường để người Việt tiến hành

12



Việt hóa những yếu tố ngơn ngữ Hán mà trước hết là phải kể đến các thi
nhân, dịch giả luôn đặt tiếng Việt lên hàng đầu khi cần sử dụng từ ngữ
tiếng Hán.
Trong những thời kỳ nền Hán học Việt Nam trung đại hình thành
và phát triển mạnh mẽ, lớp từ ngữ Hán Việt lại càng được định hình và
phát huy tác dụng từ trong lòng tiếng Hán sang tiếng Việt qua sự tác động
sâu sắc của các nhà trí thức Đại Việt. Nói rõ hơn, khi ngơi trường đại học
đầu tiên mang tên Quốc tử giám do người Việt thành lập vào năm 1076,
chương trình giáo dục ở đây chủ yếu là giảng dạy một cách tập trung và
có hệ thống về các văn bản tiếng Hán. Thế nhưng, trong “Đại Việt sử ký
toàn thư”, cũng như trong các tư liệu liên quan đến lịch sử Việt Nam đều
không thấy ghi về việc người Việt thời đó phải mời chuyên gia ngoại
quốc sang giảng dạy. Tình hình này cho thấy tiếng Việt đương thời đã có
đủ khả năng giúp người dạy và người học tiếp cận, lí giải cũng như trình
bày, diễn giảng những nội dung sâu rộng thuộc các lĩnh vực văn hóa
chính trị và văn học nghệ thuật trong các sách vở tiếng Hán văn ngơn.
Chính những phương thức tổ chức có quy củ, có hệ thống chặt chẽ về việc
học hành, thi cử trong nhà trường là cơ sở khoa học khiến cho lớp từ ngữ
Hán Việt trong tiếng Việt càng được bổ sung, tăng cường thêm nhiều về
mặt số lượng, đồng thời cũng giúp cho lớp từ ngữ Hán Việt này hoạt động
một cách chuẩn xác và có hiệu quả hơn về mặt chất lượng.
Như vậy, có thể nói bộ phận Hán ngữ liên quan, gắn bó với việc
hình thành lớp từ ngữ Hán Việt chính là hệ thống từ vựng tiếng Hán thuộc
thể văn ngơn. Đó là một thứ ngơn ngữ viết phản ánh những nét đặc trưng
tiêu biểu của tiếng Hán thuộc loại hình đơn lập, âm tiết tính; quan hệ ngữ
pháp của nó được biểu đạt bằng trật tự sắp đặt trước sau của từ và bằng sự
vận dụng thích đáng một số hư từ.
Trong hệ thống từ vựng tiếng Hán văn ngôn, từ đơn âm chiếm ưu

thế tuyệt đối về mặt số lượng. Tương ứng với đặc điểm này, về mặt chữ
viết thì các chữ vng Hán phần lớn đều là những đơn vị hoàn chỉnh bao
hàm cả ba mặt : kí hiệu văn tự – ý nghĩa – âm đọc. Những từ được biểu
thị bằng một chữ vuông như vậy đa số đều là những từ nòng cốt trong vốn
từ vựng cơ bản tiếng Hán, chúng có khả năng bảo tồn ý nghĩa nguyên
khởi cho đến ngày nay.
Từ ghép trong tiếng Hán văn ngôn xuất hiện muộn hơn, và thường
là được hình thành qua phương thức ghép hai từ đơn đơn âm độc lập lại

13


với nhau thành một chỉnh thể. Theo phương thức tạo từ này, càng về sau
từ ghép tiếng Hán xuất hiện càng nhiều và càng đa dạng hơn. Từ ghép
Hán vừa phong phú về nội dung, vừa đa dạng về sắc thái, nên khi hành
chức trong tiếng Hán, chúng có thể đạt tới chỗ “lời ít ý nhiều”, “ý ở ngồi
lời” rất mực tinh tế, hàm súc. Khi đi vào tiếng Việt và trở thành từ ngữ
Hán Việt, lớp từ ngữ tiếng Hán văn ngôn này tất nhiên cũng đã trải qua
nhiều biến cải. Dù là vậy, những ưu điểm của chúng về mặt kết cấu ngữ
nghĩa, về công năng biểu đạt v.v. phần lớn vẫn được lưu giữ, cho nên
chúng đã góp phần làm cho tiếng Việt phát triển thuận lợi, mạnh mẽ hơn
về nhiều mặt.
Tóm lại, trong những thời kỳ hiện hành của nền song ngữ Việt –
Hán, con đường chủ yếu mà ngôn ngữ – văn tự Hán có thể du nhập một
cách thuận lợi vào tiếng Việt chính là con đường gắn bó với những sinh
hoạt ngơn ngữ theo phương thức chuyển hóa của người Việt thuộc hai hệ:
văn chương bác học và văn chương bình dân. Về phương diện này có
thể minh chứng qua tác phẩm Lục Vân Tiên và dịch phẩm Chinh phụ
ngâm khúc. Hai ngòi bút song ngữ Việt – Hán kiệt xuất là Trọng Phủ
tiên sinh và Hồng Hà nữ sĩ, mặc dù một bên là sáng tác một bên là dịch

thuật, song họ cũng đều thể hiện tài năng độc đáo trong việc chuyển hóa
các ngữ liệu văn học Hán, cũng như sử dụng từ ngữ Hán Việt một cách tự
nhiên, thông thoáng, làm giàu thêm cho tiếng Việt văn học.
3. KHÁI NIỆM TỪ NGỮ HÁN VIỆT
Từ ngữ Hán Việt là một thực thể hiển nhiên, có vai trị quan trọng
trong hai văn bản nghệ thuật nói riêng và trong tiếng Việt nói chung, cho
nên từ trước đến nay cũng có khơng ít đáp án mang tính đại đồng tiểu dị
nhằm trả lời cho câu hỏi: từ Hán Việt là gì ?
Theo các sách Từ vựng học tiếng Việt (Nguyễn Thiện Giáp. Nxb
Giáo Dục 1998, tr. 241-248) và Tiếng Việt 6 nâng cao (Diệp Quang Ban
(chủ biên). Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1999, tr. 36) thì chỉ các “từ ngữ gốc
Hán đọc theo âm Hán Việt” mới là “từ Hán Việt”, nhằm phân biệt với các
từ ngữ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt.
Như vậy là, hai tác giả trên đều dựa vào tiêu chí ngữ âm Hán Việt
để minh định từ ngữ Hán Việt và gạt ra ngoài những từ ngữ cũng mượn từ
tiếng Hán song không đọc theo âm Hán Việt. Sự phân định từ ngữ Hán
Việt theo tiêu chí ngữ âm tiếng Hán đời Đường là có sức thuyết phục.

14


Tuy nhiên, trải qua một thời gian dài, hệ thống ngữ âm Hán Việt này cũng
đã được Việt hóa khá nhiều và khơng cịn như thuở đầu, cho nên ở đây
cũng cần có sự nhận xét thơng thống hơn đối với cách đọc một số chữ
Hán của người Việt ở ba miền trên đất nước Việt Nam trung đại. Thiết
tưởng ở thế kỷ XIX trở về trước, người Nam trung bộ và Nam bộ đều có
quyền nghĩ rằng chữ Hán là chữ Nho, là “chữ ta”, và chính những cách
phát âm theo giọng Việt mang tính miền ở một số từ ngữ xuất thân từ thứ
“chữ ta” ấy lại có vẻ gần gũi, quen thuộc với họ hơn. Chính tác giả Lục
Vân Tiên đã dựa vào hệ thống ngữ âm Hán Việt đa dạng này để gieo vần

lựa điệu, tạo ra những âm hưởng vừa bình dị vừa trang nhã cho tác phẩm.
Vậy nên, cũng từ định nghĩa chung: “Từ ngữ Hán Việt là những từ
ngữ được mượn từ tiếng Hán văn ngôn qua âm đọc Hán Việt”, đối với lớp
từ ngữ Hán Việt trong hai văn bản, nhất là ở tác phẩm Lục Vân Tiên có
thể nói thêm về những đặc điểm sau:
a) Về mặt ngữ âm thì ngồi âm Hán Việt phổ thông tương ứng với
phiên thiết, trong lớp từ ngữ Hán Việt này cịn có những âm Hán Việt mô
phỏng phiên thiết và những biến âm cục bộ về thanh, vận.
b) Về mặt ngữ nghĩa thì ngồi những nghĩa vốn có trong tiếng Hán,
trong lớp từ ngữ Hán Việt này cịn có những từ ngữ được sự gia giảm về
ngữ nghĩa trong tiếng Việt.
c) Về mặt ngữ pháp thì ngồi những từ ngữ theo cấu trúc từ pháp
tiếng Hán, ở đây cịn có những từ ngữ được vận dụng cả thể đảo và thể
thuận. Đồng thời cũng có một ít từ đơn bán tự do được sử dụng như từ
đơn tự do.
4. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN VÀ PHÂN LOẠI TỪ NGỮ HÁN VIỆT
Nhận diện từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân Tiên và dịch
phẩm Chinh phụ ngâm khúc là thao tác đầu tiên, không thể thiếu trước khi
muốn biết thêm điều gì ở những từ ngữ ấy. Có điều, trong lớp từ ngữ Hán
Việt này cũng có những từ dễ hiểu và khó hiểu khác nhau. Dễ hiểu là
những từ được sử dụng phổ biến từ trước đến nay trong tiếng Việt, như:
truyện, thân, học, trung hiếu, tiết hạnh v.v.. Khó hiểu là những từ cịn
mang đậm sắc thái tiếng Hán, ví dụ: quắc, tiêu, hn tướng, tì dân v.v..
Chính sự thơng dụng và khơng thông dụng ở từng thời đại, và hơn thế nữa
lại hoạt động trong ngôn ngữ nghệ thuật, cho nên nhận diện và phân loại
từ ngữ Hán Việt trong hai văn bản là một việc không phải dễ dàng.

15



Tuy nhiên, với mức tương đối, ở đây cũng có thể đưa ra cách nhìn
sơ bộ về từ và ngữ Hán Việt. Chẳng hạn, cùng diễn tả một hiện tượng,
nhưng nếu trong tiếng Hán nói là thủy lưu hoa tạ, thì tiếng Việt lại nói là
nước chảy hoa trơi. Từ góc độ tiếng Việt để nhận xét thì thường thấy
người Việt nói nước chảy chứ khơng bao giờ nói thủy chảy. Thành thử,
thủy bị thu hẹp phạm vi hoạt động, trở thành từ Hán Việt bán tự do và chỉ
có thể làm yếu tố Hán Việt trong các từ ghép: sơn thủy, thủy ngân, thủy
sản, v.v.; còn từ Hán Việt hoa thì vẫn được giữ ngun tuy nó cũng có sự
cạnh tranh của từ thuần Việt bơng. Sở dĩ có tình trạng này là vì, một mặt
từ thuần Việt bơng kém phần trang trọng, mặt khác từ Hán Việt hoa cũng
đã thấm nhuần sắc thái của tiếng Việt, đã nhập hệ tiếng Việt. Vậy nên hoa
nghiễm nhiên thay thế bông, và hoạt động tự do trong làng Việt ngữ, được
người Việt tiếp nhận như họ vẫn thường nói hoa cúc, hoa hồng, thậm chí
có thể nói “số đào hoa” một cách tự nhiên mà không chút dị ứng về nguồn
gốc ngoại lai của nó nữa.
Như vậy, có thể kết luận thủy lưu hoa tạ là ngữ Hán Việt; thủy là
từ Hán Việt bán tự do, nên ít khi hoạt động độc lập mà thường làm yếu tố
trong các từ ghép: thủy lợi, thủy sản, thủy điện, sơn thủy v.v.. Trong khi
đó, hoa là từ Hán Việt tự do vì đã nhiễm được các đặc tính ngữ âm, ngữ
nghĩa và ngữ pháp của từ tiếng Việt. Nó vừa có đủ khả năng làm từ đơn
Hán Việt lại vừa có thể tham gia tạo từ ghép và các loại ngữ Hán Việt.
Mô hình ví dụ minh họa các từ đơn Hán Việt tự do và bán tự do:
từ Hán Việt
cao
không từ Việt tương đương +
có từ Việt tương đương
có từ Việt cạnh tranh
tự do trong tiếng Việt
+
bán tự do trong tiếng Việt


học
+

+

hoa

sầu

+

+

+

sơn

thủy

+

+

+

+

+


Trong mơ hình ví dụ trên cho thấy, cao và học đều khơng có từ
thuần Việt tương đương, nên chúng hoạt động tự do như những từ thuần
Việt khác. Còn hoa và sầu thì tuy có từ thuần Việt tương đương là bông
và buồn, nhưng bông kém vẻ trang trọng hơn hoa trong cách dùng, ví dụ
so sánh: tặng hoa/(tặng bơng). Cũng vậy, từ Hán Việt sầu lại có dung

16


lượng ngữ nghĩa sâu rộng hơn từ thuần Việt buồn. Vậy nên cao, học, hoa,
sầu đều có thể hoạt động tự do trong tiếng Việt. Còn đối với từ Hán Việt
sơn và thủy thì thường có sự cạnh tranh thắng thế của từ thuần Việt là núi
và nước. Người Việt khơng nói “leo lên sơn”, hay “lội xuống thủy”. Do
đó, thủy và sơn được xem là từ Hán Việt bán tự do, là những yếu tố Hán
Việt thường được dùng để cấu tạo những đơn vị cao hơn.
Nhìn chung, những từ ngữ Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân Tiên
và dịch phẩm Chinh phụ ngâm khúc đều có sự Việt hóa về hai phương
diện hình thức và nội dung. Sự Việt hóa này cũng khơng hồn tồn đồng
đều trên các mặt âm đọc, ý nghĩa cho đến phạm vi sử dụng. Vậy nên, ở
đây có thể nhận diện và phân loại lớp từ ngữ Hán Việt này theo ba tiêu
chí ngữ âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp.
4.1. TIÊU CHÍ NGỮ ÂM
Khi nói đến thuật ngữ Hán Việt thì khơng thể khơng nhắc đến cách
đọc Hán Việt. Bởi lẽ, nhờ có cách đọc Hán Việt mà một khối lượng đáng
kể từ ngữ Hán đã đi vào câu nói hằng ngày của người Việt, trở thành một
bộ phận quan trọng trong lối diễn đạt có văn hóa của người Việt. Khi chữ
Nơm hiện hành, những từ ngữ này liền theo ngòi bút của các tác gia mà đi
vào ngôn ngữ sách vở, thơ truyện. Và ngày nay, dưới thể loại chữ quốc
ngữ, chúng được gọi là từ ngữ Hán Việt. Như vậy, suy cho cùng sở dĩ có
lớp từ ngữ Hán Việt là nhờ có cách đọc Hán Việt. Cách đọc Hán Việt này

được hình thành từ nhiều phương diện khác nhau giữa hai ngơn ngữ Việt
– Hán. Tuy nhiên, có thể nói là nó bắt nguồn từ hệ thống ngữ âm tiếng
Hán văn ngôn, bao gồm “quảng vận”, “tập vận”, “hài thanh”, “phối âm”,
“độc như”, “độc nhược” v.v., trong đó chủ yếu vẫn là dựa vào hệ thống
“phiên thiết”. Vì vậy, việc tìm hiểu đơi nét về “phiên thiết” (翻 切) cũng
là điều cần thiết ở đây.
Như chúng ta đã biết, chữ Hán là loại văn tự tượng hình và biểu ý.
Đó là thứ chữ hình vng và mỗi chữ như vậy thường được ghi thành một
từ, từ và tự luôn trùng khít nhau. Đặc điểm lớn nhất của nó là sự kết hợp
khi trực tiếp khi gián tiếp giữa hai mặt hình thể và ý nghĩa; mặt âm đọc
chỉ được thể hiện một cách đại khái, mờ nhạt, nghĩa là nó khơng đánh vần
được như loại chữ ghi âm. Vì vậy, phiên thiết chính là phương tiện hữu
hiệu, giúp người ta đọc được những chữ Hán mới gặp lần đầu. Nói một
cách sơ lược thì phiên thiết là lối chua âm một chữ Hán bằng hai chữ Hán

17


khác mà thường là dễ đọc hơn. Trong đó, chữ trước đại diện cho âm đầu
kể cả âm đầu Zêrô, chữ sau đại diện cho phần vần. Ví dụ, nếu gọi chữ
Hán được chua là A; trong hai chữ phiên thiết, chữ trước là B, chữ sau là
C, thì nó sẽ có cơng thức là :
A : B + C thiết
Thiết có nghĩa là gần nhau, là díu lại. B ln có cùng âm đầu với A,
gọi là song thanh; C bao giờ cũng phải cùng vần với A, gọi là điệp vận.
Ví dụ minh họa:
Mơ hình phiên thiết có phụ âm đầu :
A:
功:
CÔNG :

tức là :

B

+

C



thiết



âm đầu : C +



ƠNG
vần : ƠNG

thiết
= CƠNG

Mơ hình phiên thiết khơng có phụ âm đầu :
A:
案:
ÁN :
tức là :


B

+

C



thiết


CÁN
vần : ÁN

Ư
âm đầu : 0 +


thiết
= ÁN

Khách quan mà nói thì tuy có phần cồng kềnh và ít phổ biến, song
phiên thiết vẫn được các học giả người Việt từ trước đến nay dùng để đọc
chữ Hán theo âm Hán Việt, và do đó về phương diện ngữ âm, có thể nói hệ
thống thiết vận là cơ sở đáng tin cậy để minh định về những âm đọc của
những từ ngữ Hán Việt trong hai văn bản.
Trên thực tế chỉ có từ Hán Việt của chữ Hán chứ khơng có chữ Hán
Việt. Vậy nên, dựa vào thiết vận của chữ Hán thì âm đọc Hán Việt của từ
Hán Việt trong tác phẩm Lục Vân Tiên và dịch phẩm Chinh phụ ngâm
khúc có thể trình bày tóm tắt như sau:

(1) Một chữ Hán khi trở thành từ Hán Việt chỉ có một âm Hán
Việt phù hợp với phiên thiết và luôn được sử dụng phổ biến từ trước
đến nay. Mơ hình ví dụ minh họa:

18


chữ phiên thiết âm Hán Việt phổ thông tương ứng với
Hán
âm phiên thiết, ghi bằng chữ quốc ngữ
chuyên
朱淵切

trong tổ hợp
chuyên học hành


(2) Một chữ Hán có hai cách đọc Hán theo phiên thiết, khi hành
chức trong câu thơ tiếng Việt cũng được đọc bằng hai âm Hán Việt tương
ứng và mỗi cách đọc Hán Việt được ghi bằng một chữ quốc ngữ riêng
biệt với ý nghĩa vay mượn khác nhau. Mơ hình ví dụ minh họa :
chữ phiên thiết hai âm Hán Việt phổ thông tương trong tổ hợp
Hán
ứng với hai âm phiên thiết, ghi
bằng hai chữ quốc ngữ riêng biệt
1. truyền quân
傳 1.除
員 1. trừ+viên thiết = truyền
2. trục+viện thiết = truyện
2. truyện Tây Minh


2.逐




(3) Một chữ Hán khi trở thành từ Hán Việt lại có hai âm Hán
Việt. Một âm Hán Việt tương ứng với “thiết” và một âm Hán Việt phù
hợp với “vận”. Mỗi âm Hán Việt như vậy được ghi bằng một chữ quốc
ngữ riêng biệt, với ngữ nghĩa Từ vựng giống nhau. Mơ hình ví dụ minh
họa :
âm Hán Việt tương ứng “vận” âm Hán Việt phù hợp
với “thiết” ghi bằng chữ chữ với “vận” ghi bằng chữ
quốc ngữ
Hán
quốc ngữ
駝昂切 đà + ngang thiết = đàng 陽韻 dương vận = đường

chữ “thiết”
Hán
chữ
Hán


(4) Một chữ Hán khi trở thành từ Hán Việt thì có hai âm Hán
Việt. Một âm Hán Việt tương ứng với “thiết” và một âm Hán Việt phù
hợp với “vận”. Mỗi âm Hán Việt như vậy được ghi bằng một chữ quốc
ngữ riêng biệt, tuy nghĩa Từ vựng giống nhau nhưng sắc thái nghĩa khác
nhau. Mơ hình ví dụ minh họa :


19


âm Hán Việt tương ứng
với “thiết” ghi bằng chữ
quốc ngữ
至聖切 chí+thánh thiết = chánh

chữ “thiết”
Hán
chữ
Hán

“vận”
chữ
Hán



敬韻

âm Hán Việt phù
hợp với “vận” ghi
bằng chữ quốc ngữ
kính vận = chính

(5) Một chữ Hán khi trở thành từ Hán Việt lại có hai âm Hán
Việt. Một âm Hán Việt ít dùng tương ứng với phiên thiết và một âm Hán
Việt phổ thông mô phỏng theo phiên thiết. Mơ hình ví dụ minh họa:
chữ phiên thiết âm Hán Việt ít dùng tương ứng âm Hán Việt phổ thông

Hán
với phiên thiết ghi bằng chữ mô phỏng phiên thiết
quốc ngữ
ghi bằng chữ quốc ngữ
nhục + vu thiết = nhu
nho

褥于 切
Như vậy, nhìn chung âm đọc Hán Việt ở đây cũng khá đa dạng.
Tuy nhiên, tất cả những âm Hán Việt này có thể phân thành hai loại lớn,
đó là thuần âm Hán Việt và biến âm Hán Việt.
4.1.1. Thuần âm Hán Việt bao gồm những âm Hán Việt phổ thông
tương ứng phiên thiết: chuyên, truyền...; những âm Hán Việt mô phỏng
phiên thiết: sầu, thu...; những âm Hán Việt ít dùng: tuyền, lụy.
4.1.2. Biến âm Hán Việt bao gồm những âm Hán Việt Nam bộ:
nhơn, ngãi...; những âm Hán Việt kiêng tránh: thiềng, miêng...; những âm
Hán Việt thuật ngữ: trước, diệc.
4.2. TIÊU CHÍ NGỮ NGHĨA
Nghĩa của các từ ngữ Hán Việt là một vấn đề khá phức tạp. Sự
phức tạp này trước hết nằm trong bản thân khái niệm “nghĩa từ”. Bởi lẽ,
nghĩa từ không chỉ là một hiện tượng thuần túy ngơn ngữ học mà cịn là
hệ quả của một quá trình nhận thức, hệ quả của những q trình có tính
chất tâm lí - xã hội - lịch sử. Đều là những từ ngữ vay mượn, nên nét
nghĩa của các từ ngữ Hán Việt còn là hệ quả của một quá trình chuyển di
ngữ nghĩa từ ngơn ngữ cho mượn sang ngơn ngữ đi mượn. Vì vậy mà,
ngữ nghĩa của từ ngữ Hán Việt nhiều khi cũng có sự thay đổi tùy theo
mục đích sử dụng : chuyển từ nghĩa rộng đến nghĩa hẹp, từ trừu tượng
đến cụ thể, từ khái quát đến cụ thể; đồng thời còn mang thêm một nét

20



×