Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu tình trạng tổn thương tiền ung thư cổ tử cung qua khám sàng lọc và xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử cung ở phụ nữ 30-60 tuổi tại Hà Tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 87 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo Hiệp hội ung thư Việt Nam, tiền ung thư cổ tử cung hay còn gọi là
ung thư biểu mô tại chỗ (Cervical Intraepithelial Neoplasia: CIN) là một cụm
các tế bào tiền ung thư ác tính vẫn cịn nằm “tại chỗ” hoặc “tại vị trí ban đầu”
của nó và di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể. Đây là 1 giai đoạn chuyển
tiếp giữa tình trạng bình thường sang ung thư cổ tử cung (UTCTC) [1].
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UTCTC đứng hàng thứ hai trong
các loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu
ở phụ nữ. Năm 2018 có khoảng 570.000 ca mắc mới và có khoảng 311.000
trường hợp tử vong do UTCTC trên tồn cầu, tại Việt Nam có 4.177 phụ nữ mắc
mới ung thư cổ tử cung và có 2.420 người tử vong do bệnh này [2],[3].
Số liệu báo cáo tại phòng khám Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hà Tĩnh (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật), năm 2017 phát hiện 1.724 ca, năm
2018 phát hiện 2.086 ca và chỉ riêng 6 tháng năm 2019 phát hiện 1.327 ca viêm
nhiễm đường sinh sản ở phụ nữ. Trong đó, tỷ lệ số ca xét nghiệm tế bào học có
nguy cơ tiền UTCTC: 1,37% năm 2017, 3,43% năm 2018 và 5,14% trong 6
tháng năm 2019 [4], [5].
Nghiên cứu của Vương Tiến Hòa (2004) chỉ ra rằng căn bệnh này có sự
tiến triển chậm, kéo dài trong nhiều năm qua từng mức độ nặng dần mà kết quả
điều trị của nó phụ thuộc hồn toàn vào giai đoạn phát hiện [6]. Nếu được phát
hiện sớm thì việc điều trị ít tốn kém lại rất hiệu quả, làm giảm tỷ lệ UTCTC xâm
lấn và tỷ lệ tử vong vì căn bệnh này. Việc chẩn đốn và điều trị sớm, triệt để
viêm nhiễm đường sinh dục dưới nói chung, các tổn thương lành tính cổ tử cung
đã và đang trở thành một vấn đề quan trọng nhằm giảm tỷ lệ UTCTC [7], [8],
[9].
Việc phát hiện sớm UTCTC bằng xét nghiệm tế bào âm đạo - cổ tử cung
(PAP Smear) là phương pháp vừa đơn giản, ít tốn kém, phát hiện được giai đoạn
tiền ung thư mang lại hiệu quả cao. Là phương pháp được ứng dụng rộng rãi
1



hiện nay ở Việt Nam cũng như trên thế giới, nó đáp ứng được 5 tiêu chuẩn: đơn
giản, độ nhạy cao, đáng tin cậy, có hiệu suất, tiết kiệm, phù hợp với các điều tra
cộng đồng. Theo WHO, các kết quả sàng lọc bằng tế bào học thường quy giúp
bệnh nhân được tiếp cận sớm với điều trị đã góp phần giảm thiểu 70% - 80% tỷ
lệ mắc UTCTC, nếu số phụ nữ từ 30 – 55 tuổi được xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử cung 5 năm 1 lần thì tỷ lệ mắc UTCTC sẽ giảm 83,9% [10], [11].
Tại Hà Tĩnh, hiện nay chưa có các nghiên cứu nào đánh giá thực trạng
tiền UTCTC để có thể phát hiện sớm, phòng ngừa bệnh tiến triển thành UTCTC
nhằm kéo dài cuộc sống về sức khỏe thể chất và sức khỏe sinh sản của người
phụ nữ. Vì thế chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu tình trạng tổn thương
tiền ung thư cổ tử cung qua khám sàng lọc và xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử
cung ở phụ nữ 30 - 65 tuổi tại Hà Tĩnh” với các mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ tổn thương tiền ung thư cổ tử cung và các hình thái

viêm nhiễm đường sinh sản ở phụ nữ 30 – 65 tuổi tại Hà Tĩnh.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến tổn thương tiền ung thư cổ tử

cung.
3. Đề xuất giải pháp và phổ biến phương pháp phòng bệnh và điều trị

kịp thời các viêm nhiễm đường sinh sản, tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ
tử cung sau khi có kết quả nghiên cứu.

2


Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cấu tạo giải phẫu, mô học và sinh lý cổ tử cung [12]
1.1.1. Cấu tạo giải phẫu cổ tử cung

Hình 1.1. Cấu tạo giải phẫu tử cung, cổ tử cung và âm đạo [12]

Cổ tử cung (CTC) hình nón cụt, ống CTC được giới hạn bởi lỗ trong và lỗ
ngoài CTC. Lỗ ngoài CTC được phủ bởi biểu mơ lát tầng khơng sừng hóa, có bề
dày khoảng 0,5mm. Ống CTC được phủ bởi một lớp biểu mơ trụ có tác dụng chế
nhầy. Chất nhầy CTC có tác dụng bảo vệ, chống vi khuẩn xâm nhập vào buồng
tử cung và góp phần bơi trơn âm đạo trong hoạt động tình dục.
1.1.2. Cấu trúc mơ học của niêm mạc âm đạo cổ tử cung
Bình thường niêm mạc âm đạo và mặt ngồi CTC là biểu mơ lát tầng
khơng sừng hóa, thay đổi phụ thuộc và nồng độ estrogen theo từng lứa tuổi phụ
nữ. Thời kỳ sơ sinh do còn chịu tác dụng nội tiết của người mẹ, niêm mạc âm
đạo và CTC dày, nhiều lớp, mọng nước và giàu glycogen. Sau đẻ lượng
glycogen bắt đầu giảm dần khi trịn một tháng tuổi, hình ảnh niêm mạc CTC chỉ
còn lại 1 - 2 lớp tế bào mầm và mất glycogen. Đến tuổi dậy thì, lượng estrogen
nội sinh tăng dần làm cho niêm mạc âm đạo, CTC phát triển, gần giống như phụ
nữ đang hoạt động tình dục.
3


Ở người phụ nữ đang hoạt động sinh dục bình thường, niêm mạc âm đạo
và CTC gồm 5 lớp tế bào.

Hình 1.2. Minh họa cấu trúc mơ

Hình 1.3. Minh họa vùng chuyển

học của biểu mô vảy CTC [13]

tiếp: mũi tên chỉ vị trí biểu mơ vảy
cổ ngồi chuyển tiếp biểu mô trụ
bao phủ ống CTC [13].


- Lớp tế bào đáy (C1): Gồm 1 hàng tế bào che phủ lớp đệm, nhân to và ưa kiềm.
- Lớp tế bào đáy nông (C2): Gồm 2 - 3 hàng tế bào hình trụ hay hơi tròn,
nhân tương đối to, ưa kiềm.
- Lớp tế bào trung gian (C3): Gồm những tế bào dẹt, nhân nhỏ, dài và dẹt,
các tế bào nối với nhau bằng nhiều cầu nối.
- Lớp sừng hóa nội của Dierks (C4): Gồm những tế bào dẹt, nhân đông.
Thông thường lớp này rất nơng nên khó nhìn thấy trên tiêu bản.
- Lớp bề mặt (C5): Gồm những tế bào to, dẹt, nhân đơng. Lớp này thường
thay đổi có chu kỳ dưới ảnh hưởng của các nội tiết buồng trứng.
Các lớp tế bào của niêm mạc âm đạo và CTC có đặc điểm:
- Giới hạn từ lớp này sang lớp khác rất từ từ.
4


- Càng đi lên phía bề mặt các lớp tế bào càng dẹt lại, nguyên sinh chất
càng lớn và nhân tế bào càng nhỏ lại.
- Nhân tế bào các lớp dưới ưa kiềm, càng lên phía bề mặt càng ưa axit.
- Glycogen tăng dần từ lớp C2 đến lớp C5.
1.1.3. Đặc điểm sinh lý học cổ tử cung [14]
Phía ngồi CTC được bao phủ bởi biểu mô lát tầng (biểu mô kép dẹt gai)
giống biểu mô âm đạo nhưng không có nếp gấp. Ống CTC được phủ bởi biểu
mơ trụ với tế bào cao, tiết dịch nhầy và có nhiều rãnh gồ ghề. Vùng tiếp giáp
giữa biểu mô lát tầng và biểu mơ trụ gọi là vùng chuyển tiếp. Phía dưới vùng
chuyển tiếp có những tế bào dự trữ, các tế bào này có khả năng tăng sinh và biệt
hóa thành biểu mơ lát tầng hoặc biệt hóa thành biểu mơ trụ, nhằm mục đích tái
tạo lại các tổn thương ở CTC. Ranh giới giữa biểu mô lát tầng của cổ ngồi và
biểu mơ trụ của cổ trong phụ thuộc vào nồng độ glycogen nội sinh. Thời kỳ sơ
sinh thì ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ có thể vượt ra bề mặt cổ
ngồi tạo nên hình ảnh lộ tuyến bẩm sinh. Ở thời kỳ thiếu niên ranh giới này tụt
sâu vào ống cổ tử cung, đến thời kỳ dậy thì ranh giới này lại từ từ tiến ra ngồi.

Thời kỳ hoạt động sinh dục thì ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ ở
vị trí bình thường (lỗ ngồi cổ tử cung). Thời kỳ mãn kinh ranh giới đó lại chui
sâu vào ống cổ tử cung và niêm mạc ngoài teo đét lại.
Bình thường pH dịch CTC kiềm nhẹ pH= 7 - 7,5, dịch âm đạo có tính axit
nhẹ và thay đổi từ 3,8 - 4,6. Môi trường axit tự nhiên này khơng những liên quan
đến số lượng trực khuẩn Doderlein có trong âm đạo với nhiệm vụ sinh lý cơ bản
là chuyển glycogen thành axit lactic mà còn liên quan đến số lượng glycogen
của biểu mô lát tầng niêm mạc âm đạo, CTC cũng như phụ thuộc vào sự chế tiết
estrogen của buồng trứng. Với các mơi trường pH này có khả năng bảo vệ niêm
mạc âm đạo và CTC, chống các tác nhân gây bệnh từ bên ngồi.
1.2. Các hình thái tổn thƣơng cổ tử cung
5


Các tổn thương CTC bao gồm các tổn thương sinh lý và bệnh lý ở CTC mà
đặc biệt thường xảy ra ở ranh giới giữa biểu mô lát tầng và biểu mô trụ [7], [14],
[15].
Nhiều tác giả chia các tổn thương CTC ra làm 3 loại:
- Tổn thương lành tính CTC.
- Tổn thương nghi ngờ CTC.
- Ung thư CTC.
1.2.1. Các tổn thƣơng lành tính cổ tử cung
Tổn thương viêm CTC
Viêm âm đạo và CTC thường gặp dưới các hình thức cấp tính, bán cấp
hoặc mãn tính. Bệnh tiến triển tùy thuộc vào tác nhân gây bệnh, sức đề kháng
của cơ thể và nồng độ pH âm đạo
- Viêm cổ tử cung không do nhiễm khuẩn.
Hầu hết các viêm xảy ra do tác nhân cơ học hay hóa học và gây một phản
ứng viêm khơng đặc hiệu. Các tác nhân có thể là những chất trong thuốc rửa âm
đạo hay các chất lạ như vòng nâng tử cung, vòng tránh thai:

+ Viêm cổ tử cung cấp: có xung huyết, mơ đệm bên dưới phù nề và xâm
nhập nhiều bạch cầu đa nhân;
+ Viêm cổ tử cung mạn: có xâm nhập nhiều lympho bào ở mô đệm kèm
tương bào, mô bào, tăng sinh tổ chức xơ, có khi tạo nang lympho.
- Viêm cổ tử cung do nhiễm khuẩn
Viêm cổ tử cung do nhiễm khuẩn bao gồm liên cầu nhóm B, lậu cầu, xoắn
khuẩn giang mai, Chlamydia Trachomatis, Gardnerella vaginalis, Actinomyces,
trực khuẩn lao, nhiễm virus, do nấm (Aspergillus, Candida Albicans), do ký sinh
trùng (Amíp, Trichomonas vaginalis)...

6


+ Viêm cổ tử cung do vi khuẩn: Đây là nguyên nhân phổ biến thường gặp,
xảy ra trên một cổ tử cung teo đét lớp biểu mô, chấn thương, do thay đổi độ pH.
Viêm do vi khuẩn thường đi kèm với viêm nội mạc thân tử cung, viêm vòi trứng
và viêm phúc mạc qua nhau và thai nhi.
+ Viêm do Chlamydia trachomatis: Bệnh phổ biến thường gặp ở phụ nữ
phương Tây, hình ảnh vi thể biểu hiện là các thể vùi bên trong bào tương của các
tế bào biểu mô và thường tấn công vào lớp biểu mô trụ ở cổ trong. Do vậy, âm
đạo ít khi bị viêm nhưng lại gây viêm niệu đạo và trực tràng, huyết trắng có
dạng như mủ màu vàng xanh có kèm viêm nội mạc thân tử cung, vòi trứng, do
vậy dễ gây tắc nghẽn vịi trứng và gây vơ sinh.
+ Viêm do actinomyces: Bệnh thường gặp ở phụ nữ đặt vòng tránh thai
hoặc nạo thai. Tổn thương viêm có dạng hạt lấm chấm màu vàng, dễ gây xơ hóa
cổ tử cung.
+ Viêm do trực khuẩn lao: Bệnh thường thứ phát sau lao vòi trứng, lao
nội mạc thân tử cung và lao phổi. Biểu hiện có khi bình thường hoặc tổn thương
sùi giống như ung thư thể xâm nhập. Hình ảnh vi thể là các nang lao với trung
tâm nang là tổ chức hoại tử dạng bã đậu, xung quanh là các tế bào dạng bán liên

(thoái bào), các tế bào khổng lồ nhiều nhân (đại bào langhans) và bao quanh
nang là các lympho bào và tế bào xơ.
+ Viêm cổ tử cung do nấm: Viêm cổ tử cung do nấm phổ biến gặp là loại
Candida Albicans, bệnh thường đi kèm với viêm âm đạo và âm hộ, gặp ở những
phụ nữ dùng nhiều kháng sinh kéo dài, bệnh đái đường. Khí hư có màng trắng
và rất ngứa, phiến đồ âm đạo thường thấy các sợi tơ nấm và men nấm.

7


Hình 1.4. Nấm Candida Albicans
Lộ tuyến CTC
Lộ tuyến là tình trạng biểu mô trụ lỗ trong CTC lan xuống lộ ra ở phần
ngồi CTC, nơi bình thường chỉ có biểu mô lát tầng. Lộ tuyến là tổn thương
chiếm 60% các tổn thương tại CTC.
Nguồn gốc lộ tuyến do bẩm sinh hoặc do sang chấn CTC sau sẩy, đẻ, nạo
hút hoặc do các tuyến hoạt động mạnh. Đây là hậu quả của thay đổi pH âm đạo
hoặc một tình trạng cường estrogen gây tăng sinh và tăng tiết các tế bào cổ
trong. Khi mọi thay đổi trở lại bình thường thì lộ tuyến CTC cũng dần dần biến
mất - đó là sự tái tạo lại của CTC.
Tái tạo lành tính CTC
Vùng tái tạo là vùng lộ tuyến cũ trong đó biểu mơ lát tầng ở cổ ngồi lan
vào lấn át và che phủ các tuyến gọi là sự tái tạo của biểu mơ lát hay biểu mơ
hóa. Q trình tái tạo có thể xảy ra nhanh chóng và thuận lợi nếu được chống
viêm và đốt diệt tuyến. Tuy nhiên trong những trường hợp không thuận lợi, biểu
8


mơ lát khơng tiêu diệt được hồn tồn biểu mơ trụ vì vậy trong vùng tái tạo có
thể tồn tại những di chứng lành tính (nang Naboth, cửa tuyến, đảo tuyến…).

Các khối u lành tính CTC
+ Polyp CTC: là những u nhỏ có cuống, có thể xuất phát từ cổ ngồi hoặc
ống CTC, thị ra ngồi, màu hồng đỏ, có thể là đơn độc hoặc nhiều polyp nhỏ
kết hợp thành polyp chùm.
+ U xơ CTC: hiếm gặp, u xơ CTC hầu như đơn độc và có thể lớn đủ để lấp
đầy toàn bộ hố chậu, chèn ép bàng quang, trực tràng và niệu quản.
1.2.2. Các tổn thƣơng nghi ngờ ung thƣ cổ tử cung
Tổn thương nghi ngờ là những hình ảnh tái tạo khơng bình thường của lộ
tuyến CTC vì tiên lượng quá trình tiến triển của chúng chưa biết trước (có thể
khỏi, tồn tại vĩnh viễn hoặc thành ác tính). Nguồn gốc phát sinh các tổn thương
nghi ngờ là xuất phát từ các tái tạo bất thường của lộ tuyến do dị sản tế bào
dự trữ ở ngay vùng chuyển tiếp giữa biểu mô lát và biểu mô trụ để thành biểu
mơ lát tầng. Nếu q trình dị sản này gặp những điều kiện không thuận lợi
như: sang chấn, viêm nhiễm hay thay đổi pH âm đạo… thì biểu mơ lát tái tạo
có thể tiến triển thành tổn thương nghi ngờ.
- Các tổn thương nghi ngờ về mặt tế bào học:
+ Theo Phân loại Papanicolaou (1943): PAP III.
+ Theo Bethesda (2001): ASC, ASC-H, AGC, LSIL, HSIL.
- Các tổn thương nghi ngờ qua soi CTC [15]:
+ Tổn thương sừng hóa: vết trắng ẩn, vết trắng thực sự, vết lát đá, vết
chấm đáy, cửa tuyến viền, giọt trắng, hình khảm.
+ Tổn thương hủy hoại: vùng trợt, vùng loét, nụ sùi, vùng đỏ khơng điển hình.
+ Các tổn thương phối hợp.
9


- Các tổn thương nghi ngờ về mô bệnh học theo Richard (1980):
+ CINI: Tế bào bất thường chiếm 1/3 dưới bề dày biểu mô lát.
+ CINII: Tế bào bất thường chiếm 2/3 dưới bề dày biểu mô lát.
+ CINIII: Loạn sản nặng, đảo lộn cấu trúc toàn bộ biểu mô.

1.2.3. Ung thƣ cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung (UTCTC) thường gặp ở lứa tuổi 30 – 59, triệu chứng
hay gặp là ra máu bất thường, ra máu sau giao hợp hay ra máu sau mãn kinh. Ở
giai đoạn muộn thì khí hư có lẫn máu, mủ hay mùi hơi. Khi đặt mỏ vịt quan sát
có thể thấy dạng sùi như hoa súp lơ, mủn nát, dễ chảy máu. UTCTC thường xuất
hiện ở vùng chuyển tiếp, có 90 – 95% trường hợp là ung thư biểu mô vảy, từ 5 –
10% là ung thư biểu mô tuyến [16], [17].
1.2.3.1. Tiến triển tự nhiên, nguyên nhân và các yếu tố thúc đẩy ung
thư cổ tử cung:
Ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư ít có biến đổi về hình thái
bệnh học theo thời gian nhất và người ta đã biết rất rõ lịch sử tiến triển tự nhiên
của nó từ hơn 50 năm nay. Từ biểu mơ CTC bình thường, để trở thành ung thư
xâm nhập, nó trải qua một chuỗi các giai đoạn tuần tiến: dị sản, loạn sản các
mức độ (còn gọi là các tổn thương tiền ung thư), ung thư tại chỗ, ung thư vi xâm
nhập và kết thúc cuộc đời người bệnh ở giai đoạn ung thư xâm nhập. Q trình
này có thể kéo dài nhiều chục năm, tùy từng cá thể. Điều quan trọng là, trước
khi tổn thương trở thành ung thư thực sự, các tế bào CTC có một giai đoạn biến
đổi tiền ung thư (loạn sản các mức độ hoặc CIN các các mức độ). Ở giai đoạn
tiền ung thư này, các tổn thương có thể thối lui, nghĩa là từ loạn sản nặng về
loạn sản vừa, từ vừa về nhẹ và từ nhẹ về bình thường (đây là điều không thể xảy
ra ở các tế bào ung thư thật sự). Chính điều này là cơ sở cho sàng lọc phát hiện
sớm ung thư CTC và người ta coi là giải pháp tốt nhất nhằm giảm tỷ lệ mắc ung
thư CTC trên toàn cầu [18].

10


Mặc dù đã từ lâu người ta biết rõ về lịch sử tiến triển tự nhiên của ung thư
CTC song về nguyên nhân gây ung thư CTC mới được biết chính xác trong chưa
đầy một thập kỷ. Trước đây, người ta cho rằng ung thư CTC có nhiều nguyên

nhân (các yếu tố nguy cơ) như quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục với nhiều
người, đẻ dày, đẻ sớm, viêm nhiễm mạn tính CTC, các bệnh lây truyền qua
đường tình dục... Ngày nay, người ta thấy rằng có 99,7% các trường hợp ung thư
CTC loại tế bào vảy là do HPV (các type nguy cơ cao, nhất là type 16, 18) gây
ra, các yếu tố mà trước đây cho là yếu tố nguy cơ như nêu ở trên là các yếu tố
thúc đẩy.
1.2.3.2. Vai trò của HPV đối với ung thư cổ tử cung
Các nghiên cứu lâm sàng đã xác nhận HPV là nguyên nhân hàng đầu của
ung thư CTC và ADN của virus hiện diện trong hầu hết các mẫu mô ung thư
CTC. Nghiên cứu của Walboomers và cộng sự (1999) cho thấy HPV-DNA được
tìm thấy trong 99,7% trên tổng số 932 ung thư CTC được khảo sát trên tồn thế
giới. Hiện nay đã có hệ thống xét nghiệm có thể xác minh được sự hiện diện của
các chủng HPV khác nhau được biết là nguyên nhân dẫn đến ung thư CTC xâm
lấn. Có trên 100 chủng HPV đã được mơ tả hồn chỉnh nhưng cho đến nay chỉ
có 13 chủng nguy cơ cao được biết có phối hợp với sự tiến triển của tổn thương
từ tiền ung thư sang ung thư CTC, đó là các type: 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51,
52, 56, 58, 59 và 68 [18],[19].
CTC b×nh th-êng

NhiƠm HPV/CIN 1
CIN 2/CIN 3 /UTCTC

Hình 1.5. Sự biến đổi của tế bào vảy CTC sau nhiễm HPV
11


Sơ đồ 1.1 Tiến triển của nhiễm HPV
1.2.3.3. Các yếu tố nguy cơ khác liên quan ung thƣ cổ tử cung
Tuổi giao hợp lần đầu của người phụ nữ
Đây là yếu tố làm tăng nguy cơ gây ung thư CTC và nhiễm HPV. Các

nghiên cứu phụ nữ quan hệ tình dục (QHTD) sớm và nhiều người rất dễ nhiễm
HPV, virus có thể lây qua đường tình dục [20]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của
Lê Thị Thanh Hà: Phụ nữ QHTD trước 18 tuổi nguy cơ nhiễm HPV cao gấp 3
lần so với QHTD sau 18 tuổi (OR: 2,91; 95%CI 1,5- 5,66) [21]. Kết quả của
Trần Văn Hợp: Nguy cơ bị tân sinh trong biểu mô tăng 1,92 lần ở phụ nữ QHTD
trước 20 tuổi [22]; Bùi Thị Hồng Nhu ghi nhận nguy cơ tăng gấp 2,53 lần khi
QHTD dưới 18 tuổi [23].
Phụ nữ lập gia đình nhiều lần hoặc có số bạn tình nhiều
Đây là yếu tố nguy cơ mắc UTCTC, phụ nữ có nhiều bạn tình làm tăng
nguy cơ nhiễm HPV và tổn thương UTCTC [1], [20]. Kết quả Lê Trung Thọ:
Phụ nữ có nhiều bạn tình, nguy cơ nhiễm HPV tăng 10 lần so có 1 bạn tình [24].
Nguyễn Vũ Quốc Huy có tỷ lệ nhiễm HPV cao gấp 3 lần so với có 1 bạn tình
(OR 2,85) [25]. Kết quả của Vũ Thị Nhung người có nhiều bạn tình, khả năng
nhiễm HPV tăng 4,31 lần so phụ nữ QHTD với 1 người [26]. Theo kết quả của
Lâm Đức Tâm phụ nữ có chồng có nhiều bạn tình nguy cơ nhiễm HPV tăng 24
lần [27]. Nghiên cứu Đoàn Trọng Trung cho thấy số bạn tình trên 2 người sẽ
tăng 3 lần so với 1 bạn tình [28]. Tương tự, Võ Thị Thu Hà ghi nhận chồng có
12


nhiều bạn tình, nguy cơ nhiễm HPV tăng 3,07 lần [29]. Theo Phạm Việt Thanh
người mang thai trên 2 lần, nhiễm HPV tăng lên 1,7 lần so với dưới 2 lần. Nếu
phụ nữ có số bạn tình trên 4 người, ung thư CTC tăng từ 2 - 8 lần so với chỉ có
QHTD với 1 người [30]. Nghiên cứu của Huynh M.L.D, Raab S.S: Phụ nữ miền
Nam tăng nguy cơ ung thư hơn người ở miền Bắc do phụ nữ miền Nam trong
chiến tranh có quan hệ với nhiều người [31]. Đối với gái mại dâm, là đối tượng
có QHTD với nhiều người, nguy cơ nhiễm HPV rất cao, theo Hoàng Thị Thanh
Huyền ở 281 gái mại dâm tại miền Bắc Việt Nam có tỷ lệ nhiễm HPV là 48,8%
và 67,6% là týp nguy cơ cao, cao nhất là týp HPV52 [32].
Tình trạng sinh đẻ nhiều lần

Phụ nữ sinh nhiều con có ung thư CTC cao hơn người khơng sinh con,
tăng tỷ lệ nhiễm HPV nên theo y văn độc thân là yếu tố bảo vệ phụ nữ khỏi ung
thư CTC [1], [33], [34], [35]. Kết quả của Trịnh Quang Diện và Nguyễn Trọng
Hiếu ghi nhận khi sinh đẻ nhiều góp phần tăng nguy cơ tiền ung thư và ung thư
CTC do có chấn thương CTC trong q trình sinh đẻ, cụ thể tỷ lệ tế bào bất
thường cao ở người sinh nhiều lần, nhất là người có 6 con trở lên, tăng 2,16 lần
so dưới 6 con, nếu có 8 con sẽ tăng 2,84 lần so dưới 3 con; đẻ trên 3 con tăng
gấp 4 lần [36], [37]. Theo Trần Văn Hợp, Vũ Văn Du cho thấy phụ nữ mang thai
trên 3 lần tăng nguy cơ lên 1,54 lần và khi có thai trên 5 lần nguy cơ sẽ tăng 1,89
lần so người mang thai 2 lần, đồng thời, nạo hút thai hoặc sẩy thai cũng tăng dần
từ 1,68 lần khi nạo sẩy thai 3- 4 lần lên 2,94 lần ở người nạo thai trên 5 lần [22].
Khảo sát của Bùi Thị Hồng Nhu cho thấy nguy cơ tăng 4,38 lần ở phụ nữ sinh
trên 5 con [30] và người có thai, nguy cơ ung thư tăng 3,17 lần so chưa mang
thai, có nạo hút thai tăng 1,64 lần, bị sẩy thai tăng 1,37 lần [28]. Kết quả của
Trương Quang Vinh ghi nhận phụ nữ có trên 5 con nguy cơ bị tiền ung thư UTCTC cao hơn người dưới 4 con [38], [39]. Bosch F.X: Nguy cơ nhiễm HPV
tăng gấp 4 lần ở phụ nữ có sinh nhiều lần [34].
Tình trạng suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể
Phụ nữ bị suy giảm miễn dịch rất dễ bị nhiễm HPV, nhất là người có HIV
13


dương tính. Các thai phụ trong thời gian mang thai được xem là đối tượng
thường gặp. Phụ nữ đang điều trị bệnh mạn tính nên phải sử dụng corticoide kéo
dài. Ngồi ra, người cấy ghép mơ - tạng, bệnh nhân bị tiểu đường, ung thư đang
hóa trị, phụ nữ hút thuốc lá (do sự tích tụ nhiều nicotin ở chất nhầy CTC và tình
trạng miễn dịch ở người hút thuốc kém) góp phần giảm hệ thống miễn dịch cơ thể
[20], [40], [41].
Nghiện hút thuốc lá
Hút thuốc lá là yếu tố có nguy cơ gây ung thư CTC tại biểu mơ trụ và có
thể tác dụng ở biểu mơ tuyến CTC, là yếu tố độc lập với nhiễm HPV nhưng có

ảnh hưởng đến sự hình thành tiền ung thư và ung thư CTC [41], [42]. Theo Trần
Thị Lợi: Khi 2 vợ chồng hút thuốc lá có nguy cơ nhiễm HPV tăng 3,5 lần so
khơng hút thuốc [43]. Phân tích của Bosch F.X nguy cơ này tăng lên 2 lần khi có
hút thuốc lá [34]. Theo Marks M: Phụ nữ hút thuốc có tỷ lệ nhiễm HPV tăng
hơn so với khơng có hút thuốc [44]. Nghiên cứu Sierra C.H: Hút thuốc lá nguy
cơ ung thư CTC tăng 2 lần, nếu hút trên 15 năm, tăng hơn nhiều (từ 4 đến 7,7
lần) [45]. Hiện tại, phụ nữ đang hút thuốc lá nguy cơ tăng 1,87 lần nhưng phân
tích của Bosch A.N: Ảnh hưởng của hút thuốc lá với tình trạng nhiễm HPV chưa
rõ ràng [34], [35].
Tình trạng vệ sinh sinh dục kém
Viêm sinh dục kéo dài được xem là yếu tố nguy cơ bị tổn thương CTC
cao [6]. Tình trạng viêm nhiễm CTC, âm đạo kéo dài tăng nguy cơ ung thư
CTC, là do yếu tố lây nhiễm còn tồn tại trong âm đạo, CTC, tạo điều kiện thuận
lợi cho tân sinh trong biểu mô CTC [39], [46], [47]. Tỷ lệ nhiễm HPV tăng lên
khi phụ nữ có viêm CTC (trên 35%) [48] nên tình trạng viêm sinh dục tăng dần
về mức độ tổn thương sẽ góp phần làm gia tăng nguy cơ tiền ung thư và ung thư
CTC [49] nhưng Lê Thị Thanh Hà phụ nữ có tiền sử viêm nhiễm sinh dục chưa
ghi nhận được [21].

14


Sử dụng các phương pháp tránh thai
- Sử dụng dụng cụ tử cung: Đây là yếu tố có thể ảnh hưởng đến tổn

thương tiền ung thư, UTCTC [50]. Kết quả của Cao Minh Chu ghi nhận phụ nữ
sử dụng dụng cụ tử cung có tỷ lệ nhiễm HPV cao hơn so với chưa từng đặt dụng
cụ tử cung [51] nhưng nghiên cứu của Nguyễn Trọng Hiếu có kết quả ngược lại,
tỷ lệ nhiễm HPV thấp hơn ở nhóm đặt dụng cụ tử cung khơng có dây vịng [37].
Theo Đồn Trọng Trung: Dụng cụ tử cung và các phương pháp ngừa thai khác

chưa ghi nhận được nguy cơ gây tổn thương tiền ung thư, UTCTC [28] nhưng
phân tích tổng quan từ các nghiên cứu khác, Burchell A.N cho rằng phụ nữ có
tổn thương CTC khơng nên loại trừ yếu tố này [52].
- Lạm dụng thuốc tránh thai: Phụ nữ đang dùng thuốc tránh thai có liên

quan đến nhiễm HPV và bệnh lý CTC [50]. Theo Lê Thị Thanh Hà: Khi thời
gian sử dụng thuốc tránh thai nhiều năm tăng gấp 2 lần so người dùng dưới 1
năm [21]. Kết quả của Nguyễn Trọng Hiếu có nguy cơ tăng 3,2 lần ở nhóm có
dùng thuốc tránh thai [37]. Phân tích của Bosch F.E: Phụ nữ từng sử dụng thuốc
tránh thai tăng nguy cơ UTCTC là 1,47 lần, thời gian sử dụng càng lâu, nguy cơ
càng tăng, khi sử dụng dưới 5 năm khơng có liên quan nhưng nếu sử dụng từ 5 9 năm tăng 2,72 lần và tăng lên 4,48 lần khi dùng thuốc trên 10 năm [35]. Tương
tự, Burchell A.N cho rằng tình trạng nhiễm HPV có liên quan đến việc sử dụng
thuốc tránh thai [52].
Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục: Đây là yếu tố bảo vệ các
bệnh lây truyền qua đường tình dục nên giúp tránh lây nhiễm HPV [53], [54].
Tham khảo nghiên cứu của Cao Minh Chu phụ nữ sử dụng bao cao su có tỷ lệ
nhiễm HPV thấp nhất [51]. Tương tự, Trần Thị Lợi, Hồ Vân Phúc: Phụ nữ
không sử dụng bao cao su thường xuyên hoặc không sử dụng bao cao su làm
tăng nguy cơ nhiễm HPV lên 2 lần so với dùng bao cao su thường xuyên [43].
1. 3. Các phƣơng pháp phát hiện tổn thƣơng cổ tử cung

15


1.3.1. Phƣơng pháp xét nghiệm tế bào âm đạo - cổ tử cung (ÂĐ –
CTC)
Năm 1928, George Nicolas Papanicolaou, một bác sĩ người Ai Cập, nhận
thấy rằng tế bào ung thư có thể tìm thấy trong dịch âm đạo của những phụ nữ bị
ung thư CTC, ông đã giới thiệu một phương pháp chẩn đoán ung thư mới với
tựa đề là “Phương pháp chẩn đoán ung thư mới” (New Cancer Diagnosis). Năm

1939, tại Hoa Kỳ, Papanicolaou cùng với bác sỹ Herbet Traut, một nhà bệnh học
về phụ khoa đã làm phết tế bào âm đạo cho nhiều bệnh nhân và từ đó chứng
minh khả năng chẩn đốn UTCTC giai đoạn sớm của phương pháp này. Năm
1943, họ công bố những kết quả nghiên cứu của mình trong một bài báo nổi
tiếng “Chẩn đoán ung thư cổ tử cung bằng phiến đồ phết âm đạo” (Diagnosis of
Uterine Cancer by the Vaginal Smear). Từ đó, phương pháp này đã được gọi
theo tên của người khởi xướng ra nó, xét nghiệm PAP. Về sau, J.Ernest Ayre,
bác sĩ người Canada đã sử dụng quẹt Ayre để lấy tế bào trực tiếp từ CTC. Từ
cuối những năm 1940, các phòng xét nghiệm tế bào học được mở ra và phát
triển, phương pháp sàng lọc bằng phiến đồ PAP được mở rộng. Khi
Papanicolaou công bố cuốn sách “Alát tế bào học bong” (Atlas of Exfoliative
Cytology) vào năm 1951, nó đã trở thành kỹ thuật tế bào học (TBH) không chỉ
phát hiện tổn thương âm đạo - cổ tử cung mà còn mở rộng đến hầu hết các tạng.
Từ đó đến nay, phương pháp xét nghiệm PAP đã có nhiều cải tiến để tăng tính
chính xác và hiệu quả và được dùng rộng rãi để tầm soát ung thư CTC trên toàn
thế giới cũng như tại Việt Nam.
1.3.1.1. Phân loại tế bào học
Nguyên tắc chẩn đoán tế bào học ÂĐ-CTC là dựa vào sự biến đổi về hình
thái của tế bào (bao gồm kích thước tế bào, kích thước nhân, tỷ lệ nhân/bào
tương, chất nhiễm sắc, màng nhân, màng bào tương, tính chất bắt màu thuốc
nhuộm, tính kết dính của tế bào, tính chất sừng hóa hay chế nhầy), số lượng và
cách sắp xếp của chúng để xác định hình thái của tổn thương.
16


Một số hình ảnh tế bào học trên phiến đồ được minh họa dưới đây.

Hình 1.7 LSIL. PAP x 250

Hình 1.6. Nhiễm HPV. PAP x 250


Hình 1.8. HSIL. PAP x 400

Hình 1.9. Ung thư biểu mơ vảy. PAP x
250

Kể từ 1953, đã có nhiều phân loại tế bào học CTC được công bố như của
Papanicolaou, Reagan, Richart và hệ Bethesda. Sự tương quan giữa các hệ phân
loại TBH được thể hiện khái quát ở bảng sau:
Bảng 1.1 Phân loại tế bào học

Papanicolaou Reagan (1954) Richart(1966)

Bethesda (1988, 1991,
2001)

(1953)

WHO (1973)

WHO (1988)

P1

Bình thường

Bình thường

Bình thường


P2

Phản ứng viêm

Phản ứng
viêm

Thay đổi tế bào lành tính do
viêm và thay đổi phản ứng

17


Papanicolaou Reagan (1954)
(1953)

Richart
(1966)

Bethesda (1988, 1991,
2001)

WHO (1973)
WHO (1988)

P3

P4

Loạn sản nhẹ,

Loạn sản vừa,
Loạn sản nặng
Ung thư biểu
mô, vảy tại chỗ

P5
UT xâm nhập

CINI
CINII
CINIII

ASCUS, AGUS, LSIL (bao
gồm HPV = Condyloma,
Koilocyte,
loạn
sản
nhẹ/CINI). HSIL (bao gồm
loạn sản vừa và loạn sản
nặng, CINI/CINII)

UTBMV
xâm
nhập,
UTBMT xâm nhập, UTBMT
nội mạc tử cung xâm nhập,
UTBMT ngoài tử cung, UT
UT xâm nhập
khác


Tỷ lệ tiến triển thành UTCTC của các bất thường biểu mô:

15.000 ung thư xâm nhập cổ tử cung
Cứ 20 HSIL có 1 ung thư
Cứ 3,3 LSIL có 1 HSIL

Hình 1.10. Tỷ lệ triến triển thành UTCTC của biểu mô bất thường
1.3.1.2. Giá trị của tế bào học
Phương pháp chẩn đoán tế bào học là xét nghiệm thường qui ở các cơ sở y
tế, nó có vai trị quan trọng trong các chương trình phát hiện bệnh hàng loạt, đặc
18


biệt là phát hiện và chẩn đoán sớm các tổn thương tiền ung thư và UTCTC, đáp
ứng được 5 yêu cầu:
- Đơn giản: Thực hiện dễ dàng, nhanh chóng, có thể làm nhiều lần trên một
bệnh nhân, không gây đau đớn và đảm bảo an tồn.
- Nhạy: Có khả năng chẩn đoán đúng so với giải phẫu bệnh đạt tỷ lệ 85 - 99,8%.
- Đặc hiệu: Đáng tin cậy với tỷ lệ dương tính giả (khơng phải ung thư) là
2%, với âm tính giả (là ung thư) là từ 12 - 15%.
- Có hiệu suất: Áp dụng rộng rãi trong các chương trình phát hiện bệnh
hàng năm cho các loại ung thư ở những vị trí khác nhau.
- Tiết kiệm: Giá cả chi phí cho một xét nghiệm vừa phải, không tốn kém quá mức.
Bằng xét nghiệm tế bào học cho phép đánh giá kết quả điều trị và theo dõi
tiến triển của các tổn thương CTC qua khám bệnh theo định kỳ.
1.3.2. Phƣơng pháp quan sát cổ tử cung với acit acetic
Theo Bộ Y tế: Trong chương trình tầm soát UTCTC, làm tế bào học hàng
loạt là xét nghiệm đã được sử dụng để sàng lọc phát hiện sớm các tổn thương
tiền ung thư nhưng còn nhiều điểm hạn chế khi thực hiện ở các nước đang phát
triển, nơi đang còn thiếu thốn hạ tầng kỹ thuật và nhân lực được huấn luyện.

Trong những năm gần đây người ta đã nghiên cứu và bước đầu đề xuất một
phương pháp bổ sung/thay thế, đó là quan sát cổ tử cung sau bôi acid acetic và
Lugol (Visual Inspection with Acetic acid - VIA, Visual Inspection with Lugol‟s
Iodine -VILI), đây là các phương pháp dễ thực hiện và có nhiều triển vọng trong
việc áp dụng tầm sốt và phịng chống ung thư cổ tử cung theo hướng cộng
đồng.
Phương pháp quan sát cổ tử cung với acid acetic đã được nghiên cứu và đề
xuất như là phương pháp bổ sung/thay thế cho xét nghiệm tế bào học ở những
cơ sở y tế không làm được xét nghiệm này. Dung dịch acid acetic 3-5% gây
19


đơng vón protein tế bào và làm xuất hiện hình ảnh trắng với acid acetic ở vùng
biểu mô bất thường.
Cách thăm khám:
1.3.2.1. Cơng tác chuẩn bị
- Xà phịng và nước rửa tay;
- Nguồn sáng để khám và quan sát cổ tử cung (đèn gù hội tụ hoặc đèn pin);
- Bàn khám được phủ bằng giấy sạch hay vải;
- Một mỏ vịt được tiệt khuẩn mức độ cao;
- Găng tay khám dùng 1 lần hoặc găng khám tiệt khuẩn mức độ cao;
- Tăm bông; bông cục;
- Dung dịch acid acetic 3- 5%;
- Dung dịch Lugol 5%;
- Dung dịch chlorine 0,5% để khử khuẩn dụng cụ và găng;
- Phiếu ghi nhận;
- Bệnh nhân nằm tư thế phụ khoa trên bàn khám.
1.3.2.2. Chỉ định và kỹ thuật thực hiện VIA
- Chỉ định:
VIA được chỉ định cho tất cả các đối tượng thỏa mãn điều kiện:

+ Phụ nữ đã có quan hệ tình dục;
+ Có thể quan sát được tồn bộ vùng chuyển tiếp.
Các đối tượng không đảm bảo các điều kiện trên cần được giới thiệu đến cơ
sở có thể xét nghiệm tế bào cổ tử cung và/hoặc xét nghiệm HPV.
- Kỹ thuật:
Bước 1. Giải thích về các bước tiến hành và ý nghĩa của các kết quả.
20


Bước 2. Đặt mỏ vịt, bộc lộ cổ tử cung.
Bước 3. Điều chỉnh nguồn sáng để đảm bảo quan sát tối ưu cổ tử cung.
Bước 4. Sử dụng một tăm bơng hoặc cục bơng để chùi sạch các khí hư, máu
hoặc chất chầy trên cổ tử cung.
Bước 5. Quan sát cổ tử cung, xác định ranh giới vảy - trụ, vùng chuyển tiếp
và các vùng lân cận.
Bước 6. Dùng tăm bông tẩm dung dịch acid acetic 3-5%, áp lên lên bề mặt
cổ tử cung và chờ đủ 1 phút (dùng đồng hồ có kim giây); quan sát mọi thay đổi
xuất hiện trên cổ tử cung, đặc biệt chú ý đến các bất thường nằm trong vùng
chuyển tiếp, sát ranh giới vảy - trụ.
Bước 7. Quan sát kỹ vùng chuyển tiếp. Cần ghi nhận đặc điểm dễ chảy
máu. Tìm kiếm các mảng có màu trắng gờ lên hoặc dày rõ.
Bước 8. Dùng một tăm bông hoặc cục bông thấm sạch dung dịch acid cịn
sót lại khỏi bề mặt cổ tử cung và âm đạo.
Bước 9. Nhẹ nhàng lấy mỏ vịt ra.
Bước 10. Trao đổi với khách hàng về kết quả và hướng xử trí tiếp theo.
Ghi chép các quan sát và kết quả của test. Vẽ sơ đồ các hình ảnh bất thường phát
hiện được.
1.3.3. Phƣơng pháp soi cổ tử cung
Đây là phương pháp dùng dụng cụ quang học phóng to với luồng ánh sáng
mạnh để đánh giá lớp biểu mô ÂĐ - CTC của bác sĩ người Đức Hinselman. Soi

CTC cho phép đánh giá lớp biểu mơ ÂĐ-CTC bình thường hoặc phát hiện được
các tổn thương viêm, các tổn thương lành tính, các tổn thương tiền ung thư và
ung thư CTC. Soi CTC giúp xác định vị trí tổn thương để làm sinh thiết và cho
kết quả giải phẫu bệnh lý chính xác [46].
1.3.3.1. Phân loại hình ảnh soi cổ tử cung
21


Theo Liên đoàn ung thư Quốc tế về soi CTC và bệnh học CTC (2003):
- Kết quả soi CTC bình thường
+ Bình thường
+ Viêm, lộ tuyến
- Kết quả soi CTC bất thường
+ Vết trắng ẩn

+Vết trắng

+ Chấm đáy

+ Lát đá

+ Vùng lt trợt

+ Dạng mạch máu khơng điển hình

- Nghi ngờ ung thư biểu mô xâm nhập qua soi CTC
- Kết quả soi CTC không thỏa đáng
+ Không thể thấy được

+ Viêm nặng hoặc


vùng chuyển tiếp

teo nặng

+ Không thể
thấy CTC

- Những kết quả soi CTC khác:
+ Bề mặt có vi nhú không vết trắng ẩn

+ Condylome sùi

+ Viêm

+ Tổn thương khác

+ Loét

+ Teo

Hình 1.11. Vùng tổn Hình 1.12. Tổn thương Hình 1.13. Hình ảnh tế
bào HSIL của bệnh
thương CTC sau bôi CIN II trên soi CTC
nhân
acid axetic 3%
22


1.3.3.2. Giá trị của phương pháp soi cổ tử cung

Chỉ cần soi CTC mà khơng cần làm xét nghiệm gì khác cũng chẩn đốn
xác định được là CTC hồn tồn bình thường hay có những tổn thương lành tính
có thể điều trị ngay được (các loại viêm, lộ tuyến và các tổn thương loạn
dưỡng). Soi CTC giúp ta phát hiện các tổn thương tiền ung thư, khu trú các tổn
thương đó để có thể sinh thiết đúng chỗ giúp cho chẩn đốn tổ chức học được
xác định chính xác hơn [46].
1.3.4. Sinh thiết cổ tử cung - xét nghiệm mô bệnh học
1.3.4.1. Sinh thiết cổ tử cung
Sau khi soi CTC và xác định có tổn thương nghi ngờ hoặc có kết quả tế
bào khơng bình thường, sinh thiết CTC là cần thiết. Dùng kìm sinh thiết cắt hai
mảnh, một mảnh ở ranh giới biểu mô vảy và biểu mô trụ, một mảnh ở chính
giữa tổn thương [55], [56]. Sinh thiết CTC dưới sự hướng dẫn của soi CTC, ở
những vùng nghi ngờ nhất. Có thể phải sinh thiết nhiều mảnh ở nhiều vị trí nếu
cần thiết, thơng thường để sinh thiết người ta dùng kìm sinh thiết, nhưng khi lỗ
ngồi CTC hẹp, hoặc khi nghi ngờ tổn thương trong ống cổ tử cung thì dùng thìa
Keruokian nạo sinh thiết. Khi các tổn thương nằm hồn tồn trong CTC →
Kht chóp CTC với mục đích chẩn đốn là cần thiết. Mảnh sinh thiết đem cố
định trong dung dịch formol 10% và mảnh sinh thiết có đủ bề dày (bao gồm cả
tổ chức lành) nhờ đó có thể xác định sự lan tràn của tổn thương loạn sản so với
màng đáy.
1.3.4.2. Phân loại mơ bệnh học của WHO năm 2003
Đã có nhiều phân loại mô học các u CTC như của Reagan, Reachard, của
WHO vào các năm 1973, 1993 và lần gần đây nhất là vào năm 2003. Hiện nay,
tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng theo phân loại cập nhật của WHO năm
2003, theo đó các u biểu mơ cổ tử cung được chia thành các nhóm sau:
+ Ung thư biểu mô tế bào vẩy không thể định rõ khác được
23


+ Ung thư biểu mô tế bào vẩy mới xâm nhập (vi xâm nhập)

+ Tân sản nội biểu mô vẩy
+ Các tổn thương tế bào vẩy lành tính
+ Ung thư biểu mô tuyến
+ Ung thư biểu mô tuyến mới xâm nhập
+ Ung thư biểu mô tuyến tại chỗ
+ Loạn sản tuyến
+ Các tổn thương tuyến lành tính
+ Các u biểu mơ khác.
1.3.4.3. Giá trị chẩn đốn mơ bệnh học
Chẩn đốn mô bệnh học (MBH) được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn
đốn ung thư nói chung, ung thư CTC nói riêng, nó khơng chỉ có giá trị là xác
định lại chẩn đốn của tế bào học mà cịn đánh giá kết quả của soi CTC. Tỷ lệ
chẩn đốn chính xác của xét nghiệm mơ bệnh học có thể đạt tới 95% nếu lấy
mẫu đúng và đủ.

24


Hình ảnh 1.14. Hình ảnh mơ bệnh học và tế bào học cổ tử cung
1.4. Điều trị tổn thƣơng cổ tử cung
Trong lĩnh vực phụ khoa đã áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để
điều trị các tổn thương CTC, mỗi phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm
nhất định, vì vậy cũng đem lại kết quả khác nhau. Việc áp dụng phương pháp
nào còn tùy thuộc vào điều kiện thực tế của người bệnh, cơ sở y tế...
1.4.1. Phƣơng pháp đặt thuốc âm đạo [57]
Viêm do vi khuẩn:
Điều trị: thụt âm đạo axít axetic 1%
Metronidazol 1g/ngày x 7 ngày, hoặc uống liều duy nhất 2g. Đặt
Metronidazol mỗi tối 1v x 2 tuần. Tái phát có thể dùng 2 đợt.
Viêm âm đạo do Trichomonas:

Điều trị: cả vợ và chồng: Metronidazol 1g/ngày x 7 ngày.
25


×