Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Bản chất của cách mạng màu sắc ở không gian hậu xô viết công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.61 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: LỊCH SỬ

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP
TRƯỜNG NĂM 2010

Tên cơng trình:

BẢN CHẤT CỦA CÁCH MẠNG MÀU SẮC Ở KHƠNG GIAN
HẬU XÔ VIẾT

Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Hà Trang
Thành viên: Đào Thị Tú Uyên
Trần Quang Hải
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Dung


Table of Contents
DẪN LUẬN ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA
“KHÔNG GIAN HẬU XÔ VIẾT” SAU CHIẾN TRANH LẠNH ...................... 3
1.1 Sự hình thành không gian Hậu Xô Viết sau chiến tranh lạnh ................... 3
1.2 Cộng đồng các quốc gia độc lập thống nhất và mâu thuẫn ........................ 8
CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC .............................. 22
2.1 Khái niệm.................................................................................................... 22
2.2 Các cuộc cách mạng màu sắc tiêu biểu...................................................... 22
2.3 Ảnh hưởng của cách mạng màu sắc .......................................................... 33
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GỢI Ý CHO TRƯỜNG HỢP VIỆT NAM .................. 51
3.1 Đặc điểm ..................................................................................................... 51


3.2 Chiến lược và thủ đoạn “cách mạng màu sắc” của các lực lượng đối lập 53
3.3 Một số giải pháp cần thiết .......................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 61
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 68


1

DẪN LUẬN

Lí do chọn đề tài
Đề tài “Bản chất của cách mạng màu sắc ở không gian hậu Xô Viết” khơng
hẳn là một đề tài mới. Vì sự thành lập cộng đồng SNG đã là một đề tài được nghiên
cứu vời nhiều góc độ và quy mơ khác nhau. Cộng đồng SNG ra đời trong một bối
cảnh đặc biệt vào cuối những năm 80 đầu những năm 90 của thế kỉ XX, chính vì vậy
cộng đồng SNG nhận được nhiều sự quan tâm của các học giả và lôi cuốn cả những
sinh viên chuyên ngành lịch sử thế giới.
SNG vốn được xem là không gian ảnh hưởng truyền thống, là sân sau của
Nga, hiện nay lại nổi cộm lên vấn đề cách mạng màu sắc, điều đó ít nhiều ảnh
hưởng đến vị thế của Nga trên trường quốc tế. Với cục diện chính trị thế giới đang
chuyển dần sang hướng đa cực như hiện nay, đây là vấn đề không chỉ đòi hỏi sự
quan tâm của các học giả, các nhà chính trị Nga mà cịn thu hút sự quan tâm của
nhiều học giả trên thế giới.
Mặt khác, tìm hiểu về bản chất của cách mạng màu sắc nhằm làm rõ lực
lượng thực sự phát động cũng như hưởng được lợi ích từ cuộc cách mạng, đây là đề
tài cần thiết nhằm nghiên cứu cạnh tranh giữa Nga và các lực lượng đối lập đứng
đầu là Mỹ. Điều này góp phần càng làm rõ cục diện chính trị thế giới hiện nay.
Chọn đề tài này cũng nhằm mục đích tìm ra một số kinh nghiệm cho trường
hợp Việt Nam trong vấn đề giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phịng chống diễn
biến hồ bình.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về SNG trên nhiều lĩnh vực, mối quan hệ
Nga – Mỹ từ sau chiến tranh lạnh đến nay cũng như sự cạnh tranh Nga - Mỹ. Riêng


2

vấn đề cách mạng màu sắc, các cuộc cách mạng này thực sự trở thành hiện tượng
chỉ từ đầu thế kỉ XX và thực sự nổi cộm từ 2003. Do đó, về mức độ, đề tài này vẫn
chưa được tìm hiểu một cách đầy đủ.
Đối với Việt Nam, đề tài này chỉ mới được nghiên cứu dừng lại ở một số bài
báo, bài viết tạp chí (tạp chí các vấn đề nghiên cứu quốc tế, tập san tạp chí cộng
sản,…), tài liệu của thông tấn xã,… Các bài viết này cịn khá rời rạc.
Đây là cơng trình hệ thống một cách đáng kể thông tin về cách mạng màu
sắc, cũng như bước đầu nghiên cứu nhằm làm rõ bản chất “cách mạng” cũng như
“màu” của cách mạng màu sắc.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên 2 phương pháp chủ yếu là phương pháp lịch sử và
phương pháp logic. Ngồi ra cịn sử dụng thêm phương pháp tổng hợp, phân tích,…
Những đóng góp của đề tài
Tìm hiểu Bản chất của cách mạng màu sắc là một đề tài có tính thực tiễn cao.
Bước đầu có thể thấy được bản chất của các cuộc cách mạng, tạo cơ sở cho người
tiếp nhận thơng tin về các cuộc cách mạng có cách nhìn đúng đắn. Từ đó mỗi quốc
gia có thể so sánh với tình hình chính trị của mình, với Việt Nam thì điều này cần
thiết nhằm nhận ra diễn biến hồ bình. Ngồi ra, đề tài góp phần hệ thống nguồn tư
liệu còn rời rạc về các cuộc cách mạng này.


3


CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA
“KHÔNG GIAN HẬU XÔ VIẾT” SAU CHIẾN TRANH LẠNH

1.1 Sự hình thành khơng gian Hậu Xơ Viết sau chiến tranh lạnh
1.1.1 Liên Xơ bước vào giai đoạn trì trệ
Sau những thành quả đạt được từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai và trong
chiến tranh lạnh, Liên Xô đã bước vào giai đoạn trì trệ. Năm 1964, Hội nghị bất
thường của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã bãi nhiệm Bí thư thứ nhất
Khrushchov và đưa Leonid Ilyich Brezhnev vào cương vị Bí thư thứ nhất (từ ngày 8
tháng 4 năm 1966 gọi là Tổng Bí thư). Thời gian từ năm 1965 đến 1985 chủ yếu
dưới quyền Brezhnev thường được gọi đơn giản là thời kỳ "trì trệ" mặc dù thật ra
"trì trệ" chỉ thực sự trầm trọng vào 10 năm cuối của Brezhnev và khái niệm này có
tính tương đối.
Thời kỳ này là thời kỳ mà những mâu thuẫn của xã hội Liên Xơ đã chín muồi và
phát tác gây những hệ quả xấu cho nền kinh tế và đời sống tâm lý, chính trị, xã hội
của nhân dân. Trong kinh tế, nền sản xuất duy trì theo phương thức kế hoạch hóa và
bao cấp khơng tạo được kích thích quyền lợi của người sản xuất nên kỷ luật lao
động suy giảm, năng suất tăng kém. Việc trả lương theo mức chỉ tiêu kế hoạch và kế
hoạch hóa theo sản lượng thậm chí kéo lùi việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật:
sản phẩm chế tạo ra càng đắt, càng nhiều nguyên liệu thì càng nhanh hoàn thành và
vượt chỉ tiêu kế hoạch sản lượng và càng có lợi cho người sản xuất, nên hàng hóa
của Liên xơ nhanh chóng thụt lùi về chất lượng, mẫu mã và tính cạnh tranh so với
các nước phương Tây và nền kinh tế khơng được khuyến khích chuyển sang phát
triển theo chiều sâu. Kinh tế dựa nhiều vào khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên
nhiên dẫn đến tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường gia tăng. Kết quả là hàng


4

hóa trong thị trường nội địa ln thừa thãi nhưng tồn là các sản phẩm khó tiêu thụ

và đồng thời ln khan hiếm hàng hóa có giá trị, làm nảy nở đầu cơ, tích trữ và các
loại kinh tế ngầm bất hợp pháp. Thời kỳ này Liên Xô tiếp tục lao vào lập kế hoạch
và triển khai các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ mang tính phơ
trương nhưng sau này thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế kém, nặng về ý nghĩa tuyên
truyền hình thức... Cũng chính vì khơng có động lực kinh tế nên dù là đất đai rộng
lớn, phì nhiêu mà sản xuất nông nghiệp sa sút không đáp ứng được nhu cầu xã hội,
càng ngày vấn đề nông nghiệp càng trầm trọng, đến cuối thời Brezhnev thì đã thật
sự nóng bỏng.
Tâm lý dân chúng chán nản trở nên thờ ơ đối với các chính sách của Đảng và
chính phủ. Hơn nữa hệ thống cán bộ của Đảng và nhà nước – bộ máy theo chỉ định
đang trở thành tầng lớp bất bình đẳng mới ít chịu sự giám sát của nhân dân mà như
sau này Mikhail Sergeyevich Gorbachov đã từng gọi là các vị "cường hào mới" gây
bất bình lớn trong xã hội tạo tham nhũng lạm dụng chức vị và làm suy thoái đạo đức
xã hội.
Đây là thời kỳ Liên Xô chạy đua vũ trang và chạy đua vũ trụ với cường độ cao
và coi ưu thế quân sự và vũ trụ so với Hoa Kỳ như một minh chứng của tính ưu việt
của chủ nghĩa xã hội và đã có lúc Phương Tây cho rằng Liên Xơ đã phá vỡ thế cân
bằng chiến lược. Thời kỳ này đối đầu giữa hai phe khá căng thẳng nhưng cả hai bên
đều có ý thức kiềm chế trong phạm vi an tồn. Trong thời gian này Liên Xô giúp đỡ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại Quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt
Nam. Cuộc chạy đua vũ trang và vũ trụ càng làm trầm trọng thêm những điểm yếu
của nền kinh tế Xô viết và sau này nhiều người Nga cho đó là ngun nhân để Liên
Xơ sụp đổ.
Trong nội bộ Liên Xô các mâu thuẫn dân tộc càng ngày càng sâu sắc tuy được
chính quyền dấu kín nhưng ở nhiều nước Cộng hòa (đặc biệt là ở ba nước cộng hòa
Baltic – điểm đầu của sự phân rã Liên Xô sau này) dân địa phương không che dấu


5


thái độ căm ghét người Nga, và xuất hiện rất nhiều căng thẳng giữa các dân tộc giữa
các nước Cộng hòa và trong nội bộ từng nước. Và trong nội bộ các nước cộng sản
Đơng Âu tình cảm chống Liên Xô cũng được bộc lộ công khai. Năm 1968 Quân đội
Xô viết đã phải can thiệp để ngăn cản Tiệp Khắc thoát khỏi tầm ảnh hưởng của chủ
nghĩa xã hội và điều này càng làm gia tăng tinh thần bài Nga, bài Xô Viết trong dân
chúng các nước Đông Âu, họ coi Liên Xơ là lực lượng chiếm đóng kìm hãm sự phát
triển của dân tộc mình. Việc Liên Xơ đem quân chiếm đóng Afghanistan (1979) và
sa lầy tại đây lại càng làm nước này mất uy tín quốc tế.
Chính quyền Xơ Viết đã có cố gắng cải cách mà điển hình nhất là cố gắng cải
cách kinh tế của thủ tướng Aleksei Nikolayevich Kosygin nhưng vì nhiều lý do của
hệ thống mà đã không thu được kết quả. Các mâu thuẫn càng ngày càng tích tụ và
đến giữa những năm 1980 thì xã hội Xơ viết đã ở tình trạng cần có một cải cách cơ
bản sâu rộng.
1.1.2 Cải tổ và sự sụp đổ của Liên Xơ hình thành không gian Hậu Xô Viết
Sau những thất bại và hao tốn tiền của, Quân đội Xô viết buộc phải rút lui khỏi
Afghanistan năm 1988
Năm 1985 Tổng bí thư mới được bầu, Mikhail Sergeyevich Gorbachov, và
những người cùng chí hướng như Aleksandr Nikolayevich Yakovlev bắt đầu tiến
hành chính sách cải tổ và cơng khai hóa để giải phóng các tiềm năng chưa được khai
thác của xã hội. Cải tổ tìm cách nới lỏng sự kiểm soát tập trung của Đảng và nhà
nước trong một số lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, tự do hóa ngơn luận, bầu cử
cạnh tranh và tiến đến loại bỏ sự can thiệp của các cơ cấu đảng vào kinh tế và một
số mặt của đời sống chính trị xã hội. Nhưng những nỗ lực cải cách đã không thu
được kết quả như mong đợi. Khi sự tích cực của dân chúng dâng cao thì khủng
hoảng xuất hiện và trở nên sâu sắc: các tổ chức và trào lưu dân tộc chủ nghĩa xuất
hiện ngày càng nhiều và càng có xu hướng chống Xơ viết đòi độc lập. Tốc độ và quy


6


mô của các sự kiện làm những người chủ xướng cải cách khơng cịn kiểm sốt được
tình hình và bị cuốn theo các sự kiện. Các thành quả kinh tế thì cịn rất nhỏ bé mà
khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng: các lực lượng đòi ly khai dần dần nắm
các vị trí lãnh đạo của các Nước Cộng hòa và ra các tuyên bố về chủ quyền của
Nước Cộng hòa. Xung đột sắc tộc trở nên phức tạp có đổ máu thậm chí có nơi chính
quyền các Nước Cộng hòa lãnh đạo cuộc xung đột với các Nước Cộng hòa lân cận.
Mâu thuẫn dân tộc cực kỳ lớn trong lịng Liên Xơ trước đây vẫn bị dấu kín nay đã
bộc lộ và tiến triển khơng thể kiểm sốt được. Một khi tình hình hỗn loạn thì các
mối liên hệ kinh tế giữa các vùng miền và các nước cộng hịa cũng bị gián đoạn làm
tình hình kinh tế trở nên nguy ngập, tình hình xã hội trở nên hỗn loạn. Các đảng viên
cộng sản phân ly và mất hồn tồn sự kiểm sốt và kỷ luật của Đảng và trở thành
các lực lượng quốc gia dân tộc chủ nghĩa. Ngay Xơ viết Tối cao Nga, nước cộng hịa
trụ cột của Liên Xô, cũng ra nghị quyết đặt luật pháp nước cộng hịa cao hơn hiến
pháp Liên Xơ, quyền lực của nhà nước Liên Xơ dần trở thành hình thức.
Ngày 19 tháng 8 năm 1991 một số nhà lãnh đạo theo đường lối cứng rắn (Chủ
tịch Quốc hội Lukyanov, Chủ nhiệm KGB Kryuchkov, Phó Tổng thống Yanaev,
Thủ tướng Pavlov) với lý do khôi phục sự thống nhất của Liên bang Xơ viết tiến
hành đảo chính, lập Uỷ ban nhà nước về tình trạng khẩn cấp, tước bỏ quyền lực của
Tổng thống Liên Xô Gorbachov và đưa quân đội vào thủ đơ. Nhưng lực lượng đảo
chính khơng đạt được sự ủng hộ của dân chúng và quân đội, đảo chính càng làm
tăng thêm mâu thuẫn giữa các nước cộng hòa và các thế lực chính trị lãnh đạo các
khu vực. Chỉ qua 2 ngày (21 tháng 8) Bộ trưởng Quốc phịng, Ngun sối Yazov ra
lệnh rút qn khỏi Moskva, đảo chính thất bại. Trong việc đánh bại đảo chính có vai
trò nổi bật của Tổng thống Liên bang Nga Boris Yeltsin, người đã hiệu triệu dân
chúng bảo vệ Nhà Trắng, trụ sở chính phủ Nga. Thực ra chính CIA đã thông báo
trước cho Boris Yeltsin biết trước về những kế hoạch quan trọng của phe đối lập,
giúp ông ta giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với Uỷ ban nhà nước về tình trạng


7


khẩn cấp do CIA đã đặt máy nghe trộm ngay dưới chân điện Kremli. Đích thân tổng
thống Mỹ George Bush (cha) và thủ tướng Anh là John Major đã gọi điện báo trước
về âm mưu đảo chính và thúc giục Yeltsin phải có hành động nhằm tranh thủ sự
đồng tình và nắm chắc quân đội.
Ngày 8.12.1991, tại thủ đô Minsk của Belarus, nước này cùng với Nga và
Ukraine ký Hiệp định giải thể Liên Xô và thành lập "Cộng đồng các quốc gia độc
lập", gọi tắt theo tiếng Nga là SNG. Trên lãnh thổ của Liên Xô (cũ) lần lượt ra đời
15 quốc gia độc lập sau đây:
CH Armenia: ngày độc lập 21.9.1991, thủ đô là Erevan.
CH Azerbaijan: ngày độc lập 30.8.1991, thủ đô Baku.
CH Belarus: ngày độc lập 25.8.1991, thủ đô Minsk.
CH Kazakstan: ngày độc lập 25.10.1991, thủ đô Astana.
CH Estonia: ngày độc lập 20.8.1991, thủ đô Tallinn.
CH Georgia: ngày độc lập 26.5.1991, thủ đô Tbilisi.
CH Kyrgyzstan: ngày độc lập 31.8.1991, thủ đô Bishkek.
CH Latvia: ngày độc lập 4.5.1990, thủ đô Riga.
CH Lithuania: ngày độc lập 11.3.1990, thủ đô Vilnius.
CH Moldova: ngày độc lập 27.8.1991, thủ đô Kichinev.
Liên bang Nga (Russian Federation): Từ sau Cách mạng Tháng Mười năm
1917 và thành lập Liên Xô (30.12.1922) cho đến ngày 8.12.1991, Nga là một CH
Xô Viết trong Liên Xô, thủ đô Moskva.
CH Tjikistan: ngày độc lập 9.9.1991, thủ đô Dushanbe.
CH Turkmenistan: ngày độc lập 27.10.1991, thủ đô Ashgabat.


8

CH Ukraine: ngày độc lập 24.8.1991, thủ đô Kiev.
CH Uzebekistan: ngày độc lập 1.9.1991, thủ đô Tachkent.

Từ đây, xuất hiện “không gian Hậu Xô Viết” để chỉ chung cho các quốc gia tách
ra từ Liên bang Xô viết (trừ Nga).
1.2 Cộng đồng các quốc gia độc lập thống nhất và mâu thuẫn
Cộng đồng các quốc gia độc lập ra đời trong bối cảnh quốc tế hết sức đặc biệt, đó
là sự sụp đổ của các nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Liên Xô và sự giải thể
của khối SEV. Vào cuối những năm 80, đầu những năm 90 của thế kỷ XX, do khủng
hoảng kinh tế, chính trị xã hội sâu sắc ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu đã
dẫn đến sự sụp đổ chính trị ở các nước này. Sau khi thay đổi chế độ chính trị, hầu
hết các nước Đơng Âu đều tiến hành công cuộc cải cách chuyển sang kinh tế thị
trường và mục tiêu chiến lược là Hội nhập vào Liên minh châu Âu. Ở Liên Xô, vào
những năm 80 của thế kỷ của thế kỷ XX đã xuất hiện rất nhiều khó khăn nảy sinh
trong nền kinh tế và cơ chế quản lý theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung. Công cuộc
cải tổ được bắt đầu vào năm 1985 nhằm đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh
tế ngày càng sâu sắc nhưng trên thực tế tình hình khơng được giải quyết mà cịn làm
khủng hoảng trầm trọng hơn. Năm 1991, những mâu thuẫn kinh tế và chính trị đã
đạt đến đỉnh cao và cuối cùng chế độ Xơ Viết đã hồn tồn sụp đổ vào cuối năm
này. Ngay trong thời gian khủng hoảng, các nước Cộng hòa thuộc Liên Xơ đã có ý
định hợp tác với nhau trên cơ sở mớ của các quốc gia có chủ quyền. Trong bối cảnh
như vậy, vào cuối năm 1991 khối SEV, tổ chức hợp tác các nước xã hội chủ nghĩa,
cũng bị giải thể. Như vậy, SNG ra đời trong sự sụp đổ của Liên Xô và trong bối
cảnh các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ũng bj sụp đổ và khối SEV giải thể. Tình
hình đó tác động rất phức tạp đến sự phát triển của các nước thành viên, đó là:
+ Quan hệ giữa các nước thành trước khi ra đời là quan hệ giữa các bộ phận cấu
thành trong một nền kinh tế thống nhất nay phải tách ra thành những bộ phận độc


9

lập do vậy không tránh khỏi sự mất cân đối ở mức độ khác nhau trong các nền kinh
tế thành viên.

+ Hợp tác trước kia của các nước được tập trung chủ yếu trong khối SEV, theo
cơ chế riêng. Khi khối này giải thể buộc các nước phải thay đổi cơ chế hợp tác và
xác lập lại quan hệ hợp tác với các đối tác mới trong bối cảnh mới.
+ Hầu hết các nước Đông Âu, thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế trước kia,
về đối ngoại đều thực hiện chiến lược gia nhập EU nên không chú ý quan hệ với các
nước này.
Toàn bộ lãnh thổ của các quốc gia thuộc SNG nằm gọn trong diện tích Liên bang
Xô Viết trước kia và đây vốn là vùng kinh tế tự cung tự cấp, hầy như đóng cửa với
thế giới bên ngoài. Số liệu thống kê cho biết nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ
bản của thế giới tập trung ở đất Liên Xơ, vì vậy đây được coi là “khu vựa dự trữ của
thế giới”. Hiện nay, dân số SNG vào khoảng 300 triệu người, sản xuất khoảng 10%
sản lượng công nghiệp của thế giới. Liên Xô giải thể, tâm lý dân tộc trỗi dậy cộng
với sự cải biến các nước Cộng hồ Xơ Viết cũ thành cá quốc gia độc lập đã tạo
mảnh đất cho quan điểm “tách rời nhau, không thể cùng nhau” nổi lên. Trở thành
các quốc gia độc lập, các nước cộng hồ Xơ Viết trước kia tưởng rằng có thể độc lập
xây dựng và phát triển nhanh nền kinh tế quốc gia trong một thế giời khơng cịn bị
chia cắt bởi hệ tư tưởng và chế độ chình trị. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó,
thực tiễn đã cho thấy ván đề không đơn giản như vậy. Nề kinh tế quốc dân thống
nhất của Liên Xơ bị cắt đứt từng mắt xích đã làm cho các nước cộng hoà non trẻ này
mất chỗ dựa, mất phương hướng rồi lâm vào khủng hoảng. Không ai muốn khôi
phục Liên xô nhưng mong muốn tái liên kết giữa các nước Cộng hoà với nhau đã trở
thành xu thế ngày càng gia tăng bởi thực tế “hậu Xơ Viết” đã cho các nước cộng hồ
non tẻ này thấy rằng, họ cần phải liên kết lại mới có thể thúc đẩy phát triển kinh tế
và đưa đất nước hồ nhập vào nền kinh tế tồn cầu. Vì thế, vào giữa thập kỷ 1990,
quan điểm “phải cùng nhau” chiếm ưu thế làm hình thành giai đoạn mà những sang


10

kiến mang tính xây dựng quan trọng nhất về SNG xuất hiện. Chẳng hạn như các đề

xuất về Hiệp ước Liên minh kinh tế, Hiệp ước về khu vực mậu dịch tự do, Hiệp ước
về thành lập Liên minh thuế quan… Trong bối cảnh đó, các nước đã ký các hiệp
định hợp tác song phương hay đa phương với nhau.
Hiệp ước thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập được nhà lãnh đạo 3 nước là
Nga, Belarus, Uraina ký ngày 8 tháng 12 năm 1991, Minsk. Hiệp ước đã xác nhận:
“Liên bang Xô viết như một chủ thể phap lý và địa chính trị quốc tế đã hồn tồn kết
thúc sự tồn tại của mình” và tuyên bố thành lập thể chế liên kết mới là “Cộng đồng
các quốc gia độc lập”. Hiệp ước cũng tuyên bố SNG là Cộng đồng mở cho tất cả các
nước thuộc Liên bang Xô Viết trước kia cũng như cho các nước khác chia sẻ mục
tiêu và nguyên tắc của Cộng đồng.
Bản Hiệp ước đã xác định những lĩnh vực hợp tác, thực hiện trên cơ sở bình
quyền, thơng qua quy chế chung của Cộng đồng trong đó hợp tác xây dựng và phát
triển không gian kinh tế, thị trường Âu – Á và chin sách thuế quan thống nhất đóng
vai trị nền tảng. Ngoài ra, các nước cũng thỏa thuận bất kỳ bên nào cũng có quyền
tạm hỗn hiệu lực của Hiệp ước hoặc một phần của hiệp ước.
Hiệp định về thành lập liên minh kinh tế được ký ngày 24 tháng 9 năm 1993 tại
Moscow, với mục tiêu làm cho liên kết kinh tế của Cộng đồng sâu sắc hơn và cùng
nhau phối hợp cải cách kinh tế, xây dựng Liên minh thuế quan, thị trường chung và
Liên minh tiền tệ. Hiệp định này được thể hiện trong việc xây dựng khu vực mậu
dịch tự do nhằm tiến tới mối quan hệ kinh tế cân bằng và cùng có lợi. hiệp định
được xây dựng dựa trên những nguyên tắc và tiêu chuẩn của Hiệp định GATT và
các điều ước kinh tế quốc tế khác. Tuy nhiên, hiệp định này chỉ được một số quốc
quốc gia SNG phê chuẩn.
Hiệp định về thành lập khu vực mậu dịch tự do được kí kết tại Moscow, ngày 15
thág 4 năm 1994. Mục tiêu của Hiệp định này la bảo đảm cho việc thực hiện liên kết


11

trong việc giải quyết các công việc cụ thể trong Cộng đồng như lạoi bỏ thuế quan và

hàng rào thương mại khác, xây dựng hệ thống thanh, quyết toán hiệu quả cho các
hoạt động thương mại, hợp tác trong chính sách kinh tế thương mại, giúp đỡ các
giao dịch thương mại, hợp tác khoa học - kỹ thuật. Nhằm hỗ trợ thương mại trong
khu vực SNG, Hiệp định về liên kết thanh toán và kế hoạch phát triển liên kết trong
tương lai của SNG đã được ký kết tại Moscow, ngày 21 tháng 10 năm 1994 với mục
tiêu là đảm bảo khơng làm gián đoạn thanh tốn, trao đổi tỷ giá ngoại tệ và xây dựng
hệ thống quyết toán.
Hiệp định về hợp tác đầu tư được các nguyên thủ quốc gia các nước thành viên
SNG thông qua ngày 24 tháng 12 năm 1993 với mục tiêu thành lập không gian đầu
tư an tồn, có khả năng thu hút các nhà đầu tư bỏ vốn vào SNG.
Như vậy, những hiệp định ban đầu trên đây xác định khung pháp lý trong quan
hệ hợp tác kinh tế của các quốc gia thành viên SNG, khẳng định momg muốn phát
triển quan hệ hợp tác kinh tế lên một tầm cao mới tạo lập không gian kinh tế thống
nhất giữa các thành viên.
1.2.1 Các giai đoạn phát triển của Cộng đồng các quốc gia độc lập
1.2.1.1 Giai đọan 1992 - 1999
Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng ở Nga và các nước SNG khác trong khi
cơ chế hoạt động của SNG còn lỏng lẻo. Đặc biệt là sự kiện khu vực sử dụng đồng
Rúp tan rã năm 1993 và các qúc gia độc lập phát hành đồng tiền mới của riêng mình.
Tình hình đó gây ra hậu quả phá vỡ sự thống nhất kinh tế, làm hệ thống thanh toán ở
SNG trở nên phức tạp, các đồng tiền mới không đáp ứng đươc quá trình chuyển đổi
của nền kinh tế các nước, mặc dù tất cả các nước thành viên đều đã tiến hành cải
cách thể chế và chuyển sang cơ chế thị trường. Do đó, ở thời kỳ ban đầu, sự đổ vỡ
của nền kinh tế Xô viết thống nhất và sự non yếu của quan hệ liên kết SNG đã làm
đảo lộn các yếu tố tăng trưởng kinh tế cơ bản như nguồn nhân lực, nguyên liệu, tài


12

chính, mức độ phát triển cơng nghệ … khiến cho hầu hết các nước thành viên SNG

so với năm 1991 chỉ bằng một nửa, nông nghiệp giảm hơn 3 lần, đầu tư cơ bản giảm
2/3, vận tải hàng hoá giảm ¾. Trao đổi thương mại giữa các nước SNG với nhau
trong giai đoạn này có xu hướng ngày càng giảm giá. Nếu ngoại thương hai chiều
của các nước SNG với nhau (1995) chiếm 34% tổng kim nghạch thương mại của
SNG, thì năm 1996 là 35%, năm 1998 là 31%, năm 2001 giảm cịn 28% và năm
2002 là 26%1.
Giải thích cho câu hỏi tại sao hiệu quả của khối SNG thấp và thiếu sức sống,
Tổng thống Yeltsin đã giải thích rằng: Liên bang Nga chịu trách nhiệm lớn trong
vấn đề này. Liên bang Nga là nước lớn nhất trong khối SNG và có ảnh hưởng rất
quan trọng đến sự phát triển SNG. Về mặt kinh tế, nước Nga không thu được lợi
nhiều trong phát triển liên kết SNG, nhưng trong chính trị an ninh thì hồn tồn
khác. Sau khi mất “lá chắn” an ninh Đơng Âu thì vị thế địa – chính trị của các nước
SNG càng trở nên quan trọng đặc biệt đối với Nga. Trong bối cảnh đó, chiến lược
đối ngoại và phát triển kinh tế của Liên bang Nga luôn đặt quan hệ với các nước
SNG lên hàng đầu. Tuy nhiên, trong thực tế, kinh tế Nga liên tục xuống dốc, sức
mạnh quốc gia suy thối, chính trị không ổn định làm cho sức “hấp dẫn” của Nga
với các nước SNG ngày càng giảm. Mặt khác, chiến lược phát triển kiên kết SNG
của Nga ln lấy mình làm trung tâm cũng lfm cho các quốc gia khác trong Liên
minh lo lắng vì sợ mất chủ quyền. Mặt khác, Liên bang Nga là quốc gia “đầu tàu”
của SNG nên sự phát triển thịnh suy của quốc gia này có ảnh hưởng rất lớn đến
Cộng đồng. Trong thời kì sơ khởi của SNG đầu thập niên, nước Nga rơi vào tình
trạng suy thối, khủng hoảng kinh tế - chính trị trầm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực
đến liên kết SNG. Có thể thấy, quan hệ thương mại giữa Nga với các nước thành
viên SNG khác giảm sút nhanh chóng. Năm 1991 tổng kim nghạch ngoại thương
của Ng là 210 tỷ USD, trong đó với các nước cộng hịa Liên Xơ trước kia là 115 tỷ
1

M.A.Korolep - chủ tịch Hội đồng liên quốc gia SNG “Một số vấn đề liên kết chính trị trong SNG”.



13

USD. Trong các năm 1992 – 1994, kim ngạch ngoại thương của Nga liên tục giảm.
Năm 1994 chỉ còn 105 tỷ USD, tức là chưa tới 50% kim ngạch của năm 1991, trong
đó kim ngạch với các nước thành viên SNG chỉ còn 24 tỷ USD, giảm 4,7 lần so với
năm 1991. Khủng hoảng trầm trọng nhất trong lĩnh vực ngại thương của Nga là vào
năm 1993 khi kim ngạch ngoại thương chỉ đạt 93,338 tỷ USD.
1.2.1.2 Giai đoạn từ năm 2000 trở đi
Đây là thời kỳ quan hệ liên kết SNG nhưng cũng kèm theo những sự kiện gây
biến động trong cộng đồng. Về kinh tế, sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế của các
nước SNG trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, đặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính ở
Nga năm 1998 thì đến năm 2000, kinh tế các nước SNG bắt đầu hồi sinh và phát
triển.
Một trong các yếu tố làm nên sự phát triển kinh tế trong SNG là xây dựng thị
trường lao động chung. Để làm được điều đó SNG phải tạo mơi trường tự do luân
chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn và lao động. thị trường lao động SNG năm 2002 gồm
khoảng 130 triệu lao động, trong đó 120 triệu người có việc làm và 10 triệu người
thất nghiệp. Trong giai đoạn đầu khi mới chuyển đổi nền kinh tế, ở các nước SNG
đã xuất hiện tình trạng thất nghiệp tăng cao do thiếu việc làm. Nhưng ở giai đoạn từ
năm 2000, tình hình dã được cải thiện khi số lượng việc làm tăng cao và thị trường
lao động dần đi vào ổn định. Ngoài ra, các nước SNG đã khắc phục được tình trạng
khơng tương thích giữa nhu cầu cơ cấu nghề nghiệp của nền kinh tế và khả năng
cung ứng nghề nghiệp của người lao động. hiện nay, các nước SNG đang tiếp tục
hợp tác để thị trường lao động mang lại hiệu quả cao hơn bằng các chính sách cụ thể
như hợp tác đào tạo lại nghề nghiệp cho các lao động thất nghiệp, tạo thuận lợi cho
tự do luân chuyển lao động, đưa mặt bằng giá nhân công đến gần nhau hơn. Tuy
nhiên, giá nhân công hiện vẫn còn chênh lệch khá cao mặc dù đã được cải thiện
nhiều trong các năm gần đây (năm 1995 khoảng cách chênh lệch giá nhân cơng của
nước có mức cao nhất so với nước có mức thấp nhất trong SNG là 13 lần, đến năm



14

2002 khoảng cách này còn khoảng 11 lần). theo thống kê của hội đồng liên quốc gia
SNG năm 2002, nếu lấy giá nhân cơng tại Nga làm chuẩn (tính theo đồng Rúp) thì
giá nhân cơng của A-dec bai dan bằng 46%, Ác –mê – ni – a 33%, Bê-la-rút 76%;
Ca-dắc-xtan 9% và U-crai-na là 50%
Ngoài hợp tác kinh tế, hoạt động hợp tác xuyên suốt hai giai đoạn phát triển của
SNG là hợp tác chống tội phạm và khủng bố. Năm 1996, nguyên thủ quốc gia các
nước thành viên SNG đã thơng qua chương trình phối hợp chống tội phạm có tổ
chức và những hoạt động tội phạm nguy hiểm khác trên lãnh thổ cộng đồng giai
đoạn 1996-2002. Chương trình được thực thi bắt đầu từ việc mở rộng cơ sở pháp
luật của các nước thành viên SNG qua con đường hợp tác quốc tế để hòa nhập vào
các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế. Bên cạnh đó là việc xây dựng một ngân hàng dữ
liệu chung về lĩnh vực tội phạm trong khu vực. Các cơ quan thực thi pháp luật của
các nước thành viên có thể sử dụng ngân hàng này để thông báo cho nhau nhằm
nâng cao hiệu quả hợp tác. Việc trao đổi hợp tác huấn luyện nghiệp vụ cho các nhân
viên bảo vệ pháp luật cũng được xúc tiến thường xuyên. Như vậy, các nước SNG dã
xây dựng được một nền tảng luật pháp liên quốc gia cho hợp tác trong lĩnh vực
chống khủng bố, tội phạm, buôn lậu ma túy, tội phạm kinh tế, buôn người, xâm
phạm bản quyền và một số loại tội phạm khác.
Trong nhiều năm liền, tình hình vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế đối
ngoại diễn ra thường xuyên và ngày càng phức tạp. Tội phạm kinh tế đã vượt ra
ngoài lãnh thổ của mỗi quốc gia và mang tính quốc tế. Đã hình thành các nhóm tội
phạm xuyên quốc gia, đe dọa nghiêm trọng đến nền kinh tế của các nước thành viên
SNG. Vì vậy, trong khn khổ tăng cường phối hợp hành động, năm 1996, các nước
thành viên SNG đã ký hiệp ước về hợp tác chống tội phậm kinh tế. Năm 2000, để
nâng cao hiệu quả hợp tác chống gian lận thuế, các nước thành viên SNG đã thành
lập hội đồng phối hợp các nhà lãnh đạo các cơ quan thẩm định tài chính (thuế). Hội
đồng đã soạn thảo và đệ trình cho Hội đồng Nguyên thủ quốc gia thông qua “Hiệp



15

định về chống tội phạm gian lận thuế”. Tiếp theo đó hàng loạt các hiệp định đa
phương nhằm bảo vệ an ninh, pháp luật trong Cộng đồng các quốc gia độc lập đã
đươc ký như: “Hiệp định về hợp tác chống tội phạm của các nước thành viên SNG”
ký năm 1998; “Hiệp định hợp tác chống khủng bố của các nước thành viên SNG”
năm 1999; “Hiệp định chống buôn lậu ma túy và các chất hướng thần nước thành
viên SNG” ký năm 2000.
Bên cạnh đó, ngăn chặn nguồn tài chính cung cấp cho các băng nhóm tội phạm,
các tổ chức khủng bố quốc tế và chống rửa tiền, theo sáng kiến của Nga và nhóm
các nước Trung Á, cộng đồng SNG đã thành lập hệ thống quốc gia chống rửa tiền và
cung cấp tài chính cho các tổ chức khủng bố. Một trong các văn kiện quan trọng
trong lĩnh vực này là các nước SNG đã soạn thảo và ký kết “Hiệp định chống rửa
tiền và cung cấp tài chính cho chủ nghĩa khủng bố” năm 1999; sau đó đến ngày 30
tháng 5 năm 2005, Nga đã đưa thêm vào hiệp định một số dự luật bổ sung.
Một trong các vấn đề đang gây những hậu quả nghiêm trọng về an ninh, kinh tế
và đời sống xã hội ở SNG là nạn di dân tự do bất hợp pháp. Luồng di dân này chủ
yếu đến từ các nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, vùng Trung Cận
Đơng và Châu Phi. Số lượng di dân tự do được đánh giá khác nhau, vào khoảng 4
đến 10 triệu người. Việc đưa người trái phép đều chủ yếu do các nhóm tội phạm có
tổ chức hoặc do các tổ chức cực đoan và khủng bố thực hiện. Hành trình đường bộ
chủ yếu của các di dân tự do là đi qua lãnh thổ Tắt-gi-ki-xtan, Kiếcgizia vào Ca-đắcxtan, Nga sau đó đi qua Bê-la-rút, U-crai-na, Môn-đô-va và vùng Tây-Bắc Nga đến
Tây Âu. Ngồi ra các nhóm di dân tự do cịn đi theo một số tuyến khác như từ Thổ
Nhĩ Kỳ và Irắc qua lãnh thổ các nước ở vùng Kavkaz tới Nga, các nước ở vùng Bantích đến khu vực Scandinavia…Nhằm giải quyết những vấn đề này năm 1998, lãnh
đạo chính phủ của 9 nước thành viên SNG đã ký Hiệp định hợp tác chống di dân tự
do. Để hiệp định hoạt động hiêu quả theo đề nghị của Nga, các nước thành viên



16

SNG đã thành lập một Ủy ban hỗn hợp, thành phần là các đại diện tồn quyền của
chính phủ các nước thành viên tham gia Hiệp định.
Ngoài ra, các nước SNG cam kết chống lại nạn buôn người và buôn bán vũ khí
thơng dụng. Đây là hai lĩnh vực mà bọn tội phạm cho là có lãi suất cao và ít gặp
nguy hiểm. Thu nhập từ các hoạt động buôn người của bọn tội phạm trên thế giới
trong những năm gần đây từ 7 đến 10 tỷ USD, trong đó một phần kiếm được từ các
nước SNG. Trong khi đó, SNG vẫn chưa có một hệ thống kiểm sốt hiệu quả các
hoat động du lịch, xuất khẩu lao động, nhận con ni và kết hơn với người nước
ngồi…Do đó, các nước SNG đang xây dựng một chương trình phịng chống nạn
buôn người và đang chuẩn bị để đi đến một hiệp định chung về chống bắt cóc và
bn bán người, kể cả việc ngăn chặn buôn bán mô tế bào và nội tạng người. Chỉ
đạo chương trình này là Hội đồng phối hợp các Trưởng công tố viên các nước thành
viên SNG.
Một trong các vấn đề nóng bỏng hiện nay tại SNG là tình trạng bn lậu vũ khí
thơng dụng đang ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát. Các tổ chức khủng
bố đang sử dụng một trong các hình thức hợp tác bn lậu vũ khí quốc tế mới đó là
“Hợp đồng thương mại” xuất khẩu vũ khí. Để chống lại tình trạng này, các nước
SNG đang tìm kiếm các giải pháp như kiểm sốt chặt vũ khí, ngăn chặn các nguồn
tiền cung cấp cho các tổ chức tội phạm và khủng bố, chống rửa tiền…
Ngày 1/10/1999, Hội đồng bộ trưởng nội vụ các nước thành viên SNG đã nhóm
họp để thảo luận về các vấn đề tội phạm có tổ chức đang gia tăng hoạt động ở SNG.
Hội đồng đã kiến nghị các nhà lặnh đạo quốc gia chính phủ các nước thành viên
xem xét vấn đề thành lập một trung tâm chống khủng bố. Ngày 21/6/2000, Trung
tâm chống khủng bố SNG ra đời theo quyết định của Hội đồng các nguyên thủ quốc
gia. Trung tâm chống khủng bố SNG là một cơ quan đảm bảo phối hợp giữa các cơ
quan chuyên trách chống khủng bố quốc gia của các nước thành viên SNG. Lãnh
đạo trung tâm này do Hội đồng nguyên thủ quốc gia SNG bổ nhiệm. Trung tâm thực



17

hiện nhiệm vụ hợp tác với Hội đồng bộ trưởng nội vụ, Hội đồng bộ trưởng quốc
phòng các nước thành viên SNG, đồng thời phối hợp với Hội đồng công tố viên
trưởng, Hội đồng chỉ huy bộ đội biên phòng cũng như phối hợp với các cơ quan hữu
quan khác trong việc chống lại các băng nhóm tội phạm có tổ chức và các loại tội
phạm nguy hiểm khác trên lãnh thổ SNG.
Hợp tác trong lĩnh vực văn hóa giáo dục cũng là lĩnh vực thu được nhiều thành
tựu trong việc tiếp tục phát triển mối quan hệ văn hóa truyền thống lâu đời giữa các
nước thành viên SNG. Hoạt động hợp tác này được xem là một trong các yếu tố
quan trọng thúc đẩy các quá trình liên kết ở trong các lĩnh vực khác. Trong quá trình
tìm kiếm những biện pháp hiệu quả để điều chỉnh các mối quan hệ trong lĩnh vực xã
hội nhân văn, các nước SNG đã tạo lập được các cơ cấu tổ chức phối hợp hợp tác
trong các ngành như: giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe, du lịch, dự báo thời tiết và
môi trường. Các hoạt động hợp tác diễn ra khá sôi động với những kết quả tốt đẹp
thông qua việc thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa chung như: Những
ngày văn hóa, Tuần lễ phim, phịng trưng bày nghệ thuật, các cuộc triễn lảm, các lễ
hội festival ca nhạc, kịch, phim… Trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, tuy cơ sở pháp
lý chưa hoàn thiện nhưng các quốc gia đều quan tâm và xúc tiến mọi hoạt động để
xây dựng được một không gian giáo dục chung.
Mặt khác, các nước SNG trong những năm vừa qua đã tiến hành xây dựng một
không gian thông tin chung nhằm mở rộng khả năng trao đổi thông tin giữa các
thành viên. Bước khởi đầu quan trọng để thực hiện công việc này là vào năm 1996,
Hội đồng các nguyên thủ quốc gia đã phê chuẩn Khái niệm xây dựng không gian
thông tin chung, và năm 1998, bản kế hoạch tổng thể thực hiện dự án này đã được
phê duyệt.


18


1.1.2 Nhận xét chung
Thứ nhất, với tiến trình phát triển như nói ở trên, có thể thấy một cách tổng quát
là những năm qua, SNG đã xây dựng được một bộ máy vận hành liên quốc gia khá
đầy đủ, cho phép mọi thành viên trong Cộng đồng đều có thể tham gia vào bất kỳ
tiến trình liên kết nào mà mình quan tâm. Tuy nhiên, mong muốn thơng qua SNG để
tái lập sự thống nhất và gắn kết kinh tế như thời Xô viết vẫn chưa thành hiện thực.
Dù đã được thiết kế với đầy đủ các bộ máy liên quốc gia, liên chính phủ được đặt
trên cơ sở hàng loạt hiệp định đã ký kết, nhưng SNG vẫn chưa phải là một thực thể
liên kết khu vực hoạt động hiệu quả. Bộ máy vẫn hoạt động, các cuộc hội nghị vẫn
diễn ra theo định kỳ, nhiều văn kiện đã được ký kết nhưng tất cả chỉ mang tính hình
thức, ít có hiệu lực. Trong lĩnh vực kinh tế, các nước SNG vẫn chưa tiến xa hơn chế
độ thương mại tự do và cịn có q nhiều bất đồng. Cịn về chính trị, sự gắn kết phối
hợp khá lỏng lẻo làm cho vai trị của SNG khơng lớn, ngay cả trong việc giải quyết
những vấn đề chính trị trong nội bộ cộng đồng. Các cuộc xung đột ở một số vùng
miền chưa giải quyết được đã lại nẩy sinh những bất hòa mới.
Thứ hai, thành tựu quan trọng đầu tiên của SNG là việc phân định ranh giới giữa
các nước cộng hịa Xơ viết cũ về cơ bản đã diễn ra trong trật tự và không gây ra
những biến động về địa – chính trị. SNG đã tạo ra nguyên tắc quan hệ quốc tế mới
giữa các thành viên trong khi vẫn giữ được tình hữu nghị lâu đời trong Cộng đồng.
SNG đã tạo ra những điều kiện pháp lý cho hợp tác công bằng trong mọi lĩnh vực
nhưng vẫn đảm bảo tôn trọng chủ quyền của các quốc gia thành viên độc lập, ủng hộ
sự lựa chọn đường lối đối ngoại riêng, mơ hình cải cách kinh tế và đường lối xây
dựng đất nước riêng của mỗi quốc gia.
Thứ ba, trình độ phát triển giữa các nước thành viên chênh lệch nhau nhiều nên
tốc độ và phương cải cách cũng rất khác nhau và điều này đã làm đảo lộn nhiều dự
án liên kết SNG. Bên cạnh đó là quan điểm của các nhà lãnh đạo các quốc gia thành
viên về tính chất, mức độ và triển vọng liên kết trong Cộng đồng luôn chịu tác động



19

cả từ chủ nghĩa thực dụng bên trong cũng như các yếu tố bên ngoài. Tất cả những
điều kể trên làm cho mối liên trong SNG không ổn định, tạo mảnh đất cho sự xuất
hiện xu thế ly tâm.
Đây là xu thế có chiều hướng phát triển trong Cộng đồng. Thực tế cho thấy, sau
rất nhiều nỗ lực cải cách, SNG tuy là một tổ chức có cơ cấu liên kết đa dạng với hệ
thống bộ máy điều phối đa chiều nhưng các quan hệ liên kết vẫn lỏng lẻo, khơng có
hiệu quả và thiếu sức sống. Kinh tế được xem là lĩnh vực hợp tác quan trọng có ý
nghĩa quyết định nhưng trước thực tế phát triển yếu kém của việc xác lập không gian
kinh tế chung cùng liên minh thuế quan nên đa số các quốc gia thành viên SNG định
hướng kinh tế đối ngoại ra bên ngoài, xem nhẹ các quan hệ liên kết truyền thống. Có
thể thấy phạm vi hợp tác trong khung khổ SNG được mở rộng ra trên nhiều lĩnh vực
từ chính trị, kinh tế đến kỹ thuật – quân sự… Tuy nhiên, không phải lúc nào việc
hợp tác này cũng đáp ứng nhu cầu của mỗi quốc gia. Điều đó đã hạn chế thành quả
hợp tác, không tạo được sự gắn kết cần có giữa các thành viên trong Cộng đồng.
Bên cạnh đó, việc các nước thành viên tìm kiếm vị thế riêng cho mình trên bản đồ
chính trị thế giới đã làm nẩy sinh những bất đồng về an ninh cũng như trong xử lý
các vấn đề khu vực và toàn cầu. Trong khi đó, chính sách của nhiều tổ chức quốc tế
cũng làm cản trở quá trình hợp tác nội khối SNG vì các tổ chức này thường khơng
quan tâm đến đặc thù cũng như nu cầu của mỗi nước thành viên SNG.
Tuy vậy, giữa các nước SNG đã xuất hiện các nhóm liên kết nhỏ mới có mục
tiêu, nhiệm vụ và cơ chế rõ ràng. Những nhóm liên kết này có thể chia thành hai
dạng chính:
+ Dạng 1: mang hình thức liên minh khu vực, có sự tham gia của hai hay
nhiều nước có chung đường biên giới, có tiềm năng kinh tế tương đương nhau. Như
vậy, dạng liên minh này khơng có quốc gia “đầu tàu”, khơng có “trung tâm”, hay
“hạt nhân” nên luật chơi được xác lập thống nhất trên cơ sở thỏa thuận. Có thể kể
một số liên minh dạng này như: (i) Liên minh Trung Á gồm 3 nước Ca-dắc-xtan,



20

Kirgidia và U-dơ-bê-ki-xtan; (ii) Liên minh Hải quan Đông Âu gồm 2 nước U-craina và Môn-đô-va; (iii) Liên minh GUAM gồm 4 nước Gru-di-a, U-crai-na, A-décbai-dan và Môn-đô-va….
+ Dạng 2: là dạng liên minh lấy Nga làm “hạt nhân” và coi Nga là “đầu tàu”
trong việc giải quyết các vấn đề. Đối với Nga thì các liên mih dạng này được xem là
hình mẫu thử nghiệm để đi đến nhất thể hóa SNG. Những liên minh dạng này gồm
có: (i) liên minh thuế quan 4 nước Nga, Bê-la-rút, Ca-dắc-xtan, Kirgidia; (ii) Liên
minh toàn diện Nga và Bê-la-rút; (iii) Cộng đồng kinh tế Âu –Á bao gồm Nga, Bêla-rút, Ca-dắc-xtan, Kirgidia và Tát-gi-ki-xtan cùng với 3 quan sát viên là U-crai-na,
Ác-mê-ni-a và Môn-đô-va; (iv) Không gian kinh tế thống nhất gồm 4 quốc gia có
tiềm lực hinh tế hàng đầu SNG là Nga, U-crai-na, U-crai-na và Bê-la-rút.
Thứ tư, cần đặc biệt cú ý đến vai trò và ảnh hưởng to lớn của nước Nga đến liên
kết SNG. Là nước lớn mạnh nhất và có vai trị lãnh đạo “tự nhiên” trong số các nước
SNG nên mọi chính sách đối ngoại của Nga đều có ảnh hưởng lớn đến cộng đồng
này. Các quốc gia thành viên mới giành được độc lập thì luôn cảm thấy bị lép vế
trước Nga, họ vừa muốn dựa vào đó để hưởng lợi về kinh tế từ nguồn tài nguyên,
nhiên liệu được cung cấp theo giá rẻ, lại vừa muốn tránh tối đa sự phụ thuộc ảnh
hưởng đến chủ quyền quốc gia. Trong khi đó thì quan điểm của Nga về ưu tiên hợp
tác với các nước SNG nhiều khi không rõ ràng và trong thực tế khối lượng buôn bán
của Nga với các nước SNG chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng kim ngạch ngoại
thương của Nga.
Thứ 5, đa số các quốc gia thành viên SNG vẫn là những nước nghèo. Theo số
liệu do Chương trình phát triển của liên hợp quốc đưa ra mới đây, một nửa dân số
Môn-đô-va và Gru-di-a sống ở mức nghèo đói, hơn 60 triệu người sống ở Đơng Âu
và SNG có mức sống dưới 2 USD/ ngày, 25% dân số khu vực này không thể sống
đến 60 tuổi. theo kết luận từ báo cáo này thì một số nước SNG có mức nghèo đói
ngang bằng các nước phát triển thấp tại Châu Phi. Trong khi đó, GDP tính theo đầu


21


người của Tát-gi-ki-xtan thấp hơn một số nước nghèo ở Châu Phi như Ru-an-đa, Ugan-đa, Bờ Biển Ngà. Còn ở Nga, Ác-mê-ni-a và E-xtô-ni-a, tỷ lệ tử vong khi sinh
khá cao, khoảng 1/2000.
Như vậy, sau 15 năm thành lập, SNG đã có những bước tiến nhất định xét cả về
việc gắn kết Cộng đồng lẫn việc phát triển các nền kinh tế quốc dân các nước thành
viên. Các quốc gia đã có những bước đi đáng kể trên con đường cải cách thị trường,
tăng trưởng kinh tế đang có những dấu hiệu tốt đẹp. Trong 5 năm gần đây, thương
mại giữa các nước trong cộng đồng này đã tăng 2,5 lần và một xu thế quan trọng
đang nổi lên là thương mại giữa các nước thành viên.


22

CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG MÀU SẮC

2.1 Khái niệm
Cách mạng màu sắc hay còn gọi là cách mạng hoa là tên chỉ các phong trào liên
quan phát triển ở các nước Trung và Đông Âu. Với cách mạng màu, những người
tham gia sử dụng chủ yếu là chính biến khơng bạo lực thơng qua biểu tình và dư
luận để chống lại chính quyền. Họ cũng thường sử dụng một màu sắc hay một loài
hoa để làm biểu tượng cho mình.
Các cuộc cách mạng màu sắc tiêu biểu. "Cách mạng màu sắc" đã xuất hiện từ
lâu, song đến khi nó gây ra cơn chấn động tại khơng gian hậu Xơ-viết thì người ta
bắt đầu chú ý đến loại hình cách mạng này một cách đặc biệt. Điển hình là "Cách
mạng màu hoa hồng" ở Gru-di-a (năm 2003), "cách mạng màu da cam" ở U-crai-na
(năm 2004), "cách mạng màu hoa Tuy-líp" ở Cư-rơ-gư-xtan (năm 2005).
2.2 Các cuộc cách mạng màu sắc tiêu biểu
2.2.1 Cách mạng hoa hồng ở Grudia
Cuộc bầu cử quốc hội ngày diễn ra ngày 2/11/2004.
Ngày 6/11.2004, tại Grudia vẫn tiếp tục diễn ra những cuộc mít tinh, biểu tình

của những người ủng hộ phe đối lập cho rằng chính quyền Grudia, đứng đầu là tổng
thống E.Shevardnadze, đã gian lận trong cuộc bầu cử.
Phe đối lập dọa khơi dậy cuộc cách mạng.
Trong khi đó, càng tiếp tục kiểm phiếu, kết quả thu được càng nghiêng về phía
có lợi cho tổng thống đương nhiệm Shevardnadze. Điều này khiến phe đối lập vơ
cùng thất vọng và họ quyết tìm những chứng cứ “gian lận” và “khơng minh bạch”
trong q trình bỏ phiếu và kiểm phiếu. Hãng Global Strategy Group đã phối hợp
với hãng IBM của Grudia tiến hành thăm dò dư luận đúng vào ngày bầu cử ngay tại


23

các điểm cử tri đi bầu. Kết quả là những số liệu thu được không khớp với kết quả mà
ủy ban bầu cử cơng bố: theo thơng tin chính thức, khối thân tổng thống “vì một nước
Grudia mới” được nhiều phiếu hơn. Ngoài ra, các quan sát viên nước ngoài đã ghi
nhận hành động phạm luật trong quá trình bỏ phiếu như có những cá nhân khơng
được ủy quyền cũng can thiệp vào quá trình bầu cử, hoặc tại những điểm bỏ phiếu
có qn lính của bộ nội vụ canh giữ.
Do vậy, khi phe đối lập biết được kết quả bỏ phiếu nghiêng về phía tổng thống,
thì các thủ lĩnh đối lập gồm ông M.Saakashvili-người đứng đầu phe đối lập “phong
trào dân chủ” (đứng thứ 2 do kết quả kiểm phiếu thu được), chủ tịch quốc hội
Grudia Nino Brurdjanadze và cựu chủ tịch Quốc hội Zurab Jvania, đã kêu gọi những
người ủng hộ mình xuống đường biểu tình.
Trong tối hậu thư, các đại diện phe đối lập nhấn mạnh: hoặc ông Shevardnadze
phải thừa nhận thất bại của đảng mình và công nhận thắng lợi của đảng đối lập, hoặc
ở Gradia sẽ bắt đầu một tiến trình cách mạng.
Ngay sau đó, tổng thống Shevardnadze tuyên bố những lời dọa dẫm không làm
ông sợ hãi và ông sẽ không thực hiện yêu cầu của bất cứ tối hậu thư nào. Ơng cịn
nhấn mạnh, ông “không phải là người đầu tiên từ chức”, nhưng sẽ chấp nhận yêu
cầu của toàn thể nhân dân, chứ khơng phải của một nhóm người.

Trong sự kiện diễn ra lần này, các nhà lãnh đạo Grudia đã nhận thấy có bàn tay
của người nước ngồi, nhưng cụ thể của họ là ai thì khơng nói rõ-Nga hay Mỹ.
Tổng thống Shevardnadze khơng có ý định thực hiện u cầu của tối hậu thư do
phe đối lập gửi tới, nhưng ông sẵn sàng có những bước nhượng bộ. Ngày 5/11, ủy
ban bầu cử trung ương tuyên bố khối “Burdjanadze-những người dân chủ” đã vượt
qua ngưỡng 7% và đã vào Quốc Hội. Tuy nhiên, ơng Shevardnadze khơng muốn
nhường vị trí đầu tiên cho “phong trào dân tộc thống nhất”. Theo số liệu của ủy ban


×