Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Chủ nghĩa nhân văn trong phong trào văn hóa phục hưng ở tây âu thời trung đại đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học cấp trường 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.46 KB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
____________________

ĐỀ TÀI
SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CẤP TRƯỜNG – 2008

CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN TRONG PHONG TRÀO VĂN
HÓA PHỤC HƯNG Ở TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠI.

Chủ nhiệm đề tài:
VŨ THỊ YẾN
SV. Ngành Lịch Sử
Khóa 2005 – 2009
Các thành viên:
TRỊNH THỊ NGỌC
SV. Ngành Lịch Sử
Khóa 2005 – 2009
Nguời hướng dẫn khoa học:
GV. QUYỀN HỒNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2008


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA
NHÂN VĂN TRONG PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG ................... 6
1. 1. Nguyên nhân ra đời chủ nghĩa nhân văn. .............................................. 6


1. 2. Những nội dung của chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng ................. 18
CHƯƠNG II: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA NHÂN VĂN
TRONG PHONG TRÀO VĂN HÓA PHỤC HƯNG ...................................... 30
2. 1. Chủ nghĩa nhân văn trong văn học ...................................................... 30
2. 2. Chủ nghĩa nhân văn trong nghệ thuật.................................................. 40
2. 3. Chủ nghĩa nhân văn trong triết học và khoa học. ................................ 64
2. 4. Ý nghĩa của “Chủ nghĩa nhân văn” trong phong trào văn hoá Phục
Hưng. ............................................................................................................. 73
PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................ 75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 83


1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Từ đầu những năm tám mươi của thế kỉ XX, vấn đề con người và nhân tố
con người trong sự phát triển kinh tế – xã hội được cộng đồng thế giới đặt ra một
cách thực tế và căn bản.
Chính vì vậy mà bước sang những năm chín mươi của thế kỉ XX, Liên Hợp
Quốc đã xác định “Con người là chiếm vị trí trung tâm của sự phát triển, con
người đóng vai trị quyết định trong tồn bộ q trình phát triển”.
Trong chiến lược ổn định và phát triển kinh tế – xã hội từ năm 1991 - 2000,
Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng xác định rõ “Mục tiêu chính của sự phát triển là vì
con người, do con người”, “Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất
cơng, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh
phúc, có điều kiện phát triển tồn diện cá nhân”.
Có thể nói quan điểm của Đảng ta là sự kế thừa một cách khoa học và chọn
lọc các tư tưởng về con người của nhân loại, bao gồm cả chủ nghĩa nhân văn tư

sản và chủ nghĩa nhân văn xã hội cao. Trong đó chủ nghĩa nhân văn tư sản được
hình thành từ thời kì văn hóa Phục Hưng ở Tây Âu trong thế kỉ XV, XVI.
Trong thời kì mà tất cả mọi giá trị văn hóa, giáo dục, tư tưởng…Các quyền
cơ bản của con người bị chà đạp, kìm hãm, thời kì “Đêm trường trung cổ” - như
có người đã nói, thì phong trào văn hóa Phục Hưng với nội dung mang đậm tính
nhân văn đã đấu tranh dũng cảm bất chấp lò thiêu và ngục tối của tịa án tơn giáo,
các chiến sĩ trên mặt trận văn hóa thời Phục Hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời
của phong kiến và giáo hội Thiên Chúa, do đó đã giải phóng tư tưởng tình cảm
con người khỏi mọi kìm hãm và trói buộc của Giáo Hội, đã đưa văn minh Tây Âu
bước lên một bước tiến kì diệu để rồi lồi người mãi cảm động và tự hào nhắc đến


2
các tên tuổi của các “Cây đại thụ” như: Leonardevinci, Dante, Rabelais,
Cervantes…
Trải qua một nghìn năm chìm đắm, phong trào văn hóa Phục Hưng là một
bước tiến kì diệu. Bằng tinh thần nhân văn sâu sắc và trí tuệ tuyệt vời của mình
các nhà văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, triết học đã làm phong phú thêm kho tàng
văn hóa nhân loại. Hơn nữa những cơng trình văn hóa đó về nhiều mặt là chuẩn
mực, là đề tài trong cuộc sống hiện thực, chú ý đến vẻ đẹp của con người nhất là
phụ nữ trên lĩnh vực nghệ thuật, hoặc như việc phát minh ra cách vẽ tranh sơn dầu,
luật viễn cận, luật sáng tối trên lĩnh vực hội họa, hoặc những quan điểm mới về
thiên văn học, những phát minh về y học… Như vậy, bằng tấm lòng nhân đạo sâu
sắc, văn hóa Phục Hưng đã đặt cơ sở và mở đường cho sự phát triển của văn hóa
Tây Âu trong giai đoạn tiếp theo và ngày nay những giá trị, thành tựu mà văn hóa
Phục Hưng cũng như những tinh thần cơ bản của chủ nghĩa nhân văn thời bấy giờ
để lại vẫn là những thành tựu rực rỡ, chuẩn mực cho cuộc sống hiện thực cũng như
trong sáng tạo nghệ thuật.
Do đó nghiên cứu về “Chủ nghĩa nhân văn” trong phong trào văn hóa Phục
Hưng của Tây Âu thời Trung Đại sẽ, tổng kết, đánh giá những thành tựu rực rỡ về

mọi mặt của phong trào này.
Giúp chúng ta tiếp cận được với một thời kì văn hoá độc đáo, rực rỡ - một
khúc thăng của lịch sử trong cái xã hội rối ren và phức tạp, mọi yếu tố văn hóa tiến
bộ đều bị thui chột, nhưng với những gì mà phong trào văn hố này để lại đã minh
chứng cho một điều: Lịch sử khơng phải chỉ là: “Một dịng sơng đầy máu và nước
mắt”, bởi lẽ trên bờ của những dịng sơng ấy hoa vẫn nở, chim vẫn hót, con người
vẫn lao động và làm thơ.
Qua đó góp phần nâng cao ý thưc tơn trọng những giá trị, thành tựu của
văn hóa Phục Hưng, đồng thời giúp ta có thể tiếp thu, học hỏi nó một cách chọn
lọc vào sự phát triển bền vững về mọi mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục của


3
nước ta, đưa đất nước đi lên về kinh tế nhưng bên cạnh đó vấn đề về dân chủ, dân
quyền, tính nhân văn vẫn được đảm bảo.
Đó là những lí do mà chúng tơi làm đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Là một khúc thăng kì diệu trong lịch sử Tây Âu nói riêng và lịch sử nhân
loại nói chung, với những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, phong trào văn hoá Phục
Hưng được nhiều tác giả tìm hiểu nghiên cứu với nhiều khía cạnh khác nhau.
Nội dung chủ yếu của phong trào văn hoá này là chủ nghĩa nhân văn cao
đẹp. Trong thời kì trung cổ – đêm trường đen tối trong lịch sử Tây Âu, thời kì mà
mọi giáo lý, giáo điều của thần học ra sức đàn áp con người, thì chủ nghĩa nhân
văn ra đời trong lịng xã hội như vậy có thể nói là một điều tiến bộ. Chính vì vậy
mà nhiều tác giả đã nghiên cứu.
Điều này được các tác giả đề cập rất nhiều trong các tác phẩm lịch sử văn
minh thế giới. Tuy nhiên để có một sự nghiên cứu tổng hợp về chủ nghĩa nhân văn
trong thời kì này thì vẫn cịn mới.
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong muốn làm rõ những biểu hiện của
chủ nghĩa nhân văn trong thời kì văn hố Phục Hưng, vạch ra ý nghĩa to lớn của

phong trào văn hoá này đối với lịch sử phương Tây nói riêng và đối với cả nhân
loại nói chung khơng chỉ trong thời đại bấy giờ mà trong cả thời đại ngày nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
a. Mục đích
Góp phần làm rõ tính nhân văn cao đẹp của văn hóa Phục Hưng của Tây
Âu thời kì trung đại.
Khẳng định tư tưởng nhân văn vì con người là tư tưởng xuyên suốt quá
trình phát triển về mọi mặt của con người.


4
Qua đó giúp ta nhận thức, quý trọng bảo vệ các giá trị của văn hóa Phục
Hưng, từ đó áp dụng vào việc phát triển kinh tế văn hóa cũng như trong sáng tạo
nghệ thuật ở thời đại ngày nay.
b. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích trên đề tài phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
Nghiên cứu nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa nhân văn trong phong trào văn
hóa Phục Hưng ở Tây Âu thời trung đại.
Khái quát những nội dung tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn thời kì này.
Nêu các tư tưởng nhân văn của các tác giả tiêu biểu thời kì này.
Phân tích các biểu biện của chủ nghĩa nhân văn trong các lĩnh vực, từ đó đánh
giá vai trị của nó.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgic kết hợp với phương pháp phân tích, so sánh.
Đề tài sử dụng các tài liệu là các tác phẩm về lịch sử thế giới thời kì trung
đại, lịch sử văn minh nhân loại của các tác giả trong và ngoài nước.
5. Ý nghĩa của đề tài
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ đặt ra, đề tài có ý nghĩa về mặt lý luận thực
tiễn như sau:

Về mặt lý luận: Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa nhân
văn trong phong trào văn hóa Phục Hưng và ý nghĩa của nó trong xã hội bấy giờ
cũng như trong kho tàng văn hóa tri thức của nhân loại.
Về mặt thực tiễn: Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho sinh viên
nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn trong thời văn hóa Phục Hưng. Đồng thời góp
phần nâng cao ý thức trách nhiệm, lịng q trọng của chúng ta với những tư
tưởng nhân văn thời kì này. Đó cũng chính là một bài học cho sự phát triển kinh tế


5
– xã hội ngày nay, khi cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa phải gắn với vấn đề dân chủ
nhân dân.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì gồm
hai chương.
Chương I: Nguyên nhân ra đời và nôi dung của chủ nghĩa nhân văn trong
phong trào văn hoá Phục Hưng.
Chương II: Những biểu hiện của chủ nghĩa nhân văn trong phong trào văn
hoá Phục Hưng


6
CHƯƠNG I: NGUYÊN NHÂN RA ĐỜI VÀ NỘI DUNG CỦA CHỦ NGHĨA
NHÂN VĂN TRONG PHONG TRÀO VĂN HOÁ PHỤC HƯNG

1. 1. Nguyên nhân ra đời chủ nghĩa nhân văn.
1. 1. 1. Chủ nghĩa nhân văn là gì.
Thuật ngữ Chủ nghĩa nhân văn (Humanisme) bắt nguồn từ chữ Humanus,
gốc Latin có nghĩa là con người. Theo nghĩa rộng, thuật ngữ này chỉ thái độ tôn
trọng phẩm giá của con người dưới mọi màu da và trong mọi nền văn minh. Nó

địi hỏi con người không bị hạ xuống hàng súc vật và không bị bất cứ một thứ
thánh thần nào đè bẹp.
Chủ nghĩa nhân văn hay còn gọi là chủ nghĩa nhân bản. Chủ nghĩa này lấy
con người làm gốc, tức là lấy tự thân con người chứ không phải là lấy cái gì khác
làm trung tâm.
Mặt khác chủ nghĩa nhân văn còn là tinh thần yêu thương con người, đồng
cảm với nỗi khổ cũng như niềm vui sướng, hạnh phúc của con người. Nó thể hiện
ước mơ, khát vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Đồng thời nó lên
án, tố cáo, đả kích, đấu tranh những thế lực đã đàn áp con người để bảo vệ cho
quyền sống của con người. Có thể nói chủ nghĩa nhân văn là chủ nghĩa vì con
người.
Theo nghĩa lịch sử thì thuật ngữ Chủ nghĩa nhân văn chỉ một trào lưu tri
thức của thời đại Phục Hưng, theo đó có “Hai điều thuộc về thời đại này hơn bất
kỳ một thời đại nào trước nó: Sự khám phá thế giới, Sự khám phá con người”.
Ở thế kỉ XVI Montaigne quan niệm một nhà nhân văn chủ nghĩa tức là một
giáo sư ngữ pháp học hoặc một nhà thông thái, nghĩa là một người có vốn ngơn
ngữ và văn hố cổ. Hạt nhân của Chủ nghĩa nhân văn là sự phát hiện lại con
người. Con người là một sinh vật đặc biệt. Là sinh vật có nghĩa là có cùng cơ cấu
sinh, lão, bệnh, tử như mọi sinh vật khác. Là sinh vật đặc biệt nghĩa là có những


7
nhu cầu về thẩm mĩ, về trái tim, có những kinh nghiệm cụ thể của nó. Những cấm
đốn, kiêng kị tơn giáo do vậy, là xa lạ với bản tính con người.
Chủ nghĩa nhân văn đòi hỏimỗi người phải là một cá nhân. Khi khẳng định
con người có quyền được hưởng thành quả lao động và cơng sức của mình, khi
khẳng định vinh quang không phải là vật kế thừa, chủ nghĩa nhân văn đã giáng
một đòn quyết liệt vào chế độ đẳng cấp cào bằng trung thế kỉ. Khi đề cao trách
nhiệm cá nhân, nỗ lực cá nhân, sức mạnh vươn tới hình mẫu con người hồn hảo,
chủ nghĩa nhân văn đã mở đường cho sự xuất hiện những nhân cách vĩ đại. Cuộc

đời không phải là những mảnh vụn, những lầm lẫn, con người không phải là ngọn
nến trước cơn gió mạnh mà là tác giả của số phận của mình. Những phát hiện này
đã tấn cơng vào những tín điều vốn đặt con người vào bàn tay của Thượng đế, vào
những thứ bậc tiền định cả trong vũ trụ lẫn trong cuộc đời. Nó là khát vọng và
viễn cảnh tự do của con người, tuy đó cũng là một viễn cảnh mong manh, đáng
ngờ vực.
Chủ nghĩa nhân văn là sản phẩm của một thời đại lịch sử – cụ thể ở thời
đại Phục Hưng, thời đại của những con người khổng lồ, thì nó là sự kết tinh cao
nhất tinh thần của thời đại, thông qua sự hướng về thế giới cái đẹp Cổ Đại để bộc
lộ khát vọng tự do, khát vọng được giải phóng khỏi mọi ràng buộc về mặt tinh
thần và thể xác.
Nhà nghiên cứu V. P. Vonghin của Liên Xô trong bài “ Chủ nghĩa nhân văn
và Chủ nghĩa xã hội” đã viết: “Chủ nghĩa nhân văn là toàn bộ những quan điểm
đạo đức và chính trị bắt nguồn khơng phải từ cái gì siêu nhiên, kì ảo từ những
ngun lý ngồi đời sống của nhân loại mà từ con người tồn tại trên mặt đất với
những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó và những nhu cầu,
những khả năng ấy đòi hỏi phải được phát triển đầy đủ, phải được thoả mãn”.
Các nhà nhân văn, những người ln đi đầu trong phong trào văn hố Phục
Hưng đã tiếp thu truyền thống tôn trọng con người, truyền thống “Con người sánh
tựa thần linh” của thời Cổ Đại. Câu châm ngơn “Con người là kiểu mẫu và kích


8
thước để đo lường vạn vật” của nhà triết học Prôtagôrat, trở thành thành khẩu hiệu
dẫn đường cho mọi hoạt động của thời đại mới.
Vì vậy những gì phù hợp với con người, cổ vũ cho con người, tôn vinh con người
thì được đề cao.
Quan niệm mới về con người tạo ra sức mạnh chiến thắng của chủ nghĩa
nhân văn. Nó bênh vực cho quyền được sống, được làm người, nó cho phép phát
huy mọi khả năng của con người nhằm từng bước hồn thiện và thừa nhận con

người có khả năng tạo ra hạnh phúc cho chính nó. Tình yêu được khẳng định với
mọi giá trị nhân đạo của nó và trở thành một đề tài lớn của văn hố Phục Hưng.
Khẳng định tình u chân chính cũng là khẳng định con người, khẳng định cuộc
sống của con người trần thế.
Chủ nghĩa nhân văn còn được thể hiện rõ nét trong mối quan hệ giữa con
người và thiên nhiên. Chủ nghĩa nhân văn là tiếng nói địi giải phóng con người
khỏi thiên nhiên, khỏi mọi ràng buộc khổ hạnh, khỏi mọi ách áp bức, chống lại
chủ nghĩa cấm dục. Nó lên tiếng bênh vực cho con người. Con người khơng chỉ
đẹp qua bộ xương, linh hồn siêu thốt sang thế giới bên kia mà còn đẹp bởi hệ
thống cơ bắp khoẻ mạnh, làn da, ánh mắt, nụ cười, bởi sức khoẻ và sự sáng tạo
phong phú.
1. 1. 2. Nguyên nhân ra đời của chủ nghĩa nhân văn
1. 1. 2. 1. Về kinh tế
Thế kỉ XIV, XV, châu Âu nằm dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt của giáo hội
Thiên Chúa giáo. Bất kể ai hồi nghi hay chỉ trích Giáo Hoàng đều bị coi là “Dị
đoan” và bị bắt, chịu sự tra khảo, nhục hình, thậm chí cịn bị trục xuất và bị thiêu
sống. Một số người chống lại chế độ chuyên chế phong kiến, vạch trần sự đen tối
trong Giáo Hội kể cả các nhà khoa học tiến bộ thời đó đều bị tồ án kết tội. Sự tiến
bộ về kinh tế, xã hội đều bị trở ngại


9
Cũng trong thời kỳ này, phương thức sản xuất Tư Bản cũng đã bắt đầu hình
thành và phát triển. Những mầm mống của quan hệ sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa đã
ra đờivà phát triển. Trong các quốc gia phát triển lúc đó (Ý, Anh, Pháp…) nền
cơng thương nghiệp phát triển rất mạnh mẽ. Đặc biệt từ thế kỉ XV trở đi những
phát kiến địa lý và những phát minh khoa học đã mở ra một chân trời mới cho sự
phát triển của cơng thương nghiệp. Q trình tích luỹ nghuyên thuỷ Tư Bản Chủ
Nghĩa đã diễn ra, có nơi rất mạnh mẽ (Nước Anh). Việc tích luỹ Tư Bản Chủ
Nghĩa và phát triển công thương nghiệp làm cho kinh tế, chính trị, văn hố của các

thành thị ở châu Âu cũng phát triển nhộn nhịp. Sự ra đời của quan hệ sản xuất Tư
Bản Chủ Nghĩa đã có tác động lớn đến sinh hoạt xã hội, mặc dù quan hệ sản xuất
này còn ở phạm vi nhỏ hẹp, nhưng nó đã thúc đẩy sức sản xuất xã hội phát triển và
làm cho quan hệ sản xuất phong kiến càng lâm vào tình trạng khủng hoảng.
Cùng với quá trình phát triển cơng thương nghiệp và tích luỹ Tư Bản Chủ
Nghĩa, tầng lớp thị dân cũng phát triển dần thành giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản ra
đời trong lòng xã hội phong kiến là một nhân tố mới mẻ trong kết cấu các giai cấp
xã hội. Tuy cũng là giai cấp bóc lột nhưng phương thức bóc lột của giai cấp tư sản
khác với phong kiến về phương thức bóc lột, về lối sống và nếp suy nghĩ. Vì vậy
ngay từ đầu khi giai cấp tư sản ra đời thì mâu thuẫn giữa hai giai cấp này đã bắt
đầu xuất hiện. Giai cấp tư sản thấy phương thức bóc lột và lối sống của phong kiến
là một trở lực lớn trên con đường phát triển kinh tế của mình. Trong khi đó, giai
cấp phong kiến lại tăng cường bóc lột dã man quần chúng nhân dân, thuế má, lao
dịch ngày càng tăng.
Tuy nhiên đây là giai đoạn đầu cho nên kinh tế cũ giai cấp tư sản vẫn còn
nhỏ hẹp, đó là nền kinh tế thủ cơng nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, sở hữu thuộc
về cá nhân các nhà tư sản. Điều đó được thể hiện qua các công trường thủ công
đơn giản theo kiểu Tư Bản Chủ Nghĩa. Nền kinh tế này đòi hỏi xác lập quyền tư
hữu tài sản cho con người.


10
Cơng trường thủ cơng là hình thức sản xuất mang tính chất Tư Bản Chủ
Nghĩa đầu tiên trong lĩnh vực cơng nghiệp. Có hai loại chính: Cơng trường thủ
cơng phân tán và công trường thủ công tập trung.
Công trường thủ công phân tán gắn liền với hoạt động của lái buôn bao
mua. Lái buôn bao mua cung cấp nguyên liệu sản xuất, trang bị công cụ, điều kiện
sản xuất, bao đầu ra cho sản phẩm. Tuy loại công trường này mang hình thức sản
xuất nhỏ nhưng trong đó có sự phân cơng lao động tỉ mỉ. Nó là hình thức phôi thai
của nền công nghiệp Tư Bản Chủ Nghĩa.

Loại công trường thứ hai là công trường tập trung. Đứng đầu là những
người thợ thủ cơng khá giả, có cơng xưởng rộng rãi, họ bỏ tiền ra thuê công nhân
làm thuê. Các công trường này được áp dụng và cải tiến khoa hoạ – kĩ thuật liên
tục. Vì vậy năng suất và chất lượng sản phẩm được phát triển liên tục.
Có thể nói sự ra đời của các cơng trường thủ công đặc biệt là công trường
thủ công tập trung là đặc trưng quan trọng trong sự hình thành của Chủ Nghĩa Tư
Bản.
Tuy nhiên sự ra đời mầm mống chủ nghĩa tư bản, đòi hỏi tư hữu về tư liệu
sản xuất này lại vấp phải sự kháng cự, chống đối, đàn áp rất mãnh liệt của chế độ
phong kiến. Các lãnh chúa thường uỷ quyền cho ngững đại diện của mình đến
quản lý thành phố, đồng thời có rất nhiều quyền đối với thành phố như: Quyền tư
pháp, quyền thu thuế, quyền trưng dụng ngựa để phục vụ cho những việc cần thiết.
Sự bóc lột và hạch sách của lãnh chúa khơng ngừng tăng lên. Trong khi đó ở các
cơng trường thủ công, Ở các thành thị và các tổ chức phường hội thì nền kinh tế
tiểu thủ cơng nghiệp của tư sản cũng đang phát triển mạnh nhưng lại bị kìm nén.
Chính sự mâu thuẫn đối kháng quyết liệt này mà giai cấp tư sản đã không ngừng
đấu tranh để bảo vệ quyền lợi của mình, nêu lên tư tưởng “Nhân văn tư sản”, địi
quyền tư hữu cá nhân. Đó chính là tiền đề dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa nhân
văn trong thời kì này.


11
1. 1. 2. 2 Về chính trị – xã hội.
Chính sự phát triển về mặt kinh tế, yêu cầu tư hữu cá nhân như vậy nhưng
lại bị đàn áp, kìm nén bởi chế độ phong kiến lạc hậu cho nên giai cấp tư sản đã
liên tiếp đứng lên đấu tranh, muốn xố bỏ nền chính trị phong kiến lạc hậu, kìm
hãm sự phát triển của xã hội, từ đó thiết lập chế độ cộng hồ dân chủ. Đó là chế độ
bình đẳng cho quyền lợi của cá nhân, người dân bình thường có quyền sở hữu tài
sản của họ.
Đặc biệt tính chất dân tộc được đề cao dưới thời tư sản, đó là minh chứng

cho việc đấu tranh giai cấp của tư sản để xoá bỏ cát cứ, thống nhất đất nước. Điều
đó tạo điều kiện cho sự đồn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân.
Xã hội mà tư sản muốn vươn tới là một xã hội mà mọi người sống theo
pháp luật. Ơ đó con người được làm chủ thực sự cuộc đời họ. Con người được đề
cao, đặc biệt là người phụ nữ.
Chúng ta không thể phủ nhận gia đình kiểu tư sản: Đó là gia đình một vợ
một chồng và được nhà nước, pháp luật bảo hộ.
Đồng thời giai cấp tư sản ra đời mở nhiều trường đại họ mà ở đó giảng về
thành tựu của các nền văn minh Hy Lạp, La Mã, tư tưởng mới về con người, sự ra
đời của vũ trụ… Tất cả mở đường cho sự ra đời và phát triển đất nước, con người
về mọi mặt.
Tuy nhiên tất cả những lý tưởng tốt đẹp đó đều bị Giáo Hội cấm đốn và
đàn áp rất nặng nề. Giai cấp phong kiến nắm trong tay toàn bộ quyền lực về hành
pháp, tư pháp và pháp luật.
Giáo hội thời kì này chỉ chú trọng triết học kinh viện, áp dụng phương pháp
biện luận cực kì rắc rối, rất chú trọng logic hình thức. Giáo Hội thẳng tay đàn áp
đối với những lý luận trái ngược với Giáo Hội.
Giáo hội Thiên Chúa – cột trụ tinh thần của chế độ phong kiến lũng đoạn cả
về chính trị, kinh tế, văn hố. Thế giới quan phong kiến - nhà thờ, bao trùm lên tất


12
cả, thần học vẫn tiếp tục thống trị xã hội. Giáo hội dùng nghi lễ phiền phức xa xỉ,
triết học kinh viện để mê hoặc quần chúng nhân dân.
Triết học kinh viện - đầy tớ của thần học – phục vụ đắc lực cho giáo hội và
chế độ phong kiến. Nó buộc mọi người phải thừa nhận rằng chế độ phong kiến là
do Thượng Đế tạo ra. Đấu tranh chống lại chế độ đó là chống lại Thượng đế. Giáo
hội xuyên tạc và bóp chết mọi tri thức khoa học tiến bộ, hòng giam hãm quần
chúng nhân dân trong vòng dốt nát, mê tín. Tất cả những cái đó khơng chỉ làm cho
quần chúng nhân dân vô cùng cực khổ mà cịn cản trở q trình làm giàu trái với

nhân sinh quan và thế giới quan của giai cấp tư sản. Giai cấp tư sản mới ra đời, thế
lực còn yếu chưa đủ sức lật đổ chế độ phong kiến để thiết lập chế độ mới do mình
đại diện. Nhưng ngay từ đầu, họ đã có ý thức về vai trị lịch sử của mình trong
cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến vì cuộc đấu tranh đó bước đầu diễn ra
trên lĩnh vực văn hoá tư tưởng.
Giai cấp tư sản với hệ tư tưởng tiến bộ của mình nhận thức được là cần phải lật đổ
chế độ phong kiến để mở đường cho kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển.
Chính sự đấu tranh giằng co, quyết liệt giữa chế độ phong kiến cũ, lạc hậu,
lỗi thời với giai cấp tư sản tiến bộ đã làm nảy sinh một luồng tư tưởng mới, bênh
vực, bảo vệ cho con người, đó là chủ nghĩa nhân văn.
1. 1. 2. 3. Về tôn giáo
Đầu thế kỉ XVI, khi giai cấp tư sản ra đời, giáo hội Thiên Chuá giáo vốn là
chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến, liền trở thành lực lượng cản trở sự phát
triển của Chủ Nghĩa Tư Bản. Một phong trào cải cách tôn giáo nổ ra mạnh mẽ ở
châu Âu, mà tiêu biểu là phong trào cải cách tôn giáo ở Đức do Martin Luther đề
xướng, phong trào cải cách ở Thuỵ Sĩ do Unirich Dvingli và Giang Canvanh lãnh
đạo, phong trào cải cách tôn giáo ở Anh do vua Heri VIII chủ trương. Kết quả các
phong trào cải cách tơn giáo nói trên là sự ra đời của đạo Tin Lành (Tách từ đạo
Thiên Chúa) và sự ra đời Anh giáo - một tôn giáo được coi là gạch nối giữa Công
giáo và Tin Lành.


13
Đạo Tin Lành ra đời mang theo hệ tư tưởng mới của giai cấp tư sản, nó đối
lập với Cơng giáo của giai cấp Phong kiến.
Ta có thể thấy điểm khác biệt căn bản của đạo Tin Lành so với đạo Thiên
Chúa là:
Đạo Tin Lành chỉ tin vào Kinh Thánh, không cần qua khâu trung gian giữa người
và Chúa. Chỉ cần với Kinh Thánh là tín đồ có thể hiệp thông được với Thiên Chúa.
Đạo Tin Lành đã đơn giản hố các nghi lễ, khơng thờ tượng, ảnh, khơng thờ mẹ

Maria và quan niệm bà Maria chỉ đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giê - su.
Không lệ thuộc vào Giáo Hồng và tồ án La Mã.
Tín đồ được tham gia quản lý giáo hội. Mục sư và giảng sư khơng phải sống độc
thân.
Có thể nói với những cải cách như vậy đạo Tin Lành đã phần nào làm cho
con người được tự do hơn trong quan hệ với Chúa, phần nào giảm bớt những nghi
thức rườm rà, tốn kém.
Đó chính là một tư tưởng tiến bộ của giai cấp tư sản, nó góp phần cho sự ra
đời của chủ nghĩa nhân văn thời kì này.
Cuộc cải cách này có nguồn gốc kinh tế - xã hội và tư tưởng sâu xa. Đó là
sự khủng hoảng về uy tín và ảnh hưởng của Công giáo do những tham vọng về
quyền lực trần thế và sự sa sút về đạo đức của hàng giáo phẩm. Đó là sự bế tắc của
nền thần học kinh viện – chỗ dựa cho hàng giáo phẩm. Đó là sự xuất hiện của giai
cấp tư sản và nền sản xuất Tư Bản Chủ Nghĩa với những yêu cầu mới về chính trị,
xã hội, tư tưởng và tôn giáo.
Sau hơn một trăm năm đọ sức bằng chiến tranh giữa một bên là những
người cải cách được giai cấp tư sản và thị dân ủng hộ với một bên là Công giáo
được giai cấp quý tộc phong kiến ủng hộ.


14
Năm 1453, sự sụp đổ của dinh luỹ Contantinus là một sự kiện đáng chú ý.
Lúc đó khơng ít học giả Hy Lạp đem những bản sao chép quý báu đến phương
Tây, thu hút sự chú ý của phương Tây đối với văn hoá cổ Hy Lạp. Chúng ta đã
biết triết học kinh viện là từ triết học cha đạo phát triển mà ra. Trong thời gian đó,
thơng qua phong trào thập tự chinh mà tăng cường sự tiếp xúc văn hố phương
Đơng và phương Tây và sự giao lưu văn hoá. Nhà triết học Arập Avicena và
Averrroès đã chú thích và giải thích tác phẩm nổi tiếng của Aristoe nhờ đó mà triết
học Hy Lạp cổ đại được du nhập vào Tây Âu, khiến cho thế giới quan của các nhà
triết học kinh viện được mở rộng. Đến thời đại của Thomas Aquias, giữa

Augustinus và Aristote đã mất hết hiềm nghi, khi cánh cửa của tư tưởng đã mở ra
thì dịng tư tưởng sẽ tn trào ra phía trước. Học thuyết cổ điển và tư tưởng dị
giáo, một khi xâm nhập vào trong giáo nghĩa chính thống của Cơ Đốc giáo, tất yếu
sẽ gây nên một loạt phản ứng liên tiếp, Roger Bacon, Occaqm cùng với Wyclife
và Erasmus… xuất hiện đã thể hiện sự chuyển biến của thời đại, đã chứng tỏ sự
hưng khởi của trào lưu tư tưởng của chủ nghĩa nhân văn.
1. 1. 2. 4. Những tư tưởng tiến bộ về con người
Sau hơn mười thế kỉ bị mai một dưới sự thống trị của nhà thờ Ki tô giáo
Trung Cổ, truyền thống đề cao con người đề cao giá trị con người bắt nguồn từ
triết học cổ đại Hy – La được khơi dậy và phát triển rực rỡ kể từ thời đại Phục
Hưng. Trên cơ sở những thành tựu mới của nền của nền khoa học tự nhiên, lý
tưởng giải phóng con người khỏi xiềng xích tơn giáo đã được tiếp thêm sức mạnh
và cũng nhờ đó quan điểm chinh phục thế giới được bộc lộ ở trình độ mới.
Từ thế kỉ XV, phương Tây bắt đầu tiến hành những cuộc tìm kiếm những
miền đất mới. Trong khoảng ba thế kỉ, gần như toàn nộ thế giới với những nền văn
hóa khác nhau đã được khám phá. Có nhiều lý do giải thích cho sự bành trướng
của chủ nghĩa tư bản châu Âu lúc bấy giờ, trong đó có cả những lý do nhân đạo,
đầy tinh thần nghĩa hiệp.


15
Sau thời kì cực thịnh, chủ nghĩa kinh viện đã đi vào giai đoạn suy thoái,
cuộc đấu tranh chống triết học kinh viện cũ đã diễn ra mạnh mẽ với sự ra đời của
khoa học thực nghiệm và sự phát triển của chủ nghĩa duy danh. Những quan hệ xã
hội mâu thuẫn, chiến thắng của chế độ tự quản phân xưởng đối với nền bạo chiến
và sau đó là sự xuất hiện của các chế độ quyền uy mới đã hoàn toàn ảnh hưởng
đến thế giới quan con người thời kì này.
Có thể theo dõi dần dần sự gia tăng những người có học vấn uyên bác ở thế
kỉ XV. Khó có thể nói rằng họ có tự giác đặt ra cho mình mục đích là đạt tới sự hài
hồ hoàn toàn trong cuộc sống tinh thần và thực chất hay khơng song nhiều người

trong số họ đã có một sự hài hồ tới mức điều đó nói chung là có thể đối với con
người.
Thương gia và nhà hoạt động nhà nước thường đồng thời là những nhà
khoa học trong lĩnh vực ngơn ngữ cổ. Những nhà nhân văn địi hỏi phải có kiến
thức uyên bác. Những kiến thức của các ông không phải phục vụ cho việc tiếp cận
một cách khách quan với thế giới mà phục vụ cho việc áp dụng hàng ngày vào
cuộc sống hiện thực.
Bên cạnh sự phát triển tồn diện của cá nhân thì cũng cịn có sự tự nhận
thức sâu sắc. Học vấn của phụ nữ thuộc đẳng cấp cao hồn tồn khơng khác gì học
vấn của nam giới. Người Ý thời kì này hồn tồn khơng nghi ngờ gì là cần phải
giáo dục con trai và con gái như nhau trong lĩnh vực văn học hay nhgôn ngữ học.
Chủ nghĩa cá nhân ở phụ nữ được phát triển một cách hoàn toàn tương tự như nam
giới. Từ đó là sự tham gia tích cực của phụ nữ vào văn học Ý. Có nhiều phụ nữ trở
nên nổi tiếng chính trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật. Phụ nữ cần đạt tới sự hoàn
hảo, tồn diện giống như nam giới.
Những phẩm giá chính của con người bấy giờ được thừa nhận là ý chí tự
do, tính cách mạnh mẽ, sự kiên định trong việc đạt tới mục đích đặt ra, cho dù nó
có là gì đi chăng nữa.


16
Thời kì này ta thấy có sự xuất hiện của những học thuyết tiến bộ về con
người như thuyết “Anthropo Centrism” (Con nguời là trung tâm). Thuyết này
xuất hiện sớm hơn cả triết học Hy Lạp cổ đại. Nó khơng phải là học thuyết có hệ
thống do một nhà tư tưởng cụ thể nào đó đề xướng, là sản phẩm đặc thù của văn
hóa châu Âu, được hình thành trong q trình con người tự nhận thức về vai trị
của mình đối với thế giới, phản ánh quá trình con người từng bước đạt tới trình độ
“Tách mình” ra khỏi tự nhiên và sau đó là “Tách mình” ra khỏi xã hội.
Theo V. I. Xamokhvolova, học thuyết này thể hiện thái độ của con người
“Tin tưởng vào toàn năng của mình”, là Mơ hình châu Âu về sự cảm nhận thế

giới”.
Cái chung của hệ thống quan điểm này là thái độ đề cao vai trò chi phối,
quyết định của con người đối với xã hội, đối với thế giới (Bên trong và bên ngoài
con người) và đối với vũ trụ. Đó là thái độ thừa nhận nguyên tắc “Hoạt động cải
tạo khơng có giới hạn của con người”.
Học thuyết này khẳng định ý nghĩa đặc biệt của sự tồn tại con người, khẳng
định chính sự tồn tại của con người mới là hạt nhân, là tâm điểm, chứa đựng toàn
bộ ý nghĩa của sự tồn tại vũ trụ.
Học thuyết phản kháng lại quan điểm coi con người là một bộ của thế giới,
khơng thừa nhận quan điểm nhìn con người chỉ thuần túy như là trình độ của cấu
tạo vũ trụ, phụ thuộc hoàn toàn vào thế giới bên ngoài.
Đi liền với học thuyết trên là khuynh hướng các nhà khoa học tự nhiên và
thực nghiệm: Họ ln tìm cách chứng minh sự tồn tại của thế giới này là cho con
người. Khuynh hướng này giả thiết rằng, vũ trụ được cấu tạo là để cho con người
xuất hiện và tồn tại. Vì nếu chỉ cần xảy ra một biến đổi nhỏ về một vài đại lượng
vật lý nào đó, chẳng hạn như hằng số hấp dẫn, điện tích, điện tử… thì con người
sẽ khơng có mặt, trong khi vũ trụ vẫn tồn tại.


17
Bắt đầu từ thời đại Phục Hưng và đặc biệt là thời đại Khai Sáng, sự xuất
hiện của chủ duy lý với những con người “Dùng đầu để đứng” (Chữ thường dùng
của Hegel) đã khiến tất cả mọi quan điểm, kể cả những quan điểm về tôn giáo đều
phải “Ra trước tịa án của lý tính để biện hộ cho sự tồn tại mình hoặc từ bỏ sự tồn
tại của mình”. “Đó là chủ nghĩa duy lý bắt nguồn từ Potoleme” 1Với chủ nghĩa
duy lý mới, các giá trị cổ đại là lý tính và giải phóng con người được Phục Hưng
trở lại và được nâng lên tầm cao mới. Đây chính là chỗ dựa cho cách hiểu nhận
thức luận về học thuyết “Anthropo Centrism” (Con nguời là trung tâm).
Như vậy, kể từ thời đại Phục Hưng, việc khẳng định vị thế trung tâm của
con người theo quan điểm học thuyết này đã biến đổi. Không phải là trung tâm

trong sự sáng tạo của tạo hóa, trong cấu trúc phức tạp của vũ trụ, cũng không phải
là trung tâm theo nghĩa có khả năng quyết định sự tồn tại của thế giới mà là trung
tâm theo nghĩa giá trị học.
Sự tồn tại và vận động của thế giới không mang giá trị tự thân, nó chỉ có
giá trị trong tương quan với sự tồn tại của chính con người. Con người với những
hoạt động tích cực và tự do của nó đã làm cho thế gới trở nên có ý nghĩa: Biến đổi
thế giới từ chỗ tự nó đến một thế giới trong chừng mực có thể tồn tại cho con
người.
Những tư tưởng tiến bộ về con người đã đặt cơ sở cho chủ nghĩa nhân văn
ra đời
Bacon (1214-1294):
Là nhà triết học Anh, một trong những người đề xướng vĩ đại nhất của
khoa học thực nghiệm thời kì mới.
Ơng viết nhiều tác phẩm chứa đựng những tư tưởng tiến bộ. Ông là nhà tư
tưởng tiến bộ của tầng lớp thủ công thành thị, đã dũng cảm lên án chế độ áp bức
1

Marx – Engels toàn tập (1991), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội


18
phong kiến, vạch trần những tội lỗi của giới Giáo sĩ, tấn cơng vào ngơi Giáo
Hồng thiêng liêng. Ơng cho rằng “Bọn công tước nam tước và bọn hiệp sĩ là
những kẻ cướp bóc lẫn nhau, huỷ hoại thần dân của mình bằng những cuộc chiến
tranh bất tận và thuế khoá nặng nề… Những sự đồi trụy nhất thống trị khắp mọi
nơi, ngôi thiêng trở thành chiến lợi phẩm của sự lừa dối… Đạo Cơ Đốc được coi
như một thứ đạo mà sự xuất hiện của nó được giải thích bằng chiêm tinh học, bằng
sự kết hợp của sao Mộc và sao Thuỷ”. Như vậy có thể nói “Tà đạo” là mặt sau của
cuộc đấu tranh của Bacon và học thuyết chính trị trên thế giới” 1Với tinh thần, tư
tưởng chống giáo hội như vậy, qua đó Bacon muốn đề cao con người, đồng cảm

với những nỗi khổ bất hạnh của con người, đồng thời bênh vực, bảo vệ cho quyền
sống, quyền hạnh phúc, tự do của con người.
Guyom Occam (1300 – 1350):
Với tư cách nhà văn, nhà chính trị của giai cấp phong kiến thế tục đã tham
gia vào cuộc đấu tranh chống Giáo Hoàng, bảo vệ nhà vua.
Tư tưởng chống Giáo Hoàng, bảo vệ phong kiến thế tục được thể hiện trong hầu
hết các tác phẩm chính trị – xã hội của ơng. Theo ơng chức Giáo Hồng chỉ là một
thể chế tạm thời. Giáo Hồng khơng phải là người đại diện của chúa trời và không
nên gán cho nó tính chất ln ln đúng
Triết học của ơng cũng chống đối quyết liệt gệ tư tưởng Thiên Chúa thống
trị.
1. 2. Những nội dung của chủ nghĩa nhân văn thời Phục Hưng
1. 2. 1 Những tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nhân văn:

1

Theo sách, Nhà xuất bản Hà Nội (1999) “Đại cương lịch sử các tư tưởng và học thuyết chính trị

trên thế giới”


19
Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa nhân văn thời kì này là đả kích mạnh
mẽ vào bọn phong kiến và Giáo Hội Thiên Chúa thối nát.
Chúng ta đã thấy rằng tư tưởng thống trị trong thời Trung Cổ là tư tưởng
phong kiến - Giáo Hội, bao trùm lên tất cả là thần học. Trong thời Trung Cổ triết
học chỉ là một bộ phận của thần học chứ không tồn tại như một mơn khoa học độc
lâp. Giáo Hội cịn dùng chủ nghĩa cấm dục và triết học kinh viện (Thứ triết học
không nghiên cứu tự nhiên và thế giới xung quanh mà chỉ rút ra những kết luận cụ
thể từ những giáo điều chung của Giáo Hội và quy định quy tắc hành vi của người

ta) để lừa phỉnh, mê hoặc mọi người. Vì vậy chủ nghĩa nhân văn đã đả kích mạnh
mẽ, ngay thẳng vào hệ tư tưởng phong kiến – Giáo Hội, tước bỏ “Cái vòng hào
quang thiêng liêng” của chế độ phong kiến. Các nhà nhân văn chủ nghĩa phê phán
nghiêm khắc thế giới quan tôn giáo. Họ chế nhạo chủ nghĩa cấm dục của Giáo
Hội. Họ vạch trần sự thối nát của phong kiến – Giáo Hội.
Tinh thần chống phong kiến và Giáo Hội của nhà nhân văn chủ nghĩa đã có tác
động cổ vũ các tầng lớp nhân dân bị áp bức đấu tranh chống lại thế lực phong kiến
lạc hậu và góp phần quan trọng vào phong trào đòi cải cách Giáo Hội, chống lại sự
áp bức, bóc lột của Giáo Hội Thiên Chúa, đứng đầu là Giáo Hội La Mã.
Nội dung thứ hai là tinh thần đề cao giá trị con người:
Trong buổi đầu các nhà nhân văn đã sáng tạo ra một mẫu người đặc biệt,
đó là con người có khả năng vô tận về vật chất và tinh thần, con người không phụ
thuộc vào thượng đế. Họ đề cao và bảo vệ cá tính con người. Họ lấy việc thoả mãn
yêu cầu cá nhân làm mục đích sống của bản thân con người. Họ khuyến khích
những thủ đoạn làm giàu , đồng thời tán dương trí thơng minh, tài tháo vát của con
người, ca ngợi những “Nhân vật kiên cường” bất chấp khó khăn biết dùng mọi thủ
đọan để làm giàu. Trong các tác phẩm của họ, những nhân vật có tiền, có “Đạo
đức” rất được coi trọng.
Đề cao con người thể hiện ở chỗ ca tụng cái khoẻ, cái đẹp của cơ thể. Điều
này được các hoạ sĩ, các nhà điêu khắc, hội họa thời Phục Hưng thể hiện rất rõ.


20
Tất cả đều toát lên cái khoẻ đẹp và sức vươn dậy của con người trần thế, lấy con
người làm đối tượng sáng tác.
Nội dung thứ ba là các nhà nhân văn chủ nghĩa thời kì này đã lên tiếng đòi
quyền tự do cho con người
Các nhà nhân văn thời Phục Hưng cho rằng con người sinh ra là phải được
hưởng hạnh phúc. Từ đó mà họ lên tiếng địi quyền tự do cho con người, con
người được tự do hưởng mọi lạc thú trên thế giới. Đây là tư tưởng được bắt nguồn

từ sự cấm đối với chủ nghĩa cấm dục của tơn giáo, chống lại sự trói buộc tình cảm
của con người.
Con người phải được sống cuộc đời hoạn lạc ngay trên thế gian, chứ không
phải sống khổ hạnh để khi chết đi sẽ được lên thiên đường như các tăng lữ Thiên
Chúa giáo thường rêu rao. Các nhà nhân văn đã miêu tả một cuộc sống đầy vui thú
ở trần thế.
Họ kêu gọi mọi người hãy tận hưởng lạc thú của tuổi thanh xuân kẻo tuổi
thanh xuân sẽ qua đi và không bao giờ trở lại.
1. 2. 2 Các tác giả tiêu biểu.
Francesco Petrarca (1304 -1374)
Được các nhà nghiên cứu gọi là “Người cha của chủ nghĩa nhân văn”. Ông
vốn là một luật gia và là giáo sĩ, ông là người rất say mê các tác giả cổ điển. Ngay
từ nhỏ Francesco Petrarca đã yêu chuộng các sách vở cổ, các nhà văn cổ nhờ sự
sưu tầm của ông, nhiều tác phẩm của các tác giả La Mã nổi tiếng bị thất lạc đã
được tìm thấy.
Tác phẩm “Ca tập” gồm 336 bài là tác phẩm lớn nhất của ông và mang ý
nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong tác phẩm có những bài thơ tốt lên ý phẫn nộ, lớn
tiếng mắng chửi triều đình La Mã. Ơng thiết tha yêu tổ quốc, phản đối tình trạng
phong kiến cát cứ, hơ hào sự thống nhất trong hồ bình. Ơng vạch trần những sai
trái của Giáo Hội La Mã “Ngôi nhà thời dã man hung tợn”, “Là ngục tù đen tối”,
“Là nơi đầy rẫy những sự dối gạt”. Tất cả đều được phản ánh trong tác phẩm “Ca


21
tập” của ông. Trong tác phẩm này bên cạnh một số bài nói lên sự xấu xa, bỉ ổi của
triều đình thì cịn có một số lớn các bài ca ngợi ái tình đẹp đẽ và thơ yêu nước
nồng nàn.
Những vần thơ nói về ái tình chính là nỗi lịng thương nhớ của ông đối với
người yêu Laure de Noves rất đẹp mà “Hồng nhan bạc mệnh” khi cô đã chết ở tuổi
còn trẻ.

Còn những bài thơ yêu nước là thể hiện lịng u q hương đất nước vơ bờ
bến với nước Ý, với quê hương Florence và nỗi khổ tâm “Thương đất nước bất
hạnh, bực giận mà không làm gì được” 1
“Hỡi đất nước Ý của tơi!
Mặc dù các câu thơ của tôi không thể chữa khỏi
Vết thương loang lổ máu me trên cơ thể đạp đẽ của Người
Nhưng trái tim của tôi như mắc trọng bênh
Lời thở than của tôi tư bờ biển trang nghiêm
vang vọng tới tận con sông Đài Bá”
Đoạn thơ với những vần thơ thấm đẫm lịng u q, nỗi đau nhói sâu sắc khi đất
nước Ý chưa được thống nhất.
Alighieri Dante (1265 - 1321)
Ông cũng là một nhà nhân văn lớn của thời kì văn hố Phục Hưng. Tác
phẩm nổi tiếng của ơng là “Thần khúc” được viết bằng ngôn ngữ Italia, đây là biểu
hiện của lòng yêu nước. Tác phẩm gồm 14226 câu thơ và được chia thành 100
khúc ca. tác phẩm ghi lại một giấc mộng của thi nhân vĩ đại thời cổ La Mã,

1

Theo Nhà xuất bản lao động – xã hội (2004), “Những câu chuyện lịch sử thế giới – Thời trung

cổ huyền bí”


22
Virginie, người mà ông sùng bái dẫn đi du lãm ba nơi là “Địa ngục”, “Luyện
ngục” và “Thiên đàng”. “Thần khúc” là một tác phẩm “Mở đường“ của “Văn hoá
Phục Hưng” nước Ý mà cũng là của toàn bộ “Văn hố Phục Hưng”. Trong tác
phẩm này ơng dùng biện pháp tượng trưng ẩn dụ để miêu tả vấn đề hiện thực, về
mặt xã hội và chính trị thì thời bấy giờ. Ông khiển trách những hành động ngang

ngược của Giáo Hồng, chống lại sự tham ơ hủ hố của Giáo Hội và đặt rất nhiều
Giáo Hoàng đã chết vào địa ngục, đồng thời cũng đưa Bonifacius VIII vào tầng
thứ sáu của địa ngục. Ơng phê phán, đả kích Giáo Hồng, cơng khai tun bố “Để
dành một vị trí dưới địa ngục cho vị Giáo Hồng đương nhiệm thì quả là đáng quý
hiếm có”. Trong tác phẩm này, Dante ca tụng lý tưởng tự do, tình cảm tự nhiên và
tinh thần tìm tịi sự hiểu biết.
Ơng cực lực đề cao văn hoá “Dị giáo” thời cổ đại, ca ngợi thành tựu của các
tác giả thời cổ và xem nhà thơ thời cổ của La Mã Publius Vergillus Maro là người
dẫn đường và bảo vệ cho mình đi du lịch “Địa ngục” và “Luyện ngục”.
Tất cả những điều dó nói lên tư tưởng nhân văn sâu sắc của Dante.
Boccaccio (1314 -1375)
Học trò danh tiếng của Francesco Petrarca, ông là một nhà nhân bản sâu
sắc. Tư tưởng của ông mang đậm màu sắc nhân văn. Đối với Giáo Hội thời Trung
Cổ, ông phê phán gay gắt. Điều này được thể hiện rõ nét trong tác phẩm “Thập
nhật đàm”.
Ông đã miêu tả các giáo sĩ là những con người xấu xa, so với ma quỷ còn độc ác
hơn.
Tác phẩm kể về một giáo sĩ say mê người phụ nữ đẹp nhưng người phụ nữ
này đã có chồng, chồng chị là một tín đồ Cơ Đốc ngoan đạo. Giáo sĩ nghĩ ra kế
bảo người chồng đến gặp ông ở một cái hầm và bảo rằng đó là “Luyện ngục”,
người chồng nên hàng ngày đến đó tự lấy roi đánh vào mình coi đó như là sự
trừng phạt của “Luyện Ngục”, sau khi tự trừng phạt như vậy thì có thể lên thiên


23
đường. Và trong lúc người chồng làm như vậy thì giáo sĩ đến ngủ với vợ của anh
ta cho đến khi người phụ nữ mang thai, lúc đó giáo sĩ mới bảo người chồng kia
thôi không đến “Luyện ngục” mà để anh ta thay mình làm bố.
Tác phẩm ngồi kể về ơng chồng bị lừa, người vợ ngoại tình thì cịn miêu tả
những nhà bn xảo quyệt, thanh niên phóng đãng, nhà tu tham dục, cả một loạt

những nhân vật tội lội, được kể ra một cách sâu sắc với giọng nhẹ nhàng phóng
khống.
Có thể nói trong hồn cảnh bấy giờ mà Boccacio dám viết về một giáo sĩ
như vậy cho thấy sự dũng cảm của ông. Những tác phẩm như vậy của ông đã giúp
ta thấy được bộ mặt thật của Giáo Hội, từ đó dũng cảm theo đuổi lạc thú cũng như
tình u chân chính trong chốn dân gian. Tác phẩm có ảnh hưởng rất lớn đối với
cơng cuộc giải phóng tư tưởng nhân dân sâu sắc.
Urich von Hutten (1488 – 1523):
Là một nhà nhân văn, châm biếm những ham mê lạc thú trần tục và tham
lam của giới tăng lữ, đồng thời lên tiếng mạnh mẽ bảo vệ nhân dân Đức chống lại
kẻ thù của họ. Ông là người chống đối một cách quyết liệt xã hội đương thời.
Ông rất sùng bái nhà sử học theo chủ nghĩa nhân văn của Ý là Lorenzo
Valla và mang quyển “Bàn về đại đế Constantine ban tặng nguỵ thư” của Valla về
Đức xuất bản, đã làm lung lay uy tín của giáo hoàng La Mã về mặt tư tưởng.
Tác phẩm tiêu biểu cho chủ nghĩa nhân văn của ông là quyển “Tam Vị
Nhất Thể Của La Mã” (1520). Trong tác phẩm ông viết: “La Mã đã dựa vào ba
thhứ để làm cho mọi người phải phục tùng: Quyền lực, xảo trá, ngụy thiện… Có
ba sự kiện khơng thể nói rõ chân tướng: Những gì có quan hệ đến Giáo Hồng,
phiếu chuộc tội và vơ thần luận. Có ba thứ sản vật trở thành đặc điểm của La Mã:
Giáo hoàng, những kiến trúc cũ kỷ và sự tham lam. Có ba thứ đồ vật khác nhau để
nuôi sống những người giàu La mã: Mồ hôi và máu của người nghèo, những món
lợi kếch xù và sự cướp bóc từ tín đồ Cơ Đốc’. Qua đó cho thấy một tinh thần nhân


×