Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Cơ sở khoa học trong việc bình chọn danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp cơ sở tại đại học quốc gia tp hồ chí minh công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VĂN PHỊNG ĐỒN – HỘI
…………

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG – NĂM 2010

Tên cơng trình:

CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC BÌNH CHỌN
DANH HIỆU “SINH VIÊN 5 TỐT” CẤP CƠ SỞ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Những người thực hiện:
1. Lương Chí Cường
2. Nguyễn Hữu Duy Viễn
3. Đỗ Hiếu Thảo
4. Lê Kim Ngân
5. Nguyễn Thị Hưng
6. Tạ Thị Hồng Nhung
7. Trịnh Thị Nhài
8. Nguyễn Thị Huyền Trang
9. Trần Thị Tuyết Trâm
10. Lê Thị Thảo Trúc
11. Nguyễn Thị Nam Phương

Chủ nhiệm
Thành viên
Thành viên
Thành viên


Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Người hướng dẫn: Trần Nam

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05/2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VĂN PHỊNG ĐỒN – HỘI
.…..……

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG – NĂM 2010

Tên cơng trình:

CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC BÌNH CHỌN
DANH HIỆU “SINH VIÊN 5 TỐT” CẤP CƠ SỞ
TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Những người thực hiện:
1. Lương Chí Cường
2. Nguyễn Hữu Duy Viễn

3. Đỗ Hiếu Thảo
4. Lê Kim Ngân
5. Nguyễn Thị Hưng
6. Tạ Thị Hồng Nhung
7. Trịnh Thị Nhài
8. Nguyễn Thị Huyền Trang
9. Trần Thị Tuyết Trâm
10. Lê Thị Thảo Trúc
11. Nguyễn Thị Nam Phương

Chủ nhiệm
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Người hướng dẫn: Trần Nam

TP. HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05/2010


I

MỤC LỤC


MỤC LỤC .............................................................................................................. I
DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH .......................................................... III
DANH MỤC VIẾT TẮT ..................................................................................... IV
TÓM TẮT.............................................................................................................. 1
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 3
1. LÝ DO THỰC HIỆN CƠNG TRÌNH ........................................................... 3
2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................................................ 4
3. GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT ........................................................ 5
4. NHỮNG TỒN TẠI ĐƯỢC NGHIÊN CỨU.................................................. 5
5. PHƯƠNG ÁN CỦA NHÓM TÁC GIẢ ........................................................ 6
MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP............................................................................ 7
1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ................................................................ 7
1.1. MỤC TIÊU .............................................................................................. 7
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 7
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................................................... 7
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 8
2.1. NHÓM PP PHỤC VỤ THIẾT KẾ ......................................................... 8
2.2. NHÓM PP PHỤC VỤ THU THẬP DỮ LIỆU ....................................... 9
2.3. NHÓM PP PHỤC VỤ XỬ LÝ DỮ LIỆU ............................................... 9
2.4. NHÓM PP PHỤC VỤ THỂ HIỆN DỮ LIỆU .......................................10
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .....................................11
VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG “SINH VIÊN 5 TỐT” ..................................................11
1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH.................11
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG ...........................................................................11
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .......................................12
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC...............................................................................13
2. CUỘC VẬN ĐỘNG “SINH VIÊN 5 TỐT” .................................................13
2.1. PHONG TRÀO “SINH VIÊN 3 TỐT” ..................................................14
2.2. CUỘC VẬN ĐỘNG “SINH VIÊN 5 TỐT” ...........................................15

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN BÌNH CHỌN .................................17
“SINH VIÊN 5 TỐT” CẤP CƠ SỞ .....................................................................17
1. CƠ SỞ THỰC HIỆN ....................................................................................17
2. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN BÌNH CHỌN “SINH VIÊN 5 TỐT” CẤP CƠ
SỞ ......................................................................................................................18
2.1. ĐẠO ĐỨC TỐT......................................................................................18
2.2. HỌC TẬP TỐT ......................................................................................22
2.3. THỂ LỰC TỐT ......................................................................................29
2.4. HỘI NHẬP TỐT ....................................................................................34
2.5. KỸ NĂNG TỐT......................................................................................41
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM ........................................47
CUỘC VẬN ĐỘNG “SINH VIÊN 5 TỐT” TẠI .................................................47


II

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN ............................47
1. HIỆN TRẠNG TRIỂN KHAI BÌNH CHỌN “SINH VIÊN 3 TỐT”
TRONG CÁC NĂM HỌC TRƯỚC.................................................................47
2. ĐỀ XUẤT TRIỂN KHAI CUỘC VẬN ĐỘNG “SINH VIÊN 5 TỐT” TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ......................48
2.1. NHỮNG ĐỀ XUẤT CHUNG.................................................................48
2.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CỤ THỂ................................................................50
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ..................................................................................57
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ................................................................................57
2. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA CƠNG TRÌNH ...............................................57
3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................59
PHỤ LỤC............................................................................................................... A
1. NỘI DUNG BẢNG HỎI ................................................................................ A

2. CÁC BẢNG PHỎNG VẤN SÂU ĐẠI DIỆN HỘI SINH VIÊN CÁC
TRƯỜNG ............................................................................................................ I
2.1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ....................................................... I
2.2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ............................... N
2.3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ ............................................................ R
2.4. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ............. U
2.5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT ............................................... X
2. CÁC BẢNG PHỎNG VẤN SÂU “SINH VIÊN 3 TỐT” CÁC NĂM HỌC
TRƯỚC VÀ ĐẠI DIỆN CÂU LẠC BỘ ĐỒNG HÀNH ............................... GG


III

DANH MỤC BẢNG BIỂU – HÌNH ẢNH
H1.1. Nhà điều hành ĐHQG-HCM ........................................................................11
H1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ĐHQG-HCM...............................................................13
B2.1. Bảng thống kê số mẫu khảo sát .....................................................................18
B2.2. Quan niệm về “Đạo đức tốt” của một “SV5T” ..............................................19
B2.3. Cách thức thẩm định “Đạo đức tốt” của một “SV5T” ....................................20
B2.4. Mức độ quan trọng của các tiêu chí ưu tiên về “Đạo đức tốt” ........................21
H2.1. Tỷ lệ đề nghị mức điểm trung bình chung học tập của “SV5T” .....................22
B2.5. Cách thức thẩm định “Học tập tốt” của một “SV5T” .....................................23
B2.6. Các tiêu chuẩn khác về “Học tập tốt”của một “SV5T” ..................................25
B2.7. Mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn ưu tiên về “Học tập tốt” ....................28
B2.8. Thống kê giá trị các hình thức đánh giá “thể lực tốt” .....................................29
H2.3. Biểu đồ tỉ lệ các hình thức đánh giá “thể lực tốt” ..........................................29
B2.9. Thống kê giá trị các hình thức thi “Thanh niên khỏe” ...................................31
H2.4. Biểu đồ tỉ lệ các môn thể thao thi “Thanh niên khỏe” ...................................31
B2.10. Mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn ưu tiên về “Thể lực tốt” ...................34
B2.11. Bảng khảo sát ý kiến về việc đạt giải các cuộc thi .......................................36

B2.12. Hình thức thẩm định “Hội nhập tốt” ............................................................37
H2.5. Biểu đồ thể hiện hình thức thẩm định “Hội nhập tốt” ....................................37
B2.13. Mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn ưu tiên về “Hội nhập tốt” ................41
B2.14. Các tiêu chuẩn bắt buộc về “Hội nhập tốt” của “SV5T” ..............................42
H2.6. Mức độ quan trọng của các kỹ năng ..............................................................43
B2.15. Mức độ quan trọng của các kỹ năng (Đơn vị : %)........................................44
B2.16. Mức độ quan trọng của các tiêu chuẩn ưu tiên về “Kỹ năng tốt” .................46
H3.1. Thang điểm đánh giá ....................................................................................51


IV

DANH MỤC VIẾT TẮT
1

“SV3T”

“Sinh viên 3 tốt”

2

“SV5T”

“Sinh viên 5 tốt”

3

BCH

Ban chấp hành


4

CLB

Câu lạc bộ

5

CVĐ

Cuộc vận động

6

ĐH KHXH & NV

Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

7

ĐHQG

Đại học Quốc gia

8

ĐHQG-HCM

Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh


9

PP

Phương pháp

10

TP

Thành phố


1

TĨM TẮT
Phần đặt vấn đề chúng tơi đề cập đến lý do thực hiện cơng trình. Vì văn bản
hướng dẫn triển khai cho Cuộc vận động (CVĐ) “Sinh viên 5 tốt” (“SV5T”) của
Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam chưa cụ thể từng tiêu chí nên cơng trình được
thực hiện để có thể xây dựng các tiêu chuẩn chung, cụ thể cho từng tiêu chí dùng để
xét chọn danh hiệu “SV5T”cấp trường. Ngoài ra, phần này cũng sơ lược về việc
thực hiện cơng trình, những vấn đề đã được giải quyết bằng các giải pháp khoa học,
những tồn tại cần giải quyết cho danh hiệu “SV5T” và khẳng định tính mới của
cơng trình.
Phần mục tiêu phương pháp đề cập đến mục đích, mục tiêu của cơng trình.
Các phương pháp khoa học được sử dụng trong quá trình khảo sát, thu thập ý kiến
của sinh viên cũng như trong việc xử lý bảng hỏi, thống kê số liệu và phân tích. Bên
cạnh đó phần mục tiêu phương pháp cũng cho biết nội dung nghiên cứu của cơng
trình, các vấn đề liên quan đến việc đưa ra các tiêu chuẩn chung cho 5 tiêu chí để xét

chọn danh hiệu “SV5T”.
Giải quyết vấn đề: gồm tất cả nội dung của cơng trình, trong đó có 3 chương:
+ Chương 1: Tổng quan về địa bàn, CVĐ “SV5T”, sơ lược về phong trào
“SV3T”. Đây là chương đầu của nội dung cơng trình. Chương 1 bao gồm các vấn đề
tổng quan, sơ lượt về quá trình hình thành và phát triển của Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM), khái quát về sự phát triển từ danh hiệu “SV3T” trở
thành danh hiệu “SV5T”, sơ lượt về việc triển khai cho danh hiệu “SV5T”, để có cái
nhìn tồn diện về phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
+ Chương 2: xây dựng bộ tiêu chuẩn cấp trường. Chương 2 đề cập đến cơ sở
xây dựng các tiêu chuẩn của từng tiêu chí, cách thức khảo sát, xử lý và phân tích
những thơng tin thu được từ sinh viên và Hội Sinh viên các trường. Từ việc phân
tích các số liệu thống kê, phần này cũng đưa ra các tiêu chuẩn chung cho việc xét
danh hiệu “SV5T”.
+ Chương 3: Đề xuất triển khai. Chương 3 tổng hợp các tiêu chuẩn chung đã
được phân tích từ chương trên để đưa vào quy trình xét chọn danh hiệu “SV5T”,


2

phần đề xuất áp dụng bộ tiêu chuẩn cụ thể vào thực tiễn. Trong đó, hạn chế những
sai sót trong cách làm cũ và đưa ra những cách thức thực hiện mới có tính khả thi.
Phần kết luận gồm các nội dung về những vấn đề đã làm được của cơng trình,
những tồn tại mà cơng trình chưa thực hiện được. Từ đó đề xuất hướng phát triển
sau này. Phần này cũng nói về đóng góp về mặt thực tiễn của cơng trình là xây dựng
các tiêu chuẩn chung cho các tiêu chí trong việc xét chọn danh hiệu “SV5T” dựa
vào văn bản hướng dẫn của Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam.


3


ĐẶT VẤN ĐỀ
1. LÝ DO THỰC HIỆN CƠNG TRÌNH
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII đã thông qua
Nghị quyết về công tác Hội và phong trào sinh viên nhiệm kỳ 2009 – 2013. Trên cơ
sở đó, “nhằm cụ thể hóa và đưa Nghị quyết vào thực tiễn đời sống, sinh hoạt, lao
động, rèn luyện của sinh viên, công tác Hội và phong trào sinh viên”, Ban chấp
hành (BCH) Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam cũng đã ban hành văn bản hướng
dẫn số 126 HD/TWHSV về việc triển khai thực hiện CVĐ “SV5T” cho tất cả các cơ
sở Hội. Văn bản này đã đưa ra 5 tiêu chí bình chọn danh hiệu “SV5T” gồm: Đạo
đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Kỹ năng tốt, Hội nhập tốt và các tiêu chuẩn cụ thể
của mỗi tiêu chí bình chọn. Tuy nhiên, văn bản chưa đề ra được các nội dung, cách
thức thực hiện cụ thể trong quá trình bình chọn ở các cơ sở Hội. Mặt khác, do chưa
thực hiện vấn đề khảo sát ý kiến nên các tiêu chuẩn do văn bản này đưa ra cịn mang
nặng tính chủ quan của người ban hành. Vì vậy, một số vấn đề trong các tiêu chí
trên chưa rõ ràng, khơng phù hợp với điều kiện thực tiễn, gây khó khăn trong q
trình bình chọn danh hiệu “SV5T”.
Nhằm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần
VIII, Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh lần IV
và hướng dẫn số 126 HD/TWHSV của BCH Trung ương, BCH TP. Hồ Chí Minh
cũng đã triển khai văn bản hướng dẫn thực hiện CVĐ “SV5T” đến các cơ sở Hội
trực thuộc. Nhưng văn bản này lại chỉ đề cập đến các tiêu chuẩn và cách thức bình
chọn danh hiệu “SV5T” ở cấp thành phố. Trong khi đó, ở các cấp thấp hơn phải chủ
động cụ thể hóa các tiêu chuẩn cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng đơn vị.
Như vậy, mặc dù cả BCH Trung ương và BCH TP. Hồ Chí Minh đều đã triển khai
văn bản hướng dẫn thực hiện CVĐ “SV5T” nhưng chưa đảm bảo được cơ sở khoa
học, chưa thống nhất được tiêu chuẩn chung và chưa cụ thể được các vấn đề cần
thiết trong quá trình xét danh hiệu “SV5T” tại các cơ sở Hội ở các trường đại học cao đẳng trên địa bàn thành phố nói riêng và tồn quốc nói chung.


4


Trước tình hình này, Câu lạc bộ (CLB) “SV5T” trực thuộc Hội Sinh viên
Việt Nam trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH KHXH & NV) đã tiến
hành thực hiện cơng trình nghiên cứu “Cơ sở khoa học trong việc bình chọn danh
hiệu “SV5T” cấp cơ sở tại Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh”. Cơng trình đã thực
hiện nghiên cứu tại 06 trường thành viên ĐHQG-HCM, bao gồm: Đại học Bách
Khoa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc tế, Đại học Công nghệ Thông tin và Đại học Kinh tế - Luật. Do tính chất
chuyên mơn khác nhau, một số trường có lợi thế về mặt ngoại ngữ (đơn cử trường
hợp Đại học Quốc tế) hoặc những trường chuyên môn về công nghệ thông tin (đơn
cử trường hợp Đại học Công nghệ Thông tin), … thì khả năng về ngoại ngữ và tin
học của sinh viên bắt buộc phải cao hơn những trường khác nên việc đưa ra các tiêu
chuẩn xét chọn cịn có sự chênh lệch giữa các trường. Đối với những trường hợp
này mà lại có chuẩn về ngoại ngữ và tin học ngang bằng với những trường khác thì
khơng hợp lý. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hợp lý chung, đối với những nội dung
khác (đơn cử như điểm học tập, điểm rèn luyện, …) phải được thống nhất. Nhằm cụ
thể hóa các tiêu chí và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bình chọn danh hiệu “SV5T”
tại ĐHQG-HCM đồng thời đề xuất triển khai thí điểm tại trường ĐH KHXH & NV
thơng qua cơ sở khảo sát xã hội học, chúng tôi đã quyết định chọn và thực hiện cơng
trình này.
2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của cơng trình là CVĐ “SV5T”. CVĐ này được kế
thừa từ phong trào “Sinh viên 3 tốt” (“SV3T”) của Hội Sinh viên TP. Hồ Chí Minh
và được triển khai trong Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ
VIII. Đây là CVĐ có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng rèn luyện toàn diện
của sinh viên trên toàn quốc nhằm đáp ứng những yêu cầu thực tiễn trong bối cảnh
cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay.
Cơng trình được thực hiện nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc bình chọn
danh hiệu “SV5T” cấp cơ sở Hội dựa trên cơ sở khảo sát xã hội học. Từ đó, nghiên
cứu đề ra các tiêu chuẩn và cách thức bình chọn cụ thể, thống nhất cho các trường

thành viên ĐHQG-HCM. Bên cạnh đó, dựa theo hệ thống tiêu chuẩn đã được xây


5

dựng, cơng trình cũng đưa ra đề xuất triển khai thí điểm việc bình chọn danh hiệu
“SV5T” tại trường ĐH KHXH & NV.
3. GIẢI PHÁP ĐÃ ĐƯỢC GIẢI QUYẾT
Thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần VIII,
CVĐ “SV5T” đã được triển khai rộng rãi trong các trường đại học - cao đẳng trên
toàn quốc. Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đã ban hành văn bản hướng dẫn
thực hiện CVĐ “SV5T” bao gồm mục đích, u cầu, tiêu chuẩn bình chọn và đánh
giá xét chọn danh hiệu “SV5T”, trong đó có các tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn
ưu tiên cho từng tiêu chí. Điều này giúp cho các cơ sở Hội có thể sơ lược và hình
dung được nội dung của từng tiêu chí.
Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, trên cơ sở văn bản hướng dẫn của
Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam về CVĐ “SV5T” cũng đã triển khai văn bản
hướng dẫn cho các cơ sở Hội trực thuộc Thành Hội. Hội Sinh viên Thành phố cũng
đã đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể cho 5 tiêu chí trên để xét chọn danh hiệu “SV5T”
cấp thành phố.
Như vậy, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh đều có văn bản hướng dẫn và giúp các cơ sở Hội bước đầu triển
khai thực hiện CVĐ “SV5T”.
4. NHỮNG TỒN TẠI ĐƯỢC NGHIÊN CỨU
Mặc dù BCH Trung ương đã đưa ra văn bản hướng dẫn thực hiện CVĐ
“SV5T”, tuy nhiên trong đó vẫn cịn nhiều nội dung chưa cụ thể và gây khó khăn
trong khi xét chọn. Đơn cử, ở tiêu chuẩn bắt buộc của tiêu chí đạo đức tốt có nêu
vấn đề: “Có lòng yêu nước, trung thành với mục tiêu cách mạng của Đảng; Có lối
sống văn hóa, văn minh”, rất khó để có thể đánh giá được như thế nào là yêu nước,
như thế nào là sống văn hóa, văn minh? Ở tiêu chuẩn bắt buộc của tiêu chí học tập

tốt có nêu vấn đề: “Có động cơ, thái độ học tập đúng đắn”, làm thế nào để đánh giá
được tương đối chính xác một sinh viên có thái độ học tập đúng đắn? Bên cạnh đó,
cịn một số nội dung của các tiêu chí vẫn chưa được cụ thể. Bản hướng dẫn cũng
chưa đưa ra được quy trình, cách thức xét chọn danh hiệu “SV5T” cũng như cách
thức chung để xét cho từng tiêu chí.


6

Đối với Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh, mặc dù cũng đã triển khai
văn bản hướng dẫn nhưng chỉ mới đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể để xét chọn cho danh
hiệu “SV5T” cấp thành phố, các đơn vị cơ sở Hội trực thuộc thì phải “chủ động cụ
thể hóa tiêu chuẩn “SV5T” trên cơ sở hướng dẫn của Hội Sinh viên Việt Nam TP.
Hồ Chí Minh phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị mình” (Hướng dẫn số
01/HD-BCH).
5. PHƯƠNG ÁN CỦA NHĨM TÁC GIẢ
Để cụ thể hóa các tiêu chí và tiêu chuẩn, đảm bảo tính khách quan, nhóm
thực hiện đề tài đã tiến hành khảo sát bằng phương pháp phỏng vấn bảng hỏi đối với
sinh viên của 06 trường đại học thành viên ĐHQG-HCM. Ngồi ra, nhóm cịn tiến
hành phỏng vấn sâu đại diện BCH Hội Sinh viên Việt Nam của 06 trường thành
viên, các sinh viên đạt danh hiệu “SV3T” qua các năm học trước để có thêm thơng
tin để đưa ra những tiêu chí cụ thể nhất, phù hợp và thống nhất ở mức độ tương đối
phục vụ cho việc xét chọn danh hiệu “SV5T” chung cho tất cả các trường.


7

MỤC TIÊU – PHƯƠNG PHÁP
1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.1. MỤC TIÊU

+ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phục vụ cho việc bình chọn danh hiệu
“SV5T” ở cấp cơ sở Hội tại các trường thành viên ĐHQG-HCM;
+ Đề xuất giải pháp triển khai thí điểm CVĐ “SV5T” tại trường ĐH KHXH
& NV;
1.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu như đã đề ra, nội dung cơng trình nghiên
cứu bao gồm:
+ Tìm hiểu các văn bản hướng dẫn triển khai CVĐ “SV5T” do BCH Trung
ương Hội sinh viên Việt Nam và BCH TP. Hồ Chí Minh ban hành;
+ Tìm hiểu tổng quan về địa bàn nghiên cứu: ĐHQG-HCM;
+ Thiết kế và xây dựng nội dung bảng hỏi và phỏng vấn sâu;
+ Tiến hành phát bảng hỏi, phỏng vấn sâu để thu thập các dữ liệu cần thiết;
+ Xử lý bảng hỏi kết hợp phỏng vấn sâu để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
phục vụ cho việc bình chọn danh hiệu “SV5T” cấp cơ sở tại các trường đại học
thành viên ĐHQG-HCM;
+ Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp triển khai thí điểm CVĐ tại
trường ĐH KHXH & NV;
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
+ Giới hạn về thời gian: 08 tháng (từ tháng 10/2009 đến tháng 05/2010)
+ Giới hạn khảo sát:
- 1085 sinh viên là Hội viên Hội sinh viên Việt Nam (hoặc Đoàn viên Đoàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với các trường chưa có tổ chức Hội Sinh
viên) có quan tâm và hiêu biết về CVĐ “SV5T”của tất cả các năm thứ (Nhất, Hai,
Ba, Tư, Năm) của 06 trường đại học thành viên thuộc ĐHQG-HCM, bao gồm:
Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Công nghệ thông tin, Trường Đại học


8

Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học

Kinh tế - Luật, Trường Đại học Quốc tế;
- 06 Cán bộ Hội Sinh viên Việt Nam (hoặc Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh đối với các trường chưa có tổ chức Hội Sinh viên) các trường Đại học
thành viên ĐHQG-HCM, đại diện CLB Đồng hành;
- Một số sinh viên đạt danh hiệu “SV3T” bất kỳ qua các năm tại 06 trường
đại học thành viên ĐHQG-HCM;
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Cơng trình này đã vận dụng tổng hợp nhiều PP khác nhau trong quá trình
nghiên cứu. Theo trình tự cơng việc, có thể gộp các PP thành 4 nhóm chính: thiết
kế; thu thập dữ liệu; xử lý dữ liệu và thể hiện dữ liệu.
2.1. NHÓM PP PHỤC VỤ THIẾT KẾ
+ PP thiết kế hệ thống nhằm thiết lập sơ đồ quy trình nghiên cứu chung của
cơng trình. Đây là phương pháp chung, mang tính chất định hướng, nền tảng, tổng
quát trong việc thực hiện nghiên cứu;
+ PP thiết kế nội dung bảng hỏi và nội dung phỏng vấn sâu nhằm xây dựng
khung định hướng các nội dung điều tra dựa trên các yêu cầu đặt ra cần khảo sát:
- Đối với bảng hỏi: Ngoài phần giới thiệu về tầm quan trọng của cơng trình,
mã số phiếu, tên điều tra viên, giám sát, hướng dẫn về cách trả lời, còn lại cấu trúc
bảng hỏi bao gồm 36 câu được chia thành 2 phần: Phần thông tin cá nhân và các câu
hỏi phục vụ cho việc kiểm định (giới tính, sinh viên trường, năm thứ, SV3T các năm
trước, sự quan tâm đến CVĐ “SV5T”, nguyện vọng đạt dnah hiệu “SV5T”); Phần
nội dung bao gồm 30 câu hỏi liên quan đến các vấn để:
* Ý kiến về các tiêu chuẩn cụ thể trong bình chọn “SV5T”;
* Phương thức thẩm định các tiêu chuẩn;
* Mức độ quan trọng của các tiêu chí ưu tiên;
Các câu hỏi được chia vào 05 mục dựa theo 05 tiêu chí của danh hiệu
“SV5T” đã được BCH Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam ban hành.
- Đối với phỏng vấn sâu:
* Dành cho đối tượng là cán bộ Hội Sinh viên Việt Nam các trường (hoặc
Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với những trường chưa có tổ chức Hội



9

Sinh viên), các câu hỏi phỏng vấn sâu tập trung vào vấn đề tổng quan tình hình bình
chọn “SV3T” trong những năm học trước đây - nền tảng cơ sở của CVĐ “SV5T”,
những khó khăn và kiến nghị trong quá trình triển khai CVĐ “SV5T” hiện nay.
* Dành cho đối tượng “SV3T” qua các năm học trước đây, các câu hỏi phỏng
vấn sâu tập trung vào nhận định về tính hợp lý của việc bình chọn “SV3T” qua các
năm và những hiểu biết nhất định về CVĐ “SV5T”.
* Dành cho đại diện CLB Đồng hành là những câu hỏi liên quan đến đặc thù
về khả năng thể thao mà các sinh viên khuyết tật có thể thực hiện được. Đây là một
cơ sở khá quan trọng trong việc đánh giá tiêu chí “Thể lực tốt” đối với các bạn
khuyết tật khi xét danh hiệu “SV5T”.
2.2. NHÓM PP PHỤC VỤ THU THẬP DỮ LIỆU
+ PP tham khảo tài liệu
Liên hệ trực tiếp với các BCH Hội sinh viên Việt Nam của các trường thành
viên, Ban cán sự Đoàn ĐHQG-HCM, BCH Hội sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí
Minh và thơng qua mạng truyền thông để thu thập các dữ liệu thống kê tình hình
danh hiệu “SV3T” qua các năm, tổng quan địa bàn ĐHQG-HCM, các văn bản
hướng dẫn thực hiện CVĐ “SV5T” do BCH Trung ương và TP. Hồ Chí Minh ban
hành.
+ PP phi thực nghiệm, bao gồm:
- Thực hiện phỏng vấn sâu đối với 06 cán bộ Hội Sinh viên Việt Nam các
trường (hoặc Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với những trường chưa
có tổ chức Hội Sinh viên); 03 sinh viên đạt danh hiệu “SV3T” bất kỳ của các trường
qua các năm học trước, đại diện CLB Đồng hành của các sinh viên khuyết tật.
- Thực hiện phát bảng hỏi đối với 1.800 đối tượng tại các trường. Để đảm bảo
tính đại diện cảu mẫu khảo sát, chúng tôi đã thực hiện phát dựa trên tỷ lệ tương ứng
của số Hội viên (Đoàn viên) các trường với nhau.

- Quan sát và sử dụng nhật ký ghi chép để ghi lại các thông tin quan sát được
trong quá trình điền dã nhằm thu thập các dữ liệu cần thiết;
2.3. NHÓM PP PHỤC VỤ XỬ LÝ DỮ LIỆU
+ PP tổng hợp dữ liệu nhằm tập hợp các dữ liệu rời rạc đã thu thập từ nhiều
nguồn khác nhau lại để hoàn thành các nội dung nghiên cứu theo định hướng.


10

+ PP phân tích dữ liệu là cơ sở quan trọng trong việc khai thác các dữ liệu đã
thu thập được thông qua bảng hỏi và phỏng vấn sâu. Để hồn thành nội dung này,
chúng tơi đã thực hiện xử lý các dữ liệu định lượng thu được từ các bảng hỏi thông
qua phần mềm SPSS, bao gồm một số phép thống kê như: tính tần số xuất hiện, tỷ lệ
phần trăm, kiểm định mối liên hệ ý nghĩa. Đối với cá dữ liệu định tính thu được từ
các kết quả “Ý kiến khác” trong phiếu khảo sát sẽ được phân tích, lọc theo từng chủ
đề, trích dẫn kèm với số liệu thống kê định lượng, kết hợp với các phân tích từ nội
dung phỏng vấn sâu để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
2.4. NHÓM PP PHỤC VỤ THỂ HIỆN DỮ LIỆU
Trong giai đoạn này, sau khi đã thực hiện việc tổng hợp và hân tích các dữ
liệu cần thiết, vấn đề quan trọng khơng kém là trình bày kết quả đã thực hiện thành
báo cáo hoàn chỉnh. Vấn đề này được thể hiện thông qua các bảng biểu thống kê, sơ
đồ, biểu đồ minh họa, bố cục nội dung báo cáo, …


11

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG “SINH VIÊN 5 TỐT”
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, cơng trình xác định hàng loạt các
vấn đề cần được giải quyết như đã trình bày ở (1.2). Trong đó, tìm hiểu về địa bàn

triển khai và CVĐ “SV5T” là những vấn đề cơ sở để tiến hành các nội dung nghiên
cứu kế tiếp. Phần nội dung sau đây sẽ làm rõ các vấn đề liên quan đến địa bàn
nghiên cứu – ĐHQG-HCM, phong trào “SV3T” – tiền thân của CVĐ “SV5T”, hiện
trạng triển khai CVĐ “SV5T” và nhu cầu thực hiện nghiên cứu tại ĐHQG-HCM.
1. TỔNG QUAN VỀ ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG
ĐHQG-HCM có trụ sở đặt tại phường Linh Trung – quận Thủ Đức, được xây
dựng trên diện tích 643,7 ha của khu quy hoạch Thủ Đức – Dĩ An theo mơ hình một
đơ thị khoa học hiện đại.

H1.1. Nhà điều hành ĐHQG-HCM
Đây là trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học - công
nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao với quy mơ đào tạo chính quy là 49.714


12

với 74 ngành đào tạo bậc đại học, 89 ngành đào tạo thạc sĩ và 91 ngành đào tạo tiến
sĩ thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội - nhân
văn và khoa học kinh tế. ĐHQG-HCM có tổng cộng 4.302 cán bộ - công chức bao
gồm 2.403 cán bộ giảng dạy (1.899 người có trình độ sau đại học với 640 tiến sĩ và
1.259 thạc sĩ, 169 người có chức danh giáo sư và phó giáo sư).
1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.2.1. Giai đoạn hình thành (1995 – 2000)
ĐHQG-HCM được thành lập theo Nghị định 16/CP ngày 27/01/1995 của
Chính phủ trên cơ sở sắp xếp và thành lập mới các trường đại học trên địa bàn TP.
Hồ Chí Minh thành 10 trường đại học thành viên (Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Sư phạm Kỹ
thuật, Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông lâm, Trường Đại học Kinh
tế, Trường Đại học Tài chính Kế tốn, Trường Đại học Sư phạm, Trường Đại học

Kiến trúc, Trường Đại học Luật). Ngày 06/02/1996, ĐHQG-HCM chính thức ra mắt
và đi vào hoạt động. Từ thời điểm này, ĐHQG-HCM chịu sự quản lý trực tiếp của
Bộ Giáo dục và Đào tạo, tương tự như trường hợp ĐHQG Hà Nội và các đại học
khu vực khác (Đại học Đà Nẵng, Đại học Huế, Đại học Thái Nguyên).
1.2.2. Giai đoạn ổn định và phát triển (2001 đến nay)
Đến năm 2001, do khủng hoảng về mơ hình, Thủ tướng Chính phủ đã ra
Quyết định số 15/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 về việc tổ chức lại ĐHQG-HCM.
Theo đó, ĐHQG-HCM cũng như ĐHQG Hà Nội có Quy chế tổ chức và hoạt động
riêng. Từ thời điểm này, ĐHQG-HCM là đơn vị trực thuộc Chính phủ với 03 trường
đại học thành viên (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Bách khoa) và 01 Viện nghiên cứu (Viện Mơi
trường và Tài ngun). Sau đó, trong q trình phát triển, ĐHQG-HCM đã thành lập
thêm 02 trường đại học thành viên mới: Trường Đại học Quốc tế (2003) và Trường
Đại học Công nghệ thông tin (2006). Ngày 24/03/2010, Khoa Kinh tế đã được nâng
cấp lên thành trường Đại học Kinh tế - Luật theo quyết định 377/QĐ-TTg của Thủ
tướng Chính phủ. Ngồi các trường, viện thành viên, tính đến thời điểm hiện nay,
ĐHQG-HCM cịn có 21 đơn vị trực thuộc khác. Đây là các trung tâm đào tạo,


13

nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, khoa trực thuộc, trường phổ thơng, các tạp chí,
quỹ, thư viện, nhà xuất bản, ban quản lý dự án xây dựng, ký túc xá sinh viên, ...
1.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Về cơ cấu tổ chức, tính đến tháng 31/05/2010, ĐHQG-HCM gồm: Hội đồng
ĐHQG-HCM, Ban Giám đốc, Văn phòng, 06 Ban chức năng, Hội đồng Khoa học
và Đào tạo, các hội đồng ngành và liên ngành khác cùng 28 đơn vị thành viên và
trực thuộc [7]. Mô tả chi tiết về cơ cấu tổ chức của ĐHQG-HCM được thể hiện theo
(H1.2.)


H1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ĐHQG-HCM
2. CUỘC VẬN ĐỘNG “SINH VIÊN 5 TỐT”
Cùng với CVĐ “Sinh viên xây dựng môi trường giáo dục thân thiện, lành
mạnh”, CVĐ “SV5T” (với 5 tiêu chí: đạo đức tốt, học tập tốt, thể lực tốt, kỹ năng
tốt, hội nhập tốt) đã được chính thức triển khai trong Đại hội đại biểu Hội Sinh viên
Việt Nam lần thứ VIII. Theo ông Nguyễn Đắc Vinh – Chủ tịch Hội Sinh viên Việt
Nam thì CVĐ này “dựa trên sự kế thừa phong trào “Sinh viên 3 tốt” đã được thực
hiện rất hiệu quả tại Hội Sinh viên TP. Hồ Chí Minh những năm trước” [6]. Như
vậy, tính đến thời điểm hiện nay, CVĐ “SV5T” mới chỉ được triển khai trên văn
bản. Do đó, để có cách nhìn tồn diện về CVĐ này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát
từ tiền thân của CVĐ – đó chính là phong trào “SV3T”.


14

2.1. PHONG TRÀO “SINH VIÊN 3 TỐT”
2.1.1. Tổng quan chung
Phong trào “SV3T” được Hội Sinh viên Việt Nam TP. Hồ Chí Minh triển
khai trong đối tượng sinh viên chính quy tại các trường đại học – cao đẳng trên đại
bàn TP. Hồ Chí Minh từ năm 2002 với 3 tiêu chí: Học tập tốt, Rèn luyện tốt, Thể
lực tốt. Trong đó:
+ Tiêu chí “Học tập tốt” bao gồm các nội dung: điểm học tập trong năm học,
tham gia đề tài nghiên cứu khoa học, đạt trình độ ngoại ngữ nhất định.
+ Tiêu chí “Rèn luyện tốt” bao gồm các nội dung: sinh viên là Hội viên hoặc
Đoàn viên với trường khơng có cơ sở Hội, tham gia tích cực các hoạt động Đồn –
Hội.
+ Tiêu chí “Thể lực tốt” bao gồm các nội dung: đạt danh hiệu thanh niên
khỏe và có thành tích cụ thể trong năm học.
Từ khi được phát động vào năm 2002, phong trào được triển khai rộng rãi
trong tất cả các trường đại học - cao đẳng tại TP. Hồ Chí Minh. Đến năm 2009, sau

07 năm triển khai, đã tuyên dương 372 “SV3T” cấp thành phố và hơn 37.000
“SV3T” cấp cơ sở. Việc tuyên dương “SV3T” đã tạo động lực phấn đấu cho sinh
viên trong học tập và rèn luyện, đồng thời góp phần phát hiện những hạt nhân, giới
thiệu những gương sinh viên tiêu biểu cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và
ngoài nước.
2.1.2. Phong trào “Sinh viên 3 tốt” tại các trường thành viên ĐHQG-HCM
Ngay khi Hội Sinh viên TP. Hồ Chí Minh triển khai phong trào “SV3T” thì
các cơ sở Hội trực thuộc tại các trường thành viên khối ĐHQG-HCM đều tích cực
hưởng ứng. Có thể nói, ĐHQG-HCM là lực lượng đi đầu, tiên phong cho phong trào
“SV3T” của thành phố. Chỉ tính riêng năm 2009, trong tổng số 44 sinh viên đạt
danh hiệu “SV3T” cấp thành phố thì ĐHQG-HCM có đến 28 sinh viên (chiếm
63,6%), trung bình mỗi trường là 5,6 sinh viên/trường, gấp 3,7 lần so với số sinh
viên trung bình của các trường nằm ngồi khối ĐHQG-HCM.
Hằng năm, các trường thành viên ĐHQG-HCM tiến hành tổ chức tuyên
dương “SV3T” cấp trường. Chỉ tính riêng năm học 2008 – 2009, Trường ĐH Cơng
nghệ thơng tin có 40 sinh viên, Trường ĐH Bách Khoa có 100 sinh viên, Trường


15

ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn có 105 sinh viên, Trường ĐH Kinh tế - Luật có
115 sinh viên, Trường ĐH Quốc tế có 40 sinh viên, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên
có 157 sinh viên.
Với đặc thù là một đơn vị đào tạo tổng hợp với số lượng sinh viên đông đảo,
thuộc nhiều chuyên ngành, chuyên môn khác nhau (khoa học xã hội, kinh tế, kỹ
thuật,…), ĐHQG-HCM là trường hợp mẫu khảo sát có nhiều ưu điểm bởi tổng hợp
được nhiều đặc thù, có khả năng đại diện cao. Do đó, việc khảo sát mẫu tại các
trường thành viên ĐHQG-HCM là một cơ sở quan trọng để đưa ra được hệ thống
tiêu chuẩn “SV5T” chung đối với cấp cơ sở Hội.
2.2. CUỘC VẬN ĐỘNG “SINH VIÊN 5 TỐT”

2.2.1. Tổng quan chung
Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế với nhiều yêu
cầu và thách thức mới, địi hỏi sự nỗ lực khơng ngừng của tồn dân tộc, trong đó
thanh niên mà đặc biệt là sinh viên được coi là lực lượng nòng cốt. Điều này đặt ra
vấn đề tự trang bị những kiến thức, kỹ năng, khả năng hội nhập để đáp ứng được
yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, tại Đại hội đại
biểu Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ VIII, Trung ương Hội đã đề ra CVĐ “SV5T”
nhằm tạo sự chuyển biến tích cực trong sinh viên về tất cả các mặt, được phản ánh
qua 5 tiêu chí: “Đạo đức tốt, Học tập tốt, Thể lực tốt, Kỹ năng tốt, Hội nhập tốt”.
2.2.2. Hiện trạng triển khai
Hiện nay, CVĐ “SV5T” chỉ mới được triển khai trên cơng văn. Những tiêu
chí bình chọn “SV5T” vẫn cịn chung chung, do chưa được khảo sát chính thức ý
kiến sinh viên và đại diện BCH cơ sở Hội nên các tiêu chuẩn do BCH Trung ương
đưa ra chưa bám sát thực tế ở cấp cơ sở. Do đó, các trường đang rất khó khăn trong
việc tìm ra một tiêu chuẩn cụ thể cho từng tiêu chí soa cho phù hợp với điều kiện
của trường mình nhưng vẫn đảm bảo tính thống nhất tương đối của danh hiệu này
giữa các trường với nhau.
Hầu hết các trường chỉ mới tổ chức đợt tập huấn cán bộ Hội, triển khai trước
trong đội ngũ cán bộ Hội chứ chưa phổ biến rộng rãi trong sinh viên, nhiều sinh viên
cịn khơng hiểu “SV5T” là như thế nào?


16

Đồng chí chủ tịch Hội sinh viên ĐH Kinh tế - Luật nói: “Nếu mà… mình
chắc chắn một điều là nếu năm nay bắt đầu tiêu chuẩn “SV5T” thì có thể là trong
suy nghĩ của các bạn SV khi triển khai thì chắc chắn là các bạn sẽ rất ngạc nhiên”;
Đồng chí Võ Minh Triết – chủ tịch HSV ĐH Quốc tế nói: “Sinh viên vẫn cịn
mập mờ lắm, hy vọng trong thời gian tới sẽ triển khai sâu sát hơn xuống từng chi
Đồn”.

Thậm chí ngay cả các đồng chí trong BCH Hội sinh viên các trường cũng
thấy “mập mờ” về các tiêu chuẩn do Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam đề ra. Ví
dụ, khi được hỏi về việc làm thế nào để xác định tiêu chuẩn “Đạo đức tốt”? Làm thế
nào để xác định “có lịng u nước, trung thành với Đảng?” Chủ tịch Hội sinh viên
ĐH Kinh tế - Luật cũng đã nói: “Thì cũng đang lo vấn đề như bạn hỏi đó, nghĩa là
tiêu chuẩn là như vậy rồi, tiêu chí đánh giá như vậy rồi nhưng để làm sao đo chính
xác cái đó thì đó cũng là cái vướng mắc. Cịn nếu mà nói là: ừ, ai… tơi cũng có
lịng u nước thì làm sao các bạn đánh giá được cái đó đúng khơng? Nó rất là
khó…”.
Như vậy, yêu cầu - cũng là khó khăn chung hiện nay của các trường là tìm ra
tiêu chuẩn cụ thể, cách thẩm định đối với các tiêu chuẩn này để bình chọn danh hiệu
“SV5T” sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn cụ thể ở cơ sở Hội của mình nhưng
vẫn đảm bảo tính thống nhất chung của danh hiệu. Xuất phát từ những địi hỏi trên,
nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành nghiên cứu để tìm ra cơ sở khoa học trong việc
triển khai CVĐ “SV5T”.


17

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN BÌNH CHỌN
“SINH VIÊN 5 TỐT” CẤP CƠ SỞ
Phần nội dung sau đây tập trung làm rõ về cơ sở thực hiện và hệ thống tiêu
chuẩn, cách thức thẩm định đối với mỗi tiêu chuẩn cụ thể và mức độ quan trọng
giữa các tiêu chí ưu tiên phục vụ cho việc bình chọn danh hiệu “SV5T” cấp cơ sở
Hội dựa trên kết quả khảo sát tại 06 trường đại học thành viên ĐHQG-HCM.

1. CƠ SỞ THỰC HIỆN
Để xây dựng hệ thống tiêu chuẩn bình chọn danh hiệu “SV5T” cấp cơ sở
Hội, chúng tôi xác định cách tiếp cận dựa trên việc khảo sát từ 02 cơ sở chính (đối
tượng bình chọn danh hiệu “SV5T” và đối tượng được bình chọn danh hiệu

“SV5T”):
+ Đối với đối tượng bình chọn danh hiệu “SV5T”, chúng tơi thực hiện phỏng
vấn sâu đối với đại diện Hội Sinh viên Việt Nam các trường thành viên ĐHQGHCM;
+ Đối với đối tượng được bình chọn danh hiệu “SV5T”, vì danh hiệu “SV5T”
chỉ xét dành riêng cho đối tượng sinh viên chính quy, là Hội viên Hội Sinh viên Việt
Nam (hoặc Đoàn viên Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đối với trường chưa
có cơ sở Hội). Do đó, chúng tơi tiến hành xác định tổng số Hội viên – Đoàn viên là
sinh viên chính quy của 06 trường đại học thành viên ĐHQG-HCM và số Hội viên –
Đoàn viên của mỗi trường. Đây là cơ sở xác định số mẫu tối thiểu để đảm bảo tính
đại diện cho tổng thể và cơ sở để phân bổ mẫu khảo sát cụ thể đối với các trường
thành viên. Theo đó, tổng số mẫu tối thiểu được xác định là 1.050 mẫu. Tuy nhiên,
để đảm bảo tính chính xác của kết quả mẫu thu được (vì mẫu chỉ chính xác khi
người được khảo sát có sự quan tâm và hiểu biết nhất định về phong trào “SV3T” và
CVĐ “SV5T”) và đề phòng trường hợp thất lạc bảng hỏi do các lý do khách quan,
chúng tôi đã tiến hành phát thừa số với số phiếu tối thiểu: 700 phiếu. Như vậy, tổng
số phiếu được phát ra là 1.800 phiếu. Sau khi phát, chúng tôi thu lại được số phiếu


18

là 1.085. Số phiếu phát ra và thu vào phân theo tỷ lệ Hội viên (Đoàn viên đối với
trường chưa có tổ chức Hội) được thể hiện theo (B.2.1):
B2.1. Bảng thống kê số mẫu khảo sát
TT

Tên trường

Số phiếu
Phát ra


Thu vào

1

Trường Đại học Bách khoa

350

179

2

Trường Đại học Công nghệ thông tin

250

178

3

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

300

176

4

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


350

241

5

Trường Đại học Kinh tế - Luật

300

211

6

Trường Đại học Quốc tế

250

100

1.800

1.085

Tổng số

Bên cạnh đó, chúng tơi còn thực hiện việc phỏng vấn sâu đối với các sinh
viên đạt danh hiệu “SV3T” qua các năm, đại diện CLB Đồng hành của sinh viên
khuyết tật để thu thập các dữ liệu bổ sung cho việc xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
bình chọn danh hiệu “SV5T”.

2. HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN BÌNH CHỌN “SINH VIÊN 5 TỐT” CẤP CƠ SỞ
2.1. ĐẠO ĐỨC TỐT
2.1.1. Tiêu chuẩn bắt buộc
Đạo đức là cơ sở quan trọng để đánh giá phẩm cách con người. Do đó, trong
việc bình chọn danh hiệu “SV5T”, “Đạo đức tốt” được Trung ương Hội Sinh viên
Việt Nam xác định là tiêu chí quan trọng hàng đầu. Tiêu chí này được đưa ra
nhằm mục đích đánh giá lối sống của sinh viên nói chung. Qua khảo sát về quan
niệm “Thế nào là một sinh viên có đạo đức tốt?”, 37,9% ý kiến cho rằng: có lối sống
lành mạnh, văn minh; 28,5% cho rằng: tham gia tích cực các hoạt động tình nguyện
như: Mùa hè xanh, Xuân tình nguyện, Tiếp sức mùa thi, công tác xã hội, …; 26,9%
cho rằng: không vi phạm pháp luật, quy chế nhà nước và nội quy nhà trường.


19

B2.2. Quan niệm về “Đạo đức tốt” của một “SV5T”
TT
1

Nội dung
Có lối sống lành mạnh, văn minh

Tần số

Tỷ lệ %

766

37,9


577

28,5

544

26,9

135

6,7

2022

100,0

Tham gia các hoạt động tình nguyện (Mùa hè
2

xanh, Xuân tình nguyện, Tiếp sức mùa thi,
công tác xã hội, …)

3
4

Không vi phạm pháp luật nhà nước; quy chế,
nội quy tại nơi cơng cộng
Ý kiến khác
Tổng số


Nhìn chung, đạo đức tốt của sinh viên được đánh giá cao về thái độ, lý tưởng
sống, cách nhìn nhận và trách nhiệm với cộng đồng. Vì điều này quyết định hành vi
ứng xử của sinh viên. Tham gia các hoạt động tình nguyện và ý thức chấp hành tốt
pháp luật, nội quy nhà trường là hai hành động thể hiện khá rõ đạo đức của một sinh
viên.
Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến khác như: được bạn bè trong lớp và khoa
tín nhiệm, giúp đỡ bạn bè trong học tập và cuộc sống, ... Một số ý kiến bổ sung cho
rằng, để đánh giá tiêu chí này cần kèm thêm nhiều điều kiện khác như: học tập tốt
và đi học chuyên cần; có tham gia nghiên cứu khoa học; tích cực, hịa đồng, năng
nổ trong các hoạt động tập thể, … Có thể nói rằng, đối với một sinh viên có đạo đức
tốt không chỉ dừng lại ở lối sống lành mạnh, ý thức kỷ luật cao, sống có lý tưởng
trong cuộc sống nói chung và trong mơi trường đại học nói riêng mà cịn phải
có tinh thần trách nhiệm với ngay chính tương lai bản thân mình thơng qua thái độ
học tập năng nổ, tích cực.
Nắm rõ quan điểm về “đạo đức tốt” của một sinh viên là cơ sở để xây dựng
tiêu chuẩn thẩm định phù hợp. Tuy nhiên, để đảm bảo khách quan trong thẩm định
lại là một vấn đề khá phức tạp. Qua khảo sát, 51,1% ý kiến đề nghị đánh giá theo


×