Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá chương trình tour tham quan du lịch dành cho học sinh trung học tại tp hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng khoa học sinh viên euréka lần 8 năm 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.57 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……

ĐỀ TÀI
ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH TOUR THAM QUAN DU LỊCH DÀNH
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Người hướng dẫn khoa học:
Th.S. NGUYỄN VĂN HOÀNG
Chủ nhiệm đề tài:
LÊ THỊ THANH NGA
SV.Ngành Địa lý du lịch
Khố 2003_2007
Các thành viên:
TƠ NGỌC HIỀN
ĐẶNG QUANG NHÂN
SV. Ngành Địa lý du lịch
Khố 2003_2007
ĐỒN HỒNG ANH
SV. Ngành Địa lý du lịch
Khoá 2004_2008


LỜI CẢM ƠN

Khảo sát “chương trình tour du lịch dành cho học sinh thành phố Hồ Chí
Minh” thực sự là một đề tài khó đối với sinh viên. Để hồn thành đề tài nghiên
cứu này cảm ơn thày Nguyễn Văn Hoàng và TS. Lưu Văn Phú ( cố vấn) đã nhiệt
tình ủng hộ nhóm từ khi hình thành ý tưởng, trực tiếp hướng dẫn nhóm sinh viên


thực hiện đề tài.
Xin được cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của ơng Trần Thế Dũng (Phó giám
đốc cơng ty du lịch Thế Hệ Trẻ), ông Nguyễn Văn Mỹ (giám đốc công ty du lịch
Lửa Việt), anh Lê Hữu Bình (trưởng phịng kinh doanh) & anh Trần Minh Thi(
phòng du lịch nội địa) cơng ty du lịch Morning Sun, đã giúp đỡ nhóm trong việc
cung cấp những tài liệu.
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường THCS Cầu
Kiệu (Q.Phú Nhuận), ban giám hiệu các trường THPT Nguyễn Khuyến(Q. 10),
trường THPT Nguyễn Trãi(Q. 4), trường THPT Lê Thánh Tôn(Q. 7), trường
THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh), trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai(Q.3),
trường THPT Nguyễn Du(Q.1) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhóm thực hiện
đề tài. Trong q trình về làm việc tại các trường đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt
tình của ban giám hiệu các trường, đặc biệt là sự giúp đỡ của cô Cúc, thầy Thanh hiệu phó trường THPT Gia Định
Nhóm cũng chân thành gửi lời cảm ơn tới chị An (phóng viên báo Sài Gịn
Giải Phóng) đã giúp đỡ nhóm trong q trình thu thập thông tin.
Cuối cùng, xin được nhắc đến những người bạn của nhóm - những người đã
tiếp sức cho chúng tơi rất nhiều trong quá trình làm đề tài. Cảm ơn các bạn rất
nhiều !


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH ........................................7
VÀ THAM QUAN DU LỊCH .............................................................................7
1.1. Khái quát chung........................................................................................ 7
1.2. Các khái niệm về du lịch - tham quan du lịch ....................................... 12
1.3. Tham quan du lịch đối với học sinh ....................................................... 21
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ NHU CẦU VÀ HIỆN TRẠNG CÁC CHƯƠNG
TRÌNH TOUR THAM QUAN DU LỊCH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC

TẠI TP. HỒ CHÍ MINH................................................................................... 23
2.1. Nhu cầu du lịch của học sinh trung học tại Tp. Hồ Chí Minh ................ 23
2.2. Hiện trạng các tour tham quan du lịch hiện nay:.................................. 46
2.3. Nhận xét đánh giá chung: ....................................................................... 72
2.4. Tiêu chí để đánh giá chất lượng 1 tour: ................................................. 77
CHƯƠNG 3 : KHUYẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT......................... 78
3.1. Đối với các biện pháp của nhà nước và các cơ quan hữu quan ............ 78
3.2. Đối với nhà trường. ............................................................................. 80
3.3. Đối với sở du lịch và các cơ quan du lịch liên quan............................... 83
3.4. Đối với các công ty du lịch, các tổ chức lữ hành... ................................ 84
3.5. Đối với các em học sinh.......................................................................... 86
3.6. Đối với phụ huynh học sinh. .................................................................. 86
3.7. Hướng giải quyết cụ thể : ....................................................................... 87
KẾT LUẬN........................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 93
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 94


PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài :
Đối tượng học sinh đây là một thị trường lớn đối với các công ty du lịch. Số
lượng học sinh ở thành phố tham gia các chương trình tham quan, dã ngoại lên tới
hàng chục ngàn. Thử làm một phép tính đơn giản cũng có thể thấy rằng đây thực
sự khơng phải là một thị trường kém lợi nhuận. Những tour du lịch dành cho học
sinh thường là những tour tập thể tuy nhiên có tính tổ chức cao, cộng thêm sự hỗ
trợ giám sát từ phía nhà trường.
Về phía nhà trường, vấn đề chọn một cơng ty có những sản phẩm du lịch tốt
dành cho các em học sinh trở nên q khó khăn. Tour giá rẻ thì chất lượng thường
khơng đảm bảo, mà giá cao thì khơng phù hợp với tập thể.

Bên cạnh vấn đề giá cả, việc đảm bảo tồn trong q trình đi tham quan du
lịch là vấn đề được phụ huynh và nhà trường quan tâm hơn cả bởi các em học sinh
còn đang trong độ tuổi ham chơi, hiếu động, suy nghĩ chưa chín chắn. Vấn đề đảm
bảo an toàn trong chuyến đi là một trong những lý do chính khiến cho những tour
du lịch dành cho học sinh cịn thiếu vắng những chương trình tham quan dài ngày.
Về phía học sinh, những người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm du lịch, liệu các em
có cảm thấy thích thú với du lịch khơng? Những vấn đề gì khiến các em quan tâm
trong chuyến đi? Chất lượng các tour du lịch có đáp ứng được nhu cầu của các em
khơng? Chương trình tour do nhà cung cấp dịch vụ đưa ra có phù hợp khơng?...Tất
cả những vấn đề đặt ra địi hỏi phải có một cơng trình nghiên cứu nghiêm túc về
vấn đề này.

1


2. Tình hình nghiên cứu đề tài :
Trước khi thực hiện đề tài và trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm có tham
khảo nhiều nguồn tài liệu (sách báo, tạp chí, thư viện…), qua nghiên cứu nhận
thấy tham quan du lịch dành cho học sinh là một vấn đề được khá nhiều người
quan tâm. Nhiều bài viết của các tác giả đã nhắc đến du lịch dành cho học sinh với
những bức xúc về sự thiếu quan tâm của các công ty lữ hành trong việc nâng cao
chất lượng những sản phẩm du lịch dành cho học sinh. Trong vấn đề nghiên cứu
chương trình tour du lịch dành cho học sinh ở mức độ một đề tài nghiên cứu khoa
học theo sự tìm hiểu của nhóm và tham khảo ý kiến chuyên gia chưa có một đề tài
nào đề cập đến việc đánh giá chương trình tour tham quan du lịch dành cho học
sinh ở mức độ một đề tài nghiên cứu khoa học. Đây có thể nói là một động lực
thúc đẩy nhóm thực hiện đề tài này.
3.Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích đầu tiên khi thực hiện thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học khơng
gì khác hơn là mong muốn được học hỏi từ thầy cơ, từ những chun gia, những

người có tầm hiểu biết sâu rộng về những kiến thức chuyên ngành, những kiến
thức thực tế bổ ích.
Thực hiện khảo sát chương trình tour tham quan du lịch dành cho học sinh
trung học tại thành phố Hồ Chí Minh của các cơng ty lữ hành tại thành phố này
dưới góc nhìn của những người liên quan. Trên cơ sở những số liệu thu thập được,
tiến hành xử lý đánh giá sơ bộ về các chương trình tour tham quan du lịch dành
cho học sinh tại đây.
Đưa ra được những giải pháp, kiến nghị để cho chất lượng của các tour du
lịch dành cho học sinh ngày một nâng cao hơn, thu hút được nhiều hơn nữa học
sinh tham gia vào một loại hình hoạt động học tập kết hợp vui chơi, giải trí lành
mạnh và bổ ích.

2


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Nội dung của đề tài được viết dựa vào việc thu thập dữ liệu. Nguồn dữ liệu
chủ yếu mà nhóm nghiên cứu sử dụng là 2 nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Thông tin dữ liệu phục vụ cho việc làm đề tài bao gồm những thông tin thứ
cấp và sớ cấp.
Những thông tin thứ cấp được thu thập từ sách báo, tranh ảnh, tạp chí,
internet, thơng tin có sẵn về hoạt động du lịch học sinh ở các trường THPT,
THCS, thông tin tại các cơng ty lữ hành. Ngồi ra nhóm cịn tham khảo ý kiến của
một số nhà báo, chuyên gia am hiểu về lĩnh vực du lịch đặc biệt là du lịch học
sinh.
Thông tin sơ cấp được thu thập chủ yếu bằng cách phát phiếu khảo sát cho

học sinh. Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã thực hiện phát
phiếu khảo sát cho 5 trường trung học tại các quận khác nhau trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh (Gia Định, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tôn, Cầu
Kiệu).
Tại những trường trên, nhóm đã gửi cho ban giám hiệu mỗi trường 100
phiếu khảo sát, giáo viên tại lớp sẽ chịu trách nhiệm phát và thu lại những phiếu
khảo sát này. 100 phiếu khảo sát trên sẽ được chia làm 3 phần. Đối với học sinh
THPT : 30 phiếu cho đối tượng học sinh lớp 10, 30 phiếu cho đối tượng học sinh
khối 11 và 40 phiếu cho học sinh khối 12. Với học sinh trung học cơ sở số phiếu
được chia đều cho các khối. Tập trung chủ yếu vào học sinh cuối cấp. Lý do
nhóm phát phiếu khảo sát khối 9 và khối lớp 12 nhiều hơn vì trong thực tế khảo

3


sát trước khi nhóm tiến hành phát phiếu. Nhận thấy, khối lớp 9 và 12 được tham
gia vào các chương trình tham quan du lịch của nhà trường nhiều hơn cả.
Bên cạnh việc phát phiếu khảo sát, nhóm cịn tiến hành phỏng vấn sâu trên
một số đối tượng như ban giám hiệu các trường, giáo viên, phụ huynh học sinh
những người trực tiếp liên quan đến học sinh. Việc phỏng vấn trực tiếp đối tượng
học sinh cũng đã được nhóm thực hiện. Phỏng vấn sâu còn chú ý đến một nhóm
đối tượng rất quan trọng là những chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, những nhà
điều hành tour, thiết kế tour, nhà báo…
4.2.2. Khảo sát thực tế
Khảo sát thực tế để đánh giá chính xác hơn về hiện trạng các tour tham
quan du lịch dành cho học sinh trung học tại Hồ Chí Minh là một việc nhóm rất
quan tâm trong quá trình nghiên cứu. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do khó khăn về
vấn đề kinh phí, sự thiếu hợp tác của một số trường và công ty du lịch, vấn đề bảo
đảm thời gian học tập của các thành viên của nhóm trên giảng đường… nhóm chỉ
thực hiện được một lần khảo sát thực tế( cùng tham gia vào chuyến tham quan với

các em học sinh trường Nguyễn Khuyến). Tuy nhiên, những dữ liệu mà nhóm thu
được trong chuyến đi này là rất hữu ích.
4.2.3. Xử lý dữ liệu
Dữ liệu từ 300 phiếu khảo sát được hỗ trợ xử lý bằng phần mềm xử lý
SPSS, Excell. Ngoài ra cịn tiến hành thống kê dữ liệu thơ bằng những bản viết
tay.

4


Thu thập dữ liệu thông tin

Thông tin thứ cấp

Sách, báo,
tạp chí
chun
nghành về
du lịch

Thơng tin về
du lịch học
sinh ở các
trường và các
công ty du
lịch

Khảo sát thực tế

Nguồn

thông tin
trên
mạng
internet

Những người thiết
kế tour, nhân viên
các công ty du lịch

Thông tin sơ cấp

Tiến
hành
phỏng
vấn sâu

Học sinh, phụ
huynh học sinh,
nhà trường

Phát phiếu
khảo sát
cho học
sinh.

Chuyên gia
trong lĩnh
vực du lịch

5. Giới hạn của đề tài

Thực hiện đề tài nhóm tiến hành khảo sát học sinh của một số trường THPT
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tiến hành tham khảo ý kiến của phụ huynh
học sinh và nhà trường (ban giám hiệu, tổ chức Đoàn, giáo viên) về những tour
tham quan du lịch dành cho học sinh. Bên cạnh đó, nhóm cịn tham khảo ý kiến
của nhiều chuyên gia về lĩnh vực du lịch (giảng viên, bộ phận thiết kế tour, giám
đốc một số công ty du lịch tại thành phố…) nhằm đưa ra được những nhận định
khách quan về chất lượng của các tour tham quan du lịch dành cho học sinh.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Tiến hành đánh giá về các chương trình tour tham quan du lịch dành cho
học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh. Đưa ra những đánh giá của học
sinh và giáo viên một số trường trung học tại thành phố về các chương trình tham
quan du lịch mà các em tham gia. Nhận thức đúng về tham quan du lịch dành cho

5


học sinh, hiểu được nhu cầu và sở thích của các em. Tập hợp được những khó
khăn vướng mắc cũng như những thuận lợi trong quá trình thiết kế tour, bán tour
và mua tour du lịch dành cho học sinh. Từ đó rút ra những cở sở để những tour du
lịch dành cho học sinh ngày một tốt hơn.
7. Kết cấu cuả đề tài
Đề tài gồm 3 phần:
Phần 1: Đưa ra một số khái niệm cơ bản về du lịch, khái niệm về tham quan
du lịch, phân loại tham quan du lịch. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển
của ngành du lịch Việt Nam và thế giới.
Phần 2: Nội dung chính của đề tài. Đánh giá nhu cầu của học sinh với tham
quan du lịch. Kết quả khảo sát, đánh giá chương trình tour tham quan du lịch dành
cho học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh.
Phần 3: Giải pháp kiến nghị cho các chương trình tour tham quan du lịch của
học sinh trung học.


6


CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DU LỊCH
VÀ THAM QUAN DU LỊCH
1.1. Khái quát chung
1.1.1. Lược sử ra đời của hoạt động du lịch
Từ xa xưa, trong lịch sử nhân loại, du lịch đã ghi nhận như một sở thích, một
hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Hoạt động du lịch cũng giống như
nhiều ngành khoa học, kĩ thuật, nghệ thuật, sản xuất… được hình thành từ rất sớm
trong bối cảnh lịch sử nhất định.
Trong thời cổ đại, những người “khách du lịch” đầu tiên trước hết xuất hiện ở
tầng lớp quý tộc chủ nô rồi các thương gia, các nhà tu hành, nhà khoa học… trong
những chuyến đi ấy, người ta kết hợp các mục đích, trong đó có cả mục đích du
lịch dù những khái niệm du lịch, hoạt động du lịch chưa ra đời. Ở các quốc gia
chiếm hữu nô lệ với các nền văn minh rực rỡ như ở Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà,
Trung Hoa, Hy Lạp, La Mã…con người có nhiều điều kiện tiến hành những cuộc
hành trình rời khỏi nơi ở quen thuộc của mình, giao lưu tìm hiểu về các lĩnh vực
văn hoá, kinh tế, khoa học, kĩ thuật, tôn giáo…
Thời kỳ Trung đại, những cuộc viễn du của các nhà thám hiểm Châu Âu tìm
ra những vùng đất mới đã góp phần thúc đẩy sự giao lưu về văn hóa, kinh tế giữa
các châu lục. Lịch sử đã ghi nhận những chuyến viễn du vĩ đại của Marco Polo
trên con đường tơ lụa đến Nguyên Mông (1271), chuyến đi biển dài ngày của C.
Columbus tìm ra Châu Mỹ (năm 1492), chuyến cơng du vịng quanh thế giới của
thuyền trưởng Magellan… Tuy nhiên ngành du lịch chỉ mới thực sự có những hoạt
động mang tính chun nghiệp kể từ khi xuất hiện cái tên Thomas Cook - người
đầu tiên thực sự tổ chức kinh doanh du lịch. Năm 1841, ông đã vận động và tổ
chức được cho 570 người đi xe lửa từ Leicester đến dự hội nghị những người
chống nghiện rượu tại Loughborough, cách đó 12 dặm. Sau thành công của


7


chuyến đi trên, năm sau(1842) ông đã sáng lập ra hãng lữ hành đầu tiên trên thế
giới để kinh doanh, tổ chức các chuyến đi.
Công ty lữ hành Thomas Cook trong khoảng thời gian từ 1850 đến 1900 là
điểm báo thời đại du lịch thực sự dành cho số đông dân chúng. Mặc dù khó có thể
chỉ ra thời điểm mà du lịch và lữ hành trở nên thông dụng nhưng có thể chắc chắn
rằng phát minh ra đường sắt, những tàu tải trọng lớn và những chuyến đi của
Thomas Cook đã thực sự mang đến cho hàng triệu người trung lưu cơ hội du
ngoạn với cộng đồng của họ. Cái thế giới trước đây chỉ mở ra cho riêng người giàu
thì giờ đây đã mở ra trước mắt những người trung lưu, những người lao động. Mặc
dù những hoạt động du lịch đòi hỏi về mặt thời gian nhiều hơn là tiền bạc, trong
khi đó tiền bạc khơng phải lúc nào cũng là mục đích duy nhất của du lịch.
1.1.2.Hiện trạng ngành du lịch
Hiện nay, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia.
Thu nhập từ du lịch ở nhiều nước đã trở thành nguồn thu nhập chính. Ở nhiều
nước cơng nghiệp phát triển ngành kinh tế du lịch chỉ đứng sau công nghiệp dầu
khí và ơ tơ. Đã có khái niệm về công nghiệp du lịch (travel industry). Và hiện nay,
ngành công nghiệp này đang phát triển mạnh mẽ. Sự bùng nổ về nhu cầu du lịch
bắt đầu từ những năm 50 của thế kỷ trước vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt. Số
lượng du khách du lịch quốc tế hàng năm vẫn tăng lên nhanh chóng. Nếu như năm
1950, cả thế giới chỉ có 25 triệu lượt khách du lịch( theo thống kê của tổ chức du
lịch thế giới WTO) thì năm 2004 vừa qua lượng khách quốc tế đã đạt con số 760
triệu lượt, chiếm 11% dân số thế giới. Đây là con số lý tưởng cho ngành du lịch
cất cánh. Càng lý tưởng hơn khi nhận thấy rằng số lượng khách ra nước ngoài du
lịch vẫn tăng lên nhanh qua từng năm: năm 1995 là 545 triệu người, năm 2000 là
636 triệu và năm 2003 là 691 triệu lượt người.
Đứng đầu của những điểm du lịch hấp dẫn nhất vẫn thuộc về những nước có

nhiều danh lam thắng cảnh, nền văn hóa phong phú, hay trung tâm thời trang,
thương mại, tài chính như Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Mỹ…đặc biệt trong bảng
8


xếp hạng những điểm du lịch hấp dẫn nhất năm 2004 của tổ chức du lịch thế giới
Hồng Kông trở thành một điểm sáng của du lịch Châu Á, và là nước Châu Á duy
nhất lọt vào danh sách 10 nước ( đứng thứ 6 trong bảng xếp hạng). Năm 2004 vừa
qua Hồng Kơng đã đón 21,8 triệu khách tăng 40% so với năm 2003), cùng với
Hôàng Kông, chúng ta cịn thấy Đơng Nam cũng đang trở thành một điểm đến
thú vị đối với khách. Năm 2004 vừa qua, lượng khách quốc tế đến Đông Nam Aù
đạt con số 43.8 triệu du khách( Malayxia dẫn đầu với 16 triệu du khách Thái Lan
thứ hai với 10 triệu khách, Việt Nam xếp thứ 5 trong khu vực với gần 3 triệu lượt
khách.).
1.1.3. Xu hướng phát triển của ngành du lịch
Du lịch ngày nay đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng và
phát triển mạnh về mặt chất lượng.
Do sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, giao thông vận tải và thông tin liên
lạc, sự ổn định về chính trị và phát triển kinh tế, xu hướng tồn cầu hóa, làm cho
du khách có thể dễ dàng tiếp xúc với những sản phẩm du lịch hơn. Dịch vụ hàng
hóa đa dạng, các phương tiện giao thơng, vận tải, lưu trú… phong phú và thuận
tiện, với giá có thể đáp ứng được các nhu cầu đa dạng phù hợp với nhiều tầng lớp
khách hàng. Lượng khách du lịch bình dân có thêm nhiều cơ hội du lịch ra nước
ngoài làm cho số lượng khách quốc tế tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng- sự
xuất hiện của những du khách không giàu này thể hiện một xu hướng phát triển rất
rõ của du lịch trong tương lai đó là xu hướng xã hội hóa thành phần du khách. Nếu
như xưa kia chỉ có những người giàu có mới được hưởng những dịch vụ của
ngành du lịch thì trong tương lai những người có thu nhập trung bình cũng có thể
đi du lịch ra nước ngồi.
Thậm chí ở nhiều nơi, nhà nước cịn có những chính sách khuyến khích người

dân đi du lịch do thấy được rõ ý nghĩa của của hiện tượng này đối với sức khỏe
cộng đồng. Ví dụ: chính phủ Nhật Bản đề ra chủ trương khuyến khích người dân
đi du lịch ra nước ngồi trong các kì nghỉ phép năm.
9


Một xu hướng nữa của ngành du lịch trong tương lai là sự mở rộng địa bàn đi
du lịch. Do sự phát triển của giao thơng và xu hường tồn cầu hóa…giờ đây du
khách hầu như đủ khả năng để đi đến bất cứ một điểm nào trên thế giới. Du khách
ngày nay và trong tương lai khơng chỉ bó gọn chủ yếu ở Châu Âu như trước đây
nữa mà địa bàn du lịch trong tương lai sẽ mở rộng ra toàn thế giới. Cũng cần thấy
rằng Châu Âu - Thái Bình Dương đang ngày càng trở thành một điểm đến hấp dẫn
của những khách du lịch quốc tế. Sự giàu có về truyền thống văn hóa, cảnh quan
thiên nhiên đặc sắc của khu vực này, cùng với những hoạt động kinh tế sơi
động…có q nhiều lý do để khu vực này ngày càng thu hút được các du khách
đến từ các khu vực khác.
Cùng với những xu hướng phát triển du lịch nói trên thì thời gian có thể (thích
hợp) để đi du lịch trong năm của du khách có xu hướng kéo dài hơn. Đó là thành
quả của sự phát triển khoa học, sự tìm tịi nhằm đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ… tất cả nhằm làm tăng sự hấp dẫn của những chuyến du lịch đối với du khách.
Mặt khác, cơ cấu chi tiêu của khách du lịch cũng thay đổi theo từng giai đoạn,
mà nét nổi bật là tỉ trọng chi tiêu của khách du lịch trong các dịch vụ cơ bản( lưu
trú, vận chuyển, ăn uống) có xu hướng giảm trong khi tỷ trọng chi tiêu của khách
cho các dịch vụ bổ sung (mua sắm, giải trí, tham quan…) có xu hướng tăng lên.
Một xu hướng khác nữa là việc sử dụng các sản phẩm du lịch trọn gói ngày càng ít
hơn cùng với việc giảm bớt các thủ tục xuất nhập cảnh hải quan. Khách du lịch
ngày càng chủ động hơn trong việc lựa chọn các dịch vụ cho mình.
Sự phát triển khơng bền vững của kinh tế trong quá khứ và hiện tại đang phá
vỡ sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm nặng nề ở hầu khắp các thành phố trên thế
giới và cả ở vùng nông thôn. Trong tương lai không xa, du lịch sinh thái sẽ trở

thành một ngành kinh doanh cao cấp . Người dân sẵn sàng bỏ khơng ít tiền để
được hưởng một khung cảnh thiên nhiên trong lành và ít ơ nhiễm.

10


1.1.4. Du lịch ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đi du lịch cũng là một nhu cầu từ xa xưa. Công ty du lịch Việt
Nam ( nay là Tổng cục du lịch Việt Nam) được thành lập ngày 9-7-1960 tới nay đã
có những phát triển đáng tự hào. Từ năm 1990 đến nay, tốc độ tăng trưởng khách
du lịch luôn đạt ở mức hai con số, khách du lịch quốc tế tăg 11 lần từ 250.000 lượt
(năm 1990) lên xấp xỉ 3 triệu lượt (năm 2004), và tính chung lượng khách cả năm
2005 đã đạt con số trên 3,4 triêu lượt khách quốc tế

( 3.467.757 lượt khách,

tăng 18,4% so với cùng kì năm 2004).
Thị trường khách du lịch trong nước cũng có những dấu hiệu phát triển đáng
mừng do mức sống của người dân đang được cải thiện nhanh chóng. Theo thống
kê của Tổng cục du lịch Việt Nam năm 2004, có tới 15 triệu lượt khách du lịch nội
địa ( năm 1999 có 10 triệu lượt khách nội địa).

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam từ năm 2000-2005
( Nguồn Tổng cục thống kê)
Du lịch Việt Nam hiện nay đang hội nhập mạnh mẽ với du lịch quốc tế, thông
qua các cam kết du lịch song phương, đa phương, trong tổ chức du lịch thế
giới(WTO) và của khu vực( PATA, ASEANTA…). Hàng loạt các văn bản pháp

11



luật được đưa ra nhằm chỉ đạo hoạt động của ngành du lịch. Trong đó, văn bản
pháp luật có hiệu lực cao nhất là luật du lịch năm 2005 được quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kì họp thứ 7 thơng qua ngày14/6/2005,
có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006. Tạo khuôn khổ pháp lý cho sự phát triển ổn
định và bền vững của ngành du lịch cũng như trong kinh doanh hoạt động du lịch.
Là một quốc gia có nền văn hóa phong phú với 54 dân tộc anh em . Mỗi dân
tộc có một bản sắc văn hóa riêng cùng chung sống hịa bình trên một giải đất dài
và hẹp nhưng có cảnh quan thiên nhiên phong phú. Có thể tin tưởng rằng, trong
tương lai không xa, du lịch Việt Nam chắc chắn có những đóng góp to lớn đối với
xã hội và nền kinh tế của đất nước.
1.2. Các khái niệm về du lịch - tham quan du lịch
Du lịch ngày nay là một hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nó ảnh hưởng đến
hàng tỷ người trên trái đất. Hoạt động du lịch diễn ra mạnh mẽ và đa dạng, là một
hoạt mang tính liên ngành và có ảnh hưởng sâu rộng đến các thành phần kinh tế
khác.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch đòi hỏi các nhà làm du lịch phải đưa
ra một nhận thức thống nhất về nội dung của nó. Tuy nhiên do tính đa dạng của
hoạt động du lịch khiến cho việc tìm ra một quan điểm thống nhất về du lịch trở
thành một vấn đề khó khăn khơng chỉ ở các nước đang phát triển mà cả các nước
có ngành du lịch phát triển.
* Thuật ngữ du lịch:
Thuật ngữ du lịch trong ngôn ngữ nhiều nước bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý
nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được Latinh hóa thành tornus và sau đó thành
tourisme(tiếng pháp), từ tourism (tiếng anh) xuất hiện sớm nhất trong từ điển
Oxford xuất bản ở Anh lần đầu tiên vào năm 1811, có hai nghĩa là đi xa và du lãm.
Trong Tiếng Việt, thuật ngữ du lịch được dịch thông qua tiếng Hán. Du có
nghĩa là đi chơi, lịch có nghĩa là từng trải.

12



Tuy nhiên, người Trung Quốc gọi du lịch với ý nghĩa là du lãm với nghiã là đi
chơi để nâng cao nhận thức.
1.2.1..Khái niệm du lịch
Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, tại hội nghị liên hợp quốc về du lịch họp
ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch: Du lịch là tổng
hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc
hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
của họ hay ngoài nước họ với mục đích hịa bình. Nơi họ đến lưu trú khơng phải là
nơi làm việc của họ.
Nhìn chung , du lịch có thể hiểu là bao gồm hai phần: trước hết, du lịch là sự
di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập
thể ở ngoài nơi cu trú thường xuyên nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí, chữa bệnh,
học tập, nghiên cứu và đôi khi kết hợp cả công viêc làm ăn…có hoặc khơng kèm
theo việc tiêu thụ tại chỗ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các
cơ sở chuyên nghiệp cung cấp. Mặt khác, du lịch là một lĩnh vực kinh doanh các
dịch vụ nhằm thỏa mãn các nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú
qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngồi nơi cư trú
với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung
quanh.
Việc đảm bảo sự quan tâm đồng đều trên cả hai mặt kinh tế và mặt xã hội của
du lịch là cần thiết để có sự phát triển bền vững và ổn định.
Theo tiêu chí đánh giá trên, định nghĩa về du lịch của nhà địa lý Belarus
Pirojnik trong cuốn cơ sở địa lý du lịch và phục vụ tham quan (ĐHTH
Minsk.1985) đã thể hiện tương đối đầy đủ. Theo Pirojnik: Du lịch là một dạng
hoạt động của dân cư trong thời gian nhàn rỗi có liên quan đến sự di cư và lưu trú
tạm thời ngoài nơi ở thường xuyên nhằm mục đích phát triển thể chất và tinh thần,

13



nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc hoạt động thể thao kèm theo việc tiêu
thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ.
Luật du lịch Việt Nam 2005 giải thích: Du lịch là hoạt động liên quan đến
chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng
nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất
định. Những cố gắng trong giải thích thuật ngữ du lịch trong một văn bản pháp
luật có hiệu lực cao đã thể chế hóa nghị quyết của Đảng và Nhà Nước về phát triển
du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn, kích thích đầu tư và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, góp phần xóa đói giảm nghèo ở những vùng có tiềm năng phát triển du
lịch.
1.2.2. Khái niệm tham quan du lịch
Tham quan du lịch là hoạt động của khách du lịch đến những điểm tham quan
được xác định dưới sự hướng dẫn của người có nghiệp vụ và chun mơn nhằm
tìm hiểu và thỏa mãn nhu cầu nhất định trong chương trình du lịch của mình khi
trực tiếp quan sát đối tượng tham quan và nghe thuyết minh (Vương Trung Kiên,
Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội, 2004)
Tham quan là hoạt động của khách du lịch trong ngày tới thăm nơi có tài
ngun du lịch với mục đích tìm hiểu, thưởng thức những giá trị tài nguyên du
lịch. (Luật Du Lịch Việt Nam 2005)
Tham quan du lịch là một trong những hoạt động quan trọng cuả chuyến du
lịch, một trong những mục đích của khách du lịch. Hoạt động này nhằm thỏa mãn
những nhu cầu khác nhau của khách và là một trong những lí do để khách mua
chương trình du lịch của nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Các cuộc tham quan nhìn
chung diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực trong cộng đồng dân cư, ở từng vùng,
từng quốc gia. Tham quan thường được hiểu như hoạt động của một tập thể đến
các di tích lịch sử, văn hóa, các danh thắng, cơ sở sản xuất kinh doanh…nhằm
thỏa mãn những nhu cầu, mục đích nhất định của tập thể đó.


14


Đối tượng tham quan du lịch là những tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn
được khai thác cho việc tham quan du lịch của khách. Đối tượng tham quan du
lịch thường nằm ở các điểm du lịch, các khu du lịch , trung tâm du lịch. Song cũng
có những đối tượng tham quan nằm tách biệt. Những đối tượng tham quan được
đưa vào chương trình du lịch để khách du lịch lựa chọn theo nhu cầu mục đích của
mình. Vì lẽ đó, đối tượng tham quan được lựa chọn có ý nghĩa quan trọng trong
chuyến đi của khách.
Tham quan cũng có thể được coi là cuộc du ngoạn của con người đến vùng đất
khác nơi cư trú thường xuyên của họ và là hình thức giáo dục và giao lưu văn hóa_
xã hội.
1.2.3. Phân loại
1.2.3.1. Phân loại du lịch
Hoạt động du lịch có thể được phân thành các nhóm khác nhau tùy thuộc tiêu
chí đưa ra. Về phần mình, các tiêu chí đưa ra phụ thuộc vào mục đích việc phân
loại và quan điểm chủ quan của tác giả. Do đó, cho đến nay chưa có bảng phân
loại nào được coi là hoàn hảo. Hiện nay, đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam
phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau đây:
1.2.3.1.1. Phân loại theo môi trường tài nguyên
Theo Pirojnik(cơ sở địa lý du lịch và dịch vụ tham quan. Nxb ĐHTH.
Minsk.1985-Tiếng Nga), du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt.
Tuỳ vào môi trường tài nguyên mà hoạt động du lịch được chia thành hai nhóm
lớn là du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên.
Người ta gọi là du lịch văn hoá khi hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong
môi trường nhân văn, hoặc hoạt động du lịch đó tập trung khai thác tài nguyên
nhân văn. Ngược lại du lịch thiên nhiên diễn ra chủ yếu nhằm thoả mãn nhu cầu về
với thiên nhiên của con người.


15


Trong số các loại hình du lịch thiên nhiên có thể thấy những loại hình du lịch
biển, du lịch núi, du lịch nông thôn…
Theo cách tiếp cận này, du lịch thiên nhiên được coi là loại hình du lịch đưa
du khách về những nơi có điều kiện, mơi trường tự nhiên trong lành, cảnh quan tự
nhiên hấp dẫn… nhằm thoả mãn nhu cầu đặc trưng của họ.
Nhiều chuyên gia nghiên cứu thuộc các lĩnh vực như địa lý, kinh tế dùng các
thuật ngữ du lịch sinh thái, du lịch xanh theo cách hiểu như trên.
Nếu như tài nguyên du lịch thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi sự hoang sơ, độc
đáo và hiếm hoi của nó thì tài ngun du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính
phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng như tính địa phương của
nó. Các đối tượng văn hố được coi là tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Các đối
tượng văn hoá - tài nguyên du lịch nhân văn - là cơ sở để tạo nên các loại hình du
lịch văn hoá phong phú. Mặt khác, yếu tố văn hố cịn là ngun nhân thúc đẩy
động cơ du lịch của khách. Như vậy xét dưới góc độ thị trường trong hệ thống du
lịch văn hố thì văn hố vừa là yếu tố cung vừa là yếu tố góp phần hình thành thị
trường.
Trước hết phải lưu ý rằng tài nguyên du lịch nhân văn là tất cả những gì do xã
hội cộng đồng tạo ra có sức hấp dẫn du khách cũng như những thành tố khác được
dựa vào phục vụ phát triển du lịch. Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn sẽ được
hiểu là bao gồm các di tích, cơng trình đương đại, lễ hội, phong tục, tập
qn…trình độ hiểu biết, kĩ năng nghề nghiệp được coi là tài nguyên trí tuệ và tài
nguyên lao động của ngành du lịch.
1.2.3.1.2. Phân loại theo mục đích chuyến đi
Đây là hình thức phân loại được nhiều nhà nghiên cứu về du lịch sử dụng.
Chuyến đi của con người có mục đích thuần tuý là đi du lịch, tức là chỉ nhằm nghỉ
ngơi, giải trí, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh. Ngoài các
chuyến đi như vậy, có nhiều cuộc hành trình vì những lý do khác như học tập,


16


công tác, hội nghị, tôn giáo…trong các chuyến đi này, khơng ít người đã sử dụng
các dịch vụ của ngành du lịch như lưu trú, ăn uống tại khách sạn, nhà nghỉ…cũng
khơng ít người trong chuyến đi đó tranh thủ thời gian rỗi để nghỉ ngơi tham quan,
nhằm cảm nhận tại chỗ những giá trị của thiên nhiên, đời sống văn hố nơi đến.
Những lúc đó có thể coi họ đang thực hiện một chuyến du lịch kết hợp trong
chuyến đi của mình
Những người thực hiện chuyến đi với mục đích thể thao, kinh doanh, học
hành, nghiên cứu…chỉ được coi là du khách khi họ tham gia các hoạt động nghỉ
dưỡng, vui chơi giải trí, tham quan…trên cơ sở như vậy có thể chia du khách
thành hai loại: loại thứ nhất là những người thực hiện chuyến đi với mục đích
thuần tuý du lịch, loại thứ hai là những người đi vì một mục đích khác, song họ có
kết hợp tham gia các hoạt động du lịch trong những khoảng thời gian rỗi có được
trong chuyến đi.

17


Bảng : Phân loại theo mục đích chuyến đi
Tham quan(phong cảnh, cơng trình văn
hố)
Giải trí(các trị chơi)
Thuần
t du
lịch

Nghỉ dưỡng( nghỉ biển, nghỉ núi…)

Thể thao(golf, tenis,bóng đá…)
Khám phá,mạo hiểm, tìm hiểu thiên nhiên

MỤC
ĐÍCH
CHUYẾ
N ĐI

Tín ngưỡng(hành hương)
Học tập, nghiên cứu
Mục
đích
kết
hợp

Thể thao(tham gia các hoạt đơng thi đấu..)
Kinh doanh(tìm cơ hội, kí hợp đồng…)
Công tác
Chữa bệnh
Thăm thân
Khác

1.2.3.1.3 phân loại theo đặc điểm địa lý của du lịch
Điểm đến du lịch có khi có những đặc trưng khác nhau về đặc điểm địa lý.
Việc phân loại theo điểm du lịch có thể giúp chúng ta định hướng được công tác tổ
chức triển khai phục vụ nhu cầu du khách. Theo tiêu chí này có thể phân ra làm
các loại hình du lịch sau:

18



1.

Du lịch miền biển.

2.

Du lịch núi.

3.

Du lịch đô thị.

4.

Du lịch thôn quê.

1.2.3.1.4. Phân loại dựa vào phương tiện vận chuyển
Trong chuyến đi khách du lịch có thể sử dụng những phương tiện giao thông
khác nhau để di chuyển đến địa điểm tham quan du lịch.
1.

Du lịch bằng máy bay.

2.

Du lịch bằng tàu thủy.

3.


Du lịch bằng tàu hỏa.

4.

Du lịch bằng ô tô.

5.

Du lịch bằng xe máy.

6.

Du lịch bằng xe đạp.

Những khách du lịch bằng đường thủy hoặc máy bay thường là những thương
gia hay người có khả năng bỏ ra những khoản tiền lớn để được hưởng những dịch
vụ du lịch tốt nhất.
1.2.3.2. Phân loại tham quan du lịch
Sự phân biệt các loại hình tham quan du lịch về cơ bản phân loại dựa trên
những tiêu chí tương đồng với phân biệt cacù loại hình du lịch. Ở đây cần phải
thấy rõ rằng điểm khác nhau cơ bản giữa tham quan và du lịch là thời gian của
chuyến đi.

19


1.2.4.Phân biệt tham quan và du lịch
Tham quan du lịch là một hoạt động rất quan trọng của chuyến du lịch, một
trong những mục đích của khách du lịch.
Trong bất cứ một chuyến du lịch nào cũng có thể thấy hoạt động tham quan

của khách. Khách du lịch đã bao hàm trong đó khách tham quan nhưng khơng phải
lúc nào khách tham quan cũng là khách du lịch. Ở đây, tham quan và du lịch là hai
khái niệm khác nhau, có liên quan với nhau về mặt nội dung.
Về thời gian rời khỏi nơi ở thường xuyên của khách du lịch. Trước đây, người
ta quy định thời gian ra đi của khách là trên một ngày và dưới ba tháng. Ngày nay,
thời gian ra đi của khách có thể ít hơn 24 giờ nhưng đòi hỏi du khách phải nghỉ
đêm ở khách sạn và mua các loại dịch vụ ở nơi đến. Du khách có thể đi du lịch với
thời gian lớn hơn 3 tháng (có thể là 6 tháng hoặc lâu hơn) nhưng địi hỏi đến lúc
nào đó du khách phải trở về nơi thường xuyên sống của mình (khơng q 1 năm).
Trong khi đó thời gian của một khách tham quan là ra đi khỏi nơi ở thường
xuyên của mình và trở về trong ngày. Với khoảng thời gian này khách tham quan
sẽ phải tranh thủ thời gian để phục vụ cho mục đích chuyến đi của mình.
Về khoảng cách chuyến đi có thể thấy rõ một điều là do thời gian của một
chuyến tham quan chỉ gói gọn trong ngày vì vậy một khách tham quan sẽ không
thể đi quá xa khỏi nơi ở thường xuyên của mình. Trong khi đó, thời gian cho một
chuyến du lịch có thể kéo dài hàng năm và khoảng cách đi xa khỏi nơi ở thường
xuyên sẽ có thể là một vịng quanh trái đất.
Trước đây, người ta khơng chấp nhận sự làm việc của khách du lịch tại nơi họ
đến. Nhưng do độ dài ngày của những chuyến đi, sự phát triển của khoa học kỹ
thuật, giao thông vận tải thuận lợi. Ngày nay sự kết hợp công việc với các chuyến
du lãm đã được chấp nhận.

20


1.3. Tham quan du lịch đối với học sinh
“Du lịch học sinh” ngày nay đã trở thành một khái niệm quen thuộc với các
công ty lữ hành. Những tour du lịch dành cho đối tượng là học sinh được các công
ty du lịch đưa ra khá phong phú. Đây thường là những tour du lịch ngắn ngày với
mức giá khá rẻ.

1.3.1.Tham quan du lịch có nhiều tác động tích cực đến các em học sinh
– Đây là một hình thức học tập mang tính trực quan sinh động. Những bài
giảng về lịch sử, địa lý sẽ sinh động hơn khi được đưa ra kết hợp trong các tour du
lich, tham quan. Trước đây chỉ có những mơn học như sử, địa, sinh học, vật lý mới
có sự kết hợp trong các chuyến tham quan du lịch. Ngày nay, việc tổ chức những
hội trại dài ngày để học thực hành ngoại ngữ trở nên khá phổ biến.
– Du lịch là một hình thức giải trí lành mạnh và bổ ích khơng chỉ đối với học
sinh mà đây là một hình thức giải trí tốt cho mọi người. Sau mỗi chuyến du lịch,
học sinh được vui chơi thoải mái, giúp các em học tập tốt hơn.
– Du lịch vốn mang tính xã hội cao. Sự tham gia các tour du lịch giúp các em
học sinh tăng cường các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô
giáo…
– Những tour du lịch về nguồn góp phần giáo dục cho học sinh truyền thống
văn hóa dân tộc để các em thêm hiểu, thêm yêu quê hương mình. Khơi dậy tinh
thần học hỏi những gương danh nhân trong lịch sử dân tộc.
– Việc đưa các em học sinh đến tham quan các cơ sở kinh tế góp phần định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Sau những chuyến đi đến những cơ sở kinh tế
cơng nghiệp giáo viên có thể giải thích thêm giúp các em hình dung, lựa chọn
nghề thích hợp trong tương lai để có định hướng rõ ràng trong học tập. Bên cạnh
lợi ích về hướng nghiệp những chuyến đi trên cịn góp phần giáo dục cho các em
tinh thần lao động và học hỏi nghiêm túc từ những người lao động.

21


– Du lịch sinh thái giáo dục cho học sinh những kiến thức về môi trường.
Những tour du lịch, tham quan phong cảnh tự nhiên là thời điểm thích hợp nhất để
giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường và ý thức tôn trọng cộng đồng.
1.3.2. Tương lai và triển vọng của tour du lịch dành cho học sinh
Trên 20 triệu học sinh trên toàn quốc, hàng triệu học sinh sống ở thành thị, du

lịch học sinh thực sự là một thị trường tiềm năng đối với các doanh nghiệp lữ
hành. Dễ dàng nhận thấy là nhu cầu tổ chức cho học sinh đi tham quan du lịch là
có thực tại các trường học ở thành phố. Học sinh ở các thành phố tập trung đông,
cha mẹ các em lại có khả năng về tài chính (đặc biệt là học sinh tại các thành phố
lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế trong những năm qua làm cho nhu
cầu được nghỉ ngơi giải trí của người dân ngày càng tăng lên. Trong đó nhu cầu
được đi tham quan, du lịch sẽ là lựa chọn phổ biến của hầu hết mọi người. Nhu
cầu của học sinh đi du lịch, tham quan nhằm giảm bớt căng thẳng trong học hành
là có thực. Bên cạnh đó, trong xu thế phát triển nhằm hướng tới một nền giáo dục
hiện đại, để đào tạo ra một thế hệ phát triển toàn diện cả mặt trí tuệ, tinh thần, và
quan trọng hơn cả là lòng tự hào dân tộc. Để làm được viêc đó cần đưa học sinh
đến với thực tế nhiều hơn, các chuyến tham quan du lịch theo chuyên đề sẽ là một
hình thức hữu hiệu để truyền đạt đến các em học sinh khi mức sống của nhân dân
dược nâng cao, cha mẹ có đầy đủ khả năng để đảm bảo những điều kiện học tập
tốt nhất cho con em mình. Đây có lẽ là một viễn cảnh đẹp trong tương lai không
xa.

22


×