Tải bản đầy đủ (.docx) (121 trang)

Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường asean của công ty honda việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (635.62 KB, 121 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan bản luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học
độc lập, chưa từng được công bố. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn có nguồn
gốc chính thống từ các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế. Nếu sai học
viên xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

TÁC GIẢ LUẬN VĂN


MỤC LỤ

LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ.....................................................................................................vii
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN.....................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................x
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA.........1
1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu.........................................................................1
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu....................................................1
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu......................................................................................5
1.2. Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hố...............................................10
1.2.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài.......................................................10
1.1.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu.........................................................12
1.2.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng.............................................14
1.2.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu..............................................................15
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng hoá..............................20
1.3.1. Các nhân tố khách quan....................................................................................20
1.3.2. Các nhân tố chủ quan........................................................................................24
1.4. Kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp xe máy tại Việt Nam...........27


1.4.1. Công ty T&T......................................................................................................28
1.4.1. Công ty Piaggio Việt Nam.................................................................................29
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU XE MÁY VÀ LINH
KIỆN XE MÁY TẠI CÔNG TY HONDA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN
..............................................................................................................................................32
2.1. Tổng quan về thị trường xe máy ASEAN.............................................................32
2.1.1. Giới thiệu về ASEAN và thị trường ASEAN.......................................................32
2.1.2. Nhu cầu tiêu thụ và tình hình sản xuất xe máy ở thị trường ASEAN.................33
2.1.3. Cơ chế quản lý của các nước ASEAN đối với xe máy và linh kiện xe máy nhập
khẩu..............................................................................................................................35
2.2. Tổng quan về công ty Honda Việt Nam................................................................37
2.2.1. Giới thiệu về công ty Honda Việt Nam..............................................................37


2.2.2. Hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy của công ty Honda Việt Nam
từ 2012-2016................................................................................................................40
2.3. Hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy tại cơng ty Honda Việt Nam
sang thị trường ASEAN.................................................................................................45
2.3.1. Hình thức xuất khẩu...........................................................................................45
2.3.2. Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu....................................................................46
2.3.3. Thị trường xuất khẩu.........................................................................................49
2.3.4. Cơ cấu xuất khẩu...............................................................................................53
2.3.5. Cách thức tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.............................................57
2.4. Đánh giá về hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường
ASEAN của Honda Việt Nam.......................................................................................61
2.4.1. Các kết quả đạt được.........................................................................................62
2.4.2. Một số điểm tồn tại, hạn chế..............................................................................66
CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU XE MÁY VÀ LINH KIỆN XE MÁY SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA
CÔNG TY HONDA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI.......................................71

3.1. Triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam sang
thị trường ASEAN..........................................................................................................71
3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của công ty trong thời gian
tới.................................................................................................................................71
3.1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu chiến lược của công ty Honda Việt Nam trong hoạt động
xuất khẩu từ 2017-2021 đối với thị trường ASEAN.....................................................74
3.1.3. Phương hướng hoạt động tổng thể....................................................................77
3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy
sang thị trường ASEAN của công ty Honda Việt Nam trong thời gian tới..............77
3.2.1. Các giải pháp về năng lực sản xuất...................................................................78
3.2.2. Các giải pháp về thị trường...............................................................................80
3.2.3. Các giải pháp về phát triển sản phẩm...............................................................83
3.2.4. Các giải pháp về công nghệ thông tin...............................................................87
3.2.5. Các giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực.........................................................89
3.2.6. Các giải pháp về điều kiện giao dịch xuất khẩu................................................92
3.3. Các kiến nghị...........................................................................................................94
3.3.1. Về phía Nhà nước..............................................................................................94
3.3.2. Về phía Hiệp hội Các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM)........................99
KẾT LUẬN.......................................................................................................................101


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................102


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt

Viết đầy đủ tiếng Anh


Viết đầy đủ tiếng Việt

1

ADB

The Asian Development Bank

Ngân hàng Phát triển châu Á

2

AEC

ASEAN Economic
Community

Cộng đồng Kinh tế ASEAN

3

AFTA

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch tự do
ASEAN

4


ASEAN

Association of Southeast
Asian Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

5

ATIGA

ASEAN Trade In Goods
Agreement

Hiệp định thương mại hàng
hóa ASEAN

6

CEPT

Common Effective
Preferential Tariff

Hiệp định chương trình ưu đãi
thuế quan có hiệu lực chung

7


CLMV

8

ERP

Enterprise Resource
Planning

Hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp

9

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

10

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

11


GNI

Gross National Income

Tổng thu nhập quốc dân

12

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng

13

TGHĐ

14

TQM

Total Quality Management

Quản trị chất lượng tồn diện

15

USD


United States Dollar

Đơ la Mỹ

16

VCCI

Vietnam Chamber of
Commerce and Industry

Phịng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam

17

WTO

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

18

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới


19

Website

Nhóm 4 nước Campuchia,
Lào, Myanmar, Việt Nam

Tỉ giá hối đối

Trang thơng tin điện tử


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng12.1: Thuế suất cho xe máy và phụ tùng xe máy ở các nước ASEAN qua
các năm 2015-2018.................................................................................................36
Bảng12.2: Sản lượng xuất khẩu của Honda Việt Nam trong khối ASEAN.......48
Bảng13.1: Dự kiến kim ngạch xuất khấu sang thị trường ASEAN....................76


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình11.1: Các hình thức xuất khẩu chủ yếu..........................................................5
Hình21.2: Quy trình tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa..............................10
Hình21.3: Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu............................................16
Hình22.1: Thu nhập bình quân đầu người các nước ASEAN năm 2014...........33
Hình22.2: Cầu về xe máy ở 3 quốc gia ASEAN qua các năm 2010-2016...........34
Hình22.3: Sản lượng xe máy sản xuất ở 5 quốc gia ASEAN trong.....................34
Hình22.4: Sơ đồ tổ chức cơng ty Honda Việt Nam...............................................39
Hình22.5: Doanh thu xuất khẩu của Honda Việt Nam các năm 2012-2016.......41
Hình22.6: Xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy của Honda Việt Nam...........43

Hình22.7: Cơ cấu loại hình xuất khẩu của Honda Việt Nam..............................44
Hình22.8: Doanh thu xuất khẩu của Honda Việt Nam........................................47
Hình22.9: Cơ cấu loại hình xuất khẩu của Honda Việt Nam theo doanh thu....53
Hình22.10: Cơ cấu dòng xe xuất khẩu của Honda Việt Nam theo doanh thu. . .54
Hình22.11: Cơ cấu số phân khối xe xuất khẩu của Honda Việt Nam theo doanh
thu từ thị trường ASEAN và thị trường khác năm 2016....................................56
Hình22.12: Giá và sản lượng qua thời gian của 2 dòng xe xuất đi ASEAN.......63


TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong q trình hội nhập kinh tế hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu được coi là
vấn đề có ý nghĩa chiến lược để phát triển kinh tế và thực hiện cơng nghiệp hố đất
nước. Ngành công nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam nói chung và cơng ty Honda
Việt Nam nói riêng đang đứng trước cơ hội lớn trong việc tăng trưởng xuất khẩu,
đặc biệt là sang các nước trong khu vực ASEAN. Bởi vậy, nhằm tìm ra những giải
pháp thực tiễn giúp công ty Honda Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang ASEAN, tác
giả đã thực hiện luận văn với đề tài “Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường ASEAN của cơng ty Honda
Việt Nam”. Luận văn gồm có 3 chương:
Trong chương I, tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động xuất khẩu hàng hóa. Bên cạnh trình bày khái niệm về xuất khẩu, tác giả
khẳng định xuất khẩu là tất yếu trong q trình tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế
hiện nay vì nó mang lại lợi ích cho quốc gia cũng như cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Luận văn cũng làm rõ nội hàm của hoạt động xuất khẩu hàng hóa: các hình
thức tham gia, các bước cơ bản và các nhân tố ảnh hưởng. Bên cạnh đó, luận văn
phân tích kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp sản xuất xe máy tại Việt
Nam, rút ra những bài học về thành công và thất bại làm cơ sở cho những giải pháp
đề xuất trong chương III.
Trong chương II, tác giả khẳng định tiềm năng to lớn ở thị trường xe máy
ASEAN hiện nay, sau đó đi vào phân tích chi tiết thực trạng hoạt động xuất khẩu

của cơng ty Honda Việt Nam sang thị trường ASEAN trong giai đoạn 2012-2016
theo 5 yếu tố chính: Hình thức xuất khẩu, Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu, Thị
trường xuất khẩu, Cơ cấu xuất khẩu và Cách thức tổ chức thực hiện hợp đồng xuất
khẩu dựa trên kiến thức lý thuyết ở chương I.
Từ đó, tác giả rút ra hoạt động xuất khẩu sang ASEAN của Honda những năm
gần đây đạt được nhiều thành tựu đáng kể như không ngừng giảm thiểu chi phí sản
xuất và giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu; từ đó giúp cơng ty gia
tăng uy tín với nhà nhập khẩu, tạo tiền đề mở rộng quy mô xuất khẩu trong tương
lai. Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu của cơng ty vẫn cịn một số tồn tại điển hình


như chưa đủ trình độ cơng nghệ sản xuất các dịng xe hiện đại phân khối lớn và
cơng tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế.
Trong chương III, tác giả đã nghiên cứu những cơ hội và thách thức đối với
Honda Việt Nam khi xuất khẩu sang ASEAN thời gian tới. Trên cơ sở nhiệm vụ,
mục tiêu chiến lược của công ty trong giai đoạn 5 năm từ 2017 đến 2021, tác giả đã
đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh
kiện xe máy của công ty sang ASEAN. Về phía Honda Việt Nam, tác giả tập trung
vào hai nhóm giải pháp chính: Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực sản xuất và
Nhóm giải pháp về thị trường. Ngồi ra cịn có các giải pháp liên quan đến phát
triển sản phẩm, công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực... Về phía Nhà nước,
tiếp tục làm thơng thống cơ chế quản lý xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt
động xúc tiến thương mại. Về phía Hiệp hội ngành, giữ vai trò kết nối Nhà nước với
doanh nghiệp và giữa các doanh nghiệp sản xuất xe máy với nhau.
Trong phần kết luận, tác giả nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất
khẩu với sự phát triển của ngành cơng nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam nói chung
và Honda Việt Nam nói riêng, những hạn chế lớn nhất của công ty trong công tác
xuất khẩu sang thị trường lớn nhất hiện nay - ASEAN. Bên cạnh đó, tác giả cũng
nhấn mạnh đổi mới công nghệ và chú trọng nghiên cứu thị trường là hai nhân tố
chính giúp công ty Honda mở rộng thị trường xuất khẩu cũng như tìm kiếm khách

hàng mới.



x

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay, đẩy mạnh xuất khẩu là việc làm hết
sức cần thiết, giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng quy mơ sản xuất, từng bước
tăng trưởng và phát triển. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về “Chiến lược phát
triển công nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025” đã định
hướng phát triển cho ngành công nghiệp xe máy nước ta là nâng cao hiệu quả đầu
tư, năng lực cạnh tranh trong tiến trình hội nhập, đáp ứng nhu cầu thị trường trong
nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Một trong những mục tiêu cho ngành công nghiệp xe
máy Việt Nam đến năm 2020 là kim ngạch xuất khẩu đạt 500-800 triệu USD.
Việt Nam hiện đang là thị trường xe máy phổ thông lớn thứ tư thế giới sau
Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là một trong những
trung tâm sản xuất xe máy lớn nhất thế giới (Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt
Nam, 2016). Tính đến cuối năm 2016, lượng xe lưu thông tại Việt Nam đạt hơn 45
triệu; tức là trung bình cứ hai người dân bất kỳ ở lứa tuổi nào đều sở hữu một chiếc
xe máy. Như vậy, thị trường xe máy tại Việt Nam đang dần đạt đến bão hịa. Hiện
nay tổng cơng suất các nhà máy xe máy tại Việt Nam đạt khoảng 4-5 triệu xe một
năm trong khi sức tiêu thụ của thị trường nội địa là 2.7-2.8 triệu chiếc. Nếu muốn
tiếp tục giữ công suất và ổn định hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất
xe máy Việt Nam phải định hướng xuất khẩu ra nước ngoài.
Honda Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung đó. Được thành lập vào năm
1996, sau hơn 20 năm có mặt tại Việt Nam, cơng ty đã không ngừng phát triển và
trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe máy. Hiện tại,
Honda Việt Nam không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao năng lực sản xuất nhằm

đáp ứng tốt nhất nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như đẩy mạnh xuất khẩu ra thị
trường nước ngồi với tổng cơng suất của 3 nhà máy đạt hơn 2.5 triệu xe/ năm.
ASEAN đã và đang là thị trường truyền thống của Honda Việt Nam, luôn dẫn đầu
về kim ngạch xuất khẩu xe máy lẫn linh kiện xe máy. Kim ngạch xuất khẩu của
công ty sang ASEAN năm 2016 đạt gần 150 triệu USD, trong đó sản lượng xe
nguyên chiếc đạt gần 72 nghìn xe, chiếm 56% tổng số xe xuất khẩu đi các nước.


xi

Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao và thị trường không ngừng mở rộng, nhưng
hoạt động xuất khẩu của Honda Việt Nam sang ASEAN hiện nay vẫn còn một số
tồn tại, hạn chế. Bởi vậy, nhằm tìm ra những giải pháp thực tiễn giúp công ty thúc
đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu sang ASEAN, tác giả quyết định lựa chọn đề tài
“Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe
máy sang thị trường ASEAN của công ty Honda Việt Nam” làm đề tài luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng hiện nay,
đã có rất nhiều cuốn sách và giáo trình trên thế giới cũng như ở Việt Nam nghiên
cứu các lý luận chung về hoạt động xuất khẩu, giao dịch thương mại quốc tế như:
 Cuốn “International Business” của John J. Wild, Kenneth L. Wild và Jerry
C. Y. Han (2003) nêu ra chi tiết các vấn đề liên quan đến kinh doanh quốc tế hiện
nay đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, trong đó có đề cập đến lợi ích của hoạt động
xuất khẩu với quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng, cũng như mức độ giao
dịch trong các hình thức xuất khẩu.
 Tại Việt Nam, giáo trình “Kỹ thuật ngoại thương” của Đoàn Thị Hồng Vân
(2005) tập trung nghiên cứu những kiến thức cơ bản để đàm phán và ký kết hợp
đồng ngoại thương; các kỹ thuật đàm phán hợp đồng ngoại thương hiệu quả cho
doanh nghiệp.

 Trong khi đó, giáo trình “Giao dịch thương mại quốc tế” của Phạm Duy
Liên (2012) đã hệ thống hóa các điều kiện trong thương mại quốc tế của Incoterms
2010 - bộ quy tắc mới nhất do phòng Thương mại quốc tế ICC ban hành năm 2010;
cũng như các bước cơ bản để tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
 Giáo trình “Lý luận chung về hoạt động xuất nhập khẩu” của Lê Ngọc Hải
(2013) lại cập nhật một cách hệ thống những vấn đề mang tính lý luận chung như
khái niệm và vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu, các hình thức xuất khẩu chủ yếu
đang được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế hiện nay; và quy trình tổ
chức xuất khẩu hàng hóa.


xii

Ngồi ra, có rất nhiều các tài liệu của Bộ Công thương Việt Nam, các tổ chức
quốc tế và các bài báo trong thời gian qua đề cập đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa
của Việt Nam nói chung và sang thị trường ASEAN nói riêng. Tuy nhiên, các cơng
trình nghiên cứu này lại thường tập trung phân tích và đánh giá các mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Việt Nam là hàng nông sản, thủy sản, dệt may và da dày. Với mặt
hàng xe máy và linh kiện xe máy, hiện nay mới có một số cơng trình nghiên cứu về
ngành công nghiệp phụ trợ cho xe máy như “Phát triển công nghiệp hỗ trợ: nghiên
cứu trường hợp công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất ô tô, xe máy” của Viện kinh
tế Việt Nam (2007), “Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt
Nam” của Hà Thị Hương Lan (Luận án tiến sĩ, 2014); về giải pháp phát triển thị
trường của một doanh nghiệp sản xuất xe máy như “Giải pháp phát triển thị trường
xe máy của công ty Honda Việt Nam” của Bùi Văn Duy (Luận văn thạc sĩ, 2009),
trong đó có đề cập đến giải pháp chuyển hướng sang xuất khẩu giúp công ty mở
rộng thị trường…
Cho đến nay chưa thực sự có một cơng trình nghiên cứu cụ thể về hoạt động
xuất khẩu mặt hàng xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường ASEAN ở Việt
Nam nói chung hoặc ở một doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Đây sẽ là cơng trình

đầu tiên nghiên cứu về nội dung này, đưa ra kết luận cụ thể về những thành công và
hạn chế trong hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện với một thị trường cụ thể,
làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp mang tính khả thi hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Mục đích của luận văn là đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu xe máy và
linh kiện xe máy của công ty Honda Việt Nam sang thị trường ASEAN, từ đó đề
xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động này.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận văn thực hiện hệ thống hóa
các vấn đề lý luận và thực tiễn trong hoạt động xuất khẩu hàng hóa; phân tích, đánh
giá thực trạng hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy của Honda Việt
Nam tại khu vực ASEAN từ năm 2012 đến năm 2016; xem xét kinh nghiệm xuất
khẩu của một số doanh nghiệp xe máy tại Việt Nam trước khi đề xuất các giải pháp
nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của công ty sang ASEAN.


xiii

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy của
Honda Việt Nam sang thị trường ASEAN.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam
sang thị trường ASEAN với 2 loại hình sản phẩm chính của công ty là xe máy và
linh kiện xe máy, tập trung vào giai đoạn 2012-2016.
- Về không gian nghiên cứu: Hiện nay, Honda Việt Nam đang xuất khẩu đi 22
quốc gia ở châu Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi. Tuy nhiên,
luận văn chỉ tập trung nghiên cứu tình hình xuất khẩu 2 loại hình sản phẩm chính
của cơng ty là xe máy và linh kiện xe máy sang các nước ASEAN, đây là thị trường
lớn nhất đóng góp khoảng 40% đến 50% doanh thu xuất khẩu của công ty hàng
năm.

5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; quan sát, thu thập thơng tin, số liệu.
- Phân tích tổng hợp và so sánh: Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh
giữa các thị trường và rút ra bài học cho Honda Việt Nam tại thị trường ASEAN.
Đề tài sẽ sử dụng các nguồn dữ liệu sẵn có trong nước và quốc tế, từ dữ liệu
chính thức của các cơ quan hoạch định chính sách và quản lý, tới dữ liệu của công
ty Honda Việt Nam, các trường đại học và các cá nhân trong và ngồi nước.
Bên cạnh đó nhằm tập hợp đầy đủ những số liệu, đề tài sẽ sử dụng tư liệu từ
nguồn sách, báo, tạp chí và các trang website chuyên ngành xe máy (đặc biệt là các
nguồn tài liệu của VAMM - Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam); cùng với
việc tham khảo những kết quả nghiên cứu khác của các tác giả đi trước.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn có những đóng góp mới sau đây:


xiv

(1) Thơng qua phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện
xe máy sang thị trường ASEAN của công ty Honda Việt Nam, luận văn chỉ ra để
thúc đẩy xuất khẩu, điều quan trọng là công ty phải phát huy được lợi thế so sánh.
Và điểm cốt lõi giúp công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sang thị trường
ASEAN là không ngừng cắt giảm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, cũng như
nâng cao hệ thống quản lý chất lượng.
(2) Bên cạnh những thành tựu công ty đạt được khi xuất khẩu sang ASEAN
như mở rộng thị trường và đa dạng hóa dịng xe mới cho xuất khẩu, hiện nay vẫn
còn một số tồn tại trong công tác xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị
trường ASEAN như chưa đủ trình độ cơng nghệ, chun mơn để sản xuất các dịng
xe hiện đại phân khối lớn; đồng thời cơng tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế.
(3) Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn tình hình xuất khẩu của Honda

Việt Nam sang ASEAN, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm thúc
đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy của công ty tại thị trường này
trong thời gian tới. Trong đó tập trung vào việc đổi mới dây chuyền máy móc thiết
bị để nâng cao năng suất, đồng thời đầu tư sản xuất các dòng xe phân khối lớn đáp
ứng nhu cầu thị trường trong tương lai. Bên cạnh việc duy trì và mở rộng thị trường
xuất khẩu hiện tại, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu và tìm kiếm
khách hàng mới thơng qua các hoạt động xúc tiến thương mại cũng như xây dựng
một bộ phận chuyên trách công việc nghiên cứu thị trường trong cơng ty.
7. Kết cấu của luận văn
Ngồi phần mở đầu, kết luận; tóm tắt luận văn; danh mục từ viết tắt, bảng
biểu, hình vẽ; danh mục tài liệu tham khảo; luận văn chia làm 3 chương như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa;
Chương II: Thực trạng hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy
tại công ty Honda Việt Nam sang thị trường ASEAN;
Chương III: Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy
và linh kiện xe máy sang thị trường ASEAN của công ty Honda Việt Nam
trong thời gian tới.


1

CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA
1.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.1.1.1. Khái niệm hoạt động xuất khẩu
Hoạt động xuất khẩu là một hình thức cơ bản của thương mại quốc tế, nó được
hình thành từ rất lâu đời và ngày càng phát triển cho đến giai đoạn hiện nay. Hoạt
động xuất khẩu sơ khai chỉ là hàng đổi hàng và phát triển ngày một đa dạng. Cho
đến nay có rất nhiều hình thức của xuất khẩu như xuất khẩu trực tiếp, buôn bán đối
lưu, xuất khẩu uỷ thác…Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi rất rộng cả về

không gian và thời gian: nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song nó cũng có
thể kéo dài hàng năm; nó có thể được tiến hành trên phạm vi một quốc gia hay
nhiều quốc gia. Nó diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế, từ xuất
khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị và cơng nghệ kỹ
thuật cao. Tất cả các hoạt động trao đổi đó đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho
các nước tham gia.
Do sự phổ biến sâu rộng của hoạt động xuất khẩu hiện nay nên có thể tìm thấy
rất nhiều định nghĩa học thuật về “hoạt động xuất khẩu”:
Trong cuốn sách “International Business – The challenges of globalization”
của John J. Wild (2003, tr.352) có đề cập “Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hoá
hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác.”
Tuy nhiên, cơng trình nghiên cứu về hoạt động Marketing quốc tế của Rakesh
M. Joshi (2005, tr.503) lại hiểu hoạt động xuất khẩu theo nghĩa “là vận chuyển
hàng hóa hoặc dịch vụ ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia. Người bán hàng hóa,
dịch vụ được gọi là nhà xuất khẩu và có trụ sở tại nước xuất khẩu, trong khi người
mua có trụ sở ở nước ngồi được gọi là nhà nhập khẩu. Trong thương mại quốc tế,
xuất khẩu đề cập đến việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất trong nước sang thị
trường nước khác.”
Trong khi đó, Luật thương mại Việt Nam năm 2005 định nghĩa về hoạt động
xuất khẩu hàng hóa như sau: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hố được đưa ra


2

khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam
được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.”
Ở một cơng trình nghiên cứu khác gần đây thì xuất khẩu được định nghĩa là
“hoạt động bán hàng hoá hoặc dịch vụ cho một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền
tệ làm phương tiện thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia
hoặc với cả hai quốc gia.” (Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010)

Theo quan điểm của tác giả, xuất phát từ bản chất của xuất khẩu, đây là hoạt
động đưa hàng hoá hoặc dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác. Dưới góc độ
kinh doanh, hoạt động xuất khẩu là việc bán hàng hoá hoặc dịch vụ giữa quốc gia
này với quốc gia khác; cịn dưới góc độ phi kinh doanh (với quà tặng, quà biếu
hoặc viện trợ khơng hồn lại) thì hoạt động xuất khẩu chỉ là việc lưu chuyển hàng
hoá hoặc dịch vụ qua biên giới quốc gia.
Mục đích cơ bản của hoạt động xuất khẩu trong kinh doanh là khai thác được
lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao đổi hàng
hoá giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở rộng
hoạt động này.
Ngày nay, xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán, mà là sự
phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia về phân cơng lao động quốc tế. Vì vậy, các
quốc gia hiện nay đều coi xuất khẩu như một tiền đề, một nhân tố phát triển kinh tế
trong nước, trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chun
mơn hóa quốc tế. Do những điều kiện khác nhau, mỡi quốc gia có thế mạnh về lĩnh
vực này nhưng lại yếu về lĩnh vực khác. Để có thể dung hoà được nguy cơ và lợi
thế, tạo ra được sự cân bằng trong quá trình sản xuất và tiêu dùng, các quốc gia phải
tiến hành trao đổi với nhau, bán những gì mình thừa và mua những gì mình thiếu.
Tuy nhiên, hoạt động xuất khẩu khơng nhất thiết chỉ diễn ra giữa những quốc
gia có lợi thế về lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà các quốc gia thua thiệt hơn về
tất cả các điều kiện như: nhân lực, tài chính, tài ngun thiên nhiên, cơng nghệ…
thơng qua hoạt động trao đổi thương mại quốc tế cũng sẽ thu được những lợi ích,
tạo điều kiện phát triển nền kinh tế nội địa.


3

Tính tất yếu của hoạt động xuất khẩu đã được chứng minh rất rõ qua lý thuyết
về lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo. Theo Nguyễn Xuân Thiên
(2010), trong quy luật lợi thế so sánh, nếu một nước có hiệu quả thấp hơn so với các

nước khác trong việc sản xuất hầu hết các loại sản phẩm vẫn cần phải tham gia hoạt
động thương mại quốc tế vì có thể tạo ra lợi ích khơng nhỏ mà nếu bỏ qua, quốc gia
có thể mất cơ hội phát triển. Nói cách khác, khi một quốc gia có hiệu quả thấp trong
việc sản xuất ra tất cả các loại hàng hố sẽ có thể chun mơn hố vào sản xuất loại
hàng hố ít bất lợi nhất để trao đổi với các quốc gia khác và nhập về những loại
hàng hố mà việc sản xuất nó là bất lợi nhất để tiết kiệm được các nguồn lực của
mình và thúc đẩy sự phát triển của sản xuất trong nước.
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với quốc gia và doanh nghiệp
Theo Hoàng Tuyết Minh (2000, tr.8), xuất khẩu là một khâu quan trọng đối
với nền kinh tế quốc dân của một nước, đóng góp một phần tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product - GDP) nhờ bán ra nước ngồi những sản phẩm có lợi thế,
có chất lượng cao. Điều này được thể hiện qua các vai trò sau:
 Đối với quốc gia:
Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế thế giới thì xuất khẩu là hoạt động đóng
vai trị vơ cùng cần thiết. Xuất khẩu chính là hoạt động giúp các quốc gia tham gia
gắn kết và phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Tùy vào lợi thế từng quốc gia mà mức độ
chun mơn hóa sẽ khác nhau; trình độ chun mơn hố cao hơn sẽ giảm chi phí
sản xuất và các chi phí khác, từ đó làm giảm giá thành sản phẩm.
Mục đích chung của mọi quốc gia khi tiến hành việc xuất khẩu chính là thu
được một lượng ngoại tệ lớn để có thể nhập khẩu các loại máy móc, trang thiết bị
hiện đại… nhằm tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống cho
người dân. Đây cũng là điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển, giúp rút ngắn sự
chênh lệch giữa các nước trên thế giới. Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường, các
quốc gia khơng thể tự mình đáp ứng mọi nhu cầu, nếu muốn đáp ứng thì phải tốn rất
nhiều chi phí. Vì vậy họ bắt buộc khơng thể đứng ngồi mà phải tham gia vào hoạt
động xuất khẩu để bán đi những gì mà mình có lợi thế hơn các quốc gia khác, đồng


4


thời có thể mua về những gì mà trong nước khơng sản xuất được hoặc có sản xuất
được nhưng chi phí q cao.
Do đó, tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu chính là hoạt động kinh tế có
lợi, giúp tiết kiệm được nhiều chi phí, tạo được nhiều việc làm, giảm được các tệ
nạn xã hội, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát
triển, góp phần vào xây dựng cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước.
 Đối với doanh nghiệp:
Hoạt động xuất khẩu với doanh nghiệp có vai trị rất quan trọng. Thực chất nó
là hoạt động bán hàng của các cơng ty xuất nhập khẩu và thu lợi nhuận từ hoạt động
này, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Lợi nhuận là nguồn bổ
sung vào nguồn vốn kinh doanh, các quỹ của công ty. Lợi nhuận cao cho phép công
ty đẩy mạnh tái đầu tư vào tài sản cố định, tăng nguồn vốn lưu động để thực hiện
hoạt động xuất nhập khẩu, giúp công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Cùng với sự bùng nổ của nền kinh tế tồn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường
quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp. Xuất
khẩu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế
hoạch phát triển của mình. Xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng
thị trường tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra. Nhờ có xuất khẩu mà tên
tuổi của doanh nghiệp không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến, mà cịn
có mặt ở thị trường nước ngồi. Để có được điều này thì doanh nghiệp ngược lại
cần phải đáp ứng tốt các yêu cầu của khách hàng về giá cả, chất lượng hàng hoá,
phương thức giao dịch, thanh tốn…
Bên cạnh đó, xuất khẩu tạo nguồn ngoại tệ cho các doanh nghiệp, tăng dự trữ
qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu; thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị,
ngun vật liệu… phục vụ cho q trình phát triển.
Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của cán bộ xuất nhập khẩu
trong việc tích cực tìm tịi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu các thị
trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập. Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp
phải luôn đổi mới và hồn thiện cơng tác quản trị kinh doanh, đồng thời giúp các
doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ chu kỳ sống của một sản phẩm.



5

Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh giữa các nhà xuất khẩu trong và ngoài
nước. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp tham gia xuất
khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, cố gắng hạ giá thành của sản
phẩm; từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào hay chính là tiết kiệm các nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động, nâng
cao thu nhập và ổn định đời sống cán bộ của công nhân viên; đây chính là động lực
để người lao động làm việc chất lượng và hiệu quả hơn.
Xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần sẽ góp phần đẩy mạnh liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong
và ngoài nước một cách tự giác, mở rộng quan hệ kinh doanh dựa trên cơ sở đơi bên
cùng có lợi.
Như vậy, có thể nói đẩy mạnh xuất khẩu sẽ tạo ra động lực cần thiết giải quyết
những vấn đề thiết yếu của nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Điều
này nói lên tính khách quan của việc tăng cường xuất khẩu trong quá trình phát triển
kinh tế hiện nay.
1.1.2. Các hình thức xuất khẩu
Đầu tư lớn, rủi ro cao

Xuất khẩu trực tiếp

Lợi nhuận dự tính
cao

Xuất khẩu gián tiếp (uỷ thác)
Gia cơng xuất khẩu
Buôn bán đối lưu (hàng đổi hàng)

Chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất
Xuất khẩu tại chỗ
Đầu tư ít, rủi ro thấp

Xuất khẩu hàng hoá theo nghị định thư

Lợi nhuận dự tính
thấp

Hình11.1: Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Nguồn: Lê Ngọc Hải, 2013
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hoá trước khi xuất khẩu, căn cứ vào



×