Tải bản đầy đủ (.pdf) (59 trang)

Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân khu chế xuất tân thuận, quận 7, tp hồ chí minh công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 12 năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (665.97 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA XÃ HỘI HỌC
….…

CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THUỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC – EURÉKA LẦN THỨ 12 NĂM 2010

TÊN CƠNG TRÌNH:

ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN
KCX TÂN THUẬN QUẬN 7, TP.HCM

Lĩnh Vực Nghiên Cứu: Xã hội
Chuyên Ngành: Xã hội học

Họ và tên nhóm tác giả

Giới tính

Sinh viên năm thứ

Nhóm trưởng: Nguyễn Văn Tùng

nam

3

Lê Thị Thủy

Nữ



3

Lê Thị Thanh

Nữ

3

Cao Thị Lành

Nữ

3

Đặng Hải Yến

Nữ

3

Người hướng dẫn:
Ths: Trần Thị Anh Thư
Giảng viên khoa Xã Hội Học Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn


ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
….…


CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THUỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC – EURÉKA LẦN THỨ 12 NĂM 2010

TÊN CƠNG TRÌNH:

ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CÔNG NHÂN
KCX TÂN THUẬN QUẬN 7, TP.HCM

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU: Xã hội
CHUN NGÀNH: Xã hội học

Mã số cơng trình:………


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

CNH – HĐH: Cơng nghiệp hóa – Hiện đại hóa
KCX: Khu chế Xuất
KCN: Khu cơng nghiệp
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
CNXHKH: Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐCSVN: Đảng cộng sản Việt Nam
CNXH: Chủ nghĩa xã hội
ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long
IPC Việt Nam: Công ty phát triển Tân Thuận
Công ty Đài Loan CT & D: Central Trading Development
BHYT: Bảo hiểm y tế
SKSS: Sức khỏe sinh sản
ĐHQG: Đại học Quốc gia
ĐHKHXH & NV: Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn



MỤC LỤC
TĨM TẮT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU..........................................................1
DẪN NHẬP ............................................................................................................4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................8
I.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................8
I. 2. Lý thuyết áp dụng cho đề tài ....................................................................12
I.3 Khung phân tích ......................................................................................... 15
I.4. Các khái niệm liên quan đến đề tài ........................................................... 16
I.5. Giả thuyết nghiên cứu: .............................................................................. 20
I.6. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 21
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 23
II.1 Sơ lược địa bàn nghiên cứu.......................................................................23
II.2.Một số đặc điểm của công nhân KCX Tân Thuận...................................25
II.3.Đời sống vật chất của công nhân KCX Tân Thuận, quận 7 TP.HCM....26
II.4. Đời sống tinh thần của công nhân KXC Tân Thuận, quận 7 TP.HCM .38
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................50
TÀI LIỆU THAM KHẢO: .................................................................................. 54


1

TĨM TẮT CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

Sự hình thành các KCN, KCX trong q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa
dẫn đến nhu cầu lớn về lực lượng lao động. Thực tế đội ngũ lao động trong các
KCN, KCX đã và đang đóng vai trị đáng kể trong đời sống xã hội và có sự phát
triển cả về số lượng và chất lượng. Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội
cơng nhân đều giữ vai trị quan trọng luôn tác động, ảnh hưởng và chi phối tới toàn

bộ hoạt động sống cũng như sự phát triển của xã hội.
Khu Chế Xuất Tân Thuận TP.HCM là KCX đầu tiên của cả nước, lực lượng
công nhân trong KCX Tân Thuận khá đơng đảo khoảng 32.337 ngàn người1. Vì
vậy, nghiên cứu về đời sống của công nhân không chỉ tác động đến đời sống của
cơng nhân mà cịn có tác động đến kinh tế xã hội của đất nước.
Trong đề tài “đời sống vật chất và tinh thần của công nhân khu chế xuất Tân
Thuận Quận 7 Tp.HCM”, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu về đời sống và tinh thần của
công nhân.
Về đời sống vật chất của công nhân KCX Tân Thuận Q7 Tp. HCM.
Một nhu cầu không thể thiếu được trong nhu cầu của mỗi người cũng như
người công nhân, đó chính là nhà ở. Do tính chất tập trung quy mô lao động tại các
cơ sở Tp.HCM cao hơn so với các tỉnh và bình quân cả nước chiếm 15,9% số lượng
lao động của cả nước. Với chi phí giá phịng trung bình từ 150 – 300.000đ/
người/tháng. Đồng thời phịng trọ của cơng nhân chủ yếu là các dãy nhà cấp 4 với
lối đi chật hẹp, một số phịng có gác xếp thì giá phịng lại tăng. Với mơi trường
sống – nhà ở cơng nhân khó có thể an tâm nghỉ ngơi sau những giờ làm việc mệt
nhọc
Theo kết quả khảo sát thì hầu hết bữa ăn của cơng nhân chỉ có rau mới đậu
hủ là chủ yếu và một số cơng nhân lại cho rằng khơng có thời gian để nấu được các
món ăn cầu kỳ, cơm trong cơng ty thì một số cơng ty chưa đảm bảo chất dinh
dưỡng, một số công nhân sau những giờ tăng ca phải về ăn thêm.

1

Đề tài: “Sự hình thành và phát triển KCX – KCN ở TPHCM” – Đặng Thanh Thúy ĐHQGTPHCM –
ĐHKHXH & NV- năm 2006


2


Công nhân chủ yếu đi làm bằng xe đạp do họ đều muốn có thể tiết kiệm được
một khoản nào đó, mặc dù có nhiều cơng nhân làm từ 6h đến 18h hya phải tăng cả
tối về khuya như để có thêm tiền gửi về quê nên phần lớn đi lại của công nhân là
chiếu xe đạp.
Mức thu nhập của cơng nhân trung bình là khoảng từ 2.000.000 đến
2.500.000 đ/người/tháng đó là tính cả tiền tăng ca. Nhưng với mức thu nhập như vậy
trong khi thị trường ngày càng tăng giá nên công nhân chỉ đủ cho việc chi tiêu đủ
cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Như vậy, mức thu nhập trung bình từ 2.000.000 đến2.500.000 đ/người/tháng
cơng nhân khơng những chi trả cho sinh hoạt cá nhân, mà công nhân còn phải trả
một khoản tiền phòng, tiền điện…và tiền tiết kiệm để gửi về gia đình. Vậy nên đời
sống cơng nhân cịn gặp nhiều khó khăn.
Sự tiến bộ của đời sống vật chất tại các KCX cũng kéo theo sự phong phú đa
dạng đời sống tinh thần của công nhân. Để hiểu hơn về đời sống tinh thần của công
nhân KCX Tân Thuận, đề tài tập trung nghiên cứu mức độ tiếp cận các phương tiện
truyền thông đại chúng, mức độ tham gia hoạt động tham gia vui chơi giải trí, việc
sử dụng bảo hiểm y tế và mối quan hệ của cơng nhân.
Qua q trình thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu thấy rằng việc tiếp cận
phương tiện truyền thơng đại chúng của cơng nhân KCX Tân Thuận cịn tương đối
ít. Ngun nhân là do cơng nhân có ít thời gian, đi làm tăng ca mệt mỏi nên họ dành
thời gian cịn lại để nghỉ ngơi. Nếu có tiếp cận thì đa số họ sử dụng các phương tiện
truyền thơng để giải trí, chứ khơng nhằm mục đích là tìm kiếm thơng tin, để mở
mang kiến thức. Việc ít tiếp cận với các phương tiện truyền thơng sẽ có tác động
đến khả năng nâng cao nhận thức xã hội và ảnh hưởng tới việc thích ứng cuộc sống
nơi đơ thị, nhất là những công nhân ở tỉnh lẻ đến.
Mức độ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí của cơng nhân cịn thấp. Ngun
nhân của vấn đề này được cơng nhân giải thích là: cơng ty khơng tổ chức hoạt động
vui chơi giải trí, cơng nhân khơng có thời gian, khơng có tiền để tham gia hoặc do
làm tăng ca nhiều mệt mỏi nên muốn ở nhà nghỉ ngơi.
Thu nhập và tình trạng hơm nhân của cơng nhân cũng có ảnh hưởng đến mức

độ tham gia vào các hoạt động giải trí: nhóm cơng nhân có thu nhập cao hơn thì


3

mức độ tham gia vào các hoạt động giải trí do cơng ty tổ chức nhiều hơn nhóm cơng
nhân có thu nhập thấp hơn, mức độ tham gia vào các hoạt động giải trí của cơng
nhân có gia đình thấp hơn so với cơng nhân chưa có gia đình.
Qua khảo sát cho thấy có tới 95,3% cơng nhân có sử dụng Thẻ BHYT, một
phần không sử dụng thẻ BHYT là do họ làm ở một số công ty không bắt buộc. Bên
cạnh đó, việc cơng ty tổ chức khám định kỳ cho cơng nhân là rất ít hoặc có cơng ty
tổ chức khám sức khỏe cho công nhân, mỗi năm một lần nhưng lại khám sức khỏe
tổng quát cho tất cả các đối tượng, nên ít có điều kiện tổ chức cho cơng nhân nữ có
thêm những đợt khám riêng. Công nhân không sử dụng thẻ BHYT khám tại công ty,
nếu có thì chỉ là xin những loại thuốc rất thơng thường đau đầu, chóng mặt.
Trong các mối quan hệ xã hội: mối quan hệ giữa công nhân với gia đình và
bạn bè có tác động nhiều nhất đến đời sống của công nhân.
Như vậy, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân luôn tác động qua lại
lẫn nhau, việc nâng cao đồng bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của công
nhân đang là mục tiêu hướng đến của chúng ta cho một sự phát triển lâu bền. Công
nhân là nguồn nhân lực giữ vai trị quan trọng trong q trình thực hiện chiến lược
CNH – HĐH, Tồn cầu hóa của đất nước, việc quan tâm đến đời sống vật chất và
tinh thần của công nhân là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay khi mà kinh tế thị
trường đang diễn ra những biến động những thay đổi không ngừng.


4

DẪN NHẬP


1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam đang trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Tại Đại hội Đảng lần
thứ IX đã đề ra mục tiêu đẩy mạnh CNH - HĐH để đến năm 2020 nước ta về cơ bản
trở thành nước cơng nghiệp. Có thể hiểu rằng, CNH là q trình chuyển đổi căn
bản, tồn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế - xã
hội từ sử dụng lao động thủ cơng là chính sang sử dụng phổ biến sức lao động với
công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên những thành tựu
của khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Vì vậy CNH phải đi
đơi với HĐH.
Q trình CNH - HĐH đất nước và chuyển dịch cơ cấu lao động sang hướng
công nghiệp và dịch vụ, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế xã hội, chất
lượng sản phẩm, tổng sản phẩm quốc dân..v.v..có sự đóng góp quan trọng của đội
ngũ công nhân trong các KCN, KCX.
Thực tế đội ngũ cơng nhân này đã và đang đóng vai trị đáng kể trong đời
sống xã hội và có sự phát triển cả về số lượng và chất lượng. Cơng nhân Việt Nam
chính thức ra đời từ cuộc khai thác thuộc địa lần II của thực dân Pháp với số lượng
khoảng 2,2 triệu công nhân. Trước khi thực hiện đổi mới, 1985 đội ngũ cơng nhân
nước ta có khoảng 4 triệu người, chiếm 16% lực lượng lao động xã hội2. Đến năm
2008 đội ngũ cơng nhân nước ta có khoảng 8 triệu người, chiếm 9,3% dân số và
25% lực lượng lao động toàn xã hội, sản xuất khối lượng sản phẩm chiếm 50% tổng
sản phẩm quốc nội 3. Từ những số liệu trên cho thấy lực lượng công nhân Việt Nam
ngày càng tăng nhanh về số lượng cũng như đang có một vị trí quan trọng trong xã
hội hiện nay. Trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội cơng nhân đều giữ vai
trị quan trọng ln tác động, ảnh hưởng và chi phối tới tồn bộ hoạt động sống
cũng như sự phát triển của xã hội.
Trong xu thế hội nhập quốc tế, phát triển các KCX, KCN nhằm thúc đẩy
mạnh quá trình CNH - HĐH tạo ra tiền đề vững chắc cho sự phát triển của lực
2
3


Phạm Thị Thu Hương với đề tài “Công nhân tỉnh Bình Dương với sự nghiệp cơng nghiệp hóa”, năm 2008
Theo báo cáo của thông tấn xã Việt Nam đăng trên Webside VietNamnet


5

lượng sản xuất. Cả nước có 150 KCX, KCN, riêng tại TP.HCM theo ban Quản Lí
các KCX, KCN hiện TP.HCM có 3 KCX và 12 KCN với tổng số lao động là
220.000 người. Dự kiến năm 2010 các KCX, KCN cần khoảng 500.000 lao động 4.
Các KCX, KCN này đã đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế của TP.HCM và
cả nước, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, đóng góp cho ngân sách nhà nước,
kích thích sản xuất nội địa phát triển. Đồng thời các KCX, KCN cũng là nơi tạo việc
làm cho một lực lượng lớn lao động ở các khu vực lân cận và các tỉnh trong cả
nước. KCX Tân Thuận với diện tích rộng 300 ha (bằng 1,2% tổng diện tích các
KCX, KCN của cả nước), với tổng vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là 89 triệu
USD 3.
Lực lượng lao động trong KCX Tân Thuận khoảng 32.337 ngàn người 5,
trong đó phần lớn công nhân là những người trẻ, khỏe, kiếm việc trong các nhà máy
xí nghiệp với mong muốn cải thiện cuộc sống khó khăn vất vả hiện tại. Trên thực tế,
đã có nhiều cơng nhân tự tạo lập cho chính mình một cuộc sống tương đối ổn định
và có sự chuẩn bị khá vững chắc cho tương lai.
Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về đời sống vật chất và tinh thần của công
nhân chưa được mô tả một cách đầy đủ, với những biến động hàng ngày, hàng giờ
tại nơi làm việc cũng như nơi ở của họ. Với mức lương cơ bản 1.200.000
đồng/tháng6 liệu cơng nhân có đủ để chi phí cho sinh hoạt hàng ngày và dành một
phần để tiết kiệm hay khơng?. Bên cạnh đó, giá cả hàng hóa, các mặt hàng nhu yếu
phẩm và giá phịng trọ ngày càng tăng. Tất cả những yếu tố trên tác động trực tiếp
đến đời sống vật chất kéo theo đời sống tinh thần của công nhân. Đa số họ là những
người trẻ, có nhu cầu rất lớn về hoạt động văn hóa tinh thần. Trước những thay đổi
về giá cả thị trường và nhu cầu của công nhân ngày một tăng cao câu hỏi đặt ra là:

Đời sống vật chất của cơng nhân có gặp khó khăn gì khơng?, cơng nhân có điều
kiện để tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như tham gia các hoạt
động văn hóa tinh thần hay khơng?

4

Năm 2008 – theo HEPZA
Đề tài: “Sự hình thành và phát triển KCX – KCN ở TPHCM” – Đặng Thanh Thúy ĐHQGTPHCM –
ĐHKHXH & NV- năm 2006
6
Đề tài: “Cơng nhân tỉnh Bình Dương với sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa”, Phạm Thị Thu Hương,
tr.52, 2008, ĐHQG TP.HCM, ĐHKHXH & NV TP.HCM
5


6

Chính những lí do đó nhóm chúng tơi lựa chọn đề tài: “Đời sống vật chất và
tinh thần của công nhân KCX Tân Thuận, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh”.
Bên cạnh đó, chúng tơi muốn thơng qua đề tài này để cọ sát, học hỏi những kĩ năng,
phương pháp cũng như kinh nghiệm trong khi nghiên cứu một đề tài khoa học.
2. Đối tượng - khách thể - phạm vi nghiên cứu
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đời sống vật chất và tinh thần của công nhân KCX Tân Thuận.
2.2 Khách thể nghiên cứu
Công nhân đang làm việc tại KCX Tân Thuận.
2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Địa bàn nghiên cứu: KCX Tân Thuận, Quận 7, TP. HCM.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài tiến hành thực hiện từ tháng 9/2009 đến tháng
4/2010.

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
- Đời sống vật chất của cơng nhân trên các khía cạnh: Thu nhập, chi tiêu, nhà
ở, việc làm, ăn uống, đi lại.
- Đời sống tinh thần của công nhân KCX Tân Thuận trên các mặt: Hoạt động
giải trí, y tế, thơng tin đại chúng.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Mức độ chi tiêu giữa nhóm cơng nhân đã có gia đình và nhóm cơng nhân
chưa có gia đình tại KCX Tân Thuận.
- Điều kiện làm việc, nhà ở của công nhân KCX Tân Thuận.
- Thấy được mức độ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí của cơng nhân
có gia đình và cơng nhân chưa có gia đình tại KCX Tân Thuận.
- Thực trạng sử dụng thẻ BHYT của công nhân KCX Tân Thuận.
- Các mối quan hệ xã hội của công nhân KCX Tân Thuận.


7

4. Câu hỏi nghiên cứu
- Điều kiện làm việc của công nhân như thế nào?
- Mức độ tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí, tiếp cận thơng tin của
cơng nhân có gia đình và cơng nhân chưa có gia đình tại KCX Tân Thuận có sự
khác nhau như thế nào?
- Công nhân sử dụng thẻ BHYT như thế nào?
- Các mối quan hệ xã hội của công nhân như thế nào?
5. Mô tả mẫu
Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, cách chọn mẫu chỉ tiêu.
Cụ thể, với 150 đơn vị mẫu, trong đó công nhân nữ tiến hành với 90 đơn vị mẫu (45
mẫu nữ có gia đình và 45 mẫu nữ chưa có gia đình); cơng nhân nam với 60 đơn vị
mẫu (30 mẫu nam chưa có gia đình, 30 mẫu nam có gia đình).

Đề tài chọn 5 đơn vị mẫu dành cho phỏng vấn sâu, với 3 mẫu có gia đình và
2 mẫu chưa có gia đình.
6. Ý nghĩa lí luận – ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lí luận của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần làm sáng tỏ những thơng tin về
đời sống vật chất và tinh thần của công nhân KCX Tân Thuận hiện nay. Đồng thời
đề tài góp phần làm phong phú thêm nguồn tư liệu về lĩnh vực đời sống của công
nhân, cũng như cung cấp một phần tổng quan cơ sở khoa học của các đề tài về đời
sống cơng nhân nói chung và đời sống vật chất, tinh thần của cơng nhân nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Thông qua nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn đạt được một số kĩ năng,
phương pháp khi thực hiện nghiên cứu các vấn đề xã hội.
Việc nghiên cứu đời sống vật chất và tinh thần của công nhân giúp mọi
người có cái nhìn khái qt về thực trạng đời sống cơng nhân hiện nay. Bên cạnh
đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng góp phần làm cơ sở cho các nhà quản lí, các
cấp lãnh đạo có khuynh hướng xây dựng và phát triển các chương trình có hiệu quả
hơn, nhằm nâng cao đời sống của công nhân.


8

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN

I.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu
Công nhân là một trong những tầng lớp giữ vai trị quan trọng khơng những
đối với lịch sử dân tộc mà đây còn là lực lượng lao động chủ yếu có nhiều đóng góp
to lớn cho kinh tế - chính trị - xã hội. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cơng nhân
đang là nguồn nhân lực chính phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Bởi vậy,
công nhân trở thành khách thể nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học như chủ
nghĩa Xã hội Khoa học, Triết học và Xã hội học. Những vấn đề liên quan đến đời

sống của công nhân đã được triển khai nghiên cứu từ lâu. Tuy nhiên, cho đến hiện
nay đời sống của công nhân vẫn là vấn đề nghiên cứu mới, mang tính chất thời đại
bởi nó có liên quan mật thiết đến kinh tế - chính trị - xã hội của đất nước. Sau đây là
một số tổng quan về các đề tài, các bài viết nghiên cứu đời sống công nhân mà
nhóm đã thu thập trong q trình nghiên cứu của mình.
Đề tài “Cơng nhân tỉnh Bình Dương với sự nghiệp cơng nghiệp hóa”, 2008
của Phạm Thị Thu Hương nhấn mạnh đến vai trị của cơng nhân trong q trình
CNH –HĐH đất nước và xây dựng CNXH. Đi sâu vào việc phân tích sứ mệnh lịch
sử của giai cấp cơng nhân đối với ĐCSVN và sự thành công Cách mạng. Tác giả
khẳng định đẩy mạnh CNH – HĐH và giữ vững định hướng XHCN là nội dung cơ
bản, là sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Dù mức sống có
cao hơn trước và cơng nhân có được tham gia quản lý thơng qua đại biểu và hội
đồng xí nghiệp theo “chế độ tham dự và chế độ ủy nhiệm” họ vẫn là người làm
thuê, bán sức lao động, vẫn luôn là lực lượng sản xuất cơ bản, trực tiếp. Tác giả tiếp
cận công nhân trên phương diện CNXH Khoa học – tính lịch sử và tính giai cấp
được đánh giá cao, đề tài tập trung nói đến vai trị, sứ mệnh lịch sử của công nhân,
nên đời sống vật chất của công nhân chưa được phân tích sâu. Tuy nhiên, đề tài
cũng có thể là một trong những tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về công nhân.

Đề tài “Những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ công nhân nhập
cư” (Nghiên cứu trường hợp nữ công nhân làm việc tại KCX Linh Trung, Quận Thủ
Đức, TPHCM), năm 2009 của Nguyễn Thị Hồng Thủy. Đề tài này chỉ tiếp cận công


9

nhân ở khía cạnh của đời sống tinh thần đó là các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã
hội này chủ yếu là các đối tượng nam giới ảnh hưởng đến vấn đề kết hôn của nữ
công nhân. Đây là một mảng nhỏ nằm trong mạng lưới xã hội rộng lớn ảnh hưởng
đến đời sống tinh thần của công nhân. Các mối quan hệ thông qua trung gian –

người thân, bạn bè, người quen biết cần có sự phân tích sâu hơn, bởi nó đóng một
vai trị quan trọng trong con đường tiến tới hôn nhân của nữ công nhân nhập cư. Đa
số các mối quan hệ dẫn đến hôn nhân của nữ công nhân đều do bạn bè giới thiệu
chứ họ không quen trực tiếp.
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Thắm với đề tài “Mạng lưới xã hội của công nhân
nhập cư ở KCN Việt Nam – Singapo”, năm 2009. Tác giả chủ yếu nói đến các đặc
trưng của mạng lưới xã hội và cách sử dụng mạng lưới xã hội của công nhân nhập
cư KCN Việt Nam – Singapo. Đây là mảng nghiên cứu còn khá mới trong khoa học
nhưng đã được tác giả phân tích khá cụ thể. Đề tài đã khái quát được toàn bộ các
mối liên hệ, các mắt xích trong mạng lưới xã hội của công nhân nhập cư, bằng việc
đề cập đến cả mạng lưới xã hội trước và sau khi di cư của công nhân. Với những
luận cứ cụ thể, thuyết phục tác giả khẳng định mạng lưới xã hội chủ đạo của cơng
nhân nhập cư chính là mối quan hệ với người thân ruột thịt, bà con họ hàng. Mục
đích phân tích chủ yếu hướng vào các câu hỏi: Ai là người giúp đỡ công nhân trong
cuộc sống hàng ngày? Hiện nay khi gặp khó khăn trong đời sống cơng nhân thường
tìm đến ai? Sự khác biệt trong cách sử dụng mạng lưới xã hội giữa nam công nhân
và nữ công nhân, giữa những người đã kết hôn và chưa kết hôn vẫn chưa được làm
rõ.
Lê Thị Hồng Diệp trong nghiên cứu “Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần
ở các KCX – KCN hiện nay”, 2006 cho biết: Nhu cầu hưởng thụ văn hóa của cơng
nhân ở đây khá thiếu thốn và đơn giản, phần đông công nhân sau giờ lao động chỉ
biết đến ngủ và làm việc nhà. Chỉ một số ít là đến các khu vui chơi, cơng viên vào
ngày nghỉ hoặc ngày cuối tuần. Ngoài việc đi thăm bạn bè, người thân, việc giải trí
của cơng nhân chủ yếu là xem ti vi, đọc truyện hoặc đi mua sắm những vật dụng
cần thiết. Tác giả cho biết: “nữ công nhân rất muốn tham gia các hoạt động vui chơi
giải trí như: xem kịch, ca nhạc, đến vui chơi tại các khu du lịch (Suối Tiên, Đầm
Sen..v.v.) nhưng với đồng lương ít ỏi của họ thì những mong muốn kia xem như


10


q xa vời và hoang phí. Cịn đối với nam cơng nhân, do khơng có sân chơi lành
mạnh để phục hồi sức khỏe sau những giờ làm việc nên họ thường chỉ “ngồi đồng
nhậu nhẹt” để giảm Stress”. Đề tài tập trung phân tích đời sống tinh thần và những
khó khăn khiến cơng nhân khơng có điều kiện tham gia các hoạt động vui chơi,
chưa đề cập đến vấn đề nhà ở, nguồn thu nhập.v.v…của cơng nhân.
Tạp chí Xã hội học số 2 (106), năm 2009 có bài “Cơng nhân nhập cư và việc
tìm kiếm bạn đời” của tác giả Bùi Thị Thanh Hà. Tác giả đã phân tích sâu về những
thuận lợi và khó khăn của cơng nhân trong việc tìm kiếm bạn đời, giúp người đọc
hình dung rõ hơn về đời sống và việc làm hiện nay của công nhân tại Thủ đô Hà
Nội. Khi đề cập đến những khó khăn của cơng nhân nhập cư, tác giả phân tích sâu
về áp lực kiếm tiền, q trình làm “ca kíp”, thêm giờ,.v.v…khiến đa số cơng nhân
khơng cịn thời gian để giải trí, nâng cao văn hóa tinh thần cho bản thân. Kết quả
nghiên cứu đã chỉ ra: có tới 80% công nhân không nghe đài, nghe nhạc, đọc báo;
81,5% công nhân không hoạt động thể dục thể thao. Tác giả cho rằng: thiếu tiền,
thiếu sức khỏe, thiếu thời gian có ảnh hưởng nhiều nhất đến việc tìm kiếm bạn đời
của công nhân nhập cư. Theo tác giả, việc tìm kiếm bạn đời của cơng nhân cũng tác
động đến tâm trạng của họ và tạo ra những biến động về số lượng, chất lượng đội
ngũ công nhân tại Thủ đơ. Bài viết tập trung đi sâu vào việc tìm kiếm bạn đời dựa
trên những thuận lợi, khó khăn mà cơng nhân gặp phải trong cuộc sống. Mặc dù, đã
nói lên được những khó khăn thiếu thốn trong đời sống tinh thần, nhưng do hướng
nghiên cứu là vấn đề tìm kiếm bạn đời nên những khó khăn thiếu thốn này khơng có
cách giải quyết. Hơn nữa, tên đề tài đề cập đến cơng nhân nhập cư nói chung,
nhưng nội dung đề tài lại chủ yếu đề cập đến nữ công nhân mà nam cơng nhân thì ít
quan tâm đến.
Bài viết “Về đời sống văn hóa tinh thần của người lao động trong các KCX,
KCN ở Thành phố HCM” của tác giả Trần Quang Thái, đăng trên tạp chí Đảng
cộng sản, năm 2006. Chỉ với bài viết ngắn tác giả đã khái quát được rất nhiều mặt
về đời sống của công nhân: Các hoạt động văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí và vấn
đề nhà ở của cơng nhân. Viết về văn hóa nhưng tác giả khơng trực tiếp nói ngay đến

đời sống văn hóa tinh thần của cơng nhân, mà lí giải từ đời sống vật chất của cơng
nhân để rút ra kết luận về đời sống tinh thần của công nhân. “Sự tiến bộ của đời


11

sống vật chất tại các KCX, KCN không kéo theo sự phong phú đa dạng của đời
sống văn hóa tinh thần”. Qua phân tích, tác giả nói lên rằng giữa vật chất và tinh
thần có mâu thuẫn với nhau: “Người lao động có thu nhập ngày càng tương đối và
ổn định, thì chất lượng cuộc sống ngày càng nghèo nàn”. Trong bài viết này tác giả
còn sử dụng một số đề tài để nói lên vấn đề xây dựng nhà ở cho công nhân như đề
tài “Các giải pháp cải tiến môi trường đầu tư tại các KCX và KCN Thành phố
HCM” do HEPZA xây dựng. Tác giả còn lý giải được tại sao vấn đề nhà văn hóa,
trung tâm giải trí ít được các nhà đầu tư chú trọng: “Các nhà đầu tư thường không
quan tâm đầu tư vào lĩnh vực văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa tinh thần như:
nhà lưu trú, rạp hát, cơng viên,.v.v…do lợi ích kinh tế thấp”. Tóm lại, chỉ mang tính
chất một bài viết nhưng tác giả đã sử dụng rất nhiều nguồn tài liệu giúp người đọc
hiểu hơn về đời sống cơng nhân. Tuy nhiên, đời sống văn hóa tinh thần là một trong
những khái niệm khá trừu tượng nhưng khi viết tác giả lại không cho biết tiếp cận
đời sống văn hóa tinh thần theo hướng nào?
Nguyễn Văn Trịnh có bài viết “Nhà ở cho cơng nhân các Khu Công Nghiệp
– thực trạng và một số giải pháp” in trên Tạp chí Cộng sản ngày 07/06/2007. Bài
viết nhấn mạnh “nhà ở và vấn đề đời sống của công nhân tại các KCN đang là một
vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của tồn xã hội. Nó là lĩnh vực địi hỏi sớm có
những quốc sách mang tầm chiến lược”. Trong bài viết tác giả đã chỉ ra được vị trí
và thực trạng vấn đề nhà ở của công nhân tại các KCN: khi lực lượng lao động gia
tăng tại các KCN thì vấn đề nhà ở đối với người lao động, đặc biệt là vấn đề nhà ở
cho người lao động có mức thu nhập thấp, những người lao động nhập cư. Bài viết
cũng tập trung phân tích những bất cập và bất hợp lý về vấn đề nhà ở tại các KCN:
Đó là việc quy hoạch phát triển KCN chưa đồng bộ với quy hoạch nhà ở cho cơng

nhân, chính quyền địa phương và các chủ đầu tư hạ tầng KCN, các doanh nghiệp
chưa chú trọng tới việc đầu tư nhà ở cho công nhân thuê với giá thấp. Dẫn tới tình
trạng cơng nhân phải th nhà ở tại những nơi không đảm bảo chất lượng gây ảnh
hưởng không tốt đến sức khỏe cũng như đến đời sống văn hóa tinh thần của người
lao động. Hầu hết các pháp lệnh, quy định liên quan đến di cư đều mang tính khái
qt mà khơng tập trung vào một nhóm đối tượng đặc thù. Từ sự phân tích đó tác
giả đưa ra một số kiến nghị đề xuất trong vấn đề nhà ở cho công nhân KCN nhằm


12

hỗ trợ cho cơng nhân có điều kiện nhà ở tốt hơn. Tuy nhiên, số liệu sử dụng trong
bài viết khơng được tác giả trích nguồn cụ thể, khiến người đọc nghi ngờ về mức độ
tin cậy của các con số này. Trong bài viết tác giả có đưa ra một giả thuyết “Sự gia
tăng nhanh về số lượng lao động nhập cư đến làm việc tại các KCN đã làm nảy sinh
nhiều vấn đề bức xúc cho các địa phương có các KCN, đặc biệt là nhà ở cho người
lao động có thu nhập thấp”. Nhưng khi chứng minh, tác giả chỉ nói một cách chung
mà khơng đưa ra dẫn chứng cụ thể bởi vậy bài viết chưa có “độ sâu” mà chỉ mang
tầm khái quát.
Nhìn chung, các đề tài và bài viết trên đều đã phần nào làm sáng tỏ bức tranh
tồn cảnh về đời sống của cơng nhân Việt Nam trong thời kì CNH. Những khó
khăn, thuận lợi, những thách thức, rào cản và cả những cơ hội để người công nhân
hội nhập cùng sự phát triển kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, các đề tài và các bài viết
trên chỉ mới được tiếp cận ở một khía cạnh nào đó, ở những mặt nhất định của đời
sống công nhân (đời sống tinh thần, vấn đề kết hôn, vấn đề nhà ở). Đề tài “Đời sống
vật chất và tinh thần của công nhân KCX Tân Thuận, Quận 7, thành phố Hồ Chí
Minh” sẽ làm rõ thực trạng về đời sống vật chất, tinh thần và mối quan hệ giữa
chúng trong quá trình chi phối hoạt động sống của người cơng nhân. Trong q
trình phân tích tư liệu sẵn có, đa số các đề tài chỉ nghiên cứu chuyên sâu về công
nhân nhập cư nên trong đề tài này sẽ mở rộng đối tượng nghiên cứu, không chỉ tập

trung nghiên cứu công nhân nhập cư mà cả cơng nhân có hộ khẩu tại TP.HCM.
Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu khá rộng, đề tài mà nhóm thực hiện chỉ
có thể phản ánh một thực trạng đang tồn tại trong xã hội – đời sống vật chất và tinh
thần của cơng nhân, đó là một vấn đề hoàn toàn cấp thiết. Bởi nếu chất lượng cuộc
sống của người lao động không đảm bảo sẽ không chỉ ảnh hưởng đến số lượng mà
cả chất lượng nguồn lao động, tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế xã hội,
nhất là trong xã hội hiện nay – xã hội đang trong quá trình CNH – HĐH.
I. 2. Lý thuyết áp dụng cho đề tài
I.2.1. Lý thuyết tương tác xã hội
Mỗi hành động có mục đích của con người chỉ trở thành hành động xã hội
khi nó nằm trong một số mối quan hệ giữa các chủ thể hành động. Khái niệm này
nói lên rằng mỗi quan hệ đều gắn liền với một hành động nhất định, sự tương tác xã


13

hội tồn tại trong sự tác động qua lại của mỗi hiện tượng, q trình hay hệ thống xã
hội, nói lên những mối liên hệ, những quan hệ trong hiện thực nhưng không phải
mọi thứ trong hiện thực xã hội đều có thể sử dụng khái niệm này để giải thích. Sự
tương tác xã hội chỉ tồn tại trong những điều kiện xã hội đặc thù, các điều kiện đó
được thực hiện do sự kết hợp của ba nhân tố: hành động xã hội, chủ thể xã hội và
quan hệ xã hội. Quan hệ xã hội là quan hệ giữa người với người được hình thành
trong quá trình hoạt động kinh tế, chính trị, pháp luật, tư tưởng, đạo đức, văn hóa,
v.v… quan hệ sản xuất là yếu tố quyết định trong quan hệ xã hội. Mỗi hình thái
kinh tế xã hội sẽ có những quan hệ xã hội nhất định. Việc phân tích đánh giá đúng
các quan hệ xã hội là một trong những điểm xuất phát quan trọng cho việc đề ra chủ
chương, chính sách đúng đắn của chính đảng cách mạng7.
Tương tác xã hội được coi là quá trình hành động và hành động đáp trả của
một chủ thể này đối với một chủ thể khác, hành động xã hội là tiền đề của tương tác
xã hội8.

Hành động xã hội được Marx Weber định nghĩa là hành động được chủ thể
gắn cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi của người
khác, và vì vậy được định hướng đến người khác trong đường lối q trình của nó.
Có nghĩa là, hành động xã hội là cái mà trong đó cá thể “hành động với người khác
trong tâm trí ”, nói cách khác trong việc thực hiện một hành động, mọi người đồng
thời cố gắng phán đốn tác động của nó lên actor khác có liên quan9.
Trong đời sống xã hội cá nhân tham gia vào rất nhiều các hoạt động khác
nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và ý muốn của họ. Hành động xã hội gắn liền với sự
tồn tại và duy trì các mối quan hệ xã hội của cá nhân. “Lý thuyết tương tác xã hội
cho thấy sự đa dạng của các mối tương tác diễn ra trong xã hội. Các hoạt động đó
xét cho cùng chỉ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách quan của con người như: Ăn, ở,
sinh hoạt, văn hóa tinh thần..v.v.”.

7

(www.dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn)

8

Đề tài: Mạng lưới xã hội của người cao tuổi ở thành phố Quy Nhơn – Phan Thị Kim Dung – 2007
Các lý thuyết xã hội học – tập 1, Vũ Quang Hà.

9


14

Lý thuyết tương tác xã hội được sử dụng trong đề tài nhằm làm rõ những nhu
cầu khách quan về đời sống vật chất và tinh thần của công nhân. Qua đó đánh giá
mức độ thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của công nhân hiện nay.

I.2.2. Lý thuyết lối sống
Con người hành động để thỏa mãn các nhu cầu khách quan và chính việc
thỏa mãn những nhu cầu khách quan đó đã hình thành nên lối sống của họ. Lối sống
ở đây mang tính khái quát phổ biến rộng rãi do vậy với mỗi cộng đồng sẽ có những
lối sống mang tính chất riêng, đặc thù của họ.
“Lối sống như là phương thức đưa cá nhân tham gia vào các quan hệ xã hội
bằng các hoạt động của mình, là khả năng lựa chọn các hình thức cụ thể trong hoạt
động sống của mình”10
Với vấn đề nghiên cứu là đời sống vật chất và tinh thần của công nhân chúng
tôi sẽ áp dụng là lý thuyết lối sống để làm rõ lối sống mang tính đặc trưng của công
nhân trong giai đoạn hiện nay.
Các điều kiện khách quan tác động đến lối sống của công nhân trong giai
đoạn mới đó là q trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa, q trình hội nhập, sự
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chất lượng sản phẩm, v.v… tác phong nông
nghiệp, lối suy nghĩ tiểu nông đã một thời cản trở sự phát triển của đất nước. Và
hiện nay nó đang dần được thay đổi, vì cơng nhân trong xã hội hiện đại phải chuẩn
bị cho mình một tác phong cơng nghiệp, một trình độ chun mơn và khả năng
thích ứng trong xã hội. Họ phải đảm trách nhiều vai trò khác nhau và thực hiện tốt
các vai trị đó. Bởi vậy, lối sống của cơng nhân cũng mang tính riêng biệt nhưng là
riêng biệt trong sự thống nhất. Cuộc sống gấp gáp với công việc, tăng ca, trợ cấp,
nghỉ lễ, các suất ăn công nghiệp, tiền lương, tìm kiếm bạn đời đã hình thành nên lối
sống đặc trưng của công nhân trong xã hội hiện đại dưới tác động của những điều
kiện khách quan (kinh tế, chính trị, xã hội…)

10

Đề tài: Khía cạnh giới trong vấn đề hội nhập vào môi trường đô thị của những người nhập cư tại thành phố

Hồ Chí Minh hiện nay(nghiên cứu trường hợp 3 cộng đồng: P.Bình Hưng Hịa- Q.Bình Tân, P.12-Q.Gò Vấp,
P.11 – Q.3) – Nguyễn Đặng Minh Thảo, 2007).



15

I.3 Khung phân tích

Điều
kiện
sống

Đời sống
vật chất

Điều
kiện
lao
động
và việc
làm

Tiếp
cận
thơng
tin, giải

Đời sống của
cơng nhân

Thu
nhập

và chi
tiêu

Sử
dụng
thẻ bào
hiểm y
tế

Đời sống
tinh thần

Mức
độ
tham
gia các
hoạt
động
vui
chơi
giải trí

Các
mối
quan
hệ xã
hội

Các yếu tố tác động
đến đời sống của

cơng nhân

Địa bàn cư trú

Tình trạng hơn nhân

Trình độ văn hóa

Tính chất cơng việc


16

I.4. Các khái niệm liên quan đến đề tài
Các khái niệm liên quan đến Khu chế xuất (KCX)
Khái niệm về KCX: ở các nước trên thế giới có sự khác nhau và hiện nay
chưa có khái niệm thống nhất về KCX.
Theo quan điểm của Hiệp hội KCX thế giới có viết “KCX là tất cả các khu
vực được Chính phủ cho phép như cảng tự do, khu vực mậu dịch tự do, khu phi
thuế quan, KCN tự do, khu ngoại thương tự do”.
Với khái niệm này, KCX mang ngữ nghĩa khá rộng, gồm những khu vực
được Chính phủ cho phép, riêng các khu vực này đã có ý nghĩa tương đối khác
nhau.
Theo quan điểm của của tổ chức công nghiệp Liên Hiệp Quốc trong tài liệu
KCX tại các nước đang phát triển” vào năm 1990 cho rằng “KCX là khu vực tương
đối nhỏ phân cách về mặt địa lí trong một quốc gia nhằm mục tiêu thu hút đầu tư
vào các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu, bằng cách cung cấp cho những
ngành công nghiệp này những điều kiện về đầu tư và mậu dịch thuận lợi đặc biệt so
với phần lãnh thổ còn lại của nước chủ nhà. Trong đó, đặc biệt là KCX cho nhập
khẩu hàng hóa dùng cho sản xuất để xuất khẩu miễn thuế.

Theo quan điểm trên, KCX là khu vực riêng biệt, chuyên môn sản xuất hàng
hóa nhằm mục đích xuất khẩu, được áp dụng quy chế thương mại tự do riêng, tách
khỏi chế độ thương mại trong nước. Quan điểm này khá rõ ràng về tính chất hoạt
động kinh tế, khơng gian tổ chức hoạt động kinh tế và mục đích hoạt động kinh tế.
Theo quy chế KCN, KCX, Khu Công Nghệ Cao ban hành theo nghị định số
36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính Phủ có đưa ra khái niệm “Khu Chế
Xuất là KCN tập trung các doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, khơng có dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ Tướng
Chính Phủ quyết định thành lập”.
Từ những khái niệm trên, KCX được hiểu là khu vực chuyên sản xuất hàng
hóa nhằm mục đích xuất khẩu, có ranh giới địa lí xác định, khơng có dân cư sinh
sống, được áp dụng quy chế thương mại tự do riêng.


17

Khái niệm KCN: Theo quy chế KCN, KCX, khu công nghệ cao thì KCN là
khu tập trung các doanh nghiệp KCN chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, khơng có
dân cư sinh sống, do Chính Phủ hoặc Thủ Tướng Chính Phủ quyết định thành lập.
Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất.
Doanh nghiệp chế xuất: là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu
thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu
được thành lập và hoạt động theo quy chế này.
Doanh nghiệp khu công nghiệp: là doanh nghiệp được thành lập và hoạt
động trong KCN, gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ. Doanh
nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp được thành lập và
hoạt động trong KCN. Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập
và hoạt động trong KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN,

dịch vụ sản xuất cơng nghiệp.
Như vậy, KCX khác với KCN ở chỗ không chỉ sản xuất mặt hàng cơng
nghiệp mà cịn sản xuất các mặt hàng khác như may mặc, chế biến thực thẩm, sản
xuất đồ gỗ, đồ nhựa, vật liệu xây dựng..v.v.và quá trình xuất khẩu các mặt hàng đều
tiến hành trong phạm vi của KCX.
Các khái niệm khác
Đời sống là khái niệm có rất nhiều cách hiểu khác nhau và định nghĩa khác
nhau về đời sống: Theo Mác đời sống là “sinh hoạt”, “hoạt động”. Mác viết: “Cuộc
sống là gì nếu khơng phải là hoạt động sống”.
Với nhiều cách hiểu khác nhau về đời sống, để phục vụ cho đề tài này nhóm
chúng tơi phân ra làm hai loại: Đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
Theo Mác quan niệm đời sống vật chất là: “Người ta phải sống rồi mới làm
ra lịch sử”
Trong đề tài đời sống vật chất được lượng hóa qua các tiêu chí: Điều kiện
làm việc, thu nhập, chi tiêu, nhà ở, ăn uống và phương tiện sinh hoạt của công nhân.
Đời sống tinh thần: Theo tác giả Ngô Tuấn Phương trong đề tài nghiên cứu
“Đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Hoa ở TPHCM”. Tác giả cho
rằng “đời sống văn hóa tinh thần là tổng thể những giá trị tinh thần do con người


18

sáng tạo ra trong quá trình lịch sử của mình trên lĩnh vực tinh thần”. Trong đề tài
này chúng tôi nghiên cứu đời sống tinh thần cụ thể là việc tiếp cận các phương tiện
truyền thông đại chúng, mức độ tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, việc sử
dụng bảo hiểm y tế và các mối quan hệ của công nhân.
Khái niệm công nhân: Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “công nhân là người
lao động trong nền kinh tế, làm công ăn lương” 11
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X
đã đưa ra khái niệm công nhân như sau: “giai cấp công nhân Việt Nam là một lực

lượng xã hội to lớn, đang phát triển bao gồm những người lao động chân tay và trí
óc, làm cơng ăn lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ cơng
nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất cơng nghiệp”.
Cơng nhân là những người lao động chân tay, sản xuất ra của cải vật chất
trong lĩnh vực công nghiệp. là làm việc ăn lương trong các nhà máy, xí nghiệp

12

Cơng nhân là người lao động trong nền kinh tế, làm cơng ăn lương. Do đó có thể
nói cơng nhân là người lao động chân tay làm việc trong các cơng ty, xí nghiệp, nhà
máy 13.
Trong đề tài nghiên cứu này, công nhân được hiểu là những người lao động
chân tay, làm công hưởng lương, họ trực tiếp tham gia vào lao động sản xuất trong
các nhà máy, xí nghiệp.
Lối sống bao gồm những mối liên hệ và quan hệ đa dạng giữa con người với
nhau trong một xã hội nhất định, những điều kiện thực hiện chúng thơng qua những
đặc điểm điển hình về hoạt động sống của các giai cấp, các tập đoàn xã hội và các
thành viên trong xã hội.

11

Từ điển tiếng việt, văn hóa, Sài Gịn, Hồ Thị Hải – Nguyễn Đức Lượng năm 2006

12

Đề tài: hiện trạng chung sống trước hôn nhân của công nhân trẻ tại TPHCM – Lưu Phương Thảo – 2007,

trang 27).
13


Đề tài: "Thực hiện chính sách xã hội đối với công nhân tại công ty cổ phần Lilama- 18" - Nguyễn Xuân

Ngọc – 2008


19

Lối sống là một phạm trù hết sức rộng rãi, nó vừa mang khía cạnh kinh tế
(mức sống), vừa mang khía cạnh xã hội – tâm lý (nếp sống, phong cách sống)14.
Trong cuộc sống con người có rất nhiều nhu cầu khác nhau và cũng có mn
vàn cách thức để thỏa mãn những nhu cầu đó, thơng qua những “đặc điểm điển
hình” con người có thể tạo cho mình một lối sống phù hợp với hồn cảnh và lối
sống đó mang tính chất phổ biến, khái quát, đại thể cho cả một giai cấp, tập đồn xã
hội hay một nhóm các thành viên trong xã hội.
Lối sống của công nhân là chấp nhận đối mặt với mọi khó khăn khi làm việc
tại các KCX nhằm hướng tới một cuộc sống ổn định và tốt hơn sau này.
Công nhân khi làm việc tại các KCX, KCN đều xuất phát từ mục đích kiếm
tiền với hy vọng có cuộc sống ổn định hơn và tốt hơn so với hiện tại. Nhưng để có
cuộc sống ổn định đó họ sẽ phải đối mặt với những gì?. Đó là sức ép về thời gian,
làm việc, môi trường độc hại tại nơi làm việc, tai nạn, rủi ro ở nơi làm, giá cả sinh
hoạt đắt đỏ, khơng biết gì về thơng tin bên ngồi (mù thông tin) cách thức để người
công nhân thỏa mãn nhu cầu là bỏ thời gian và sức lực vào công việc để cải thiện
phần nào cuộc sống của họ (cả vật chất và tinh thần) và nhu cầu lớn nhất mà người
công nhân hướng đến là một cuộc sống ổn định sau này.
Khi nói đến cơng nhân ta sẽ nghĩ ngay tới tăng ca, các suất ăn công nghiệp
tới trăm nỗi lo toan về tiên lương, giá cả leo thang, bảo hiểm xã hội..v.v.
Tức là ở mức độ phổ biến khi nói tới các vấn đề trên người ta sẽ nghĩ ngay
đó là cơng nhân, bởi vì từ những đặc tính đó đã hình thành nên lối sống của họ và
lối sống đó nó mang tính chất ổn định.
Nhà trọ là nhà nghỉ trọ qua đêm của khách vãng lai. Nhà trọ thường ở những

nơi công cộng như bến tàu, bến xe có tiện nghi nội thất đơn giản. Cơ sở kinh doanh
nhà trọ chỉ được hoạt động sau khi người đứng đầu cơ sở đã cam kết thực hiện đúng
các nội quy, điều kiện an ninh trật tự với cơ quan cấp tỉnh hoặc cấp huyện. Cơ sở
kinh doanh đó có trách nhiệm chấp hành việc hướng dẫn và kiểm tra về anh ninh
trật tự của các cơ quan thẩm quyền15
14

Từ điển xã hội học – Thanh Lê - trang 147

15

Trích từ webside: Dictionary.bachkhoatoanthu.gov.vn


20

Khái niệm nhà ở: đề tài sẽ nghiên cứu theo hướng: gắn liền với những cơng
nhân có hộ khẩu tại Tp Hồ Chí Minh, nghĩa là họ khơng phải là công nhân nhập cư,
với những công nhân này họ thường sống chung với người thân của mình, mức độ
kiểm sốt, sự tự do, chi tiêu cho vấn đề nhà ở, điện nước cũng khơng gặp nhiều khó
khăn như đối với cơng nhân nhập cư. Cịn cơng nhân nhập cư thì đa số trong số họ
là phải thuê nhà trọ, một số thì ở với người thân có nhà tại Tp Hồ Chí Minh, một số
khác ở nhà lưu trú. Nhà trọ thường do cá nhân xây dựng nên, xin cấp giấy phép hoạt
động từ các cơ quan các thẩm quyền và chịu sự kiểm soát của các cơ quan này. Q
trình đơ thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở đâu có KCX, KCN thì ở đó nhà trọ cũng mọc lên
“như nấm” để đáp ứng nhu cầu của hàng ngàn cơng nhân nhập cư làm việc tại đây.
Mọi chi phí cho nhà trọ điện nước, tức là tất cả những gì người cơng nhân được sử
dụng đều được tính ra tiền hàng tháng công nhân sẽ phải trả cho chủ nhà trọ. Nhà
trọ là chỗ ở tạm thời cho công nhân, cơng nhân có thể chuyển chỗ trọ nếu muốn
nhưng phải thỏa thuận với chủ nhà. Một chủ nhà trọ có thể có nhiều nhà trọ vì đây

là hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nên rất nhiều chủ nhà trọ đã nâng
cao số lượng và hạn chế không gian nhà trọ dẫn đến công nhân phải ở một khu nhà
trọ đông đúc lôn xộn với một không gian giành riêng cho mình chỉ với vài m2. Tồn
bộ khu nhà trọ đều đứng tên chủ nhà trọ, công nhân chỉ là người thuê, mướn nhà trọ
mà thôi. Đa số công nhân đều chọn nhà trọ rẻ bởi thời gian họ có mặt tại nhà trọ là
rất ít. Đó chỉ là nơi nghỉ ngơi của họ sau giờ làm việc căng thẳng tại cơng ty mà
thơi. Gía cả nhà trọ thường không ổn định, mà chạy theo xu hướng thị trường cho
nên đây thực sự là một vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến đời sống công
nhân.
I.5. Giả thuyết nghiên cứu:
Đa số công nhân tại KCX không hài lịng với cơng việc đang làm nhưng lại
khơng muốn thay đổi chỗ làm.
Những cơng nhân có gia đình tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ít hơn
những cơng nhân chưa có gia đình
Hầu hết cơng nhân KCX Tân Thuận không sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để
khám và chữa bệnh tại công ty.


21

I.6. Phương pháp nghiên cứu
I.6.1 Phương pháp nghiên cứu chung
Đề tài sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích, so sánh.
I.6.2 Phương pháp cụ thể
I.6.2.1 Phương pháp thu thập thơng tin sẵn có
Là thu thập thơng tin sẵn có từ các bài báo, luận văn, trang web có liên quan
đến vấn đề cơng nghiệp hóa hiện đại hóa tác động đến đời sống tinh thần của công
nhân KCX Tân Thuận như các vấn đề về: nhà ở, việc làm và các hoạt động giải
trí….
I.6.2.2 Phương pháp pháp sử dụng bảng hỏi

Bảng hỏi được đưa ra dưới dạng “phiếu thu thập thơng tin” bao gồm 150
bảng hỏi, trong đó có 60 bảng hỏi dành cho nam cơng nhân và 90 bảng hỏi dành cho
nữ công nhân. Bảng hỏi được soạn dưới dạng câu hỏi đóng và dạng câu hỏi mở.
Câu hỏi đóng với các phương án trả lời được soạn thảo trước. Một số câu hỏi mở
được dành cho vấn đề chưa lường trước được các khả năng có thể xảy ra. Ngồi ra
cịn có một số câu hỏi mang tính tổng hợp nhằm thu thập được tồn bộ ý kiến đa
dạng của công nhân.
I.6.2.3 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được vận dụng trong quá trình nghiên cứu: quan sát
địa bàn nghiên cứu, các khu nhà trọ, bữa ăn,điều kiện sinh hoạt của công nhân.
I.6.2.4 Phương pháp phỏng vấn sâu
Để thu thập thông tin, đề tài thực hiện 5 cuộc phỏng vấn sâu, một số câu hỏi
phỏng vấn được soạn trước nhằm thu thập thông tin sâu hơn.
I.6.2.5 Phương pháp xử lý thông tin
lý thông tin thông thường bao gồm:
-

Thống kê bằng tay số lượng các mẫu khảo sát phát ra và thu lại.

-

Đánh mã số cho các bảng câu hỏi.

-

Các tính tốn (tăng, giảm %) trong q trình phân tích vấn đề.

Phương pháp xử lý bằng SPSS:
-


Mã hóa biến và nhập liệu trên cơ sở các câu hỏi trong bảng khảo sát (phân
tích thống kê số liệu sơ cấp).


×