Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

SKKN: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản bút kí trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.81 MB, 34 trang )










SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU
VĂN BẢN BÚT KÍ TRONG TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1












































A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

B. THỰC TRẠNG
I. Thuận lợi
II. Khó khăn
C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
I. Cơ sở lí luận
II. Nội dung, biện pháp thực hiện
1. Chuẩn bị
Giáo viên
Học sinh
2. Thực hiện trên lớp:
7 hoạt động

3. Nhận xét
Ưu điểm
Hạn chế
4. Kiến nghị

D. KẾT LUẬN







C. KẾT LUẬN
2







A. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, ngành
giáo dục đã có những bước tiến khả quan trong cải cách giáo dục, đổi mới
nội dung, phương pháp giảng dạy ở các cấp học phù hợp với mục tiêu giáo
dục, đào tạo. Thông qua các hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn được tổ chức
hàng năm, chúng ta đã trao đổi, bàn luận, rút kinh nghiệm về đổi mới phương
pháp dạy học, về một số bài học khó trong chương trình. Một trong những
bài học khó của chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông là các văn bản văn
học như thơ ca, truyện kí và kịch. Trong khuôn khổ hạn hẹp, sách giáo khoa
không thể trích toàn bộ văn bản văn học mà có đôi chỗ lược bớt (hoặc mỗi
tác giả chỉ học một tác phẩm), chú thích đôi khi không đầy đủ. Điều đó có
khi gây khó khăn cho học sinh khi tiếp cận, tìm hiểu những văn bản văn học
ấy (hoặc phong cách sáng tác của tác giả). Trong bài viết này, chúng tôi xin
nêu ra một số ý kiến cùng trao đổi với quý đồng nghiệp về vấn đề hướng dẫn
học sinh đọc hiểu tác phẩm bút kí qua kết hợp đọc ngoại khoá, thuyết trình ,
thảo luận và ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình trung học phổ
thông

B. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Trước khi thực hiện đề tài, chúng tôi xin nêu một số thuận lợi và khó khăn
như sau:

I. Thuận lợi

- Những tác phẩm văn học hay, hấp dẫn, gần gũi trong cuộc sống được học
sinh quan tâm, có một số hiểu biết nên sẽ hứng thú khi tìm hiểu. Những

vấn đề trên có thể dễ dàng tìm tư liệu trên các phương tiện thông tin.
- Học sinh có ý thức học tập tốt, chăm ngoan, tích cực tìm hiểu bài học, soạn
bài, có nhiều điều kiện thuận lợi tìm tài liệu.
- Nhà trường có cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tốt (thư viện, máy tính, máy
chiếu, wifi, phòng học, sách giáo khoa, sách giáo viên)

II. Khó khăn

3
- Tuy nhiên, có những tác phẩm văn học là những bài học mới trong chương
trình ngữ văn nên giáo viên chưa có điều kiện tìm hiểu sâu, chưa có nhiều
kinh nghiệm, tư liệu tham khảo nhiều nên cần chọn lọc
- Sách giáo khoa khi trích dẫn tác phẩm còn lược bớt một số chi tiết, một vài
đoạn văn, chú thích không đầy đủ. đôi khi gây khó hiểu cho học sinh khi
đọc và học tác phẩm, thiếu dẫn chứng khi làm văn.
- Thời gian tìm tư liệu, đọc ngoại khóa không có trong chương trình học
chính khóa
- Một số học sinh chưa quen phương pháp học mới, nhất là tự học, làm việc
theo nhóm, thảo luận, thuyết trình, tìm tư liệu ở các nguồn sách báo,
internet…một số học sinh còn thụ động, thiếu nhiệt tình trong những giờ
ngoại khoá, thuyết trình.
- Tác phẩm bút kí thường dài, nhiều vấn đề khó, học sinh sẽ khó khăn trong
việc tiếp thu bài, học bài và làm bài kiểm tra
Từ đó, chúng tôi có một vài suy nghĩ về cách hướng dẫn học sinh đọc hiểu
tác phẩm bút kí trong chương trình trung học phổ thông để tạo sự quan
tâm, hứng thú, tích cực học tập các bài học về văn bản này.

C. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

I. Cơ sở lí luận


- Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội
khóa X về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã khẳng định mục
tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ thông lần này là “Xây dựng nội
dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu
phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ giáo dục
phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”
- Văn bản đồng thời còn yêu cầu “Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
phải quán triệt mục tiêu, yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục của
các bậc học, cấp học quy định trong luật giáo dục; khắc phục những mặt
hạn chế của chương trình, sách giáo khoa; tăng cường tính thực tiễn, kĩ
năng thực hành, năng lực tự học; coi trọng kiến thức khoa học xã hội và
nhân văn; bổ sung những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại phù
hợp với khả năng tiếp thu của học sinh. Bảo đảm sự thống nhất, kế thừa và
phát triển của chương trình giáo dục”
- Xét thấy việc đổi mới nội dung, chương trình, sách giáo khoa, phương
pháp dạy và học phải thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp, đổi mới trang
thiết bị dạy học, đánh giá, thi cử. Đứng trước yêu cầu trên, chúng tôi giáo
viên môn ngữ văn suy nghĩ làm sao để giờ học phải thực sự hấp dẫn, học
sinh nắm vững bài học, thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tâm hồn, phát triển trí
tuệ của học sinh. Trên cơ sở đó, chúng tôi xin đưa ra một số ý kiến để
chúng ta cùng bàn bạc, trao đổi tìm ra phương hướng giải quyết vấn đề.

4
II. Nội dung, biện pháp thực hiện

1. Chuẩn bị
1.1 Giáo viên


Kế hoạch
Tìm hiểu, bổ sung bài học trong đọc ngoại khoá là giai đoạn
phát triển lôgic của học chính khoá nhằm tiếp tục tích cực hoá
hoạt động nhận thức và sáng tạo của học sinh, củng cố và mở
rộng những kiến thức văn học cơ bản, phát triển ở học sinh kĩ
năng đọc và phân tích tác phẩm văn học. Đọc ngoại khoá là
hình thức tự nghiên cứu tác phẩm văn học một cách có kế
hoạch, có định hướng của học sinh do giáo viên tổ chức, hướng
dẫn, theo dõi và kiểm tra.
Tuỳ theo điều kiện của từng địa phương, trường học, trình độ
của học sinh mà vào đầu năm học giáo viên soạn thảo kế hoạch
trong năm, giới thiệu chương trình, cung cấp danh mục các tác
phẩm cần chuẩn bị, cung cấp tư liệu, hướng dẫn địa chỉ tìm tư
liệu, phân công (hoặc cho xung phong) các cá nhân hoặc các
nhóm tìm tư liệu theo từng bài học.
Giáo viên cần lựa chọn các tác phẩm phù hợp, tập hợp theo chủ
đề, đặt ra các vấn đề cần thảo luận trong quá trình đọc, khái
quát, định hướng đề học sinh có thể tự đọc, tự tìm hiểu những
tác phẩm cùng đề tài một cách đúng đắn, nâng cao trình độ đọc
hiểu, không chỉ bổ sung kiến thức về tác giả, tác phẩm, một
giai đoạn, trào lưu văn học mà còn phát triển, điều chỉnh hứng
thú đọc của học sinh, góp phần hoàn thiện mục tiêu giáo dục
nhân văn trong nhà trường.
Thế giới bước vào kỷ nguyên mới nhờ tiến bộ nhanh chóng của
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lỉnh vực.
Trong giáo dục và đào tạo, công nghệ thông tin đã góp phần
hiện đại hóa phương tiện dạy học, thiết bị dạy học góp phần đổi
mới phương pháp dạy học. Theo quan điểm thông tin, học là
quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và

phát triển thông tin; dạy là phát thông tin và giúp người học
thực hiện quá trình trên một cách có hiệu quả. Trong chương
trình Ngữ văn trung học phổ thông, giáo viên có thể ứng dụng
công nghệ thông tin ở một số bài học. Trong phạm vi bài viết
này chúng tôi xin trình bày một bài học về thể loại bút kí Ai đã
đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (giáo viên
và học sinh cùng thực hiện) – chương trình Ngữ văn lớp 12, kết
hợp đọc ngoại khóa và ứng dụng công nghệ thông tin.

Chuẩn bị:

5
Giáo viên phân công 3 nhóm tìm tư liệu về bài học, soạn trên
powerpoint và thuyết trình:
Nhóm 1: Tìm hiểu vế tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và thể loại
bút kí (so sánh với tùy bút đã học trong bài Người lái đò sông Đà –
Nguyễn Tuân)
Nhóm 2: Tìm bổ sung đoạn đầu văn bản (văn bản trích trong sách
giáo khoa đã lược đoạn này). Tìm chú thích một số địa danh ở
Huế, nơi sông Hương chảy qua (trong đoạn trích mà sách giáo
khoa không chú thích)
Nhóm 3: Tìm chú thích một số câu ca dao, thơ được sử dụng trong
đoạn trích. Tìm bổ sung đoạn kết văn bản (văn bản trích trong sách
giáo khoa đã lược đoạn này)
* 3 nhóm tìm hình ảnh, phim minh họa trong phần phân công của
nhóm
* Mỗi cá nhân tìm tư liệu về bài học (ý kiến của các nhà nghiên
cứu, phân tích tác phẩm ) Giáo viên sẽ cộng điểm khuyến khích
Cả lớp soạn bài theo 5 câu hỏi trong sách giáo khoa. Lưu ý: nắm bố
cục, phân tích thủy trình sông Hương (nghệ thuật, nội dung) tiếp cận

văn bản ở nhiều góc nhìn: địa lí, lịch sử, thơ ca, âm nhạc, hội họa …

Thời gian
Linh động về thời gian tiến hành, tùy theo điều kiện của trường,
lớp mà sắp xếp thời gian cho phù hợp.
Có thể tiến hành một buổi (1 đến 2 tiết) hoặc vào tiết cuối của
ngày mà lớp chỉ học bốn tiết, hoặc buổi chiều học sinh học thể
dục 2 tiết thì kết hợp 1 - 2 tiết sau để thực hiện.
Giáo viên phối hợp với cán sự bộ môn Văn của lớp để sắp xếp
thời gian và thông báo kịp thời cho học sinh chuẩn bị.
Trường chúng tôi mỗi tuần có tăng 2 tiết nên dự kiến: 1 tiết học
sinh thuyết trình ( mỗi nhóm 15 phút), 2 tiết học chính khóa, 1
tiết luyện tập.

1.2 Học sinh

Trưởng nhóm sẽ họp nhóm phân công các thành viên tìm tư liệu,
thảo luận, trình bày sáng kiến riêng của nhóm (chuẩn bị phim hoặc
tranh ảnh minh họa, photo nhiều bản hoặc soạn để trình chiếu)
Các nhóm hoàn thành công việc được giao theo đúng thời gian quy
định của giáo viên
Giáo viên xem qua phần chuẩn bị của các nhóm và góp ý trước khi
thực hện tại lớp.

2. Thực hiện trên lớp

6
Giáo viên lên kế hoạch thực hiện trước 2- 3 tuần và thông báo cụ thể
để các nhóm chuẩn bị tư liệu, giao công việc và những câu hỏi định
hướng cho từng cá nhân hoặc từng nhóm

Nếu có điều kiện thì nên sắp xếp bàn ghế theo hình chữ U, ngồi theo
ba nhóm để dễ trao đổi, thảo luận.
Cán sự bộ môn Văn của lớp sẽ điều khiển buổi học tăng tiết theo từng
hình thức mà các nhóm đã chuần bị : thuyết trình trên máy chiếu.
Tiến hành:

* Tiết 1
Hoạt động 1:

Giáo viên giới thiệu:
Hình ảnh quê hương được khắc sâu qua dòng sông với muôn màu vẻ
khác nhau, nhất là nhà thơ, nhà văn. Dòng sông trong tim Tế hanh là
hình ảnh Nước gương trong soi tóc những hàng tre … Trong Hoàng
Cầm là Xanh xanh bãi mía, bờ dâu … Một dòng sông vừa hung bạo,
vừa trữ tình và đẹp như một thiếu nữ kiều diễm của Nguyễn Tuân.
Thiền sư Thích Viên Thành, người sáng lập chùa Trà Am (Huế) có
một bài thơ nói về thành phố quê hương của mình:
Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương
Chưa đi tới đó hận muôn đường
Khi đã tới rồi không gì lạ
Vầng trăng núi Ngự, nước sông Hương
Hiểu theo ngôn ngữ Thiền, bài thơ này hàm ý rằng nếu nhìn nó như
một cá thể (đối chọi với những thành phố khác) thì Huế không có gì là
lạ và để nhận thức Huế, người ta cần nhìn thấy cá tính của nó.
Bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường –
người con của xứ Huế - đi sâu khám phá cái cá tính Huế ấy từ một
dòng sông xứ Huế (giới thiệu vài hình ảnh về sông Hương)
 Học sinh đọc văn bản
3 nhóm thuyết trình theo phân công.
Nhóm 1 trình bày vế tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường và thể loại bút


Nhóm 2 - 3 góp ý
Giáo viên nhận xét, bổ sung:
Tác giả:
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn hiện đại tiêu
biểu của Huế, từng là giáo viên trường Quốc học Huế, bạn thân
của nhạc sĩ tài danh Trịnh Công Sơn. Ông tham gia văn nghệ giải
phóng thời chống Mĩ cùng Nguyễn Khoa Điềm. Vợ là nhà thơ
Lâm thị Mĩ Dạ quê Quảng Bình. Cả hai vợ chồng hiện nay sống ở
Huế và cùng được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học (2007).
Hoàng Phủ Ngọc Tường tự nhận là người ham chơi, ham đi, ham
học, ham kết giao bạn bè. Ông chuyên viết bút kí – tùy bút với
những tập kí đặc sắc …Nét đặc sắc trong kí của ông là có rất nhiều
7
ánh lửa (vua tùy bút Nguyễn Tuân từng ca ngợi) của tình yêu thiên
nhiên đất nước và con người Việt Nam; là ở sự kết hợp giữa trí tuệ
và trữ tình, nghị luận sắc bén và suy tư nhiều chiều, tổng hợp từ
vốn kiến thức sâu rộng; lời văn hướng nội, súc tích, trữ tình, mê
đắm và tài hoa.
Thể loại bút kí:
 Đặc trưng của kí ( học sinh đã học trong Vũ trung tùy bút – Phạm
Đình Hổ; Thượng kinh kí sự - Lê Hữu Trác …)
 Tính xác thực: phản ánh hiện thực khách quan
 In đậm dấu ấn hình tượng tác giả (trực tiếp viết ra những gì
mình chứng kiến, quan sát)
 Ngôn từ nghệ thuật chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác
giả
 Các loại kí:
 Tiểu loại: kí sự, bút kí, phòng sự, hồi kí, nhật kí, Tùy
bút…ngoài đặc trưng chung cón có đặc điểm riêng.

 So sánh bút kí và tùy bút (Tùy bút Người lái đò sông Đà –
Nguyễn Tuân)
 Bút kí: Tác già ghi chép các sự kiện, qua đó ghi lại cảm
xúc, suy nghĩ.
 Tùy bút: giàu chất trữ tình, khá tự do trong quá trình
sáng tạo; ngôn từ giàu hình ảnh, chất thơ. Phản ánh sự
kiện nhưng đan xen với sự kiện là cảm xúc, suy ngẫm
của tác giả về con người, cuộc sống.
 Ai đã đặt tên cho dòng sông? - Hoàng Phủ Ngọc Tường
thuộc thể kí (nghiêng về tùy bút), giàu chất trữ tình, giàu
lượng thông tin.
Hoạt động 2

 Nhóm 2 trình bày chú thích một số địa danh ở Huế, nơi sông Hương chảy
qua
 Nhóm 3 trình bày chú thích một số câu ca dao, thơ được sử dụng trong
đoạn trích
 Giáo viên nhận xét, bổ sung:
 Kim Phụng: có tên là Thương Sơn, ngọn núi cao nhất ở phía tây nam
TP Huế
 Châu Hóa: tên gọi cũ của Huế thời nhà Trần
 Phú Xuân: tên gọi cũ của Huế thời nhà Nguyễn
 Ngã ba Tuần: chỗ 2 nhánh sông Hương gặp nhau ở thương nguồn
 Điện Hòn Chén: điện thờ thánh mẫu Thiên Y A Na
 Nguyệt Biều, Lương Quán: tên 2 làng ở thượng lưu sông Hương,
ngoại ô TP Huế,nổi tiếng về giống cây thanh trà
 Vạn niên: tên ngôi làng ở phía tây nam kinh thành Huế, gần lăng Tự
Đức
 Vọng Cành, Tam Thai, lựu Bảo: tên những quả đồi phía tây nam kinh
thành Huế

8
 Kim Long: vùng đất nổi tiếng ở Huế
 Ngọc Trản: tên chữ của Hòn Chén, cồn nhỏ có hình cái chén úp, có
điện thờ thánh mẫu
 Thiên Mụ: có tên chùa Linh Mụ, nổi tiếng ở Huế, được xây dựng trên
ngọn đồi tả ngạn sông Hương – Hương Trà. Chúa Nguyễn Hoàng xây
dựng 1601.
 Cồn Giả Viên (bãi đất nổi trên sông Hương hướng tây nam) – cồn Hến
(bãi đất nổi trên sông Hương hướng đông bắc). 2 cồn này tạo cho kinh
thành Huế cái thế uy nghi, cân xứng “Tả thanh long. Hữu bạch hổ”
 Cồn Hến: bãi đất nổi trên sông Hương, hướng đông bắc; hai cồn này
tạo cho kinh thành Huế thế uy nghi, cân xứng “Tả thanh long, Hữu
bạch hổ” (bên trái là rồng xanh, bên phải là hổ trắng)
 Tứ đại cảnh: tên bản nhạc cổ tương truyền do vua Tự Đức sáng tác,
nguyên tên là Tứ đại (bốn cảnh lớn, cảnh bốn mùa…)
 Bốn bề núi phủ mây phong
Mảnh trăng thiên cổ bóng tùng vạn niên.
Ca dao Huế nói về vẻ đẹp mơ màng của đất cố đô, vùng thượng lưu
sông Hương, nơi có nhiều lăng tẩm của các vua triều Nguyễn
 Còn non, còn nước, còn dài,
còn về, còn nhớ …
Những câu hò Huế, nói về lòng thủy chung, gắn bó với quê hương xứ
sở
 Dòng sông trắng, lá cây xanh: lấy từ câu thơ trong bài Chơi Huế - Tản
Đà (1921)
Quanh thành tám cửa, sông dài bọc quanh.
Lại bao phố xá ngoài thành
Trên cầu xe ngựa, ghe mành dưới sông
Đông Ba, Gia Hội càng đông
Dịp cầu nhẹ bước, xa trông càng tình

Dòng sông trắng, lá cây xanh
Xuân giang, xuân thụ, cho mình nhớ ai!
 Như kiếm dựng trời xanh (Hiệu quá Hương giang – Cao Bá Quát)
Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền
Trường giang như kiếm lập thanh thiên
(Muôn dãy núi như chạy vòng quanh khu ruộng xanh mướt
Ngọn sông dài như lưỡi gươm dựng giữa trời xanh)
 Nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bãng lãng (Chiều hôm nhớ nhà
- Bà Huyện Thanh Quan)
Trời chiều bãng lãng bóng hoàng hôn
Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn …
 Tác giả Từ ấy (Tiếng hát sông Hương – Tố Hữu) Viết về những kiếp
đời trôi nổi trên sông Hương, thấm đẫm chất nhân đạo
Trên dòng Hương Giang
Em buông mái chèo
Trời trong veo
Nước trong veo
9
……
Trăng lên trăng đứng trăng tàn
Đời em như chiếc thuyền nan xuôi dòng
* Tiết 2-3
Hoạt động 3
1. Đọc hiểu văn bản


I. Tiểu dẫn
1. Tác giả
 Trí thức yêu nước
 Gắn bó sâu sắc

với xứ Huế
 Chuyên viết bút kí:
trí tuệ + trữ tình,
liên tưởng mạnh
mẽ, hành văn mê
đắm, tài hoa



2. Xuất xứ
 Viết tại Huế 04.01.1981
 Bài kí có 2 phần:
Cảnh quan thiên nhiên
của sông Hương
Dòng sông của lịch sử
và thi ca



10
2. Chia bố cục đoạn trích:
Đầu… quê hương xứ sở: Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên
 Trong những dòng sông … núi Kim Phụng: Sông Hương ở
thượng nguồn
 Phải nhiều thế kỉ… tiếng gà: Sông Hương về đồng bằng
 Từ đây …xứ sở: Sông Hương vào thành phố Huế rồi ra biển
Hiển nhiên … dòng sông: Sông Hương với lịch sử, cuộc đời và thi ca
3. Tìm hiểu văn bản
 Nhóm 2 đọc bổ sung đoạn đầu văn bản đã chuẩn bị và nêu cảm
nhận






Xuân hạ thu đông tôi vẫn thường lên thăm vườn An Hiên của chị Tùng
ở Kim Long. Khu vườn xưa cổ sầm uất, ùa nào cũng có những loài
hoa đang nở, những trái cây đang chín, nhưng luôn tỏa sáng thần thái
yên tĩnh và khoáng đạt, giống như một tự do nội tâm.
Ngày xưa, Nguyễn Du đã sống rất lâu ở vùng này, và bây giờ, trước
sân nhà bà Tùng vẫn tỏa bóng những cây cổ, giống hồng Tiên Điền
nổi tiếng mà chính cụ Nghè Mai, cháu nội cụ Nguyễn Du đã tặng cho
gia đình bà.Mùa thu tôi ngồi đọc Kiều dưới mái rêu phong của chiếc
cổng vòm quay mặt ra song, ăn những trái hồng ngọt và thanh đến
như mỗi miếng vừa ngậm vào nửa chừng đã tan thành dư vang của
một tiếng chim. Tôi đọc sách trong trạng thái vừa thích thú vừa lơ
đãng,miên man trong vẻ đẹp của dòng sông đang đổi sắc không
ngừng dưới ánh nắng và trong mùi hương trốn tìm của hoa trái trong
vườn. Chính trong hững phút bồng bềnh giữa cỏi thực và cõi thơ ấy,
11
tôi đã cảm nhận ra cái âm hưởng sâu thẳm của Huế trên mỗi trang
truyện Kiều: dòng sông đáy nước in trời và những nội cỏ thơm, nắng
vàng khói biếc, nỗi u hoài của dương liễu và sắc đẹp nồng nàn của
hoa trà mi, những mùa thu quan san, những vầng trăng thắm thiết …
Một trăm năm mươi năm (rồi nữa ba trăm năm sau), nhà thơ đã qua
đời, mà vẫn trời ấy, đất ấy, cỏ hoa vẫn y nguyên quanh chỗ tôi ngồi.
Thiên nhiên của mảnh đất Kinh – xưa đã để lại một cái bóng mông
lung nhưng rất dễ nhận ra trong thơ Nguyễn Du. Ngược lại, chính
sông Hương và thành phố của nó vẫn gợi cho tôi, như một vang bóng
trong thời gian, hình tượng của cặp tình nhân lí tưởng của Truyện

Kiều: tìm kiếm và đuổi bắt, hào hoa và đam mê, thi ca và âm nhạc, và
cả hai cùng gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở.

 Các nhóm khác bổ sung
 Giáo viên nhận xét, bổ sung:
Cảm hứng về vẻ đẹp sông Hương từ một khu vườn cổ và kí ức về
Nguyễn Du, Truyện Kiều: hoa trái của khu vườn cổ, những kí ức
về Nguyễn Du và Truyện Kiều gợi cảm xúc về một vùng đất có vẻ
đẹp sâu lắng, thanh khiết, cổ kính…Đoạn mở đầu này có tác dung
như khúc dạo đầu của một bản đàn hay bài ca trữ tình, thơ mộng

Hoạt động 4

Tìm hiểu phần 1

1. Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên
Thảo luận nhóm: 10 phút


 Nhóm 1: Sông Hương ở thượng nguồn – phân tích nghệ thuật
và nội dung
 Nhóm 2: Sông Hương về đồng bằng – phân tích nghệ thuật và
nội dung
 Nhóm 3: Sông Hương vào thành phố Huế rồi ra biển – phân
tích nghệ thuật và nội dung

Từng nhóm trình bày, tóm tắt vào bảng phụ

Sông Hương ở thượng nguồn
 Nhóm 1 trình bày

 Các nhóm khác bổ sung

12
Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho học sinh xem đoạn phim
sông Hương ở thượng nguồn có đọc thuyết minh bài kí của
Hoàng Phủ Ngọc Tường




II. Đọc hiểu
1.Vẻ đẹp sông Hương qua cảnh sắc thiên
nhiên
a. Sông Hương ở thượng lưu






a. Sông Hương ở thượng lưu

13




a. Sông Hương ở thượng lưu
 Sức sống mãnh liệt
(trường ca)  hùng tráng

- trữ tình ( dịu dàng, say
đắm)
 Vẻ đẹp hoang dại, tình tứ
 Nhân hóa  con người có
cá tính, tâm hồn


Nhìn từ cội nguồn: có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn: như
một “bản trường ca của rừng già” với nhiều tiết tấu trầm bổng.

- Rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn > hùng tráng.
- Mãnh liệt vượt qua ghềnh thác > ào ạt.
- Cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực sâu > dữ dội.
- Dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên
rừng > nên thơ, tình tứ, mê đắm.

Biện pháp nhân hoá: Sông Hương như “cô gái Di - gan phóng khoáng
và man dại”, với “bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng” >
nữ tính, vừa dịu dàng vừa mãnh liệt hoang sơ > không chỉ ngắm nghía
“khuôn mặt kinh thành”, nhà văn còn khơi về nguồn cội để khám phá
vẻ đẹp tâm hồn thăm thẳm mà chính dòng sông cũng không muốn bộc
lộ.
Hé mở một phát hiện mới của tác giả về vẻ dẹp của Sông Hương:
Người ta hay nghe tới sông Hương gắn với Huế “dịu dàng pha lẫn
trầm tư”, êm đềm, trong trẻo nay lại biết tới phần dữ dội, mê hoặc,
khó cưỡng của dòng sông.

Sông Hương về đồng bằng
 Nhóm 2 trình bày
 Các nhóm khác bổ sung

14
Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho học sinh xem đoạn phim sông
Hương về đồng bằng có đọc thuyết minh bài kí của Hoàng
Phủ Ngọc Tường



b. Sông Hương về đồng bằng





b. Sông Hương về đồng bằng



15





LĂNG GIA LONG
b. Sông Hương về đồng bằng






b. Sông Hương về đồng bằng




16





CHÙA THIÊN MỤ
b. Sông Hương về đồng bằng






TIẾNG CHUÔNG THIÊN MỤ
b. Sông Hương về đồng bằng



17






b. Sông Hương về đồng bằng
 Vẻ đẹp dịu dàng, trí tuệ:
người mẹ phù sa  tạo nên,
bảo tồn văn hóa xứ sở
 Vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình:
người con gái đẹp đến với
người tình mong đợi
 Vẻ đẹp biến ảo,trầm mặc, cổ
thi



Sông Hương về đồng bằng
Sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế
+ Quan hệ giữa sông Hương và có đô: “người tình mong đợi”
>hành trình về cố đô được hình dung như “một cuộc tìm kiếm có ý
thức” một người tình trong mộng của người con gái.
+ Hành trình về xuôi tìm “người tình mong đợi”
- Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại: là “cô gái đẹp ngủ mơ
màng” > gợi nhớ truyện cổ tích “Công chúa ngủ trong rừng” > vẻ
đẹp lãng mạn của câu chuyện cổ.
- Khi ra khỏi vùng núi: “chuyển dòng liên tục, vòng những khúc
quanh đột ngột’, “vẽ một hình cung thật tròn, ôm lấy chân đồi Thiên
Mụ, vượt qua, đi giữa âm vang, trôi di giữa hai dãy đồi sừng sững
như thành quách, với những điểm cao đột ngột” > linh hoạt, rạo rực
sức trẻ và sự khao khát.
- Qua Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo: “mềm như tấm lụa”
- Qua những dãy đồi tây nam thành phố: ánh lên “những mảng phản
quang nhiều màu sắc” “ sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
- Qua lăng tẩm đền đài: “vẻ đẹp trầm mặc nhất” “như triết lí, như

cổ thi” > so sánh độc đáo, giàu sức gợi > tả mặt nước phẳng lặng và
không gian bờ bãi u tịnh bằng liên tưởng tới triết học, thơ cổ > nổi
bật vẻ thâm nghiêm, bao nhiêu thăng trầm lịch sử, bao nhiêu dời đổi
của các triều đại đã tạo thành trầm tích văn hóa lặn vào vẻ đẹp ngàn
18
năm không suy xuyển của dòng nước > thấp thoáng hình ảnh một
“cái tôi” giàu suy tư.
- Khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ: tươi tắn và trẻ trung
Nhận xét:
• Sông Hương chảy qua nhiều địa danh khác nhau, mỗi địa danh mà
chỉ nhắc thôi ngưòi ta đã thấy bao tầng sâu văn hiến > nhiều dáng vẻ
Sông Hương được khám phá ở nhiều góc nhìn.
• Diện mạo: vừa mạnh mẽ vừa dịu dàng.
• Bút pháp: kể và tả, sự liệt kê được thơ hoá bằng thụ cảm tài hoa,
tinh tế.

Sông Hương vào thành phố Huế rồi ra biển

 Nhóm 3 trình bày
 Các nhóm khác bổ sung

Giáo viên nhận xét, bổ sung, cho học sinh xem đoạn phim sông
Hương vào thành phố có đọc thuyết minh bài kí của Hoàng
Phủ Ngọc Tường



C. Sông Hương vào thành phố - ra biển









19




C. Sông Hương vào thành phố - ra biển






C. Sông Hương vào thành phố - ra biển




20




C. Sông Hương vào thành phố - ra biển







C. Sông Hương vào thành phố - ra biển




21





C. Sông Hương vào thành phố - ra biển






C. Sông Hương vào thành phố - ra biển
 Tâm trạng vui tươi  gắn
bó tha thiết
Hội họa: vẻ đẹp cổ kính
của cố đô
 Âm nhạc:
Điệu slow tình cảm  giai

điệu chậm rãi, trữ tình
Tài nữ đánh đàn, nhạc cổ
điển Huế sinh thành



22






Ca Huế







23




 Văn hóa: ánh hoa
đăng đêm rằm
 Chuyển dòng 
vương vấn của

người tình dịu dàng,
thủy chung
 Vẻ đẹp đa dạng,
độc đáo
c. Sông Hương vào thành phố - ra biển



Sông Hương vào thành phố Huế rồi ra biển


- Giữa những biền bãi xanh biếc của ngoại ô Kim Long: Vui tươi hẳn lên >
tâm trạng của một người đi xa “tìm đúng đường về”, nao nức bồi hồi giữa bờ
bãi than thuộc của quê hương.
- Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên: uốn một cánh cung rất nhẹ sang Cồn
Hến > làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra
của tình yêu > so sánh lạ, dùng tiếng “vâng” vốn trừu tượng, e ấp, ngập
ngừng, ý vị, thiêng liêng trên bờ môi cô gái đang yêu để tả hình dáng mềm
mại nơi cánh cung của dòng sông > cái nhìn tình từ, thống nhất, đem lại cho
người đọc những khoái cảm thẩm mĩ độc đáo.
- Liên tưởng và suy tư của nghệ sĩ:
• So sánh sông Hương với sông Xen của Paris, sông Đa-nuýp của Bu-đa-pét
> những tên sông đã trở thành linh hồn của thủ đô các nước, thành biểu
tượng văn hóa của quốc gia > ngầm thể hiện lòng tự hào về sông Hương và
kinh thành Huế. (Liên hệ với Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”: đặt các
triều đại Việt Nam sánh ngang với các triều đại Trung Hoa)
• Liên tưởng khi từ khói lửa miền Nam tới Lê –nin-grát, đứng nhìn sông Nê-
va, lâu năm xa Huế:
o Sống dậy giấc mơ lộng lẫy của tuổi dại: muốn hóa làm một con chim nhỏ
đứng co một chân trên con tàu thủy tinh để đi ra biển.

o Cuống quýt vỗ tay, nhưng sông Nê-va đã chảy nhanh quá, không kịp cho
24
lũ hải âu nói một điều gì với người bạn của chúng đang ngẩn ngơ trông theo
> Hai nghìn năm trước: triết gia Hi Lạp “khóc suốt đời vì dòng sông trôi đi
quá nhanh”.
o Nhớ lại con sông Hương: “quý điệu chảy lững lờ của nó khi đi ngang
thành phố” > điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế.
o Khám phá vả cảm nhận sâu sắc đặc trưng riêng của dòng sông khi chảy
qua kinh thành Huế: điệu chảy êm đềm, chậm mềm, lặng lẽ, như không
vương vấn chút nào cái xô bồ của thời gian, sự nuối tiếc của con người vì
mọi thứ một đi không trở lại > Sông Hương nguyên sơ, trăm năm không đổi
thay, như mang thần thái, quan niệm vũ trụ tuần hoàn của Phương Đông, như
điệu chảy thời gian bất di bất dịch trong thơ ca cổ điển Việt Nam và Trung
Hoa .
Con sông dùng dằng, con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu
(Thu Bồn)
> Sông Hương mang cảm nghiệm thời gian và niềm tự hào của nhà thơ.
- Sông Hương “trong khoảnh khắc trùng lại của sông nước”: người tài nữ
đánh đàn lúc đêm khuya > liên tưởng:
• Nền âm nhạc cổ điển Huế: “được sinh thành trên mặt nước của dòng sông
này” > Sông Hương gắn với lịch sử âm nhạc lâu đồi của Huế, là cái nôi hình
thành nền âm nhạc truyền thống > gợi nhắc đến sông Nile, sông Hắng, sông
Hoàng Hà – cũng là những cái nôi hình thành những nền văn hóa lớn trên thế
giới > nhà văn cảm nhận dòng sông ở góc độ văn hóa.
• Nguyễn Du và Truyện Kiều > linh hồn, niềm tự hào của quốc văn Việt
Nam > dòng sông mang những thổn thức của cha ông, gắn bó với các giá trị
văn hóa, văn học kinh điển của dân tộc > là dòng chảy vắt từ quá khứ, mang
bao phù sa, trầm tích văn hóa hiện diện trong ngày hôm nay.
+ Nỗi lưu luyến khi rời khỏi kinh thành:

- Rời khỏi kinh thành, chếch về hướng chính bắc.
- Sực nhớ điều gì chưa kịp nói > đột ngột đổi dòng dể gặp lại thành phố lần
cuối
- Liên tưởng:
• Rất lạ với tự nhiên và rất giống với con người ở đây > nỗi vương vấn, chút
lẳng lơ kín đáo của tình yêu
• So sánh: sông Hương, kinh thành Huế - nàng Kiều, Kim Trọng > Tấm lòng
người dân Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở
o Có 3 so sánh bắc cầu: sông Hương trong khúc ngoặt chia tay kinh thành
Huế -Thúy Kiều trong đêm tình tự gửi lời nguyện thề cùng Kim Trọng –
người Châu Hóa mãi thủy chung với xóm làng > từ dòng chảy khác lạ của
dòng sông liên tưởng tới mối tình kín đáo, e ấp, trước sau như nhất của Kim
– Kiều, so sánh với tình yêu quê hương xứ sở của người Huế > mượn tình
cảm riêng để khái quát mối tình chung, làm cho tình yêu đất, yêu nước không
chung chung, to tát mà mềm mại, ý vị, tinh tế, mà đằm thắm, thiêng liêng,
sâu sắc.


×