Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Dấu hiệu định tội trong trạng thái tinh thần bị kichs động mạnh theo luật hình sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (15.69 MB, 74 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THANH PHONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

Chun ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 60380104

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Tường Vy
Học viên: Nguyễn Thanh Phong
Lớp: Cao học Luật, Khóa 2 - Tiền Giang

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn Thạc sĩ Luật
học “Dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo luật
hình sự Việt Nam” là hồn tồn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác
trong cùng lĩnh vực. Các thơng tin, tài liệu trình bày trong luận văn đã được ghi rõ
nguồn gốc. Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS. Lê Tường Vy.


Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thanh Phong


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BLHS

: Bộ luật Hình sự

BLTTHS

: Bộ luật Tố tụng hình sự

PVCĐ

: Phịng vệ chính đáng

TANDTC

: Tịa án nhân dân tối cao

TNHS

: Trách nhiệm Hình sự

TTBKĐ


: Tinh thần bị kích động


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “TRONG TRẠNG THÁI
TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH” THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT
HÌNH SỰ 2015 ........................................................................................................... 7
1.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn xác định dấu hiệu định tội “trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo quy định của Bộ luật hình sự
2015 ......................................................................................................................... 7
1.1.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh” .............................................................................................. 7
1.1.2. Thực tiễn xác định dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 .......................................... 9
1.2. Kiến nghị nhằm áp dụng đúng quy định của pháp luật về dấu hiệu định
tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” ......................................... 17
1.2.1. Cơ sở của kiến nghị .................................................................................. 17
1.2.2. Các kiến nghị cụ thể ................................................................................. 20
CHƯƠNG 2. ÁP DỤNG DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “TRONG TRẠNG THÁI
TINH THẦN BỊ KÍCH ĐỘNG MẠNH” ĐỂ GẢI QUYẾT TRANH CHẤP TỘI
DANH ....................................................................................................................... 22
2.1. Quy định của pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội
“trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” để giải quyết tranh chấp tội
danh ....................................................................................................................... 22
2.1.1. Quy định của pháp luật hình sự liên quan đến dấu hiệu định tội “trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” để giải quyết tranh chấp tội danh ..... 22
2.1.2. Thực tiễn áp dụng dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” để giải quyết tranh chấp tội danh ................................................. 24
2.2. Kiến nghị nhằm áp dụng đúng dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh

thần bị kích động mạnh” để giải quyết tranh chấp tội danh ........................... 36
2.2.1. Cơ sở của kiến nghị .................................................................................. 36


2.2.2. Kiến nghị cụ thể ........................................................................................ 38
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 40
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


1
LỜI NĨI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại kinh tế thị trường với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ
thuật, tình hình tội phạm trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng
diễn biến phức tạp. Pháp luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén và hữu
hiệu để đấu tranh phòng ngừa tội phạm, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ độc
lập, chủ quyền, thống nhất và tồn vẹn lãnh thổ, góp phần duy trì trật tự an tồn xã
hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, đồng thời, pháp luật hình sự
cịn góp phần chống lại mọi hành vi phạm tội, giáo dục mọi người ý thức chấp hành
và tuân theo pháp luật.
Các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác là một trong những
nhóm tội được quy định rất sớm trong pháp luật hình sự ở nước ta. Trong đó, các tội
giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trong những năm trở lại đây đã và đang diễn biến hết sức phức tạp, ngày càng có
nhiều chiều hướng gia tăng trong phạm vi cả nước. Hậu quả mà các tội phạm này là
rất lớn, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng, sức khỏe của người bị hại,
ảnh hưởng tới tình hình trật tự, an ninh của xã hội;… Đặc biệt, trong mấy năm gần
đây dưới sự ảnh hưởng nhiều của phim ảnh bạo lực và nhiều yếu tố khác, tình hình

các tội giết người, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác ngày càng diễn biến phức tạp, người phạm tội ngày càng liều lĩnh, coi thường
tính mạng con người cũng như coi thường pháp luật, sử dụng ngày càng nhiều hơn
các loại vũ khí nóng, vũ khí nguy hiểm… Tuy nhiên, hành vi giết người, cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng có mức độ nguy
hiểm cho xã hội khác nhau. Có những hành vi giết người, cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có tình tiết làm giảm một cách đáng kể
mức độ nguy hiểm cho xã hội, đó chính là trường hợp họ thực hiện hành vi trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Chính vì vậy, BLHS đã có những quy định
về tội danh riêng cho những trường hợp này, bao gồm Tội giết người trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS) và Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh (Điều 135 BLHS). Theo đó, dấu hiệu “trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” là dấu hiệu để định tội đối với hai tội danh trên.


2
Nghiên cứu quy định của pháp luật đến nay cho thấy việc xác định dấu hiệu
“trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” chỉ được hướng dẫn trong Nghị
quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm1, Vì
vậy, về mặt lý luận hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về “trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh”. Có quan điểm cho rằng, tình trạng tinh thần bị kích động
(TTBKĐ) mạnh là tình trạng (tâm lý) khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được
hành vi của mình2. Một quan điểm khác gần giống với quan điểm này cho rằng,
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý thức bị hạn chế ở mức độ cao
do không chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế đáng kể khả năng kiểm soát và
điều khiển hành vi3. Bên cạnh đó, cịn có quan điểm thứ ba lại coi trạng thái
(TTBKĐ) mạnh là người khơng cịn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc
bình thường, nhưng chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ mất khả năng tự

chủ và không thấy hết được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
của mình; trạng thái tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí). Trạng thái
này chỉ xảy ra trong chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước4.
Theo quan điểm này, người trong trạng thái TTBKĐ mạnh dù chưa mất hoàn toàn
khả năng nhận thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ - khả năng kiềm chế và điều
khiển hành vi của mình.
Việc áp dụng pháp luật liên quan đến vấn đề này trên thực tế không dễ dàng.
Việc phân biệt trường hợp phạm tội trong trạng thái TTBKĐ mạnh với trường hợp
bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc do người
khác gây ra và với trường hợp phạm tội vượt quá giới hạn phịng vệ chính đáng
(PVCĐ) địi hỏi phải có sự quy định rõ ràng, cụ thể về các vấn đề pháp lý trên. Việc
không phân biệt rõ ràng cũng như không hiểu rõ bản chất của việc thực hiện tội
phạm trong trạng thái TTBKĐ mạnh sẽ gây ra nhiều vướng mắc, lúng túng và áp
dụng không thống nhất các quy định của Bộ luật hình sự trong hoạt động xét xử của
Tịa án. Từ đó ảnh hưởng đến việc xử lý tội phạm công minh, đúng người, đúng tội.
1

Hướng dẫn tại điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 “Tình
trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi
phạm tội của mình.”
2
Nguyễn Ngọc Điệp (1997), 550 thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật hình sự Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh,tr.193; Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb.
Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 74.
3
Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 247.
4
Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, tập II, Nxb Lao động, tr. 44.



3
Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam
hiện hành về dấu hiệu “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và thực tiễn
áp dụng để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và
những giải pháp nâng cao hiệu quả của việc áp dụng những quy định đó khơng chỉ
có ý nghĩa lý luận và thực tiễn mà còn là lý do luận chứng cho sự cần thiết để tác
giả lựa chọn đề tài Dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh” theo luật hình sự Việt Nam làm luận văn thạc sĩ luật học.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Thực hiện tội phạm trong trạng thái TTBKĐ mạnh vừa là dấu hiệu định tội vừa
là hình thức hoạt động thể hiện sự đánh giá về mặt pháp lý đối với hành vi nguy
hiểm cho xã hội. Liên quan đến đề tài nghiên cứu có các cơng trình nghiên cứu có
giá trị tham khảo về mặt lý luận và thực tiễn như:
Ở cấp độ luận án tiến sỹ có các đề tài của các nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hồng Hà
“Tội giết người trong Bộ luật hình sự Việt Nam”. Luận án này chủ yếu tập trung
nghiên cứu các dấu hiệu đặc trưng của các tội xâm phạm tính mạng con người trong
đó có các tội danh có dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh”. Đây cũng là nguồn tư liệu có ý nghĩa tham khảo đối với cơng trình nghiên
cứu của tác giả.
Ở cấp độ Luận văn thạc sỹ có luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, của
Đặng Thị Huơng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015. Luận văn đã tổng hợp
các quan điểm khoa học về tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trong trạng thái TTBKĐ mạnh, trên cơ sở đó tác giả đã đánh giá làm
sáng tỏ bức tranh về tình hình xét xử của tội này trên thực tế đồng thời phân tích
những tồn tại, hạn chế nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật. Mặc dù luận
văn này có những đóng góp về mặt lý luận cũng như thực tiễn đối với việc định tội
danh, áp dụng pháp luật, nhưng luận văn chỉ nghiên cứu trong phạm vi một tội danh.
Bài viết “Tình tiết định tội trạng thái tinh thần bị kích động mạnh trong Bộ luật

Hình sự năm 2015 và kiến nghị” của tác giả Phạm Thị Hồng Đào trên trang
Của Bộ Tư Pháp đã
phân tích khá chặt chẽ các quan điểm khác nhau về tình tiết “trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh” trong CTTP của hai tội được quy định trong BLHS năm 2015, đó


4
là: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125) và Tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong trạng thái
tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135). Quan điểm của tác giả cũng cho rằng
“trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ
cao dẫn đến nhận thức bị hạn chế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi,
nhưng vẫn còn khả năng điều khiển hành vi của mình”. Ngồi ra, tác giả cũng phân
tích nguyên nhân làm cho “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là hành vi trái
pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân…Tuy nhiên đây là một bài báo khoa học nên
phạm vi nghiên cứu cịn hạn chế.
Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chun khảo, bình luận có các cơng trình sau:
Tiến sĩ Trần Văn Lun (2000) “Các tội xâm phạm tính mạng con người trong luật
hình sự Việt Nam” Nxb chính trị quốc gia; Lê Cảm (chủ biên 2001), Giáo trình luật
hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, (tái bản lần thứ nhất
– 2003); Lê Cảm (chủ biên 2003), Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội
phạm), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Đỗ Ngọc Quang, Trịnh Quốc Toản, Nguyễn
Ngọc Hịa (1997) Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội; Võ Khánh Vinh (chủ biên) giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần
các tội phạm) Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2005; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa
học luật hình sự (phần các tội phạm) tập I, Nxb TP. HCM 2003; Lê Cảm “một số
vấn đề lý luận chung về định tội danh Chương XXXI – giáo trình Luật hình sự Việt
Nam, Nxb CAND, Hà Nội; Trường đại học Luật Hà Nội (2008) giáo trình Luật
hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) Nxb DHQGHN, Hà Nội.
Trên cơ sở khảo sát cho thấy ở nước ta đã có một số cơng trình nghiên cứu về

tội phạm thực hiện trong trạng thái TTBKĐ mạnh nhưng chưa được xem xét riêng
với tư cách là một dấu hiệu định tội mà chỉ tập trung phân tích các cấu thành tội
phạm cũng như hình phạt áp dụng hoặc nghiên cứu chúng trong hệ thống các tội
phạm xâm phạm về tính mạng, sức khỏe. Các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở khái
niệm mà chưa đi sâu nghiên cứu các dấu hiệu nhận biết thực hiện tội phạm trong
trạng thái TTBKĐ mạnh.
Như vậy, tình hình nghiên cứu trên đây một lần nữa cho phép khẳng định việc
nghiên cứu đề tài “Dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh” theo luật hình sự Việt Nam là đòi hỏi khách quan, cấp thiết, vừa có tính lý
luận vừa có tính thực tiễn.


5

3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các quy định của pháp luật về
“trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp
dụng chúng trong thực tiễn, từ đó luận văn đưa ra những giải pháp nhằm hồn thiện
các quy định đó, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng trên
thực tế.
Từ mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Một là, phân tích những quy định của pháp luật hình sự về dấu hiệu định tội
“trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
- Hai là, nghiên cứu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định về dấu hiệu định
tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Đồng thời làm rõ những hạn chế
xung quanh việc áp dụng và những nguyên nhân của nó.
- Ba là, đề xuất những định hướng và giải pháp hoàn thiện các quy định về dấu
hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” trong BLHS Việt Nam
hiện hành và nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tiễn.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào nghiên cứu và giải quyết những

vấn đề xung quanh dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”,
cụ thể phân tích hai vấn đề có liên quan: xác định trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh và việc sử dụng dấu hiệu này để định tội và giải quyết tranh chấp tội danh.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật lịch sử và
chủ nghĩa duy vật biện chứng mác-xít, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp
luật, quan điểm của Đảng và nhà nước ta về xây dựng nhà nước pháp quyền, về
chính sách hình sự, về vấn đề cải cách tư pháp thể hiện trong các nghị quyết của Đại
hội Đảng.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã sử dụng các phương pháp
nghiên cứu cụ thể và đặc thù của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích
tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp quy nạp; phương pháp diễn dịch;
phương pháp thống kê;… để tổng hợp các tri thức khoa học và luận chứng các vấn
đề nghiên cứu trong luận văn.


6

5. Những đóng góp và điểm mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn có ý nghĩa quan trọng về phương diện lý luận
và thực tiễn. Giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến dấu hiệu định tội “trong trạng
thái tinh thần bị kích động mạnh”. Thơng qua việc nghiên cứu chúng dưới góc độ là
một dấu hiệu định tội, giải quyết các tranh chấp trong định tội danh sẽ có ý nghĩa rất
lớn trong thực tiễn, giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng xác định chính xác dấu
hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và vận dụng chính xác
khi định tội danh.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của

luận văn gồm 2 chương:
Chương 1. Xác định dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh”.
Chương 2. Áp dụng dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” để giải quyết tranh chấp tội danh.


7
CHƯƠNG 1
XÁC ĐỊNH DẤU HIỆU ĐỊNH TỘI “TRONG TRẠNG THÁI TINH THẦN BỊ
KÍCH ĐỘNG MẠNH” THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ 2015
1.1. Quy định của pháp luật và thực tiễn xác định dấu hiệu định tội
“trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” theo quy định của Bộ luật hình
sự 2015
1.1.1. Quy định của pháp luật về dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh”
Dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là dấu hiệu định tội của
một số tội phạm trong BLHS 2015. Cụ thể trong Phần Các tội phạm BLHS 2015 có
hai tội phạm quy định dấu hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là dấu hiệu
định tội, bao gồm: Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều
125 BLHS) và Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 135 BLHS). Theo đó, muốn
kết luận người thực hiện hành vi đã phạm tội một trong hai tội danh nêu trên, các cơ
quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được người phạm tội khi thực hiện hành vi
phải đang trong “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”.
Theo quy định của pháp luật thì cho đến hiện tại hướng dẫn về trạng thái
TTBKĐ mạnh mới chỉ có tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của HĐTP
TANDTC (Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ), mà chưa có một khái niệm hay
hướng dẫn cụ thể nào khác. Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ:
“Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự

chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình. Nói chung, sự kích động mạnh đó
phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự
phản ứng dẫn tới hành vi giết người. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái
pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại,
sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của
nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích động khơng tự kiềm chế được; nếu tách
riêng sự kích động mới này thì khơng coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá
trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”. Theo hướng
dẫn này, có hai vấn đề quan trọng khi xác định trạng thái TTBKĐ mạnh.


8
Thứ nhất, để xác định người phạm tội có bị kích động mạnh hay khơng cần
xác định rõ họ đang rơi vào “tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự
kiềm chế được hành vi phạm tội của mình”. Người bị kích động mạnh về tinh thần
là người khơng cịn nhận thức đầy đủ hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng
chưa mất hẳn khả năng nhận thức. Bởi, một người phạm tội trong trạng thái
TTBKĐ mạnh là người dù chịu sự tác động mạnh mẽ về mặt tâm lý nhưng khả năng
nhận thức vẫn còn, nghĩa là khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ khơng
hồn tồn bị triệt tiêu.
Việc xác định một người có bị kích động mạnh về tinh thần hay khơng là một
vấn đề phức tạp. Bởi vì trạng thái tâm lý của mỗi người khác nhau, cùng một sự việc
nhưng người này xử sự khác người kia; có người bị kích động về tinh thần, thậm chí
"điên lên", nhưng cũng có người vẫn bình thường, thản nhiên như khơng có chuyện gì
xảy ra, và cách xử sự của mỗi người cũng rất khác nhau. Ví dụ: anh A thấy vợ mình
quan hệ bất chính với người khác, liền chạy về nhà lấy dao đến đâm chết tình nhân của
vợ, nhưng anh B gặp trường hợp này lại gọi vợ về giáo dục, sau đó vợ chồng vẫn sống
chung với nhau, còn anh C gặp trường hợp tương tự lại làm đơn ly hơn.
Do đó, khơng thể có sẵn một chuẩn mực để “đo” tình trạng kích động hay
chưa mạnh về tinh thần của con người, mà phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể,

xem xét một cách toàn diện các tình tiết của vụ án, nhân thân người phạm tội, quá
trình diễn biến của sự việc, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, bệnh tật, hồn cảnh gia
đình, quan hệ giữa người phạm tội với nạn nhân... từ đó xác định mức độ bị kích
động về tinh thần có mạnh hay khơng, mạnh tới mức nào.
Vì vậy, theo quy định tại điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số
04/HĐTPTANDTC/NQ xác định: “Để có thể xác định tinh thần của người phạm tội
có bị kích động mạnh hay khơng và để phân biệt giữa “kích động” với “kích động
mạnh”, cần xem xét một cách khác quan, toàn diện các mặt: thời gian, hoàn cảnh,
địa điểm, diễn biến, nguyên nhân sâu xa và trực tiếp của sự việc; mối quan hệ giữa
nạn nhân với người phạm tội, trình độ văn hóa, chính trị, tính tình, cá tính của mỗi
bên: mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân với tình trạng tinh
thần bị kích động mạnh của người phạm tội”.5
5

Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29 tháng 11 năm 1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân


9
Thứ hai, về nguyên nhân làm cho người phạm tội rơi vào trạng thái TTBKĐ
mạnh, Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ xác định có hai trường hợp: Trường hợp
thứ nhất, “sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi trái pháp luật nghiêm
trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi giết người”. Hay nói cách
khác, trong trường hợp này, hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân chỉ thực
hiện một lần đã đủ làm cho người phạm tội bị kích động mạnh. Ví dụ: A về đến nhà
phát hiện ra cả gia đình mình bị B giết rất dã man, hành hạ đau đớn cho đến chết nên
bị kích động mạnh, chụp ngay khúc cây dưới nền nhà xông vào đánh chết B, lúc này
chỉ có một hành vi trái pháp luật nghiêm trọng làm cho người phạm tội bị kích động
mạnh về tinh thần, mất khả năng kiểm soát hành vi và thực hiện hành vi giết người.
Trường hợp thứ hai, “hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè nén,

áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời
điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích
động khơng tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì khơng coi là
kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là
mạnh hoặc rất mạnh”. Ví dụ: Hai anh em đồng hao ở chung nhà bố mẹ vợ, người anh
thường xuyên làm nhục thô bạo và trắng trợn vu khống người em, hành vi của người
anh lập đi lập lại nhiều lần và người em vẫn âm thầm chịu đựng, đến một ngày người
anh lại lăng nhục người em làm cho người em bị kích động mạnh và đã giết người anh.
Tuy nhiên, vấn đề xác định dấu hiệu này trong thực tiễn còn nhiều bất cập.
Các cơ quan tiến hành tố tụng xác định chưa chính xác, phân định ranh giới rõ ràng
giữa các trường hợp: tinh thần bị kích động mạnh, tinh thần bị kích động, và hồn
tồn khơng bị kích động.
1.1.2. Thực tiễn xác định dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh” theo quy định của Bộ luật hình sự 2015
Qua nghiên cứu thấy rằng, hầu hết các tội phạm trong BLHS năm 2015 được
các nhà làm luật mô tả một cách chính xác, rõ ràng, giúp cho chủ thể định tội, các
nhà nghiên cứu pháp luật hình sự nhận thức đúng đắn sự khác nhau giữa tội phạm
này với tội phạm khác. Tuy nhiên, trong BLHS năm 2015 vẫn cịn một số tội phạm
mà tính đặc trưng của chúng chưa thật sự rõ, điều này làm cho các chủ thể khi tiến
hành định tội gặp khơng ít khó khăn khi xác định một hành vi là phạm tội này hay
tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của BLHS.


10
phạm tội khác, trong đó có hai tội danh có dấu hiệu định tội “trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh”. Những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn xác định dấu
hiệu “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” sẽ được tác giả minh chứng thông qua
những vụ án thực tế sau đây:
Vụ án thứ nhất:
*Nội dung vụ án

Tối 01/8/2015, Trung và Thành rủ nhau vào nhà ông Ánh trộm gà. Lúc này
Thành đứng ngồi canh chừng, cịn Trung leo tường rào vào trộm. Vì đã xảy ra mất
trộm nhiều lần nên phát hiện kẻ trộm, ông Ánh tức giận cầm cây chĩa (đầu sắt) đuổi
theo. Khi gần đuổi kịp, do trời mưa nên ông Ánh bị trượt chân té làm mũi chĩa đâm
vào mông Trung một cái. Trung tiếp tục bỏ chạy, leo lên tường rào để trèo ra ngồi.
Lúc này ơng Ánh chạy đến kêu Trung đứng lại và leo xuống nhưng Trung
khơng xuống. Ơng Ánh dùng chĩa đâm một nhát dính vào người Trung. Khi qua
tường rào, Trung được Thành đỡ qua rào rồi rút đầu chĩa để cạnh tường và đến bệnh
viện cấp cứu. Sau đó ơng Ánh đến Cơng an phường Ninh Sơn (Tây Ninh) trình báo
vụ việc bị trộm.
Kết luận giám định thương tật tại vùng bụng của Trung là 73% và vùng mông
1%. Ngày 28/8/2016, Cơ quan CSĐT Công an TP Tây Ninh khởi tố vụ án cố ý gây
thương tích. Đến ngày 10/3/2017, Cơ quan CSĐT chuyển qua thành vụ cố ý gây
thương tích trong tình trạng TTBKĐ mạnh, đồng thời khởi tố bị can đối với ông Ánh.
Tại bản án hình sự sơ thẩm số 93/2017/HS-ST ngày 10 tháng 7 năm 2017
của Tòa án nhân dân Tp. Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh) xác định bị cáo Ánh phạm tội cố
ý gây thương tích trong trạng thái TTBKĐ mạnh, tuyên phạt 01 năm tù nhưng cho
hưởng án treo.
Bản án hình sự phúc thẩm số 115/2017/HS-PT của Tòa án nhân dân tỉnh Tây
Ninh ngày 25 tháng 09 năm 2017 bác kháng cáo của bị cáo Ánh, giữ nguyên bản án
hình sự sơ thẩm số 93/2017/HS-ST ngày 10 tháng 7 năm 2017 của Tòa án nhân dân
Tp. Tây Ninh (tỉnh Tây Ninh).
*Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, các cơ quan tiến hành tố tụng xác định ơng Ánh đã gây
thương tích cho nạn nhân trong “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” xuất phát


11
từ hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là hành vi trộm gà nhà ông Ánh
(ông Ánh bị mất trộm nhiều lần).

Tuy nhiên, tác giả cho rằng nhận định trên chưa chính xác, nội dung vụ án
(kể cả trong nhận định của cấp sơ thẩm và phúc thẩm) khơng thể hiện bị cáo Ánh có
trạng thái TTBKĐ mạnh mà chỉ xác định bị cáo Ánh có “tức giận”. Trạng thái “tức
giận” này không đồng nhất với “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” mà các cơ
quan tiến hành tố tụng cần chứng minh để xác định tội danh.
Để xác định “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”, các cơ quan tiến hành
tố tụng cần áp dụng hướng dẫn tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ, cụ thể:
“Tình trạng tinh thần bị kích động là tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự
chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình”. Tuy nhiên, trong vụ án trên
khơng có dấu hiệu nào cho thấy bị cáo “khơng hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được
hành vi phạm tội của mình”, mà ngược lại, tác giả cho rằng bị cáo Ánh rất bình
tĩnh: “chạy đến kêu Trung đứng lại và leo xuống nhưng Trung khơng xuống. Ơng
Ánh dùng chĩa đâm một nhát dính vào người Trung”. Hay nói cách khác, ơng Ánh
hồn tồn có khả năng tự chủ, điều khiển hành vi của mình, khơng bị rơi vào tình
trạng “khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình” theo
hướng dẫn tại Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ. Điều này thể hiện tinh thần ông
Ánh không bị kích động mạnh. Ngồi ra, hành vi trái pháp luật của nạn nhân trong
vụ án này là hành vi “trộm gà”, mặc dù đây là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng,
lặp đi lặp lại (ông Ánh bị mất trộm nhiều lần) nhưng tác giả cho rằng với bản chất
của dạng hành vi này chỉ có thể làm cho người khác bị kích động (nếu có) chứ khó
có khả năng làm cho người bị mất trộm bị rơi vào trạng thái bị kích động mạnh, và
thực tế cho thấy ơng Ánh cũng khơng bị kích động mạnh. Chính vì vậy, việc các cơ
quan tiến hành tố tụng xác định bị cáo Ánh phạm tội trong “trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh” là chưa chính xác, dẫn đến kết luận sai về tội danh.
Vụ án thứ hai
*Nội dung vụ án
Cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh Tiền Giang (Văn phịng Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh) nhận hồ sơ vụ “Cố ý gây thương tích” xảy ra ngày 02/9/2016 tại Ấp Đơng Hịa,
xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang do liên ngành tố tụng (Cơ quan
CSĐT, VKS, TA) huyện Châu Thành chuyển đến xin ý kiến. Nội dung thể hiện:



12
Khoảng 13 giờ, ngày 02/9/2016, Đào Kiều Tiến, sinh năm 1991, cư trú Ấp
Đơng Hịa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành cùng vợ là Lý Kim Tiền, sinh năm
1986, cư trú Ấp Âu Thọ A, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đến
phịng trọ người chị cùng mẹ khác cha của Tiến là chị Nguyễn Hải Minh Hồng, sinh
năm 1982, cư trú Ấp Đơng Hịa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành nhậu với
Huỳnh Văn Ngọc Dũng, sinh năm 1977, cư trú số 60/8 khu phố 2, Phường 6, TP.
Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Khoảng 18 giờ cùng ngày, Trần Phi Trường, sinh năm
1989, cư trú Ấp Đơng Hịa, xã Song Thuận, huyện Châu Thành đến nhậu chung.
Trong lúc nhậu, Trường nói “Tụi bây ở đây có gì kêu tao”, Tiến nói “Có khơng”,
Trường liền cầm ly ném trúng vào mắt phải Tiến; sau đó Tiến, Trường lao vào vật,
đánh nhau bằng tay nhưng được mọi người can ngăn nên Trường đi về. Sau đó Tiến,
Tiền cũng đi về, khi đang đi trên đường hẻm trong dãy nhà trọ thì Tiến phát hiện
Trường hai tay cầm 02 con dao (dao tự chế bằng kim loại) chạy về phía Tiến nên
Tiến bỏ chạy nhưng bị Trường đuổi kịp dùng dao tự chế chém từ trên xuống vào
người Tiến, Tiến đưa tay lên đỡ; Tiến quay người lại chạy thì Trường tiếp tục chém
Tiến cái thứ hai, lúc này Tiền đứng cạnh bên đưa tay lên đỡ nên bị thương ở cổ tay
và dao đi thẳng xuống trúng lưng của Tiến; Tiền truy hơ thì mọi người đến can
ngăn; Tiến và Tiền tiếp tục chạy vào phòng trọ của chị Hồng. Tại đây, Tiến thấy vợ
cũng bị thương nên Tiến đi lại kệ để dao trong phòng trọ lấy 01 con dao cán bằng
gỗ, lưỡi bằng kim loại và quay ra thấy Trường đứng cách phòng trọ khoảng 2 mét,
hai tay Trường vẫn còn cầm 02 con dao tự chế; Tiến xông vào chém Trường nhiều
nhát, Trường dùng dao chém lại Tiến, Tiến tiếp tục dùng dao chém Trường làm
Trường bị rớt 01 con dao, Trường té xuống đất nên Tiến không chém tiếp mà dùng
bản dao đập vào ngực Trường. Sau đó mọi người can ngăn, đưa Trường đi cấp cứu
tại Bệnh viện đa khoa Tiền Giang, Tiến đến Bệnh viện Quân y K120 cấp cứu.
Kết luận giám định pháp y về thương tích số 238/2016/TgT ngày 27/9/2016
của Trung tâm pháp y tỉnh Tiền Giang kết luận tỉ lệ thương tích của Trần Phi

Trường là 21% thương tích do vật sắc nhọn gây nên.
Theo Giấy y chứng số 18/GYC ngày 07/9/2016 của Bệnh viện K120 thể
hiện Tiến bị các vết thương sau: Vết thương 1/3 dưới nách sau ngoài cẳng tay trái
đường kính 2cm và vết thương khủy tay phải đường kính dài 1cm (khơng u cầu
xử lý hình sự).


13
Ngày 10/11/2016 liên ngành tố tụng huyện Châu Thành họp giải quyết vụ
việc; kết quả:
- Quan điểm của Cơ quan CSĐT, Tịa án: Đào Kiều Tiến sử dụng hung khí
nguy hiểm chém gây thương tích cho Trần Phi Trường với tỉ lệ 21%. Do đó, hành vi
của Đào Kiều Tiến có dấu hiệu của tội phạm cố ý gây thương tích quy định tại
khoản 2 Điều 104 BLHS, cần khởi tố điều tra. Mặc dù trong trường hợp này Trần
Phi Trường có hành vi trái pháp luật đối với Đào Kiều Tiến và vợ là Lý Kim Tiền
nhưng hành vi này đã chấm dứt, cần xem xét đây là tình tiết giảm nhẹ chứ không
phải thuộc trường hợp tinh thần bị kích động mạnh.
- Quan điểm của Viện Kiểm sát: Hành vi của Đào Kiều Tiến có dấu hiệu của
tội phạm cố ý gây thương tích trong trạng thái TTBKĐ mạnh theo quy định tại Điều
105 BLHS, tuy nhiên thương tích của Trần Phi Trường chỉ có 21% nên chưa đủ căn
cứ khởi tố đối với Đào Kiều Tiến. Bởi vì, người bị hại Trần Phi Trường có hành vi
dùng dao chém gây thương tích cho Đào Kiều Tiến và vợ của Tiến và Trường tiếp
tục cầm dao đuổi theo đến cửa phòng của chị Hồng. Trong trường hợp này, Trường
có hành vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với Tiến và vợ của Tiến.
Do không thống nhất quan điểm xử lý nên liên ngành tố tụng huyện Châu
Thành xin ý kiến liên ngành tố tụng cấp tỉnh.
Qua nghiên cứu tài liệu có trong hồ sơ, Cơ quan CSĐT Cơng an tỉnh nhận
thấy: Hành vi của Đào Kiều Tiến có dấu hiệu của tội phạm “Cố ý gây thương tích
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” quy định tại Điều 105 BLHS vì:
Trong lúc nhậu chỉ vì lời qua tiếng lại giữa Trường và Tiến mà Trường tỏ ra tính

hung hăng cơn đồ như ném ly vào mắt Tiến và sau đó về lấy 02 con dao truy đuổi
chém Tiến gây thương tích; trong lúc Trường chém Tiến thì Tiền gạt đỡ cũng bị
thương tích ở tay. Do bị Trường tấn cơng liên tục gây thương tích cho Tiến và vợ
(Tiền); lúc này Tiến không tự chủ, không kiềm chế được hành vi nên dùng dao
chém Trường gây thương tích. Trong trường hợp này, Trường có hành vi trái pháp
luật nghiêm trọng đối với Tiến và vợ của Tiến.
- Tuy nhiên, kết quả giám định tỉ lệ thương tích của Trần Phi Trường chỉ có
21%; do đó hành vi của Đào Kiều Tiến không cấu thành tội phạm “Cố ý gây thương
tích trong trạng thái TTBKĐ mạnh” quy định tại Điều 105 BLHS.


14
*Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, các cơ quan tiến hành tố tụng xác định Tiến đã gây thương
tích cho nạn nhân trong “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” xuất phát từ hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân “do bị Trường tấn công liên tục gây thương
tích cho Tiến và vợ (Tiền); lúc này Tiến không tự chủ, không kiềm chế được hành vi
nên dùng dao chém Trường gây thương tích. Trong trường hợp này, Trường có hành
vi trái pháp luật nghiêm trọng đối với Tiến và vợ của Tiến”. Tác giả cho rằng hành vi
trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân là có thật, và hành vi này có thể làm cho
Tiến bị kích động mạnh. Tuy nhiên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần xác định rõ
trên thực tế Tiến có bị kích động mạnh hay khơng. Để xác định “trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh”, các cơ quan tiến hành tố tụng cần áp dụng hướng dẫn tại Nghị
quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ, cụ thể: “Tình trạng tinh thần bị kích động là tình
trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của
mình”. Tuy nhiên, trong vụ án trên khơng có dấu hiệu nào cho thấy bị cáo “khơng
hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi phạm tội của mình”, mà ngược lại, tác
giả cho rằng Tiến không bị mất tự chủ, không bị mất khả năng kiềm chế hành vi mà
vẫn cịn giữ được sự bình tĩnh: “Tiến thấy vợ cũng bị thương nên Tiến đi lại kệ để dao
trong phòng trọ lấy 01 con dao cán bằng gỗ, lưỡi bằng kim loại và quay ra thấy

Trường đứng cách phòng trọ khoảng 2 mét, hai tay Trường vẫn còn cầm 02 con dao
tự chế; Tiến xong vào chém Trường nhiều cái, Trường dùng dao chém lại Tiến, Tiến
tiếp tục dùng dao chém Trường làm Trường bị rớt 01 con dao, Trường té xuống đất
nên Tiến không chém tiếp mà dùng bản dao đập vào ngực Trường”. Việc Tiến
không chém tiếp mà dùng bản dao đập vào ngực Trường cho thấy trạng thái tâm lý
của Tiến vẫn còn sự tự chủ, điều khiển được hành vi của mình.
Chính vì vậy, với những nội dung của vụ án thể hiện Tiến vẫn giữ được bình
tĩnh và hồn tồn có khả năng kiểm sốt, điều khiển hành vi. Do đó, tác giả cho
rằng Tiến khơng bị kích động mạnh như nội dung Cơ quan CSĐT đã kết luận.
Vụ án thứ ba
*Nội dung vụ án
Tôn Thanh Việt và chị Nguyễn Thị Thanh Hiền là vợ chồng, chung sống với
nhau từ năm 2008, tại nhà trọ ở phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM. Khoảng


15
cuối năm 2013, do nghi ngờ vợ mình ngoại tình nên Việt nảy sinh mâu thuẫn,
thường xuyên chửi bới, đánh đập chị Hiền.
Khoảng tháng 4/2016, vợ chồng Việt chuyển về ở nhà trọ gần nhà cha mẹ
ruột chị Hiền là ông Nguyễn Văn Nam và bà Nguyễn Thị Phượng (tại phường 13,
quận Gò Vấp). Tại đây, chị Hiền tiếp tục bị chồng mình đánh đập dã man nên quyết
định dọn về ở cùng cha mẹ ruột. Tuy nhiên, việc làm trên Việt không đồng ý nên
nhiều lần đến nhà chửi bới và đánh đập chị Hiền. Việt cho rằng, ông Nam ngăn cấm
vợ chồng mình sống chung với nhau nên nhiều lần gọi điện thoại, đón đường rồi
đến nhà chửi bới, nhục mạ và hăm dọa giết cả gia đình bố vợ.
Khoảng 16h ngày 14/5/2016, sau khi uống rượu, Việt chạy xe gắn máy đến
nhà ông Nam tiếp tục lớn tiếng chửi bới, thách thức và hăm dọa giết cả 8 người
trong gia đình. Lúc này, ơng Nam ngồi trong nhà nhưng khơng phản ứng gì.
Đến khoảng 16h45 cùng ngày, khi người con gái khác của ông Nam là chị
Nguyễn Thị Ngọc đi làm về thì bị Việt chửi thề và đẩy ngã. Khi cơ gái định đứng

dậy thì Việt vung tay định đánh.
Tức giận, ơng Nam chạy ra phía sau nhà bếp lấy một con dao chạy ra chém
một nhát vào mặt con rể. Khi anh này mất đà ngã xuống, ơng Nam đứng phía sau
cầm dao chém thêm nhiều nhát cho đến khi nạn nhân nằm bất động. Gây án xong,
ông Nam lấy xe máy chở xác con rể đến công an đầu thú.
Ngày 14 tháng 11 năm 2016, ông Nam bị truy tố và đưa ra xét xử về hành vi
giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên sau khi nghị án,
hội đồng xét xử cho rằng qua diễn biến vụ án tại tịa cho thấy hành vi của bị cáo có
dấu hiệu của một tội phạm khác nặng hơn nên đã trả hồ sơ cho VKSND TP.HCM
điều tra làm rõ.
Ngày 14/6/2017, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm, tại tòa, bị cáo Nam
khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. “Nó đã nhiều lần gọi điện xin lỗi và
nhờ bố mẹ vợ hàn gắn tình cảm gia đình. Nhưng sau khi ở cùng vợ vài ngày, Việt lại
dở chứng đánh đập vợ khiến con tôi phải bỏ về nhà”.
Xét thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, HĐXX tuyên Nguyễn Văn Nam
2 năm 6 tháng tù về tội Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.


16
*Nhận xét, đánh giá:
Trong vụ án trên, các cơ quan tiến hành tố tụng đã có những quan điểm khác
nhau về trạng thái tâm lý của ông Nam khi thực hiện hành vi giết người, cụ thể:
- Ngày 14 tháng 11 năm 2016, ông Nam bị truy tố và đưa ra xét xử về hành
vi giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Tuy nhiên sau khi nghị
án, hội đồng xét xử cho rằng qua diễn biến vụ án tại phiên tòa cho thấy hành vi của
bị cáo có dấu hiệu của một tội phạm khác nặng hơn nên đã trả hồ sơ cho VKSND
TP.HCM điều tra làm rõ. Hay nói cách khác, VKS cho rằng ơng Nam bị kích động
mạnh khi thực hiện hành vi giết người, thỏa mãn dấu hiệu pháp lý của Tội giết
người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS); cịn HĐXX
cho rằng ơng Nam khơng bị kích động mạnh mà có dấu hiệu của Tội giết người

(Điều 123 BLHS) (tội phạm khác nặng hơn).
Tác giả cho rằng trường hợp của ông Nam thỏa mãn các dấu hiệu của trạng
thái tâm lý tinh thần bị kích động mạnh theo hướng dẫn tại Nghị quyết 04HĐTPTANDTC/NQ: “cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn
nhân có tính chất đè nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó
đã âm ỷ, kéo dài, đến thời điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp
diễn làm cho người bị kích động khơng tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích
động mới này thì khơng coi là kích động mạnh, nhưng nếu xét cả q trình phát
triển của sự việc, thì lại được coi là mạnh hoặc rất mạnh”.
Đây là trường hợp hành vi trái pháp luật lặp đi lặp lại nhiều lần làm cho trạng
thái tâm lý của người phạm tội bị dồn nén cho đến khi hành vi trái pháp luật đó
được lập lại gây ra hiện tượng “giọt nước làm tràn ly” làm cho người phạm tội rơi
vào trạng thái tinh thần bị kích động mạnh. Hành vi của nạn nhân Việt được lập đi
lập lại nhiều lần: “nhiều lần gọi điện thoại, đón đường rồi đến nhà chửi bới, nhục
mạ và hăm dọa giết cả gia đình bố vợ”. Đỉnh điểm của sự đè nén này là khi con gái
của ông Nam là chị Nguyễn Thị Ngọc đi làm về thì bị Việt chửi thề và đẩy ngã, cơ
gái định đứng dậy thì người anh rể vung tay định đánh. Hành vi này của Việt làm
cho sự đè nén về tâm lý bị bộc phát, ơng Nam bị kích động mạnh về tinh thần nên
đã thực hiện hành vi giết người.
Có quan điểm cho rằng hành vi “lấy xe máy chở xác con rể đến công an đầu
thú” của ông Nam thể hiện ông Nam không bị mất tự chủ và vẫn giữ được bình tĩnh.


17
Tuy nhiên, tác giả cho rằng đây chỉ là trạng thái tâm lý sau khi đã thực hiện hành vi
giết người. Trạng thái tinh thần bị kích đơng mạnh có thể chỉ diễn ra tức thời trong
chốc lát rồi sau đó người phạm tội trở lại trạng thái tâm lý bình thường. Chính vì
vậy, tác giả cho rằng trong vụ án trên, tại thời điểm thực hiện hành vi giết người,
ơng Nam đã bị kích động mạnh về tinh thần, thỏa mãn dấu hiệu của Tội giết người
trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
1.2. Kiến nghị nhằm áp dụng đúng quy định của pháp luật về dấu hiệu

định tội “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”
1.2.1. Cơ sở của kiến nghị
Dấu hiệu “trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là dấu hiệu định tội
của hai tội danh trong Phần các tội phạm BLHS, bao gồm: Tội giết người trong
trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (Điều 125 BLHS) và Tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh (Điều 135 BLHS). Theo đó, muốn kết luận người thực hiện hành vi đã
phạm một trong hai tội danh nêu trên, các cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng
minh được người phạm tội khi thực hiện hành vi phải đang trong “trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh”.
Tuy nhiên, hiện nay về lý luận vẫn cịn có nhiều quan điểm khác nhau về
“trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”. Cụ thể:
Quan điểm thứ nhất, cho rằng, tình trạng tinh thần bị kích động mạnh là tình
trạng (tâm lý) khơng hoàn toàn tự chủ, tự kiềm chế được hành vi của mình6.
Quan điểm thứ hai, trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là tình trạng ý
thức bị hạn chế ở mức độ cao do khơng chế ngự được tình cảm dẫn đến sự hạn chế
đáng kể khả năng kiểm soát và điều khiển hành vi7.
Quan điểm thứ ba, lại coi trạng thái tinh thần bị kích động mạnh là người
khơng cịn nhận thức đầy đủ về hành vi của mình như lúc bình thường, nhưng chưa
mất hẳn khả năng nhận thức. Lúc đó, họ mất khả năng tự chủ và khơng thấy hết
được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình; trạng thái
6

Nguyễn Ngọc Điệp (1997), 550 thuật ngữ chủ yếu trong pháp luật hình sự Việt Nam, Nxb. TP. Hồ Chí
Minh, tr. 193; Võ Khánh Vinh (chủ biên) (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm),
Nxb. Cơng an nhân dân, Hà Nội, tr. 74.
7
Nguyễn Ngọc Hòa & Lê Thị Sơn (2006), Từ điển pháp luật hình sự, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr. 247.



18
tinh thần của họ gần như người điên (người mất trí). Trạng thái này chỉ xảy ra trong
chốc lát, sau đó tinh thần của họ trở lại bình thường như trước8. Theo quan điểm
này, người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh dù chưa mất hồn tồn khả
năng nhận thức, nhưng đã mất khả năng tự chủ - khả năng kiềm chế và điều khiển
hành vi của mình.
Như vậy có thể thấy, quan điểm một và hai đều thừa nhận trạng thái tinh thần
bị kích động mạnh là trạng thái mà tâm lý bị ức chế ở mức độ cao dẫn đến nhận
thức bị hạn chế làm giảm đáng kể khả năng điều khiển hành vi, nhưng vẫn cịn khả
năng điều khiển hành vi của mình. Hai quan điểm này phù hợp với hướng dẫn tại
điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986
của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn áp dụng một số quy
định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự, mà theo đó: “Tình trạng tinh thần
bị kích động là tình trạng người phạm tội khơng hồn tồn tự chủ, tự kiềm chế được
hành vi phạm tội của mình”.
Các quan điểm vừa nêu đều có những nhân tố hợp lý riêng để thuyết phục
được người đọc. Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, quan điểm thứ nhất và quan
điểm thứ hai có vẻ hợp lý hơn. Bởi, một người phạm tội trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh là người dù chịu sự tác động mạnh mẽ về mặt tâm lý nhưng khả năng
nhận thức vẫn còn, nghĩa là khả năng kiềm chế và điều khiển hành vi của họ khơng
hồn tồn bị triệt tiêu. Nghĩa là “trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là nhân tố
chính làm giảm đi đáng kể khả năng tự chủ và điều khiển hành vi của mình (chứ
khơng phải mất hẳn khả năng đó) và kết quả là hành vi phạm tội xảy ra. Khác với
trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS năm 2015, nếu một người mắc bệnh tâm thần
hoặc bệnh khác (nguyên nhân khách quan) mà dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc
mất khả năng điều khiển hành vi, thì được xem là người khơng có năng lực trách
nhiệm hình sự. Ở đây, người thực hiện hành vi phạm tội trong trạng thái tinh thần bị
kích động mạnh có ngun nhân xuất phát từ phía người bị hại. Như vậy, nếu coi việc
họ mất khả năng tự chủ và điều khiển hành vi là ngun nhân ngồi ý muốn của họ,
thì họ sẽ khơng chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm của mình.

Với cách hiểu này, xét ở góc độ chủ quan người phạm tội, có thể phân biệt
“trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “trạng thái tinh thần bị kích động” ở mức
8

Đinh Văn Quế (2012), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, tập II, Nxb Lao động, tr. 44.


19
độ nhận thức của người phạm tội khi thực hiện hành vi. Khi thực hiện hành vi, nếu
người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, có thể gây
ra hậu quả cụ thể nào, bất chấp việc hành vi của mình có trái pháp luật và mình phải
chịu trách nhiệm pháp lý hay khơng thì có thể coi đây là trường hợp “trạng thái tinh
thần bị kích động”. Để làm sáng tỏ điểm này phải căn cứ vào từng đối tượng cụ thể, bởi
thực tế có trường hợp đối với đối tượng này, trường hợp này là bị kích động mạnh
nhưng đối với đối tượng khác thì khơng. Chẳng hạn, khi phát hiện vợ mình ngoại tình
với người khác tại nhà mình, có người vác dao chém ngay người tình của vợ mình.
Nhưng cũng có người sẽ bình tĩnh trong xử lý, u cầu họ mặc quần áo vào; gọi điện
thoại mời người thân, hàng xóm hoặc cán bộ thơn, ấp đến để nói chuyện nghiêm túc.
Ngồi ra, cịn có thể dựa vào nguyên nhân dẫn đến trạng thái tinh thần bị kích
động để xác định tinh thần có bị kích động mạnh hay không. Nguyên nhân làm cho
“trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn
nhân. Trong khi đó, nguyên nhân làm cho “trạng thái tinh thần bị kích động” là hành vi
trái pháp luật của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người
đó. Tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân là một
căn cứ để xem tinh thần của người phạm tội có bị kích động mạnh hay khơng. Khi xem
xét tính chất và mức độ nghiêm trọng của hành vi trái pháp luật của nạn nhân, cần đánh
giá toàn diện về cả cường độ lẫn số lượng của hành vi. Có trường hợp hành vi có
cường độ mạnh nhưng chỉ xảy ra một lần cũng đủ dẫn đến kích động mạnh. Hoặc có
trường hợp, hành vi dù cường độ thấp nhưng xảy ra nhiều lần cũng có thể dẫn đến tinh
thần bị kích động mạnh. Nói chung, sự kích động mạnh đó phải là tức thời do hành vi

trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân gây nên sự phản ứng dẫn tới hành vi phạm
tội. Nhưng cá biệt có trường hợp do hành vi trái pháp luật của nạn nhân có tính chất đè
nén, áp bức tương đối nặng nề, lặp đi lặp lại, sự kích động đó đã âm ỷ, kéo dài, đến thời
điểm nào đó hành vi trái pháp luật của nạn nhân lại tiếp diễn làm cho người bị kích
động khơng tự kiềm chế được; nếu tách riêng sự kích động mới này thì khơng coi là
kích động mạnh, nhưng nếu xét cả quá trình phát triển của sự việc, thì lại được coi là
mạnh hoặc rất mạnh. Hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người
phạm tội hoặc đối với người thân thích của người đó tuy làm cho người phạm tội bị
kích động mạnh, nhưng nói chung chưa đến mức là phạm tội9.
9

điểm b Mục 1 Chương 2 Nghị quyết số 04/HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao


×