TRƯỜNG THCS THƯỢNG THANH
Năm học 2022 – 2023
Mã đề: LS801
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
MÔN: LỊCH SỬ - KHỐI 8
Thời gian làm bài: 45 phút
Ngày 17 tháng 12 năm 2022
I. Phần trắc nghiệm (5 điểm)
Dùng bút chì tơ kín vào phiếu trả lời chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất
Câu 1. Để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933, các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ đã làm gì?
A. Đàn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân
B. Tiến hành cải cách kinh tế - xã hội ở trong nước
C. Quốc hữu hóa các xí nghiệp, nhà máy ở trong nước
D. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài
Câu 2. Ngày Quốc tế lao động 1/5 ra đời từ cuộc khởi nghĩa nào của công nhân?
A. Cuộc khởi nghĩa của công nhân Mĩ đầu năm 1886.
B. Khởi nghĩa Li-ong ở Pháp năm 1831
C. Phong trào Hiến chương ở Anh từ 1836-1847
D. Cách mạng Nga năm 1905-1907.
Câu 3. Người đề xướng thực hiện Chính sách mới nhằm đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế là
A. D. Ai-xen-hao
B. H. Tru-man
C. Ph. Ru-dơ-ven
D. H. Hu-vơ
Câu 4. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 là do đâu?
A. Giá cả đắt đỏ, người dân khơng mua được hàng hóa
B. Sản xuất ồ ạt “cung” vượt quá “cầu” thời kì 1924 – 1929
C. Hậu quả của cao trào cách mạng thế giới 1918 – 1923
D. Việc quản lí, điều tiết sản xuất ở các nước tư bản lạc hậu
Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là gì?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp công nhân ở các nước tư bản
B. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát
C. Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa xã hội
D. Mâu thuẫn giữa tư sản với lãnh chúa phong kiến ở các nước tư bản
Câu 6. Những nước nào tham gia phe Liên minh?
A. Đức, Áo – Hung, Italia
B. Đức, Pháp, Nga
C. Anh, Đức, I-ta-li-a
D. Anh, Pháp, Nga
Câu 7. Hình thức đấu tranh đầu tiên của phong trào công nhân quốc tế đầu thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là
A. đập phá máy móc.
B. đấu tranh chính trị.
C. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
D. đấu tranh vũ trang.
Câu 8. Lý do nào sau đây khơng đúng khi giải thích ngun nhân Nhật Bản gây chiến tranh xâm lược bành trướng ra
bên ngoài?
A. Nhật muốn nhanh chóng thốt khỏi khủng hoảng kinh tế.
B. Truyền thống quân phiệt của Nhật.
C. Nhật muốn làm bá chủ thế giới.
D. Thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường hàng hóa.
Câu 9. Kết quả của các cuộc đấu tranh của giai cấp cơng nhân nửa đầu thế kỉ XIX là gì?
A. Thắng lợi vang dội, khiến giai cấp tư sản phải đòi thỏa hiệp
B. Bị đàn áp, song vẫn giành thắng lợi bước đầu: công nhân được làm 8tiếng/ngày; thành lập cơng đồn…
C. Đạt được mục đích mà giai cấp cơng nhân đề ra: lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển…
D. Thất bại hồn tồn, khơng thu được bất cứ thắng lợi nào
Câu 10. Trung Quốc Đồng minh hội là tổ chức của giai cấp nào?
A. Liên minh giữa tư sản và vô sản Trung Quốc
B. Giai cấp tư sản dân tộc Trung Quốc
C. Giai cấp nông dân Trung Quốc
D. Giai cấp vô sản Trung Quốc
1
Câu 11. Dùng nào không nêu đúng ý nghĩa của cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911)?
A. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển
B. Chấm dứt sự thống trị của các nước đế quốc ở Trung Quốc
C. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ phong kiến ở Trung Quốc
D. Tác động đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
Câu 12. Cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chế độ Mạc phủ do Sôgun (Tướng quân) đứng đầu thực hiện những cải cách quan trọng
B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ ở Nhật Bản
C. Các nước tư bản phương Tây được tư do buôn bán trao đổi hàng hóa ở Nhật Bản
D. Xã hội phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng
Câu 13. Cương lĩnh chính trị của Trung Quốc Đồng minh hội là gì?
A. Học thuyết Tam dân của Từ Hi Thái hậu
B. Học thuyết Tam dân của Lương Khải Siêu
C. Học thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn
D. Học thuyết Tam dân của Khang Hữu Vi
Câu 14. Yếu tố nào giúp các nước đế quốc xâu xé được Trung Quốc?
A. Phong trào nông dân chống phong kiến bùng nổ
B. Phong trào bãi công của công nhân lan rộng khắp cả nước
C. Thái độ thỏa hiệp của giai cấp tư sản
D. Thái độ thỏa hiệp của triều đình Mãn Thanh
Câu 15. Ý nào không phản ánh đúng hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 – 1933?
A. Tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản
B. Gây hậu quả nghiêm trọng về chính trị, xã hội, đe dọa sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản
C. Đem lại nhiều cơ hội và quyền lợi cho một số nước tư bản
D. Công nhân thất nghiệp, nơng dân mất ruộng đất, đời sống khó khăn
Câu 16. Tháng 1/1868, một sự kiện nổi bật đã diễn ra ở Nhật Bản là gì?
A. Thiên hồng Minh Trị lên ngơi
B. Nhật Bản kí hiệp ước mở cửa cho Mĩ vào buôn bán
C. Chế độ Mạc phủ sụp đổ
D. Cuộc Duy tân Minh Trị bắt đầu
Câu 17. Chính sách mới đã giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản của nước Mĩ, ngoại trừ việc vẫn tồn tại?
A. Tăng cường vai trò của Nhà nước trong việc điều hành nền kinh tế
B. Khôi phục sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới
C. Tình trạng phân biệt đối xử với người da đen và da màu, xây dựng xã hội dân chủ thực sự
D. Xoa dịu mâu thuẫn giai cấp, duy trì được chế độ dân chủ tư sản
Câu 18. Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến việc các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc?
A. Các nước tư bản phương Tây đang trên đà thắng lợi, muốn tìm kiếm thị trường và thuộc địa.
B. Nửa sau thế kỉ XIX, chế độ phong kiến đã suy yếu, mục ruỗng.
C. Trung Quốc muốn mở cửa, đón tư bản các nước ngoài vào đầu tư.
D. Là nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ.
Câu 19. Lê-nin là người có vai trị lớn trong việc thành lập tổ chức Quốc tế nào dưới đây?
A. Quốc tế thứ hai
B. Quốc tế thứ hai và ba.
C. Quốc tế thứ nhất
D. Quốc tế thứ ba
Câu 20. Lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc những năm đầu thế kỉ
XX là
A. Hồng Tú Tồn
B. Tơn Trung Sơn
C. Lương Khải Siêu
D. Khang Hữu Vi
II. Tự luận (5 điểm)
Câu 1. (3 điểm)
a. Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
b. So với cách mạng tháng Hai, cách mạng tháng Mười đã đem lại kết quả tiến bộ như thế nào?
Câu 2. (2 điểm)
a. Tình hình Nhật Bản sau cuộc Duy Tân Minh Trị?
b. Qua cuộc Duy Tân Minh Trị, em rút ra được bài học gì cho bản thân?
2