Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Lvckii cao ngọc duy 21 9 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 111 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
-----***-----

CAO NGỌC DUY

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GẪY KÍN LIÊN
MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI BẰNG NẸP KHĨA
CĨ HỖ TRỢ MÀN TĂNG SÁNG TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỨC GIANG
Chuyên ngành : Chấn thương chỉnh hình
Mã số

: CK. 62720725

ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN MẠNH KHÁNH

HÀ NỘI - 2021


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin trân trọng cảm ơn:
Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hà Nội.
Phòng đào tạo sau đại học- Trường Đại học Y Hà Nội.
Bộ môn Ngoại- Trường Đại học Y Hà Nội.
Ban giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Phòng lưu trữ hồ sơ - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.
Tập thể khoa Chấn thương chỉnh hình - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang.


Đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình học tập
và nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khánh,
người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tơi tích lũy kiến thức và phương pháp
luận khoa học trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các thầy trong hội đồng chấm
luận văn đã cho ý kiến quí báu để tơi hồn thiện luận văn này.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè thân thiết, các
bạn đồng nghiệp đã ln động viên, khích lệ và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt thời gian học tập vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2021
Tác giả

Cao Ngọc Duy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Cao Ngọc Duy, học viên lớp chuyên khoa II khoá 33, chuyên
ngành ngoại khoa, Trường Đại học Y Hà Nội xin cam đoan:
1. Đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị gẫy kín liên mấu
chuyển xương đùi bằng nẹp khóa có hỗ trợ màn tăng
sáng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang” là của bản thân tôi trực
tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khánh.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố tại Việt Nam.
3. Các thông tin và số liệu được thu thập phục vụ nghiên cứu là chính
xác, khách quan và trung thực. Luận văn này chưa từng được công bố tại bất

kỳ hội nghị khoa học nào.
4. Mọi thông tin và số liệu kế thừa từ những nghiên cứu khác đều được
trích dẫn đầy đủ.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này.
Hà Nội, ngày

tháng 10 năm 2021
Tác giả

Cao Ngọc Duy


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
BV

Bệnh viện

BN
Bệnh nhân
CTSN
Chấn thương sọ não
CTNK
Chấn thương ngực kín
CTBK
Chấn thương bụng kín
CTCS
Chấn thương cột sống
LMC
Liên mấu chuyển

TNGT
Tai nạn giao thông
TNSH
Tai nạn sinh hoạt
TNLĐ
Tai nạn lao động
HA
Huyết áp
M
Mạch
KHX
Kết hợp xương
XQ
X-quang
Tiếng nước ngoài:
AO:

Arbeitsgemeinschaft fuer Osteosynthesefragen

ASIF:

Association for the Study of Internal Fixation

ASA:

American Society of Anesthesiologist


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................3
1.1. ĐẶC ĐIỂM GIẢI PHẪU ĐẦU TRÊN XƯƠNG ĐÙI LIÊN QUAN
ĐẾN LMC.....................................................................................................3
1.1.1. Chỏm xương đùi..............................................................................3
1.1.2. Cổ xương đùi...................................................................................4
1.1.3. Khối mấu chuyển............................................................................5
1.1.4. Mạch máu đầu trên xương đùi........................................................6
1.2. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ VÀ CHỨC NĂNG CỦA VÙNG MẤU
CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI..............................................................................8
1.2.1. Đặc điểm sinh lý..............................................................................8
1.2.2. Cơ sinh học khớp háng....................................................................8
1.3. PHÂN LOẠI GÃY LIÊN MẤU CHUYỂN XƯƠNG ĐÙI...................9
1.3.1. Phân loại của Boyd và Griffin năm 1949........................................9
1.3.2. Phân loại theo Association for Osteosynthesis (A.O)...................10
1.3.3. Phân loại Kyle, Gustilo,và Premer:...............................................11
1.3.4 Phân loại EVANS:........................................................................12
1.3.5. Phân loại JENSEN......................................................................13
1.4. SINH BỆNH HỌC VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ GÃY LMC
XƯƠNG ĐÙI..............................................................................................14
1.4.1. Cơ chế chấn thương.......................................................................14
1.4.2. Tuổi...............................................................................................14
1.4.3. Các bệnh nội khoa mạn tính..........................................................15
1.4.4. Chất lượng xương, độ lỗng xương..............................................15
1.5. SINH LÝ LIỀN XƯƠNG....................................................................17


1.6. CHẨN ĐỐN......................................................................................19
1.6.1. Lâm sàng.......................................................................................19
1.6.2. Chẩn đốn hình ảnh.......................................................................19
1.7. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ GÃY LMC XƯƠNG ĐÙI...........19

1.7.1. Điều trị bảo tồn..............................................................................19
1.7.2. Điều trị phẫu thuật.........................................................................20
1.8. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ
GÃY LMC XƯƠNG ĐÙI...........................................................................30
1.8.1. Lịch sử điều trị gãy liên mấu chuyển xương đùi trên thế giới......30
1.8.2. Tình hình điều trị gãy liên mấu chuyển tại Việt Nam...................31
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............35
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..............................................................35
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân...........................................................35
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ........................................................................35
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................36
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................36
2.2.2. Thu thập số liệu nghiên cứu..........................................................36
2.2.3. Phương pháp phẫu thuật và phục hồi chức năng...........................37
2.2.4. Đánh giá kết quả............................................................................42
Chương 3: DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................45
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH NHÂN.........................................45
3.1.1. Tuổi và giới...................................................................................45
3.1.2. Nguyên nhân gãy xương...............................................................45
3.1.3. Sự liên quan giữa nhóm tuổi và nguyên nhân gãy xương.............46
3.1.4. Chất lượng xương..........................................................................46
3.1.5. Sự liên quan giữa nhóm tuổi và chất lượng xương.......................47
3.1.6. Phân loại gãy xương theo AO.......................................................47


3.1.7. Bệnh lý nội khoa kèm theo............................................................48
3.2. SỐ LIỆU LIÊN QUAN ĐIỀU TRỊ......................................................49
3.2.1. Thời điểm phẫu thuật....................................................................49
3.2.2. Thời gian phẫu thuật.....................................................................49
3.2.3. Truyền máu trong và sau phẫu thuật.............................................50

3.2.4. Kích thước nẹp khóa sử dụng kết hợp xương:..............................51
3.2.5. Thời gian nằm viện.......................................................................51
3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ..........................................................................52
3.3.1. Thời gian theo dõi kết quả điều trị................................................52
3.3.2. Đánh giá kết quả gần.....................................................................52
3.3.3. Đánh giá kết quả xa.......................................................................52
3.3.4. Kết quả chung...............................................................................56
Chương 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN..............................................................57
DỰ KIẾN KẾT LUẬN..................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Liên quan giữa tuổi và giới.............................................................45
Bảng 3.2. Nguyên nhân gãy liên mấu chuyển xương đùi...............................45
Bảng 3.3. Sự liên quan giữa tuổi và nguyên nhân gãy xương........................46
Bảng 3.4. Phân loai loãng xương theo chỉ số Singh.......................................46
Bảng 3.5. Sự liên quan giữa tuổi và mức độ loãng xương..............................47
Bảng 3.6. Phân loại gãy xương theo AO........................................................47
Bảng 3.7. Phân loại gãy LMC theo nguyên nhân chấn thương......................47
Bảng 3.8. Bệnh nội khoa mạn tính kèm theo..................................................48
Bảng 3.9. Phân loại bệnh nhân theo chỉ số ASA............................................48
Bảng 3.10. Thiếu máu trước mổ.....................................................................48
Bảng 3.11. Sự liên quan giữa tuổi và thiếu máu.............................................49
Bảng 3.12. Thời gian từ khi gãy xương đến khi phẫu thuật............................49
Bảng 3.13. Thời gian phẫu thuật kéo dài........................................................49
Bảng 3.14. Lượng máu truyền trong và sau mổ liên quan đến độ tuổi bệnh
nhân...............................................................................................50
Bảng 3.15. Liên quan giữa loại gãy với lượng máu truyền.............................50

Bảng 3.16. Kích thước dụng cụ sử dụng kết hợp xương................................51
Bảng 3.17. Phân bố bệnh nhân theo thời gian nằm viện.................................51
Bảng 3.18. Thời gian theo dõi kết quả điều trị................................................52
Bảng 3.19. X quang sau mổ >6 tháng.............................................................52
Bảng 3.20. Kết quả tái khám sau phẫu thuật >6 tháng....................................53
Bảng 3.21. Biến dạng ngắn chi sau >6 tháng..................................................53
Bảng 3.22. Đánh giá biên độ vận động khớp háng.........................................54
Bảng 3.23. Các biến chứng muộn sau 6 tháng................................................54
Bảng 3.24. Liên quan kết quả giữa nắn xương với chịu lực..........................55
Bảng 3.25. Liên quan kết quả giữa nắn xương với lành xương.....................55
Bảng 3.26. Liên quan kết quả giữa nắn xương với chức năng khớp..............55
Bảng 3.27. Kết quả chung...............................................................................56


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Giải phẫu đầu trên xương đùi............................................................3
Hình 1.2: Góc thân- cổ và góc nghiêng trước cổ xương đùi.............................4
Hình 1.3. Hệ thống cung nhọn và quạt chân đế đầu trên xương đùi.................5
Hình 1.4. Các động mạch đầu trên xương đùi..................................................7
Hình 1.5. Phân loại của Boyd và Griffin...........................................................9
Hình 1.6: Phân loại theo AO ..........................................................................11
Hình 1.7: Phân loại Kyle, Gustilo,và Premer..................................................12
Hình 1.8: Phân loại Evans...............................................................................12
Hình 1.9: Phân Loại Jensen.............................................................................13
Hình 1.10: Chỉ số Singh..................................................................................16
Hình 1.11: Nẹp gập góc liền khối...................................................................21
Hình 1.12: Kết hợp xương bằng nẹp DHS......................................................22
Hình 1.13: Đinh Y-Kuntscher.........................................................................23
Hình 1.14: Kết hợp xương bằng đinh Gamma................................................24
Hình 1.15: Dụng cụ nẹp vít khóa....................................................................25

Hình 1.16: Cấu tạo của hệ nẹp khóa...............................................................27
Hình 1.17: Cơ chế tác dụng của nẹp khóa......................................................27
Hình 1.18: Tư thế bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chỉnh hình..........................29
Hình 2.1. Bộ dụng cụ kết hợp xương bằng nẹp khóa......................................37
Hình 2.2: Góc cổ thân xương đùi....................................................................38
Hình 2.3: Đường rạch da của gãy liên mấu chuyển........................................39
Hình 2.4: Vén cơ căng mạc đùi và cắt ngun ủy cơ rộng ngồi...................39
Hình 2.5: Các bước tiến hành đặt dụng cụ......................................................40


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Gãy liên mấu chuyển (LMC) xương đùi là một chấn
thương gãy xương thường gặp, chiếm 50 - 55% các loại gãy
đầu trên xương đùi, gặp nhiều ở người cao tuổi, với nhiều
bệnh lí nền kèm theo. Tỉ lệ nữ nhiều gấp 2 – 3 lần nam giới.
Việc điều trị thường gặp những khó khăn và thách thức. Lỗng
xương là ngun nhân chính mà từ đó chỉ một chấn thương
nhẹ đã có thể gây gãy LMC. Người cao tuổi chiếm đến 95%
trong tổng số các trường hợp gãy LMC xương đùi [1].
Gãy LMC xương đùi có tần suất ngày càng tăng do tuổi
thọ tăng. Ở Mỹ, năm 2004 có 250,000 trường hợp; 90% ở ộ
tuổi trên 70; tỷ lệ tử vong sau gãy từ 15% - 20%; chi phí điều
trị khoảng 10 tỷ USD/năm. Theo thống kê của Cơ sở dữ liệu
quốc gia về gãy xương hông (NHFD) của Anh: Năm 2013 tại
Anh ước tính có 58.639 trường hợp [1], năm 2017 đã tăng lên
64.858 trường hợp [2]. Theo dự báo vào năm 2040 ở Mỹ, số
lượng người bị gãy liên mấu chuyển xương đùi sẽ vào khoảng
550.000 người; chi phí chăm sóc cho bệnh này khoảng 62 tỷ

đơ [3].
Trước đây, với gãy kín liên mấu chuyển xương đùi (đặc biệt ở người
cao tuổi) chủ yếu được điều trị bảo tồn. Tuy nhiên điều trị bảo tồn (Kéo nắn
bó bột, xuyên đinh kéo liên tục, bột chống xoay...) đã gây rất nhiều biến
chứng: loét do tỳ đè, viêm tắc mạch, viêm phổi do ứ đọng,... dẫn tới tỷ lệ tử
vong rất cao. Theo một nghiên cứu trên thế giới của Horowitz cho thấy điều
trị bảo tồn dẫn đến tỷ lệ tử vong là 35% [6]. Trong nước, năm 1984 Nguyễn
Trung Sinh đã công bố kết quả điều tra 50 gãy LMC xương đùi bằng bó bột


2

Whitmann cho thấy: tỷ lệ phục hồi chức năng kém lên tới 40%; tử vong trong
3 tháng đầu 26%; loét do tỳ đè 14%.
Ngày nay, quan điểm điều trị gãy kín liên mấu chuyển xương đùi bằng
phẫu thuật đã được thống nhất chấp nhận, nhằm phục hồi giải phẫu, tạo điều
kiện cho liền xương sớm, bệnh nhân sớm ngồi dậy và phục hồi chức năng đi
lại được, tránh các biến chứng do nằm lâu. Có nhiều phương pháp điều trị
bằng phẫu thuật cho gãy xương ở các vùng này như: kết hợp xương bên trong,
thay khớp, hoặc sử dụng khung cố định ngồi. Mỗi phương pháp đều có
những ưu điểm và hạn chế riêng. Mặc dù các phương tiện kết hợp xương ngày
càng đa dạng và có chất lượng tốt, nhưng tỷ lệ điều trị thất bại vẫn còn cao.
Phần lớn những thất bại là do việc thực hiện kết hợp xương không đạt và lựa
chọn phương tiện kết hợp xương khơng phù hợp với chất lượng xương và
hình thái gãy xương. Các loại đinh nội tủy cũng có khơng ít biến chứng như
trôi vít, gục cổ xương đùi, vít trồi ra bờ trên cổ chỏm xương đùi và gãy xương
muộn vùng vít khóa đầu xa. Nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước kết luận
kết hợp xương bằng nẹp khóa cho phép phục hồi tốt về mặt chức năng và giải
phẫu [1], [2], [3], [6].
Tại Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang, đã triển khai phương

pháp điều trị kết hợp xương bằng nẹp khóa dưới màn tăng
sáng trên bệnh nhân gãy kín LMC xương đùi, bước đầu thu
được kết quả tốt. Nhằm tổng kết các ca đã mổ gãy liên mấu
chuyển xương đùi ở người cao tuổi, cũng như đánh giá và
nâng cao chất lượng điều trị, nên chùng tôi thực hiện nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị gẫy kín liên mấu
chuyển xương đùi bằng nẹp khóa có hỗ trợ màn tăng
sáng tại Bệnh viện Đa khoa Đức Giang” với hai mục tiêu
sau đây:


3

1. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đốn hình ảnh gẫy LMC
xương đùi.
2. Đánh giá kết quả điều trị gẫy kín LMC xương đùi bằng
nẹp khóa có hỗ trợ màn tăng sáng tại Bệnh viện Đa khoa
Đức Giang.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đặc điểm giải phẫu đầu trên xương đùi liên quan đến liên mấu
chuyển xương đùi.
Đầu trên xương đùi bao gồm: chỏm xương đùi, cổ xương đùi và khối
mấu chuyển [Error: Reference source not found],[Error: Reference source not
found].


1. Chỏm xương đùi
2. Hố dây chằng tròn
3.Cổ giải phẫu xương đùi
4. Mào liên mấu
5. Mấu chuyến bé
6. Mấu chuyến lớn
7. Hố ngón tay
8. Điểm báo của bao khớp
9. Đường gian mấu

Hình 1.1. Hình thể cổ giải phẫu xương đùi (A.trước. B.sau).
Nguồn: theo Frank H.N. (1997) [5].

1.1.1. Chỏm xương đùi
Chỏm xương đùi (caput femoris) [6] có hình trịn, đường kính 40 60mm, hình 2/3 khối cầu, có sụn che phủ trừ nơi bám của dây chằng tròn,
ngẩng lên trên vào trong, hơi chếch ra trước, ở phía sau và phía dưới đỉnh
chỏm có một chỗ lõm gọi là hố dây chằng tròn hay hõm chỏm đùi (fovea
capitis femoris).
Theo Nguyễn Hữu Thắng (2008) [7]: Chỏm xương đùi người Việt Nam
trưởng thành có đường kính trung bình ngang chỏm là 42,96mm (từ 35 49mm), trung bình chiều cao dọc chỏm là 28,44mm (từ 21 - 37mm).


5

1.1.2. Cổ xương đùi
Cổ xương đùi hình ống dẹt, cổ hướng chếch lên trên và vào trong nối
chỏm đùi với vùng mấu chuyển. Cổ xương đùi dài khoảng 30-40mm, có hai
mặt, hai bờ và hai đầu:
+ Mặt trước có bao khớp che phủ.
+ Mặt sau do bao khớp bám vào cổ xương đùi cách mào gian mấu

1cm, nên chỉ có 2/3 trong nằm trong bao khớp.
+ Bờ trên ngắn, nằm ngang.
+ Bờ dưới dài và chếch.
+ Đầu trong dính vào chỏm đùi có nhiều lỗ mạch máu.
+ Đầu ngồi to liên quan đến khối mấu chuyển.
- Trục của cổ xương đùi hợp với trục thân xương đùi một góc khoảng
125º-130º gọi là góc nghiêng hay góc cổ thân. Chính góc nghiêng này giúp
cho xương đùi hoạt động dễ dàng quanh khớp hơng [8].

Hình 1.2: Góc thân- cổ và góc nghiêng trước cổ xương đùi [8]
- Góc nghiêng trước cổ xương đùi: trục cổ giải phẫu hơi chếch ra trước
so với trục ngang của hai lồi cầu xương đùi, tạo thành một góc khoảng 15º20º, gọi là góc nghiêng trước cổ xương đùi [8].


6

Đầu trên xương đùi có một cấu trúc đặc biệt, giúp đầu trên xương đùi
vững chắc, chịu được sức nặng của cơ thể khi vận động, cấu trúc này bao gồm:
+ Lớp vỏ xương đặc ở thân xương kéo dài lên tận cổ khớp ở bên
trong, ở phía ngồi tuy lớp vỏ xương đặc dừng lại ở mấu chuyển lớn nhưng
được tăng cường bằng một lớp vỏ xương đặc trên cổ.
+ Hệ thống quạt chân đế: là các bè xương xếp thành hình nan quạt tụ
lại ở phần vỏ xương đặc của cổ và từ đó tiếp nối với đường ráp.
+ Hệ thống cung nhọn: là hệ thống các bè xương nằm giữa cổ và mấu
chuyển có chân cung tựa vào vỏ xương đặc ở thân xương và đỉnh cung hướng
lên trên.

Hình 1.3. Hệ thống cung nhọn và quạt chân đế đầu trên xương đùi
(Nguồn .Ward FO. Human Anatomy. London: Renshaw) [9].


1.1.3. Khối mấu chuyển
Khối mấu chuyển là vùng xương nối giữa cổ và thân xương đùi, giới
hạn từ ranh giới bao khớp ở nền cổ đến quá mấu chuyển bé 5cm, gồm các
thành phần [Error: Reference source not found],[Error: Reference source not
found],[Error: Reference source not found]:


7

+ Mấu chuyển lớn (MCL): Là chỗ bám của khối cơ xoay đùi. MCL
hình thành rõ vào năm thứ tư sau sinh và cốt hóa theo hình thái thứ phát.
MCL định vị ở trên đường đi nằm cùng hướng với mặt trên của thân xương
đùi và có thể sờ được ở phía dưới mào chậu. MCL có hai mặt là mặt trong và
mặt ngồi, có bốn bờ trên, dưới, trước, sau là nơi bám của cơ mông nhỡ và cơ
mông bé [Error: Reference source not found],[Error: Reference source not
found],[Error: Reference source not found].
+ Mấu chuyển bé (MCB): Là núm lồi hình tháp đầu tù nằm ở phía sau
trong khối mấu chuyển, giữa chỗ nối của cổ xương đùi với thân xương đùi,
MCB là chỗ bám của cơ thắt lưng chậu và không sờ thấy được [Error:
Reference source not found].
+ Đường gian mấu: Là gờ gồ ghề nối giữa MCL và MCB ở phía
trước, đường gian mấu là chỗ bám của dây chằng chậu đùi. Nơi cao nhất của
đường gian mấu là mặt trước của MCL, mặt trước dưới của đường gian mấu
là chỗ bám của phần trước bao khớp hông [Error: Reference source not
found],[Error: Reference source not found],[Error: Reference source not
found].
+ Mào gian mấu: Là một gờ sắc, cao và rõ hơn đường gian mấu nối
giữa MCL và MCB ở phía sau, mào gian mấu là nơi bám của cơ vuông đùi.
+ Hố mấu chuyển: Là phần lõm nhỏ, nằm ngay trong chỗ nối phía sau
cổ xương đùi với diện giữa của MCL, là chỗ bám của cơ bịt ngoài.

+ Lồi củ của cơ vuông đùi: Là núm gồ nhỏ ở trung tâm của mào gian
mấu, ngang với mấu chuyển bé.
1.1.4. Mạch máu đầu trên xương đùi
Các động mạch đến ni dưỡng đầu trên xương đùi có nguồn gốc từ
động mạch mũ đùi trong và động mạch mũ đùi ngoài của động mạch đùi sâu.


8

+ Động mạch mũ đùi ngoài: tách ra từ động mạch đùi sâu, đi giữa cơ
may, cơ thẳng đùi và cơ thắt lưng chậu, vòng lấy đầu trên xương đùi sau đó
cho các nhánh lên đi dọc theo đường liên mấu, nhánh xuống và nhánh ngang
+ Động mạch mũ đùi trong: Đi giữa cơ thắt lưng chậu và cơ lược,
vòng lấy đầu trên xương đùi và chia ra các nhánh lên, xuống, nhánh sâu và
nhánh ổ cối [Error: Reference source not found],[9].

Hình 1.4. Các động mạch đầu trên xương đùi
(Nguồn Atlas Giải Phẫu Người, Frank H.Netter.MD) [5]

Vùng mấu chuyển xương đùi là vùng xương xốp rất giàu mạch máu
nuôi chủ yếu do hai động mạch mũ đùi trong và mũ đùi ngồi cung cấp.
Ngồi ra vùng mấu chuyển cịn được cung cấp thêm từ các nhánh khác như
nhánh vuông dưới và nhánh xuyên đầu tiên của động mạch đùi sâu. Nhánh
xuống của động mạch mông trên và nhánh lên của động mạch mũ đùi trong
tạo thành vòng nối động mạch gần hố mấu chuyển [Error: Reference source
not found],[9],[0].
Vùng cổ và chỏm xương đùi được cung cấp máu từ các động mạch lưới
bao gồm:



9

+ Động mạch lưới trên và trước xuất phát từ nhánh trên của động
mạch mũ đùi ngoài.
+ Động mạch lưới dưới xuất phát từ động mạch mũ đùi trong và động
mạch lưới sau xuất phát từ nhánh ngang của động mạch mũ đùi trong.
Vùng LMC xương đùi có cấu trúc chủ yếu là xương xốp, mạch máu
nuôi dưỡng rất phong phú, điều này rất thuận lợi cho quá trình liền xương.


10

1.2. Đặc điểm sinh lý và chức năng của vùng mấu chuyển xương đùi.
1.2.1. Đặc điểm sinh lý
Do nguồn máu nuôi dưỡng khối mấu chuyển rất phong phú nên khi bị
gãy LMC xương đùi chảy máu nhiều, song hầu hết đều liền xương, hiếm khi
bị biến chứng hoại tử vô mạch [11],[12].
Vùng mấu chuyển xương đùi là vùng được nuôi dưỡng tốt, nhiều mạch
máu tới cung cấp nên liền xương rất tốt, dù khơng nắn chỉnh, bó xương vẫn
liền sau 8 tuần và tỳ đè được sau 12 tuần. Tuy nhiên, chân gãy bị ngắn, chỏm
và cổ bị khép, chân bị xoay ngoài nhiều, đau và hạn chế khi đứng hoặc đi lại
[13],[14],[15].
Bao khớp hông là một bao sợi dày chắc, về phía xương chậu bao khớp
bám vào chu vi ổ cối và mặt ngoài sụn viền ổ cối, về phía xương đùi ở phía
trước bao khớp bám vào đường gian mấu, ở phía sau bám cách mào gian mấu
1cm. Như vậy có 1/3 ngồi mặt sau cổ xương đùi không nằm trong bao khớp,
nên khi gãy ở vùng này khớp hơng có thể chỉ toạc ra phía trước [Error:
Reference source not found].
1.2.2. Cơ sinh học khớp háng
Khớp háng có sự vững chắc và cử động tốt trong 3 chiều khơng gian.

Vùng mấu chuyển có nhiều cơ to khoẻ bám vào mấu chuyển lớn, đảm
bảo chức năng trong việc nâng đỡ khung chậu và phần trên cơ thể giúp cho sự
vận động khớp háng được linh hoạt. Biên độ vận động khớp háng như sau:
+ Gấp / duỗi: 120º/0º/20º.
+ Dạng / khép: 60º/0º/50º.
+ Xoay trong / xoay ngoài: 30º/0º/40º.
Năm 1977 Pauwels, cũng như các tác giả về sau này nghiên cứu cơ sinh
học khớp háng kết luận rằng khi đứng trên một chân, chỏm đùi bên chân trụ
chịu một lực tải gần 3 lần trọng lượng cơ thể, và hướng lực tác dụng vào cổ


11

chỏm đùi tạo một góc 159º so với đường thẳng đứng. Hiểu biết này địi hỏi
các loại nẹp vít phải có góc cổ thân gần với đường lực tác dụng cơ sinh học
mới có thể phát huy tác dụng giúp mặt gãy ln áp sát trong q trình liền
xương. Trong thực tế đặt vít vào cổ chỏm với góc ≥ 150º hầu như không thể
được, nên các dụng cụ kết xương hiện nay có góc cổ thân từ 125º, 130º,
135º... để phẫu thuật viên lựa chọn cho từng bệnh nhân cụ thể.
1.3. Các yếu tố nguy cơ gây gãy liên mấu chuyển xương đùi
1.3.1. Tuổi
Tuổi là yếu tố nguy cơ hàng đầu. Sau 60 tuổi, khi tuổi tăng 5 năm thì số
người bị gãy LMC xương đùi tăng 1,5 lần. Nguyên nhân do người già dễ bị
trượt ngã, khối lượng khống xương bị giảm nhiều, xương trở nên giịn và dễ
gãy [25]. Các nghiên cứu về sinh lý phát triển và lão hóa của hệ xương cho
biết, thường từ tuổi 70 trở lên có những thay đổi rõ rệt mang tính bệnh lý gây
giảm sức bền và khả năng chịu lực, khơng những tăng nguy cơ gãy xương mà
cịn ảnh hưởng nhiều tới độ vững chắc của các phương tiện kết hợp xương [9].
1.3.2. Các bệnh nội khoa mạn tính
Người cao tuổi ln có tỷ lệ mắc bệnh mạn tính cao, các cơ quan đều

có biểu hiện suy giảm chức năng. Đó là một thách thức với điều trị. Cần phải
đánh giá tình trạng bệnh nhân để lên kế hoạch điều trị, gây mê hồi sức, chăm
sóc bệnh nhân trước và sau mổ. Xếp loại sức khỏe của bệnh nhân theo ASA:
+ ASA1: tình trạng sức khoẻ tốt.
+ ASA2: có một bệnh nhưng không ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh
hoạt hàng ngày.
+ ASA3: có một bệnh ảnh hưởng đến sức khoẻ và sinh hoạt hàng ngày
(tiểu đường, sỏi thận, sỏi gan, loét dạ dày-hành tá tràng...).
+ ASA4: bệnh nhân có bệnh nặng đe doạ đến tính mạng(bệnh van tim,
hen phế quản nặng, tim phổi mạn tính, tăng huyết áp...).



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×