Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường tại viện nghiên cứu da giầy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất giầy
cho bệnh nhân tiểu đường
tại Viện Nghiên cứu Da giầy
Lê Thanh Xuân
Ngành: Quản lý Kỹ thuật – Công nghệ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Huấn
Viện:

Dệt may - Da giầy và Thời trang

HÀ NỘI, 4/2023


ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất giầy
cho bệnh nhân tiểu đường
tại Viện Nghiên cứu Da giầy
Lê Thanh Xuân


Ngành: Quản lý Kỹ thuật – Công nghệ
Chuyên ngành: Công nghệ da giầy

Giảng viên hướng dẫn:



PGS.TS. Bùi Văn Huấn

Bộ môn:
Viện:

Vật liệu và Cơng nghệ Hóa dệt

Dệt may - Da giầy và Thời trang

HÀ NỘI, 4/2023

Chữ ký của GVHD


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lâp – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn: Lê Thanh Xuân
Đề tài luận văn: Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất giầy cho bệnh
nhân tiểu đường tại Viện Nghiên cứu Da giầy
Ngành: Quản lý Kỹ thuật – Công nghệ
Mã số SV: 20211018M
Tác giả, người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận
tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 27 tháng
04 năm 2023 với các nội dung sau:
1. Chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi đánh máy (các trang 9; 10; 15; 21; 23; 24; 28;
32; 33; 35; 46; 50; 53; 59; 60; 72; 73; 91; 102; 103; 104)
2. Chỉnh sửa phần tổng quan, bổ sung thông tin về phân loại dự án (từ trang

35 đến trang 36); thông tin về địa điểm dự án (trang 50).
3. Trình bày rõ hơn về phạm vi nghiên cứu (các trang 7; 50).
4. Chỉnh sửa theo quy chuẩn luận văn của Đại học Bách Khoa Hà Nội (mẫu
“Quy định hình thức luận văn_2019”).
Ngày

tháng

năm 2023

Giáo viên hướng dẫn

Tác giả luận văn

PGS. TS. Bùi Văn Huấn

Lê Thanh Xuân

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS. TS. Phan Thanh Thảo


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là: Lê Thanh Xuân
Học viên lớp: 21A-EM-QLKTCN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các thơng tin tài liệu
trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc, những nội dung và kết quả trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình
khoa học nào.


NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Thanh Xuân


LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT
Họ và tên học viên:
LÊ THANH XUÂN
Ngành:
Quản lý Kỹ thuật – Công nghệ
Hệ:
Thạc sỹ kỹ thuật
Khóa:
2021A
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: PGS.TS. Bùi Văn Huấn
Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường
tại Viện Nghiên cứu Da giầy.
Research on setting up a project of manufacturing shoes for diabetes patients at
Leather research institute.
Mục tiêu của đề tài:
Xây dựng được dự án sản xuất giầy hàng loạt (giầy “sâu rộng” “Extra Depth
Diabetic Shoes”) cho BNTĐ nam và nữ có nguy cơ biến chứng bàn chân thấp và
vừa tại Viện Nghiên cứu Da giầy.
Nội dung của đề tài, các vấn đề cần được giải quyết:
Nghiên cứu tổng quan về bệnh tiểu đường, giầy cho bệnh nhân tiểu đường
và quy trình xây dựng dự án.
Nghiên cứu phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất giầy tại Viện Nghiên
cứu Da Giầy.
Nghiên cứu thiết kế và chế tạo phom giầy cho bệnh nhân tiểu đường - cơ sở

để thiết kế và sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường.
Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường tại
Viện Nghiên cứu Da Giầy.
Đánh giá hiệu quả dự án.

Giáo viên hướng dẫn
Ký và ghi rõ họ tên

PGS. TS. Bùi Văn Huấn


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS. Bùi Văn Huấn với
sự tận tâm, với những bài học trở thành hành trang quý báu để em bước vào đời.
Em xin chân thành cảm ơn mái trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, các
thầy cô Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang và các cán bộ của Viện Nghiên cứu
Da giầy đã giúp đỡ em hoàn thiện nội dung của bản luận văn. Em cũng xin cảm ơn
sự giúp đỡ, hỗ trợ của Ban lãnh đạo, cán bộ Hiệp hội Da – Giầy – Túi xách Việt
Nam và sự khích lệ từ gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình em thực
hiện luận văn này.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


Tóm tắt nội dung luận văn
Trong đề tài luận văn tốt nghiệp: “Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất giầy
cho bệnh nhân tiểu đường tại Viện Nghiên cứu Da Giầy”, em đã nghiên cứu tổng
quan về bệnh tiểu đường và giầy dành cho bệnh nhân tiểu đường, tổng quan về xây
dựng dự án sản xuất sản phẩm và thực trạng tại Viện Nghiên cứu Da Giầy.
Luận văn cũng đã xác định được mục tiêu, đối tượng, phạm vi, nội dung
nghiên cứu để xây dựng dự án này.

Qua phân tích, tổng hợp và giải quyết vấn đề đã làm rõ các nội dung cơ bản
như sau:
- Nghiên cứu thiết kế và chế tạo phom giầy cho bệnh nhân tiểu đường – cơ
sở để thiết kế và sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường;
- Nghiên cứu xây dựng dự án sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường tại
Viện Nghiên cứu Da Giầy;
- Dự tính một số chỉ tiêu kinh tế chính của dự án.
Kết quả luận văn đã xây dựng được dự án đầu tư sản xuất giầy cho bệnh
nhân tiểu đường với công suất 1000 đôi/ngày tại cơ sở 2 của Viện Nghiên cứu Da
Giầy. Dự án sử dụng các trang thiết bị hiện đại, có thiết bị tự động hóa của Đài
Loan và bố trí xưởng, thiết bị theo mơ hình sản xuất tinh gọn Lean. Kết quả dự
tính một số chỉ tiêu kinh tế cho thấy dự án có tính khả thi cao.
Để đưa ra các bản vẽ mỹ thuật, em sử dụng phần mềm Adobe Illustrator
(AI) và sử dụng phần mềm SPSS, phần mềm Excel, phần mềm thiết kế phom (Shoe
Last Design) để hỗ trợ thiết kế kĩ thuật trong bản luận văn này.

Học viên thực hiện
Ký và ghi rõ họ tên

Lê Thanh Xuân



MỤC LỤC

MỤC LỤC .............................................................................................................. 1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. 4
DANH MỤC HÌNH VẼ ......................................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................... 6
CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN ........................................................ 9

1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường và giầy dành cho bệnh nhân tiểu đường ... 9
1.1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường ............................................................. 9
1.1.2. Tổng quan về giầy cho BNTĐ ........................................................... 11
1.1.2.1. Đặc điểm chung bàn chân BNTĐ ............................................... 11
1.1.2.2. Vai trò của giầy trong bảo vệ bàn chân BNTĐ ........................... 12
1.1.2.3. Các yêu cầu chung đối với giầy cho chân BNTĐ ....................... 13
1.1.2.4. Các loại giầy cho chân BNTĐ .................................................... 13
1.1.2.5. Đặc điểm thiết kế và công nghệ sản xuất giầy cho chân BNTĐ. 15
1.1.2.6. Đặc điểm kinh doanh (phân phối hay bán hàng) giầy cho BNTĐ
.................................................................................................................. 31
1.1.3. Nhu cầu giầy dép cho BNTĐ ............................................................. 32
1.1.3.1. Nhu cầu của thị trường quốc tế ................................................... 32
1.1.3.2. Nhu cầu của thị trường trong nước ............................................. 34
1.2. Tổng quan về xây dựng dự án sản xuất sản phẩm .................................... 34
1.2.1. Khái niệm về dự án và đặc trưng của dự án ....................................... 34
1.2.2. Phân loại dự án ................................................................................... 35
1.2.3. Quy trình xây dựng dự án sản xuất sản phẩm .................................... 37
1.3. Thực trạng sản xuất giầy tại Viện Nghiên cứu Da Giầy ........................... 38
1.3.1. Khái quát về Viện Nghiên cứu Da Giầy ............................................ 38
1.3.2. Thực trạng xưởng sản xuất giầy của Viện NCDG ............................. 45
1.4. Kết luận chương 1 ..................................................................................... 48
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 50
2.1. Mục tiêu .................................................................................................... 50
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 50
2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 50
2.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 51
1


2.4.1. Phương pháp nghiên cứu thiết kế và chế tạo phom giầy cho BNTĐ - cơ

sở để thiết kế và sản xuất giầy cho BNTĐ................................................... 51
2.4.1.1. Phương pháp nghiên cứu bàn chân nam BNTĐ và xây dựng hệ
thống kích thước bàn chân BN ................................................................ 52
2.4.1.2. Phương pháp nghiên cứu xây dựng hệ thống kích thước, thiết kế
và chế tạo phom giầy cho bàn chân nam BNTĐ ..................................... 56
2.4.2. Phương pháp xây dựng dự án sản xuất giầy cho BNTĐ tại Viện NCDG
...................................................................................................................... 58
2.5 Kết luận chương 2 ...................................................................................... 61
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN............................. 62
3.1. Kết quả nghiên cứu nghiên cứu thiết kế và chế tạo phom giầy cho BNTĐ cơ sở để thiết kế và sản xuất giầy cho BNTĐ .................................................. 62
3.2. Kết quả xây dựng dự án sản xuất giầy cho bệnh nhân tiểu đường tại Viện
NCDG .............................................................................................................. 66
3.2.1. Kết quả xác định chủng loại mặt hàng (kiểu giầy), sản lượng hàng năm
...................................................................................................................... 67
3.2.1.1. Kết quả xác định và thiết kế các kiểu giầy cho BNTĐ ............... 67
3.2.1.2. Xác định sản lượng giầy hàng năm............................................. 72
3.2.2. Nguyên phụ liệu sử dụng và nguồn cung ứng ................................... 73
3.2.3. Lựa chọn công nghệ, xây dựng các quy trình cơng nghệ sản xuất .... 73
3.2.3.1. Lựa chọn cơng nghệ và thiết bị sản xuất .................................... 73
3.2.3.2. Xây dựng các quy trình cơng nghệ sản xuất ............................... 74
3.2.4. Dự tính thiết bị và nhân lực, bố trí trang thiết bị ............................... 89
3.2.4.1. Xây dựng phương án tổ chức, quản lý sản xuất ......................... 89
3.2.4.2. Dự tính thiết bị và nhân lực, lựa chọn ........................................ 90
3.2.4.3. Phương án bố trí trang thiết bị trong xưởng ............................... 93
3.2.4.4. Xác định nhu cầu và yêu cầu nhân lực, xây dựng phương án tuyển
dụng và đào tạo ........................................................................................ 96
3.2.5. Kết quả xác định một số chỉ tiêu kinh tế của dự án ........................... 98
3.2.5.1. Năng suất lao động ..................................................................... 98
3.2.5.2. Dự toán chi phí sản xuất giầy ..................................................... 98
3.2.5.3. Xác định giá bán sản phẩm ....................................................... 101

3.2.5.4. Xác định thời gian thu hồi vốn ................................................. 102
3.3. Kết luận chương 3 ................................................................................... 103
2


KẾT LUẬN ........................................................................................................ 104
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................................. 105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 106
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 109

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Tiểu đường

BNTĐ

Bệnh nhân tiểu đường

NIDDM

Non-insulin-dependent diabetes mellitus (Tiểu đường không
phụ thuộc insulin)

Viện NCDG

Viện Nghiên cứu Da Giầy


PU

Polyurethane

EVA

Ethylene Vinyl Acetate Copolymer

4


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Phân loại mức độ lt bàn chân Maggitt-Wagner [9] .......................... 11
Hình 1.2: Thị phần giá trị thị trường giầy dép dành cho người TĐ toàn cầu (%),
theo khu vực, năm 2021 [16] ............................................................................... 32
Hình 1.3: Thị phần giá trị thị trường giầy dép dành cho người TĐ toàn cầu (%),
theo người dùng cuối, năm 2021 [16] .................................................................. 33
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy [29] ...................................................... 40
Hình 2.2: Cơ sở 2 - Viện Nghiên cứu Da Giầy tại Từ Sơn, Bắc Ninh [31] ........ 48
Hình 2.3: Hình ảnh phom giầy cho nữ BNTĐ [26] ............................................. 52
Hình 2.4: Lưu đồ xây dựng hệ thống kích thước, thiết kế và chế tạo phom giầy cho
nam BNTĐ [26] ................................................................................................... 52
Hình 2.5: Các điểm giải phẫn bàn chân và sơ đồ đo chân ................................... 54
Hình 2.6: Các thơng số phom cần kiểm sốt khi thiết kế phom giầy trên phần mềm
Shoes Last Design ................................................................................................ 58
Hình 2.7: Lưu đồ xây dựng dự án sản xuất giầy cho BNTĐ tại Viện NCDG ..... 59
Hình 2.8: Lót giầy kháng khuẩn cho BNTĐ [33] ................................................ 59
Hình 3.1: Bề mặt 3D của phom giầy cho đàn ông tiểu đường thiết kế được trên
phần mềm Shoe Last Design ................................................................................ 65

Hình 3.2: Hình ảnh phom mẫu được in 3D .......................................................... 66
Hình 3.3: Nhân cỡ số phom giầy cho nam BNTĐ ............................................... 66
Hình 3.4: Hình ảnh các mẫu giầy cho BNTĐ nam (a, b), nữ (c, d) ..................... 69
Hình 3.5: Dưỡng mẫu cơ sở của mẫu giầy da nam .............................................. 75
Hình 3.6: Mẫu tổng của mẫu giầy da nam ........................................................... 75
Hình 3.7: Kết quả chế thử sản phẩm mẫu giầy da nam ....................................... 77
Hình 3.8: Dưỡng mẫu cơ sở mẫu giầy da nữ ....................................................... 87
Hình 3.9: Dưỡng mẫu tổng mẫu giầy da nữ ......................................................... 87
Hình 3.10: Sơ đồ bố trí trang thiết bị trong xưởng sản xuất giầy cho BNTĐ theo
hình thức Lean ...................................................................................................... 95

5


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Đặc trưng cấu trúc mẫu giầy nữ BNTĐ [17]....................................... 17
Bảng 1.2: Một số mẫu giầy dành cho nam BNTĐ............................................... 19
Bảng 1.3: Một số mẫu giầy dành cho nữ BNTĐ ................................................. 28
Bảng 2.1: Một số sản phẩm giầy dép nam của Viện NCDG [32] ....................... 41
Bảng 2.2: Một số sản phẩm giầy dép nam của Viện NCDG [32] ....................... 42
Bảng 2.3: Một số sản phẩm túi xách của Viện NCDG [32] ................................ 43
Bảng 2.4: Một số sản phẩm thắt lưng của Viện NCDG [32] ............................... 44
Bảng 2.5: Một số trang thiết bị tại Viện NCDG .................................................. 47
Bảng 2.6: Bước nhảy của các kích thước bàn chân nam BNTĐ các cỡ liền kề (theo
chiều dài) được làm tròn đến 0,5 mm .................................................................. 57
Bảng 3.1: Hệ thống các thông số bàn chân nam BNTĐ ...................................... 63
Bảng 3.2: Hệ thống kích thước phom cho nam BNTĐ các cỡ theo chiều dài và độ
đầy ........................................................................................................................ 64
Bảng 3.3: Kết quả nghiên cứu khảo sát yêu cầu đối với giầy cho BNTĐ ........... 67
Bảng 3.4: Phối màu cho các mẫu giầy BNTĐ đã phác thảo................................ 70

Bảng 3.5: Cấu trúc mẫu sản phẩm mẫu giầy da nam........................................... 74
Bảng 3.6: Dải cỡ số mẫu giầy da nam ................................................................. 75
Bảng 3.7: Chi tiết mẫu giầy da nam..................................................................... 76
Bảng 3.8: Sơ đồ giác chi tiết ................................................................................ 77
Bảng 3.9: Định mức mẫu giầy da nam ................................................................ 78
Bảng 3.10: Mô tả mặt cắt đường may mẫu giầy da nam ..................................... 80
Bảng 3.11: Quy trình cắt và chuẩn bị chi tiết giầy da nam .................................. 81
Bảng 3.12: Sơ đồ may mũ giầy da nam ............................................................... 82
Bảng 3.13: Sơ đồ gị – hồn tất mẫu giầy da nam ............................................... 83
Bảng 3.14: Chi tiết công đoạn cắt và chuẩn bị chi tiết mẫu giầy da nam ............ 84
Bảng 3.15: Chi tiết công đoạn may mẫu giầy da nam ......................................... 84
Bảng 3.16: Chi tiết cơng đoạn gị – hồn tất mẫu giầy da nam ........................... 85
Bảng 3.17: Định mức nguyên phụ liệu mẫu giầy da nữ ...................................... 87
Bảng 3.18: Tổng hợp trang thiết bị cho các bộ phận của xưởng sản xuất giầy cho
BNTĐ trong dự án ............................................................................................... 91
Bảng 3.19: Dự tính nhu cầu nhân sự cho dự án ................................................... 96
Bảng 3.20: Bảng dự tính chi phí nguyên phụ liệu sản xuất mẫu giầy da cho nam
BNTĐ ................................................................................................................... 98
Bảng 3.21: Bảng dự tính chi phí nguyên phụ liệu sản xuất mẫu giầy da cho nữ
BNTĐ ................................................................................................................. 100
Bảng 3.22: Xác định giá bán sản phẩm ............................................................. 102
Bảng 3.23: Xác định thời gian thu hồi vốn ........................................................ 103
6


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bàn chân BNTĐ dễ bị tổn thương, thường bị khô da, bong da hoặc nứt nẻ,
chai chân, bị biến dạng và đặc biệt là bị loét. Các vết thương bàn chân, đặc biệt là

các vết lt rất khó lành do thiếu ơxy, thiếu dưỡng chất, khả năng đề kháng giảm…,
và dẫn đến nguy cơ cao phải đoạn chi nếu khơng được chăm sóc đặc biệt. Hiện
nay, ở nước ta, số người mắc bệnh TĐ ngày càng tăng nhanh. Chi phí điều trị các
biến chứng bàn chân BNTĐ là rất lớn. Vì vậy, nhu cầu sử dụng giầy dép dành
riêng cho BNTĐ ngày càng tăng mạnh. Cần thiết phải có dự án sản xuất giầy cho
bệnh nhân tiểu đường số lượng lớn để đáp ứng nhu cầu hiện nay của người bệnh.
Ở nước ta thời gian gần đây đã có một số cơng trình nghiên cứu về bàn chân
nữ BNTĐ, thiết kế và chế tạo phom giầy cho nữ BNTĐ, cũng như nghiên cứu sử
dụng vật liệu, thiết kế và chế tạo giầy cho BNTĐ. Đây là cơ sở quan trọng để xây
dựng các dự án sản xuất giầy cho BNTĐ. Trong điều kiện kinh tế - xã hội của nước
ta hiện nay, việc sản xuất hàng loạt giầy “sâu rộng” cho BNTĐ có tính khả thi cao.
Đây cũng là tiền đề để nghiên cứu thiết kế chế tạo giầy tùy chỉnh cho BNTĐ.
Với các điều kiện về trình độ khoa học cơng nghệ, hạ tầng, cơ sở vật chất
được đầu tư tại cơ sở 2 ở Từ Sơn, Bắc Ninh, cùng với các kết quả nghiên cứu về
giầy cho BNTĐ đã thực hiện, Viện NCDG có khả năng sản xuất giầy đáp ứng nhu
cầu của BNTĐ tại Việt Nam.
2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Xây dựng được dự án sản xuất giầy hàng loạt (giầy “sâu rộng” “Extra Depth
Diabetic Shoes”) cho BNTĐ nam và nữ có nguy cơ biến chứng bàn chân thấp và
vừa tại Viện Nghiên cứu Da giầy.
Đối tượng nghiên cứu:
Dự án tập trung nghiên cứu sản xuất các loại giầy giành riêng cho BNTĐ
nam và nữ tại Viện NCDG với qui mô khoảng 1000 đôi giầy/ngày. Có hai loại giầy
cho BNTĐ đó là giầy tùy chỉnh và giầy “sâu rộng” sản xuất hàng loạt. Giầy tùy
chỉnh được làm riêng theo bàn chân từng bệnh nhân. Đây là loại giầy có chi phí
sản xuất cao, cơng nghệ phức tạp. Trong phạm vi dự án này, Viện NCDG sẽ tập
trung sản xuất hàng loạt loại giầy thứ hai – giầy “sâu rộng”.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong khuôn khổ nghiên cứu này tập trung xây dựng dự án tiền khả thi. Dự

án sản xuất giầy cho BNTĐ được thực hiện trên cơ sở kế thừa, tận dụng tối đa cơ
sở vật chất và nguồn lực hiện có của xưởng sản xuất giầy tại Viện NCDG, chỉ đầu
tư cơ sở vật chất, tuyển dụng và đào tạo lao động mới cần thiết. Cụ thể là sử dụng
cơ sở vật chất và nguồn lực hiện có như sau:

7


• Nhà xưởng, tòa nhà văn phòng đã được xây dựng tại cơ sở 2 ở Từ Sơn,
Bắc Ninh.
• Các trang thiết bị phục vụ thiết kế giầy và quản lý.
• Nhân lực tại các phịng ban chức năng như Phịng Tổ chức hành chính,
phịng Kế tốn, Phịng vật tư, Phịng Kinh doanh.
Chi phí sản xuất giầy được xác định trên cơ sở chi phí nguyên phụ liệu và
chi phí nhân cơng cho mẫu giầy tiêu biểu. Các chi phí khác sẽ tham khảo tại chi
phí cho các loại giầy thông thường.
3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp xây dựng dự án sản xuất giầy cho BNTĐ cũng tương tự như
phương pháp xây dựng dự án sản xuất giầy thông thường, có xét đến đặc thù của
giầy cho BNTĐ, bao gồm các bước: phân tích sản phẩm, nhu cầu, yêu cầu của
bệnh nhân để xác định mặt hàng sản xuất và sản lượng, từ đó xác định được các
yếu tố cần đầu tư để sản xuất. Trong đó có nghiên cứu thiết kế và chế tạo phom
giầy cho BNTĐ - cơ sở để thiết kế và sản xuất giầy cho BNTĐ và xây dựng dự án
sản xuất giầy cho BNTĐ tại Viện NCDG.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài khơng chỉ tạo ra một dịng sản phẩm mới rất quan trọng, phục vụ đối
tượng rộng khắp trên cả nước, có nhu cầu rất lớn khoảng 3 - 5 triệu đơi/năm. Sản
phẩm giầy của dự án có mức giá hợp lý nên sẽ có giá trị kinh tế cao. Nếu tính cả
chi phí để điều trị BNTĐ bị tổn thương lt bàn chân do sử dụng giầy khơng phù
hợp thì giá trị kinh tế của dự án là rất lớn. Bên cạnh đó dự án này cịn có ý nghĩa

nhân văn, nhân đạo trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ người bệnh. Ngoài ra,
dự án giúp phát huy và thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ của Viện NCDG, là cơ sở để tiến tới sản xuất giầy và lót giầy tùy
chỉnh cho BNTĐ.
5. Bố cục luận văn
Bố cục của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Nghiên cứu tổng quan về bệnh tiểu đường và giầy dành cho bệnh nhân
tiểu đường; xây dựng dự án sản xuất sản phẩm; thực trạng sản xuất giầy tại Viện
Nghiên cứu Da Giầy.
Chương 2: Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

8


CHƯƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường và giầy dành cho bệnh nhân tiểu đường
1.1.1. Tổng quan về bệnh tiểu đường
a) Bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường (TĐ), bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển
hóa cacbohydrat khi hc mơn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ
thể, biểu hiện bằng glucose trong máu cao [1]. Bệnh nhân tiểu đường (BNTĐ)
thường bị các biến chứng như bệnh mạch vành, tim mạch, đột quỵ, bệnh lý thần
kinh, suy thận, mù mắt… [2,3]. Các triệu chứng cổ điển của TĐ là đi tiểu thường
xuyên, khát và đói nhiều. Do những triệu chứng này không nặng, nên nhiều người
bị TĐ không tới các cơ sở y tế. Thực tế, trong số 10 triệu người Mỹ bị TĐ, thì chỉ
dưới một nửa biết rằng mình bị bệnh hay đã từng tới bác sĩ [4].
Phân loại
Bệnh TĐ được chia thành hai loại chính [4]: tuýp I và tuýp II.
Tuýp I hay TĐ phụ thuộc insulin (IDDM): thường xuất hiện ở trẻ em và thanh

thiếu niên.
IDDM đi kèm với sự phá hủy hoàn toàn các tế bào beta của tụy, nơi sản
xuất hormone insulin. Những bệnh nhân IDDM cần insulin trong suốt cuộc đời để
điều khiển mức đường máu. Những bệnh nhân tiểu đường (BNTĐ) tuýp I phải
được điều chỉnh mức đường máu của mình hàng ngày ở mức bình thường, thay
đổi loại insulin và liều lượng là cần thiết, theo dõi kết quả các xét nghiệm đường
máu thường xuyên.
Khoảng 10% tổng số bệnh nhân là tuýp I.
Tuýp II hay TĐ không phụ thuộc insulin (NIDDM): thường khởi phát sau tuổi
40.
Khoảng 90% số BNTĐ thuộc tuýp II. Điển hình là mức insulin tăng lên thể
hiện sự mất nhạy cảm với insulin của các tế bào cơ thể. Béo phì là yếu tố chính
tham gia vào sự mất nhạy cảm với insulin, với gần 90% số người bị TĐ tuýp II
béo phì.
Trong TĐ tuýp II, chế độ ăn có tầm quan trọng chính và nên được thực hiện
nghiêm túc trước khi dùng thuốc. Hầu hết những BNTĐ tuýp II có thể kiểm sốt
chỉ bằng chế độ ăn.
Các loại TĐ khác: Các loại TĐ khác gồm có:
TĐ thứ cấp (một dạng TĐ sau một bệnh hay hội chứng nhất định như bệnh
tụy, rối loạn hormone, do việc sử dụng thuốc và suy dinh dưỡng).
TĐ thai nghén (thể hiện sự không dung nạp glucose trong thời kỳ mang
thai) và tổn thương dung nạp glucose.

9


b) Biến chứng bàn chân bệnh TĐ
Bàn chân BNTĐ dễ bị tổn thương, do người bệnh bị giảm hoặc mất cảm
giác bàn chân, do lưu thông máu kém… Bàn chân BNTĐ thường bị khô da, bong
da hoặc nứt nẻ, chai chân, bị biến dạng và đặc biệt là bị loét. Các vết thương bàn

chân, đặc biệt là các vết loét rất khó lành do thiếu ơxy, thiếu dưỡng chất, khả năng
đề kháng giảm…, và dẫn đến nguy cơ cao phải đoạn chi. Nhiều thống kê cho thấy
trên 25% bệnh nhân có các vấn đề liên quan đến bàn chân và nguy cơ bị đoạn chi
của BNTĐ cao hơn 15 – 46 lần so với người không bị bệnh TĐ [5 ÷ 7].
Các nguy cơ:
Theo kết quả nghiên cứu [4], người mắc TĐ bị tổn thương đa dây thần kinh
lan tỏa đến tận bàn tay, bàn chân, mà biểu hiện khởi đầu là cảm giác tê rần chân
tay, đôi khi thấy q nóng hoặc q lạnh, châm chích... Nhiều người bị giảm hoặc
mất cảm giác đau ở chân nên khi bị một vết thương, có thể họ khơng nhận biết
được.
BNTĐ cịn dễ bị xơ cứng mạch máu, khiến sự truyền máu nuôi dưỡng ở
những vùng xa như tay chân giảm đi. Hậu quả là quá trình lành vết thương ở đây
diễn ra rất chậm và khó khăn.
Trong tất cả các nguyên nhân trên, mất cảm giác là yếu tố quan trọng nhất
dẫn đến biến chứng loét bàn chân ở người bị TĐ. Do khơng cịn cảm giác đau nên
họ mất khả năng nhận biết và chăm sóc khi dẫm chân lên gai, mảnh chai hoặc vật
sắc nhọn, khiến vết thương ngày càng nặng hơn. Thậm chí nhiều người cịn khơng
biết mình bị loét chân, cho đến khi mủ từ vết thương vỡ ra thấm qua giầy dép.
Những vết loét này gây nguy cơ sự nhiễm trùng. Việc điều trị nhiễm trùng ở người
bệnh TĐ là hết sức khó khăn, vì thường có 3-4 loại vi trùng, rất khó điều trị bởi
những thuốc kháng sinh thông thường. Bệnh lý về mạch máu làm giảm sự nuôi
dưỡng vết thương cũng khiến việc điều trị trở nên nan giải. Nếu không được quan
tâm săn sóc đúng mức, chân sẽ bị hoại tử và phải cắt đi.
Các biến chứng:
Bàn chân người bệnh TĐ được chỉ ra thường gặp các biến chứng sau [8]:
Đau bàn chân và chân: liên quan tới bệnh lý thần kinh hoặc tổn hại mạch máu.
Dấu hiệu sớm của tổn thương thần kinh ở BNTĐ là sự giảm cảm giác, chủ yếu ở
bàn chân có thể lan lên cẳng chân. Tê bì, cảm giác như kiến bị ở bàn và ngón chân.
Đau nóng rát hai bàn chân, nhất là gan bàn chân.
Biến đổi ngồi da: da khơ, bong da hoặc nứt nẻ do dây thần kinh điều khiển các

hoạt động làm ẩm da bị tổn thương.
Chai chân: hình thành nhiều và nhanh ở BNTĐ do tăng áp lực ở lòng bàn chân.
Các chai chân cũng thường gặp ở người bình thường nên các BN thường chủ quan
và ít để ý triệu chứng này. Vì vậy, các vết chai này có điều kiện phát triển nhiều
hơn, trở nên nứt, loét và hình thành các ổ nhiễm trùng.
Biến dạng bàn chân: Do biến chứng thần kinh dẫn đến bàn chân bị mất cảm giác.
Khi đứng người bệnh không điều khiển được tư thế bàn chân nên những vị trí chịu
10


áp lực nhiều sẽ có những biến đổi về cơ, da và kéo theo biến đổi về khớp. Do vậy,
bàn chân bị biến dạng và rất dễ bị loét.
Loét chân: Các vi mạch máu và các sợi dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây
mất cảm giác. Ngoài ra, do áp lực lặp đi lặp lại của trọng lượng cơ thể lên bàn chân
khi đi nên dễ bị tổn thương. Thông thường những biến chứng bàn chân BNTĐ bắt
đầu là hiện tượng loét da.
Để phân các mức độ loét bàn chân BNTĐ sử dụng phân loại MaggittWagner (Hình 1.1). Đây là hệ thống nổi tiếng nhất và có giá trị cho việc phân loại
lt bàn chân.
Độ 0

Khơng có
ổ lt

Độ 1
Loét bề mặt,
không tổn
thương mô

Độ 2


Độ 3

Độ 4

Độ 5

Ổ loét sâu đến
gân, không tổn
thương xương

Ổ loét sâu, viêm
mô tế bào, viêm
tủy xương

Hoại tử tại
chỗ

Hoại tử lan
rộng

Hình 1.1: Phân loại mức độ loét bàn chân Maggitt-Wagner [9]
Cắt cụt chân: vết loét của BNTĐ thường rất khó liền vì vùng tổn thương vừa không
được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và oxy, vừa khơng có nhiều các tế bào
bạch cầu để tấn công vi khuẩn và dọn dẹp các tế bào chết kịp thời. Do đó các vết
thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng, dẫn đến phải cắt cụt. Đặc biệt là các đoạn
động mạch bị tắc hẹp ở cẳng chân hoặc cao hơn như là đùi nên một số trường hợp
tuy chỉ nhiễm trùng bàn chân nhưng lại phải cắt cụt đến trên gối.
Có thể thấy, bệnh TĐ có thể gây ra rất nhiều bệnh lý nguy hiểm tới bàn chân
người bệnh, đòi hỏi người bệnh cần chú ý quan tâm, chăm sóc.
1.1.2. Tổng quan về giầy cho BNTĐ

1.1.2.1. Đặc điểm chung bàn chân BNTĐ
Như đã tìm hiểu các biến chứng bàn chân của BNTĐ, có thể thấy đặc điểm
chung của họ là dễ bị tổn thương, cụ thể như sau [10]:
- Các vết thương bàn chân rất khó lành do thiếu ơxy, thiếu dưỡng chất, khả
11


năng đề kháng giảm...
- Bàn chân dễ bị tổn thương trước tác động của nhiệt độ môi trường cao
hoặc thấp.
- Da bàn chân dễ bị vi khuẩn tác động gây bệnh.
- Các mạch máu và đầu dây thần kinh dễ bị tổn thương khi bị va chạm mạnh
hoặc bị ép nén trong thời gian dài.
- Da bàn chân nhạy cảm dễ bị tổn thương, cảm giác kém.
- Bàn chân bị biến dạng do bị teo các cơ, sai lệch các khớp.
- Phân bố lực ép nén lên các phần của lòng bàn chân khi đứng và đi lại bị
thay đổi.
1.1.2.2. Vai trò của giầy trong bảo vệ bàn chân BNTĐ
Vai trò của giầy trị liệu “Therapeutic shoes” trong việc giảm lt bàn chân
BNTĐ đã được nhiều cơng trình nghiên cứu trên thế giới chứng minh. Việc sử
dụng giầy không hợp lý (không vừa chân) cũng là nguyên nhân gây loét bàn chân.
Kết quả nghiên cứu [11] cho thấy tỷ lệ các vết loét bàn chân BNTĐ do chấn thương
từ giầy dép chiếm 54,0%. Sự xuất hiện các tổn thương mới ở những BNTĐ thơng
thường lên đến 33% trong khi đó ở bệnh nhân đi giầy trị liệu chỉ có 4% [12]. Tỷ lệ
tái phát các vết loét bàn chân của những người đi giầy trị liệu là 26% thấp hơn rất
nhiều so với tỷ lệ những người không đi giầy trị liệu là 83% [13]. Kết quả nghiên
cứu của nhóm tác giả [14] cho thấy số bệnh nhân bị loét bàn chân do đi giầy kém
vừa chân cao gấp 5,1 lần số bệnh nhân đi giầy vừa chân. Chính vì vậy các loại giầy
giành riêng cho BNTĐ đã được nghiên cứu thiết kế và sản xuất ở nhiều nước.
Nhiều doanh nghiệp chuyên nghiên cứu và sản xuất giầy cho BNTĐ [15].

Theo nghiên cứu [16], lĩnh vực về giầy dẫn đầu ngành giầy dép dành cho
BNTĐ, vì giầy mang lại sự thoải mái nhất cho BNTĐ so với dép và xăng đan. Sự
sẵn có của các loại hàng hóa chăm sóc BNTĐ khác nhau như bút tiêm insulin, máy
bơm insulin, que thử xeton và các loại khác trên thị trường cũng đang hỗ trợ doanh
số bán giầy dành cho BNTĐ ngày càng tăng.
Kết quả nghiên cứu [10] chỉ ra rằng giầy đóng vai trị quan trọng trong việc
bảo vệ bàn chân BNTĐ:
- Giầy bảo vệ bàn chân khỏi các tác động cơ học từ mơi trường bên ngồi
(các tác động va đập, đâm xuyên của các vật thể).
- Giầy mềm mại, lót êm khơng cộm để tránh tổn thương da bàn chân, tránh
ép nén mạnh nên bàn chân khi đi lại (bẻ uốn).
- Lót giầy đảm bảo cho sự phân bố áp lực đều nên lịng bàn chân, giảm chấn
(có độ êm) cho bàn chân, nâng đỡ bàn chân. Nếu có thể nên làm lót theo đặc thù
bàn chân người bệnh.
- Giầy bảo vệ bàn chân khỏi bị lạnh hoặc không bị quá nóng (giữ nhiệt độ
ổn định cho bàn chân).
- Giầy hạn chế tối đa tác động của vi khuẩn làm hơi chân và có thể gây bệnh
12


lý cho bàn chân.
1.1.2.3. Các yêu cầu chung đối với giầy cho chân BNTĐ
Từ việc phân tích bàn chân của BNTĐ cho thấy rằng bàn chân của họ khá
nhạy cảm, từ đó địi hỏi đơi giầy có những tính năng đặc biệt trong việc chăm sóc
và bảo vệ bàn chân người bệnh. Qua nghiên cứu [8,10], có thể đưa ra các yêu cầu
chung đối với giầy cho BNTĐ như sau:
- Trọng lượng nhẹ, hỗ trợ việc đi lại dễ dàng.
- Kiểu giầy cần có dây buộc hoặc dùng băng nhám (velcro) để dễ điều chỉnh
cho giầy vừa vặn với bàn chân. Giầy có băng nhám cịn thuận tiện cho các bệnh
nhân gặp khó khăn khi cúi buộc dây giầy.

- Vật liệu mũ giầy mềm dẻo, thống khí. Thơng thường, giầy dành cho
BNTĐ được làm bằng vải lưới, da giúp giầy điều chỉnh theo dáng đi và hình dạng
bàn chân của người bệnh. Giầy đảm bảo các yêu cầu vệ sinh (độ hút ẩm, thải ẩm,
thông hơi v.v.) đảm bảo cho bàn chân luôn khô ráo sạch sẽ. Các yêu cầu vệ sinh
của lọai giầy này cần phải cao hơn giầy thơng thường.
- Đế giầy và lót giầy hấp thụ va chạm đảm bảo khơng có áp lực bất thường
khi đi bộ. Điều này giúp giảm đau và các vấn đề khác liên quan đến áp lực ở chân.
Giầy có gót thấp phù hợp để đảm bảo phân bố áp lực bình thường nên bàn chân,
đế giầy và gót rộng tạo độ vững chắc cho người bệnh khi đi đứng.
- Khả năng điều chỉnh độ vừa vặn là một đặc điểm rõ ràng của giầy dành
cho BNTĐ để người bệnh có thể làm cho đôi giầy vừa vặn thoải mái ngay cả khi
bị sưng tấy hoặc mụn nước. Giầy phải vừa chân, có phần mũ phù hợp để tránh ép
nén cục bộ và tổng thể nên bàn chân, tổn thương da và các mạch máu, dây thần
kinh hoặc làm trầy xước da.
- Giầy đảm bảo các yêu cầu sinh thái (hàm lượng CrVI, độ pH của da thuộc,
độ bền màu, thuốc nhuộm azo gây ung thư hoặc dị ứng, hàm lượng kim loại nặng,
hàm lượng formaldehit trên vải v.v.) để không gây độc hại cho bàn chân. Các yêu
cầu sinh của loại giầy này cũng cần phải cao hơn giầy thông thường.
1.1.2.4. Các loại giầy cho chân BNTĐ
Hai loại giầy thường được sử dụng cho BNTĐ: giầy tùy chỉnh được chế tạo
theo bàn chân bệnh nhân và giầy “sâu rộng” được sản xuất hàng loạt [17].
Loại thứ nhất là giầy được chế tạo theo bàn chân bệnh nhân và giầy “sâu
rộng” được sản xuất hàng loạt. Gọi là giầy “sâu rộng” là vì giầy này cao hơn, rộng
hơn giầy bình thường, có nghĩa là thể tích bên trong giầy lớn hơn để có thể chứa
lót giầy có độ dày lớn hơn ở giầy bình thường. Lót có độ dày tối thiểu 3/16 inch
(4,8 mm) đảm bảo độ giảm chấn, độ êm cho bàn chân người bệnh. Giầy được giữ
(đóng) trên bàn chân bằng dây giầy hoặc băng nhám velcro để có thể điều chỉnh
được độ vừa vặn của giầy với bàn chân sau khi đã đưa lót giầy vào.
Loại thứ hai được sản xuất theo các đặc trưng nhân trắc (hình dạng và kích
thước) bàn chân của từng BNTĐ. Chúng được làm từ các loại vật liệu rất mềm như

13


da mềm với các chi tiết đóng mở linh hoạt như băng nhám (Velcro) với mục đích
phịng các biến chứng như các vết trầy xước hoặc nhiễm trùng. Loại giầy này còn
sử dụng các chi tiết hỗ trợ vòm bàn chân, hỗ trợ gót chân và các chi tiết độn, chúng
được thiết kế chính xác theo biên dạng và hình dạng bàn chân và chân người bệnh.
Tuy nhiên giá thành của loại giầy này thường rất cao [10].
Kiểu giầy cho BNTĐ tùy thuộc vào mức độ bệnh hay nguy cơ bàn chân.
Thường chia thành 4 nhóm nguy cơ bàn chân TĐ:
Nhóm nguy cơ thấp: Cảm giác bảo vệ bàn chân bình thường.
Nhóm nguy cơ vừa: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, khơng có biến dạng bàn
chân, khơng có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Nhóm nguy cơ cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn chân,
khơng có tiền sử lt bàn chân hoặc cắt cụt từ trước
Nhóm nguy cơ rất cao: Mất cảm giác bảo vệ bàn chân, có biến dạng bàn
chân, có tiền sử loét bàn chân hoặc cắt cụt từ trước.
Theo đó các loại giầy cho từng nhóm nguy cơ cũng có sự khác biệt:
Giầy cho nhóm bệnh nhân nguy cơ thấp: Nhóm này lựa chọn giầy phù hợp
với các đặc điểm: Đế và mũi giầy mềm, có các kích cỡ bề ngang khác nhau thích
hợp cho từng bệnh nhân. Nhóm này sử dụng loại giầy thứ nhất.
Giầy cho nhóm bệnh nhân nguy cơ vừa: Bệnh nhân có nguy cơ vừa bị loét. Lựa
chọn loại giầy da rộng, mềm, dễ uốn, với kích cỡ cân đối, với áp lực thích hợp,
vừa vặn với cung gan bàn chân cho đối tượng bệnh nhân này. Nhóm này sử dụng
loại giầy thứ nhất.
Giầy cho nhóm nguy cơ bị loét chân cao: Khi bị mất cảm giác bảo vệ sẽ
gây ra những biến dạng của bàn chân (lồi xương đốt bàn, ngón chân hình búa, ngón
chân hình vuốt thú). Trong các trường hợp này ngón chân của bàn chân bị biến
dạng, khơng thích hợp với đôi giầy đang mang từ trước, nhân tố quan trọng nhất
là phần trên mũi giầy, sẽ gây cọ sát và làm gia tăng những vết loét ở phía trên ngồi

và sau của vùng này. Vị trí lt thường xuất hiện ở phía trên mu bàn chân và bên
cạnh của ngón 1 và ngón 5. Với những bệnh nhân này cần được tư vấn để lựa chọn
giầy phù hợp: chất liệu nên mềm, dễ uốn, tạo được sự thích nghi với bất kỳ sự thay
đổi nào của bề mặt giúp phịng ngừa các tổn thương do cọ sát. Với nhóm bệnh
nhân này, sự biến dạng bàn chân có liên quan mật thiết với dáng đi của từng người.
Giầy cho nhóm bệnh nhân này có đế giầy làm bằng chất liệu cao su, cho phép trải
rộng áp lực bên trong ra cả vùng biên và đế giầy vững và có thể chuyển động dễ
dàng. Giầy làm bằng da mềm, có khoảng trống ở mũi giầy phù hợp với ngón chân
bị biến dạng và tránh tăng áp lực quá mức từ mũi giầy. Nhóm này cũng sử dụng
loại giầy thứ hai.
Giầy cho nhóm nguy cơ loét chân rất cao: (Mất cảm giác bảo vệ, kèm biến
dạng bàn chân, tiền sử bị loét hoặc chấn thương). BNTĐ bị mất cảm giác bảo vệ,
bàn chân biến dạng cùng với tiền sử loét ở vùng gan bàn chân, hoặc trước đó có
tháo ngón. Ở các bệnh nhân này xuất hiện tình trạng tăng quá mức áp lực dưới
14


chân trong khi họ đi lại, áp lực cao nhất thường xun xảy ra ở phía dưới của ngón
chân bị lồi lên, liên quan đến vị trí của vết loét. Để giảm áp lực đỉnh này cần sử
dụng giầy phù hợp để phân bố đều áp lực lên các phần lịng bàn chân. Nhóm này
nên lựa chọn loại giầy với các đặc điểm: đế giầy di động và cứng, giầy nửa sau
giúp giảm tải ở phần bàn chân trước và thúc đẩy sự lành vết loét lên đến 66%.
Nhóm này sử dụng loại giầy tùy chỉnh [10].
1.1.2.5. Đặc điểm thiết kế và công nghệ sản xuất giầy cho chân BNTĐ
Đặc điểm thiết kế
Phom giầy:
Nghiên cứu [8] đã chỉ ra rõ vai trò của phom trong việc thiết kế giầy cho
BNTĐ. Theo đó, phom là cơng cụ để thiết kế và sản xuất giầy, xác định hình dạng
và kích thước bên trong giầy, kiểu dáng, độ vừa chân và tính tiện nghi của giầy.
Thiết kế phom giầy cho BNTĐ có vai trò rất quan trọng (đặc biệt đối với những

bệnh nhân có vấn đề về chân hoặc có nguy cơ loét cao). Trong một số trường hợp,
phom giầy được nghiên cứu sửa đổi có để giảm nguy cơ loét bàn chân và đồng thời
giữ nguyên hình dáng của giầy. Phom giầy có thể được thực hiện bởi thợ thủ cơng
lành nghề hoặc bằng cách sử dụng phần mềm thiết kế trên máy tính như
CAD/CAM. Phần mềm này có thể hỗ trợ cả khâu thiết kế và sản xuất giầy.
Việc sử dụng máy tính và các phần mềm đồ họa cho thiết kế, chỉnh sửa, cắt
và chế tạo giầy dép là rất cần thiết. Hiện nay trên thị trường có nhiều phần mềm
thiết kế giầy dép như CAD/CAM; 3Dprint của Mỹ; Delcam Crispin của Anh... [8].
Trong nghiên cứu [8], kết quả nghiên cứu cho thấy các kích thước của phom
giầy cho nữ BNTĐ đều lớn hơn so với phom giầy cho phụ nữ bình thường, đặc
biệt là các kích thước vịng phom và chiều rộng phom chênh lệch tương ứng đến
24 mm và 6 mm. Điều này khẳng định sự cần thiết xây dựng hệ cỡ và thiết kế
phom giầy riêng cho nữ BNTĐ.
Sử dụng các bước nhảy của các kích thước các cỡ liền kề theo chiều dài và
độ đầy, đã xây dựng được hệ cỡ phom với 5 cỡ theo chiều dài (từ cỡ 34 đến cỡ 38)
theo hệ cỡ Pháp tương ứng với chiều dài bàn chân 216, 223, 230, 237 và 244 mm,
và mỗi cỡ theo chiều dài có 3 cỡ độ đầy (độ đầy nhỏ, độ đầy trung bình và độ đầy
lớn), bước nhẩy theo cỡ độ đầy là 10 mm. Các thông số phom theo chiều dài phom,
độ cao nâng mũi và nâng gót phom, độ dịch gót phom của 3 cỡ độ đầy khơng thay
đổi, chỉ thay đổi các thơng số vịng và chiều rộng phom.
Đối với phom giầy cho nữ BNTĐ sử dụng chiều cao nâng gót phom là 2,5
cm. Chiều cao này vừa đảm bảo tính tiện nghi (theo yêu cầu İ 3 cm) vừa đảm bảo
tính thẩm mỹ cho giầy.
Thiết kế mẫu giầy:
Qua khảo sát trên thị trường, các cửa hàng, cơ sở kinh doanh giầy tại thành
phố Hồ Chí Minh và Hà Nội – hai thành phố lớn nhất của cả nước, có các cửa hàng
kinh doanh giầy dép cho bệnh nhân tiểu đường, nhóm tác giả của nghiên cứu về
15



giầy tiểu đường tại Việt Nam [17] đã cho hệ thống được các mẫu giầy tiêu biểu
cho nữ BNTĐ được sản xuất trong nước và nhập khẩu, được làm từ các loại vật
liệu khác nhau như thể hiện trong bảng 1.1.
Trên thế giới, giầy cho BNTĐ được quan tâm nghiên cứu và có nhiều cơ sở
sản xuất. Một số mẫu giầy dép tiêu biểu của các hãng giầy lớn dành cho BNTĐ
thể hiện trong bảng 1.2.

16


Mẫu 2

Mẫu 3

10

12

10

Chiều cao
gót phom,
mm

Chiều
cao 12
nâng
mũi
giầy, mm


Mẫu 5

Giầy thuyền

Mẫu 6

13

10

15

10

15

10

15

10

dây Giầy có lưỡi gà với Giầy hở mũi có Giầy có quai khóa Giầy có dây thun
thun 2 bên
khóa nhám
nhám
quanh vòng cổ

Giầy thuyền hở Giầy thuyền
mũi


Mẫu 4

17

Các chi tiết Vòng mũi, sân, Vòng mũi, sân, Vòng mũi, sân, thân Sân – thân hậu; Vịng mũi - sân, Vịng mũi sân-thân
Lót thân, hậu trên; hậu; Lót mũi, lót Lót mũi, lót thân- thân hậu, quai; Lót hậu; Lót mũi-thân,
phần mũ giầy thân-hậu;

Mũi rộng, lượn trịn và cao



Giầy thể thao Giầy lười thấp cổ
thấp cổ

Khơng có chi tiết Giầy
giữ giầy trên bàn buộc
chân

Giầy thuyền

Mẫu 1

Hình dáng
mũi giầy

Kiểu giầy

Loại giầy


Hình ảnh

Đặc trưng
cấu trúc

Bảng 1.1: Đặc trưng cấu trúc mẫu giầy nữ BNTĐ tại Việt Nam [17]


×