Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Tìm hiểu việc bảo tồn ngôn ngữ trong cộng đồng người hoa ở biên hòa đồng nai công trình nghiên cứu khoa học sinh viên cấp trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016
Tên cơng trình:

TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở BIÊN HÒA - ĐỒNG NAI

Người hướng dẫn: TS. Hồ Minh Quang

Nhóm sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:
Thành viên:

Vịng Phật Liên
Dương Thị Hồng Châu
Nguyễn Thị Bích Duyên
Nguyễn Thị Thanh Hồng
Phan Thị Như Qua

lớp Trung Quốc khóa 2012
lớp Trung Quốc khóa 2012
lớp Trung Quốc khóa 2012
lớp Trung Quốc khóa 2012
lớp Trung Quốc khóa 2012


Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2016




ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC


CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2016
Tên cơng trình:

TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ
TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA
Ở BIÊN HỊA - ĐỒNG NAI

Nhóm sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm:
Thành viên:

Vòng Phật Liên
Dương Thị Hồng Châu
Nguyễn Thị Bích Duyên
Nguyễn Thị Thanh Hồng
Phan Thị Như Qua

lớp Trung Quốc khóa 2012
lớp Trung Quốc khóa 2012

lớp Trung Quốc khóa 2012
lớp Trung Quốc khóa 2012
lớp Trung Quốc khóa 2012

Người hướng dẫn: TS. Hồ Minh Quang
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2016





LỜI CẢM ƠN
Để khép lại hành trình nghiên cứu khoa học tại TP.Biên Hịa, chúng tơi xin trân
trọng cảm ơn trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cũng như khoa
Đông Phương học đã phê duyệt đề tài và hỗ trợ kinh phí để chúng tơi hồn thành nghiên
cứu khoa học. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn thầy Hồ Minh Quang đã tận tình hướng
dẫn chúng tôi trong thời gian qua.
Chúng tôi vô cùng biết ơn chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để chúng tơi
có thể tạm trú tại TP.Biên Hịa – Đồng Nai và thực hiện nhiều hoạt động như khảo sát
dân cư, thu thập những tư liệu quan trọng phục vụ cho bài nghiên cứu. Xin chân thành
gửi lời cảm ơn đến thầy Vũ Văn Tuấn, chị Trần Thị Duân, các bác các thầy trong đền thờ
Nguyễn Hữu Cảnh, Thất Phủ Cổ Miếu, miếu Thiên Hậu, Phụng Sơn Tự,… đã giúp đỡ rất
nhiều cho chúng tôi trong thời gian qua. Đặc biệt, xin cảm ơn dân cư bản địa đã nhiệt tình
cung cấp những thơng tin cần thiết để chúng tơi tìm đến những đối tượng nghiên cứu của
đề tài. Xin cảm ơn đồng bào người Hoa tại địa phương đã hết lịng cung cấp những thơng
tin quan trọng để thực hiện được bài nghiên cứu này.
Tuy chuyến điền dã thuận lợi như dự tính, song cũng khó tránh khỏi những thiếu
sót trong cách cư xử, hay những lúc làm phiền đến người dân địa phương, khiến cho quý
bà con phải phiền lịng, nên chúng tơi mong nhận được sự thơng cảm và quan tâm dạy dỗ
nhiều hơn. Một mặt là do kiến thức và kinh nghiệm của chúng tơi có hạn. Mặt khác là do

người Hoa ở Biên Hòa đã hòa nhập với người Kinh hơn 300 năm, thế hệ con em người
Hoa ở đây phần lớn sử dụng tiếng Việt và ngoại ngữ khác mà dần quên tiếng mẹ đẻ. Thế
nên việc bảo tồn ngôn ngữ của họ ngày càng hạn chế, gây khó khăn cho cơng tác khảo sát
thu thập tư liệu. Do đó, khó tránh khỏi những thiếu sót, bất cập trong bài nghiên cứu.
Chúng tơi chân thành hy vọng q thầy cơ có những góp ý hồn thiện bài nghiên cứu, xin
trân trọng cảm ơn.




TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG NAI



TĨM TẮT CƠNG TRÌNH

Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển của vùng đất Biên Hịa – Đồng Nai, sự
có mặt của các cư dân người Hoa đã mang đến cho vùng đất này những nét đẹp văn hóa
cùng tơ điểm thêm cho văn hóa vùng miền nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung. Để
bảo vệ nét đẹp văn hóa mà đồng bào người Hoa đã vượt núi rừng, biển lớn để đến với
miền đất phương Nam này, ngay từ những buổi sơ khai thì người Hoa đã có ý thức bảo
vệ tiếng mẹ đẻ của họ khi tiếp xúc cận cự ly với tiếng Việt và tiếng địa phương. Và
phương pháp họ bảo vệ tiếng nói của dân mình ban đầu chỉ là cách ly địa bàn cư trú với
tộc người khác và kết hơn đồng tộc. Tuy nhiên, q trình phát triển tộc người ln ln
gắn với q trình giao thoa ngơn ngữ, tiếp biến văn hóa và hợp tác làm ăn với đồng bào
người dân tộc khác, nên họ buộc phải sử dụng ngôn ngữ quốc gia dân tộc (tiếng Việt).
Mặt khác, Biên Hòa là vùng đất phát triển năng động, yêu cầu con người phải giao lưu và
hội nhập mới tránh khỏi “sự đào thải”. Do đó, khơng giống người Hoa ở các vùng khác
như Quảng Ninh, Bắc Giang, Lào Cai, Trảng Bom, Đức Trọng… họ sống quần tụ với
nhau và tách biệt với các tộc người khác nên họ bảo tồn tiếng nói và văn hóa của mình

khá tốt, mà người Hoa ở Biên Hịa đã dần bỏ đi cách bảo tồn ngôn ngữ ban đầu của họ.
Cố nhiên, sự thuận tiện của tiếng Việt ngay cả khi sử dụng trong gia đình và sự xuất hiện
của các ngôn ngữ Âu – Mỹ giúp cho các bạn trẻ có nhiều cơ hội kiếm việc với mức lương
cao hơn và những cơ hội xuất ngoại tìm kiếm những con đường phát triển mới. Do vậy,
theo năm tháng, việc bảo tồn ngôn ngữ trong cộng đồng người Hoa ngày càng trở nên
khó khăn.
Những tình hình thay đổi mới trong việc bảo tồn ngôn ngữ của cộng đồng người
Hoa khiến cho những người lớn tuổi cảm thấy lo lắng, rằng một ngày phương ngữ của họ
dần mai một. Nắm bắt được tình hình mới này và tâm tư nguyện vọng của họ, chúng tôi
đã mạn phép làm một bài nghiên cứu trong giới hạn tri thức và điều kiện cho phép. Hiện




TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG NAI



nay, trên địa bàn thành phố Biên Hịa chỉ có một cơ sở dạy tiếng Hoa do các hội quán
người Hoa mở (ngoài ra, trong các hội quán khác chỉ mở lớp học tương đối đơn sơ) dưới
sự tài trợ của các mạnh thường quân người Hoa ở khắp nơi trên thế giới, đó là trường
Dục Đức ở Phụng Sơn tự. Ngôi trường nằm ở ven sơng có cơ sở vật chất đáp ứng việc
giảng dạy mà chúng tơi xin được phép trình bày trong bài viết. Tuy nhiên, học viên phần
lớn chỉ muốn học cấp tốc để tìm được việc làm tốt hơn trong các cơng ty, nên chất lượng
học tập chỉ mang tính chất “đại khái” để giao tiếp cơ bản. Ngoài ra, Cung Văn hóa thiếu
nhi của thành phố Biên Hịa cũng dạy tiếng Hoa và các cơ sở dạy tư khác mà chúng tơi
chưa có đủ điều kiện và thời gian để thống kê cụ thể (chúng tôi chỉ tiến hành phỏng vấn
sâu với các thầy cô dạy tư này).
Đồng thời đề xuất kiến nghị bảo tồn ngôn ngữ trong cộng đồng người Hoa. Tuy
rằng những biện pháp dưới góc độ quản lý có thể có những điều chưa khả thi, nhưng

trong khả năng của mình, chúng tơi cũng cố hết sức để góp phần bảo vệ tiếng mẹ đẻ cho
đồng bào người Hoa và từ đó làm cơ sở bảo vệ văn hóa tộc người để “tấm thảm văn hóa”
Việt Nam mãi mãi tươi đẹp trước mắt bạn bè thế giới. Bài nghiên cứu này hy vọng có thể
khơi gợi lại niềm tự hào ý thức hệ của các đồng bào người Hoa để họ cùng chung tay bảo
vệ tiếng mẹ đẻ của mình và kêu gọi chính quyền địa phương có thể chú ý nhiều hơn đến
việc bảo tồn ngơn ngữ tộc người ở khu vực Biên Hịa – Đồng Nai này.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG NAI



MỤC LỤC

DẪN LUẬN .................................................................................................................................................. 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài

2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

3.

Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài


4.

Phương pháp nghiên cứu

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6.

Đóng góp mới của đề tài

7.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn

8.

Kết cấu đề tài

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA. ......................................... 8
1.1.

Khái quát về nguồn gốc người Hoa ở Biên Hòa - Đồng Nai.

1.2.

Địa bàn cư trú và phân bố dân cư của dân tộc Hoa ở Biên Hòa

1.2.1.


Khái quát về Biên Hòa - địa bàn cư trú của cộng đồng người Hoa

1.2.2.

Phân bố dân cư người Hoa

1.3.

Một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ của người Hoa

1.3.1.

Tiếng Hoa Phổ thơng và phương ngữ

1.3.2.

Vai trị xã hội của các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đặc biệt là tiếng Hoa

1.4.

Đời sống tinh thần

1.5.

Đời sống vật chất

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VIỆC BẢO TỒN NGÔN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở
BIÊN HÒA – ĐỒNG NAI .......................................................................................................................... 22
2.1. Trong gia đình





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG NAI


2.1.1.

Trong gia đình khơng thơng hơn

2.1.2.

Trong gia đình có thơng hơn

2.2.

Trong cộng đồng

2.2.1.

Trong cùng nhóm phương ngữ

2.2.2.

Trong cộng đồng người Hoa nói chung

CHƯƠNG 3: VIỆC BẢO TỒN NGÔN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA –
ĐỒNG NAI ĐỨNG DƯỚI GĨC ĐỘ QUẢN LÝ: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP .......................... 53
3.1. Chính sách bảo tồn ngôn ngữ

3.2.

Một số vấn đề tồn tại

3.3.

Kiến nghị và giải pháp

KẾT LUẬN................................................................................................................................................. 65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 68
PHỤ LỤC 1: BẢNG KHẢO SÁT .............................................................................................................. 70
BẢNG KHẢO SÁT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC .................................................................................... 70
PHỤ LỤC 2: HÌNH ẢNH CĨ LIÊN QUAN .............................................................................................. 76
PHỤ LỤC 2: CHỈ THỊ VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC NGƯỜI HOA THỜI KỲ HỘI NHẬP ............ 79
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH CÁC ĐỐI TƯỢNG THAM GIA PHỎNG VẤN .......................................... 83





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG NAI



MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Văn miếu Trấn Biên .......................................................................................................... 22
Hình 2 Bản đồ các nước nói tiếng Hoa ........................................................................................ 32
Hình 3 Ảnh chụp một lớp học tại Phụng Sơn Tự (2015) .............................................................. 34
Hình 4 Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Biên Hòa tặng Ban khuyến học Người Hoa
thành phố Biên Hòa năm 2014...................................................................................................... 39

Hình 5 Giấy khen Chủ tịch UBND Thành phố Biên Hịa khen tặng ơng Huỳnh Hữu Nghĩa ..... 40
Hình 6 Giấy khen của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đồng Nai tặng Ban trị sự Thất Phủ Cổ
Miếu .............................................................................................................................................. 41
Hình 7 Giấy khen của Hội Chữ thập đỏ Thành phố Biên Hòa tặng Thất Phủ Cổ Miếu .............. 42
Hình 8 Ảnh chụp một lớp đang học tại Phụng Sơn Tự ................................................................. 49
Hình 9 Cơ sở Hoa văn Dục Đức trên đường Cách Mạng Tháng 8, Thành phố Biên Hịa - Đồng
Nai (01/2015) ................................................................................................................................ 76
Hình 10 Phụng Sơn Tự - Nơi đặt cơ sở Hoa văn Dục Đức (01/2015) ......................................... 76
Hình 11 Các lớp học ở Cơ sở Hoa văn Dục Đức (01/2015) ........................................................ 77
Hình 12 Một phịng học cũ ở Sùng Chính Thiên Hậu Cung(Biên Hịa - Đồng Nai) (01/2015) .. 77
Hình 13 Một lớp học ở Bửu Long (01/2015) ............................................................................... 78
Hình 14 Một lớp học ở Bửu Long (01/2015) ............................................................................... 78





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG
NAI



DẪN LUẬN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Song song với cuộc di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam, người Hoa đã mang
theo ngôn ngữ và giá trị tinh thần tô điểm thêm cho sự đa dạng của văn hóa đất Việt.
Ngơn ngữ của dân tộc Hoa(1) là tất cả những tinh hoa kết tụ từ mấy ngàn năm lịch sử,
mang trong đó là nét đẹp văn hóa của đồng bào người Hoa, thế nên việc học hỏi ngôn
ngữ của họ là cách nhanh nhất bước đến với văn hóa cổ xưa huyền bí này.
“Một văn hóa sẽ chết nếu ngơn ngữ đó chết, giữ gìn bản sắc dân tộc chính là phải

giữ gìn ngơn ngữ của dân tộc đó(2)”. Tuy nhiên, qua thời gian sinh sống, người Hoa đã
hội nhập rất nhanh, họ học tiếng Việt và các ngoại ngữ khác nhằm phục vụ cho cuộc
sống vật chất, chính vì thế tiếng mẹ đẻ cũng ít được sử dụng hơn trước kia.
Nhận thấy việc giữ gìn ngơn ngữ của người Hoa đang có thêm nhiều tình hình
mới so với trước đây, nên nhóm chúng tơi tiến hành đi sâu khảo sát tình hình thực tế
của việc lưu giữ ngôn ngữ và đề xuất các kiến nghị bảo tồn ngôn ngữ của người Hoa tại
khu vực Thành phố Biên Hịa – Đồng Nai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Nhìn trên tổng thể ngành nghiên cứu khoa học của Việt Nam thì các vấn đề về
văn hóa dân tộc và ngơn ngữ từ trước đến nay luôn là đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên
cứu khai thác, mang lại rất nhiều kiến thức quý báu đóng góp vào kho tàng tri thức cho

(1)

Ngơn ngữ Việt Nam có nhiều từ đa nghĩa, để tránh khỏi nhầm lẫn về thuật ngữ “dân tộc”, trong bài nghiên cứu
này chúng tôi chỉ sử dụng từ “dân tộc” với ý nghĩa là một tộc người hay dân tộc (ethnie) là “một cộng đồng mang
tính tộc người có chung một tên gọi, một ngôn ngữ (trừ trường hợp các biệt) được liên kết với nhau bằng những
giá trị sinh hoạt văn hóa, tạo thành một tính cách tộc người, có chung một ý thức tự giác tộc người, tức có chung
một khác vọng cùng chung sống, có chung một só phận lịch sử…” (trích từ “Cộng đồng quốc gia dân tộc Việt
Nam” của tác giả Đặng Nghiêm Vạn, NXB DHQG Tp. Hồ Chí Minh). Thuật ngữ “dân tộc Hoa” được sử dụng
trong bài với ý nghĩa là dân tộc thiểu số - một bộ phận trong 54 dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam.
(2)
Trích từ bài viết “Ngơn ngữ và bảo vệ bản sắc dân tộc” của TS. Trần Thu Dung đăng trên website
tongphuochiep.com





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG

NAI



dân tộc Việt Nam. Nhiều cơng trình nghiên cứu trở thành cơ sở lý luận cho các ngành
khoa học. Đặc biệt liên quan đến văn hóa người Hoa, có các cơng trình nghiên cứu
chun sâu và rất có giá trị tham khảo cho đề tài của chúng tơi như:
 Cuốn sách “Cơ sở văn hóa Việt Nam”, “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” của
Giáo sư Trần Ngọc Thêm, đây là cơ sở lý luận định hướng cho rất nhiều cơng
trình nghiên cứu văn hóa - xã hội.
 “Người Hoa ở Nam Bộ” của tác giả Phan An thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt
Nam - Viện Khoa học Xã hội Nam Bộ. Trong quyển sách này, tác giả đã đưa ra
một cái nhìn khái quái về người Hoa ở Nam Bộ. Bàn về các vấn đề thuộc nhiều
lĩnh vực của cộng đồng người Hoa, đặc biệt tập trung nghiên cứu về người Hoa
ở TP.Hồ Chí Minh. Với những luận chứng khoa học đáng giá, tác giả đã đóng
góp rất lớn cho ngành nghiên cứu Khoa học và Xã hội của nước nhà.
 “Các nhóm cộng đồng người Hoa ở tỉnh Đồng Nai - Việt Nam” của tác giả Trần
Hồng Liên, thuộc Viện phát triển bền vững vùng Nam Bộ. Bài viết tìm về quá
trình du nhập của người Hoa vào Đồng Nai, vừa phân loại vừa nêu lên đặc điểm
của các nhóm người Hoa tại địa phương. Mặc dù nội dung trong bài được nêu
lên khá sơ lược, nhưng đã tạo nên tiền đề cơ bản cho những bài nghiên cứu liên
quan.
Tuy nhiên, trong tầm hiểu biết của mình, chúng tơi nhận thấy chưa có đề tài nào
tập trung nghiên cứu về vấn đề bảo tồn ngôn ngữ của người Hoa tại Thành phố Biên
Hịa thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai. Do đó, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Tìm hiểu
việc bảo tồn ngơn ngữ trong cộng đồng người Hoa ở Biên Hịa - Đồng Nai”, nhằm
tìm hiểu và viết thành bài nghiên cứu làm cơ sở cho nghiên cứu khoa học khác về người
Hoa ở khu vực này.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG
NAI



3. Lý do chọn đề tài, mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Đề tài được chọn liên quan đến phạm vi nghiên cứu đất nước học của Khoa
Đông phương học, cụ thể là ngành Trung Quốc học của chúng tôi. Đồng thời, xuất phát
từ cuộc khảo sát sơ bộ tình hình cộng đồng người Hoa tại khu vực này, chúng tôi quyết
định chọn đề tài “Tìm hiểu việc bảo tồn ngơn ngữ trong cộng đồng người Hoa ở
Biên Hòa – Đồng Nai”.
Song song với việc tìm hiểu về ngơn ngữ của người Hoa tại Thành phố Biên Hoà,
bài nghiên cứu sẽ khái quát về dân tộc Hoa trong cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam.
Đồng thời để hiểu biết thêm cách họ gìn giữ bản sắc ngơn ngữ riêng của mình như thế
nào khi từ Trung Quốc di cư sang nước ta và trong q trình chung sống, hịa nhập với
một cộng đồng người khá đa dạng về văn hóa. Bài nghiên cứu tập trung đưa ra những
vấn đề tồn tại xoay quanh việc sử dụng ngôn ngữ của người Hoa ở khu vực này. Và đề
xuất ý kiến bảo tồn ngôn ngữ cho cộng đồng người Hoa dưới góc độ quản lý nhằm tạo
điều kiện để họ giữ gìn tiếng mẹ đẻ, làm cơ sở để bảo vệ nét đẹp văn hóa truyền thống.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau:
Tổng hợp tư liệu: Dựa trên các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu được
tổng hợp từ các nguồn trên internet, sách báo, các bài nghiên cứu, tư liệu được thu thập
từ thư viện tỉnh Đồng Nai, thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đây
là phương pháp được áp dụng chủ yếu cho chương 1 nhằm đưa ra những cơ sở lý luận
khoa học vững chắc cho đề tài. Ngoài ra, các chương khác cũng có áp dụng phương
pháp này để tạo tiền đề dẫn nhập vào nội dung chính.
Phương pháp lịch sử: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để truy về nguồn gốc

của cộng đồng người Hoa ở Thành phố Biên Hòa, đi sâu tái dựng khơng khí lịch sử,
tâm lý và tình cảm của người Hoa khi từ Trung Quốc sang Việt Nam, đặc biệt là tìm




TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG
NAI



hiểu về ngơn ngữ của các hội quán khác nhau của người Hoa ở Biên Hòa nhằm hỗ trợ
cho các phương pháp nghiên cứu khoa học khác.
Điền dã dân tộc học: Trực tiếp khảo sát tại địa bàn Thành phố Biên Hòa - Đồng
Nai. Cụ thể là khu vực sinh sống và làm việc của cộng đồng người Hoa để đóng góp
các thơng tin hữu ích và đảm bảo tính khách quan cho bài nghiên cứu.
Điều tra phỏng vấn: Cụ thể chúng tôi đã phỏng vấn trực tiếp đồng bào người Hoa
và những người địa phương có những thơng tin hữu ích cho đề tài nghiên cứu của
chúng tôi, đây là phương pháp chủ đạo để thu thập tư liệu thực tế. Phương pháp này
được chúng tôi sử dụng triệt để trong chương 2 và chương 3 nhằm đảm bảo giá trị thực
tiễn của bài nghiên cứu.
Điều tra bảng hỏi: Để lấy được những số liệu cụ thể, rõ ràng chúng tôi đã lập
bảng hỏi và khảo sát 30 hộ gia đình tại khu vực nghiên cứu. Thống kê và cho ra số liệu
để dẫn chứng cho một số luận điểm trong bài nghiên cứu.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG

NAI



5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Vấn đề bảo tồn ngôn ngữ của người Hoa.
Phạm vi nghiên cứu: Các khu vực có người Hoa tập trung sinh sống thuộc địa
bàn Thành phố Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai.
6. Đóng góp mới của đề tài
Bài nghiên cứu đi từ giả thuyết đến thực tiễn và quy nạp về lý luận để làm sáng
tỏ vấn đề sử dụng tiếng Hoa của đồng bào người Hoa ở khu vực Biên Hòa – Đồng Nai.
Tuy là đề tài về ngôn ngữ và bảo tồn ngôn ngữ đã được nhiều học giả nghiên cứu và có
nhiều cơng trình bài bản, nhưng trong hiểu biết của chúng tơi, nhận thấy rằng chưa có
một tác phẩm nào nghiên cứu trong phạm vi hẹp như chúng tôi đã lựa chọn.
Chúng tơi khơng chỉ đi sâu tìm hiểu thực trạng đang dần tiến vào con đường bị
mai một của tiếng mẹ đẻ của người Hoa, mà phác họa tâm lý nguyện vọng của người
Hoa. Họ mong muốn gìn giữ vốn quý giá là ngơn ngữ và văn hóa khi vượt ngàn xa vạn
dặm từ quê cha đất tổ đến nơi đây. Bài nghiên cứu không chỉ là lý thuyết khô cứng mà
nó chính là tâm tư nguyện vọng của chính đồng bào người Hoa khi họ cảm thấy lực bất
tòng tâm trước hiện trạng này.
Những kiến nghị của chúng tôi là trọng điểm của bài viết, trong khả năng có giới
hạn, bài viết muốn đóng góp nhứng biện pháp để giúp đồng bào người Hoa gìn giữ
ngơn ngữ của mình, để từ đó họ bảo vệ văn hóa tộc người, góp phần dệt cho “tấm thảm
văn hóa” Việt Nam thêm phần rực rỡ như tấm thảm Ba Tư.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Về mặt lý luận, bài nghiên cứu cung cấp cho ngành khoa học xã hội có cái nhìn
tồn diện hơn về ngơn ngữ của các cộng đồng người Hoa ở Biên Hịa, đồng thời đóng
góp một phần vào công tác hỗ trợ bảo tồn tiếng Hoa cũng như là cung cấp thêm luận cứ





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG
NAI



cho chuyên ngành nghiên cứu về văn hóa và ngơn ngữ dân tộc Hoa, tiền đề cho các bài
nghiên cứu khoa học sau. Đặc biệt, bổ khuyết thêm thông tin về người Hoa ở khu vực
Biên Hòa – Đồng Nai vào bài nghiên cứu “Người Hoa ở Nam Bộ(3)” của tác giả Phan
An.
Về mặt thực tiễn, thơng qua việc tìm hiểu về vấn đề bảo tồn ngơn ngữ của cộng
đồng người Hoa tại Biên Hịa - Đồng Nai, giúp hiểu rõ hơn các phương thức gìn giữ
tiếng nói của dân tộc Hoa và làm rõ những nguyên nhân dẫn đến về sự mai một phương
ngữ cũng như tiếng phổ thông trong cộng đồng người Hoa ở địa phương. Từ đó, cung
cấp thêm các tư liệu về cộng đồng người Hoa đặc biệt là ngôn ngữ truyền thống của họ.

8. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA –
ĐỒNG NAI.
Ở chương mở đầu, chúng tôi chủ yếu tập trung nghiên cứu tổng quan về cộng
đồng người Hoa bao gồm nguồn gốc của người Hoa ở Biên Hòa và những nét đặc trưng
trong văn hóa của họ nhằm bước đầu khái quát về cộng đồng người Hoa ở nơi đây.
Những thông tin cung cấp ở chương này sẽ là nền tảng góp phần giải thích cho những
tư liệu mà nhóm chúng tôi sẽ đề cập đến trong những chương sau.
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG VIỆC BẢO TỒN NGÔN NGỮ TRONG
CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA- ĐỒNG NAI
Trong chương này, nhóm nghiên cứu sẽ nêu lên tình hình thực tế về việc giảng
dạy và học tập tại Thành phố Biên Hòa - Đồng Nai. Trong đó bao gồm tình hình cụ thể


(3)

Trích “Người Hoa ở Đồng Nai” của Ban dân vận Tỉnh Uỷ Đồng Nai, NXB Đồng Nai (2009).





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG
NAI



về địa điểm, phương thức và thời gian giảng dạy tiếng Hoa, đồng thời cũng làm rõ mục
đích của cả giáo viên và học viên khi tham gia dạy và học tiếng Hoa.
CHƯƠNG 3:VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG
NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA – ĐỒNG NAI ĐỨNG DƯỚI GÓC ĐỘ QUẢN LÝ:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP
Nội dung chính trong chương này là những vấn đề còn tồn tại cũng như những
yếu tố tác động đến việc giảng dạy và học tập tiếng Hoa. Từ đó chúng tơi đưa ra những
giải pháp nhằm bảo tồn ngôn ngữ trong cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG
NAI




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN
HÒA.

Như chúng ta đã biết, cộng đồng dân tộc người Hoa trên lãnh thổ Việt Nam có
nguồn gốc từ Trung Quốc. Song, sự xuất hiện của họ tại mỗi khu vực trên lãnh thổ nước
ta có nhiều điểm khác biệt. Người Hoa tại khu vực Biên Hịa – Đồng Nai có nguồn gốc
khá đặc biệt từ những cuộc di cư hàng thế kỷ trước, đồng thời trong quá trình di cư ấy,
họ mang theo nhiều giá trị tinh thần q báu và hịa nhập nhanh chóng vào cộng đồng
người bản địa. Chương 1 sẽ triển khai phục dựng lịch sử nhập cư của người Hoa ở Biên
Hòa – Đồng Nai và giới thiệu sơ lược về những nét đặc trưng của họ về phong tục tập
quán, tơn giáo, tín ngưỡng, ngơn ngữ,… nhằm đưa ra lăng kính tổng qt hơn về tình
hình người Hoa ở khu vực này.
1.1. Khái quát về nguồn gốc người Hoa ở Biên Hòa - Đồng Nai.
Đồng bào dân tộc Hoa là người Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc sinh sống
ở nước ta(4). Trong quá trình di cư vì nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác
nhau, họ được cộng đồng bản địa đón nhận một cách hịa bình nên người Hoa đã chọn
lối sống an cư lạc nghiệp và hòa nhập với các dân tộc khác trên lãnh thổ Việt Nam. Họ
gồm những người sống ở các đô thị và nông thôn ở các tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang,
Tuyên Quang, khu vực miền Đông Nam Bộ và một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu
Long…

(4)

Theo chỉ thị số 62-CT/TW ngày 8-11-1995 của Ban Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt
Nam về vấn đề dân tộc Hoa đã có nêu trong văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam: “Những người gốc Hán
và những người thuộc dân tộc ít người ở Trung Quốc đã Hán hóa di cư sang Việt Nam và con cháu của họ đã sinh
ra, lớn lên tại Việt Nam, đã nhập quốc tịch tại Việt Nam, nhưng vẫn còn giữ những đặc trưng văn hóa, chủ yếu là
ngơn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Hán và tự nhận mình là người Hoa”. Như vậy những người dân di cư
gốc Hán đã nhập quốc tịch Việt Nam và sinh sống tại đây tất nhiên được công nhận là người Việt Nam, những

trường hợp cịn lại khơng tính vào dân tộc Hoa (như trường hợp du lịch, du học, hợp tác lao động, hợp tác kinh tế,
kết hôn với người Việt nhưng không nhập quốc tịch Việt Nam,người dân tộc thiểu số của Trung Quốc sang Việt
Nam làm ăn và sống xen lẫn với cộng đồng người Hoa,…)





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG
NAI



Trong số các nhóm dân cư người Hoa được phân theo địa bàn cư trú (miền núi
và đồng bằng) thì những người dân tộc Hoa sống ở miền núi có tính chất dân tộc thiểu
số nhiều hơn. Họ được gọi bằng những tên gọi khác nhau tùy địa phương. Ở Quảng
Ninh và Bắc Giang, họ có những nhóm mang tên là Hắc Cá, Pạc Và, Xa Phang và Ngái;
ở Lào Cai, họ có tên là Xường Thống hoặc Xường Phang;… Ở một số nơi họ được gọi
là người Tiều (nghĩa là người Hoa có nguồn gốc ở Triều Châu - Trung Quốc) và người
Quảng (tức là người Hoa gốc Quảng Đông – Trung Quốc). Ngôn ngữ của người Hoa ở
Việt Nam rất đa dạng họ sử dụng thổ ngữ khác nhau mang từ Trung Quốc sang(5). Đặc
biệt, theo số liệu thống kê năm 2009, ở Đồng Nai, tỷ lệ người Hoa chiếm 5,1% dân số,
xếp thứ 2 sau tỷ lệ người Kinh (91,3%) sinh sống trong địa bàn tỉnh(6). Trong tỉnh Đồng
Nai, cư dân người Hoa tập trung chủ yếu ở một số khu vực như: Thành phố Biên Hòa,
thị xã Long Khánh, huyện Định Quán,… và rải rác ở các khu vực khác(7).
Riêng trường hợp Thành phố Biên Hịa, sự hình thành của cộng đồng người Hoa
xuất phát từ những cuộc di cư từ Trung Quốc sang Việt Nam. Nói về vấn đề này, nhiều
tư liệu thường nhắc đến đoàn người di cư của Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn
Địch, đây được xem là cột mốc đầu tiên cho sự hình thành cộng đồng người Hoa ở Nam
Bộ nói chung và Thành phố Biên Hịa nói riêng. Theo tài liệu cho biết vào năm 1671,

do khơng thần phục triều đình Mãn Thanh, “Mạc Cửu và gia đình đến vùng đất Mang
Khảm (nay là Hà Tiên)”(8), và năm 1679 hai trọng thần nhà Minh là Trần Thượng
Xuyên và Dương Ngạn Địch đã dẫn dắt hơn 3000 binh lính và người thân lên chiến


(5)

Trích trong “Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Trần Trí Dõi, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội

Theo số liệu thống kê năm 2009 trong “Người Hoa ở Đồng Nai” của Ban dân vận Tỉnh Ủy Đồng Nai, NXB
Đồng Nai.

Nguồn: Tư liệu được khai thác từ hiện vật “Bản đồ phân bố các dân tộc tỉnh Đồng Nai” được lưu trong Viện
bảo tàng tỉnh Đồng Nai ở thành phố Biên Hịa.

Trích đoạn trong “Người Hoa ở Đồng Nai” của Ban dân vận Tỉnh Uỷ Đồng Nai, NXB Đồng Nai.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG
NAI



thuyền xi về phương Nam, xin chúa Nguyễn Phúc Tần tá túc và họ trở thành cư dân
người Hoa đầu tiên của khu vực Cù Lao phố(9).
Những cuộc di cư của người Hoa kéo dài suốt khoảng hơn 3 thế kỷ tiếp theo. Do

các cuộc biến động chính trị ở Trung Quốc, nhiều đồn người di cư tự phát đến đất Việt
xuất thân từ nhiều tầng lớp và các địa phương khác nhau. Phần lớn những người Hoa di
cư đến từ Quảng Đông, Phước Kiến,… Họ lên những chiếc thuyền chở hàng và xi
dịng biển Đơng, cập bến trên các bán đảo ven biển Vũng Tàu. Cư dân người Hoa sinh
sống ở đây một khoảng thời gian tương đối dài, họ sống biệt lập, ít giao lưu tiếp nhận
ngơn ngữ văn hóa và tín ngưỡng bên ngoài. Lúc bấy giờ sự bảo tồn các giá trị tinh thần
của họ được tiến hành thuận lợi do cuộc sống biệt lập này. Sau đó chúa Nguyễn Phúc
Tần khuyến khích khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong. Do đó người Hoa di cư về phía
Sài Gịn - Gia Định. Nhờ vào địa thế tựa núi nhìn sơng cùng với điều kiện tự nhiên
thuận lợi của vùng đất Biên Hòa mà người Hoa đã nhanh chóng gia nhập vào những
nhóm người Hoa đầu tiên và hội nhập với cộng đồng người Việt. Cùng với dòng chảy
thời gian, người Hoa an cư lạc nghiệp, kết hôn với người Việt, giao lưu văn hóa, học
tập tiếng Việt nên họ đã trở thành một trong 54 dân tộc anh em của Việt Nam(10).
1.2. Địa bàn cư trú và phân bố dân cư của dân tộc Hoa ở Biên Hòa
1.2.1. Khái quát về Biên Hòa - địa bàn cư trú của cộng đồng người Hoa
Khởi nguyên của Thành phố Biên Hòa ngày nay bắt đầu từ cuộc di dân vào thế
kỷ XVII của nhiều người Việt Nam đến xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy của Chân Lạp, tức
Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay để vỡ đất làm ruộng(11). Chính cuộc khai khẩn đất hoang mở
mang bờ cõi của những người Việt đi về phương Nam đã đưa vùng đất hoang sơ trở nên


Theo tư liệu của chị Trần Thị Duân-chuyên viên của Ban quản lý di tích thuộc Sở văn hóa Đồng Nai.
Theo thơng tin của bác Dương Nguyên làm việc trong Ban trị sự của Hội quán Triều Châu tại Thất Phủ Cổ
Miếu.
(11)
Lược trích “Việt sử xứ Đàng Trong” của Phan Khoang xuất bản năm 2001 do NXB Văn học ấn hành.


(10)






TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG
NAI



trù phú. Vùng đất Trấn Biên khi xưa còn là nơi giao tranh ác liệt giữa phong trào Tây
Sơn và những thế lực phong kiến khác. Về sau, sự tranh giành ảnh hưởng của hai thế
lực chính trị phong kiến tồn tại dưới triều Lê lúc bấy giờ là chúa Trịnh và chúa Nguyễn
đã chia đất nước ta thành thế Đàng Ngoài (miền Bắc) và Đàng Trong (miền Nam). Và
vùng đất Biên Hòa thuộc về xứ Đàng Trong chịu sự cai quản của chúa Nguyễn.
Trong quá trình mở mang bờ cõi, người dân xa xứ cũng không quên nguồn cội
quê cha đất tổ, vẫn luôn tha thiết hướng về “đất tổ Hùng Vương”:
“ Ai về Bắc ta theo với,
Thăm lại non sông giống lạc hồng,
Từ độ mang gươm đi mở cõi,
Trời nam thương nhớ đất Thăng Long.”
(Huỳnh Văn Nghệ)
Sử cũ(12) nhắc đến công cuộc mở mang bờ cõi phương Nam thường ca ngợi công
lao của Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh: Đó là sự kiện vào “tháng 2 năm Mậu Dần
1698, theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Chu vào kinh lược xứ Đàng Trong, đoàn thuyền
chiến do Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã cập bờ sông Đồng Nai. Ông đặt đại bản
doanh tại Cù Lao Phố, nơi đầu tiên nhằm thực hiện chính sách “định vùng - an dân” với
chủ trương là khai hoang mở cõi và ổn định, dàn xếp biên cương”. Sau đó, nơi “đất lành
chim đậu” này lại đón tiếp những vị khách từ phương Bắc bên kia lãnh thổ Việt Nam
đến, như đã nói trong phần nguồn gốc cộng đồng người Hoa ở Biên Hòa, những người
Hoa di cư đến đây phần lớn bằng đường thủy, mang theo giá trị tinh thần và góp cơng

sức vào cơng cuộc khai khẩn đất hoang tại “xứ Đàng Trong” này.

(12)

Theo sách “Biên Hòa - Đồng Nai 300 năm hình thành và phát triển” do Ban chỉ đạo lễ kỷ niệm 300 năm vùng
đất Biên Hòa-Đồng Nai biên soạn, NXB Đồng Nai.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG
NAI



Sau hơn 300 năm kể từ ngày “khai sơn phá thạch” thuở ban đầu, Biên Hòa phát
triển mạnh mẽ và trở thành trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Đồng Nai, góp phần
quan trọng trong việc đưa tỉnh Đồng Nai trở thành một trong những khu vực kinh tế
trọng điểm phía Nam. Mặt khác, Biên Hịa là đơn vị hành chính cấp thành phố với nền
kinh tế khá sôi động và mạng lưới giao thơng mở ra khắp vùng Nam Bộ, do đó mức
sống ở đây tương đối cao (so với mặt bằng chung của miền Nam). Không chỉ người
Việt mà người Hoa cũng có đời sống vật chất tương đối ổn định.
1.2.2. Phân bố dân cư người Hoa
Trong địa bàn tỉnh Đồng Nai, người Hoa sinh sống hầu hết các địa phương. Họ
thường sống quần tụ với nhau thành cộng đồng tại một khu vực nhất định, thường được
gọi là khu người Hoa. Cách sống này giúp họ dễ dàng bảo lưu văn hóa truyền thống của
tổ tiên và phương ngữ trong cộng đồng. Mặt khác, cũng có cách sống riêng biệt theo hộ
gia đình xen lẫn vào các dân tộc khác, lối sống này giúp cho các nền văn hóa tiếp biến
mạnh mẽ tạo thành các nét đặc trưng riêng của vùng miền khác nhau. Tuy nhiên, truyền

thống gia đình có thể dễ dàng mất đi khi người Hoa kết hôn với dân tộc khác và tiếp thu
văn hóa chiếm ưu thế (văn hóa Việt), đặc biệt phương ngữ sẽ dần bị lãng quên vì thế hệ
sau chọn học tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ.
Theo như số liệu thống kê, người Hoa tập trung nhiều nhất tại huyện Định Quán
chiếm 85% tổng số người Hoa của cả tỉnh Đồng Nai. Biên Hòa mặc dù là địa bàn có cư
dân người Hoa đến sớm nhất, nhưng hiện nay cũng chỉ chiếm 7,06% tổng số người Hoa
của tỉnh. Thống kê năm 2009, Biên Hòa có khoảng 7.876 người Hoa sinh sống, phân bố
ở các phường: Thanh Bình, Hịa Bình, Quyết Thắng, Trung Dũng, Quang Vinh, Bửu
Long, Tân Vạn, Bửu Hịa, Hóa An… Đơng nhất là phường Thanh Bình với 683 người.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG
NAI



Nhóm cư dân người Hoa đến sau năm 1954 lại cư trú chủ yếu tại địa bàn phường Tân
Phong và Bình Đa(13).
Trong sự phân bố dân cư của người Hoa lại được chia theo 4 nhánh tộc người
chính là Triều Châu, Quảng Đơng, Khách Gia và Phước Kiến. Trong mỗi nhánh người
lại có các hội quán riêng, cụ thể như Hội Phụ mẫu Triều Châu Biên Hịa của nhánh
Triều Châu, Hội qn Quảng Đơng (Miếu Quan Thánh) của nhánh Quảng Đơng, Hội
qn Sùng Chính (Thiên Hậu Cung) của nhánh Khách Gia (Hẹ) và Hội quán Phước
Kiến (Phụng Sơn Tự) của nhánh Phước Kiến. Vì vậy, họ thường sống quần tụ theo hội
Quán của mình để thuận tiện cho việc thực hiện các nghi lễ thờ cúng, nhưng điều này
chỉ mang tính tương đối, vì theo khảo sát thực địa, chúng tôi nhận thấy việc sinh sống
xen lẫn giữa những người Hoa khác hội quán cũng có xảy ra.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về ngôn ngữ của người Hoa
1.3.1. Tiếng Hoa Phổ thông và phương ngữ
 Tiếng phổ thơng
Từ đời vua Thủy Hồng Đế (Doanh Chính) nhà Tần thống nhất đất nước Trung
Hoa và hệ thống văn tự đến các đời vua Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đã
cải cách và bổ sung vào ngôn ngữ của Trung Quốc thành một hệ thống hoàn thiện như
ngày nay. Theo tư liệu khai thác từ quyển sách “Cội nguồn văn hóa Trung Hoa”(14) :


Tiếng phổ thơng là ngôn ngữ chung của dân tộc Hán hiện đại. Tiếng phổ thông

vốn “lấy ngữ âm Bắc Kinh làm chuẩn, lấy tiếng miền Bắc làm phương ngữ cơ sở, lấy
tác phẩm văn bạch thoại hiện đại mẫu mực làm quy phạm ngữ pháp”.

(13)

Nguồn: “Người Hoa ở Đồng Nai”, Ban dân vận Tỉnh Ủy Đồng Nai, NXB Đồng Nai.
Quyển sách “Cội nguồn văn hóa Trung Hoa” do Nguyễn Thị Thu Hiền dịch và tập thể tác giả biên soạn, chủ
biên là Đường Đắc Dương, NXB Hội Nhà Văn. Nguyên bản “Sự hình thành và phát triển nền văn hóa Trung Hoa”
do NXB Nhân Dân Sơn Đông ấn hành năm 1993.
(14)





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG
NAI




Tháng 10 năm 1955 đã diễn ra “Hội nghị khoa học quy phạm hóa tiếng Hán hiện
đại”. Tại hội nghị này, người ta đã đưa ra định nghĩa rõ ràng cho tiếng phổ thông về ba
mặt ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp, định nghĩa này đã đại diện cho trào lưu và phương
hướng phát triển tiếng Hán hiện đại. Tiếng phổ thông hiện nay không những thông
dụng ở các vùng phương ngôn dân tộc Hán, đồng thời ngày càng thông dụng rộng rãi ở
các dân tộc trong nước. Trong giao tiếp quốc tế, tiếng phổ thông là đại diện của ngôn
ngữ Trung Quốc. Cùng với sự nâng cao địa vị quốc tế của Trung Quốc, tiếng phổ thơng
ngày càng phát huy vai trị lớn hơn.

 Phương ngữ
Sự tồn tại của phương ngữ tiếng Hán có nguồn gốc từ thời Tiên Tần cách đây
hơn 2000 năm, chúng ta có thể thấy được điều này qua tác phẩm văn học thời Tiên Tần.
Tại khu vực Biên Hòa - Đồng Nai, chúng tôi khảo sát được hiện nơi đây có 4 nhánh tộc
người Hoa chính. Mỗi nhánh tộc người Hoa có một phương ngữ riêng, đó là:


Phương ngữ Khách Gia, lấy tiếng Mai Châu, Quảng Đông làm đại diện, chủ yếu

phân bố ở phía Đơng và phía Bắc tỉnh Quảng Đơng, phía Đơng Nam tỉnh Quảng Tây,
phía Tây tỉnh Phúc Kiến và phía Nam tỉnh Giang Tây. Vì những người nói tiếng Khách
Gia phần lớn là dân di cư nhiều lần từ vùng Trung Nguyên di chuyển xuống phía Nam
trong lịch sử, cho nên địa bàn cư trú tương đối phân tán, ngồi những vùng trên, cịn có
một số ở Hồ Nam, Tứ Xuyên và Đài Loan. Mặc dù vậy, nội bộ phương ngữ của nó vẫn
tự thành hệ thống, những người “Khách Gia Tứ Xuyên” và “Khách Gia Quảng Đông”
mặc dù cách nhau trăm sông ngàn núi nhưng hai bên vẫn có thể giao tiếp với nhau được.
Số người sử dụng phương ngữ này ước chiếm 4% tổng dân số người Hoa.






TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG
NAI





Phương ngữ Việt (Quảng Đơng - Quảng Tây), lấy tiếng Quảng Châu làm đại

diện, phân bố ở miền Trung và Tây Nam tỉnh Quảng Đông, miền Đông và Nam tỉnh
Quảng Tây. Phương ngữ này cũng là công cụ giao tiếp chủ yếu của khu vực Hồng
Kông, Ma Cao. Số người sử dụng ước chiếm 5% tổng dân số người Hán.


Phương ngữ Mân (Phúc Kiến), chủ yếu phân bố ở phần lớn khu vực tỉnh Phúc

Kiến, vùng Triều Sán đông Quảng Đông, đảo Hải Nam và đại đa số vùng cư trú của
người Hán ở Đài Loan.
Khi những phương ngữ này được các nhóm người Hoa mang đến Việt Nam, một
lẽ tất nhiên các phương ngữ này có điều kiện giao thoa với tiếng Việt và tiếp xúc với
các phương ngữ vùng miền, nên khó tránh khỏi những biến thể trong cách phát âm.
Nhất là phương ngữ của người Hoa ở Biên Hòa, trong điều kiện địa lý tựa núi nhìn sơng,
lại thêm là nơi tụ hội của nhiều thứ tiếng đến từ các vùng miền khác nhau trên khắp đất
nước đã góp phần thúc đẩy phương ngữ của người Hoa nơi đây khác nhiều so với ở cố
hương.
1.3.2. Vai trị xã hội của các ngơn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đặc biệt là
tiếng Hoa
Ở Việt Nam, các dân tộc thiểu số là những “Cộng đồng ngơn ngữ” điều này có

nghĩa là trong đời sống xã hội bình thường, ở địa bàn sinh sống của mình, các dân tộc
thiểu số ngồi việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của họ nhiều khi phải sử dụng một ngôn ngữ
của dân tộc khác. Ngôn ngữ thứ hai mà họ sử dụng tùy thuộc vào những hoàn cảnh cụ
thể khác nhau. Nói một cách khác, trong số các ngơn ngữ nói trên, mỗi ngơn ngữ tự nó
có một vai trị xã hội nhất định khơng phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của chủ thể sử
dụng.(15) Như vậy, việc làm rõ vai trị xã hội của ngơn ngữ dân tộc thiểu số mà cụ thể là

(15)

“Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam, Trần Trí Dõi, NXB Đại học quốc gia.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HỊA-ĐỒNG
NAI



ngơn ngữ của người Hoa, sẽ cho chúng ta thấy rõ giá trị của ngôn ngữ dân tộc, là cơ sở
luận để những kiến nghị, đề xuất giải pháp của chúng tơi trở nên có giá trị hơn.
 Những ngơn ngữ có vai trị là ngơn ngữ vùng. Một quốc gia đa dân tộc như ở
Việt Nam đồng thời là quốc gia đa văn hóa, đa ngơn ngữ, quốc gia là một thực thể
mang tính siêu dân tộc, là sự hình thành một cộng đồng của những dân tộc và của cá
nhân thuộc mỗi dân tộc với ý thức hòa cùng một lãnh thổ chung - lãnh thổ quốc gia,
một nhà nước có quyền lực tối cao chung, nhà nước quốc gia và một ngôn ngữ chung ngôn ngữ quốc gia. Ở nước ta, dân tộc Việt (Kinh) là dân tộc đa số (hiện nay chiếm tới
86% dân số cả nước) (số liệu năm 2000). Cho nên đã từ lâu tiếng Việt có tính chất là
ngơn ngữ chung cho sự giao tiếp thông thường giữa các dân tộc ở Việt Nam. Trong
thực tế, ngôn ngữ này đã thực sự là công cụ giao tiếp, là phương tiện để phát triển nền

văn hóa quốc gia nói chung và các dân tộc hợp thành quốc gia Việt Nam nói riêng.
Điều này cho thấy cương vị của tiếng Việt là ngơn ngữ chính thức của nhà nước, ngơn
ngữ văn hóa, ngơn ngữ giáo dục của quốc gia.(16)
 Tuy nhiên trong không gian các dân tộc thiểu số ở Việt Nam có những phần lãnh
thổ, bên cạnh việc sử dụng tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, ngơn ngữ phổ
thơng, nhiều dân tộc cịn sử dụng chung một ngôn ngữ khác trong đời sống hằng ngày
theo trường hợp nghiên cứu của chúng tôi, người Hoa ở vùng đất Biên Hịa - Đồng Nai
có bốn nhánh chính bao gồm: Quảng Đơng, Phước Kiến, Sùng Chính, Khách Gia. Họ
sử dụng tiếng Việt như là một ngôn ngữ quốc gia và sử dụng tiếng Hoa (Phổ thông) làm
ngôn ngữ chung để giao tiếp hằng ngày trong cộng đồng người Hoa, bản thân mỗi hội
qn lại có một ngơn ngữ riêng là tiếng mẹ đẻ dùng để giao tiếp với những người cùng
nhánh dân tộc Hoa. Trong trường hợp này, tiếng Hoa là công cụ giao tiếp ở một môi
trường, ở một khơng gian hẹp. Như vậy, trong thực tế có ngôn ngữ của một dân tộc sinh

(16)

Tham khảo và lược trích từ “Nghiên cứu ngơn ngữ các dân tộc thiểu số Việt Nam”, Trần Trí Dõi, NXB Đại
học quốc gia.





TÌM HIỂU VIỆC BẢO TỒN NGƠN NGỮ TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI HOA Ở BIÊN HÒA-ĐỒNG
NAI



tụ ở một vùng lãnh thổ đan xen nhiều dân tộc, do số dân đông hơn, do trình độ kinh tế
và xã hội phát triển hơn, được những dân tộc khác đồng hóa, sử dụng ngơn ngữ của dân

tộc chiếm ưu thế hơn như một phương tiện giao tiếp chung trong một phạm vi lãnh thổ
nhất định. Dù vậy, vai trị của ngơn ngữ dân tộc (phương ngữ, thổ ngữ) khơng thể thay
thế, chính vì giá trị xã hội bất biến ấy.
1.4. Đời sống tinh thần
1.4.1. Tổ chức cộng đồng
Theo kết quả chúng tôi khảo sát được về tổ chức quản lý cộng đồng của người
Hoa tại Biên Hịa được xây dựng theo mơ hình như sau :
 Hội quán là nơi sinh hoạt chung cho những người có cùng nhánh tộc. Trong đó,
các thành viên trong Ban trị sự là những người đứng ra giải quyết các vấn đề mang tính
cộng đồng. Đứng đầu Ban trị sự là người có uy tín nhất được bầu ra gọi là Hội trưởng.
Hiện nay, Biên Hịa đang có 4 nhánh người chính và 4 hội quán:
 Hội Phụ mẫu Triều Châu Biên Hòa của nhánh Triều Châu;
 Hội quán Quảng Đông (Miếu Quan Thánh) của nhánh Quảng Đông;
 Hội quán Sùng Chính (Thiên Hậu Cung) của nhánh Khách Gia;
 Hội quán Phước Kiến (Phụng Sơn Tự) của nhánh Phước Kiến.
 Thành lập nơi thờ tự để thực hiện các nghi lễ thờ cúng đối với tín ngưỡng cổ
truyền của người Hoa. Bao gồm: Thất Phủ Cổ Miếu thường được dân địa phương gọi là
Chùa Ơng, Sùng Chính Thiên Hậu cung, Miếu Quan Thánh, Thiên Hậu Cổ Miếu …
 Xây dựng nghĩa trang như nghĩa trang Triều Châu, Quảng Đông.





×