Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Chuyên đề 7 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT: QUỐC PHÒNG, AN NINH QUỐC GIA, AN NINH MẠNG, NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VA AN NINH, DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ DỘNG VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.13 KB, 20 trang )

Chuyên đề 7
NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT:
QUỐC PHÒNG, AN NINH QUỐC GIA, AN NINH MẠNG,
NGHĨA VỤ QUÂN SỰ, GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VA AN NINH,
DÂN QUÂN TỰ VỆ, LỰC LƯỢNG DỰ BỊ DỘNG VIÊN
I. LUẬT QUỐC PHÒNG NĂM 2018
1. Khái quát chung, kết cấu Luật Quốc phòng
Luật Quốc phòng năm 2018 đã được Quốc hội thông qua ngày 8 tháng 6 năm
2018 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV. Luật Quốc phịng có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2019.
Luật Quốc phịng có phạm vi điều chính rộng, chỉ phối tồn bộ hệ thống pháp
luật về quốc phòng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội về chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại. Luật Quốc phòng năm 2018 đã thế
chế đầy đủ quan điếm, đường lối của Đảng về quốc phịng tồn dân, chiến tranh nhân
dân, lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng họp để bảo vệ Tố quốc;
đồng thời, đã cụ thế hóa Hiến pháp năm 2013, thống nhất với hệ thống pháp luật về
quốc phòng, an ninh và pháp luật có liên quan. Đặc biệt, Luật Quốc phịng có nhiều
quy định mới, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng
bảo vệ Tổ quốc trong bổi cảnh tỉnh hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến
phức tạp, khó lường; hình thái chiến tranh tương lai có nhiều thay đổi, phát triển mới.
Kết cấu Luật Quốc phòng gồm: 7 chương, 40 điều.
2. Một số nội dung cơ bản của Luật Quốc phòng
a) Nội dung cơ bản
Nguyên tắc hoạt động quốc phòng được quy định tại Điều 3, Luật Quốc phòng
năm 2018 như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam; đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt
Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.
- Củng cố, tăng cường quốc phòng là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, huy
động sức mạnh tồng họp của toàn dân tộc và của cả hệ thống chính trị, trong đó lực
lượng vũ trang nhân dân làm nịng cốt.


- Xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận quốc phịng tồn dân gắn với nền
an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân.
- Kết họp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng.
- Kết họp quốc phòng với an ninh, đối ngoại.
b) Phòng thủ dân sự
Phòng thủ dân sự được quy định tại Điều 13, Luật Quốc phòng năm 2018 như sau:
- Phòng thủ dân sự là bộ phận của phòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp
phòng, chống chiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên
tai, dịch bệnh; bảo vệ nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân.
- Nhiệm vụ phòng thủ dân sự bao gồm:
+ Xây dựng cơ chế hoạt động, kế hoạch phòng thủ dân sự.
+ Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập.
+ Xây dựng hệ thống cơng trình phòng thủ dân sự.


2

+ Xây dựng hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo,
thông báo, báo động.
+ Thực hiện các biện pháp phòng thủ dân sự.
- Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:
+ Lực lượng nòng cốt gồm dân quân tự vệ; công an xã, phường, thị trấn; lực
lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và
các bộ, ngành Trung ương, địa phương.
+ Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
- Chính phủ quy định chỉ tiết Điều này.
c) Tình trạng chiến tranh và tình trạng khẩn cấp về quốc phịng
Tun bổ, cơng bổ, bãi bỏ tình trạng chiến tranh được quy định tại Điều 17, Luật
Quốc phòng năm 2018 như sau:
- Khi Tổ quốc bị xâm lược, Quốc hội quyết định tình trạng chiến tranh.

Khi hành vi xâm lược được chấm dứt trên thực tế, Quốc hội quyết định bãi bỏ
tình trạng chiến tranh.
- Trong trường họp Quốc hội không thế họp được, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
quyết định việc tuyên bổ tình trạng chiến tranh và báo cáo Quốc hội quyết định tại kỳ
họp gần nhất.
- Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chủ tịch nước công bổ, bãi bỏ quyết định tuyên bổ tình trạng chiến tranh.
Ban bổ, cơng bổ, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phòng được quy định tại
Điều 18, Luật Quốc phịng năm 2018 như sau:
- Khi xảy ra tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, ủy ban Thường vụ Quốc hội
quyết định ban bổ tình trạng khấn cấp về quốc phòng trong cả nước hoặc ở từng địa
phương theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.
Khi khơng cịn tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, ủy ban Thường vụ Quốc hội
quyết định bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phịng theo đề nghị của Thủ tướng
Chính phủ.
- Căn cứ vào nghị quyết của ủy ban Thường vụ Quổc hội, Chủ tịch nước công bổ
quyết định ban bổ, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phịng trong cả nước hoặc ở
tùng địa phương.
Trong trường họp ủy ban Thường vụ Quốc hội không thế họp được, Chủ tịch
nước công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp về quốc phịng trong cả nước hoặc ở từng
địa phương theo đề nghị cua Thú tướng Chính phủ.
- Chính phủ quy định việc thi hành quyết định ban bổ, cơng bổ, bãi bở tình trạng
khẩn cấp về quốc phòng.
Quyền hạn của Bộ trưởng Bộ Quốc phịng trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp về quốc phòng được quy định tại Điều 20, Luật Quốc phòng năm 2018 như sau:
- Căn cứ vào quyết định tuyên bổ tình trạng chiến tranh hoặc quyết định ban bổ
tình trạng khẩn cấp về quốc phịng, lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, Bộ
trưởng Bộ Quốc phịng có quyền ra mệnh lệnh đặc biệt để bảo đảm cho nhiệm vụ
chiến đấu tại khu vực có chiến sự.
- Người đứng đầu chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức nơi có chiến sự phải

chấp hành mệnh lệnh đặc biệt của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
d) Thiết quân luật


3

Thiết quân luật được quy định tại Điều 21, Luật Quốc phòng năm 2018 như sau:
- Thiết quân luật là biện pháp quản lý nhà nước đặc biệt có thời hạn do quân đội
thực hiện.
- Khi an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở một hoặc một số địa phương bị
xâm phạm nghiêm trọng tới mức chính quyền ở đó khơng cịn kiểm sốt được tình
hình thì Chủ tịch nước ra lệnh thiết quân luật theo đề nghị của Chính phủ.
- Lệnh thiêt quân luật phải xác định cụ thế địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
- Lệnh thiết quân luật phải xác định cụ thế địa phương cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt thiết quân luật, biện pháp, hiệu lực thi hành;
quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân; các quy tắc trật tự xã
hội cần thiết ở địa phương thiết quân luật và được công bổ liên tục trên các phương
tiện thông tin đại chúng.
- Căn cứ vào lệnh của Chủ tịch nước về thiết quân luật, quyết định của Thủ tướng
Chính phủ về thực hiện lệnh thiết quân luật, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ
huy đơn vị Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ được giao thực hiện nhiệm vụ tại địa
phương thiết quân luật thực hiện các biện pháp thi hành lệnh thiết quân luật theo quy
định của pháp luật.
- Trong thời gian thiết quân luật, việc quản lý nhà nước tại địa phương thiết quân
luật được giao cho đơn vị quân đội thực hiện. Người chỉ huy đơn vị quân đội được giao
quản lý địa phương thiết quân luật có quyền ra lệnh áp dụng các biện pháp đặc biệt quy
định tại khoản 6 Điều này và các biện pháp cần thiết khác để thực hiện lệnh thiết quân
luật và chịu trách nhiệm về việc áp dụng các biện pháp đó. Người chỉ huy đơn vị quân
đội được giao quản lý địa phương cấp tỉnh thiết quân luật được quyền trưng mua, trưng

dụng tài sản. Việc trưng mua, trưng dụng tài sản thực hiện theo quy định của Luật Trưng
mua, trưng dụng tài sản.
- Các biện pháp đặc biệt được áp dụng trong thời gian thi hành lệnh thiết quân
luật bao gồm:
+ Cấm hoặc hạn chế người, phương tiện đi lại; đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động
tại các nơi cơng cộng.
+ Cấm biểu tình, đình cơng, bãi thị, bãi khóa, tụ tập đơng người.
+ Bắt giữ hoặc cưỡng chế cá nhân, tổ chức có hoạt động xâm hại đến quốc
phòng, an ninh phải rời khỏi hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú hoặc một khu vực nhất định.
+ Huy động người, phương tiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Quản lý đặc biệt đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, cơng cụ hỗ trợ, chất cháy,
chất độc, chất phóng xạ; kiểm sốt chặt chẽ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,
phương tiện thơng tin, hoạt động báo chí, xuất bản, cơ sở in, sao chụp, việc thu thập,
sử dụng thông tin.
- Mọi hoạt động tại địa phương thiết quân luật phải tuân thủ lệnh thiết quân luật
và các biện pháp đặc biệt.
- Việc xét xử tội phạm xảy ra ở địa phương trong thời gian thi hành lệnh thiết
quân luật theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
- Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội ở địa phương thiết quân
luật đã ổn định thì Chủ tịch nước ra lệnh bãi bỏ lệnh thiết quân luật theo đề nghị của
Chính phủ.


4

- Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của người chỉ huy đơn vị quân đội, cơ
quan, tổ chức, địa phương liên quan thi hành lệnh thiết quân luật, lệnh bãi bỏ lệnh
thiết quân luật.
e) Giới nghiêm
Giới nghiêm được quy định tại Điều 22, Luật Quốc phòng năm 2018 như sau:

- Giới nghiêm là biện pháp cấm, hạn chế người, phương tiện đi lại và hoạt động
vào những giờ nhất định tại những khu vực nhất định, trừ trường họp được phép theo
quy định của người có thẩm quyền tổ chức thực hiện lệnh giới nghiêm.
- Lệnh giới nghiêm được ban bổ trong trường họp tình hình an ninh chính trị, trật tự,
an tồn xã hội tại một hoặc một số địa phương diễn biến phức tạp đe dọa gây mất ổn
định nghiêm trọng và được công bổ liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thẩm quyền ban bổ lệnh giới nghiêm được quy định như sau:
+ Thủ tướng Chính phủ ban bổ lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa phương
cấp tỉnh.
+ Úy ban nhân dân cấp tỉnh ban bổ lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa
phương cấp huyện.
+ ủy ban nhân dân cấp huyện ban bổ lệnh giới nghiêm tại một hoặc một số địa
phương cấp xã.
+ Úy ban nhân dân đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban bổ lệnh giới nghiêm
tại một hoặc một số khu vực trên địa bàn.
- Lệnh giới nghiêm phải xác định nội dung sau đây:
+ Khu vực giới nghiêm.
+ Đơn vị đảm nhiệm và nhiệm vụ thi hành lệnh giới nghiêm.
+ Thời hạn bắt đầu và kết thúc hiệu lực, nhiều nhất không được quá 24 giờ; khi
hết liệu lực, nếu cần thiết phải tiếp tục giới nghiêm thì phải ban bổ lệnh mới.
+ Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tố chức, cá nhân trong khu vực giới nghiêm.
+ Quy tắc trật tự xã hội cần thiết ở khu vực giới nghiêm.
- Các biện pháp được áp dụng trong thời gian giới nghiêm bao gồm:
+ Cấm tụ tập đông người.
+ Cấm người, phương tiện đi lại, hoạt động trong những giờ nhất định, tại những
khu vực nhất định.
+ Đình chỉ hoặc hạn chế hoạt động tại một số nơi công cộng trong những thời
điếm nhất định.
+ Đặt trạm canh gác và kiểm soát địa bàn, kiểm tra vật phẩm, hành lý, phương
tiện, giấy tờ của người đi lại qua trạm canh gác và kiểm soát.

+ Kịp thời bắt giữ và xử lý người, phương tiện vi phạm lệnh giới nghiêm và vi
phạm quy định khác của pháp luật.
- Chính phủ quy định trình tự ban bổ lệnh giới nghiêm; trách nhiệm, quyền hạn
của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương liên quan thi hành lệnh giới nghiêm.
II. LUẬT AN NINH QUÓC GIA NĂM 2004
1. Khái quát chung, kết cấu của Luật An ninh quốc gia
An ninh quốc gia là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa
và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, sự bất khả xâm phạm độc lập,
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Bảo vệ an ninh quốc gia là


5

phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh làm thất bại các hoạt động xâm phạm an
ninh quốc gia.
Ngày 3 tháng 12 năm 2004 tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước ( Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thơng qua Luật An ninh quốc gia. Đây là một đạo
luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam được ban hành nhằm tạo ra cơ sở pháp lý
thống nhất cho việc bảo vệ an ninh quốc gia. Luật An ninh quốc gia quy định quyền,
nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, công dân trong bảo vệ an ninh quốc gia
để sẵn sàng đối phó kịp thời, có hiệu quả trước các hành động xâm phạm an ninh
quốc gia, ảnh hưởng trực tiếp đến độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ
của Tố quốc.
Luật gồm 5 chương, 36 điều.
2. Một số nội dung cơ bản của Luật An ninh quốc gia
a) Chính sách an ninh và nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh
Điều 4, Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định về chính sách an ninh quốc
gia như sau:
- Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hịa bình,
hữu nghị, mở rộng giao lưu và họp tác với tất cả các nước trên cơ sở tổn trọng độc

lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ
của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.
- Nhà nước có chính sách xây dựng khối đại đồn kết tồn dân tộc; phát triển
kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, cơng nghệ, an ninh, quốc phịng, đối ngoại vững
mạnh, giữ vững ổn định chính trị để bảo đảm an ninh quốc gia.
Điều 5, Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định về nguyên tắc hoạt động bảo
vệ an ninh như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
họp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của
Nhà nước; huy động sức mạnh tổng họp của hệ thống chính trị và tồn dân tộc, lực
lượng chun trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt.
- Kết họp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây
dựng, phát triến kinh tế, văn hố, xã hội; phối họp có hiệu quả hoạt động an ninh,
quốc phòng và đối ngoại.
- Chủ động phòng ngừa, chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hoạt
động xâm phạm an ninh quốc gia.
b) Các hành vi bị nghiêm cấm
Điều 13, Luật An ninh quốc gia năm 2004 quy định về các hành vi bị nghiêm
cấm như sau:
-Tổ chức, hoạt động, cấu kết, xúi giục, khống chế, kích động, mua chuộc, lừa gạt,
lơi kéo người khác nhằm chống chính quyền nhân dân, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, chỉa cắt đất nước, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Nhận nhiệm vụ của tổ chức, cá nhân để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia
hoặc tham gia, giúp sức, cung cấp tài chính, vũ khí, phương tiện cho các tổ chức, cá
nhân hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia.
- Thu thập, tàng trữ, vận chuyển, mua bán, sử dụng, tiết lộ, cung cấp, tán phát trái
phép tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước.



6

- Xâm phạm mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia.
- Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an
ninh quốc gia.
- Lợi dụng việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia để xâm phạm lợi ích
của Nhà nuớc, quyền và lợi ích họp pháp của tổ chức, cá nhân.
- Hành vi khác xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Bộ luật Hình sự và
các văn bản pháp luật có liên quan.
c) Một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia nhưng
chưa đến mức ban bổ tình trạng khẩn cấp
Áp dụng một số biện pháp cần thiết khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia
nhưng chưa đến mức ban bổ tình trạng khẩn cấp được quy định tại Điều 21, Luật An
ninh quốc gia năm 2004 như sau:
- Khi có nguy cơ đe đọa an ninh quốc gia nhưng chưa đến mức ban bổ tình trạng
khẩn cấp, Thủ tướng Chính phủ được quyết định áp dụng một số biện pháp sau đây:
+ Tăng cường bảo vệ các mục tiêu quan trọng.
+ Tổ chức các trạm canh gác đe hạn chế hoặc kiểm soát người, phương tiện hoạt
động vào những giờ nhất định, tại những khu vực nhất định.
+ Thực hiện kiềm soát đặc biệt tại các cửa khấu, các chuyến vận chuyển bằng
đường hàng không, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt và đường bộ.
+ Hạn chế hoặc tạm ngừng việc vận chuyển, sử dụng chất cháy, chất nổ, chất
độc, hoá chất độc hại, chất phóng xạ thuộc quyền sử dụng họp pháp của cơ quan, tổ
chức, cá nhân; kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển, sử dụng các loại . vũ khí, cơng cụ
hồ trợ.
+ Cấm, giải tán hoặc hạn chế các cuộc tụ tập đông nguời và những hoạt động của
cá nhân, tổ chức xét thấy có hại cho an ninh quốc gia.
+ Hạn chế hoặc tạm ngừng hoạt động của nhà hát, rạp chỉếu phim và nơi sinh
hoạt công cộng khác.
+ Kiếm sốt việc sử dụng các phương tiện thơng tin liên lạc tại một địa phương

hay khu vực nhất định.
+ Buộc người có hành vi gây nguy hại cho an ninh quốc gia rời khỏi các khu vực
quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phịng hoặc khơng được rời khỏi nơi cư trú.
+ Huy động nhân lực, vật lực để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia.
- Cơ quan, tố chức, cá nhân phải chấp hành các mệnh lệnh, quyết định của cơ
quan và người thi hành các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này.
III. LUẬT AN NINH MẠNG NĂM 2018
1. Khái quát chung, kết cấu cua Luật An ninh mạng
Thứ nhất, phòng ngừa, đấu tranh, làm thất bại hoạt động sử dụng không gian
mạng xâm phạm an ninh quốc gia, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam, tuyên truyền phá hoại tư tưởng, phá hoại nội bộ, phá hoại khối đại đồn kết
tồn dân tộc, kích động biểu tình, phá rối an ninh trên khơng gian mạng của các thế
lực thù địch, phản động.
Thứ hai, phòng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, khắc phục hậu quả của các hoạt động
tấn cơng mạng, khủng bổ mạng, phịng, chống chiến tranh mạng khi hoạt động tấn
công mạng nhằm vào hệ thống thông tin nước ta gia tăng về số lượng và mức độ
nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự,


7

an tồn xã hội. Trong khi đó, khủng bổ mạng nổi lên như một thách thức toàn cầu,
chiến tranh mạng là một trong những nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia. Những vấn đề
trên đặt vấn đề phải chủ động phịng ngừa, ngăn chặn, ứng phó, có phương án và sự
chuẩn bị sẵn sàng để kịp thời xử lý các tình huống xấu có thế xảy ra.
Thứ ba, phịng ngừa, ngăn chặn, loại bỏ tác nhân tiến hành hoạt động gián điệp
mạng, sử dụng không gian mạng để chỉếm đoạt thơng tin, tài liệu bí mật nhà nước,
đặc biệt là hoạt động xâm nhập, tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an
ninh quốc gia; đồng thời, hạn chế và tiến tới khơng cịn tình trạng đăng tải bí mật nhà
nước trên mạng Internet do chủ quan hoặc thiếu kiến thức an ninh mạng.

Thứ tư, bảo vệ hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia và áp dụng các
biện pháp cần thiết, tương xứng. Đây là hệ thống thông tin của các mục tiêu quan
trọng quốc gia, cơ sở hạ tầng quan trọng quốc gia, cơ quan chứa đựng bí mật nhà
nước, nếu bị tấn công, xâm nhập, phá hoại, chỉếm đoạt thông tin có thế gây hậu quả
nghiêm trọng, ảnh hưởng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, gây rối loạn trật tự, an
tồn xã hội nên cần có biện pháp bảo vệ chặt chẽ, tương xứng và ở mức độ cao hơn
so với những mục tiêu cần bảo vệ ít quan trọng hơn.
Thứ năm, quy định và thống nhất thực hiện phịng ngừa, ứng phó nguy cơ, sự cố
an ninh mạng đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Hoạt động
ứng cứu sự cố an toàn thơng tin mạng theo quy định của Luật An tồn thơng tin mạng
hiện nay chỉ phát huy được vai trị bảo đảm 3 thuộc tính của thơng tin là tính nguyên
vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng, chưa đáp ứng được yêu cầu bảo vệ quốc phòng,
an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xử lý sự cố, huy động lực lượng ứng phó, cũng như
loại bỏ các tác nhân gây hại tồn tại sẵn bên trong hệ thống thông tin hoặc hành vi vi
phạm pháp luật trên không gian mạng ảnh hưởng tới hệ thống thông tin quan trọng về
an ninh quốc gia.
Thứ sáu, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an ninh mạng đối với hệ
thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia. Tham khảo kinh nghiệm nước ngoài
cho thấy, một số quốc gia trên thế giới đã xây dựng các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật về an ninh mạng để áp dụng cho các mục tiêu, đối tượng và yêu cầu bảo vệ an
ninh mạng cụ thế. Ở nước ta, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an tồn thơng tin mạng
được ban hành rộng rãi, được áp dụng chung cho toàn xã hội, mang tính phổ thơng,
đại chúng. Tuy nhiên, đối với hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia,
ngồi những tiêu chuẩn an tồn thơng tin mạng, cần có những quy định về tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật an ninh mạng ở mức độ cao hơn để đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Thứ bảy, triển khai công tác bảo vệ an ninh mạng trong hệ thống cơ quan nhà
nước từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay, hệ thống thông tin của cơ quan nhà
nước tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật không được khắc phục, nhận thức của cán bộ,
nhân viên còn nhiều hạn chế, chưa nhận thức được mức độ cần thiết của công tác an
ninh mạng. Trong khi đó, cơng nghệ thơng tin đã được ứng dụng rộng rãi từ Trung

ương đến địa phương, chính phủ điện tử và các hệ thống điều khiển, xử lý tự động đã
xuất hiện ở mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực.
Thứ tám, đặt nền móng và triển khai công tác nghiên cứu, dự báo, phát triển các
giải pháp bảo đảm an ninh mạng. Hiện nay, công tác này chưa được chú trọng, nhà
nước cũng chưa có định hướng quản lý, bảo đảm an ninh mạng đối với các xu hướng
cơng nghệ có khả năng thay đổi tương lai như cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ


8

tư, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, dừ liệu nhanh. Tham khảo kinh nghiệm nước
ngoài cho thấy, một số quốc gia đã xây dựng nhiều đạo luật chuyên ngành của an
ninh mạng, tập trung nâng cao năng lực dự báo, chỉa sẻ thông tin và tăng cường năng
lực an ninh mạng.
Thứ chín, thường xuyên kiểm tra, đánh giá thực trạng an ninh mạng đối với hệ
thống thông tin của bộ, ngành, địa phương. Mặc dù Chính phủ đã giao Bộ Cơng an
chủ trì, phối họp với bộ, ngành liên quan triển khai nhiều kế hoạch kiểm tra, đánh giá
thực trạng an ninh mạng tại hàng chục bộ, ngành, địa phương nhưng đây là hoạt động
đột xuất, chưa được triến khai hằng năm, không tạo thành được trách nhiệm và ý thức
kiểm tra, đánh giá an ninh mạng định kỳ. Trong khi đó, cơ quan chủ quản hệ thống
thơng tin chưa nhận thức rõ trách nhiệm của mình, chưa chủ động hoặc triển khai các
hoạt động bảo vệ an ninh mạng một cách chỉếu lệ, hình thức. Để phịng ngừa, hạn chế
nguy cơ an ninh mạng, cần xây dựng quy trình, cơ chế kiểm tra, đánh giá thực trạng
an ninh mạng phù họp, thống nhất trên phạm vi cả nước.
Thứ mười, xây dựng cơ chế chỉa sẻ thông tin, thông báo tình hình an ninh mạng
để nâng cao nhận thức về an ninh mạng, chủ động phòng ngừa các nguy cơ an ninh
mạng có thế xảy ra.
Luật An ninh mạng gồm 7 chương, 43 điều.
2. Một số nội dung cơ bản của Luật An ninh mạng
a) Các hành vi bị nghiêm cấm về an ninh mạng

Điều 8, Luật An ninh mạng năm 2018 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm về
an ninh mạng như sau:
- Sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi sau đây:
+ Hành vi quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này.
+ Tổ chức, hoạt động, câu kết, xúi giục, mua chuộc, lừa gạt, lôi kéo, đào tạo,
huấn luyện người chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, phá hoại khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, xúc phạm tổn giáo, phân biệt đối xử về giới, phân biệt chủng tộc.
+ Thông tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động
kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành
công vụ, xâm phạm quyền và lợi ích họp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
+ Hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội, mua bán người; đăng tải thông tin dâm ô,
đồi trụy, tội ác; phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc, đạo đức xã hội, sức khỏe
của cộng đồng.
+ Xúi giục, lơi kéo, kích động người khác phạm tội.
- Thực hiện tấn công mạng, khủng bổ mạng, gián điệp mạng, tội phạm mạng; gây
sự cố, tấn công, xâm nhập, chỉếm quyền điều khiển, làm sai lệch, gián đoạn, ngưng
trệ, tê liệt hoặc phá hoại hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Sản xuất, đưa vào sử dụng công cụ, phương tiện, phần mềm hoặc có hành vi
cản trở, gây rối loạn hoạt động của mạng viễn thơng, mạng Internet, mạng máy tính,
hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử; phát
tán chương trình tin học gây hại cho hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet,
mạng máy tính, hệ thống thơng tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương
tiện điện tử; xâm nhập trái phép vào mạng viễn thơng, mạng máy tính, hệ thống


9

thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử
của người khác.

- Chống lại hoặc cản trở hoạt động của lực lượng bảo vệ an ninh mạng; tấn cơng,
vơ hiệu hóa trái pháp luật làm mất tác dụng biện pháp bảo vệ an ninh mạng.
- Lợi dụng hoặc tạm dụng hoạt động bảo vệ an ninh mạng để xâm phạm chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, trật tự, an tồn xã hội, quyền và lợi ích họp pháp của
cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để trục lợi.
- Hành vi khác vi phạm quy định của Luật này.
b) Phòng ngừa, xử lý thơng tin trên khơng gian mạng có nội dung tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo
loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm
trật tự quan lý kinh tế
Điều 16. “Phòng ngừa, xử lý thơng tin trên khơng gian mạng có nội dung tuyên
truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; kích động gây bạo
loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; làm nhục, vu khống; xâm phạm trật
tự quản lý kinh tế” quy định:
- Thơng tin trên khơng gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm;
+ Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.
+ Chiến tranh tâm lý, kích động chiến tranh xâm lược, chỉa rẽ, gây thù hận giữa
các dân tộc, tổn giáo và nhân dân các nước;
+ Xúc phạm dân tộc, quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, vĩ nhân, lãnh tụ, danh nhân,
anh hùng dân tộc.
- Thông tin trên khơng gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an
ninh, gây rối trật tự công cộng bao gồm:
+ Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chỉa rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang
hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân.
+ Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, chống
người thi hành công vụ, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an
ninh, trật tự.
- Thông tin trên khơng gian mạng có nội dung làm nhục, vu khống bao gồm:
+ Xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác.

+ Thông tin bịa đặt, sai sự thật xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây
thiệt hại đến quyền và lợi ích họp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Thông tin trên khơng gian mạng có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
bao gồm:
+ Thông tin bịa đặt, sai sự thật về sản phẩm, hàng hóa, tiền, trái phiếu, tín phiếu,
cơng trái, séc và các loại giấy tờ có giá khác.
+ Thơng tin bịa đặt, sai sự thật trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại
điện tử, thanh toán điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn, kinh doanh đa cấp,
chứng khoản.
- Thông tin trên không gian mạng có nội dung bịa đặt, sai sự thật gây hoang
mang trong nhân dân, gây thiệt hại cho hoạt động kinh tế - xã hội, gây khó khăn cho
hoạt động của cơ quan nhà nước hoặc người thi hành cơng vụ, xâm phạm quyền và
lợi ích họp pháp của cơ quan, tố chức, cá nhân khác.


10

- Chủ quản hệ thơng thơng tin có trách nhiệm triên khai biện pháp quản lý, kỹ
thuật để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, gỡ bỏ thơng tin có nội dung quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trên hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý khi
có yêu cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng.
- Lực lượng chuyên trách báo vệ an ninh mạng và cơ quan có thẩm quyền áp
dụng biện pháp quy định tại các điểm h, i và 1 khoản 1 Điều 5 của Luật này để xử lý
thơng tin trên khơng gian mạng có nội dung quy định tại các khoản 1,2, 3, 4 và 5
Điều này.
- Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch
vụ gia tăng trên không gian mạng và chủ quản hệ thống thơng tin có trách nhiệm phối
họp với cơ quan chức năng xử lý thơng tin trên khơng gian mạng có nội dung quy
định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này.
- Tổ chức, cá nhân soạn thảo, đăng tải, phát tán thơng tin trên khơng gian mạng

có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này phải gỡ bỏ thơng tin khi
có u cầu của lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng và chịu trách nhiệm theo
quy định của pháp luật.
IV. LUẬT NGHĨA VỤ QUÂN SỰ NĂM 2015
1. Khái quát chung, kết cấu của Luật Nghĩa vụ quân sự
Luật Nghĩa vụ quân sự được kỳ họp thứ 9 Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII thơng qua ngày 19 tháng 6 năm 2015 thay thế Luật Nghĩa
vụ quân sự năm 1981 (sửa đổi, bổ sung năm 1990, năm 1994 và năm 2005). Có nhiều
quy định mới liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, trong đó có các quyền
và nghĩa vụ về bảo vệ Tổ quốc cần phải được cụ thế hóa. Hệ thống văn bản pháp luật
của Nhà nước cũng từng bước được hoàn thiện, nhiều văn bản pháp luật có liên quan
đến nghĩa vụ quân sự đã được ban hành để phù họp với thực tiễn cuộc sống và sự
phát triên của đất nước trong cơng cuộc đổi mới. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu xây
dựng quân đội trong tình hình mới, bảo đảm cho công dân thực hiện đầy đủ quyền và
nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc theo quy định của Hiến pháp, bảo đảm tính thống nhất, đồng
bộ của hệ thống pháp luật, việc ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự là cần thiết.
Luật Nghĩa vụ quân sự gồm 9 chương, 62 điều.
2. Một số nội dung cơ bản của Luật Nghĩa vụ quân sự
a) Kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đối với sinh viên được đào tạo trình độ cao
đẳng, đại học
Luật Nghĩa vụ quân sự cũ quy định độ tuổi gọi cơng dân nhập ngũ trong thời
bình cao nhất là hết 25 tuổi, dẫn đến tỷ lệ cơng dân có trình độ cao đẳng, đại học
tham gia thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ thấp; khi hồn thành chương trình đào
tạo, nhiều trường họp đã đến tuổi 25. Mặt khác, những công dân không học cao đẳng,
đại học thì phải thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ ngay từ khi đủ 18 tuổi, nên đã tạo
ra sự bất bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ quân sự. Do vậy, để nâng cao chất lượng
công dân nhập ngũ và hạn chế sự bất bình đẳng, Điều 30 của Luật mới, ngoài quy
định chung độ tuổi gọi cơng dân nhập ngũ trong thời bình giống như Điều 12 của
Luật cũ, cịn bổ sung thêm: “cơng dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được
tạm hỗn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi"

So với Điều 12 của Luật cũ, thì Điều 30 Luật mới cịn có sự thay đổi đáng chú ý
là: cụm từ “Công dân nam đủ mười tám tuổi” được thay bằng cụm từ “Công dân đủ


11

18 tuổi ”, đề thế hiện công dân nữ đủ 18 tuổi cũng có thế nhập ngũ, đáp ứng yêu cầu,
ngun tắc bình đẳng giới; tạo điều kiện cho cơng dân nữ rèn luyện và trưởng thành
trong môi trường quân đội, góp phần tạo nguồn cán bộ nữ cho địa phương. Điều 4
của Luật cũ “Cơng dân nữ có chun mơn cần cho qn đội, trong thời bình, phải
đăng ký nghĩa vụ quân sự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thế được
phục vụ tại ngũ”, được khoản 2 Điều 6 của Luật mới sửa thành
“Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự trong thời bình nếu tự
nguyện và qn đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ"
b) Thời hạn phục vụ của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
Khoản 1, Điều 21 của Luật mới quy định “Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình
của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng”, trong khi đó, Điều 14 của Luật cũ quy định thành 2
mức: 18 tháng dành cho hạ sĩ quan và binh sĩ nói chung; 24 tháng dành riêng cho hạ sĩ
quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩ chuyên môn kỹ thuật do quân đội đào tạo, hạ sĩ quan
và binh sĩ phục vụ trên tàu hải quân. Đây là sự sửa đổi họp lý, vì thời hạn phục vụ tại
ngũ 18 tháng như trước chỉ bảo đảm thời gian huấn luyện chiến đấu đến cấp phân đội;
mặt khác, để tồn tại 2 hạn mức phục vụ tại ngũ cũng tạo ra sự thiếu công bằng. Quy định
như trong Luật mới sẽ bảo đảm đủ thời gian huấn luyện quân sự, kỹ thuật, chiến thuật,
giáo dục chính trị; qua đó, giúp cho qn nhân nâng cao được bản lĩnh chiến đấu, kỹ
năng khai thác, làm chủ các loại vũ khí, trang bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu xây dựng
quân đội và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; đồng thời, nâng cao được chất lượng
lực lượng dự bị động viên, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở; khắc phục được sự
bất bình đẳng và tiết kiệm được ngân sách Nhà nước.
c) Hằng năm, gọi công dân nhập ngũ một lần vào tháng hai hoặc tháng ba
Theo Luật cũ, tại Điều 21 quy định việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ

một đến hai lần và không ghi thời gian cụ thế (Chính phủ sẽ quyết định trong từng
năm); còn trong Điều 33 của Luật mới quy định rõ, hằng năm, gọi công dân nhập ngũ
‘‘một lần vào thảng hai hoặc thảng ba”; đồng thời, Điều 40 của Luật mới cũng quy
định cụ thế ‘‘Thời gian khám sức khỏe từ ngày 01 thảng 11 đến hết ngày 31 tháng 12
hằng năm ”. Những quy định cụ thế như vậy của Luật mới sẽ tạo điều kiện cho các
địa phương chủ động trong xây dựng, thực hiện kế hoạch khám tuyển và gọi công
dân nhập ngũ hằng năm; người công dân trong diện nhập ngũ cũng chủ động sắp xếp
thời gian, cơng việc để kịp thời có mặt khám sức khỏe và thực hiện nghĩa vụ phục vụ
tại ngũ đúng hạn định.
d) Tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ
Tạm hoãn gọi nhập ngũ được quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật cũ và tại
khoản 1 Diều 41 của Luật mới. Qua so sánh cho thấy, Luật mới đã bổ sung thêm diện
tạm hỗn “trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai,
dịch bệnh nguy hiểm gây ra được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận ” và “Một con
của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61%
đến 80%”. Tuy nhiên, Luật mới bỏ đối tượng “đang nghiên cứu cơng trình khoa học
cấp Nhà nước,...” được tạm hoãn; đặc biệt, đối với học sinh, sinh viên diện tạm hoãn
thu hẹp hơn, cụ thế hơn: “Đang học tại cơ sở giảo dục phổ thơng; đang được đào tạo
trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ
chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của
một trình độ đào tạo Như vậy, Luật mới chỉ xét tạm hỗn đối với học sinh phổ thơng,


12

sinh viên trúng tuyến và nhập học bậc đại học, cao đắng thuộc hệ chính quy, cịn sinh
viên trúng tuyển vào các trường khơng thuộc hệ chính quy thì khơng được xét tạm
hoãn nghĩa vụ quân sự. Đồng thời, nhằm tránh tình trạng một số cơng dân lợi dụng
chính sách tạm hoãn gọi nhập ngũ để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, tại khoản
3 Điều 41 của Luật mới bổ sung thêm: “Cơng dân thuộc diện tạm hỗn gọi nhập ngũ

quy định tại khoản 1 Điều này, nếu khơng cịn lý do tạm hỗn thì được gọi nhập ngũ
Đối tượng được “miễn gọi nhập ngũ” quy định cụ thế tại khoản 2 Điều 29 và
Điều 30 của Luật cũ, Luật mới chỉ quy định tại khoản 2 Điều 41. Ngoài những đối
tượng được miễn gọi nhập ngũ như Luật cũ quy định, Luật mới bổ sung thêm các đối
tượng sau: “một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một
con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên ”
và “Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân
e) Công nhận thực hiện nghĩa vụ quân sự và hoàn thành nghĩa vụ quân sự
Đây là nội dung hoàn tồn mới, nhằm bảo đảm bình đẳng về địa vị pháp lý đối
với những công dân phục vụ trong một số lĩnh vực liên quan đến quân sự, quốc
phòng. Tại khoản 3 Điều 4 quy định: “Công dân phục vụ trong lực lượng Cảnh sát
biển và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân được coi là thực hiện nghĩa vụ
quân sự tại ngũ’’ và tại khoản 4 của Điều này nêu rõ các trường họp được công nhận
hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình. Đó là, dân qn tự vệ nịng cốt
đã hồn thành nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, trong đó cỏ ít nhất 12 tháng làm
nhiệm vụ dân qn tự vệ thường trực; hoàn thành nhiệm vụ tham gia công an xã liên
tục từ đủ 36 tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học
trở lên đã đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị; thanh niên đã tốt nghiệp đại học,
cao đăng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đồn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng
trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định; công dân phục vụ trên tàu
kiểm ngư đủ 24 tháng trở lên.
g) Đăng ký nghĩa vụ quân sự và quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện
nghĩa vụ quân sự
Chương II của Luật mới có nhiều nội dung được bổ sung và quy định cụ thế hơn
so với Chương VIII của Luật cũ, như: Nguyên tắc đăng ký nghĩa vụ quân sự, quản lý
công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự; đăng ký nghĩa vụ quân sự bổ
sung, khi thay đổi nơi cư trú, nơi làm việc, học tập, tạm vắng, đăng ký miễn gọi nhập
ngũ trong thời chiến; đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị; đưa ra khỏi danh sách đăng
ký nghĩa vụ quân sự, v.v... Việc bổ sung, sửa đổi các quy định trên, nhằm đơn giản
hóa về thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện nghĩa vụ

quân sự.
Đặc biệt, trong chương này đã bổ sung các điều hồn tồn mới, đó là Điều 13.
Đối tượng khơng được đăng ký nghĩa vụ quân sự ” Điều 14. Đối tượng miễn đăng ký
nghĩa vụ quân sự ”, Điều 19. Đưa ra khỏi danh sách đăng ký nghĩa vụ quân sự.
h) Chế độ, chính sách
Để động viên, khuyến khích công dân thực hiện nghĩa vụ quân sự, Luật mới bổ
sung nhiều chính sách ưu đãi. Trong đó có những điều hồn tồn mới, như Điều 49.
Chế độ chính sách của công dân trong thời gian đăng ký nghĩa vụ quân sự, khám,
kiểm tra sức khỏe quy định: Công dân trong thời gian thực hiện những nhiệm vụ trên


13

sẽ được bảo đảm chế độ ăn, ở, tiền tàu xe đi, về và được trả lương cho ngày nghỉ đê
khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ trong thời gian phục vụ tại ngũ, so với Điều 53 của
Luật cũ, thì Điều 50 Luật mới bổ sung: Được tạm hỗn trả và khơng tính lãi suất
khoản vay từ ngân hàng chính sách xã hội mà trước khi nhập ngũ là thành viên hộ
nghèo, học sinh, sinh viên theo quv định của pháp luật; được ưu tiên trong tuyển sinh
quân sự. Điều chỉnh về hưởng thêm phụ cấp quân hàm, bỏ mức: “Từ tháng thứ mười
chín trở đi.. chỉ giữ nguyên mức “Từ tháng thứ hai mươi lăm... ” như trong khoản 3
Điều 53 Luật cũ. Khi xuất ngũ, được cộng điểm trong tuyển sinh, tuyển dụng công
chức, viên chức; trong thời gian tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của
ngạch tuyển dụng tương ứng với trình độ đào tạo.
í) Các hành vi bị nghiêm cấm
Đây là nội dung hoàn toàn mới, được quy định tại Điều 10 của Luật mới. Theo
đó, những hành vi bị nghiêm cấm là: Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự; chống
đối, cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự; gian dối trong khám sức khỏe nghĩa vụ
quân sự; lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự; sử dụng
hạ sĩ quan, binh sĩ trái quv định của pháp luật; xâm phạm thân thế, sức khỏe; xúc

phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ.
V. LUẬT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NĂM 2013
1. Khái quát chung, kết cấu của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
Kiến thức quốc phòng và an ninh, bao gồm hệ thống quan điểm của Đảng Cộng
sản Việt Nam, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng và an ninh; truyền
thống dựng nước, giữ nước của dân tộc ta và kỹ năng quân sự.
Mục tiêu giáo dục quốc phịng và an ninh nhằm làm cho mỗi cơng dân phát huy
tinh thần yêu nước, truyền thống dựng nước và giữ nước; lịng tự hào, tự tổn dân tộc;
từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm, tự giác thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an
ninh, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2013 quy định nguyên tắc, chính
sách; nội dung cơ bản; hình thức giáo dục quốc phịng và an ninh; nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và trách nhiệm của công dân về giáo dục quốc
phòng và an ninh; được Ọuốc hội nước Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố
XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2013.
Kết cấu của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh gồm 8 chương, 47 điều.
2. Một số nội dung cơ bản của Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh
a) Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh đối với dối tượng trong cơ
quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội
Điều 14. Đối với đối tượng trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước, tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị - xã hội
- Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh cho đối tượng trong cơ quan, tồ
chức của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thống
nhất trong phạm vi cả nước.
- Đối tượng bồi dưỡng kiến thức quốc phịng và an ninh bao gồm;
+ Cán bộ, cơng chức; viên chức quản lý.
+ Đại biểu dân cử.
+ Người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước.



14

+ Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn (sau đây gọi
là cấp xã); trưởng thôn, làng, ấp, bản, bn, phum, sóc, tổ dân phố (sau đây gọi là
thơn); trưởng các đồn thế ở thơn.
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Chương trình, nội dung, hình thức, thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng
và an ninh cho các đối tượng quy dịnh lại khoản 2 Điều này phù họp với tiêu chuẩn
chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu nhiệm vụ.
b) Phổ hiến kiến thức quốc phịng và an ninh cho tồn dân
Điều 19. Nội dung phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
Những hiều biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc; âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; nhiệm
vụ quốc phòng và an ninh trong từng thời kỳ; phòng thủ dân sự; trách nhiệm của công
dân đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 20. Hình thức phổ biến kiến thức quốc phịng và an ninh
- Thông qua báo cáo viên, tuyên truyền viên và các phương tiện thông tin đại chúng.
- Thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, tổ chức đoàn thế, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thế dục, thế thao, hoạt động
của thiết chế văn hóa cơ sở và các hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống.
- Lồng ghép vào các đợt gọi công dân nhập ngũ, ngày kỷ niệm, ngày truyền thống.
- Thông qua hoạt động của cơ quan, tổ chức quản lý di sản văn hóa vật thế, phi
vật thế, khu bảo tồn thiên nhiên, khu tưởng niệm, đài kỷ niệm, nghĩa trang liệt sĩ, nhà
truyền thống, nhà bảo tàng, cung văn hóa, thế thao thanh niên, thiếu niên, câu lạc bộ
thế thao quốc phòng và an ninh.
- Các hình thức khác phù họp với tình hình thực tế của từng địa phương và cộng
đồng dân cư. Điều 21. Phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở
khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa
- Phổ biển kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới,
hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 20

của Luật này và bảo đảm yêu cầu sau đây:
+ Gắn với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị, đấu tranh phòng, chống tội
phạm ở khu vực biên giới, hải đảo.
+ Căn cứ vào điều kiện cụ thế, tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh
cho người có vai trị và ảnh hưởng tích cực trong đồng bào dân tộc thiểu số, chủ tàu,
thuyền hoạt động dài ngày trên biến; chủ hộ gia đình, người lao động ở khu vực biên
giới, hải đảo.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tình nguyện phổ biến kiến thức quốc
phòng và an ninh theo quy định của pháp luật cho người dân khu vực biên giới, hải
đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa; cấp tài liệu giáo dục quốc phòng và an ninh cho
đồng bào dân tộc thiếu số.
- Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo cơ quan quân sự cùng cấp chủ trì, phối họp
với Bộ đội Biên phịng, Hải qn, Cảnh sát biển, Cơng an địa phương tổ chức phổ
biến kiến thức quốc phòng và an ninh cho người dân ở khu vực biên giới, hải đảo,
miền núi, vùng sâu, vùng xa.


15

Điều 22. Phố biến kiến thức quốc phòng và an ninh trong doanh nghiệp, đơn vị
sự nghiệp
- Người quản lý doanh nghiệp ngồi khu vực nhà nước khơng thuộc diện bồi
dường kiến thức quốc phòng và an ninh, người lao động trong doanh nghiệp, đơn vị
sự nghiệp được phổ biến kiến thức quốc phòng và an ninh theo quy định tại Điều 19
và Điều 20 của Luật này.
- Người quản lý doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm phối họp với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cơng đồn tổ chức phổ biển kiến thức quốc
phịng và an ninh cho người lao động.
- ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan quân sự, công an, Hội đồng phổ biến,

giáo dục pháp luật cùng cấp phối họp tổ chức phổ biến kiến thức quốc phòng và an
ninh cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.
VI. LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ NĂM 2019
1. Khái quát chung, kết cấu của Luật Dân quân tự vệ
Ngày 22 tháng 11 năm 2019 tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thơng qua
Luật Dân qn tự vệ, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 (thay thế Luật
Dân quân tự vệ năm 2009). Luật Dân quân tự vệ đã thể chế đường lối, quan điểm mới
của Đảng liên quan đến dân quân tự vệ, nhất là Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn
quốc lần thứ XII của Đảng, các nghị quyết, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về
Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, Chiến lược quốc phòng Việt Nam,
Chiến lược quân sự Việt Nam, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng,
Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia. Đồng thời cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về
xây dựng dân quân tự vệ “vững mạnh và rộng khắp” bảo đảm thống nhất về hệ thống
pháp luật về quốc phòng, an ninh và pháp luật có liên quan. Luật Dân quân tự vệ năm
2019, có nhiều quy định mới khắc phục cơ bản những vướng mắc, bất cập, tạo khuôn
khổ pháp lý đồng bộ để cơ quan, đơn vị, địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng
tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, hoạt động phối hợp của lực lượng dân quân
tự vệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Kết cấu của Luật Dân quân tự vệ năm 2019 gồm 8 chương, 50 điều.
2. Một số nội dung cơ bản của Luật Dân quân tự vệ
Luật Dân quân tự vệ năm 2019 kế thừa nhiều nội dung quy định của Luật Dân
quân tự vệ năm 2009 và có một số quy định mới như sau:
a) về vị trí, chức năng của dân quân tự vệ (Điều 3)
Bổ sung cụm từ “tài sản của cơ quan, tổ chức" vào Điều này để hoàn chỉnh địa
vị pháp lý về vị trí, chức năng của dân quân tự vệ, cụ thể: “Dân quân tự vệ là thành
phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính
mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của cơ quan, tổ chức ở địa phương, cơ sở; làm
nịng cốt cùng tồn dân đảnh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh".
b) về nhiệm vụ của dân quân tự vệ (Điều 5)
Luật quy định mới nhiệm vụ của dân quân tự vệ “Tham gia thực hiện các biện

pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng theo quy định của pháp
luật, quyết định của cấp có thẩm quyền" để thống nhất với Luật Quốc phòng, đáp ứng
yêu cầu hoạt động của dân quân tự vệ trong tình hình mới và các loại hình chiến tranh
mới trong tương lai.


16

Việc bổ sung quy định này là cần thiết, vì tại khoản 8 Điều 2 Luật Quốc phòng
năm 2018 quy định: “Chiến tranh thơng tin là một loại hình thái chiến tranh, bao gồm
các hoạt động, biện pháp để vô hiệu hóa hệ thống thơng tin của đối phương và bảo vệ
hệ thống thông tin của Việt Nam Thực hỉện chiến tranh thông tin phải vận dụng nhiều
biện pháp như: Sử dụng hạ tầng kỹ thuật thơng tin, báo chí, phát thanh, truyền thanh,
truyền hình, tờ rơi, truyền miệng... Chiến tranh khơng gian mạng là một loại hình thái
chiến tranh chủ yếu sử dụng các biện pháp công nghệ cao kết hợp với biện pháp
truyền thống.
Để tiến hành “chiến tranh thông tin”, “chiến tranh không gian mạng” cần phát
huy sức mạnh tổng hợp của cả lực lượng chuyên trách, chính quy và lực lượng rộng
rãi. Dân quân tự vệ có phương tiện, vũ khí được trang bị để thực hiện các biện pháp
như làm giả mục tiêu, ngụy trang, nghi binh, thiết bị hấp thụ sóng điện từ, sóng ra đa
như vũ khí thật để nghi binh, lừa địch, phân tán, đối phó hỏa lực của đối phương;
đồng thời, có khả năng tiêu diệt máy bay, phương tiện bay, tên lửa hành trình ở độ
cao thấp, cực thấp của địch. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng khơng
thốt ly sản xuất, cơng tác có điều kiện tiếp cận khoa học cơng nghệ, nên có đủ khả
năng để thực hiện các biện pháp chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng.
Luật quy định dân quân tự vệ có 7 nhiệm vụ sau:
- sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu và phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở,
cơ quan, tổ chức.
- Phổi hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng
khác trên địa bàn bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, hải đảo, vùng biển,

vùng trời Việt Nam; tham gia xây dựng nền quốc phòng tồn dân, khu Vực phịng
thủ, bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống
tội phạm và vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi,
hội thao, diễn tập.
- Tham gia thực hiện các biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không
gian mạng theo quy định của pháp luật, quyết định của cấp có thấm quyền.
- Phịng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cháy,
nổ; tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ; bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường và nhiệm vụ phòng
thủ dân sự khác theo quy định của pháp luật.
- Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh; tham gia xây dựng địa
phương, cơ sở vững mạnh toàn diện, thực hiện chính sách xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
c) về thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời bình
(Điều 8)
Cơ bản kế thừa Luật Dân quân tự vệ năm 2009; Luật quy định thời hạn tham gia
dân quân tự vệ là 04 năm; quy định mới dân quân thường trực là 02 năm vì dân quân
thường trực làm nhiệm vụ như hạ sĩ quan, binh sĩ trong quân đội đồng thời, quy định
đối với dân quân biển, tự vệ và chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ được kéo dài thời hạn
thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ đến hết 50 tuổi đối với nam. < 45 tuổi đối
với nữ.


17

d) Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trong thời
bình (Điều 11)
So với Luật Dân quân tự vệ năm 2009, Luật mở rộng thêm đối tượng được tạm
hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ để tương thích với Luật Nghĩa

vụ quân sự, phù hợp với thực tế và bảo đảm bình đẳng giới, cụ thể:
Về tạm hỗn, Luật bổ sung thêm đối tượng gồm:
Nam giới một mình ni con dưới 36 tháng tuổi.
Có chồng hoặc vợ là cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được
điều động đến cơng tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó
khăn theo quy định của pháp luật.
Người phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân khơng cịn khả năng lao động hoặc
chưa đến tuổi lao động; người trong hộ gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản
do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp
xã, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện nơi khơng có đơn vị hành chính cấp xã,
người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công dân cư trú hoặc làm việc xác nhận.
Vợ hoặc chồng, một con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da
cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
Về miễn, Luật bô sung thêm đối tượng gồm:
Người trực tiếp ni dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Người làm công tác cơ yếu.
e) Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra
khỏi danh sách dân quân tự vệ (Điều 12)
So với Luật Dân quân tự vệ năm 2009, Luật bổ sung quy định về thôi thực hiện
nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ trước thời hạn gồm:
Dân quân tự vệ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, dân qn tự vệ
nam một mình ni con dưới 36 tháng tuổi.
Có lệnh gọi nhập ngũ hoặc lệnh gọi thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân
dân; có quyết định tuyển dụng vào cơng chức, viên chức, cơng nhân quốc phịng,
cơng nhân cơng an.
Có giấy báo và vào học ở cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp,
trường của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; người có
giấy báo và đi lao động, học tập, làm việc ở nước ngoài.
Để khắc phục những vướng mắc, bất cập, nâng cao chất lượng tổng hợp và khả
năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng dân quân tự vệ, Luật quy định mới trường hợp

đưa ra khỏi danh sách dân quân tự vệ, gồm:
Chết hoặc bị tòa án tuyên bố là mất tích, đã chết.
Bị khởi tố bị can.
Bị tước danh hiệu dân quân tự vệ.
Bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
Nghiện ma túy theo xác nhận của cơ quan có thẩm quyền hoặc bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
g) về chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ (Điều 19)


18

Luật bổ sung đầy đủ các chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ (cả cấp phó) để thực
hiện thống nhất, nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ huy dân quân tự vệ; đồng thời, làm
cơ sở để quy định chế độ, chính sách đối với các chức vụ chỉ huy dân quân tự vệ.
Ban chỉ huy quân sự cấp xã, ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức có 4 chức vụ
chỉ huy, gồm: Chỉ huy trưởng, chính trị viên, phó chỉ huy trưởng, chính trị viên phó.
Đơn vị dân quân tự vệ có 21 chức vụ chỉ huy từ tiểu đội trưởng, khẩu đội trưởng
đến tiểu đoàn trưởng, hải đoàn trưởng.
h) Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thơn đội trưởng (Điều 20)
Để cụ thể hóa khoản 3 Điều 36 Luật Quốc phòng năm 2018, Luật Dân quân tự vệ
quy định: Ban chỉ huy quân sự cấp xã là cơ quan thường trực cơng tác quốc phịng ở
cấp xã.
Luật quy định mới: “Chỉ huy trưởng han chỉ huy quân sự cấp xã là ủy viên ủy
ban nhân dân cấp xã, sĩ quan dự bị; trong tình trạng khấn cấp về quốc phịng, tình
trạng chiến tranh chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã được gọi vào phục vụ
tại ngũ và tiếp tục đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã”.
Tại Nghị quyết số 28-NỌ/TW ngày 22 tháng 9 năm 2008 của Bộ Chính trị về
tiếp tục xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành khu vực phịng thủ

vững chắc trong tình hình mới xác định: “Hoạt động của khu vực phịng thủ trong
tình huống khẩn cấp về quốc phòng và chiến tranh, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối,
trực tiếp của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo thống nhất của ủy ban nhân dân, do chỉ huy
trưởng cơ quan quân sự địa phương chủ trì tham mưu và chỉ huy thống nhất các lực
lượng vũ trang của khu vực phòng thủ, phối hợp với các lực lượng khác sẵn sàng
chiến đấu và chiến đấu”. Điều 16 Luật Quốc phịng năm 2018 quy định: “Địa phương
có cơ quan thường trực cơng tác quốc phịng là cơ quan quân sự địa phương cùng
cấp”, Cấp xã cơ quan thường trực cơng tác quốc phịng là ban chỉ huy qn sự cấp xã.
Như vậy, Luật quy định trong tình trạng khẩn cấp về quốc phịng, tình trạng
chiến tranh, chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã do sĩ quan Quân đội nhân dân
Việt Nam đám nhiệm là thể chế về cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy lực lượng vũ
trang ở cấp xã đã được xác định tại Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 22 tháng 9 năm
2008 của Bộ Chính trị; cụ thế hóa khoản 3 Điều 16 Luật Quốc phịng năm 2018 và
tương thích với Luật Công an nhân dân năm 2018 quy định về công an xã.
Quy định như Luật Dân quân tự vệ năm 2019 khơng làm tăng biên chế, vì hiện
nay hầu hết chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã đã qua đào tạo trình độ trung
cấp, cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở và đã là sĩ quan dự bị; do vậy, trong tình
trạng khẩn cấp về quốc phịng, tình trạng chiến tranh đủ điều kiện gọi sĩ quan dự bị là
chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã phục vụ tại ngũ theo thẩm quyền và chỉ
thực hiện ở các địa phương được cấp có thẩm quyền quyết định ban bố tình trạng
khẩn cấp về quốc phịng; khi hết tình trạng khẩn cấp về quốc phòng và thời hạn sĩ
quan dự bị phục vụ tại ngũ trong thời bình thực hiện theo quy định của Luật Sĩ quan
Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nếu quy định sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam tại ngũ đảm nhiệm chỉ huy
trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã ngay từ thời bình sẽ làm tăng trên 10.000 sĩ quan
và tăng ngân sách Nhà nước hằng năm bảo đảm tiền lương, phụ cấp, quân trang cho
sĩ quan khoảng trên 1.000 tỷ đồng; đồng thời, làm dôi dư và phát sinh giải quyết chế
độ, chính sách cho trên 10.000 công chức đảm nhiệm chức vụ chỉ huy trưởng ban chỉ



19

huy quân sự cấp xã, không phù hợp với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khóa
XII) một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy của hệ thống chính
trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Để đồng bộ trong hệ thống pháp luật về quốc phòng, tại khoản 2 Điều 49 Luật
quy định: Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 41 của Luật Sĩ quan Quân đội
nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật
số 19/2008/QH12 và Luật số 72/2014/QH13như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 41 như sau: “1. Học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ
quan dự bị, học viên tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã
ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm thiếu úy sĩ quan dự bị”;
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 41 như sau: “3. Căn cứ vào nhu cầu biên chế,
tiêu chuẩn chức vụ của sĩ quan, kết quả học tập quân sự và thành tích phục vụ quốc
phịng, sĩ quan dự bị được bổ nhiệm chức vụ trong các đơn vị dự bị động viên hoặc
giữ chức vụ chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã được thăng cấp bậc quân hàm
tương xứng với chức vụ đảm nhiệm. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ
tương đương và cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan dự bị đảm nhiệm chức vụ
chỉ huy trướng ban chỉ huy quân sự cấp xã”;
Luật quy định chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp xã do bí thư cấp ủy cấp xã
đảm nhiệm; phó chỉ huy trưởng ban chỉ huy quân sự cấp xã là người hoạt động không
chuyên trách ở cấp xã; chính trị viên phó do Bí thư Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh đảm nhiệm là thể chế Kết luận số 41-KL/TW ngày 31 tháng 3 năm 2009
của Ban Bí thư về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 16-CT/TW của Ban Bí thư Trung
ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng dân
quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên trong tình hình mới. Quy định này để các địa
phương thực hiện thống nhất trên phạm vi tồn quốc.
Bổ sung quy định thơn đội trưởng kiêm chỉ huy dân quân tại chỗ ở thôn, để thể
chế Nghị quyết Trung ương 7 khóa X11 nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động
của dân quân ở thôn. Quy định này sẽ giảm trên 130.000 dân quân ở thôn và giảm

trên 608 tỷ đồng/năm.
i) về chế độ, chính sách của dân quân tự vệ (Điều 33, 34 và Điều 35)
Luật cơ bản kế thừa Luật Dân quân tự vệ năm 2009. Luật chỉ quy định chế độ,
chính sách được hưởng, giao Chính phú quy định chỉ tiết định mức dân quân tự vệ
được hưởng để phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ và bảo đảm tính linh hoạt.
Bổ sung 3 chính sách mới: (1) Chế độ bảo hiếm xã hội, bảo hiểm y tế đối với dân
quân thường trực; (2) Phụ cấp đặc thù đi biển; (3) Bảo đảm tiền ăn, nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của dân quân tự vệ trong tình hình
mới, phù hợp với thực tế các địa phương đã và đang thực hiện.
VII. LUẬT LỰC LƯỢNG DỰ BỊ ĐỘNG VIÊN NĂM 2019
1. Khái quát chung, kết cấu của Luật Lực lượng dự bị động viên
Sau hơn 23 năm thực hiện Pháp lệnh về Lực lượng dự bị động viên được ủy ban
Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nam khóa IX thơng
qua ngày 27 tháng 8 năm 1996, mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là cơ
sở góp phần thiết thực xây dựng lực lượng vũ trang nói chung và lực lượng dự bị
động viên nói riêng ngày càng hùng hậu. Để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV ngày 26


20

tháng 11 năm 2019 đã thông qua Luật I ực lượng dự bị động viên thay thế Pháp lệnh về
Lực lượng dự bị động viên năm 1996. Nhằm thống nhất, đồng bộ với hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật hiện hành có quy định liên quan đến lực lượng dự bị động viên,
như: Luật Quốc phòng, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân
chuyên nghiệp, cơng nhân và viên chức quốc phịng, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Dân
quân tự vệ... phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Kết cấu của Luật Lực lượng dự bị động viên gồm 5 chương, 41 điều.
2. Một số nội dung cơ bản của Luật Lực lượng dự bị
- Bổ sung quy định bảo đảm quyền về tài sản của tổ chức, công dân đối với

phương tiện kỹ thuật dự bị phù hợp với Hiến pháp năm 2013 về quyền về tài sản và
thống nhất quy định pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản, cụ thể là chủ phương
tiện kỹ thuật dự bị được bồi thường thiệt hại trong các trường hợp theo quy định tại
Điều 6 của Luật.
- Bổ sung quy định về cơ sở huấn luyện cấp tỉnh đối với các địa phương nhằm
khắc phục, nâng cao chất lượng quân nhân dự bị, phù hợp thực tế đòi hỏi (Điều 22).
- Bổ sung quy định các trường họp được huy động lực lượng dự bị động viên,
như: Khi thi hành lệnh thiết quân luật; khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự,
an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khấn cấp; để phòng, chống,
khắc phục hậu quả thảm họa, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm (Điều 24).
- Bổ sung quy định về chế độ, chính sách, như: Quân nhân dự bị được hưởng phụ
cấp khi đã xếp vào đơn vị dự bị động viên; đối với người vận hành, điều khiển
phương tiện kỹ thuật dự bị trong thời gian được huy động (các Điều 29, 30,31,32).
- Bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng,
huy động lực lượng dự bị động viên.



×