Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Xây dựng trung tâm cơ giới hóa nông nghiệp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.15 MB, 97 trang )


2


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

MỤC LỤC
1. BÁO CÁO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HÓA VÙNG
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn

5

5

2. DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH VỀ CƠ GIỚI HÓA, CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ
TRONG NÔNG NGHIỆP

10

3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ PHỐI HỢP VỚI TRUNG TÂM CƠ GIỚI HÓA
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ CƠ GIỚI HỐ NƠNG NGHIỆP
ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

45

Nguyễn Văn Khải, Văn Minh Nhựt
Đại học Cần Thơ
4. HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CỦA TRUNG TÂM CƠ GIỚI HÓA TRONG NÔNG NGHIỆP
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

50



ThS. Nguyễn Ngọc Hồng và TS. Trần Ngọc Thạch
Viện Lúa đồng bằng sơng Cửu Long
5. Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA VỀ DỰ ÁN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA
VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

56

PGS.TS. Nguyễn Huy Bích
Ủy viên Ban thường vụ, Hội Cơ khí Nơng nghiệp Việt Nam
Trưởng khoa Cơ khí - Cơng nghệ, Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh
6. CHIA SẺ MỘT SỐ KINH NGHIỆM VÀ CƠ HỘI HỢP TÁC PHÁT TRIỂN
TRUNG TÂM CƠI GIỚI HÓA VÙNG

61

Ing.Agr.Dip. Martin Gummert, Chuyên gia cao cấp
TS. Nguyễn Văn Hùng, Trưởng nhóm Cơ giới hoá & Sau thu hoạch
Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI)
INTERNATIONAL EXPERIENCES FROM MECHANIZATION INTERVENTIONS

67

Martin Gummert, Senior Scientist, CORIGAP coordinator
Dr. Nguyen Van Hung, Mechanization and Postharvest Team Leader
International Rice Research Institute (IRRI)
7. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ VÍ DỤ VỀ CÁC DỰ ÁN CƠ GIỚI HOÁ
Ở CHÂU Á VÀ CHÂU PHI

73


Bernd Koch
Giám đốc điều hành, DLG International GmbH

3


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

LESSONS LEARNT AND EXAMPLES OF MECHANIZATION PROJECTS
IN ASIA AND AFRICA

77

Bernd Koch
Managing Derector, DLG International GmbH
8. THAM LUẬN VỀ DỰ ÁN TRUNG TÂM CƠ GIỚI HỐ
VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

81

Nguyễn Thể Hà
Cơng ty Cơ khí cơng nơng nghiệp Bùi Văn Ngọ
9. CHIA SẺ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN VIỆN NGHIÊN CỨU NƠNG NGHIỆP
CỦA TẬP ĐỒN LỘC TRỜI

Viện Nghiên cứu Nơng nghiệp Lộc Trời

4


94


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

BÁO CÁO
THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HÓA VÙNG
(Hội thảo ngày 24/8/2022 tại thành phố Cấn Thơ
trong khuôn khổ sự kiện AGRITECHNINA ASIA Live 2022)
Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nơng thơn
Trong những năm qua, lĩnh vực cơ giới hóa nơng nghiệp và chế biến nơng sản đã có
những bước phát triển đáng kể, qua đó góp phần vào sự tăng trưởng ổn định của ngành
nông nghiệp và xây dựng nơng thơn mới như: giá trị gia tăng tồn ngành bình quân đạt từ
2 - 3% năm; năng suất lao động bình qn của người lao động trong nơng lâm thủy sản
đạt 16,6 triệu đồng năm 2010 tăng lên 52,7 triệu đồng năm 2020 (tăng 3,17 lần so với
năm 2010); đến năm 2021 có khoảng 14.400 doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông
nghiệp, gần 19.000 HTX nông nghiệp; xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản năm
2010 đạt 15,26 tỷ USD đã tăng lên 48,6 tỷ USD năm 2021.
Năm 2021, tốc độ tăng nông nghiệp vùng ĐBSCL đạt 3,4%; giá trị gia tăng ngành
nông nghiệp của vùng chiếm 32,2% GRDP tồn vùng và chiếm 31,37% GDP ngành nơng
nghiệp cả nước. ĐBSCL luôn đứng đầu cả nước về sản lượng gạo, tôm nước lợ, cá tra và
trái cây, với 24,51 triệu tấn thóc (chiếm 55,4% tổng sản lượng cả nước), 0,78 triệu tấn
tôm (83,51%), 1,472 triệu tấn cá tra (chiếm 98%) và 4,3 triệu tấn trái cây (chiếm 60%).
Tổng số hợp tác xã NN có 2.457 HTX và 5 Liên hiệp HTX NN (chiếm 13,8% tổng số
HTX NN toàn quốc); có tổng số 13.782 tổ hợp tác (chiếm 44% cả nước).
Trong chuỗi sự kiện AGRITECHNICA ASIA Live 2022, tại Hội thảo quan trọng này,
Cục Kinh tế hợp tác và PTNT trình bày báo cáo tham vấn “Xây dựng Trung tâm cơ giới
hoá vùng”, với các nội dung sau:
I. THỰC TRẠNG CƠ GIỚI HỐ TRONG NƠNG NGHIỆP
1.1. Kết quả cơ giới hoá cả nước

- Số lượng, chủng loại máy và thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh.
Trong giai đoạn 2011 - 2021, số lượng máy kéo các loại tăng 60%, máy cấy tăng 10 lần;
máy bơm nước tăng 60%; máy gặt đập liên hợp tăng 80%; máy sấy nông sản tăng 30%;
máy chế biến thức ăn gia súc tăng 91%; máy chế biến thức ăn thủy sản tăng 2,2 lần và
máy phun thuốc bảo vệ thực vật tăng 3,5 lần.
- Mức độ cơ giới hoá tại một số khâu, trong một số lĩnh vực ngành nông nghiệp có
tỷ lệ khá cao như: Trồng trọt đạt từ 70% đến 100% (làm đất, chăm sóc, thu hoạch),
Chăn ni đạt từ 55% đến 90% (sản xuất thức ăn, chuồng trại chăn nuôi)....; Một số
5


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

doanh nghiệp lớn như Vinamilk, TH True Milk, Sữa Mộc Châu có mức độ áp dụng cơ
giới hóa đồng bộ và tự động hóa rất cao (từ khâu sản xuất, chế biến thức ăn, thu gom và
chế biến sữa).
- Về cơ khí chế tạo, dịch vụ kinh doanh, sửa chữa, bảo hành máy, thiết bị nơng
nghiệp hiện có trên 100 cơ sở chế tạo máy, thiết bị nông nghiệp, 1.267 cơ sở, trên 18.000
người chuyên kinh doanh; 1.218 cơ sở gần 15.000 người chuyên sửa chữa, bảo dưỡng,
bảo hành máy móc, thiết bị. Các sản phẩm cơ khí do trong nước sản xuất mới đạt khoảng
33% nhu cầu thị trường;
- Cơ giới hóa nơng nghiệp đã giải quyết khâu lao động nặng nhọc, tính thời vụ, góp
phần nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh và góp phần tạo ra các sản
phẩm nông nghiệp xuất khẩu hàng đầu thế giới.
- Thúc đẩy quá trình liên kết sản xuất doanh nghiệp, hợp tác xã với nông dân và hình
thành các tổ chức dịch vụ ở nơng thơn như: dịch vụ làm đất, cấy, phun thuốc bảo vệ thực
vật, thu hoạch, sấy khô, cho thuê kho bảo quản.
1.2. Cơ giới hố vùng đồng bằng sơng Cửu Long
Vùng đồng bằng sơng Cửu Long có quy mơ sản xuất lớn, tập trung so với các vùng
khác trên cả nước nên vùng ĐBSCL có mức độ cơ giới hố cao. Một số kết quả cơ giới

hoá như sau:
- Sản phẩm chủ lực của vùng:
+ Đối với cây lúa: Khâu làm đất đạt 100%; khâu gieo xạ và cấy đạt 75%, khâu chăm
sóc và bảo vệ thực vật là 85%, khâu thu hoạch là 95% và khâu thu gom rơm, rạ là 90%...
+ Đối với cây ăn quả: Khâu làm đất (vun luống, xẻ rãnh, xới đất) đạt tỷ lệ trên 90%;
khâu chăm sóc (tưới, thuốc bảo vệ thực vật) đạt 60 - 70%; khâu thu hoạch chủ yếu làm
thủ công.
+ Đối với ni trồng thuỷ sản: Các máy móc cơ giới hóa đã ứng dụng gồm máy sục
khí, máy kiểm tra nhiệt độ nước, máy thu hoạch, các máy móc cho cơ sở hạ tầng ao nuôi,...
- Một số địa phương trong vùng đã áp dụng hệ thống tưới tiêu thông minh phục vụ
cho sản xuất lúa (mơ hình 4.0 thích ứng với biến đổi khí hậu); gieo hạt, phun phân, phun
thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay siêu nhẹ (drone).
- Một số vườn trồng đã áp dụng công nghệ kéo dài thời vụ của các loại trái cây,
các biện pháp bảo quản tiên tiến, các phương pháp chiếu xạ, khử trùng bằng nước
nóng để xuất khẩu tươi các loại trái cây chủ lực (thanh long, vải, xồi, nhãn, bưởi,
chơm chơm...).
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất nông
nghiệp vùng ĐBSCL chiếm trên 80% so với cả nước.

6


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

II. NỘI DUNG HỖ TRỢ DỰ ÁN TRUNG TÂM CƠ GIỚI VÙNG
Ngày 20/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 858/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp và chế biến nông lâm thủy sản đến
năm 2030, hiện nay, Bộ Nơng nghiệp và PTNT đang trình Chính phủ ban hành Nghị định
về cơ giới hoá, cơ giới hoá đồng bộ trong nơng nghiệp trong đó, tại Điều 14 quy định về
“Hỗ trợ Dự án Trung tâm cơ giới vùng”, với các nội dung như sau:

“Điều 14. Hỗ trợ Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng
1. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã đầu tư, phát triển hoặc hợp tác, liên kết cùng đầu tư, phát triển các dự án cơ giới hóa,
cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp có quy mơ, phạm vi hoạt động sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (sau đây gọi tắt là Dự án Trung tâm cơ giới hóa
vùng) thực hiện các hoạt động sau:
a) Nghiên cứu phát triển, sáng tạo xanh, chuyển giao công nghệ về cơ giới hóa, cơ
giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp;
b) Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề phục vụ cơ giới hóa nơng nghiệp cho lao
động nơng thơn;
c) Tư vấn ứng dụng máy, thiết bị, công nghệ vào sản xuất; các giải pháp phát triển cơ
giới hóa nơng nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, vùng;
d) Cung ứng máy, thiết bị, cơng nghệ và dịch vụ cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ
trong nơng nghiệp. Dịch vụ bảo hiểm; sửa chữa máy, thiết bị, công nghệ cho trang trại,
hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
đ) Đầu mối liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phụ phẩm
nông nghiệp, xử lý môi trường, chất thải;
e) Các dịch vụ phát triển cơ giới hóa nông nghiệp khác do nhà nước đặt hàng phù hợp
với quy định của pháp luật.
2. Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng được hưởng cơ chế, chính sách:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật
về thuế hiện hành;
b) Được giao trực tiếp hoặc đặt hàng thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1
Điều này;
c) Ưu tiên tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc các chương trình, đề án, dự án phát
triển nông nghiệp, nông thôn của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương triển khai trên
địa bàn;
d) Các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện về thông tin liên quan đến phát triển nông
nghiệp, kinh tế xã hội; cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển cơ giới hóa và giới
thiệu kết nối với các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã.

7


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

III. ĐIỀU KIỆN ĐƯỢC HỖ TRỢ
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đăng ký hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực cơ giới hóa nơng nghiệp; có máy móc, thiết bị, cơng nghệ đáp ứng
các nhiệm vụ cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp;
b) Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng phải có quy mơ hoạt động cơ giới hóa sản xuất
nơng nghiệp từ 02 tỉnh trở lên và nội dung hoạt động phù hợp với quy định tại khoản 1
Điều này;
c) Trường hợp có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp
tác, liên kết cùng đầu tư, phát triển Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng phải có Hợp đồng
hợp tác giữa các bên.
4. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ theo Mẫu 01 Phụ lục VI
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thuyết minh Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ theo Mẫu 02 Phụ lục VI ban hành
kèm theo Nghị định này;
c) Hợp đồng mua máy, thiết bị, công nghệ; dây chuyền máy, thiết bị, công nghệ;
d) Hợp đồng hợp tác giữa các bên trong trường hợp có nhiều tổ chức hợp tác, liên kết
cùng đầu tư, phát triển Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng;
đ) Quyết định giao, đặt hàng nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu có).
5. Trình tự thủ tục phê duyệt đề nghị hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều 13
Nghị định này.
6. Quy định về việc nhận hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị
định này”.
(Có dự thảo Nghị định kèm theo).
IV. NHỮNG NỘI DUNG CẦN XIN Ý KIẾN THAM VẤN

Để thực hiện chủ trương, chính sách của Chiến lược và dự thảo Nghị định về việc xây
dựng Trung tâm CGH vùng nhằm thu hút, tập hợp các doanh nghiệp đầu tàu, các HTX
điển hình để thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, đặc thù của Trung tâm về tổ chức hoạt động
và dịch vụ cơ giới hóa... Chính vì vậy, để triển xây dựng và vận hành Trung tâm cơ giới
vùng có hiệu quả, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội thảo để tham vấn,
xin ý kiến các nhà quản lý, các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp, hợp tác xã,
người dân và các tổ chức quốc tế về những nội dung liên quan đến Trung tâm cơ giới hoá
vùng như sau:
Thứ nhất, Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung về các hoạt động của Trung tâm cơ
giới hóa vùng quy định tại khoản 1, Điều 14?
8


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Thứ hai, Các cơ chế, chính sách đã đủ mạnh để hình thành và giúp Trung tâm cơ giới
vùng hoạt động có hiệu quả.
Thứ ba, Những nội dung cần sửa đổi, bổ sung về điều kiện để hình thành Trung tâm
cơ giới hố vùng.
Thứ tư, Hồ sơ, trình tự thủ tục phê duyệt và quy định nhận hỗ trợ đã đơn giản chưa
hay vẫn cịn phức tạp gây khó khăn cho các tổ chức, cá nhân.
Ngoài những nội dung trên, đề nghị Quý vị đại biểu nghiên cứu và cho ý kiến góp
vào các nội dung khác để Bộ Nông nghiệp và PTNT tổng hợp và nghiên cứu bổ sung
hoàn thiện dự thảo Nghị định./.
CỤC KINH TẾ HỢP TÁC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

9


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA


CHÍNH PHỦ
Số:

/2022/NĐ-CP

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

DỰ THẢO 4

NGHỊ ĐỊNH
Về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày
22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 13 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật sửa đổi một số điều
của Luật Tổ chức tín dụng năm 2010;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn;
Chính phủ ban hành Nghị định về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp,


Chương I
QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về nội dung, tiêu chí đánh giá mức độ cơ giới hóa nơng
nghiệp; trình độ, năng lực tổ chức, công nghệ của cơ sở, nhà máy chế biến nơng sản; một
số chính sách hỗ trợ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động cơ giới hóa
và cơ giới đồng bộ trong nông nghiệp.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, chủ
trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp, (gọi chung là tổ
chức, cá nhân) có hoạt động liên quan đến nội dung quy định tại Điều 1 Nghị định này.

10


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ giới hóa nơng nghiệp là việc sử dụng máy, thiết bị, công nghệ thay thế lao động
thủ công nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài
nguyên và sử dụng phụ phẩm nơng nghiệp trong q trình sản xuất nơng nghiệp.
2. Cơ giới hóa các khâu trong sản xuất nơng nghiệp bao gồm:
a) Cơ giới hóa các khâu trong trồng trọt: Sản xuất giống; làm đất; gieo, trồng; tưới,
tiêu; chăm sóc; thu hoạch; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến; xử lý phụ phẩm
trồng trọt;
b) Cơ giới hóa các khâu trong lâm nghiệp: Sản xuất giống; xử lý thực bì; làm đất;
gieo, trồng; chăm sóc; khai thác; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến; phòng cháy,
chữa cháy; xử lý phụ phẩm lâm nghiệp;
c) Cơ giới hóa các khâu trong chăn nuôi: Sản xuất giống; sản xuất thức ăn; chuồng

trại (cung cấp nước, thức ăn, điều tiết tiểu khí hậu chuồng ni, vệ sinh, xử lý chất thải
chăn nuôi); thu hoạch; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; xử lý phụ phẩm chăn ni;
d) Cơ giới hóa các khâu trong thủy sản:
- Nuôi trồng: Sản xuất giống; sản xuất thức ăn; cấp, thốt nước; chăm sóc; thu hoạch;
vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến; xử lý chất thải, phụ phẩm ni trồng thủy sản.
- Khai thác: Thăm dị, đánh giá ngư trường; chuẩn bị chuyến biển (sửa chữa tàu
thuyền, vật tư, thực phẩm, ngư cụ); đánh bắt, khai thác; phân loại sản phẩm; sơ chế, bảo
quản trên tàu; bốc xếp, sơ chế, chế biến, bảo quản sản phẩm trên bờ.
đ) Cơ giới hóa các khâu trong diêm nghiệp: Hạ tầng kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo
quản; cấp nước, tiêu nước sản xuất muối; sản xuất và thu hoạch; gom muối trên đồng;
vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến các sản phẩm từ muối.
3. Cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp:
a) Đồng bộ giữa các khâu sản xuất nông nghiệp: Là việc áp dụng đồng bộ các loại
máy, thiết bị, công nghệ giữa các khâu sản xuất với nguồn nhân lực được đào tạo, bảo
đảm an toàn vệ sinh lao động, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tổ chức sản xuất nông nghiệp
phù hợp;
b) Đồng bộ theo chuỗi liên kết: Là việc áp dụng cơ giới hóa đồng bộ giữa các khâu
sản xuất nơng nghiệp gắn với một trong các khâu: Vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế
biến; tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hoặc toàn bộ chuỗi liên kết từ sản xuất, vận chuyển,
sơ chế, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm;
c) Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp: Các dự án đầu tư thực hiện
cơ giới hóa đồng bộ giữa các khâu sản xuất nơng nghiệp; dự án đầu tư thực hiện cơ giới
hóa đồng bộ theo chuỗi liên kết.

11


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

Chương II

NỘI DUNG, TIÊU CHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ
VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CƠ GIỚI HĨA NƠNG NGHIỆP
Mục 1:
NỘI DUNG CƠ GIỚI HĨA ĐỒNG BỘ TRONG NƠNG NGHIỆP
Điều 4: Phát triển cơ giới hóa nông nghiệp hiệu quả và bền vững
1. Nhà nước khuyến khích các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân đẩy mạnh
hoạt động cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ, số hóa, tự động hóa trong sản xuất nơng
nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, an tồn lao động, hiệu quả sản
xuất và bảo vệ mơi trường.
2. Q trình thực hiện cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp cần bảo
đảm các u cầu sau:
a) Đầu tư, trang bị nguồn lực hợp lý, hiệu quả cao; lựa chọn máy, thiết bị, công nghệ
phục vụ cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp dựa trên quy mô sản xuất
hiện đại phù hợp với loại hình, chủ thể sản xuất nơng nghiệp;
b) Kết hợp ứng dụng các loại máy, thiết bị đặc thù với ứng dụng công nghệ số phục
vụ sản xuất, bảo quản, chế biến và logistic, tiêu thụ các sản phẩm nơng nghiệp có thế
mạnh bảo đảm phù hợp và đáp ứng các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật, từng bước phát triển
cơng nghiệp chế tạo trong nước;
c) Hồn thiện hệ thống thể chế, chính sách khuyến khích cơ giới hóa đồng bộ
trong nơng nghiệp. Quan tâm đến đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong quản lý, sử
dụng, vận hành máy, thiết bị, cơng nghệ cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nơng
nghiệp; bộ máy quản lý và nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về cơ giới hóa
nơng nghiệp.
Điều 5. Máy, thiết bị, cơng nghệ phục vụ cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong
nông nghiệp
1. Máy, thiết bị, công nghệ phục vụ cơ giới hóa nơng nghiệp được quy định tại Phụ
lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Dây chuyền máy, thiết bị, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, phụ phẩm nông
nghiệp được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Đầu tư mua máy, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp; dây chuyền

máy, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản được nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp trong
nước quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại
Chương III Nghị định này.
12


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Điều 6. Hạ tầng kỹ thuật đáp ứng cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp
1. Hạ tầng sản xuất: Hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp; hệ thống giao thông, thủy lợi nội
đồng; hệ thống cấp, thốt nước; điện, nước cho chuồng trại, ni trồng, sơ chế, bảo quản,
chế biến sản phẩm nông nghiệp, xử lý phụ phẩm nông nghiệp.
2. Hạ tầng công nghệ: Cơ sở dữ liệu, công nghệ số, công nghệ thông minh, chính xác,
băng thơng, thiết bị đường truyền kết nối, điều khiển máy, thiết bị, công nghệ phục vụ cơ
giới hóa nơng nghiệp.
3. Hạ tầng mơi trường: Kết cấu hạ tầng bảo vệ hệ sinh thái, môi trường nông nghiệp;
môi trường lao động (ánh sáng, tiếng ồn, mức độ bụi); xử lý phụ phẩm, chất thải trong sơ
chế, bảo quản, chế biến nông sản.
Điều 7. Nguồn nhân lực
1. Nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp:
a) Nhân lực nghiên cứu, dịch vụ, tư vấn phát triển, quản lý nhà nước và tổ chức thực
hiện các dự án cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp, dự án trung tâm cơ giới hóa.
b) Nhân lực trực tiếp sử dụng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị, công
nghệ trong nông nghiệp.
2. Nguồn nhân lực phục vụ cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp được đào tạo, bồi
dưỡng về năng lực quản lý và kỹ năng nghề thơng qua các chương trình đào tạo nghề
nơng nghiệp cho lao động nông thôn; khuyến nông và các chương trình, dự án phát triển
của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình huấn
luyện, đào tạo nghề cho lao động phục vụ cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp.

Điều 8. An toàn lao động, vệ sinh lao động trong cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ
trong nơng nghiệp
1. Người lao động sử dụng đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động; chấp hành các quy
định của nhà nước về bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động và các quy định có liên quan.
2. Người sử dụng lao động phải bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động trong
sản xuất; trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn an
toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.
Điều 9. An tồn kỹ thuật đối với máy, thiết bị, cơng nghệ
1. Máy, thiết bị, công nghệ phục vụ cơ giới hóa nơng nghiệp; dây chuyền máy, cơng
nghệ bảo quản, chế biến nông sản, phụ phẩm nông nghiệp được nhập khẩu, sản xuất, lắp
ráp trong nước quy định tại Phụ lục I, Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này phải
bảo đảm chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn đã công bố theo quy định của
pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
13


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

2. Việc công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy máy, thiết bị, công nghệ quy định tại
khoản 1 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP
ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn
và Quy chuẩn kỹ thuật; Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và
Điều 5 Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Mục 2:
TIÊU CHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CƠ GIỚI HÓA ĐỒNG BỘ
VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CƠ GIỚI HĨA NƠNG NGHIỆP
Điều 10. Tiêu chí dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp
1. Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp đáp ứng các tiêu chí sau:

a) Trang bị máy, thiết bị, công nghệ: Mức độ cơ giới hóa trong từng khâu của q
trình sản xuất nơng nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này;
b) Nguồn nhân lực: Số lao động được đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sử dụng, vận hành,
bảo dưỡng, sửa chữa máy, thiết bị, công nghệ trong nông nghiệp; huấn luyện an toàn, vệ
sinh lao động;
c) Tổ chức, quản lý sản xuất: Mức độ ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng; mức độ
ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức quản lý; an toàn lao động, an toàn thực
phẩm; áp dụng quy trình, kỹ thuật sản xuất đạt chuẩn;
d) Kết cấu hạ tầng kỹ thuật: Mức độ phù hợp của kết cấu hạ tầng kỹ thuật quy định tại
Điều 6 Nghị định này với yêu cầu cơ giới hóa nơng nghiệp;
đ) Phát triển bền vững: Mức độ kiểm sốt ô nhiễm và bảo vệ môi trường, giảm tổn
thất sau thu hoạch;
e) Mức độ thúc đẩy hợp tác, liên kết gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp: Tỷ lệ % nông sản được sơ chế, chế biến; tỷ lệ % nông sản được tiêu thụ qua
hợp đồng.
2. Phương pháp đánh giá tiêu chí dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp
quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Điều 11. Đánh giá mức độ cơ giới hóa nơng nghiệp, trình độ, năng lực tổ chức,
cơng nghệ của cơ sở, nhà máy chế biến nông sản
1. Đánh giá mức độ cơ giới hóa nơng nghiệp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương phục vụ quản lý nhà nước thông qua các chỉ tiêu:
a) Số lượng, công suất máy, thiết bị, công nghệ chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp;

14


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

b) Mức độ cơ giới hóa các khâu trong chu kỳ sản xuất nơng nghiệp hoặc trong năm
của địa phương.

2. Đánh giá trình độ, năng lực tổ chức, công nghệ của cơ sở, nhà máy chế biến nơng
sản thơng qua các nhóm chỉ tiêu:
a) Về công nghệ: Năm sản xuất máy, thiết bị, công nghệ; hệ số đổi mới công nghệ;
mức độ chế biến sâu, chế biến tinh; tính đa dạng sản phẩm chế biến; mức độ tin học hóa,
tự động hóa;
b) Tổ chức quản lý sản xuất: Áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo qui định;
c) Thông tin, thương hiệu: Mức độ sản phẩm đạt tiêu chuẩn quy chuẩn; sản phẩm
được cấp chứng chỉ, nhãn hiệu bảo hộ và thương hiệu;
d) An tồn và bảo vệ mơi trường: Mức độ an toàn về lao động; các tiêu chuẩn đầu ra
về mơi trường nước, khơng khí; tiếng ồn;
đ) Hiệu quả kinh tế: Mức độ thay thế lao động thủ công; mức độ giảm tổn thất
nguyên liệu; giá trị gia tăng của sản phẩm sau chế biến.
3. Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các sở, ngành tổ chức đánh giá
mức độ cơ giới hóa nơng nghiệp theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị
định này, tổng hợp, báo cáo Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn.
Chương III
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
Điều 12. Hỗ trợ mua máy, thiết bị, cơng nghệ phục vụ cơ giới hóa nơng nghiệp
1. Hỗ trợ vay vốn tín dụng
a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất vốn vay thương mại đối với các khoản vay dài
hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng đồng Việt Nam để mua máy, thiết bị, công nghệ phục vụ
cơ giới hóa nơng nghiệp;
b) Mức vay, mức hỗ trợ lãi suất và thời gian hỗ trợ:
Mức vay tối đa 100% giá trị máy, thiết bị, công nghệ;
Hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay không quá 3 năm (36 tháng).
c) Cơ chế, nguyên tắc hỗ trợ quy định tại Điều 16 Nghị định này;
d) Điều kiện về máy, thiết bị, công nghệ được hỗ trợ:
Máy, thiết bị, công nghệ quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này phải
là mới, trường hợp đã qua sử dụng phải đáp ứng các quy định về nguyên tắc quản lý nhập

khẩu hiện hành và đáp ứng quy định tại Điều 9 Nghị định này.
đ) Ngân hàng thương mại cho vay theo quy định hiện hành về hoạt động cho vay của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi đối với khách hàng;
15


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

e) Thủ tục đề nghị hỗ trợ:
Tổ chức, cá nhân gửi 01 bộ hồ sơ đến ngân hàng thương mại để vay vốn tín dụng và
hưởng hỗ trợ lãi suất vốn vay theo quy định tại điểm b khoản này. Hồ sơ gồm:
Thành phần hồ sơ theo quy định của ngân hàng thương mại; bản đề nghị hỗ trợ và
cam kết theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; bản sao chứng thực
hợp đồng mua máy, thiết bị, cơng nghệ; hóa đơn giá trị gia tăng; biên bản thanh lý hợp
đồng mua máy;
Ngân hàng thương mại thẩm định và quyết định cho vay đối với khách hàng theo quy
định hiện hành.
g) Thủ tục thanh tốn hỗ trợ:
Tổ chức, cá nhân gửi Hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng thương mại và
thanh lý hợp đồng tới Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực
hiện việc giải ngân khoản hỗ trợ lãi suất theo quy định tại điểm b khoản này.
2. Hỗ trợ huấn luyện, đào tạo vận hành máy, thiết bị, công nghệ
a) Tổ chức, cá nhân mua máy, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp được
hưởng hỗ trợ huấn luyện, đào tạo vận hành máy, thiết bị, cơng nghệ và an tồn vệ sinh
lao động;
b) Nguồn kinh phí, định mức và cơ chế thực hiện hỗ trợ theo quy định về đào tạo
nghề và đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thơn và hỗ trợ theo quy định của
các chương trình, dự án phát triển.
Điều 13. Hỗ trợ dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp
1. Hỗ trợ tín dụng đầu tư:

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ lãi suất thương mại đối với các khoản vay trung hạn,
dài hạn bằng đồng Việt Nam để đầu tư dây chuyền máy, thiết bị, công nghệ bảo quản,
chế biến nông sản, phụ phẩm nông nghiệp quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo
Nghị định này;
b) Mức hỗ trợ: Mức lãi suất hỗ trợ khơng q 4%/năm, tính trên số dư nợ gốc vay tại
các ngân hàng thương mại tại thời điểm xem xét hỗ trợ;
c) Thời gian hỗ trợ lãi suất: Tối đa 05 năm kể từ thời điểm đề nghị hỗ trợ;
d) Hạn mức hỗ trợ lãi suất: Không quá 70% tổng vốn vay của dự án (không bao gồm
nội dung hỗ trợ quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này);
đ) Ngân hàng thương mại thẩm định và quyết định cho vay đối với khách hàng theo
quy định hiện hành.
2. Hỗ trợ tư vấn lập dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp không quá
300 triệu/dự án, bao gồm: Chi phí nhân cơng tư vấn kỹ thuật; chi phí khảo sát, đánh giá
16


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

hiện trạng; chi phí thuê, mua dữ liệu, số liệu; chi phí hội thảo; tham vấn; chi phí in ấn
tài liệu.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại khoản này thực hiện theo
các kế hoạch, chương trình, dự án thuộc các Chương trình Mục tiêu quốc gia và các
nguồn vốn khác từ ngân sách nhà nước.
3. Hỗ trợ huấn luyện, đào tạo lao động vận hành máy, thiết bị, công nghệ thực hiện
theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định này.
4. Hỗ trợ tập trung đất đai, thuê đất, thuê mặt nước; hạ tầng kỹ thuật của dự án đầu tư
cơ giới hóa đồng bộ được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo trình tự, thủ tục quy định
hiện hành tại Nghị định của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
5. Hỗ trợ chuyển đổi số để thực hiện dự án cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp, bao

gồm: Chi phí số hóa bản đồ ruộng, đồng, đất đai; chi phí mua máy, thiết bị quan trắc môi
trường, camera quan sát, hạ tầng và thiết bị đường truyền số; chi phí thuê, mua công nghệ,
phẩn mềm điều khiển số; chi phi huấn luyện, đào tạo lao động thực hiện chuyển đổi số.
Nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và cơ chế hỗ trợ quy định tại khoản này thực hiện theo
quy định của pháp luật hiện hành về chuyển đổi số trong nông nghiệp.
6. Điều kiện hỗ trợ:
a) Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Điều 10
Nghị định này;
b) Dây chuyền máy, thiết bị, công nghệ được hỗ trợ quy định tại Phụ lục II ban hành
kèm theo Nghị định này phải là mới, trường hợp đã qua sử dụng phải đáp ứng các quy
định về nguyên tắc quản lý nhập khẩu hiện hành và đáp ứng quy định tại Điều 9 Nghị
định này.
7. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ theo Mẫu 01 Phụ lục VI
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thuyết minh Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ theo Mẫu 02 Phụ lục VI ban hành
kèm theo Nghị định này;
c) Hợp đồng mua máy, thiết bị, công nghệ; dây chuyền máy, thiết bị, cơng nghệ.
8. Trình tự thủ tục phê duyệt đề nghị hỗ trợ:
a) Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính hoặc
qua môi trường điện tử đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trường hợp nộp trực tiếp: Thành phần hồ sơ là bản chính. Sở Nơng nghiệp và Phát
triển nông thôn kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời ngay về tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ
chức, cá nhân.
17


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

Trường hợp nộp qua dịch vụ bưu chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

kiểm tra thành phần hồ sơ và trả lời sau 03 ngày làm việc về tính đầy đủ của hồ sơ cho tổ
chức, cá nhân.
Trường hợp nộp qua môi trường điện tử: Thành phần hồ sơ phải được kê khai và ký
chữ ký số trên các biểu mẫu điện tử được cung cấp sẵn theo quy định tại khoản 1, khoản
2 Điều 9 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ về thực
hiện thủ tục hành chính trên mơi trường điện tử. Trong thời hạn không quá 8 giờ làm việc
kể từ thời điểm nhận được hồ sơ, Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn xem xét tính
đầy đủ của thành phần hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, phải thông
báo cho tổ chức, cá nhân.
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ. Hội đồng thẩm định
gồm Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là Chủ tịch Hội đồng; các thành
viên Hội đồng là đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở
Khoa học và Công nghệ và các Sở, ngành, địa phương liên quan;
c) Nội dung thẩm định: Đánh giá tiêu chí dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong
nông nghiệp quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; máy, thiết bị,
công nghệ; dây chuyền máy, thiết bị, công nghệ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định hồ sơ đủ điều
kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn có văn bản phê duyệt đề nghị hỗ trợ dự án
đầu tư theo Mẫu 03 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ
không đủ điều kiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn có văn bản gửi chủ đầu tư
biết và nêu rõ lý do.
9. Quy định về việc nhận hỗ trợ:
Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đề nghị thanh toán khoản hỗ trợ gồm: Văn bản đề nghị
thanh toán khoản hỗ trợ theo Mẫu 04 Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định này; Văn
bản phê duyệt đề nghị hỗ trợ dự án đầu tư của Sở Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn;
hợp đồng tín dụng và thanh lý hợp đồng đã ký kết giữa tổ chức, cá nhân với ngân hàng
thương mại gửi Kho bạc Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện
việc giải ngân khoản hỗ trợ lãi suất theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Hỗ trợ Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng

1. Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác
xã đầu tư, phát triển hoặc hợp tác, liên kết cùng đầu tư, phát triển các dự án cơ giới hóa,
cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp có quy mơ, phạm vi hoạt động sản xuất, kinh
doanh trên địa bàn từ 02 tỉnh trở lên (sau đây gọi tắt là Dự án Trung tâm cơ giới hóa
vùng) thực hiện các hoạt động sau:

18


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

a) Nghiên cứu phát triển, sáng tạo xanh, chuyển giao công nghệ về cơ giới hóa, cơ
giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp;
b) Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng nghề phục vụ cơ giới hóa nơng nghiệp cho lao
động nơng thơn;
c) Tư vấn ứng dụng máy, thiết bị, công nghệ vào sản xuất; các giải pháp phát triển cơ
giới hóa nơng nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, vùng;
d) Cung ứng máy, thiết bị, công nghệ và dịch vụ cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ
trong nông nghiệp. Dịch vụ bảo hiểm; sửa chữa máy, thiết bị, công nghệ cho trang trại,
hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
đ) Đầu mối liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; phụ phẩm
nông nghiệp, xử lý môi trường, chất thải;
e) Các dịch vụ phát triển cơ giới hóa nơng nghiệp khác do nhà nước đặt hàng phù hợp
với quy định của pháp luật.
2. Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng được hưởng cơ chế, chính sách:
a) Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp
luật về thuế hiện hành;
b) Được giao trực tiếp hoặc đặt hàng thực hiện các hoạt động quy định tại khoản 1
Điều này;
c) Ưu tiên tham gia thực hiện nhiệm vụ thuộc các chương trình, đề án, dự án phát

triển nơng nghiệp, nơng thơn của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương triển khai trên
địa bàn;
d) Các địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện về thông tin liên quan đến phát triển nông
nghiệp, kinh tế xã hội; cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu đãi phát triển cơ giới hóa và giới
thiệu kết nối với các trang trại, doanh nghiệp, hợp tác xã.
3. Điều kiện được hỗ trợ:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đăng ký hoạt động sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực cơ giới hóa nơng nghiệp; có máy móc, thiết bị, cơng nghệ đáp ứng
các nhiệm vụ cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp;
b) Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng phải có quy mơ hoạt động cơ giới hóa sản xuất
nơng nghiệp từ 02 tỉnh trở lên và nội dung hoạt động phù hợp với quy định tại khoản 1
Điều này;
c) Trường hợp có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hợp
tác, liên kết cùng đầu tư, phát triển Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng phải có Hợp đồng
hợp tác giữa các bên.

19


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

4. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ bao gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ theo Mẫu 01 Phụ lục VI
ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thuyết minh Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ theo Mẫu 02 Phụ lục VI ban hành
kèm theo Nghị định này;
c) Hợp đồng mua máy, thiết bị, công nghệ; dây chuyền máy, thiết bị, công nghệ;
d) Hợp đồng hợp tác giữa các bên trong trường hợp có nhiều tổ chức hợp tác, liên kết
cùng đầu tư, phát triển Dự án Trung tâm cơ giới hóa vùng;
đ) Quyết định giao, đặt hàng nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (nếu có).

5. Trình tự thủ tục phê duyệt đề nghị hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 8 Điều
13 Nghị định này.
6. Quy định về việc nhận hỗ trợ thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 13 Nghị
định này.
Điều 15. Nguồn vốn hỗ trợ
Ngân sách Nhà nước hỗ trợ thực hiện Nghị định này gồm kinh phí thường xuyên
được giao hàng năm, vốn đầu tư công theo phân cấp ngân sách hiện hành; lồng ghép từ
các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác; nguồn vốn huy động
hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân khác.
Điều 16. Cơ chế và nguyên tắc hỗ trợ
1. Các chính sách hỗ trợ quy định tại Nghị định này thực hiện hỗ trợ sau đầu tư đối
với hỗ trợ mua máy, thiết bị, công nghệ; dây chuyền máy, thiết bị, công nghệ khi đã có
hợp đồng và thanh lý hợp đồng thì được giải ngân hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Đối với
các khoản hỗ trợ các hạng mục khác thực hiện theo cơ chế, hỗ trợ của chương trình, dự
án đó.
2. Ngân sách Nhà nước chỉ hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với dư nợ gốc trong hạn và
dư nợ gốc được cơ cấu lại thời hạn trả nợ do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng.
3. Trong cùng thời gian, nếu có sự trùng lặp về cơ chế, chính sách cho các đối tượng
được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tư tại Nghị định này và các quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật khác thì tổ chức, cá nhân được lựa chọn chính sách có mức ưu đãi, hỗ trợ
có lợi nhất.
4. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ theo quy định
của Nghị định này thì ưu tiên lựa chọn doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, doanh nghiệp sử
dụng nhiều lao động nữ, người tàn tật; doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ trước.
5. Các chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư của chương trình nào thì nguồn kinh phí thực
hiện theo hướng dẫn của chương trình đó.

20



HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

6. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho dự án quy định tại Nghị định này là mức tối
đa, mức hỗ trợ cụ thể do cơ quan có thẩm quyền quyết định căn cứ vào khả năng cân đối
của ngân sách nhà nước tại từng thời điểm.
7. Tổ chức, cá nhân tự bỏ vốn, huy động vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án đầu
tư theo quy định của pháp luật đầu tư. Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư theo hạng mục đầu tư,
hoạt động đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17. Trách nhiệm của các Bộ, Ngành Trung ương
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn:
a) Chủ trì tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo tình
hình thực hiện Nghị định này;
b) Quản lý nhà nước về chất lượng máy, thiết bị, công nghệ nông nghiệp; hướng dẫn
đánh giá mức độ cơ giới hóa; trình độ, năng lực công nghệ chế biến nông sản; các tiêu chí
dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan ban hành hướng dẫn các nội dung,
nhiệm vụ được Chính phủ giao trong Nghị định này.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tổng hợp trình Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ kế hoạch đầu tư cơng trung hạn và hàng năm để thực hiện các chính
sách quy định tại Nghị định này.
3. Bộ Tài chính:
Hướng dẫn các nguyên nhân khách quan, bất khả kháng được hưởng hỗ trợ lãi suất
sau đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định này.
4. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam:
Phối hợp với các Bộ, ngành xử lý khó khăn, vướng mắc liên quan trong quá trình
triển khai thực hiện Nghị định này.
5. Bộ Khoa học và Công nghệ:

Phối hợp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, tổ chức đánh giá mức
độ cơ giới hóa; trình độ và năng lực công nghệ chế biến nông sản; các nhiệm vụ khoa học
và công nghệ trong việc ứng dụng cơng nghệ tiên tiến, tự động hóa các khâu của q
trình sản xuất nơng nghiệp.

21


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

6. Bộ Cơng Thương:
Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục
sản phẩm cơ khí chế tạo, linh kiện, máy nơng nghiệp và sản phẩm hỗ trợ phục vụ phát
triển nông nghiệp.
7. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn hướng dẫn thực hiện
chính sách hỗ trợ đào tạo nghề; huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động trong sử dụng máy,
thiết bị, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp;
b) Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn xây dựng chương trình đào
tạo, huấn luyện nghề trong lĩnh vực cơ giới hóa nơng nghiệp cho lao động nông thôn.
Điều 18. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
1. Tổ chức triển khai thực hiện Nghị định này tại địa phương, hàng năm báo cáo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết quả thực hiện.
2. Căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, ngân sách địa phương và trên cơ sở các chính
sách quy định của Trung ương, trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt các chính sách ưu
đãi, hỗ trợ cơ giới hóa nơng nghiệp. Huy động các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ
thực hiện cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp.
3. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn chủ trì, phối hợp các Sở, ngành chức
năng phê duyệt hỗ trợ các dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ trong nơng nghiệp trên địa
bàn theo thẩm quyền.

4. Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng kế hoạch,
hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra tình hình thực hiện trên địa bàn tỉnh, thành phố.
Bố trí ngân sách hỗ trợ dự án đầu tư theo quy định tại Nghị định này.
5. Chỉ đạo các Sở, ngành chức năng thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 3
Điều 11; khoản 8, khoản 9 Điều 13 Nghị định này.
Điều 19. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày......tháng....năm........
2. Các văn bản sau đây hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực
thi hành:
a) Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;
b) Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT ngày 20 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều của Quyết định số
68/2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ
trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp;

22


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

c) Thơng tư số 02/2016/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sửa đổi, bổ sung danh mục chủng loại máy,
thiết bị được hưởng chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nơng nghiệp ban hành
theo Thông tư số 08/2014/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn.
3. Tổ chức, cá nhân được hỗ trợ lãi suất và cấp bù chênh lệch lãi suất theo Quyết định
số 68/2013/QĐ-TTg đối với các khoản vay đã ký hợp đồng vay vốn tại các ngân hàng
thương mại trước ngày 31 tháng 12 năm 2020.
4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi
hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phịng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng
TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NN (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG

Phạm Minh Chính


23


CONSULTATION WORKSHOP ON ESTABLISHMENT OF AGRICULTURE MECHANIZATION CENTER IN MEKONG RIVER DELTA

Phụ lục
(Kèm theo Nghị định số....../2022/NĐ-CP ngày….. /…… /2022 của Chính phủ
về cơ giới hóa, cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp)

Phụ lục I

Máy, thiết bị, công nghệ phục vụ cơ giới hóa nơng nghiệp

Phụ lục II

Dây chuyền máy, thiết bị, công nghệ bảo quản, chế biến nông sản, phụ phẩm nông nghiệp

Phụ lục III

Phương pháp đánh giá các tiêu chí dự án đầu tư cơ giới hóa động bộ trong nông nghiệp

Phụ lục IV

Báo cáo tổng hợp đánh giá mức độ cơ giới hóa trong nơng nghiệp

Phụ lục V

Văn bản đề nghị hỗ trợ mua máy, thiết bị, cơng nghệ phục vụ cơ giới hóa nơng nghiệp
Mẫu 01: Văn bản đề nghị hỗ trợ dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ;


Phụ lục VI

Mẫu 02: Thuyết minh dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ;
Mẫu 03: Văn bản phê duyệt đề nghị hỗ trợ Dự án đầu tư cơ giới hóa đồng bộ;
Mẫu 04: Văn bản đề nghị thanh toán hỗ trợ;

24


HỘI THẢO THAM VẤN XÂY DỰNG TRUNG TÂM CƠ GIỚI HĨA VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG CỬU LONG

Phụ lục I
MÁY, THIẾT BỊ, CƠNG NGHỆ PHỤC VỤ CƠ GIỚI HĨA NƠNG NGHIỆP
(Kèm theo Nghị định số……. /2022/NĐ-CP ngày……. tháng ……..năm 2022 của Chính phủ)

I. CƠ GIỚI HĨA CÁC HOẠT ĐỘNG TRỒNG TRỌT
1. Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động: Làm đất (cày, bừa, rạch
hàng, lên luống; san phẳng đồng ruộng); gieo, sạ, cấy, trồng cây; chăm sóc (vun, xới đất,
làm cỏ, phun thuốc bảo vệ thực vật, phịng chống sâu bệnh cho cây trồng, khích thích
sinh trưởng); tưới, tiêu; thu hoạch; thu gom, cuộn rơm rạ, bốc xếp, vận chuyển (chở máy,
thiết bị, sản phẩm nông nghiệp).
2. Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động: Canh tác (hệ thống máy,
thiết bị, nhà màng, nhà kính, nhà lưới; hệ thống canh tác nhiều tầng, hệ thống điều tiết
tiểu khí hậu); xử lý phụ phẩm trồng trọt.
II. CƠ GIỚI HĨA CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂN NI
1. Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động: Sản xuất nguyên liệu,
thức ăn chăn nuôi, con giống, chuồng trại (cung cấp nước, thức ăn, điều tiết tiểu khí hậu
chuồng ni), thu hoạch, bảo quản, vận chuyển sản phẩm.
2. Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động: Vệ sinh, xử lý phụ phẩm

chăn ni.
III. CƠ GIỚI HĨA CÁC HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
1. Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động nuôi trồng: Sản xuất
giống; sản xuất thức ăn; cấp, thốt nước; chăm sóc; thu hoạch; vận chuyển; sơ chế; bảo
quản; chế biến; tiêu thụ sản phẩm; xử lý chất thải, phụ phẩm nuôi trồng thủy sản.
2. Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động khai thác: Thăm dò, đánh
giá ngư trường; chuẩn bị chuyến biển: sửa chữa tàu thuyền, chuẩn bị vật tư, thực phẩm,
ngư cụ; đánh bắt, khai thác; phân loại sản phẩm; sơ chế, bảo quản trên tàu; bốc xếp, sơ
chế, chế biến, bảo quản sản phẩm trên bờ; vận chuyển sản phẩm.
IV. CƠ GIỚI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP
1. Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động: Làm đất, sản xuất giống,
trồng, chăm sóc cây trồng, khai thác, bốc dỡ và vận chuyển sản phẩm.
2. Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động: Phòng cháy, chữa cháy;
xử lý phụ phẩm lâm nghiệp.
V. CƠ GIỚI HÓA CÁC HOẠT ĐỘNG DIÊM NGHIỆP
Các loại máy, thiết bị, công nghệ thực hiện các hoạt động: Quy hoạch hạ tầng sản
xuất, chế biến, bảo quản; cấp nước, tiêu nước cho sản xuất muối; sản xuất và thu hoạch;
gom muối trên đồng; vận chuyển; sơ chế; bảo quản; chế biến muối; tiêu thụ muối và các
sản phẩm từ muối.
25


×