Tải bản đầy đủ (.pdf) (1,087 trang)

Kỷ yếu hội thảo quốc gia về khởi nghiệp.pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.44 MB, 1,087 trang )


CỤC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
VÀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO QUỐC GIA

KỶ YẾU
HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA
KẾT NỐI MẠNG LƯỚI NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH
HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG
NĂM 2021

2


MỤC LỤC
PHẦN 1: HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỊA
PHƯƠNG ...................................................................................................................1
VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ
NẴNG .....................................................................................................................2
Ngô Đức Chiến
KHỞI NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ CHIA SẺ ...........................................20
ThS. Phạm Thị Diệu Phúc
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN:
NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ VỚI SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG, ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ...................................................28
TS. Vũ Thị Thu Hà
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO - ĐÒN BẨY CỦA NGÀNH DU LỊCH
SAU ĐẠI DỊCH....................................................................................................41


ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHỞI NGHIỆP Ở TỈNH BẾN TRE
TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
ĐẾN NĂM 2031 ...................................................................................................47
TS. Hồ Thu Hiền, ThS. Ngơ Hồng Đại Long
BUYMED - STARTUP PHÂN PHỐI DƯỢC PHẨM VƯƠN LÊN TRONG BỐI
CẢNH ĐẠI DỊCH ................................................................................................58
ThS. Phạm Thị Thu Hà
PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO: BỆ
PHÓNG PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN TỚI .64
TS. Lê Đức Viên
KHỞI NGHIỆP BẰNG CHUYỂN ĐỔI KỸ THUẬT SỐ ...................................73
ThS. Lê Thị Huyền
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU THANH NIÊN TẠI HÀ NỘI ..........................80
TS. Lưu Văn Hiếu, TS. Đỗ Quang Hưng
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO ..............93
ThS. Dương Thanh Tùng
PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
CỦA HỌC VIÊN, SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
.............................................................................................................................100
ThS. Hà Vũ Nam

i


ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VIỆT NAM - PHẦN LAN
............................................................................................................................ 113
ThS. Đoàn Trần Nguyên
KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI
MỚI SÁNG TẠO BỀN VỮNG TẠI CÁC TỈNH PHÍA NAM ............................. 119

ThS. Mai Nhật Minh Anh, TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP
ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI TỈNH TRÀ VINH .......................... 128
ThS. Huỳnh Tấn Khương
THỰC TRẠNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT NAM .......... 139
ThS. Trương Thị Nhung
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC VƯỜN ƯƠM KHỞI TẠO DOANH NGHIỆP
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ .............................................................................. 145
ThS. Lưu Huỳnh
ĐỔI MỚI CÓ TRÁCH NHIỆM TRONG KHỞI NGHIỆP CỦA CÁC DNNVV:
THÁCH THỨC VÀ CƠ HỘI ............................................................................ 151
NCS, ThS. Kiều Thị Khánh, NCS, ThS. Trần Thanh Hải
TS. Nguyễn Thu Nga
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN VƯỜN ƯƠM DOANH NGHIỆP ......................... 168
ThS. Lưu Thị Hoan
HỖ TRỢ CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TRONG CÁC GIAI ĐOẠN ĐẦU CỦA CHU KỲ SỐNG: LÝ THUYẾT VÀ BÀI
HỌC THỰC TIỂN TẠI TPHCM ...................................................................... 175
ThS. Lê Diễm Thu
ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KHỞI NGHIỆP CỦA VIỆT NAM .......................... 187
ThS. Lê Phương Hoa
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU THANH NIÊN TẠI HÀ NỘI ....................... 193
TS. Lưu Văn Hiếu, TS. Đỗ Quang Hưng
CƠ HỘI CHO CÁC STARTUP LOGISTICS VIỆT NAM .............................. 205
ThS. Nông Mai Thanh
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN HỆ SINH
THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI TỈNH ĐẮK NÔNG ......... 213
TS. Đặng Văn Tin
TINH THẦN KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG .......... 223
ThS. Nguyễn Phương Linh

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN: NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI TỈNH LÀO CAI........................ 230
Nguyễn Thị Nga, Nguyễn Trọng Nghĩa
ii


GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI VIỆT
NAM ...................................................................................................................241
ThS. Trần Thị Thanh Thúy
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI
NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI TỈNH ĐỒNG NAI .................................250
ThS. Nguyễn Thị Hạnh, ThS. Nguyễn Văn Viện,
ThS. Đoàn Hùng Minh, CN. Đặng Bá Mạnh
KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
CỦA HỘI VIÊN, NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI .............261
Nguyễn Thị Hạnh, Đoàn Hùng Minh, Đặng Bá Mạnh,
Phan Ngọc Xuân Duy, Tăng Kim Ngân
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH COVID-19 CỦA CÁC STARTUP
VIỆT NAM .........................................................................................................272
ThS. Phạm Thanh Thảo
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN - TỈNH
QUẢNG NGÃI ...................................................................................................279
Vũ Trịnh Thế Quân
PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẠI BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN 2025............................................................................................289
TS. Nguyễn Quốc Cường, ThS. Trương Thị Thủy Tiên
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO KINH TẾ - KỸ THUẬT NGÀNH NÔNG
NGHIỆP ..............................................................................................................303
ThS. Nguyễn Ngọc Anh

PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CÁC TỔ CHỨC HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TẠI ĐẠI
HỌC VÙNG TỪ THỰC TIỄN ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN HIỆN NAY ........310
TS. Nguyễn Đình Yên, ThS. Bùi Trọng Tài
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỈNH BẾN TRE: THỰC TRẠNG VÀ
GIẢI PHÁP .........................................................................................................320
TS. Lâm Văn Tân
GIẢI PHÁP VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH CỦA CÁC STARTUP DU LỊCH .........325
ThS. Trần Thị Thanh Thủy
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN .................................................................331
TS. Phạm Quốc Chính
BÀI HỌC TỪ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP CANADA .............................337
ThS. Trần Thùy Linh
GIẢI PHÁP CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH
COVID 19 ...........................................................................................................348
iii


ThS. Nguyễn Thị Dung
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO TẠI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................................................................................... 355
ThS. Trương Thị Thảo
PHẦN 2: CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TRONG LĨNH VỰC KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO ........................................................................................................... 362
CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
VIỆT NAM ........................................................................................................ 363
PGS.TS. Đặng Hoàng Linh, Phạm Thị Thu Thanh,
Vũ Thị Kim Liên, Bùi Hương Thảo
THỰC TRẠNG HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP NỮ KHỞI NGHIỆP.............. 378
ThS. Vũ Thị Bích Hảo

ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KINH TẾ QUỐC DÂN ...................................................................................... 385
NCS.ThS. Lê Anh Đức, ThS. Phạm Thị Phương Thúy,
TS. Phạm Ngọc Hưng, ThS. Lương Minh Tú,
ThS. Nguyễn Thị Thanh Giang
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO ........... 395
ThS. Vũ Thị Vân Anh
RÀO CẢN ĐỐI VỚI THƯƠNG MẠI HĨA SÁNG CHẾ, NHÌN TỪ THỰC TIỄN
START UP WTM "MADE IN VIET NAM" .................................................... 400
PGS.TS. Trần Văn Nam, Kỹ sư Lại Minh Chức
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NỮ TRONG QUÁ TRÌNH KHỞI
NGHIỆP ............................................................................................................. 410
ThS. Nguyễn Thị Thanh Thúy
THÚC ĐẨY HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TỈNH SƠN
LA ...................................................................................................................... 416
Nguyễn Hữu Long
CHIẾN LƯỢC ĐỂ DOANH NGHIỆP TỒN TẠI TRONG BỐI CẢNH COVID 19
............................................................................................................................ 423
ThS. Vũ Thị Duyên
PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI
SỐ……………………………….Error! Bookmark not defined.
TS. Vũ Thị Mai Oanh
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRONG QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI SỐ ............................................................................................. 445
ThS. Nguyễn Thị Hoàn

iv



CHUYỂN ĐỔI CÔNG NGHỆ NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM - TIỀM
NĂNG CHO PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI NGHIÊN CỨU KHỞI NGHIỆP VÀ
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO .......................................................................................451
TS. Lê Văn Hải
ẢNH HƯỞNG CỦA PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO TOÀN DIỆN ĐẾN KẾT QUẢ
LÀM VIỆC CỦA NHĨM: VAI TRỊ CỦA THÚC ĐẨY VĂN HĨA ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO CỦA NHĨM TRONG CÁC CƠNG TY GIA CÔNG PHẦN MỀM
TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI .................................................................................461
Nguyễn Đắc Thành, Nguyễn Thị Sâm
KINH NGHIỆM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG
TẠO TRÊN THẾ GIỚI.......................................................................................476
ThS. Nguyễn Thị Thu Hương
NGHIÊN CỨU NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG
TẠO CỦA UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN TỪ 2017 ĐẾN NAY .484
TS. Nguyễn Việt Long
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO..............492
ThS. Nguyễn Thị Thu Trang
XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI ĐỔI MỚI SÁNG TẠO XANH GẮN VỚI CHIẾN
LƯỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ...................................................................499
TS. Trương Thị Ngọc Thuyên
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KHOA
HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ ĐỔI MỚI SÁNG TẠO..............................................509
ThS. Lý Thị Thúy
YẾU TỐ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VIỆT
NAM ...................................................................................................................517
ThS. Vũ Thị Anh
PHẦN 3: CƠ CHẾ TÀI CHÍNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO ............................................................................................................524
CHÍNH SÁCH ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN Ở
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HƯỚNG TỚI MƠ HÌNH ĐẠI HỌC ĐỔI MỚI SÁNG

TẠO TRONG BỐI CẢNH MỚI ........................................................................525
TS.Trần Thị Hoa Thơm
GIẢI PHÁP KHƠI THÔNG NGUỒN VỐN CHO DOANH NGHIỆP KHỞI
NGHIỆP ..............................................................................................................546
ThS. Phạm Thị Mỵ
PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI ĐẦU TƯ THIÊN THẦN ĐỐI VỚI KHỞI NGHIỆP ĐỔI
MỚI SÁNG TẠO TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHIỆP 4.0 .................................551
TS. Đỗ Anh Đức
STARTUP VIỆT NAM VƯỢT QUA THỜI DỊCH BỆNH ...............................560
ThS. Trần Thị Hoa
v


KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC CƠNG NGHỆ TÀI CHÍNH - FINTECH
............................................................................................................................ 567
ThS. Đặng Thu Trang
CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG GĨP PHẦN THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN THỊ
TRƯỜNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY .............. 575
ThS. Đào Đức Bùi
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI Ở ĐÔNG NAM Á VÀ BÀI HỌC
CHO VIỆT NAM ............................................................................................... 584
ThS. Dương Thanh Tùng
CẢI TIẾN SẢN PHẨM GIẢM MẠNH GIÁ THÀNH ..................................... 589
ThS. Nguyễn Lê Ngọc Hồn
CÁC HÌNH THỨC TÀI TRỢ TÀI CHÍNH KHƠNG HỒN LẠI VÀ CHO VAY
ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO - BÀI HỌC QUỐC TẾ
VÀ THỰC HIỆN TẠI VIỆT NAM ................................................................... 594
ThS. Đồn Thị Nguyệt
HỒN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG

TẠO Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 602
ThS. Đinh Văn Linh
BÀI HỌC QUỐC TẾ TRONG ĐẦU TƯ THÀNH CÔNG TỪ QUỸ VÀ TỪ CÁC
NHÀ ĐẦU TƯ ANGEL CHO DOANH NGHIỆP ........................................... 610
ThS. Lê Minh Trang
BÀN VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM ..................... 618
TS. Hoàng Nguyên Khai
KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP TRONG VIỆC TẠO VỐN TRÊN
THẾ GIỚI .......................................................................................................... 627
TS. Nguyễn Ngọc Hải
HÌNH THÀNH HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ
NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRƯỚC CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ
ĐANG PHÁT TRIỂN MẠNH MẼ HIỆN NAY ..Error! Bookmark not defined.
TS. Hoàng Văn Hùng
CHỈ SỐ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ....... 642
ThS. Nguyễn Thị Trang
MỘT SỐ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ
KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ....................... 649
PGS.TS. Trần Nhuận Kiên, PGS.TS. Trần Chí Thiện
CÁC MƠ HÌNH TÀI CHÍNH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO ............ 661
ThS. Nguyễn Thị Kim Thoa

vi


CHÍNH SÁCH VỐN NHẰM HÌNH THÀNH CÁC MƠ HÌNH LIÊN KẾT CHUỖI
GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT
SỐ GỢI Ý ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ..................668
ThS. Lưu Minh Huyên

TÀI TRỢ DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO VÀ THỰC TRẠNG
TẠI VIỆT NAM .................................................................................................677
ThS. Nguyễn Thị Mai
CHÍNH SÁCH VĨN TÍN DỤNG NHẰM HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP VÀ ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO ........................................................................................................684
PGS.TS. Nguyễn Đắc Hưng
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO NGÀNH CLEANTECH ....................................................691
ThS. Nguyễn Thị Hạnh
GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TỪ CÁC NHÀ ĐẦU TƯ, QUỸ ĐẦU TƯ
VÀO STARTUP CÔNG NGHỆ ........................................................................698
ThS. Phạm Thị Phương Thảo
VỐN XÃ HỘI CỦA NHÀ KHỞI NGHIỆP VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: VAI TRÒ TRUNG
GIAN CỦA SỰ TIẾP CẬN NGUỒN LỰC HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ............705
TS. Trần Nha Ghi, TS. Lê Xuân Bảo, TS. Hà Kiên Tân
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN CHO KHỞI NGHIỆP SÁNG
TẠO TẠI VIỆT NAM ........................................................................................719
ThS. Trần Thị Minh Hải
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO .............726
ThS. Nguyễn Thùy Linh
PHẦN 4: KHỞI NGHIỆP TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
.................................................................................................................................735
MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY, LAN TỎA TINH THẦN KHỞI NGHIỆP
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG HỌC SINH - SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG CAO
ĐẲNG, ĐẠI HỌC TRONG HIỆN NAY ...........................................................736
Nguyễn Thanh Toàn
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CUỘC THI Ý TƯỞNG KHỞI
NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC/CƠ SỞ GIÁO DỤC TẠI VIỆT
NAM ...................................................................................................................741
TS. Nguyễn Quang Như Quỳnh

BLACASA - DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP VỚI MÔ HÌNH GIÁO DỤC
THỜI ĐẠI KẾT NỐI ..........................................................................................749
ThS. Vũ Thị Kim Thanh
GIẢI PHÁP HỖ TRỢ SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG CAO
ĐẲNG, ĐẠI HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .......................................754
Nguyễn Thanh Toàn

vii


CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẾN TỪ CÔNG NGHỆ
SỐ....................................................................................................................... 759
ThS. Nguyễn Thị Thanh Hoa
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ỨNG DỤNG - NỀN TẢNG CHO HOẠT ĐỘNG
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN ............................ 765
ThS. Nguyễn Thị Như Quyến
CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP VỚI CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN ...................... 776
ThS. Nguyễn Thị Nguyệt Minh
XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TRONG CÁC TRƯỜNG ĐH Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐH THÁI NGUYÊN)
............................................................................................................................ 783
TS. Trần Thị Hồng, TS. Nguyễn Đình Yên
NGHIÊN CỨU TINH THẦN VÀ HÀNH TRANG KHỞI NGHIỆP CỦA THẾ HỆ
TRẺ VIỆT NAM................................................................................................ 803
ThS. Hoàng Thị Chuyên
KINH NGHIỆM THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở
KHU VỰC ĐÔNG NAM Á - BÀI HỌC CHO CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT
NAM .................................................................................................................. 810
TS. Trần Thị Hồng, TS. Nguyễn Đình Yên
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ SÁNG TẠO, THÍCH ỨNG VÀ CHUYỂN ĐỔI SỐ

TRONG HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN TẠI CƠ SỞ GIÁO
DỤC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ..................................................... 823
TS. Trần Thị Kim Tuyến
BÀI HỌC THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ TENCENT
TRONG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM WECHAT .............................................. 831
ThS. Vũ Ngọc Tuấn
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG ................................................................. 836
ThS.NCS. Nguyễn Thị Lý
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ THÚC ĐẨY KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 854
ThS. Võ Thị Hoài
NGUỒN NHÂN LỰC KHỞI SỰ KINH DOANH ........................................... 862
ThS. Vũ Đại Đồng
KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN MƠ HÌNH TRUNG TÂM HỖ TRỢ KHỞI
NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRÊN THẾ GIỚI: BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
............................................................................................................................ 869
Nguyễn Hữu Long, Trần Thị Hồng
PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG CÁN BỘ PHÙ HỢP YÊU CẦU KHỞI NGHIỆP
SÁNG TẠO ....................................................................................................... 883

viii


ThS. Đan Thu Vân
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TẠI
CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC .................................................................................889
PGS.TS. Chu Đình Lộc, TS. Võ Văn Dũng, ThS. Nguyễn Đăng Đức
BÀI HỌC TỪ SỰ THÀNH CÔNG CỦA STARTUP TOPICA ........................897
ThS. Hà Thị Thu Thủy

ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO Ở VÙNG
ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI .......................................903
TS. Nguyễn Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Lan Anh
BÀI HỌC QUỐC TẾ TRONG XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO .......................................................................................918
ThS. Hoàng Hiếu Thảo
HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP TRONG BỐI CẢNH SỐ HÓA - LÝ THUYẾT
VÀ THỰC TIỄN ................................................................................................923
ThS. Hoàng Hà, TS. Lê Thị Minh Hằng, ThS. Võ Đức Anh
KINH NGHIỆM KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA MỘT SỐ TRƯỜNG
ĐẠI HỌC TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ...............................938
Đậu Xuân Đạt, Trần Thị Ngát
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHO HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP SÁNG
TẠO ....................................................................................................................952
ThS. Nguyễn Thúy Hải
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI
SÁNG TẠO ĐẠI HỌC HUẾ .............................................................................958
Hồng Kim Toản
VAI TRỊ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRONG VIỆC THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI SÁNG TẠO VÀ KHỞI
NGHIỆP TẠI KHU VỰC TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC ...............966
Nguyễn Quang Hợp, Trần Quang Huy, Bùi Đức Linh
BÀI HỌC KHỞI NGHIỆP THÀNH CÔNG CỦA DOANH NGHIỆP START UP
MOMO................................................................................................................976
ThS. Nguyễn Thị Dung
ĐỒN THANH NIÊN VỚI TẠO LẬP MƠI TRƯỜNG THÚC ĐẨY PHONG TRÀO
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CHO SINH VIÊN.....................................982
Phạm Minh Hoàng, Nguyễn Thị Anh Đào
KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO ĐẾN TỪ
HAI ĐỐI THỦ FOODY.VN VÀ LOZI.VN .......................................................994

ThS. Phạm Thị Phương Thảo
ĐÀO TẠO TINH THẦN KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TỪ TRONG MÔI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ..........................................................................................999
Phạm Văn Hạnh

ix


VAI TRÒ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRONG HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO..................................................................................... 1007
ThS. Phùng Thanh Hoa, Phung Thanh Hoa
TÁC ĐỘNG CỦA ĐÀO TẠO KHỞI NGHIỆP ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP
.......................................................................................................................... 1018
Lê Thị Minh Hằng, Hoàng Hà, Nguyễn Sơn Tùng
ĐỀ XUẤT VỀ ĐỊNH HƯỚNG KHỞI NGHIỆP CHO SINH VIÊN THUỘC CÁC
NHÓM NGÀNH KHOA HỌC XÃ HỘI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI
HỌC TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY ......................................................... 1035
Trần Thanh Xuyên, Nguyễn Thanh Toàn
KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO TRONG SINH VIÊN - TỪ GĨC NHÌN
CỦA ĐẠI HỌC VÙNG TRỌNG ĐIỂM ......................................................... 1043
ThS. Đinh Thị Mỹ Hạnh, TS. Dương Minh Quân,
ThS. Ngô Thị Hồng Vân, CN. Ngô Nguyễn Nhật Hùng,
CN. Phạm Phi Phụng, CN. Nguyễn Thanh Nam
NÂNG CAO VAI TRÒ ĐÀO TẠO - HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP
TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC ...................................................................... 1057
ThS. Trần Thị Kim Phượng
XÂY DỰNG MƠ HÌNH HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI ......................... 1062
ThS.Trịnh Thùy Giang


x


PHẦN 1
HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ĐỊA PHƯƠNG

1


VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC KHỞI NGHIỆP VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN Ý ĐỊNH KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ
NẴNG
THE ROLE OF ENTREPRENEURSHIP EDUCATION AND FACTORS
AFFECTING STUDENTS' ENTREPRENEURSHIP INTENTION IN DANANG
CITY
Ngô Đức Chiến
Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
Tóm tắt: Thơng qua kết quả khảo sát từ 282 sinh viên học tại các trường Đại
học trên địa bàn TP. Đà Nẵng, nghiên cứu này đã áp dụng các lý thuyết nền tảng, các
kết quả nghiên cứu đi trước trong việc phân tích và đánh giá vai trò của giáo dục khởi
nghiệp cũng như các nhân tố tác động đến Ý định khởi nghiệp. Kết hợp các phép phân
tích cơ bản trong nghiên cứu định lượng như thống kê, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s
alpha, phân tích nhân tố EFA & CFA, mơ hình SEM từ các phần mềm SPSS và AMOS.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Giáo dục khởi nghiệp tác động tích cực đến Thái độ
cá nhân, Quy chuẩn xã hội, Nhận thức tính khả thi và (2) Thái độ cá nhân, Quy chuẩn
xã hội, Nhận thức tính khả thi, Giáo dục khởi nghiệp tác động tích cực đến Ý định khởi
nghiệp.
Từ khóa: Khởi nghiệp, Ý định khởi nghiệp, Giáo dục khởi nghiệp.
Abstract: Through the survey results from 282 students studying at universities

in Danang city, this study applied fundamental theories and previous research results
in analyzing and evaluating the role of entrepreneurship education as well as the factors
affecting entrepreneurship intention. Combining basic analyzes in quantitative research
such as statistics, Cronbach's alpha reliability, EFA & CFA factor analysis, SEM
models from SPSS and AMOS software. The research results show that: (1)
Entrepreneurship education has a positive impact on individual attitudes, social norms,
perception of feasibility and (2) Personal attitudes, social norms, and perceptions.
Feasibility, Entrepreneurship Education has a positive impact on Entrepreneurial
Intent.
Keywords: Entrepreneurship, Entrepreneurship intention, Entrepreneurship
Education.

2


1. Giới thiệu
Trong xu thế cạnh tranh gay gắt và nhu cầu tìm kiếm cơng việc ngày càng gia
tăng, nhưng cộng hưởng với đó là việc gia tăng dân số và quy mô việc việc làm ngày
càng không đáp ứng nổi lực lượng lao động đến độ tuổi lao động, do đó, nhiều bạn trẻ
đã tìm đến con đường tự tạo lập sự nghiệp thông qua việc khởi nghiệp (Pedrini & cộng
sự, 2017).
Vấn đề khởi nghiệp không phải chỉ xuất phát dành cho các lao động đã có vốn,
kinh nghiệm nghề nghiệp mà xuất phát từ rất sớm khi xét đến độ tuổi, đó có thể là các
bạn trẻ bỏ dỡ việc học, và chính các bạn sinh viên khi có ý chí định hướng tương lai
(Lĩnán & cộng sự, 2011; Pittaway & cộng sự, 2015; Pedrini & cộng sự, 2017). Vì thế,
ngày nay, nhiều bạn trẻ đã tiến hành khởi nghiệp rất sớm và cũng khơng ít các bạn đã
đạt được kết quả như mong đợi.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Lin và cộng sự (2011) cho thấy, khi các bạn
có ý định khởi nghiệp, nhưng những ai được giáo dục sớm, được tiếp thu các kiến thức
liên quan đến việc khởi nghiệp nhiều thì họ dễ dàng chạm đến thành cơng sớm hơn; bởi

vì lý do đó, nhiều các đơn vị, tổ chức giáo dục đã rất chú trọng đến công tác giáo dục
khởi nghiệp đến các bạn học viên/sinh viên. Điều này đóng góp tích cực trong việc giải
quyết việc làm của nhiều bạn trẻ khi tốt nghiệp khóa học của mình. Bên cạnh đó, ý định
khởi nghiệp cũng đã chịu nhiều các tác động khác từ phía xã hội, ý thức/nhận thức của
mỗi cá nhân.
Do đó, với mục đích tìm hiểu và phân tích vai trò của giáo dục khởi nghiệp cũng
như các nhân tố tác động đến Ý định khởi nghiệp; từ đó, nghiên cứu tiến hành đề xuất
các hàm ý quản trị nhằm gia tăng Ý định khởi nghiệp của các sinh viên trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng. Chính vì vậy, tác giả quyết định thực hiện nghiên cứu “Vai trò của
giáo dục khởi nghiệp và các nhân tố tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên
trên địa bàn TP. Đà Nẵng”.
2. Các khái niệm và giả thuyết nghiên cứu:
Khái niệm về Khởi nghiệp (Entrepreneurship)
Theo Nabi và cộng sự (2010) thì khởi nghiệp là một quá trình tạo ra cái gì đó
mang tính chất mới, có giá trị bằng cách dành được thời gian và nỗ lực cần thiết, chẳng
hạn những rủi ro về tài chính, tâm linh và xã hội kèm theo, song nhận được những phần
thưởng xứng đáng về sự hài lòng cũng như độc lập về tiền tệ.
Và cũng theo, Duval-Couetil (2014), khởi nghiệp là một sự theo đuổi cơ hội làm
giàu về mặt kinh tế thông qua các sáng kiến hay các ý tưởng mới của cá nhân trong mơi
trường hoạt động khơng chắc chắn, có rủi ro, bị hạn chế bởi các nguồn lực hữu hình và
có giới hạn.
Hay theo Pedrini và cộng sự (2017), khởi nghiệp là tác nhân tạo ra doanh nghiệp
và hình thành doanh nghiệp mới.
Quan điểm về Ý định khởi nghiệp (Entrepreneurial Intention)

3


Ajzen (1991) cho biết ý định là tiền đề của hành vi. Ý định tham gia vào hành vi
càng mạnh mẽ thì càng có nhiều khả năng hành vi sẽ được thực hiện trong thực tế. Dựa

trên quan điểm của Ajzen (1991) thì Krueger và cộng sự (2000) cho rằng, ý định khởi
nghiệp là sự gắn kết để thực hiện hành vi khởi nghiệp, là nhân tố tiên đoán tốt nhất đối
với hành vi dự định và thể hiện mức độ cam kết sẽ thực hiện hành vi trong tương lai.
Cụ thể hơn, Lĩnán và cộng sự (2011) khẳng định ý định khởi nghiệp của một cá
nhân bắt nguồn từ việc họ nhận ra cơ hội, tận dụng các nguồn lực có sẵn và sự hỗ trợ
của mơi trường để tạo lập doanh nghiệp của riêng mình. Hay Pedrini và cộng sự (2017)
cho rằng ý định khởi nghiệp là trạng thái sẵn sàng của một cá nhân trong việc thực hiện
tự kinh doanh, tự tạo việc làm hoặc thành lập doanh nghiệp mới.
Các giả thuyết nghiên cứu:
Mối quan hệ giữa Giáo dục khởi nghiệp và Ý định khởi nghiệp
Lĩnán và cộng sự (2011) cho thấy rằng, nhiều kết quả nghiên cứu thực nghiệm
đã phản ánh được hoạt động giáo dục khởi nghiệp có tác động đáng kể đến ý định khởi
nghiệp. Hoạt động giáo dục liên quan đến khởi nghiệp có vai trị tích cực trong việc hình
thành ý tưởng, đề xuất các kiến tạo để người học có các ý tưởng khởi nghiệp tốt hơn, do
đó, giáo dục khởi nghiệp là điều rất cần thiết trong việc giúp ích hình thành ý định khởi
nghiệp (Kreuger, 2009; Rae & Ruth Woodier-Harris, 2013).
Bên cạnh đó, nghiên cứu Wagner và Stemberg (2004) cho thấy có rất nhiều sinh
viên khởi nghiệp khơng thành công bởi họ thiếu các kiến thức về khởi nghiệp, do đó,
các bạn có kiến thức khởi nghiệp tốt, các ý tưởng được trao dồi thông các buổi đào tạo
về khởi nghiệp sẽ giúp khởi nghiệp thành cơng hơn. Cịn Lĩnán và cộng sự (2011) đã
thực hiện nghiên cứu về ý định khởi nghiệp, trong đó chú trọng quan tâm đến vai trò
của giáo dục khởi nghiệp. Nghiên cứu này thể hiện ý định khởi nghiệp chịu sự tác động
tích cực từ hoạt động giáo dục khởi nghiệp; điều này cũng đã được Autio và cộng sự
(2001) chứng minh trong kết quả nghiên cứu thực nghiệm của mình.
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H1: Giáo dục có ảnh hưởng tích cực đến ý
định khởi nghiệp của sinh viên.
Mối quan hệ giữa Giáo dục khởi nghiệp và Thái độ cá nhân, Quy chuẩn xã
hội, Nhận thức tính khả thi
Kết quả nghiên cứu của Liñán (2004) cho thấy được, nhân tố giáo dục khởi
nghiệp thực sự tác động đến các nhân tố thái độ cá nhân, quy chuẩn xã hội và nhận thức

tính khả thi. Khi nhân tố giáo dục được tăng cao các đối tượng sẽ có những kiến thức
tích cực hơn đối với bản thân, từ đó họ sẽ có thái độ tốt hơn, các mối quan hệ xã hội sẽ
tốt hơn và nhận thức vấn đề sẽ được cải thiện (Kwong & Thompson, 2016). Do đó, nhân
tố khởi nghiệp thật sự là điều cần thiết khi nghiên cứu đánh giá đến tác động các nhân
tố thái độ cá nhân, quy chuẩn xã hội và nhận thức tính khả thi (Pedrini & cộng sự, 2017).
Bên cạnh đó, giáo dục khởi nghiệp có thể cải thiện tính khả thi cho việc tự kinh
doanh thông qua tăng cường kiến thức cơ bản, xây dựng lòng tin và nâng cao hiệu quả
(Krueger & Carsrud, 1993).
4


Do đó, nghiên cứu đề xuất các giả thuyết:
H2: Giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến thái độ cá nhân của sinh
viên.
H3: Giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến quy chuẩn xã hội của sinh
viên.
H4: Giáo dục khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức tính khả thi của
sinh viên.
Mối quan hệ giữa Thái độ cá nhân và Ý định khởi nghiệp
Nghiên cứu của Luthje và Franke (2003) cho thấy rằng thái độ cá nhân có tác
động tích cực đến ý định khởi nghiệp, và nhân tố thái độ cá nhân còn đóng vai trị rất
tích cực trong việc giải thích hành vi, các ý định liên quan đến thành lập doanh nghiệp.
Kết quả nghiên cứu Autio và cộng sự (2001) tại một số trường đại học ở các nước Bắc
Âu và Mỹ cũng đã kết luận rằng thái độ cá nhân là nhân tố không thể chối cãi trong việc
tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Và Lĩnán và Chen (2009) về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại Tây Ban Nha
và Đài Loan thể hiện thái độ cá nhân ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của
sinh viên ở cả hai quốc gia này, trong đó, thái độ của sinh viên tại Tây Ban Nha có mức
độ ảnh hưởng mạnh hơn. Khơng những thế, Pedrini và cộng sự (2017) cho thấy ý định
khởi nghiệp cũng chịu tác động rất đáng kể từ thái độ cá nhân, là nền tảng trong việc gia

tăng ý định khởi nghiệp của các cá nhân.
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H5: Thái độ cá nhân có ảnh hưởng tích cực
đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Mối quan hệ giữa Quy chuẩn xã hội và Ý định khởi nghiệp
Đề cập đến quy chuẩn xã hội trong mối quan hệ và tác động đến ý định khởi
nghiệp, kết quả nghiên cứu của Pedrini và cộng sự (2017) được minh chứng rõ ràng
nhất, các nhà nghiên cứu này sử dụng mơ hình hành vi dự định của Ajzen (1991) để thực
hiện nghiên cứu so sánh về ý định khởi nghiệp của sinh viên tại 12 quốc gia đã khẳng
định rằng quy chuẩn xã hội là nhân tố có thể dự đốn và tác động tích cực đến ý định
khởi nghiệp của sinh viên.
Cùng với đó, nghiên cứu của Lĩnán và cộng sự (2011) cũng cho thấy vai trị tích
cực của quy chuẩn xã hội trong việc tác động đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H6: Quy chuẩn xã hội có ảnh hưởng tích
cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
Mối quan hệ giữa Nhận thức tính khả thi và Ý định khởi nghiệp
Nghiên cứu của Autio và cộng sự (2001) cho thấy nhận thức tính khả thi là nhân
tố có mức độ ảnh hưởng quan trọng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Pedrini và
cộng sự (2017) cũng đã đề cập trong nghiên cứu của mình rằng nhận thức tính khả thi
là một trong những nhân tố tiên đốn hiệu quả đối với ý định khởi nghiệp và kết quả

5


nghiên cứu của các tác giả này cũng đã cho thấy được nhận thức tính khả thi có tác động
tích cực đến ý định khởi nghiệp.
Thêm vào đó, kết quả nghiên cứu của Lĩnán và Chen (2009) về ý định khởi nghiệp
của sinh viên tại Tây Ban Nha và Đài Loan cũng cho thấy nhận thức tính khả thi có ảnh
hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên ở cả hai quốc gia này. Trong đó,
nhận thức tính khả thi của sinh viên tại Đài Loan có mức độ ảnh hưởng cao hơn.
Do đó, nghiên cứu đề xuất giả thuyết H7: Nhận thức tính khả thi có ảnh hưởng

tích cực đến ý định khởi nghiệp của sinh viên.
3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu áp dụng các phương pháp cụ thể như sau:
Nghiên cứu định tính thơng qua việc tổng hợp các lý thuyết và kết quả từ các nhà
nghiên cứu đi trước liên quan đến chủ đề tác giả nghiên cứu để đề xuất các giả thuyết
và xây dựng mơ hình nghiên cứu; sau đó, tác giả tiến hành thảo luận cùng với 10 chuyên
gia để hiệu chỉnh và bổ sung các thang đo cũng như mô hình nghiên cứu cho phù hợp
hơn với bối cảnh nghiên cứu.
Nghiên cứu định lượng được tác giả thực hiện thông qua các phép phân tích cơ
bản như thống kê, đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, phân tích nhân tố EFA & CFA,
mơ hình SEM từ dữ liệu điều tra khảo sát 300 sinh viên từ năm 3 trở lên đang theo học
tại các trường Đại học trên địa bàn TP. Đà Nẵng và thu về 282 mẫu hợp lệ. Kết quả
nghiên cứu định lượng phản ánh cụ thể về vai trò của giáo dục khởi nghiệp cũng như
các nhân tố tác động đến Ý định khởi nghiệp của sinh viên tại các trường Đại học trên
địa bàn TP. Đà Nẵng.

6


Bảng 1: Các thang đo thuộc các nhân tố trong mơ hình nghiên cứu
STT

Nhân
tố


hóa

Thang đo


1

GD1

Theo anh/chị, cần thiết phải có chương trình
đào tạo cho các doanh nhân trẻ

2

GD2

Theo anh/chị, khởi nghiệp cần có kiến thức
về hoạt động vay vốn

GD3

Theo anh/chị, khởi nghiệp cần có kiến thức
về cơng nghệ

4

GD4

Theo anh/chị, khởi nghiệp cần phải tìm hiểu
về các trung tâm thương mại

5

GD5


Theo anh/chị, khởi nghiệp cần phải biết đến
các kiến thức về việc tư vấn

6

TD1

Xét về trung dài hạn, anh/chị mong muốn
khởi nghiệp

TD2

Anh/chị nghĩ rằng, là một doanh nhân sẽ có
nhiều lợi thế hơn đối với anh/chị

TD3

Sự nghiệp làm doanh nhân hấp dẫn đối với
anh/chị

9

TD4

Nếu anh/chị có cơ hội và nguồn lực, anh/chị
muốn bắt đầu một doanh nghiệp

10

CQ1


Nhiều người cho rằng hầu như không thể
khởi nghiệp

CQ2

Hoạt động khởi nghiệp được coi là quá rủi
ro

12

CQ3

Người ta thường nghĩ rằng để khởi nghiệp,
các doanh nhân tận dụng lợi thế của người
khác

13

NT1

Anh/chị chuẩn bị bắt đầu một doanh nghiệp
là có tính khả thi

14
15

Nhận NT2
thức
tính

khả thi NT3

16

NT4

3

7
8

11

Giáo
dục
khởi
nghiệp

Thái
độ cá
nhân

Quy
chuẩn
xã hội

Anh/chị có thể kiểm sốt q trình thành lập
một doanh nghiệp mới
Anh/chị biết một cách chi tiết các thủ tục
cần thiết để bắt đầu một doanh nghiệp


Nguồn

Lĩnán và
cộng sự
(2011)

Lĩnán và
cộng sự
(2011)

Lĩnán và
cộng sự
(2011)

Lĩnán và
cộng sự
(2011)

Anh/chị biết cách phát triển một dự án khởi
nghiệp
7


STT

Nhân
tố



hóa

17

YD1

18
19

Ý định YD2
khởi
nghiệp YD3

20

YD4

Thang đo

Nguồn

Anh/chị sẽ cố gắng hết sức để bắt đầu và
điều hành doanh nghiệp của riêng mình
Anh/chị quyết tâm tạo ra một doanh nghiệp
trong tương lai
Anh/chị đã suy nghĩ rất nghiêm túc khi bắt
đầu một doanh nghiệp

Lĩnán và
cộng sự

(2011)

Anh/chị đã có ý định vững chắc để bắt đầu một
doanh nghiệp vào một ngày nào đó
Nguồn: Tác giả tổng hợp

Căn cứ vào số lượng biến trong mơ hình nghiên cứu, đồng thời dựa vào lý thuyết
cỡ mẫu cho các nghiên cứu có áp dụng phép phân tích nhân tố EFA, cỡ mẫu tối thiểu
được xác định là 4 hoặc 5 lần số biến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Như vậy theo nghiên cứu này, cỡ mẫu tối thiểu là 5 x 20 = 100 mẫu, tuy nhiên để đảm
bảo tính thuyết phục và gia tăng độ tin cậy, tác giả đã tiến hành khảo sát 300 mẫu và thu
về 282 mẫu hợp lệ.
Bảng 2: Kết quả thống kê mơ tả
Biến
Giới tính

Nội dung

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Nam

170

60,3

Nữ


112

39,7

Quản trị kinh doanh

63

22,3

Kế tốn

58

20,6

Tài chính Ngân hàng

49

17,4

Khác

112

39,7

Năm 3


70

24,8

Năm 4

189

67,0

Năm 5

23

8,2

Chun ngành

Sinh viên năm thứ
mấy

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Kết quả khảo sát 282 đối tượng cho thấy tỷ lệ nam, nữ lần lượt là 60,3% và
39,7%; dữ liệu khảo sát chủ yếu thuộc các sinh viên khối ngành kinh tế như quản trị
kinh doanh (chiếm tỷ lệ 22,3%), kế toán (chiếm tỷ lệ 20,6%) và tài chính ngân hàng
(chiếm tỷ lệ 17,4%). Cùng với đó, tỷ lệ sinh viên năm 4 chiếm tỷ trọng cao nhất là
67,0%.
4. Kết quả nghiên cứu
8



Thực việc việc đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha là bước đầu tiên trong việc
thực hiện mơ hình cấu trúc SEM, với 20 biến số của 5 nhóm nhân tố đưa vào phân tích
(bao gồm: Giáo dục khởi nghiệp (GD), Thái độ cá nhân (TD), Quy chuẩn xã hội (CQ),
Nhận thức tính khả thi (NT) và Ý định khởi nghiệp (YD)), tất cả các biến đều đạt yêu
cầu (hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3) ngoại trừ biến GD4, GD5 thuộc nhân
tố Giáo dục khởi nghiệp vì hệ số tương quan biến tổng lần lượt là -0,113; -0,397 nhỏ
hơn 0,3. Cùng với đó, tất cả các hệ số Cronbach’s alpha đều từ 0,7 trở lên; giao động từ
mức thấp nhất là 0,724 (nhân tố Giáo dục khởi nghiệp) cho đến mức cao nhất là 0,848
(nhân tố Thái độ cá nhân).
Bảng 3: Tổng hợp hệ số Cronbach’s Alpha
Nhân tố

Số biến ban đầu Cronbach’s alpha

Số biến hợp lệ

Giáo dục khởi nghiệp

5

0,724

3 (Loại GD4, GD5)

Thái độ cá nhân

4

0,881


4

Quy chuẩn xã hội

3

0,864

3

Nhận thức tính khả thi

4

0,848

4

Ý định khởi nghiệp

4

0,824

4

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Như vậy, sau khi đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha, nghiên cứu có 18 biến
phù hợp thuộc 5 nhân tố để đưa vào phân tích nhân tố EFA nhằm khám phá cấu trúc

thang đo của 5 nhóm nhân tố Giáo dục khởi nghiệp (GD), Thái độ cá nhân (TD), Quy
chuẩn xã hội (CQ), Nhận thức tính khả thi (NT) và Ý định khởi nghiệp (YD).

9


Bảng 4: Kết quả phân tích nhân tố EFA
Giá trị KMO

0,818

Giá trị Chi-Square
Kiểm định Bartlett's

2.912,399

df

153

Sig.

0,000
Nguồn: Kết quả phân tích SPSS

Phân tích nhân tố EFA với hệ số KMO đạt mức 0,818 lớn hơn 0,5; điều này khẳng
định kết quả EFA hoàn toàn phù hợp cho việc khám phá cấu trúc các thang đo; cùng với
đó, kiểm định Barlett với hệ số Sig. nhỏ hơn 5%, cho thấy, kết quả phân tích nhân tố
EFA hồn tồn có ý nghĩa thống kê.
Bảng 5: Kết quả xoay nhân tố


TD3
TD4
TD2
TD1
NT3
NT2
NT4
NT1
YD2
YD1
YD4
YD3
CQ1
CQ3
CQ2
GD1
GD2
GD3
Giá trị riêng
Phương sai trích (%)
Phương sai trích tích lũy (%)

Thành phần
1
2
0,983
0,962
0,757
0,689

0,902
0,839
0,811
0,760

3

4

5

0,916
0,864
0,661
0,592
0,933
0,858
0,797

5,586
31,035
31,035

3,106
17,255
48,290

2,047
11,374
59,664


1,205
6,692
66,356

0,856
0,832
0,671
1,029
5,716
72,072

Nguồn: Kết quả phân tích SPSS
Bên cạnh đó, kết quả phân tích nhân tố EFA cho thấy điểm dừng tại dòng thứ 5
với giá trị riêng là 1,029 lớn hơn 1, điều này khẳng định các biến đưa vào phân tích sắp
10


xếp thành 5 nhóm nhân tố và tổng phương sai trích tại dịng thứ 5 là 72,072% lớn hơn
50%; cho thấy được mức độ biến thiên của dữ liệu được giải thích đến 72,072%.
Khơng những thế, kết quả xoay nhân tố cho thấy 18 biến số đưa vào phân tích
sắp xếp cụ thể thành 5 nhóm nhân tố Giáo dục khởi nghiệp (GD), Thái độ cá nhân (TD),
Quy chuẩn xã hội (CQ), Nhận thức tính khả thi (NT) và Ý định khởi nghiệp (YD) theo
kết quả cụ thể tại Bảng 5.
Bảng 6: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả phân tích CFA theo hệ số
chuẩn hóa
Chỉ tiêu

STT


Giá trị

1

Chi-square/df

2,206

2

P-value của Chi-square

0,000

3

GFI

0,906

4

TLI

0,935

5

CFI


0,948

6

RMSEA

0,066
Nguồn: Kết quả phân tích AMOS

Sử dụng kết quả xoay nhân tố EFA, tác giả đưa vào phân tích nhân tố CFA và
thu được các hệ số Chi-square/df = 2,206 nhỏ hơn 3, GFI = 0,906 lớn hơn 0,9; TLI =
0,935 lớn hơn 0,9; CFI = 0,948 lớn hơn 0,9 và RMSEA = 0,066 nhỏ hơn 0,08; điều này
cho thấy kết quả phân tích CFA phù hợp với dữ liệu thị trường và tất cả các trọng số
chuẩn hóa đều lớn hơn 0,5 nên tất cả các biến đều phù hợp; hay nói cách khác các khái
niệm đạt giá trị hội tụ.

11


Hình 1: Kết quả phân tích CFA theo hệ số chuẩn hóa của các nhân tố
Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
Bảng 7: Tổng hợp giá trị độ tin cậy tổng hợp và tổng phương sai trích các nhân tố
STT

Nhân tố

Độ tin cậy tổng hợp

Tổng phương sai trích


1

Giáo dục khởi nghiệp

0,785

0,600

2

Thái độ cá nhân

0,886

0,701

3

Quy chuẩn xã hội

0,896

0,708

4

Nhận thức tính khả thi

0,845


0,697

5

Ý định khởi nghiệp

0,805

0,608

Nguồn: Kết quả tính tốn của tác giả.
Sử dụng kết quả phân tích CFA, tác giả tính tốn các chỉ số độ tin cậy tổng hợp
và tổng phương sai trích của tất cả các nhân tố; kết qua thu được các hệ số độ tin cậy
tổng hợp các nhân tố đều lớn hơn 0,7 và tổng phương sai trích của các nhân tố đều lớn
hơn 0,5. Và các khái niệm đạt giá trị phân biệt vì các hệ số tương quan từng cặp đều có
hệ số Sig. nhỏ hơn 5% tức hệ số tương quan từng cặp của các khái niệm khác biệt so với
1 ở độ tin cậy 95%.
Bảng 8: Các chỉ tiêu đánh giá mơ hình SEM theo hệ số chuẩn hóa
STT
12

Chỉ tiêu

Giá trị


1

Chi-square/df


2,296

2

P-value của Chi-square

0,000

3

GFI

0,899

4

TLI

0,930

5

CFI

0,942

6

RMSEA


0,068

Nguồn: Kết quả phân tích AMOS
Tiếp theo, tác giả chuyển hóa kết quả phân tích CFA sang mơ hình SEM và
thu được các hệ số Chi-square/df = 2,296 nhỏ hơn 3, GFI = 0,899 lớn hơn 0,8; TLI
= 0,930 lớn hơn 0,9; CFI = 0,942 lớn hơn 0,9 và RMSEA = 0,068 nhỏ hơn 0,1; điều
này cho thấy kết quả phân tích CFA phù hợp với dữ liệu thị trường.
Bảng 9: Kết quả mơ hình SEM
Mối quan hệ

Estimate

Thái độ cá nhân

<---

Giáo
dục
nghiệp

khởi

Quy chuẩn xã hội

<---

Giáo
dục
nghiệp


khởi

Nhận thức tính khả
Giáo
dục
<--thi
nghiệp

khởi

S.E.

C.R.

P

0,427

0,072 5,903

***

0,573

0,085 6,774

***

0,178


0,084 2,110 0,035

Ý định khởi nghiệp

<--- Thái độ cá nhân

0,056

0,060 3,932 0,001

Ý định khởi nghiệp

<--- Quy chuẩn xã hội

0,343

0,056 6,104

Ý định khởi nghiệp

<---

Nhận thức tính khả
thi

0,085

0,041 2,100 0,036

Ý định khởi nghiệp


<--- Giáo dục khởi nghiệp

0,356

0,076 4,667

Lưu ý: *** tức là 0% (0,000); Nguồn: Kết quả phân tích AMOS

13

***

***


×