VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
PHẠM TRỌNG HẢI
TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TẠI ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội – 2022
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
PHẠM TRỌNG HẢI
TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TẠI ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số: 8380104
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Minh Long
Hà Nội – 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đúng theo quy định.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.
Tác giả luận văn
PHẠM TRỌNG HẢI
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, trước hết tơi xin tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến
giảng viên TS. Lê Minh Long, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ trong suốt quá
trình nghiên cứu, viết luận văn. Những ý kiến đóng góp của TS. Lê Minh Long là
nền tảng đã giúp đỡ tơi hồn thiện luận văn của mình một cách tốt nhất.
Tơi cũng chân thành cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kiểm sát
Hà Nội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Với những kiến thức thu thập được đó khơng chỉ là cơ sở cho q trình nghiên cứu
luận văn.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln đồng hành, ủng hộ và
khích lệ tơi trong suốt thời gian vừa qua. Đây chính là nguồn động viên lớn lao nhất mà
tơi may mắn có được, giúp tơi có thêm niềm tin và động lực để học tập và nghiên cứu.
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ đầy đủ
Từ viết tắt
Bộ luật hình sự
BLHS
Bộ luật tố tụng hình sự
BLTTHS
Tịa án nhân dân
TAND
Tiến hành tố tụng
THTT
Trách nhiệm hình sự
TNHS
Viện kiểm sát nhân dân
VKSND
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng biểu
Trang
Thống kê tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được đưa
Bảng 2.1.
ra xét xử từ năm 2018 đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh
35
Hà Giang
Những hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo
Bảng 2.2.
phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi từ năm 2018
đến năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Giang
36
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI....................................................... 6
1.1. Một số vấn đề lý luận về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi .................... 6
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ...................... 6
1.1.2. Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội xâm phạm tình
dục khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015 ......................................................... 9
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp luật
hình sự Việt Nam đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi........................ 14
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 14
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 1999........................................................................ 16
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi ban
hành Bộ luật hình sự năm 2015........................................................................ 17
1.3. Quy định của pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong Bộ
luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) .................................. 19
1.3.1. Các dấu hiệu định tội ............................................................................. 19
1.3.2. Các dấu hiệu định khung tăng nặng hình phạt ...................................... 26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 32
Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
NĂM 2015 VỀ TỘI HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HÀ GIANG ................................................................................................... 33
2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên – xã hội và tổ chức bộ máy xét xử của
Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang ...................................................... 33
2.2. Thực tiễn xét xử các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại địa bàn tỉnh
Hà Giang ..................................................................................................... 34
2.2.1. Những kết quả đã đạt được trong xét xử và thực tiễn áp dụng hình phạt
đối với vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại địa bàn tỉnh Hà Giang............ 34
2.2.2. Những tồn tại, hạn chế trong áp dụng quy định của pháp luật hình sự về
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ....................................................................... 41
2.2.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế .......................................................... 51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 59
Chương 3. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU
QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VỀ TỘI HIẾP
DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI .............................................................................. 60
3.1. Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng áp dụng pháp
luật hình sự trong giải quyết các vụ án hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong
thời gian tới ................................................................................................. 60
3.1.1. Tiếp tục quán triệt và tăng cường thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà
nước về cải cách tư pháp .................................................................................. 60
3.1.2. Nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự phải thơng qua việc xây
dựng, hồn thiện pháp luật về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đáp ứng yêu
cầu về tính phù hợp, đồng bộ, khả thi .............................................................. 61
3.1.3. Tập trung trọng điểm vào thực hiện yêu cầu chống oan, sai, bỏ lọt tội
phạm, bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự................................... 63
3.1.4. Chủ động ứng phó với sự gia tăng tội phạm về xâm hại tình dục và
những thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư....................... 63
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định pháp luật hình sự về tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi ....................................................................... 65
3.2.1 Hồn thiện quy định của pháp luật hình sự, tăng cường hướng dẫn áp
dụng về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ......................................................... 65
3.2.2. Tăng cường chất lượng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng .................................................................................... 69
3.2.3. Giải pháp đối với Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Hà Giang .................. 70
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 76
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo quy định của BLHS năm 2015 bao gồm:
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi; Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi; Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi; Tội môi giới mại dâm; Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi;
Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm; Tội mua dâm người dưới
18 tuổi. Mặc dù quy định của BLHS khá đầy đủ và khoa học nhưng hiện nay trên
địa bàn cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh Hà Giang nói riêng, tình trạng xâm
hại tình dục trẻ em, trong đó có hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi đang diễn biến
hết sức phức tạp, vẫn gia tăng đáng lo ngại, báo động về sự suy đồi và băng hoại
những giá trị đạo đức, gây hoang mang lo lắng, căm phẫn, bức xúc trong dư luận xã
hội với phương thức, thủ đoạn thực hiện tội phạm ngày càng tinh vi, xảo nguyệt.
Tội phạm này để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân và gia đình nạn nhân cả
về thể chất (tổn hại về sức khỏe, mắc các bệnh xã hội, bệnh truyền nhiễm, mang
thai ngoài ý muốn, vô sinh,…) và tinh thần (tổn thương, mặc cảm, phát triển khơng
bình thường, khó hịa nhập với xã hội, muốn tự sát,…); Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng các quy định đối với Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại TAND tỉnh Hà
Giang còn những tồn tại, hạn chế nhất định dẫn đến chất lượng xét xử các vụ án này
còn chưa cao. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế trong
công tác xử lý đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể kể đến đó là quy định
pháp luật hình sự đối với loại tội phạm này vẫn còn một số “lỗ hổng” và nhận thức
pháp luật của người tiến hành tố tụng vẫn còn hạn chế.
Mặt khác, bảo vệ trẻ em là một nội dung quan trọng được ghi nhận trong
nhiều văn kiện quốc tế cũng như mỗi quốc gia. Trong Công ước quốc tế về quyền
trẻ em tại Điều 34 ghi nhận “...Các quốc gia thành viên cam kết bảo vệ trẻ em
chống lại tất cả các hình thức bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục”[7]. Trên cơ sở
là thành viên của Công ước, Việt Nam đã nội luật hóa nhiều quy định nhằm bảo vệ
tốt nhất quyền của trẻ em. Cụ thể tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy
2
định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục;
được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi,
bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ
em"[19]. Như vậy, thông qua Hiến pháp năm 2013, Đảng và Nhà nước ta đã xác
định trách nhiệm bảo vệ trẻ em là một nhiệm vụ của toàn Đảng, tồn dân và tất cả
các tổ chức chính trị xã hội, do nhiều ngành luật điều chỉnh trong đó có pháp luật
hình sự.
Do vậy, việc nghiên cứu luận văn “Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại địa
bàn tỉnh Hà Giang” là cần thiết, góp phần hạn chế nhất án bị hủy, sửa với lỗi chủ
quan của người tiến hành tố tụng. Qua đó nâng cao chất lượng xét xử và áp dụng
pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Giang
trong thời gian sắp tới, bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
2. Tình hình nghiên cứu của luận văn
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh
khác nhau trong đó phải kể đến một số cơng trình nghiên cứu sau đây:
- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ: Nguyễn Thị Ngọc Linh (2018), Các tội
xâm phạm tình dục trong luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Đại học
quốc gia Hà Nội; Nguyễn Quốc Việt (2019), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo
pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ Luật học,
Học viện khoa học xã hội; Đoàn Thị Thúy (2020), Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
từ thực tiễn tỉnh Hải Dương, Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội;
Trần Thế Anh (2020), Tội hiếp dâm trẻ em từ thực tiễn Thành phố Hà Nội, Luận
văn thạc sĩ Luật học, Học viện khoa học xã hội; Lê Thành Phương (2021), Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi từ thực tiễn Tòa án quân sự Việt Nam, Luận văn thạc sĩ
Luật học, Học viện khoa học xã hội.
- Giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo: GS.TS Võ Khánh Vinh (chủ
biên) (2014), Giáo trình luật hình sự Việt Nam - Phần các tội phạm, NXB Khoa học
xã hội, Hà Nội; Trường Đại học Luật Hà Nội (2018), Giáo trình luật hình sự Việt
Nam (phần các tội phạm), NXB Công an nhân dân, Hà Nội; GS.TS Nguyễn Ngọc
3
Hồ (Chủ biên) (2018), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ
sung năm 2017 (Phần các tội phạm) - Quyển 2, NXB Tư pháp, Hà Nội; TS Nguyễn
Đức Mai (2018), Bình luận khoa học – Bộ luật hình sự (hiện hành) (sửa đổi, bổ
sung năm 2017, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật TP.HCM, TP.HCM; Đinh Văn
Quế (2018), Bình luận Bộ luật hình sự năm 2015, Phần thứ hai: Các tội phạm,
Chương XIV: Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người (Bình luận chun sâu), NXB Thơng tin và truyền thông;….
- Các bài nghiên cứu được đăng trong các báo và tạp chí chuyên ngành như:
Vũ Hải Anh (2015), “Một số vướng mắc trong xét xử trường hợp phạm tội hiếp
dâm trẻ em chưa đủ 13 tuổi có tính chất loạn ln”, Tạp chí Nghề luật Số 1/2015,
tr.43-47; Trần Thủy Quỳnh Trang (2014), “Nâng cao hiệu quả áp dụng Điều 112
Bộ luật hình sự về tội hiếp dâm trẻ em”, Tạp chí kiểm sát Số 16/2014, tr.52-58;
Phạm Minh Tuyên (2020), “Các tội xâm phạm tình dục người đưới 18 tuổi - những
vướng mắc và kiến nghị”, Tạp chí khoa học kiểm sát, số 02/2020, tr.3-10; Phạm
Minh Tuyên (2019), “Một số vấn đề về hành vi quấy rối tình dục và xâm hại tình
dục trẻ em ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí khoa học kiểm sát số 1
(30)/2019, tr.12-24; Đỗ Vọng Linh -Nguyễn Đình Dũng (2021), “Mối quan hệ giữa
Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội
phạm xâm hại tình dục người dưới 16 tuổi”, Tạp chí khoa học kiểm sát số 47/2021,
tr.45-49;…. Đây là các cơng trình khoa học nghiên cứu rất công phu về lý luận và
thực tiễn giải quyết tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Qua thực tiễn nghiên cứu tại một số cơng trình nghiên cứu đã kể trên có thể
khẳng định rằng tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi được sự quan tâm nghiên cứu với
hình thức nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu khác nhau với nhiều góc độ. Các cơng
trình đã đánh giá chun sâu và làm rõ những vấn đề về mặt lý luận và thực tiễn giải
quyết tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Tuy nhiên chưa có cơng trình nghiên cứu nào
với quy mô luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đề về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trên
địa bàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn xét xử. Vì vậy, trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc
những tinh hoa của các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, luận văn tiếp tục nghiên cứu
4
và làm rõ hơn về những vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định về tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi trong công tác xét xử tại địa bàn tỉnh Hà Giang, từ đó đưa ra
những đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi tại địa bàn tỉnh Hà Giang trong thời gian sắp tới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và
thực tiễn áp dụng quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà
Giang, luận văn có mục đích đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp
luật hình sự về tội phạm này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phân tích các vấn đề lý luận, các quan điểm khoa học có liên quan đến tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
- Phân tích về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi trong lịch sử lập pháp.
- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
- Đánh giá thực tiễn áp dụng, những kết quả đạt được, áp dụng các quy định
pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi hiện nay tại địa bàn tỉnh Hà
Giang và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự những vấn đề lý luận và tập
trung vào thực tiễn hoạt động xét xử các vụ án về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
tại địa bàn tỉnh Hà Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở các quy định của BLHS năm
2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi và các văn
bản hướng dẫn áp dụng thực hiện.
5
- Về không gian, thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu về tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi trong công tác xét xử tại địa bàn tỉnh Hà Giang trong phạm vi 04
năm (từ năm 2018 - 2021).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử của triết học Mác – Lê nin, quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu
tranh phịng chống tội phạm nói chung và về xét xử sơ thẩm các vụ án về tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi nói riêng.
Luận văn kết hợp sử dụng một số phương pháp cụ thể như phương pháp hệ
thống, logic; phân tích, tổng hợp, so sánh; thống kê; vụ việc điển hình trong việc
nghiên cứu áp dụng các quy định pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16
tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về mặt lý luận: Luận văn đóng góp và làm phong phú thêm về hệ thống lý
luận pháp luật Hình sự đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần đóng góp phương án xây dựng pháp luật,
là tài liệu tham khảo trong hoạt động tố tụng, giảng dạy và nghiên cứu khoa học nhằm
áp dụng có hiệu quả trong q trình giải quyết vụ án hình sự hiếp dâm người dưới 16
tuổi nói riêng và nâng cao chất lượng áp dụng pháp luật hình sự nói chung.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và quy định của pháp luật về tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 về Tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi tại địa bàn tỉnh Hà Giang.
Chương 3: Những yêu cầu đặt ra và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy
định của pháp luật hình sự về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
6
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ TỘI
HIẾP DÂM NGƯỜI DƯỚI 16 TUỔI
1.1. Một số vấn đề lý luận về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.1.1.1. Khái niệm
Trong khoa học luật hình sự và tội phạm học, tội phạm và nội dung của khái
niệm tội phạm là những vấn đề quan trọng nhất, nó phản ánh rõ nét và đầy đủ bản
chất giai cấp, các đặc điểm chính trị - xã hội, cũng như những đặc điểm pháp lý của
luật hình sự quốc gia, đồng thời, nó cịn "được xem như là điều kiện cần thiết có
tính ngun tắc để giới hạn giữa tội phạm và không phải là tội phạm, giữa trách
nhiệm hình sự và những trách nhiệm pháp lý khác..."[32].
Theo pháp luật Hình sự hiện hành ở nước ta, khái niệm tội phạm được các
nhà làm luật ghi nhận trong Điều 8 BLHS Việt Nam năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ
sung năm 2017). Theo đó, “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp
nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế,
nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,
xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy
định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”[20].
Cịn hiếp dâm được hiểu là “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc bằng thủ đoạn
khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn
nhân”[20].
Dưới góc độ khoa học, một số khái niệm về hiếp dâm người dưới 16 tuổi
(trước đây theo các BLHS cũ được quy định là Tội hiếp dâm trẻ em) được sử
dụng khá phổ biến như:
7
Tội hiếp dâm là một loại tội phạm hình sự mà người phạm tội đã dùng
vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của
nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân trái với ý muốn của
họ. Trong trường hợp phạm tội hiếp dâm trẻ em, người phạm tội còn gây tổn
hại nghiêm trọng đến sức khỏe, sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của
nạn nhân [11].
Hiếp dâm trẻ em là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng
tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu với trẻ
em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ hoặc hành vi giao cấu
với trẻ em dưới 13 tuổi [4].
Hiếp dâm trẻ em là hành vi của một hoặc nhiều người dùng vũ lực, đe dọa
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc
dùng thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân dưới 16 tuổi trái ý muốn của họ hoặc là
hành vi giao cấu với trẻ em chưa đến 13 tuổi [3, tr.34].
Hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc dùng thủ đoạn
khác giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người chưa đủ 16 tuổi [9, tr.252].
Có thể thấy, các khái niệm được đưa ra đều hướng về một điểm chung đó là
hiếp dâm người dưới 16 tuổi là hành vi giao cấu trái ý muốn với nạn nhân là người
dưới 16 tuổi, các thủ đoạn được thực hiện là: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc
lợi dụng tình trạng khơng thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu
với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ. Mọi trường hợp
thực hiện hành vi giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi thì đều được xác định là hành vi
hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Chủ thể của tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi cũng được
xác định là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ 14 tuổi trở lên.
Ngoài ra, BLHS năm 2015 bổ sung hành vi “thực hiện hành vi quan hệ tình
dục khác” trong cấu thành tội phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi nên khi đưa
ra khái niệm về tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tác giả nhận thấy cần bổ sung
phần về hành vi quan hệ tình dục khác.
8
Do đó, khái niệm một tội phạm cụ thể - tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi,
chính là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung) ở trên. Trên cơ sở tổng kết các
quan điểm khác nhau trong khoa học và căn cứ vào các quy định của BLHS năm
2015 hiện hành, khái niệm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có thể được hiểu đầy
đủ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc lợi dụng tình trạng khơng thể
tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan
hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ,
hoặc giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13
tuổi, do người từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với
lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự và
bất khả xâm phạm về tình dục của người dưới 16 tuổi.
1.1.1.2. Đặc điểm
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có đầy đủ đặc điểm của tội phạm như:
Nguy hiểm cho xã hội; có lỗi; được quy định trong luật hình sự (trái pháp luật
hình sự); do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự thực hiện và phải chịu hình phạt.
Ngồi ra thì tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có những đặc điểm đặc trưng
thể hiện ở các yếu tố cấu thành tội phạm. Các đặc điểm của tội hiếp dâm người
dưới 16 tuổi về cơ bản tương tự như tội hiếp dâm mà nạn nhân từ đủ 16 tuổi trở
lên quy định tại Điều 141 BLHS năm 2015. Tuy nhiên, vì nạn nhân là người dưới
16 tuổi nên có một vài dấu hiệu thuộc về phía nạn nhân khơng giống với trường
hợp hiếp dâm mà nạn nhân đã đủ 16 tuổi trở lên như: Đối với nạn nhân từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi thì phải xác định việc giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác
trái với ý muốn của nạn nhân, còn đối với nạn nhân dưới 13 tuổi thì khơng cần
xác định nạn nhân có đồng ý hay không đồng ý giao cấu hoặc quan hệ tình dục
khác thì người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi.
Tuổi của nạn nhân (người bị hiếp) là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Việc xác định tuổi của người bị hại trên cơ sở giấy
9
khai sinh của họ, nếu trường hợp mất giấy khai sinh hoặc khơng có giấy khai sinh
thì các cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể được để
xác định tuổi thật của người bị hại. Việc xác định tuổi đối với nạn nhân phải theo
quy định tại Điều 417 BLTTHS năm 2015 như đối với các trường hợp xác định
tuổi của người bị hại là người chưa thành niên [9, tr.252].
1.1.2. Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với một số tội xâm phạm
tình dục khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015
1.1.2.1. Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội giao cấu hoặc thực
hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Giống nhau:
- Xâm phạm đến quyền được chăm sóc, ni dưỡng và bảo vệ để khơng bị
xâm hại tình dục của trẻ em theo Luật trẻ em .
- Được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và nhằm mục đích, động cơ là thực
hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với người dưới 16 tuổi của người
phạm tội là để thỏa mãn ham muốn tình dục, nhu cầu sinh lý của bản thân.
Tội giao cấu hoặc thực hiện
Khác nhau
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
hành vi quan hệ tình dục khác
với người từ đủ 13 tuổi đến
dưới 16 tuổi
Căn cứ
Điều 142 BLHS năm 2015
Điều 145 BLHS năm 2015
pháp lý
Khách thể
của tội
phạm
Mặt khách
quan của tội
phạm
Sức khỏe, tính mạng, danh dự, Danh dự, nhân phẩm, quyền bất
nhân phẩm và quyền bất khả xâm khả xâm phạm về tình dục của
phạm về tình dục của người dưới người dưới 16 tuổi
16 tuổi
Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng Hành vi của người đủ 18 tuổi trở
vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng lên, giao cấu hoặc thực hiện
không thể tự vệ được của nạn hành vi quan hệ tình dục khác
nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu nhưng có sự thuận tình của của
10
hoặc thực hiện hành vi quan hệ người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tình dục khác, trái ý muốn của nạn tuổi.
nhân.
Nạn nhân là người dưới 13 tuổi
thì mọi hành vi giao cấu hoặc
hành vi quan hệ tình dục khác với
nạn nhân đều bị coi là hiếp dâm.
Chủ thể của
tội phạm
Đối tượng
tác động
của tội
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có Người từ đủ 18 tuổi trở lên, có
năng lực trách nhiệm hình sự
năng lực trách nhiệm hình sự.
Người dưới 16 tuổi
Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
Trường hợp nạn nhân dưới 13 tuổi tuổi.
đều xác định là hiếp dâm
phạm
Trái với ý muốn của nạn nhân là Có sự thuận tình của nạn nhân.
Ý chí của
nạn nhân
người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi.
Đối với người dưới 13 tuổi thì
khơng xem xét yếu tố này mà đều
được coi là hành vi hiếp dâm
Tính nguy
Có tính nguy hiểm cho xã hội cao Có tính nguy hiểm cho xã hội
hiểm cho xã hơn
thấp hơn
hội
Hình phạt
Phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù Phạt tù từ 01 năm đến 15 năm
chung thân hoặc tử hình
1.1.2.2. Phân biệt Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội cưỡng dâm người
từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
Giống nhau:
- Khách thể đều bao gồm: Sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm và
quyền bất khả xâm phạm về tình dục của người dưới 16 tuổi.
11
- Mặt chủ quan của tội phạm: Được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp và nhằm
mục đích, động cơ là thực hiện hành vi giao cấu hoặc quan hệ tình dục khác với
người dưới 16 tuổi của người phạm tội là để thỏa mãn ham muốn tình dục, nhu cầu
sinh lý của bản thân.
- Ý chí của nạn nhân: Được thực hiện trái với ý muốn của nạn nhân.
Khác nhau
Căn cứ
Tội hiếp dâm người dưới 16
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13
tuổi
tuổi đến dưới 16 tuổi
Điều 142 BLHS 2015
Điều 144 BLHS 2015
pháp lý
Khách thể
của tội
phạm
Sức khỏe, tính mạng, danh dự, Danh dự, nhân phẩm, quyền bất
nhân phẩm và quyền bất khả khả xâm phạm về tình dục của
xâm phạm về tình dục của người người dưới 16 tuổi
dưới 16 tuổi
Hành vi dùng vũ lực, đe dọa Dùng mọi thủ đoạn tác động vào
dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình người lệ thuộc hoặc người đang ở
trạng khơng thể tự vệ được của trong tình trạng quẫn bách miễn
nạn nhân hoặc thủ đoạn khác cưỡng giao cấu. Những thủ đoạn
giao cấu hoặc thực hiện hành vi do người phạm tội này thực hiện
quan hệ tình dục khác, trái ý không làm tê liệt sự kháng cự của
Mặt khách
quan của tội
phạm
muốn của nạn nhân. Tất cả các nạn nhân nhưng lại khiến nạn
nạn nhân là người dưới 13 tuổi nhân phải đồng ý giao cấu hoặc
thì mọi hành vi giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình
hành vi quan hệ tình dục khác dục khác một cách miễn cưỡng
với nạn nhân đều bị coi là hành với người phạm tội.
vi hiếp dâm. Mọi hành vi trên
đều hướng đến mục đích là làm
tê liệt sự kháng cự của nạn nhân
để giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác trái với
12
ý muốn của nạn nhân.
Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có
năng lực trách nhiệm hình sự
năng lực trách nhiệm hình sự.
Nạn nhân có mối quan hệ lệ
Chủ thể của
thuộc với người phạm tội hoặc
tội phạm
người phạm tội có quan hệ nhất
định trong việc giúp đỡ nạn nhân
thốt khỏi tình trạng quẫn bách.
Đối tượng
tác động
của tội
Người dưới 16 tuổi
Trường hợp nạn nhân dưới 13 tuổi và là người lệ thuộc vào
tuổi đều xác định là hiếp dâm
phạm
Tính nguy
Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
người phạm tội hoặc người đang
ở trong tình trạng quẫn bách.
Có tính nguy hiểm cho xã hội Có tính nguy hiểm cho xã hội
hiểm cho xã cao hơn
thấp hơn
hội
Hình phạt
Phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù Phạt tù từ 05 năm đến 20 năm
chung thân hoặc tử hình
hoặc tù chung thân
1.1.2.3. Phân biệt tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với tội dâm ô đối với
người dưới 16 tuổi
Giống nhau: Đối tượng tác động của tội phạm đều là người dưới 16 tuổi
Khác nhau
Căn cứ
Khách thể
của tội
phạm
Mặt khách
Tội hiếp dâm người dưới 16
Tội cưỡng dâm người từ đủ 13
tuổi
tuổi đến dưới 16 tuổi
Điều 142 BLHS năm 2015
Điều 146 BLHS năm 2015
Sức khỏe, tính mạng, danh dự, Xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
nhân phẩm và quyền bất khả quyền bất khả xâm phạm về tình
xâm phạm về tình dục của người dục của người dưới 16 tuổi
dưới 16 tuổi
Hành vi dùng vũ lực, đe dọa Có hành vi kích dục đối với người
quan của tội dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình dưới 16 tuổi như sờ, bóp, cọ
13
phạm
trạng không thể tự vệ được của xát… bộ phận sinh dục hoặc bộ
nạn nhân hoặc thủ đoạn khác phận nhạy cảm của người dưới 16
giao cấu hoặc thực hiện hành vi tuổi hoặc bắt người dưới 16 tuổi
quan hệ tình dục khác, trái ý sờ, bóp, cọ xát… vào những bộ
muốn của nạn nhân. Tất cả các phận phận sinh dục của người
nạn nhân là người dưới 13 tuổi phạm tội.
thì mọi hành vi giao cấu hoặc
hành vi quan hệ tình dục khác
với nạn nhân đều bị coi là hành
vi hiếp dâm. Mọi hành vi trên
đều hướng đến mục đích là làm
tê liệt sự kháng cự của nạn nhân
để giao cấu hoặc thực hiện hành
vi quan hệ tình dục khác trái với
ý muốn của nạn nhân.
Chủ thể của Người từ đủ 14 tuổi trở lên, có Người từ đủ 18 tuổi trở lên có
tội phạm
năng lực trách nhiệm hình sự
năng lực trách nhiệm hình sự
- Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm - Lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm
tội biết hành vi của mình xâm tội biết hành vi của mình xâm hại
hại nhân phẩm, danh dự của nhân phẩm, danh dự của người
Mặt chủ
người khác nhưng vẫn thực hiện khác nhưng vẫn thực hiện hành vi
quan của tội hành vi nhằm đạt mục đích của nhằm đạt mục đích của mình
phạm
mình
- Khơng có mục đích giao cấu
- Có mục đích giao cấu hoặc hoặc quan hệ tình dục khác với
quan hệ tình dục khác với người người dưới 16 tuổi
dưới 16 tuổi
Ý chí của
nạn nhân
Trái với ý muốn của nạn nhân là Người dưới 16 tuổi bị dâm ơ có
người từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi. thể đồng tình, tự nguyện hoặc bị
Người dưới 13 tuổi thì khơng cưỡng ép thực hiện hành vi dâm ơ
14
xem xét đến yếu tố này
Tính nguy
với người phạm tội.
Có tính nguy hiểm cho xã hội Có tính nguy hiểm cho xã hội
hiểm cho xã cao hơn
thấp hơn
hội
Hình phạt
Phạt tù từ 07 năm đến 20 năm, tù Phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm.
chung thân hoặc tử hình
1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển các quy định của pháp
luật hình sự Việt Nam đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi
1.2.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự
năm 1985
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố
thành lập vào ngày 02 tháng 9 năm 1945. Trong bối cảnh đất nước vừa thoát khỏi
chiến tranh giành được độc lập, hai miền còn chia cắt, phải thực hiện đồng thời ba
nhiệm vụ lớn là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm; chính quyền non
trẻ chưa đủ điều kiện để xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trong hoàn
cảnh đó, hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi được xử lý bởi Sắc lệnh số 47 ngày
10 tháng 10 năm 1945 do Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành. Theo đó tạm thời giữ
các luật lệ cũ, trong đó có Bộ “Luật hình An Nam”, Bộ “Hồng Việt hình luật” và
Bộ “Hình luật pháp tu chính” với điều kiện “không trái với nguyên tắc độc lập của
nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hịa” [6, Điều 21].
Tuy nhiên, trong giai đoạn này việc xử lý tội hiếp dâm nói chung và tội
hiếp dâm trẻ em nói riêng có khuynh hướng bị xem nhẹ tính chất ngiêm trọng.
Chính vì thế, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 15 tháng 6 năm 1960, Tòa án
nhân dân tối cao ra Chỉ thị số 1024 để hướng dẫn việc xử lý tội hiếp dâm. Có thể
coi đây là viên gạch đầu tiên cho việc đặt nền móng hồn thiện và xây dựng các
tội phạm về tình dục.
Tiếp đó, đến ngày 11 tháng 5 năm 1967, Tòa án nhân dân tối cao đã ban
hành Bản tổng kết số 329- HS2 ngày 11 tháng 5 năm 1967, hướng dẫn đường lối
xét xử tội hiếp dâm và các tội phạm khác về mặt tình dục. Trong đó, Bản tổng kết
15
và hướng dẫn đã xác định hành vi của tội hiếp dâm “là hành động bắt buộc người
phụ nữ phải chịu sự giao cấu trái ý muốn hoặc khơng có ý muốn của người đó bằng
cách dùng bạo lực về thể chất, hay là uy hiếp về tinh thần, hay là lợi dụng hoặc gây
ra tình trạng khơng thể tự vệ hoặc biểu lộ ý chí của người đó” [22].
Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, ngày 15 tháng 3 năm 1976, Hội đồng
chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban hành Sắc luật số
03/SL-1976 quy định các tội phạm và hình phạt được áp dụng ở miền Nam Việt
Nam. Tại Điều 5 của Sắc luật có quy định: “Phạm tội hiếp dâm, thì bị phạt tù từ 2
năm đến 5 năm. Hiếp dâm vị thành niên thì bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm. Trường
hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử
hình. Phạm các tội khác xâm phạm thân thể và nhân phẩm của cơng dân thì bị phạt
tù từ 3 tháng đến 5 năm”.
Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 03-BTP/TT ngày 15 tháng 4 năm 1976
hướng dẫn thi hành Sắc luật số 03/SL1976, theo đó hiếp dâm “là hành vi dùng bạo
lực hoặc hành vi uy hiếp về tinh thần để giao cấu của người phụ nữ, khơng có sự
thỏa thuận của người đó; hoặc là hành vi lợi dụng lúc người phụ nữ đang ngủ say,
đang bị mê sảng, hoặc có bệnh thần kinh để giao cấu với họ; hoặc là hành vi lợi
dụng sự non nớt, sự chưa hiểu biết của vị thành niên dưới 13 tuổi để giao cấu với
chúng”. Thông tư giải thích rõ trường hợp đặc biệt nghiêm trọng bị phạt tù đến 20
năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình là một trong các trường hợp sau: Nhiều
người hiếp dâm một người; do hiếp dâm đã làm cho nạn nhân chết, làm cho nạn
nhân bị trụy thai hoặc làm tổn thương lớn đến sức khỏe của nạn nhân, nhất là đối
với nạn nhân là vị thành niên; hiếp nhiều người; hiếp người đang mê sảng, hoặc bị
bệnh thần kinh; hiếp người có quan hệ huyết thống.
Như vậy, giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi BLHS năm 1985 được ban
hành thì tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi chưa được pháp điển hóa và quy định
thành tội phạm độc lập, mà chỉ được quy định trong một số văn bản pháp luật và là
trường hợp tăng nặng của tội hiếp dâm, các Tòa án xét xử tội phạm này chủ yếu
theo đường lối, chính sách và các bản tổng kết xét xử.
16
1.2.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Bộ luật Hình sự năm 1985 là BLHS đầu tiên của nước ta, có hiệu lực từ ngày
01 tháng 01 năm 1986 - là một trong những bước tiến quan trọng của công tác lập
pháp của Việt Nam, thể hiện sự nghiêm khắc cũng như sự quan tâm của Đảng và
Nhà nước đối với việc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Theo BLHS năm 1985 thì hiếp dâm trẻ em chưa được quy định là một tội
phạm độc lập, mà theo đó hiếp dâm trẻ em là một tình tiết định khung tăng nặng của
tội hiếp dâm. Cụ thể, Điều 112 BLHS năm 1985 đã quy định như sau:
“Điều 112. Tội hiếp dâm.
1- Người nào dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác giao cấu với người khác trái ý muốn
của họ thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Phạm tội hiếp dâm người chưa thành niên từ mười ba tuổi trở lên hoặc người mà
người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì bị phạt tù từ hai
năm đến bảy năm.
...
4- Mọi trường hợp giao cấu với trẻ dưới mười ba tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và
người phạm tội bị phạt theo các khoản 2 và 3 Điều này”.
Việc quy định hành vi hiếp dâm trẻ em là một tình tiết tăng nặng của tội hiếp
dâm cũng đã thể hiện sự quan tâm bảo vệ đặc biệt của các nhà làm luật đối với đối
tượng là trẻ em.
Bộ luật được sửa đổi, bổ sung 04 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và năm 1997.
Tại lần sửa đổi thứ hai của BLHS năm 1985 được Quốc hội thông qua vào ngày
12/8/1991 đã tăng khung hình phạt tại khoản 4 Điều 112 BLHS năm 1985 như sau:
“...4. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em dưới 13 tuổi đều là phạm tội hiếp dâm và
người phạm tội bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Phạm tội thuộc một trong
các trường hợp quy định ở khoản 2 và khoản 3 Điều này, thì bị phạt tù từ mười hai
năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Trong lần sửa đổi, bổ sung cuối cùng vào năm 1997, do yêu cầu của việc đấu
17
tranh với tệ nạn xâm phạm tình dục của trẻ em ngày càng nghiêm trọng nên hành vi
hiếp dâm người dưới 16 tuổi đã được tách riêng thành một tội phạm độc lập với tên
gọi là “tội hiếp dâm trẻ em” và được quy định tại Điều 112a của Bộ luật.
“Điều 112a. Tội hiếp dâm trẻ em
1- Người nào hiếp dâm trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì bị phạt tù từ bảy
năm đến mười lăm năm.
...
4- Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em chưa đủ 13 tuổi là phạm tội hiếp dâm và
người phạm tội bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”.
Việc quy định hành vi hiếp dâm trẻ em thành tội phạm độc lập với mức hình
phạt cao hơn so với tội hiếp dâm đã thể hiện thái độ đặc biệt nghiêm khắc của các
nhà làm luật đối với loại tội phạm này. Việc sửa đổi, bổ sung này là rất cần thiết và
mang tính cấp bách góp phần xử lý nghiêm đối với các tội phạm xâm hại tình dục
trẻ em nói chung và tội phạm hiếp dâm trẻ em nói riêng.
Ngày 02 tháng 01 năm 1998, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối
cao và Bộ nội vụ đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/1998/TANDTCVKSNDTCBNV, hướng dẫn áp dụng khoản 4 Điều 112a, với chủ trương: “Độ tuổi của người bị hại
càng nhỏ thì mức án xử phạt đối với người phạm tội càng cao”. Cụ thể:
(i) Xử phạt tù hai mươi năm, nếu người bị hại là trẻ em từ đủ sáu tuổi đến
chưa đủ mười ba tuổi.
(ii) Xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, nếu người bị hại là trẻ em chưa đủ
sáu tuổi;
(iii) Trong trường hợp có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 39
BLHS hoặc có tình tiết định khung quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 112a (Luật
sửa đổi, bổ sung…), thì mặc dù người bị hại là trẻ em từ đủ sáu tuổi trở lên, cũng
phải xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
1.2.3. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến trước khi
ban hành Bộ luật hình sự năm 2015
Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi tiếp tục được BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ