Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ngo thi quyen 1 5906 1312

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.04 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

--------- oOo --------

NGÔ THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU N NG CAO HIỆU QUẢ
KHAI THÁC NỘI ĐỊA TẠI CẢNG
T N CẢNG HIỆP PHƢỚC GIAI ĐOẠN
2020 - 2025

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH 12 – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM

--------- oOo --------

NGÔ THỊ QUYÊN

NGHIÊN CỨU N NG CAO HIỆU QUẢ


KHAI THÁC NỘI ĐỊA TẠI CẢNG
T N CẢNG HIỆP PHƢỚC GIAI ĐOẠN
2020 - 2025
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ HÀNG HẢI
MÃ SỐ: 8840106

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS. TS. NGUYỄN PHÙNG HƢNG

TP.HỒ CHÍ MINH 12 – 2020


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy hướng dẫn luận văn, PGS.TS.
Nguyễn Phùng Hưng, Thầy đã tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành
tốt luận văn này. Trong suốt q trình nghiên cứu, Thầy đã kiên nhẫn hướng dẫn, trợ
giúp và động viên tôi rất nhiều. Sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức chuyên môn, cũng
như kinh nghiệm của thầy chính là tiền đề giúp tơi hồn thành luận văn của mình.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Hàng
hải Trong suốt quãng thời gian học tập tại trường, các thầy cô đã trang bị cho tôi
những kiến thức và kỹ năng q báu. Đó là hành trang tốt nhất để tơi có thể bước đi
vững chắc trên con đường sự nghiệp.
Do thời gian cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế nên luận văn của tôi không
thể tránh khỏi các thiếu sót. Tơi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô
và các bạn để luận văn của tơi được hồn thiện hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 / 2020
Học viên thực hiện


Ngô Thị Quyên

i


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan:
Luận văn “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả khai thác nội địa tại cảng Tân Cảng Hiệp Phước giai đoạn 2020 - 2025”
1. Là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi được đúc kết từ quá trình học tập và
nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Phùng Hưng
2. Số liệu và kết quả trong luận văn nghiên cứu là trung thực và chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc...
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 / 2020
Học viên thực hiện

Ngô Thị Quyên

ii


MỤC LỤC
Trang

BẢNG VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU.....................................................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................vii

DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................ix
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................ 2
CHƢƠNG I ......................................................................................................................... 4
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHAI THÁC CẢNG BIỂN ................................................... 4
1.1 Khái niệm, phân loại, chức năng, nhiệm vụ của cảng Biển .................................. 4
1.1.1 .Khái niệm cảng biển ........................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại cảng biển ............................................................................................ 6
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của cảng biển ............................................................. 7
1.2 Quản lý cảng biển ...................................................................................................... 9
1.2.1 Khái niệm quản lý cảng biển và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý cảng
biển ................................................................................................................................ 9
1.2.2 Quản lý nhà nước đối với cảng biển ............................................................... 10
1.2.3 Quản lý khai thác cảng biển.............................................................................. 11
1.2.4 Mô hình quản lý cảng biển................................................................................ 11
1.2.5 Tổ chức quản lý cảng biển ................................................................................ 16
1.3 Phân loại tổ chức quản lý cảng biển ..................................................................... 17
1.3.1 Phân loại theo mục tiêu hoạt động .................................................................. 17
1.3.2 Phân loại theo quy mô ....................................................................................... 18
1.3.3 Phân loại theo quyền sở hữu............................................................................. 18
1.4 Các hoạt động khai thác cảng biển container ...................................................... 20
1.4.1 Phân loại cảng container .................................................................................. 20
1.4.2 Đặc điểm khai thác cảng container .................................................................. 20
1.4.3 Các chỉ tiêu đánh giá khai thác cảng container ............................................... 21
1.5 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả khai thác cảng biển .................................... 27
iii



1.5.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng của cảng ........................................................ 27
1.5.2 Vị trí và địa hình của cảng ................................................................................ 27
1.5.3 Khả năng liên kết đa phương tiện của cảng..................................................... 27
1.5.4 Khả năng kết nối với khách hàng ..................................................................... 27
1.5.5 Dịch vụ Logistics và dịch vụ hàng hải của cảng .............................................. 28
1.5.6

Mơi trường chính trị - pháp luật .................................................................. 28

1.6 Kết Luận .................................................................................................................. 28
CHƢƠNG II ...................................................................................................................... 29
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC NỘI ĐỊA TẠI CẢNG T N CẢNG
HIỆP PHƢỚC ................................................................................................................... 29
2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ Phần Tân Cảng Hiệp Phƣớc ..................... 29
Tên Công ty: .................................................................................................................. 29
- Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG T N CẢNG - HIỆP PHƢỚC ....... 29
2.1.1 Quá trình phát triển của cảng tân Cảng Hiệp Phước...................................... 30
2.1.2 Ngành nghề kinh doanh .................................................................................... 31
2.1.3 Hệ thống giao thông kết nối cảng ..................................................................... 31
(Nguồn: cảng Tân Cảng Hiệp Phước) ......................................................................... 33
2.1.4 Sơ đồ cơ cấu tổ chức .......................................................................................... 34
2.1.5 Cơ cấu nhân lực của cảng................................................................................. 39
(Nguồn: cảng Tân Cảng Hiệp Phước) ......................................................................... 40
2.1.6 Cơ sở vật chất của cảng ..................................................................................... 40
2.2 Đánh giá chung thực trạng khai thác nội địa tại các cảng khu vực Quận 7,
Quận 9 Thành phố Hồ Chí Minh đến tháng 3 năm 2020 .......................................... 42
2.2.1 Cảng Container Quốc Tế Việt Nam (VICT) ..................................................... 42
2.2.2 Cảng Bến Nghé .................................................................................................. 43
2.2.3 Cảng Tân Thuận ................................................................................................ 45

2.2.4 Cảng Lotus ......................................................................................................... 46
2.2.5 Cảng SP - ITC .................................................................................................... 47
2.3 Đánh giá chung thực trạng khai thác nội địa tại cảng Tân Cảng Hiệp Phƣớc
đến tháng 3/2020. ........................................................................................................... 48
2.3.1 Thuận Lợi........................................................................................................... 49
2.3.2 Khó khăn ............................................................................................................ 50
iv


2.3.3 Thực trạng khai thác tại cảng Tân Cảng Hiệp Phước đến tháng 3 năm
2020 ............................................................................................................................. 50
2.4 Đánh giá chung thực trạng khai thác nội địa của cảng Tân Cảng Hiệp Phƣớc
so với các cảng trong khu vực Quận 7, Quận 9 ............................................................. 56
2.5 Kết Luận .................................................................................................................. 61
CHƢƠNG III .................................................................................................................... 63
GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NỘI ĐỊA TẠI CẢNG T N
CẢNG HIỆP PHƢỚC GIAI ĐOẠN 2020 – 2025 .......................................................... 63
3.1 Chiến lƣợc kinh doanh khai thác của cảng giai đoạn năm 2020 - 2025 ............. 63
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác nội địa tại cảng Tân Cảng Hiệp
Phƣớc giai đoạn 2020 – 2025 ........................................................................................ 65
3.2.1

Nhóm giải pháp Marketing ........................................................................... 66

3.2.2

Nhóm giải pháp chính sách hỗ trợ ............................................................... 67

3.2.3


Đẩy mạnh công tác tuyển dụng đào tạo nguồn nhân lực .......................... 70

3.2.4. Giải pháp quản trị điều hành khai thác ......................................................... 70
3.3 Kết Luận ...................................................................................................................... 72
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 73
1. Kết luận ...................................................................................................................... 73
2. Kiến nghị .................................................................................................................... 73

v


BẢNG VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Ý nghĩa

TT

Chữ viết tắt

1

ASEAN

2

AFTA

3

ACFTA


Khu vực mậu dịch tự do Asean – Trung Quốc

4

AKFTA

Khu vực mậu dịch tự do Asean – Hàn Quốc

5

AJFTA

Khu vực mậu dịch tự do Asean – Nhật Bản

6

CNTT

Công nghệ thông tin

7

CP

8

CPTPP

9


EVFTA

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU

10

GPKD

Giấy phép kinh doanh

11

GCNĐT

12

HĐQT

Hội đồng quản trị

13

KCN

Khu cơng nghiệp

14

PCCC


Phịng cháy chữa cháy

15

SNPL

Trung tâm dịch vụ Logistics Tân Cảng

16

TCHP

Tân Cảng Hiệp Phước

17

TCT

Tổng công ty

18

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Khu vực mậu dịch tự do Asean


Cổ phần
Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xun Thái Bình
Dương

Giấy chứng nhận đào tạo

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Sự phát triển khái niệm cảng biển theo UNCTAD .............................................. 5
Bảng 1.4. Mơ hình quản lý cảng biển của Baird ................................................................ 12
Bảng 1.5. Mơ hình quản lý cảng biển của Baltaza và Brooks ............................................ 13
Bảng 1.6. Mơ hình quản lý của World Bank ...................................................................... 14
Bảng 1.7. Ưu điểm và hạn chế của mơ hình quản lý cảng biển ......................................... 14
Bảng 1.9. Phương án sang mạn hàng hóa........................................................................... 22
Bảng 2.1. Khoảng cách từ Tân Cảng Hiệp Phước đến các khu vực phía Nam bằng
đường bộ / đường thủy. ...................................................................................................... 32
Bảng 2.2. Cơ cấu nhân lực cảng ......................................................................................... 40
Bảng 2.3 Cơ sở vật chất cảng ............................................................................................. 40
Bảng 2.4. Danh mục thiết bị cảng ...................................................................................... 41
Bảng 2.5. Biểu giá nâng hạ container cảng VICT .............................................................. 43
Bảng 2.6. Biểu giá nâng- hạ cảng Bến Nghé...................................................................... 44
Bảng 2.7. Biểu giá nâng –hạ cảng Tân Thuận.................................................................... 45
Bảng 2.8. Biểu giá nâng / hạ container tại cảng Lotus ....................................................... 46
Bảng 2.9. Biểu phí nâng / hạ container tại cảng SP-ITC.................................................... 47
Bảng 2.10. Kết quả HĐSXKD của Cảng TCHP năm 2019 KH 2020 .............................. 48
Bảng 2.11. Biểu phí nâng / hạ container tại cảng Tân Cảng Hiệp Phước .......................... 50
Bảng 2.12. Sản lượng thông qua khai thác tàu quốc tế tại Cảng Tân Cảng Hiệp Phước ... 51

Bảng 2.13. Dự báo tình trạng khai thác quốc tế của cảng Tân Cảng Hiệp Phước giai
đoạn 2020 – 2025 ............................................................................................................... 52
Bảng 2.14. Sản lượng khai thác nội địa tại cảng Tân Cảng Hiệp Phước ........................... 54
Bảng 2.15. Dự báo tình hình khai thác nội địa của Cảng Tân Cảng Hiệp Phước giai
đoạn 2020 – 2025 ............................................................................................................... 55
Bảng 2.16. Số lượng hãng tàu khai thác nội địa tại các cảng trong khu vực Quận 7,
Quận 9 so với Tân Cảng Hiệp Phước ................................................................................. 56
Bảng 2.17. Số lượng chuyến khai thác / tuần của các hãng tàu nội địa tại các cảng khu
vực quận 7, quận 9 so với cảng Tân Cảng Hiệp Phước ..................................................... 57

vii


Bảng 2.18. Số lượng cầu bến của các cảng thuộc khu vực quận 7, quận 9 so với cảng
Tân Cảng Hiệp Phước ........................................................................................................ 58
Bảng 2.19: Diện tích các cảng thuộc khu vực Quận 7, Quận 9 so với diện tích cảng
Tân Cảng Hiệp Phước ........................................................................................................ 59
Bảng 3.1. Nguyên tắc quy đổi điểm ................................................................................... 68
Bảng 3.2. Bảng quy đổi điểm thành tiền thưởng ................................................................ 68
Bảng 3.3. Cách quy đổi điểm thành tiền ............................................................................ 69

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Cấu trúc tổ chức quản lý cảng biển .................................................................... 19
Hình 2.2. Hệ thống giao thơng đường bộ kết nối Tân Cảng Hiệp Phước với khu vực
TP Hồ Chí Minh ................................................................................................................. 32
Hình 2.3. Cơ cấu tổ chức của Cảng Tân Cảng Hiệp Phước ............................................... 34

Hình 2.4. Biểu đổ sản lượng khai thác quốc tế của Cảng Tân Cảng Hiệp Phước giai
đoạn 2014 đến 4 tháng đầu năm 2020 ................................................................................ 51
Hình 2.5. Biểu đồ dự báo sản lượng khai thác quốc tế của cảng tân Cảng Hiệp Phước
giai đoạn năm 2020 - 2025 ................................................................................................. 53
Hình 2.6 Biểu đồ sản lượng khai thác nội địa cảng Tân Cảng Hiệp Phước năm 2016
đến 4 tháng đầu năm 2020 .................................................................................................. 54
Hình 2.7. Biều đồ dự báo sản lượng khai thác nội địa cảng Tân Cảng Hiệp Phước giai
đoạn năm 2020 - 2025 ........................................................................................................ 55
Hình 2.8. Biểu đồ so sánh sản lượng khai thác nội địa các cảng khu vực Quận 7, Quận
9 TP. Hồ Chí Minh ............................................................................................................. 56
Hình 2.9. Biểu đồ số lượng chuyến khai thác nội địa / tuần của các cảng thuộc khu vực
Quận 7, Quận 9 so với cảng Tân Cảng Hiệp Phước........................................................... 57
Hình 2.11. Thể hiện diện tích các cảng .............................................................................. 59
Hình 2.12. Phí nâng / hạ container 20’ và 40’ của các cảng trong khu vực Quận 7,
Quận 9 so với cảng Tân Cảng Hiệp Phước ........................................................................ 61

ix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có bờ biển dài 3260km chạy dài từ Bắc vào Nam, đứng thứ 27 trên
thế giới. Bác Hồ từng nói: “ Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày,
có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Học theo lời dạy
của bác Việt Nam đang từng ngày cố gắng giữ gìn biển và phát triển kinh tế biển là
một trong những nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam.
Trong những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam đã có những bước hội nhập
hơn với nền kinh tế thế giới. Bằng chứng cho thấy Việt Nam đã và đang trở thành các
thành viên của các tổ chức kinh tế: ASEAN, WTO... Kí kết các hiệp định thương mại
quốc tế: AFTA, ACFTA, AKFTA, AJFTA hay gần đây là hiệp định CPTPP và

EVFTA. Từ những điều kiện thuận lợi đó, môi trường kinh doanh tại Việt Nam ngày
càng được cải thiện góp phần thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư có vốn đầu
tư nước ngồi. Hệ thống các cảng biển có vai trị đặc biệt quan trọng vì 90% lượng
hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển bằng đường biển.
Nhìn lại bức tranh kinh tế biển Việt Nam trong thời gian qua có những thành
tựu đáng kể bằng chứng cho thấy từ Bắc vào Nam, Việt Nam có các cảng biển với
trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, đủ điều kiện đón các tàu lớn quốc tế cập cảng xếp dỡ
hàng hóa, tuy nhiên, vẫn ẩn chứa nhiều nguy cơ và thách thức. Việc phát triển kinh tế
biển ở một số nơi, một số khu vực đã có những ảnh hưởng nhất định đến mơi trường,
kinh tế - xã hội... các địa phương, vùng miền. Sau quyết định hoàn thiện xây dựng và
hệ thống Logistics tại cụm cảng số 5, Tổng Công Ty Tân Cảng Sài Gịn đã quyết định
thành lập Cơng Ty Cổ Phần Tân Cảng Hiệp Phước với mục đích giảm tải cho Cảng
Tân Cảng - Cát Lái và tạo điểu kiện xuất nhập khẩu cho các công ty tại KCN Hiệp
Phước (KCN lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh) nói riêng và các công ty thuộc các tỉnh
miền Tây và miền Nam Việt Nam nói chung. Tuy nhiên, sau thời gian thành lập với sự
khơng phát triển khi đón các tàu nước ngồi về cập, hiện nay Cơng Ty Cổ Phần Cảng
Hiệp Phước đang hướng tới khai thác và đón các tàu nội địa cập cảng và có hướng
khai thác mới cho Cảng Tân Cảng - Hiệp Phước. Nhận thức được tầm quan trọng này
nên tác giả quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả khai thác nội địa
1


tại cảng Tân Cảng - Hiệp Phước giai đoạn 2020 - 2025” nhằm đóng góp được một
số giải pháp khắc phục được những vấn đề khó khăn và nâng cao hiệu quả khai thác
tàu nội địa tại cảng Tân Cảng - Hiệp Phước.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả khai thác nội địa
của Tân Cảng Hiệp Phước giai đoạn 2020 – 2025.
- Hệ thống cơ sở lý thuyết liên quan tới khai thác cảng biển.
- Đánh giá thực trạng, tình hình khai thác nội địa tại cảng Tân Cảng Hiệp Phước

và các cảng trong khu vực Quận 7, Quận 9 Tp. Hồ Chí Minh
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác nội địa tại cảng Tân Cảng Hiệp
Phước.
- Hiệu quả khai thác nội địa tại các cảng cùng khu vực Quận 7 & Quận 9
TPHCM.
- Đặc điểm mơ hình quản lý cảng biển.
* Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề liên quan đến hoạt động khai thác cảng của cảng Tân Cảng Hiệp
Phước từ khi thành lập đến tháng 03/2020.
- Không gian: Cảng biển khu vực TPHCM và cảng Tân Cảng Hiệp Phước.
- Thời gian: Từ khi thành lập đến tháng 3 năm 2020
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp dự báo.
2


5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu luận văn là cơ sở cho việc định hướng khai thác nội địa hiệu quả
tại các cảng nội địa khác.
- Góp phần làm cơ sở thực tiễn và lý luận để phát triển khai thác nội địa cảng.
- Là tài liệu tham khảo cho việc kinh doanh khai thác nội địa cảng
* Ý nghĩa thực tiễn
- Nâng cao hiệu quả khai thác nội địa tại cảng Tân Cảng – Hiệp Phước
6. Kết cấu của đề tài

Bao gồm lời mở đầu, kết luận và 3 chương:

CHƢƠNG I:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHAI THÁC CẢNG BIẾN
CHƢƠNG II:
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KHAI THÁC NỘI ĐỊA TẠI
CẢNG T N CẢNG HIỆP PHƢỚC
CHƢƠNG III:
GIẢI PHÁP N NG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC NỘI ĐỊA TẠI
CẢNG T N CẢNG HIỆP PHƢỚC GIAI ĐOẠN 2020 - 2025

3


CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KHAI THÁC CẢNG BIỂN
1.1 Khái niệm, phân loại, chức năng, nhiệm vụ của cảng Biển
1.1.1 .Khái niệm cảng biển
Cảng biển ra đời khá sớm cùng với sự hình thành và phát triển hoạt động vận
tải đường biển. Theo khái niệm truyền thống: cảng biển là đầu mối giao thông, nơi
thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các phương
thức vận tải khác và ngược lại. Nội dung hoạt động cơ bản ban đầu của cảng là xếp dỡ
hàng hóa, hỗ trợ cho cơng tác vận tải, xuất nhập khẩu, vì vậy hậu phương của cảng rất
hạn chế.
Cùng với sự phát triển của vận tải biển và phân công lao động ngày càng sâu sắc,
việc hợp tác lao động ngày càng chặt chẽ, khái niệm về cảng biển ngày càng được bổ
sung và hoàn thiện:
Theo từ điển Bách khoa năm 1995: “Cảng biển là khu vực đất và nước ở biển,
có những cơng trình xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho tàu thuyền cập bến, bốc dỡ
hàng hoá, hành khách lên xuống, sửa chữa phương tiện vận tải biển, bảo quản hàng

hoá và thực hiện các cơng việc khác phục vụ q trình vận tải đường biển. Cảng có
cầu cảng, đường vận chuyển, có thể là đường sắt, đường bộ, kho hàng, xưởng sửa
chữa”.
Theo Điều 59, Chương 5-Bộ Luật Hàng hải Việt Nam quy định: “Cảng biển là
khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và
lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra vào hoạt động để bốc dỡ hàng hố, đón trả hành
khách và thực hiện các dịch vụ khác; là một bộ phận quan trọng không thể thiếu cho
hoạt động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, chế xuất; là
nơi trong khu vực giao nhau giữa đất liền và biển. Cảng biển đồng thời là mắt xích của
vận tải đa phương thức, ở đó các phương tiện vận tải biển, vận tải đường sắt, vận tải
đường sơng hoặc đường hàng khơng đi qua, là nơi có sự thay đổi hàng hoá từ phương
tiện vận tải biển sang phương tiện vận tải khác và ngược lại do đó hậu phương của
cảng thường rộng lớn”.

4


Như vậy, một cảng biển sẽ bao gồm hai khu vực: Vùng nước cảng và vùng đất
cảng.
Vùng nƣớc cảng: Là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu
cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa
tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các cơng trình phụ trợ
khác. Đây chính là khu vực có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động phục vụ tàu ra vào
cảng, bao gồm có vũng chờ và khu nước trước cảng:
Vùng đất cảng: Là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà
xưởng, trụ sở, các cơ sở dịch vụ logistics, hệ thống giao thơng, thơng tin liên lạc, điện
nước, các cơng trình phụ trợ khác và lắp đặt thiết bị. Trong đó, cầu cảng là kết cấu cố
định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón trả
hành khách và thực hiện các dịch vụ khác; bến cảng có thể có một hoặc nhiều cầu
cảng.

Bảng 1.1. Sự phát triển khái niệm cảng biển theo UNCTAD
Các thế hệ
A, Thế hệ

Thời gian
Trước

thứ nhất

1950

B, Thế hệ

Sau

thứ hai

1950

Quan niệm quan điểm về cảng biển
Cảng biển chỉ là nút giao thông, vận chuyển hàng hóa, lưu
trữ tạm thời.
Khái niệm về cảng biển được thêm: cảng biển các hoạt
động công nghiệp thương mại mang lại giá trị gia tăng hàng
hóa, là trung tâm của chuỗi cung ứng vận tải.
Quan niệm về cảng biển liên tục được phát triển: Có sự kết

C, Thế hệ
thứ ba


Từ năm
1980

hợp của địa phương với cảng và người sử dụng cảng dẫn
đến cơ cấu phức tạp. Dịch vụ cảng mở rộng cũng phức tạp,
có khâu xử lý hậu cần tại cảng. Cảng biển trở thành một
ngành dịch vụ hậu cần trong thương mại.
Khái niệm cảng biển được mở rộng với việc hình thành

D, Thế hệ
thứ tư

Từ sau

mạng lưới, các bến cảng được liên kết với nhau (trong nước

năm 2000

và quốc tế) thông qua các doanh nghiệp khai thác hoặc
thông qua ban quản trị.
5


Unctad (Tên tiếng anh: United Nations Conference on Trade and
Development): là một tổ chức đa quốc gia được thành lập năm 1965 để đại diện cho
lợi ích kinh tế của các nước đang phát triển và thúc đẩy việc thực hiện những ý tưởng
về một trật tự thế giới mới.
1.1.2. Phân loại cảng biển
Có rất nhiều cơng trình tìm hiểu về cảng biển và các tài liệu giảng dạy có cách
phân loại cảng biển khác nhau tùy thuộc vào công việc quản lý, giảng dạy…

Mục đích của phân loại cảng biển Việt Nam: nhằm tổ chức quản lý quy hoạch,
kế hoạch đầu tư xây dựng và quản lý khai thác cảng biển phù hợp với Quy hoạch phát
triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, quy định
của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế, thơng lệ hàng hải quốc tế có liên quan.
Việc phân loại cảng biển Việt Nam dựa trên 4 tiêu chí.
Thứ nhất, đặc điểm vùng hấp dẫn của cảng biển, bao gồm các tiêu chí về diện
tích, dân số, loại đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, dịch vụ hàng hải và hạ tầng giao
thông kết nối với cảng biển.
Thứ hai, vai trò, chức năng và tầm ảnh hưởng của cảng biển đối với phát triển
kinh tế - xã hội của địa phương, liên vùng hoặc cả nước.
Thứ ba, quy mô và công năng của cảng biển, bao gồm các tiêu chí về loại hàng
hóa và sản lượng hàng hố thơng qua cảng biển; tổng chiều dài bến cảng, trọng tải tàu
tiếp nhận tại thời điểm hiện tại và theo quy hoạch.
Thứ tư, xu hướng đầu tư xây dựng để phát triển cảng biển tập trung, tránh dàn
trải, tại mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ có 1 cảng biển theo quy định tại
Điều 59 Luật Hàng hải Việt Nam.
Tại Việt Nam cảng biển được phân loại theo các nhóm như sau:


Cảng biển đặc biệt là cảng biển có quy mơ lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước hoặc liên vùng và có chức năng trung chuyển quốc tế hoặc cảng cửa
ngõ quốc tế;



Cảng biển loại I là cảng biển có quy mơ lớn phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của cả nước hoặc liên vùng;
6





Cảng biển loại II là cảng biển có quy mơ vừa phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của vùng;



Cảng biển loại III là cảng biển có quy mô nhỏ phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã
hội của địa phương.
Theo Danh mục phân loại cảng biển, Việt Nam có 14 cảng biển loại I và 17
cảng biển loại II, 13 cảng biển loại III.
1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của cảng biển
1.1.3.1 Chức năng của cảng biển
Cảng biển được coi là khu vực kinh tế phức hợp, đóng góp giá trị lớn phát triển
kinh tế vùng, thành phố hay địa phương.
Cảng biển có năm chức năng sau:
- Chức năng vận tải: Cảng biển là nơi mà tàu có thể xếp dỡ hàng hóa hoặc hành
khách đây là chức năng cơ bản của một cảng.
- Chức năng phát triển cơ sở công nghiêp: Điều này liên quan đến việc cung cấp
dịch vụ công nghiệp và cơ sở hạ tầng để tạo thuận lợi cho sự phát triển thương mại các
sản phẩm công nghiệp đi qua cảng. Trong phạm vi cảng biển có thể xây dựng các nhà
máy, các khu cơng nghiệp nó phục vụ trực tiếp cho chuỗi cung ứng hậu cần.
- Chức năng thương mại: Cảng biển là một phần của chuỗi vận chuyển thương
mại, là điểm trao đổi liên kết các dịch vụ vận chuyển với các phương thức vận tải khác
trong mạng lưới tổng thể thương mại khu vực và quốc tế. Cảng biển có thể là một nút
kết nối đường sắt, đường bộ hoặc đường thủy nội địa.
- Chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho tàu: Cảng biển là nơi cung cấp chỗ ẩn
náu cho tàu, thuyền khi bão tố. Ngồi ra, cảng biển cịn có các cơ sở sửa chữa, cơ sở
cung cấp thực phẩm, dầu, và các sản phẩm phục vụ tàu.
- Chức năng tạo lập không gian: Khi vị trí, vai trị được mở rộng, cảng biển

giúp tạo lập khơng gian mới, kích thích sự hình thành và phát triển các đô thị, các
thương cảng quốc tế.

7


1.1.3.2. Nhiệm vụ của cảng biển
- Xây dựng và phát triển cảng biển nhằm mục đích thơng thương hàng hóa tới
các vùng miền và vươn ra ngoài lãnh thổ, nằm trong chuỗi cung ứng Logistic phục vụ
việc xuất và nhập khẩu hàng hóa thúc đẩy phát triển kinh tế. Cho nên các quốc gia có
biển ln tìm hiểu, nghiên cứu, thiết kế và quy hoạnh phát triển cảng biển theo định
hướng phát triển kinh tế được đề ra trước đó, vai trò của cảng biển miêu tả như sau:
Bảng 1.2. Miêu tả vai trò của cảng biển

Các cơ sở, nhà máy sản xuất hàng hóa vùng hậu phương
Nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển

Nhu cầu và quy mô phát triển cảng biển

- Trên thực tế đã cho chúng ta thấy nhiều địa phương, thành phố tại các quốc
gia có biển phát triển mạnh mẽ nhờ có biển (Ví dụ như Singapore…) nó đóng vai trị
thúc đẩy phát triển nền kinh tế tạo ra các khu kinh tế ven biển tạo thành vùng kinh tế
hấp dẫn, khi đã phát triển khu cơng nghiệp địi hỏi phải phát triển cảng biển phục vụ
cho việc thơng thương hàng hóa dẫn đến sự phát triển của cảng biển, cảng biển phát
triển được miêu tả như sau:
Bảng 1.3. Miêu tả sự phát triển của cảng biển

Phát triển kinh tế vùng hấp dẫn (hình thành kinh tế, Cơng
nghiệp tập trung ở hậu phương)


Nhu cầu và quy mô phát triển cảng biển theo nhu cầu vận tải
hàng hóa

Xây dựng cảng biển

8


1.1.3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật cảng biển
- Một cảng biển được cấu tạo bởi phần mặt nước và phần đất liền và có các thiết
bị phục vụ cho cảng trên cảng và phần mặt nước.
- Phần mặt nước là phần cầu tàu, âu tàu để tàu cập cầu và hệ thống luồng.
- Phần đất liền bến bãi, nhà kho đóng hàng và các cơng trình khác....
- Trong cảng các vật tư kỹ thuật phục vụ cho cảng được phân làm 6 phần quan
trọng:
+ Hệ thống hỗ trợ tàu cập và rời cầu, neo đậu và các hệ thống báo hiệu hàng
hải.....
+ Trang thiết bị kỹ thuật cho việc làm hàng: Là nhân tố sương sống cốt lõi cho
dây chuyền hoạt động của cảng, nó đóng vai trị then chốt năng suất làm hàng, tốc độ
giải phóng tàu nâng cao năng suất khai thác cảng.
+ Trang thiết bị cho việc lưu dữ và đảm bảo hàng hóa: Diện tích kho, bãi và
thiết kế, vật tư kỹ thuật phục vụ kho bãi…có tác động lớn đến việc lưu kho, bảo quản
và tiếp nhận hàng hóa, năng lực của cảng.
+ Hệ thống đường giao thông cảng đồng bộ mạng lưới giao thơng đường bộ,
đóng vai trị quan trọng trong việc vận tải hàng hóa tạo thành chuỗi cung ứng Logistic.
Cơ bản tại các cảng việc chuyển tải hàng hóa bằng nhiều phương thức đa dạng từ cảng
tỏa đi đến các khu vực và ngược lại bằng các phương thức thích hợp đến các địa điểm
+ Hệ thống chữa cháy, cung cấp thực phẩm, nước.....…
+ Các thiết bị cho tàu buộc phao, tàu lai hỗ trợ…
1.2 Quản lý cảng biển

1.2.1 Khái niệm quản lý cảng biển và các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý cảng biển
1.2.1.1 Khái niệm quản lý cảng biển
Quản lý khai thác cảng biển là việc tổ chức quản lý khai thác cầu, bến: Bốc dỡ,
vận chuyển, lưu kho bãi, đón trả hành khách; quản lý khai thác khu đất hậu cần sau
cảng, khu công nghiệp phụ trợ; cung cấp dịch vụ phụ trợ tại cảng: Hoa tiêu, lai dắt, đại
lý hàng hải, cung ứng vật tư, sửa chữa; đầu tư, cho thuê kết cấu hạ tầng cầu bến, hậu
cần; kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của nhà khai thác tại cảng biển và lập kế
hoạch xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng cầu, bến cảng biển theo từng giai đoạn.

9


1.2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến cảng biển
Quản lý nhà nước đối với cảng biển là một phần trong quản lý xã hội, bởi vậy,
các nhân tố liên quan đến kinh tế, chính trị, xã hội đều ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý
nhà nước đối với cảng biển. Mặt khác, cảng biển là một tổ chức kinh tế, nên việc quản
lý khai thác cảng biển cũng bị tác động bởi các nhân tố đầu vào, đầu ra của q trình
khai thác dịch vụ cảng.
Các nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quản lý, quản lý nhà nước và quản lý khai thác
đối với cảng biển gồm:
- Thể chế kinh tế - xã hội của đất nước (ví dụ: kinh tế thị trường, kinh tế mở,
hay cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp…)
- Lịch sử phát triển quốc gia (Ví dụ: cấu trúc thuộc địa…)
- Vị trí địa lý cảng biển ( Ví dụ: nằm trong khu vực đơ thị có dân cư, trong khu
vực bị độc lập…)
- Đặc thù hàng hố xử lý (Ví dụ: hàng lỏng, hàng rời, hàng bách hóa, hàng
container…)
Bốn nhóm yếu tố này, kết hợp với nhau quyết định tới chính sách quy hoạch,
quản lý và khai thác cảng.
1.2.2 Quản lý nhà nước đối với cảng biển

Theo kiến thức phổ biến hiện nay, nội dung quản lý nhà nước đối với cảng biển
về cơ bản khơng có gì thật sự khác biệt so với quản lý nhà nước đối với các đối tượng
khác của quản lý nhà nước, tức là cũng bao gồm: ban hành luật pháp, quy định, cơ chế,
chính sách: tiến hành hướng dẫn, theo dõi, giám sát và các biện pháp thực thi khác để
đảm bảo việc quản lý nhà nước có hiệu lực và hiệu quả.
Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước cảng biển gồm một số các hoạt động
sau:
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đối với quản lý cảng biển.
+ Quy hoạch phát triển cảng biển.
+ Đầu tư xây dựng phát triển cảng biển.
10


+ Ban hành và tổ chức thu các loại phí, lệ phí tại cảng biển.
+ Về việc quản lý thủ tục hành chính và điều động các loại tàu ra, vào, hoạt
động tại cảng.
+ Thanh, kiểm tra đảm bảo an ninh, an toàn hàng hải, xử lý vi phạm hành chính
trong phạm vi cảng biển.
Các hoạt động này thể hiện quyền lực và quyền hạn của các cơ quan quản lý
nhà nước mà q trình thực hiện cụ thể có thể tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho các
doanh nghiệp khai thác cảng biển.
1.2.3 Quản lý khai thác cảng biển
Quản lý khai thác cảng biển là việc tổ chức, quản lý khai thác kết cấu hạ tầng
cảng biển, trang thiết bị kỹ thuật công nghiệp và nhân lực nhằm đạt được hiệu quả cao
nhất phù hợp với chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp khai thác cảng. Các
hoạt động khai thác cảng biển có thể theo một mơ hình quản lý cảng biển riêng, tuy
nhiên đều có những điểm chung sau:
+ Bốc dỡ, vận chuyển, lưu kho bãi, đón trả hành khách;
+ Quản lý khai thác khu đất hậu cần sau cảng, khu công nghiệp phụ trợ;
+ Cung cấp dịch vụ phụ trợ tại cảng: Hoa tiêu, lai dắt, đại lý hàng hải, cung ứng

vật tư, sửa chữa;
+ Đầu tư, cho thuê kết cấu hạ tầng cầu bến, hậu cần;
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của nhà khai thác tại cảng biển và lập
kế hoạch xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng cầu, bến cảng biển theo từng giai đoạn.
1.2.4 Mơ hình quản lý cảng biển
Quản lý cảng biển được nghiên cứu từ lâu, trong đó, người ta đã đề xuất một số
mơ hình quản lý cảng biển điển hình như sau:
a) Mơ hình quản lý cảng biển của Baird
Baird (2000) nhấn mạnh ba chủ thể của trong mơ hình quản lý cảng: chủ thể
quản lý cảng, chủ sở hữu cảng và chủ thể khai thác cảng:
11


Bảng 1.4. Mơ hình quản lý cảng biển của Baird
Mơ hình

Chức năng cụ thể
Chủ thế quản lý

Chủ thể sở hữu

Chủ thể khai thác

Cảng

Cảng

Cảng

Cảng công cộng


Công cộng

Công cộng

Công cộng

Công cộng/ Tƣ nhân

Công cộng

Công cộng

Tư nhân

Tƣ nhân / Công cộng

Công cộng

Tư nhân

Tư nhân

Tƣ nhân

Tư nhân

Tư nhân

Tư nhân


Cảng biển

Trong cảng công nhưng các hoạt động khai thác do tư nhân thực hiện thì đây là
cảng cơng cộng/tư nhân. Mơ hình thứ ba là cảng tư nhân/công cộng - về cơ bản tư
nhân sở hữu đất đai và có quyền khai thác cảng nhưng chức năng quản lý cảng được
thực hiện bởi một cơ quan chính phủ mơ hình cuối cùng là một cảng tư nhân hoàn
toàn: cảng biển được tư nhân sở hữu và tự điều hành. Đối với mơ hình cảng cơng
cộng/tư nhân và tư nhân/cơng cộng, cảng có thể được coi là một doanh nghiệp cơng.
Trong doanh nghiệp cơng này, có sự hợp tác công – tư giữa cơ quan nhà nước với các
doanh nghiệp tư nhân. Tính chất cơng cộng thể hiện ở 3 điểm: do nhà nước tạo ra,
được giao quyền quản lý nhà nước và sở hữu công cộng. Tính doanh nghiệp thể hiện ở
chỗ tạo ra định hướng thị trường, bao gồm 4 đặc điểm là: tính hiệu quả trong khai thác
theo yêu cầu thị trường; đề ra các mục tiêu kinh doanh mang tính thương mại; nguồn
thu khai thác đưa vào nguồn thu phí người sử dụng cảng và tìm nguồn vốn xây dựng
theo cơ chế thị trường vốn chứ không phải do. Ngân sách phân bổ; ngồi ra, khơng có
sự can thiệp của. Nhà nước trong việc kinh doanh khai thác cảng.
Làm rõ hơn mô hình của Baird, Baltazar và Brooks (2001) đã cụ thể hố mơ
hình và các chức năng chủ thể như sau:

12


Bảng 1.5. Mơ hình quản lý cảng biển của Baltaza và Brooks

Mơ hình cảng
biển

nhà nƣớc đối với cảng


Chủ cảng (doanh

Đơn vị khai thác

biển

nghiệp cảng)

cảng

- Đảm bảo an tồn lưu
Cảng cơng cộng thông tàu biển

Cảng hỗn hợp
Công cộng / tư
nhân

Cảng tư nhân

Chức năng quản lý khai thác cảng biển

Chức năng quản lý

- Hoạt động bảo trì

- Xử lý hàng hóa

(ví dụ: nạo vét

và hành khách


- Quản lý hoạt dộng hải cảng...)

- Hoa tiêu và lai

quan và kiểm soát nhập

- Tiếp thị quảng bá

dắt

cư, xuất nhập khẩu,

hình ảnh phát triển

- Bảo trì sửa chữa

- Giám sát cảng

chiến lược, quy

các thiết bị n ninh

- Các dịch vụ khẩn cấp

hoạch

- Khai thác thị

- Bảo vệ lợi ích cơng


- Bảo trì đường vào

trường

cộng cho cộng đồng

cảng

- Xử lý chất thải

- Xây dựng chính sách

- An ninh cảng

- Đầu tư vốn khai

cảng và môi trường áp

- Thu hồi đất cảng

thác bến

dụng chính sách cảng.
b) Mơ hình quản lý cảng biển của WorldBank
* Có 4 mơ hình cảng biển của worlbank phổ biến trên thế giới:
+ Mô hình cảng dịch vụ cơng (Public Service Port ): Đây là mơ hình quản lý
cảng biển mà Nhà nước sở hữu toàn bộ vùng đất, vùng nước cảng biển và Nhà nước
xây dựng toàn bộ kết cấu hạ tầng, đầu tư nhà xưởng kho bãi, trang thiết bị, quản lý
nguồn nhân lực thực hiện các dịch vụ.

+ Mơ hình cảng cơng cụ (Tool Port): Đây là mơ hình quản lý cảng biển mà Nhà
nước sở hữu toàn bộ vùng đất, vùng nước cảng biển và Nhà nước xây dựng toàn bộ kết
cấu hạ tầng, đầu tư nhà xưởng kho bãi, trang thiết bị. Tư nhân thuê kết cấu hạ tầng,
bến và cung cấp dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, lưu kho bãi.
+ Mơ hình chủ cảng (Landlord Port): Đây là mơ hình quản lý cảng biển mà Nhà
nước sở hữu toàn bộ vùng đất, vùng nước cảng biển và Nhà nước xây dựng toàn bộ kết

13


cấu hạ tầng. Tư nhân thuê cầu bến để khai thác, thuê đất để xây dựng kho bãi, đầu tư
toàn bộ trang thiết bị để thực hiện bốc xếp, vận chuyển, lưu kho bãi.
+ Mơ hình cảng tư nhân (Private Service Port): Đây là mơ hình quản lý cảng
biển mà tư nhân sở hữu toàn bộ vùng đất, vùng nước cảng biển và xây dựng toàn bộ
kết cấu hạ tầng, đầu tư nhà xưởng kho bãi, trang thiết bị, quản lý nguồn nhân lực thực
hiện các dịch vụ.. Tổng quan về khai thác, quản lý của 4 mơ hình quản láy cảng biển
như sau:
Bảng 1.6. Mơ hình quản lý của World Bank

Mơ hình
quản lý cảng
biển
Mơ hình cảng
dịch vụ cơng
Mơ hình cảng
Cơng vụ
Mơ hình chủ
cảng
Mơ hình cảng
tư nhân


Sở hữu vùng
đất, vùng nƣớc
cảng biển( cơ sở
hạ tầng )

Đầu tƣ kho
bãi, nhà xƣởng,
trang thiết bị,
nguồn nhân lực

Nhà nước

Nhà nước

Nhà nước

Nhà nước

Nhà nước

Tư nhân

Nhà nước

Tư nhân

Tư nhân

Tư nhân


Tư nhân

Tư nhân

Khai thác
cảng biển

Các hoạt động
dịch vụ khác
Phần lớn là nhà
nước
Nhà nước/ Tư
nhân
Nhà nước / Tư
nhân
Tư nhân

Theo World Bank thì việc điều hành của các mơ hình cảng là khác nhau.Mơ
hình cảng dịch vụ cơng và cảng công cụ tập trung chủ yếu vào việc thực hiện lợi ích
cơng cộng. Mơ hình chủ cảng dung hồ hỗn hợp lợi ích cơng cộng và tư nhân. Trong
khi đó, mơ hình cảng tư nhân hồn tồn tập trung vào lợi ích tư nhân (cổ đơng). Tuy
nhiên, mỗi một mơ hình quản lý cảng biển đều có những ưu/nhược điểm riêng được
thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 1.7. Ưu điểm và hạn chế của mơ hình quản lý cảng biển

STT

1



HÌNH

ƢU ĐIỂM

HẠN CHẾ

Cảng

- Mơ hình này có thế mạnh - Mơ hình này địi hỏi đầu tư nguồn

Dịch vụ

là tập trung trong đầu tư, tập vốn lớn lên hạn chế đổi mới, hiện đại

Cơng

trung điều hành và khai thác hóa trang thiết bị, công nghệ tiên tiến

(Public

trong quản lý khai thác cảng. Nó khơng

cảng biển
14


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×