Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

4 quy tắc cho cách điều hành đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.59 KB, 2 trang )

4 quy tắc cho cách điều hành đổi mới
Xem kết quả: / số bình chọn: 24
Bình thường Tuyệt vời
heo Jason Jennings, chuyên gia cố vấn quản trị đồng thời là tác giả của những cuốn sách
kinh doanh bán chạy nhất, cách điều hành đổi mới thường được tóm tắt lại trong bốn
điểm. Đó là sự gắn bó, bản ngã (cái tôi), sự kiềm chế và tính tự mãn. Để làm được điều đó,
bạn hãy theo sát các quy tắc sau đây:
Quên đi sản phẩm thành công trong quá khứ
Mọi sản phẩm đều có tuổi thọ của nó, do đó, bạn đừng bám vào “Ý tưởng lớn” của mình
khi nó bắt đầu có dấu hiệu đi xuống. Trong cuốn sách mới xuất bản “Những người sáng
tạo lại: Làm sao để công ty hạng thường có thể thay đổi mang tính cấp tiến và liên tục”,
Jennings khuyên rằng bạn đừng theo đuổi vào một sản phẩm hoặc cung cách kinh doanh.
Hãy thành lập ban cố vấn gồm nhiều khách hàng đáng tin cậy để họ cống hiến các ý kiến
phản hồi liên quan tới việc kinh doanh cùng với những gì cần phải cải tiến và bạn nên thực
hiện theo đề nghị của họ.
Bạn cần tham khảo và tìm đọc tài liệu về đối thủ cạnh tranh cũng như những công ty thành
công trong lãnh vực khác để biết xem họ tự phát triển và thay đổi như thế nào, đồng thời
tiếp thu các ý tưởng độc đáo để có thể áp dụng cho sản phẩm và dịch vụ của chính bạn.
Kiểm tra lại bản ngã
Phải chăng bạn luôn tự cho mình là người khôn ngoan? Nếu đúng như vậy thì bạn hãy từ
bỏ suy nghĩ đó ngay lập tức.
Khi nhân viên đưa ra ý kiến hay giải pháp khác, bạn cần lắng nghe và khen ngợi vì họ đã
can đảm nói lên những gì họ suy nghĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên trừng phạt bất kỳ
nhân viên nào bất đồng quan điểm, cho dù họ đã phát biểu thành lời hay chưa.
Hãy đưa ra các hình thức công nhận và tưởng thưởng cho những ai có ý tưởng mới. Sự
khích lệ dưới dạng vật chất như tiền bạc cũng như dưới dạng tinh thần như khen ngợi công
khai trong công ty có thể giúp họ hãnh diện về các đóng góp tốt của mình, đồng thời
khuyến khích những nhân viên khác.
Ngoài ra, sếp cần cũng gặp gỡ đích thân nhân viên để nói cho họ biết rằng ý tưởng của họ
được đánh giá cao và đề nghị họ góp ý thêm cho việc quản trị công ty.
Đừng giành lấy việc kiểm soát


Một số doanh nhân thường gặp khó khăn trong việc giao trách nhiệm quan trọng cho
người khác. Nhưng nếu cứ khư khư ôm đồm việc kiểm soát thì cơ sở thương mại của bạn
có thể tiêu tan thành mây khói.
Bạn hãy tuyển dụng những nhân viên tài giỏi, có óc sáng tạo và mạnh dạn giao cho họ
những trọng trách. Bạn đừng quản lý theo kiểu quá tiểu tiết: nếu công việc hoặc dự án
được thực hiện tốt thì hãy để cho nó tiến hành cho dù sự việc không được thực hiện theo
cách riêng của bạn. Bạn có thể rút ra được vài điều từ những phương pháp mới của họ.
Đừng chấp nhận hiện trạng
Theo Jennings, một trong những sai lầm nhất trong kinh doanh là nếu cho rằng sự việc
không thất bại thì bạn không nhúng tay vào việc sửa chữa nó. Bạn thường nói với nhân
viên rằng hãy giữ mọi việc theo nguyên trạng cho tới khi nào có trục trặc mới can thiệp
thay vì tích cực tìm kiếm sự cải tiến cho tốt hơn.
Đừng nên chủ trương như vậy mà ngược lại, bạn nên huấn luyện cho các nhà quản lý của
mình để họ luôn có óc cởi mở đối với những ý tưởng mới. Nếu thờ ơ hoặc chối bỏ với
những sáng tạo trước khi chúng trở nên phổ biến thì bạn đang bỏ đi cơ hội đổi mới.
Theo doanh nhân 360

×