Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và Nhân văn: Thế giới nghệ thuật tự truyện trước 1945 qua Sống nhờ (Mạnh Phú Tư), Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng) và Chân trời cũ (Hồ DZếnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.77 MB, 123 trang )

PHAM TH] KIM TRONG

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TỰ TRUYỆN TRƯỚC 1945 QUA
SÓNG NHỜ (MẠNH PHÚ TƯ), NHỮNG NGÀY THƠ ÁU
(NGUYEN HONG) VÀ CHAN TRỜI CŨ (HÒ ĐZÊNH)

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Ma s6: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN
Người hướng dẫn khoa học: TS. Bai Thanh Truyền


LỜI CAM ĐOAN.

um đoan đây là cơng trình nghiên cứu la riêng tôi.
“Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được.
công bổ trong bắt kỳ cơng trình nào khác.
Tơi

Người thực hiện
Pham


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề ti.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

3.
4,


5,
6,

Đối tượng
và phạm vỉ nghiên cứu
Phương pháp nghiên cit...
Đồng góp của đề tài
Cấu trúc luận văn

1
-l3
13
14
4

CHƯƠNG 1. THÊ LOẠI TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM
TRƯỚC 1945..

1.1. KHÁI LƯỢC VỆ TỰ TRUYỆN...

15
15

1. Khái niệm tự truyện...
15
1.1.2. Đặc điểm cơ bản của tự truyện
18
1.1.3. Các dạng tự truyện..
so
--24

1.2. DIỆN MẠO TỰ TRUYỆN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC
194,...............

sen 26
1.2.1. Cơ sở hình thành thể loại tự truyện trước 1945........
~..26
1.2.2. Phác họa điện mạo
tự truyền trước 1945...
28
1.2.3. Truyện viết về để tải tuổi thơ - một mảng sáng tác đặc biệt của tự
truyện trước 1945...
ssn
CHƯƠNG 2. CÁC PHƯƠNG ĐIỆN
EN Nội D DUNG CO BAN CUA TY’
TRUYEN TRUOC 1945 QUA SONG NHO, NHONG NGAY THO'AU VA
CHAN TROI CO.
36

2.1. NHỮNG PHÁC HOA SONG DONG VE THỜI THƠ ÂU

2.1.1. Tuổi thơ nghèo khó, bat hạnh...

2.1.2. Ti thơ với mái trường....

36


2.1.4. Tuổi thơ với những rung động vĩ t trước thiên nhiên, con
người..............








46

2.2. TU CAI TOI BOC LO CUA TAC GIA DEN HINH TUONG NHÂN
VAT TRUNG TAM TRONG TAC PHAM...

2.2.1. Từ cái tôi tự bộc lộ của tác giả.

2.2.2. ... Đến hình tượng nhân vật trung tâm trong tac phim
2.3, HIỆN THỰC CUỘC SONG QUA CÁI NHÌN TRI: THƠ................. 71

2.3.1. Chân dung ngué
2.3.2. Bức tranh
xã hội.
CHƯƠNG 3. NHỮNG PHƯƠNG
TỰ

THỨC

THE HIEN CHỦ YÊU CUA

n
-14

TRUYỆN TRƯỚC 1945 QUA SÓNG NHỜ, NHỮNG NGÀY THƠ AU


VA CHAN
22

ềùừằừờằ..ềớ.ứửờ—„ớỪớ7ớờ.ợớ—ơnnnmH

3.1. PHƯƠNG
THỨC TỰ TRUYỆN......

80

3.1.1. Theo lỗi phì hư cầu

80

83
88.

3.1.2. Theo lối hư cầu.
°
3.2. NGON NGU VA GIONG DIEU.

3.2.1. Ngôn ngữ.....
3.2.2. Giọng dig

_—

3.3. KẾT CAU.

3.3.1. Kết cấu theo chuỗi hành động - tuyến tính


3.3.2. Kết cấu theo dịng tâm trạng - đảo tuyến.....

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

.

_—..

QUYẾT DINH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (bản sao)

107


MỞ ĐÀU
1, Lý do chọn đề tài

1-1. Tự truyện có một vị trí đặc biệt trong nền văn học hiện đại Việt

Nam nói riêng và văn học thé giới nói chung. Manh nha từ rất sớm trong mơi
trường văn hóa Tây Âu cận đại với tinh
tự phân tích và cảm quan cá

nhân chủ nghĩa nhưng mãi đến những năm 40 của thế kỹ XX, tự truyện mới
cđịnh hình và phát tiễn ở Việt Nam. Sự ra đời của nó đã đem đến cho văn học
nước ta sự phong phú và đa dạng về thể loại. Theo tiến trình văn học dân tộc,
tự truyện khơng tạo thành một dịng chảy liên tục mà đút quăng bởi hiện thực.
lịch sử. Có thể nói, tự truyện ở nước ta chưa nhiều về số lượng, song vẫn
khẳng định cho mình một vị thế riêng. Thể loại này được xem như một


phương thie dé khám phá, phát hiện cuộc sống con người, đặc biệt là sự thức
nhận cái tơi và ở đó nhà văn một lần nữa sống lại tuổi thơ của chính mình.
1.2. Ngun Hồng, Mạnh Phú Tư, Hỗ Dzếnh là những tác giả nỗi bật
của nền văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Phần lớn sáng tác của các
tác giả này được biết đến và in dấu trong tâm thức của nhiều thế hệ bạn đọc.
Không chỉ lưu tâm đến đề tài người nơng dân bị bản cùng hóa, bị tha hóa hay.

những kẻ lưu manh đơ thị, họ cịn tìm cho mình một dịng riêng, hướng mang.
sáng tác về đề tài thiểu nhỉ - đối tượng đặc biệt cần được yêu thương, che ch.
Tự truyện viết về thời tho au là một phần làm nên văn nghiệp của họ. Điều

lâm nên nét hip dẫn người đọc ở mảng sáng tác này là khơng chỉ tìm lại thời
gian đã mắt mà cịn thấy đâu đó bóng dáng tuổi thơ của chính mình. Việc tiếp.
cân tự truyện của các nhả văn trên góp phần hiểu thêm về thế giới tâm hồn,

phong cách và nét đặc trưng của từng cây bút trong việc thể hiện đồi mình và

đời người. Dưới con mắt của người
thời

viết, mọi kỹ niêm, dẫu bọc trong trằm tích

gian, vẫn được phục hiện gần gũi với đời sống hàng ngảy, chân ảnh cuộc.

sống nhờ đó cũng hiện lên sinh động trong sự xô bỏ, gần gũi nhất.


1-3. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tự truyện viết về để tải thiểu


nhỉ trước 1945 qua Sống nhở (Mạnh Phú Tư), Chẩn đời cũ (Hồ Dzếnh),
Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng). đề tài góp phần nhận diện những đặc

điểm nổi bật về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba tác phẩm, qua đó
khẳng định những đóng góp của thể loại này cho văn học thiểu nhỉ nói riêng
và văn học dân tộc nói chung. Đó cũng là cơ hội để chúng tơi tìm hiểu rõ hơn
văn tài, tắm lòng và nhân cách của các tác giả. Dây là việc làm cịn nhiễu tính
thời sự với nhiều ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nó.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật của mình, Mạnh Phú Tư, Hỗ
Dz nh, Nguyên Hồng đã có những đóng góp dic sic cho nén văn học nước.
nhà.
lớn tác phẩm của họ thu hút đông đảo bạn đọc nhiều thế hệ cũng.
như giới nghiên cứu, phê bình văn học. Do yêu cầu của đối tượng và phạm vỉ

nghiên cứu cùng những hạn chế nhất định trong tham khảo, xử lí tr liệu,
chúng tơi tạm chia các cơng trình, bải viết ít nhiều liên quan để làm cơ sở kế
thừa và phát triển đề tài theo hai nhóm sau đây:

2.1. Những nghiên cứu về sáng tác của Mạnh Phá Ti, Hỗ D:ếnh,

Nguyên Hồng

Năm 1942, trong tác phẩm Nđd văn hiện đại, Vũ Ngọc Phan đã có nhận

định khá xác đáng về tiểu thuyết của Nguyên Hồng:
u thuyết của ông
khác với ú thuyết Trương Tửu. Trong tiểu thuyết của ông người ta không,
thấy cái giọng kêu gọi cỗ vũ như trong tiểu thuyết của Trương Tửu, ông tả


những cảnh nghèo khó, cảnh khơn cùng của mấy hạng người sống ngồi rìa
xã hội một cách bình tĩnh, khơng xen lấy một lời bình phẩm, để mặc những.

việc ơng gây ra cho người đọc những cảm tưởng vui buồn, vỉ riêng những,
việc ấy cũng đủ hùng hồn rồi [44, tr. 493-494]. Ö tập văn nào của Nguyên
Hồng cũng vậy, tư tưởng nhân từ bác ái của tác giả bao giờ cũng tràn lan và


chính đồ là cái phần cốt yếu của nhà văn xã hội cầu mong ánh sáng. Ảnh sing

soi đến khắp hang cùng ngõ hẻm, đến khắp cuộc sống để này nở lên ở mọi sự

cần lao những cử chỉ công bình, bác ái và xua đuổi cái tối tăm, cùng khổ của
loài người” [44, tr. 503-504].
Nguyễn Minh Chau, trong Trang giấy (rước đòn (NXB Khoa học Xã

hội, 1994), đã chia sẽ với chúng ta về quan niệm sáng tác của Nguyên Hồng:
*Nhà văn Nguyên Hồng từng nhiễu lằn nói với những người viết trẻ chúng tôi

rằng: "Nghề văn là nghề nhọc nhiin, nghiệt ngã sịng phẳng lắm, nó khơng kể
là giả hay trẻ, viết lâu năm rồi hay mới viết. Nó cũng khơng có sự phân biệt

+ "chiếu trên” mà nó địi hỏi người viết phải lao động cật lực.
Những con chữ anh viết phái được chất ra từ cảm xúc thực, từ tỉm, óc, máu
thịt anh chứ Khơng thể “giả khượt” - (chữ của Nguyên Hồng hay ding). “Văn.
của anh nó là con anh, khơng thể con của anh lại giống con người khác, như.

thể là hủ hóa đấy. Văn chương nó khơng chấp nhận sự hủ hóa, sự giống nhau


đâu”. Và tôi nhận thấy nhà văn Nguyên Hồng là người kiên tr thủy chung

một nguyên tắc là trung thực, ông luôn tôn thờ sự thành thực trong văn

chương” [5, tr. 178].

‘Nam 1995, khi viết lời giới thiệu Tuyển tập Nguyên Hồng. Phan Cự Đệ

đã nêu lại những đồng gốp quan trọng của tác giá đối với nén văn học nước
nhà: "Nguyên Hồng là một nhà văn và một chiến sĩ cách mạng đã sống một

cuộc đời phong phú và giản dị giữa lịng nhân dân lao đơng, một tâm hồn luôn
khao khát vươn lên ánh sáng của lý tưởng cộng sản. Anh cũng là một tải năng,
được khẳng định về nhiều mặt, một con người tha thiết yêu văn học, coÏ sự
sáng tạo nghệ thuật là niềm say mê lớn nhất cuộc đời mình, một tắm gương.
lao động cần củ và đầy nghị lực, cho đến phút cuối cuộc đời vẫn tỏ ra con

sung sức. Anh đã để lại cho chúng ta, nền văn học dân tộc một gia tải khá đổi
sơ, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị với thời gian” [9, tr. 82)


Trần Đăng Suyền với bài viết Cú tính và phong cách nghệ thuật
“Nguyên Hồng đã điểm lại những nét nỗi bật của tác giá Những ngày thơ ấu:

“Ngay từ những trang viết đầu tay, ơng đã tự vạch cho mình một con đường

nghệ thuật riêng: Nhà văn la những người cùng khổ. Cá cuộc đời cằm bút,
ơng gắn bó sâu sắc, máu thịt với những con người nhỏ bé, những lớp người
dưới đáy của xã hội thành thỉ. Sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng có nét


gin gũi với nha văn Nga Mác xim Gorki - trong mai trang viết của ông nồng.
nàn hơi thở của đời sống cần lao” [50). Sức bền bỉ của ngồi bút ngót nghét

gần 30 năm cho thấy, cầm bút với ông không chỉ để chia sẽ mà qua đồ còn là
ig lòng yêu thương và đồng cảm sâu sắc với nỗi thống khổ của lồi người.
Bay nhiều thơi cũng làm nên một Ngun Hỏng với sự nghiệp văn chương đỗ.
số, không chỉ để người cùng thời ngưỡng mộ mà còn là sự ngưỡng vọng ở
mai sau,

Đào Thị Lý trong bài viết Nẩn vật trẻ em trong sting tắc của Nguyên

Hồng trước Cách mạng tháng 8 - 1945 đã đề cập đến những tuổi thơ phải
chịu đựng bao đắng cay, tủi nhục, tai ương mà số phận đang trùm lên cuộc.

sống gia đình và bản thân chúng. Theo người viết nhã

Ật trẻ em trong sing

tác của Nguyên Hồng có đặc điểm: “Là những đứa trẻ nghèo khổ, bắt hạnh,

khơng có tuổi thơ, bị xã hội đây đọa, tước đi những niễm vui, niễm hạnh phúc.

của mình; và đặc biệt là phải sống thiểu tình mẫu tử. Tuy vậy chúng vẫn là
những đứa trẻ nhân hậu, ln khao khát hạnh phúc gia đình, vượt lên những,
nỗi đắng cay, tủi nhục, đày đọa của cuộc đời để ước mơ có một cuộc sống tốt

.đẹp hơn. Những hình tượng nhân vật đặc biệ này dù được nhà văn khắc họa

đâm nét hay thoáng qua đều tạo nên một sự thương cảm và một nỗi ám ảnh.


khôn nguôi đối với người đọc [32]

Cùng với Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư là một trong những đại biểu.
xuất sắc của nền văn học hiện đại. Xuất hiện muộn so với các nhà văn khác,


tuy nhiên ông vẫn gây được chú ý, được các nhà nghiên cứu đánh giá cao

những giá trị nội dung tư tưởng trong sắng tác của ông,
Trong cuốn Nid vin hién đại, Vũ Ngọc Phan cũng đã phát hiện và chú
Ý đến sáng tác của Mạnh Phú Tư. Nhà nghiên cứu cịn cho rằng: "Những cuốn.
tiểu thuyết của ơng đều có tính cách Việt Nam đặc biệt. Trong ấy bao giờ
cũng lấy gia đình làm đề mục”. "Ơng khơng hề xướng lên những thuyết cải
tạo gia đình, ơng khơng hề đem những hủ tục gia đình ra bài bác hay chế giễu;

ông không đội lốt nhân vật nào để đứng vào địa vị chủ quan mã phê phán;

người ta thấy ơng rất bình tĩnh phân tích gia đình Việt Nam, mà những gia

đình ấy là những gia đình cần củ ở thơn q tay những gia đình trung lưu ở
thành thị” [44, tr. 220]. "Điều rõ rột nhất là hết thảy tiểu thuyết của ơng

tiểu thuyết phong tục và có tính chất Việt Nam đặc biệt. Ơng cịn có thể tiến

xa hơn nữa khi biết chọn lọc lời văn và biết để tâm xét nhận cuộc đời kỹ hơn”

bởi ông là một tài năng đang cịn trẻ, có sức viết khỏe và hay [44, tr. 243]

Vũ Ngọc Phan trong cuốn Những năm tháng ấy (NXB Hội Nhà văn,
2000). bên cạnh cung cắt những thông t vỀ cuộc sống thường nhật của


Mạnh Phú Tư, ông cũng cùng chú ý đến ưu, nhược điểm trong sáng tác của

tác giả: “Những ưu khuyết ở con người Mạnh Phú Tư thể hiện cũng rất rõ ở

những tác phẩm của anh. Ở ngay những tác phẩm hay nhất của anh, người ta

vẫn thấy sót lại những cái cấu thả, đôi khi ndng ean” [43, tr 402],
Cùng nghiên cứu về Mạnh Phú Tư, Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân,
Nguyễn Như Ý trong cuốn 7ừ điển tác giá, tác phẩm văn học Việt Nam ding
trong nhà trường (NX Đại học Sư pham Hà Nội, 2004) đã điểm lại về chặng.
đường sing tác của nhà văn. Theo các tác giả, trong quá trình sáng tác của
mình, Mạnh Phú Tư cũng chọn cho mình "một phương pháp và một mảnh.

vườn riêng” từ đó đem đến cho người đọc có cái nhìn một cách toản điện bức.

tranh mn màu của cuộc sống và những nỗi niềm trăn trở suy tư đặt nặng ở


đầu ngọn bút: “So với các cây bút hiện thực khác, ơng có một mảnh vườn và
một phương pháp riêng” bởi đóng góp của ơng chủ yếu ở thể loại tiểu thuyết

tự truyện và tiêu thuyết xã hội. “Mạnh Phú Tư phản ánh sự thật ấy trên tỉnh

thần phê phán sâu sắc lịng nhân đạo nồng nàn. Ở đó có biết bao trăn trở của
ông dỗn tụ vào số phận của người phụ nữ và trẻ em” [35, tr. 262].

Gần đây nhất, trong lời nói đầu của 7igẻn ráp văn xi Mạnh Phú Ti

(2010), nhóm biên soạn đã khái lược về quan niệm nghệ thuật và phong cách


dựng truyện của tác giả. Dù không cầu kỉ, không trau chuốt, tô vẽ nhiều như.

các nhà văn khác nhưng Mạnh Phú Tư đã mở ra cho người đọc thấy được.
những cảnh đời le, bắt hạnh của con người: "Mạnh Phú Tư không đi tìm
những dé tai, những cốt truyện, khốc liệt, gay cấn mà ông lấy ngay những sự
vige (Nhat tink) những cuộc đời

bình thường của mỗi con người (Lam Íẽ,

Sống nhờ), mỗi gia đình, mà ai cũng biết, cũng gặp trong cuộc sống, trong xã.

hội thậm chí gặp ngay trong chính gia đình của mình để đặt chúng dưới "lãng,

kinh nghệ thuật” cho ta được "chiêm ngưỡng” và nhận ra rằng cuộc sống là cả
một thể giới phức tap không đơn giản như ta tưởng” [55, tr. 4]
Khác với Nguyên Héng, Mạnh Phú Tư, trước khi đến với văn xuôi, cái
tên Hồ Dzếnh lại được độc giả yêu mến với các thi phẩm nỗi tiếng như Ngáp

ngừng, Chiều...

Lãng lẽ đến với làng văn vào những năm 40 của thể kỉ trước,

khắc sâu trong lòng người đọc ấn tượng về một ngồi bút luôn dạt dào xúc cảm
trước cuộc sống muôn màu. Nhà thơ Bùi Giáng khi đọc

i tho *Rằm đháng

Giêng” của Hồ DZnh
đã tùng nói quá đi rằng “Người Việt Nam có thể khơng


đọc Nguyễn Du, nhưng khơng thể khong doc Rém tháng Giêng của Hồ
Dzénh”; “Bai “Lởi về" của ông, riêng bốn câu cuối cũng
đủ là kiệt tác cổ kim”
[27; tr. 122]. Ông là nhà thơ đặc sắc nhất như một dấu nồi giữa muôn xưa với
muôn sau, giữa vùng dat này và vùng đắt khác, giữa hồn người và hồn vũ trụ.

Tu chon cho mình là một kẻ "lữ hành đơn độc”, người thì sĩ mang trong mình.


hai dòng máu Việt - Hoa đã làm nên một Hỗ Dzếnh âm thẳm, lặng lẽ dé rồi từ
đó chắc lọc những gì tâm huyết thơi linh hồn vào sáng tác, cống hiển nét đẹp.

cho đời.
Bài viết Lặng lẽ một chân tài của Mai Hương (Tác phẩm mới, số
10.1999) phần nào khái lược về sáng tác của Hồ Dz€nh: “Suốt hơn bảy thập
kỷ, Hỗ Dzễnh đã sống, đã chứng kiến, đã sống khơng ít dâu bé, den bac của
cuộc đời vốn đa đoan. Nhưng ông thuộc số hiếm những người biết và đủ bản

Tĩnh để im lặng - để bình thản, lặng lẽ sống, lặng lẽ chấp nhận, lặng lễ vượt
trải, chiêm nghiệm và sảng lọc để chỉ còn lắng lại trong lịng một tình u

thương, nhân ái mênh mơng. Và rồi, trong lăng lề, ông lại gieo giữa cuộc đời
Và trong trăng sách những âm thẳm thương mắn ấy của lịng ơng. Quả là có sự
đồng điệu tuyệt đối giữa Hồ Dzếnh và những nhân vật văn học của ông ở sự.

Tặng lẽ nén chịu và yêu thương thầm lặng này” [26]
Lời giới thiệu Tuyển sập /lỗ Đznh - Tác phẩm chọn lọc (NXB Văn

học, 1988) nhận định: “Tác phẩm của Hồ Dzếnh không nhiễu, lại không tập

trung ở một tờ báo hay đặc san nào. Với bản chất trằm lắng, ơng ln ln

khiêm tốn tự cho mình là người mới bắt đầu bước vào nghề

viết. Tuy nhiên,

với hai tập văn thơ Chẩn trời cũ và Quê ngoại, Hồ Dzễnh được biết đến như.

một nhà thơ có chân tải”
Tran Hữu

Tá khi

biên soạn mục “Hỗ Dzếnh” trong

?ừ điển văn học.

(NXB Khoa học Xã hôi, 1983) đã cho rằng: “Do từ nhỏ sống nhiều với me,
với làng quê, với những người nơng dân Việt Nam nghèo khổ nhưng có nhiều
đức tính cao quý, Hồ Dznh có nhiều trang viết thiết tha xúc động”, tác phẩm
của ông “mang đậm sắc thái trữ tỉnh hiện thực” [52, tr. 315].
Nhà thơ Hoài Anh trong tập Chẩn dụng văn học (NXB Hội Nhà văn,
2000) nhận định về Hồ Dzếnh: “Phần đóng góp quan trọng nhất cho văn học.

Việt Nam của anh lại là tập Chân rời cũ, thể hiện nếp sinh hoạt, tính cách,


tinh cảm, tâm lý của bà con gốc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Hồ Dz*nh chỉ kể chuyện về người cha mình, các anh, chỉ, em mình, con ngựa

của cha mình... mà làm cho người đọc Việt Nam rung động tận đáy lịng”.
“Trải qua khơng biết bao nhiêu đâu b tủa cuộc đời đa đoan, để rồi trong sự im
ling và bình thân ấy, ơng đã gieo vào lịng người đọc những u thương của
một tắm lịng,

Nhìn chung những đánh giá về sự nghiệp và tài năng của các nhà
nghiên cứu về ba tác giá rất xác đáng. Cùng với những nhà văn đương thời,
họ đã góp một phần cơng sức của mình vào sự phát triển của nền văn xuôi

hiện đại, đặc biệt là với Nguyên Hồng, người đã có gần 50 năm lao động hết
mình vì nghệ thuật là một điều đáng quý và trân trọng.
3.2. Những nghiên cứu về tự truyện của ba tác giả
Tự truyện của Nguyễn Hỏng khơng nhiễu, nhưng nó là một mảng sing
tác quan trong trong văn nghiệp của ông. Đánh giá về tự truyện của Nguyên
Hồng, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã khẳng định: “Trong Những
ngày thơ ấu, Nguyên Hồng đã cho ta biết hẳn một quãng đời quá khứ của ông.

Lối tự truyện này ở Anh, ở Mỹ, ở Nga, rất thịnh hành; nhưng ở Việt Nam ta,
viết được tôi cho là can đảm lắm

“Phải trút bỏ hết những thành kiến đi,

phải đặt mình lên tắt cả dư luận, phải gột rửa cho kỹ lưỡng lồng tự di. . cai
huệnh hoang là

tối ky trong tự truyện” [44, tr $00]

ời tựa trong Những ngày thơ ấu ìn năm 1941, Thạch Lam đã có những,
cảm nhận sâu sắc về tác phải
(gười ta hay giấu giếm hay che đậy sự thật,

nhất là sự đáng bn trong gia đình. Có ích lợi gì khơng, Những ngày thơ ấu

mà Ngun Hồng kể lai, tơi khơng muốn biết là có nên hay không, tôi chỉ
thấy những kĩ niệm cứ đau đớn ay sự rung động cực điểm của một linh hồn
trẻ đại, lạc loài trong những lề lối khắc nghiệt của một gia đình sắp tản. Trên.

những trang mà Nguyên Hồng viết ra đây, chúng ta thấy nỗi lên hình ảnh một


người mẹ chịu khổ và âu yếm, một người mẹ hiền từ mã tác giả nói đến với
tắt cả tình yêu tha thiết của con người”.

Cùng trong mạch cảm xúc trên, viết zởi rựa cho Những ngày thơ ấu,

nhà văn Bai Hiến cũng cho rằng: "Những trang sách của Nguyên Hồng!
Chừng nào trong cuộc sống cịn những bắt cơng tương tự, dưới bắt cứ bằu trời
nào, do (ham lam, vị kỷ hoặc dựa trên những đặc quyền, đặc lợi thì những,

thống thiết Ấy của Nguyên Hồng sẽ con vang mãi dư âm, sẽ còn nhắc nhở,
một hiện diện cần thiết và hiệu lực”.

Nguyễn Đăng Mạnh (2005) trong cuỗn Những bài giảng vỀ tác gia Văn
học Việt Nam hiện đại, khi nghiên cứu.
ăn nghiệp của Nguyên Hồng đã
vi ¿ "Nói đến thé giới nhân vật của Nguyên Hỏng không thé không kể đến
"hình ảnh cảm động của những trẻ em nhà nghèo. Đó là những sinh mệnh đáng,
thương, những số phận tội nghiệp mà chính ơng đã trải qua thời thơ ấu.
Những hình tượng nhân vật nà đà được khi hoạ đậm nót hay chỉ thấp
thống, đều hết sức ám ảnh đối với tâm tư người đọc” [36, tr. 439]. Theo ông,


“Những ngày thơ ấu là tập hồi ký ghi lại những “rung động cực điểm

của một

Tỉnh hỗn trẻ dại (Thạch Lam) về tuổi thơ Nguyên Hồng. Nội dung và thể tai

của tác phẩm đều rắt phủ hợp với phong cách của nhà văn. Mỗi chương sich
là một kỷ niệm, mộtbai the trữ tình

iống như Nguyên Hồng, trước

Cách mạng tháng

Tám, Mạnh Phú Tư

được biết đến với tiêu thuyết Làm lẽ, Nhạt từnh... nhưng có lề đến tiểu thuyết

“Sống nhờ ra đời mới thực sự gây tiếng vang và độ chín mudi trong sing tác
của ông, thu hút sự chú ý của giới độc. giới nghiên cứu.
Trong cuốn Nhỏ vấn hiện đại, Vũ Ngọc Phan cũng đã chỉ hướng đi cho

những ai muốn đi vào khám phá tác phẩm Sống nhở của Mạnh Phú Tư:
“Cái
hay của tập Sống nhở ở những điều quan sát tỷ mỷ, những sự xét nhận tỉnh tế

và cả giọng thành thật nữa” [44, tr. 236].


10


Tae gia Bai Huy Phồn với bài viết Sống nhờ của Mạnh Phú Từ (Tạp

chí Văn nghệ, số 30.1959) đã phân tích và đánh giá giá trị nội dung và nghệ

thuật của cuốn tiểu thuyết. Ông viết: “Bộ mặt trái của xã hội cũ ở nông thôn.

Việt Nam thối nát, lọc lừa, kèn cựa tần nhẫn với cái luân lí vơ lí vơ đạo đức
khơng cịn chút gì nhân dao của bộ thống trị xa kia. Thông qua các nhân vật

được phản ánh lại tuy chưa đây đủ nhưng cũng khá là chân thực” [45]

Phong Lé trong Li tea cho Sống nhờ đã viết t “Doe Sdng nhờ để hiểu
một tuổi thơ xót xa buồn khổ trong xã hội cũ. Xót xa khơng phải chỉ do tình
cảnh mỗ cơi cha và mẹ đi lấy chồng. Mà vì cả một bối cảnh xã hội, do sự mưu.

sinh vat va va sự mờ mịt của tương lai ma rit vắng thiểu tình yêu. Và để vy.
việc thay đổi trang hi 1g bơ vơ, buồn khổ, để cho mọi tuổi thơ được sống
ai ấm, êm vui dẫu có Cách mạng tháng Tám vĩ đại, “an không đễ chút nào.
Độc Sống nhở, đễ thương cảm và chia sẻ vi biết bao tuổi thơ bắt hạnh; và để
mong mỗi cho mỗi tuổi thơ như thể có được một chỗ dựa, một ý chí vươn lên
tự lập mà thoát ra khỏi cảnh “sống nhờ”, dưới bắt cứ hình thức nào. Cuốn

sách là kết đọng mười năm tuổi thơ của một người giầu nhận xét, giảu xúc.
cảm - nhà văn Mạnh Phú Tư. Phải đọc vào truyện, phải soi vào mỗi trang chữ:
mới sống hết được các cảnh đời, mới cảm nhận được hết cái dư vị chua xót

nhưng cũng đầy chất thơ trong một h tưởng và hình dung, theo tơi nghĩ, khó
ai đạt được sự sắc nét và thiết tha đến thể”

Trong Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam cudi thé ky XIX đến 1945


(NXB Văn học, 2001), sau khi tóm tắt tiểu thuyết Sống nhờ, các tác giả đã

đưa ra những ý kiến đánh giá như sau: *Tiểu thuyết có ý nghĩa xã hôi trong
việc tố cáo chế độ phong kiến đã chà đạp lên quyền sống của con người.
Mạnh Phú Tư đã tỏ ra am hiểu phong tục tập quán của người dân thơn q.
Ơng có những quan sát ti mi, những nhận xét tỉnh tế cùng một giọng văn

thành thực và xúc động”. "Nghệ thuật trong Sáng nhở đã đến độ chín khi thể


hiện thể giới nội tâm phong phú và phức tạp của con người. Sống nhở là tiểu

thuyết nỗi trội bơn cả trong số những sáng tác của Mạnh Phú Tư. Với Sống nhở,

nhà văn đã tạo được vị trí nhất định trong dòng văn học hiện thực Việt Nam” [3,

tr 893].
Nguyễn Đăng Mạnh, Bùi Duy Tân, Nguyễn Như Ý trong cuốn 7” điền
tác giả, tác phẩm van hoc Vigt Nam đừng trong nhà trường lại cho rằng, tiều
thuyết Sống nhờ có liên quan chặt chẽ đến tuổi thơ của Mạnh Phú Tư: "Sống
nhờ là tác phẩm tiêu biểu nhất của Mạnh Phú Tư. Nó có liên quan chặt chế
với cuộc đời tác giả. Tuổi thơ của ông được tái hiện rõ nét trong đó, hệt như

một c “tự truyệt 1” [35, tr. 263]. Ngồi ra, các nhà nghiên cứu cịn thấy
được ý nghĩa của cuỗn tiểu thuyết. “N6 không chỉ tái hiện về tuổi thơ của
chính người viết

mà cịn thơng qua đó để phản ánh về những số phận con


người bị chà đạp. Đó là một bản cáo trạng đẳm nước mắt về quyền s
chà đạp của con người, nhất là phụ nữ và trẻ em” [35 tr263]

Cuốn Sự vận động trong dòng văn học hiện thực 1930 - 1945 của Nguyễn.
Duy Tờ đã đưa nhận xét về Sống nhờ : “Sống nhờ là tiểu thuyết có tinh chat tw

truyện về những năm tháng cay đẳng ở vùng quê Thanh Hà - Hải Dương, trong,
cảnh cha mắt sớm, mẹ gửi con lại và đi thêm bước nữa [54, tr. 146].

XXuất hiện cùng thời với Thạch Lam, Thanh Tịnh, cái tên Hồ Dzếnh

người ta biết đến nhiều về thơ hơn là văn xi.

Nhưng điều đó khơng ảnh

hưởng gì đến hành trình lặng lẽ đi tìm con chữ của ơng.
Năm 1942 ở bài viết có tựa đề Phế bình: Chân ti cũ - tập truyện ngắm
của Hơ Dzễnh đăng trên Tạp chí Tri Tân, số 67, nhà phê bình Kiều Thanh.
Quế đã “để ý đến tính cách ngịi bút của tác giả (tức Hồ Dzếnh) nhiều hơn cốt
truyện tác giả dàn xếp”. Chú trọng đến nghệ thuật kể chuyện của Hồ Dzénh,
Kiều Thanh Quế nhận định: “Văn chương Hồ Dzếnh có những nhịp uyễn

chuyển và buồn lạ như một khúc nhạc lâm lì ai ốn” [48]


12

“Thành công nhất của Hỗ Dznh, theo nhiều nhà nghiên cứu, phê bình là

tập truyện Chân đrởi cữ - một phần tự truyện của ông. Lởi ra cha nha vin

“Thạch Lam đã chỉ ra: “Những truyện ông kể cho ta biết tồn là những chuyện về.

gia đình ơng, gia đình của những người Trung Hoa nhẫn nại và ju khó sang
lập nghiệp ở bén nay. Mot ngudi cha Kim fi sudt ngiy khơng nói, một người me
Việt Nam vào hạng những người đản bà chỉ biết có chịu khó vẻ chồng con,
khơng bao giờ một lời phản nản hay ốn hận, mà cái uớc mong sung sướng nhất

cớ được hy sinh mãi. Và một vài nguời con, một v người nơng dân Trung

'Hoa - sáng lập thành cái gia đình mà số phận hình như bắt buộc phải buồn rầu.

Sau khi người cha qua đời, thì cái thời sung túc, đoàn tụ cũng mắt đi”.
"Nhà nghiên cứu Trần Hữu Tá trong bai viét 46 Dzénh - một hôn thơ đẹp đăng

trên Tạp chí Kiến thức Ngày nay (Số 10.198 )
đã nhân xét: “Hồ Dzênh được nhiều
người yêu và nhớ đủ ơng viết khơng nhiều vì ơng có được tiếng nói nghệ thuật

riêng”. Theo ông, thé manh của ngôi bút Hỗ Donh là "chất thơ thắm vào từng

trang văn tạo nên phong vị trữ ỉnh ảo điệu”. Đọc Chẩn ời cũ, Trần Hữu Tá bình

phẩm: “trong bắt cứ truyện nào dù nói về ai nhưng ẩn sau những dịng chữ in, nhân.

vật chính

là tác giá, là tâm hồn giầu yêu thương xao xuyến của ông” [53].

Trong bài nghiên cứu “m vang hồn thơ Hỗ Dzẻnh (Tạp chí Non Nước,


số 1T9.1991), tác giả Nguyễn Thị Thu Trang cho ring

i doe tap truyện

ngắn Chân đời cit cia HO Dzénh, nhing truyén viet trong dé nhu: Ngdy gdp
gỡ, Người chị dâu tôi, Con ngựa trắng của ba tơi, Lịng mẹ, Chú Nhì, Hai anh

ơi V.V.. la vẫn mường tượng rất rõ những ngày thơ

của nhà văn. Văn xi

Hồ Dzễnh khơng lạ bởi nó chỉ là những dịng kể chân thực về cuộc đời,
nhưng nó cũng khơng mịn cũ với thời gian vì nó đánh thức lỏng yêu thương,
trắc ân của con người. Mà tắm lỏng của con người thì đời nào cũng vậy” [6l].
Năm 1996, trong bài viết có tựa đề Ø1 Đzềnh với những Chân trời cũ,

Phong Lê cho rằng: “Mạch kể chuyện của Hồ Dznh rủ rỉ và sa đà”. Văn Hồ


l3

Đzếnh có những đoạn “that giảu âm điệu, như đồng vọng lại từ sâu thẩm của

một tâm hồn cực kì đa cảm và một quá khứ xa xưa. Những đoạn văn dai như.
tâm tưởng và huy hoàng trang nghiêm một vẻ đẹp cổ điển” [30]
Bén cạnh các ý kiến của các nhà văn, nhà phê bình kể trên, có thể thấy
các nhận xét về tự truyện của Nguyên Hồng và Mạnh Phú Tư, Hồ Dzảnh qua
một số luận văn, luận án khác. Dù chưa mang tầm khái quát, hệ thống và toàn

diện, nhưng tắt cả những đánh giá, phát hiện này đều là những gợi dẫn đáng.


quý để chúng tôi kế thừa và phát triển trong đề tài nghiên cứu của mình.
3, Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

.3.1. ĐI tượng nghiên cứu.
ĐỀ tài hướng trọng tâm khám phá những đặc điểm chính trong thể giới

nghệ thuật của tư truyện viết về dé tài thiểu nhi Việt Nam trước 1945 của ba

tác giả Nguyên Hồng, Mạnh Phú Tư, Hồ Dznh trên hai phương điện nội
dụng và hình thức thể hiện
3.2. Phạm vì nghiên cứu
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tải, chúng tôi chỉ tập trung khai thác
ba tiểu thuy

1) Sống nhở (Mạnh Phú Tư)
3) Chân trời cũ (Hồ Dzễnh).
3) Những ngày thơ ấu (Nguyên Hồng).
Để phù hợp với yêu cầu về dung lượng của luận văn, đề tài hướng trọng.

tâm khám phá những phương diện chính yếu về nội dung và hình thức của ba

tiêu thuyết này để nhân diện và minh giải đặc điểm ưu trội của loại thể tự
truyện viết về đề tải thiếu nhỉ trong văn học Việt Nam trước 1945 nói chung,
văn xi hiện thực phê phán nói riêng
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện, luận văn có vận dụng phối hợp một số


phương pháp nghiền cứu chủ yếu sau đây:

4.1. Phương pháp lịch sử: nhằm tìm hiệu mảng tự truyện của ba tác
giả gắn với hoàn cảnh lịch sử và đời tư nhà văn.

4.2. Phương pháp tấp cận hệ thống: nhằm tiếp cần một cách có hệ
thống các tác phẩm cũng như các cơng trình nghiên cứu v các tác giả này,
âm cơ sở lý luận để đi sâu phát hiện những nét nỗi bật của ba tập tự truyện.

4.3. Phương pháp phân tích - tỗng hợp: đẻ chọn lọc và làm sáng tỏ.

những đặc điểm nét nỗi bật của mảng tự truyện viết về đề tải thiểu nhỉ trước.
1945 thông qua ba tác phẩm.

4⁄4. Phương pháp so sánh (đằng đại và lịch đại): đễ làm nỗi m nết
đặc sắc về mang tự truyện viết về đề tài thiếu nhỉ trước 1945 và hiểu thêm về
phong cách ba tác giả.
1. Đồng góp của

để tài

Cái mới của luận văn là tập trung chuyên sâu đi tìm hiểu về đặc điểm.

và vị thế của tự truyện viết về đề tài thiếu nhỉ trong văn học Việt Nam trước.
1945, chỉ ra những nét đặc trưng về thế giới nghệ thuật tự truyện qua ba tác

phẩm, đồng thời qua đó cũng khẳng định được những đóng góp cùng phong

cách của Mạnh Phú Tư, Hồ Dzếnh, Nguyên Hồng cho văn học thiếu nhỉ Việt

"Nam hiện đại qua mảng tự truyện.
6. Cấu trúc luận văn.


Ngoài phần Mỡ đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của đề
tài gồm ba chương:

Chương 1: Thể loại tự truyện trong văn học Việt Nam trước 1945,
Chương 2: Các phương diện nội dung cơ bản của tự truyện trước 1945

qua Sống nhở, Những ngày thơ u và Chân trởi cũ.

Chương 3: Những phương thức thể hiện chủ yếu của tự truyện trước
1945 qua Sắng nhở, Những ngày thơ ấu và Chân trời cũ.


15

CHƯƠNG1
"THẺ LOẠI TỰ TRUYỆN
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỚC 1945

1.1. KHÁI LƯỢC VỀ TỰ TRUYỆN.

1.1.1. Khái niệm tự truyện
Là một thể loại đặc biệt, đặc trưng của tự truyện là tác giả ngược dòng
thời gian kể lại câu chuyện của bản thân khi đã trưởng thành, hiện thực của
thời quá khứ được phục dựng nhờ ký ức. Nhà văn Mỹ Thomas Wolf cho ring:

“Mọi tác phẩm nghiêm túc suy đến cùng đều là có tính chất tự truyện, một

người nếu muốn sáng tạo một cái gì chân thực và có giá trị thì phải sử dụng,
kinh nghiệm và tài liệu trong cuộc sống của mình”. Mỗi nhà văn khi cdi bút


đều xuất phát từ nhu cầu giải phóng và bộc lộ cái tơi cá nhân, phơi trải tâm tư,
tình cảm, cảm xúc qua mỗi trang viết.

Người đầu tiên đưa ra định nghĩa chính thức của tự truyện là Philipe

Lejeune. Theo ông, “tự truyện là hồi tưởng về văn xuôi do một người tưởng

thuật lại về chính sự tồn tại của mình, khi anh ta tập trung vào cuộc sống cá

nhân, đặc biệt là quá trình hình thành nhân cách”. Ở đây, "quá khứ, kỷ niệm
bị xóa mờ với thời gian, vì tư duy khi viết về tự truyện đã trải qua biết bao
cảnh đời, và vi các sự kiện được sắp xếp, bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà

trùng hợp với sự thật... Tự truyện không phải là một tập hợp những kỷ niệm.
tản mạn, mà được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết”.

Bách khoa tồn thư Wikipedia định nghĩa: *Tự truyện là những tác
phẩm văn học thuộc thể loại tự sự, thường được viết bằng văn xi trong đó.
tác giả tự kể lại và miêu tả cuộc đời mình trong tác phẩm”. Như vậy, một tác
phẩm chỉ có thể coi là tự truyện khi tác giả, người kể chuyện và nhân vật
chính là một. Mặt khác, người viết phải đặt cái “tơi” của mình ở vị trí trung


tâm tác phẩm, tìm hiểu, phân tích.

Đồng quan điểm, Từ điển thuật ngữ văn học của c¿
giả Lê Bá Hán,
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cũng nhận định tự truyện là “tác phẩm văn


học thuộc loại tự sự, tác giả tự viết về cuộc đời mình” [l6, t. 389].
Trong cuỗn /50 thudt ngữ văn học, Lại Nguyên Ân cũng có cùng quan
điểm với các tác giả trên khi đưa ra định nghĩa: “Tự truyện là tác phẩm văn

xuôi tự sự, thường được viết bằng văn xuôi, trong đỏ tác giả tự kế và miều tả

cuộc đời của bản thân mình, có thiên hướng lý giái cuộc sống đã qua của tác

giả như một chỉnh thể, tạo ra những nét mạch lạc cho sư trải nghiệm của bản.
thân. Người
có thể "thêm thất”, "sắp xếp lại” các sự việc để tạo hiệu ứng,
nghệ thuật độc đáo nên rất khó căn cứ xác minh tính chính xác của các sự
kiện. Có thể nói sự thành thực và sâu sắc của những trải nghiệm cũng quan
trọng khơng kém tính chính xác của các sự việc. Do vậy, tự truyện thường.

vào thời gian. khi tác giả đã trưởng thành, đã trải qua phần lớn các đoạn
đời mình” [4, t. 376].

Theo 7ừ điển văn học (bộ mới) do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, “tự truyện

thường là những câu chuyện viết bằng văn xuôi, kể lại dĩ văng của chính tác
giả". Nhà văn khi viết tự truyện đã trải qua biết bao cảnh đời, vì thế các sự

kiện được sắp xếp, bố cục lại, suy ngẫm lại, nên khó mà trùng hợp với sự thật

Đó là chưa kể khi nhà văn có ý thức muốn biển đổi câu chuyện, hoặc tô điểm
thêm, hoặc làm xấu đi những sự thật, cho nên hình ảnh cuộc sống của tác giả

trong tự truyện có độ lệch nhất định với cuộc đồi thật của tác giá, Điều đó
khiển cho "tự truyện không phải là một tập hợp những kỹ niệm tăn mạn, mà

được bố trí như một truyện, một tiểu thuyết" [20, tr. 1905-1906].

Tự truyện với tư cách là một thê loại văn học đặc biệt khi nhà văn tự kế

về cuộc đời của chính mình, trong đó mọi kỉ niệm được nhớ lại, đã có độ lùi

nhất định của thời gian. Những thăng trằm dau bé, những buồn vui, trăn trở và


17

ám ảnh,... đã thôi thúc người viết tim đến thể loại này như một phương tiện

chuyển tải hữu hiệu với mong muốn được nhìn lại chính mình. Người ta ví tự.
truyện như là một bức chân dung tự họa chân thật, sống động của mỗi nhà
văn. Ở đó như thể nhân vật tơi - nhà văn đang nói về tơi, nhưng bạn cũng có.
thể thấy đơi điều nhà văn nói hộ cho mình, tuy nhiên cũng khơng thể tránh
khỏi tỉnh chất chủ quan của từng cá nhân khi nhân vật tơi, với tư cách là
người chứng kiến và có mặt trong mọi sự kiện, có thể khác với chân dung thật

của mình, dẫu có những nét tương đồng. Vì đặc trưng cơ bản của tự truyện,
cho nên tất cả được cấu trúc nhào nặn thành một sáng tạo đầy tính nghệ thuật.

Bên cạnh giá trị nghệ thuật đưa lại, thì tự truyện cũng mang lại sự hiểu kỳ và
tò mò về một cá nhân đời tư của nhà văn qua lời tự thú của họ.
Ở phương Tây, tự truyện như một hội chứng văn chương đành cho.
những người nồi tiếng. Người ta ai cũng có quyền viết tự truyện, hồi ký, nhật

ký, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin bing nỗ, việc viết tự truy:


ký, nhật ký như một hoạt động hàng ngày không thể thiếu của rất nhiều người.
nhất là những chính khách, ca sỹ, cầu thủ... Tuy nhi: „ở đây chúng ta cũng,

phân biệt một chút đâu là tự truyện văn học và đâu

tự truyện thông,

thường để tránh đánh mắt giá trị của một tự truyện văn học có những phẩm.
chất vượt trội.

Từ những ý kiến trên, có thể nói tự truyện là tác phẩm văn học tự sự do

tác giá viết về cuộc đời mình, tâm điểm của tự truyện là "cái tơi” « người đang,
kể lại câu chuyện của chính mình. Trong q trình viết tự truyện, người viết

nhiều khi vận dụng
hư cấu “thêm thất”,
"sắp xếp lại” các chỉ tiết của cuộc đời

mình, nhằm làm cho sự trình bày về cuộc đời ấy trở nên hợp lý, nhất quán.
Hau hét các tự truyện đều viết khi tác giả đã trưởng thảnh, khi đã có độ lùi về
thời gian. Viết tự truyện là địp để nhả văn "sống lại lần nữa” tuổi thơ của

mình, cho nên việc thêm thất và sắp sếp các chỉ tiết sao cho ph hợp với câu


18

chuyện mình đang kể là một quá trình sing tạo nghệ thuật. Tác phẩm tự
truyện nói đến những điều bình thường nhưng không hề tầm thường, kế về

một mảnh đời riêng mà chạm tới được cái chung. Vì vậy, ngồi giá trị thẳm

mĩ, một điều cũng hết sức quan trọng thu hút các thể hệ bạn đọc tìm đến trang,
sách của nhà văn bởi họ có một cơ hội tìm lại chính rmình.
1.1.2. Dije điểm cơ bản của tự truyện

Lä một thể loại mang tính giáp ranh, đường biên động giữa tự truyện và

hồi ký dường như rất mỏng. Vì thể để nhận diện các đặc trưng cơ bản của tự

truyện nên chăng chúng ta cằn có cái nhìn đối sánh với người anh em của nó ~
hồi kí.
“Thực tế cho thấy ranh giới giữa tự truyện và hỗi kí đơi khi rất khó xác
định. Bách khoa tồn thư Wikipedia viết: "Sự khó khăn trong việc phân định
loại thể của tự truyện so với hồi ký sẽ chỉ được các nhà nghiên cứu, phê bình.

Văn học giải quyết với từng trường hợp cụ tÍ
cạnh tự truyện hơn hay hồi ký hơn, mà thơi”.

tác phẩm nhắn mạnh ở khía

Trong bai Ki vd gidng day Ki, Van đề giảng dạy Tác phẩm văn hoc

theo thé loại, Hoàng Như Mai viết: *Những điểm khác nhau cơ bản giữa hỏi
kí và tư truyện là tự truyện thiên về kể lại những chuyện thân mật, binh
thường nhiề hơn mà hồi kí thiên về những sự kiện có tính lịch sử. Cũng.
do đặc ém này, mà sự hư cấu trong tự truyện có thể xảy ra ngồi ý muốn

chủ quan của người viết. Cho nên nói về giá trị lịch sử thì hồi kí hơn tự


truyện, nhưng đứng về tính chất văn học thì tự truyện có thể hơn hồi kí vì tự
truyệ thuộc phạm trù của truyệ (33, tr. 218]. Sự khác nhau do hướng đến
đối tượng phản ánh khác nhau và đặc trưng của tự truyện lả hư cấu sáng tạo.
Là thể loại khai sinh từ chủ nghĩa lãng mạn, tự truyện khắc họa “bức.

chân dung về sự hình thành cuộc đời quá khứ của một cá nhân nào đó từ điểm
nhìn của thời hiện tại, được hồn thành thơng qua nội quan và hồi ức, trong,


19

46 cái tôi hiện ra như một thực thể dang phat trién” (Bruce Mazlish). Năm

1974, trong tiểu luận Hiệp ước sự thuật (Le Pacte Autobiographique),

Philippe Lejeune trình bảy một định nghĩa ni tiếng nhằm xác lập những dấu.

hiệu về mặt hình thức của tự truyện. Đó là 'thễ loại tự sự tái hiện dĩ văng,
trong đó một con người có thật kể lại cuộc sống của mình, nhắn mạnh về đời
sống riêng tư, đặc biệt là về mặt lịch sử hình thành nhân cách”. Định nghĩa

của Lejeune cho phép phân biệt tự truyện với nhật kỹ và hồi ký. Ba hình thể

Những điễm
khác nhau cơ bản giữa chúng là tự tuyện và hồi ký được viết theo chiều
này giống nhau ở một đặc điểm là những "chuyện đời tự kể

nghịch của thời gian, hướng về dĩ văng, thì nhật ký được vị theo chiều
thuận, ghỉ lai sự kiện và cảm xúc thường nhật. Chính vì vậy mà tự truyền và


hồi

ký có

tính tổng kết và lý giải về một cuộc đời, một đoạn đời, rông hơn là

một thể hệ, một thời đại, cịn nhật ký viết cho chính mình nên thường dang,

dỡ, ít khái quất. Thêm nữa, nếu tự truyện và hỗi ký được

ra cho người

khác đọc, thì nhật ký là một lối viết thầm kín, cho riêng mình (trừ khi nhật ký
được xuất bản theo ý muốn tác giả, nhu Nhdtky ctia Gide ching han). Nhung

tự truyện và hồi ký khác nhau ở chỗ nào? Tự truyện xoáy sâu vào câu chuyện

cá nhân tác giả, trong khi hồi ký là bức tranh về một thời đại, bên cạnh câu.

chuyện của chính mình, tác giả cơn đĩ sâu tìm hiểu những mảnh đời khác.
Điểm chung giữa Tự truyện với Hồi kí ở chỗ chúng đền là những thể
loại văn học mang tính hồi cố, tái hiện lại quá khit, nhưng đặc trưng khu biệt
là chúng nằm ở hai địa hạt không hề trùng khít với nhau trong hệ thống thể

loại văn học. Bản chất của tự truyện cho phép nhà văn hư iu để tạo nên
những hình tượng hồn chỉnh, cịn bản chất của hồi kí địi hỏi cao hơn sự
chính xác của sự kiện và những đánh giá khách quan của người viết kí. Điểm.

riêng của tự truyện là câu chuyện về cuộc đời một cá nhân, tâm điểm của tự


truyện là cái tơi người kể chuyện trong q trình hình thành và phát triển nhân.


20

cách, trong sự tương tác của nó với thể giới bên ngồi. Đấ là một cái tơi

đang trong q trình phát triển về tâm lý, tính cách khơng ngừng và khơng,
hồn kết. Trong khi đó, tâm điểm của hồi kí là thế giới bên ngoài, là cuộc

xống và con người trong một thời kỳ lịch sử nào đầy (đặc biệt là khi lịch sử có.
những biến động lớn), và cái tơi nói chung chỉ đồng vai trị nhân chứng. Với
tư cách là người chứng kiến tất cả các sự kiện, cho nên cái tơi trong hỏi kí

phải ln trong trạng thái tương đối tĩnh, có biệt tài quan sát, kể lại, phân tích,

đánh giá hiện thực một cách khách quan nhất

Mối quan tâm đầu tiên của tác giả khi viết tự truyện là “sống lại tuổi.

tho” la chính mình qua hồi ức, thì mỗi quan tâm đầu tiên của tác giả hồi kí
là nhìn lại gương mặt của thời đại qua những sự kiên mà mình chứng kiến và
thuyết phục người đọc ở những sự thật ấy. Cái tôi trong tự truyện là con người
mỡ rộng tắt cả chiều kích tâm hin, bé sầu tr tướng và bộc lộ cái tơi đây nội

cảm; ngược lại hồi kí là một xu hướng tiếp nhận và phản ứng nào đó đối với

những biến cố và những nhân vật của lịch sử, đòi hỏi người viết ở sự trung,

thực, chính xác và khách quan trong việc bao quát toàn bộ hiện thực cuộc.

sống trong quan hệ với con người

Thiên về tran thuật các sự kiên, cho nên đan xen giữa các sự kiện trong.

hồi ki mớixi ất hiện một đoạn bình phẩm của tác giả. Số lượng sự kiện trong

hồi kí thường nhiều hơn so với tự truyện. Bên cạnh cảm nghĩ cá nhân của bản

than tác giả, trong hồi kí cịn có thêm cảm xúc của nhân vật khác có liên quan.
Ngược lại, khi viết tự truyện các tác giả thường hướng vào cái tơi” bên trong,
ủa mình trong sự tương. với thể giới bê ngồi đến những người
mình đã gặp, những việc minh đã thấy hoặc tham dự. Những việc xây ra bên
ngồi chỉ làm “nền” cho cái “tơi” tác giả - nhân vật tự đo bảy tỏ cảm xúc, suy.

nghĩ về các sự việc xảy ra trong quá khứ. Trật tự của các sự kiện được phát

triển theo tâm lý, cảm xúc riêng của tác giả. Có những sự kiện có thật được.


21

ira vào trình bây một cách trọn vẹn, chính xác nhưng cũng có những sự kiện
được tác giả lược bỏ đi một số chỉ tiết để đạt được ý muốn chủ quan của

mình. Bởi vậy, tư duy trong tự truyện là tư duy "hướng nội”, cịn tư duy hồi kí
Cảm xúc, tình cảm cá nhân của tác giả trong tự
triyện thường đậm nét hơn so với hồi kí.
Đơi lúc trong tự truyện, ta bắt gấp những ý nghĩ ngây ngô nhưng cũng,
không kém phần già đặn. Xu hướng chung của tự truyện là lý giải cuộc sống.


đã trải qua như một chinh thể, tạo ra những nét mach lạc. Tính nhất quán
trong tự truyện luôn luôn là hành vi khắc phục cái thời gian đã lùi xa, là mưu
toan quay về thời tuổi thơ, tuổi trẻ, làm sống lại những đoạn đời quan trọng và
nhiều kỷ niệm nhất, mang đến cho người đọc những rừng động chân thật như
chính họ cũng đang “sống lại” cuộc đời mình từ đầu.
Có thể nói tự truyện là một bản tường trình về cuộc đời tác giá dựa trên

hai đặc điểm cơ bản: sự hiện diện của nhà văn trên văn bản và tự truyện

khơng mang tính hư cấu. Tuy nhiên, vì nhu cầu sáng tạo mang đậm cá tính.
của nhả văn nên một tự truyện phải là một sắp xếp đầy tính thẳm mĩ những sự

thật, một sự bổ trí đầy thuyế phục những kinh nghiệm với mục dich thắm mỹ,
trí tuệ và đạo đức, Sự thất trong tự truyện không phải là những phần cổ định

mà luôn là những phần động của trang thai ý thức của nhà văn khi tái hiện

những đoạn đời đã qua thông qua những ký ức và tưởng tượng. Đó chính là
những ký ức được lưu giữ về một thời kỳ đã qua từ trải nghiệm một quãng đời
của nhà văn. Từ hành động và sự việc bộc lộ tính cách nhân vật, từ tâm tư tình

cảm của nhân vật nhận thấy tự thú của tác
Vật được khách quan hóa.
nhưng xuyên qua lớp vỏ đó lại là sự chủ quan chân thành, giàu biểu cảm.
Tìm hiểu về tự truyện, các nhà nghiên cứu cho rằng có hai hệ thống.
trong một tự truyện. Thứ nhất là hệ tham chiếu cái tôi với văn bản thực tế và

tạo nên hình ảnh của sự thật. Thứ hai là một hệ thống văn học chứa trong đó.



×