Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Báo cáo bao bì: bao bì thông minh cấp cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 39 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP HỒ CHÍ MINH
VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC - THỰC PHẨM
MÔN: BAO BÌ THỰC PHẨM



GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI
LỚP: ĐHTP6B
NHÓM 11
TP HCM, ngày 20 tháng 02 năm 2014
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian nghiên cứu và được sự hướng dẫn tận tình của thầy Lê Văn
BAO BÌ
THÔNG MINH

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
Nhất Hoài giảng viên bộ môn Bao bì thực phẩm giúp chúng em hoàn thành xong bài tiểu
luận “Bao bì thông minh”. Thông qua bài tiểu luận này, em hiểu rõ hơn về bao bì nói
chung và bai bì thông minh nói riêng. Chúng em xin chân thành cảm ơn:
• Trường ĐH Công Nghiệp TP.HCM, BGH nhà trường đã tạo môi trường
thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu làm tiểu luận.
• Thầy Lê Văn Nhất Hoài – giảng viên bộ môn Bao bì thông minh đã giúp đỡ,
hướng dẫn chúng em tận tình cách làm tiểu luận.
• Thư viện trường, phòng đa phương tiện đã cung cấp những tài liệu cần thiết.
Do những hạn chế về kiến thức cũng như thực tiễn, bài báo cáo chắc chắn còn rất
nhiều sai sót. Chúng em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý quí báu từ thầy để giúp em
hoàn thiện hơn nữa trong quá trình học tập cũng như làm việc sau này.
Thay mặt nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy!
Nhóm trưởng.
Tp.HCM, ngày 20 tháng 02 năm 2014.
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
Ngày nay xã hội ngày càng phát triển và có nhiều sản phẩm thực phẩm được tạo ra
nhằm phục vụ nhu cầu ăn uống ngày càng cao của con người. Cùng với sự phát triển của
thực phẩm thì một phần không thể thiếu của một sản phẩm thực phẩm đó chính là bao bì
cũng nhanh chóng phát triển theo. Xu hướng của bao bì thực phẩm hiện nay đó chính là:
các loại bao bì làm bằng chất dẻo ngày càng tăng cao, bao bì có khả năng tái sinh, bao bì
thân thiện với môi trường, bao bì năng động, bao bì thông minh, an toàn vệ sinh thực
phẩm, hạn chế ô nhiễm,… Bao bì là thành phần quan trọng của một sản phẩm thực phẩm
với chức năng chứa đựng, bảo vệ, truyền đạt thông tin và thuận lợi cho quá trình vận
chuyển. Ngoài ra là bao bì còn có những lợi ích và khả năng đặc biệt khác. Những lợi ích
và khả năng đặc biệt này tùy thuộc vào từng loại bao bì. Ví dụ như: bao bì năng động có
khả năng thay đổi các điều kiện đóng gói của thực phẩm để gia tăng hạn sử dụng hoặc để
cải thiện tính an toàn, bao bì thông minh có khả năng giám sát các điều kiện đóng gói của
thực phẩm để cung cấp thông tin về chất lượng sản phẩm trong khi vận chuyển và phân
phối,…. Đặc biệt bao bì thông minh đang dần được ứng dụng rộng rãi.
Bao bì thông minh gồm các loại như: Hệ thống quản lí nhiệt độ lên xuống của bao
bì (TTI), Nhận diện tần số vô tuyến (RFID), Mã vạch thông minh, Cảm ứng, Các chỉ số,
Bao bì tự nóng, tự lạnh,…đã có ứng dụng mang lại những lợi ích đặc biệt nhằm tăng sự
Nhóm 11 | 2

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
an toàn và kiểm soát chất lượng cho các sản phẩm thực phẩm. Qua bài này, chúng ta sẽ
tìm hiểu kỹ hơn về một số loại bao bì thông minh thường được ứng dụng trong thực
phẩm.
I. TÌM HIỂU CHUNG VỀ BAO BÌ
1.1. Định nghĩa bao bì thực phẩm
- Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể
gồm nhiều lớp bao bọc có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản
phẩm.
- Bao bì phải đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm, thông tin và thu hút người

tiêu dùng, giúp sản phẩm thực phẩm có thể phân phối, lưu kho, thương mại…
thuận lợi.
1.2. Chức năng của bao bì thực phẩm
Bao bì hàng hóa vai trò, chức năng quan trọng trong quá trình sản xuất, phân phối
và tiếp thị sản phẩm ra thị trường. Ngày nay, bao bì không chỉ để trình bày, mô tả, quảng
cáo cho sản phẩm hay đơn thuần là vật bảo quản, chứa đựng sản phẩm mà bao bì còn
đảm nhận chức năng như một công cụ tiếp thị cho sản phẩm, là hình ảnh tượng trưng cho
sản phẩm và có chức năng quan trọng trong việc quyết định mua hàng của khách hàng.
1.2.1. Chức năng bảo vệ
- Đây là chức năng nguyên thủy nhất của bao bì. Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm bên
trong khỏi bị vỡ, tránh rung, va đập, ảnh hưởng của nhiệt độ và các yếu tố môi
trường bên ngoài.
- Ngăn cách không cho sản phẩm bị dính nước, bụi bẩn. Bao bì cũng giúp ngăn cách
sản phẩm không bị ô xy hóa hay bị nhiễm khuẩn.
Bao bì giúp bảo vệ sản phẩm
1.2.2. Chức năng phân phối
Nhóm 11 | 3

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
- Một số loại sản phẩm nếu không có bao bì sẽ không có khả năng vận chuyển. Ví
dụ: đường, muối, café rang xay … trong trường hợp này bao bì là phương thức
đơn giản và hiệu quả mang sản phẩm đến người tiêu dùng.


Cafe rang xay luôn cần đóng gói trong bao bì
- Ngoài ra bao bì giúp vận chuyển dễ dàng hơn, thuận lợi cho việc phân phối, bày
bán trên giá kệ siêu thị, mở ra và đóng vào, sử dụng nhiều lần.
- Bao bì cấp 2, bao bì cấp 3 là điển hình trong chức năng phân phối sản phẩm.
1.3.
Bao bì cấp 2, bao bì cấp

3
Nhóm 11 | 4

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
Bao bì giúp đóng gói tiện lợi
I.1.3. Chức năng truyền tải thông tin
- Một trong những chức năng cơ bản và cổ xưa nhất của bao bì là để truyền tải
thông tin.
- Những thông tin được in ấn trên bao bì bao phải chính xác và được chịu trách
nhiệm pháp lý bởi nhà sản xuất: tên sản phẩm, thành phần, giá trị dinh dưỡng,
công dụng, chức năng, thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng và
bảo quản, mã vạch, các kí hiệu qui ước,…
Bao bì giúp cung cấp thông tin sản phẩm
I.1.4. Chức năng maketing
Nhóm 11 | 5

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
- Bao bì là một vũ khí bí mật trong marketing. Bao bì giúp tác động đến người mua
và khích lệ hành vi của người tiêu dùng.
- Ngày nay, vai trò của bao bì ngày càng trở nên quan trọng hơn trong việc xây
dựng một thương hiệu mạnh và nhất quán. Các doanh nghiệp quan tâm đến việc
thiết kế bao bì chuyên nghiệp, ấn tượng như một lợi thế bán hàng hiệu quả, giúp
doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và đồng thời giảm chi phí cho các hoạt động
quảng bá sản phẩm.
Bao bì giúp tăng giá trị sản phẩm
I.1.5. Chức năng sử dụng
- Bao bì luôn được thiết kế để bao gói sản phẩm và chỉ mở được 1 lần. Vì thế, một
khi đã mở bao bì thì người ta không thể đóng lại được nữa hoặc khi đóng lại sẽ để
lại dấu hiệu nhận biết. Chính điều này làm giảm nguy cơ sản phẩm bị ăn trộm.
I.1.6. Chức năng sản xuất

- Bao bì phải có độ bền cơ học phù hợp với tính năng của các loại máy móc
trên dây chuyền, phải có khả năng chịu được tác động của các yếu tố công
nghệ có mặt trên dây chuyền sản xuất như: áp suất, nhiệt độ, độ ẩm, sự ăn
mòn,….
I.1.7. Chức năng môi trường
Nhóm 11 | 6

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
- Sau khi sử dụng thực phẩm, bao thường được thải ra và làm ô nhiễm môi trường.
Để giảm thiểu tác động xấu đến môi trường thì phải lựa chọn bao bì thỏa mãn các
điều kiện như: có khả năng tái sử dụng, có khả năng tái chế, khả năng tự phân hủy,
có khả năng xử lý bằng các giải pháp công nghệ trong các cơ sở xử lý rác.
Mẫu thiết kế bao bì túi đựng sản phẩm thực phẩm sơ chế Famichef
Nội, ngoại thất sang trọng từ bao bì tái chế
I.1.8. Chức năng văn hóa
Nhóm 11 | 7

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
- Thực phẩm thường được sản xuất tại chỗ dựa trên việc khai thác nguồn nông sản
có sẵn của địa phương. Mỗi nguồn nông sản được đặc trưng bởi khí hậu, đất đai,
tập quán canh tác, giống cây trồng vật nuôi chính vì thế sản phẩm thường có
những nét độc đáo riêng về văn hóa bản địa. Do đó bao bì thường được tạo dáng,
trang trí theo truyền thống văn hóa của mỗi vùng và mỗi dân tộc.
- Chức năng văn hóa mang lại cho sản phẩm thực phẩm những đặc trưng riêng và
trong nhiều trường hợp nó tạo nên cho sản phẩm khả năng thông tin và maketing
độc đáo.
Bao bì dòng sản phẩm “Tứ đại danh trà” của Chè Thái Nguyên
1.3. Quá trình hình thành và phát triển của bao bì
- Lịch sử hình thành và phát triển của bao bì gắn liền với sự tiến bộ của công nghệ
thực phẩm cùng với công nghệ vật liệu bao bì, phản ánh sự tiến bộ của loài người

qua các thời kỳ.
- Thực phẩm mà chúng ta sử dụng hằng ngày có nguồn nguyên liệu từ nhiều vùng
đất nhiều quốc gia trên thế giới và được xử lý chế biến theo sự kết hợp theo nhiều
phong thái khác nhau và biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Bao bì có một
trong các chức năng quan trọng là chứa đựng và bảo quản thực phẩm nên đã gắn
liền với nhu cầu sinh hoạt ăn uống của con người qua từng thời kì.
- Trong thời kì đồ đá vật chứa đựng thức ăn chính là những thùng gỗ rỗng, quả bầu
khô hay là vỏ sò. Sau đó con người biết dùng một bộ phận của thú rừng làm vật
chứa đựng như da, xương, sừng, … Bên cạnh đó họ cũng biệt dệt lông thú hay
cành nho, cỏ lác thành tấm và tạo thành các túi chứa đựng. Đến thời kì đồ đá mới,
loài người đã biệt chế tạo vật chứa bằng kim loại có hình dạng như chiếc sừng và
phát hiện ra đất sét làm ra gốm.
- Hơn 4000 năm trước, người Moenjo-Daro (thuộc vùng đất Pakistan ngày này) đã
biết dùng da thú bịt kín các lọ, bình bằng gốm để giử ẩm cho lúa mì, lúa mạch
Nhóm 11 | 8

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
được chứa đựng trong đó. Khoảng 530 năm trước công nguyên, người dân Ba Tư
đã biết dùng gốm sứ đựng rượu vang và nước. Bên cạnh đó thủy tinh cũng được
người ta phát hiện ra sớm để chứa chất lỏng. Năm 79 sau công nguyên, người La
Mã sử dụng các bình lọ thủy tinh làm vật chứa đựng đồng thời với gốm sứ. Trong
thời kỳ này, hàng hóa như rượu vang xuất khẩu cũng được chứa đựng trong bình
to bằng đất sét nung. Những vùng dân cư nhưbộ tộc Sepape đã phát minh ra thùng
tròn bằng gỗ được lắp chặt khít bằng những mảnh gỗ theo lỗ mọng, có nắp đậy và
được niềng chặt bằng những móc sắt.
- Vào thế kỷ 15, triều đại nhà Minh (1368-1644) ở Trung Quốc đã thiết lập trung
tâm trao đổi thương mại đồ gốm sứ với vùng Nam, Tây Á và Ai Cập. Cũng vào
thời kỳ này, các vùng dân cư đã vượt đường xa để đến trao đổi lương thực, hàng
hóa. Do đó, các phương pháp bao gói để bảo quản lương thực, đáp ứng yêu cầu
vận chuyển trong thời gian dài qua những vùng khí hậu khắc nghiệt, đã bắt đầu

được phát hiện và biết đến. Lương thực như ngũ cốc được ổn định nhiệt độ và làm
ẩm trong suốt quá trình vận chuyển trong những túi da có pha cát, và xoắn miệng
túi lại để đạt độ kín.
- Với sự phát triển theo yêu cầu của nhu cầu về thực phẩm thì lần lượt các loại hình
về bao bì thực phẩm ra đời, đa dạng về chất liệu, hình dạng để phù hợp với nhu
cầu sử dụng và mang lại tính kinh tế, phù hợp với sự phát triển của khoa học kĩ
thuật. Ngoài hai chức năng là chứa đựng và bảo vệ, chúng còn mang lại nhiều
thông tin cho khách hàng về sản phẩm, cũng như về mặt cảm quan. Các loại thùng
chứa, hộp bằng gỗ, bình sứ, túi da, bao vải đều đã có từ rất lâu.
- Dưới đây là những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của các loại hình bao
bì mà đang phổ biến hiện nay:
 Hộp bằng kim loại
• Từ sự phát minh ra thép tráng thiếc vào năm 1200, người ta đã có thể tạo ra các loại
hộp kim loại. Nhưng mãi cho tới năm 1764 mới xuất hiện ở Luân Đôn các loại hộp
nhỏ bằng kim loại để đựng thuốc lá. Đầu những năm 1830, diêm và bánh bích quy
đều được chứa đựng trong các hộp thép tráng thiếc.
Nhóm 11 | 9

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
• Một vài loại hộp được thiết kế với các loại hình đặc biệt có ký tự nổi, những loại khác
có nhãn hiệu được in trên giấy rồi dán vào hộp. Khoảng giữa năm 1850 và 1900, kỹ
thuật in trên kim loại được phát triển. Những chiếc hộp ban đầu được thiết kế với 8-9
màu so với ngày nay là 4-6 màu. Ngày nay các loại hộp không được in nhiều hơn năm
màu do chi phí cao.
 Lon kim loại
• Các loại hộp hình trụ được thiết kế bởi Peter Durand vào năm 1810. Những 22 chiếc
hộp đầu tiên được hàn bằng tay có chừa một lỗ đường kính khoảng 3-4cm trên đỉnh.
Sau khi thực phẩm được đưa vào qua lỗ, lỗ được đóng lại bằng cách hàn một miếng
thép. Có những trường hợp, một cái lỗ nhỏ được khoan để thoát khí trong quá trình
nấu và sau đó được hàn lại. Những người thợ có thể làm được 60 cái/ngày bằng

phương pháp thủ công. Nhiều loại dụng cụ và kỹ thuật lắp ráp được phát minh để làm
cho công việc chế tạo lon được dễ dàng hơn. Vào năm 1868, các loại verni được chế
tạo để phủ bên trong lon sắt, chống lại sự ăn mòn lon bởi thực phẩm được chứa đựng
và sự hư hỏng thực phẩm do nhiễm kim loại từ bao bì.
• Phương pháp ghép mí lon có dùng các hợp chất hàn của Max Ams được giới thiệu
năm 1888, và vào năm 1900, đã ra đời các loại máy ghép mí lon sắt có công suất
2.500 lon/giờ, từ đó lon được sản xuất theo phương pháp ghép mí. Các loại lon có nắp
đậy có thể đã xuất hiện từ năm 1922. Bên cạnh đó, loại lon hàn đáy và nắp vẫn được
dùng cho đến ngày nay. Lon nhôm được chế tạo để đựng các loại dầu nhờn vào năm
1957, và được dùng làm bao bì cho sản phẩm bia kể từ năm 1963. Những chiếc lon
đầu tiên được mở bằng cách dùng đục và búa. Chiếc khóa mở đồ hộp (khui hộp) đầu
tiên được sáng chế năm 1866, dựa trên nguyên tắc đòn bẩy được giới thiệu năm 1875.
Các loại nắp có thể xé được, được làm bằng giấy nhôm đã xuất hiện vào những năm
1950. Ngày nay, các loại hộp đóng gói chân không có loại nắp này thường được làm
từ plastic cho phép hàn kín và mở dễ dàng.
Nhóm 11 | 10

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
 Chai và lọ thủy tinh
• Đặc điểm của những chai lọ thế kỷ 17 và 18 là có cấu tạo đặc trưng để phân biệt nhà
sản xuất và các sản phẩm chứa bên trong. Chiếc máy đúc chai tự động đầu tiên bằng
phương pháp ly tâm được sản xuất lần đầu tiên năm 1889. Loại máy hiện đại Owen có
thể sản xuất 20.000 chai/ngày. Dưới thời Nữ hoàng Victoria (nước Anh), các chai
đựng dược phẩm có độc tính cao được thiết kế đặc biệt. Những chai lọ này được chế
tạo để người sử dụng có thể nhận biết những bất thường bằng sự cảm nhận bởi giác
quan. Đặc điểm này là biện pháp an toàn đầu tiên được sử dụng. Nắp chai cũng tiến
một bước dài từ dạng nắp gỗ chuốt nhọn và các loại nút bần được dùng từ năm 1000
trước công nguyên, theo Horace. Để đóng kín hơn, nắp chai được phủ sáp hoặc hắc
ín. Nút bần được sử dụng chủ yếu cho tới khi nút vặn ra đời năm 1892 và nút bần vẫn
được sử dụng cho chai đựng rượu cho đến nay. Vào giữa thập niên 1930, đã có nhiều

thử nghiệm dẫn tới việc sử dụng nắp bằng cao su và nhựa PE bắt đầu từ năm 1945;
tiếp theo polycellular vinyl được sử dụng vào năm 1957. Những lớp bao phủ bằng
nhôm được giới thiệu năm 1960. Loại mới nhất được làm bằng nhôm và được thiết kế
để có thể xé được vòng xoắn ở phía dưới, khi phần này bị rời khỏi nắp cho thấy là
chai đã được mở, thường được áp dụng trong việc khằng các loại chai rượu hay nước
giải khát.
• Những sản phẩm nước uống đóng chai có nắp vặn bằng nhựa hoặc bằng kim loại; loại
chai miệng rộng được đóng bằng giấy sáp hoặc bằng lá kim loại. Các loại nắp chặt
hơn được làm bằng kim loại có đệm cao su. Ngày nay, đa số các loại chai miệng rộng
có nắp bằng thép vặn ren, và được bọc lớp platis dạng màng co nhằm khằng sản
phẩm.
 Hộp bằng gỗ và bìa cứng
• Từ những năm 1630 cho đến thế kỷ 19, các loại hộp được chế tạo thủ công bằng các
tấm gỗ mỏng hoặc giấy bìa cứng (carton), các loại nhãn hiệu đã được dán bên ngoài
thùng, hộp để quảng cáo, phân biệt. Ngày nay việc sản xuất hộp và thùng chứa bằng
giấy đã trở thành một ngành thương mại quan trọng. Việc sản xuất hộp có thể đã bắt
đầu ở Anh vào năm 1817. Và ở Mỹ đã bắt đầu sớm hơn vào năm 1810 tại
Nhóm 11 | 11

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
Philadelphia. Các loại hộp sản xuất ở thời điểm đầu thường có dạng tròn vì khó tạo
góc cạnh bằng phương pháp thủ công. Ngành làm thùng hộp carton bằng cơ giới bắt
đầu vào năm 1855, dùng để đựng thuốc và đựng kẹo.
• Các loại hộp, thùng giấy đã giúp tiết kiệm được không gian rất nhiều trong việc lưu
trữ hàng hóa trong kho hay cửa hàng. Vào năm 1870, Robert Gair, người đã thành
công trước đó trong việc sản xuất túi giấy, đã phát minh ra máy cắt và gấp nếp tự
động. Vào đầu những năm 1900, các loại ngũ cốc, và bánh bích quy được bao gói
bằng các thùng carton có tráng sáp, và được in nhãn hiệu của sản phẩm, các mẫu
quảng cáo.
 Giấy gói và nhãn hiệu

 Cách bao gói bằng lá cây đã được dùng từ rất xa xưa để ngăn ngừa đất, nước và các
tác nhân gây hư hại đối với thực phẩm. Khoảng năm 1550, các loại giấy gói đã được
in tên của người sản xuất. Thuốc và thuốc lá được bán trong các bao bằng giấy vào
những năm 1660. Vào đầu những năm 1770, người ta đã có thể mua đinh ghim, thuốc
lá, trà và các chất dạng bột trong các hộp giấy. Với sự xuất hiện của giấy làm bằng
máy và thuật in đá, các nhãn hiệu được in và áp dụng cho hộp, chai, lọ, lon chứa đựng
các loại sản phẩm. Chẳng bao lâu sau đó, các sản phẩm thực phẩm được phân biệt
bằng nhãn hiệu thuận tiện trong phân phối lưu kho tiêu thụ. Những người bán kẹo thủ
công ở Paris đã bao gói sản phẩm của họ trong các giấy màu có xoắn hai đầu vào năm
1847. Lá kim loại đã được dùng để bọc các loại chocolate từ đầu những năm 1840 đến
nay. Ban đầu, lá kim loại được làm bằng chì, sau đó dùng lá thép để bao bọc một số
thực phẩm nhưng vào nửa sau thế kỷ 19 phần lớn lá kim loại được thay thế bằng giấy
tráng sáp chống thấm và được dán nhãn hiệu.
 Giấy sáp ra đời từ ý tưởng của một người thợ làm nến, ông không muốn mang con cá
mới câu được về nhà được bọc bằng giấy báo thấm ướt nước. Vào năm 1877, ông
thành lập một công ty sản xuất giấy sáp. Đến năm 1894, giấy phủ paraffin được lót
bên trong thùng carton đựng bánh quy để chống thấm chất béo ra thùng giấy và chống
hút ẩm vào bánh. Sau đó vào những năm 1900 giấy phủ paraffin được dùng gói kẹo,
bánh mì và một số thức ăn khô một cách phổ biến. Giấy sáp xuất hiện làm thành một
loại vật liệu cách ẩm tốt trước khi có sự xuất hiện của cellophane và nhôm vào năm
1912. Chẳng bao lâu sau đó, giấy sáp và các lá kim loại được kết hợp để sản xuất ra
Nhóm 11 | 12

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
một loại bao bì tốt hơn. Vào cuối những năm 1950 xuất hiện các loại màng chất dẻo
có thể hàn bằng nhiệt và co dãn được như polyvinylchloride, polyvinylidene chloride,
polyethylene và polypropylene. Những năm 1960 đến 1970, là thời gian xuất hiện các
chất loại polyme - nhựa nhiệt dẻo đồng trùng hợp đưa công nghệ bao bì lên đỉnh cao.
 Túi
• Việc sản xuất các loại túi được bắt đầu vào những năm 1618-1648. Cơ sở sản xuất túi

giấy đầu tiên ở Anh đã thành lập năm 1844 ở Bristol. Ở thời kỳ này, việc in ấn trên túi
giấy được thực hiện bằng các máy in đá chạy bằng hơi nước. Chiếc máy làm túi đầu
tiên được phát minh năm 1852, bởi Francis Wolle ở Mỹ, tuy nhiên cho tới năm 1902,
nhiều loại túi vẫn được làm bằng tay. Vào những năm 1870, những bao bì bằng giấy
có kích thước lớn được xếp, dán keo đã được thay thế bởi các bao bằng bông vải để
đựng các khối lượng lớn như ngũ cốc, lương thực, các loại bột. Năm 1905, các loại túi
giấy có in nhãn được sản xuất theo dây chuyền tự động và tiếp theo là túi bằng plastic
(nhựa nhiệt dẻo) ra đời, rất thông dụng so với túi giấy.
 Nghệ thuật tạo hình
• Nghệ thuật trang trí đã có từ rất lâu đời bằng chứng là những người tiền sử đã biết
sơn, chạm trổ và điêu khắc trên các đồ dùng cổ xưa của họ. Trong nhiều ngàn năm,
những công việc như vậy được áp dụng với tất cả những thứ cần được trang trí. Lịch
sử thế giới đã không ghi chép lại những thử nghiệm phương pháp in ấn đầu tiên xuất
hiện lúc nào. Nhưng ở Trung Quốc việc in trên giấy đầu tiên bằng các khối gỗ được
chạm khắc vào khoảng năm 868. Cũng ở Trung Quốc vào khoảng năm 1041, những
khối gỗ rời để in từng ký tự đã được sử dụng. Nghệ thuật in trên giấy từ những khối
gỗ có ở châu Âu được bắt đầu vào năm 1454.
• Kỹ thuật in ấn bao bì bao gói các loại sản phẩm đã được phát triển bởi người thợ làm
giấy Andreas Bernhart vào những năm 1550 và phát triển cho đến nay. Vào đầu
những năm 1600, một vài loại sản phẩm còn được phân biệt bởi tên người sản xuất để
tránh nhằm lẫn về nhà sản xuất.
• Vào khoảng giữa những năm 1700, những đĩa bằng thép hay đồng được chạm khắc đã
được sử dụng thay thế cho các khối gỗ trong việc in nhãn. Phương pháp mới này được
áp dụng để in trên đồ gốm. Vào năm 1789, nguyên tắc in bảng đá được Senefelder ở
Bavaria khám phá. Kỹ thuật in đá đã giúp cho việc in trên đồ gốm nhiều màu hơn, và
việc in màu trên giấy trở nên phổ biến. Một số người thợ in, như Currier và Ives, in
một màu trên bảng in đá và sau đó thêm vào một màu khác bằng cách vẽ tay. Với sự
phát triển của thế kỷ 19, các thợ in tranh đua nhau trong việc tạo ra các bề ngoài và
các nhãn hiệu đẹp hơn.
• Việc in trực tiếp lên các tấm thiếc không thành công vào năm 1864 do những bảng in

được chạm khắc hoặc bằng đá không cho sự tiếp xúc tốt. Việc chuyển đổi phương
Nhóm 11 | 13

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
pháp diễn ra trong khoảng 10 năm. Năm 1875 Robert Barclay phát minh ra kỹ thuật in
offset. Năm 1903, nguyên tắc in offset được cải tiến với tốc độ cao.
• Kỹ thuật in nổi bằng khuôn mềm ra đời ở Anh khoảng năm 1890, nhằm theo kịp tốc
độ của máy làm túi giấy, mực in là aniline, khô nhanh được dùng in trên các khối cao
su đàn hồi hoặc đĩa, và nguyên tắc này cũng được dùng để in trên các bề mặt khác.
Năm 1905, máy làm túi và máy in được kết hợp với nhau trong một dây chuyền.
Trong suốt thế kỷ 19 và 20, kỹ thuật nhiếp ảnh được phát minh nhờ đó các bản in có
thể được chuẩn bị và khắc bằng axit. Việc chuẩn bị các bản in càng lức càng ít phức
tạp hơn và giảm được chi phí. Vào năm 1900, kỹ thuật in nhiều màu lại được cải tiến
và người ta đã có thể in được sáu màu cùng một lúc.
1.4. Xu hướng phát triển của bao bì thực phẩm
- Bao bì ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng. Nó là có chức năng bảo vệ
nhưng cũng đồng thời là công cụ tiếp thị hiệu quả. Hàng ngày chúng ta tiếp xúc
với rất nhiều loại bao bì khác nhau với các thiết kế đa dạng
- Xu hướng hiện nay của ngành bao bì là:
 Bao bì hiện nay với xu hướng mỏng, nhẹ, năng suất đóng gói cao, in ấn đẹp,
không chỉ là công cụ bảo vệ sản phẩm mà còn là công cụ quản cáo cho sản
phẩm nên về hình sản bao bì, logo sản phẩm trên bao bì cần sáng tạo vào thu
hút.
 Bao bì tiện lợi và thân thiện với môi trường.
 Bao bì có thể tái sử dụng và có tính tự phân hủy, thời gian sử dụng của bao bì
dài.
 Thông tin trên bao bì về sản phẩm cần đầy đủ nhưng ngắn gọn.
 Bao bì cần phải tiện dụng nhưng phải mang tính kinh tế, quy trình sản xuất đơn
giản.
 Bao bì năng động

 Bao bì thông minh
- Bao bì phải đáp ứng được 3 chức năng chính là bảo vệ hàng hóa thực phẩm bên
trong; thông tin và thuận tiện trong quản lý, sử dụng; và hạn chế được sự ô nhiễm
môi trường bởi bao bì phế thải. Vấn đề thân thiện với môi trường ngày càng được
chú trọng, do đó:
 Bao bì cần được cấu tạo bởi vật liệu:
• Có khả năng tái sinh
• Được sản xuất tuân theo các luật về bảo vệ môi trường như bao bì được ghi
tên loại plastic cấu tạo ở dưới đáy để tiện phân loại sau khi thu hồi và tái
sinh.
• Để đảm bảo cho việc tái sinh, cần ghép hai trong nhiều loại nguyên liệu có
thành phần giống nhau, tránh tối đa việc pha trộn các loại nguyên liệu
plastic vào nhau.
Nhóm 11 | 14

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
• Cấu trúc màng phổ biến nhất là màng ba lớp.
 Từ sự gia tăng sản lượng bao bì chứa đựng thực phẩm cùng với kỹ thuật vật
liệu ghép đạt tính năng bảo quản cao do tính chống thấm khí, hơi cực cao, thì
số lượng bao bì phế thải ra môi trường cũng ngày càng tăng cao làm cho tình
trạng ô nhiễm môi trường thêm trầm trọng. Vì vậy, biện pháp tái sinh vật liệu
bao bì từ bao bì phế thải ngày càng được các ngành kỹ thuật quan tâm.
 Doanh nghiệp không nên lạm dụng giá thành quá thấp của bao bì plastic mà sử
dụng một cách thừa thãi những bao bì plastic phụ trợ bên ngoài chứa đựng sản
phẩm. Ở một số quốc gia họ phải tính toán hợp lý và sử dụng đúng cách loại
túi xách plastic, túi bọc ngoài sản phẩm, khuyến cáo khách hàng phải tốn thêm
chi phí khi có yêu cầu sử dụng nó và khuyên dùng bao, túi xách plastic cũ để
không tốn chi phí một cách vô ích.
 Người dân phải tự phân loại rác khi thải và phân thành rác tiêu hủy được và rác
không tiêu hủy được, trong đó bao bì thực phẩm phế thải được chia thành các

loại: kim loại, plastic, và giấy ngay từ lúc được sử dụng xong. Một khi cả
thành phố, cả nước đều thực hiện việc tự phân loại rác thì việc thu gom rác của
công ty vệ sinh sẽ nhẹ nhàng hơn và việc tái sinh vật liệu bao bì từ bao bì phế
thải thực hiện một cách dễ dàng và khá triệt để.
 Ngày nay với sự phát triển của công nghệ vật liệu chế tạo bao bì, công nghê in
cùng với nhu cầu tiêu dùng càng cao thì mức độ khắc khe hơn trong bảo quản
thực phẩm cũng như mức độ thu hút của bao bì làm các nhà sản xuất bao bì
phải cải tạo hơn các tính năng sử dụng cho bao bì, cũng như về mặt hình thức,
chất liệu.
 Trải qua các thời kỳ, cách trình bày bao bì để có thể hấp dẫn người tiêu thụ
luôn rất được coi trọng, như sử dụng bao bì trong suốt để khách hàng có thể
nhìn thấy sản phẩm bên trong. Ví dụ, ở Anh các loại thịt tươi thường được
đóng bao bì trong suốt ở cả đỉnh và đáy. Hoặc ở một số vùng ở châu Âu như
Scandinavia, Pháp, Đức, người ta có xu hướng đựng thực phẩm trong các túi
trắng đục và có một nắp trong suốt, hoặc bao bì trong suốt hoàn toàn, có thể
thấy nguyên dạng vật phẩm chứa đựng bên trong, tạo tâm lý an tâm cho khách
hàng đối với sản phẩm được chọn.
- Những năm 1990 có những loại bao bì đặc sắc, là thành tựu của nghiên cứu khoa
học .
 Nó xuất phát từ vùng Verifrais ở Pháp. Người ta sử dụng những giọt axit nhẹ
(như axit amin) chảy từ con cá, thấm qua phía dưới mâm đục lỗ gặp một túi
nhỏ đựng cacbonat canxi hay cacbonat natri, phản ứng sinh ra nhiều khí
cacbonic để bảo vệ sản phẩm chống oxy hóa. Ở Nhật cũng có trường hợp sử
dụng bao bì đặc biệt, chất hấp thụ oxy được đựng trong túi nhỏ, cho vào bao bì
Nhóm 11 | 15

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
chứa các lát cá khô trước khi hàn miệng, bao nhỏ này sẽ hấp thụ hết khí O
2


do đó làm giảm sự hư hỏng và kéo dài thời gian bảo quản.
 Một số loại thực phẩm như rau xà lách ăn liền cần được đóng bao bì có bơm
khí, với bao bì làm bằng vật liệu plastic OPP. Rau quả tươi sống vẫn còn hô
hấp, do đó trong bao bì chứa đựng rau quả cần phải có một lượng O
2
vừa đủ để
duy trì và kéo dài sự sống của rau quả. Nếu hoàn toàn không có O
2
hoặc lượng
O
2
quá thấp dưới mức có thể hô hấp, thì rau quả sẽ chuyển sang quá trình hô
hấp yếm khí, dẫn đến hư hỏng nhanh chóng. Việc đưa vào một lượng O
2
vừa
đủ, hoặc bao bì có khả năng thẩm thấu O
2
ở một mức độ hợp lý là cần thiết đối
với bao bì chứa đựng rau quả tươi sống.
- Với những yêu cầu ngày càng khó hơn đối với bao bì thực phẩm thì bao bì thông
minh phần nào đáp ứng được yêu cầu đó.
1.5. Khái quát chung về bao bì thông minh
- Bao bì thông minh là hệ thống bao bì có khả năng như phát hiện, cảm nhận , ghi
âm, đồ họa, truyền thông, áp dụng logic khoa học để tăng thời hạn sử dụng, nâng
cao tính an toàn, nâng cao chất lượng, cung cấp thông tin và cảnh báo các vấn đề
xảy ra.
- Vai trò nổi bật của bao bì thông minh là nâng cao thời hạn sử dụng và giám sát
chất lượng an toàn thực phẩm.
- Vai trò của bao bì thông minh đối với nhà sản xuất: giúp cho nhà sản xuất có khả
năng thương mại cao, tạo nên sự thu hút cho người tiêu dùng, có dấu hiệu nhận

biết bên trong bao bì tăng niềm tin của người tiêu dùng, vì thế tăng doanh thu.
- Mỹ, Nhật, Úc là các nước áp dụng thành công bao bì thông minh. Tin rằng bao bì
thông minh sẽ ngày càng phổ biến vì rất hữu dụng trong vấn đề giám sát chất
lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tính minh bạch cho người tiêu dùng.
II. MỘT SỐ LOẠI BAO BÌ THÔNG MINH
II.1. Hệ thống quản lí nhiệt độ lên xuống của bao bì (TTI – Time Temperature
Indicators)
II.1.3. TTI là gì?
TTI - Time Temperature Indicators là hệ thống hiện đại đảm bảo chất lượng, yêu
cầu giám sát, kiểm soát và ghi lại các thông số quan trọng trong suốt quá trình của sản
phẩm từ sản xuất đến người tiêu dùng. Điều này đã trở thành một vấn đề lớn trong việc
truy xuất nguồn gốc, kiểm soát thực phẩm. Để thiết lập một hệ thống cho các sản phẩm
thực phẩm chế biến cần có một kiến thức sâu về mối quan hệ giữa các điều kiện bảo quản
và hạn sử dụng. Hơn nữa có cần phát triển các hệ thống thực tế để theo dõi và ghi lại các
điều kiện từ sản xuất đến tiêu thụ, đồng thời có truy xuất nguồn gốc.
II.1.4. Nền tảng hình thành TTI
Nhóm 11 | 16

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
Khi các hệ thống phân phối toàn cầu đối với thực phẩm bắt đầu được phổ biến
rộng rãi, các vấn đề xung quanh khả năng chịu đựng nhiệt độ của một số thực phẩm bắt
đầu hình thành. Chỉ số nhiệt độ thời gian (TTI - Time Temperature Indicators) được sử
dụng trong bao bì thực phẩm để chỉ ra sự tươi mát và an toàn của sản phẩm. Chúng được
thiết kế để hỗ trợ luân chuyển, nhận dạng của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn để
ăn, và trong việc giám sát các nguồn cung cấp thực phẩm. Chỉ số nhiệt độ thời gian (TTI)
tương đối rẻ tiền, và bắt đầu xuất hiện trên một số sản phẩm thực phẩm trong những năm
cuối thế kỷ XX.
II.1.5. Chức năng của TTI
- Chỉ số nhiệt độ thời gian (TTI) về vấn đề liên quan khi thực phẩm đã ở trong tình
trạng nhiệt độ nguy hiểm tiềm tàng. Ví dụ, một số thực phẩm không nên đông

lạnh, và chỉ số nhiệt độ thời gian (TTI) cho thấy rằng thực phẩm đã được xử lý
hoặc lưu trữ không đúng cách, làm cho nó đóng băng và có khả năng là không ăn
được. Một số thực phẩm rất nhạy cảm với chỉ số nhiệt và nhiệt độ sử dụng để chỉ
ra rằng thực phẩm đã bị xâm nhập.
- Chỉ số nhiệt độ thời gian (TTI) cho phép các nhà sản xuất để theo dõi thức ăn của
họ dọc theo đường cung cấp và người tiêu dùng cảm thấy tự tin về những gì họ
đang mua. Chỉ số nhiệt độ thời gian thường mang hình thức của một huy hiệu nhỏ
gắn bên ngoài của bao bì.
- Chỉ số nhiệt độ thời gian bên ngoài rất hữu ích, cho phép nhân viên để nhanh
chóng và chính xác đánh giá sự an toàn của thực phẩm. Người tiêu dùng tại nhà có
thể chắc chắn rằng họ đang giữ thực phẩm của họ trong một phạm vi nhiệt độ lành
mạnh với sự hỗ trợ của các chỉ số nhiệt độ thời gian, trong khi các tổ chức như
quân đội sử dụng chúng để theo dõi khẩu phần.
II.1.6. Nguyên tắc hoạt động
- Nếu tích hợp TTI được tiếp xúc với nhiệt độ trên ngưỡng nhiệt độ cho phép, một
màu xanh xuất hiện và di chuyển từ trái sang phải qua một loạt các ô hiển thị màu.
Và màu xanh này là không đổi sau khi trở về nhiệt độ đến mức chấp nhận
được. Màu xanh (acid béo và este) thông qua một bấc xốp được làm bằng giấy
thấm chất lượng cao.
- Trước khi sử dụng, thuốc nhuộm được tách ra từ bấc bằng lớp phim để khuếch tán
không xảy ra. Để kích hoạt chỉ thị, các rào cản được kéo ra và khuếch tán bắt đầu
nếu nhiệt độ trên điểm nóng chảy của các este. Máy quét có thể được sử dụng để
Nhóm 11 | 17

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
ghi lại và tính toán khoảng cách. Nó dựa trên một sự thay đổi màu sắc do pH
giảm, do một enzyme thủy phân lipid.
- Trước khi kích hoạt lipase và lipid bề mặt là hai ngăn riêng biệt. Khi kích hoạt, rào
cản ngăn cách chúng bị hỏng, enzyme và chất nền được pha trộn, độ pH giảm
xuống và thay đổi màu sắc bắt đầu như thể hiện bởi sự hiện diện của một chỉ số

pH. Các màu sắc thay đổi có thể được công nhận và so sánh trực quan qua một hệ
thống các ô màu (ví dụ: xanh tốt, màu vàng-thận trọng, không sử dụng).
- Tóm lại TTI được định nghĩa là các thiết bị đo lường những thay đổi phụ thuộc
vào nhiệt độ theo thời gian và tình trạng chất lượng của thực phẩm, kết quả không
thể đảo ngược và chúng được gắn vào thực phẩm như là nhãn.
 Nhãn nhỏ được sử dụng để hiển thị thay đổi nhiệt độ theo thời gian của sản
phẩm.
 Hoạt động của TTI là dựa trên biến đổi cơ học, hóa học điện hóa enzyme hoặc
vi sinh vật, thường thể hiện như một phản ứng hiển thị qua hình thức biến dạng
cơ học, tang màu sắc hoặc chuyển màu.
 Các yêu cầu cơ bản của một hệ thống TTI hiệu quả là chỉ ra rõ ràng liên tục,
không thể đảo ngược phản ứng với những thay đổi về nhiệt độ.
II.1.7. Một số loại TTI
a. Fresh- check
®
TTI: Nhãn hiển thị độ tươi của sản phẩm
- Fresh-check là một thiết bị tự dính, đặc biệt phù hợp với việc kiểm soát thời hạn
sử dụng của các sản phẩm thực phẩm mà nó được gắn liền, làm xuất hiện vùng tối
không thể phục hồi: thay đổi màu sắc để thể hiện độ tươi của sản phẩm thực phẩm.
Tươi - Sử dụng Kém tươi - Sử dụng ngay Không tươi - Không nên sử dụng
Fresh mush (nấm tươi) – Sử dụng Old mush (nấm cũ) – Không nên sử dụng
b. OnVu
TM
TTI: Nhãn chỉ số thời gian nhiệt độ
- Cho phép nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng kiểm tra rất nhanh sản phẩm
có thể hư hỏng để có thể vận chuyển và lưu trữ đúng cách.
Nhóm 11 | 18

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
- Việc sử dụng cúng giúp nâng cao sự tiện lợi cho người tiêu dùng, uy tín của

thương hiệu và tối ưu hóa vòng đời của sản phẩm
- Dựa trên thuộc tính của sắc tố làm thay đổi màu sắc theo thời gian và nhiệt độ.
c. Check Point
®
TTI: Nhãn enzym
- Cảnh báo về bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian mà có khả năng tạo điều
kiện cho tác nhân gây bệnh phát triển như E.Coli trong sản phẩm.
- Dựa trên sự thay đổi về màu sắc gây ra sự giảm pH, đó là kết quả của một sản
phẩm thủy phân enzyme của một chất nền lipid, thủy phân tạo thành axit và giảm
độ pH. Sự thay đổi màu sắc trong chất chỉ thị pH từ màu xanh đậm sang màu vàng
sáng sang màu đỏ cam.
Không sử dụng khi chỉ thị màu cam/đỏ
Nhóm 11 | 19

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
d. TRACEO TTI: Nhãn chỉ số tăng trưởng vi sinh vật
Màu sắc của nó bị biến đục sau sự gián đọa của việc trữ lạnh hoặc khi quá hạn sử
dụng và sản phẩm đã được lưu trữ đúng cách. Cho phép hệ thống tự động đọc và kiểm
soát các sản phẩm không phù hợp cho người tiêu dùng.
e. MonitorMark 3M
TM
TTI: Nhãn giám sát nhiệt độ tiếp xúc
- Theo dõi nhiệt độ sản phẩm chúng cung cấp một bản ghi không thể đảo ngược của
nhiệt độ tiếp xúc ( không phải chất lượng sản phẩm) sử dụng một chất hóa học
kích hoạt, không thể thay đổi màu điều đó xảy ra khi giám sát nhiệt độ môi trường
đạt tạo ra một ngưỡng nhiệt độ quy định.
- Theo dõi ngưỡng nhiệt độ trong khoảng thời gian (giờ hoặc ngày tuỳu thuộc vào
mô hình) khi tiếp xúc với sản phẩm.
f. Sensor Q
TM

TTI: Nhãn chỉ sự hư hỏng của thịt tươi
Nhóm 11 | 20

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
- Phát hiện vi khuẩn truyền qua thực phẩm ngay bên trong các gói. Nó được làm
bằng vật liệu thực phẩm và có tính kinh tế, chi phí ít hơn 1% tổng số giá trị trung
bình của gói thịt gia cầm.
- Khi sản phẩm chất lượng nhãn là màu da cam chỉ sản phẩm tươi. Khi số lượng vi
khuẩn bên trong đạt đến một mức giới hạn thì màu da cam tan ra để chỉ ra sự hư
hỏng.
g. Paksense TTI: Nhãn theo dõi nhiệt độ
Giám sát nhiệt độ và thời gian của sản phẩm dễ hư hỏng trong suốt quá trình phân
phối. Hiển thị cảnh báo nếu sự chênh lệch nhiệt độ xảy ra và dữ liệu thu thập bởi các
nhãn có thể được tải xuống và vẽ đồ thị cho báo cáo hồ sơ quản lí. Các nhãn cho phép
chất lượng và an toàn thực phẩm tốt hơn.
h. TIMESTRIPS
®
TTI: Nhãn chỉ số ngày hết hạn
Nhóm 11 | 21

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
Nhãn thông minh sử dụng 1 lần tự động giám sát thời gian đã hết hạn sử dụng từ
một ngày đến 6 tháng. Nó hoạt động dựa trên mao dẫn cho phép chất lỏng có màu di
chuyển qua 1 lỗ hỏng nhỏ của vật liệu xốp với tốc độ phù hợp cung cấp một cách đơn
giản và an toàn để giám sát thực phẩm tươi.
II.2. Giới thiệu tổng quát về công nghệ RFID
2.2.1. Khái niệm công nghệ RFID
Công nghệ RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối
tượng bằng sóng vô tuyến, cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong chip ở khoảng
cách xa, không cần tiếp xúc trực tiếp, không thực hiện bất kì giao tiếp vật lý nào giữa hai

vật không nhìn thấy. Công nghệ này cho ta phương pháp truyền, nhận dữ liệu từ một
điểm đến một điểm khác.
2.2.2. Lịch sử và nền tảng công nghệ
- RFID (nhận dạng tự động từ xa), là phương pháp nhận dạng tự động dựa trên khả
năng lưu trữ và nhận dữ liệu từ xa bằng các thiết bị thẻ RFID.
- Thẻ RFID có kích thước nhỏ và có thể gắn vào sản phẩm, gắn trên người, động
vật. Thẻ RFID chứa các chip silicon và các angten cho phép nhận lệnh và đáp ứng
lại bằng tần số vô tuyến RF từ một RFID phát đáp.
- Thế giới trong giai đoạn đổi mới và phát triển mà trong đó nền công nghiệp hóa,
tự động hóa ngày càng được ứng dụng nhiều và đặc biệt nền công nghệ tự động
hóa nhận dạng (Auto-ID) đang trở nên phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp
dịch vụ, công nghiệp thương mại và trong nhiều nhà máy sản xuất. Công nghệ
nhận dạng tồn tại giúp cho chúng ta có thể nhận được các thông tin về đối tượng
nhận dạng : con người, tài sản,vật nuôi, …
Nhóm 11 | 22

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
- Có thể cho rằng, thiết bị đầu tiên được biết tới là một công cụ tình báo và được
sáng chế bởi Lev Teremin cho chính phủ Liên xô cũ vào năm 1945. Đây là một
thiết bị nghe trộm chứ không phải là nhãn nhận dạng. Công nghệ RFID được bắt
đầu áp dụng từ những năm đầu thập niên 20 của thế kỷ trước. Một công nghệ
tương tự đó là bộ tách sóng IFF, được sáng chế bởi người Anh vào năm 1939 và
được quân đồng minh sử dụng trong thế chiến thứ II để nhận dạng máy bay ta và
địch. Công trình sớm nhất về việc nghiên cứu RFID là tập tài liệu nổi tiếng của
Harry Stockman, được mang tên "Communication by Means of Reflected Power"
(Phương tiện liên lạc dựa trên năng lượng phản hồi) (tháng 10 năm 1948).
- Kỹ thuật RFID ngày càng được nhiều người biết đến trong những thập niên 60 và
70, bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ứng dụng này trong nhiều mặt của cuộc sống. Kỹ
thuật này ngày càng được hoàn thiện, từ nhận biết trở thành nhận dạng (from
detection to unique identification). RFID tiên tiến vào đầu những năm 80, có

những ứng dụng rộng rãi trong việc kiểm soát xe tại Mỹ hay đánh dấu đàn gia súc
ở Châu Âu. Hệ thống RFID cũng được ứng dụng trong đời sống hoang dã, các thẻ
RFID được gắn vào con vật, nhờ thế mà có thể lần theo dấu vết của chúng trong
môi trường thiên nhiên hoang dã.
- Đều là công cụ nhận dạng nhưng RFID đã phát triển hơn mã vạch - công cụ dùng
để chứa thông tin về sản phẩm như: nước sản xuất, tên doanh nghiệp, lô hàng, tiêu
chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra
- RFID sử dụng phương pháp truyền và nhận dữ liệu từ một điểm đến các điểm
khác có khoảng cách và đầu đọc không nhất thiết phải thấy thẻ; khả năng giả mạo
gần như không thể (phương pháp mã vạch rất dễ giả mạo); có khả năng đọc/ghi
khi cập nhật thông tin và dung lượng dữ liệu lớn; khả năng đồng thời quét nhiều
thẻ một lúc.
- RFID tái sử dụng nhiều lần với thời gian lâu, chịu được các điều kiện khắc nghiệt
hơn mã vạch. RFID xuất hiện từ hơn 50 năm trước. Gần đây RFID nổi lên tại Việt
Nam nhờ có sự hỗ trợ hữu hiệu từ công nghệ số và bán dẫn, trong đó có những
con chip nhận dạng rất nhỏ được gắn vào tem thuốc, động vật, sản phẩm.
- Hệ thống RFID cho phép dữ liệu được truyền qua thẻ đến một hoặc nhiều bộ đọc
thẻ và bộ đọc xử lý thông tin trực tiếp hoặc truyền về máy chủ để xử lý theo yêu
cầu của ứng dụng cụ thể. Mô hình hoạt động như sau: khi một thẻ RFID đi vào
vùng điện từ trường, nó sẽ phát hiện tín hiệu kích hoạt thẻ; Bộ đọc giải mã dữ liệu
đọc thẻ và dữ liệu được đưa vào một máy chủ; Phần mềm ứng dụng trên máy chủ
sẽ xử lý dữ liệu.
2.2.3. Cấu tạo hệ thống RFID và phương thức làm việc
Nhóm 11 | 23

[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
Một hệ thống RFID có thể bao gồm một số cấu phần: thẻ, bộ đọc thẻ, máy chủ,
phần mềm trung gian (Middleware) và phần mềm ứng dụng (Application software).
Trong đó 2 thành phần chính là: thẻ RFID và đầu đọc thẻ (Reader).
Nhóm 11 | 24


[GVHD: LÊ VĂN NHẤT HOÀI]
a. Thành phần của một hệ thống RFID
Một hệ thống RFID là một tập hợp các thành phần mà nó thực thi giải pháp RFID.
Một hệ thống RFID bao gồm các thành phần sau :
- Thẻ: là một thành phần bắt buộc đối với mọi hệ thống RFID.
- Reader: là thành phần bắt buộc.
- Reader anten: là thành phần bắt buộc. Một vài reader hiện hành ngày nay cũng đã
có sẵn anten.
- Mạch điều khiển (Controller): là thành phần bắt buộc. Tuy nhiên, hầu hết các
reader mới đều có thành phần này gắn liền với chúng.
- Cảm biến (sensor), cơ cấu truyền động đầu từ (actuator) và bảng tín hiệu điện báo
(annunciator): những thành phần này hỗ trợ nhập và xuất của hệ thống.
- Máy chủ và hệ thống phần mềm: Về mặt lý thuyết, một hệ thống RFID có thể hoạt
động độc lập không có thành phần này. Thực tế, một hệ thống RFID gần như
không có ý nghĩa nếu không có thành phần này.
- Cơ sở hạ tầng truyền thông: là thành phần bắt buộc, nó là một tập gồm cả hai
mạng có dây và không dây và các bộ phận kết nối tuần tự để kết nối các thành
phần đã liệt kê ở trên với nhau để chúng truyền với nhau hiệu quả.
b. Phương thức làm việc của RFID
- Một hệ thống RFID có ba phần cơ bản: tag, đầu đọc và một máy chủ. Tag RFID
gồm chíp bán dẫn nhỏ và aten được thu nhỏ trong một số hình thức đóng gói. Vài
tag RFID giống như những nhãn dán giấy và được ứng dụng để bỏ vào hộp và
đóng gói. Một số khác được dán váo các vách của các thùng chứa làm bằng
plastic. Còn một số khác được xây dựng thành miếng da bao quanh cổ tay. Mỗi tag
được lập trình với một nhận dạng duy nhất cho phép theo dõi không dây đối tượng
hoặc con người đang gắn tag đó. Bởi vì các chip được sử dụng trong tag RFID có
thể giữ một sốlượng lớn dữ liệu, chúng có thể chứa thông tin như chuỗi số, thời
Nhóm 11 | 25

×