Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

(Tự luận có đáp án) Đề thi kết thúc học phần môn Tư pháp quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.15 KB, 20 trang )

Mơn: Tư pháp quốc tế

ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP CHO KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
Mơn: Tư pháp quốc tế
(Có hướng dẫn tham khảo)

Mục lục
A – TRẮC NGHIỆM........................................................................................................................................2
B – LÝ THUYẾT.............................................................................................................................................2
C – BÀI TẬP....................................................................................................................................................3
HƯỚNG DẪN..................................................................................................................................................4

1


Môn: Tư pháp quốc tế

A – TRẮC NGHIỆM
1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ có đối tượng nằm ở nước ngồi.
2. Quy phạm xung đột là quy phạm chỉ được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật.
3. Quốc gia luôn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
4. Pháp luật áp dụng giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngồi là pháp
luật Việt Nam.
5. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ pháp luật có yếu tố nước ngồi.
6. Xung đột pháp luật là trường hợp có 2 hay nhiều cơ quan tài phán đều có thể có thẩm quyền giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
7. Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam nhưng có 100% vốn của nước
ngồi.
8. Pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngồi là pháp luật của
nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng.
9. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật áp dụng đối với người có hai hay nhiều quốc


tịch là pháp luật nước nơi người đó thường trú.
10. Tịa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài nếu
vụ việc xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
11. Pháp luật áp dụng giải quyết các tranh chấp liên quan đến bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam
là pháp luật Việt Nam.
12. Pháp luật nước ngoài chỉ được áp dụng trong trường hợp quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.

B – LÝ THUYẾT
1. Phân tích hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất và áp dụng.
2. So sánh sự khác biệt của TTDS quốc tế và TTDS trong nước.
3. Phân tích mối quan hệ giữa xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền.
4. Phân tích hệ thuộc luật nhân thân và áp dụng.
5. Quy định về pháp nhân nước ngoài và thực tiễn hoạt động tại Việt Nam.
6. Trình bày hệ thống các loại quy phạm của Tư pháp quốc tế Việt Nam & cách thức áp dụng.
7. Trình bày nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam, cách thức áp dụng trong giải quyết VVDS có
yếu tố nước ngồi.
8. Phân tích vấn đề áp dụng pháp luật nước ngồi.
9. Phân tích vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử trong tố tụng dân sự quốc tế.
10. Phân tích hệ thuộc Luật Tịa án trong tố tụng dân sự quốc tế.
11. Phân tích các phương pháp điều chỉnh trong Tư pháp quốc tế.
2


Môn: Tư pháp quốc tế

C – BÀI TẬP
Bài 1: Trong một hợp đồng mua bán máy móc thiết bị được ký kết tại Việt Nam giữa Công ty A –
bên mua (Việt Nam) và Công ty B – bên bán (Đức). Hai bên thỏa thuận hàng hóa được giao tại cảng
thành phố Hải Phòng theo điều kiện CIF. Sau khi nhận hàng, bên mua Việt Nam phát hiện hàng hóa
khơng đúng đối tượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng nên đã từ chối nhận hàng và khơng thanh

tốn, đồng thời tuyên bố sẽ khởi kiện Công ty B nếu bên bán không thực hiện đúng hợp đồng là
giao đúng đối tượng hàng hóa và bồi thường thiệt hại do sự vi phạm hợp đồng trên.
Hỏi:
1. Nếu công ty A khởi kiện Cơng ty B thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Nêu
cơ sở pháp lý.
2. Nếu vụ việc được giải quyết tại Tòa án Việt Nam thì luật nào sẽ được áp dụng (luật nội dung và
luật tố tụng)? Nêu cơ sở pháp lý.
Bài 2: Công ty SKY được thành lập tại Việt Nam, có trụ sở ở Hà Nội. Ngày 05/02/2017, Cơng ty
SKY đã ký một hợp đồng nhập khẩu thịt bò với Công ty ECO – một công ty thành lập và có trụ sở
tại Nauy. Theo hợp đồng, hàng hóa được chuyển từ Nauy về Việt Nam. Tuy nhiên trong quá trình
thực hiện hợp đồng đã có những tranh chấp liên quan đến chất lượng thịt, vì vậy phía Cơng ty SKY
đã khơng trả đủ số tiền thanh tốn theo hợp đồng. Tháng 5/2017, Công ty ECO đã khởi kiện tại Tòa
án Hà Nội yêu cầu giải quyết vụ việc, biết rằng trong hợp đồng hai bên đã khơng có thỏa thuận
chọn luật áp dụng đối với hợp đồng.
Hỏi:
1. Tòa án Hà Nội có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên hay khơng? Nêu căn cứ pháp lý.
2. Nếu Tịa án Hà Nội giải quyết vụ việc, tòa án sẽ áp dụng luật nào đối với tranh chấp hợp đồng
trên.
Bài 3: Ơng A là cơng dân Việt Nam, có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Ông sở
hữu chuỗi các khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Từ năm 2010, ông tiếp tục đầu tư mở rộng dự án
kinh doanh sang một số quốc gia như Thái Lan, Nauy, Đức,…
Năm 2020, trong một chuyến công tác, ông A gặp tai nạn rồi chết mà không để lại di chúc. Ơng A
có người vợ là bà B (là cơng dân Việt Nam và hiện đang thường trú tại TP.HN). Ông có hai người
con là anh C và chị D đều đang định cư tại Đức.
Gia đình ơng A muốn chia di sản thừa kế của ơng.
Hỏi:
1. Tịa án nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Nêu căn cứ pháp lý.
2. Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật nước nào đối với vụ việc thừa kế nói trên? Giải thích.

3



Môn: Tư pháp quốc tế

HƯỚNG DẪN
(Không phải là đáp án, chỉ mang tính chất tham khảo)

I – TRẮC NGHIỆM
1. Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ có đối tượng nằm ở nước ngồi.
Sai
- Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế, bao gồm:
các quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp, quan hệ lao động, quan hệ kinh doanh thương mại, quan
hệ hôn nhân và gia đình, phát sinh chủ yếu giữa các chủ thể tư (cá nhân, pháp nhân) các
nước.
- Căn cứ vào khoản 2 Điều 663 BLDS 2015, pháp luật Việt Nam quy định các căn cứ xác
định quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là chủ thể, khách thể (đối tượng) và sự kiện pháp lý
có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
+ Một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài;
+ Chủ thể của quan hệ là công dân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, chấm
dứt, thực hiện quan hệ ở nước ngoài;
+ Chủ thể quan hệ là cá nhân, pháp nhân Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ ở nước
ngồi.
 Như vậy, quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi là quan hệ có đối tượng nằm ở nước ngoài
và chủ thể quan hệ là cá nhân, pháp nhân Việt Nam. Bên cạnh đó, quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi khơng chỉ là quan hệ có đối tượng nằm ở nước ngồi mà cịn có thể là quan hệ có
chủ thể là người nước ngồi hoặc sự kiện pháp lý xảy ra ở nước ngoài.
2. Quy phạm xung đột là quy phạm chỉ được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật.
Sai
- Xung đột pháp luật là hiện tượng một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi có thể chịu sự
điều chỉnh bởi 2 hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau. Xung đột pháp luật đặt ra yêu cầu

phải lựa chọn pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp, vụ việc có phát sinh xung đột pháp
luật.
- Bên cạnh đó, trong Tư pháp quốc tế cũng tồn tại hiện tượng xung đột về thẩm quyền xét xử,
khi một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi có thể thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
hai hay nhiều quốc gia. Xung đột về thẩm quyền xét xử đặt ra yêu cầu xác định thẩm quyền
của tòa án một nước khi giải qyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Quy phạm xung đột là quy phạm lựa chọn hệ thống pháp luật áp dụng để điều chỉnh một
quan hệ pháp lý trong trường hợp có sự xung đột về mặt pháp lý xảy ra.
 Như vậy, trong Tư pháp quốc tế, quy phạm xung đột không chỉ được áp dụng để giải
quyết xung đột pháp luật mà cịn có thể giải quyết xung đột về thẩm quyền xét xử trong quá
trình giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
3. Quốc gia ln được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngồi.
Sai

4


Môn: Tư pháp quốc tế

- Theo nội dung quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia trong quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngồi, về ngun tắc, quốc gia sẽ không chịu sự tài phán của các cơ quan tư pháp quốc gia
khác (ngay cả tịa án của chính quốc gia đó) trong các tranh chấp dân sự có yếu tố nước
ngoài, trừ trường hợp được sự chấp thuận của quốc gia (Điều 6 Công ước Liên Hợp Quốc về
quyền miễn trừ tài phán của các quốc gia và tài sản của họ).
- Tùy vào từng trường hợp cụ thể, quốc gia có thể từ bỏ một hoặc tất cả các quyền miễn trừ tư
pháp của mình bằng cách thể hiện rõ ràng, minh bạch ý chí của mình trong pháp luật quốc
gia, điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên, hợp đồng cụ thể mà quốc gia ký kết.
- Căn cứ khoản 1 Điều 100 BLDS 2015, nhà nước Việt Nam từ bỏ quyền miễn trừ trong một
số trường hợp như điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên quy định, các bên trong quan

hệ dân sự có thỏa thuận,...
- VD: khoản 4 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định “Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ
Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài Việt Nam hoặc Tòa án Việt Nam”,…
 Như vậy, không phải quốc gia luôn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp trong quan hệ dân
sự có yếu tố nước ngoài.
4. Pháp luật áp dụng giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước
ngoài là pháp luật Việt Nam.
Sai
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngồi là tranh chấp về quyền sở hữu của
chủ sở hữu đối với tài sản lao động trí tuệ (do lao động sáng tạo trí tuệ của con người tạo ra).
- Với đặc điểm vơ hình, Tư pháp quốc tế Việt Nam quy định tại Điều 679 BLDS 2015:
“Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo pháp luật của nước nơi đổi tượng quyền sở hữu trí
tuệ được yêu cầu bảo hộ".
 Như vậy, nếu các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngồi xảy ra ở quốc
gia khác mà khơng phải ở Việt Nam thì pháp luật của quốc gia được yêu cầu bảo hộ sẽ được
áp dụng để giải quyết mà không phải là pháp luật Việt Nam.
5. Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ pháp luật có yếu tố nước
ngoài.
Sai
- Tư pháp quốc tế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, bao gồm các
nguyên tắc, quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ luật tư có yếu tố nước ngồi.
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố
nước ngồi. Bao gồm nhóm các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi và nhóm các quan hệ tố
tụng dân sự có yếu tố nước ngồi.
- Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong tất cả các lĩnh vực
như hình sự, dân sự, hành chính,…

5



Môn: Tư pháp quốc tế

 Như vậy, quan hệ pháp luật bao gồm các quan hệ luật công như hành chính, hình sự,... và
các quan hệ luật tư trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc
tế chỉ là các quan hệ luật tư có tính chất quốc tế.
6. Xung đột pháp luật là trường hợp có 2 hay nhiều cơ quan tài phán đều có thể có thẩm
quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.
Sai
- Xung đột pháp luật là trường hợp vụ việc dân sư có yếu tố nước ngồi có thể chịu sự điều
chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
- Trường hợp 2 hay nhiều hệ thống pháp luật có thể được áp dụng để giải quyết các vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài là xung đột thẩm quyền xét xử trong tố tụng dân sự quốc tế.
 Như vậy, xung đột pháp luật khơng phải là trường hợp có 2 hay nhiều cơ quan tài phán
đều có thể có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
7. Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam nhưng có 100%
vốn của nước ngoài.
Sai
- Căn cứ Điều 676 BLDS 2015, quốc tịch của pháp nhân xác định theo pháp luật của nước
nơi pháp nhân thành lập.
- Theo đó, pháp nhân Việt Nam là pháp nhân được thành lập theo quy định của pháp luật Việt
Nam.
Khoản 12 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:”Doanh nghiệp Việt Nam là doanh
nghiệp được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và có
trụ sở chính tại Việt Nam”.
- Như vậy, pháp nhân nước ngoài là pháp nhân được thành lập, cấp phép ở nước ngoài.
- Tuy nhiên, pháp nhân thành lập tại Việt Nam nhưng có 100% vốn nước ngồi là pháp nhân
Việt Nam có vốn đầu tư nước ngồi.
Mặc dù pháp nhân có 100% vốn nước ngoài nhưng về mặt pháp lý pháp nhân được thành lập
ở Việt Nam nên quyền, nghĩa vụ, tư cách chủ thể được quy định bởi pháp luật Việt Nam, cụ

thể là Luật Đầu tư.
 Tóm lại, pháp nhân nước ngồi không phải là pháp nhân được thành lập tại Việt Nam
nhưng có 100% vốn của nước ngồi
8. Pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngồi là
pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng.
Sai
- Hợp đồng là sự thỏa thuận, cam kết của các bên làm phát sinh hệ quả pháp lý (quyền và
nghĩa vụ của các bên, ràng buộc trách nhiệm giữa các bên).
- Về nguyên tắc, pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước
ngồi là pháp luật do các bên thỏa thuận lựa chọn trong quan hệ hợp đồng. Theo đó, để đề
6


Môn: Tư pháp quốc tế

cao và thể hiện sự tôn trọng thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ hợp đồng, pháp luật Việt
Nam quy định nguyên tắc này tại khoản 1 Điều 683 BLDS 2015.
- Nếu các bên không thỏa thuận được việc chọn luật và hợp đồng không quy định đầy đủ thì
coi như khơng có thỏa thuận chọn luật và lúc này, cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước ngoài sẽ chọn luật áp dụng.
 Như vậy, pháp luật áp dụng để giải quyết các tranh chấp về hợp đồng có yếu tố nước
ngồi khơng phải là pháp luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng
9. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật áp dụng đối với người có hai hay
nhiều quốc tịch là pháp luật nước nơi người đó thường trú.
Sai
- Theo quy định của pháp luật Việt Nam, căn cứ vào khoản 2 Điều 672 BLDS 2015, trường
hợp người có nhiều quốc tịch thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi người có có
quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
- Điều luật này cũng quy định trường hợp người có hai hay nhiều quốc tịch không xác định
được nơi cư trú hoặc nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau thì áp dụng pháp luật của nước

nơi người đó có quốc tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.
 Như vậy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật áp dụng đối với người có hai
hay nhiều quốc tịch khơng là pháp luật nước nơi người đó thường trú.
10. Tịa án Việt Nam chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước
ngoài nếu vụ việc xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Sai
- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi là thẩm quyền xét xử
dân sự quốc tế.
- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngồi của Tòa án Việt Nam
được quy định tại điều ước quốc tế về phân định thẩm quyền mà Việt Nam là thành viên và
pháp luật Việt Nam.
- Theo đó, căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 470 BLDS 2015, vụ án dân sự mà các bên lựa
chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt
Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
 Như vậy, Tịa án Việt Nam khơng chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự có
yếu tố nước ngoài nếu vụ việc xảy ra trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam mà cịn có thẩm
quyền đối với các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi khác dựa trên sự thỏa thuận của các
bên, theo quốc tịch của đương sự,...
11. Pháp luật áp dụng giải quyết các tranh chấp liên quan đến bất động sản trên lãnh
thổ Việt Nam là pháp luật Việt Nam.
Đúng

7


Môn: Tư pháp quốc tế

- Căn cứ vào nguyên tắc Luật nơi có tài sản (Lex rei sitae), pháp luật áp dụng để giải quyết
các tranh chấp liên quan đến bất động sản trên lãnh thổ quốc gia là pháp luật của nước nơi có
bất động sản.

- Những quy định của pháp luật liên quan đến sở hữu về lãnh thổ và tài sản trên lãnh thổ quốc
gia - quy chế lãnh thổ đối với tài sản thể hiện chủ quyền tài phán của quốc gia.
 Vì vậy, để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo đảm an ninh quốc gia, pháp luật áp dụng để giải
quyết tranh chấp liên quan đến bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam là pháp luật Việt Nam.

B – LÝ THUYẾT
1. Phân tích hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất và áp dụng.
- Hệ thuộc luật là các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng trong quy phạm xung đột.
- Hệ thuộc luật có mối liên hệ gắn bó nhất là hệ thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất
với một đối tượng dựa trên các căn cứ pháp lý như chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý.
- Không phải là nguyên tắc xác định pháp luật trong Tư pháp quốc tế truyền thống mà là một
nguyên tắc chung của Tư pháp quốc tế để xác định pháp luật áp dụng đối với từng vụ việc.
2. So sánh sự khác biệt của TTDS quốc tế và TTDS trong nước.
TTDS quốc tế
TTDS trong nước
quan hệ dân sự theo nghĩa Quan hệ giữa CQ THTTDS
rộng có yếu tố nước ngoài
với nhau, với người tham gia;
giữa những người tham gia
với nhau; giữa CQ THTTDS,
người tham gia với người liên
quan
Phương pháp điều chỉnh
Phương pháp thực chất và Phương pháp mệnh lệnh và
phương pháp xung đột
phương pháp tôn trọng quyền
tự định đoạt của đương sự
3. Phân tích mối quan hệ giữa xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền.
Đối tượng điều chỉnh


* Khái niệm
- Xung đột pháp luật là trường hợp một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi có thể chịu sự
điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
- Xung đột thẩm quyền là trường hợp một vụ việc dân sự có thể làm phát sinh thẩm quyền
giải quyết của tòa án của 2 hay nhiều quốc gia khác nhau.
* Mối quan hệ
- Xung đột pháp luật và xung đột thẩm quyền thường trùng hợp một cách ngẫu nhiên trong hệ
thống pháp luật quốc gia theo nguyên tắc Luật tòa án (Lex fori). Theo đó, tịa án quốc gia nào
có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luậtTTDS (luật hình thức) và quy định của Tư pháp quốc tế
của quốc gia mình để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi.

8


Mơn: Tư pháp quốc tế

- Bên cạnh đó, do xu hướng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, nguyên tắc mở rộng thẩm
quyền theo các dấu hiệu chung, cơ quan tư pháp quốc gia có thể áp dụng pháp luật nước
ngồi để giải quyết.
- Trình tự giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi: Trước hết phải giải quyết xung đột
về thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế, tức là xác định cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ
việc. Sau đó mới xác định hệ thống pháp luật được áp dụng để giải quyết vụ việc - giải quyết
xung đột pháp luật.
4. Phân tích hệ thuộc Luật nhân thân và áp dụng.
* Khái niệm
- Hệ thuộc luật là nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng trong quy phạm xung đột.
- Hệ thuộc luật nhân thân là hệ thống pháp luật điều chỉnh quy chế nhân thân (NLpháp luật,
NLHV, quyền nhân thân,...) của cá nhân.
* Phạm vi áp dụng
- Năng lực pháp luật

- Năng lực hành vi
- Xác định cá nhân chết/mất tích
- Quan hệ hơn nhân và gia đình
- Thừa kế
* Hình thức
- Luật quốc tịch (Lex nationalis) - Luật của nước mà cá nhân mang quốc tịch.
- Luật cư trú - Luật của nước nơi cá nhân cư trú thường xuyên/ cuối cùng.
* TH ngoại lệ - Xác định pháp luật áp dụng đối với người khơng quốc tịch hoặc có nhiều
quốc tịch
- Người không quốc tịch - pháp luật nước mà người đó cư trú hoặc pháp luật có mối liên hệ
gắn bó nhất.
- Người có nhiều quốc tịch - pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch và cư trú vào
thời điểm phát sinh quan hệ dân sự.
* Quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam
Áp dụng kết hợp luật quốc tịch và luật nơi cư trú.
5. Quy định về pháp nhân nước ngoài và thực tiễn hoạt động tại Việt Nam.
* Khái niệm
- Pháp nhân là tổ chức của con người do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận, có tư cách pháp
lý tham gia vào các quan hệ pháp luật.
* Bản chất

9


Môn: Tư pháp quốc tế

- Là chủ thể được pháp luật tạo nên và trao cho những quyền và nghĩa vụ pháp lý.
* Pháp nhân nước ngoài thường được xác định theo hệ thuộc luật nước nơi pháp nhân thành
lập, cấp phép, đăng kí kinh doanh hoặc nơi pháp nhân thực tế hoạt động, có trụ sở chính,...
* Hình thức hoạt động: Có hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và khơng có hiện

diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam.
- Pháp nhân có hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam thơng qua 2 hình thức văn
phịng đại diện và chi nhánh.
- Pháp nhân khơng có hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam là pháp nhân thực hiện
các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và cung ứng dịch vụ tại Vn hoặc pháp nhân kí kết các
hợp đồng đầu tư tại Việt Nam như BOT, BTO,...
* Vị trí pháp lý của pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam
- Quốc tịch của pháp nhân là mối quan hệ pháp lý lâu dài, bền vững giữa pháp nhân và quốc
gia mà pháp nhân thành lập.
- Pháp nhân nước ngoài khi hoặt động tại Việt Nam đồng thời phải chịu sự điều chỉnh của 2
hệ thống pháp luật và điều ước quốc tế mà quốc gia các bên là thành viên.
Theo đó, pháp luật mà pháp nhân mang quốc tịch điều chỉnh về cơ cấu, điều kiện thành lập,
hợp nhất, sáp nhập, tài sản của pháp nhân,...
pháp luật Việt Nam quy định quyền và nghĩa vụ của pháp nhân khi hoạt động trên lãnh thổ
Việt Nam.
- NL chủ thể của pháp nhân nước ngồi có thể chịu sự điều chỉnh của 2 hay nhiều hệ thống
pháp luật khác nhau, dẫn đến xung đột pháp luật về năng lực chủ thể của pháp nhân nước
ngồi.
6. Trình bày hệ thống các loại quy phạm của Tư pháp quốc tế Việt Nam & cách thức áp
dụng.
* Khái niệm
- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và bảo
đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước.
- Tư pháp quốc tế Việt Nam gồm quy phạm thực chất và quy phạm xung đột.
* Quy phạm xung đột
- Là quy phạm quy định có chức năng lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh một quan hệ pháp
lý.
- Phân loại
• Quy phạm xung đột thống nhất: nằm trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên,
chỉ dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên.

=> không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba.

10


Mơn: Tư pháp quốc tế

• Quy phạm xung đột thơng thường: được quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia, hệ
thống pháp luật được dẫn chiếu đến bao gồm cả phần xác định pháp luật áp dụng và quy định
về quyền, nghĩa vụ của các bên.
- Cơ cấu: gồm phần phạm vi và hệ thuộc
VD:
* Quy phạm thực chất
- Là quy phạm quy định giải pháp cụ thể (quyền và nghĩa vụ của các bên, biện pháp chế tài)
cho một vấn đề pháp lý cụ thể.
- Phân loại: quy phạm thực chất thống nhất & quy phạm thực chất thông thường.
- Cơ cấu: Quy định, giả định, chế tài.
VD:
7. Trình bày nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam, cách thức áp dụng trong giải quyết
VVDS có yếu tố nước ngoài.
* Khái niệm
- Nguồn luật là tổng thể các căn cứ dưới hình thức cơ sở lý luận, thực tiễn, cơ sở pháp lý mà
thơng qua đó, cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý phát
sinh.
- Nguồn của Tư pháp quốc tế Việt Nam là hình thức chứa đựng hoặc thể hiện các quy phạm
pháp luật, các nguyên tắc của Tư pháp quốc tế Việt Nam.
- Đặc trưng - Vừa có tính chất quốc tế, vừa mang tính chất quốc gia.
* Điều ước quốc tế
- Là các điều ước quốc tế chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngồi.

- Điều kiện áp dụng
• Có điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
• Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
- Nguyên tắc áp dụng
• Áp dụng trực tiếp khi điều ước quy định rõ ràng việc điều chỉnh.
• Ưu tiên áp dụng so với quy định của pháp luật quốc gia khi cùng điều chỉnh một vấn đề mà
điều ước xung đột với pháp luật quốc gia.
- Các trường hợp áp dụng
• Khi các bên thỏa thuận chọn điều ước quốc tế.
• Khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
• Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lựa chọn.
11


Môn: Tư pháp quốc tế

* Pháp luật quốc gia
- Là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam và Hiến pháp Việt Nam.
- Do tính chất phức tạp của các vụ việc, hiện nay Tư pháp quốc tế Việt Nam chưa có văn bản
luật riêng.
- Trường hợp áp dụng
• Các bên thỏa thuận chọn pháp luật Việt Nam.
• Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột.
• Cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn.
* Tập quán quốc tế
- Là các thói quen được hình thành từ lâu đời, có nội dung rõ ràng, cụ thể, được áp dụng
nhiều lần, phổ biến, lặp đi lặp lại, được các chủ thể thương mại quốc tế công nhận.
- Trường hợp áp dụng
• Các bên thỏa thuận lựa chọn.
• Được quy định trong điều ước quốc tế

• Được quy định trong pháp luật quốc gia
• Được cơ quan tài phán chấp nhận, công nhận hiệu lực.
* Án lệ và các nguồn luật khác
(Khoản 2 Điều 6 và khoản 3 Điều 45 BLDS 2015)
8. Phân tích vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài.
* Sự cần thiết
- Hệ thống pháp luật của các quốc gia được xây dựng dựa trên trình độ phát triển kinh tế, văn
hóa, xã hội, phong tục, tập quán,... khác nhau.
- Nhu cầu giao lưu dân sự quốc tế và thống nhất hóa trên phạm vi quốc tế, tạo điều kiện thuận
lợi cho các giao dịch dân sự quốc tế.
- Đảm bảo thực thi pháp luật trên phạm vi quốc tế.
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khi tham gia vào các giao dịch dân sự
quốc tế.
=> Các quy định của pháp luật phải xây dựng theo các chuẩn mực chung của quốc tế, tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân.
* Trường hợp áp dụng
- TH1: Có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật nước ngồi.
Đó có thể là quy phạm xung đột thống nhất quy định trong điều ước quốc tế mà quốc gia là
thành viên, hoặc quy phạm xung đột thông thường quy định trong pháp luật quốc gia.

12


Môn: Tư pháp quốc tế

VD: Khoản 1 Điều 25 HĐTTTP Việt Nam-Nga quy định quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ
chồng được xác định theo pháp luật của bên ký kết nơi họ cùng thường trú.
Theo đó, anh A và chị B đều là công dân Việt Nam kết hôn và cùng sinh sống tại Nga, khi ly
hôn, tịa án có thẩm quyền sẽ áp dụng pháp luật Nga để giải quyết tranh chấp liên quan đến
quan hệ nhân thân và tài sản giữa hai người.

VD2: Khoản 1 Điều 676 BLDS 2015 quy định quốc tịch của pháp nhân được xác định theo
pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.
Theo đó, Cơng ty Samsung thành lập tại Hàn thì khi giải quyết tranh chấp liên quan đến hợp
đồng tại Việt Nam, Tòa án Việt Nam sẽ căn cứ vào nơi Công ty Samsung thành lập (Hàn) để
xác định quốc tịch của Công ty Samsung là Hàn.
- TH2: Pháp luật nước ngoài được áp dụng theo sự thỏa thuận của các bên.
VD: Khoản 1 Điều 683 BLDS 2015 quy định các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa
thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với hợp đồng.
Theo đó, anh A và anh B đều là Việt Nam khi giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Sing
có thể lựa chọn pháp luật Anh làm luật áp dụng đối với hợp đồng.
- TH3: Tòa án quốc gia công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tịa án nước ngồi.
Để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các chủ thể khi tham gia vào quan hệ dân sự quốc
tế, pháp luật nước ngồi có thể được áp dụng một cách gián tiếp trên lãnh thổ quốc gia và có
hiệu lực như bản án, quyết định của quốc gia được yêu cầu công nhận khi được Tịa án quốc
gia cơng nhận và cho thi hành.
VD: Chị A là công dân Việt Nam đã lấy chồng là công dân Mỹ và ly hôn ở Mỹ. Sau đó chị A
về Việt Nam và muốn kết hôn với anh B là công dân Việt Nam. Như vậy, khi tiến hành thủ
tục đăng ký kết hôn, chứng minh độc thân, chị A phải mang bản án xét xử vụ việc ly hôn của
chị ở Mỹ yêu cầu tịa Việt Nam cơng nhận và cho thi hành.
Như vậy, bản án của Mỹ có hiệu lực trên lãnh thổ Việt Nam do được công nhận bởi một bản
án khác của Tòa án Việt Nam.
* Nguyên tắc áp dụng - Điều 664 BLDS 2015
- Về nguyên tắc, pháp luật áp dụng xác định theo điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên
hoặc pháp luật quốc gia có quy định.
- Pháp luật do các bên lựa chọn
- Pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi.
* Trường hợp ngoại lệ - Điều 670 BLDS 2015
- Hâu quả của việc áp dụng trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- Nội dung của pháp luật nước ngồi khơng xác định được.
9. Phân tích vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử trong tố tụng dân sự quốc tế.

* Khái niệm

13


Mơn: Tư pháp quốc tế

- TTDS quốc tế là trình tự, thủ tục xem xét giải quyết các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có
yếu tố nước ngồi tại hệ thống cơ quan tư pháp quốc gia, theo pháp luật tố tụng quốc gia xây
dựng hoặc điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên.
– Thẩm quyền xét xử trong tố tụng dân sự quốc tế là thẩm quyền của tòa án một quốc gia
nhất định đối với việc xét xử các vụ việc dân sự quốc tế.
– Xung đột pháp luật về thẩm quyền xét xử quốc tế: là hiện tượng hai hay nhiều cơ quan tư
pháp (thường là tòa án) của các nước khác nhau đều có thể có thẩm quyền giải quyết một vụ
việc dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu tố nước ngồi.
* Ngun nhân:
+ Do tính chất “quốc tế” (yếu tố nước ngồi) của quan hệ Tư pháp quốc tế.
+ Sự khác nhau trong quy định về thẩm quyền giữa các quốc gia. Việc xác định thẩm quyền
của tòa án là vấn đề thuộc chủ quyền của mỗi quốc gia.
* Thẩm quyền
Đối với các vụ việc trong nước, tịa án ln có thẩm quyền tuyệt đối.
Trong các vụ việc có tính chất quốc tế, thẩm quyền xét xử khơng cịn mang tính tuyệt đối.
=> Một vụ việc có thể thuộc thẩm quyền tài phán của tòa án nhiều nước khác nhau.
* Phạm vi phát sinh xung đột thẩm quyền xét xử
Trong Tư pháp quốc tế, hiện tượng xung đột về thẩm quyền xét xử phát sinh trong xác quan
hệ thuộc nhóm quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngồi trong xác lĩnh vực như:
+ Thẩm quyền xét xử đối với các vụ việc dân sự (theo nghĩa rộng) có tính chất quốc tế;
+ Tương trợ tư pháp và ủy thác Tư pháp quốc tế;
+ Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của cơ quan tài phán nước ngoài;
* Giải quyết xung đột về thẩm quyền: là việc xác định rõ tòa án quốc gia nào có thẩm

quyền thực tế để giải quyết 1 vụ việc dân sự quốc tế cụ thể đã phát sinh (thường là Hiệp định
tương trợ tư pháp song phương)
+ xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
thông qua việc ký kết các điều ước quốc tế
+ xây dựng và áp dụng các quy phạm xác định thẩm quyền dân sự quốc tế trong các văn bản
pháp luật của mỗi quốc gia.
10. Phân tích hệ thuộc Luật Tịa án trong tố tụng dân sự quốc tế.
* Khái niệm
Hệ thuộc luật là bộ phận cấu thành nên quy phạm xung đột, đưa ra các nguyên tắc xác định
hệ thống pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ xã hội được quy định trong phần phạm vi
của quy phạm xung đột.

14


Môn: Tư pháp quốc tế

* Nội dung: Hệ thống pháp luật của quốc gia nơi Tịa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngồi sẽ được áp dụng.
* Phạm vi áp dụng
- Dưới góc độ luật tố tụng, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự dù có yếu tố nước ngồi
hay khơng thì tịa án có thẩm quyền ln ln áp dụng pháp luật tố tụng của quốc gia mình.
Do luật tố tụng thuộc lĩnh vực luật cơng nên có hiệu lực bắt buộc đối với tất cả các cơ quan
tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, xuất phát từ chủ quyền quốc gia mà Tòa án là cơ
quan xét xử của quốc gia, nên pháp luật nước ngồi khơng được thừa nhận, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
+ Trường hợp ngoại lệ, bên cạnh việc áp dụng pháp luật tố tụng của quốc gia theo nguyên tắc
luật tòa án, tòa án còn phải xem xét ưu tiên áp dụng các quy định trong điều ước quốc tế mà
quốc gia là thành viên.
- Dưới góc độ luật nội dung, tịa án có thẩm quyền có thể áp dụng pháp luật quốc gia, pháp

luật nước ngoài, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế,... trong từng trường hợp cụ thể.
Luật nội dung được xem xét áp dụng nếu các bên có thỏa thuận chọn luật khi thỏa mãn điều
kiện chọn luật. Nếu các bên khơng có thỏa thuận chọn luật hoặc luật khơng cho chọn thì dựa
vào quy phạm xung đột để giải quyết.
Trường hợp tòa án áp dụng pháp luật nội dung của quốc gia mình có thể không theo nguyên
tắc thỏa thuận chọn luật giữa các bên, nguyên tắc luật nơi có mối liên hệ gắn bó nhất hoặc
luật quốc tịch.
Điều ước quốc tế, tập quán quốc tế chỉ được áp dụng để điều chỉnh nội dung của vụ việc dân
sự có yếu tố nước ngồi nếu các bên có thỏa thuận lựa chọn hoặc quốc gia là thành viên của
điều ước quốc tế. Khơng có trường hợp quy phạm xung đột dẫn chiếu đến điều ước quốc tế,
tập quán quốc tế.
- Dưới góc độ chọn luật áp dụng, tòa án áp dụng quy phạm xung đột của quốc gia mình hoặc
quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế mà quốc gia là thành viên làm căn cứ xác định
pháp luật áp dụng.
* Quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam
VD: khoản 2 Điều 670, khoản 5 Điều 683 BLDS15 ...

C – BÀI TẬP
Bài 1: Trong một hợp đồng mua bán máy móc thiết bị được ký kết tại Việt Nam giữa Công ty
A – bên mua (Việt Nam) và Công ty B – bên bán (Đức). Hai bên thỏa thuận hàng hóa được
giao tại cảng thành phố Hải Phòng theo điều kiện CIF. Sau khi nhận hàng, bên mua Việt Nam
phát hiện hàng hóa không đúng đối tượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng nên đã từ chối
nhận hàng và khơng thanh tốn, đồng thời tuyên bố sẽ khởi kiện Công ty B nếu bên bán
không thực hiện đúng hợp đồng là giao đúng đối tượng hàng hóa và bồi thường thiệt hại do
sự vi phạm hợp đồng trên.

15


Môn: Tư pháp quốc tế


Hỏi:
1. Nếu công ty A khởi kiện Cơng ty B thì cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc
trên? Nêu cơ sở pháp lý.
Tòa án Việt Nam và Tịa án Đức đều có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.
- Hợp đồng mua bán máy móc thiết bị được ký kết giữa cty A (Việt Nam) và cty B (Đức) là
hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi, căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 663
BLDS 2015 (chủ thể của hợp đồng là pháp nhân nước ngoài) nên đây là quan hệ dân sự có
yếu tố nước ngồi, thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
- Trong tố tụng dân sự quốc tế, đương sự sẽ quyết định việc lựa chọn cơ quan tài phán thông
qua việc nộp đơn khởi kiện.
Tòa án thụ lý đơn kiện sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử quốc tế được
quy định trong các điều ước quốc tế (nếu có) hoặc trong văn bản pháp luật tố tụng nước mình
để xác định thẩm quyền.
- Trong trường hợp này, giữa Việt Nam và Đức chưa có điều ước quốc tế về phân định thẩm
quyền (Hiệp định tương trợ tư pháp) nên Tòa án hai nước sẽ xác định thẩm quyền của mình
theo các dấu hiệu của pháp luật tố tụng của nước mình theo ngun tắc Luật Tịa án (Lex
fori).
Theo đó, khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, tịa án có thẩm quyền chỉ áp
dụng luật tố tụng của nước mình (luật hình thức) và quy định của Tư pháp quốc tế của quốc
gia.
- Theo dữ kiện đề bài đưa ra, nếu cty A kiện cơng ty B tại Tịa án Việt Nam thì Tịa án Việt
Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc, căn cứ vào điểm đ khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015,
vì hợp đồng mua bán máy móc thiết bị được ký kết tại Việt Nam.
2. Nếu vụ việc được giải quyết tại Tịa án Việt Nam thì luật nào sẽ được áp dụng (luật
nội dung và luật tố tụng)? Nêu cơ sở pháp lý.
Nếu vụ việc được giải quyết tại Tịa án Việt Nam thì pháp luật áp dụng để giải quyết vụ việc

- Luật tố tụng là pháp luật Việt Nam, cụ thể là BLTTDS Việt Nam 2015
Theo nguyên tắc Luật Tòa án (Lex fori), khi giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước

ngồi, tịa án có thẩm quyền chỉ áp dụng luật tố tụng của nước mình.
Theo đó, nếu Tịa án Việt Nma có thẩm quyền giải quyết vụ việc thì phải áp dụng luật tố tụng
Việt Nam, cụ thể là BLTTDS Việt Nam 2015.
- Luật nội dung - Căn cứ khoản 1 Điều 683 BLDS 2015
+ Thứ nhất, luật do các bên thỏa thuận nếu các bên có thỏa thuận chọn luật.
Pháp luật mà các bên lựa chọn phải thỏa mãn điều kiện chọn luật do pháp luật đặt ra: phải có
sự thỏa thuận giữa các bên về việc chọn luật áp dụng và việc lựa chọn phải dựa trên ý chí tự
nguyện của các bên.

16


Môn: Tư pháp quốc tế

Việc chọn luật không được trái với điều ước quốc tế mà quốc gia các bên là thành viên.
Việc chọn luật và hậu quả của việc áp dụng hệ thống pháp luật được chọn không được trái
với pháp luật quốc gia các bên.
Luật các bên lựa chọn là luật thực chất, không chứa đựng các quy tắc xung đột và quy phạm
tố tụng.
+ Thứ hai, trường hợp các bên khơng có thỏa thuận về luật áp dụng thì Tịa án Việt Nam sẽ
áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất đối với hợp đồng.
Dựa vào hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi giữa cty A (Việt Nam) và cty B
(Đức) ký kết tại Việt Nam thì pháp luật Đức - pháp luật nước người bán thành lập sẽ được áp
dụng để giải quyết tranh chấp, căn cứ vào khoản 2 Điều 683 BLDS 2015.

Bài 2: Công ty SKY được thành lập tại Việt Nam, có trụ sở ở Hà Nội. Ngày 05/02/2017,
Công ty SKY đã ký một hợp đồng nhập khẩu thịt bị với Cơng ty ECO – một cơng ty thành
lập và có trụ sở tại Nauy. Theo hợp đồng, hàng hóa được chuyển từ Nauy về Việt Nam. Tuy
nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng đã có những tranh chấp liên quan đến chất lượng
thịt, vì vậy phía Cơng ty SKY đã khơng trả đủ số tiền thanh tốn theo hợp đồng. Tháng

5/2017, Cơng ty ECO đã khởi kiện tại Tòa án Hà Nội yêu cầu giải quyết vụ việc, biết rằng
trong hợp đồng hai bên đã khơng có thỏa thuận chọn luật áp dụng đối với hợp đồng.
Hỏi:
1. Tịa án Hà Nội có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên hay không? Nêu căn cứ pháp lý.
Tịa án Hà Nội có thẩm quyền giải quyết vụ việc.
- Hợp đồng được ký kết giữa cty SKY và cty ECO là hợp đồng có yếu tố nước ngồi, vì cty
ECO là pháp nhân nước ngồi có trụ sở tại Nauy.
=> Đây là quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa có yếu tố nước ngồi.
- Cty ECO (Nauy) kiện cty SKY (Việt Nam), nên căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 663 BLDS
2015 đây là vụ án dân sự có yếu tố nước ngồi, thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc
tế.
- Tòa án Việt Nam và Tịa án Nauy đều có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.
Trong tố tụng dân sự quốc tế, đương sự sẽ quyết định việc lựa chọn cơ quan tài phán thơng
qua việc nộp đơn khởi kiện.
Tịa án thụ lý đơn kiện sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử quốc tế được
quy định trong các điều ước quốc tế (nếu có) hoặc trong văn bản pháp luật tố tụng nước mình
để xác định thẩm quyền.
- Việt Nam và Nauy chưa có điều ước quốc tế về phân định thẩm quyền (Hiệp định tương trợ
tư pháp) nên việc xác định về thẩm quyền xét xử của Tòa án Việt Nam căn cứ vào các quy
định của BLTTDS theo nguyên tắc Luật Tòa án (Lex fori).

17


Mơn: Tư pháp quốc tế

Theo đó, khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngồi, tịa án có thẩm quyền sẽ áp
dụng pháp luật tổ tụng (luật hình thức) của quốc gia mình để giải quyết, khơng áp dụng pháp
luật tố tụng nước ngồi và quy định Tư pháp quốc tế của quốc gia để giải quyết vụ việc.
- Vì cty ECO kiện cty SKY ra Tòa HN nên Tòa án Việt Nam căn cứ vào quy định của

BLTTDS Việt Nam, cụ thể là điểm b khoản 1 Điều 469 BLTTDS 2015, vì cty SKY (bị đơn)
có trụ sở tại Việt Nam nên tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết.
Khoản 2 Điều 469 BLTTDS 2015 dẫn chiếu đến chương 3 BLTTDS để xác định tịa án cụ
thể.
- Tịa án HN có thẩm quyền giải quyết vụ việc, căn cứ vào:
+ Tranh chấp hợp đồng giữa cty SKY và cty ECO là tranh chấp phát sinh trong hoạt động
kinh doanh thương mại các tổ chức có đăng kí kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi
nhuận (khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015) nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
+ Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015 dẫn chiếu đến Điều 30, vụ việc này
thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND cấp tỉnh.
+ Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 39 BLTTDS 2015 xác định tòa án theo lãnh thổ, cụ thể: Tòa
HN là tòa án nơi bị đơn (cty ECO) có trụ sở có thẩm quyền.
2. Nếu Tòa án Hà Nội giải quyết vụ việc, tòa án sẽ áp dụng luật nào đối với tranh chấp
hợp đồng trên.
Luật áp dụng đối với nội dung tranh chấp hợp đồng trên là pháp luật Nauy.
Vì cty ECO khởi kiện tại Tòa án HN nên đã phát sinh thẩm quyền giải quyết vụ việc của Tòa
Việt Nam nên Tòa án sẽ áp dụng quy định của Tư pháp quốc tế Việt Nam.
Theo đó, căn cứ vào khoản 1 Điều 683 BLDS 2015, trường hợp các bên khơng có thỏa thuận
thì áp dụng về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mỗi liên hệ gắn bó nhất với hợp
đồng được áp dụng.
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 683 BLDS15, pháp luật của nước có mỗi liên hệ gắn bó nhất với
hợp đồng mua bán hàng hóa là pháp luật của nước nơi người bán thành lập.
Trong trường hợp này, cty ECO (Nauy) là bên bán nên Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật
Nauy để giải quyết nội dung vụ việc.
- Luật tố tụng áp dụng đối với tranh chấp hợp đồng trên là pháp luật Việt Nam, cụ thể là
BLTTDS.
Căn cứ vào nguyên tắc Luật Tịa án (Lex fori), trong q trình giải quyết một bụ việc dân sự
có yếu tố nước ngồi, tịa án có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật tố tụng (luật hình thức)
nước mình, khơng áp dụng luật tố tụng nước ngồi, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Vì cty ECO khởi kiện tại TAND TP.HN nên làm phát sinh thẩm quyền giải quyết vụ việc của

Tòa HN nên Tòa án sẽ áp dụng quy định của pháp luật tố tụng Việt Nam.

18


Mơn: Tư pháp quốc tế

Bài 3: Ơng A là cơng dân Việt Nam, có doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Ông
sở hữu chuỗi các khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam. Từ năm 2010, ông tiếp tục đầu tư mở
rộng dự án kinh doanh sang một số quốc gia như Thái Lan, Nauy, Đức,…
Năm 2020, trong một chuyến công tác, ông A gặp tai nạn rồi chết mà khơng để lại di chúc.
Ơng A có người vợ là bà B (là công dân Việt Nam và hiện đang thường trú tại TP.HN). Ơng
có hai người con là anh C và chị D đều đang định cư tại Đức.
Gia đình ơng A muốn chia di sản thừa kế của ơng.
Hỏi:
1. Tịa án nào của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên? Nêu căn cứ pháp lý.
Tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.
- Vụ việc thừa kế trên là quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngồi, căn cứ vào điểm c khoản 2
Điều 663 BLDS 2015.
Theo đó, các bên tham gia đều là công dân Việt Nam (ông A, bà B, anh C và chị D) nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngồi do ơng A có doanh nghiệp kinh doanh tại Việt
Nam và dự án kinh doanh ở một số quốc gia như Thái, Nauy, Đức,...
=> Vụ việc thừa kế có yếu tố nước ngoài thuộc phạm vi điều chỉnh của Tư pháp quốc tế.
- Trong TTDS quốc tế, đương sự sẽ quyết định việc lựa chọn cơ quan tài phán thông qua việc
nộp đơn khởi kiện.
Tòa án thụ lý đơn khởi kiện sẽ căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử quốc tế
được quy định trong xác điều ước quốc tế (nếu có) hoặc trong văn bản pháp luật tố tụng nước
mình để xác định thẩm quyền.
- Trong trường hợp này, nếu đương sự nộp đơn lên Tòa án Việt Nam thì Tịa án Việt Nam sẽ
xác định thẩm quyền của mình theo ngun tắc Luật Tịa án (Lex fori).

Theo đó, khi giải quyết một vụ viêc dân sự có yếu tố nước ngồi, tịa án có thẩm quyền sẽ áp
dụng luật tố tụng (luật hình thức) của nước mình, khơng áp dụng pháp luật nước ngồi (trừ
trường hợp khác) và quy định của Tư pháp quốc tế quốc gia để giải quyết.
- Căn cứ vào đề bài, nếu đương sự nộp đơn tại Tịa án Việt Nam thì sẽ làm phát sinh thẩm
quyền của Tòa án Việt Nam do vụ việc chia thừa kế có liên quan đến quyền đối với tài sản là
bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du
lịch và chuỗi các khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam của ông A, theo điểm a khoản 1 Điều
470 BLTTDS.
2. Tòa án Việt Nam sẽ áp dụng pháp luật nước nào đối với vụ việc thừa kế nói trên?
Giải thích.
- Luật tố tụng - Pháp luật Việt Nam
Căn cứ vào nguyên tắc Luật Tòa án (Lex fori), trong quá trình giải quyết một bụ việc dân sự
có yếu tố nước ngồi, tịa án có thẩm quyền chỉ áp dụng pháp luật tố tụng (luật hình thức)
nước mình, khơng áp dụng luật tố tụng nước ngồi, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

19


Mơn: Tư pháp quốc tế

Vì tịa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc này nên sẽ áp dụng pháp luật Việt
Nam, cụ thể là BLTTDS Việt Nam.
- Luật nội dung - pháp luật Việt Nam, pháp luật Thái, pháp luật Nauy, pháp luật Đức,...
Khoản 2 Điều 680 BLDS 2015 quy định việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản
được xác định theo pháp luật của nước nơi có bđs.
Theo đó, ơng A có doanh nghiệp và chuỗi các khách sạn nghỉ dưỡng tại Việt Nam nên việc
thực hiện quyền thừa kế đối với những tài sản này được xác định theo pháp luật Việt Nam.
Cũng theo đó, do ơng A có dự án kinh doanh ở nước ngoài nên việc thực hiện quyền thừa kế
cũng được xác định theo pháp luật của nước nơi có các dự án này.


20



×