Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề chọn hsgqg môn địa lý sở tiền giang 2020 2021 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.74 KB, 11 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO.
2020-2021
ĐỊA LÝ

TIỀN GIANG

Năm học
Môn:

ĐỀ THI CHÍNH THỨC

Câu 1: (3,0 điểm)
a) Giải thích tại sao khí hậu thể hiện rõ nhất tính địa đới và
địa hình thể hiện rõ nhất tính phi địa đới trong các thành
phần của tự nhiên.
b) Giải thích tại sao mùa hạ ở Hà Nội có ngày dài hơn Thành
phố Hồ Chí Minh nhưng mùa đơng ở Thành phố Hồ Chí Minh
có ngày dài hơn Hà Nội.
Câu 2: (2,0 điểm)
a) Tại sao ngành chăn nuôi ở các nước đang phát triển chưa
trở thành ngành sản xuất chính trong nơng nghiệp?
b) Giải thích tại sao cán cần thương mại các nước đang phát
triển thường nhập
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng
minh rằng nguyên nhân gây mưa chủ yếu ở nước ta là do
địa hình và hồn lưu khí quyển.
b) Tại sao ở Nam Bộ và Tây Nguyên thường có mùa mưa đến
sớm và kéo dài hơn ở miền Bắc?
Câu 4: (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân


tích tác động của địa hình dãy Trường Sơn đến đặc điểm khí
hậu nước ta.
b) Giải thích tại sao Tín phong bán cầu Nam gây mưa lớn
cho cả nước và Tín phong bán cầu Bắc tạo ra mùa khơ sâu
sắc cho miền khí hậu phía Nam.
Câu 5: (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng
minh rằng sự phân bố đô thị ở nước ta phù hợp với sự phân
bố hoạt động sản xuất cơng nghiệp.
b) Tại sao có sự khác nhau về phân bố lao động ở nông thôn
và thành thị


Câu 6: (3,0 điểm)
Cho bảng số liệu sau:
GIÁ TRỊ SẢN PHẨM THU ĐƯỢC TRÊN 1 HA ĐẤT TRỒNG TRỌT VÀ
MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN
2010-2019
Năm
2010
2013
Đất trông trọt
54,6
75,7
Mặt nước nuôi trồng 103,8
157,6
thủy sản
(Nguồn: Niên giám Thống kê 2019, NXB

2015

82,6
178,1

2019
97,1
234,2

Thống kê 2020)

Nhận xét và giải thích giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha
đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản ở nước ta, giai
đoạn 2010 – 2019.
Câu 7: (3,0 điểm)
a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận
xét sự giống nhau của các trung tâm công nghiệp ở Bắc
Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ.
b) Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu
ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu.


DAP AN ĐỀ THI CHÍNH THỨC TIỀN GIANG
Mơn: ĐỊA LÝ
Năm học 2020 - 2021
Câu
Câu
1
(3đ)

Nội dung
a) Giải thích tại sao khí hậu thể hiện rõ nhất tính

địa đới và địa hình thể hiện rõ nhất tính phi địa
đới trong các thành phần của tự nhiên.
* Khí hậu thể hiện tính địa đới rõ rệt.
- Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của
tất cả các thành phần 0 và cảnh quan địa lí theo
vĩ độ.
- Biểu hiện của quy luật thể hiện qua các yếu tố
khí hậu (dẫn chứng nhiệt độ, lượng mưa, gió, khí
áp,...).
- Khí hậu thể hiện rõ nhất tính địa đới vì:
+ Ngun nhân tạo ra quy luật địa đới là do dạng
hình cầu của Trái Đất, khiến góc chiếu sáng thay
đổi theo vĩ độ, tạo ra sự khác biệt về bức xạ và
nhiệt độ.
+ Khí hậu là thành phần có ảnh hưởng mạnh mẽ
nhất tới các thành phần tự nhiên khác, khiến cho
các thành phần tự nhiên khác thay đổi theo địa
đới.
* Khí hậu thể hiện tính địa đới rõ rệt.
- Quy luật phủ địa đới là sự bố khơng phụ thuộc
vào tính chất
phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và
cảnh quan.

Điể
m
2

0,25
0,25


0,25
0,25
0,25

0,25
0,25
0,25


- Địa hình thể hiện rõ nhất tính phi địa đới vì:
+ Nguyên nhân sinh ra quy luật phi địa đới là nội
lực, nội lực góp
phần quan trọng tạo ra lục địa, đại dương, núi
cao.
+ Lục địa, đại dương, núi cao là các dạng địa hình
tạo ra nguyên nhân cơ bản của tính địa ổ và đại
cao như lượng mưa, thảm thực vật và đất thay đổi
theo địa ô và đại cao.
+ Địa hình là nhân tố tạo ra tỉnh phi địa đới của
các thành phần tự nhiên khác như khí hậu, đất
đai, sinh vật.
b) Giải thích tại sao mùa hạ ở Hà Nội có ngày dài
hơn Thành phố Hồ Chí Minh nhưng mùa đơng ở
Thành phố Hồ Chí Minh có ngày dài hơn Hà Nội.
- Khi chuyển động quanh Mặt Trời, do trục Trái
Đất nghiêng và khôn đổi nên tùy vị trí Trái Đất
trên quỹ đạo mà ngày đêm dài ngà theo mùa và
theo vĩ độ.
- Hà Nội có vĩ độ cao hơn Thành phố Hồ Chí Minh

(Hà Nội gần cố tuyến Bắc, cịn Thành phố Hồ Chí
Minh gần xích đạo) nên thời gia ngày đêm của 2
địa điểm khác nhau theo mùa.

-Mùa hạ, bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, đường
phân chia sáng tối nằm sau cực Bắc nên càng gần
cực Bắc diện tích chiếu sáng càng lớn và ngày dài
hơn đêm. Vì vậy, Hà Nội có ngày dài hơn Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Mùa đơng, bán cầu Bắc chếch xa phía Mặt Trời,
đường phân chia | 0,25 sáng tối trước cực Bắc,
phần diện tích trong bóng tối càng lớn. Vì vậy,
Thành phố Hồ Chí Minh có ngày dài hơn Hà Nội.
Câu
2
(2đ)

a) Tại sao ngành chăn nuôi ở các nước đang phát
triển chưa trở thành ngành sản xuất chính trong
nơng nghiệp?

1

0,25
0,25


- Chưa đảm bảo tốt được nguồn thức ăn cho chăn
ni.
- Thiếu vốn đầu tư vì chi phí xây dựng chuồng,

con giống, thức ăn quá cao.
- tính rủi ro do dịch bệnh, biến động giá thị trường
cao làm tăng tính bấp bênh của chăn nuôi
- thiếu giống tốt, dịch vụ thú y cịn phát triển
chậm
b, giải thích vì sao cán cân thương mại của các
nước đang phát triển thường nhập siêu
- Sức sản xuất nhỏ, hàng hóa chất lượng thấp khó
đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
- Hàng xuất khẩu chủ lực là khống sản thơ, nơng
sản sơ chế,... có giá trị không cao.
- Hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc thiết bị,
sản phẩm cơng nghiệp chế biến có giá trị cao.
Câu
3
(3đ)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã
học, chứng minh rằng nguyên nhân gây mưa chủ
yếu ở nước ta là do địa hình và hồn lưu khí
quyển.
* Mưa do địa hình:
- Ảnh hưởng của độ cao địa hình đến lượng mưa
và sự phân bố mưa:
+ Cùng một sườn núi, càng lên cao lượng mưa
càng tăng và tới một độ cao nào đó độ ẩm khơng
khí đã giảm nhiều, sẽ khơng cịn mưa (điển hình
Sa Pa).
+ Địa hình núi cao và đón gió mưa nhiều (Việt
Bắc, Kon Tum), địa hình thấp và khuất gió mưa ít

(lịng máng Cao Lạng).
- Ảnh hưởng của hướng địa hình tới lượng mưa và
sự phân bố mưa:
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió ẩm mưa nhiều
như Móng Cái, Huế,...; sườn khuất gió mưa ít như
thung lũng sơng Đà, thung lũng sơng Ba, Mường
Xén,...
+ Hướng địa hình song song với hướng gió, lượng


mưa cũng rất thấp: Ninh Thuận, Bình Thuận.
* Mưa do hồn lưu khí quyển:
- Mưa do gió mùa:
+ Do nước ta nằm trong khu vực hoạt động của
gió mùa châu Á nên có lượng mưa lớn hơn các
nước cùng vĩ đó, ở Tây Á, Bắc Phi.
+ Gió mùa Tây Nam là nguyên nhân gây mưa
chính cho nước ta (mùa mưa trùng với thời kì hoạt
động của gió mùa Tây Nam, mùa khơ là thời kì
hoạt động của gió mùa Đơng Bắc).
+ Một số loại gió khác cũng gây mưa nhưng
khơng đáng kể như gió mùa Đơng Bắc vào thời kì
cuối mùa đơng, gió biển ở các địa phương ven
biển,...
- Mưa frông và dải hội tụ nhiệt đới ở khu vực
duyên hải Trung Bộ.
b, tại sao ở Nam Bộ và Tây Nguyên thường có
mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn ở miền Bắc?
Nam Bộ và Tây Nguyên thường có mùa mưa đến
sớm và kéo dài hơn ở miền Bắc vì:

Nam Bộ và Tây Nguyên đón gió mùa Tây Nam
sớm hơn, đồng thời vào đầu mùa hạ đã có mưa
do gió Tây Nam từ vịnh Bengan thổi đến.
- Thời gian ngưng hẳn hoạt động của gió mùa Tây
Nam ở Nam Bộ và Tây Nguyên muộn hơn miền
Bắc và miền Trung.
Câu
4
(3đ)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã
học, phân tích tác động của địa hình dãy Trường
Sơn đến đặc điểm khí hậu nước ta.
* Tác động đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao:
- Chế độ nhiệt: cùng vĩ độ, nơi độ cao lớn hơn
nhiệt độ sẽ thấp hơn
(Đà Lạt so với Nha Trang).
- Chế độ mưa:
+ Những nơi cao, đón gió từ biển thổi vào thì có
lượng mưa lớn (vùng núi Ngọc Linh, Bạch Mã trên
2800mm/năm).
+ Những nơi thấp, khuất gió lượng mưa ít hơn


(thung lũng sông Ba, Mường Xén – Nghệ An
khoảng 600 – 800mm/năm).
* Tác động đến sự phân hóa khí hậu theo đông
tây:
- tạo ra sự đối lập về mùa ở sườn đông và sườn
tây: mùa hạ Duyên hải miền Trung chịu tác động

của hiệu ứng phơn khơ nóng trong khi TN có mưa
lớn; mùa đơng ngược lại.
- Những nơi có địa hình song song với hướng gió
hoặc nơi khuất gió mưa ít, thậm chí khơ hạn (dẫn
chứng).
mưa ít, thậm chí khơ hạn (dẫn chứng).
* Tác động đến sự phân hóa khí hậu theo Bắc –
Nam:
- Các dãy núi đâm ngang ra biển tạo nên sự khác
nhau về khí hậu rõ rệt ở phía Bắc và phía Nam
(phân tích ảnh hưởng của dãy Hồnh Sơn và dãy
Bạch Mã).
- Đầu mùa đơng, khối khơng khí lạnh từ phương
Bắc về gặp dãy Trường Sơn gây mưa ở phần lãnh
thổ từ Nghệ An trở vào Thừa Thiên Huế, trong khi
đó ở miền bắc thời tiết lạnh khơ.
b) Giải thích tại sao Tín phong bán cầu Nam gây
mưa lớn cho cả nước và Tín phong bán cầu Bắc
tạo ra mùa khô sâu sắc cho miền khí hậu phía
nam
-tín phong bán cầu nam
+ Xuất phát từ cao áp chí tuyến Nam bán cầu,
sau khi vượt qua vùng biển xích đạo rộng lớn,
nóng và ẩm hơn, gây mưa lớn và kéo dài cho các
vùng đón gió như Nam Bộ, Tây Nguyên.
+ Khi thổi ra phía Bắc, bị áp thấp đồng bằng Bắc
Bộ hút vào đổi thành hướng Đông Nam gây mưa ở
Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
+ Khi gặp Tín phong bán cầu Bắc tạo nên dải hội
tụ nhiệt đới dịch chuyển từ Bắc vào Nam gây mưa

cho 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho
Trung Bộ.
- Tín phong bán cầu Bắc: xuất phát từ cao áp chí
tuyến Tây Thái Bình Dương (Tm) thổi theo hướng
Đơng Bắc vào nước ta. Khối khí này khơ nóng, ổn
định, độ ẩm tương đối thấp, thống trị miền nam


trong suốt mùa đông, gây ra một mùa khô sâu
sắc cho miền khí hậu phía Nam.
Câu
5
(3đ)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã
học, chứng minh rằng sự phân bố đô thị ở nước ta
phù hợp với sự phân bố hoạt động sản xuất công
nghiệp.
- Đô thị thường là các trung tâm công nghiệp: Hà
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là 2 đơ thị đặc biệt,
đồng thời là 2 trung tâm công nghiệp lớn nhất
nước ta.
- Mạng lưới đô thị phân bố không đều phù hợp với
sự phát triển không đều của hoạt động công
nghiệp:\
+ Đô thị nhiều nhất và quy mô đô thị lớn nhất tập
trung ở các vùng có hoạt động cơng nghiệp phát
triển nhất như Đồng bằng sông Hồng và vùng phụ
cận, Đông Nam Bộ.
+ Đô thị tương đối nhiều và qui mô đơ thị khá lớn

tập trung ở các vùng có hoạt động công nghiệp
khá phát triển như Đồng bằng sông Cửu Long và
Dun hải miền Trung.
+ Đơ thị ít và qui mơ đơ thị nhỏ thường là vùng có
hoạt động cơng | nghiệp thưa thớt và kém phát
triển như Tây Bắc, Tây Nguyên.
b) Tại sao có sự khác nhau về phân bố lao động ở
nông thôn và thành thị?
* Sự khác nhau về phân bố lao độn ở nông thôn
và thành thị:
- Phần lớn lao động ở nông thôn, tỉ lệ lao động
trong cơ cấu lao động cả nước có xu hướng giảm.
- Ở thành thị, số lượng lao động ít hơn, tỉ lệ lao
động trong cơ cấu lao động cả nước có xu hướng
tăng.
* Giải thích sự khác nhau:
- Ở nông thôn:
+ Kinh tế: nông nghiệp là ngành truyền thống
nên nơng nghiệp vẫn cịn quan trọng, đặc biệt là


ngành trồng lúa cần nhiều lao động.
+ Cơng nghiệp hóa cịn chậm, cơng nghiệp và
dịch vụ chiếm tỉ lệ nhỏ.
+ Chuyên dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực
nhưng cịn chậm.
Ở thành thị: do đơ thị nước ta cịn ít, quy mô nhỏ
nên số lượng lao động chưa cao; tuy nhiên do q
trình cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa đã làm
chuyển dịch cơ cấu lao động từ nơng thơn lên

thành thị.
Câu
6
(3đ)

Nhận xét và giải thích giá trị sản phẩm thu được
trên 1 ha đất trồng trọt và mặt nước nuôi trồng
thủy sản ở nước ta, giai đoạn 2010-2019.
- Nhận xét:
Trong giai đoạn 2010 – 2019:
+ Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng
trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản đều tăng
(dẫn chứng).
+ Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng
trọt thấp hơn mặt nước nuôi trồng thủy sản (dẫn
chứng).
+ Giá trị mặt nước ni trồng thủy sản có tốc độ
tăng nhanh hơn giá trị đất trồng trọt (dẫn chứng).
- Giải thích:
+ Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng
trọt và mặt nước nuôi trồng thủy sản đều tăng do
sự chuyển biến tích cực trong sản xuất hàng hóa,
tăng cường áp dụng khoa học kĩ thuật,...
+ Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng
trọt thấp hơn mặt nước
nuôi trồng thủy sản do trồng trọt sản xuất tự
phát, quy mô nhỏ, chưa áp dụng nhiều công nghệ
tiên tiến trước và sau thu hoạch, thị trường tiêu
thụ không ổn định, phụ thuộc nhiều vào tự
nhiên,...

+ Giá trị mặt nước ni trồng thủy sản có tốc độ
tăng nhanh hơn giá trị đất trồng trọt do sản phẩm
thủy sản có giá trị cao, khai thác tốt lợi thế, thị
trường mở rộng, công nghiệp chế biến phát
triển,...

Câu
7
(3đ)

a) Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiên thức đã
học, nhận xét sự giống nhau của các trung tâm


công nghiệp ở Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam
Trung Bộ.
- Các trung tâm công nghiệp: + Bắc Trung Bộ:
Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.
+ Duyên hải Nam Trung Bộ: Đà Nẵng, Quảng
Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
- Nhận xét sự giống nhau của các trung tâm công
nghiệp ở hai vùng:
+ Quy mô: các trung tâm công nghiệp đều có quy
mơ nhỏ.
+ Cơ cấu ngành: ở mỗi trung tâm thường chỉ có
một số ngành như cơ khí, sản xuất vật liệu xây
dựng, chế biến lương thực, thực phẩm,...
+ Phân bố: hầu hết đều ở ven biển.
b) Giải thích tại sao Đồng bằng sông Cửu Long là
nơi chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu.

- Biểu hiện của biến đổi khí hậu ở Đồng bằng
sơng Cửu Long: xâm nhập mặn, khô hạn, sạt lở bờ
sông và bờ biển,...
-Đồng bằng sông Cửu Long là nơi chịu ảnh hưởng
nhiều của biến đổi khí hậu do:
+ Đồng bằng sơng Cửu Long có địa hình thấp, ba
mặt giáp biển, thủy triều xâm nhập sâu vào đất
liền.
+ Hệ thống sơng ngịi, kênh rạch dày đặc; nguồn
cung cấp nước chủ yếu là sông Mê Công (sơng lớn
có phần thượng lưu và phần lớn chiều dài chảy
qua nhiều nước trong khu vực).
+ Khí hậu mang tính chất cận xích đạo với một
mùa khơ sâu sắc và kéo dài.
+ Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp; nhất là lúa, cây
ăn quả và thủy sản có tính phụ thuộc vào tự
nhiên nên càng chịu tác động nghiêm trọng của
biến đổi khí hậu.




×