HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI
----------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1
(LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC
NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG DABACO LƯƠNG
TÀI, XÃ LAI HẠ, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
HÀ NỘI – 2023
HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA CHĂN NI
----------------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1
(LANDRACE X YORKSHIRE) PHỐI VỚI ĐỰC DUROC
NUÔI TẠI CÔNG TY TNHH LỢN GIỐNG DABACO LƯƠNG
TÀI, XÃ LAI HẠ, HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH
Người thực hiện
: LỊ VÂN THANH
Lớp
: K61CNTYC
Khóa
: 61
Ngành
: CHĂN NUÔI THÚ Y
Người hướng dẫn
: PGS.TS ĐỖ ĐỨC LỰC
Bộ mơn
: DI TRUYỀN GIỐNG VẬT NI
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan:
Các số liệu có được trong q trình thực tập là do tơi trực tiếp theo dõi,
ghi chép và thu thập.
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hồn tồn trung
thực, khách quan và chưa được công bố trong bất cứ báo cáo nào trước đó.
Mọi sự giúp đỡ cho khóa thực tập tốt nghiệp này đã được cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2023
Sinh viên
LÒ VÂN THANH
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới
Tồn thể các thầy, cô trong Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
trang bị cho tôi những kiến thức chun ngành bổ ích và q báu trong suốt q
trình học tập vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Đức Lực - giảng
viên bộ môn Di truyền giống vật nuôi - Khoa Chăn nuôi - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tơi trong suốt
q trình thực tập và hồn thành khố luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tập đồn Dabaco Việt Nam đã tạo điều kiện cho
tơi được thực tập tại Công ty TNHH Lợn Giống Dabaco Lương Tài xã Lai HạHuyện Lương Tài- Tỉnh Bắc Ninh cùng tồn thể cơ chú, anh chị em cơng nhân,
kỹ thuật tại trại lợn đã hết lòng tạo mọi điều kiện giúp tơi hồn thành đợt thực tập
và hồn thành tốt luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 01 năm 2023
Sinh viên
LÒ VÂN THANH
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... v
TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP .................................................... vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... ix
PHẦN I: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU ............................................................................. 2
1.2.1. Mục đích .................................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
2.1.VÀI NÉT VỀ GIỐNG LỢN .......................................................................... 3
2.1.1. Giống Landrace ......................................................................................... 3
2.1.2. Giống Yorkshire ........................................................................................ 3
2.1.3. Giống Duroc .............................................................................................. 3
2.2. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI .................................................................... 3
2.2.1. Lai giống ................................................................................................... 3
2.2.2. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai: .................................... 4
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN NÁI F1 ................................................... 6
2.3.1. Sự thành thục về tính ................................................................................. 6
2.3.2. Sự thành thục về thể vóc ........................................................................... 8
2.3.3. Chu kì tính và thời điểm phối giống thích hợp ......................................... 9
2.3.4. Một số chỉ tiêu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái ......................... 15
2.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI18
2.4.1. Yếu tố di truyền ....................................................................................... 18
2.4.2. Yếu tố ngoại cảnh .................................................................................... 19
iii
2.5. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƯỚC....................... 25
2.5.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ...................................................... 25
2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ........................................................... 27
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU29
3.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU .................... 29
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 29
3.1.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 29
3.1.3. Địa điểm .................................................................................................. 29
3.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 29
3.2.1. Tình hình chung và cơ cấu đàn lợn tại trang trại .................................... 29
3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh dục theo dõi : .............................................. 29
3.2.3. Theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản của lợn nái qua các lứa đẻ . 29
3.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................. 30
3.3.1. Quy trình chăm sóc, ni dưỡng và vệ sinh phịng bệnh cho đàn lợn
tại trại ................................................................................................................ 30
3.3.1. Phương pháp thống kê............................................................................. 35
3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu.......................................................... 35
3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 35
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 36
4.1. CƠ CẤU ĐÀN LỢN TẠI TRANG TRẠI .................................................. 36
4.2. KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA LỢN NÁI F1 (LY) .................................... 36
4.3. NĂNG SUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI LAI F1(LXY) PHỐI VỚI ĐỰC
DUROC QUA CÁC LỨA ĐẺ ........................................................................... 41
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................... 48
5.1. KẾT LUẬN ................................................................................................ 48
5.2. ĐỀ NGHỊ .................................................................................................... 48
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 49
PHỤ LỤC ......................................................................................................... 52
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Quy trình làm vaccine cho lợn con ................................................... 32
Bảng 3.2. Lịch tiêm phòng vacxin cho lợn sinh sản ......................................... 33
Bảng 4.1. Cơ cấu đàn lợn của trang trại từ năm 2020-2022 ............................. 36
Bảng 4.2. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái F1(LxY) ................... 37
Bảng 4.3. Năng suất sinh sản chung của nái F1(LxY) phối đực Duroc ........... 38
Bảng 4.4. Năng suất sinh sản của tổ hợp nái F1 ( Lx Y ) phối đực Duroc qua các
lứa đẻ ................................................................................................................. 43
v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Số con sơ sinh/ổ, số con cai sữa/ổ của lợn nái lai F1(LxY) phối với
đực Duroc qua các lứa đẻ .................................................................................. 45
Biểu đồ 4.2. Khối lượng sơ sinh/con và khối lượng cai sữa/con ...................... 46
Biểu đồ 4.3 Khối lượng sơ sinh/ổ và khối lượng sơ sinh/ổ của nái lai F1 phối 47
vi
TRÍCH YẾU KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Họ và tên: Lị Vân Thanh
Mã sinh viên: 610447
Tên đề tài: “Năng suất sinh sản của lợn nái F1 (Landrace × Yorkshire)
phối với đực Duroc tại Công Ty TNHH Lợn Giống Lương Tài xã Lai Hạ- Huyện
Lương Tài- Tỉnh Bắc Ninh”
Ngành: Chăn nuôi
Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu:
- Đánh giá được năng suất của đàn lợn nái F1 (Landrace x Yorshire) qua
6 lứa.
-
Đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn con giai đoạn theo mẹ
-
Theo dõi tình hình dịch bệnh của đàn nái và đàn lợn con theo mẹ.
Phương pháp nghiên cứu:
- Các chỉ tiêu về số con sơ sinh, số con sơ sinh sống, số con để nuôi, số
con cai sữađược xác định bằng cách đếm tại các thời điểm tương ứng.
- Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa được xác định bằng cân đồng
hồ loại
5 kg và loại 30 kg tại các thời điểm tương ứng.
Kết quả và kết luận chính
- Khả năng sinh sản của lợn nái F1(Landrace x Yorkshire) phối với đực
Duroc tại trang trại đạt khá tốt:
Tuổi phối giống lần đầu: 251,08 ngày
Tuổi đẻ lứa đầu: 376,42 ngày
Thời gian cai sữa: 26,365 ngày
Số con đẻ ra/ổ: 13,83 con
vii
Số con sơ sinh sống/ổ: 11,44 con
Số con cai sữa/ổ: 10,30 con
Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa: 91,96 %
Khối lượng sơ sinh/ổ: 13,76 kg
Khối lượng cai sữa/ổ: 71,21 kg
Kết luận: Năng suất sinh sản của nái F1 (LxY) và Duroc x ( Landrace x
Yorkshire) được nuôi tại Công ty TNHH lợn giống Dabaco Lương Tài, xã Lai Hạ,
huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh là tương đối tốt.
viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
cs:
cộng sự
Du:
Duroc
F1(L x Y): Landrace x Yorkshire
KLSS:
Khối lượng sơ sinh
KLCS:
Khối lượng cai sữa
Pi:
Pietrain
P:
Phospho
SCSS:
Số con sơ sinh
SCCS:
Số con cai sữa
TTTA:
Tiêu tốn thức ăn
ix
Phần I
MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhập khẩu các nguồn gen vật ni có năng suất cao trên thế giới đóng vai
trò quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ di truyền, cải thiện năng suất và chất
lượng đàn giống Việt Nam. Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, cả
nước đã nhập khẩu 11.441 con giống các loại trong 6 tháng đầu năm 2020. Tăng
32,6 lần so với cùng kỳ năm 2019; trong đó Landrace (61,2%) và Yorkshire
(36,5%) chiếm 87,7% các giống nhập ngoại (Cục Chăn nuôi, 2020).
Một vài năm gần đây, đã có khá nhiều nghiên cứu trong nước về năng suất
sinh sản của nái đánh giá tiềm năng di truyền của một số tính trạng năng suất trên
các giống lợn thuần Yorkshire, Landrace và Duroc (Lê Đình Phùng & Nguyễn
Trường Thi, 2009; Phan Xuân Hảo, 2010; Vũ Đình Tơn & Nguyễn Cơng nh,
2010; Đồn Văn Soạn & Đặng Vũ Bình, 2010; Phạm Thị Đào & cs 2013). Nguyễn
Hữu Tỉnh & cs (2006, 2012, 2013). Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chủ yếu được
thực hiện tại các trang trại chăn ni cơng nghiệp có quy mơ lớn mà chưa có nhiều
nghiên cứu ở các trang trại có quy mơ nhỏ.
Do đó, mục tiêu nghiên cứa nhằm đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái
lai F1(Landrace và Yorkshire) phối với đực giống Duroc nuôi tại điều kiện chăn
nuôi trang trại tại Hải Dương. Trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nhằm phát huy
tối đa tiềm năng của giống, giảm thiểu tác động tiêu cực từ các yếu tố ngoại cảnh
như dinh dưỡng, khí hậu, vệ sinh thú y để đạt năng suất cao.
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Năng suất sinh
sản của lợn nái lai F1 (Landrace x Yorkshire) phối với đực Duroc nuôi tại
Công Ty TNHH lợn giống Dabaco Lương Tài– xã Lai Hạ- Huyện Lương TàiTỉnh Bắc Ninh”.
1
1.2. MỤC ĐÍCH – U CẦU
1.2.1. Mục đích
• Đánh giá được năng suất của đàn lợn nái F1 (Landrace x Yorshire) qua
các lứa.
1.2.2. Yêu cầu
• Thu thập đầy đủ và chính xác các số liệu.
• Nắm được quy trình ni dưỡng chăm sóc và phịng bệnh cho đàn lợn
tại trại.
2
Phần II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1.VÀI NÉT VỀ GIỐNG LỢN
2.1.1. Giống Landrace
Landraces chủ yếu được ni nhiều ở Đan Mạch tồn thân có màu trắng
tuyền, đầu nhỏ, dài, tai to dài rủ xuống kín mặt, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưngmơng-đùi rất phát triển. Tồn thân có dáng hình thoi nhọn giống như quả thủ lôi,
đây là giống lợn tiêu biểu cho hướng nạc. Theo một số kết quả sản xuất ở Thái
Lan và Công ty chăn nuôi CP Biên Hịa cho thấy lợn Landrace có rất nhiều ưu
điểm: Sinh sản tốt, tăng trong nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỷ lệ nạc cao và chất
lượng thịt
2.1.2. Giống Yorkshire
Giống Yorkshire hay lợn trắng lớn là một giống lợn có nguồn gốc
ở Yorkshire, Anh. Lợn Yorkshire có da màu trắng tuyền, mình dài, đầu nhỏ, lưng
thẳng, ngực nở, mơng trịn. Đầu to, mũi gãy, mõm bẹ, tai to hướng về phía trước,
chân chắc khỏe, bụng gọn, mặt gãy, là một trong những giống lợn được sử dụng rộng
rãi trong lai tạo giống lợn ni khắp thế giới vì có lượng thịt nạc lớn.
2.1.3. Giống Duroc
Giống lợn Duroc tồn thân có màu hung đỏ, đầu to vừa phải, mõm dài, tai
to và dài, cổ nhỏ và dài, mình dài, vai-lưng-mơng-đùi rất phát triển. Giống lợn
Duroc được chọn một trong những giống tốt để thưc hiện chương trình nạc hố
đàn lợn ở nước ta.
2.2. LAI GIỐNG VÀ ƯU THẾ LAI
2.2.1. Lai giống
Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái giống
thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có thể là hai
3
dịng, hai giống, hai lồi khác nhau. Lai giống làm thay đổi tính di truyền của
các cá thể, các dịng, các giống. Thông qua chọn lọc, ghép phối và hiện tượng
phối hợp tạo nên những tổ hợp di truyền mới và cũng là cách để làm phong phú
thêm các đặc tính di truyền. Lai giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp tử ở
thế hệ sau giảm đi, đồng thời tần số kiểu gen dị hợp tử tăng lên. Lai giống là
phương pháp chủ yếu làm biến đổi di của các quần thể gia súc theo Nguyễn
Hải Quân & cs (1995).
2.2.2. Ưu thế lai và các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai:
2.2.2.1. Ưu thế lai:
Thuật ngữ ưu thế lai được đề xuất bởi Shull (1914) và được ứng dụng rộng
rãi trong nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ưu thế lai là hiện tượng con
sinh ra có sức sống cao hơn, khỏe mạnh hơn, chống chịu tốt với bệnh tật và các
điều kiện bất lợi của môi trường, sức sản xuất cao hơn đời bố mẹ. Mức độ ưu thế
lai của một tính trạng được tính theo cơng thức:
½( AB =BA) -½ (A+B)
H(%)=
x 100
1/ 2(A + B)
Trong đó:
H(%): Ưu thế lai.
AB: Giá trị kiểu hình của con lai bố A mẹ B.
BA: Giá trị kiểu hình của con lai bố B mẹ A .
A: Giá trị kiểu hình của giống (dịng) A.
B: Giá trị kiểu hình của giống (dịng) B.
Cơ sở của ưu thế lai chưa hồn tồn rõ ràng song có một số giải thích về
hiện tượng này:
• Thuyết tập trung các gen trội có lợi: Các nhân tố di truyền tác động có
lợi lên sự sinh trưởng và sức sản xuất là trội khơng hồn tồn, cịn những nhân tố
4
tác động bất lợi lên những tính trạng này là gen lặn. Cho nên khi các cá thể lai với
nhau, đời sau sẽ tập hợp được nhiều gen trội có lợi hơn dẫn đến ưu thế lai.
• Thuyết dị hợp và siêu trội: Người ta cho rằng các alen khác nhau của
cùng một locus vốn sẵn có đối với cơ thể lai dị hợp là quan trọng đối với các q
trình tổng hợp hóa sinh khác nhau và tốt hơn so với các alen đồng hợp, đồng thời
đảm bảo tính đa dạng cần thiết cho các chức năng sinh lý trong sự phát triển của
cơ thể.
- Tương tác gen: Cho rằng lai giống đã hình thành lên các tổ hợp gen mới
trong đó có tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locus là nguyên nhân tạo
ra ưu thế lai.
2.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới ưu thế lai:
- Tổ hợp lai:
Ưu thế lai là đặc trưng cho mỗi tổ hợp lai, mức độ ưu thế lai đạt được có
tính cách riêng biệt cho từng cặp lai cụ thể. Ưu thế lai của mẹ có lợi cho đời con,
ảnh hưởng tới số con/ổ và tốc độ sinh trưởng của đàn con. Ưu thế lai của bố thể
hiện tính hăng của con đực, kết quả phối giống, tỷ lệ thụ thai. Ưu thế lai cá thể
ảnh hưởng tới sinh trưởng và sức sống của lợn con, đặc biệt ở giai đoạn sau cai
sữa. Khi lai hai giống, số lợn con cai sữa/ nái/ năm tăng 5 - 10%, khi lai ba giống
hoặc lai trở ngược số lợn con cai sữa/ nái/ năm tăng tới 10 - 15%, số con cai sữa/
ổ nhiều hơn 1 – 1,5 con và khối lượng cai sữa/con tăng 1kg ở 28 ngày tuổi so với
giống thuần (Colin, 1998).
- Tính trạng:
Ưu thế lai phụ thuộc vào tính trạng, có những tính trạng có khả năng di
truyền cao nhưng cũng có những tính trạng có khả năng di truyền thấp. Những
tính trạng liên quan đến khả năng ni sống và khả năng sinh sản có ưu thế lai
cao nhất. Các tính trạng có hệ số di truyền thấp thường có ưu thế lai cao, vì vậy
để cải tiến các tính trạng này, so với chọn lọc, lai giống là một biện pháp nhanh
hơn, hiệu quả hơn.
5
Một số tính trạng ở lợn có ưu thế lai khác nhau; số con đẻ ra/ổ có ưu thế lai
cá thể là 2%, ưu thế lai của mẹ là 8%; số con cai sữa có ưu thế lai cá thể 9%, ưu
thế lai của mẹ là 11%; khối lượng cả ổ ở 21 ngày tuổi có ưu thế lai cá thể 12%;
ưu thế lai của mẹ 18% (Richard, 2000).
• Sự khác biệt giữa bố và mẹ:
Ưu thế lai phụ thuộc vào sự khác biệt giữa hai giống đem lai, hai giống càng
khác biệt với nhau về di truyền bao nhiêu thì ưu thế lai thu được khi lai giữa chúng
càng lớn bấy nhiêu. Lasley (1974) cho biết: Nếu các giống hay các dịng đồng hợp
tử đối với một tính trạng nào đó thì mức dị hợp tử cao nhất ở F 1 , với sự phân li
của các gen trong các thế hệ sau mức độ dị hợp tử sẽ giảm dần.
Các giống càng xa nhau về điều kiện địa lý thì ưu thế lai càng cao. Ưu thế
lai của một tính trạng nhất định phụ thuộc đáng kể vào ngoại cảnh. Có nhiều yếu
tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến gia súc, cũng như ảnh hưởng đến biểu hiện của ưu
thế lai.
2.3. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ CỦA LỢN NÁI F1
2.3.1. Sự thành thục về tính
Sự thành thục về tính là khi con vật có đầy đủ biểu hiện về động dục, nếu
được phối giống sẽ thụ thai và đẻ con. Tuy nhiên lần động dục này chỉ báo hiệu
cho khả năng có thể sinh sản của lợn cái.
- Biểu hiện của lợn cái khi thành thục về tính:
+ Cơ thể đã phát triển đầy đủ, bộ máy sinh dục tương đối hồn thiện, con
cái xuất hiện chu kì động dục lần đầu, con đực sinh tinh. Lúc này, tinh trùng trứng
gặp nhau có khả năng thụ thai.
+ Xuất hiện các đặc điểm sinh dục thứ cấp: bẹ vú phát triển và lộ rõ hai
hàng vú, âm hộ to lên hồng hào.
6
+ Xuất hiện các phản xạ sinh dục: lợn có biểu hiện nhảy cưỡi lên lưng
nhau, con cái động dục, con đực có phản xạ giao phối.
Sự thành thục về tính sớm hay muộn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
giống, chế độ dinh dưỡng, khí hậu, chuồng trại, …
+ Giống
Các giống lợn khác nhau thì tuổi thành thục về tính khác nhau. Các giống
lợn nội thành thục về tính sớm hơn lợn ngoại, giống có tầm vóc nhỏ thành thục
sớm hơn giống có tầm vóc lớn
+ Chế độ chăm sóc và ni dưỡng
Theo Gurger (1972) lợn cái được ni trong điều kiện dinh dưỡng tốt sẽ
thành thục ở độ tuổi trung bình 188,5 ngày (6 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể là
80kg và nếu là hạn chế thức ăn thì thành thục về tính sẽ xuất hiện lúc 234,8 ngày
tuổi (trên 7 tháng tuổi) với khối lượng cơ thể 48,4kg.
Theo Nguyễn Tuấn Anh (1998) để duy trì năng suất sinh sản cao thì nhu
cầu dinh dưỡng đối với cái hậu bị cần chú ý đến cách cho ăn hạn chế đến lúc phối
giống (chu kỳ động dục thứ 2 hoặc thứ 3) là 2kg/con/ngày (khẩu phần 14%
Protein). Điều chỉnh thức ăn để khối lượng đạt 120 – 140kg ở chu kỳ động dục
thứ 3 và phối giống, trước khi phối giống 14 ngày phải tăng lượng thức ăn 1 –
1,5kg có bổ sung khống và vitamin giúp cho lợn nái ăn được nhiều, nhằm tăng
số trứng rụng. Sau khi phối giống cần thay đổi chế độ ăn, chuyển chế độ ăn ở mức
cao vào giai đoạn chửa đầu kỳ thì tỷ lệ chết phơi cao hạn chế số con đẻ ra trên ổ.
+ Mùa
Lợn cái sinh ra trong mùa xuân thành thục sớm hơn lợn cái sinh ra ở các
mùa khác nhau. Theo Lê Xuân Cương (1986), mùa hè lợn cái thành thục tính dục
chậm hơn so với mùa thu – đông.
+ Mật độ nuôi nhốt
Mật độ nuôi nhốt đơng trên một đơn vị diện tích trong suốt thời gian phát
triển sẽ làm chậm tuổi động dục. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc nuôi nhốt lợn
7
cái hậu bị riêng từng cá thể sẽ làm chậm lại thành thục tính so với lợn cái được
ni nhốt theo nhóm. Những con được chăn thả tự do thì xuất hiện thành thục
sớm hơn những con nuôi nhốt trong chuồng.
+ Ảnh hưởng của sự tiếp xúc với lợn đực
Theo nghiên cứu của Hughes (1975), những lợn đực dưới 10 tháng tuổi
khơng có tác dục trong việc kích thích phát triển động dục, bởi vì với những lợn
đực cịn non chưa tiết feromon, đây là thành phần cần thiết trong tuyến nước bọt
của con đực (3 – α androsterol) được truyền trực tiếp cho con cái qua đường
miệng. Nhưng nếu chỉ có feromon mà khơng thấy có mặt của lợn đực thì tác dụng
kích thích tương đối thấp.
Sự kích thích của con đực có ảnh hưởng đến tuổi thành thục tính dục của
lợn cái. Theo Hughes & Tilton (1996). Lợn cái ngoài 90 kg thể trọng ở 165 ngày
tuổi cho tiếp xúc 2 lần/ngày với lợn đực mỗi lần 15 - 20 phút sẽ làm tăng nhanh
hoạt động tính dục và tới 83% lợn cái động dục lần đầu.
2.3.2. Sự thành thục về thể vóc
Khi trưởng thành trong tự nhiên, con vật sẽ tiếp tục sinh trưởng và phát
triển để hoàn thiện cơ thể. Tuổi trưởng thành về thể chất là độ tuổi mà ngoại hình
con vật đã phát triển đầy đủ, xương hoàn chỉnh và cơ thể ổn định. Đây là thời
điểm tốt nhất để động vật thực hiện các hoạt động sinh sản.
Tuổi thành thục về thể chất bao giờ cũng muộn hơn tuổi thành thục về mặt
sinh dục. Vì vậy, gia súc khơng nên phối giống q sớm sẽ ảnh hưởng đến sự
trưởng thành về thể chất. Ngược lại, nếu đưa gia súc vào phát triển quá muộn thì
lợi ích kinh tế sẽ bị giảm sút. Vì vậy, việc xác định thời gian thành thục thể chất
thích hợp để xây dựng kế hoạch chọn giống phù hợp sẽ quyết định đến độ bền và
hiệu quả chăn nuôi của giống.
8
2.3.3. Chu kì tính và thời điểm phối giống thích hợp
2.3.3.1. Chu kì động dục
Sự phát triển của trứng dưới sự điều tiết của hormone thùy trước tuyến yên
làm cho trứng chín và rụng một cách có chu kỳ và biểu hiện bằng những triệu
chứng động dục theo chu kỳ được gọi là chu kỳ tính. Lợn có chu kỳ động dục
khoảng 18 – 23 ngày, trung bình là 21 ngày.
Theo Diehl & cs (1998). Chu kỳ động dục là một q trình sinh lý phức tạp
sau khi tồn bộ cơ thể đã phát triển hồn hảo, khơng có thai và cơ thể khơng bị
bệnh lý, thì cứ sau một khoảng thời gian nhất định tính từ ngày đầu tiên của lần
động dục trước đến lần động dục sau có những biểu hiện: Cơ thể nhất là cơ quan
sinh dục của con cái có biến đổi như âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các
tuyến sinh dục tăng cường hoạt động niêm dịch đường sinh dục được phân tiết
con cái có phản xạ tính dục.
Chu kì động dục của lợn cái được điều khiển bởi thần kinh và hormone của
vùng dưới đồi tuyến yên. Bên trong buồng trứng có q trình nỗn bào thành thục,
chín và rụng. Có thể nói, chu kì động dục chính là khoảng thời gian giữa hai kỳ
rụng trứng liên tiếp. Mỗi lần xuất hiện trứng rụng thì tồn bộ cơ thể nói chung và
đặc biệt cơ quan sinh dục phát sinh hàng loạt các biến đổi hình thái, cấu tạo và
chức năng sinh lý. Những biến đổi đó lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ nên gọi là
chu kỳ tính. Một chu kỳ tính thường trải qua 4 giai đoạn:
Chu kì động dục đươc chia thành 4 giai đoạn.
Giai đoạn trước động dục
Kéo dài 2 – 3 ngày là khoảng thời gian từ khi thể vàng của chu kỳ trước
tiêu biến đến khi gia súc bắt đầu xuất hiện động dục ở chu kỳ tiếp theo. Dưới tác
dụng kích thích của FSH thì tế bào trứng phát triển và phân chia, sinh trưởng. Khi
các tế bào trứng sinh trưởng nó tiết oestrogen kích thích cơ quan sinh dục cái phát
triển, vách ống dẫn trứng, nhung mao, màng nhày tử cung, âm đạo tăng sinh và
tăng cung cấp máu, chuổn bị sẵn sàng đón hợp tử. Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt
9
đầu xung huyết. Dưới tác dụng của FSH làm trứng sinh trưởng chín, nổi cộm lên
bề mặt buồng trứng. Biểu hiện bên ngồi: âm mơn hơi bóng mọng, bỏ ăn, hay kêu
rống, đái dắt, cổ tử cung hé mở nhưng chưa chịu đực.
Giai đoạn động dục
Kéo dài 2 – 3 ngày, gồm 3 thời kỳ liên tiếp: hưng phấn, chịu đực và hết chịu
đực. Dưới tác dụng của LH, tế bào trứng trưởng thành sẽ tiết ra oestrogen làm cho
hệ thần kinh của con vật bị hưng phấn cao độ. Vào thời điểm này, sự tiết estrogen
có thể lên tới 120mg%, và mức bình thường là 64mg%. Những thay đổi ở cơ quan
sinh sản là rõ nhất Con vật hưng phấn: đứng yên, phá chuồng, ăn uống ít, rít, đứng
ngơ ngác, thích gần con đực, khi gần đực đứng ở tư thế sẵn sàng chịu đực: đuôi
tư thế khi đứng gần con đực đuôi cong sang một bên, lưng Chân hơi cong.
Sau khi động dục 24 – 30h thì trứng rụng, thời gian rụng trứng kéo dài
10 – 15h, vì vậy nên phối hai lần để tăng tỷ lệ thụ thai.
Tùy theo giống lợn mà thời gian rụng trứng dài hay ngắn, trung bình 6 –
8h, ở lợn cái hậu bị thì có thể 10h. Ở lợn trưởng thành số trứng rụng trong một
chu kỳ động dục là 15 – 25 trứng, còn ở lợn hậu bị là 8 – 14 trứng. Tuy nhiên
trứng rụng nhiều hay ít cịn phụ thuộc vào giống, tuổi, nồng độ GnRH (thích hợp
LH/FSH là 3/1) có trong máu và chế độ dinh dưỡng.
Giai đoạn sau động dục
Giai đoạn sau động dục kéo dài 3 – 4 ngày. Sau khi trứng rụng trên buồng
trứng hình thành xoang máu, LH kích thích tế bào hạt chứa sắc tố vàng, thể vàng
dần được hình thành. Khi hình thành thể vàng tiết Progesterone ức chế GnRH làm
trứng không sinh trưởng, chín và rụng. Progesterone ức chế thần kinh con vật từ
trạng thái hưng phấn sang ức chế, trầm tĩnh. Lúc này tồn bộ cơ thể nói chung và
cơ quan sinh dục nói riêng dần trở lại trạng thái sinh lý bình thường.
Giai đoạn yên tĩnh
Đây là giai đoạn chiếm phần lớn thời gian kéo dài 12 – 14 ngày. Các biểu
hiện về tính của gia súc yên tĩnh hoàn toàn. Trong buồng trứng sau khi trứng rụng
10
14 ngày, tử cung tiết gây co mạch nuôi thể vàng và sẽ tiêu hủy trong 24h, lượng
progesterone giảm dần không ức chế tiết FSH và LH. Sự phát dục của noãn bào
bắt đầu nhưng chưa nổi rõ lên bề mặt buồng trứng.
2.3.3.3. Thời điểm phối giống thích hợp cho lợn cái
Để xác định được thời điểm phối giống thích hợp cho lợn cái cần căn cứ vào
chu kỳ động dục, thời gian rụng trứng và thời gian sống cũng như thời gian cần
thiết để tinh trùng vận động đến điểm thụ thai thích hợp trong ống dẫn trứng.
Thời gian rụng trứng của lợn cái thường bắt đầu vào khoảng 16 giờ sau động
dục và có thể kéo dài đến 70 giờ. Tỷ lệ rụng trứng trong thời gian động dục kể từ
giờ chịu đực như sau:
Từ 16 – 21 giờ, tỷ lệ rụng trứng khoảng 17 – 18 %
Từ 21 – 31 giờ, tỷ lệ rụng trứng khoảng 46 – 47 %
Từ 31 – 41 giờ, tỷ lệ rụng trứng khoảng 93 – 94 %
Thông thường tinh trùng cần 2 - 3 giờ là thời gian cần thiết để tinh trùng vận
động tiến thẳng đến điểm thụ tinh thích hợp (1/3 đầu trên của ống dẫn trứng và
tinh trùng cần có thời gian để thực hiện những biến đổi nhất định để có thể thụ
tinh được. Bởi vậy tốt nhất là phối trước 8 - 12 giờ trước khi trứng rụng.
Hiện nay người chăn nuôi thường áp dụng phương pháp phối nhiều lần,
nhất là trong thụ tinh nhân tạo, lần trước cách lần sau khoảng 12 giờ và có thể
phối tới 3 lần cho một lợn nái khi động dục nhất, là đối với lợn ngoại. Bằng cách
này không chỉ làm tăng tỷ lệ thụ thai từ 5 – 8% mà có thể tăng được khoảng 0,4
con/lứa (ITP, 2000)
2.3.3.4 Quá trình sinh tưởng và phát triển của lợn ở giai đoạn mang thai
Quá trình phát triển của lợn ở giai đoạn trong thai được tính từ khi trứng
được thụ tinh cho đến khi lợn con được sinh ra. Giai đoạn trong thai thường kéo
dài từ 113 – 116 ngày, trung bình 114 ngày. Trong thời gian chửa này có thể
chia làm 3 giai đoạn như sau:
11
Giai đoạn phôi thai (1 – 22 ngày): đây là thời kỳ phát dục mạnh của bào
thai. Tinh trùng sau khi gặp trứng lần lượt tiết men hyaluronilaza, zolalizin,
muraminindaza để phá vỡ màng phóng xạ, màng trong suốt và màng nỗn hồn
của tế bào trứng. Có rất nhiều tinh trùng tiếp cận được với trứng nhưng chỉ có duy
nhất một tinh trùng chui vào bên trong, kết hợp với nhân tế bào trứng hình thành
hợp tử. Sau khi thụ tinh 1 – 3 ngày hợp tử sẽ chuyển dần vào 2 bên sừng tử cung
và làm tổ ở đó. Mầm thai được hình thành sau 3 – 4 ngày, lúc đầu mầm thai lấy
chất dinh dưỡng từ nỗn hồn và tinh trùng sau đó mầm thai lấy chất dinh dưỡng
qua màng bằng phương pháp thẩm thấu, túi phơi được hình thành sau 5 – 6 ngày.
Màng ối được hình thành sau khi thụ tinh 6 – 7 ngày, nó chứa một dịch lỏng
lớn giúp bào thai nằm thoải mái, đệm đỡ cho bào thai không bị va chạm với cơ
quan xung quanh, giúp cho quá trình sinh đẻ dễ dàng và là nguồn dinh dưỡng cho
phơi vì trong dịch chứa: Protein, đường, mỡ, các muối…Màng đệm hình thành
sau khoảng 10 ngày, màng đệm có nhiều lơng nhung để lấy chất dinh dưỡng từ
mẹ sang cho phôi.
Cuối thời kỳ này khối lượng của phôi đạt 1 – 2 gam, thời kỳ này dể bị tiêu
thai nếu sử dụng thức ăn ôi thiu, chứa độc tố của nấm trong thức ăn cũng có thể
gây hỏng thai, lợn mẹ cần được yên tĩnh, khơng đánh đuổi đi lại mạnh vì thai chưa
được gắn chặt vào tử cung.
Giai đoạn tiền thai (23 – 39 ngày): Thời kỳ này nhau thai phát triển đầy
đủ hơn, q trình phát triển diễn ra mạnh mẽ để hồn thành các cơ quan mới. Sự
kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể con chặt chẽ, khăng khít hơn. Hình thành và bắt
đầu hồn thiện các cơ quan bộ phận trong cơ thể (hệ thần kinh, cơ quan sinh
dục, sụn, cơ...).
Đến cuối thời kỳ này đã tương đối phát dục xong trọng lượng tăng nhanh.
Đến ngày 30 trọng lượng đạt 3 gam, ngày 39 đạt tới 6 gam, chất dinh dưỡng chủ
yếu lấy từ mẹ.
12
Giai đoạn phát triển bào thai (40 – 114 ngày): Thời kỳ này trao đổi chất
diễn ra rất mãnh liệt, hình thành đầy đủ các cơ quan bộ phận như lơng da, dạ dày,
ruột…hình thành nên các đặc điểm của giống.
Các đặc điểm của giống được hình thành đầy đủ, nhất là 30 ngày trước khi
sinh. Đến cuối thời kỳ này trọng lượng bào thai tăng gấp 600 – 1300 lần, lợn ngoại
đạt 1300g – 1400g/thai, lợn nội đạt 500g – 600g/thai. Bào thai phát triển rất nhanh
nhất là 30 ngày trước khi sinh, đến cuối thời kỳ bào thai khối lượng bào thai tăng
gần đến mức tối đa. Vì vậy nuôi dưỡng nái ở kỳ cuối rất quan trọng, nó quyết định
khối lượng của con sơ sinh.
Trong thực tế để thuận tiện cho áp dụng kỹ thuật nuôi dưỡng chăm sóc,
người ta chia giai đoạn chửa của lợn nái thành hai thời kỳ, chửa kỳ I: từ ngày có
chửa thứ 1 đến ngày thứ 84; chửa kỳ II: từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ.
2.3.3.5. Các biến đổi sinh lý của cơ thể mẹ khi mang thai
Khi gia súc có thai, kích tố của thể vàng và nhau thai làm thay đổi cơ năng
hoạt động một số tuyến nội tiết khác. Trong giai đoạn đầu của thời kỳ mang thai,
lợn ăn khỏe, trao đổi chất tăng nên lợn có xu hướng béo hơn, mượt mà hơn so với
khi chưa mang thai. Ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai phát triển mạnh, nhu cầu chất
dinh dưỡng cao, nếu không cho ăn hợp lý, khẩu phần ăn của lợn không đảm bảo
đủ chất đạm, chất khoáng, các nguyên tố vi lượng và vitamin thì thai phát triển
khơng bình thường, sức khỏe của lợn giảm sút. Đặc biệt, khi thiếu canxi và phốt
pho trầm trọng, con mẹ sẽ bị liệt trước khi sinh, bào thai phát triển mạnh gây áp
lực lên khoang chậu.
Khi lợn có thai, trên bề mặt buồng trứng xuất hiện thể vàng, ở lợn số lượng
thể vàng nhiều hơn số lượng bào thai. Tử cung phát triển, niêm mạc tăng sinh dày
nên tuần hoàn máu tăng cường, lượng máu đến tử cung nhiều, niêm mạc tử cung
hình thành nhau mẹ (Theo Trần Tiến Dũng, 2002). Nhau thai được hình thành
giúp trao đổi chất giữa lợn mẹ và thai, tiết hormone. Tim đập nhanh, tần số mạch
13
tăng, hô hấp thể ngực tần số tăng đặc biệt thời kỳ chửa cuối do thai to chèn ép cơ
hoành. Cơ năng tiêu hóa tiết niệu cũng bị ảnh hưởng: táo bón, đái dắt...
Trong máu hàm lượng Ca, P giảm, số lượng bạch cầu thực bào, kháng thể
tự nhiên tăng.
Sự điều tiết thần kinh thể dịch khi chửa:
Thần kinh: Sau khi thụ thai vỏ não hình thành vùng hưng phấn trội tiếp
nhận các biến đổi hóa và cơ học từ các thụ quan của tử cung để đảm bảo cung cấp
máu, niêm mạc tử cung tăng sinh, tăng tiết dịch. Hưng phấn mạnh nhất vào tháng
thứ 2 nên lúc này rất dễ xảy thai.
Thể dịch: Progesteron là hormone do thể vàng và nhau thai tiết ra ở lợn
progesteron chủ yếu do thể vàng cung cấp. Vai trò của nhau thai là chủ yếu
progesteron có tác dụng xúc tiến việc làm tổ của hợp tử, kích thích tế bào biểu mơ
màng nhày tử cung tiết ra nhiều glycogen và chất dinh dưỡng cho trứng được thụ
tinh dễ cố định và phát triển, giảm co bóp tử cung, thúc đẩy tuyến vú phát triển,
ức chế tuyến yên tiết FSH và LH do đó ức chế nỗn bao phát triển, con vật có
chửa sẽ không động dục và thải trứng.
Prostaglandin do nhau thai tiết ra ở kỳ chửa cuối có tác dụng phá thể vàng.
Thời kỳ chửa cuối nhau thai tiết ra nhiều oestrogen có tác dụng tăng sự mẫn cảm
của cơ trơn tử cung với oxytocin. Relaxin cũng do nhau thai tiết ra ở kỳ chửa cuối
có tác dụng làm giãn dây chằng xương chậu mở cổ tử cung gây đẻ, kết thúc thời
kỳ chửa.
2.3.3.6. Sinh lý quá trình đẻ
Thai phát triển thành thục có khối lượng nhất định một mặt sẽ kích thích
cơ giới và áp lực lên tử cung truyền hưng phấn về vỏ não rồi theo xung động thần
kinh truyền tới trung khu sinh dục ở tuỷ sống vùng chậu gây phản xạ đẻ. Mặt
khác, khi thai thành thục thì quan hệ sinh lý giữa mẹ và thai khơng cịn cần thiết,
mối quan hệ này chấm dứt, khi đó thai trở thành một vật lạ trong tử cung và tất
nhiên được đưa ra ngoài bằng động tác đẻ.
14