Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến cây bìm bìm trong vụ xuân năm 2021 tại gia lâm hà nội (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG VÀ
THỜI ĐIỂM BĨN PHÂN ĐẾN CÂY BÌM BÌM TRONG
VỤ XN NĂM 2021 TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI”

Giáo viên hướng dẫn

: ThS. NGUYỄN THỊ THANH HẢI

Bộ mơn

: CÂY CƠNG NGHIỆP VÀ CÂY THUỐC

Sinh viên thực hiện

: CHU THỊ ĐÀO

Mã SV

: 621848

Lớp

: K62-CTDL

HÀ NỘI – 2021




LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành được khóa luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân,
em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ phía thầy cơ, bạn bè và gia đình.
Trước hết em xin bày tỏ lời cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy tại
Học Viện Nông nghiệp Việt Nam, Khoa Nông học, đặc biệt là bộ môn Cây
Công nghiệp và cây thuốc đã trực tiếp hoặc gián tiếp truyền đạt cho em những
kiến thức quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Nông nghiệp
Việt Nam.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn ThS. NGUYỄN THỊ THANH HẢI, cô
đã giúp đỡ và trực tiếp chỉ bảo tận tình cho đến khi hồn thành khóa luận.
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên của Bộ môn
Cây công nghiệp và cây thuốc đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu
và tạo nhiều điều kiện tốt nhất để em hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè và gia đình của em. Những lời động
viên, chia sẻ cũng như sự giúp đỡ của họ đã giúp em rất nhiều trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu.
Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên bài khóa luận này
sẽ khơng tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của thầy cơ để bài báo cáo được hồn thiện hơn.
Cuối cùng, kính chúc thầy cơ, bạn bè và gia đình mạnh khỏe, thành cơng
trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Sinh viên
Chu Thị Đào

i



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ vii
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................. viii
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ............................................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................. 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung .......................................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố của cây bìm bìm ............................... 3
2.1.2. Đặc điểm thực vật học .......................................................................... 3
2.1.3. Thành phần hóa học của cây Bìm bìm biếc .......................................... 4
2.1.4. Yêu cầu sinh thái ................................................................................... 7
2.2. Giá trị và cơng dụng của bìm bìm biếc ....................................................... 7
2.2.1. Tính vị và cơng năng ............................................................................ 7
2.2.2. Cơng dụng của cây Bìm Bìm biếc ........................................................ 8
2.2.3. Một số bài thuốc đơng y có sử dụng vị thuốc bìm bìm biếc................. 9
2.3. Những kết quả nghiên cứu Bìm bìm trên thế giới và ở Việt Nam............ 11
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây Bìm bìm trên thế giới ................................ 11
2.3.2. Tình hình nghiên cứu cây bìm bìm ở Việt Nam ................................. 18
2.4. Cơ sở khoa học và thực tiễn phân bón cho cây trồng ............................... 22
2.5. Một số nghiên cứu xác định liều lượng phân bón cho cây trồng.............. 25
2.6. Những nghiên cứu về chế phẩm AMF- Arbuscular Mycorrhizal Fungi .. 32
PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................. 35
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu .............................................................. 35

ii


3.1.1. Đối tượng ............................................................................................ 35
3.1.2 Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 35
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................. 36
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 36
3.4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 36
3.4.1. Lựa chọn đất trồng, xác định thời vụ trồng ........................................ 37
3.4.2. Kỹ thuật trồng trọt............................................................................... 38
3.4.3. Kỹ thuật thu hái, sơ chế ...................................................................... 40
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi....................................................... 41
3.5.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng và phát triển ............................................ 41
3.5.2. Các chỉ tiêu theo dõi về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của cây bìm bìm ............................................................................................ 42
3.5.3. Thời gian nghiên cứu và phương pháp lấy mẫu ................................. 43
3.6. Mức độ nhiễm sâu bệnh tính theo tiêu chuẩn QCVN 01-38:2010/
BNNPTNT ....................................................................................................... 43
3.7. Phương pháp xử lý số liệu......................................................................... 44
Các số liệu thu thập được xử lí thống kê bằng phần mềm Excel và IRRISTAT
5.0 ..................................................................................................................... 44
PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 45
4.1. Ảnh hưởng của phân bón đến tỷ lệ nảy mầm và thời gian sinh trưởng của
cây Bìm bìm ..................................................................................................... 45
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến chiều cao cây bìm
bìm .................................................................................................................... 47
4.3. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến sinh trưởng bộ lá
cây bìm bìm ...................................................................................................... 49
4.4. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón đến chiều dài rễ của cây bìm
bìm .................................................................................................................... 52

4.5. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến đường kính thân
của bìm bìm ...................................................................................................... 54

iii


4.6. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến động thái ra hoa của
bìm bìm ............................................................................................................ 55
4.7. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến chỉ số SPAD và chỉ
số FV/FM của bìm bìm .................................................................................... 57
4.8. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến diện tích lá và chỉ
số diện tích lá của cây bìm bìm ........................................................................ 59
4.9. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến khả năng tích lũy
chất khơ của cây bìm bìm. ............................................................................... 62
4.10. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh
hại của cây bìm bìm ......................................................................................... 64
4.11. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến các yếu tố cấu
thành năng suất cây Bìm bìm ........................................................................... 67
4.12. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến năng suất cây bìm
bìm .................................................................................................................... 69
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 71
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 71
5.2. Đề nghị ...................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 73
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................................. 77
PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................... 121

iv



DANH MỤC BẢNG
 

Bảng 3.1.Thành phần có trong phân YaraMila WINNER .................................. 35
Bảng 3.2. Thành phần của chế phẩm AMF- Arbuscular Mycorrhizal ............... 36
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến tỷ lệ nảy mầm
và thời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây bìm bìm ................... 45
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến chiều cao thân
chính cây bìm bìm ............................................................................................... 48
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến số lá của cây
bìm bìm................................................................................................................ 51
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến chỉ số SPAD và
chỉ số FV/FM của cây bìm bìm ........................................................................... 58
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến diện tích lá và
chỉ số diện tích lá của cây bìm bìm ..................................................................... 61
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến ...................... 65
mức độ nhiễm sâu bệnh của cây bìm bìm ........................................................... 65
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến các yếu tố cấu
thành năng suất cây bìm bìm ............................................................................... 68

v


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
 

Biểu đồ 4.1. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón .................................. 53
đến chiều dài rễ của cây bìm bìm ........................................................................ 53
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân ......................... 56
đến động thái ra hoa cây bìm bìm. ...................................................................... 56

Biểu đồ 4.3. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến khả năng tích
lũy chất khơ của cây bìm bìm ............................................................................. 63
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân ......................... 70
đến năng suất cây bìm bìm .................................................................................. 70

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

Cs

Cộng sự

CT

Cơng thức

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

LAI


Chỉ số diện tích lá

NXB

Nhà xuất bản

NSCT

Năng suất cá thể

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu

TB

Trung bình

PVS

Phân vi sinh

P 1000 hạt

Khối lượng 1000 hạt


P 100 hạt

Khối lượng 100 hạt

SPAD

Chỉ số diệp lục

FV/FM

Chỉ số huỳnh quang diệp lục

NST

Ngày sau trồng

vii


TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời
điểm bón phân đến cây Bìm bìm trong vụ xn năm 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội”
với mục đích đánh giá ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến cây
bìm bìm trong vụ xn, từ đó xác định lượng phân và thời đểm bón thích hợp,
góp phần làm hồn thiện quy trình canh tác cho cây bìm bìm.
Thí nghiệm hai nhân tố được bố trí theo kiểu Split-plot với 3 lần nhắc lại.
Trồng tại khu thí nghiệm của Khoa Nông Học, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.

Kết luận:
Liều lượng và thời điểm bón phân ảnh hưởng đến các chỉ tiêu sinh trưởng,
phát triển và sinh lý của cây bìm bìm. Cơng thức L3T1 (90N: 120P205: 90K2O +
chế phẩm AMF; bón thúc sau gieo 1 tháng) cho giá trị về chiều cao thân chính,
số lá, khối lượng khơ của cây, chiều dài rễ, diện tích lá và chỉ số diện tích lá đạt
giá trị cao có ý nghĩa.
Liều lượng và thời điểm bón phân khơng ảnh hưởng lớn tới độ nhiễm sâu
bệnh hại của cây bìm bìm. Đa số các công thức đều bị nhiễm ở mức độ nhẹ với
các loại sâu bệnh phổ biến như: sâu xanh, bệnh lở cổ rễ...
Liều lượng và thời điểm bón phân ảnh hưởng tới các yếu tố cấu thành năng
suất, năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của bìm bìm.
Năng suất thực thu cao nhất ở mức phân bón L2T1 (90N: 120P2O5: 90K2O +
phân bón Yara Mila WINNER; bón thúc sau gieo 1 tháng) với 11,87 tạ/ha và
thấp nhất ở mức L1T2 (90N: 120P2O5: 90K2O; bón thúc sau gieo 2 tháng) với
10,26 tạ/ha.

viii


 

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, con người dần có xu hướng “trở về với thiên nhiên” đặc biệt là
ở các nước phát triển. Cùng với xu hướng đó nhu cầu về nguồn dược liệu ngày
một tăng cao đáp ứng nhu cầu sản xuất các loại thuốc có chiết xuất từ thảo dược.
Các loại thuốc này thường ít gây ra tác dụng phụ đối với cơ thể con người nên
rất được ưa chuộng. Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60
đến 80 nghìn tấn/năm được sử sử dụng làm thuốc, thực phẩm chức năng hay các
sản phẩm bảo vệ sức khỏe. Việc sử dụng hạt bìm bìm trong việc sản xuất thuốc

giải độc và bảo vệ gan mật hiện đang được công ty cổ phần Traphaco tập trung
phát triển và đang là sản phẩm độc quyền của cơng ty. Trên thực tế hạt bìm bìm
chủ yếu được khai thác từ tự nhiên hoặc nhập từ Trung Quốc dẫn đến chất lượng
dược liệu không đồng đều, khơng ổn định, khó kiểm sốt. Nghiên cứu đưa cây
bìm bìm vào trồng trọt là một trong những giải pháp có tính bền vững, đem lại
hiệu quả cao trong việc trồng và phát triển nguồn dược liệu chất lượng, góp
phần chủ động nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng dược liệu.
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất có ảnh hưởng trực
tiếp đến q trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Bên cạnh việc bón
phân đầy đủ, cân đối thì bổ sung dinh dưỡng vào đúng thời điểm cây cũng là yếu
tố quan trọng. Ngoài việc cung cấp các nguyên tố thiết yếu như đạm, lân, kali thì
việc bổ sung thêm các loại dinh dưỡng vi lượng là yếu tố cần thiết thức đẩy q
trình hấp thụ chất dinh dưỡng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để nuôi cây và
mang lại hiệu quả trong việc sử dụng phân bón.
Tuy nhiên, trên cây dược liệu nói chung hiện vẫn chủ yếu được quan tâm
nghiên cứu về thành phần hoạt chất và tác dụng dược lý của cây, rất ít các
nghiên cứu về quy trình trồng, chăm sóc.

1


 

Do đó, để góp phần hồn thiện quy trình trồng, chăm sóc, bón phân cho
cây bìm bìm giúp cây sinh trưởng phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người nông dân cũng như làm tăng chất lượng dược liệu nên dưới sự hướng
dẫn của ThS. Nguyễn Thị Thanh Hải, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến cây Bìm bìm trong vụ
xuân năm 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội”.
1.2. Mục đích và yêu cầu

1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và thời điểm bón phân đến cây bìm
bìm trong vụ xn, từ đó xác định lượng phân và thời đểm bón thích hợp, góp
phần làm hồn thiện quy trình canh tác cho cây bìm bìm.
1.2.2. u cầu
Đánh giá ảnh hưởng của các cơng thức bón phân đến sinh trưởng và
phát triển của cây bìm bìm.
Đánh giá ảnh hưởng của các cơng thức bón phân đến mức độ nhiễm sâu
bệnh hại.
Đánh giá ảnh hưởng của các cơng thức bón phân đến yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất cây bìm bìm.

2


 

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm phân bố của cây Bìm bìm
Cây bìm bìm có tên khoa học là Pharbitis nil (L.) Choisy thuộc họ khoai
lang- convolvulaceae), có tên khác: khiên ngưu, hắc sửu, bạch sửu, bìm bìm lam
(Phạm Hồng Hộ, 2000).
Cây bìm bìm được phân bố rải rác ở Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt
Nam, Thái Lan, Philipin và một số nước khác ở Đông Nam Á. Ở Việt Nam, bìm
bìm biếc thường mọc ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng (Đỗ Huy Bích và
cs., 2004).
Ở Việt Nam, những loại dây leo có tên là bìm bìm gồm nhiều loài thuộc
chi Calonyclion, Merremia, Pharbitis và Poramia (họ Convolvulaceae). Chi
Pharbitis Choisy có 2 lồi, trong đó lồi bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy)

được sử dụng làm thuốc. Loài này có nguồn gốc Nam Mỹ, tuy nhiên khơng rõ
được nhập vào nước ta từ khi nào. Hiện nay, bìm bìm biếc mọc hoang dại ở các
bờ rào vườn, ven đường đi ở Tam Đảo, thị xã Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và
một số nơi khác (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
2.1.2. Đặc điểm thực vật học
Bìm bìm biếc là cây dây leo bằng thân quấn. Thân, cành mảnh, có lơng rải
rác, lá mọc so le, có cuống dài, chia 3 thùy, gốc hình tim, đầu nhọn, dài 14 cm,
rộng 12 cm, mặt trên nhẵn, màu lục, mặt dưới nhạt, có lơng ở gân; gân gốc 5 - 7
cm; cuống dài 5 - 9 cm, mùa hoa quả: tháng 9-1 (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
Cụm hoa mọc ở kẽ lá, thành xim 1 - 3 hoa to màu hồng tím hoặc lam
nhạt; cuống hoa ngắn, có lơng và mang hai lá bắc mọc đối; đài hình chng, có
5 răng đều, hẹp nhọn, mặt ngồi có lơng; tràng hình phễu có ống dài khoảng 5

3


 

cm, 5 cánh hoa hàn liền; nhị 5 không đều, chỉ nhị phồng và có lơng ở gốc, bao
phấn hình mũi tên; bầu 3 ơ, mỗi ơ đựng hai nỗn (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
Quả nang, hình cầu nhẵn, đường kính 8 mm, bao bọc trong đài đồng
trưởng; hạt 2 - 4 có 3 cạnh, màu đen, mặt ngồi có lơng mềm. Hạt dài 4 – 7 mm,
rộng 3 – 4,5 mm, gần giống một phần năm khối cầu, mặt lưng lồi hình cung, có
một rãnh nơng ở giữa, mặt ngoài hơi lồi lõm, màu nâu đen (hắc sửu) hoặc nâu
nhạt (bạch sửu). Mặt bụng hẹp, gần như một đường thẳng tạo thành do hai mặt
bên. Rốn hạt nằm ở cuối mặt bụng và lõm xuống. Vỏ hạt cứng, mặt cắt ngang
màu lá mạ đến nâu nhạt, ngâm hạt vào nước vỏ hạt sẽ nứt và tách ra (Đỗ Huy
Bích và cs., 2004).
2.1.3. Thành phần hóa học của cây Bìm bìm biếc
Theo Đỗ Huy Bích và cs., (2004) thành phần hố học của hạt bìm bìm biếc

gồm có: 2% pharbitin, 11% chất béo, acid nilic, lysergol,

Acid pharbitis bao gồm các acid pharbitis A, B, C, D trong đó có 2 acid
pharbitis C và D là chủ yếu. Acid pharbitis C bao gồm các acid ipurolic (acid
3,11 - dihydrotetradecanoic) liên kết với 2 phân tử d - glucose, 2 phân tử 14


 

rhamnose, 1 phân tử d - quinovose. Acid pharbitis D có cấu tạo giống như acid
pharbitis nhưng có thêm 1 phân tử rhamnose.
Hoa Bìm bìm chứa peonidin - 3 - sophorosid - 5 - glycosid, peonidin - 3 -[6”
(4 - glucosyl - trans - cafeyl) sophorosid] - 5 - glucosid (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
Theo Đỗ Tất Lợi (2004), Trong khiên ngưu có chừng 2% chất glucozit gọi
là phacbitin có tác dụng tẩy, ngồi ra cịn chừng 11% chất béo và 2 sắc tố cũng
là glucozit.
Phacbitin được cấu tạo bởi các chất sau đây:
Axit phacbitic C28H68O23 (bản thân cũng là một glucozit), axit tiglic, metyl
etylaxetic, và axit nilic.
Axit phacbitic cấu tạo bởi axit ipurolic glucoza và ramnoza.
Pharbitin có thể được biểu thị một cách giản đơn như sau:

Khi thuỷ phân acid pharbitin bằng kiềm hay acid sẽ thu được các chất
sau:

5


 


Acid pharbitis C (Đặng Thị Thanh Hương, 2013).

6


 

Acid pharbitis D (Đặng Thị Thanh Hương, 2013).
Hạt chưa chín của bìm bìm biếc chứa giberelin A3, giberelin A5, giberelin
A20, giberelin A26, giberelin A27, giberelin glucosid.
2.1.4. Yêu cầu sinh thái
Cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa
ẩm.Trong một năm, thân và cành có thể vươn dài đến 10m. Cây có khả năng đẻ
nhánh khỏe từ các chồi ở kẽ lá. Mùa hoa quả kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6.
Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Số cây con mọc từ hạt xung quanh cây mẹ cũng
thấy nhiều. Khi cây bị chặt phá nhiều trong năm, phần cịn lại vẫn có khả năng
tái sinh được (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
2.2. Giá trị và cơng dụng của bìm bìm biếc
2.2.1. Tính vị và cơng năng
Hạt bìm bìm có vị đắng, tính hàn, hơi có độc, vào các kinh phế, thận, đại
tràng, có tác dụng tả thuỷ (tiêu thoạt nước), tiêu thũng, lợi tiểu, diệt trùng, cơng
tích trễ và trục đờm (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).

7


 

2.2.2. Cơng dụng của cây Bìm bìm biếc
Theo Đỗ Tất Lợi (1999), bộ phận dùng làm thuốc của cây Bìm bìm biếc

chủ yếu là hạt. Ngồi hạt khiên ngưu kể trên, người ta cịn dùng hạt cây mạo
Học viện Nơng nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8 khiên ngưu Impomea purpurea (L). Lam. (Pharbztis hispida Choisy)
cùng họ. Lá cây ngun khơng xẻ. Có người dùng cả lá cây bìm bìm sắc uống
cũng thấy có tác dụng lợi tiểu.
Theo Đỗ Tất Lợi và Võ Văn Chi (2011) hạt bìm bìm có tác dụng điều trị:
viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen
suyễn có đờm.
Theo Đỗ Huy Bích và cs, Võ Văn Chi (2011) hạt bìm bìm biếc có vị đắng,
tính hàn, hơi có độc, vào các kinh phế, thận, đại tràng, có tác dụng tả thuỷ (tiêu
thốt nước), tiêu thũng, lợi tiểu, diệt trùng, cơng tích trễ, trục đờm.
Chất Pharbitin chiết từ hạt có tác dụng kích thích co bóp của ruột thỏ cơ
lập và tử cung cô lập chuột cống trắng. Với liều 1,0 mg/kg Pharbitin bằng
đường tiêm tĩnh mạch (i/v) trên chó và thỏ gây mê khơng có ảnh hưởng đáng kể
đối với huyết áp và hơ hấp.
Hạt bìm bìm biếc cịn có tác dụng lợi tiểu, diệt ký sinh trùng đường ruột
như giun đũa, và có tác dụng gây sẩy thai .
Hạt bìm bìm có tác dụng gây tẩy do hoạt chất muricatin A. Các thành
phần khác tham gia vào tác dụng này, nhưng khơng phải là thành phần dầu béo,
vì dầu từ hạt bìm bìm khơng có tác dụng gây tẩy. Chất muricatin A thí nghiệm
trên chuột cống trắng dùng với liều 0,5g/kg có tác dụng gây tẩy rõ rệt. Cịn thí
nghiệm trên chó, muricatin A tiêm tĩnh mạch có tác dụng gây mê dùng với liều
thấp (5 – 10g/kg) đối với huyết áp, hô hấp và hoạt động của ruột, thuốc khơng
ảnh hưởng rõ rệt, cịn khi dùng với liều lượng 20 – 40g/kg thì huyết áp tạm thời
8


 

hạ, cơ trơn của chuột bị giãn. Chất muricatin B khơng có hoạt tính dược lý. Cịn

có tài liệu chứng minh bìm bìm có tác dụng kháng khuẩn.
Dạng nước chiết hoặc chiết cồn hoặc hạt bìm bìm biếc thí nghiệm trên
chuột nhắt trắng bằng đường uống với liều 1,5 mg/kg có tác dụng tẩy xổ.
Chất Pharbitin chiết từ hạt có tác dụng kích thích co bóp của ruột thỏ cơ
lập và tử cung cô lập chuột cống trắng. Với liều 1,0 mg/kg pharitin bằng đường
tiêm tĩnh mạch (i/v) trên chó và thỏ gây mê khơng có ảnh hưởng đáng kể đối với
huyết áp và hô hấp.
2.2.3. Một số bài thuốc đơng y có sử dụng vị thuốc Bìm bìm biếc
* Chữa phù do viêm thận:
Khiên ngưu tử 100g (nghiền mịn), hồng táo tàu 80g (hấp chín, bỏ hột, giã
nát), Gừng tươi 500g (giã nát, vắt lấy nước, bỏ bã). Tất cả đem trộn đều thành
một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp nửa giờ, trộn đều, lại hấp thêm nửa giờ nữa là
được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3 lần (sáng, trưa,
chiều), mỗi lần uống một phần, sau 2,5 ngày thì hết; kiêng muối trong 3 tháng.
* Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mạn tính:
Khiên ngưu tử 80g, hồi hương 40g. Tất cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày
uống 1 lần, mỗi lần 8g (uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sơi) uống liên
tục trong 2 – 3 ngày.
* Trị hàn thấp thủy sán, âm nang sưng, đại tiểu tiện không thông: Hắc
sửu, bạch sửu, tiểu hồi, thêm đường, tất cả tán bột. Ngày uống 4g lúc sáng sớm.
* Trị gan xơ, bụng nước hoặc thận viêm mạn: Khiên ngưu tử 120g, hồi
hương 30g. Tán bột mịn. Mỗi lần uống 6-8g lúc bụng đói với nước sơi nóng.
Ngày 1 lần, liên tục trong 2-3 ngày.

9


 

* Trị giun đũa, giun kim: Khiên ngưu tử, binh lang, đại hoàng. Lượng

bằng nhau, tán bột. Uống vào sáng sớm và tối, lúc đói bụng, mỗi lần 2-3g với
nước sôi ấm.
* Trị giun kim: Khiên ngưu tử 10g, lôi hoàn 10g, sinh địa 3g. Tán bột,
chia làm 2 lần uống với nước sôi ấm.
* Trị phù thũng: Khiên ngưu tử 10g, xa tiền tử 8g, gừng 2g, nước 300ml.
Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong ngày. Nếu tiểu nhiều được thì tốt.
* Trị Thận viêm, phù thũng: Khiên ngưu tử 36g (tán bột), đại táo 60g (nấu
chín, bỏ hột, giã nhuyễn), sinh khương 500g (bỏ vỏ, gĩa lấy nước). Cho khiên
ngưu vào nước gừng, trộn đều với táo, bỏ lên bếp, chưng 30 phút, chia làm 8
phần. Mỗi ngày uống vào sáng, trưa, chiều, tối, lúc bụng đói. Uống liên tục 4-5
ngày cho hết.
* Trị tinh thần phân liệt: Đại hoàng 12g, hùng hoàng 12g, hắc sửu 24g,
bạch sửu 24g, mạch nha 16g. Tán bột, làm viên 2g. Ngày uống 4 viên. Một đợt
15 ngày, nghỉ 7 ngày rồi lại tiếp tục .
* Trị động kinh: Khoa thần kinh bệnh viện thủ đô Bắc Kinh thuộc Viện
khoa học y học Trung Quốc dùng chiết xuất của khiên ngưu làm được viên hoặc
hoàn trị 115 ca động kinh trong 3 tháng. Tỉ lệ: có kết quả 56,7%. Hiệu quả trị
bệnh của thuốc viên và hoàn như nhau. Đối với tất cả các thể bệnh đều có kết quả.
* Chữa phù thũng, đại tiểu tiện khơng thơng: Hạt bìm bìm biếc nghiền
nhỏ thành bột. Mỗi lần uống 3,5g với nước đun sôi để nguội.

10


 

* Chữa các chứng thũng trướng:
Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150 ml chia hai lần uống trong
ngày, nếu tiểu tiện được nhiều thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn nữa tùy
theo bệnh tình, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng,

nằm ngồi khơng được.
* Chữa đau bụng giun: Hạt bìm bìm biếc phối hợp với hạt cau, đại hồng.
Mỗi thứ lượng bằng nhau, nghiền thành bột, mỗi lần uống 2,5g – 3,5g với nước
đun sôi để nguội.
* Chữa gãy xương: Dây bìm bìm dùng phối với dây tơ hồng, dây đau
xương và ráy leo. Các vị trên giã nhỏ trộn với ít rượu dùng đắp bó.
2.3. Những kết quả nghiên cứu Bìm bìm trên thế giới và ở Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu cây Bìm bìm trên thế giới
Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tới chu kỳ sinh trưởng
và phát triển của cây bìm bìm Impomoea nil.
Cây bìm bìm Impomoea nil (L.) dịng Violet cũng thường được sử dụng
như là cây mơ hình cho các nghiên cứu về quang chu kỳ và đặc tính tốt của nó
như: (1) cây có thể ra hoa ngay sau một chu kỳ ciếu sáng ngày đêm (Imamura
and Maruhige, 1976); (2) lá mầm rất nhạy cảm với quang chu kỳ (Vince-Prue
and Gressel,1985); (3) hạt mọc mầm nhanh (sau 2 ngày ở khoảng nhệt độ 25oC)
(Vnce-Prue and Gressel, 1985); (4) hoa phát triển rất nhanh và cho phép thu
thập số liệu trong khoảng từ sau khi nở hoa từ 3 - 4 tuần. Nghiên cứu về sự ra
hoa trên tác động chệnh lệch thời gian chiếu sáng và nhiệt độ ngày đêm của
Cheryl and John (1997) trên cây bìm bìm Impomoea nil (L.) Roth dòng Violet,
khẳng định tỷ lệ giữa thời gian chiếu sáng ngày và đêm cũng như nhiệt độ ảnh
hưởng đến tỷ lệ nở hoa trên cây và tỷ lệ cây cho hoa ở chồi và nách. Tỷ lệ nở
hoa tăng khi nhiệt độ ban ngày tăng từ 12 tới 30oC, nhiệt độ ban đêm tăng từ 24
11


 

tới 30oC và đạt cao nhất khi tỷ lệ nhiệt độ ban ngày và đêm là 24/30 hoặc 30/30.
Tuy nhiên, Ikeda (1956) lại cho rằng cây bìm bìm Impomoea nil chỉ ra hoa trong
điều kiện 16h cảm ứng tối tại 25oC và không chịu ảnh hưởng của nhiệt độ ban

ngày. Có sự khác nhau như vậy là do điều kiện thí nghiệm ở độ tuổi cây khác
nhau và chất lượng ánh sáng khác nhau.
Nghiên cứu về các chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra hoa trên cây
Bìm bìm gồm có Gibberellins (Galoch& cs., 2002), cytokinins (Galoch & cs.,
1996) và prostaglandins (Groenewald & cs., 2001) và các chất ức chế ra hoa trên
cây bìm bìm bao gồm: Auxins (Wijayanti & cs., 1997), ethylene (Kesy et al.,
2008), jasmonic acid (Maciejewska and Kopecwicz., 2003), abscisic acid
(Wilomowicz & cs., 2008) và brassinisteroids (Wilmowicz & cs., 2013). Trong
số đó, auxin và ethylene là hai chất có tác dụng ức chế sự ra hoa mạnh nhất trên
cây Bìm bìm. Tác động hiệu quả nhất của auxin là khi tác động trực tiếp trên lá
mầm ngay trước hoặc trong thời gian cảm ứng tối (Kulikowska-Gulewska & cs.,
1995). Cùng với đó, hàm lượng auxin nội sinh ở lá mầm của cây Bìm bìm con
ln duy trì ở mức thấp trong khoảng đầu thời gian cảm ứng tối và chỉ tăng
trong khoảng từ 8 đến 12h cảm ứng tối (Bodson, 1985). Việc bón đồng thời
auxin với AVG (chất ức chế tổng hợp ethylene) phục hồi hiệu quả tác động của
cảm ứng tối. Điều đó cho thấy vai trị ức chế ra hoa của auxin đối với Bìm bìm
chỉ hiệu quả khi được kết hợp với ethylene.
Katarzyna Marciniak & cs., (2018) đã nghiên cứu mơ hình biểu hiện của
cả hai gen và xác định mơ và tế bào hóa miễn dịch của axit gibberellic (GA3)
trong các lá mầm của cây con 5 ngày tuổi phát triển trong điều kiện quang chu
kỳ cảm ứng và không cảm ứng. Trong nửa sau của đêm cảm ứng, điều quan
trọng đối với cảm ứng hoa ở I. nil, sự biểu hiện InGA20ox3 giảm, trong khi
mRNA InGA2ox1 được tích lũy, điều này cho thấy chu kỳ quang điều hòa hoạt
động của cả hai gen. Hơn nữa, những thay đổi này có tương quan với mức GA3.
12


 

Do đó, kết quả của chúng tơi ủng hộ luận điểm rằng sự cân bằng thích hợp giữa

sự biểu hiện của các gen InGA20ox3 và InGA2ox1 và hàm lượng GA3 thấp
tương quan với cảm ứng hoa quang ở L. nil.
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng và phát triển của
cây Bìm bìm Impomoea nil.
Chất dinh dưỡng là chất mà cây phải được cung cấp đầy đủ, nếu thiếu sẽ
ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng, phát triển của cây. Những chất này tham
gia vào thành phần các chất hữu cơ chủ yếu của cây (Protein, lipid, glucid, chất
điều hòa sinh trưởng, các men...) hoặc xúc tác cần thiết cho tổng hợp vật chất và
quá trình sinh lý trong cây, giữ vai trò quan trọng trong đời sống của cây. Các
chất dinh dưỡng thiết yếu một phần có trong tự nhiên (khơng khí, đất, nước),
phần cịn lại được cung cấp qua phân bón.
Bourke & cs., (1985) tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đạm (N) và
Kali (K) tới sinh trưởng và phát triển của cây khoai lang (Impomoea batatas).
Thí nghiệm 2 nhân tố gồm 4 mức bón đạm và 4 mức bón Kali được thực hiện tại
vùng đất trũng với khí hậu gió mùa nhiệt đới Keravat. Kết quả cho thấy đạm
đem lại ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất tốt hơn là với Kali. Bón đạm cao
tới 225kg/ha làm tăng năng suất củ, khối lượng trung bình củ, khối lượng chất
khơ tích lũy, diện tích lá và tỷ kệ sỉnh trưởng của cây... Đạm cũng làm giảm số
lượng củ trên cây vào thời kỳ ban đầu. Trong khi đó, bón Kali tới mức 375kg/ha
làm tăng năng suất củ, số lượng củ trên cây, khối lượng trung bình củ, khối
lượng chất khơ tích lũy, diện tích lá trung bình và chỉ số năng suất thu hoạch.
Bourke cho rằng đạm làm tăng năng suất bởi việc tăng diện tích lá, sẽ làm tăng
khối lượng trung bình củ và cuối cùng là tăng năng suất củ, trong khi Kali làm
tăng tỷ lệ chất khơ tích lũy trên củ và làm tăng số lượng củ/cây. Bourke nhấn
mạnh ảnh hưởng của Kali là vào khoảng 7 tuần sau bón, do đó nên bón Kali vào
thời điểm sớm của cây khoai lang.
13


 


Ukom & cs., (2009) thực hiện nghiên cứu trên 4 loại khoai lang khác nhau
(Impomoea batatas (L.) Lam) White-fleshed TIS87/0087 và TIS8164, Orangefleshed Ex-Igbariam và CIP Tanzania với các mức bón đạm khác nhau 0 kg
N/ha, 40 kg N/ha, 80 kg N/ha và 120 kg N/ha sử dụng HPLC (sắc ký lỏng) để
đánh giá thành phần và hàm lượng chất khống có trong cây. Phân đạm có mối
quan hệ tỉ lệ thuận với hàm lượng B-carotene và Protein của tất cả các lồi khoai
lang trừ CIP Tanzania. Nhìn chung, khi so sánh với các giống đối chứng,
TIS87/00878 và Ex-Igbariam cho lượng B-carotene cao nhất ở mức 40-80 kg
N/ha. Năng suất củ thơ cao nhất ở lồi TIS87/0087, CIP Tanzania và ExIgbariam được cho là ở giống đối chứng (0 kg N/ha), trừ lồi TIS8164 cho năng
suất củ thơ cao nhất đạt được ở mức bón 40 kg N/ha. Bón đạm cao quá mức 80
kg N/ha không làm tăng hàm lượng của hầu hết các chất dinh dưỡng (B-carotene
và Protein). Tóm lại, việc bón phân đạm từ 40-80 kg N/ha làm tăng hàm lượng
chất khống có trong khoai lang ở hầu hết các giống.
Nghiên cứu trồng cây invitro cây bìm bìm Impomoea nil trong môi trường
dinh dưỡng MS ở các nồng độ Nitơ khác nhau. Khi nồng độ N trong môi trường
cao tới 60mM thì khơng có nụ hoa được hình thành. Ở trường hợp này, cho dù
loại bỏ NH4Cl cũng không gây ra sự ra hoa. Với nồng độ N khoảng 30mM hay
15mM, việc loại bỏ NH4Cl cho thấy hiệu quả việc tạo hoa. Trong mơi trường có
nồng độ N thấp và hoặc khơng có NH4Cl thì tỷ lệ ra hoa cao. Hay nói cách khác,
NH4Cl là tác nhân gây ức chế sự hình thành hoa trên cây bìm bìm Impomoea nil
(Nahoko & cs., 1991). Cùng với đó ảnh hưởng của nồng độ Sucrose (C) đối với
sự ra hoa của bìm bìm biếc Impomoea nil cũng được nghiên cứu trong điều kiện
ni cấy mơi trường MS có chứa Sucrose và khơng có cảm ứng bóng tối. Hàm
lượng Sucrose từ 1%- 5% khơng cho bất kỳ sự khác biệt hình thành hoa nào,
trong khi đó, với điều kiện MS 7% Sucrose, có một vài nụ được hình thành, và
khi nồng độ Sucrose cao hơn 7%, một vài nụ hoa đã bị phá hủy.

14



 

Deke & cs., (2014) nghiên cứu về sự thiếu hụt của P ở các vùng có ảnh
hưởng đến q trình quag hợp của lá và q trình chuyển hóa cacbon trong thực
vật. Nghiên cứu này đã kiểm tra phản ứng quang hợp của ba lồi thực vật leo
núi, đó là Pharbitis nil (Linn.) Choisy, Lonicera pampaninii Levl, và
Parthenocissus tricuspidata (Sieb.et Zucc.) Chống lại stress do thiếu phốt pho
(P). Cây bị stress do thiếu P ở ba nghiệm thức 0,125 mM, 0,031 mM và 0 mM
trong 30 ngày; 0,250 mM P được sử dụng làm đối chứng. Các phản ứng quang
hợp được xác định bằng cách đo khả năng quang hợp của lá, sự phát huỳnh
quang của chất diệp lục, hoạt tính anhydrase cacbonic và tỷ lệ đồng vị cacbon ổn
định. Pharbitis nil cho thấy hoạt tính CA cao, giá trị δ13C âm hơn và có thể duy
trì khả năng quang hợp ổn định lâu dài. Lonicera pampaninii cũng cho thấy hoạt
tính CA cao nhưng giá trị δ13C dương so với Pharbitis nil, và khả năng quang
hợp của nó giảm khi căng thẳng thiếu P tăng lên. Parthenocissus tricuspidata có
khả năng quang hợp thấp và giá trị δ13C dương so với Pharbitis nil, nó có thể
phát triển bình thường ngay cả dưới 0 mM P.
Deke & cs., (2015) nghiên cứu ảnh hưởng của việc thiếu chất dinh dưỡng
tới khả năng quang hợp và tích lũy đạm (N) và lân (P) ở ba cây leo: cây bìm bìm
Impomoea nil (L.) Roth, Lonicera japonica và Parthenocissus tricuspidata
(Sieb.et Zucc.) trên 6 mức (dung dịch Hoagland đối chứng, 1/2, 1/4, 1/16, 1/32
dung dịch Hoagland) trong 30 ngày. Khả năng quang hợp được xác định bởi
hàm lượng huỳnh quang diệp lục (Chlorophyll fluorescence) trên lá, hàm lượng
diệp lục, trao đổi khí CO2, đồng hóa cacbon. Bằng cách đo hàm lượng của N và
P trong môi trường tế bào, xác định được lượng tích lũy của đạm và lân. Thiếu
chất dinh dưỡng làm giảm khả năng quang hợp của cây bìm bìm Impomoea nil
(L.) Roth trong khi L. Japonica và P. Tricuspidata không bị ảnh hưởng. L.
Japonica và P. Tricupidata có khả năng chống chịu trong điều kiện thiếu chất
dinh dưỡng cao hơn cây bìm bìm Impomoea nil (L.) Roth. Cây bìm bìm


15


 

Impomoea nil (L.) Roth phát triển nhanh, sử dụng một lượng lớn đạm và lân,
nếu thiếu lân (P) dễ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.
Mặc dù L. Japonica cũng sẽ bị ảnh hưởng trong điều kiện thiếu chất dinh
dưỡng, nhưng nó khơng q nặng nề cho cây, trừ công thức 1/32 dung dịch
Hoagland. P. Tricuspidata phát triển chậm hơn, yêu cầu dinh dưỡng của N và P
cũng ít hơn cả. Kể cả trong điều kiện thiếu lân cây vẫn có thể phát triển tốt.
Theo Hashemi (2016), một nghiên cứu sử dụng nước tiểu có thêm vi
khuẩn Nitrosomoas europeca (một vi khuẩn có khả năng chuyển NH4+ thành
NO3- để đánh giá sự tác động của Nitơ đến khả năng phát triển của cây. Kết quả
nghiên cứu trên cây bìm bìm Impomoea nil. Cho thấy rằng cây sau 20 ngày có
sự phát triển mạnh mẽ, đã leo giàn trong khi cùng thời gian nghiên cứu nếu chỉ
sử dụng nước thì cây mới lên mầm, sử dụng đơn thuẩn nước tiểu khơng thêm vi
khuẩn thì cây có 4-5 lá thật.
Dương Thị Duyên & sc., (2017), một nghiên cứu đã được thực hiện để
đánh giá sự biến đổi về đặc điểm hình thái, giải phẫu trong số 10 Ipomoea nil sp.
các truy cập được thu thập ở các vùng khác nhau của Việt Nam Nam và Trung
Quốc. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rằng thực vật được thay đổi về màu sắc
thân, hình dạng lá, sự phát triển của lá, hình thái thùy lá, màu sắc và kích thước
tràng hoa. Quan trọng sự khác biệt về đường kính rễ bên, đường kính thân, gân
chính đường kính và độ dày của mơ chẳng hạn như biểu bì, nhu mô, nhu mô của
rễ, thân, gân lá và lá giải phẫu lưỡi có thể được sử dụng như các thơng số hữu
ích cho việc gia nhập sự khác biệt hóa. Hình thái lá được tìm thấy trong số
những tính trạng biến đổi. Hình dạng lá có thể được nhóm lại thành ba danh
mục: (1) đơn giản, ovate cordate, acuminate leaf (GB2, GB5, GB6, GB9,
GB10); (2): lá chia thùy nông, nhiều lông (GB3, GB4, GB7); (3): lá chia thùy

sâu, nhiều gai (GB2 và GB8). Màu tràng hoa của tất cả các phụ kiện Rau muống
có thể là được nhóm lại thành ba loại: (1): xanh tím; (2): màu trắng; (3): màu
16


×