HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
--------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ ĐẾN
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA RUỒI ĐỤC QUẢ
PHƯƠNG ĐÔNG BACTROCERA DORSALIS (HENDEL)
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2021”
Người thực hiện
: TRẦN DANH LINH
Mã SV
: 620028
Lớp
: K62-BVTVA
Người hướng dẫn
: ThS. THÂN THẾ ANH
Bộ mơn
: CƠN TRÙNG
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố. Các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này được ghi rõ nguồn gốc rõ ràng.
Tất cả mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu này đã được
cảm ơn.
Hà Nội, ngày……tháng…..năm 2021
Sinh viên thực hiện
TRẦN DANH LINH
i
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được bài khóa luận này, ngồi sự phấn đấu nỗ lực của bản
thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá
nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cơ trong khoa
Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới ThS. Thân Thế Anh,
Bộ môn Côn trùng, Khoa Nơng học đã tận tình giúp đỡ tơi trong thời gian
nghiên cứu và viết khóa luận để tơi hồn thành.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài khóa luận.
Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết tơi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và bạn đọc. Tôi xin trân trọng
cảm ơn.
Hà Nội, ngày….tháng…..năm 2021
Sinh viên thực hiện
TRẦN DANH LINH
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................vii
TĨM TẮT.................................................................................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích, yêu cầu.....................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. u cầu ..................................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .............................................. 3
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước .............................................................................3
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm và tình hình gây hại của ruồi đục quả Bactrocera
dorsalis (Hendel) (Diptera: Tephritidae) ....................................................................3
2.1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Phương
Đông. ...........................................................................................................................8
2.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến ruồi đục quả Phương Đông. ..................12
2.1.4 Các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả Phương Đơng. .........................................14
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................................15
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm và tình hình gây hại của ruồi đục quả Phương Đông. ......15
2.2.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả Phương
Đông. .........................................................................................................................18
2.2.3. Nghiên cứu về diễn biến mật độ ruồi đục quả Phương Đơng. ............................22
2.2.4. Biện pháp phịng chống ruồi đục quả ..................................................................23
PHẦN 3: NỘİ DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHİÊN CỨU ................................. 25
3.1. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................................25
iii
3.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................................25
3.3. Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ............................................................25
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................25
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................25
3.3.3. Dụng cụ nghiên cứu.............................................................................................25
3.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................25
3.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................26
3.5.1. Phương pháp thu bắt và nhân nuôi nguồn ruồi đục quả Phương Đông...............26
3.5.2. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ nuôi ruồi đục quả Phương
Đông. .........................................................................................................................26
3.6. Phương pháp xử lý số liệu ......................................................................................30
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 31
4.1. Đặc điểm hình thái của ruồi đục quả Phương Đông ..............................................31
4.2. Đặc điêm sinh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả Phương Đông ...................32
4.2.1 Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian phát dục của ruồi đục quả Phương
Đơng. .........................................................................................................................32
4.2.2. Ảnh hưởng của mật độ đến kích thước và khối lượng các pha phát dục của
ruồi đục quả Phương Đông. ......................................................................................35
4.2.3. Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và tỷ lệ đực/cái các pha trước trưởng
thành của ruồi đục quả Phương Đông. ......................................................................42
4.2.4. Ảnh hưởng của mật độ đến sức sinh sản của ruồi đục quả Phương Đông. .........44
4.3. Ảnh hưởng của mật độ đến sự lựa chọn đẻ trứng của ruồi đục quả Phương
Đông. .........................................................................................................................46
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 53
5.1. Kết luận...................................................................................................................53
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 55
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 64
iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV
: Bảo vệ thực vật
CT
: Công thức
B.dorsalis
: Bactrocera dorsalis
TP.HCM
: Thành phố Hồ Chí Minh
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần và tỷ lệ các chất ở các công thức thức ăn..................................26
Bảng 4.1: Thời gian phát dục của ruồi đục quả Phương Đông trên 4 cơng thức mật
độ ..................................................................................................................33
Bảng 4.2: Kích thước các pha trước trưởng thành của ruồi đục quả Phương Đông ở
4 mật độ ........................................................................................................38
Bảng 4.3: Khối lượng các pha trước trưởng thành của ruồi đục quả Phương Đông
ở 4 mật độ.....................................................................................................40
Bảng 4.4: Tỷ lệ sống các pha trước trưởng thành của ruồi đục quả Phương Đông
trên 4 mật độ ................................................................................................42
Bảng 4.5: Tỷ lệ đực/cái của ruồi đục quả Phương Đông trên 4 mật độ ........................43
Bảng 4.6: Sức sinh sản của ruồi đục quả Phương Đông trên 4 mật độ .........................44
Bảng 4.7: Sự lựa chọn đẻ trứng của ruồi đục quả Phương Đông với 3 loại nước ép
trái cây ..........................................................................................................46
Bảng 4.8: Sự lựa chọn đẻ trứng của ruồi đục quả Phương Đông với 3 loại nước ép
trái cây ..........................................................................................................48
Bảng 4. 9: Sự lựa chọn đẻ trứng của ruồi đục quả Phương Đông với 3 loại nước ép
trái cây ..........................................................................................................50
Bảng 4.10: Sự lựa chọn đẻ trứng của ruồi đục quả Phương Đông với 3 loại nước
ép trái cây .....................................................................................................51
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Các cơng thức mật độ ....................................................................................27
Hình 3.2: Các loại nước ép tự nhiên dùng trong thí nghiệm lựa chọn đẻ trứng ............29
Hình 4.1: Các pha trước trưởng thành. ..........................................................................31
Hình 4.2: Trưởng thành ruồi đục quả Phương Đơng.....................................................32
Hình 4.3: Nhịp điệu đẻ trứng của ruồi đục quả B.dorsalis. ...........................................46
vii
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm sinh học của ruồi
đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis được tiến hành ở phịng thí nghiệm
Bộ mơn Côn trùng, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi
đã tiến hành đánh giá đặc điểm sinh vật học ruồi đục quả Phương Đông ở 4 công
thức mật độ 100 trứng (CT1), 200 trứng (CT2), 300 trứng (CT3), 400 trứng
(CT4) trên 25ml thức ăn ở điều kiện nhiệt độ 25℃ và ẩm độ dao động từ 6070%. Mật độ sâu non khơng có ảnh hưởng đến thời gian phát dục của ruồi đục
quả Phương Đơng, vịng đời ruồi được nuôi ở các công thức dao động từ 38-46
ngày. Mật độ có ảnh hưởng đến kích thước của pha nhộng và trưởng thành,
nhộng và trưởng thành ở CT1 là lớn hơn so với các cơng thức cịn lại. Khối
lượng sâu non và nhộng khi được nuôi ở CT1 và CT2 cũng lớn hơn so với CT3
và CT4. Tỷ lệ sống của ruồi đến pha trưởng thành ở CT3 là thấp hơn đáng kể so
với 3 cơng thức cịn lại, khơng có sự khác biệt về thời gian sống của trưởng
thành khi so sánh giữa các công thức. Tỷ lệ đực/cái thấp nhất là ở CT1 (1/1,5)
và cao nhất là ở CT4 (1/1,14). Sức đẻ trứng của ruồi đục quả/con cái trong 15
ngày dao động từ 91-102 quả. Với thí nghiệm lựa chọn đẻ trứng của ruồi (ở cả
thí nghiệm có sự lựa chọn và khơng có sự lựa chọn) trên ba loại nước ép hoa quả
là ổi, cam và xồi, thì ruồi đục quả Phương Đơng ưa thích và đẻ nhiều trứng trên
nước ép xoài hơn so với 2 loại nước ép còn lại.
viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, việc phát triển sản xuất cây ăn quả đang được chú trọng và mở
rộng sản xuất trên nhiều vùng, địa phương trong cả nước, và là nhóm cây đang
trở thành thế mạnh của nền kinh tế Việt Nam. Sản phẩm cây ăn quả ngồi cung
cấp cho thị trường trong nước nó cịn đáp ứng cho việc xuất khẩu sang các nước
khu vực cũng như một số thị trường lớn trên thế giới như Úc, Nhật Bản và một
số nước Châu Âu. Tuy nhiên, sản xuất nơng nghiệp trong đó có cây ăn quả gặp
khơng ít trở ngại do các lồi sâu, bệnh hại gây ra. Trong các loài sâu hại trên cây
ăn quả thì ruồi đục quả Phương Đơng là lồi gây hại nghiêm trọng, làm giảm sản
lượng cũng như phẩm chất của cây dẫn đến việc gây ra thiệt hại kinh tế to lớn,
đây là lồi dịch hại mang tính tồn cầu, chúng có mặt ở hầu hết vùng sản xuất
nơng nghiệp và được xem như là đối tượng gây hại nguy hiểm nhất cho sản xuất
rau – quả các nước từ vùng Đơng Nam Á đến vùng Thái Bình Dương. Ruồi đục
quả Phương Đơng Bactrocera dorsalis (Hendel) là lồi gây hại nghiêm trọng
trên nhiều loài cây ăn quả như ổi, táo, xồi, thanh long và cây có múi. Ruồi đục
quả Phương Đông gây thiệt hại lớn cho nông dân do chúng ảnh hưởng đến chất
lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và là rào cản cho việc xuất khẩu các loại hoa
quả sang các nước. .
Hiện nay, việc kiểm soát ruồi đục quả, trong đó có ruồi đục quả Phương
Đơng B. dorsalis là vấn đề cấp thiết ở nước ta. Đã có nhiều biện pháp được sử
dụng trong sản xuất như sử dụng bẫy pheromon, bẫy bả protein, bọc quả bằng
túi giấy hoặc sử dụng thuốc hóa học, tuy nhiên các biện pháp trên vẫn cịn
những điểm yếu như khó áp dụng rộng rãi vì lý do ví dụ như tốn nhiều công lao
động cho biện pháp bọc quả hoặc các bẫy pheromon và bẫy bả vẫn chưa thật sự
làm giảm số lượng ruồi nếu không được áp dụng đồng bộ. Một biện pháp đã
được một số nước như Úc áp dụng có hiệu quả trong kiểm sốt ruồi đục quả đó
là phương pháp khử đực ruồi SIT và thả ruồi đã được khử đực ở khu vực sản
1
xuất để cạnh tranh giao phối làm giảm số lượng quần thể. Tuy nhiên, phương
pháp này ở Việt Nam vẫn chưa được áp dụng rộng rãi do một số rào cản gặp
phải trong kỹ thuật khử đực và việc nhân ni ruồi cịn gặp khó khăn. Một trong
những yếu tố quan trọng trong nhân nuôi ruồi đục quả là mật độ nhân ni và
cần được nghiên cứu để tìm ra mật độ tối ưu cho sự phát triển quần thể ruồi. Vì
vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc
điểm sinh học của ruồi đục quả Phương Đông Bactrocera dorsalis (Hendel) tại
Gia Lâm, Hà Nội năm 2021”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định ảnh hưởng của mật độ đến một số đặc điểm sinh học và sự lựa
chọn đẻ trứng của ruồi đục quả Phương Đơng trong phịng thí nghiệm làm cơ sở
đề xuất mật độ nhân nuôi tối ưu quần thể ruồi đục quả.
1.2.2. Yêu cầu
Xác định ảnh hưởng của mật độ sâu non đến đặc điểm sinh học
của ruồi đục quả Phương Đông.
Xác định ảnh hưởng của mật độ đến sự lựa chọn đẻ trứng của ruồi đục
quả Phương Đông.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm và tình hình gây hại của ruồi đục quả Bactrocera
dorsalis (Hendel) (Diptera: Tephritidae)
*Lịch sử và phân bố:
Vị trí phân loại:
Ngành: Chân đốt (Arthropoda) Lớp: Côn trùng (Insecta); Bộ: Hai cánh
(Diptera); Họ: Ruồi đục (Tephritidae); Giống: Ruồi đục quả (Bactrocera); Loài:
Ruồi đục quả Phương Đơng (Bactrocera dorsalis).
Ruồi đục quả phương Đơng là lồi gây hại trên nhiều loài cây ăn quả
được trồng và thực vật hoang dã. Bactrocera là một chi lớn bao gồm 85 loài
ruồi đục quả (Drew & Romig, 2013). Ruồi đục quả Phương Đơng được tìm
thấy tại 75 quốc gia (bao gồm 124 khu vực phân bố theo địa lý: tỉnh hoặc bang)
ở Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Châu Đại Dương cho đến năm 2017.
Ruồi đục quả Phương Đơng có nguồn gốc từ Châu Á, là loài gây hại, phá hoại
cây ăn quả trồng phổ biến khắp Ấn Độ, Đông Nam Á, Micronesia và quần đảo
Hawaii. Ruồi đục quả Phương Đơng phần lớn là lồi đặc hữu của Đông Nam Á.
Khu tập chung ruồi đục quả Phương Đơng bao gồm 68 lồi với sự phân bố khác
nhau ở Châu Á, Châu Úc và các đảo ở Thái Bình Dương. Ruồi đục quả Phương
Đơng có lịch sử xâm lấn lâu dài và mở rộng phạm vi trên khắp Châu Á và Thái
Bình Dương (Stephens & cs.,2007; Wan & cs., 2012). Điều này đã góp phần
làm cho nó trở thành một loài dịch hại toàn cầu và là rào cản đối với việc bn
bán nhiều loại hàng hóa rau quả.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố của ruồi đục quả như: nhiệt độ, độ
ẩm tương đối, lượng mưa, cây kí chủ. Ruồi đục quả phương Đơng là lồi có khả
năng xâm lấn cao. Ruồi đục quả Phương Đông lần đầu tiên được ghi nhận ở
Đông Ấn Độ là năm 1794, và khoảng năm 1910, nó được biết đến trên khắp
3
châu Á nhiệt đới ở Miến Điện, Bengal, Sri Lanka, Singapore và Indonesia. Sau
đó nó được báo cáo ở đảo Đài Loan và Trung Quốc vào khoảng năm 1912
(Hardy, 1973). Điểm đầu tiên của nó vào châu Phi được báo cáo là đơng Phi vào
năm 2003 trước khi nhanh chóng lan sang Đông, central, Tây và cuối cùng là
miền nam châu Phi. Việc phát hiện gần đây của ruồi đục quả Phương Đông ở
châu Âu hơn nữa trong việc loại bỏ khả năng phân tán và xu hướng xâm lược
của nó trong mơi trường mới (Nugnes & cs., 2018; Egartner & cs., 2019). Các
lần xâm lấn của loài dịch hại này là một mối đe dọa cho an toàn sinh học đối với
sự chuyển đổi của các nền kinh tế ở châu Phi và các khu vực khác thông qua
thương mại nông nghiệp (Ekesi & cs., 2009; Magagula và Nzima, 2017).
*Ký chủ:
Ruồi đục quả Phương Đông (Hendel) (Diptera: Tephritidae) là một loài
gây hại trên cây ăn quả được trồng và thực vật hoang dã (Liquido & cs., 2015).
Đây là loài có khả năng gây hại nặng cho hơn 250 lồi cây trồng nhiệt đới và
cận nhiệt đới, có giá trị thương mại, đặc biệt là một số loại cây ăn quả chủ lực
bao gồm xoài, ổi, cam, khế, táo tàu, quất, đào, mơ, bơ, chuối, cam quýt, cà phê,
sung, ổi, quất, hồng, đu đủ, Tuy nhiên, bơ, xoài và đu đủ bị tấn công nhiều nhất.
(Liu & cs., 2017).
Theo USDA (2017), thì các họ thực vật có ký chủ thích hợp nhất của ruồi
đục quả Phương Đông là họ Vả Moraceae có 38 lồi, họ Cam Qt Rutaceae có
37 lồi, họ Cà chua Solanaceae có 33 lồi, họ Bầu bí Cucurbitaceae có 29 lồi
được xác định là cây ký chủ đối với ruồi đục quả Phương Đông. Ở Hawaii, ruồi
đục quả Phương Đông được phát hiện gây hại trên hơn 125 loại cây kí chủ. Ở
Tây Pakistan, tỷ lệ nhiễm ruồi đục quả Phương Đông từ 50–80% đã được ghi
nhận trên lê, đào, mơ, sung và các loại cây ăn quả khác. Ở Philippines, ruồi đục
quả Phương Đơng là lồi gây hại chính trên xồi và là một loại dịch hại nghiêm
trọng trên cây có múi và các loại cây ăn quả cận nhiệt đới khác ở Nhật Bản,
4
Okinawa, và các đảo Amami, Miyako và Bonin của Nhật Bản trước khi nó bị
tiêu diệt ((Weems & cs., 2012).
*Thiệt hại do ruồi đục quả gây ra:
Ở Đông Phi, ruồi đục quả Phương Đông gây thiệt hại trên diện rộng cho
cây ăn quả đã thuần chủng và hoang dã. Ngoài ra, nó cũng là một lồi gây hại
nghiêm trọng của ổi và xoài ở Trung và Tây Phi (Ndzana Abanda & cs., 2008).
Tương tự, ở miền nam châu Phi, ruồi đục quả Phương Đơng cũng là một lồi gây
hại chính của cam quýt, xoài và ổi. Khoảng 30-80% mức độ thiệt hại tùy thuộc vào
giống cây ăn quả, giai đoạn trưởng thành và mùa có thể được trải nghiệm bởi nơng
dân nếu ruồi khơng kiểm sốt được (Mwatawala & cs., 2006; Rwomushana & cs.,
2008a; Vayssi'eres & cs., 2008). Do đó, ruồi đục quả Phương Đơng là một lồi gây
hại có tầm quan trọng kiểm dịch ở các quốc gia thuộc Hội đồng kiểm dịch thực vật
liên châu Phi (IAPSC), Tổ chức Bảo vệ Thực vật Châu Âu và Địa Trung Hải
(EPPO), Ủy ban Bảo vệ Thực vật Châu Á và Thái Bình Dương (APPPC), Comite
de 'Sanidad Vegetal del Cono Sur (COSAV), Ủy ban Bảo vệ Thực vật Caribbean
(CPPC) và Organismo Internacional Regional de Sanidad Agropecuaria (OIRSA)
(CABI / EPPO, 2018; EPPO, 2018).
Ruồi đục quả Phương Đơng hiện đang có mặt tại hơn 65 quốc gia ở châu
Đại Dương, châu Á, châu Mỹ và châu Phi (CABI/EPPO,2018), cho thấy nó có
phạm vi khí hậu rộng. Do đó, sự lây lan và thành lập của ruồi đục quả Phương
Đông phụ thuộc rất nhiều vào tồn cầu hóa và du lịch, thương mại của con
người, sự sẵn có của ký chủ phù hợp, hiệu suất nhiệt và điều kiện môi trường.
Ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Úc, Châu Á, Châu Phi và
các hịn đảo ở Thái Bình Dương, sự phá hoại của ruồi đục quả là rất phổ biến và
là trở ngại chính của sản xuất và xuất khẩu rau quả (Vijaysegaran, 1997). Hầu
hết các loài ở Châu Á và Nam Thái Bình Dương xảy ra trong mơi trường sống
rừng nhiệt đới, nơi ruồi đục quả được sinh sản trong quả của nhiều họ thực vật
khác nhau (Drew & Hancock, 2000).
5
Ở Châu Phi sản xuất bị cản trở bởi côn trùng gây hại và bệnh tật là rất
nặng nề. Ví dụ, các loài ruồi giấm ngoài hành tinh xâm lấn đã được báo cáo gây
ra nhiều tổn thất hơn so với các loài bản địa. Trong số các loài ruồi giấm này,
ruồi đục quả Phương Đông chiếm hơn 2 tỷ USD thiệt hại tài chính ở châu Phi
hàng năm xuất phát từ thiệt hại cây ăn quả lan rộng, chi phí quản lý và hạn chế
kiểm dịch thực vật và ngăn chặn cao. Việc phát hiện ít nhất một sâu non trong
một lô hàng dành cho xuất khẩu sẽ dẫn đến việc tiêu hủy tồn bộ lơ hàng với giá
gần 39.000 đơ la Mỹ mỗi container, với chi phí do nhà xuất khẩu.
Năm 2008, Nam Phi đã ngừng nhập khẩu bơ Kenya, chuối Mozambique
ước tính khoảng 20 triệu USD (Cugala & cs., 2014) và các loại cây ăn quả khác
(gần 2,5 triệu USD) do sự xuất hiện của ruồi đục quả Phương Đơng. Trong cùng
thời gian đó, Seychelles và Mauritius đã làm theo thơng qua nhập khẩu xồi,
chuối, cam qt và bơ từ các nước châu Phi khác, nơi ruồi đục quả Phương
Đơng có mặt. Kể từ năm 2008, lệnh cấm nhập khẩu bơ Kenya của Nam Phi đã
làm cho nước này mất 2 triệu USD mỗi năm (Otieno, 2011). Ngồi ra thiệt hại
hàng năm của ngành cơng nghiệp xồi Uganda ước tính vượt quá 116 triệu USD
do ruồi đục quả Phương Đông gây ra (Nankinga & cs.., 2010).
Trong năm 2012, cộng đồng Economic của các quốc gia Tây Phi
(ECOWAS) đã gặp phải 93 vụ đánh chặn từ EU dẫn đến thiệt hại khoảng 3,7
triệu USD do sự hiện diện của ruồi giấm như B. dorsalis và C. cosyra trong các
lo hàng xoài (Ecowas-Ten, 2012). Xuất khẩu rau quả sang Hoa Kỳ cũng đã bị
ảnh hưởng đáng kể sau một lệnh liên bang được công bố cấm nhập khẩu các sản
phẩm rau quả từ các quốc gia nơi ruồi đục quả Phương Đông xuất hiện và gây
hại (USDA-APHIS, 2008). Điều này đã dẫn đến gián đoạn thương mại cũng
như giảm các nguồn thu nhập cuối cùng ảnh hưởng đến an ninh lương thực cho
các tác nhân chuỗi giá trị xoài (Vayssieres & cs., 2014). Vì khơng có nghiên cứu
nào được tiến hành để đánh giá tổn thất phát sinh do ruồi đục quả Phương Đơng
trên khắp Africa, ước tính từ các lĩnh vực của ngành rằng lục địa này có thể mất
6
gần 2 tỷ đơ la Mỹ hàng năm vì các hạn chế kiểm dịch thực vật (Malavasi, 2014;
Dohino & cs., 2016).
Tại California, tổng cộng có 1.558 trường hợp phát hiện xảy ra từ năm
1960 đến năm 2012. Các cuộc xâm lấn và diệt trừ ruồi đục quả Phương Đông
đang được lặp lại ở nhiều khu vực (Đánh giá trong Meyer & cs., 2010; Vargas
& cs., 2015). Ở Trung Quốc ruồi đục quả phương đông xuất hiện quanh năm ở
Vân Nam. Khi nhiệt độ tăng vào mùa xuân, ruồi bay từ nam đến trung và bắc
của Vân Nam (Li Hongxu & cs., 2000). Sự xâm nhiễm của ruồi đục quả vào cây
ăn quả là khá cao, có thể lên đến 100% đối với các loại cây ăn quả khơng được
bao gói. Ở Trung Quốc, trước khi các biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng
được ứng dụng năm 1951-1952 thì trên cây bưởi thiệt hại do ruồi đục quả cây có
múi khoảng 25% vào năm 1981 ((Yang & cs., 1994).
Ở Punjab của Ấn Độ, thiệt hại của quả xoài do ruồi đục quả Phương Đông
được ghi lại trong một cuộc khảo sát đã lên đến 31,65% và 86% trên ba loài cây
trồng. Trước khi các biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng được ứng dụng vào
năm 1951-1952, sự tàn phá trên cây bưởi do ruồi đục quả làm thiệt hại 25% vào
năm 1951. Gần 35% ruồi đục quả đã tấn cơng loại cây ăn quả mềm như xồi, ổi,
cam qt, quả mọng, đào và một số các loại rau họ bầu bí rất quan trọng. Xồi
và ổi là hai cây ăn quả quan trọng bị hại nặng bởi ruồi đục quả Phương Đông.
Một số báo cáo cho rằng ruồi đục quả có mặt ở trong một huyện của Bắc
Sumatera đã phá hủy 17.000 ha cây trồng có múi và do đó sản lượng cam quýt
chỉ đạt 20 tấn/ha so với trước 60 tấn/ha. Năng suất cây ăn quả bị thiệt hại bởi
ruồi đục quả Phương Đông từ 1 đến 31% với một trung bình là 16%. Theo
Butani (1979), chúng sinh sản nhiều trên ổi trong tháng 3, sau đó chuyển sang
nhót tây, mơ và mai trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 5, đào, vả và xoài vào
tháng 6. Các con trưởng thành hoạt động nhiều trong điều kiện có sẵn các loại
cây ăn quả ký chủ, nhưng xồi và ổi là vật chủ chính để ruồi đục quả phát triển
(Prasad & Bagle, 1978).
7
Ở giai đoạn trước thu hoạch, ruồi đục quả Phương Đông gây ra tỷ lệ hại
trên quả là 20 – 25% trên cam quýt, 91% trên cây đào, 55% trên cây mơ và 15%
trên cây mận ở Jordan ((Allwood & cs., 1999). Ở giai đoạn sau thu hoạch, ruồi
đục quả phương Đơng thuộc nhóm đối tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế
giới, làm cản trở hoạt động xuất nhập khẩu rau quả do luật kiểm dịch thực vật
của nhiều nước cấm nhập rau, quả từ những vùng có ruồi đục quả. Điển hình
như ở Mỹ, ruồi đục quả Phương Đơng là lồi thuộc trong danh mục đối tượng
kiểm dịch thực vật, đã xâm nhập và bị tiêu diệt hàng năm ở California kể từ năm
1980 ((Carey & Dowell, 1989).
2.1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả
Phương Đơng.
Lồi ruồi đục quả Phương Đơng và các lồi ruồi đục quả nói chung khi
trưởng thành bước vào giai đoạn thành thục, trứng phát triển trong cơ thể con cái
và chúng sẽ tìm đến nhau giao phối ở cây ký chủ nơi có nguồn dinh dưỡng phù
hợp, đặc biệt là protein. Những loài ruồi đục quả sống ở vùng khí hậu khác nhau
có tập tính chọn nơi giao phối khác nhau. Loài ruồi đục quả Phương Đơng có xu
tính hấp dẫn bởi màu vàng, lồi Rhagoletis pomonella ở Bắc Mỹ có xu tính với
màu đỏ (Drew & Romig, 1999).
Ruồi đục quả Phương Đông (Tephritidae) trải qua 4 pha phát dục gồm
pha trứng, pha sâu non, pha nhộng và trường thành. Thời gian phát triển các pha
phát dục có khác nhau giữa các lồi. Lồi ruồi đục quả Phương Đơng có thời
gian phát triển pha trứng là 1 - 2 ngày, ở điều kiện 30°C. trứng có màu trắng, dài
và hình elip có kích thước dài 0,8 mm và rộng 0,2 mm, với phần đuôi hơi nhơ ra
ở đầu trước và có màu trắng đến trắng vàng, trứng được nở trong vòng 24h, thời
gian sâu non kéo dài 9 - 35 ngày về hình thái cả 3 tuổi khơng khác nhau chỉ khác
nhau về kích thước và màu sắc, khi mới nở có màu trắng trong, sang tuổi 2 màu
dần chuyển sang trắng ngà. Sâu non tuổi 3 có hình dạng giống giịi điển hình.
Khi mới nở sâu non có chiều dài thân khoảng 1,5mm, khi đẫy sức dài khoảng 10
8
mm và màu trắng kem. Phần bên ngoài của cơ quan hô hấp trước, các gai, nằm ở
mỗi bên của đầu nhọn hoặc đầu của sâu non, có một thùy phóng đại và lệch ở
mỗi bên và có nhiều nốt nhỏ. Phần cuối bụng rất mịn. Các gai sau nằm ở một
phần ba lưng của đoạn khi nhìn từ phía sau của sâu non. Thời gian phát dục của
pha nhộng trung bình là 7 – 13 ngày trong điều kiện từ 27 - 29°C. Khi sâu non
đẫy sức chui từ trong quả ký chủ ra ngồi và hóa nhộng dưới đất, trong một số ít
trường hợp hóa nhộng ngay trong quả. Nhộng thuộc loại nhộng bọc trong kén
hình quả dưa hấu. Khi mới hóa nhộng có màu vàng trắng sau chuyển màu nâu,
dài từ 5 – 5,5mm. Ngoài ra, một số sâu non trưởng thành hóa nhộng trong quả
nếu chúng không rời khỏi quả chủ kịp thời. Thời gian sống của trưởng thành kéo
dài 1 - 3 tháng (theo Ian & Elson - Harris, 1992). Khi nuôi bằng thức ăn với
thành phần là cà rốt, thời gian bắt đầu thu trứng đến bắt đầu trứng nở kéo dài 30
- 32 giờ, sâu non tuổi 1 xuất hiện rộ vào giờ thứ 40 - 41, sâu non tuổi 2 xuất hiện
rộ vào gìờ thứ 76 - 84, sâu non tuổi 3 xuất hiện rộ vào giờ thứ 104 - 120. Thời
gian của pha nhộng kéo dài trung bình 7,5 ngày (Manoto & Tuazon, 19921993).
Tuỳ loài ruồi đục quả, số lượng trứng do một trưởng thành cái đẻ được rất
khác nhau. Một trưởng thành cái loài Anastrepha fraterculus đẻ được 200 - 400
trứng và một trưởng thành cái loài Bactrocera oleae chỉ đẻ được 200 - 250 trứng
(Christenson & Foote, 1960). Ở điều kiện phịng thí nghiệm, một trưởng thành
cái ruồi đục quả Phương Đơng đẻ trung bình được 10 trứng/ngày. Trong thời
gian sống, một trưởng thành cái ruồi đục quả Phương Đơng có thể đẻ được
khoảng 1236 trứng.
Dinh dưỡng cần thiết cho sâu non và trưởng thành ruồi đục quả Phương
Đông nói riêng và ruồi đục quả họ Tephritidae bao gồm các loại axit amin, các
vitamin, đường, khoáng chất và các vi lượng tăng trưởng. Đối với trưởng thành
ruồi đục quả, thức ăn cần thiết gồm nước, đường và protein. Đây là những chất
cơ bản cho sự hình thành và phát triển của buồng trứng của trưởng thành cái.
9
Thức ăn cho sâu non của ruồi đục quả bao gồm thành phần là các loại quả
và một số loài ruồi đục quả có sự ưa thích với một họ thực vật đặc trưng. Giống
Tephritinea hại chủ yếu họ thực vật Asteraceae, giống Dacus hại chủ yếu họ
thực vật Cucurbitacae. Sâu non lồi ruồi đục quả Phương Đơng ở Pakistan có
thức ăn là các quả của vài lồi thực vật thuộc họ Euphorbiaceae, 2 loài thuộc họ
Rhamnaceae và 3 loài thuộc họ Rosaceae. Thống kê các nghiên cứu của Hui &
Liu (2005), sâu non lồi ruồi đục quả Phương Đơng đã sử dụng trên 100 loại quả
thực vật làm thức ăn. Các loại quả này bao gồm những quả của cây ăn quả (như
xoài Monghifera indica L., cam Citrusreticulate B., đào Prunus persica B.), cây
công nghiệp dài ngày (như cà phê Coffea arabica L.), cây rau quả (như ớt
Capsicum annuum L., dưa hấu Citrullus laratus M.) và một số cây dại.
Đa số các trưởng thành đực của đa số các loài ruồi đục quả khi đã thành
thục về sinh dục bị hấp dẫn mạnh bởi chất Methyl eugenol, còn giống
Zeugodacus bị hấp dẫn bởi chất Cue eugenol. Đây là hai loại chất có hoạt tính
sinh học cao. Lợi dụng đặc tính này có thể nghiên cứu sử dụng những chất có
hoạt tính sinh học cao làm bẫy chất dẫn dụ để tiêu diệt con đực, dự tính dự báo
sự xuất hiện và theo dõi mật độ quần thể của ruồi đục quả. Các tác giả nghiên
cứu đầu tiên về chất dẫn dụ ruồi đục quả đã chỉ ra sức hấp dẫn ruồi đục quả của
các chất như Kairomone và Allomone thực vật, Parapheromone, Pheromone,
mùi vị thức ăn. Có 3 nhóm parapheromone chuyên tính gồm Parapheromone
trimedlure (viết tắt là TML) dẫn dụ các lồi ruồi đục quả Địa Trung Hải; nhóm
Parapheromone methyl eugenol (viết tắt là ME) hấp dẫn các loài ruồi đục quả
thuộc phân giống Bactrocera; nhóm Parapheromone cuelure eugenol (viết tắt là
CuE) dẫn dụ các loài ruồi đục quả thuộc phân giống Zeugodacus. Chất dẫn dụ
thường sử dụng đối với lồi ruồi đục quả Phương Đơng B. Dorsalis là methyl
eugenol (ME) (1-2-dimethoxy-4-allylbenzene) dưới dạng dung dịch hoặc dạng
keo (gel).
10
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến thời gian phát dục và một số đặc điểm
sinh học khác của ruồi đục quả họ Tephitidae nói chung và ruồi đục quả Phương
Đơng nói riêng. Ở nhiệt độ 30°C thời gian phát triển các pha trứng, sâu non,
nhộng của loài ruồi đục quả Phương Đông nuôi chỉ bằng một nửa so với nuôi ở
nhiệt độ 20°C (Liu & cs., 1985).
Giai đoạn phát triển gây hại của ruồi đục quả Phương Đông là sâu non
được biết là ăn bên trong cây ăn quả (Kwasi, 2008). Ruồi đục quả Phương Đơng
là lồi sinh trưởng phát triển từ pha trứng, sâu non, nhộng đến trưởng thành và
trưởng thành sinh sản. Giao phối thường xảy ra vào chiều tối và kéo dài từ 2–12
giờ trong khoảng thời gian 4-5 ngày.
Trưởng thành cái đẻ trứng bên trong quả mềm ở độ sâu 0,5-0,6 cm và
trong loại cây ăn quả cứng, chúng có thể được đặt trứng lên bề mặt cây ăn quả.
Tín hiệu hóa học từ cây ăn quả chín được lựa chọn làm vật chủ phù hợp để vòi
trứng của trưởng thành cái sinh sản. Sức sinh sản trung bình của con cái dao
động gần 1200–1500 trứng và khoảng 3000 quả trứng dưới điều kiện ruộng và
giàu dinh dưỡng, tương ứng.
Trứng hình 'chuối' màu trắng thường được đẻ theo ổ từ 1 đến 20 quả mỗi
ổ và nở thành sâu non trong 1-2 ngày. Sau khi nở, sâu non phát triển từ lần đầu
tiên đến thứ 3 trong khoảng 7 ngày (ở nhiệt độ tối ưu) thông qua việc ăn các bộ
phận bổ dưỡng của cây ăn quả, nơi chúng được bảo vệ khỏi kẻ thù tự nhiên.
Trong quá trình phát triển đến tuổi 3, sâu non lột xác hai lần trước khi
nhảy hoặc rơi xuống đất để đào hang cho nhộng. Trong đất, chúng tạo thành
nhộng hình 'thùng' màu nâu sẫm và phát triển nhộng khoảng 10-14 ngày. Sau
đó, một trưởng thành (có chiều dài khoảng 7 mm) thoát khỏi đất, đạt đến độ
thành thục trong vòng 7 ngày và đẻ trứng kéo dài từ 8 đến 22 ngày. Con trưởng
thành dựa vào mật hoa, mật ong, phấn hoa và cây ăn quả thối rữa để nuôi dưỡng
(Huan & cs., 2019). Thiệt hại trên các cây ký chủ bao gồm thủng mô cây ăn quả
11
trong q trình đẻ trứng và điều này có thể được nhận ra bởi các đốm đen, đổi
màu da cây ăn quả và cắt bỏ nước ép cây ăn quả từ các vết thương trên bề mặt.
Đặc điểm sinh thái của ruồi đục quả Phương Đông được nghiên cứu kĩ
lưỡng với mục đích quản lý và hạn chế. Đã có một số nghiên cứu về mối quan
hệ giữa đặc điểm sinh thái và các yếu tố môi trường ở một vài nước trong vùng
nhiệt đới và cận nhiệt đới, những nơi bị gây hại. Những nghiên cứu này chủ yếu
tập trung về kí chủ, vịng đời, khả năng tồn tại và sự phát triển quần thể của ruồi
đục quả Phương Đông ở Hawaii, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Đài
Loan.
2.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến ruồi đục quả Phương Đơng.
Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ xâm nhập sâu non trên quả và mật độ
sâu non trên quả giữa các kiểu gen được kiểm tra qua các mùa. Tỷ lệ gây hại
trên quả trong mùa mưa 2001 (tháng 9 - 10) dao động từ 9,4 - 82,1% trong khi
vụ hè 2002 (tháng 5 - 6) dao động từ 7,3 - 57,0%. Mật độ sâu non trên quả dao
động từ 3,8 - 8,3 và 3,4 - 7,8 sâu non trên quả trong mùa mưa 2001 và mùa hè
2002, tương ứng. Trong các kiểu gen thử nghiệm về sự phá hoại quả và mật độ
sâu non/quả có tỷ lệ thuận (r ¼ 0,96) giữa quả bị xâm nhập và mật độ sâu
non/quả.
Ảnh hưởng của các đặc điểm hình thái quả đến mật độ sâu non và khả
năng chống ruồi đục quả dưa số lượng gờ trên bề mặt quả dao động từ 17,80 đến
118,13 gờ/cm2, thấp hơn đáng kể ở Pusa Do Mausmi và cao hơn ở giống xâm
nhập hoang dã. Hình dạng của quả có ảnh hưởng đến sự định hướng của ruồi
đến một vị trí khả năng đẻ trứng (Boller & Prokopy, 1976). Sự phá hoại của ruồi
đục quả có tỷ lệ thuận và có ý nghĩa (P ¼ 0,01) với độ sâu của gân, độ dày của
thịt quả, đường kính quả và chiều dài quả (r ¼ 0,58–0,92), và tương quan nghịch
với độ dai của quả (r ¼) 0,69), và số lượng gân/cm2 (r ¼) 0,53). Thịt quả, độ dày
có liên quan tích cực với sự phá hoại cây ăn quả và số lượng sâu non/trái trung
bình, trong khi điều ngược lại là đúng trong trường hợp cây ăn quả dai. Tỷ lệ
12
quả bị nhiễm bệnh và mật độ sâu non/quả có tương quan thuận với độ sâu của
gân, độ dày thịt, đường kính quả và chiều dài quả, và liên quan tiêu cực đến độ
dai của cây ăn quả. Độ dày thịt và đường kính quả giải thích 93,0% tổng số biến
thể cho. Sự phá hoại của ruồi đục quả, và độ dày thịt quả và chiều dài quả giải
thích 76,3% sự thay đổi đối với mật độ sâu non/quả. Độ sâu của các gân dao
động từ 1,37mm đến 8,61 mm, thấp hơn đáng kể ở giống gia nhập hoang dã IC
213311 và cao hơn ở giống Jaunpuri. Độ sâu gân ở các kiểu gen được trồng lớn
hơn khi so sánh với các kiểu gen hoang dã. Độ dày của thịt dao động từ 2,39 đến
6,28 mm, thấp hơn đáng kể ở IC 256185 và cao hơn ở Pusa DoMausmi. Độ dai
của quả thấp hơn đáng kể ở Jaunpuri khi so sánh với IC 256185. Theo Chelliah
& Sambandam (1971) quan sát thấy số lượng sâu non nằm trong quả dưa có vỏ
dai là 17,77% ở Cucumis callosus so với 87,33% ở quả của giống nhạy cảm,
cũng phát hiện quả có vỏ dày và dai của kiểu gen IHR 89 và IHR 213 kháng
ruồi đục quả. Chiều dài và đường kính quả dao động từ 2,23 đến 15,29 cm và
1,69 đến 4,06 cm, là tối thiểu trong IC 256110 và tối đa ở Jaunpuri. Chiều dài
quả và đường kính quả có liên quan tích cực đến sự xâm nhập của ruồi và mật
độ sâu non/quả. Tỷ lệ quả bị nhiễm bệnh tăng khi chiều dài và đường kính quả
tăng lên (Jaiswal & cs., 1990; Tewatia & cs., 1997).
Ảnh hưởng của các đặc điểm sinh hóa đến mật độ sâu non và khả năng
chống ruồi đục quả dưa. Độ ẩm của quả dao động từ 82,77% đến 94,60%, thấp
hơn đáng kể trong IC 256185 khi so với Pusa Do Mausmi. Nhiệt độ cao, số giờ
nắng kéo dài, độ ẩm thấp và hoạt động trồng trọt đã được báo cáo là ảnh hưởng
đến mật độ quần thể của B. Cucurbitae ở Đông Bắc Đài Loan (Su, 1986; Lee &
cs., 1992).
Có sự gia tăng đáng kể số lượng và sự xâm nhập của ruồi đục quả dưa sâu
non/quả với sự gia tăng độ ẩm của quả. Nitơ, phốt pho, kali và protein có hàm
lượng dao động từ 1,96 - 2,98%, 0,33 - 0,67%, 1,86 tương ứng là 4,93% và
12,25 đến 18,62% là tối thiểu trong Pusa Do Mausmi và tối đa trong IC 256185.
13
Nitơ, phốt pho, kali và protein hàm lượng có liên quan tích cực đến sự xâm nhập
của ruồi đục quả và số lượng sâu non/quả. Nhiều tuyến tính phân tích hồi quy
cho thấy rằng các đặc điểm sinh hóa giải thích 96,9% sự biến đổi trong sự phá
hoại của ruồi và 80,4% trên tổng số sự thay đổi về mật độ sâu non. Các thành
phần sinh học được ước tính bằng cách sau các phương pháp tiêu chuẩn: axit
ascorbic bằng A.O.A.C. (1960), hàm lượng nitơ và protein theo phương pháp
của Microkjeldahl A.O.A.C. (1985), phốt pho (Jackson, 1973), kali, và các loại
đường giảm, không khử và tổng số bởi A.O.A.C. (1975).
2.1.4 Các biện pháp phịng trừ ruồi đục quả Phương Đơng.
Quản lý ruồi đục quả trước thu hoạch đó là phải áp dụng những giải pháp
thân thiện với môi trường hoặc có thể trừ diệt triệt để ngay đối tượng ruồi đục
quả từ ngoài đồng theo tiêu chuẩn xây dựng một vùng phi dịch hại ruồi nếu có
điều kiện, hoặc chỉ làm giảm mật độ ruồi trước thu hoạch bằng IPM trên diện
rộng, sau đó sẽ phối hợp với một giải pháp xử lý triệt để ruồi sau thu hoạch. Có
nhiều giải pháp kiểm dịch đơn độc hoặc phối hợp trước và sau thu hoạch:
Biện pháp nhân thả ruồi đực bất dục (ngoài đồng): biện pháp này về lý
thuyết nếu vận hành một cách tích cực, số lượng lớn, trên một vùng rộng lớn và
liên tục (nhiều đợt trong năm và nhiều năm liên tục) thì có thể xem là một biện
pháp kiểm dịch thực vật nhằm tạo ra một vùng sạch ruồi. Để tăng cường cho
hiệu quả trừ diệt ruồi, rút ngắn giai đoạn, người ta thường phối hợp với bẫy
pseudo-pheromon để mau chóng đạt được mật độ ruồi bằng 0.
Lợi dụng xu tính bị hấp dẫn bời chất dẫn dụ, người ta trộn chất dẫn dụ
với 1 lượng nhỏ thuốc bảo vệ thực vật nhằm diệt ruồi khi ruồi vào bẫy. Biện
pháp dùng bẫy dẫn dụ thường được dùng phối hợp trong các chương trình phịng
trừ bằng bả Protein, các chương trình triệt sản và đem lại hiệu quả cao khi phịng
trừ những lồi ruồi ngoại lai thuộc tập hợp ruồi đục quả Phương Đông.
Giai đoạn tiền thu hoạch, phun thuốc hóa học phối hợp dùng bả protein
trong giai đoạn quả nhỏ, sau đó quả phải được bao cho tới khi thu hoạch
14
(Vijaysegaran, 1996). Ngồi ra, thường xun giám sát tình trạng ruồi đục quả
ở vùng sản xuất và vùng có nguy cơ (xung quanh sân bay, bến cảng) nhằm phát
hiện sớm sự xuất hiện của các loài ruồi mới bằng cách đặt bẫy parapheromon
thường xuyên, kịp thời có kế hoạch khẩn cấp để trừ diệt khi phát hiện, gọi là
chương trình giám sát dịch hại mới (Waddell, 2005).
Các phương pháp quản lý được phát triển để loại bỏ hoặc điều khiển ruồi
đục quả đã được Allwood (1997) cân nhắc và tổng kết. Những phương pháp
được chia làm 3 mục chính: kiểm soát động ruộng, xử lý sau thu hoạch phục vụ
mục đích xuất khẩu và các hệ thống kiểm dịch thực vật. Phương pháp kiểm soát
đồng ruộng gồm: phun thuốc trừ sâu, bẫy bả, biện pháp cơ giới vật lý (bao quả),
biện pháp canh tác (vệ sinh đồng ruộng, thu hoạch sớm, sử dụng giống kháng),
kiểm soát hoạt động của ruồi (sử dụng bẫy màu sắc, bẫy bả protein…) và biện
pháp sinh học. Xử lý sau thu hoạch phục vụ mục đích nhập khẩu tập trung vào
tiêu diệt sâu non, trứng trong quả bằng hóa chất.
Biện pháp bao quả nhằm ngăn không cho ruồi đục quả tiếp xúc trực tiếp
với quả, ruồi đục quả không thể đẻ trứng vào quả được. Thu hoạch sớm được áp
dụng trước khi quả bước vào giai đoạn mẫn cảm với ruồi đục quả. Sử dụng bẫy
màu sắc dựa trên đặc điểm một số loài ruồi đục quả bị hấp dẫn bởi một màu
nhưng cũng có những lồi bị nhiều loại màu hấp dẫn.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm và tình hình gây hại của ruồi đục quả Phương
Đơng.
Tổng hợp các kết quả điều tra của Cục Bảo vệ thực vật: Chi cục Kiểm
dịch thực vật vùng II – TP.HCM ở phía Nam (1988 – 2000), Chi cục Kiểm dịch
thực vật Lạng Sơn (2001) (Đặng Đăng Chương, 2003) và kết quả thực hiện dự
án quản lý ruồi đục quả ở Việt Nam của Viện Bảo vệ thực vật (Drew, 2000;
Drew & cs., 2000), tại Việt Nam có 30 lồi ruồi đục quả thuộc 2 giống Dacus và
Bactrocera, trong đó Bactrocere có 5 giống phụ là Asiadacus, Zeugodacus,
15
Gymodacus, Sinodacus và Bactrocera. Khu vực miền Bắc Việt Nam có 22 lồi
(20 lồi thuộc giống Bactrocera, trong đó giống phụ Bactrocera có 14 lồi, các
giống phụ cịn lại có 6 loài; 2 loài thuộc giống Dacus và giống phụ Callantra),
trong đó ở khu vực miền Nam tìm thấy được 18 lồi (có 16 lồi của giống
Bactrocera, trong đó giống phụ Bactrocera có 10 lồi, các giống phụ cịn lại có
6 lồi; và 2 lồi của giống Dacus và giống phụ Callantra). Những lồi chỉ có
mặt ở miền Nam là Bactrocera Asiadacus apicalis, B. Carambolae, B.
Melastomatos, B. Zonata, B. Gymodacus calophylli, B. Sinodacus hochii, B.
Zeugodacus isolate và Dacus Callantra tenebrosus.
Cho tới năm 2004, phân bố ruồi đục quả ở Việt Nam được ghi nhận như
sau: 9 loài xuất hiện trên toàn quốc trừ B. Pyrifoliae mới chỉ phát hiện ở Lào Cai
và Sơn La. Khu vực miền núi phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu
và Hịa Bình) có 19 lồi, khu vực Trung Du (Bắc Giang, Phú Thọ…) có 9 lồi,
khu vực Châu Thổ Sơng Hồng (Hà Nội, Hải Phịng…) có 10 lồi, khu vực
Trung Bộ (Thừa Thiên Huế, Nghệ An…) có 7 lồi. Lồi B. Correcta tập trung ở
vùng Đơng Nam Bộ, lồi B. Dorsalis vùng Tây Nam Bộ và loài B.latifrons chưa
ghi nhận được (Lê Đức Khánh & cs., 2004).
Kết quả điều tra côn trùng năm 1967 - 1968 của Viện Bảo vệ thực vật ghi
nhận có 12 lồi ruồi trong họ ruồi đục quả Trypetide gồm Chaetodacus cucurbitae
Coquille; Chaetodacus (Strumeta) ferruginae Fabricius; Chaetodacus sp.;
Diarhegma eburata Zia; Oxyaciura formosae Hendel; Rhabdochaeta sp.; Trypanea
amoena Frfld; Trypanea stellate Fuesly; Zeugodacus
caudatus Fabricius;
Zeugodacus scutellatus Hendel; Zeugodacus sp.. Kết quả điều tra côn trùng và
bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam năm 1997 - 1998 của Viện Bảo vệ thực vật ghi
nhận có 3 lồi thuộc họ ruồi đục quả Trypetidae gồm Bactrocera correcta Bezzi;
Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera pyrifoliae Drew and Hancook. Kết quả
thực hiện dự án TCP/VIE/8823 (A) “Quản lý ruồi hại quả ở Việt nam” và Dự án
CS/1998/005 của ACIAR “Quản lý ruồi hại quả nhằm tăng cường sản xuất quả
16