Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến ruồi đục quả bactrocera correcta (diptera tephritidae) tại gia lâm, hà nội năm 2021 (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.6 MB, 98 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
--------

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
SINH THÁI ĐẾN RUỒI ĐỤC QUẢ Bactrocera correcta
(DIPTERA: TEPHRITIDAE) TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI
NĂM 2021”
Người thực hiện

: NGUYỄN VĂN SƠN

Mã SV

: 620049

Lớp

: K62-BVTVA

Người hướng dẫn

: PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG
: ThS. THÂN THẾ ANH

Bộ mơn

: CƠN TRÙNG



HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
hồn tồn trung thực, chưa được sử dụng và bảo vệ cho một học vị nào. Mọi
việc giúp đỡ cho việc hoàn thành khóa luận này đã được cảm ơn, các thơng tin
trích dẫn trịn khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa
luận tốt nghiệp.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Văn Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực của bản thân tơi
cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ giáo trong Bộ mơn
Cơn trùng, gia đình, bạn bè.
Tơi xin đặc biệt xin cảm ơn PGS. TS. Hồ Thị Thu Giang cùng Ths. Thân

Thế Anh đã hết sức tận tâm hướng dẫn chu đáo, động viên, chỉ bảo và truyền đạt
kinh nghiệm cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa
luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể các thầy
cơ Bộ mơn Cơn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã
giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình và những người bạn đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để
tơi n tâm hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, tơi rất mong
nhận được sự góp ý của các thầy cơ và bạn đọc. Tơi xin trận trọng cảm ơn.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Nguyễn Văn Sơn

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi

DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
TĨM TẮT.................................................................................................................... viii
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................ 2
1.2.2. u cầu .................................................................................................................. 3
PHẦN 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGỒI NƯỚC ........ 4
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ............................................................................. 4
2.1.1. Thành phần lồi, sự phân bố và tình hình gây hại của ruồi đục quả ..................... 4
2.1.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của ruồi đục quả Bactrocera
correcta ..................................................................................................................... 6
2.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái tới ruồi đục quả B. correcta .......................... 8
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ........................................................................... 13
2.2.1. Thành phần loài, sự phân bố và tình hình gây hại của ruồi đục quả ................... 13
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của ruồi đục quả Bactrocera
correcta. .................................................................................................................. 15
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến ruồi đục quả B. correcta ......... 16
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 20
3.1. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................... 20
3.2. Thời gian nghiên cứu .............................................................................................. 20
3.3. Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ............................................................ 20
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 20
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................................. 20
iii


3.3.3. Dụng cụ nghiên cứu............................................................................................. 20
3.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................. 21
3.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21
3.5.1. Phương pháp thu bắt và nhân nuôi nguồn ruồi đục quả Bactrocera correcta .... 21

3.5.2. Phương pháp xác định ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến ruồi đục quả
Bactrocera correcta ................................................................................................ 22
3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................... 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................................... 30
4.1. Đặc điểm hình thái, sinh học sinh thái của ruồi đục quả B. correcta ..................... 30
4.1.1. Đặc điểm hình thái............................................................................................... 30
4.1.2. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả B. correcta .................... 34
4.2. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến các đặc điểm sinh học của ruồi đục quả B.
correcta ................................................................................................................... 35
4.3. Tập tính đẻ trứng trên các loại thức ăn có sự lựa chọn và khơng có sự lựa chọn của
ruồi đục quả B. correcta.......................................................................................... 49
4.4. Nhịp điệu đẻ trứng trong ngày của trưởng thành cái ruồi đục quả......................... 50
4.5. Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến các đặc điểm sinh học của ruồi đục quả B.
correcta ................................................................................................................... 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 62
5.1. Kết luận................................................................................................................... 62
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 64
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 70

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

B

: Bactrocera

BVTV


: Bảo vệ thực vật

CT

: Công thức

ME

: Methyl eugenol

RĐQ

: Ruồi đục quả

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Công thức thức ăn .......................................................................................... 23
Bảng 4.1 Kích thước các pha trước trưởng thành ruồi đục quả B. correcta trên 4
công thức thức ăn khác nhau .......................................................................... 36
Bảng 4.2 Kích thước trưởng thành ruồi đục quả B. correcta trên 4 công thức thức
ăn khác nhau ................................................................................................... 38
Bảng 4.3 Khối lượng các pha trước trưởng thành ruồi đục quả B. correcta trên 4
công thức thức ăn khác nhau .......................................................................... 40
Bảng 4.4 Khối lượng của trưởng thành ruồi đục quả B. correcta trên 4 công thức
thức ăn khác nhau ........................................................................................... 41
Bảng 4.5 Thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả B. correcta ở công thức
thức ăn khác nhau ........................................................................................... 43

Bảng 4.6 Tỷ lệ giới tính của ruồi đục quả B. correcta trên 4 công thức thức ăn
khác nhau ........................................................................................................ 45
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống sót các pha trước trưởng thành của ruồi đục quả B. correcta
trên 4 công thức thức ăn khác nhau ................................................................ 46
Bảng 4.8 Sức sinh sản của trưởng thành cái ruồi đục quả B. correcta ở 4 công thức
thức ăn khác nhau ........................................................................................... 47
Bảng 4.9 Tập tính đẻ trứng trên các loại thức ăn có sự lựa chọn và khơng có sự
lựa chọn .......................................................................................................... 49
Bảng 4.10 Kích thước các pha phát dục của ruồi đục quả B. correcta ở hai mức
nhiệt độ khác nhau.......................................................................................... 53
Bảng 4.11 Khối lượng sâu non và trưởng thành ruồi đục quả B. correcta trên ở 2
mức nhiệt độ khác nhau ................................................................................. 54
Bảng 4.12 Thời gian phát dục các tuổi của ruồi đục quả B. correcta ở hai mức
nhiệt độ khác nhau.......................................................................................... 56
Bảng 4.13 Tỷ lệ giới tính ruồi đục quả B. correcta trên ở 2 mức nhiệt độ khác nhau .. 58
Bảng 4.14 Tỷ lệ sống của ruồi đục quả B. correcta trên ở 2 mức nhiệt độ khác
nhau ................................................................................................................ 59
Bảng 4.15 Sức sinh sản và thời gian sống của trưởng thành ruồi đục quả B.
correcta trên ở 2 mức nhiệt độ khác nhau...................................................... 60

vi


DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1 Kính hiển vi soi nổi, cân phân tích....................................................... 21
Hình 3.2 Triệu chứng qủa ổi có vết đẻ trứng RĐQ............................................. 22
Hình 3.3 Ấu trùng RĐQ bên trong quả ổi ........................................................... 22
Hình 3.4 Qủa được đặt trong mùn cưa để sâu non hóa nhộng ............................ 22
Hình 3.5 Lồng ni ruồi trưởng thành ................................................................ 22

Hình 3.6 Bố trí thí nghiệm ni sâu non ............................................................. 24
Hình 3.7 Bố trí thí nghiệm tập tính đẻ trứng ....................................................... 28
Hình 4.1 Trứng ruồi đục quả B. correcta ............................................................ 30
Hình 4.2 Sâu non tuổi 1....................................................................................... 31
Hình 4.3 Sâu non tuổi 2....................................................................................... 31
Hình 4.4 Sâu non tuổi 3....................................................................................... 32
Hình 4.5 Nhộng ruồi đục quả .............................................................................. 32
Hình 4.6 Trưởng thành ruồi đục quả B. correcta ................................................ 34
Hình 4.7 Ruồi cái đẻ vào màng ........................................................................... 48
Hình 4.8 Trứng đẻ trên các đĩa thức ăn ............................................................... 50
Hình 4.9 Nhịp điệu đẻ trứng trong ngày của trưởng thành cái ........................... 51
Hình 4.10 Tỷ lệ (%) trưởng thành cái đẻ trứng của ở các khoảng thời gian
trong ngày .......................................................................................... 51

vii


TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến ruồi đục quả
Bactrocera correcta (Diptera: Tephritidae) được thực hiện ở phịng thí nghiệm
của bộ mơn Cơn trùng, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái ruồi đục quả B.
correcta trên 4 loại thức ăn khác nhau bằng phương pháp nuôi quần thể gồm 3
công thức thức ăn nhân tạo có chứa thành phần chính là nấm men và đường với
các tỷ lệ khác nhau và 1 công thức thức ăn tự nhiên làm từ quả ổi xay, trên 2
mức nhiệt độ là 25°C và 30°C, nhịp điệu sinh sản và tập tính lựa chọn thức ăn
của ruồi đục quả B. correcta. Kết quả cho thấy khi nuôi ruồi đục quả B. correcta
trên 4 loại thức ăn thì vịng đời của ruồi đục quả B. correcta khơng có sự khác
biệt vịng đời lần lượt là 35,4 ngày; 36,6 ngày; 36 ngày và 35,6 ngày. Kích thước,
khối lượng các pha và sức sinh sản khi nuôi trên 4 cơng thức thức ăn khơng có

sự khác biệt. Bên cạnh đó khi ni ruồi đục quả B. correcta ở 2 mức nhiệt độ
25°C và 30°C thì vịng đời của ruồi đục quả B. correcta có sự khác biệt có ý
nghĩa. Ở nhiệt độ 25°C vịng đời là 35,4 ngày trong khi ở công thức 30°C là 29,6
ngày. Sức sinh sản khi ni trên 2 nhiệt độ cũng có sự khác biệt ở 25°C trưởng
thành cái đẻ trung bình 286,2 quả/con cái cịn ở 30°C trung bình 350,4 quả/con
cái. Sau khi tiến hành thí nghiệm chúng tơi thấy được khoảng thời gian từ 10h 12h là khoảng thời gian trưởng thành đẻ nhiều nhất. Đối với tập tính lựa chọn
thức ăn, sau khi tiến hành thí nghiệm thấy được công thức thức ăn số 2 được lựa
chọn đẻ trứng nhiều nhất cơng thức có tỷ lệ nấm men và đường giảm 33,34% so
với công thức chuẩn.

viii


PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều kiện khí hậu và đất đai ở Việt Nam rất thuận lợi cho việc trồng cây
ăn quả. Từ lâu đã hình thành những vùng trồng cây ăn quả đặc sản như nhãn
lồng Hưng Yên, cam Xã Đoài, ổi Thanh Hà, nho Ninh Thuận, cam sành Hà
Giang. Cây ăn quả có ý nghĩa rất quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng
góp phần đa dạng hóa sản phẩm nơng nghiệp, tuy nhiên sâu bệnh thường xuyên
là những đối tượng thường xuyên gây hại làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản
xuất nông nghiệp. Ruồi đục quả Bactrocera correcta được ghi nhận là loài dịch
hại phổ biến trên cây ăn quả xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới. Mức độ thiệt
hại hàng năm do ruồi đục quả B. correcta gây ra rất lớn vì chúng có rất nhiều
loài, gây hại trên nhiều loại rau quả và hầu như gây hại quanh năm. Chúng có
mặt ở hầu hết các vùng sản xuất nông nghiệp và được xem như là đối tượng gây
hại quan trọng nhất cho các vùng sản xuất rau – quả các nước từ vùng Đơng
Nam Á đến vùng Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam. Ruồi đục quả
Bactrocera correcta không chỉ làm thất thu năng suất trên đồng ruộng, gia tăng
chi phí sản xuất, mà cịn làm gia tăng chi phí cho xuất khẩu do phải xử lý quả
sau khi thu hoạch. Ngoài tác hại trực tiếp, ruồi còn là đối tượng kiểm dịch thực

vật của nhiều nước nhập khẩu hoa quả tươi từ Việt Nam, tạo ra rào cản cho việc
xuất khẩu sản phẩm hoa quả tươi và ảnh hưởng đến kinh tế nơng nghiệp. Ở nước
ta một số loại quả có lợi thế trong xuất khẩu như bưởi, vú sữa, xoài, thanh long
cũng đều bị ruồi đục quả gây hại ảnh hưởng đến chất lượng, giá thành sản phẩm,
gây tổn thất lớn cho người sản xuất. Ruồi trưởng thành dùng bộ phận đẻ trứng
chọc thủng vỏ trái và đẻ trứng vào trong vùng tiếp giáp giữa vỏ và thịt trái sâu
non nở ra đục và ăn phần mềm trái, thải phân làm ơ nhiễm trái, từ đó làm trái
thối và rụng. Để phịng trừ ruồi đục quả nói chung và ruồi đục Bactrocera
correcta nói riêng hiện nay chủ yếu dựa vào bẫy diệt trưởng thành và thuốc hóa
học, nhưng hiệu quả phịng trừ chưa cao. Các nghiên cứu đã có về ruồi đục quả
1


Bactrocera correcta chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất cây ăn quả. Vì
vậy, việc nghiên cứu ra các phương pháp khác nhằm đem lại hiệu quả cao hơn
để hạn chế khả năng gây hại của loài là vấn đề cấp thiết. Hiện nay phương pháp
gây bất dục đực ở ruồi đục quả và thả ra ngoài tự nhiên đang được áp dụng ở
một số nước tiên tiến như Úc, Newzealand và mang lại hiệu quả tốt, nhưng
phương pháp này cịn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật nhân ni ruồi đục quả với
số lượng lớn trong phịng thí nghiệm. Trong đó các yếu tố sinh thái như: nhiệt
độ, thức ăn, ẩm độ… ảnh hưởng nhiều đến đặc điểm sinh vật học của ruồi đục
quả Bactrocera correcta. Từ đó, việc nghiên cứu các ảnh hưởng của yếu tố sinh
thái đến nhân ni quần thể ruồi đục quả trong phịng thí nghiệm là cần thiết để
tạo ra quần thể ruồi khỏe mạnh mà khi thả ra ngồi tự nhiên chúng có thể thích
nghi tốt với các điều kiện bên ngồi. Hơn nữa, việc nhân ni ruồi đục quả trong
phịng thí nghiệm cịn có vai trị quan trọng trong nhân ni một số lồi thiên
địch cơng tác phịng trừ sinh học một số loài dịch hại. Cụ thể trứng của ruồi đục
quả là thức ăn u thích của một số lồi thiên địch quan trọng như nhện bắt mồi
họ Phytoseiidae. Do vậy, việc nhân nuôi và tạo ra số lượng lớn trứng ruồi là
nguồn thức ăn giúp nhân nuôi số lượng lớn nhện để tăng số lượng thiên địch

ngồi tự nhiên đóng góp tích cực trong cơng tác phịng trừ sinh học các lồi dịch
hại trong sản xuất nơng nghiệp tại Việt Nam. Xuất phát từ những lí do trên,
chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu
tố sinh thái đến ruồi đục quả Bactrocera correcta (Diptera: Tephritidae) tại
Gia Lâm, Hà Nội năm 2021”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định hưởng của một số yếu tố sinh thái (thức ăn và nhiệt độ) đến đặc
điểm sinh vật học của ruồi đục quả Bactrocera correcta khi nhân ni trong
phịng thí nghiệm và từ đó đề xuất các biện pháp nhân nuôi nguồn ruồi đục quả
hiệu quả để ứng dụng quản lý hiệu quả loài ruồi đục quả Bactrocera correcta.
2


1.2.2. Yêu cầu
- Xác định ảnh hưởng của các loại thức ăn đến ruồi đục quả Bactrocera correcta
khi nhân nuôi trong phịng thí nghiệm.
- Xác định ảnh hưởng của các mức nhiệt độ đến ruồi đục quả Bactrocera
correcta khi nhân ni trong phịng thí nghiệm.

3


PHẦN 2: TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGỒI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2.1.1. Thành phần lồi, sự phân bố và tình hình gây hại của ruồi đục quả
 Phân loại ruồi đục quả
Phân loại loài ruồi đục quả được các nhà nghiên cứu xác định như sau: Giới:
Động vật (Metazoa); Ngành: Chân đốt (Arthropoda); Lớp: Sâu bọ (Insecta); Bộ:
Hai cánh (Diptera); Họ: Ruồi đục quả (Tephritidae); Giống: Bactrocera; Loài:

Correcta; Tên khoa học: Bactrocera correcta Bezzi; Tên tiếng anh: Guava Fruit
Fly (CABI, 2020).
 Phân bố và tính hình gây hại
Cho đến nay đã có khoảng 4000 lồi ruồi đục quả được phát hiện, đa số
thuộc họ Tephritidae của bộ Diptera (White & Harris, 1992). Trong số này có 50
lồi là đối tượng gây hại nghiêm trọng cho các loại cây rau ăn quả, cây ăn quả
và 30 loài là đối tượng gây hại thứ yếu. Tại khu vực Đơng Nam Á và Thái Bình
Dương chỉ riêng thuộc phân họ Dacinae đã ghi nhận có 642 lồi ruồi đục quả
đục quả (Drew & Romig, 1997). Theo Ian and Elson - Harris (1992), đã thống
kê ở khu vực các nước Châu Phi thuộc phía Nam của sa mạc Sahara có 140 lồi
thuộc giống Bactrocera, 65 lồi thuộc giống Ceratitis và khoảng 170 loài thuộc
giống Dacus, chúng được gọi chung là nhóm Afrotropical. Ở khu vực châu Âu,
phần châu Á ôn đới, Trung Đông và Bắc Phi có khoảng 140 giống ruồi đục quả
họTephritidae, trong đó giống Bactrocera có 13 lồi, giống Dacus có 5 lồi,
giống Rhagoletis có 22 lồi và một số loài thuộc giống Ceratitis (Kugler &
Freidberg, 1975).
Ruồi đục quả giống Bactrocera đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nền nông nghiệp ở các nước khu vực Châu Á. Tại Châu Phi loài này vẫn
chưa được phát hiện và đang là đối tượng kiểm dịch đáng lo ngại đối với các
nước trong khu vực này (Lux & cs., 2003). Ngoài loài ruồi đục quả B. dorsalis
4


thì hiện nay lồi B. correcta cũng đang xuất hiện phổ biến và gây hại lớn. Theo
CABI (2020) loài ruồi đục quả B. correcta đã được ghi nhận ở Ấn Độ từ Pusa
(Bihar), Coimbatore, Guindy và Tiruchirappalli (Tamil Nadu), Bangalore,
Balechonnur, Bijapur, Hagari (Karnataka), South Gujarat, Bilaspur (Madya
Pradesh), Haryana, Himachal Pradesh and Punjab.
Hầu hết ấu trùng của các loài ruồi đục quả phát triển bên trong bộ phận
mang hạt của cây và khoảng 35% là các loài gây hại phần thịt quả (White and

Harris, 1992). Thiệt hại do ruồi đục quả biến động theo vùng địa lý, tình trạng
ký chủ cũng như việc áp dụng các biện pháp phong trừ. Theo Champ & cs..1993,
sự gây hại càng nghiêm trọng ở các vùng nhiệt đới. Khơng giống như các vùng
ơn đới, có mùa đông lạnh - mùa ruồi nhưng phát triển, các vùng nhiệt đới có khí
hậu ấm áp và cho phép canh tác quanh năm; cộng với việc độc canh cây ăn quả
đã tạo điều kiện cho ruồi đục quả gia tăng rất nhanh và có thể gây thiệt hại mùa
màng hồn tồn.
Ruồi đục quả B. correcta có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế, chúng
làm mất mùa, giảm sản lượng xuất khẩu, làm tăng các yêu cầu và đòi hỏi trong
công tác kiểm dịch thực vật. Trưởng thành cái ruồi đục quả chọc thủng lớp vỏ
quả và đẻ trứng trong quả, sau đó, sâu non (giịi) sẽ ăn phần thịt quả làm cho quả
bị thối rữa và hư hỏng nghiêm trọng bởi xuất hiện các loại vi sinh vật và quả
không thể tiêu thụ được (Armstrong & Jang, 1997).
Ruồi đục quả B. correcta là một trong những loài gây hại nghiêm trọng cho
nhiều loại quả của nhiều nhóm cây trồng, một số ít cịn gây hại quả của các cây
họ bầu bí. Lồi ruồi đục quả B. correcta được xếp vào một trong năm loài ruồi
đục quả quan trọng ở khu vực Đông Nam Á (Allwood & Drew, 1997). Đây là
lồi có phổ ký chủ rất rộng chúng gây hại trên cả các loại rau và quả, mức độ
thiệt hại do ruồi đục quả gây ra có thể lên đến 100% đối với các loại quả khơng
được bao gói. Vì chúng có phân bố rộng, khả năng ảnh hưởng của chúng đến thị
trường tiêu thụ rất lớn, ruồi đục quả được coi là mối đe dọa với nhiều nước, do
5


vậy nên cần yêu cầu các biện pháp kiểm dịch thực vật một cách chặt chẽ và các
biện pháp phòng trừ ruồi đục quả. Ở Mauritius, tổng chi phí cho việc tổ chức
chiến lược loại trừ ruồi đục quả đã gần tới 1 triệu USD. Ở Nhật Bản, việc loại
trừ ruồi đục quả ở đảo Ryukyu đã tiêu tốn hơn 200 triệu bảng Anh. Ở California,
Mỹ đã tính tốn chi phí cho việc loại trừ ruồi đục quả có thể từ 44 đến 176 triệu
USD ngồi ra cịn chi phí cho việc sử dụng thuốc trừ sâu và các biện pháp kiểm

dịch thực vật cần thiết. Chi phí cho việc loại trừ ruồi đục quả ở miền Bắc
Queensland ở Úc đã tốn 33 triệu AUD, nhưng chi phí hàng năm cho việc phịng
trừ ruồi đục quả được ước tính 7 – 8 triệu AUD. Ở Hawaii, thiệt hại năng suất
các loại quả chính gây ra bởi ruồi đục quả Bactrocera correcta có thể vượt quá
13% hay tương đương với 3 triệu USD (Yu-Ping & cs., 2010).
2.1.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của ruồi đục quả
Bactrocera correcta
 Đặc điểm hình thái
Ruồi đục quả (Tephritidae) trải qua 4 pha phát dục gồm pha trứng, pha sâu
non, pha nhộng và pha trưởng thành.
Pha trứng của ruồi đục quả B. correcta hình elip, hơi cong và dài khoảng
2mm, màu trắng, trứng được nở trong vòng 24h ở điều kiện 30°C. Pha sâu non
gây ra thiệt hại lớn nhất, sâu non có 3 tuổi, 3 tuổi sâu non khác nhau về kích
thước, màu sắc và cấu tạo móc miệng. Khi mới nở sâu non có màu trắng trong,
khi tuổi 2 màu chuyển dần sang hơi vàng. Tuổi 3 sâu non dài 9,0 – 11,0 mm,
rộng khoảng 1 – 2 mm, hình trụ dài, phía trước miệng hơi thu hẹp và hơi cong
về phía trước bụng, thùy lưng hơi lồi. Khi chuẩn bị hóa nhộng sâu non có màu
vàng. Khi sâu non đẫy sức sẽ chui ra khỏi vỏ quả và rơi xuống đất hóa nhộng.
Nhộng thuộc dạng nhộng bọc có màu vàng trắng sau chuyển sang màu nâu dài 5
– 6 mm. Thời gian phát dục của pha nhộng trung bình là 7 – 13 ngày trong điều
kiện 27 – 29°C. Trưởng thành ruồi đục quả B. correcta màu nâu nhạt, dài 4,0 –

6


5,5 mm, màu vàng trên lưng, ngực có 2 đường màu trắng. Một trưởng thành cái
có thể đẻ được khoảng 1000 trứng trong cả vòng đời (Weems & cs., 2004).
 Tập tính sinh học
Lồi ruồi đục quả B. correcta có thời gian phát triển trứng là 1 - 20 ngày,
thời gian pha phát dục của kéo dài 9 - 35 ngày, thời gian pha nhộng là 10 - 30

ngày. Thời gian sống của pha trưởng thành kéo dài 1 - 3 tháng (Armstrong &
Jang, 1997).
Trưởng thành ruồi đục quả B. correcta bắt đầu đẻ trứng sau 11 - 12 ngày
sau vũ hóa. Thời gian sống của trưởng thành tùy thuộc vào thức ăn và nhiệt độ
(Weems & cs., 2004). Loài ruồi đục quả B. correcta và các loài ruồi đục quả nói
chung khi trưởng thành, bước vào giai đoạn trưởng thành, trứng phát triển trong
cơ thể con cái và trưởng thành đực và cái sẽ tìm đến nhau giao phối ở cây ký
chủ nơi có nguồn dinh dưỡng phù hợp, đặc biệt là protein. Những loài ruồi đục
quả sống ở vùng khí hậu khác nhau có tập tính chọn nơi giao phối khác nhau.
Lồi ruồi đục quả B. correcta có xu tính với màu vàng, lồi Rhagoletis
pomonella ở Bắc Mỹ thì lại có xu tính với màu đỏ (Drew & cs., 2006).
Các loài ruồi thuộc giống Bactrocera đã được phát hiện đều là lồi đa thực,
hầu như vịng đời của ruồi thường giống nhau. Ruồi cái đẻ trứng trực tiếp vào
các quả đang chín, sâu non (giịi) sống trong quả và trải qua 3 tuổi trước khi rơi
xuống đất hóa nhộng. Sau khi vũ hóa trưởng thành sẽ trải qua thời kỳ tiền
trưởng thành vài ngày với hoạt động phát tán và tìm kiếm thức ăn trước khi
thành thục (có khả năng giao phối và sinh sản). Trưởng thành dùng phần lớn
thời gian để tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên như là mật ong, mật từ các bao hoa
và các phần ngoài hoa, nhựa cây, vi khuẩn, men bia hay là phân của động vật.
Ruồi trưởng thành cần thường xuyên ăn carbonhydrate và nước để tồn tại, ruồi
cái cần mơi trường protein phơi trứng có thể phát triển, ruồi đực có thể phát triển
khi khơng có protein (Papadopoulos & cs., 2006).
Ruồi đục quả Bactrocera spp thích đẻ trứng thường xuyên ở các vết mới
7


đục hơn là trên quả chưa bị đục lỗ (Prokopy & cs., 1991). Số lượng trứng do
ruồi trưởng thành cái đẻ của các loài ruồi đục quả khác nhau là khác nhau. Loài
Anastrepha fraterculus trưởng thành cái đẻ được 200 – 400 trứng và một trưởng
thành cái loài Bactrocera oleae chỉ đẻ được 200 – 250 trứng. Ở điều kiện phịng

thí nghiệm một trưởng thành cái ruồi đục quả B. correcta đẻ trung bình được 10
trứng/ngày. Trong thời gian sống, một trưởng thành cái ruồi đục quả có thể đẻ
được khoảng 1236 trứng (Christenson & Foote, 1960).
Trưởng thành cái ruồi B. correcta và B. tryoni có hoạt động tìm kiếm vị trí
và đẻ trứng có liên quan đến số lượng quả, chất lượng và sự phân bố của quả
trên cây ký chủ, tán lá của cây ký chủ, tình trạng của các con trưởng thành
(Prokopy & cs., 1991).
2.1.3 Ảnh hưởng của các yếu tố sinh thái tới ruồi đục quả B. correcta
Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình phát triển của ruồi
đục quả B. correcta, trong đó phải kể tới yếu tố nhiệt độ và thức ăn. Ở mỗi loại
thức ăn khác nhau và các mức nhiệt độ khác nhau thì thời gian phát triển và chỉ
tiêu về sức sinh sản, tỷ lệ sống, khối lượng và kích thước các pha, thời gian tiền
đẻ trứng, vịng đời, tỷ lệ giới tính của ruồi đục quả cũng bị ảnh hưởng.
*Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn đến ruối đục quả B. correcta
Thức ăn nhân tạo là yếu tố quan trọng tác động đến đặc điểm sinh học, sức
sống và sức sinh sản của ruồi. Tỷ lệ nấm men và đường trong thức ăn nhân tạo
có ảnh hưởng lớn đến đặc điểm sinh học ruồi đục quả. Tỷ lệ nấm men : đường
ảnh hưởng có ý nghĩa đến sức đẻ trứng của ruồi, ở tỷ lệ nấm men: đường = 1/1
hoặc 1/3 thì sức đẻ trứng của ruồi là cao nhất. Ngoài ra, thức ăn nhân tạo có
nồng độ thấp ở mức 20g/L giúp tăng tốc độ sinh trưởng, khả năng lột xác, tăng
kích thước cơ thể và tỷ lệ sống đến pha nhộng của ruồi. Ngoài ra, khả năng ăn
thức ăn nhân tạo của trưởng thành cũng ảnh hưởng đến thời gian sống và sức
sinh sản của trưởng thành (Malod & cs., 2017).

8


Thức ăn cho sâu non của ruồi đục quả bao gồm các loại quả và một số loài
ruồi đục quả có sự ưa thích với một họ thực vật đặc trưng. Như giống
Tephritinea hại chủ yếu họ thực vật Asteraceae, giống Dacus hại chủ yếu họ

thực vật Cucurbitacae. Sâu non của ruồi đục quả B. correcta ở Pakistan có thức
ăn là các loại quả và loài thực vật thuộc họ Euphorbiaceae, 2 loài thuộc họ
Rhamnaceae và 3 loài thuộc họ Rosaceae (White & Elson-Harris, 1992)
Công thức thức ăn nhân tạo cho ấu trùng Bactrocera correcta của nhóm
nghiên cứu ở Việt Nam hay thế giới (Peterso, 2000; JICA, 1996) cũng đều làm
trên 3 dạng công thức thức ăn cơ bản : cà rốt tươi dùng ở các phịng thí nghiệm
của Mỹ; cà rốt khô được dùng phổ biến ở Úc và bột cám; bột bắp được đùng ở
Nhật Bản, Thái Lan. Trong thức ăn nhân tạo được bổ sung nhiều chất chống
nấm và vi khuẩn gây thối thức ăn nên nguồn thức ăn tương đối ổn định về lượng
và chất theo thời gian.
Sự gây hại của ruồi đục quả có tương quan cao đến độ chín của quả và mùi
thơm của quả. Nghiên cứu về phản ứng của các con ruồi đục quả cái đối với mùi
thơm của quả vải ở 3 độ chín trong phịng thí nghiệm chỉ ra rằng tốc độ sinh sản
và số lượng trứng tăng tỉ lệ thuận với mùi thơm và độ chín của quả. Các đặc
điểm hình thái của quả giống như bề mặt vỏ, có màu sắc tươi có tác động rõ rệt
đến sự lựa chọn của trưởng thành cái ruồi đục quả, trong khi hình dạng của quả
khơng có ảnh hưởng (Poramarcom & Baimai, 1996).
Khi sử dụng 5 loại quả nuôi sâu non ruồi đục quả B. dorsalis và thấy có sự
khác nhau về thời gian hồn thành vịng đời của lồi này. Thời gian vịng đời khi
ni bằng quả chuối giống Robuta và Elakki kéo dài 19 ngày, nuôi bằng ổi kéo
dài 23 ngày, nuôi bằng đu đủ kéo dài 18,5 ngày và ni bằng xồi kéo dài 26
ngày. Thời gian vịng đời ở công thức nuôi bằng đu đủ ngắn hơn cả là do thịt
quả đu đủ mềm và nhamh hỏng hơn 4 loại quả còn lại (Jayanthi, 2002).
Các loại thức ăn nuôi khác nhau cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ đực cái ở pha
trưởng thành. Khi nuôi sâu non của ruồi đục quả B. dorsalis nuôi bằng chuối
9


giống Robuta và Elakki, ổi, xoài, đu đủ ở nhiệt độ 28°C ± 1. Kết quả cho thấy
ni giịi bằng quả xồi có tỷ lệ đực: cái ở pha trưởng thành đạt cao nhất với

1/1,7; ở ổi tỷ lệ này đạt 1/1,09. Ni giịi bằng quả đu đủ và chuối giống Robuta
và Elakki tỷ lệ đực: cái lần lượt là 1/1; 1/0,92 và 1/1,09 (Jayanthi, 2002).
Với peptone tuyến tụy, bột men, xồi và đường mía là các chất dinh dưỡng
chính, được sản xuất thành ba loại thức ăn nhân tạo cho Bactrocera correcta
trưởng thành. Kết quả cho thấy: nuôi bằng sữa cơng thức có chứa thành phần
sữa, khả năng sinh sản trên mỗi con cái ở thế hệ thứ nhất và thứ 6 lần lượt là
857,40 ± 48,45 và 711,83 ± 8,35 trứng; sự khác biệt giữa hai thế hệ này khơng
đáng kể. Cho ăn theo cơng thức có chứa nấm men, năng suất sinh sản trên mỗi
con cái ở thế hệ thứ 1 và thứ 6 là 941,37 ± 46,16 và 825,68 ± 16,38 trứng; sự
khác biệt giữa hai thế hệ này cũng không đáng kể. Tỷ lệ nở của thế hệ thứ 1 và
thứ 6 của Bactrocera correcta nuôi bằng sữa lần lượt là (88,17 ± 1,42)% và
(85,58 ± 1,58)% và sự khác biệt khơng có ý nghĩa (Liu & cs., 2015).
Ảnh hưởng của các giống ổi AC10, Chittidar, Lucknow-46 và Lucknow-49
đối với tỷ lệ sống sót, khả năng sinh trưởng và kích thước của sâu non B.
correcta đã được nghiên cứu. Có sự khác biệt đáng kể về thời kỳ sâu non và
nhộng giữa các giống cây trồng, nhưng khơng có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ
nhộng. Tỷ lệ trưởng thành xuất hiện cao hơn (90,6%) trên giống Chittidar mẫn
cảm và thấp hơn (59,0%) trên cây kháng Lucknow-46 (Jalaluddin &
Sadakathulla, 1999).
Peterson (2000) khẳng định protein và đường là 2 nguồn thức ăn quan
trọng trong giai đoạn trưởng thành của ruồi ảnh hưởng rõ rệt đến sự chín của
trứng trong cơ thể ruồi mẹ, đến khả năng đẻ trứng và tuổi thọ của ruồi. Ruồi
không ăn protein mà chỉ ăn đường sẽ trưởng thành rất chậm. Ruồi ăn protein và
đường trung bình sẽ tạo trứng thành thục (chín) ngay vào ngày thứ 9 sau vũ hóa.
Ruồi không ăn đường mà chỉ ăn protein sẽ không sống được, chết ngay sau khi
vũ hóa trung bình 2,8 ngày, do vậy khơng tạo được trứng chín. Ngồi ra, ruồi ăn
10


đầy đủ đường và protein sẽ sống thọ nhất. Thời điểm đẻ trứng cao nhất ở ruồi

được ăn đầy đủ protein và đường từ ngày thứ 21 đến ngày thứ 29 sau vũ hóa (22
đến 34 trứng/ngày). Trong khi đó, ruồi chỉ ăn đường đẻ trứng cao nhất chỉ có 12
trứng/ngày.
*Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến ruồi đục quả B. correcta
Thời gian phát triển của Bactrocera correcta phụ thuộc đáng kể vào nhiệt
độ. Thời gian phát dục của trứng giảm khi nhiệt độ tăng từ 18°C tới 33°C, dao
động từ 1,1 ngày khi được nuôi ở 30°C đến 2,9 ngày khi được nuôi ở 18°C. Thời
gian phát dục của pha sâu non là 17,59 ngày ở 18°C và giảm xuống 7,56 ngày ở
33°C khi nhiệt độ ở 36°C thì thời gian phát dục trung bình sâu non là 7,96 ngày.
Thời gian dục của pha nhộng cũng tương tự thời gian phát dục pha nhộng kéo
dài khi nuôi trên nhiệt độ 18°C trung bình là 18,47 ngày và giảm dần khi nhiệt
độ tăng lên ở 24°C là 12,05 ngày; 30°C là 7,45 ngày; 33°C là 7,00 ngày và ngắn
nhất là l,67 ngày khi được nuôi trên nhiệt độ 36°C. Thời gian tiền đẻ trứng của
trưởng thành cái dao động từ nhiệt độ 24- 36°C là 38,75- 15,75 ngày. Không có
trưởng thành đẻ trứng ở nhiệt độ 18°C theo nghiên cứu của (Liu & Ye, 2009).
Tỷ lệ sống sót ở các giai đoạn phát triển của loài ruồi B. correcta khi nuôi ở
các mức nhiệt độ khác nhau cũng rất khác nhau. Thí dụ, ở các mức nhiệt độ
18°C, 24°C, 30°C, 33°C và 36°C, trứng của ruồi đục quả Bactrocera correcta có
tỷ lệ nở đạt tương ứng là 91,5%; 91,75%; 93,25%; 93,5% và 91,5%. Tỷ lệ sống
sót cao nhất ở giai đoạn sâu non khi được nuôi ở nhiệt độ 30°C và 33°C lần lượt
là 85,0% và 85,75%, thấp nhất khi được ni ở 18°C là 62,75% và có tỷ lệ
trưởng thành sống sót trên 100 trứng tương ứng là 47%, 70%, 77%, 75%, 55%.
Tỷ lệ trứng nở và sống sót của sâu non cao nhất ở mức nhiệt độ 33°C và giảm
đáng kể ở các ngưỡng nhiệt độ cao hơn và thấp hơn. Tỷ lệ trưởng thành sống sót
cao nhất trên 100 quả trứng đạt 77% ở mức nhiệt độ 30°C và thấp nhất đạt 47%
ở mức nhiệt độ 18°C. Ở giai đoạn nhộng tỷ lệ sống sót cao nhất đạt 97,25% ở
mức nhiệt độ 30°C (Liu & Ye, 2009).
11



Ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của quần thể Bactrocera
correcta (Bezzi) Việt Nam đã được nghiên cứu ở các mức nhiệt độ 19, 22, 25,
28 và 31ºC. Tỷ nở đối với giai đoạn trứng lần lượt là 89,0%; 89,3%; 89,1%;
86% và 89,3%. Tỷ lệ sống sâu non thấp nhất khi nuôi ở nhiệt độ 22ºC là 90,4%
và cao nhất khi ni ở 28ºC là 97,3% khơng có sự khác biệt đáng kể ở các mức
nhiệt độ (p > 0,05); tỷ lệ sống sót của sâu non ở 19ºC (40,2%) và 22°C (70,9%)
thấp hơn đáng kể so với những nơi khác nhiệt độ (96,1–96,6%). Thời gian phát
triển của trứng dao động từ 3,19 ngày ở 19ºC đến 1,06 ngày ở 31ºC, thời gian
phát dục giảm đáng kể khi nhiệt độ tăng từ 19ºC đến 31ºC. Sâu non phát triển
dao động từ 11,30 ngày ở 19ºC đến 4,01 ngày ở 31ºC, thời gian giảm đáng kể
khi nhiệt độ tăng từ 19ºC đến 31ºC. Thời gian phát triển của nhộng dao động từ
22,15 ngày ở 19ºC đến 8,01 ngày ở 31ºC khoảng thời gian giảm đáng kể khi
nhiệt độ tăng lên từ 19ºC đến 31ºC. Thời gian tiền đẻ trứng của trưởng thành dao
động từ 28,54 ngày ở 19ºC đến 10,57 ngày ở 31ºC. Khoảng thời gian tiền đẻ
trứng diễn ra ngắn hơn khi nhiệt độ dao động từ 19ºC đến 25ºC và từ 28ºC đến
31ºC và thời gian tiền đẻ trứng diễn ra dài hơn khi nhiệt độ dao động từ 25ºC
đến 28ºC (Kamiji & cs., 2014).
Như vậy nhiệt độ có ảnh hưởng đồng nhất lên q trình phát triển của ruồi
đục quả họ Tephritidae. Mối quan hệ về ảnh hưởng của nhiệt độ (ở mức 15ºC và
30ºC) đối với loài ruồi đục qủa B. zonata đến thời gian phát triển của các loài
ruồi đục quả họ Tephiritidae khác là tương đồng với nhau. Khi được nuôi ở
nhiệt độ 30ºC ruồi phát triển nhanh hơn so với môi trường 25ºC, tuy nhiên ở
mức nhiệt độ 35ºC các giai đoạn phát triển tương tự như ở 30ºC. Nhiệt độ
ngưỡng cho giai đoạn trứng của B. zonata gần tương ứng với B. dorsalis trong
khi nhiệt độ ngưỡng của ấu trùng và giai đoạn nhộng của B. zonata cao hơn
nhiều so với B. dorsalis (Vargas & cs., 1997).
Thời gian tiền đẻ trứng, thời gian đẻ trứng và sau đẻ trứng của loài ruồi đục
quả B. correcta lần lượt là 14,1; 13,7 và 27,2 ngày ở nhiệt độ 30 ± 2°C và ẩm độ
12



70%. Thời gian phát dục của trứng, sâu non và nhộng tương ứng là 3,1; 19,0 và
7 ngày. Trưởng thành sống kéo dài khoảng 10 ngày, tỷ lệ giới tính đực/cái là 1/1
(Mohamed, 1996).
Khi được nuôi trong cùng điều kiện, B. cucurbitae có giai đoạn trứng ngắn
nhất và giai đoạn trưởng thành, tiền đẻ trứng dài nhất. C. capitate có giai đoạn
trứng dài nhất và giai đoạn trưởng thành tiền đẻ trứng ngắn nhất. Trong đó thì
Bactrocera correcta nằm trung gian giữa hai giai đoạn trên theo nghiên cứu của
Vargan & cs., (1984).
Tất cả các loài ruồi đục quả quan trọng ở nhiệt đới đều có nhiệt độ tối ưu
với mức 25 - 29°C nhiệt độ dưới 20°C thường làm giảm tốc độ tăng trưởng quần
thể và sẽ giết chết chúng nếu nhiệt độ xuống quá thấp hoặc quá cao ở 46°C trong
vịng 30 phút (Peterson, 2000).
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Thành phần loài, sự phân bố và tình hình gây hại của ruồi đục quả
Theo kết quả thực hiện dự án Ruồi đục quả ở Việt Nam của Cục Bảo vệ
thực vật: Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng II – TP.HCM ở phía Nam (1988 –
2000), Chi cục Kiểm dịch thực vật Lạng Sơn (2001) (Đặng Đăng Chương, 2003)
và kết quả thực hiện dự án quản lý ruồi đục quả ở Việt Nam của Viện Bảo vệ
thực vật (Drew & cs., 2000), tại Việt Nam có 30 loài ruồi đục quả thuộc 2 giống
Dacus và Bactrocera thuộc họ Tephritidae. Trong đó Bactrocera có 27 lồi
thuộc 5 giống phụ là Asiadacus, Zeugodacus, Gymodacus, Sinodacus và
Bactrocera. Giống Dacus có 3 lồi thuộc giống phụ Callantra. Như vậy, tồn
lãnh thổ Việt Nam phát hiện có 30 lồi ruồi đục quả, Miền bắc có 22 lồi Miền
nam có 18 lồi.
Đến năm 2004, phân bố ruồi đục quả ở Việt Nam được ghi nhận như sau: 9
loài xuất hiện trên toàn quốc trừ B. pyrifoliae mới chỉ phát hiện ở Lào Cai và
Sơn La. Khu vực miền núi phía Bắc (Sơn La, Lào Cai, Lạng Sơn, Lai Châu và
Hịa Bình) có 19 loài, khu vực Trung Du (Bắc Giang, Phú Thọ…) có 9 lồi, khu
13



vực Châu Thổ Sơng Hồng (Hà Nội, Hải Phịng,…) có 10 loài, khu vực Trung Bộ
(Thừa Thiên Huế, Nghệ An…) có 7 lồi. Lồi B. correcta tập trung ở vùng
Đơng Nam Bộ, loài B. dorsalis vùng Tây Nam Bộ và loài B. latifrons chưa ghi
nhận được (Lê Đức Khánh & cs., 2004). Ba loài B. dorsalis, B. correcta và B.
cucurbitae có thể xem là 3 lồi ruồi gây hại chủ yếu ở Việt Nam.
Kết quả điều tra côn trùng năm 1967 - 1968 của Viện Bảo vệ thực vật ghi
nhận có 12 lồi ruồi trong họ ruồi đục quả Trypetide gồm Chaetodacus cucurbitae
Coquille; Chaetodacus(= Strumeta) ferruginae Fabricius; Chaetodacussp.;
Diarhegma eburata Zia; Oxyaciura formosae Hendel; Rhabdochaetasp.; Trypanea
amoena Frfld; Trypanea stellata Fuesly; Zeugodacus caudatus Fabricius;
Zeugodacus scutellatus Hendel; Zeugodacus sp.. Kết quả điều tra côn trùng và
bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam năm 1997 - 1998 của Viện Bảo vệ thực vật ghi
nhận có 3 lồi thuộc họ ruồi đục quả Trypetidae gồm Bactrocera correcta Bezzi;
Bactrocera dorsalis Hendel và Bactrocera pyrifoliae Drew and Hancook. Kết quả
thực hiện dự án TCP/VIE/8823 (A) “Quản lý ruồi hại quả ở Việt nam” và Dự án
CS/1998/005 của ACIAR “Quản lý ruồi hại quả nhằm tăng cường sản xuất quả và
rau ở Việt Nam” ghi nhận có 30 lồi ruồi đục quả ở Việt Nam. Trong đó, có 8 lồi
ruồi đục quả có ý nghĩa kinh tế. Kết quả điều tra đến năm 2010 ghi nhận có 36 lồi
ruồi đục quả tại 5 vùng sinh thái nơng nghiệp. Vùng Trung du và miền núi Bắc
Bộ có 27 lồi, Đồng Bằng sơng Hồng có 18 lồi, Bắc Trung Bộ có 14 lồi, Đơng
Nam Bộ có 20 lồi và vùng đồng bằng sơng Cửu Long có 22 lồi (Lê Đức
Khánh & cs., 2010). Tại Bình Thuận có 15 lồi ruồi đục quả (Nguyễn Thị Thanh
Hiền, 2014).
Ba loài B. dorsalis, B. correcta và B. cucurbitae có thể xem là 3 loài ruồi
gây hại chủ yếu ở Việt Nam, chiếm trên 95% cá thể ruồi đực thu được ở 5 loại
bẫy pheromone đặt ở tất cả các tỉnh, trong đó B. dorsalis chiếm tỉ lệ vào bẫy cao
nhất (>40%) (Drew, 2000). Mức độ thiệt hại của 3 loài ruồi này phụ thuộc vào
thời gian gây hại chính của ruồi đục quả và vào giống cây ăn quả. Năm 1999,

14


đào nhiễm ruồi ở Sapa tăng dần từ 6% (tháng 6) lên 65% (cuối vụ); năm 2000 số
quả đào bị hại là 21%; trên cam tỷ lệ quả bị hại thấp, cao nhất là 6% (tháng 8)
(Drew, 2000).
Ở vùng trồng cây ăn quả của tỉnh Tiền Giang, loài ruồi đục quả Phương
Đông B. dorsalis rất phổ biến, gây hại 9 loại quả của các cây như thanh long,
chôm chôm, nhãn, vú sữa, xồi, sapơ, bưởi lơng, sơ ri, mãng cầu xiêm. Sự hiện
diện của lồi ruồi đục quả Phương Đơng B. dorsalis rất khác nhau trong những
vườn quả là cây thức ăn của sâu non loài này. Tỷ lệ bắt gặp trưởng thành loài
ruồi đục quả này cao nhất ở vườn thanh long với 93,06%. Tiếp đến là ở vườn
chôm chơm (với 79,29%), vườn bưởi (với 44,16%), vườn xồi (với 39,09%),
vườn vú sữa (với 32,09%), vườn hồng xiêm (với 31,97%), vườn mãng cầu xiêm
(với 31,03%). Thấp nhất là tại vườn Sơ ri chỉ với tỷ lệ là 24,11% (Viện Nghiên
cứu cây ăn quả miền Nam, 2011).
Đánh giá ý nghĩa kinh tế của ruồi đục quả thông qua tỷ lệ quả bị ruồi đục
quả gây hại. Tỷ lệ quả bị hại do ruồi đục quả gây ra là rất lớn. Tỷ lệ quả bị ruồi
đục quả gây hại trên cây táo (Ziziphus jujuba) là 40% vào cuối vụ sớm, trên cây
đào (Prunus persicae) là 100% vào cuối vụ, trên cây sơ ri (Barbados cherry)
vào cuối vụ là 62%, trên cây hồng xiêm (Achras sapota) là 98% (Lê Đức Khánh
& cs., 2004).
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học của ruồi đục quả
Bactrocera correcta.
 Đặc điểm hình thái
Trứng ruồi B. correcta có kích thước nhỏ, biến động 1,13 ± 0,1 mm màu
trắng đục hoặc vàng nhạt, một đầu tròn và một đầu nhọn, phần đi trịn láng.
Miệng có móc, hình dạng và cấu tạo thay đổi theo tuổi sâu: tuổi 1 móc ở miệng
mềm, chưa hóa sừng và có 3 răng trước mềm; tuổi 2 có móc miệng cứng, đã hóa
sừng và có 3 răng trước cứng; tuổi 3 có móc ở miệng cứng, đã hóa sừng và chỉ

có 2 răng trước cứng (đã mất đi một răng nằm ở trong cùng). Ấu trùng nở ra
15


dạng dịi, khơng chân, màu trắng nhạt trải qua 3 tuổi. Nhộng ruồi dạng bọc, màu
nâu nhạt hoặc màu nâu đậm. Ruồi trưởng thành có màu nâu xám, kích thước
biến động từ 6,31 ± 0,48 mm, mặt ruồi có vệt đen ngang có thể khơng liên tục,
phần phụ miệng kiểu chích hút. Trên mặt có đốm đen hình chữ nhật. Ngực trước
bị thối hóa chỉ cịn thùy sau. Thùy sau ngực trước màu vàng, hai bên sườn phía
trước gốc cánh màu vàng, lưng ngực giữa màu đen hoặc nâu đen, khơng có băng
vàng giữa lưng ngực. Gần gốc chân cánh có hai 6 vệt vàng song song, cuối vệt
vàng này có một lơng cứng. Mép sau ngực giữa kéo dài tạo mai màu vàng, chân
ruồi màu hung, ngoại trừ đốt chày chân sau đậm hơn và đỉnh của đốt chày có
đốm đen (Nguyễn Thị Chắt & cs., 2001 ).
 Tập tính sinh học
Ruồi đục quả thường vũ hóa vào buổi sáng. Theo Đặng Đăng Chương
(2003), với khoảng thời gian theo dõi từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, nhộng tập
trung vũ hóa trong khoảng từ 9 -11 giờ sáng và trong 2 giờ này có thể chiếm đến
73,80% tổng số cá thể vũ hóa của 10 giờ quan sát với hệ số tương quan cao.
Kết quả nghiên cứu của Bùi Công Hiển & Trần Huy Thọ (2003), nếu để
cho ruồi đẻ tự nhiên và đẻ tối đa lên quả, nhiều ruồi đục quả (con cái) có thể đẻ
trứng cùng lúc hoặc nhiều lúc khác nhau vào cùng một quả. Tập tính đẻ trứng
của ruồi ảnh hưởng đến sự tồn tại và biến động quần thể ruồi trong tự nhiên.
2.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái đến ruồi đục quả B.
correcta
*Ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ đến ruồi đục quả B. correcta
Vòng đời của ruồi đục quả Bactrocera correcta trong quả vú sữa Lò rèn ở
nhiệt độ 28 ± 0,5°C và ẩm độ 70 - 80% RH là 28,94 ngày ± 0,85 ngày, thời gian
trứng già là 30,08 giờ ± 0,38 giờ, thời gian từ trứng đến ấu trùng tuổi 1 là 1,8
ngày ± 0,06 ngày, thời gian từ trứng đến ấu trùng tuổi 2 là 3,1 ngày ± 0,05 ngày,

thời gian từ trứng đến ấu trùng tuổi 3 là 4,3 ngày ± 0,08 ngày, thời gian từ trứng
đến bắt đầu hóa nhộng là 7,7 ngày ± 0,105 ngày, thời gian phát triển từ trứng
16


×