Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến ruồi đục quả phương đông bactrocera dorsalis (hendel) tại gia lâm, hà nội năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
--------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ

SINH THÁI ĐẾN RUỒI ĐỤC QUẢ PHƯƠNG ĐÔNG
BACTROCERA DORSALIS (HENDEL) TẠI GIA LÂM,
HÀ NỘI NĂM 2021”

Người thực hiện

: TRẦN THỊ KHÁNH LINH

Mã SV

: 620031

Lớp

: K62-BVTVA

Người hướng dẫn

: ThS. THÂN THẾ ANH

Bộ mơn

: CƠN TRÙNG



HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố. Các
thơng tin trích dẫn trong luận văn này được ghi rõ nguồn gốc rõ ràng.
Tất cả mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu này đã được
cảm ơn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2021
Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ KHÁNH LINH

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được bài khóa luận này, ngồi sự phấn đấu nỗ lực của bản
thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá
nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cơ trong khoa
Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới ThS. Thân Thế Anh,
Bộ môn Côn trùng, Khoa Nơng học đã tận tình giúp đỡ tơi trong thời gian
nghiên cứu và viết khóa luận để tơi hồn thành.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài khóa luận.
Khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết tơi rất mong

nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và bạn đọc. Tôi xin trân trọng
cảm ơn.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2021
Sinh viên thực hiện

TRẦN THỊ KHÁNH LINH

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn .......................................................................................................................ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... v
Danh mục bảng ............................................................................................................... vi
Danh mục hình...............................................................................................................vii
TĨM TẮT.................................................................................................................... viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề ........................................................................................................... 1

1.2.

Mục đích, yêu cầu............................................................................................... 2

1.2.1.

Mục đích ............................................................................................................. 2


1.2.2.

Yêu cầu ............................................................................................................... 2

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................................. 3
2.1.

Tình hình nghiên cứu ngồi nước....................................................................... 3

2.1.1.

Nghiên cứu đặc điểm và tình hình gây hại của ruồi đục quả Phương Đông ........... 3

2.1.2.

Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả
Phương Đông ...................................................................................................... 8

2.1.3

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến ruồi đục quả Phương Đông . ............. 12

2.1.4

Các biện pháp phịng trừ ruồi đục quả Phương Đơng. ..................................... 14

2.2.

Tình hình nghiên cứu trong nước ..................................................................... 14


2.2.1.

Nghiên cứu đặc điểm và tình hình gây hại của ruồi đục quả Phương Đơng .......... 14

2.2.2

Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả
Phương Đông. ................................................................................................... 16

2.2.3

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ ruồi đục quả Phương Đông. ..................... 17

2.2.4

Các biện pháp phòng trừ ruồi đục quả Phương Đông. ..................................... 18

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................... 20
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.2.

Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 20

iii



3.3.

Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ...................................................... 20

3.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 20

3.3.2.

Vật liệu nghiên cứu .......................................................................................... 20

3.3.3.

Dụng cụ nghiên cứu.......................................................................................... 20

3.4.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 20

3.5.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 21

3.5.1.

Phương pháp thu bắt và nhân nuôi nguồn ruồi đục quả Phương Đông ........... 21

3.5.2.


Phương pháp xác định ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến ruồi đục
quả Phương Đông ............................................................................................. 21

3.6.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 25

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 26
4.1

Đặc điểm hình thái của ruồi đục quả Phương Đông ........................................ 26

4.2

Đặc điêm sinh vật học, sinh thái học của ruồi đục quả Bactrocera dorsalis .......... 29

4.2.1

Ảnh hưởng của mật độ đến thời gian phát dục của ruồi đục quả B.dorsalis .......... 29

4.2.2

Ảnh hưởng của mật độ đến khối lượng và kích thước các pha phát dục
của ruồi đục quả................................................................................................ 32

4.2.3

Ảnh hưởng của mật độ đến tỷ lệ sống và tỷ lệ đực/cái các pha trước
trưởng thành của ruồi đục quả Phương Đông. ................................................. 38


4.2.4

Ảnh hưởng của mật độ đến sức sinh sản của ruồi đục quả B.dorsalis ............. 40

4.2.5

Ảnh hưởng của thức ăn đến lựa chọn đẻ trứng trên 3 loại mật độ. ................. 43

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 49
5.1

Kết luận ............................................................................................................ 49

5.2

Kiến nghị .......................................................................................................... 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 51

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV : Bảo vệ thực vật
CT : Công thức
B.dorsalis : Bactrocera dorsalis
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Các công thức thức ăn ....................................................................................24
Bảng 4.1. Thời gian phát dục các pha trước trưởng thành của ruồi đục quả
B.dorsalis trên 3 mật độ khác nhau ..............................................................29
Bảng 4.2 Thời gian sống của trưởng thành ruồi đục quả B.dorsalis trên 3 mật độ .......31
Bảng 4.3 Kích thước các pha trước trưởng thành của ruồi đục quả B.dorsalis ở 3
mật độ ...........................................................................................................34
Bảng 4.4 Khối lượng các pha trước trưởng thành của ruồi đục quả B.dorsalis ở 3
mật độ ...........................................................................................................37
Bảng 4.5 Tỷ lệ sống các pha trước trưởng thành của ruồi đục quả B.dorsalis trên 3
mật độ ...........................................................................................................38
Bảng 4.6 Tỷ lệ đực/cái của ruồi đục quả B.dorsalis trên 3 mật độ ...............................40
Bảng 4.7 Sức sinh sản của ruồi đục quả B.dorsalis trên 3 mật độ ................................41
Bảng 4.8 Sức sinh sản không lựa chọn thức ăn của ruồi đục quả B.dorsalis trên 3
mật độ ...........................................................................................................42
Bảng 4.9 Sức sinh sản có lựa chọn thức ăn của ruồi đục quả B.dorsalis trên 3 mật độ .......44
Bảng 4.10 Sức sinh sản có lựa chọn thức ăn của ruồi đục quả B.dorsalis trên 3 mật độ .....45

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1 Bố trí thí nghiệm .............................................................................................26
Hình 4.2 Trứng của ruồi đục quả ...................................................................................26
Hình 4.3 Sâu non các tuổi..............................................................................................27
Hình 4.4 Nhộng của ruồi đục quả ..................................................................................28
Hình 4.5 Trưởng thành đực ...........................................................................................28
Hình 4.6 Trưởng thành cái.............................................................................................28
Hình 4.7 Nhịp điệu đẻ trứng của ruồi đục quả B.dorsalis trên 3 mật độ.......................47


vii


TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái học của ruồi đục quả
Bactrocera dorsalis (Hendel) (Diptera: Tephritidae) được thực hiện tại phịng thí
nghiệm cảu bộ mơn Cơn trùng, khoa Nông Học, Học viện Nông Nghiệp Việt
Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến
đặc điểm sinh học của ruồi đục quả Phương Đơng khi nhân ni trong phịng thí
nghiệm làm cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả lồi ruồi đục quả
Phương Đơng. Xác định ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố đặc điểm sinh
học, sinh thái ruồi đục quả Phương Đơng trong phịng thí nghiệm. Mật độ ruồi
đục quả càng cao thì thời gian phát dục các pha của ruồi đục quả càng ngắn. Pha
sâu non ni ở mật độ CT1 (400 con) có thời gian phát dục dao động từ 8-10
ngày cao hơn so với CT3 (600 con) có thời gian phát dục pha sâu non dao động
từ 7-10 ngày. Thời gian tiền đẻ trứng của ruồi đục quả nuôi ở CT1 (400 con) dao
động từ 11-15 ngày cao hơn so với thời gian phát dục ở CT3 (con) dao động từ
11-13 ngày. Thời gian sống của trưởng thành kéo dài khi nuôi ở mật độ ruồi đục
quả Phương Đông thấp, ở CT1 (400 con) trưởng thành sống từ 39-46 ngày, khi
nuôi ở CT2 (500 con) thời gian trưởng thành sống thấp hơn dao động từ 33-43
ngày. Khi thức ăn phù hợp thì sức sinh sản của ruồi đục quả càng mạnh, cụ thể ở
đây chúng tôi ghi nhận thức ăn tự nhiên rất phù hợp với ruồi đục quả sinh sản và
phát triển. Ruồi đục quả Phương Đơng có tỷ lệ đẻ trứng trên thức ăn tự nhiên
cao hơn so với thức ăn giàu protein và thức ăn chuẩn được chuẩn bị sẵn trong
các công thức mật độ.

viii



PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ruồi đục quả là nhóm cơn trùng đa thực có đa dạng lồi, phân bố ở nhiều
nước trên thế giới và gây hại trên nhiều loại cây trồng nơng nghiệp. Trên thế
giới có khoảng 4.500 loài ruồi đục quả [Diptera: Tephritidae] (White and
ElsonHarris, 1992; Tan and Nishida, 1998), trong đó có 50 lồi được phân loại
là dịch hại nguy hiểm chủ yếu với cây ăn quả và cây rau ăn quả và 30 loài khác
được đánh giá là loài dịch hại thứ yếu (Allwood & Drew, 1997). Ruồi đục quả
có ảnh hưởng nghiệm trọng đến kinh tế, chúng làm mất mùa, giảm xuất khẩu và
làm tăng các u cầu, địi hỏi trong cơng tác kiểm dịch thực vật. Ruồi gây tổn
hại đến cây trồng khi con trưởng thành cái chọc thủng lớp vỏ quả và đẻ trứng
trên quả, sâu non (giòi) ăn phần thịt quả và những tác hại đó khiến cho quả tiếp
tục bị thối rữa bởi các loại vi sinh vật. Sâu non ăn thịt quả là dạng hư hại nghiêm
trọng nhất do nó khiến trái cây thối hỏng nhanh chóng và khơng thể tiêu thụ
được (Mau & Matin, 1992).
Trong nhóm ruồi đục quả thì lồi ruồi đục quả Phương Đơng Bactrocera
dorsalis (Hendel) là đối tượng gây hại rất quan trọng phân bố tại nhiều nơi trên
thế giới như Hawaii, quần đảo Mariana và Tahiti đặc biệt là Châu Á, Đông Nam
Á trong đó có Việt Nam. Mức độ thiệt hại hàng năm do chúng gây ra rất lớn vì
chúng có thể gây hại trên nhiều loại rau quả khác nhau và hầu như chúng gây hại
quanh năm.Những năm gần đây, diện tích cây ăn quả ở đồng bằng sơng Cửu
Long (ĐBSCL) không ngừng gia tăng và nhiều loại cây ăn quả như ổi, mận,
nhãn, xồi, chơm chơm được rải vụ quanh năm để đáp ứng nhu cầu của thị
trường. Đây là điều kiện thuận lợi giúp cho ruồi đục quả có điều kiện phát sinh,
phát triển, lây lan và bộc phát thành dịch, gây hại nghiêm trọng đến năng suất và
chất lượng trái cây. Theo kết quả điều tra của Viện Cây ăn quả miền Nam
(2001) trên bốn loại quả xoài, ổi, mận và khổ qua tại vùng ĐBSCL ghi nhận tỷ

1



lệ quả bị thiệt hại do nhiễm ruồi đục quả rất cao, với tỷ lệ nhiễm trên xoài, ổi,
mận và khổ qua lần lượt là 12%, 94%, 76,33% và 30%. Kết quả nghiên cứu của
Trần Văn Hậu & cs. (2015) cho thấy cây xồi cát Hịa Lộc khơng phun thuốc
phịng trừ ruồi đục quả trong mùa khô tỉ lệ trái bị nhiễm ruồi có thể lên đến 80
đến 85%. Ruồi đục quả không chỉ làm thất thu năng suất cây trồng, gia tăng chi
phí phịng trừ, mà cịn làm gia tăng chi phí cho xuất khẩu do phải xử lý trái sau
khi thu hoạch do ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch thực vật rất gắt gao khi
xuất khẩu trái cây, rau màu sang các nước khác. Các loài ruồi đục trái gây hại
quan trọng nhất ở ĐBSCL gồm các lồi Bactrocera dorsalis (ruồi phương
Đơng), Bactrocera correcta và Bactrocera cucurbitae (gây hại chủ yếu trên bầu,
bí, dưa). Hiện nay việc trong sản xuất nông nghiệp, việc diệt trừ ruồi đục quả
trên cây ăn quả gặp rất nhiều khó khăn và thách thức do các biện pháp như sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật và các loại bẫy diệt trưởng thành chưa mang lại hiệu
quả cao. Do vậy cần nghiên cứu để tìm ra phương pháp mới có hiệu quả tốt hơn.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến ruồi đục quả Phương Đông
Bactrocera dorsalis (hendel) tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2021”.
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến đặc điểm sinh học
của ruồi đục quả Phương Đơng khi nhân ni trong phịng thí nghiệm làm cơ sở
để đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả lồi ruồi đục quả Phương Đơng.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố đặc điểm sinh học, sinh
thái ruồi đục quả Phương Đơng trong phịng thí nghiệm.

2



PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm và tình hình gây hại của r̀i đục quả Phương
Đơng.
*Lịch sử và phân bố:
Vị trí phân loại: Ngành: Chân đốt (Arthropoda); Lớp: Côn trùng (Insecta);
Bộ: Hai cánh (Diptera); Họ: Tephritidae; Giống: Bactrocera; Lồi: Ruồi đục quả
Phương Đơng (Bactrocera dorsalis).
Giống Bactrocera bao gồm hơn 500 lồi ruồi, trong đó nhiều lồi được
coi là lồi gây hại nghiêm trọng đe dọa cây nơng nghiệp của các quốc gia mà
chúng được tìm thấy. Ruồi đục quả Phương Đơng có nguồn gốc từ Châu Á, là
lồi gây hại trên nhiều cây trồng phổ biến khắp Ấn Độ, Đông Nam Á,
Micronesia và quần đảo Hawaii (Hardy, 1973). Theo Drew & Hancock, (1994),
thành phần loài bao gồm hơn 60 loài đa dạng về mặt địa lý. Theo Steck (2007),
thì thành phần lồi ruồi đục quả Phương Đơng bao gồm 68 loài với sự phân bố
khác nhau ở Châu Á, Châu Úc và các đảo ở Thái Bình Dương. Ruồi đục quả
Phương Đơng có lịch sử xâm lấn lâu dài và mở rộng phạm vi trên khắp Châu Á
và Thái Bình Dương (Stephens & cs., 2007; Wan & cs., 2012). Điều này đã góp
phần làm cho ruồi đục quả trở thành một loài dịch hại toàn cầu và là rào cản đối
với việc bn bán nhiều loại hàng hóa rau quả. Ngoài ra, khả năng chống chịu
của ruồi đục quả đối với hàng loạt các điều kiện môi trường đã hỗ trợ khả năng
lan rộng ra môi trường mới và nhiều vùng khí hậu ấm áp trên khắp thế giới
(Stephens & cs., 2007; De Villiers & cs., 2016).
Sự phân bố của ruồi đục quả Phương Đông phụ thuộc vào các yếu tố như:
nhiệt độ, độ ẩm tương đối, lượng mưa, cây kí chủ, thiên địch (Vayssières & cs.,
2008). Ruồi đục quả có thể trở thành dịch hại nếu số lượng quần thể của chúng
ngày càng tăng và gây ra mức độ thiệt hại nhất định. Ruồi đục quả thuộc giống

3



Bactrocera, đặc biệt là lồi ruồi đục quả Phương Đơng được biết đến là một
trong những lồi gây hại chính cho trái cây nhiệt đới (Drew & Romig, 1997).
Chúng được gọi là ruồi đục quả Phương Đơng do chúng có mối quan hệ
chặt chẽ với trái cây và rau quả (Kapoor, 1993). Ở Malaysia, ruồi đục quả gây
hại nghiêm trọng đối với một số loại cây ăn quả tiềm năng như khế và ổi
(Mahmood, 2004).
Ruồi đục quả Phương Đông được tìm thấy tại 75 quốc gia (bao gồm 124
khu vực phân bố theo địa lý: tỉnh hoặc bang) ở Châu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam
Mỹ và Châu Đại Dương cho đến năm 2017. Châu Á và Châu Phi là những khu
vực có nhiều đại diện nhất, chiếm 86,3% tổng số số quốc gia. Từ năm 1910 đến
năm 1990, ruồi đục quả Phương Đông chỉ xuất hiện ở 5 quốc gia, nhưng trong
ba thập kỷ gần đây, tốc độ lây lan của nó đã tăng mạnh, xâm nhập thêm 70 quốc
gia. Sự bất thường về nhiệt độ tồn cầu có mối tương quan đáng kể với sự lây
lan của ruồi đục quả Phương Đông (Zeng & cs., 2019).
Theo Vargas & cs. (2000) đã nghiên cứu và cho thấy rằng mặc dù mật độ
các con trường thành tương quan với lượng mưa nhưng thành phần quan trọng
nhất của môi trường tác động đến mật độ các con trường thành của ruồi đục quả
Phương Đơng trong vùng nhiệt đới chính là việc có sẵn các loại quả kí chủ và
nhiệt độ của địa phương. Mật độ của ruồi đục quả Phương Đông cũng bị tác
động bởi một vài nhân tố sinh học như các sinh vật kí sinh, các sinh vật bắt mồi
ăn thịt và sự cạnh tranh với các loài trong khu vực.
*Ký chủ:
Ruồi đục quả Phương Đông là một trong những loài gây hại nghiêm trọng
cho nhiều loại quả của nhiều nhóm cây trồng. Lồi ruồi này được xếp là một
trong năm loài ruồi đục quả quan trọng trong khu vực Đơng Nam Á
(Waterhouse, 1993).
Lồi Bactrocera đã sử dụng nhiều loại cây ký chủ để thu hút, giao phối, vị
trí đẻ trứng và lựa chọn thức ăn cụ thể của sâu non (Drew & cs., 2008). Ruồi đục
4



quả Phương Đơng đã được ghi nhận có mặt ở hơn 150 loại trái cây và rau quả,
bao gồm cam, quýt, ổi, xoài, đu đủ, bơ, chuối, mướp, cà chua, cherry, táo hồng,
chanh dây, hồng, dứa, đào, lê, mơ, vả, và cà phê (Weems & Heppner, 2012).
Trái xoài (Mangifera indica) và ổi (Psidium spp.) bị nhiễm bởi hầu hết các thành
phần lồi ruồi đục quả Phương Đơng thu thập từ các địa phương khác nhau
(Iwaizumi, 2004).
Theo USDA (2017), các họ thực vật có ký chủ thích hợp nhất của ruồi
đục quả Phương Đơng là họ Vả Moraceae có 38 lồi, họ Cam Qt Rutaceae có
37 lồi, họ Cà chua Solanaceae có 33 lồi, họ Bầu bí Cucurbitaceae có 29 lồi
được xác định là cây ký chủ đối với ruồi đục quả Phương Đông.
Ở Hawaii, ruồi đục quả Phương Đông gây hại được phát hiện gây hại trên
125 loại cây kí chủ. Ở Tây Pakistan, tỷ lệ nhiễm ruồi đục quả Phương Đông từ
50–80% đã được ghi nhận trên lê, đào, mơ, sung và các loại trái cây khác. Ở
Philippines, ruồi đục quả Phương Đơng là lồi gây hại chính trên xoài và là một
loại dịch hại nghiêm trọng trên cây có múi và các loại trái cây cận nhiệt đới khác
(Weems & cs., 2012).
*Thiệt hại do ruồi đục quả gây ra:
Ruồi đục quả Phương Đơng là một lồi gây hại rất nguy hiểm cho trái cây
và rau quả, nó có ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế do gây hại trực tiếp trên
trái cây làm rụng trái, mất mùa, giảm năng xuất xuất khẩu và làm tăng các yêu
cầu, đòi hỏi cần công tác kiểm dịch thực vật (White & Elson-Harris, 1992).
Ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Úc, Châu Á, Châu Phi và
các hòn đảo ở Thái Bình Dương, sự phá hoại của ruồi đục quả là rất phổ biến và
là trở ngại chính của sản xuất và xuất khẩu rau quả (Vijaysegaran, 1997).
Các con ruồi trưởng thành cần thường xuyên ăn cacbohydrates và nước để
tồn tại và các con cái cần bổ sung protein để trứng có thế phát triển (Drew,
2001). Độ chín của quả và nhiệt độ có tác động đến đặc điểm sinh học của sâu
non và sự gây hại của ruồi đục quả Phương Đông.

5


Ở Trung Quốc ruồi đục quả Phương Đông xuất hiện quanh năm ở Vân
Nam. Khi nhiệt độ tăng vào mùa xuân, ruồi bay từ nam đến trung và bắc của
Vân Nam (Li & cs., 2000). Sự xâm nhiễm của ruồi đục quả vào trái cây là khá
cao, có thể lên đến 100% đối với các loại quả không được bao gói. Ở Trung
Quốc, trước khi các biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng được ứng dụng năm
1951-1952 thì trên cây bưởi thiệt hại do ruồi đục quả cây có múi Bactrocera
minax (Enderlein) (B. citri khoảng 25% vào năm 1981 (Yang & cs., 1994).
Ở Punjab của Ấn Độ, thiệt hại của quả xồi do ruồi đục quả Phương Đơng
được ghi lại trong một cuộc khảo sát đã lên đến 31,65% và 86% trên ba loài cây
trồng (Mann, 1996). Trước khi các biện pháp kỹ thuật vệ sinh đồng ruộng được
ứng dụng vào năm 1951-1952, sự tàn phá trên cây bưởi (Citrus aurantium L.[
Sapindales: Rutaceae]) do ruồi đục quả làm thiệt hại 25% vào năm 1951 (Yang,
1991). Gần 35% ruồi đục quả đã biết các lồi tấn cơng trái cây mềm như xoài,
ổi, cam quýt, quả mọng, đào và một số các loại rau họ bầu bí rất quan trọng
(Ravikumar, 2006). Xoài và ổi là hai cây ăn quả quan trọng bị hại nặng bởi ruồi
Phương Đông (Ravikumar, 2006). Người ta đã báo cáo, ruồi đục quả có mặt ở
trong một huyện của Bắc Sumatera đã phá hủy 17.000 ha cây trồng có múi và do
đó sản lượng cam quýt chỉ đạt 20 tấn/ha so với trước 60 tấn/ha. Năng suất trái
cây bị thiệt hại bởi ruồi đục quả Phương Đông từ 1 đến 31% với trung bình là
16% (Verghese & cs., 2002). Các con trưởng thành hoạt động nhiều trong điều
kiện có sẵn các loại trái cây ký chủ, nhưng xồi và ổi là vật chủ chính để ruồi
đục quả phát triển (Prasad & Bagle, 1978).
Hầu hết các loài ruồi đục quả đều ăn thực vật, với sâu non phát triển trong
các cơ quan mang hạt của thực vật (Meyer & cs., 2010). Ruồi trưởng thành cái
đẻ trực tiếp vào quả đang chín, sâu non sống trong quả và trải qua 3 tuổi trước
khi hóa nhộng ở trong đất. Sau khi vũ hóa, trưởng thành trải qua thời kỳ tiền đẻ
trứng 1-2 ngày với các hoạt động phát tán và tìm kiếm thức ăn trước khi thật sự

thành thục (khi có khả năng giao phối và sinh sản).
6


Ở giai đoạn trước thu hoạch, loài ruồi đục quả Phương Đông gây ra tỷ lệ
hại trên quả là 20 – 25% trên cam quýt, 91% trên cây đào, 55% trên cây mơ và
15% trên cây mận ở Jordan (Allwood & cs., 1999).
Ở giai đoạn sau thu hoạch, ruồi đục quả Phương Đơng thuộc nhóm đối
tượng kiểm dịch của nhiều nước trên thế giới, làm cản trở hoạt động xuất nhập
khẩu rau quả do luật kiểm dịch thực vật của nhiều nước cấm nhập rau, quả từ
những vùng có ruồi đục quả. Điển hình như ở Mỹ, ruồi đục quả Phương Đơng
là lồi thuộc trong danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật, đã xâm nhập và bị
tiêu diệt hàng năm ở California kể từ năm 1980 (Carey & Dowell, 1989).
Việc kiểm soát ruồi đục quả ở mỗi quốc gia được thực hiện dựa trên
những quy ước quốc tế chung như hướng dẫn về phương pháp tiếp cận để quản
lý những loài ruồi đục quả quan trọng FAO (2012), quy ước về xác định vùng
dịch hại FAO (1998). Nhiều quốc gia trên thế giới phải chi kinh phí khá cao
cho nghiên cứu nhằm kiểm soát ruồi đục quả. Ở California, Mỹ chi phí cho
việc loại trừ ruồi đục quả Phương Đơng từ 44 đến 176 triệu USD ngồi ra cịn
chi phí cho việc sử dụng thuốc trừ sâu và các biện pháp kiểm dịch thực vật cần
thiết. Ở Mauritius, tổng chi phí cho việc tổ chức chiến lược loại trừ đã gần tới
1 triệu USD. Theo Allwood & Leblanc (1996), chính phủ New Zealand phải
chi tới 6 triệu đơ la New Zealand nhằm kiểm sốt lồi ruồi đục quả Phương
Đơng vào năm 1986. Ở Australia, hàng năm mức chi cho phịng trừ ruồi đục
quả lên tới 850 triệu đơ la Australia mà tổn thất năng suất vẫn ước tính
khoảng 100 triệu đơ la Australia. Chi phí cho việc loại trừ ruồi đục quả Phương
Đông ở miền Bắc Queensland nước Úc đã tốn 33 triệu AU, nhưng chi phí hằng
năm cho việc phịng trừ lồi ruồi đục quả này được ước tính khoảng 7 – 8 triệu
AU. Ở Hawaii, thiệt hại năng suất quả các loại quả chính gây ra bởi ruồi đục
quả Phương Đơng có thể vượt q 13% hay tương đương với 3 triệu USD. Ở

Nhật Bản, việc loại trừ ruồi đục quả ở đảo Ryukyu đã tiêu tốn hơn 200 triệu
bảng Anh.
7


2.1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả
Phương Đông
*Đặc điểm sinh học
Ruồi đục quả Phương Đông là đối tượng kiểm dịch xếp ở mức nguy hiểm
gây ảnh hưởng lớn đến việc xuất nhập khẩu nơng sản trên tồn thế giới. Việc
nghiên cứu và tìm hiểu về lồi này để giảm thiểu thiệt hại về nông sản trong giai
đoạn thu hoạch và sau thu hoạch có vai trị quan trọng trong phát triển kinh tế
của con người. Vòng đời của chúng gồm 4 pha: trứng, sâu non, nhộng, trưởng
thành có đặc điểm như sau:
Pha trứng: Ở điều kiện 30°C trứng có màu trắng, dài và hình elip có kích
thước dài 0,8 mm và rộng 0,2 mm, với phần đuôi hơi nhô ra ở đầu trước và có màu
trắng đến trắng vàng, trứng được nở trong vòng 24h. (Drew & cs., 1994).

Pha sâu non: Sâu non tập trung gây hại mạnh bên trong trái cây, ăn
nhiều nhất các phần dinh dưỡng của thịt trái cây, trong khi chúng được bảo vệ từ
động vật ăn thịt và ký sinh trùng (Vayssières & cs., 2008). Về hình thái cả 3 tuổi
khơng khác nhau chỉ khác nhau về kích thước và màu sắc, khi mới nở có màu
trắng trong, sang tuổi 2 màu dần chuyển sang trắng ngà. Sâu non tuổi 3 có hình
dạng giống giịi điển hình. Khi mới nở sâu non có chiều dài thân khoảng 1,5mm,
khi sâu non đẫy sức dài khoảng 10 mm và màu trắng kem. Phần bên ngồi của
cơ quan hơ hấp trước, các gai, nằm ở mỗi bên của đầu nhọn hoặc đầu của sâu
non, có một thùy phóng đại lệch ở mỗi bên và có nhiều nốt nhỏ. Đoạn đuôi sâu
non rất mịn. Các gai sau nằm ở một phần ba lưng của sâu non khi nhìn từ phía
sau của sâu non. Đây là pha gây hại mạnh trên quả và gây ra thiệt hại lớn trên
cây trồng (Drew & cs., 1994).

Pha nhộng: Sâu non đẫy sức chui từ trong ký chủ ra ngồi và hóa nhộng
dưới đất, trong một số ít trường hợp hóa nhộng ngay trong quả. Nhộng thuộc
loại nhộng bọc trong kén hình quả dưa hấu mới có màu vàng trắng sau chuyển
màu nâu, dài từ 5 – 5,5mm, thời gian phát dục của pha nhộng trung bình là 7 –
8


13 ngày trong điều kiện từ 27 - 29°C. Ngoài ra, một số sâu non trưởng thành hóa
nhộng trong quả nếu chúng không rời khỏi quả chủ kịp thời hoặc đã bằng cách
nào đó ngăn cản việc rời đi (Drew & cs., 1994).
Pha trưởng thành: Khi vũ hóa hồn tồn, ruồi trưởng thành chui ra khỏi
đất (Hou & cs., 2006). Trưởng thành có chiều dài cơ thể khoảng 6 - 8mm; sải
cánh dài khoảng 7,3-7,5 mm. Phần ngực màu đen phần bụng màu nâu vàng có
hai sọc đen ngang và một sọc dọc ở giữa kéo dài từ gốc của đoạn thứ ba đến
đỉnh của bụng. Ngực trước có 2 vệt vàng ở góc vai, ngực giữa có 2 vệt vàng
hình dấu ngoặc đơn, hai bên hơng của đốt ngực giữa có vệt vàng nằm ngay phần
gốc cánh. Bụng to tròn cuối bụng nhọn, con đực bụng ngắn, con cái bụng dài vì
có thêm máng đẻ trứng. Trên đầu có đơi mắt kép to màu nâu bóng, có mắt dơn
màu đen. Đốt bàn chân màu nâu vàng, chân trước và chân giữa có đốt ống chân
màu nâu vàng phía gần đốt bàn chân có màu nâu đậm phần giáp với khớp gối,
chân sau có đốt đùi màu vàng, đốt ống màu nâu đen (Drew & cs., 1994).
Quan sát quá trình giao phối cho thấy, trưởng thành giao phối thường diễn
ra vào sáng sớm. Trong quá trình giao phối, ruồi đực trèo lên lưng con cái để
bám vào cơ thể của nó bằng hai chân trước và ngực, trong khi cặp chân sau lồng
ngực được sử dụng để giữ thăng bằng trên tầng dưới. Người ta đã thấy rằng nếu
cặp đôi đang giao phối mà gặp quấy rầy, chúng sẽ bay cùng nhau trong tư thế
này đến một nơi xa và tiếp tục quá trình. Quá trình giao phối ở ruồi đục quả
Phương Đơng diễn ra vào lúc hồng hơn và con đực hoạt động tích cực hơn con
cái (Lall & Sinha, 1960).
Trong điều kiện đồng ruộng, sức đẻ trứng trung bình của trưởng thành cái

từ 1200 đến 1500 trứng trong suốt cuộc đời của nó. Các con trưởng thành cái
thích đẻ trứng vào bên dưới vỏ của trái cây và rau, đẻ thành ổ từ 10–30 quả
trứng (Li & Ye, 2000; Xu & cs., 2012). Chúng đẻ theo từng đợt, mỗi đợt đẻ từ 1
– 40 quả, trưởng thành cái bắt đầu đẻ trứng sau vũ hóa 11 – 12 ngày, con cái đẻ
trứng trên các loại rau quả ký chủ. Đời sống của trưởng thành dài ngắn tùy thuộc
9


vào điều kiện thức ăn và nhiệt độ. Chúng đẻ trứng chủ yếu vào sáng sớm và
chiều mát. Quá trình giao phối của ruồi đục quả Phương Đông là một con đực có
thể giao phối với nhiều con cái. Điều này liên quan đến khả năng của những con
đực trong việc kết đôi riêng với những con cái. Pheromone giới tính đực sẽ được
tiết ra trong q trình giao phối (Kuba & cs., 1984).
Về lựa chọn giai đoạn quả để đẻ trứng, trưởng thành cái thích đẻ trứng trên
cả quả chưa chín và quả chín. Những quả quá chín hoặc có trứng của cùng lồi
sẽ khơng được trưởng thành cái lựa chọn. Theo Sharma (2005), trong khi nghiên
cứu hành vi đẻ trứng trên ổi ở Jammu đã ghi lại rằng chúng chỉ chọn những quả
có màu sắc chuyển từ xanh sang vàng, tức là đang ở giai đoạn chín. Các quan sát
tương tự cũng được thực hiện trên cây có múi (Chhetry, 2009). Điều tra viên
hiện tại đã quan sát thấy rằng ruồi đục quả khơng thích đẻ trứng trên những trái
cây quá chín. Những quả trước đây bị nhiễm sâu non không được chọn bởi
những con trưởng thành cái đến sau. Quả bị sâu non gây hại xua đuổi ruồi
trưởng thành cái đến đẻ trứng trên những quả này lý do vì mùi hơi phát ra từ quả
q chín. Theo Green & cs. (1993) các quan sát tương tự đã được thực hiện cho
thấy rằng ruồi đục quả Phương Đơng khơng đẻ trứng trong quả có chứa sâu non
cùng loài. Sau một thời gian, con trưởng thành cái đẻ trứng vào bên trong quả và
đẻ thành từng chùm, ổ trứng nhỏ ngay dưới vỏ quả (Sharma, 2005).
Loài ruồi đục quả Phương Đơng có thời gian phát dục trứng là 1-2 ngày,
thời gian phát dục của sâu non là 9-35 ngày, thời gian phát dục nhộng là 10-30
ngày. Thời gian sống của trưởng thành kéo dài từ 1-3 tháng (Amstrong & Jang,

1997). Trứng của ruồi đục quả Phương Đơng có khả năng chịu đựng tốt với
nhiệt độ cao trong khi nhộng có sức chịu lạnh tốt nhất trong tất cả các giai đoạn
phát triển (Hou & Zhang, 2007; Ren & cs., 2007).
Các loại quả thực vật chủ yếu là thức ăn của sâu non ruồi đục quả Phương
Đông ở Pakistan đã ghi nhận được gồm vài loài thực vật thuộc họ
Euphorbiaceae, 2 loài thuộc họ Phamnaceae và 3 loài thuộc họ Rosaceae. Thống
10


kê các nghiên cứu đến năm 2004, chỉ ra trên 100 loài quả thực vật là ký chủ của
sâu non ruồi đục quả Phương Đông (Hui & Jian, 2005).
* Đặc điểm sinh thái
Ruồi đục quả Phương Đơng là một lồi ruồi đục quả thường có kích thước
nhỏ đến trung bình với những mảng màu sặc sỡ. Đặc biệt, ruồi đục quả Phương
Đơng có đặc điểm xác định bao gồm phần ngực màu đen và dấu hiệu hình chữ T
sẫm màu trên đoạn bụng của ruồi. Dấu hiệu hình chữ T bao gồm một dải màu tối
ở giữa và ngang dọc theo bụng của ruồi. Có các mảng màu vàng và đen đặc biệt
trên ngực và bụng, có thể khác nhau giữa các loài ruồi. Hai mảng màu vàng dọc
ở ngực và dấu hình chữ T sẫm ở bụng giúp phân biệt loài ruồi này với họ hàng
gần của chúng.
Thời gian phát triển các pha trứng, sâu non, nhộng của loài ruồi đục quả
Phương Đông nuôi ở nhiệt độ 30°C chỉ bằng một nửa so với nuôi ở nhiệt độ 20°C.
Trứng của ruồi đục quả Phương Đông được đẻ bên dưới vỏ của cây ký
chủ. Trứng nở trong vòng một ngày sau khi đẻ và sâu non sẽ ăn thêm 6-35 ngày
nữa, tùy thuộc vào nhiệt độ và điều kiện môi trường.
Sâu non dài 7,5-10,0 mm và rộng 1,5-2,0 mm; đầu có các cơ quan cảm
giác stomal với ba đến bốn sensilla, được bao quanh bởi năm thùy tiền hàm lớn.
Thức ăn cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ giới tính của loài này. Thức ăn là quả xoài
cho tỷ lệ đực : cái đạt cao nhất là 1: 1,7. Khi thức ăn là quả ổi, đu đủ, quả chuối
giống Robuta và chuối giống Elakki chỉ tiêu này tương ứng là 1,09:1; 1,0:1,0;

1:0,92 và 1:1,09. Khi thức ăn đa dạng dung tích có thành phần gồm protein, bột
đậu tương, đạm đậu tương đã có tỷ lệ đực cái tương ứng nhau (Khan & cs.,
2011).
Sự phát sinh, biến động số lượng của ruồi đục quả Phương Đông được
nghiên cứu tại Thái Lan, Trung Quốc và Hawaii. Trưởng thành của ruồi đục quả
Phương Đông xuất hiện quanh năm và bắt đầu giao phối sau khi vũ hóa khoảng 812 ngày, và có thể sống từ 1-3 tháng, tùy thuộc vào nhiệt độ (lên đến 12 tháng
11


trong điều kiện mát mẻ) theo (Christenson & Foote, 1960). Nhộng từ trắng đến
vàng nâu, thông thường bằng khoảng 60-80% chiều dài của sâu non.
2.1.3 Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến ruồi đục quả Phương Đông .
Các kiểu gen được phân nhóm theo hệ thống đánh giá do Nath (1966) đưa
ra đối với thiệt hại trái cây như: miễn dịch (không bị hư hại), kháng cao (1–
10%), kháng (11–20%), kháng trung bình (21–50%), nhạy cảm (51–75%) và
nhạy cảm cao (76–100%). Có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ xâm nhập sâu non
trên quả và mật độ sâu non trên quả giữa các kiểu gen được kiểm tra qua các
mùa. Tỷ lệ gây hại trên quả trong mùa mưa 2001 (tháng 9 - 10) dao động từ 9,4 82,1% trong khi vụ hè 2002 (tháng 5 - 6) dao động từ 7,3 - 57,0%. Mật độ sâu
non trên quả dao động từ 3,8 - 8,3 và 3,4 - 7,8 sâu non trên quả trong mùa mưa
2001 và mùa hè 2002, tương ứng. Trong các kiểu gen thử nghiệm về sự phá hoại
quả và mật độ sâu non/quả có tỷ lệ thuận (r ¼ 0,96) giữa quả bị xâm nhập và
mật độ sâu non/quả.
Hình dạng của quả có ảnh hưởng đến sự định hướng của ruồi đến một vị
trí khả năng đẻ trứng (Boller & Prokopy, 1976). Sự phá hoại của ruồi đục quả có
tỷ lệ thuận và có ý nghĩa (P ¼ 0,01) với độ sâu của gân, độ dày của thịt quả,
đường kính quả và chiều dài quả (r ¼ 0,58–0,92), và tương quan nghịch với độ
dai của quả (r ¼) 0,69), và số lượng gân/cm2 (r ¼) 0,53). Thịt quả, độ dày có
liên quan tích cực với sự phá hoại trái cây và số lượng sâu non/trái trung bình,
trong khi điều ngược lại là đúng trong trường hợp trái cây dai. Tỷ lệ quả bị
nhiễm bệnh và mật độ sâu non/quả có tương quan thuận với độ sâu của gân, độ

dày thịt, đường kính quả và chiều dài quả, và liên quan tiêu cực đến độ dai của
trái cây. Độ dày thịt và đường kính quả giải thích 93,0% tổng số biến thể cho.
Sự phá hoại của ruồi đục quả, và độ dày thịt quả và chiều dài quả giải thích
76,3% sự thay đổi đối với mật độ sâu non/quả. Độ sâu của các gân dao động từ
1,37mm đến 8,61 mm, thấp hơn đáng kể ở giống gia nhập hoang dã IC 213311
và cao hơn ở giống Jaunpuri. Độ sâu gân ở các kiểu gen được trồng lớn hơn khi
12


so sánh với các kiểu gen hoang dã. Độ dày của thịt dao động từ 2,39 đến 6,28
mm, thấp hơn đáng kể ở IC 256185 và cao hơn ở Pusa DoMausmi. Độ dai của
quả thấp hơn đáng kể ở Jaunpuri khi so sánh với IC 256185. Theo Chelliah &
Sambandam (1971) quan sát thấy số lượng sâu non nằm trong quả dưa có vỏ dai
là 17,77% ở Cucumis callosus so với 87,33% ở quả của giống nhạy cảm, cũng
phát hiện quả có vỏ dày và dai của kiểu gen IHR 89 và IHR 213 kháng ruồi đục
quả. Chiều dài và đường kính quả dao động từ 2,23 đến 15,29 cm và 1,69 đến
4,06 cm, là tối thiểu trong IC 256110 và tối đa ở Jaunpuri. Chiều dài quả và
đường kính quả có liên quan tích cực đến sự xâm nhập của ruồi và mật độ sâu
non/quả. Tỷ lệ quả bị nhiễm bệnh tăng khi chiều dài và đường kính quả tăng lên
(Jaiswal & cs., 1990; Tewatia & cs., 1997).
Ảnh hưởng của các đặc điểm sinh hóa đến mật độ sâu non và khả năng
chống ruồi đục quả. Độ ẩm của quả dao động từ 82,77% đến 94,60%, thấp hơn
đáng kể trong IC 256185 khi so với Pusa Do Mausmi. Nhiệt độ cao, số giờ nắng
kéo dài, độ ẩm thấp và hoạt động trồng trọt đã được báo cáo là ảnh hưởng đến
mật độ quần thể của ruồi đục quả Phương Đông ở Đông Bắc Đài Loan (Su ,
1986; Lee & cs., 1992).
Có sự gia tăng đáng kể số lượng và sự xâm nhập của ruồi đục quả dưa sâu
non/quả với sự gia tăng độ ẩm của quả. Nitơ, phốt pho, kali và protein có hàm
lượng dao động từ 1,96 - 2,98%, 0,33 - 0,67%, 1,86 tương ứng là 4,93% và
12,25 đến 18,62% là tối thiểu trong Pusa Do Mausmi và tối đa trong IC 256185.

Nitơ, phốt pho, kali và protein hàm lượng có liên quan tích cực đến sự xâm nhập
của ruồi đục quả và số lượng sâu non/quả. Nhiều tuyến tính phân tích hồi quy
cho thấy rằng các đặc điểm sinh hóa giải thích 96,9% sự biến đổi trong sự phá
hoại của ruồi và 80,4% trên tổng số sự thay đổi về mật độ sâu non. Phát hiện
tương tự cũng đã được báo cáo bởi (Tewatia & cs., 1998). Các thành phần sinh
học được ước tính bằng cách sau các phương pháp tiêu chuẩn: axit ascorbic
bằng A.O.A.C. (1960), hàm lượng nitơ và protein theo phương pháp của
13


Microkjeldahl A.O.A.C. (1985), phốt pho (Jackson, 1973), kali (Tewatia, 1994),
và các loại đường giảm, không khử và tổng số bởi A.O.A.C. (1975).
2.1.4 Các biện pháp phịng trừ r̀i đục quả Phương Đơng.
Biện pháp kiểm dịch thực vật: dùng hóa chất fenthion và dimethoate,
xông hơi bằng thuốc Methyl bromide, Ethylen dibromide, chiếu xạ quả , xử lý
nhiệt lạnh, xử lý nhiệt nóng, biện pháp nước nóng, biện pháp hơi nước nóng,
biện pháp khí nóng.
Biện pháp canh tác được áp dụng vệ sinh đồng ruộng và thu hoạch quả
sớm (Allwood, 1996; Khandelwal & Nath, 1978; Vijayseganran, 1996).
Biện pháp thủ công vật lý như bao gói quả, bẫy dẫn dụ, bẫy thức ăn
(Drew & Romig, 2010; Pinero & cs., 2011).
Biện pháp sinh học như sử dụng ong ký sinh và được thực hiện thành
cơng ở Hawaii và Fiji (Waterhouse, 1993).
Biện pháp hóa học: phun thuốc hóa học phủ tồn bộ tán cây, ruồi đục quả
bị trúng thuốc sẽ chết (Drew, 2010).
Phòng chống tổng hợp trên diện rộng: Biện pháp này hạn chế được quần
thể ruồi đục quả Phương Đông xâm nhập gây hại các vùng sản xuất thương mại
từ các cây ký chủ trồng xen, các vườn bỏ hoang khơng được phịng trừ hoặc các
vườn gia đình. Hiệu quả của biện pháp khá ổn định.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm và tình hình gây hại của r̀i đục quả Phương
Đông
Ở Việt Nam, ruồi đục quả Phương Đông là một trong nhưng đối tượng
gây hại nguy hiểm hàng đầu cho các vùng trồng cây ăn quả và rau ăn quả. Ở
nước ta có 30 lồi ruồi đục quả thuộc 2 giống Dacus và Bactrocera, trong đó
Bactrocere có 5 giống phụ là Asiadacus, Zeugodacus, Gymodacus, Sinodacus và
Bactrocera. Ruồi đục quả Phương Đơng có ở tất cả các vùng, từ đồng bằng đến
trung du, miền núi, gây hại hầu hết trên các cây ăn quả và cây rau ăn quả. Nhiều
14


loại quả bị ruồi đục quả hại rất nặng, tỷ lệ hại có thể lên tới 100% như đào, ổi,
hồng, xồi, vải gây tổn thất lớn cho người nơng dân (Lê Đức Khánh & cs., 2007).
Ba loài ruồi đục quả Phương Đơng, B. Correcta và B. Cucurbitae có thể
xem là 3 loài ruồi gây hại chủ yếu ở Việt Nam, trên 95% cá thể ruồi đực thu
được ở 5 loại bẫy pheromone đặt ở tất cả các tỉnh, trong đó ruồi đục quả Phương
Đông chiếm tỉ lệ vào bẫy cao nhất (Drew, 2000). Năm 1999, tỷ lệ quả đào
nhiễm ruồi đục quả Phương Đông ở Sapa tăng dần từ 6% (tháng 6) lên 65%
(cuối vụ). Năm 2000 số quả đào bị hại là 21%, trên cam tỷ lệ quả bị hại thấp,
cao nhất là 6% (tháng 8) (Drew, 2000).
*Ký chủ
Theo Nguyễn Thị Thanh Hiền đã ghi nhận tại các tỉnh/thành Hà Nội, Hồ
Bình, Sơn La và Lào Cai có 21 loài ruồi đục quả và quả của 31 loài thực vật là
ký chủ của chúng. Điều tra tại huyện Mộc Châu (Sơn La) cũng thu được kết quả
tương tự. Qủa đào Mèo ở Mộc Châu (Sơn La) bị ruồi đục quả gây hại nặng nhất
trong số các loại quả thuộc nhóm cây ăn quả ơn đới và là ký chủ ưa thích của
lồi ruồi đục quả Phương Đơng.
Trong điều kiện nuôi ở nhiệt độ 280C, ẩm độ 75%, thức ăn nuôi sâu non là
quả đào mèo, ruồi đục quả Phương Đơng có thời gian phát dục các pha trứng,
sâu non, nhộng, trước đẻ trứng và vòng đời tương ứng là 1,98 ngày; 6,48 ± 0,04

ngày; 9,28 ± 0,09 ngày; 14,79 ± 0,04ngày và 32,53 ± 0,06 ngày. Thời gian sống
của trưởng thành đực là 120 ± 3,8 ngày và của trưởng thành cái là 140 ± 10,6
ngày. Một trưởng thành cái đẻ trung bình được 949,73± 38,84 trứng và trứng đẻ
tập trung từ trưa đến đầu buổi chiều. Tỷ lệ hoàn thành phát dục các pha trứng,
sâu non và nhộng đạt từ 73% đến 85%. Nhiệt độ khởi điểm phát dục của loài
ruồi này là10,20 C. Tỷ lệ tăng tự nhiên r = 0,126 và hệ số nhân của một thế hệ
Ro = 325,65. Thời gian một thế hệ của ruồi đục quả Phương Đơng tính theo mẹ
là 45,67 ngày. Thời gian nhân đôi số lượng cá thể trong quần thể là 5,63 ngày.

15


Tại Mộc Châu (Sơn La), hàng năm ruồi đục quả Phương Đông bắt đầu
xuất hiện từ cuối tháng 4. Số lượng cá thể trong quần thể tăng dần, thường đạt
đỉnh cao vào khoảng thời gian từ giữa tháng 6 đến hết tuần đầu của tháng 7, sau
đó giảm dần đến cuối năm. Kích thước quần thể của ruồi đục quả Phương Đơng
tại Mộc Châu (Sơn La) phụ thuộc vào kích thước quần thể ở tháng 5. Ruồi đục
quả Phương Đông có thể phát sinh 4 - 6 lứa trong một năm.
Trong số các loài ruồi hại quả thu được trong dự án “quản lý ruồi hại quả
ở Việt Nam", có 12 loài thu được ở miền Bắc và 8 loài thu được ở miền Nam.
Đã xác định được các loại cây ký chủ ở miền Bắc là 29 loài thực vật trong đó có
14 lồi cây ăn quả, 10 lồi rau ăn quả và 5 loài cây dại. Các cây ký chủ ở miền
Nam là 26 loài thực vật với 12 loài cây ăn quả, 9 loài rau ăn quả, 1 lồi cây cơng
nghiệp và 4 lồi cây dại khác dẫn theo (Vũ Thị Thanh Hoa, 2016).
Nghiên cứu thành phần loài ruồi chi tiết được thực hiện tại tỉnh Long An
Lê Thị Điểu & Nguyễn Văn Huỳnh (2009), tỉnh Tiền Giang (Viện Nghiên cứu cây
ăn quả miền Nam, 2011), tỉnh Bình Thuận (Nguyễn Thị Thanh Hiền & cs., 2011).
2.2.2 Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi đục quả
Phương Đông.
*Đặc điểm sinh thái

Trưởng thành ruồi màu nâu, kích thước 7mm, trên lưng ngực giữa có 2
vệt vàng dọc, lưng ngực sau có vệt vàng ngang, 3 vệt này xếp thành hình chữ
“U”. Bụng trịn giống bụng ong và cuối bụng nhọn. Phía lưng bụng có 2 vệt đậm
đen hình chữ “T”.
Biến động số lương ruồi đục quả Phương Đông được nghiên cứu từ năm
2009 đến năm 2011 tại khu vực trồng thanh long tỉnh Long An ( Lê Thị Điểu &
Nguyễn Văn Huỳnh, 2009), Bình Thuận (Nguyễn Thị Thanh Hiền & cs., 2012).
Yếu tố thức ăn, ẩm độ và nhiệt độ có ảnh hưởng đến số lượng ruồi đục quả
Phương Đông vào bẫy dẫn dụ tại Tiền Giang, Bình Thuận. Tại miền Bắc, trong
đó có Mộc Châu ( Sơn La ) chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
16


×