Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh vật học và thành phần vi sinh vật nội sinh ruột của sâu keo mùa thu spodoptera frugiperda (j e smith) tại việt nam năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
‘‘NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN
ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC VÀ THÀNH PHẦN
VI SINH VẬT NỘI SINH RUỘT CỦA SÂU KEO
MÙA THU Spodoptera frugiperda (J. E. Smith)
TẠI VIỆT NAM NĂM 2021”

Sinh viên thực hiện

: TRẦN VĂN KHẢI

Mã sinh viên

: 620022

Lớp

: K62-BVTVA

Giáo viên hướng dẫn

: PGS.TS. HỒ THỊ THU GIANG

Bộ mơn

: CƠN TRÙNG



HÀ NƠI –2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan bản khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu
của cá nhân tôi và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện bản khóa luận này đã được cảm ơn
và các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tơi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với báo cáo của khóa luận.
Hà Nội, ngày ... tháng .... năm 2021
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Khải

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được bài khóa luận này, ngồi sự phấn đấu nỗ lực của
bản thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và
cá nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cơ trong
khoa Nông học – Trường Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện
cho tơi trong suốt q trình nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Hồ Thị Thu
Giang, ThS. Nguyễn Đức Khánh, TS. Trần Thị Thu Phương – Bộ môn Côn
trùng và PGS.TS. Hà Viết Cường – Bộ môn Bệnh cây – Khoa Nơng học đã tận
tình giúp đỡ tơi trong thời gian nghiên cứu và viết khóa luận để tơi hồn thành.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã
ln ủng hộ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài khóa luận.

Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2021
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Khải

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................... ix
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................ x
PHẦN 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu .................................................................................................... 2
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
NGỒI NƯỚC ....................................................................................... 3
2.1. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu ngồi nước ................................... 3
2.1.1. Phân bố .................................................................................................... 3
2.1.2. Phạm vi ký chủ ........................................................................................ 4
2.1.3. Mức độ gây hại và thiệt hại kinh tế ......................................................... 4
2.1.4. Triệu chứng gây hại của sâu keo mùa thu ............................................... 5
2.1.5. Đặc điểm hình thái các pha phát dục của sâu keo mùa thu .................... 5
2.1.6. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu keo mùa thu ................. 7

2.1.7. Nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh ruột sâu keo mùa thu ..................... 11
2.1.8. Biện pháp phịng trừ sâu keo mùa thu................................................... 13
2.2. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu trong nước ................................. 13
2.2.1. Tình hình gây hại của sâu keo mùa thu................................................. 13
2.2.2. Triệu chứng và đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu ........................ 15
iii


2.2.3. Đặc điểm hình thái của sâu keo mùa thu .............................................. 15
2.2.4. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu keo mùa thu................... 17
2.2.5. Biện pháp phòng chống sâu keo mùa thu ............................................. 18
PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 19
3.2. Địa điểm và và thời gian nghiên cứu ....................................................... 19
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 19
3.4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 19
3.4.1. Phương pháp chuẩn bị thức ăn .............................................................. 19
3.4.2. Phương pháp nhân nuôi nguồn ............................................................. 21
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học trên các loại thức ăn
khác nhau .............................................................................................. 22
3.4.4. Xác định thành phần vi khuẩn đường ruột của sâu keo ........................ 24
3.5. Phương pháp khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn nội sinh đường
ruột sâu keo với nấm Metarhizium anisoplae trên mơi trường PDA ... 26
3.6. Phương pháp tính toán ............................................................................. 27
3.7. Xử lý số liệu ............................................................................................. 28
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 29
4.1. Ảnh hưởng của yếu tố thức ăn lên một số đặc điểm, hình thái sinh vật
học của sâu keo mùa thu. ...................................................................... 29
4.1.1.Triệu chứng gây hại của sâu keo mùa thu trên cây ngô ......................... 29
4.1.2. Đặc điểm hình thái của sâu keo mùa thu .............................................. 30

4.1.3. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu keo mùa thu................... 39
4.2. Xác định thành phần vi khuẩn đường ruột của sâu keo mùa thu ............. 51
4.2.1. .Nghiên cứu thành phần vi khuẩn đường ruột của sâu keo mùa thu
trên các loại thức ăn khác nhau ............................................................. 51
4.2.2. Nghiên cứu một số đặc điểm hình thái của vi khuẩn nội sinh đường
ruột sâu keo mùa thu trên các loại thức ăn khác nhau .......................... 54
iv


4.3. Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo với
nấm Metarhizium anisoplae trên môi trường nhân tạo ......................... 57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 61
5.1. Kết luận .................................................................................................... 61
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 63
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 68

v


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

CD

: Chiều dài


CR

: Chiều rộng

KL

: Khối lượng

SKMT

: Sâu keo mùa thu

TT

: Trưởng thành

HLƯC

: Hiệu lực ức chế

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng thành phần thức ăn nhân tạo bột ngơ cho sâu keo trong
phịng thí nghiệm (Pinto & cs., 2019) ........................................... 20
Bảng 3.2: Bảng thành phần thức ăn nhân tạo bột đậu tương cho sâu keo
trong phòng thí nghiệm (Pinto & cs., 2019) ................................. 20
Bảng 4.1. Kích thước mảnh đầu sâu non sâu keo mùa thu khi ni trên các
loại thức ăn khác nhau................................................................... 34

Bảng 4.2. Kích thước chiều dài, chiều rộng sâu non sâu keo mùa thu khi
nuôi trên các loại thức ăn khác nhau ............................................. 35
Bảng 4.3. Kích thước và khối lượng nhộng, trưởng thành của sâu keo mùa
thu khi nuôi trên các loại thức ăn khác nhau ................................ 38
Bảng 4.4. Thời gian phát dục các pha của cá thể cái sâu keo mùa thu khi
nuôi trên các loại thức ăn khác nhau ............................................. 40
Bảng 4.5. Thời gian phát dục các pha của cá thể đực sâu keo mùa thu khi
nuôi trên các loại thức ăn khác nhau ............................................. 43
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của thức ăn cây ký chủ đến tỷ lệ chết các pha trước
trưởng thành của sâu keo mùa thu ................................................ 46
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của thức ăn đến sức sinh sản và thời gian sống
trưởng thành sâu keo mùa thu ....................................................... 47
Bảng 4.8. Tỷ lệ đực cái của sâu keo mùa thu trên các loại thức ăn khác nhau ...... 48
Bảng 4.9. Khả năng tiêu thụ thức ăn của sâu non các tuổi sâu keo mùa thu
trên các loại thức ăn khác nhau ..................................................... 49
Bảng 4.10. Tỷ lệ tăng trọng lượng của sâu non sâu keo mùa thu trên các
loại thức ăn khác nhau................................................................... 50
Bảng 4.11: Thành phần vi khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo mùa thu ........ 52

vii


Bảng 4.12. Đặc điểm hình thái của vi khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo
mùa thu .......................................................................................... 55
Bảng 4.13. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo với
nấm Metarhizium anisoplae trên môi trường PDA ...................... 58

viii



DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Triệu chứng gây hại của sâu keo mùa thu trên cây ngô. A) Triệu
chứng gây hại của sâu keo mùa thu tuổi 1 và 2. B) Triệu chứng
gây hại của sâu keo mùa thu từ tuổi 3 đến 6 ................................... 29
Hình 4.2. Ổ trứng sâu keo mùa thu mới đẻ ..................................................... 30
Hình 4.3. Ổ trứng sâu keo mùa thu đẻ được 1 ngày ....................................... 30
Hình 4.4. Sâu non tuổi 1.................................................................................. 31
Hình 4.5. Sâu non tuổi 2.................................................................................. 31
Hình 4.6. Sâu non tuổi 3.................................................................................. 32
Hình 4.7. Sâu non tuổi 4.................................................................................. 32
Hình 4.8. Sâu non tuổi 5.................................................................................. 33
Hình 4.9. Sâu non tuổi 6.................................................................................. 33
Hình 4.10. Nhộng cái ...................................................................................... 36
Hình 4.11. Nhộng đực ..................................................................................... 36
Hình 4.12. Trưởng thành cái ........................................................................... 37
Hình 4.13. Trưởng thành đực .......................................................................... 37
Hình 4.14. Phân lập vi khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo mùa thu trên môi
trường LB agar. A) Phân lập vi khuẩn nội sinh đường ruột sâu
keo mùa thu nuôi trên lá ngô. B) Phân lập vi khuẩn nội sinh
đường ruột sâu keo mùa thu nuôi trên bột ngô. C) Phân lập vi
khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo mùa thu nuôi trên bột đậu
tương. D) Kết quả PCR các mẫu vi khuẩn phân lập được .............. 53
Hình 4.15. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc SF4 trên mơi trường LB agar ........ 56
Hình 4.16. Đặc điểm hình thái vi khuẩn Staphylococcus saprophyticus........ 56
Hình 4.17. Đặc điểm hình thái khuẩn lạc SF5 trên mơi trường LB agar ........ 56
Hình 4.18. Đặc điểm hình thái vi khuẩn Enterococcus mundtii ..................... 56
Hình 4.19. Hiệu lực ức chế của vi khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo phân
lập được với nấm Metarhizium anisoplae trên môi trường PDA .... 59

ix



TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda (Lepidoptera: Noctuidae) là loài
sâu đa thực nguy hiểm gây hại nghiêm trọng trên cây ngô tại nhiều quốc gia
trên thế giới và Việt Nam. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của
thức ăn đến đặc điểm sinh vật học và thành phần vi sinh vật nội sinh ruột sâu
keo mùa thu. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vòng đời sâu keo mùa thu khi nuôi
trên lá ngô, thức ăn nhân tạo (bột ngô) và thức ăn nhân tạo (bột đậu tương) lần
lượt là 25,5 ngày; 24,87 ngày; 24,83 ngày. Tỷ lệ chết các pha trước trưởng
thành của sâu keo mùa thu cao nhất khi nuôi trên thức ăn nhân tạo (bột ngơ)
với 10,83%, sau đó là thức ăn nhân tạo (bột đậu tương) với tỷ lệ chết là 8,33%
và thấp nhất là khi nuôi trên lá ngô với tỷ lệ chết là 6,67%. Tổng lượng thức
ăn tiêu thụ từ tuổi 3 đến tuổi 6 của sâu keo mùa trên lá ngô, thức ăn nhân tạo
(bột ngô), thức ăn nhân tạo (bột đậu tương) lần lượt là 7574,2 mg; 4988,15
mg; 6649,39 mg. Số trứng trung bình của 1 trưởng thành cái đạt cao nhất khi
nuôi trên thức ăn nhân tạo (bột đậu tương) là 452,6 quả/1 TT cái, sau đó đến
thức ăn nhân tạo (bột ngơ) trung bình là 448,2 quả/1 TT cái và thấp nhất là trên
lá ngô với trung bình là 321 quả/1 TT cái. Ngồi ra, cịn xác định được 7 lồi vi
khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo: Rothia koreensis, Serratia marcescens,
Mammaliicoccus

sciuri,

Staphylococcus

saprophyticus,

Enterococcus


mundtii, Stenotrophomonas mantophilia, Brucella intermedia và khả năng ức
chế của 7 loài vi khuẩn này với nấm Metarhizium anisoplae trên môi trường
nhân tạo PDA.

x


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sâu keo mùa thu (SKMT) Spodoptera frugiperda (Lepidoptera: Noctuidae),
là một trong những côn trùng gây hại quan trọng trong nơng nghiệp trên tồn cầu.
Nó gây hại trên nhiều cây trồng lương thực và cây trồng phục vụ chăn nuôi quan
trọng bao gồm ngô, khoai mì, mía, bơng vải, khoai tây,… Lồi sâu keo mùa
thu này có nguồn gốc tại vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới châu Mỹ. Lồi cơn
trùng này có mặt ở phần lớn các nước tây bán cầu, từ phía nam Ca-na-đa đến
Chi-lê và Ác-hen-ti-na.
Tại Brazil, sâu keo S. frugiperda gây giảm tới 34% năng suất ngô hạt
dẫn đến tổng thiệt hại hàng năm tới 400 triệu đô la Mỹ. Sâu keo S.
frugiperda hàng năm gây tổn thất hơn 500 triệu đô la Mỹ cho các vùng đông
nam và duyên hải Atlantic của Hoa Kỳ. Kết quả điều tra về mức độ thiệt hại
do SKMT gây ra tại 12 quốc gia châu Phi (Benin, Cameroon, Democratic
Republic of Congo, Ethiopia, Ghana, Malawi, Mozambique, Nigeria, Uganda,
Tanzania, Zambia, Zimbabwe) trong 3 năm từ 2015 đến 2017 cho thấy loài
sâu này đã gây thiệt hại về sản lượng ngô từ 8,3 đến 20,6 triệu tấn/năm nếu
không tiến hành các biện pháp phòng trừ. Sản lượng bị thiệt hại này tương
đương từ 21% - 53% tổng sản lượng ngơ trung bình hằng năm trong 3 năm
của các quốc gia này. Thiệt hại kinh tế ước tính khoảng từ 2,5 đến 6,2 triệu đô
la Mỹ (Ganiger & cs., 2018).
Ở Việt Nam, sâu keo mùa thu là loài sâu hại ngoại lai xâm lấn xuất hiện từ

năm 2019 và phát tán gây hại trên cây ngô ở nhiều tỉnh thành trong cả nước
như Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Cao Bằng, Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh,
Quảng Ngãi, Đăk Nông. Theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực
vật các tỉnh trên toàn quốc đến ngày 12/7/2019, tổng diện tích nhiễm sâu keo

1


mùa thu gây hại trên ngơ Hè Thu tồn quốc là 14.893 ha, nhiễm nặng 1.254 ha,
diện tích phịng trừ 7.227 ha. Các tỉnh bị nhiễm nặng là Sơn La, Điện Biên, Lạng
Sơn, Phú Thọ, Yên Bái, Ninh Bình, Đồng Nai, Đắk Lắk , Nghệ An.
Trên cơ sở đánh giá khả năng gây hại nguy hiểm của sâu keo mùa thu
Spodoptera frugiperda trên cây ngô ở Việt Nam trong thời gian gần đây, để
phục vụ cho công tác quản lý và phòng trừ sâu keo mùa thu đạt hiệu quả, bảo
vệ an tồn cho sản xuất, được sự phân cơng của Bộ môn Côn trùng, khoa
Nông học cùng sự hướng dẫn của PGS.TS. Hồ Thị Thu Giang, tôi thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh vật học và
thành phần vi sinh vật nội sinh ruột của sâu keo mùa thu Spodoptera
frugiperda (J. E. Smith) tại Việt Nam năm 2021”.
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định đặc điểm sinh vật học của sâu keo mùa thu Spodoptera
frugiperda (J. E. Smith) khi nuôi bằng một số loại thức ăn và ảnh hưởng của
thức ăn tới thành phần vi sinh vật nội sinh ruột sâu keo mùa thu từ đó tạo cơ
sở đề xuất biện pháp quản lý loài dịch hại này hiệu quả trong sản xuất, an tồn
với mơi trường và con người.
1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thức ăn lên một số đặc điểm sinh vật
học của sâu keo mùa thu.
- Xác định thành phần vi khuẩn nội sinh trong ruột sâu keo mùa thu khi

nuôi trên một số loại thức ăn.
- Khảo sát hiệu lực ức chế của vi khuẩn nội sinh đường ruột sâu keo với
nấm Metarhizium anisoplae trên môi trường nhân tạo.

2


PHẦN 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
VÀ NGỒI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu ngoài nước
Phân loại loài sâu keo mùa thu được các nhà nghiên cứu xác định như sau:
Giới: Động vật (Metazoa)
Ngành: Chân đốt (Arthropoda)
Lớp: Côn trùng (Insecta)
Bộ: Cánh vẩy (Lepidoptera)
Họ: Ngài đêm (Noctuidae)
Giống: Sâu keo (Spodoptera)
Loài: Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda
(CABI, 2020)
2.1.1. Phân bố
Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda J. E. Smith) (Lepidoptera:
Noctuidae) có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới ở châu Mỹ.
Loài sâu hại này đã được phát hiện gây hại tại nhiều khu vực và các quốc gia
thuộc châu Mỹ, châu Âu, châu Phi, châu Á. Ở châu Mỹ, loài dịch hại này xuất
hiện và gây hại tại hơn 80 quốc gia như Colombia, Uruguay..... Tại Châu Âu,
loài dịch hại này gây hại tại 3 quốc gia là Đức, Hà Lan, Slovenia. Ở Châu Phi,
sâu keo mùa thu đã xuất hiện tại 46 quốc gia như Ăng-gô, Ma-rốc,
Nigeria...Tại Châu Á, SKMT gây hại tại 38 quốc gia như Ấn Độ, Thái Lan,
Sri Lanka, Myanmar và Bangladesh.....(CABI, 2020).
Tại Châu Phi, đầu năm 2016, sâu keo mùa thu được phát hiện ở 5 nước

Tây và Trung Phi và đến năm 2018, loài này đã được phát hiện gây hại trên
cây ngô tại trên 30 quốc gia ở châu Phi. Tại châu Á, sâu keo mùa thu được
phát hiện gây hại đầu tiên tại Ấn Độ và Yê Men vào tháng 7 năm 2018. Tháng
1 năm 2019 loài này đã xuất hiện tại 5 quốc gia khác là Bangladesh, Trung
3


Quốc, Myanmar, Sri Lanka và Thái Lan. Từ đầu năm 2019 đến năm 2020 đã
có tới 12 quốc gia bị nhiễm sâu keo mùa thu (FAO, 2018).
2.1.2. Phạm vi ký chủ
Theo CABI (2020), SKMT được ghi nhận gây hại trên 353 cây ký chủ
khác nhau thuộc 76 họ trong đó họ Hoà thảo (Poaceae: 106), họ Cúc
(Asteraceae: 31), họ Đậu (Fabaceae: 31). Ngồi cây ngơ và cây lúa, lồi này
cịn gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại cây trồng khác như mía, bơng, đậu
tương, lạc, hoa hướng dương, hành, tỏi, củ cải, rau họ hoa thập tự, cây họ bầu
bí, cà chua, khoai lang, táo, xồi,….có mức độ kháng thuốc mạnh, ăn tạp và
sinh trưởng nhanh cùng khả năng di trú trung bình 10km, nếu gặp gió có thể
đi xa đến 100km.
2.1.3. Mức độ gây hại và thiệt hại kinh tế
Theo Goergen & cs (2016), SKMT đã được ghi nhận ở châu Phi gây
thiệt hại nghiêm trọng cho cây ngô (Goergen & cs,. 2016). Tại châu Phi, theo
đó có thể gây ra thiệt hại năng suất ngô trong khoảng từ 8,3 triệu đến 20,6
triệu tấn tại 12 quốc gia châu Phi mỗi năm nếu khơng có phương pháp kiểm
sốt. Tổng sản lượng bị thiệt hại tương đương với 21-53% sản lượng ngơ
trung bình hàng năm trong khoảng thời gian ba năm, thiệt hại kinh tế được
ước tính trong khoảng từ 2,481-6,187 triệu đô la Mỹ tại các quốc gia này.
Tại Brazil, SKMT làm giảm tới 34% năng suất ngô hạt dẫn đến tổng
thiệt hại hàng năm tới 400 triệu đô la Mỹ. Tại Mỹ, SKMT hàng năm gây tổn
thất hơn 500 triệu đô la Mỹ cho các vùng đông nam và duyên hải Đại Tây
Dương (Shylesha & cs,. 2018).

Một số khu vực của Ấn Độ ghi nhận mức độ nhiễm và gây hại lên tới
70% Sâu keo mùa thu trên 70% và sau đó lan mạnh sang các khu vực phụ cận
như như Shivamogga, Bellary, Belgaum và Hassan. SKMT gây nặng nhất
trên ngơ, tiếp đó đến một số cây trồng khác như cao lương, mía, kê và rau làm

4


ảnh hưởng mạnh lên khu vực cách tác nông nghiệp của Ấn Độ (Padhee &
Prassanna,. 2019).
Cũng theo Hruska (2019), SKMT nhanh chóng lan rộng và gây hại cho
hàng triệu ha ngô trên khắp châu Phi và châu Á. Ở những khu vực khơ hạn như
Sahel, sâu keo mùa thu cịn gây hại trên các cây trồng khác như cao lương, kê,
lúa mì với mức độ lây nhiễm trung bình khoảng 30% ha. Theo Kuate & cs
(2019), Sâu keo mùa thu xuất hiện tại 10 vùng trồng ngô ở Cameroon với tỷ lệ
thiệt hại từ 22,9 ± 5,7% ở vùng Đông Bắc và 79,2 ± 3,4% ở khu vực phía Tây
của quốc gia này. Số lượng sâu keo mùa thu lớn nhất trên mỗi cánh đồng được
ghi nhận ở khu vực phía Tây 20,1 ± 2,30 con/m2, tiếp theo là phía Đông 15,9 ±
2,45 con/m2 và Tây Bắc 15,3 ± 2,14 con/m2. Số lượng sâu keo mùa thu thấp nhất
được ghi nhận ở vùng Đông Bắc 6,59 ± 1,39 con/m2
2.1.4. Triệu chứng gây hại của sâu keo mùa thu
Theo Heinrichs & cs (2018), khả năng gây hại của sâu keo mùa thu tuỳ
thuộc vào loại cây trồng, giai đoạn phát triển của cây trồng và tuổi của sâu non.
SKMT thường gây hại ở lõi và lá ngô nhưng khi mật độ sâu quá nhiều chúng cũng
phá hoại ở bắp ngô. Sâu non tuổi nhỏ khi mới nở thường ăn lớp biểu bì của lá. Sau
đó sâu non nhả tơ phân tán nhờ gió. Sâu non tuổi lớn thường ăn diện tích lớn của
lá ngô, gần như ăn khuyết lá, để lại gân lá. Mật độ sâu trung bình từ 0,2- 0,8
con/cây trong giai đoạn cuối có thể làm giảm năng suất từ 5-20% (Krafsur & cs,.
2008). Khi sâu non tuổi 3 chúng sẽ di chuyển vào trong nõn ngô và gây hại, sâu
tuổi lớn thường có tập tính ăn thịt đồng loại.

2.1.5. Đặc điểm hình thái các pha phát dục của sâu keo mùa thu
* Trứng:
Theo Shylesha & cs. (2018) Trứng sâu keo mùa thu Spodoptera
frugiperda có hình cầu màu nâu vàng. Đường kính và chiều cao của trứng lần
lượt là 0,49-0,51 mm và 0,35-0,37 mm. Trứng được đẻ thành ổ và xếp thành
từng lớp. Số lượng trứng trên một ổ trứng thay đổi đáng kể nhưng thường là 100
5


đến 200 quả và tổng số trứng trên mỗi con cái trung bình khoảng 1500 với tối đa
hơn 2000 quả. Trứng sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda có màu trắng
kem có một lớp lơng phủ màu trắng (Sisodiya & cs., 2018).
Trong nghiên cứu của Reinert & Engelke (2010), trứng sâu keo mùa
thu hình vịm có màu trắng, kích thước 0,4 mm; số lượng trứng trên một ổ từ
50 đến 150 quả và thường nhiều hơn ở mặt dưới của lá. Theo Hardke & cs
(2015), trứng của sâu keo mùa thu có hình cầu chiều cao 0,39 mm; đường
kính 0,47 mm. Trứng ban đầu có màu xám xanh, sau dần dần trở nên đậm hơn
theo thời gian. Khoảng 12 giờ sau khi đẻ, trứng chuyển sang màu nâu, và gần
như đen khi sâu non chuẩn bị nở, ổ trứng được bao phủ, bảo vệ bởi một lớp
lông màu vàng hoặc màu nâu nhạt.
* Sâu non:
Sâu non có 6 tuổi, trên mảnh đầu sâu non xuất hiện hình chữ Y ngược
màu trắng. Sâu non có màu xanh lục với đầu đen sau chuyển dần sang màu
cam ở tuổi thứ 2. Mảnh đầu sâu non tương ứng từ tuổi 1 đến tuổi 6 thường
khoảng 0,35; 0,45; 0,75; 1,3; 2,0; 2,6 mm với chiều dài tương ứng khoảng
1,7; 3,5; 6,4; 10,0; 17,2 và 34,2 mm. Sâu non tuổi 3, bề mặt lưng của sâu keo
chuyển sang nâu và các vân trắng đen bắt đầu hình thành. Từ tuổi 4 đến tuổi 6
đầu có màu nâu đỏ,cơ thể màu nâu mang các đường dưới da và đường bên
màu trắng. Các u lông xuất hiện ở mặt lưng trên cơ thể. Ngồi hình dạng màu
nâu đặc trưng có thể có màu xanh lá cây. Ở dạng màu xanh lá cây, các điểm

trên mặt lưng màu sáng thay vì màu tối (Capinera, 2017).
Trong nghiên cứu của Reinert & Engelke (2010), sâu keo mùa thu mới
nở có chiều dài 1,08 mm; khi sâu đến tuổi 6 có chiều dài 34,15 mm. Sâu non
tuổi 1 đến tuổi 3 có màu xanh lục giống nhau nhưng khi từ tuổi 4 đến tuổi 6
sâu thường có màu nâu đen.
Theo Hardke & cs (2015), sâu non tuổi 1 mới nở có màu trắng nhạt sau
chuyển dần sang màu vàng với mảnh đầu màu đen. Sau khi lột xác chuyển
6


sang tuổi 2 và 3 sâu non có màu xanh nhạt và có chữ Y ngược màu trắng trên
mảnh đầu. Sâu non tuổi lớn có màu từ xanh lục nhạt đến nâu hoặc màu đen
tùy thuộc loại thức ăn và các yếu tố tự nhiên khác. Sâu non có 4 dấu chấm đen
trên đốt bụng thứ 8. Chiều rộng mảnh đầu sâu keo mùa thu tăng dần từ tuổi 1
là 0,314 m m đến tuổi 6 là 2,78 mm.
* Nhộng:
Nghiên cứu của (Capinera, 2017) cho biết pha nhộng thường diễn ra
trong đất ở độ sâu từ 2 đến 8cm. Sau khi đã ăn đẫy sức, sâu non tuổi 6 sẽ tạo
một cái kén hình bầu dục dài từ 20 đến 30mm bằng cách liên kết các hạt đất
lại bằng tơ. Nếu đất quá cứng, sâu non sâu keo mùa thu có thể sử dụng mảnh
vụn lá hoặc các nguyên liệu khác để tạo thành kén trên bề mặt đất. Nhộng sâu
keo mùa thu có màu nâu cam và dần chuyển sang màu đen khi sắp vũ hóa
(Hardke & cs, 2015).
* Trưởng thành:
Trưởng thành SKMT có độ rộng sải cánh từ 32 - 40mm. Trưởng thành đực
có cánh trước màu nâu xám với các đốm trắng hình tam giác ở đầu và gần trung
tâm của cánh. Trưởng thành cái có cánh trước màu nâu xám đồng nhất không rõ
các đốm và vân như cánh trước của trưởng thành đực. Cánh sau có màu trắng ánh
bạc với đường viền tối màu ở cả con đực và con cái (Capinera, 2017).
Theo Hardke & cs (2015), trưởng thành sâu keo mùa thu có sải cánh

khoảng 3,81 cm. Phần trên của cánh trước của trưởng thành đực có một đốm
màu xám đậm, với một điểm trắng đặc biệt gần đỉnh lưng, hoặc đỉnh của
cánh, phần dưới của cánh trước có màu xám nhạt. Đơi cánh sau có màu xám
nhạt đến trắng. Trưởng thành cái cánh có màu nâu xám. Trưởng thành sâu keo
mùa thu có râu dạng sợi chỉ.
2.1.6. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu keo mùa thu
Theo Reinert & Engelke (2010), Vòng đời của sâu keo mùa thu bao
gồm trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành. Vòng đời thay đổi theo khí hậu
7


và các điều kiện khác, cụ thể 30 ngày trong mùa hè, 60 ngày vào mùa xuân,
mùa thu và lên đến 80 - 90 ngày trong mùa đông. Sâu keo mùa thu
Spodoptera frugiperda là lồi sâu hại có vịng đời khá ngắn khoảng từ 1-2
tháng, gây hại mạnh ở nhiều lồi cây nơng nghiệp đặc biệt là ngơ (Mugo &
cs, 2017).
Giai đoạn trứng: Thời gian phát dục của trứng từ 2-3 ngày trong những
tháng mùa hè hoặc dài hơn tùy thuộc vào ẩm độ và nhiệt độ theo (Capinera,
2017). Theo Gabriela Murúa & Eduardo Virla (2004), thời gian trứng kéo dài
3,53 ± 1,17; 2,96 ± 0,89 và 3,08 ± 0,61 ngày tương ứng khi các cá thể được
nuôi trên ngô, cỏ Guinea và cỏ Bermuda. Thời gian trứng cho thấy có sự khác
biệt đáng kể, thời gian ngắn nhất được quan sát thấy với Guineagrass, dài nhất
là trên ngô. Trong nghiên cứu của Hardke & cs (2015), thời gian phát dục của
trứng sâu keo mùa thu là 4 ngày trong điều kiện tối ưu.
Giai đoạn sâu non: Theo Sade & cs (2013), Sâu non khi nuôi trên thức
ăn nhân tạo trong phịng thí nghiệm chúng sẽ khơng ăn thịt đồng loại. Sâu non
có xu hướng che giấu bản thân trong thời gian sáng nhất trong ngày. Thời
gian phát dục của sâu non khoảng 14 ngày trong mùa hè và 30 ngày trong thời
tiết mát mẻ. Thời gian phát triển trung bình được xác định là 3,3;1,7; 1,5;1,5;
2,0 và 3,7 ngày tương ứng với sâu non tuổi 1 đến 6, khi được nuôi ở 25°C

(Capinera, 2017). Theo Truzi & cs. (2021), thời gian phát dục của sâu non sâu
keo mùa thu khi nuôi trên thức ăn nhân tạo (đậu trắng) là 18,3 ± 0,22 ngày với
tỷ lệ sống sót của sâu non là 88 ± 4,64%. Thời gian phát dục của sâu non trên
thức ăn nhân tạo đậu xanh là 15,6 ngày với tỷ lệ sơng sót là 92%, bột ngơ là
34,5 ngày với tỷ lệ sống sót là 48%, trên ngơ xanh là 15,3 ngày với tỷ lệ sống
sót là 94,7% (Pinto & cs., 2019). Theo Silva & cs (2017) cho biết, tỷ lệ sống
sót cao nhất của sâu keo mùa thu khi nuôi trên đậu tương lên đến 88,0 ± 4 %,
sau đó đến lúa mỳ với khả năng sống sót lên đến 86,0 ± 6% và khi ni trên
thức ăn nhân tạo với tỷ lệ sống đạt 73,0 ± 6% thấp nhất so với các loại thức ăn
8


còn lại. Theo các nghiên cứu trên thế giới, sâu non đẫy sức thường di chuyển
xuống đất để hóa nhộng. Độ sâu lớp đất hóa nhộng khoảng từ 2 đến 8cm. Sâu
non tạo một cái kén mỏng bằng đất hoặc các mảnh lá cây khô. Nếu đất quá cứng,
sâu non có thể gắn kết các hạt đất với nhau bằng tơ hoặc mảnh vụn lá và các vật
liệu khác để tạo thành một cái kén trên bề mặt đất (Pinto & cs., 2019).
Giai đoạn nhộng: Thời gian phát dục pha nhộng từ 20 đến 30 ngày
trong mùa đông ở Florida. Pinto & cs (2019) đã ghi nhận thời gian giai đoạn
nhộng trên thức ăn nhân tạo đậu xanh là 12 ngày với trọng lượng trung bình là
253,3 mg, thức ăn nhân tạo bột ngô là 22 ngày với trọng lượng trung bình là
156,7 mg, thức ăn nhân tạo ngơ xanh là 11 ngày với trọng lượng trung bình là
258,5 mg. Theo Silva & cs. (2017) cho biết, thời gian tiền nhộng của sâu keo
mùa thu khi nuôi trên thức ăn nhân tạo là 1,87 ± 0,04 ngày. Ở giai đoạn
nhộng, thời gian phát dục của nhộng khi nuôi trên thức ăn nhân tạo dài nhất
9,70 ± 0,20 ngày, trên bông là 9,44 ± 0,19 ngày, ngắn nhất khi nuôi trên ngô
thời gian phát dục của pha nhộng là 8,54 ± 0,09 ngày. Trọng lượng nhộng
cũng khác nhau, thấp nhất là khi sâu non được nuôi trên lá bông là 0.1651g.
Trọng lượng nhộng cao nhất là khi sâu non được nuôi trên thức ăn nhân tạo là
0.2889g, trọng lượng nhộng trên các cây ký chủ khác gần như khơng có sự

khác biệt. Trong nghiên cứu của Truzi & cs. (2021) cho thấy, thời gian phát
dục nhộng của sâu keo mùa thu khi nuôi trên thức ăn nhân tạo (đậu trắng) là
10,6 ± 0,11 ngày với tỷ lệ sống là 80,0 ± 5,71% và trọng lượng nhộng là
288,2 ± 4,06 mg.
Giai đoạn nhộng của sâu keo không thể chịu được thời kỳ lạnh kéo dài.
Pitre & Hogg (1983) đã nghiên cứu tỷ lệ sống sót qua mùa đơng của nhộng
sâu keo mùa thu ở Florida và xác định tỷ lệ sống sót là 51% ở miền nam
Florida, nhưng chỉ sống sót 27,5% ở miền trung Florida và 11,6% sống sót ở
miền bắc Florida (Capinera, 2017). Tỷ lệ nhộng vũ hóa thành cơng thấp nhất
là 22,1% đối với thức ăn nhân tạo bột ngô và cao nhất là 89,3% đối với thức
9


ăn nhân tạo ngô xanh (Pinto & cs., 2019). Tỷ lệ nhộng sống sót thấp nhất là
22,1% khi sâu non sâu keo mùa thu nuôi trên thức ăn nhân tạo (bột ngô) và cao
nhất là 89,3% trên thức ăn nhân tạo (hạt ngô non) (de Menezes & cs., 2020).
Giai đoạn trưởng thành: Trưởng thành sống và hoạt động về đêm và
hoạt động mạnh nhất vào thời tiết ấm áp và có độ ẩm cao, thời gian sống của
trưởng thành dao động từ 7 đến 21 ngày, trung bình khoảng 10 ngày. Trưởng
thành sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda thường đẻ hết trứng trong vịng
5 ngày đầu nhưng cũng có những trường hợp đặc biệt thì trưởng thành cái có
thể đẻ trong khoảng thời gian rải rác tối đa 3 tuần (Capinera, 2017). Trưởng
thành cái đẻ lên đến 1000 trứng (CABI, 2020).
Theo Pinto & cs (2019), khi nuôi SKMT trên thức ăn nhân tạo đậu
xanh 1 trưởng thành cái có thể đẻ được 1850 quả, trên ngô xanh là 1746 quả
và trên thức ăn nhân tạo (bột ngô) trưởng thành cái không đẻ trứng.
Truzi & cs (2021), thời gian phát dục trung bình của trưởng thành đực
của sâu keo mùa thu khi nuôi trên thức ăn nhân tạo (240g bột đậu trắng) là 8,1
± 1,02; trưởng thành cái là 11,5 ± 1,36 ngày với sức sinh sản là 667,5 ±
126,93 quả trên 1 trưởng thành cái. Trên thức ăn nhân tạo tạo (120g bột đậu

trắng) thời gian phát dục của trưởng thành đực trung bình là 8,8 ngày, trưởng
thành cái là 10,4 ngày và không đẻ trứng. Trên thức ăn nhân tạo (480g bột
đậu trắng), thời gian phát dục của trưởng thành đực sâu keo mùa thu là 6,5
ngày, trưởng thành cái là 10,3 ngày với sức sinh sản là 592,9 trên 1 trưởng
thành cái.
Nghiên cứu của de Menezes & cs (2020), sâu keo mùa thu khi nuôi
trên thức ăn nhân tạo đậu xanh 1 trưởng thành cái có thể đẻ được 1850 quả,
trên thức ăn nhân tạo (hạt ngô non) là 1746 quả, trên thức ăn nhân tạo (bột
ngô) trưởng thành cái không đẻ trứng.
Theo Truzi & cs (2021), tỷ lệ giới tính đực cái của sâu keo mùa thu khi
nuôi trên thức ăn nhân tạo (đậu trắng) là 0,5 ± 0,06%. Tỷ lệ giới tính của sâu
10


keo mùa thu không bị ảnh hưởng từ các loại thức ăn nhân tạo khác nhau, tỷ lệ giới
tính của sâu keo mùa thu thấp nhất so với các loại thức ăn nhân tạo khác là bột
ngô với 39,0 ± 7% và cao nhất là đậu xanh với tỷ lệ đực cái 56,0 ± 8%. Tỷ lệ
trưởng thành có đơi cánh biến dạng cao nhất so với các loại thức ăn nhân tạo khác
là bột ngô với 64,7% và thấp nhất là ngô xanh với 2,9 (Pinto & cs., 2019).
2.1.7. Nghiên cứu về vi sinh vật nội sinh ruột sâu keo mùa thu
Theo Nguyễn Đức Khánh (2020), vi sinh vật đã được chứng minh là
nhân tố quan trọng trong nhiều hoạt động sống cơn trùng và có thể ảnh hưởng
đến phạm vi cây ký chủ của côn trùng, hiệu quả ăn của côn trùng,sự trao đổi
chất của côn trùng…
Cũng như các nhóm vi sinh vật khác, hệ vi sinh vật trong cơ thể sâu keo
mùa thu có ý nghĩa nhất định đối với đời sống của chúng. Vi sinh vật nội sinh
rất đa dạng, có ảnh hưởng trực tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển và thích ứng
mơi trường (thức ăn) của sâu keo. Nghiên cứu về chúng trên sâu keo vẫn còn
nhiều hạn chế. Chen & cs (2018), ghi nhận vi khuẩn đường ruột sâu keo chủ
yếu thuộc nhóm Proteobacteria, thành phần này đồng nhất với thành phần ở

các nhóm cơn trùng cánh vảy. Bốn giống vi khuẩn, Pseudomonas, Delftia,
Enterococcus và Serratia, đã được ghi nhận trong nghiên cứu trước đây đã
được phân lập từ Spodoptera frugiperda (De Almeida & cs., 2017).
Ugwu & cs (2020), đã xác định được 285 giống vi khuẩn trong ruột sâu
keo mùa thu trong đó phổ biến nhất là 10 giống vi khuẩn: Klebsiella,
Enterococcus,

Acinetobacter,

Enterobacter,

Myroides,

Sphingomonas,

Comamonas, Sphingobacterium, Pseudomonas and Clostridium_sensu_
stricto_5. Trong đó Klebsiella (Proteobacteria) là giống vi khuẩn chiếm ưu
thế nhất, sau đó là giống Enterococcus trong ruột của sâu keo mùa thu. Tuy
nhiên, trong nghiên cứu của Gichuhi & cs (2020), ở SKMT không xuất hiện
giống Klebsiella mà vi khuẩn Enterococcus là loài chiếm ưu thế trong hai
mẫu ấu trùng từ Nigeria.
11


Nhiều giống vi khuẩn được phát hiện như Stenotrophomonas, Serratia,
Delftia, Sphingobacterium, Pseudomonas, Morganella và Enterococcus và
chúng được tìm thấy trong cả hai vòng đời liên tiếp, điều này cho thấy rằng
các loài vi khuẩn đường ruột liên tục được truyền qua các giai đoạn phát triển
và qua các thế hệ (Moran, 2006). Các chi vi khuẩn Chryseobacterium,
Comamonas và Sphingobacterium đã được ghi nhận trong ruột sâu keo ở ba

quốc gia Mỹ, Kenya và Nigeria (Ugwu & cs, 2020).
Vi khuẩn đường ruột Clostridia sp và Microbacterium được xác định
trong ruột sâu keo mùa thu có liên quan đến sự phá vỡ thành tế bào thực vật
các thành phần như cellulose và xylan. Tương tự, Acidobacterium sp.,
Clostridia sp., Microbacter sp., Flavobacter johnsoni và Thermobia sp. tìm
thấy trong ruột của sâu đục bắp ngơ Helicoverpa armigera được báo cáo liên
quan đến q trình tiêu hố cellulose trong ruột các lồi cơn trùng khác. Vi
khuẩn Candidatus sp. phát hiện trong ruột của sâu keo mùa thu có khả năng
cung cấp các amino acids thiết yếu đối với côn trùng phát triển khi thức ăn
thiếu chất dinh dưỡng. Vi khuẩn Burkholderia có khả năng giải độc thuốc trừ
sâu cũng như Enterococcus sp. và Rhodococcus sp. có chức năng giải độc
chất độc thực vật (Ugwu & cs., 2020).
Trong nghiên cứu của HE & cs (2021), đã phân lập được 31 vi khuẩn
dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh hóa và phân tử của chúng. Trong số 31
vi khuẩn này có sáu giống phân lập là vi khuẩn gram âm, hai mươi bảy giống
phân lập là sản xuất catalase, chín giống phân lập là sản xuất lipase, hai mươi
phân giống lập là sản xuất amylase và hai mươi giống phân lập được là nhà
sản xuất gelatinase. 50% số giống vi khuẩn phân lập được có khả năng phân
giải mỡ. Chiếm phần lớn trong số đó là hai giống vi khuẩn Pseudomonas
aeruginosa và Bacillus tequilensi. Pseudomonas aeruginosa liên quan đến các
hoạt động như xúc tác, thủy phân xenlulo và tinh bột còn Bacillus tequilensis
chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất chất hữu cơ và các chất axit.
12


Acevedo & cs (2017), đã phân lập được 5 chi vi khuẩn có khả năng kháng
lại 1 số thuốc trừ sâu. Một số nghiên cứu còn ghi nhận sự tồn tại của vi khuẩn
gây độc cho sâu như các loài thuộc giống Serratia, Bacillus, Pseudomonas và
Clostridium cho thấy khả năng kiểm soát sinh học của chúng.
Road (2018), đã phân lập được và xác định được từ ruột ấu trùng

spodoptera litura 2 giống vi khuẩn là Pseudomonas aeruginosa và Bacillus
tequilensis, chúng được xác định dựa trên sự tương đồng của chúng với các
trình

tự

khác.

Nghiên

cứu

này

chứng

minh

rằng, Pseudomonas

aeruginosa xuất hiện trong ruột của sâu non Spodoptera litura liên quan đến
các hoạt động như xúc tác, thủy phân xenlulo và tinh bột. Bacillus tequilensis
chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất các chất hữu cơ, axit.
Correa-Cuadros & cs (2016), sự tương tác giữa vi khuẩn cộng sinh và
nấm P. luminescens ức chế sự phát triển của nấm B. bassiana và M.
anisopliae lên đến 40% bằng cách tiết các chất chuyển hóa thứ cấp, trong khi
chiết xuất từ nấm không ức chế P. luminescens. Việc sử dụng nấm trong điều
kiện phịng thí nghiệm mang lại hiệu quả cao tỷ lệ sâu chết do nấm Beauveria
bassiana Bb9205 là 95,33% và Metarhizium anisopliae Ma9236 là 99,67%.
2.1.8. Biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu

Trên thế giới, các biện pháp quản lí lồi sâu hại này chủ yếu là sử dụng
biện pháp quản lí tổng hợp trong đó có sự kết hợp của nhiều biện pháp như
canh tác, thủ cơng cơ giới, sinh học, hố học, bẫy bả, bẫy pheromone. Trong
các biện pháp phòng chống sâu keo mùa thu, biện pháp sinh học (sử dụng chế
phẩm nấm Metarhizium anisopliae) và biện pháp sử dụng bẫy pheromon cũng
cho kết quả hết sức khả quan (Tumlinson & cs, 1986).
2.2. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu trong nước
2.2.1. Tình hình gây hại của sâu keo mùa thu
Năm 2019, cả nước có hơn 15.000 ha ngơ bị hại nghiêm trọng bởi sâu
keo mùa thu Spodoptera frugiperda gây ra, phần lớn nguyên nhân do vì đây là
13


loài sâu hại nguy hiểm mới xuất hiện. Đến tháng 12/2019, cả nước đã có hơn
31 tỉnh thành phía Bắc cơng bố có diện tích canh tác ngơ bị gây hại bởi sâu
keo mùa thu.
Theo Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Bắc trong vụ ngơ xn 2019, sâu
keo mùa thu bắt đầu xuất hiện tại phía Bắc từ tháng 3, cao điểm hại từ đầu
tháng 4 đến cuối tháng 5 trên ngơ giai đoạn từ 4 lá đến xốy nõn mật độ phổ
biến 1-3 con/m2, cao 5-7 con/m2, cục bộ lên đến 20-40 con/m2. Trong đó, diện
tích nhiễm 21.602 ha, bị hại nặng 1.761 ha. Vụ ngô hè thu có diện tích nhiễm
sâu keo mùa thu của tồn miền Bắc đã lên tới 29.785 ha, bị hại nặng 2.059 ha.
Tại miền Nam, năm 2019 thống kê được diện tích ngô bị nhiễm sâu keo
mùa thu là 1378,4 ha (Trung tâm BVTV phía Nam, 2019).
Tại các tỉnh miền Trung, theo Trung tâm BVTV khu 4 (2020) sâu keo
mùa thu xuất hiện gây hại trên các giống ngô lai VNL 61, CP3Q từ vụ Hè Thu
và vụ Đông năm 2019 tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. SKMT bắt đầu xuất
hiện khi cây ngơ có 2 - 3 lá, phát sinh với mật độ cao chủ yếu khi cây ngô ở
giai đoạn 4 - 6 lá và giai đoạn xoáy nõn - trỗ cờ. Tại Nghệ An, trong vụ ngô
Hè Thu, SKMT có mật độ đạt cao khi cây ngơ ở giai đoạn 4 - 6 lá (5,5

con/m2) và ở giai đoạn xốy nõn (8,3 con/m2). Tương tự, trên ngơ vụ Đông,
đỉnh cao mật độ của SKMT vào giai đoạn 4 - 6 lá, giai đoạn ngơ xốy nõn
tương ứng đạt 4,2 con/m2 và 3,9 con/m2.Tại Thanh Hóa, SKMT phát sinh với
mật độ thấp hơn so với ở Nghệ An. Trong vụ Hè Thu, mật độ SKMT khi cây
ngô ở giai đoạn 4 - 6 lá đạt là 3,8 con/m2, ở giai đoạn xốy nõn đạt 6,9
con/m2. Trong vụ Đơng, ở giai đoạn 4 - 6 lá SKMT có mật độ là 3,9 con/m2
và ở giai đoạn xoáy nõn là 3,2 con/m2 Tại Hà Tĩnh, SKMT phát sinh với mật
độ thấp nhất trong 3 tỉnh đã điều tra. Đỉnh cao mật độ trong vụ Hè Thu khi
cây ngô ở giai đoạn 4 - 6 lá chỉ là 2,9 con/m2 và ở giai đoạn xốy nõn là 3,9
con/m2. Trong vụ Đơng, đỉnh cao mật độ ở giai đoạn 4 - 6 lá đạt 3 con/m2 và
ở giai đoạn xoáy nõn là 3,2 con/m2.Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Tĩnh, từ
14


×