Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu đặc điểm thực vật và sinh trưởng của lan kiếm lô hội nguồn gốc tự nhiên (cymbidium aloifolium) vụ xuân hè năm 2021 tại gia lâm hà nội (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.87 MB, 71 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
----------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ
SINH TRƯỞNG CỦA LAN KIẾM LÔ HỘI
NGUỒN GỐC TỰ NHIÊN (CYMBIDIUM ALOIFOLIUM)
VỤ XUÂN – HÈ NĂM 2021 TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI”

Người thực hiện

: Đặng Minh Hiệp

Mã SV

: 622863

Lớp

: K62-RHQCQ

Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Bình Đà
Bộ mơn

: Thực vật

HÀ NỘI – 2021



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản
thân, tơi đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ đạo tận tình của các cá nhân và tập thể.
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Trần Bình
Đà – Bộ mơn Thực vật - Học viện Nơng nghiệp Việt Nam đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo cặn kẽ và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn đến các Thầy cơ cùng tồn thể các cán bộ nhân
viên trong bộ môn Thực vật – Khoa Nông học – Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực
hiện đề tài.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy cô trong Khoa Nông
học – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện cho tơi hồn thành
báo cáo tốt nghiệp.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã ln động
viên, ủng hộ và giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện báo cáo tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Đặng Minh Hiệp

i


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................ vi
TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ............................................................ 1
PHẦN I. MỞ ĐẦU................................................................................................ 3
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 3
1.2. Mục đích và yêu cầu....................................................................................... 4
1.2.1. Mục đích ...................................................................................................... 4
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................ 4
PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 5
2.1. Giới thiệu chung về chi Cymbidium............................................................... 5
2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố ....................................................... 5
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của Chi lan kiếm (Cymbidium aloifolium)............ 6
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển.................................................................. 6
2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây hoa lan kiếm Lô hội .......................................... 8
2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan kiếm Lơ hội ............................................... 11
2.2.1. Kỹ thuật trồng............................................................................................ 11
2.2.2. Chăm sóc ................................................................................................... 12
2.3. Sâu bệnh hại hoa lan kiếm Lơ hội và phương pháp phịng trừ. ................... 13
2.3.1 Sâu bệnh hại ............................................................................................... 13
2.3.2 Phòng trừ .................................................................................................... 14
2.4. Tình hình nghiên cứu về các lồi hoa thuộc chi Cymbidium ở trên thế
giới và ở Việt Nam .................................................................................. 15
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ............................................................ 15

ii



2.4.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................. 19
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 24
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................ 24
3.1.1. Đối tượng................................................................................................... 24
3.1.2. Vật liệu .................................................................................................... 25
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 26
3.3. Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi .............................................. 26
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 26
3.3.2. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................. 26
3.3.3. Tình hình nhiễm sâu, bệnh hại .................................................................. 27
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27
3.4.1 Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 27
3.4.2 Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 27
PHẦN IV:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 29
4.1. Đánh giá một số đặc điểm hình thái của lan kiếm Lơ hội thu thập từ tự
nhiên ........................................................................................................ 29
4.2 Đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng lan kiếm Lô hội ................................. 35
4.2.1 Sinh trưởng chiều dài lá ............................................................................. 31
4.2 Sinh trưởng chiều rộng lá măng .................................................................... 38
4.3. Đánh giá chỉ tiêu theo dõi phát triển hoa ..................................................... 43
4.4. Đánh giá chỉ tiêu theo dõi tình hình sâu bệnh hại ........................................ 48
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 51
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 52
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 54
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 58

iii



DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Các cá thể lan kiếm Lô hội tự nhiên được thu thập ............................ 24
Bảng 4.1 Kích thước thân của lan kiếm Lô hội thu thập từ tự nhiên .................. 29
Bảng 4.2 Kích thước lá của lan kiếm Lô hội thu thập từ tự nhiên ...................... 32
Bảng 4.3 Động thái tăng trưởng chiều dài lá măng kiếm Lô hội vụ Xuân –
Hè 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội ............................................................. 39
Bảng 4.4 Động thái tăng trưởng chiều rộng lá măng kiếm Lô hội vụ Xuân –
Hè 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội ............................................................. 39
Bảng 4.5 Thời gian ra hoa của các cây lan kiếm Lô hội ..................................... 44
Bảng 4.6 Đặc điểm chiều dài hoa của các giống lan kiếm Lô hội ...................... 45
Bảng 4.7 Đặc điểm chiều rộng hoa của các giống lan kiếm Lô hội ................... 45
Bảng 4.8 Tình hình sâu bệnh hại trên lan kiếm Lơ hội vụ Xuân – Hè 2021 tại
Gia Lâm, Hà Nội ................................................................................. 45

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Đo đạc các thơng số như thân, lá trước khi trồng ............................... 28
Hình 4.1. Các dịng lan kiếm Lô hội thu thập từ tự nhiên ở 3 khu vực Bình
Thuận, Hịa Bình và Tây Ngun ........................................................... 31
Hình 4.2. Đo đạc kích thước các dịng lan kiếm Lô hội thu thập từ tự nhiên ở
3 khu vực Bình Thuận, Hịa Bình và Tây Ngun ................................. 31
Hình 4.3 Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều dài lá măng kiếm Lô hội vụ
Xuân – Hè 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................... 36
Hình 4.4. Sinh trưởng chiều dài và rộng lá lan kiếm Lơ hội khu vực Bình
Thuận và Hịa Bình đo bắt đầu từ tháng 3 .............................................. 38
Hình 4.5 Biểu đồ động thái tăng trưởng chiều rộng lá măng kiếm Lô hội vụ
Xuân – Hè 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội .................................................... 40
Hình 4.6 Kích thước chiều dài và rộng lá lan kiếm Lô hội khu vực Tây

Nguyên .................................................................................................... 42
Hình 4.7 Hình thái hoa lan kiếm Lơ hội khu vực Hịa Bình ............................... 47
Hình 4.8 Một số hình ảnh sâu, bệnh hại trong khoảng thời gian theo dõi .......... 51

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

: Số thứ tự

BT

: Bình Thuận

TN

: Tây Ngun

HB

: Hịa Bình

vi


Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp
Đặt vấn đề:
Nhu cầu sử dụng và thưởng thức hoa cây cảnh ngày càng trở nên phổ biến,

đặc biệt là trong các dịp lễ, tết…Nghề trồng hoa đã và đang trở thành nghề mang
lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân, tạo công ăn việc làm cho một lượng
lớn lao động, góp phần cải thiện đời sống, phát triển kinh tế đất nước.
Lý do:
Do thiếu giống tốt, kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa có quy trình chăm sóc phù
hợp… nên việc sản xuất chưa mang lại hiệu quả cao, số lượng và chất lượng hoa
lan chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, trong khi nhu cầu sử dụng các
loài lan trên là rất cao.
Mục tiêu:
Tìm hiểu đặc điểm thực vật và khả năng sinh trưởng, phát triển Lan kiếm
Lơ hội có nguồn gốc tự nhiên trong điều kiện khu vực huyện Gia Lâm, Hà Nội.
Tổng quát vật liệu:
Vật liệu nghiên cứu gồm:
- 40 cá thể giống hoa lan kiếm Lô hội thu thập từ các vùng sinh
thái nơng nghiệp của Hịa Bình, Tây Ngun và Bình Thuận
- Các loại phân bón dùng cho thí nghiệm như:
+ Phân trắng tan chậm Nhật Magamp K 600 gr bón hoa lan cây cảnh
+ Vitamin B1 cho cây lan loại Thái
- Dụng cụ: Cuốc, dầm, bình tưới nước, xô, gáo, thước thẳng, thước panme...
Phương pháp nghiên cứu:
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp trồng tuần tự không nhắc lại
Kết quả nghiên cứu:
Về sinh trưởng của lan kiếm Lô hội trong vụ Xuân – Hè:

1


Sau 3 lần đo số liệu chúng tôi thấy sự tăng trưởng về chiều dài lá của các
cây lan kiếm Lơ hội khơng có sự đồng đều sự tăng trưởng chiều dài lá nhỏ nhất.
Còn sự tăng trưởng về chiều rộng lá của các cây lan kiếm Lô hội không có sự

khơng đồng đều
Kiến nghị:
Cần tiếp tục đánh giá và chọn lọc những cá thể có màu sắc hoa đẹp, khác
biệt, có số hoa/cụm và số cụm hoa/cây cao, độ bền 1 hoa và độ bền cụm hoa
cao, cây có khả năng đẻ nhánh tốt, hoặc có thời gian ra hoa vào đúng dịp lễ tết,
sau đó nhân vơ tính và theo dõi sự ởn định của các tính trạng đã chọn lọc để
khắc phục được những nhược điểm của bộ giống lan kiếm Lô hội ở Việt Nam và
phát triển đưa vào sản xuất làm hoa trồng chậu.

2


PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đất nước ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được
nâng cao. Khi có vật chất đầy đủ thì con người sẽ quan tâm nhiều hơn đến đời
sống tinh thần. Một trong những món ăn tinh thần khơng thể thiếu trong cuộc
sống hiện nay là trồng và thưởng hoa. Hoa đem lại cho con người những cảm
xúc thẩm mĩ cao quý mà khơng một thứ q tặng nào có được. Hoa, cây cảnh đã
đi vào cuộc sống như một nét đẹp, một thú chơi thể hiện một phần của dân tộc
Việt Nam. Ngày nay, nghệ thuật chơi hoa cây cảnh được xem là có tính quần
chúng rộng rãi, tính dân tộc đậm đà, tính nhân văn cao quý, tính thẩm mỹ độc
đáo, tính sáng tạo mới mẻ và tính kinh tế cao. Việc xây dựng chương trình phát
triển hoa, cây cảnh là việc làm cần thiết. Phát triển hoa, cây cảnh, khơng những
góp phần vào việc chuyển đởi cơ cấu sản xuất nơng nghiệp mà sản phẩm của nó
sẽ đáp ứng nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống của người dân. Hiện
nay ở nước ta, trong chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cây hoa lại
càng được quan tâm. Hàng năm có nhiều giống hoa được lai tạo và nhập nội,
nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất nên diện
tích trồng hoa ngày càng được nâng cao. Cùng với sự phát triển của xã hội,

những nhu cầu về mặt tinh thần ngày một cao. Nhu cầu sử dụng và thưởng thức
hoa cây cảnh ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết…Nghề
trồng hoa đã và đang trở thành nghề mang lại nguồn thu nhập cao cho người
nông dân, tạo công ăn việc làm cho một lượng lớn lao động, góp phần cải thiện
đời sống, phát triển kinh tế đất nước.
Lan kiếm Lơ hội là những lồi lan đẹp được thị trường ưa chuộng. Nó hấp
dẫn người tiêu dùng về màu sắc đa dạng, hương thơm quyến rũ và đặc biệt thu
hút các nhà sản xuất kinh doanh bởi độ bền của hoa. Tuy nhiên, thực tế sản xuất
những lồi lan trên ở Việt Nam cịn gặp nhiều khó khăn. Lan kiếm lơ hội rất phù
hợp với khí hậu khu vực phía Nam do thời tiết quanh năm ấm áp, cường độ ánh
sáng lớn và độ dài chiếu sáng thích hợp cho cây sinh trưởng phát triển, còn khu

3


vực phía Bắc điều kiện khí hậu khơng được thuận lợi, do mùa hè nhiệt độ cao
(33 – 38 độ C), độ ẩm lớn và cường độ ánh sáng mạnh đã ảnh hưởng không tốt
đến sinh trưởng của cây, làm cây dễ bị cháy lá, tỷ lệ nhiễm bệnh thối nhũn cao.
Về mùa đông nhiệt độ lại quá thấp, cường độ ánh sáng yếu, thời gian chiếu sáng
trong ngày ngắn nên cũng không thuận lợi cây cho sinh trưởng, phát triển và ra
hoa. Mặt khác, do thiếu giống tốt, kỹ thuật chưa đồng bộ, chưa có quy trình
chăm sóc phù hợp… nên việc sản xuất chưa mang lại hiệu quả cao, số lượng và
chất lượng hoa lan chưa đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng, trong khi nhu
cầu sử dụng các lồi lan trên là rất cao. Nhằm góp phần khắc phục hạn chế này,
tạo điều kiện cho cây hoa lan nói chung và lan kiếm Lơ hơi nói riêng phát triển
có hiệu quả, tơi thực hiện đề tài nghiên cứu “Đặc điểm thực vật và sinh trưởng
của lan kiếm Lô hội nguồn gốc tự nhiên (Cymbidium aloifolium) vụ Xuân Hè năm 2021 tại Gia Lâm - Hà Nội”.
1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm hiểu đặc điểm thực vật và khả năng sinh trưởng, phát triển lan kiếm

Lơ hội có nguồn gốc tự nhiên trong điều kiện khu vực huyện Gia Lâm, Hà Nội.
1.2.2. Yêu cầu
Tìm hiểu đặc điểm thực vật của lan kiếm Lô hội thu thập từ một số vùng
miền trong tự nhiên.
Đánh giá sinh trưởng, phát triển và tình hình nhiễm sâu bệnh hại của cây
lan kiếm Lô hội thu thập từ tự nhiên.

4


PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về chi Cymbidium
2.1.1. Vị trí phân loại, nguồn gốc và phân bố
Chi lan kiếm (danh pháp khoa học: Cymbidium), còn gọi là Đoản
kiếm, Thanh ngọc, thuộc loại Địa lan hay Thổ lan, là một chi thực vật gồm 52
loài thuộc họ lan. Chi này được Olof Swartz mô tả lần đầu vào năm 1799. Tên
chi có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp kumbos nghĩa là 'lỗ thủng', dựa theo hình dáng
mơi hoa. Tên viết tắt của chi này là Cym. Cymbidium cũng là tên của một liên minh
hoa lan gồm các chi Ansellia, Cymbidium, Grammatophyllum thuộc Phân họ lan biểu
sinh bậc cao. Có khoảng 50 lồi trên thế giới, phân bố ở vùng đất liền nhiệt đới
và á nhiệt đới châu Á, từ Ấn Độ, Nhật Bản, Malaixia, Inđơnêxia, Philippin, Bắc
Ơxtrâylia. Việt Nam hiện biết 20 loài. Theo L. Averyanov (1994), chi
Cymbidium được xếp vào Phân tông Cymbidiinae thuộc tông Cymbidieae nằm
trong Phân họ Vandoideae của họ Lan Orchidaceae. Khóa định loại các loài
thuộc chi Cymbidium hiện biết ở Việt Nam được xây dựng dựa trên các đặc
điểm của các đại diện thuộc chi này (Nguyễn Quang Thạch, 2005).
Thương mại các cây hoa thuộc chi Cymbidium lần đầu tiên diễn ra khi
những người trồng hoa ở Hà Lan nhập khẩu một vài lồi từ Mexico và Nam Mỹ.
Q trình nhân giống và lai tạo kéo dài trong suốt thế kỷ 18, sau đó lồi hoa này
bắt đầu được con người ở Bắc Mỹ chú ý đến vào khoảng đầu thế kỷ 19. Năm

1946 hai người trồng hoa ở Hà Lan mang hoa này đến Nam Phi và bắt đầu trồng
tại đây (dẫn theo Vietnam Records Books, 2007).
Hiện nay, hoa lan kiếm Lô hội được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Ở
Trung Quốc, người ta gọi là Địa lan, Thổ lan. Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều
lồi trong chi Cymbidium nhưng sự phân bố của chúng là khá đa dạng, có thể bắt
gặp các lồi hoa trong chi này khắp nơi trên cả nước từ Bắc vào Nam, từ vùng
núi đến đồng bằng. Ở miền Nam thấy nhiều loài hơn miền Bắc, việc trồng trọt,
nhân giống, mua bán các loại cây này cũng diễn ra khá phổ biến trong khi đó ở
miền Bắc cịn chưa nhiều (Nguyễn Quang Thạch và cộng tác viên, 2005).

5


Ở Việt Nam, hiện chưa có nhiều lồi trong chi Cymbidium nhưng sự phân
bố của chúng là khá đa dạng, có thể bắt gặp các giống loa kèn ở khắp nơi trong
cả nước từ Bắc vào Nam, từ vùng núi đến đồng bằng. Ở miền Nam thấy xuất
hiện các loài hoa thuộc chi này nhiều hơn và việc trồng trọt, nhân giống, mua
bán chúng cũng diễn ra phổ biến hơn miền Bắc (Nguyễn Quang Thạch, 2005).
Ngày nay, sự xuất hiện đa dạng về hình dáng, màu sắc cũng như kích thước
hoa mà lan kiếm Lô hội dần dần được ưa chuộng trên thị trường trong nước. Đặc
biệt là mọi người rất quan tâm đến vấn đề điều khiển cho cây ra hoa và đúng dịp
tết, tuy nhiên quy mô và diện tích trồng cịn nhỏ lẻ, chỉ trong phạm vi vườn cây
cảnh ở nhà.
2.1.2. Đặc điểm thực vật học của Chi Lan Kiếm (Cymbidium aloifolium)
Chi Cymbidium gồm những cây có thân thảo, mọc thành bụi nhỏ, thân
ngầm ngắn. Lá hình dải, hình mác, dài 10-150 cm, rộng 0,5-6 cm; chót lá nhọn
hay chia thành 2 thùy, thường có cuống. Cụm hoa thường mọc bên dưới bọng
hay ở nách lá, mang từ vài đến vài chục hoa, khi trưởng thành quay 180 độ. Hoa
lớn 3-5 cm đường kính, nhiều màu (trắng, xanh, vàng, nâu, đỏ, cam), bao hoa có
2 vịng, có 3 lá đài và 2 cánh hoa tự do, còn 1 cánh hoa chun hóa thành cánh

mơi, thường có màu sắc rực rỡ hơn, xẻ thành 3 thùy, thùy thứ 3 thường làm chỗ
đậu cho côn trùng đến hút mật và thụ phấn. Hoa Cymbidium lưỡng tính, nhị và
nhụy cùng ở trên một trụ nhị-nhụy (gọi là cột) hình bán trụ hơi cong về phía
trước. Nhị ở trên đỉnh cột, mang 2 khối phấn màu vàng, có chi nối vào gót
dính như keo, được đậy bởi một nắp dễ mở. Hốc đặt phấn là một hốc lõm dính
nằm ngay dưới cột, phân cách với núm nhụy bởi mỏ. Cấu trúc này bắt buộc hoa
Cymbidium chỉ thụ phấn được nhờ côn trùng trong tự nhiên. Quả nang có 3 gờ
dọc, bên trong có chứa hàng trăm ngàn hạt; khi chín mở theo 3 đường gờ và hạt
bay vào khơng khí như bụi phấn màu vàng (Đồng Văn Khiêm, 2005).
2.1.3 Đặc điểm sinh trưởng, phát triển
Lan kiếm là giống cây thuộc thân thảo, mọc thành bụi, khơng có dạng

6


thân thẳng vươn lên, mà các lá chính là thân mọc chụm lại với nhau tạo thành cá
thể lan rất đẹp. Cây sinh trưởng tốt trong mơi trường có độ ẩm cao và hạn chế
ánh nắng trực tiếp, thường tốt nhất là nơi có bóng râm cây sẽ phát triểm tốt
(Đồng Văn Khiêm, 2005).
Lá cây nhìn khá hút mắt với màu xanh mướt, lá có bẹ to, cứng hình lưỡi
kiếm vươn thẳng tắp từ gốc đi lên. Chiều dài lá cây tầm 30 – 50 cm tùy bụi cây
to nhỏ (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
Điểm khác biệt ở cây này là lá có thể thay đởi sắc màu tùy theo những
điều kiện thời tiết hay môi trường sinh sống khác nhau.
Lá sẽ có màu xanh đậm, khỏe mạnh và có bản to, dài, dày sờ vào có cảm
giác mềm mại sáng bóng khi sống trong mơi trường có ít ánh sáng, độ ẩm cao.
Trường hợp ngược lại, lá cây có màu vàng nhợt nhạt, kém sắc và lá không được
dài, dày. Bề măt lá khơ và khơng được sáng bóng nếu sống trong điều kiện tiếp
xúc quá nhiều ánh sáng và nhiệt độ quá gắt, nhất là trong thời tiết khô hạn, nắng
nóng quanh năm (Nguyễn Quang Thạch, 2005).

Nhắc tới cây lan kiếm khơng thể nào qn được lồi hoa của cây này. Sở
hữu đường nét khác lạ cùng cách mọc độc đáo. Thường thì hoa lan kiếm sẽ mọc
từ các nách lá đi lên tạo thành các cành hoa. Hoa mọc rủ xuống đất kéo dài đến
hoa cuối cùng và có chiều dài trung bình từ 80 cm. Mỗi cành có tới 20 đến 50
bơng tùy cành chắc khỏe dài hay ngắn nhỏ. Hoa Lan có kích thước đường kính
lớn hơn những hoa bình thường, khoảng 6 cm mỗi hoa. Với hương thơm dịu nhẹ
nên cây rất được ưa thích trồng trước nhà làm kiểng.
Trái ngược với lá, hoa lan kiếm ưa ánh sáng, nhưng không được quá gắt
để lá cây có thể sống được. Tốt nhất nơi có ánh sáng nhẹ thì hoa sẽ càng thêm
lung linh rực rỡ và bạn biết không, hoa sẽ càng thơm hơn nếu được tiếp xúc với
anh sáng đấy. Cây lan kiếm sẽ cho ra hoa từ 2 đến 3 cành mỗi bụi, một năm thì
hoa lan kiếm sẽ trở đến 3 lần tùy vào điều kiện chăm sóc (Đồng Văn Khiêm,
2005).

7


Cây phong lan kiếm thuộc loại rễ chùm. Khi trồng cây lan kiếm, bạn có thể
thấy rễ có thể bị lên xung quanh gốc của cây, quấn vào xơ dừa để hút lấy chất
dinh dưỡng. Rễ cây có hai màu tím và trắng hoặc trắng tím. Phần đầu rễ lan
kiếm có màu tím, tùy đất hoặc sẽ là màu trắng tím. Thân thường có màu trắng
ngà ngà. Rễ cây lan kiếm phát triển tốt vào mùa nóng ẩm và chậm phát triển hơn
hoặc thậm chí ngừng phát triển tạm thời khi tiết trời trở đông (dẫn theo Vietnam
Records Books, 2007).
Lan kiếm Lơ hội được mơ tả năm 1979. Có nguồn gốc từ vùng Đông Ấn,
Đông Dương, Caylan. Nuôi trồng tại châu Âu năm 1789. Lan sống phụ sinh, đôi
khi ở đất, mọc bụi. Củ giả nhỏ, có bẹ. Lá dày màu xanh bóng, hình giải thẳng,
dài 0,3 – 1 m, rộng 1,5 – 5 cm, đỉnh chia 2 thùy tròn khơng đều. Cọng phát hoa
từ đáy giả hành, thịng, mang từ 10 đến vài chục hoa, kích thước 4-6 cm. Cánh
hoa và lá đài thon nhọn, màu nâu đỏ có viền màu vàng sáng. Cánh môi 3 thùy, 2

thùy bên nhỏ, thùy giữa dạng bầu dục, nhọn ở đỉnh, màu đỏ thắm. Trục hợp
nhụy màu vàng nâu. Ra hoa tháng 10-12. Phân bố ở vùng nóng dưới 1.000 m.
Khó ra hoa ở Đà Lạt hay hoa rất ít. Sống dưới tán rừng dày ven đồi, ưa khô cạn.
Phụ sinh, giả hành nhỏ, mang nhiều lá dày, dài 30-50 cm, đầu lá chia chia hai
thùy không bằng nhau. Cọng phát hoa từ đáy giả hành, thòng, mang từ 10 đến
vài chục hoa, kích thước 4-6 cm. Cánh hoa và lá đài thon nhọn, màu nâu đỏ có
viền màu vàng sáng. Cánh môi 3 thùy, 2 thùy bên nhỏ, thùy giữa dạng bầu dục,
nhọn ở đỉnh, màu đỏ thắm. Trục hợp nhụy màu vàng nâu. Ra hoa tháng 10-12.
Phân bố ở vùng nóng dưới 1.000 m, khó ra hoa ở Đà Lạt hay hoa rất ít. Sống
dưới tán rừng dày ven đồi, ưa khô cạn (Nguyễn Quang Thạch, 2005).
2.1.4. Yêu cầu sinh thái của cây hoa lan kiếm Lô hội
Các cây thuộc Cymbidium có thể phát triển ở những điều kiện mơi trường
khác nhau, từ khí hậu nhiệt đới đến khí hậu á nhiệt đới. Tuy nhiên, khi gặp điều
kiện khác nghiệt nên đào củ lên và bảo quản. Ở vùng ôn đới, chúng cần được

8


phát triển trong điều kiện bảo vệ của nhà kính, trong khi đó ở cùng nhiệt đới và
á nhiệt đới chúng có thể ra hoa trong điều kiện tự nhiên.
Lan kiếm Lơ hội có thể chịu được những chế độ khắc nghiệt về dinh
dưỡng và ánh sáng. Nó có thể sống được ở nơi ít nắng hoặc nhiều nắng, đất tốt
hoặc đất cằn, nơi khô hạn hoặc nơi đủ ẩm. Tuy nhiên, trong những điều kiện
khắc nghiệt cây sẽ cho ít hoa trên cụm, hoa thường có kích thước nhỏ và độ bền
hoa giảm. Vì vậy, khi trồng hoa với mục đích thương mại và với những người
thực sự yêu thích hoa này thì những u cầu về ngoại cảnh thích hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây cần được quan tâm và tìm hiểu (Nguyễn Hữu Huy Phan Ngọc Cấp, 1995).
2.1.4.1. Đất và dinh dưỡng
Các loại đất thích hợp trong trồng lan kiếm Lơ hội cần có thành phần cơ
giới nhẹ, đất tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt, độ pH hơi

chua từ 6,0 – 6,5 như đất phù sa, thịt nhẹ. Không nên trồng Lan kiếm Lơ hội trên
đất thịt nặng khó thốt nước vì dễ làm thối củ vào mùa mưa. Đất cát là loại giá
thể lý tưởng cho các cây họ hành nói chung và chi Cymbidium nói riêng, do loại
đất này có khả năng thốt nước nhanh, ấm lên nhanh khi vào mùa xuân và khô
khi vào mùa hè. Trên đất cát nhiều mùn thì năm đầu tiên khơng cần phải bón
phân cho cây (Nguyễn Quang Thạch, 2005).
Trồng hoa với mục đích tạo cây cảnh và chơi cây trong các dịp lễ tết thì
cần phải cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và thường xuyên cho cây, thường xuyên
bón phân hữu cơ, phân vi sinh. Ngoài ra, cần cung cấp dinh dưỡng qua lá cho
cây, nhất là vào thời kỳ cây ra hoa, giúp cho hoa có màu sắc tươi đẹp hơn và độ
bền lâu hơn. Sự ra hoa của cây sẽ giảm kích thước củ, do đó muốn năm sau cây
tiếp tục ra hoa cho hoa to và nhiều thì sau mùa hoa phải cung cấp dinh dưỡng
cho cây càng sớm càng tốt (Đồng Văn Khiêm, 2005).

9


2.1.4.2. Nước
Lan kiếm Lô hội là cây rất sợ úng, củ của cây có thể giữ nước và dinh
dưỡng. Việc cung cấp nước thường xuyên giúp cho cây khỏe mạnh và không bị
héo, nhất là thời kỳ cây ra hoa đây là thời kỳ cây cung cấp nước nhiều nhất,
thiếu nước trong giai đoạn này ngồng hoa chậm phát triển, cịi cọc, cánh hoa
mỏng và yếu ớt. Vào mùa đơng cây cần cung cấp ít nước hơn (Đồng Văn
Khiêm, 2005).
Ở thời kỳ mới trồng củ xuống đất, rễ chưa bén cần cung cấp ít nước, nếu
tưới nước nhiều hoặc khi trồng gặp mưa nhiều củ Lan kiếm Lơ hội có thể bị thối
(Đồng Văn Khiêm, 2005).
Tưới cho cây vào sáng sớm hoặc chiều mát là thích hợp nhất, tránh tưới
vào lúc trời nắng to.
Cây hoa lan kiếm Lô hội muốn ra hoa được thì cần có thời gian khơ hạn

để cây phân hóa mầm hoa. Vì thế trong điều kiện tự nhiên, vào mùa khô cây sẽ
bị thiếu nước lá héo khơ, cây sẽ phân hóa mầm hoa, khi mùa mưa đến có nước,
cây sẽ ra lá và trở hoa (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
2.1.4.3. Nhiệt độ
Lan kiếm Lơ hội cũng như các lồi hoa thuộc chi Cymbidium có thể chịu
được nhiệt độ tương đối cao do có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Mỹ nơi mà
mùa hè thường có nhiệt độ khá cao. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp cho sinh
trưởng và phát triển của lan kiếm Lô hội là 20 – 22 độ C trong điều kiện đầy đủ
dinh dưỡng, nước tưới và ánh sáng. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự phân hóa
mầm hoa cần cho củ lan kiếm Lô hội trong điều kiện ánh sáng trung bình và có
nhiệt độ khoảng 7 – 13 độ C (Đồng Văn Khiêm, 2005).
2.1.4.4. Ánh sáng
Để sinh trưởng phát triển tốt các cây hoa thuộc chi Cymbidium cần được
chiếu sáng đầy đủ và thường xuyên, lan kiếm Lô hội thích hợp trồng cả những
nơi bóng râm hay những nơi có nắng. Tuy nhiên nên trồng ở những nơi có nắng

10


nhẹ vào buổi sáng và đảm bảo thời gian chiếu sáng khoảng 6 giờ/ngày. Khi thấy
cây xuất hiện ngồn hoa nên đưa cây ra ngoài ánh sáng trực tiếp, ánh sáng mặt
trời sẽ giúp cây cứng cáp, ngồng hoa mập mạp khỏe mạnh và đứng thẳng. Trồng
ở ngoài nắng hoa sẽ mọc nhanh hơn và trổ hoa sớm hơn trong bóng râm. Chú ý
ngồng hoa sẽ bị cong khơng đẹp nếu trồng lan kiếm Lô hội nơi thiếu ánh sáng và
ánh sáng bị lệch (Nguyễn Quang Thạch và cộng tác viên, 2005).
2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc Lan kiếm Lô hội
2.2.1. Kỹ thuật trồng
Chuẩn bị:
- Chọn chậu hoặc bầu: tùy vào từng kích thước củ mà chọn chậu (bầu) cho
thích hợp. Đối với những củ có đường kính trung bình thì nên chọn chậu (bầu)

có đường kính 15 – 20 cm, phải có lỗ thốt nước (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
- Chọn đất trồng: độ pH thích hợp là 6,0 – 6,5, đất giàu chất hữu cơ sẽ giúp
tăng trưởng tốt nhất, đất pha cát hoặc đất sét cũng được nhưng cần phải thốt
nước tốt (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
- Chuẩn bị trấu hun, xơ dừa để trộn giá thể với tỉ lệ đất: trấu hun: xơ dừa là
2:1:1.
- Pha trộn vỏ thơng vào đất
-Chuẩn bị xốp có thể cắt thành nhiều mảnh nhỏ đặt trong chậu tạo độ
thống khí cho giá thể
Chú ý: + Trước khi cho giá thể vào bầu ta cho 1 lớp mỏng xỉ than dưới
đáy bầu sẽ giúp cây thoát nước tốt và tránh bị úng nước trong bầu.
+ Chọn vị trí trồng: nhiều nắng, nhưng nắng b̉i sáng thì tốt nhất,
nên có chút ít bóng râm nếu trồng chỗ nhận nắng nhiều. Trồng chỗ thiếu nắng
cây vẫn sống nhưng khả năng cho bông giảm hoặc khơng ra bơng mỗi năm.
- Phân bón:
Sử dụng phân trắng Nhật Bản, Vitamin B1 Thái Lan

11


Kỹ thuật trồng
- Nếu bắt đầu trồng từ củ mới đào lên hoặc mua củ giống chưa trồng vào
đất, tách bỏ lớp vỏ khô, rễ hỏng, cố gắng không làm tổn thương củ, để củ chỗ
khô ráo mát mẻ, không khí lưu thơng ít nhất vài ngày giúp cho vết cắt khô lại
nhằm tránh bị thối rễ hoặc thối củ lan kiếm Lô hội (Nguyễn Quang Thạch và
cộng tác viên, 2005).
- Nếu là củ khô (củ tồn trữ) nên ngâm rễ củ trong nước 1 ngày cho rễ hút
nước trước khi trồng xuống đất, chỉ dùng nước bình thường khơng có pha thêm
dinh dưỡng (Đồng Văn Khiêm, 2005).
- Nếu bắt đầu từ củ tồn trữ bảo quản trong tủ lạnh: để củ lan kiếm Lô

hội trong nước ấm vài giờ (chú ý lượng nước chỉ ngập rễ mà không ngập củ
để tránh thối củ).
- Khơng cần trộ phân bón vào trong đất trước khi trồng, nếu cần thiết thì
chỉ nên trộn một lượng nhỏ phân NPK (khoảng ½ thìa cà phê) vào lớp đất phía
đáy chậu, sau đó phải phủ thêm một lớp đất khơng có pha trộn phân bón lên trên
sao cho rễ khơng chạm vào lớp phân bón (lớp đất 10cm sẽ vừa vặn với sự phát
triển của bộ rễ) (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
- Đặt củ ở vị trí chính giữa chậu (bầu), chèn đất vịng xung quanh sao cho
2/3 củ chìm xuống đất (phần cở củ phải trên mặt đất sao cho nước không đọng ở
đọt làm thối củ) (Đồng Văn Khiêm, 2005).
2.2.2. Chăm sóc
Có khoảng 85-90% các lồi trong chi Cymbidium là giống có thể trồng
trong nhà có mái che, tuy nhiên nếu cho rằng cây không cần điều kiện chiếu
sáng trong suốt thời gian trước khi ra hoa là hoàn toàn sai. Chỉ nên đưa cây vào
trong nhà khi nhiệt độ ngoài trời quá thấp và để thưởng thức khi cây ra hoa. Cây
cần điều kiện chiếu sáng vài giờ trong ngày, tuy nhiên nếu để cây ở ngồi nắng
suốt mùa hè thì nhiệt độ và ánh sáng trực xạ có thể gây cháy lá. Do đó tốt nhất

12


nên để cây dưới giàn có mái che (dẫn theo Nguyễn Hữu Huy - Phan Ngọc Cấp,
1995).
Trong suốt thời gian từ sau khi trồng cho tới khi cây nảy lộc mới cần giữ
ẩm và bón lượng dinh dưỡng cần thiết, sau đó việc tưới nước có thể khơng cần
thường xun. Khi tưới cần chú ý phun thật nhẹ nước lên lớp đất trồng xung
quanh củ, không tưới trực tiếp lên đỉnh ngọn cây, dễ làm thối củ (Nguyễn Hữu
Huy, 1995).
Sau khi trồng, khi đã thấy chồi xuất hiện, cung cấp phân bón 2 tuần 1 lần, bón
phù hợp với nhu cầu của cây về các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng

(Nguyễn Hữu Huy, 1995).
Tiếp tục cung cấp dinh dưỡng và tưới nước cho cây. Khi hoa nở nên để
chậu hoa nơi mát, nơi có bóng râm để hoa lâu tàn (Phan Ngọc Cấp, 1995).
Khi bông cuối cùng trên cây vừa héo thì cắt bỏ ngồng hoa để ngăn không
cho đậu quả gây mất sức, cắt cách củ khoảng 5cm và đặc biệt là loại bỏ các lá úa
vàng và khơ.
Biện pháp phịng trừ là nên thường xun kiểm tra những dấu hiệu của
sâu bệnh, phát hiện sớm và có biện pháp phịng tránh kịp thời.
2.3. Sâu bệnh hại hoa lan kiếm Lơ hội và phương pháp phịng trừ.
2.3.1 Sâu bệnh hại
o Bệnh đốm vòng
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Alternaria sp. gây ra.
Đặc điểm, triệu chứng: Vết bệnh màu nâu đen, hơi lõm, hình trịn có vân
đồng tâm. Bệnh hại nụ, cuống, đài hoa làm hoa dễ bị rụng, trời mưa vết bệnh
thường phát triển mạnh làm thối lá (Nguyễn Quang Thạch và cộng tác viên,
2005)
o Bệnh đốm lá
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Cercospora sp. gây ra.

13


Đặc điểm, triệu chứng: Vết bênh thường có hình thoi và hình trịn nhỏ,
đường kính trung bình 1mm, màu xám nâu, xuất hiện ở mặt dưới lá. Bệnh nặng
làm lá vàng, chóng rụng, cây cằn cỗi, sinh trưởng kém (Nguyễn Quang Thạch và
cộng tác viên, 2005)
o Bệnh thán thư
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Colletotrichumsp gây ra.
Đặc điểm, triệu chứng: Vết bêṇh thường hình trịn, nhỏ, màu nâu vàng,
xuất hiện từ mép lá, chót lá hoặc giữa phiến lá, kích thước trung bình 3 – 6 mm.

Giữa vết bệnh hơi lõm, màu xám trắng, xung quanh có gờ nhỏ màu nâu đỏ, trên
mơ bệnh có nhiều chấm nhỏ màu đen (Đồng Văn Khiêm, 2005).
o Bệnh thối hạch
Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Sclerotium rolfsum gây ra.
Đặc điểm, triệu chứng: Trên gốc thân vết bệnh màu vàng nhạt sau chuyển sang
màu vàng nâu, thân cây teo tóp, lá vàng do gốc rễ bị tổn thường nên lá thường bị
nhăn rúm, cây sinh trưởng kém, bệnh nặng cây bị chết. Bệnh hại trên nhiều giống
lan nhất là giống Oncidium và Cattleya (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
o Bệnh thối mềm vi khuẩn
Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Pseudomonas gladioli gây ra.
Đặc điểm, triệu chứng: Vết bệnh hình bất định, ủng nước, màu trắng đục,
thường lan rộng theo chiều rộng của lá. Gặp thời tiết ẩm ướt mô bệnh bị thối ủng,
thời tiết khô hanh mơ bệnh khơ tóp, có màu trắng xám (Đồng Văn Khiêm, 2005).
o Côn trùng hại lan Kiếm
Trên lan kiếm cịn bị một số loại cơn trùng phá hại như Bọ trĩ, nhện, ruồi
vằn, rệp các loại. Ngồi ra cịn các loại khác như: châu chấu, gián, chuột, ốc
sên... (Đồng Văn Khiêm, 2005).
2.3.2 Phòng trừ
- Để hạn chế sự xâm nhập của nấm ký sinh, khi chăm sóc cần tránh làm
tổn thương tới cây, dụng cụ cắt phải được sát trùng.

14


- Khi củ lan kiếm Lô hội bị nhiễm bệnh ta cần phải đưa ngay cây có củ
bị bệnh ra khỏi khu vực trồng kiếm. Giá thể trồng cây bị bệnh phải thu gom về
nơi xa vườn cây và không được để dùng trồng các cây khỏe để tránh lây lan
mầm bệnh sang các cây khác. Sau đó xử lý củ bị bệnh bằng cách rửa sạch củ lan
kiếm bị nhiễm bệnh, vứt bỏ phần củ bị thối, rửa sạch và để cho củ khơ nước.
Sau đó dùng thuốc kháng sinh Penicillin dạng bột chấm vào những vết bệnh trên

củ sau khi đã rửa sạch (Phan Ngọc Cấp, 1995).
Trồng lại củ vào bầu với giá thể mới, chăm sóc cây và nên bón phân ra
rễ cực mạnh để cây nhanh phục hồi và hát triển.
* Lan kiếm Lơ hội cịn có thể bị nhiễm một số bệnh khác do tác nhân
virus gây ra là Hippeastrum mosaic virus (HiMV) gây bệnh khảm lá và Vallota
speciasa virus (ValSV) gây bệnh đốm hình nhẫn (Phan Ngọc Cấp, 1995).
Phòng trừ: Để hạn chế sự xâm nhập của nấm ký sinh, khi chăm sóc cần
tránh làm tổn thương tới cây, dụng cụ cắt phải được sát trùng.
Bệnh do virus thường lây lan qua côn trùng như rệp hoặc thông qua cơ
học bằng cách sử dụng cùng một công cụ để cắt các cây lây nhiễm bệnh và khỏe
mạnh. Khi phát hiện các cây bị nhiễm bệnh khảm lá hoặc đốm hình nhẫn cần
hủy bỏ. Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh cần tiêu diệt cơn trùng bằng cách
phun thuốc phịng trừ định kỳ và làm sạch cỏ dại xung quanh có thể chứa virus
(Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
2.4. Tình hình nghiên cứu về các lồi hoa thuộc chi Cymbidium ở trên thế
giới và ở Việt Nam
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Người ta cứ tưởng rằng cây lan được biết đầu tiên ở châu Âu qua bản viết
tay bằng chữ Hy Lạp, vào khoảng năm 370 - 285 trước Cơng ngun (theo
Phạm Hồng Hộ, 1973). Nhưng thực ra, cây lan được biết đến đầu tiên ở
phương Đông, vào khoảng từ năm 551 - 497 trước Công nguyên. Khổng Tử sau
khi đi chu du thiên hạ về, không được nước nào sử dụng, trên đường từ nước Vệ

15


về nước Lỗ thấy hoa lan tươi tốt mọc chen với cây cỏ nơi rừng sâu bèn than
rằng: "Ôi! hoa lan có mùi thơm vương giả, nay tươi tốt một mình ở chốn sơn
lâm, mọc xen lẫn với lồi cỏ hoang dại, chẳng khác nào bậc hiền giả không gặp
thời, đứng chung với bọn Bỉ Phu" (Võ Văn Chi, Lê Khả Kế, 1969).

Cây lan biết đến đầu tiên ở Trung Hoa là Kiến lan (được tìm ra đầu tiên ở
Phúc Kiến) đó là Cymbidium ensifonymum là một lồi bán địa lan. Ở Phương
Đông, lan được chú ý đến bởi vẻ đẹp duyên dáng của lá và hương thơm tuyệt
vời của hoa. Vì vậy, trong thực tế lan được chiêm ngưỡng trước tiên là lá chứ
không phải màu sắc của hoa (quan niệm thẩm mỹ thời ấy chuộng tao nhã chứ
không ưa phô trương sặc sỡ) (Võ Văn Chi, Lê Khả Kế, 1969).
Lan đối với người Trung Hoa hay lan đối với người Nhật, tượng trưng
cho tình yêu và vẻ đẹp, hương thơm tao nhã, tất cả thuộc về phái yếu, quý phái
và thanh lịch như có người đã nói “Mùi hương của nó tỏa ra trong sự n lặng
và cơ đơn”. Khổng Tử đề cao lan là vua của những lồi cây cỏ có hương thơm.
Phong trào chơi phong lan và địa lan ở Trung Quốc phát triển rất sớm, từ thế kỷ
thứ V trước cơng ngun đã có tranh vẽ về phong lan cịn lưu lại từ thời Hán
Tơng (Võ Văn Chi, Lê Khả Kế, 1969).
Ở châu Âu bắt đầu để ý đến phong lan từ thế kỷ thứ 18, sau Trung Quốc
đến hàng chục thế kỷ và cũng nhờ các thuỷ thủ thời bấy giờ mà phong lan đã đi
khắp các miền của địa cầu. Lúc đầu là Vanny sau đó đến Bạch Cập, Hạc Đính
rồi Kiến Lan.... Lan chính thức ra nhập vào ngành hoa cây cảnh trên thế giới 400
năm nay (Phạm Cường, 2007).
Địa lan (Cymbidium) hay cịn gọi Thở lan là một loại hoa lan khá phở
thơng, vì hội đủ điều kiện: có nhiều hoa, to đẹp, đủ màu sắc và lâu tàn, rất thông
dụng cho việc trang trí trưng bày. Hiện nay, nước Mỹ có nhiều vườn địa lan
dùng cho kỹ nghệ cắt bơng như Gallup & Tripping ở Santa Barbara nhưng cũng
phải nhập hàng triệu đô la mỗi năm từ các nước Âu Châu và châu Á để cung
ứng cho thị trường trong nước (Phạm Cường, 2007).

16


Trước năm 1930, nước Mỹ khơng có nhiều giống lan và cũng khơng có
nhiều người thích chơi lan hay vườn lan. Nói riêng về California thì chỉ có 2- 3

vườn lan ở Oakland và San Francisco, nhưng chỉ dùng cho kỹ nghệ cắt bơng,
khơng có bán cây. Lúc bấy giờ các vườn lan chỉ có cát lan (Cattleya) hay địa lan
(Cymbidium) nhưng cũng khơng có nhiều giống lan hay hoa đẹp, những giống
này được nhập cảng từ nước Anh (Phạm Cường, 2007).
Nước Anh là nơi nghiên cứu và lưu trữ hồ sơ những lồi thảo mộc hay
bơng hoa, tất cả tên t̉i của những lồi thào mộc hay bơng hoa đều được đăng
ký và lưu trữ ở Anh Quốc. Sau năm 1930 địa lan mới được nhập cảng vào nước
Mỹ nhưng rất giới han. Lúc bấy giờ địa lan rất đắt giá, giá tính từng củ một, dù
củ khơng có lá, hay củ có lá giá cả cũng khơng khác biệt bao nhiêu. Có nhiều
loại, một củ với giá có thể tới 800 đơ la, vào thời đó 800 đơ la mua được một
chiếc xe hơi mới tinh. Một cây địa lan tên “Cym. rosanna pinkie” được bán đấu
giá 2.500 đơ la và có người mua với giá 2.600 đơ la (Phạm Cường, 2007).
Nhưng khi chiến tranh thế thứ II bắt đầu, tất cả nhiên liệu chỉ dành cho
chiến tranh, nên các vườn lan ở nước Anh khơng cịn nhiên liệu để sưởi ấm cho
lan vào mùa đơng nữa. Vì không muốn mất những loại địa lan đã gây giống
nhiều năm, nên họ phải xuất ra nước ngồi, trong đó có cả nước Mỹ (Phạm
Cường, 2007).
+ Nghiên cứu giá thể (mơi trường) trồng, mỗi một điều kiện khác nhau có
thể dùng các giá thể khác nhau:
Ở vùng có nhiệt độ môi trường thấp (65H0 F ban ngày và 45H0 F ban
đêm) với độ ẩm trung bình có thể thêm vỏ cây linh sam và đá bọt biển (peclit
thô) vào hỗn hợp trên. Hỗn hợp này có nhiều tác dụng nhất cho khí hậu lạnh vào
mùa đơng và ấm nóng vào mùa hè vì vỏ cây giúp giữ lại lượng ẩm đáng kể trong
hỗn hợp (Đồng Văn Khiêm, 2005).
Ở điều kiện khí hậu khơ có thể tăng thêm rêu và rong biển chúng sẽ làm
sự thoát ẩm diễn ra chậm lại. Nhưng cần sử dụng cẩn thận khi thêm rong (rêu) vì

17



sự tưới nước thường xuyên sẽ dẫn đến thừa ẩm, úng làm bộ rễ thối rữa, cây dễ bị
bệnh và chết... (Đồng Văn Khiêm, 2005).
Người ta đã sử dụng các loại giá thể, mục đích giữ cho rễ cây ẩm, song
không quá ẩm, rễ cây luôn mát mẻ phát triển tốt...
Theo một số nhà trồng lan Châu Á thì ở khí hậu ấm nóng chỉ sử dụng duy
nhất là đá, tuy nhiên khơng giới thiệu (khun) cho điều kiện khí hậu mát mẻ,
những hỗn hợp đá sẽ giữ lại ít nước và được dùng trong điều kiện có độ ẩm thấp.
Ở vùng ẩm thấp nhiệt độ môi trường cao (850 F ban ngày và 650 F ban đêm) có
thể trồng với sự pha trộn của đá mịn thơ hoặc có thể là cây dương xỉ thêm vào 1
ít hỗn hợp đá thơ (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
+ Nghiên cứu về thay chậu và tách cây: Phương pháp chính của sự sinh
sản địa lan kiếm châu Á đặc biệt bởi sự đẻ nhánh. Những chậu cây sâu và rộng
sẽ cho một số sự phát triển mới hay là (thân hành - giả hành), có thể để từ 2-3
năm mới thay giá thể và cho nhiều cây vào chậu tạo sự sinh sản mới, ở điều kiện
này sẽ tạo nhiều cụm hoa. Tuy nhiên cần lưu ý tới vết cắt khi tách cây phải được
sử lý bằng sunfua làm giảm sự tiếp xúc của virut (Nguyễn Quang Thạch 2005).
+ Nghiên cứu về độ ẩm:
Trong mùa hè – mùa sinh trưởng nên tưới nước 2 lần/ tuần, tưới nước từ
miệng chậu sao cho nước qua chậu khoảng 10 giây, có thể dùng bình tưới phân
sau khi tưới nước, cần giữ độ ẩm ở 75%. Khi cây vào thời kỳ nghỉ ngơi cần tưới
ít nước và giữ độ ẩm từ 40-60%. Tưới nước vừa đủ cây có bộ rễ sinh trưởng
khoẻ và đều đặn... (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
+ Nghiên cứu về ánh sáng:
Mùa hè cần độ che phủ khoảng 60-70% ánh sáng, trong mùa đông có thể
giảm 20%. Lá cây tiếp nhận ánh sáng tốt nhất sẽ xanh và sang bóng và có độ
cong thanh nhã. Màu xanh vàng có thể cho biết là lá quá thừa ánh sáng, lá bị gãy
gập và rụng có thể là ánh sáng yếu (Nguyễn Nghĩa Thìn, 2000).
+ Nghiên cứu về nhiệt độ tới sinh trưởng và phát triển:

18



×