Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và sâu bệnh hại trên các mẫu giống đậu bắp (abelmoschus esculentus l) trong vụ xuân hè 2021 tại học viện nông nghiệp việt nam (khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 85 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN VÀ SÂU
BỆNH HẠI TRÊN CÁC MẪU GIỐNG ĐẬU BẮP
(ABELMOSCHUS ESCULENTUS L.) TRONG VỤ XUÂN
HÈ 2021 TẠI HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người thực hiện

: VŨ NGỌC ANH CHUNG

Mã SV

: 622891

Lớp

: K62RHQMC

Người hướng dẫn

: TS. VŨ QUỲNH HOA

Bộ môn

: RAU HOA QUẢ VÀ CẢNH QUAN

HÀ NỘI – 2021




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là hồn
tồn trung thực, chưa được sử dụng và bảo vệ cho một học vị nào. Mọi việc giúp
đỡ cho việc hoàn thành khóa luận này đã được cảm ơn, các thơng tin trích dẫn
trong khóa luận đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Tơi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của tồn bộ nội dung khóa luận
tố nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Vũ Ngọc Anh Chung

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng
phát triển và sâu bệnh hại trên các mẫu giống đậu bắp (Abelmoschus
esculentus L.) trong vụ xuân hè 2021 tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam” em
đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ từ các thầy giáo, cô giáo, tập thể lớp cùng bạn
bè đồng nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS. Vũ Quỳnh Hoa đã ln tận
tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình

em thực hiện đề tài cũng như hồn thành khóa luận.
Em rất biết ơn sự giúp đỡ của các kĩ thuật viên tại khoa Nông học đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi cho em khi thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu ở đó.
Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả thầy giáo, cô giáo trong khoa Nông
học, đặc biệt là các thầy giáo, cô giáo trong bộ môn Rau – Hoa - Quả và Cảnh
quan của Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức
quý báu cho em trong suốt thời gian bốn năm học tập tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các bạn trong lớp K62RHQMC đã luôn bên cạnh
động viên, giúp đỡ em trong bốn năm học gắn bó cùng nhau.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021

Sinh viên

Vũ Ngọc Anh Chung

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. v
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi

DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ vii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ......................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề....................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu....................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ......................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ........................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu ..................................................................... 3
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố ....................................................................................3
2.1.2. Phân loại ......................................................................................................4
2.1.3. Đặc điểm thực vật học .................................................................................4
2.1.4. Điều kiện ngoại cảnh của cây đậu bắp ........................................................6
2.1.5. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu bắp ............................................................8
2.1.6. Giá trị kinh tế............................................................................................ 11
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................. 11
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu bắp trên thế giới .................................................. 11
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu bắp ở Việt Nam .................................................. 13
2.2.3. Tình hình nghiên cứu đậu bắp trên thế giới ............................................. 15
2.2.4. Tình hình nghiên cứu đậu bắp tại Việt Nam ............................................ 18
PHẦN 3. VẬT LIỆU, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....... 21
iii


3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................. 21
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 21
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
3.4. Quy trình kỹ thuật ........................................................................................ 23
3.5. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .......................................................... 25
3.6. Tạo các dòng tự thụ của các mẫu giống ....................................................... 27

3.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ....................................................... 28
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 29
4.1. Đánh giá đặc điểm của những mẫu giống đậu bắp ...................................... 29
4.1.1. Giai đoạn cây con ..................................................................................... 29
4.1.2. Đặc điểm hình thái và động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của
các giống đậu bắp qua các giai đoạn sinh trưởng .............................................. 32
4.1.3. Động thái và tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các giống đậu bắp qua
các giai đoạn sinh trưởng ................................................................................... 34
4.1.4. Đặc điểm hình thái, số lá và tốc độ ra lá của các giống đậu bắp qua các giai
đoạn sinh trưởng ................................................................................................. 41
4.1.5. Đặc điểm hình thái hoa ............................................................................ 50
4.1.6. Đặc điểm hình thái quả và các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 52
4.1.7. Đặc điểm và mức độ gây hại của sâu bệnh hại ........................................ 62
4.2. Kết quả tự thụ của các mẫu giống ................................................................ 66
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 71
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 71
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 72
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 75

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT:

: Số thứ tự

VN


: Việt Nam

AD

: Ấn Độ

TQ

: Trung Quốc

FAO

: Food and Agriculture Organization (Tổ chức nông lương thế giới)

NS

: Năng suất

NSG

: Ngày sau gieo

NSLT

: Năng suất lý thuyết

v



DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu bắp tươi ................................ 8
Bảng 2. 2. Tình hình sản xuất đậu bắp trên thế giới ........................................... 12
Bảng 2. 3. Sản lượng đậu bắp của 5 nước cao nhất thế giới (tấn) ...................... 12
Bảng 2.4. Sản lượng đậu bắp của 5 châu lục (tấn) .............................................. 13
Bảng 3.1. Nguồn gốc các giống .......................................................................... 22
Bảng 4. 1. Thời gian nảy mầm, tỉ lệ nảy mầm và ngày ra lá thật ....................... 29
Bảng 4. 2. Đặc điểm hình thái ............................................................................. 32
Bảng 4. 3. Chiều cao trung bình các giống đậu bắp qua từng giai đoạn ............ 34
Bảng 4. 4. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) các giống đậu bắp ...... 38
Bảng 4. 5. Đặc điểm hình thái lá và chỉ số SPAD của các mẫu giống ............... 42
Bảng 4. 6. Số lá các mẫu giống (lá/cây) qua các giai đoạn sinh trưởng ............. 47
Bảng 4. 7. Đặc điểm hình thái hoa ...................................................................... 50
Bảng 4. 8. Đặc điểm hình thái quả ...................................................................... 52
Bảng 4. 9. Một số chỉ tiêu về quả đậu bắp của các giống ................................... 57
Bảng 4. 10. Bảng các yếu tố cấu thành năng suất của các giống đậu bắp .......... 60
Bảng 4. 11. Mức độ nhiễm sâu hại trên các giống đậu bắp ................................ 63
Bảng 4. 12. Bảng số lượng hạt và khối lượng giống từ các mẫu giống .............. 66

vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 4. 1: Ảnh lá của 49 giống đậu bắp.............................................................. 46
Hình 4.2. 1: Giai đoạn nụ hoa ............................................................................. 51
Hình 4.2. 2: Giai đoạn hoa đã thành thục............................................................ 51
Hình 4.2. 3: Giai đoạn hoa nở ............................................................................. 51
Hình 4. 2: Ảnh quả của các mẫu giống G1 đến G49 và giống Đ.C .................... 56
Hình 4. 3: Hạt giống của một số giống ............................................................... 70


vii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Nhu cầu ngày càng tăng trong việc tìm ra các giống đậu bắp mới với khả
năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên ở Việt Nam, cho năng suất, chất lượng
cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt, thời gian sinh trưởng phát triển ngắn. Do
vậy, tôi tiến hành đánh giá đặc điểm nông sinh học của 49 mẫu giống đậu bắp với
giống đối chứng F1 VA.80 để chọn ra các giống đậu bắp có nhiều đặc tính vượt
trội, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp trồng
theo ô, tuần tự, không nhắc lại.
Qua quá trình trồng đã có 48/49 mẫu giống và giống đối chứng đã nảy mầm
vàsinh trưởng phát triển. Những mẫu giống trên có sự khác nhau về chiều cao,
hình thái lá, hình thái quả cũng như khả năng chống chịu sâu bệnh.Kết quả là chọn
được một số giống đậu bắp có khả năng sinh trưởng phát triển tốt cũng như cho
năng suất cao như là các giống: G2, G4, G6, G14, G17, G26, G32, G33, G47.Các
giống được trồng trong vụ này mắc khá ít sâu bệnh nhưng trong đó có các giống
ít bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh nhất là các giống: G1, G16, G29, G37, G46.

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.) là loại rau dễ trồng có nguồn gốc
nhiệt đới. Hiện nay ở nước ta đậu bắp dần được trồng ở các tỉnh thành trên khắp
cả nước, phổ biến nhất ở miền Nam và được trồng ở miền Bắc vào mùa hè. Đậu
bắp là có giá trị lớn về mặt dinh dưỡng cũng như giá trị về mặt kinh tế.
Đậu bắp là một trong những loại thực vật rất giàu protein, carbohydrate,
vitamin C, vitamin A, vitamin E, vitamin B, carotene, axit amin tự do, kẽm, kali,

canxi, selen, v.v. Các chất có lợi của cơ thể con người, và tác dụng của đậu bắp
được giới nghiên cứu thống kê ra rất nhiều ưu điểm (Theo Cục an toàn thực phẩm)
Trước đây do đặc tính dễ trồng, dễ chế biến cũng như rất dễ ăn cho nên cây
đậu bắp được trồng khá phổ biến. Tuy nhiên, diện tích trồng đậu bắp cịn nhỏ, lẻ
chủ yếu tiêu thụ ở địa phương chưa mang lại lợi ích về kinh tế. Gần đây, cây đậu
bắp được xem như là vấn đề “thời sự” khi đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức
khỏe, có tiềm năng xuất khẩu rất lớn và mang lại giá trị kinh tế cao cho người
nông dân. Mặc dù vậy, do thói quen sản xuất của người nơng dân cịn tự phát và
thiếu kỹ thuật dẫn đến sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Trong tình hình
sản xuất như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến giá cả thị trường và gặp trở ngại lớn
trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.Tuy nhiên, khơng phải ở đâu cũng có điều kiện
sử dụng giống nhập khẩu và người dân vẫn sử dụng các giống địa phương.Các
giống đậu bắp địa phương cũng được người dân lựa chọn dù kém hơn về năng
suất nhưng khả năng thích ứng được với nhiều loại mơi trường khác nhau của
nước ta. Từ đó, việc cải tiến năng suất, hiệu quả sản xuất và điều kiện thích hợp
cho những giống đậu bắp địa phương chính là hướng cơ bản để phát triển đậu bắp.
Yêu cầu đặt ra lúc này là phải tìm ra giống mới vừa cho năng suất cao và phù hợp
với điều kiện đất đai khí hậu Việt Nam.

1


Từ yêu cầu trên, tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu sinh trưởng phát triển và
thành phần sâu bệnh hại trên các mẫu giống đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.)
trong vụ xuân hè 2021 tại Học Viện Nông nghiệp Việt Nam”.
1.2. Mục đích và u cầu
1.2.1. Mục đích
Tìm được các mẫu giống đậu bắp làm nguồn vật liệu chọn tạo giống mới
có các đặc điểm sinh trưởng phát triển tốt, năng suất cao, ít nhiễm sâu bệnh hại,
phù hợp điều kiện tại Hà Nội.

1.2.2. Yêu cầu
- Đánh giá sinh trưởng, phát triển của một số mẫu giống đậu bắp tại Hà Nội,
từ đó xác định được mẫu giống cho năng suất cao.
- Đánh giá về thành phần và mức độ gây hại của sâu bệnh hại trên các mẫu
giống tham gia thí nghiệm, từ đó xác định mẫu giống ít nhiễm các đối tượng sâu
bệnh hại.
- Tạo được các dòng tự thụ của các mẫu giống có đặc điểm sinh trưởng phát
triển tốt và ít nhiễm sâu bệnh hại tạo được nguồn vật liệu cho công tác lai tạo
giống đậu bắp tại Hà Nội.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lí luận vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Nguồn gốc, phân bố
Theo De Lannoy (2001), tên gọi của đậu bắp trong một số ngôn ngữ
phương Tây như tiếng Anh là “okra” . Trong ngôn ngữ Bantu, đậu bắp được gọi
là “kingombo” và đó cũng là nguồn gốc của tên gọi cho đậu bắp trong tiếng Bồ
Đào Nha, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Pháp. Tên gọi đậu bắp trong tiếng Ả Rập
là “bămyah” và cũng là cơ sở của các tên gọi dành cho đậu bắp tại Trung Đông,
Thổ Nhĩ Kỳ, Bắc Phi và Nga. Tại Nam Á, tên gọi của nó là các dạng biến thế của
từ “bhindi”. Đậu bắp đôi khi được gọi theo tên khoa học cũ là Bibiscus esculentus
L.. Loài này dường như có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia (Đặng Nông
Dân, 2010). Đậu bắp đôi khi được gọi theo tên khoa học cũ là Hibiscus
esculentus L. Loài này dường như có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Ethiopia,
mặc dù sự bắt nguồn và phát nguyên từ đây là khơng có tài liệu nào ghi chép cả.
Người Ai Cập và người Moor trong thế kỷ 12 và 13 sử dụng tên gọi trong tiếng
Ả Rập để chỉ loài cây này, gợi ý rằng nó đến từ phía đơng. Lồi thực vật này vì
thế có thể đã được đem xun qua Hồng Hải bằng con đường qua eo biển Bab-elMandeb để tới bán đảo Ả Rập, hơn là bằng con đường phía bắc qua Sahara. Một

trong những ghi chép sớm nhất là của Ibn Jubayr (1145-1217), một người Moor
Tây Ban Nha, người đã tới Ai Cập vào năm 1216 và miêu tả loài cây này được
dân cư địa phương gieo trồng và sử dụng các quả non trong các bữa ăn.
Từ bán đảo Ả Rập, loài cây này đã được phổ biến tới các vùng ven Địa
Trung Hải và về phía đơng. Việc thiếu từ để chỉ đậu bắp trong các ngơn ngữ cổ
ở Ấn Độ cho thấy rằng nó chỉ xuất hiện ở đây kể từ khi bắt đầu Cơng Ngun. Nó
được đưa tới châu Mỹ bằng các tàu chuyên chở trong buôn bán nô lệ xuyên Đại
Tây Dương (theo " Okra gumbo and rice" của Sheila S. Walker, The News
Courier) vào khoảng những năm thập niên 1650, do vào năm 1658 sự hiện diện
của nó tại Brasil đã được ghi nhận. Nó được ghi chép là có tại Surinam năm 1686.
3


Đậu bắp có lẽ được đưa vào đơng nam Bắc Mỹ đầu thế kỷ 18 và dần dần được
phổ biến tại đây. Đậu bắp được trồng xa về phía bắc tới Philadelphia vào năm
1748, trong khi Thomas Jefferson ghi chép rằng nó có mặt một cách vững chắc
tại Virginia vào năm 1781. Nó là phổ biến tại miền nam Hoa Kỳ vào khoảng năm
1800 và lần đầu tiên được nhắc tới với các giống cây trồng khác nhau vào năm
1806.
2.1.2. Phân loại
Tên khoa học: Abelmoschus esculentus L.
+ Giới (regnum): Dlleniidae
+ Bộ (order): Malvales
+ Họ (Familia): Malvaceae
+ Chi (genus): Abelmoschus
Theo Đặng Minh Quân (2008) đậu bắp hay mướp tây là một loại cây hằng
năm với bộ nhiễm sắc thể 2n = 72. Cây đậu bắp thuộc họ Bông (Malvaceae),
không thuộc họ Đậu như các cây đậu cove, đậu đũa,…
2.1.3. Đặc điểm thực vật học
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) đậu bắp là cây thân

gỗ nhỏ sống khoảng 1 năm có các đặc điểm như sau:
Rễ: Cây có một rễ chính và nhiều rễ phụ, ăn sâu từ 40-50 cm.
Thân: Thân mọc thẳng, cao từ 1-2m, phân thành nhiều cành ở các đốt trên
thân. Phần ruột thân hóa gỗ và rỗng bên trong. Vỏ thân màu xanh nhạt. Đôi khi
có giống thân có vệt tím.
Lá: Lá hình xẻ thùy chân vịt với 5-7 thùy, dài 20-30cm, rộng 10-20cm.
Mép lá có răng cưa, trên bề mặt lá có lơng và nằm rạp. Trên lá có 5-7 gân chính
nổi rõ và cuống lá dài 15-20cm. Đa số lá màu xanh và tùy giống lá có gân màu
tím.
Hoa: hoa mọc ở nách lá, đường kính 4-8 cm, với 5 cánh hoa màu trắng hay
vàng trơng giống hoa cây bơng vải, thường có các đốm đỏ hay tía tại phần gốc
mỗi cánh hoa. Hoa lưỡng tính, gồm một nhụy cái ở giữa và nhiều nhị đực bao
4


quanh, tự thụ phấn là chính. Một nụ hoa xuất hiện ở nách lá thứ 6 hoặc thứ 8 (phụ
thuộc vào giống). Hoa đậu bắp mọc ở kẽ lá. Tiểu dài có 8-10 phiến mảnh, đầu
nhọn,lá kém dài, hình mo có răng. Tràng hoa có cánh, nhị nhiều dính với nhau
thành cột bầu có lơng.
Đặc tính nở hoa và thụ phấn: Qua nghiên cứu các giống đậu bắp, kết luận
rằng nụ hoa kéo dài 22-26 ngày từ khi xuất hiện đến khi nở và hoa đầu tiên nở từ
41-48 ngày sau khi gieo, thời gian thụ phấn thường từ 6-10 giờ sáng. Hoa chỉ nở
một thời gian ngắn và khép lại vào buổi chiều, sự thụ phấn không thành công ở
giai đoạn nụ. Hạt phấn có khả năng duy trì tính hữu thụ trong 55 ngày. Đậu bắp
tự thụ phấn là chính. Cây trồng 6-7 tuần sau khi gieo sẽ bắt đầu có hoa. Từ khi
hoa nở đến khi thu hoạch trái non làm rau vào khoảng 6-8 ngày. Để lấy trái làm
giống thì cần tới 20-25 ngày.
Quả: Quả có màu xanh, xanh nhạt, xanh đậm và tím tùy giống. Dạng quả
nang dài từ 15-25cm, chứa nhiều hạt bên trong. Quả mọc thẳng đứng gồm 5-8
vách ngăn kết. Khi về già quả có màu nâu nhạt.

Hạt: Hạt to và trịn, màu trắng xám khi cịn non. Khi về già có màu xám
hoặc đen và nhẵn mặt.
Nhân giống: Đậu bắp chủ yếu nhân giống bằng hạt; là cây hằng niên. Sự
tăng trưởng của cây đậu bắp đặc trưng bởi sự tăng trưởng không liên tục. Sự nở
hoa liên tục nhưng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và giống. Sau khi gieo 23 tháng, cây bắt đầu nở hoa, trái phát triển nhanh sau khi hoa được thụ phấn và
đạt kích thước tối đa trong khoảng từ 4-6 ngày sau khi thụ phấn. Giai đoạn này có
thể thu hoạch được vì sau đó trái sẽ già đi (nhiều xơ). Đậu bắp cho trái một thời
gian ngắn nhưng phụ thuộc vào mùa, độ ẩm của đất và điều kiện chăm sóc.
Thường đậu bắp có thời gian sinh trưởng 90-100 ngày sau khi gieo.
Giống: Các loại giống tốt với các giống mới như: VN1, D9B1, TN75,… và
các giống nhập từ nước ngoài: Jubilee 047, Lionseed của Ấn Độ,… Đặc biệt là

5


các giống đậu bắp xanh Nhật (Okara F1 dòng TS1-7106) (Theo Nguyễn Mạnh
Chinh, 2007).
2.1.4. Điều kiện ngoại cảnh của cây đậu bắp
Nhiệt độ, ánh sáng: Cây đậu bắp ưa nhiệt độ cao, thích hợp từ 25-30ºC,
trong khoảng nhiệt độ này nếu nhiệt độ càng cao thì cây sinh trưởng và phát triển
càng nhanh. Vượt qua ngoài phạm vi này, sự nảy mầm sẽ chậm trễ và hạt giống
yếu có thể không nảy mầm. Nhiệt độ cao kéo dài thời gian ra hoa của cây. Đậu
bắp là cây phản ứng với ngày dài, mức độ mẫn cảm này tùy thuộc vào từng giống.
Tuy nhiên trong điều kiện nước ta, mặc dù là cây ngắn ngày nhưng đậu bắp vẫn
ra hoa trong cả mùa hè (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007). Nhiệt
độ đất thấp ảnh hưởng đến mức độ ăn sâu của rễ, nhiệt độ đất cao rễ dễ bị lão hóa,
làm giảm bề mặt và tốc độ hút nước. Nhiều loại rau hút nước thuận lợi khi nhiệt
độ đất khoảng 20ºC (Tạ Thu Cúc, 2005).
Nước và độ ẩm: Nước và ẩm độ rất quan trọng đối với rau vì chúng tác
động đến cây rau từ giai đoạn nảy mầm, sinh trưởng, sự ra hoa kết hạt, chất lượng

sản phẩm, sâu bệnh và khả năng bảo quản. Trong đó, năng suất cây phụ thuộc
nhiều vào hàm lượng nước trong chúng, ẩm độ khơng khí khơ hay ẩm độ đất thấp
sẽ thích hợp cho q trình thu hoạch và bảo quản. Nước có ý nghĩa rất lớn trong
đời sống cây rau, lượng nước trong cây rau chiếm từ 75-95% và chúng phải tạo
ra 5-25% trọng lượng nước cịn lại thơng qua quang hợp.Hầu hết cây rau đều sinh
trưởng và phát triển cho năng suất cao ở ẩm độ khơng khí là 45-95%, đối với cây
đậu bắp, đất cần được giữ độ ẩm thường xuyên 80-85% trong suốt quá trình thu
hái trái.(Tạ Thu Cúc, 2005). Khả năng chịu hạn của cây đậu bắp tương đối
khá.Thời gian đầu khi gieo hạt và cây còn nhỏ đất cần đủ ẩm. Khi cây lớn ra hoa
có quả lượng nước cần tưới nhiều, nếu để khơ hạn quả sẽ nhỏ và cứng. Cách tưới
nước có thể dùng bình ơ doa, vịi phun mưa hoặc bơm nước vào rạch đủ ẩm rồi
cho thốt ngay. Mùa mưa khơng để ruộng bị ngập. Vào mùa khô cần tưới nhiều
nước.Cần tưới nước và sử dụng nguồn nước tưới sạch (nước sông, nước giếng
6


khoan),tuyệt đối không sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm như nước thải từ bệnh
viện,… (Hoàng Văn Ký, 2007).
Đất: Đậu bắp phù hợp nhất khi trồng trên đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất
thịt nhẹ hoặc đất thịt trung bình. Độ pH phù hợp là từ 5,5-6,8. Có thể trộn đất với
vỏ trấu, phân bò, phân cá, xơ dừa, trùn quế... (Đặng Minh Quân, 2004).
Dinh dưỡng: Nhu cầu dinh dưỡng của cây đậu bắp bao gồm các nguyên tố
đa lượng: N, P, K, Ca, Mg, S, C, H, O và các nguyên tố vi lượng: Fe, Cu, Zn, Mn,
Mo, Cl. Theo nguồn gốc, phân bón chia thành hai loại: Phân hữu cơ có nguồn gốc
từ động thực vật và phân vơ cơ được tổng hợp từ các loại hóa chất hoặc khoáng
chất phân rã.Tuỳ theo từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau mà nhu cầu dinh dưỡng
cũng khác nhau. Thời kỳ ra hoa và tạo quả cần nhiều dinh dưỡng hơn (Nguyễn
Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
Trong hoạt động sản xuất nơng nghiệp, phân bón đã góp phần đáng kể làm
tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản. Theo đánh giá của Viện Dinh

dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30 – 35% tổng sản
lượng cây trồng. Như vậy cho thấy vai trò của phân bón có ảnh hưởng đến năng
suất, sản lượng quốc gia và thu nhập của nông dân thật là to lớn.
Đậu bắp cần lượng phân bón khá cao, thiếu lân làm cây bị cịi cọc, dễ bị
sâu bệnh. Bón phân không đủ và không hợp lý sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và
năng suất của cây.
Năng suất và chất lượng quả đậu bắp phụ thuộc vào mức dinh dưỡng thích
hợp. Các nguyên tố dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng, năng suất và chất
lượng của cây là:
+ Đạm (N): Đạm có tác dụng đến sinh trưởng của cây. Đặc biệt đạm thúc
đẩy quá trình sinh trưởng của cây (đối với cây non hoặc ra mầm sau khi bấm
ngọn). Đạm phải cân bằng với kali, nếu cây hút nhiều đạm mà thiếu kali, cây sinh
trưởng rậm rạp, thân mềm nhẹ, lá dễ mẫn cảm với sâu bệnh hại nhưng nếu thiếu
đạm lá hẹp, màu sắc nhợt nhạt, cành yếu.
7


+ Lân (P): Lân giúp phát triển bộ rễ, tham gia tạo thành và vận chuyển chất
hữu cơ trong cây. Thiếu lân cây sinh trưởng chậm, ra hoa muộn.
+ Kali (K): Kali tham gia vào quá trình vận chuyển và tích lũy chất hữu cơ
trong cây, ngồi ra cịn làm tăng tính chống chịu của cây. Cân bằng giữa đạm và
kali làm cho cây vững chắc. Mức kali được xác định thích hợp tùy theo mùa vụ.
Ngồi ra cịn có các nguyên tố trung vi lượng khác nhau như:
+ Canxi (Ca): Tham gia vào quá trình trao đổi chất bên trong cây, làm cho
thành tế bào cây khỏe, tăng sức chống chịu của cây.
+ Magie (Mg): Cung cấp đủ Magie làm tăng năng suất, tăng tính chống
chịu ở cây trồng.
+ Cu: Thiếu Cu cây sinh trưởng chậm.
+ Mn: Thiếu Mn lá cây nhỏ, đỉnh sinh trưởng bị vàng. Cây yếu, sinh trưởng
chậm, năng suất giảm.

2.1.5. Giá trị dinh dưỡng của cây đậu bắp
Theo Tindall (1983) trái đậu bắp có chứa 88% nước, 2,1% protein, 0,2% chất béo,
8,0% carbohydrate, 1,7% chất xơ.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g đậu bắp tươi
Thành phần

Giá trị dinh dưỡng

Tỷ lệ phần trăm của RDA

31 Kcal

1.5%

Carbohydrate

7,03 g

5,4%

Protein

2,0 g

4%

Tổng số chất béo

0,1 g


0,5%

Cholesterol

0 mg

0%

Chất xơ

3,2 g

9%

Năng lượng

Vitamin
Folate

88 mg

22%

8


Niacin

1.000 mg


6%

Pantothenic acid

0.245 mg

5%

Pyridoxine

0.215 mg

16,5%

Riboflavin

0,060 mg

4,5%

Thiamin

0,200 mg

17%

Vitamin C

21,1 mg


36%

Vitamin A

375 IU

12,5%

Vitamin E

0,36 mg

2,5%

Vitamin K

53 mg

44%

Điện
Natri

8 mg

0,5%

Kali

303 mg


6%

Chất khoáng
Canxi

81 mg

8%

Đồng

0.094 mg

10%

Magiê

57 mg

14%

Mangan

0,990 mg

43%

Phốt pho


63 mg

9%

Selen

0,7 mg

1%

Kem

0,60 mg

5,5%

Phyto-chất dinh dưỡng
Carotene-ß

225 mg

-

Crypto-xanthin-ß

0 mg

-

Lutein, zeaxanthin


516 mg

(Theo Gopalan 2007, USDA)

9


Theo Võ Văn Chi, (2005) Chất nhầy và chất xơ có trong đậu bắp giúp điều
chỉnh lượng đường huyết bằng cách điều hòa sự hấp thu của chúng từ ruột non.
Chất xơ của đậu bắp cũng là một “vệ sĩ” của hệ tiêu hóa. Đậu bắp khơng chỉ là
loại thực phẩm giàu protein nhiều dinh dưỡng, khơng có cholesterol mà các bộ phận
của cây điều có thể dùng làm thuốc. Các thành phần dinh dưỡng trong đậu bắp đều
cao hơn các loại rau củ nói chung, đặc biệt là các vi chất như calci, kali, vitamin
B6, magie, folate và acid alpha-linolenic. Ăn đậu bắp thường xuyên sẽ giúp cơ thể
giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì và cả ung thư. Đậu bắp rất
dễ ăn có thể luộc, xào, nướng, sấy khô nhưng ngon và ưa chuộng nhất là nấu canh
chua.
Đậu bắp giúp cơ thể tái hấp thu nước. Chất nhầy trong đậu bắp “bắt giữ”
những phân tử cholesterol vượt chỉ tiêu cùng những độc chất phát sinh trong q
trình chuyển hóa rồi “áp giải” chúng đến phân để thải ra ngoài. Do chứa hàm
lượng nước cao, đậu bắp cịn giúp cơ thể tránh khỏi tình trạng táo bón, đầy hơi.
Đậu bắp chứa calories thấp nên là thức ăn lý tưởng cho những người đang
muốn giảm cân. Để hưởng được lợi ích sức khỏe tối đa của đậu bắp nên nấu nướng
ở ngọn lửa thấp để chất nhầy ít bị thất thốt.
Khi vào hệ tiêu hóa đậu bắp sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những vi khuẩn có
lợi, có thể sánh ngang tầm với sữa chua, giúp tổng hợp các vitamin nhóm B.
Để làm đẹp tóc, cắt khúc đậu bắp và nấu đến khi nước nhầy ra tối đa. Sau
đó để nguội rồi nhỏ vài giọt chanh vào, dùng dung dịch này gội đầu.
Đậu bắp có tính nhuận trường, dùng trị hội chứng kích ứng ruột, làm lành

các vết loét trong đường tiêu hóa, đồng thời xoa dịu những “niềm đau” từ trong
ruột.
Protein và dầu có trong hạt đậu bắp được xem là protein hạng nhất trong
rau cải, rất nhiều amino acidthiết yếu cho cơ thể như tryptophan (giúp tinh thần
thoải mái, ngủ ngon...),cystein... Đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic. ½ chén đậu
bắp nấu chín tương đương với 36,5 mg acid folic. Một chén đậu bắp sống chứa
10


đến 87,8 mg acid folic. Đây là chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng của
cơ thể. Đặc biệt đối với phụ nữ mang thai, acid folic cực kỳ quan trọng vì giúp
phịng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi vì acid
folic là một loại dưỡng chất rất cần cho việc hình thành ống thần kinh ở trẻ sơ
sinh (Hải Ân, 2010).
2.1.6. Giá trị kinh tế
Đậu bắp có thể đạt 600-100 triệu đồng/ha/vụ và năng suất bình quân từ 1015 tấn/ha/vụ,… Trong công nghiệp chế biến, đậu bắp là nguồn nguyên liệu quan
trọng để chế biến ra các sản phẩm có giá trị như dầu đậu bắp, một loại dầu ăn chứa
nhiều chất béo chưa no như axid oleic và axid linoleic. Hàm lượng dầu trong hạt
đậu bắp cao (khoảng 40%). Sản lượng dầu thu hoạch từ đậu bắp cũng khá cao,
với năng suất 794 kg/ha thì chỉ có hướng dương là vượt qua nó.
Ngồi ra, hạt khơ rang chín, nghiền nhỏ dùng uống thay cà phê hay nấu lên
làm hồ giấy hoặc làm chất dính trong cơng nghiệp giấy. Do ý nghĩa nhiều mặt của
cây đậu bắp như vậy nên cây đậu bắp ngày càng được chú ý hơn (Đỗ Huy Bích
2003).
2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất đậu bắp trên thế giới
Đậu bắp là lồi cây chịu nóng bức và khơ hạn tốt thích hợp trồng ở vùng
nhiệt đới nóng ẩm. Nó cũng được trồng trên các loại đất nghèo dinh dưỡng với
lớp sét dày có sự ẩm ướt khơng liện tục và được trồng quanh năm. Hiện nay cây
đậu bắp được trồng trên 100 quốc gia thuộc cả 6 châu lục. Bắt đầu từ cao nguyên

Ethiopia của Châu Phi đến nhiều nơi như: Iran, Ai Cập, Ấn Độ, Châu Mỹ,
Lebanon, Israel, Jordan, Irap, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, các khu vực khác ở miền
Đông Địa Trung Hải và nhiều nước ở Châu Á,… Đậu bắp được canh tác khá sớm
vào năm 1873 nhưng hầu như không phát triển cho đến gần đây. Đậu bắp trồng
tại Nhật Bản đã phổ biến sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc từ năm 1960
(Shinohara, 1989). Tuy nhiên vì năng suất khơng cao nên hiện nay diện tích vẫn
11


chưa đáng kể. Đậu bắp có năng suất trung bình 5,1 tấn/ha trên tồn thế giới năm
1991, năng suất bình quân ở Kuwait đã được báo cáo là 68,8 tấn/ha. Năng suất
khoảng 7-12 tấn/ha được xem là tốt (Đỗ Huy Bích et al…, 2003).
Bảng 2. 2. Tình hình sản xuất đậu bắp trên thế giới
Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Năng suất (tấn/ha)

2015

2722432

3,4033

9265213

2016


2163945

4,0790

8826654

2017

2147134

4,2728

9174357

2018

2349356

4,0578

9533327

2019

2729811

3,6462

9953537

(Theo FAOSTAT)

Năm 2015, diện tích sản xuất đậu bắp lên tới 2722432 ha thu về sản lượng
là 9265213 tấn và đạt năng suất 3,4033 tấn/ha. Tuy nhiên sang năm 2016, diện
tích giảm mạnh tới gần 600000ha nhưng năng suất trung bình lại tăng đáng kể lên
4,0790 tấn/ha. Trong vịng 2 năm tiếp theo là 2017 và 2018 có thay đổi về diện
tích trồng đậu bắp nhưng năng suất vẫn ở mức ổn định là từ 4,2728 tại năm 2017
và 4,0578 tại năm 2018. Đến năm 2019 đánh dấu sự tăng trưởng lại về diện tích
trồng đậu bắp khi diện tích trồng lên tới 2729811 ha nhưng lại chỉ đạt năng suất
3,6462 tấn/ha.
Bảng 2. 3. Sản lượng đậu bắp của 5 nước cao nhất thế giới (tấn)
2015

2016

2017

2018

2010

Ấn Độ

5709000

5849000

6003000

6095000


6176000

Nigeria

2067900

1461600

1561900

1695020

1819018

Sudan

286500

287300

293046

301744

512855

Mali

202913


241033

254545

277673

309413

Bờ biển ngà

163019

153000

158000

160331

152325

(Theo FAOSTAT)
12


Ấn Độ là chiếm sản lượng lớn nhất trong việc sản xuất đậu bắp. Sản lượng
đậu bắp của Ấn Độ lớn hơn gần 3 lần so với nước đứng thứ 2 là Nigeria.Ấn Độ là
nước duy nhất thuộc châu Á. Trong khi các nước còn lại chủ yếu thuộc về Châu
Phi.Từ đó có thể thấy sản lượng đậu bắp chủ yếu ở châu Á và châu Phi.
Bảng 2.4. Sản lượng đậu bắp của 5 châu lục (tấn)

2015

2016

2017

2018

2019

Châu Phi

3160702

2540274

2704045

2991620

3289395

Châu Mỹ

51526

65925

74703


74988

83777

6043499

6212715

6386702

6465185

6577604

9312

7666

8023

0

0

174

74

884


1535

2760

Châu Á
Châu Âu
Châu Đại
Dương

(Theo FAOSTAT)
Châu Phi là châu lục có sản lượng đậu bắp lớn nhất thế giới vì thời tiết ở
đây phù hợp cho việc trồng đậu bắp. Ngược với Châu Phi là Châu Âu và Châu
Đại Dương khi sản lượng là rất nhỏ, vào năm 2018 và 2019 ở châu Âu không
trồng đậu bắp.
Ở các nước Đông Nam Á: Thái Lan đậu bắp là cây trồng phổ biến được trồng
tại hầu hết các vùng của đất nước. Năm 2003, Thái Lan xuất khẩu số lượng 3.664
tấn quả đậu bắp tươi và đông lạnh với thu nhập khoảng 8 triệu đô la Mỹ
Ở Malaysia xuất khẩu khoảng 4.500 tấn/năm (FAO, 1998).
2.2.2. Tình hình sản xuất đậu bắp ở Việt Nam
Đậu bắp là cây hằng năng tương đối dễ trồng phù hợp với thời tiết nắng
nóng ở miền Nam và miền Trung của nước ta, nhưng vẫn có thể trồng được ở
miền Bắc. Hiện nay cũng có một số vùng trồng nhiều đậu bắp như ở miền Nam
có Đồng Tháp, Bình Thuận, Sóc Trăng,Vĩnh Long, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh
hoặc ở miền bắc có Đơng Anh, Bắc Ninh…
13


Cây đậu bắp có tính thích nghi mạnh, phù hợp với điều kiện khí hậu và đất
đai ở địa phương nên sinh trưởng và phát triển tốt. Sau khi xuống giống khoảng
45 ngày là cây cho thu hoạch, và thời gian thu hoạch kéo dài gần 2 tháng. Năng

suất đậu bắp cũng đạt khá cao, dao động trên dưới 11 tấn/vụ/ha. Đậu bắp trái sau
khi thu hoạch được Chương trình Phát triển vùng Hàm Thuận Bắc thu mua với
giá ổn định 8.000 đồng/kg. Với mức giá này, cộng với năng suất thực thu, bình
quân mỗi ha cho thu nhập gần 90 triệu đồng, trừ chi phí cịn lãi trên 70 triệu đồng.
Người dân địa phương hết sức phấn khởi. (Sở Nơng nghiệp và phát triển nơng
thơn tỉnh Bình Thuận năm 2020).
Tại Trà Vinh, huyện Duyên Hải đã kết hợp với Công ty Phát triển kinh tế
Duyên Hải, đưa về trồng và thử nghiệm thành công giống đậu bắp Nhật Bản,
mang lại hiểu quả kinh tế cao cho bà con nông dân. Năm 2019 trồng trên diện tích
hơn 15ha và bao tiêu thụ tồn bộ sản phẩm cho người nơng dân. Để bà con nắm
rõ kỹ thuật và quy trình trồng giống cây mới này, Công ty Phát triển kinh tế Duyên
Hải đã tổ chức tập huấn và chuyển giao kỹ thuật cho các hộ nơng dân thực hiện
theo mơ hình theo từng thời kỳ phát triển của cây.Với mỗi hộ gia đình đã trồng
giống đậu bắp Nhật Bản này đều trồng trên khoảng diện tích là 3 cơng đất tương
đương với 1 công đất = 1000m². Năng suất thu được đạt 1,5 tấn/công , với giá tiêu
thụ là 5500 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận cịn 7,8 triệu
đồng/công. (Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn năm 2019).
Tỉnh Vĩnh Long, năm 2012, hợp tác xã rau an tồn huyện Bình Tân phát
triển nhiều giống rau có chất lượng và năng suất cao như: hành lá, đậu bắp xanh,
cải bắp, dưa leo…Trong đó, đậu bắp xanh là mặt hàng chủ lực, mang lại hiệu quả
kinh tế cao, đã xuất khẩu được 90 tấn các loại rau quả, riêng đậu bắp xanh xuất
khẩu được 70 tấn. Năm 2013, dự tính hợp tác xã sẽ sản xuất khoảng 10 ha đậu
bắp với sản lượng trên 3 tấn/ha, trong quý I năm 2013 hợp tác xã đã xuất hơn 60
tấn đậu bắp xanh ra thị trường nước ngoài chủ yếu thị trường Nhật Bản (Sở Nông
nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long năm 2013).
14


Hiện nay ở Việt Nam, các giống đậu bắp phổ biến là giống đậu bắp ĐB1,
Tác giả và cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả. Nguồn gốc và phương

pháp: Nhập từ Nhật Bản năm 1992 được chọn lọc từ 1993. Năm 1996 được phép
đưa vào khảo nghiệm và trồng thử ò một số nơi. Giống đậu bắp VN1 tác giả và
cơ quan tác giả: Công ty cổ phần Giống cây trổng miền Nam. Nguồn gốc: Giống
OP trong nước. Phương pháp: Chọn lọc quần thể. Mở rộng vào sản xuất từ năm
1995.Giống đậu bắp Ấn Độ Tác giả và cơ quan tác giả: Công ty cổ phần Giống
cây trồng miền Nam. Nguồn gốc: Giống OP nhập nội. Phương pháp: Chọn lọc
quần thể. Mở rộng vào sản xuất từ năm 1999.
2.2.3. Tình hình nghiên cứu đậu bắp trên thế giới
Trên thế giới các giống đậu bắp được nghiên cứu và phát triển trên rất nhiều
quốc gia và vùng lãnh thổ : Ở Ấn Độ, Nhật Bản, Iran, Ai Cập, Lebanon, Israel,
Jordan, Iraq, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, các khu vực khác của Đơng Địa Trung
Hải,…Đặc biệt phải nói đến các giống có ưu điểm vượt trội như : Jubilee 047,
lionseed của Ấn Độ, giống Đậu bắp quả ngắn của Brazil các giống Đậu bắp F1
của Nhật Bản,… Các nghiên cứu về chọn giống trên cây đậu bắp trên thể giới
không chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu về năng suất, chống chịu sâu bệnh mà còn về
các chỉ tiêu về các chất có dược tính dùng trong y học.
Theo Chutichudet Benjawan, Chutichudet, P và Chanaboon, T (2007)
nghiên cứu “Ảnh hưởng của hoá chất Paclobutrazol đến tăng trưởng, năng suất
và chất lượng của đậu bắp (Abelmoschus esculentus L.) Har Lium cây trồng ở vùng
Đơng Bắc Thái Lan “. Thí nghiệm nhằm mục đích tìm kiếm thêm thơng tin về ảnh
hưởng ở mức độ khác nhau của hóa chất Paclobutrazol (PBZ) ứng dụng trên tăng
trưởng, năng suất và chất lượng ăn được của quả đậu bắp. Bố trí khối ngẫu nhiên
với bốn lần lập lại được sử dụng cho các thí nghiệm. Các thí nghiệm bao gồm năm
cơng thức xử lý khác nhau theo thứ tự tăng dần nồng độ PBZ, ví dụ 0
ppm/ha (T 1), 4000 ppm/ha (T 2), 8000 ppm/ha (T 3), 12.000 ppm/ha (T 4) và
16.000 ppm/ha (T 5) hóa chất PBZ. Kết quả cho thấy PBZ có tác động tích cực lên
15


cây đậu bắp thể hiện: chiều cao cây có giảm có thể hạn chế đỗ ngã, diện tích lá

giảm, chiều dài quả, khối lượng quả tươi và năng suất quả tươi /ha đều tăng. PBZ
khơng có ảnh hưởng đáng kể đến đường kính thân cây và đường kính quả của cây
đậu bắp. Tổng số chất rắn hòa tan, hàm lượng chất xơ, axit chuẩn độ, vitamin C và
hàm lượng pectin trong vỏ không bị ảnh hưởng bởi sử dụng chất hóa học
PBZ. Năng suất tăng cao với sự gia tăng tỷ lệ sử dụng PBZ. Cơng thức có nồng
độ xử lý 16000 ppm đạt giá trị cao nhất.
Theo Khandaker (2015), thí nghiệm nghiên cứu trên cây đậu bắp tại
Malaysia với 6 loại phân bón khác nhau: khơng bón phân, phân NPK, phân gia
cầm, phân chuột, phân dê và phân thỏ. Kết quả cho thấy, các chỉ tiêu: chiều cao
cây, diện tích lá, số cành cấp 1, số hoa/cây, số quả/cây, số hạt/quả, khối lượng quả
đạt cao nhất ở công thức bón phân gia cầm so với các loại phân hữu cơ khác. Cơng
thức bón phân gia cầm làm tăng đáng kể chiều cao cây với 52,64 cm, trong khi
thấp nhất là 35,98 cm ở cơng thức đối chứng (khơng bón phân). Năng suất đậu
bắp của cơng thức bón phân gia cầm có số quả cao nhất đạt 9,67, trong khi đối
chứng có số quả thấp nhất là 2,00. Vì vây, việc bón phân gia cầm có thể làm tăng
đáng kể sự sinh trường và năng suất của cây đậu bắp so với các loại phân hữu cơ
khác.
Theo N. Nahar (2014), nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân N và P đến sinh
trưởng phát triển và năng suất của đậu bắp. Thí nghiệm được thực hiện tại trường
Đại học Nơng nghiệp Sher-e-Bangla trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 năm
2014, để nghiên cứu ảnh hưởng của việc bón đạm và lân đến sinh trưởng phát
triển và năng suất của cây đậu bắp. Đối tượng nghiên cứu là giống đậu bắp BARI
Dherosh-1. Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD) với
3 lần nhắc lại, bao gồm 2 nhân tố là đạm và lân. Các mức bón đạm: N0 (0 kg/ha),
N1 (115 kg/ha), N2 (135 kg/ha), N3 (155 kg/ha) và 4 mức bón lân: P0 (0 kg/ha), P1
(70 kg/ha), P2 (90 kg/ha), P3 (110 kg/ha). Kết quả cho thấy, tất cả các chỉ tiêu đánh
giá đều bị ảnh hưởng đáng kể bới các mức bón N và P khác nhau. Đánh giá ảnh
16



×