Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của cây kí chủ đến đặc điểm sinh học của sâu keo mùa thu spodoptera frugiperda (j e smith) tại gia lâm, hà nội năm 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 120 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC
-------  -------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÂY KÍ CHỦ ĐẾN
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA SÂU KEO MÙA THU
Spodoptera frugiperda (J. E. Smith) TẠI GIA LÂM,
HÀ NỘI NĂM 2021”
Người thực hiện

: Vũ Thị Hà

MSV

: 620008

Lớp

: K62BVTVA

Người hướng dẫn

: TS. TRẦN THỊ THU PHƯƠNG

Bộ mơn

: CƠN TRÙNG


HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong Khóa luận tốt nghiệp là trung thực và chưa từng được cơng
bố. Các thơng tin trích dẫn trong Khóa luận tốt nghiệp này được ghi rõ nguồn gốc
rõ ràng.
Tất cả mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu này đã được
cảm ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Hà

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành được Khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự phấn đấu nỗ lực
của bản thân, tơi cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và
cá nhân. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa
Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện cho tơi trong suốt
q trình nghiên cứu.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới TS. Trần Thị Thu
Phương, Bộ môn Côn trùng, Khoa Nơng học đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi
trong thời gian nghiên cứu và viết khóa luận để tơi hồn thành.
Cuối cùng tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã giúp
đỡ, động viên tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài khóa luận.
Khóa luận tốt nghiệp này khó tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết tơi

rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cơ và bạn đọc. Tơi xin trân trọng
cảm ơn.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021
Sinh viên thực hiện

Vũ Thị Hà

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT.................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN .................................................................................... 9
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................ 10
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 10
1.2. Mục đích và yêu cầu..................................................................................... 11
1.2.1. Mục đích .................................................................................................... 11
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 11
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
NGỒI NƯỚC ......................................................................................... 12
2.1. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu ngoài nước ..................................... 12
2.1.1. Phân loại sâu keo mùa thu ......................................................................... 12
2.1.2. Phân bố ...................................................................................................... 12
2.1.3. Phạm vi ký chủ .......................................................................................... 13
2.1.4. Đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu ..................................................... 14

2.1.5. Mức độ gây hại và thiệt hại kinh tế ........................................................... 15
2.1.6. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của sâu keo mùa thu......... 15
2.1.7. Ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh học của sâu keo mùa thu ...... 17
2.1.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu keo mùa thu ..... 20
2.2. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu trong nước ..................................... 21
2.2.1. Tình hình gây hại của sâu keo mùa thu ..................................................... 21

iii


2.2.2. Triệu chứng và đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu trên ngô tại
Hà Nội........................................................................................................ 23
2.2.3. Đặc điểm hình thái của sâu keo mùa thu .................................................. 23
2.2.4. Đặc điểm hình sinh vật học và sinh thái học của sâu keo mùa thu ........... 25
2.2.5. Biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu....................................................... 26
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 28
3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ................................................................. 28
3.2. Địa điểm và và thời gian tiến hành .............................................................. 28
3.3. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 28
3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 28
3.4.1. Phương pháp điều tra ngồi đồng ruộng ................................................... 28
3.4.2. Phương pháp tiến hành thí nghiệm trong phịng thí nghiệm..................... 30
3.5. Cơng thức tính tốn ...................................................................................... 32
3.6. Xử lý số liệu ................................................................................................. 33
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 34
4.1. Triệu chứng gây hại của sâu keo mùa thu trên cây ngô ............................... 34
4.2. Đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của sâu keo mùa thu ......... 35
4.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh vật học của sâu keo mùa thu ......... 41
4.2.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian phát dục của các pha phát triển và
vòng đời của sâu keo mùa thu ................................................................... 47

4.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ chết các pha trước trưởng thành của sâu
keo mùa thu ............................................................................................... 51
4.2.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến khả năng tiêu thụ thức ăn của sâu non ............. 53
4.2.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ đực cái và sức sinh sản của trưởng thành
cái của sâu keo mùa thu ............................................................................. 56
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ............................................................... 58
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 58
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 58
iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 63

v


DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

SKMT

: Sâu keo mùa thu

KL

: Khối lượng


CD

: Chiều dài

CR

: Chiều rộng

TT

: Trưởng thành

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Kích thước mảnh đầu sâu non sâu keo mùa thu Spodoptera khi nuôi
ở các loại thức ăn khác nhau ..................................................................... 42
Bảng 4.2 Kích thước chiều dài, chiều rộng sâu non sâu keo mùa thu khi nuôi
trên các loại thức ăn khác nhau ................................................................. 43
Bảng 4.3 Kích thước, trọng lượng nhộng cái và kích thước cơ thể, độ rộng sải
cánh trưởng thành cái của sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda khi
nuôi ở các loại thức ăn khác nhau ............................................................. 45
Bảng 4.4 Kích thước, trọng lượng nhộng đực và kích thước cơ thể ................... 46
Bảng 4.5 Thời gian phát dục của cá thể cái sâu keo mùa thu Spodoptera
frugiperda trên 3 loại thức ăn khác nhau ................................................... 48
Bảng 4.6 Thời gian phát dục của cá thể đực sâu keo mùa thu Spodoptera
frugiperda trên 3 loại thức ăn khác nhau ................................................... 51
Bảng 4.7 Tỷ lệ chết các pha trước trưởng thành của sâu keo mùa thu khi nuôi

trên 3 loại thức ăn khác nhau ..................................................................... 51
Bảng 4.8 Khả năng tiêu thụ thức ăn của sâu keo mùa thu trên các .................... 54
Bảng 4.9 Trọng lượng sâu tuổi 3 và tuổi 6 trên ba loại thức ăn khác nhau ....... 56
Bảng 4.10 Tỷ lệ đực cái sâu của sâu keo mùa thu khi nuôi trên các loại .......... 57
Bảng 4.11 Sức sinh sản của trưởng thành sâu keo mùa thu khi nuôi trên các loại
thức ăn khác nhau ...................................................................................... 57

vii


DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1 Triệu chứng gây hại của sâu keo mùa thu trên cây ngơ ....................... 34
Hình 4.2 Ổ trứng của sâu keo mùa thu................................................................ 36
Hình 4.3 Sâu non tuổi 1....................................................................................... 37
Hình 4.4 Sâu non tuổi 2....................................................................................... 37
Hình 4.5 Sâu non tuổi 3....................................................................................... 37
Hình 4.6 Sâu non tuổi 4....................................................................................... 37
Hình 4.7 Sâu non tuổi 5....................................................................................... 39
Hình 4.8 Sâu non tuổi 6....................................................................................... 39
Hình 4.9 Nhộng cái ............................................................................................. 40
Hình 4.10 Nhộng đực .......................................................................................... 40
Hình 4.11 Trưởng thành đực ............................................................................... 41
Hình 4.12 Trường thành cái ................................................................................ 41
PL 1.1. Sâu non tuổi 3 ......................................................................................... 63
PL 1.2 Sâu non tuổi 4 .......................................................................................... 63
PL 1.3. Sâu non tuổi 5 ......................................................................................... 63
PL 1.4. Sâu non tuổi 6 ......................................................................................... 63
PL 1.5 Sâu non lúc mới hóa nhộng ..................................................................... 64
PL 1.6 Nhộng sau 24h ......................................................................................... 64


viii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda (J. E. Smith) là loài đa thực gây
hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Do đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu
ảnh hưởng của các loại thức ăn là lá ngô, lá xạ đen và lá náng hoa trắng đến đặc
điểm sinh học của chúng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sâu keo mùa thu có thể
sống và sinh trưởng bình thường trên cả 3 loại cây trồng trên. Tỷ lệ chết của sâu
non khi nuôi trên lá ngô, xạ đen và lá náng hoa trắng đều rất thấp và lần lượt là
5,07%, 7,71% và 5,94%. Sức tiêu thụ thức ăn của sâu non tuổi 3 đến tuổi 6 trên
thức ăn là lá ngơ cao nhất sau đó là lá náng hoa trắng và cuối cùng là lá xạ đen.
Trọng lượng thức ăn tiêu thụ trên lá ngô là 5312,12 mg, trên lá xạ đen là 4661,61
mg và trên lá náng hoa trắng là 5190,16 mg. Vòng đời của chúng khi nuôi trên
các loại thức lá ngô, lá xạ đen và lá náng hoa trắng ở mức nhiệt độ trung bình
28oC ẩm độ trung bình 70,39% lần lượt là 23 ngày, 26,6 ngày và 26,7 ngày. Số
trứng trung bình của 1 trưởng thành cái khi nuôi sâu non trên lá ngô là 425,3 trứng/
trưởng thành cái, trên lá xạ đen là 159,6 trứng/trưởng thành cái và lá náng hoa
trắng là 368,0 trứng/trưởng thành cái. Kết quả nghiên cứu cho thấy ngồi cây ngơ,
sâu keo mùa thu có khả năng gây hại trên cây xạ đen và náng hoa trắng.

9


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda (J.E. Smith) (Lepidoptera:
Noctuidae) là lồi cơn trùng đa thực nguy hiểm có nguồn gốc tại châu Mỹ. Sâu
keo mùa thu được ghi nhận gây hại trên 353 cây ký chủ khác nhau thuộc 76 họ

trong đó họ Hồ thảo (Poaceae: 106), họ Cúc (Asteraceae: 31), họ Đậu (Fabaceae:
31). Ngồi cây ngơ và cây lúa, lồi này cịn gây hại nghiêm trọng trên nhiều loại
cây trồng khác như mía, bông, đậu tương, lạc, hoa hướng dương, hành, tỏi, củ cải,
rau họ hoa thập tự, cây họ bầu bí, cà chua, khoai lang, táo, xoài, …
Mức độ gây hại và thiệt hại kinh tế do sâu keo mùa thu đối với sản xuất ngô
tại nhiều quốc gia đã được nghiên cứu và khảo sát. Tại Brazil, năm 2005 sâu keo
mùa thu làm giảm 34% sản lượng ngô, gây thiệt hại kinh tế khoảng 400 triệu đô
la Mỹ. Kết quả điều tra về mức độ thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra tại 12 quốc
gia châu Phi trong 3 năm từ 2015 đến 2017 cho thấy loài sâu này đã gây thiệt hại
về sản lượng ngô từ 8,3 đến 20,6 triệu tấn/năm nếu khơng tiến hành các biện pháp
phịng trừ. Sản lượng bị thiệt hại này tương đương từ 21% - 53% tổng sản lượng
ngơ trung bình hằng năm trong 3 năm của các quốc gia này. Thiệt hại kinh tế ước
tínhkhoảng từ 2,5 đến 6,2 triệu đơ la Mỹ.
Ở Việt Nam, từ tháng 3 đến tháng 7 năm 2019, sâu keo mua thu đã gây hại
trên 16.000 hecta ngô và gây hại nặng trên 2.000 hecta tại trên 34 tỉnh thành trong
cả nước. Tính đến ngày 30/8/2019, tồn tỉnh Bình Thuận có 1.760 ha ngơ (bắp)
tại các huyện Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam, Đức Linh bị sâu keo
mùa thu gây hại. Trong đó, 798 ha nhiễm nhẹ với mật số 2 - 4 con/m2 và 560 ha
nhiễm trung bình 560 ha với mật số 4 - 8 con/m2 và 402 ha nhiễm nặng 402 ha,
với mật số >8 con/m2. Tỉnh Nghệ An trồng được hơn 3.000ha ngô vụ đông, tập
trung chủ yếu ở vùng đất màu bãi ngang huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu
và vùng đất bãi cao ven sông Lam ở Nam Đàn, Thanh Chương… đã có hơn

10


1.600ha ngô bị sâu keo mùa thu gây hại nặng. Tại Tuyên Quang, sâu keo mùa thu
gây hại trên 112 ha ngô và gây hại mạnh nhất trên cây ngô giai đoạn từ 3 đến 9
lá, tại hầu hết các địa phương trong tỉnh, với mật độ trung bình từ 3 đến 5 con/m2.
Từ tình hình gây hại của sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda trên cây

dược liệu ở Việt Nam trong thời gian gầy đây, nghiên cứu về đặc điểm sinh học
và các cây kí chủ của sâu keo mùa thu trở nên cấp thiết để từ đó đề xuất các nghiên
cứu về quản lý và phòng chống chúng. Trên cơ sở đó, dưới sự phân cơng của Bộ
mơn Côn trùng, khoa Nông học và sự hướng dẫn của TS. Trần Thị Thu Phương
tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu ảnh hưởng của cây kí chủ đến đặc
điểm sinh học của sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda (J. E. Smith) tại
Gia Lâm, Hà Nội năm 2021”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định ảnh hưởng của cây ký chủ tới đặc điểm sinh học của sâu keo mùa
thu Spodoptera frugiperda để từ đó tạo cơ sở đề xuất biện pháp quản lý loài dịch
hại này hiệu quả trong sản xuất, an tồn với mơi trường và con người
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định đặc điểm hình thái, sinh học của sâu keo mùa thu S. frugiperda
trên một số cây ký chủ khác nhau.
- Xác định khả năng gây hại của sâu keo mùa thu S. frugiperda trên một số
cây ký chủ.

11


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
TRONG NƯỚC VÀ NGỒI NƯỚC
2.1. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu ngoài nước
2.1.1. Phân loại sâu keo mùa thu
Phân loại loài sâu keo mùa thu được các nhà nghiên cứu xác định như sau:
Giới: Động vật (Metazoa)
Ngành: Chân đốt (Arthropoda)
Lớp: Côn trùng (Insecta)
Bộ: Cánh vẩy (Lepidoptera)

Họ: Ngài đêm (Noctuidae)
Giống: Sâu keo (Spodoptera)
Loài: Sâu keo mùa thu (Spodoptera frugiperda)
(CABI, 2021)
2.1.2. Phân bố
Theo công bố của CABI, (2019), sâu keo mùa thu hiện có phân bố rộng tại
hầu hết các châu lục trên thế giới như châu Mỹ, châu Âu, châu Phi và châu Á. Tại
Bắc Mỹ, sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại trên cây trồng ở Bermuda, Canada,
Hoa Kỳ và Mehico. Tại Nam Mỹ, loài dịch hại này đã xuất hiện tại 12 quốc gia
trong đó có Brazin, Argentina, Chile, Columbia, Ecuador, French Guiana,
Guyana, Paraguay, Peru,... Tại châu Âu, sâu keo mùa thu xuất hiện ở Đức, Hà
Lan, và Slovenia. Ở châu Phi, sâu keo mùa thu được xác định gây hại trên cây
ngô tại 47 quốc gia như Nigeria, Nambia, Kenya, Ghana, Ethiopia, Congo, Ai
Cập, Sudan, Zambia, Zimbabwe,... Riêng ở châu Á, sâu keo mùa thu mới lây lan
sang từ năm 2018 và đến năm 2019 chúng đã gây hại tại 14 quốc gia trong đó có
Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Yeman, Indonesia, Maylaysia,
Myanmar, Thái Lan, và Việt Nam,...

12


2.1.3. Phạm vi ký chủ
Sâu keo mùa thu Spodoptera frugiperda có phổ ký chủ rất rộng. Sâu keo
mùa thu được ghi nhận gây hại trên 353 loại kí chủ khác nhau, thuộc 76 họ trong
đó có họ Hịa thảo, họ Cúc, họ Đậu (Bảng 2.1). Cây ngô, cây lúa và một số loài
cỏ thuộc họ hoà thảo là ký chủ chính. Ngồi ra, chúng cịn gây hại nghiêm trọng
trên các loại cây trồng khác như mía, bơng, lạc, hoa hướng dương, hành, tỏi, củ
cải, rau họ hoa thập tự, họ bầu bí, cà chua, khoai lang, táo, xồi,...(Montezano &
cs., 2018; Shylesha & cs., 2018).
Bảng 2.1. Phạm vi ký chủ của sâu keo mùa thu (Montezanto & cs., 2018)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Tên họ thựcvật

Aizoaceae
Amaranthaceae
Amaryllidaceae
Anacardicaceae
Apiaceae
Apocynaceae
Aquifoliaceae
Araceae
Arecaceae
Asparagaceae
Aspleniaceae
Asteraceae
Babaceae
Balsaminaceae
Begoniaceae
Boraginaceae
Brassicaceae
Cactaceae
Campanulaceae
Caricaceae
Caryophyllaceae
Celtidaceae
Combretaceae
Commelinaceae
Convolvulaceae
Cucurbitaceae
Cyperaceae

Số loài cây
bị gây hại

1
13
3
1
6
3
1
1
4
2
1
31
1
1
1
1
8
1
1
1
1
1
1
5
6
9
8

13


STT
39
40
41
42
43
44
45
46
47
48
49
50
51
52
53
54
55
56
57
58
59
60
61
62
63
64
65

Tên họ thực vật

Linaceae
Lytraceae
Malpighiaceae
Malvaceae
Marantaceae
Moraceae
Musaceae
Myrtaceae
Nictaginaceae
Nyctaginaceae
Orchidaceae
Oxalidaceae
Pandanaceae
Passifloraceae
Pedaliaceae
Phytolaccaceae
Pinaceae
Piperaceae
Pittosporaceae
Plantaginaceae
Platanaceae
Poaceae
Polygoniaceae
Pontederiaceae
Portulacaceae
Rosaceae
Rubiaceae

Số loài cây
bị gây hại

1
1
1
10
3
1
1
4
1
1
1
2
1
3
1
1
1
1
1
1
1
106
3
1
1
8
4


28

29
30
31
32
33
34
35
36
37
38

Ebenaceae
Ericaceae
Euphorbiaceae
Fabaceae
Geraniaceae
Iridaceae
Juglandaceae
Lamiaceae
Lauracea
Leeaceae
Liliaceae

1
3
8
31
2
2
2

3
1
1
1

66
67
68
69
70
71
72
73
74
75
76

Rutaceae
Sapindaceae
Scrophulariaceae
Solanaceae
Sterculaceae
Talinaceae
Urticaceae
Verbenaceae
Violaceae
Vitaceae
Zingiberaceae

6

1
1
9
1
1
1
1
1
1
1

2.1.4. Đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu
Sâu non các tuổi gây hại bằng cách ăn các lá. Sâu non tuổi 1, thường ăn
một mô lá, để lại lớp biểu bì. Đến tuổi 2 và 3 sâu non bắt đầu ăn tạo các lỗ thủng
trên lá và ăn từ mép lá vào trong. Chúng có tập tính ăn thịt đồng loại để cạnh tranh
thức ăn, mật độ cá thể trên một cây giảm khi sâu non ở độ tuổi lớn hơn
Theo Luttrell & cs., (1999), sâu non tuổi lớn thường ăn diện tích lớn của lá,
gần như ăn khuyết lá, để lại gân lá. Mật độ sâu trung bình từ 0,2- 0,8 con/cây trong
giai đoạn cuối có thể làm giảm năng suất từ 5-20% (Krafsur & cs., 2008).
Sâu keo mùa thu là một dịch hại nơng nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới, cận
nhiệt đới ở châu Mỹ. Loài dịch hại này khơng có thời gian nghỉ đơng nên chúng
gây hại ở các vùng khí hậu ơn hịa ở phía nam Florida và Texas, nước Mỹ (Perkins,
1979). Sâu keo mùa thu có một phạm vi kí chủ rất rộng, với thức ăn ưa thích là
các loại cỏ. Một số cây kí chủ chủ yếu nhất của sâu keo mùa thu là cây ngơ, lúa,
lúa miến, mía và cỏ bermuda. Chúng cũng là một loài gây hại nghiêm trọng trên
đậu tương, bông, lạc, rau họ hoa thập tự, cây họ dưa, dưa chuột, hành, khoai tây,
cà chua, các cây họ cà và các loại cây cảnh khác nhau.
Nghiên cứu cho đến nay cho thấy cả hai nòi sinh học của sâu keo mùa thu
được tìm thấy ở châu Mỹ có thể đã di chuyển qua con đường thương mại trước
khi phát tán nhờ gió. Chúng có thể nằm trong các các container hàng hóa khi vận

chuyển từ vùng này sang vùng khác. Sâu keo mùa thu tìm thấy tại Châu Phi có 2
14


nòi sinh học đặc trưng của Florida, được giới hạn ở vùng biển phía đơng của Hoa
Kỳ và các đảo Caribbean.
2.1.5. Mức độ gây hại và thiệt hại kinh tế
Thiệt hại về cây trồng chủ yếu là do sâu non gây ra do ăn mô lá, ngọn, đỉnh
sinh trưởng, bắp non, hoa non làm cây không phát triển được hoặc bắp khơng có
hạt, bắt hư hỏng. Thiệt hại do sâu keo mùa thu gây ra có thể lên 60%.
Năm 2016 sâu keo mùa thu đã được ghi nhận ở châu Phi gây thiệt hại
nghiêm trọng cho cây ngô (Goergen & cs., 2016). Tại châu Phi, theo đó có thể
gây ra thiệt hại năng suất ngô trong khoảng từ 8,3 triệu đến 20,6 triệu tấn tại 12
quốc gia châu Phi mỗi năm nếu khơng có phương pháp kiểm sốt. Tổng sản lượng
bị thiệt hại tương đương với 21-53% sản lượng ngô trung bình hàng năm trong
khoảng thời gian ba năm tại các quốc gia này. Thiệt hại kinh tế được ước tính
trong khoảng từ 2,481-6,187 triệu đơ la Mỹ.
Từ tháng 8 năm 2017, 28 quốc gia thuộc châu Phi đã xác nhận sự hiện diện
của sâu keo mùa thu. Thêm 9 quốc gia nghi ngờ sự hiện diện của chúng, hoặc
đang chờ xác nhận chính thức về dịch hại trong nước. Ở châu Phi, sâu keo mùa
thu có khả năng gây thiệt hại năng suất ngô trong khoảng từ 8,3 đến 20,6 triệu tấn
mỗi năm, trong trường hợp khơng có bất kỳ phương pháp kiểm soát nào. Con số
này tương đương với khoảng 21% - 53% sản lượng ngơ trung bình hàng năm trong
khoảng thời gian ba năm tại các quốc gia này. Thiệt hại kính tế của những tổn thất
ước tính trong khoảng từ 2,481 đến 6,187 triệu đơ la Mỹ (Day & cs., 2017).
2.1.6. Đặc điểm hình thái, sinh học và sinh thái học của sâu keo mùa thu
Trứng có hình cầu với đường kính 0.4mm và chiều cao 0.3mm. Trứng được
đẻ thành ổ và xếp thành từng lớp. Ổ trứng thường có lớp lơng màu trắng sữa bao phủ
bên ngoài. Thời gian phát dục của trứng từ 2-3 ngày trong những tháng mùa hè hoặc
dài hơn tùy thuộc vào ẩm độ và nhiệt độ theo (Capinera, 2017).


15


Sâu non có 6 tuổi, sâu non có màu xanh lục với đầu đen sau chuyển dần
sang màu cam ở tuổi thứ 2. Mảnh đầu sâu non tương ứng từ tuổi 1 đến tuổi 6
thường khoảng 0,35; 0,45; 0,75; 1,3; 2,0; 2,6 mm với chiều dài tương ứng khoảng
1,7; 3,5; 6,4; 10,0; 17,2 và 34,2 mm. Sâu non tuổi 3, bề mặt lưng của sâu keo
chuyển sang nâu và các vân trắng đen bắt đầu hình thành. Từ tuổi 4 đến tuổi 6 đầu
có màu nâu đỏ, cơ thể màu nâu mang các đường dưới da và đường bên màu trắng.
Các u lông xuất hiện ở mặt lưng trên cơ thể. Ngồi hình dạng màu nâu đặc trưng
có thể có màu xanh lá cây. Ở dạng màu xanh lá cây, các điểm trên mặt lưng màu
sáng thay vì màu tối. Sâu non có xu hướng che giấu bản thân trong thời gian sáng
nhất trong ngày. Thời gian phát dục của sâu non khoảng 14 ngày trong mùa hè và
30 ngày trong thời tiết mát mẻ. Thời gian phát triển trung bình được xác định là
3,3;1,7; 1,5;1,5; 2,0 và 3,7 ngày tương ứng với sâu non tuổi 1 đến 6, khi được nuôi
ở 25°C (Capinera, 2017).
Theo các nghiên cứu trên thế giới, sâu non đẫy sức thường di chuyển xuống
đất để hóa nhộng. Độ sâu lớp đất hóa nhộng khoảng từ 2 đến 8cm. Sâu non tạo
một cái kén mỏng bằng đất hoặc các mảnh lá cây khô. Nếu đất quá cứng, sâu non
có thể gắn kết các hạt đất với nhau bằng tơ hoặc mảnh vụn lá và các vật liệu khác
để tạo thành một cái kén trên bề mặt đất. Nhộng có màu nâu đỏ, có chiều dài từ
14 đến 18mm và chiều rộng khoảng 4,5mm. Thời gian của giai đoạn nhộng là
khoảng 8 đến 9 ngày trong mùa hè, nhưng đạt đến 20 đến 30 ngày trong mùa đông
ở Florida. Giai đoạn nhộng của sâu keo không thể chịu được thời kỳ lạnh kéo dài.
Pitre & Hogg (1983) đã nghiên cứu tỷ lệ sống sót qua mùa đơng của nhộng sâu
keo mùa thu ở Florida và xác định tỷ lệ sống sót là 51% ở miền nam Florida,
nhưng chỉ sống sót 27,5% ở miền trung Florida và 11,6% sống sót ở miền bắc
Florida (Capinera, 2017). Nhộng có màu nâu sáng bóng với kích thước 1,6-1,8cm,
nhộng cái thường có kích thước nhỏ hơn nhộng đực, đốt cuối bụng có một đôi

gai nhọn.

16


Trưởng thành SKMT có độ rộng sải cánh từ 32 - 40mm. Trưởng thành đực
có cánh trước màu nâu xám với các đốm trắng hình tam giác ở đầu và gần trung
tâm của cánh. Trưởng thành cái có cánh trước màu nâu xám đồng nhất không rõ
các đốm và vân như cánh trước của trưởng thành đực. Cánh sau có màu trắng ánh
bạc với đường viền tối màu ở cả con đực và con cái. Trưởng thành sống và hoạt
động về đêm, thời gian sống của trưởng thành dao động từ 7 đến 21 ngày, trung
bình khoảng 10 ngày (Capinera, 2017). Trưởng thành cái đẻ lên đến 1000 trứng
(CABI, 2020).
Vòng đời của chúng phụ thuộc nhiệt độ, nhiệt độ cao kéo dài khoảng 30
ngày vào mùa hè đến 90 ngày vào mùa đông, dẫn đến nhiều thế hệ mỗi năm. Lồi
dịch hại này khơng có thời kỳ ngừng phát dục. Chúng có tỷ lệ sinh sản cao. Một
con trưởng thành cái có thể đẻ tới 2000 quả trứng và trung bình đẻ trên lá cây
khoảng 900-1000 trứng. Giai đoạn trứng kéo dài 2-3 ngày trong những tháng mùa
hè. Giai đoạn sâu non kéo dài 14-30 ngày và thường có 6 tuổi. Sâu non đẫy sức
thường hóa nhộng rong đất và nhộng kéo dài 8-30 ngày. Trưởng thành hoạt động
chủ yếu về đêm và hoạt động nhiều nhất vào buổi tối ấm áp và ẩm ướt.
2.1.7. Ảnh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh học của sâu keo mùa thu
Theo nghiên cứu của Silva & cs., (2017), thời gian phát dục của sâu keo
mùa thu khi nuôi trên các loại thức ăn khác nhau trong điều kiện nhiệt độ là 25,2o
C và ẩm độ là 70% có sự sai khác đáng kể. Cụ thể là khi nuôi trên yến mạch thời
gian tiền nhộng của sâu keo mùa thu ngắn nhất 1,26 ± 0,07 ngày so với các loại
thức ăn khác như ngô 1,89 ± 0,08 ngày, bông 1,97 ± 0,09 ngày, đậu tương 1,89 ±
0,06 ngày, lúa mì 1,69 ± 0,07 ngày. Ở giai đoạn nhộng, thời gian phát dục của
nhộng khi nuôi trên thức ăn nhân tạo dài nhất 9,70 ± 0,20 ngày, trên bông là 9,44
± 0,19 ngày, ngắn nhất khi nuôi trên ngô thời gian phát dục của pha nhộng là 8,54

± 0,09 ngày. Thời gian từ sâu non đến trưởng thành khi nuôi trên các loại thức ăn
khác nhau có sự khác nhau. Trên bơng, thời gian phát dục của sâu non đến trưởng
thành là dài nhất 29,37 ± 0,50 ngày. Thời gian phát dục của sâu non đến khi trưởng
17


thành nuôi trên thức ăn nhân tạo 24,69 ± 0,3 ngày. Thời gian phát dục của SKMT
khi nuôi trên thức ăn ngơ và yến mạch khơng có sự sai khác không đáng kể với
trên ngô là 21,41 ± 0,15 ngày, trên yến mạch là 21,99 ± 0,27 ngày.
Tỷ lệ sống của SKMT khi nuôi trên các loại thức ăn khác nhau có sự thay
đổi. Tỷ lệ sống sót cao nhất của sâu keo mùa thu khi nuôi trên đậu tương lên đến
88 ± 4%, sau đó đến lúa mì với khả năng sống sót lên đến 86 ± 6% và khi nuôi
trên thức ăn nhân tạo với tỷ lệ sống đạt 73 ± 6% thấp nhất so với các loại thức ăn
cịn lại. Tỷ số giới tính của sâu keo mùa thu cũng bị ảnh hưởng từ các loại thức
ăn khác nhau với 37 ± 10% khi nuôi trên bông tỷ số giới tính của sâu keo mùa thu
thấp nhất so với các loại thức ăn khác là ngô với tỷ số giới tính lên đến 52± 8%
và cao nhất là lúa mì với tỷ số đực cái lên tới 54± 7%.
Trọng lượng của nhộng cũng bị ảnh hưởng do loại thức ăn khác nhau trên
cây đậu tương trọng lượng trung bình của nhộng là 0,2047 ± 0,0038 g, trên cây
bông, ngô, thức ăn nhân tạo lần lượt 0,1251 ± 0,0035; 0,243 ± 0,0027; 0,2889 ±
0,0071 g, khi nuôi trên 2 loại thức ăn là lúa mì và yến mạch sự khác biệt là không
đáng kể lần lượt là 0,2156 ± 0,0019 và 0,2235 ± 0,0017 g.
Thức ăn ảnh hưởng khá nhiều đến trọng lượng của SKMT. Đối với đậu
tương trọng lượng của sâu non tuổi 3 ban đầu là 0,74mg khi lên tuổi 6 trọng lượng
sâu là 73,54mg. Lượng thức ăn sâu tiêu thụ từ tuổi 3 đến khi sâu không ăn là
497,63mg, thời gian ăn của sâu là 12 ngày.Với bông và ngô trọng lượng ban đầu
sâu non tuổi 3 lần lượt là 0,49; 0,9 g. Lên tuổi 6 sâu có trọng lượng lần lượt 73,66;
82,53 mg. Lượng thức ăn tiêu thụ và thời gian ăn của bông, ngô lần lượt 720,62;
462,19 mg và 12;10; 19 ngày. Khi nghiên cứu trên lúa mạch và lúa mì trọng lượng
sâu tuổi 3 ban đầu và trọng lượng tăng lên lần lượt 1,27; 1,31 mg và 140,67;

148,79mg. Lượng thức ăn tiêu thụ và thời gian ăn của lúa mạch, lúa mì lần lượt
745,15; 809,97 mg và 10,95; 10,57 ngày. Trọng lượng ban đầu của sâu non tuổi
3, trọng lượng của sâu non tuổi 6, lượng thức ăn tiêu thụ trên thức ăn nhân tạo đều
có các chỉ số cao nhất lần lượt 1,63; 180,74; 652,07 mg với thời gian ăn là 10,47
18


ngày.Nhìn chung, thức ăn ảnh hưởng khá rõ rệt đến trọng lượng sâu và lượng thức
ăn. Thức ăn nhân tạo có trọng lượng sâu ban đầu cao nhất dẫn tới sâu non tuổi 6
cũng có trọng lượng cao nhất. Tuy nhiên đối với lúa mỳ sâu non tiêu thụ một
lượng thức ăn lớn hơn thức ăn nhân tạo nhưng trọng lượng của sâu non trên lúa
mì vẫn thấp hơn trên thức ăn nhân tạo.
Theo Silva & cs., (2017), trên các loại thức ăn: đậu tương, bông, ngô trọng
lượng sâu non sau thí nghiệm so với trọng lượng sâu non tuổi 3 trước thí nghiệm
có sự sai khác khơng nhiều chỉ khoảng từ 65-85 mg. Trên thức ăn nhân tạo trọng
lượng sâu non sau thí nghiệm có sự sai khác nhiều nhất đối với trọng lượng sâu
non tuổi 3 trước khi thí nghiệm khoảng 180 mg. Điều này cũng có nghĩa là trọng
lượng phân của sâu non trên thức ăn nhân tạo cũng có sự sai khác nhiều nhất
khoảng 240 mg. Lượng tiêu thụ thức ăn của sâu non trên lúa mỳ cao nhất khoảng
900mg, sau đó đến lúa mạch và thức ăn nhân tạo lần lượt khoảng 780; 750mg.
Ngô là loại thức ăn sâu non tiêu thụ ít nhất khoảng 360mg. Trọng lượng cuối cùng
của sâu non so với lượng thức ăn sâu non tiêu thụ trên ngô nhỏ nhất khoảng
320mg. Như vậy, trên 6 loại thức ăn, lá ngô là loại thức ăn sâu non ăn với trọng
lượng ít nhất lớn nhanh nhất chứng tỏ ngô là ký chủ phù hợp nhất của SKMT.
Kết quả nghiên cứu của Silva & cs (2017) về việc lựa chọn thức ăn của
SKMT thu tuổi 1 và tuổi 3 ở 2 ngưỡng thời gian là 60 phút và 24 giờ trên 6 loại
thức ăn: đậu tương, bơng, ngơ, lúa mạch, lúa mì,thức ăn nhân tạo.Với ngưỡng thời
gian 60 phút, sâu non tuổi 1, n=24 số lượng sâu non tuổi 1 ở ngoài đĩa là 13,64
con.Trên bông số lượng sâu non tuổi 1 nhiều nhất sau đó đến đậu tương, ngơ lần
lượt là 2,7; 2,53; 2,50 con/đĩa. Trên đĩa lúa mỳ sâu non tuổi 1 ít nhất là 1con/đĩa.

Sâu non tuổi 1 sau 24h trên đĩa khơng chỉ có 2 con, nhiều nhất là trên lúa mì 6
con/đĩa ít nhất là trên bơng 1 con/đĩa. Với ngưỡng thời gian sau 24 giờ, sâu non
tuổi 3, n=12 có 3 con/đĩa thức ăn ngơ, ít nhất là đĩa thức ăn lúa mỳ có 1 con/đĩa.
Sau 24 giờ lúa mì lại là thức ăn ưa thích của sâu non tuổi 3 với 3 con/đĩa, ít nhất
trên đĩa bông 1 con/đĩa. Như vậy, ở 2 ngưỡng thời gian sau 60 phút,sau 24 giờ
19


của sâu non tuổi 1 và tuổi 3 cuối cùng đĩa thức ăn có số lượng sâu đến ăn nhiều
nhất là trên đĩa lúa mì.
Theo Silva & cs., (2017), khi được lựa chọn cây ký chủ thì số trứng đẻ trên
gốc, trên thân nhiều nhất là lúa mì, ít nhất là bơng. Số lượng trứng đẻ nhiều nhất
trên lúa mì gần 3.500 quả/cây. Đối với trên cây bông, đậu tương, ngơ, lúa mạch,
lúa mì khơng có sự sai khác số trứng đẻ được khoảng từ gần 1.500 quả/cây đến
gần 2.500 quả/cây khi được lựa chọn cây ký chủ. Khi không được lựa chọn cây
ký chủ trên gốc lúa mì số trứng đẻ ít nhất, ở thân ngơ số lượng trứng nhiều nhất.
Phần ngọn số trứng nhiều nhất trên lúa mì. Số lượng trên lúa mì nhiều nhất khoảng
7.000 quả/cây. Như vậy, khi được lựa chọn hay không được lựa chọn thức ăn thì
số trứng đẻ trên lúa mì nhiều nhất; trên bơng, lúa mạch, ngơ, đậu tương khơng có
sự sai khác nhiều.
2.1.8. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh học của sâu keo mùa thu
Plessis & cs., (2020) đã nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của điều kiện nhiệt
độ đến đặc điểm sinh học của sâu keo mùa thu ở 5 mức 18, 22, 26, 30 và 32 ±
1°C. Tỷ lệ sinh trưởng của sâu non sâu keo mùa thu tăng trưởng theo chiều tăng
lên của nhiệt độ từ 18 đến 30°C và tỷ lệ sống sót của sâu non cao nhất ở mức nhiệt
độ từ 26 đến 30°C. Khoảng nhiệt độ tối ưu cho trưởng thành cái đẻ trứng cũng
nằm trong khoảng nhiệt độ từ 26 và 30°C. Nhiệt độ mà sâu non sinh trưởng mạnh
nhất và có tỷ lệ chết thấp nhất là ở mức 30°C. Thời gian phát dục của pha nhộng
đao động từ 7,82 đến 30,68 ngày (32–18°C). Nhiệt độ tối thiểu cho sự phát triển
của trứng, sâu non và nhộng là 13,01oC and 12,12°C, 13.06°C và nhiệt độ tối thiểu

cho sự phát triển từ trứng đến trưởng thành là 12.57°C. Tổng tích ơn hưu hiệu cho
sâu keo mùa thu hồn thành vịng đời gồm 35,68 ± 0,22oD của giai đoạn trứng,
204,60 ± 1,23oD của giai đoạn sâu non, 150,54 ± 0,93 °D của nhộng và 391,61 ±
1,42°D từ trứng đến trưởng thành.

20


2.2. Tình hình nghiên cứu sâu keo mùa thu trong nước
2.2.1. Tình hình gây hại của sâu keo mùa thu
Theo Cục bảo vệ thực vật (2019) thống kê cho thấy sâu keo mùa thu gây
hại trên cây ngô với tổng diện tích điều tra được là 4.600 ha (nặng 892,8 ha, mất
trắng 2 ha). Tại Thanh Hóa sâu keo mùa thu gây hại 640,9 ha (nặng 54,2 ha),
Nghệ An là 3.774,6 ha (trong đó tỷ lệ hại nặng 837,6 ha, mất trắng 2 ha), Hà Tĩnh
37 ha, Quảng Bình 104 ha, Quảng Trị 11 ha (nặng 1 ha), Thừa Thiên Huế 32,5
ha. Diện tích trừ tồn vùng 2.944,1 ha.
Theo sở Nông nghiệp và PTNT Sơn La (2019) năm 2019, keo mùa thu gây
hại ở Sơn La gây hại cho tổng diện tích tồn tỉnh là 23.746 ha trong đó diện tích
trồng ngơ chiếm hơn 20% diện tích gieo trồng. Mật độ của sâu keo mùa thu trên
đồng ruộng qua điều tra thấy có từ 2-3 con / m², cao thì từ 10-20 con / m2 với diện
tích 450 ha. Vào cuối tháng 9/2019, sâu keo mùa thu gây hại tại tất cả 12/12 huyện,
thành phố với tổng diện tích gây hại là 23.553,5 ha (chiếm gần 20% diện tích
trồng). Từ đầu tháng 10/2019 trà ngô thu đông sâu keo mùa thu tiếp tục gây hại
trên diện tích 212,5 ha. Hiện tại ngơ diện tích gây hại trên đồng ruộng là 11,5 ha
Theo sở Nơng nghiệp và PTNT Hịa Bình (2019) thấy vào vụ xn 2019
diện tích gieo trồng ngơ là 18.669ha; sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại từ đầu
tháng 3/2019, sâu keo mùa thu gây hại nặng từ đầu tháng 4/2019, mật độ trung
bình 1-2c / m2, cao 5-7con / m², cao nhất lên tới 15-20con /m2. Diện tích bị sâu
keo mùa thu gây hại là 1.038 ha, trong đó gây hại nặng nhất là 240ha. Vào vụ hè
thu 2019, diện tích trồng ngơ là 13.438ha. Sâu keo mùa thu gây hại từ cuối tháng

6 với mật độ trung bình 1-2c / m2, cao 4-6con /m2. This service Diện tích bị sâu
keo mùa thu hại là 200ha.
Theo sở Nông nghiệp và PTNT Phú Thọ (2019) vụ xuân 2019 diện tích
trồng ngơ tại Phú Thọ là 5.655ha. Sâu keo mùa thu gây hại với mật độ 0,1 - 2 con
/ m2, cao 3 - 4 con / m2 cục bộ ruộng từ 7-12con/m2. Diện tích trồng ngơ nhiễm
sâu keo mùa thu là 85,08ha. Vụ hè thu, diện tich trồng ngô là 4,4 ngàn ha trong
21


đó bị sâu keo mùa thu gây hại chiếm 282,9ha gây hại nhẹ, gây hại trung bình
195,9 ha và gây hại nặng là 41,9 ha. Mật độ sâu keo mùa thu dao động từ 24con/m2, tại nơi có mật độ cao thì sâu keo mùa thu dao động từ 8-10con/m2. Vụ
đơng diện tích trồng ngơ là 7 ngàn ha trong đó diện tích bị sâu keo mùa thu gây
hại là 651,8ha gây hại nhẹ 29,6ha, gây hại trung bình 425,8ha và gây hại nặng là
196,4ha.
Theo Trung tâm BVTV phía bắc (2019) sâu keo mùa thu bắt đầu xuất hiện
và gây hại từ tháng 3 năm 2019 và gây hại manh vào tháng 4 năm 2019 trong giai
đọa khi cây 4-5 lá tới thười kì cây xoắn nõn. Mật độ gây hại của sâu keo mùa thu
dao động từ 1-3con/m2, tại các vị trí gây hại nặng mật độ có thể lên tới 5-7con/m2.
Thống kê cho thấy các tỉnh Nam Định, Thái Bình , Hà Nam, Ninh Bình, Bắc
Giang, Lào Cai , n Bái, Điện Biện, Hịa Bình, Phú Thọ, Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hải Dương, Quảng Ninh, Lai Châu, Cao Bằng, Sơn
La, Bắc Kanđều có sự xuất hiện gây hại của sâu keo mùa thu. Mức độ gây hại của
sâu keo mùa thu trên diện tích trồng ngô là 21,601ha bị nhiễm, bị gây hại nặng
1,761ha.
Trong vụ hè thu sâu keo mùa thu đã gây hại bắt đầu từ tháng cuối tháng 6
đến tháng 9. Mật độ sâu gây hại trên đồng ruộng theo điều tra từ 1-3 con/ m2, ở
nơi sâu keo mùa thu gây hại nặng có thể lên tới 5-10 con/ m2. Theo số liệu thống
kê được có 29,785 ha ngơ bị sâu keo mùa thu gây hại trong đó gây hại nặng 2,059
ha.
Theo báo cáo của Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Nghệ An năm 2019,

vụ đơng có mức độ gây hại thấp hơn so với vụ xuân và vụ hè. Sâu keo mùa thu
gây hại nặng ở thời kì cây con tới trỗ cờ. Diện tích bị sâu keo mùa thu gây hại là
9,631 ha.
Theo Trung tâm bảo vệ thực vật phía nam (2019), số liệu thống kê cho thấy
diện tích trồng ngơ cả vùng vào năm 2019 là 93,700ha trong đó diện tích gây hại
của sâu keo mùa thu lên tới 1.378,8 ha. Mật độ trung bình gây hại của sâ keo mùa
22


thu theo thống kê là 2-4 con/m2, những nơi có mật độ cao có thể lớn hơn 8con/m2.
Sâu keo mùa thu xuất hiện và gây hại tại 14/19 tỉnh thành phía Nam như: Đồng
Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Tiền Giang, An Giang, Bình Phước, BR- Vũng Tàu,
Long An, Trà Vinh, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Hậu Giang.
2.2.2. Triệu chứng và đặc điểm gây hại của sâu keo mùa thu trên ngô tại Hà
Nội
Theo Trần Thị Thu Phương & cs., (2019), sâu non xuất hiện và gây hại trên
cây ngô từ giai đoạn từ 20-30 ngày sau nảy mầm. Sâu non mới nở ngay lập tức
bắt đầu ăn các mô lá và thường ăn những phần mềm như lá nõn, lá non. Sâu non
tuổi 1 và tuổi 2 ăn nhu mô màu xanh từ một mặt của lá và để lại lớp biểu bì trong
màu trắng ở mặt bên kia. Sâu non từ tuổi 3 gây hại trên toàn bộ cây và thường ăn
khuyết lá nõn, ngọn, mầm hoa, hoa, bắp non, hạt non.
2.2.3. Đặc điểm hình thái của sâu keo mùa thu
Lồi sâu gây hại trên ngơ thu nhập tại Hà Nội vụ xuân năm 2019 có 4 phát
dục: trứng, sâu non, nhộng và trưởng thành.
Trứng:
Ổ trứng có phủ lớp lơng màu trắng kem có đường kính 0,4-0,5 mm. Quan
sát trên đồng ruộng và trong phịng thí nghiệm cho thấy, trứng SKMT được đẻ
thành ổ (Trần Thị Thu Phương & cs., 2019). Ngoài tự nhiên trứng được đẻ ở cả
mặt trên và mặt dưới của lá ngơ. Mỗi ổ trứng có 150-300 trứng. Bề mặt ổ trứng
được phủ một lớp lông tơ mỏng các lông cứng ở phần bụng trưởng thành cái để

bảo vệ. Trứng hình cầu, khi mới đẻ có màu trắng hơi xanh nhạt, khi chuẩn bị nở
trứng chuyển sang màu đen (Đào Thị Hằng & cs., 2019)
Sâu non:
Sâu non sâu keo mùa thu mới nở có màu trắng với các đốm đen, sau chuyển
sang màu xanh nhạt, có các sọc chạy dọc cơ thể. Đặc điểm nổi bật là vân hình chư
Y ngược ở đầu rất rõ và ở mặt lưng đốt bụng cuối có 4 u màu đen, xếp thành hình

23


vuông, nổi rõ, đặt biệt đối với sâu non tuổi lớn. Đặc điểm này rất dễ nhận biết khi
điều tra trên đồng ruộng (Đào Thị Hằng & cs., 2019).
Sâu non 6 tuổi có màu xanh nhạt đến nâu vàng và nâu sẫm. Đầu sâu non có
hình chữ Y ngược màu vàng, hai bên đầu có vân hình lưới. Đốt ngực thứ 1 của
sâu non có 2 mảnh mai màu nâu đến nâu đen, đốt ngực thứ 2 có 8 u lơng có màu
nâu đen xếp thành 1 hàng ngang. Các đốt bụng tứ 1 đến 7, mỗi đốt có 4 u lơng
màu nâu đen xếp thành hình thang cân trên phần lưng. Riêng đốt bụng thứ 8 có 4
u lơng màu nâu đen có kích thước lớn hơn xếp thành hình vng. Mỗi đốt bụng
mang 1 đơi lỗ thở màu đen, cạnh mỗi lỗ thở có 2 u lơng nhỏ nằm phía trên và phía
sau của lỗ thở. Sâu non tuổi 6 đẫy sức có kích thước mảng đầu 2,5-2,7 mm và
chiều dài thân 32-35mm (Trần Thị Thu Phương & cs., 2019).
Nhộng:
Theo Đào Thị Hằng & cs. (2019), nhộng sâu keo mùa thu có màu nâu bóng,
đốt cuối bụng có một đơi gai nhọn. Nhộng sâu keo mùa thu có màu nâu bóng sáng,
đốt bụng cuối có 2 gai. Theo Trần Thị Thu Phương & cs., (2019), nhộng của SKMT
có màu nâu sáng bóng với kích thước 1,6 - 1,8 cm, nhộng cái thường có kích thước
lớn hơn nhộng đực.
Trưởng thành:
Trưởng thành SKMT có màu xám tro đến nâu xám. Trưởng thành đực có
sải cánh rộng 10-15 mm, cách trước màu xám tro với vân sáng màu hình dạng

khơng quy củ ở phần giữa cánh; mép ngồi cánh trước có các đường vân sáng
màu, gợn hình sóng lượn theo mép ngồi cánh. Trưởng thành cái có sải cánh 1117 mm, các vân không rõ ràng và nổi bật như trưởng thành đực. Cánh sau của cả
trưởng thành đực và trưởng thành cái đều có màu vàng nhạt với mép trước và mép
ngoài của cánh tối màu hơn (Đào Thị Hằng & cs., 2019).
Trưởng thành đực và trưởng thành cái được sử dụng để mơ tả các đặc điểm
hình thái cơ bản. Trưởng thành có chiều dài cơ thể 1,3-1,5 cm và sải cánh là 3,03,3 cm. Trưởng thành có cánh trước màu nâu đến nâu sẫm. Trưởng thành đực có
24


×