Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm bón và mức độ che sáng đến sinh trưởng, năng suất và hợp chất hóa học chính cây giảo cổ lam (gynostemma pentaphyllum thunb makino) vụ xuân 2021 tại gia lâm, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 121 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN
ĐẠM BÓN VÀ MỨC ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HỢP CHẤT HĨA HỌC
CHÍNH

CÂY

GIẢO

CỔ

LAM

(Gynostemma

Pentaphyllum Thunb. Makino) VỤ XN 2021 TẠI
GIA LÂM, HÀ NỘI.”
Người thực hiện
Mã SV: 622514

: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
LỚP: K62NHP

Giảng viên hướng dẫn : TS. THIỀU THỊ PHONG THU
Bộ môn



: CANH TÁC HỌC

HÀ NỘI – 2021


HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA NƠNG HỌC

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LƯỢNG PHÂN
ĐẠM BÓN VÀ MỨC ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ HỢP CHẤT HĨA HỌC
CHÍNH

CÂY

GIẢO

CỔ

LAM

(Gynostemma

Pentaphyllum Thunb. Makino) VỤ XN 2021 TẠI
GIA LÂM, HÀ NỘI.”
Người thực hiện

Mã SV: 622514

: NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
LỚP: K62NHP

Giảng viên hướng dẫn : TS. THIỀU THỊ PHONG THU
Bộ môn

: CANH TÁC HỌC

HÀ NỘI – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận “Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm
bón và mức độ che sáng đến sinh trưởng, năng suất và hợp chất hóa học chính
cây Giảo cổ lam (Gynostemma Pentaphyllum Thunb. Makino) vụ Xn 2021 tại
Gia Lâm, Hà Nội.”. Hồn thành là cơng trình nghiên cứu của cá nhân em và giáo
viên hướng dẫn TS. Thiều Thị Phong Thu và chưa từng được cơng bố ở bất kì cơng
trình nghiên cứu nào khác. Trong q trình hồn thành khóa luận em đã chấp hành
nghiêm chỉnh quy tắc, quy định nghiên cứu khoa học. Tất cả các tài liệu tham khảo
em sử dụng trong khóa luận đều được trích dẫn tường minh theo đúng quy định.
Em xin hồn tồn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và nội dung
trong khóa luận của em.
Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2021.
Sinh viên

i



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS.
THIỀU THỊ PHONG THU. Người cơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và chia sẻ
những kinh nghiệm vô cùng quý báu dành cho tơi trong q trình thực hiện khóa
luận.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban giám đốc Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam. Các thầy, cô và các cán bộ nhân viên trong khoa Nông học – Học Viện Nông
Nghiệp Việt Nam, đã tạo điều kiện và tận tình truyền đạt những kiến thức vơ cùng
hữu ích và quan trọng cho em trong thời gian học tập tại trường cũng như trong
quá trình em thực hiện nghiên cứu đề tài khóa luận.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới các cán bộ công nhân viên của bộ môn
Canh tác học - khoa Nông học đã tạo điều kiện giúp đỡ em về vật chất và trang
thiết bị, dụng cụ để tơi hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Sau cùng em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình đã chăm lo, quan tâm
và tạo mọi điều kiện cả vật chất lẫn tinh thần trong suốt thời gian sinh viên để em
có thể yên tâm tập trung học tập và hồn thành khóa luận.
Với kiến thức còn hạn hẹp, khả năng áp dụng vào thực tiễn chưa được tốt nên
trong quá trình xây dựng bài báo cáo khơng tránh khoải sai sót. Em rất mong nhận
được những ý kiến đánh giá. đóng góp của quỹ thầy cơ. Cuối cùng. kính chúc thầy
cơ cùng gia đình và bạn bè mạnh khỏe. hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2021.

Sinh viên

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii
DANH MỤC VIẾT TẮT................................................................................................... vii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................................ viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................................... x
TÓM TẮT KHÓA LUẬN .................................................................................................. xi
PHẦN I: MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1.1.

Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1

1.2.

Mục đích ................................................................................................................ 2

1.3.

Yêu cầu .................................................................................................................. 2

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................................... 4
2.1.

2.2.

2.3.


Giới thiệu chung ..................................................................................................... 4
2.1.1.

Nguồn gốc và phân bố..................................................................................... 4

2.1.2.

Phân loại .......................................................................................................... 4

2.1.3.

Đặc điểm thực vật học cây Giảo cổ lam ......................................................... 5

2.1.4.

Yêu cầu sinh thái ............................................................................................. 6

2.1.5.

Thành phần hóa học ........................................................................................ 7

2.1.6.

Tính vị và tác dụng của Giảo cổ lam............................................................... 9

2.1.7.

Bộ phận Giảo cổ lam sử dụng làm thuốc ...................................................... 11

Tình hình sản xuất và tiêu thụ Giảo cổ lam trên thế giới và ở Việt Nam. ........... 11

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ giảo cổ lam trên thế giới. .............................. 11

2.2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ giảo cổ lam ở Việt Nam. .............................. 13

Kết quả nghiên cứu về sử dụng phân bón trên cây giảo cổ lam trên thế giới và

Việt Nam............................................................................................................................ 14
iii


2.4.

2.3.1.

Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón trên cây giảo cổ lam trên thế giới. ... 14

2.3.2.

Kết quả nghiên cứu sử dụng phân bón trên cây giảo cổ lam ở Việt Nam. ... 14

Kết quả nghiên cứu về yêu cầu sinh thái trên cây giảo cổ lam trên thế giới và

Việt Nam............................................................................................................................ 15
2.4.1.

Kết quả nghiên cứu về yêu cầu sinh thái trên cây giảo cổ lam trên thế giới. 15


2.4.2.

Kết quả nghiên cứu về yêu cầu sinh thái trên cây giảo cổ lam ở Việt Nam. 16

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................... 19
3.1.

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ......................................................................... 19

3.2.

Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 19

3.3.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................................ 19

3.4.

Phương pháp nghên cứu....................................................................................... 19

3.5.

3.6.

3.4.1.

Thiết kế và bố trí thí nghiệm ......................................................................... 20


3.4.2.

Quy trình kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm ................................................ 20

Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi.................................................................. 22
3.5.1.

Các chỉ tiêu về sinh trưởng và sinh lý ........................................................... 22

3.5.2.

Các chỉ tiêu về năng suất ............................................................................... 23

3.5.3.

Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại .......................................................................... 23

Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................. 24

PHẦN IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................................... 25
4.1.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến động thái tăng trưởng

chiều dài thân chính cây Giảo cổ lam 5 lá chét. ................................................................ 25
4.2.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến số lá cây Giảo cổ lam 5

lá chét. .............................................................................................................................. 28

4.3.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến số nhánh cấp 1 cây Giảo

cổ lam 5 lá chét. ................................................................................................................. 29
4.4.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến số nhánh cấp 2 cây Giảo

cổ lam 5 lá chét. ................................................................................................................. 32
4.5.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số SPAD .............. 33
iv


4.5.1

Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số

SPAD ....................................................................................................................... 34
4.5.2.
4.6.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số SPAD ....... 35

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá (LAI)

cây Giảo cổ lam 5 lá chét................................................................................................... 37
4.6.1.


Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số diện

tích lá (LAI). ............................................................................................................... 37

4.7.

4.6.2.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích lá

(LAI)

....................................................................................................................... 38

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khối lượng và khả năng

tích lũy chất khơ cây Giảo cổ lam 5 lá chét ....................................................................... 39
4.7.1.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khối lượng tươi cây

Giảo cổ lam 5 lá chét .................................................................................................. 40
4.7.2.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khối lượng khơ cây

Giảo cổ lam 5 lá chét .................................................................................................. 43
4.7.3.


Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khả năng tích lũy

chất khơ cây Giảo cổ lam 5 lá chét ............................................................................. 46
4.8.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến hàm lượng nước trong

cây Giảo cổ lam 5 lá chét................................................................................................... 49
4.8.1.

Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến hàm lượng

nước trong cây GCL ................................................................................................... 50
4.8.2.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến hàm lượng nước

trong cây Giảo cổ lam 5 lá chét .................................................................................. 50
4.9.

Ảnh hưởng của mức độ che phủ và lượng đạm bón đến năng suất cây Giảo cổ

lam 5 lá chét. ...................................................................................................................... 51
4.9.1.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến năng suất tươi cây

Giảo cổ lam 5 lá chét. ................................................................................................. 52

v



4.9.2.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến năng suất khơ cây

Giảo cổ lam 5 lá chét. ................................................................................................. 54
4.10.

Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến hàm lượng hoạt chất

chính trong cây Giảo cổ lam 5 lá chét. .............................................................................. 56
4.11.

Mức độ nhiễm sâu bệnh hại .............................................................................. 58

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................ 59
5.1.

Kết luận ................................................................................................................ 59

5.2.

Kiến nghị .............................................................................................................. 59

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 60
PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 65

vi



DANH MỤC VIẾT TẮT
TST

Tuần sau trồng

TH

Thu hoạch

SPAD

Chỉ số diệp lục

ÔTC

Ô tiêu chuẩn

NSTT

Năng suất thực thu

NSLT

Năng suất lí thuyết

LAI

Chỉ số diện tích lá


GCL

Giảo cổ lam

vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến động thái tăng
trưởng chiều dài thân chính cây Giảo cổ lam 5 lá chét (cm). ..................................25
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến số lá cây Giảo
cổ lam 5 lá chét. .......................................................................................................28
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến số nhánh cấp 1
cây Giảo cổ lam 5 lá chét. ........................................................................................29
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến số nhánh cấp 2
cây Giảo cổ lam 5 lá chét. ........................................................................................32
Bảng 4.5: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số
SPAD cây Giảo cổ lam 5 lá chét..............................................................................34
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số SPAD
cây Giảo cổ lam 5 lá chét. ........................................................................................36
Bảng 4.7: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số
diện tích lá (LAI) cây Giảo cổ lam 5 lá chét. ...........................................................37
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến chỉ số diện tích
lá (LAI) cây Giảo cổ lam 5 lá chét...........................................................................38
Bảng 4.9: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khối
lượng tươi cây Giảo cổ lam 5 lá chét (g). ................................................................40
Bảng 4.10: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khối lượng
tươi cây Giảo cổ lam 5 lá chét (g). ...........................................................................41
Bảng 4.11: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khối
lượng chất khơ cây Giảo cổ lam 5 lá chét. ...............................................................43

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khối lượng
chất khô cây Giảo cổ lam 5 lá chét. .........................................................................45

viii


Bảng 4.13: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khả
năng tích lũy chất khô cây Giảo cổ lam 5 lá chét ....................................................47
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến khả năng tích
lũy chất khơ cây Giảo cổ lam 5 lá chét ....................................................................48
Bảng 4.15: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến hàm
lượng nước cây Giảo cổ lam 5 lá chét. ....................................................................50
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến hàm lượng
nước trong cây Giảo cổ lam 5 lá chét. (%) ..............................................................51
Bảng 4.17: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến năng
suất tươi cây Giảo cổ lam 5 lá chét. .........................................................................52
Bảng 4.18: Ảnh hưởng tương tác của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến năng
suất tươi cây Giảo cổ lam 5 lá chét. .........................................................................53
Bảng 4.19: Ảnh hưởng riêng rẽ của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến năng
suất khô cây Giảo cổ lam 5 lá chét. .........................................................................54
Bảng 4.20: Ảnh hưởng tương tác của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến năng
suất khơ cây Giảo cổ lam 5 lá chét. .........................................................................55
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của mức độ che sáng và lượng đạm bón đến hàm lượng
Flavonoid trong cây Giảo cổ lam 5 lá chét ..............................................................57

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4. 1: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mức độ che sáng đến động thái

tăng trưởng chiều dài thân chính cây GCL 5 lá chét ...............................................27
Biểu đồ 4. 2: Ảnh hưởng của lượng đạm bón và mức độ che sáng đến số nhánh cấp
1 cây GCL 5 lá chét..................................................................................................31
Biểu đồ 4. 3: Ảnh hưởng tương tác của mức che sáng và lượng đạm bón đến năng
suất cây GCL 5 lá chét .............................................................................................56

x


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
1.

Tên đề tài:

“Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân đạm bón và mức độ che sáng đến sinh
trưởng, năng suất và hợp chất hóa học chính cây Giảo cổ lam (Gynostemma
Pentaphyllum Thunb. Makino) vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội.”
2.

Mục đích nghiên cứu

Xác định được lượng đạm và mức độ che sáng thích hợp nhất cho cây Giảo cổ lam.
3.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm 2 nhân tố về lượng đạm bón và mức độ che phủ. Bố trí theo kiểu split plot với 3 lần nhắc lại.
Nhân tố 1: Mức độ che phủ.
Nhân tố 2: Lượng đạm bón.
Thí nghiệm gồm 6 cơng thức với 3 lần nhắc lại tương ứng với 18 ơ thí nghiệm và

được tiến hành vào vụ xn năm 2021.
Diện tích mỗi ơ thí nghiệm: 4 m2
4.

Các chỉ tiêu theo dõi

- Chiều cao, số lá, số nhánh cấp 1, số nhánh cấp 2.
- LAI, SPAD, khả năng tích lũy chất khơ, hàm lượng nước trong cây.
- Năng suất ô tiêu chuẩn, năng suất lí thuyết, năng suất thực thu.
- Hoạt chất chính có trong cây Giảo cổ lam.
5.

Kết quả

Về sinh trưởng:
Mức che sáng có ảnh hưởng đến chiều cao cuối cùng, số lá cuối cùng, số nhánh
cấp 1 và cấp 2 cuối cùng. Mức che sáng C2 (che 30%) cho kết quả cao hơn cơng
thức khơng che sáng.
Lượng đạm bón có ảnh hưởng đến số lá cuối cùng, số nhánh cấp 1 và cấp 2 cuối
cùng và khơng có ảnh hưởng đến chiều dài thân chính.
xi


Cơng thức C2N3 (che sáng 30%, lượng đạm bón 150N) cho các chỉ tiêu sinh
trưởng lớn nhất
Về sinh lý:
Mức che sáng C2 có chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khô qua các giai đoạn
lớn hơn mức che sáng C1 và sự sai khác này là có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.
Lượng đạm bón có ảnh hưởng đến chỉ số diện tích lá, khối lượng chất khơ qua
các thời kỳ. Trong đó, lượng đạm N3 (150N) cho kết quả cao nhất.

Công thức C2N3 (che sáng 30%, lượng đạm bón 150N) cho các chỉ tiêu khối
lượng chất khơ, LAI, SPAD qua các thời kỳ cao nhất và có sự sai khác có ý nghĩa
thống kê với các cơng thức khác.
Về năng suất
Mức che sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây GCL 5 lá chét. C2 là
mức che sáng cho NSLT và NSTT cao hơn mức che sáng C1.
Lượng đạm bón càng lớn thì năng suất NSTT càng cao.
Năng suất thực thu ở công thức che sáng 30% và lượng đạm bón 150N (C2N3)
cao nhất đạt 3.81 tấn khơ/ha. Các cơng thức có che sáng 30% cho năng suất thực
thu cao hơn các công thức không che sáng.
Về hoạt chất chính:
Mức che sáng và lượng đạm bón khơng làm ảnh hưởng đến hàm lượng
flavonoid trong Giảo cổ lam.

xii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Giảo Cổ Lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.
thuộc bộ Cucurbitales, họ Bầu bí (Cucurbitaceae). Giảo Cổ Lam cịn được gọi là
ngũ diệp sâm, trường sinh, cỏ thần kỳ, nhân sâm phương nam. Cây mọc ở độ cao
300 – 3.000m so với mực nước biển, trong các rừng, thưa và ẩm ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia, Triều Tiên và một số nước châu Á khác trong đó có
Việt Nam.
Trong Giảo cổ lam có có chứa hơn 100 loại saponin, các acid amin tan trong
nước, các vitamin, nhiều nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen và rất giàu canxi
hữu cơ và flavonoid. Nên Giảo Cổ Lam có nhiều cơng dụng như: hỗ trợ điều trị hạ
mỡ máu, tiểu đường, huyết áp, hạ men gan, ngăn ngừa các biến chứng của bệnh
tim mạch, chống sơ vữa động mạch, giúp tỉnh táo và một số tác dụng quý khác.

Với các tác dụng như trên nên hiện nay Giảo cổ lam được sử dụng làm rau ăn,
nguyên liệu cho các sản phẩm thuốc, trà và thực phẩm chức năng, do đó nguồn
Giảo cổ lam trong tự nhiên đã và đang bị khai thác quá mức dẫn đến nguy cơ cạn
kiệt. Thực tiễn đó địi hỏi phải thuần hóa và phát triển vùng trồng Giảo Cổ Lam để
có đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Vì vậy nhiều vùng đã tiến hành
trồng Giảo Cổ Lam như Cao Bằng, Hịa Bình, Bắc Kạn, Lào Cai, …
Giảo Cổ Lam là cây ưa ẩm, ưa bóng điển hình nên có thể gây trồng ở dưới tán
rừng. Tại Sapa, Lào Cai, hầu hết các diện tích trồng Giảo Cổ Lam nhất thiết phải
được che phủ bằng lưới tunnel tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát
triển tốt trong những ngày có nhiệt độ cao. Ruộng trồng cây cần được che phủ
bằng lưới để có tác dụng tạo ánh sáng tán xạ đặc biệt với những vụ có cường độ
bức xạ lớn. Theo quy trình trồng và chế biến Giảo Cổ Lam của viện nghiên cứu YDược cổ truyền Tuệ Tĩnh, khi trồng Giảo Cổ Lam hầu hết các diện tích trồng đều
được che phủ bằng lưới tunnel và kết quả ghi lại cho thấy sự sinh trưởng phát triển
1


của Giảo Cổ Lam ở những diện tích được che phủ mạnh hơn những diện tích
khơng che phủ.
Trong khi q trình sinh trưởng, phát triển và khả năng cho năng suất của cây
trồng phụ thuộc chủ yếu vào tác dụng tổng hợp của 4 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ,
nước và dinh dưỡng. Trong điều kiện sản xuất, việc điều khiển các yếu tố để tăng
cường sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây trồng rất khác nhau, thực tế
người ta coi phân bón là yếu tố tăng năng suất cây trồng. Cùng với cuộc cách mạng
xanh về giống, nền nông nghiệp thâm canh ra đời đã vận dụng tối đa tác dụng của
phân bón, đặc biệt là phân vơ cơ. Tuy nhiên, bón nhiều chưa hẳn là đã tốt, nồng độ
dinh dưỡng hóa học cao có thể khiến cây trồng gia tăng sự mẫn cảm với sâu bệnh,
ngăn cản sự hấp thụ dinh dưỡng,.. đồng thời ảnh hưởng xấu tới môi trường và sức
khỏe con người. Cây trồng cũng như các sinh vật khác, cơ thể có những giới hạn
chịu đựng nhất định, vượt quá giới hạn đó cơ thể có thể bị hủy hoại. Bón một
lượng phân lớn vượt quá nhu cầu còn gây ra lãng phí, tồn dư trong đất và sản phẩm

tăng. Trong nhiều trường hợp năng suất cây trồng tăng chưa hẳn đảm bảo hiệu quả
kinh tế, chất lượng sản phẩm giảm. Vì vậy cần tìm ra lượng phân thích hợp để vừa
đạt năng suất cao, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế mà không gây tồn dư nitrat trong
nông sản.
Từ những vấn đề trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của
lượng phân đạm bón và mức độ che sáng đến sinh trưởng, năng suất và hợp
chất hóa học chính cây Giảo cổ lam (Gynostemma Pentaphyllum Thunb.
Makino) vụ Xuân 2021 tại Gia Lâm, Hà Nội.”
1.2. Mục đích
Xác định chế độ che sáng và lượng đạm bón phù hợp cho cây Giảo Cổ Lam 5 lá
chét trồng tại Gia Lâm – Hà Nội.
1.3. Yêu cầu

2


Đánh giá khả năng sinh trưởng và năng suất trong điều kiện che sáng và lượng
đạm bón khác nhau của cây Giảo cổ lam 5 lá chét.

3


PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Nguồn gốc và phân bố
Giảo cổ lam có nguồn gốc từ các vùng núi của miền Nam Trung Quốc, Nhật
Bản và Đông Nam Á. Giảo cổ lam phân bố ở độ cao từ 300 - 3.000 m so với mực
nước biển ở các vùng đồng bằng, sườn dốc và dưới tán cây trên núi cao của Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Nê-pan, Sri Lanka, Thái Lan
và Việt Nam.

Trên thế giới, Giảo cổ lam phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Lào, Myanmar, Nê-pan, Sri Lanka, Thái Lan và bán đảo Malaixia.
Tại Việt Nam cây mọc trong rừng, rừng thưa, lùm bụi từ vùng đồng bằng đến
độ cao 2000m nhiều nơi như Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hồ Bình, Thừa
Thiên Huế, Kon Tum, Đồng Nai.
Vào năm 1997 GS.TS. Phạm Thanh Kỳ trong một lần đi công tác tại Lào Cai đã
phát hiện thấy cây Giảo cổ lam trên núi PhanXipang. Sau khi được GS. Vũ Văn
Chuyên xác định tên khoa học chính xác là Gynostemma Pentaphyllum, GS. Phạm
Thanh Kỳ đã tra cứu tài liệu và biết rằng đây là một loại dược liệu quý. Trong đợt
nghiên cứu, khảo sát nguồn dược liệu ở các vùng núi cao phía Bắc, cán bộ thuộc
Trung tâm nghiên cứu cây thuốc Tuệ Linh cùng với GS.TS Phạm Thanh Kỳ đã
phát hiện một quần thể cây Giảo cổ lam mọc hoang dại với trữ lượng lớn tại vùng
núi cao thuộc huyện Mèo Vạc – Hà Giang, Văn Chấn – Yên Bái và huyện Bảo Lạc
– Cao Bằng. Việc phát hiện quần thể cây Giảo cổ lam tại vùng núi Cao Bằng và Hà
Giang đã chứng tỏ sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc ở các tỉnh miền núi
nước ta. Cây chủ yếu phát triển trên vùng có núi đá vơi.
2.1.2. Phân loại
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum Thunb. Makino. Cây
cịn có tên gọi khác là: cây cỏ thần kỳ, ngũ diệp sâm hoặc sâm phương nam.
4


Theo các tài liệu phân loại thực vật chuẩn như “Thực vật chí đơng Dương” và
tác phẩm “Cây cỏ Việt Nam” của Viện Khoa học Việt nam công bố cây Giảo cổ
lam thuộc chi Gynostemma Blume, nằm trong họ Bầu bí – Cucurbitaceae.
Vị trí của lồi Giảo Cổ Lam trong hệ thống phân loại thực vật được tóm tắt như
sau:
Ngành Ngọc lan: Magnoliophyta
Lớp Ngọc lan: Magnoliopsida
Phân lớp Sổ: Dillieniiae

Liên bộ Hoa tím: Violanae
Bộ bầu bí: Cucurbitales
Họ Bầu bí: Cucurbitaceae
Chi: Gynostemma Blume
Loài: Gynostemma pentaphyllum Thunb. Makino
2.1.3. Đặc điểm thực vật học cây Giảo cổ lam
Cây thảo, thân mọc leo, gốc và cành mảnh, có rãnh góc, nhẵn hoặc lơng thưa
thớt sống lâu năm. Lá kép hình chân vịt có cuống chung dài 3 – 4 cm; phiến có 3-7
lá chét với mép có răng cưa dài 3 – 9 cm, rộng 1,5 – 3 cm, có từ 6-8 cặp gân lá, hẹp
dần, mép rang cưa trịn. Có tua cuốn dài, mảnh, đầu chẻ đôi.
Hoa đực mọc thành cụm; cuống dài hẹp, 10-15 (-30) cm, nhiều nhánh; cuống lá
dài hẹp, 1-4 mm; lá bắc con dạng lá lúa; ống đài rất ngắn; đốt hình tam giác, ca. 0,7
mm, đỉnh nhọn; tràng hoa màu xanh lá cây hoặc màu trắng; đốt hình trứng- mác,
2,5-3 × 1 cm, 1- gân, đỉnh nhọn dài. Hoa cái: cụm ngắn hơn so với hoa đực; đài và
tràng hoa như hoa đực; nỗn hình cầu, 2 - hoặc 3 ô; mẫu 3; núm nhụy 2 thùy; 5 nhị
lép, ngắn.
Quả khơng mở, màu đen khi trưởng thành, hình cầu, đường kính 5-6 mm., chứa
2 hạt, nhẵn hoặc nhiều lơng cứng và mịn. Hạt màu nâu, hình trứng, đường kính
5


khoảng 4 mm, phẳng, hai mặt có núm, giớng hình tim, đỉnh tù. Ra hoa tháng 3 đến
11, ra quả tháng 4 đến 12 (Thân Thị Kiều My,2020).
Theo một vài nghiên cứu, đặc điểm hình thái của Gynostemma pentaphyllum
(Thunb.) Makino là cây thân mảnh, có lá mỏng và mềm sắp, có từ 3 – 9 lá (thường
từ 5 – 7 lá), lá chét dài, mềm rộng nhất ở phía dưới phần giữa và phía trên thon,
nhọn. Lá chét nhám cả hai mặt, mặt trên màu xanh sẫm, mặt dưới màu xanh nhạt.
Gynostemma pentaphyllum là cây có hoa đơn tính khác gốc, tức là có hoa đực và
hoa cái nằm ở những cây khác nhau [7] và thụ phấn nhờ côn trùng. Quả mọng, khi
chín chuyển sang màu đen, quả có thể mang 1, 2 hoặc 3 hạt [6].

Hoa đực mọc thành chùm, có hình nón dài 10 – 15 cm (có khi dài tới 30cm).
Tràng hoa năm cánh màu xanh nhạt hoặc trắng. Hoa cái có hình dạng như hoa đực
nhưng nhỏ hơn nhiều. Bầu nhuỵ có 2 – 3 khoang hình cầu. Vịi nhuỵ có 3 núm
nhuỵ ngắn và chẻ ra 2 phần. Quả nhẵn, hình cầu, dạng quả mọng nhỏ, đường kính
5 – 6 mm và đen khi chín. Hai hạt bên trong màu nâu xám hoặc nâu sẫm, đường
kính 4 mm. Đỉnh của hạt tù, có đáy hình tim. Mùa ra hoa ở vùng phía Bắc bán cầu
là từ tháng 3 đến tháng 11 và tạo quả từ tháng 4 đến tháng 12 [8].
Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino là cây sống lâu năm. Là dạng cây
leo, thân mảnh, leo bằng tua cuốn [6].
Theo tiến sĩ Takemoto miêu tả, Gynostemma pentaphyllum thường có tua cuốn
xoăn, mảnh, nằm cạnh cuống lá và cây thường có 3, 5 hoặc 7 lá. Lá thường có hình
bầu dục, mép răng cưa [7].
2.1.4. u cầu sinh thái
Khí hậu: Giảo cổ lam là cây ưa ẩm, ưa ánh sáng tán xạ, vì vậy ánh sáng là yếu
tố quan trọng đầu tiên cần được quan tâm trong q trình trồng trọt. Cây giảo cổ
lam có thể phát triển ở hầu hết các vùng khí hậu. Tuy nhiên cây có khả năng chịu
lạnh khá tốt, có thể sinh trưởng, phát triển bình thường trong khoảng nhiệt độ thấp

6


từ -10 đến -5oC. Mùa đơng cây có hiện tượng bán tàn lụi và sinh trưởng mạnh
trong mùa mưa ẩm.
Đất đai: Cây có thể sinh trưởng, phát triển trên rất nhiều loại đất như đất cát,
đất mùn, đất thịt. Đất trồng cần thoát nước tốt nhưng phải giữ được ẩm, đất giàu
dinh dưỡng, đặc biệt là đạm. Đất có độ pH thích hợp khoảng 6.0-7.0 [14].
Độ ẩm khơng khí thích hợp trung bình là 75, hàm lượng nước trong đất 25-40%
[14].
Cây sinh trưởng trong điều kiện lý tưởng có thể đạt chiều dài thân từ 8 – 9
m/mùa (có thể cao hơn ở những vùng ấm) [14].

2.1.5. Thành phần hóa học
Giảo cổ lam có chứa hơn 100 loại Saponin cấu trúc triterpen kiểu damaran,
trong đó có nhiều loại có cấu trúc rất giống với Saponin có trong Nhân sâm và
Tam thất. Giảo cổ lam cịn chứa nhiều flavonoid, chất có tác dụng sinh học cao và
có tác dụng chống lão hóa mạnh. Ngồi ra cịn trong Giảo cổ lam cịn có các Acid
amin tan trong nước, nhiều vitamin và các nguyên tố vi lượng như Zn, Fe, Se. Đã
có nhiều nghiên cứu thử độc tính cấp, trường diễn, bán trường diễn và xác định cây
khơng có độc (Nguyễn Minh Khởi và cs, 2013).
Theo Võ Văn Chi, thành phần hoá học của Gynostemma pentaphyllum có
saponin, flavononid và các loại đường
2.1.5.1.

Nhóm hợp chất saponin có trong Giảo cổ lam

7


HÌNH 2. 1: Cấu trúc Dammaran thuộc nhóm Saponin triterpen tetracyclic
Các nghiên cứu đầu tiên đã phát hiện saponin có mặt trong Giảo cổ lam thuộc
nhóm dammaran (hình 1.1). Dammaran là nhóm saponin triterpenic có cấu trúc 4
vịng (triterpenoid tetracyclic). Trong cơng thức phân tử có 30 carbon và do 6
nhóm hemiterpen ghép lại theo qui tắc đầu đi.
Số sapoin trong Giảo cổ lam nhiều gấp 3-4 lần so với nhân sâm. Trong đó, một
số cấu trúc hóa học giống như cấu trúc có trong nhân sâm (ginsenozit). (Đỗ Tất
Lợi, 1999)
Hàm lượng saponin toàn phần chiếm khoảng 2,4 % cây khô. Hiện nay đã tinh
chế và xác định được hơn 100 saponin từ Gynostemma pentaphyllum, do nhà
nghiên cứu người Nhật Bản và Trung Quốc. Trong số đó, có 8 saponin giống như
loại protpanaxadiol trong ginsenosid của Panax ginseng là Rb1 (Gypenosid III), Rc
Rb3 (Gypenosid IV), Rd (Gypenosid VIII), F2, Rg3, malonyl – Rb1 và malonyl –

Rd. Ngoài ra cũng phát hiện Rf là protpanaxatriol.
2.1.5.2.

Nhóm hợp chất flavonoid có trong Giảo Cổ Lam
8


Thành phần flavonoid trong lồi Gynostemma pentaphyllum ít được chú ý
nghiên cứu. Có 3 flavonoid đã được tìm thấy là ombuin, ombuoside và rutin (Trần
Thị Thu Hương, 2006).
2.1.5.3. Các thành phần khác
Sterol: Chiếm 1 lượng nhỏ (khoảng 0.0001%) bao gồm các loại ergostanol,
sitosterol và stigmasterol.
Một số chất khác cũng được tìm thấy là polysaccharid các vitamin, chất
khống, các carotenoid và amino acid (Phạm Thanh Hương, 2003).
Nhóm alcaloid được báo cáo là khơng có trong G. pentaphyllum (Thunb.)
Makino (Trần Thị Thu Hương, 2006).
2.1.6. Tính vị và tác dụng của Giảo cổ lam
2.1.6.1.

Tính vị

Giảo cổ lam có vị đắng, ngọt hậu, tính hàn.
2.1.6.2.

Tác dụng của Giảo cổ lam

Các đặc tính dược lý của Giảo cổ lam hầu hết đều thuộc về saponin, thành phần
này đã trở thành mục tiêu nghiên cứu của các nhà nghiên cứu dược học tại Trung
Quốc (Nguyễn Tiến Dẫn, 1999). Bởi vì cây này có tính chất đa tác dụng nên đã

được đặt tên là cây trường sinh – “ the immortality herb” (Phạm Thanh Kỳ, 2006).
Theo tài liệu Thuốc cổ truyền Trung Quốc cơ bản, Giảo Cổ Lam có vị đắng,
tính ơn trung, bổ âm và trợ dương và là thuốc dùng làm tăng sức đề kháng với vi
khuẩn và các tác nhân gây viêm (Phạm Hoàng Hộ, 1999).
Giảo Cổ Lam được dùng trong các bệnh như tăng lipid máu, đánh trống ngực,
chứng chóng mặt, đau đầu, ù tai, chứng tự ra mồ hôi, cơ thể suy nhược; các chứng
bệnh tâm tỳ khí kém, đàm huyết ứ trệ. Do đó Giảo Cổ Lam đã được đưa vào hầu
hết các từ điển thảo dược Trung Quốc, dùng để giải độc, làm thuốc ho, chữa trống
ngực, các triệu chứng mệt mỏi, viêm phế quản cấp và mãn tính và làm thuốc giảm
ho (Phạm Thanh Hương, 2003).
9


Ở Nhật Bản Giảo Cổ Lam được dùng để lợi tiểu, điều trị đi tiểu ra máu, chống
viêm và làm thuốc bổ (Phạm Thanh Hương, 2003).
Theo tác giả Phạm Hoàng Hộ và Võ Văn Chi, Giảo Cổ Lam có vị đắng tính
hàn, có tác dụng tiêu viêm, giải độc, chữa ho và long đờm.
Ở Trung Quốc, Giảo cổ lam được sử dụng với nhiều công dụng khác nhau như
dùng làm thuốc tu bổ cường tráng, ở Quảng Tây, người ta dùng để trị ỉa chảy và
dùng ngoài trị rắn cắn; cịn ở vùng Vân Nam thì cây được sử dụng để chữa viêm
khí quản mãn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm thận, loét dạ dày và hành tá tràng,
phong thấp đau nhức khớp, bệnh về tim.
Theo tài liệu Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư, dược liệu Giảo Cổ Lam có tác
dụng hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu, tăng sức khoẻ, chống lão suy, kháng ung thư.
Trị ung thư, viêm phế quản mãn tính, viêm gan truyền nhiễm, viêm bể thận, viêm
dạ dầy ruột, cao huyết áp, lipid máu cao, bệnh mạch vành, bệnh béo phì, trúng gió,
sỏi mật, loét dạ dầy, tiểu đường [10].
Ngày nay, trải qua nhiều năm nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh
được công dụng của giảo cổ lam với sức khỏe con người.
Giảo cổ lam giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa xơ vữa động

mạch: Một nghiên cứu khác của tác giả Samer Megalli, trường Đại học Sydney, Úc
công bố năm 2005 cũng khẳng định tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong
máu, triglycerid, LDL (một loại cholesterol xấu trong máu, loại cholesterol này
làm tăng nguy cơ xuất hiện các mảng xơ vữa động mạch và các bệnh tim mạch như
nhồi máu cơ tim, đột quỵ...) trên mơ hình động vật thí nghiệm. Theo kết quả của
nghiên cứu này thì sử dụng Giảo cổ lam làm giảm lượng triglycerid trong máu
85%, cholesterol toàn phần 44%, tác dụng này gần như tương đương với
atorvastatin, là thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu cho bệnh nhân rối loạn mỡ
máu hiện nay. Sở dĩ Giảo cổ lam hạ mỡ máu mạnh là do các chất saponin hàm
lượng cao trong Giảo cổ lam đã “tóm lấy các hạt mỡ lơ lửng trong mạch máu” và
10


kéo chúng vào trong tế bào để cơ thể chuyển hố thành năng lượng. Chất saponin
trong Giảo cổ lam có đặc tính “tẩy rửa” các chất béo mạnh và làm giảm độ nhớt
của máu, do vậy thường xuyên uống Giảo cổ lam sẽ làm trơn láng thành mạch
máu, bào mòn dần các mảng xơ vữa bám trong lòng mạch, giúp máu lưu thông dễ
dàng hơn, tăng cường máu lên não. Đây là lý do Giảo cổ lam giúp tỉnh táo, sảng
khoái, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc.
Chống huyết khối, ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng và tai biến về
tim mạch, não.
Điều trị những bệnh lý do thiếu máu não, tăng cường máu lên não, ngăn ngừa
chứng đãng trí ở người cao tuổi.
Làm hạ đường huyết, giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm do gây ra.
Giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng lực, tăng khả năng làm việc.
Tăng cường miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật về lâu
dài, nâng cao tuổi thọ.
Ngăn ngừa, phịng chống ung thư, ức chế sự hình thành và phát triển tế ung thư.
Tăng khả năng giải độc gan, làm hạ men gan, điều chỉnh rối loạn chuyển hóa
mỡ, hỗ trợ điều trị gan nhiễm mỡ, giảm béo.

Chống oxy hóa mạnh, làm chậm q trình lão hóa giúp thanh nhiệt, giải độc,
dùng điều trị và phòng chống mụn nhọn, nám da.
2.1.7. Bộ phận Giảo cổ lam sử dụng làm thuốc
Bộ phận nằm ở trên mặt đất gồm thân và lá
2.2.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ Giảo cổ lam trên thế giới và ở Việt Nam.

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ giảo cổ lam trên thế giới.
Ngày nay, khi mà cuộc sống ngày càng trở nên hiện đại thì con người lại có xu
hướng quay về những gì tự nhiên và an tồn nhất. Cũng chính vì vậy mà cây dược
liệu hay thuốc từ dược liệu có xu hướng ngày càng tăng, nhất là ở các quốc gia
đang phát triển. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sản phẩm có tính cạnh tranh
11


×