HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI:
“NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ
SINH THÁI ĐẾN ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA
RUỒI GIẤM DROSOPHILA MELANOGASTER
TẠI GIA LÂM, HÀ NỘI NĂM 2021”
Người thực hiện
: LÊ VĂN THÀNH
Mã SV
: 620050
Lớp
: K62BVTVA
Người hướng dẫn
: ThS. THÂN THẾ ANH
Bộ mơn
: CƠN TRÙNG
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố
sinh thái đến đặc điểm sinh vật học của ruồi giấm Drosophila Melanogaster
tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2021” là một cơng trình nghiên cứu độc lập dưới sự
hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: Ths. Thân Thế Anh. Ngồi ra khơng có bất
cứ sự sao chép của người khác. Đề tài, nội dung báo cáo thực tập là sản phẩm
mà em đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập tại trường. Các số liệu, kết
quả trình bày trong báo cáo là hoàn toàn trung thực, em xin chịu hoàn toàn trách
nhiệm, kỷ luật của bộ môn và nhà trường đề ra nếu như có vấn đề xảy ra.
Hà Nội, ngày
tháng
Sinh viên
Lê Văn Thành
i
năm
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngồi sự nỗ lựa của bản thân em
cịn nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của thầy cơ giáo trong Bộ mơn
Cơn trùng, gia đình, bạn bè.
Em xin đặc biệt xin cảm ơn Ths. Thân Thế Anh đã hết sức tận tâm hướng
dẫn chu đáo, động viên, chỉ bảo và truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt
quá trình thực hiện đề tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tồn thể các thầy
cơ Bộ môn Côn trùng, Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã giúp
đỡ em trong quá trình thực hiện để tài và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới những người thân trong
gia đình và những người bạn đã giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất để
tơi n tâm hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Với quỹ thời gian có hạn và kinh nghiệm chưa nhiều nên em khơng tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ và các bạn
để đề tài của em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày
tháng
Sinh viên
Lê Văn Thành
ii
năm 2021
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ...............................................................................v
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... vii
TĨM TẮT.................................................................................................................... viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .................................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................................2
1.2.1. Mục đích ................................................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu ..................................................................................................................2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ..................................................3
2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước ..............................................................................3
2.1.1. Thông tin chung về ruồi giấm D. Melanogaster ...................................................3
2.1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi giấm .......................4
2.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến ruồi giấm ..............................................5
2.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến ruồi giấm ................................................8
2.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác đến ruồi giấm .................................13
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...........................................................................15
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm của ruồi giấm ....................................................................15
2.2.2. Nghiên cứu ảnh của thức ăn đến ruồi giấm .........................................................16
PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................19
3.1. Địa điểm nghiên cứu...............................................................................................19
3.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................................19
3.3. Đối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu ............................................................19
3.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................19
iii
3.3.2. Vật liệu nghiên cứu..............................................................................................19
3.3.3. Dụng cụ nghiên cứu .............................................................................................19
3.4. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................................20
3.5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................20
3.5.1. Nguồn ruồi ...........................................................................................................20
3.5.2. Đánh giá ảnh hưởng của thức ăn đến ruồi giấm D.melanogaster .......................21
3.5.2. Phương pháp xác định ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến ruồi giấm ....22
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................................27
4.1. Một số đặc điểm hình thái của lồi ruồi giấm trong phịng thí nghiệm .................27
4.1.1 Đặc điểm hình thái các pha của ruồi giấm ...........................................................27
4.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi giấm ...32
4.2.1. Ảnh hưởng của thức ăn đến thời gian phát dục của ruồi giấm ............................32
4.2.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỉ lệ giới tính ruồi giấm...........................................35
4.2.4. Ảnh hưởng của thức ăn đến khối lượng các pha của ruồi giấm ..........................37
4.2.5. Ảnh hưởng của thức ăn đến kích thức các pha của ruồi giấm.............................38
4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến một số đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi
giấm. .................................................................................................................41
4.3.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gían phát dục của ruồi giấm............................41
4.3.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ sống của ruồi giấm .........................................42
4.3.3.Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tỉ lệ giới tính của ruồi giấm ....................................43
4.2.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khối lượng các pha của ruồi giấm .........................44
4.3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ kích thước các pha của ruồi giấm ................................46
4.3.6. Sức sinh sản của ruồi giấm ở 2 mức nhiệt độ khác nhau ....................................48
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................50
5.1. Kết luận...................................................................................................................50
5.2. Đề nghị ...................................................................................................................50
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................52
iv
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
D
: Drosophila
CT
: Công thức
K
: Kluyveromyces
P
: Pichia
S
: Saccharomyces
M
: Metschnikowia
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1.Công thức thức ăn chuẩn .................................................................... 28
Bảng 4.1. Thời gian phát dục các pha của ruồi giấm D. Melanogaster trên
ba loại thức ăn ......................................................................................... 33
Bảng 4.2. Tỉ lệ sống của các pha trước trưởng thành ruồi giấm ở 3 công thức
thức ăn ..................................................................................................... 34
Bảng 4. 3. Tỷ lệ trưởng thành đực/cái của ruồi giấm ở 3 công thức thức ăn...... 36
Bảng 4.4. Khối lượng các pha của ruồi giấm ở 3 công thức thức ăn .................. 37
Bảng 4.5. Kích thước các pha của ruồi giấm ở 3 công thức thức ăn .................... 39
Bảng 4.6. Sức sinh sản của ruồi giấm ở 3 công thức thức ăn ............................. 40
Bảng 4.7. Thời gian phát dục các pha của ruồi giấm ở 2 mức nhiệt độ 25℃
và 30℃..................................................................................................... 41
Bảng 4.8. Tỉ lệ sống của các pha trước trưởng thành của ruồi giấm ở 2 mức
nhiệt độ 25℃ và 30℃............................................................................... 43
Bảng 4.9. Tỷ lệ trưởng thành đực/cái của ruồi giấm ở 2 mức nhiệt độ 25℃
và 30℃..................................................................................................... 44
Bảng 4.10. Khối lượng các pha của ruồi giấm ở 2 mức nhiệt độ 25 và 30℃ .... 45
Bảng 4.11. Kích thước các pha của ruồi giấm ở 2 mức nhiệt độ 25℃ và 30℃....... 47
Bảng 4.12. Sức sinh sản của ruồi ruồi giấm ở 2 mức nhiệt độ 25℃ và 30℃...... 48
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Lồng ni ruồi giấm nguồn .................................................................. 20
Hình 3.2. Bố trí thí nghiệm ánh hưởng của thức ăn đến đặc điểm sinh học
sinh thái của ruồi giấm ........................................................................ 24
Hình 3.3. Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh học
sinh thái của ruồi giấm ........................................................................ 26
Hình 4.1 Trứng của ruồi giấm ............................................................................. 27
Hình 4.2 Sâu non của ruồi giấm .......................................................................... 28
Hình 4.3 Nhộng của ruồi giấm ............................................................................ 29
Hình 4.4 Trưởng thành của ruồi giấm ................................................................. 31
vii
TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của ruồi giấm D.
Melanogaster được thực hiện ở phòng thí nghiệm của bộ mơn Cơn trùng, khoa
Nơng học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu
và so sánh đặc điểm sinh học ruồi giấm trên ba công thức thức ăn khác nhau;
mức nhiệt độ là 25°C và ẩm độ dao động từ 65±5%. Khi ni ruồi giấm trên 3
cơng thức thức ăn thì thời gian phát dục các pha trước trưởng thành và tỷ lệ
đực/cái có sự tương đồng. Khối lượng các pha ruồi giấm ở công thức 3 lớn hơn
so với 2 công thức cịn lại. Kích thước của ruồi giấm ở 3 công thức thức ăn khác
nhau là tương đồng. Về sức sinh sản của ruồi giấm, ở công thức 3, trưởng thành
cái có sức sinh sản tốt hơn so với 2 cơng thức cịn lại. Khi so sánh đặc điểm sinh
học của ruồi giấm khi nuôi ở 2 mức nhiệt độ 25 và 30°C ẩm độ 65±5%, thời
gian phát dục các pha trước trưởng thành và thời gian sống của trưởng thành có
sự tương đồng. Ruồi giấm được ni tại mức nhiệt độ 25°C có kích thước và
khối lượng các pha lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với ruồi được nuôi ở mức
nhiệt độ 30°C. Sức sinh sản của ruồi giấm tại mức nhiệt độ 25°C tốt hơn so với
khi nuôi tại mức nhiệt độ 30°C.
viii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ruồi giấm D. melanogaster có kích thước rất nhỏ, trưởng thành dài từ 3-4
mm và là đối tượng gây hại trên các loại thực phẩm lên men nói chung và trên
các loại cây ăn quả chín tiêu biểu như chuối, táo, cam nói riêng. Ruồi giấm có
nguồn gốc từ Châu Phi cận Sahara phía đông và đã di chuyển ra khỏi Châu Phi
cách đây 12.000-19.000 năm và sau đó có mặt trên tồn thế giới (Flatt T. J. G.,
2020). Giống như loài ruồi khác, vòng đời của chúng cũng trải qua 4 giai đoạn.
Bắt đầu từ trứng, chúng trải qua giai đoạn sâu non và nhộng trước khi biến thái
thành ruồi trưởng thành. Toàn bộ vòng đời của ruồi giấm chỉ khoảng 25 ngày
hoặc có thể hơn tùy thuộc vào điều kiện mơi trường và thức ăn. Chính vì vịng
đời ngắn nên chúng tạo điều kiện cho các nhà khoa học theo dõi tác động của
các thí nghiệm qua nhiều thế hệ. Ruồi giấm được dùng phổ biến trong nghiên
cứu sinh học gen, sinh lý học, sinh bệnh học vi khuẩn và tiến hoá lịch sử sự
sống. Ngoài những ý nghĩa trong nghiên cứu về y sinh, thì ruồi giấm cũng có
những ý nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp. Ruồi giấm thường xuất hiện những
nơi quả đang trong giai đoạn chín hoặc qua các hoạt động xuất nhập khẩu trái
cây, chúng tấn công và đâm thủng lớp vỏ của trái cây để ăn và đẻ trứng, vì vậy
chúng có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng của một số loại quả và làm tổn thất
đến hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Trên thế giới, các nghiên cứu về ruồi giấm đã được triển khai nhiều nhưng ở
Việt Nam các nghiên cứu trên đối tượng này vẫn cịn hạn chế. Việc tìm hiểu về
các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến đặc điểm sinh học của ruồi giấm là rất quan
trọng trong việc đánh giá khả năng gây hại và kiểm sốt lồi cơn trùng này trên
các sản phẩm nơng nghiệp cũng như góp phần đưa thêm các dẫn liệu về nghiên
cứu về sinh học, sinh thái của lồi cơn trùng này. Vì vậy, tôi đã thực hiện đề tài:
1
“Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến đặc điểm sinh vật
học của ruồi giấm D. melanogaster tại Gia Lâm, Hà Nội năm 2021”
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố sinh thái đến sự phát triển và
đặc điểm sinh học của ruồi giấm D. melanogaster trong điều kiện nhân ni
trong phịng thí nghiệm.
1.2.2. u cầu
- Xác định ảnh hưởng của thức ăn nhân tạo đến đặc điểm sinh vật học của
ruồi giấm D. melanogaster trong phòng thí nghiệm.
- Xác định ảnh hưởng của nhiệt độ đến đặc điểm sinh vật học của ruồi giấm
D. melanogaster trong phịng thí nghiệm.
2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tình hình nghiên cứu ngồi nước
2.1.1. Thơng tin chung về ruồi giấm D. Melanogaster
Vị trí phân loại: Ngành: Chân đốt (Arthropoda); Lớp: Sâu bọ (Insecta);
Bộ: Hai cánh (Diptera); Họ: Ruồi giấm (Drosophilidae); Giống: Drosophila;
Loài: Melanogaster (Overgaard & cs., 2008).
Họ Drosophilidae bao gồm hơn 4850 lồi, trong đó có khoảng 3950 lồi
cịn tồn tại cũng như 12 lồi ít gặp ngồi tự nhiên. Ruồi giấm D. Melanogaster
có nguồn gốc từ châu Phi cận Sahara phía đơng và đã di cư ra khỏi châu Phi
cách đây 12.000-19.000 năm và sau đó đã có mặt trên toàn thế giới (Flatt T. J.
G., 2020). Họ Drosophilidae khơng thích ứng tốt khi ở các khu vực núi cao, sa
mạc và đầm lầy. Ruồi giấm D. Melanogaster tấn cơng vào các loại trái cây mới
chín và đang trong quá trình bảo quản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng của nông sản (Perveen, 2018).
Giống Drosophila gây hại chủ yếu trên quả đào và dâu tây ở các nước như
Hoa Kỳ, Canada và Châu Âu. Tháng 9 năm 2008, giống Drosophila đã được
phát hiện tại bang California thuộc Hoa Kỳ và đến năm 2009 đã lan rộng ra hơn
20 quận ở bang California, từ thành phố San Diego đến quận Humboldt. Ngồi
ra, giống Drosophila cũng được tìm thấy ở Oregon, Washington, British
Columbia và Florida. Họ Drosophilidae được phân thành hai giống phụ là
Drosophila và Sophophora. Ghi nhận có khoảng 1100 loài thuộc giống
Drosophila và 250 loài thuộc giống Sophophora ở các vùng nhiệt đới (Flatt T. J.
G., 2020).
Các loài Drosophila spp trưởng thành có kích thước nhỏ, dài khoảng 2-4
mm, có màu vàng nhạt hoặc nâu đỏ và có những vòng màu đen nằm ngang trên
bụng. Ruồi giấm D. Melanogaster có mắt kép màu đỏ đậm. Ruồi đực có thể dễ
dàng phân biệt với ruồi cái vì sự khác biệt về kích thước và màu sắc. Ruồi đực
3
nhỏ hơn ruồi cái với phần lưng của cơ thể ruồi đực sẫm màu hơn ruồi cái do ruồi
đực có một mảng đen rõ rệt ở bụng (Perveen, 2018). Pha trứng dài khoảng 0,5
mm, màu bạc, thuôn dài và hơi bị nén khi nhìn nghiêng. Ở phần cuối pha trứng
có hai sợi hơ hấp nhỏ kéo dài. Nhộng thuộc nhóm nhộng bọc, hình bầu dục với 1
đầu trịn, 1 đầu hơi nhọn. Lúc mới hóa nhộng có vỏ màu vàng kem sau chuyển
dần sang nâu đến nâu đỏ (Perveen, 2018). Trưởng thành ruồi giấm cánh màng,
toàn thân màu vàng nâu. Ngực màu xám nhạt và mắt kép màu đỏ. Ruồi đực
thường nhỏ hơn ruồi cái và vùng bụng dưới tròn, có ba vạch đen với vạch dưới
cùng rộng. Bên cạnh đó, bụng ruồi cái có năm vạch rời nhau và nhọn ở cuối
(Perveen, 2018).
2.1.2. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học, sinh thái của ruồi giấm
Trong điều kiện tiêu chuẩn của phịng thí nghiệm (25°C và 60%) thì quá
trình phát triển từ trứng đến trưởng thành mất 9–10 ngày. Con cái đẻ trứng trên
trái cây thối rữa trong tự nhiên hoặc trên thức ăn nhân tạo trong phòng thí
nghiệm; giai đoạn pha trứng (từ lúc trứng xuất hiện đến khi nở) dao động
khoảng 22–24 giờ (Markow & cs., 2009).
Tỷ lệ hoàn thành phát triển pha trứng là 90%, sau đó giảm dần ở các pha
kế tiếp (Klepsatel & cs., 2013). Sâu non trải qua ba giai đoạn phát triển chỉ trong
4 ngày (tuổi 1 và tuổi 2: 24 giờ, và tuổi 3:48 giờ) (Bakker, 1959). Ở giai đoạn
sâu non tuổi 1, sâu non ăn trên bề mặt thức ăn nhân tạo, sang giai đoạn sâu non
tuổi 2, sâu non chui vào bên trong thức ăn và sinh sống. Khoảng 5 ngày sau, sâu
non ngừng ăn thức ăn và bắt đầu chuyển sang giai đoạn hóa nhộng. Thời gian
phát dục của pha nhộng trung bình là 4–4,5 ngày. Thời gian từ khi sâu non đến
hóa nhộng cho đến khi vũ hóa thường kéo dài khoảng 8 ngày. Khi vũ hóa, ruồi
giấm sẽ đục ở 1 đầu của nhộng để chui ra ngoài (Perveen, 2018). Tỷ lệ phát triển
của ruồi giấm từ pha trứng đến pha trưởng thành là 70–80% (Flatt T. J. G.,
2020).
4
Phân tích tỷ lệ giao phối của ruồi giấm thấy rằng, trưởng thành cái giao
phối dao động khoảng 1 lần 1 ngày và diễn ra vào thời gian sáng sớm hoặc chiều
muộn. Con cái có thể đẻ tới 100 trứng mỗi ngày trong thời điểm sinh sản rộ
thường đạt được từ 3 đến 5 ngày và có thể tạo ra 1000–3000 trứng trong một
toàn bộ thời gian đẻ trứng (Flatt T. J. G., 2020).
Trong phịng thí nghiệm, thời gian sống trung bình của trưởng thành cái
ruồi giấm dao động từ 30-40 ngày và trưởng thành đực dao động từ 45-50 ngày,
nhưng có thể có sự dao động lớn hơn tùy thuộc vào cá thể, dịng, quần thể và
điều kiện mơi trường (Flatt T. J. G., 2020). Trong khi đó, ở nghiên cứu của
Perveen (2018) thì trưởng thành của ruồi giấm sống trong vòng 26-32 ngày.
2.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ đến ruồi giấm
Nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến hầu hết tất cả các q trình sinh hóa
và sinh lý ở động vật nhiệt đới. Do đó, nhiệt độ là một trong những yếu tố môi
trường quan trọng nhất quyết định đến sự tồn tại và phân tán của ruồi giấm
(Cossins & Bowler, 1987).
Nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu sốc lạnh ở cả
ruồi giấm đực và ruồi giấm cái. Khi ruồi giấm được nuôi ở nhiệt độ 15°C, ruồi
giấm đực và ruồi giấm cái có khả năng chịu sốc lạnh tốt hơn so với được nuôi ở
nhiệt độ 20 và 25°C. Tất cả ruồi giấm được ni ở nhiệt độ 15°C có tỷ lệ phát
triển từ pha trứng đến pha trưởng thành đạt trên 80%, cao hơn khi được nuôi ở
nhiệt độ 20 và 25°C. Sự khác biệt về kích thước cơ thể ruồi giấm tương đối nhỏ
khi được nuôi ở môi trường nhiệt độ khác nhau. Trưởng thành đực được nuôi ở
nhiệt độ 25°C có khối lượng nhẹ hơn so với trưởng thành đực được nuôi ở nhiệt
độ 20°C (Overgaard & cs, 2008). Khả năng chịu lạnh tốt nhất của ruồi giấm dao
động từ 0,1°C đến 8,2°C (Moghadam & cs., 2018).
Thời gian phát dục của pha trứng ở nhiệt độ 25 và 30°C lần lượt là 1,5 và
1,8 ngày. Ở pha sâu non thì thời gian phát dục ở nhiệt độ 30°C dài hơn ở nhiệt
độ 25°C. Thời gian phát dục của pha sâu non ở nhiệt độ 25 và 30°C lần lượt là
5
3,2 và 3,6 ngày. Bên cạnh đó, thời gian phát dục của pha nhộng ở nhiệt độ 25 và
30°C. Thời gian tiền đẻ trứng dao động từ 0,20-0,25 ngày (Goh & cs., 2021).
Bên cạnh đó, ruồi giấm được ni ở nhiệt độ 18 và 20°C có thời gian sống pha
trưởng thành cũng lớn hơn so với nhiệt độ 25°C. (Bychkovskaya & cs., 2017)
Nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng lớn đến số lượng trứng của ruồi giấm
trong thời kì sinh sản. Con cái đẻ trứng ở nhiệt độ 25°C không chỉ đẻ trứng sớm
mà còn đẻ trứng nhiều hơn so với nhiệt độ 18°C. Một ruồi giấm cái đẻ trứng ở
nhiệt độ môi trường 25°C thu được 62 trứng, nhiều hơn 3,6 lần trong 5 ngày so
với ruồi giấm cái đẻ trứng ở nhiệt độ 18°C (Huey & cs., 1995). Thí nghiệm về tỷ
lệ nở của 100 trứng ruồi giấm ở nhiệt độ mơi trường 25 và 30°C có kết quả
tương đối khác nhau. Ở nhiệt độ 25°C, tỷ lệ trứng ruồi giấm nở là 75% và giảm
còn 50% khi ở mơi trường nhiệt độ 30°C. (Petavy & cs., 2001).
Thí nghiệm trên 1 trưởng thành cái và 2 trưởng thành đực trên cùng môi
trường thức ăn. Theo dõi tỷ lệ giao phối và tỷ lệ chết của trưởng thành trong các
điều kiện nhiệt độ 5°C, 10°C, 15°C và 20°C. Sau 48 giờ, tỷ lệ trưởng thành đực
và trưởng thành cái giao phối ở điều kiện nhiệt độ 5-10°C là dưới 10%, 12-15°C
đạt khoảng 50–55% và tại môi trường nhiệt độ 20°C thì tỷ lệ trưởng thành đực
và trưởng thành cái giao phối là 100%. Tác giả cũng chỉ ra tỷ lệ sâu non và
nhộng chết cao nhất khi nhiệt độ dưới ngưỡng 13°C và ở điều kiện nhiệt độ là
20°C, tỷ lệ sâu non và nhộng chết dưới 20% (Mckenzie, 1975).
Nghiên cứu sự giống và khác nhau về các đặc điểm sinh học của ruồi giấm
tại các nước Úc, Canada, Benin và Hoa kỳ. Ở nhiệt độ 28°C, ruồi giấm D.
Melanogaster ở tất cả các nước trên đều có thời gian sống thấp hơn ở nhiệt độ
25°C và 20°C. Ở cả con đực và con cái, ruồi giấm tại Úc và Canada có thời gian
sống cao hơn ruồi giấm tại Benin và Hoa kỳ. Ở nhiệt độ 25°C, ruồi giấm trưởng
thành đực ở Úc và Hoa kỳ có thời gian sống cao hơn ruồi giấm đực tại Benin và
Canada, tuy nhiên ở nhiệt độ 28°C thì ngược lại. Ở nhiệt độ 20 và 25°C, khả
năng sinh sản cao nhất của ruồi giấm cái là ở Canada và thấp nhất là ở Úc. Khối
6
lượng ruồi giấm cái luôn lớn hơn ruồi giấm đực. Khối lượng cơ thể trung bình
của ruồi giấm đực khơng vượt quá 1 mg, trong khi ruồi giấm cái đều có khối
lượng trên 1 mg. Ruồi giấm cái và ruồi giấm đực tại Benin có khối lượng cơ thể
cao nhất ở tất cả các mức nhiệt độ. Tại nhiệt độ 25°C, chiều dài và chiều rộng
sâu non ruồi giấm tại Benin đạt kích thước cơ thể lần lượt là 4.00 mm, 1.00 mm
và cũng lần lượt là 3.98 mm, 0.97 mm tại nhiệt độ 30°C (Mołoń & cs., 2020).
Theo Schou & cs (2017), nhiệt độ để ruồi giấm phát triển nhanh nhất là 32°C và
thấp nhất là 12°C. Ở nhiệt độ 12 và 32°C, tỷ lệ sống từ pha trứng đến trưởng
thành là 40–50%. Bên cạnh đó, ở nhiệt độ 25°C thì tỷ lệ sống từ pha trứng đến
trưởng thành là 60–80%. Đời của ruồi giấm từ lúc trứng nở đến khi trưởng thành
chết là 49 ngày ở nhiệt độ 12°C và giảm xuống 42 ngày ở nhiệt độ 29,5°C
(Schou & cs., 2017).
Theo Stanley (1931), nhiều pha phát dục của ruồi giấm đực D.
Melanogaster có sự thay đổi đáng kể khi được nuôi ở các nhiệt độ khác nhau. Ở
nhiệt độ 15°C, 25 và 30°C thì chiều dài cánh tương ứng của ruồi giấm đực là
0.569mm, 0.623mm và 1.523mm. Ở nhiệt độ 30°C, ruồi giấm đực có chiều dài
cánh dài hơn gấp 3 lần so với ruồi giấm đực được nuôi ở nhiệt độ 15°C. Chiều
dài cánh của ruồi giấm đực và ruồi giấm cái sau 24 giờ, 48 giờ và 72 giờ lần lượt
là 0.559mm, 0.584mm; 0.60mm, 0.641mm và 0.713mm, 0.712mm ở nhiệt độ
môi trường 27°C. Ở nhiệt độ môi trường là 17°C, chiều dài cánh của ruồi giấm
đực có xu hướng giảm từ 0.647mm, sau 5 ngày là 0.651mm và sau 15 ngày là
0.544mm. Ở ruồi giấm cái cũng có sự sụt giảm đáng kể kích thước từ 0.679mm
và sau 15 ngày giảm xuống 0.522mm. Ruồi giấm đực có chiều dài ngực ở nhiệt
độ 17°C là 0.842mm và ở nhiệt độ 27°C giảm xuống còn 0.805mm.
Theo Nunney & Cheung (1997), giảm nhiệt độ mơi trường có ảnh hưởng
trực tiếp đến sự phát triển khối lượng của ruồi giấm trưởng thành. Thí nghiệm
gồm 20 trưởng thành cái chưa giao phối trong 5 ngày ở nhiệt độ 18°C và 25°C
đều cho kết quả khối lượng khơ trung bình khác nhau. Khi ở nhiệt độ 18°C,
7
trưởng thành cái có khối lượng khơ trung bình là 484,1 ± 10,2 µg. Trong khi ở
25°C, trưởng thành cái có khối lượng khơ trung bình là 432,4 ± 5,7 µg. Điều đó
có ý nghĩa, trưởng thành cái ở mơi trường nhiêt độ 18°C cho thấy khối lượng
khô tăng 12% so với ở môi trường nhiệt độ 25°C.
Nhiệt độ và nấm men có sự ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh sản ở ruồi
giấm. Ở nhiệt đô 30°C, theo dõi trên 50 cặp ruồi sinh sản trên mơi trường có và
khơng có nấm men. Số trứng một ngày thu được khi không sử dụng nấm men là
8 quả. Bên cạnh đó, nếu sử dụng thức ăn nhân tao có chứa nấm men thì sức sinh
sản trung bình 1 ngày là 40 quả. (Krebs & Loeschcke, 1994).
Theo Rajamohan & Sinclair (2008), nhiệt độ có ảnh hưởng đến khả năng
chịu sốc lạnh của ruồi giấm. Thí nghiệm của ơng và cộng sự đã thử nghiệm trên
ruồi giấm D. melanogaster ở các thành phố Oregon, Canton và Berlin tại Mỹ.
Ruồi được nuôi trong lọ nhựa 50 ml với số trứng dao động từ 50-75 trứng mỗi lọ
và 150 trứng với lọ 250 ml. Ruồi được nuôi trên thức ăn tự nhiên chuẩn và nhiệt
độ phòng là 21°C ± 0,7°C, độ ẩm 65–5%. Kết quả cho thấy, ở nhiệt độ -2°C thời
gian sống của sâu non dao động từ 8-13 giờ và 0,83-2,25 giờ ở nhiệt độ -7°C.
Ruồi giấm D. melanogaster tại thành phố Berlin có khả năng chịu sốc lạnh tốt
hơn ruồi giấm D. melanogaster tại thành phố Oregon.
2.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của thức ăn đến ruồi giấm
Các loài ruồi thuộc giống Drosophila đã được phát hiện đều là loài đa
thực. Thức ăn cho sâu non ruồi giấm bao gồm các loại quả có vị lên men. Nấm
men và đường là hai chất cần thiết cho sự phát triển của sâu non và trưởng thành
ruồi giấm D. Melanogaster. Thức ăn của ruồi giấm thường bao gồm các loại
axitamin, các vitamin, đường, khoáng chất và các vi lượng tăng trưởng. Đối với
trưởng thành ruồi giấm, thức ăn cần thiết bao gồm nước, đường và protein. Đây
là những chất cơ bản cho sự hình thành và phát triển buồng trứng của trưởng
thành cái (Anagnostou & cs., 2010).
8
Thức ăn đóng vai trị quan trọng trong việc ảnh hưởng đến thời gian sống
của trưởng thành ruồi giấm. Nấm men và các chất dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn
đến tỷ lệ sống của các pha ruồi giấm. Thí nghiệm với mơi trường thức ăn có
chứa từ 35–50% nấm men và đường, con cái có thể đẻ được 500–1000 trứng
trong 1 vòng đời (Savola & cs., 2020). Nấm men trong thức ăn nhân tạo làm
tăng thời gian phát triển cũng đồng thời tăng tỷ lệ sống các pha. Thức ăn có
chứa 16% nấm men giúp tăng thời gian sống trung bình của trưởng thành 16
ngày so với thức ăn chứa 2% nấm men. Bên cạnh đó, khả năng sinh sản của
trưởng thành ruồi giấm cũng tăng khi ở trong môi trường có lượng nấm men cao
(Tatar, 2007). Thí nghiệm tỷ lệ sống của ruồi giấm trên thức ăn khơng có nấm
men, 68% sâu non đã chết vào ngày đầu tiên sau khi chuyển thành sâu non . Vào
ngày thứ 2, tất cả sâu non đã chết. Khi chuyển sâu non trên thức ăn là chuối,
60% sâu non còn sống sau 8 ngày. Theo dõi đến ngày thứ 12, khơng có sự thay
đổi về kích thước cũng như hình thái của ruồi giấm D. Melanogaster
(Anagnostou & cs., 2010). Thử nghiệm trên ba loại nấm men K. lactis, P.
toletana, and S. cerevisiae, tỷ lệ sống của sâu non là 90% cao hơn 20% so với
loại nấm men M. pulcherrima.
Sự khác biệt cũng thể hiện về thời gian phát dục của ruồi giấm khi nuôi
trên nấm men M. pulcherrima; sâu non được nuôi bằng lồi nấm men này có
thời gian phát dục trung bình dài hơn 2 ngày so với các loại nấm men khác
(Anagnostou & cs., 2010).
Trên tất cả các loài nấm men, khối lượng của trưởng thành cái đều lớn
hơn trưởng thành đực. Trưởng thành được nuôi trên nấm men M. pulcherrima
có khối lượng nhẹ hơn 50% so với trưởng thành được ni trên ba lồi nấm men
K. lactis, P. toletana, and S. cerevisiae. Khối lượng trung bình của trưởng thành
khi nuôi trên nấm men M. pulcherrima là 0.16 mg, trên ba loại nấm men K.
lactis, P. toletana, and S. cerevisiae là 0.25 mg (Anagnostou & cs., 2010).
9
Theo Partridge & cs (1987), nấm men có ảnh hưởng lớn đến các quá trình
sinh vật học các pha ruồi giấm. Để tìm hiểu rõ hơn, Partridge và cộng sự đã tiến
hành thí nghiệm với 3 cơng thức thức ăn khác nhau. Công thức 1 là đối chứng,
công thức 2 chứa ít nấm men và khơng có bề mặt đẻ trứng và cơng thức 3 khơng
có nấm men và khơng có bề mặt đẻ trứng. Thí nghiệm được thực hiện trong điều
kiện nhiệt độ 25°C và thời gian chiếu sáng là 12 giờ sáng: 12 giờ tối. Kết quả
cho thấy con cái ở công thức 2 và công thức 3 đẻ trứng ít hơn cơng thức 1 do
lượng nấm men ở công thứ 2 và 3 không đủ. Tuy nhiên, con cái ở cơng thức 1
có tỷ lệ chết sớm và nhiều hơn ở công thức 2 và 3. Trước ngày cân trưởng thành
cái 5 ngày, công thức 2 và 3 đươc cho thêm đường sucrose. Tuy nhiên, khối
lượng ruồi giấm cái ở công thức 1 cao hơn công thức 2 và 3. Có thể thấy, thành
phần nấm men rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của ruồi
giấm.
Nấm men không ảnh hưởng đáng kể đến lượng trứng sinh sản của ruồi
giấm. Trong thời gian ruồi giấm sinh sản, lượng trứng nhiều nhất của 25 ruồi cái
thu được là 75–98 trứng/ngày. Đến ngày 45 của thời kì đẻ trứng, lượng trứng thu
được chỉ còn 5–10 trứng/ngày và ghi nhận đến ngày 48 ruồi giấm kết thúc thời
kì sinh sản (Partridge & cs., 1987).
Theo Driver & Cosopodiotis (1979), thời gian sống trung bình của ruồi
giấm được ni ở môi trường chứa 15% agar và methyl 4-hydroxybenzoate thấp
hơn nhiều khi nuôi ở những môi trường khác. Tất cả các chất béo và axit
palmitic đều làm giảm thời gian sống của trưởng thành.
Theo Magwere & cs (2004), thời gian sống trung bình của trưởng thành
cái ruồi giấm là 51 ngày ở nồng độ 0,6 đường + nấm men, giảm 39% xuống 31
ngày ở nồng độ 1,6 đường + nấm men và giảm 31% xuống 35 ngày ở nồng độ
0,2 đường + nấm men. Ở trưởng thành ruồi giấm đực, thời gian sống trung bình
tối đa là 41 ngày ở nồng độ 0,4 đường + nấm men, giảm 24% xuống 31 ngày ở
10
nồng độ 1,6 đường + nấm men và tiếp tục giảm 10% xuống 37 ngày ở nồng độ
0,2 đường + nấm men.
Theo Miquel & cs (1976), thời gian sống của ruồi giấm đực D.
Melanogaster có sự thay đổi lớn khi được nuôi ở các nhiệt độ khác nhau. Ở
nhiệt độ 18°C, 21°C, 27°C và 30°C thì thời gian sống tương ứng của ruồi giấm
đực là 130 ngày, 86 ngày, 41 ngày và 20 ngày. Ở nhiệt độ 18°C, ruồi giấm đực
có thời gian sống dài hơn gấp 6.5 lần so với ruồi giấm đực được nuôi ở nhiệt độ
30°C.
Theo Stanley (1931), ở trưởng thành đực chiều dài cánh thay đổi từ 0.989
đến 1.794mm. Chiều dài cánh giảm rõ rệt khi nuôi trong môi trường nhiệt độ
31°C. Người ta thấy rằng ở môi trường nhiệt độ 30.3°C và dao động ± 3.5°C,
sâu non và nhộng có thể sống được trong một khoảng thời gian ngắn. Ở môi
trường nhiệt độ 31.3°C, hầu hết ruồi giấm phát triển từ giai đoạn trứng đến giai
đoạn trưởng thành với tỷ lệ sống cao.
Ở ruồi giấm cái, nhiệt độ tối thiểu cho sự phát triển của chiều dài cánh
dao động từ 30,3 đến 31°C. Ở nhiệt độ 30,3°C, chiều dài cánh của trưởng thành
cái dao động từ 0,713 đến 1,587 mm và lớn hơn so với trưởng thành đực. Ở môi
trường nhiệt độ 30.6°C, chiều dài cánh của trưởng thành cái dao động từ 1.311
đến 1.587 mm, ít hơn so với mơi trường nhiệt độ 30,3°C (Stanley, 1931).
Theo Berrigan & cs (1997), nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi
chất của ruồi giấm. Trưởng thành ruồi giấm phát triển ở nhiệt độ thấp có tỷ lệ
trao đổi chất lớn hơn 5-7% so với trưởng thành ruồi giấm phát triển ở nhiệt độ
cao. Ruồi giấm được ni trong nhiệt độ 25°C có khối lượng dao động từ 5,5 ×
104 đến 1,23 × 10-3g.
Theo Gibert & cs (2001), nghiên cứu về tốc độ di chuyển của trưởng
thành ruồi giấm ở 2 nước Congo và Pháp. Kết quả cho thấy ruồi giấm ở cả 2
nước cơ bản giống nhau về tốc độ di chuyển. Tuy nhiên, nhiệt độ môi trường
càng tăng, ruồi giấm càng linh hoạt trong di chuyển. So sánh tốc độ di chuyển
11
của ruồi giấm ở nước Pháp và Congo. Trưởng thành ruồi giấm ở nước Pháp đạt
tốc độ di chuyển lớn nhất khi chúng phát triển ở nhiệt độ thấp hơn 18°C. Trong
khi trường thành ruồi giấm ở nước Congo đạt tốc độ di chuyển lớn nhất khi
chúng phát triển ở nhiệt độ 25°C.
Theo Imasheva & cs (1997), đối với ruồi D. buzatii khi ở môi trường
nhiệt độ là 14°C và 32°C, đều có tỷ lệ vũ hóa thành trưởng thành thấp; ở nhiệt
độ 32°C thì tỷ lệ vũ hóa thành trưởng thành chỉ là 18.2%. Ngược lại, ở ruồi D.
melanogaster, tỷ lệ vũ hóa thành trưởng thành ở nhiệt độ 30°C là 79%. So sánh
các đặc điểm về chiều dài ngực và chiều dài cánh của 2 loại ruồi D.
melanogaster và D. buzzatii. D. melanogaster có chiều dài ngực là 3.3 mm, thấp
hơn D. buzzatii là 4mm. Tuy nhiên, chiều dài cánh của D. melanogaster là
1.4mm dài hơn D. buzzatii là 1mm (Imasheva & cs., 1997).
Theo Watson & Hoffmann (1996), ở nhiệt độ môi trường thấp sẽ làm
giảm tỷ lệ chết của ruồi giấm. Khi ruồi giấm được nuôi ở nhiệt độ dao động từ
0°C đến 19°C trong khoảng thời gian từ 2 giờ đến 6 giờ, ghi nhận tất cả trưởng
thành ruồi giấm còn sống.
Theo Rako & Hoffmann (2006), nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ
chết của trưởng thành ruồi giấm. Ở nhiệt độ môi trường dao động từ -5°C đến 2°C, ruồi giấm có tỷ lệ sống từ trứng đến trưởng thành thấp nhất so với ở nhiệt
độ khác. Bên cạnh đó, ruồi giấm đươc ni ở nhiệt độ 19°C có tỷ lệ chết từ pha
trứng đến pha trưởng thành ít hơn 40% trong khi ruồi giấm nuôi ở 25°C là hơn
70%.
Trong tất cả các nghiên cứu về pha trứng, trứng ruồi giấm thường đươc đẻ
thành từng đám và được nhận biết khi vỏ ngoài xẹp xuống. Trưởng thành ruồi
giấm đẻ trứng dao động khoảng 15-20 phút. Thí nghiệm với nhiệt độ từ 28–
30°C, trứng ruồi giấm nở thành 6 - 9 đám nhỏ nhưng ở nhiệt độ thấp hơn, trứng
của ruồi giấm sẽ nở thành hơn 10 đám (Powsner, 1935).
12
Đối với các thí nghiệm về thời kỳ trứng – sâu non, thời gian đẻ trứng là 1
giờ. Đối với nhiệt độ trên 20°C nhộng được thu thập mỗi giờ; do đó sai số ở giai
đoạn sâu non là ±1 giờ. Ở môi trường nhiệt độ 20°C và dưới 16°C, nhộng được
thu trong vịng 2 giờ sau khi hóa nhộng, cịn ở nhiệt độ 15°C là 6 giờ; do đó sai
số lần lượt là ± 1,5 và ± 3,5 giờ (Powsner, 1935).
Trong thời kỳ nhộng ở nhiệt độ phịng thí nghiệm 15°C, thời gian vũ hóa
trưởng thành là 3 giờ một lần và trên nhiệt độ 20°C là mỗi giờ. Các số lượng này
cho phép sai số tối đa lần lượt là ± 2 và ± 1 giờ. (Powsner, 1935).
2.1.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố khác đến ruồi giấm
Theo Crill & cs (1996), giới tính có ảnh hưởng lớn đến khối lượng và kích
thước của ruồi giấm. Ở mơi trường nhiệt độ 25°C, trưởng thành cái có chiều dài
cơ thể lớn hơn nhiều so với trưởng thành đực. Chiều dài trưởng thành cái trung
bình là 3,96mm cịn ở trưởng thành đực chỉ là 2,54mm. Ở môi trường nhiệt độ
30°C, trưởng thành cái cũng có chiều dài lớn hơn so với trưởng thành đực.
Chiều dài trưởng thành cái trung bình là 3,52mm cịn ở trưởng thành đực chỉ là
2,21mm. Khối lượng của ruồi giấm cái trung bình là 0,000396g và khối lượng
của trưởng thành đực là 0,000254g. Bên cạnh đó, yếu tố nhiệt độ cũng làm ảnh
hưởng đến khối lượng khô của ruồi giấm. Ruồi giấm được nuôi ở môi trường
nhiệt độ 18°C cho kết quả khối lượng cơ thể trưởng thành khô tăng 4% so với ở
môi trường nhiệt độ 25°C. Chiều dài và chiều rộng cánh của trưởng thành ruồi
giấm có sự liên kết chặt chẽ với nhau. Trưởng thành cái có chiều dài cánh là
2.36 ± 0.002 (mm) và chiều rộng cánh là 1.08 ± 0.001 (mm), bên cạnh đó trưởng
thành đực chỉ có chiều dài cánh là 1.87 ± 0.001 (mm) và chiều rộng cánh là 0.89
± 0.001 (mm). Tuy nhiên, yếu tố nhiệt độ đều khơng ảnh hưởng đến kích thước
cánh của ruồi giấm trưởng thành (Crill & cs., 1996).
Theo Frazier & cs (2001), giảm lượng oxy trong mơi trường phịng thí
nghiệm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trưởng thành ruồi giấm. Ở môi
trường 30°C và giảm 40% lượng oxy làm giảm khối lượng ruồi giấm cái xuống
13
24% khối lượng trung bình và cịn 9% ở nhiệt độ 15°C. Bên cạnh đó, thiếu oxy
cũng làm giảm kích thước lồng ngực khoảng 30% so với kích thước trung bình ở
cả ruồi giấm đực và cái.
Theo Al-Momani & Massadeh (2005), nồng độ kim loại nặng có ảnh
hưởng đến tỉ lệ sống và sự phát triển của ruồi giấm D. melanogaster. Thí
nghiệm của ơng thử nghiệm lần lượt trên 6 nồng độ kim loại nặng 0,1, 1,0, 10,
100, 500 và 1000 ppm của cadmi, đồng, chì và kẽm cho vào cùng với 5ml thức
ăn môi trường và đặt vào các lọ 25ml. Mỗi lọ sẽ để 20 trứng ruồi giấm và theo
dõi tỉ lệ sống và sự phát triển các pha của ruồi giấm hàng ngày. Kết quả cho
thấy, tỉ lệ sống đạt 100% ở giai đoạn nhộng và trưởng thành ở nồng độ từ 0,1100 ppm cả 4 nguyên tố. Nhưng khi điều chỉnh nồng độ các kim loại lên 500 pm
, đã có sự thay đổi đáng kể về tỉ lệ sống và sự phát triển của ruồi giấm. Cụ thể ở
nồng độ 500 ppm, tỷ lệ sống của nhộng và trưởng thành ruồi giấm trên chì là
100 và 95% cao hơn so với trên cadmi, đồng và kẽm. Tỉ lệ sống của nhộng và
trưởng thành ruồi giấm trên cadmi và đồng dao động từ 25 đến 65%, tỉ lệ ổn
định nhất là kẽm (85 và 75%). Ở môi trường nồng độ 1000 ppm, tỉ lê sống của
nhộng và trưởng thành ruồi giấm trên cadmi và đồng đều đạt mức dưới 35%.
Bên cạnh đó, ở mơi trường chứa kim loại chì, tỉ lệ sống của nhộng và trưởng
thành ruồi giấm vẫn dao động từ 90 - 95%. Ở thế hệ 2 của ruồi giấm ni tại
mơi trường có chứa kim loại nặng đã có sự thay đổi. Dưới nồng độ 100 ppm, tỉ
lệ sống của nhộng và trưởng thành vẫn đạt 100% ở 4 nhóm kim loại nặng. Ở
nồng độ 500 ppm, tại mơi trường chì có tỉ lệ sống của nhộng và trưởng thành
cao nhất lần lượt là 95 và 85% và thấp nhất là môi trường cadmi (65 và 10%). Ở
nồng độ 1000 ppm, tỉ lệ sống của trưởng thành ruồi giấm tại môi trường cadmi,
đồng và kẽm đều là 0%. Tuy nhiên, tại môi trường chì, tỉ lệ sống của trưởng
thành ruồi giấm là 80%. Ông kết luận rằng, trong 4 kim loai nặng là cadmi,
đồng, chì và kẽm thì kim loại chì có ảnh hưởng nhỏ nhất đến tỉ lệ sống pha
nhộng và trưởng thành của ruồi giấm (Al-Momani & Massadeh, 2005).
14
Theo Ustundag & cs (2019), khi kết hợp thuốc tẩy giun sán vào thức ăn
nhân tạo sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống, thời gian phát dục và thời gian sống của
trưởng thành ruồi giấm. Thí nghiệm được ơng và cộng sự thử nghiệm khi thêm
thuốc tẩy giun sán với nồng độ 100,200, 400 và 800mg/l vào thức ăn nhân tạo
của ruồi giấm và theo dõi các chỉ tiêu sinh học tại nhiệt độ 25°C. Kết quả khi so
sánh với những con ruồi giấm khác nuôi ở trong môi trường thức ăn nhân tạo đã
làm giảm tỷ lệ sống các pha của ruồi giấm. Nuôi ruồi giấm bằng thức ăn nhân
tạo có tỷ lệ sống từ trứng đến sâu non là 94,0 ± 1,0%, và giảm xuống còn 14,00
± 1,73% khi cho thêm 800mg/l thuốc tẩy giun sán. Tương tự, tỷ lệ sống từ trứng
đến trưởng thành khi nuôi ruồi giấm ở thức ăn nhân tạo là 42,08 ± 0,50%, giảm
xuống còn 2,30 ± 0,1% khi thêm 800mg/l thuốc tẩy giun sán. Ở tất cả các nồng
độ của thuốc tẩy giun sán thì đều làm tăng hàm lượng của MDA tại pha sâu non
và nhộng.
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm của ruồi giấm
Ruồi giấm D. melanogaster thuộc lớp côn trùng (Insecta), bộ hai cánh
(Diptera). Ruồi giấm ký chủ trên các loại quả như chuối, mít cam, chanh, ổi,
xoài và phân bố rộng khắp các vùng ôn đới và nhiệt đới (Vũ Hoàng Giang & cs.,
2014).
Ruồi giấm D. melanogaster thuộc loài ruồi nhỏ. Ruồi trưởng thành có
kích thước từ 3-4 mm, cơ thể có màu xám nhạt, mắt đỏ, ngực màu vàng như rám
nắng và cánh màng dài. Dễ dàng nhận biết đực cái ở giai đoạn trưởng thành do
cơ thể ruồi giấm đực bé hơn ruồi giấm cái và vùng bụng dưới ruồi giấm đực
tròn, có ba vạch đen với vạch dưới cùng rộng. Trong khi vùng bụng dưới ruồi
giấm cái nhọn, có năm vạch rời nhau (Vũ Hoàng Giang & cs., 2014).
Ruồi giấm xuất hiện hầu hết vào các đợt trong năm, nhưng xuất hiện chủ
yếu vào mùa hè. Ruồi giấm sống theo bầy, bay rất nhanh. Khi thấy nguy hiểm sẽ
15
phản ứng nhanh để thoát thân. Tốc độ chuyển hướng bay nhanh nhất của ruồi
giấm là 1/100 giây, vận tốc đạt 200 lần/ giây. Với ưu điểm là vòng đời ngắn, dễ
nhân nuôi, ở nhiệt độ 25°C chỉ trong hai tuần thì ruồi trưởng thành đã có thể
tham gia vào q trình sinh sản (Vũ Hồng Giang & cs., 2014).
2.2.2. Nghiên cứu ảnh của thức ăn đến ruồi giấm
Thức ăn là điều kiện liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của
ruồi giấm khi ni trong phịng thí nghiệm. Khi ở nhiệt độ là 25°C và 75% trong
tủ nuôi côn trùng với các loại thức ăn khác nhau thì kích thước các pha phát dục
cũng có sự thay đổi (Vũ Hoàng Giang & cs., 2015).
Theo nghiên cứu của Bùi Minh Hồng & Hồng Thị Thảo (2014), ni
ruồi giấm trên các thức ăn là chuối, xoài, dứa và ổi khơng có sự sai khác về kích
thước ở pha trứng nhưng có sự sai khác ở pha sâu non và nhộng. Ruồi giấm ni
trên chuối có kích thước các pha lớn hơn so với thức ăn là xoài, dứa và ổi. Chiều
dài các pha trứng, sâu non tuổi 3 và nhộng của ruồi giấm nuôi trên chuối lần lượt
là 0,51mm, 4,08mm và 3,16mm. Chiều rộng các pha trứng, sâu non tuổi 3 và
nhộng của ruồi giấm nuôi trên chuối lần lượt là 0,24mm, 1,08mm và 1,2mm.
Bên cạnh đó, ni ruồi giấm trên ổi thu được kích thước các pha thấp nhất.
Chiều dài các pha trứng, sâu non tuổi 3 và nhộng của ruồi giấm nuôi trên ổi lần
lượt là 0,46mm, 3,79mm và 2,79mm. Chiều rộng các pha trứng, sâu non tuổi 3
và nhộng của ruồi giấm nuôi trên ổi lần lượt là 0,21mm, 0,84mm và 1,03mm.
Khơng có sự sai khác về kích thước của trưởng thành ruồi giấm với các thức ăn
tự nhiên nhưng có sự sai khác giữa các trưởng thành ruồi giấm đực và cái.
Trưởng thành đực của ruồi giấm khi ni trên chuối có chiều dài là 2,88mm dài
hơn 0,45mm so với thức ăn trên ổi và chiều rộng ruồi giấm đực khi nuôi trên
chuối là 1,19mm dài hơn 0,11mm so với nuôi trên thức ăn là ổi. Tương tự
trưởng thành đực, trưởng thành cái nuôi trên chuối có chiều dài là 3,46mm dài
hơn 0,15mm so với nuôi trên ổi là 3,31mm và chiều rộng ruồi giấm cái nuôi trên
chuối là 1,39mm dài hơn 0,14mm so với nuôi trên ổi là 1,25mm. Theo nghiên
16