Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Câu hỏi ôn tập môn tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.15 KB, 23 trang )

Phần II. CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu và phân tích đặc điểm, thành phần của quan hệ pháp luật tố
tụng dân sự. Cho ví dụ?
Đáp án:
1. Nêu và phân tích được 3 đặc điểm: ( 6 điểm)
- Đặc điểm về chủ thể (2 đ)
+ Toà án
+ Các đương sự
- Đặc điểm về phạm vi phát sinh (2 đ)
+ Các quan hệ pháp luật tố tụng dân sự chỉ phát sinh trong quá trình
giải quyết các vụ việc dân sự.
- Đặc điểm về nội dung (2 đ)
+ Quyền và nghĩa vụ tố tụng của các chủ thể trong quan hệ pháp luật
tố tụng dân sự phát sinh, tồn tại, thay đổi trong một thể thống nhất.
+ Mỗi một chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng với các địa vị và tư
cách tố tụng khác nhau
2. Nêu và phân tích được các thành phần (21 điểm)
- Chủ thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự (7đ)
+ Nhóm thứ nhất gồm các chủ thể có nhiệm vụ, quyền hạn giải quyết vụ việc
dân sự, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong q trình tố tụng
+ Nhóm thứ hai gồm các chủ thể tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp của mình hay của người khác
- Nhóm thứ ba gồm các chủ thể tham gia tố tụng để hỗ trợ Toà án trong việc
giải quyết vụ việc dân sự
- Khách thể của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự (7 đ)
+ Việc giải quyết quan hệ pháp luật nội dung tranh chấp giữa các đương sự
+ Việc công nhận hoặc không công nhận về một sự kiện pháp lý hoặc quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật nội dung.
- Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự (7đ)
+ các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng
dân sự.




3. Ví dụ: (3 điểm)
Câu 2. Phân tích nguyên tắc quyền u cầu Tồ án bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp và so sánh nguyên tắc này được ghi nhận trong BL TTDS 2004 ( sửa
đổi 2011) với BL TTDS 2015.
Đáp án:
Phân tích các vấn đề sau:
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm)
2. Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)
+ Quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể vừa là mục đích, vừa là động
cơ thúc đẩy các chủ thể tham gia các quan hệ dân sự.
thể

+ Nhà nước công nhận và bảo hộ các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ

+ Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
tố tụng có quyền yêu cầu TA bảo vệ
+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích của nhà nước, lợi ích cơng
cộng bị xâm phạm cần phải được bảo vệ
+ Trong các hoạt động tố tụng, Toà án, Viện kiểm sát và các chủ thể khác
phải tôn trọng và không được hạn chế quyền yêu cầu Toà án giải quyết
3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm)
4. So sánh nội dung mới sau đây (5 điểm)
+ Yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước
+ Tịa án khơng được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều
luật để áp dụng.
Câu 3. Phân tích Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự và cho ví
dụ minh họa

Đáp án: Phân tích các nội dung sau đây
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm)
2. Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)


- Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, u cầu Tồ án có thẩm
quyền giải quyết vụ việc dân sự
- Đương sự có quyền quyết định trong việc thực hiện các hành vi tố tụng sau
khi Toà án đã thụ lý vụ việc dân sự
- Ngoài ra, đương sự có quyền quyết định việc kháng cáo hoặc khơng kháng
cáo bản án, quyết định sơ thẩm, đồng thời có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo
hoặc rút kháng cáo.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm)
4. Ví dụ minh họa (5 điểm)
Câu 4. Phân tích Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố
tụng dân sự
Đáp án: Phân tích các nội dung sau đây
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm)
2. Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)
- Đương sự có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh cho yêu
cầu của mình hay ý kiến bác bỏ yêu cầu của người khác là có căn cứ và hợp pháp.
- Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện để yêu cầu Toà án
giải quyết vụ việc dân sự nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì
cũng có quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh như đương sự
- Toà án chỉ tiến hành việc xác minh, thu thập chứng cứ trong trường hợp
đương sự khơng tự mình thu thập được chứng cứ và có u cầu, trừ một số trường
hợp Tồ án có thể tự mình thu thập chứng cứ.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm)
4. Ví dụ minh họa (5 điểm)
Câu 5. Phân tích Ngun tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố

tụng dân sự
Đáp án: Phân tích các nội dung sau đây
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm)
2. Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)


- Mọi cơng dân đều bình đẳng trước pháp luật, trước Tồ án khơng phân biệt
dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tơn giáo, trình độ văn hố, nghề
nghiệp
- Mọi cơ quan, tổ chức đều bình đẳng khơng phụ thuộc vào hình thức tổ
chức, hình thức sở hữu và những vấn đề khác;
- Các đương sự đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ khi tham gia các hoạt
động tố tụng;
- Tồ án có trách nhiệm tạo điều kiện để đương sự và các chủ thể khác tham
gia vào quá trình giải quyết các vụ việc dân sự thực hiện tốt nhất các quyền, nghĩa
vụ của mình.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm)
4. Ví dụ minh họa (5 điểm)
Câu 6. Phân tích nguyên tắc bảo đảm quyền tranh tụng trong xét xử
quy định tại điều 24 Bộ luật LTTDS năm 2015. So sánh với điều 23a Bộ Luật
TTDS năm 2004 (sửa đổi bổ sung 2011)
Đáp án: Phân tích các nội dung sau đây
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm)
2. Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)
- Tịa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc
thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.
- Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền
thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và
cónghĩa vụ thơng báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối

đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để
bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người
khác theo quy định của Bộ luật này.
- Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ,
khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy
định tại khoản 2 Điều 109của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi
những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.


3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm)
4. Nêu được những điểm mới của BL TTDS 2015 so với BLTTDS năm
2004 (sửa đổi bổ sung 2011) (5 điểm)
Câu 7. Phân tích nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố
tụng dân sự theo Điều 21 Bộ luật TTDS năm 2015. So sánh với BLTTDS năm
2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011.
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm)
2. Phân tích các nội dung sau đây (20 điểm)
- Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực
hiện các quyền:
+ Quyền yêu cầu,
+ Quyền kiến nghị,
+ Quyền kháng nghị
+ Tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ
thẩm đối với những vụ án dân sự...
+ Tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
- Mục đích: nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng
pháp luật.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm)
4. So sánh (5 điểm):
- So với BLTTDS 2004;

- So với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2011
Câu 8. Phân tích Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp
chưa có điều luật để áp dụng
Đáp án: Phân tích các nội dung sau đây
1. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc (2 điểm): K2 Điều 4, Điều 45 BLTTDS
2. Phân tích các nội dung sau đây (25 điểm)
1. Việc áp dụng tập quán được thực hiện như sau:


Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các
bên khơng có thỏa thuận và pháp luật không quy định. Tập quán không được trái
với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân
sự.
Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn
tập quán để yêu cầu Tịa án xem xét áp dụng.
Tịa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng
quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự.
Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập qn khác nhau thì tập qn có
giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
2. Việc áp dụng tương tự pháp luật được thực hiện như sau:
Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường
hợp các bên khơng có thỏa thuận, pháp luật khơng có quy định và khơng có tập
qn được áp dụng theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật dân sự và khoản 1 Điều
này.
Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tịa án phải xác định rõ tính chất pháp lý
của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành khơng có
quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật
điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
3. Việc áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công
bằng được thực hiện như sau:

Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công
bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp
luật theo quy định tại Điều 5 và khoản 1 Điều 6 của Bộ luật dân sự, khoản 1 và
khoản 2 Điều này.
Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy
định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.
Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi
đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao công bố.


Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội
thừa nhận, phù hợp với ngun tắc nhân đạo, khơng thiên vị và bình đẳng về quyền
và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.
3. Ý nghĩa của nguyên tắc (3 điểm)
Câu 9. Nêu khái niệm và phân tích thành phần các cơ
quan tiến hành tố tụng?
Đáp án: Nêu khái niệm và phân tích những nội dung sau
- Khái niệm: (2 điểm) Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thực hiện quyền
lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự.
- Các cơ quan tiến hành tố tụng: (3 điểm)
- Phân tích địa vị pháp lý: (25 điểm)
+ Cơ quan Tòa án: (12 điểm)
- Chức năng: là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
- Nhiệm vụ chung: (Điều 107 Hiến pháp 2013, (Điều 1 Luật tổ chức Tòa án
nhân dân năm 2014).
- Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự,
+ Cơ quan Viện Kiểm sát: (13 điểm)

- Chức năng: Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát
hoạt động tư pháp
- Nhiệm vụ chung: (Điều 107 Hiến pháp 2013, Điều 1 Luật Tổ chức Viện
kiểm sát năm 2014).
- Nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực tố tụng dân sự,
Câu 10. Nêu khái niệm và phân tích thành phần người
tiến hành tố tụng?
- Khái niệm: (2 điểm) Cơ quan tiến hành tố tụng là cơ quan thực hiện quyền
lực nhà nước trong việc giải quyết vụ việc dân sự và kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong tố tụng dân sự.
Đáp án:
- Khái niệm: (2 điểm) Người tiến hành tố tụng dân sự là người nhân danh
Nhà nước, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải quyết vụ việc dân sự và


kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự
- Các cơ quan tiến hành tố tụng: (3 điểm)
- Phân tích địa vị pháp lý: (25 điểm)
1. Chánh án Tịa án (3 điểm)
- Chánh án Tồ án là người lãnh đạo Tồ án, có quyền điều hành các cơng
việc hành chính và tổ chức việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án
- Trong tố tụng dân sự, chánh án có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức việc giải
quyết các vụ việc dân sự, tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự được pháp
luật quy định
2. Thẩm phán (3 điểm)
- Thẩm phán là người tiến hành tố tụng có tính chun nghiệp, thuộc biên chế
của Toà án, được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử
các vụ án và giải quyết các việc khác thuộc thẩm quyền của Toà án (Điều 1 Pháp
lệnh thẩm phán và hội thẩm nhân dân).
- Trong tố tụng dân sự, thẩm phán là người có quyền trực tiếp tham gia vào

tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
3. Hội thẩm nhân dân (3 điểm)
- Hội thẩm nhân dân là người tiến hành tố tụng được bầu theo quy định của
pháp luật để làm nhiệm vụ xét xử các vụ án và giải quyết các việc khác
thuộc thẩm quyền của Toà án
4. Thư ký Toà án (3 điểm)
- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong việc ghi các biên bản tố tụng và thực hiện những công việc khác
theo sự phân cơng của chánh án Tồ án và thẩm phán.
5. Thẩm tra viên (3 điểm)
- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Toà án, thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn trong việc Thẩm tra hồ sơ vụ việc dân sự mà bản án, quyết định của Tịa
án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm;
Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải
quyết vụ việc dân sự với Chánh án Tòa án; Thu thập tài liệu, chứng cứ có liên quan
đến vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này; Hỗ trợ Thẩm phán thực hiện


hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này; Thực hiện nhiệm vụ khác theo
quy định của Bộ luật này.
6. Viện trưởng Viện kiểm sát (3 điểm)
- là người có quyền điều hành các cơng việc hành chính của Viện kiểm sát và
tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát.
- Trong tố tụng dân sự, viện trưởng Viện kiểm sát là người tổ chức kiểm sát
việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và thi hành án dân
sự. Ngồi ra, với tư cách là Kiểm sát viên thì Viện trưởng Viện kiểm sát cũng có
thể trực tiếp tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết
các vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
7. Kiểm sát viên (3 điểm)
- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Viện kiểm sát, được bổ

nhiệm theo quy định của pháp luật để làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp (Điều 1 Pháp lệnh Kiểm sát viên).
8. Kiểm tra viên (3 điểm)
- Là người tiến hành tố tụng thuộc biên chế của Viện kiểm sát , Khi được
phân công tiến hành hoạt động tố tụng, Kiểm tra viên có nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây: Nghiên cứu hồ sơ vụ việc, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên; Lập hồ sơ kiểm
sát vụ việc dân sự theo phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm
sát; Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự.
Câu 11. Nêu khái niệm và phân biệt đương sự trong vụ việc dân sự. Cho
ví dụ minh họa?
Đáp án:
1. Khái Niệm (5 điểm): Đương sự trong vụ việc dân sự là chủ thể
của quan hệ pháp luật dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương
mại, lao động tham gia tố tụng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình
hoặc cơ quan, tổ chức tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích
của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách trong một số trường hợp được
pháp luật quy định.
2. Phân biệt (25 điểm)
* Đương sự trong vụ án dân sự (13 điểm)
+ Nguyên đơn trong vụ án dân sự


+ Bị đơn trong vụ án dân sự
+ Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự
* Đương sự trong việc dân sự (12 điểm)
+ Người yêu cầu trong việc dân sự
+ Người bị yêu cầu trong việc dân sự
+ Người có liên quan trong việc dân sự
Câu 12. Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân
dân trong giải quyết vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS 2015.

Đáp án:
điểm)

1. Khái niệm thẩm quyền giải quyết sơ thẩm vụ án dân sự của Tòa án (2
2. Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền (3 điểm)
3. Nội dung: (25 điểm)

- Thẩm quyền giải quyết theo loại việc: tranh chấp dân sự (Điều 26), tranh
chấp hơn nhân và gia đình (Điều 28), tranh chấp kinh doanh, thương mại (Điều
30), tranh chấp lao động (Điều 32). (5 điểm)
- Thẩm quyền giải quyết theo cấp (Điều 35, 36, 37, 38) (5 điểm)
- Thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39) (5 điểm)
- Thẩm quyền giải quyết theo lựa chọn của nguyên đơn (Điều 40) (5 điểm)
Lưu ý: Nguyên tắc xác định thẩm quyền cụ thể của Tòa án: (5 điểm)
- Áp dụng bắt buộc thẩm quyền theo việc và thẩm quyền theo cấp của tịa án,
- Có thể áp dụng 1 trong hai thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo
sự lựa chọn của nguyên đơn;
- Nếu áp dụng cả thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn
của nguyên đơn dẫn đến có nhiều Tịa án cùng có thẩm quyền giải quyết một tranh
chấp cụ thể thì phải hướng dẫn cho nguyên đơn nộp đơn đến Tòa án nào có điều
kiện tốt nhất để giải quyết tranh chấp có hiệu quả, đảm bảo lợi ích cho các bên
tranh chấp
Câu 13: Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của Tòa án nhân
dân trong giải quyết việc dân sự theo quy định của BLTTDS 2015.


Đáp án:
1. Khái niệm thẩm quyền giải quyết sơ thẩm việc dân sự
của Tòa án (2 điểm)
2. Ý nghĩa của việc quy định thẩm quyền (3 điểm)

3. Nội dung: (25 điểm)
- Thẩm quyền giải quyết theo loại việc: yêu cầu dân sự (Điều 27), yêu cầu về
hôn nhân và gia đình (Điều 29), yêu cầu về kinh doanh, thương mại (Điều 31), yêu
cầu lao động (Điều 33). – (5 điểm)
- Thẩm quyền giải quyết theo cấp (Điều 35, 36, 37, 38) – (5 điểm)
- Thẩm quyền theo lãnh thổ (Điều 39) – (5 điểm)
điểm)

- Thẩm quyền giải quyết theo lựa chọn của người yêu cầu (Điều 40) – (5
Lưu ý Nguyên tắc xác định thẩm quyền cụ thể của Tòa án – (5 điểm)

- Áp dụng bắt buộc thẩm quyền theo việc và thẩm quyền theo cấp của tòa án,
- Có thể áp dụng 1 trong hai thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo
sự lựa chọn của người yêu cầu;
- Nếu áp dụng cả thẩm quyền theo lãnh thổ và thẩm quyền theo sự lựa chọn
của yêu cầu dẫn đến có nhiều Tịa án cùng có thẩm quyền giải quyết một tranh
chấp cụ thể thì phải hướng dẫn cho u cầu nộp đơn đến Tịa án nào có điều kiện
tốt nhất để giải quyết việc dân sự có hiệu quả.
Câu 14. Anh/chị hãy phân tích thẩm quyền sơ thẩm của các cấp Tòa án
trong giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của BLTTDS 2015. So sánh với
quy định của BLTTDS năm 2004?
1. Khái niệm thẩm quyền của các cấp tòa án (2 điểm)
2. Ý nghĩa (3 điểm)
3. Nội dung: (20 điểm)
- Thẩm quyền của Tòa án cấp huyện (Điều 35, 56 BLTTDS).
- Thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh (Điều 37, 38)
3. So sánh với quy định của BLTTDS năm 2004? (5 điểm)
- Giống nhau:



- Khác nhau:
Câu 15. Phân tích những quy định về sự khác biêt cơ bản những giữa
thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục giải quyết các vụ án dân sự?
Đáp án:
Những điểm khác cơ bản giữa thủ tục giải quyết việc dân sự với thủ tục
giải quyết các vụ án dân sự
1. Về khái niệm, đặc điểm (3 điểm)
2. Về chủ thể tham gia giải quyết (2 điểm)
+ Về người tham gia tố tụng,
+ Về người tiến hành tố tụng
3. Về nguyên tắc giải quyết (5 điểm)
4. Về áp dụng pháp luật để giải quyết (3 điểm)
5. Trình tự giải quyết... (12 điểm)
+ Trình tự sơ thẩm
+ Trình tự phúc thẩm
+ Trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm và xét lại theo trình tự đặc biệt?
Câu 16. Phân tích những quy định của BLTTDS về thủ tục rút gọn?
Đáp án:
1. Cơ sở pháp lý: Phần thứ tư BLTTDS 2015 (2 điểm)
2. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn Điều 316 (3 điểm)
3. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn Điều 317 (5 điểm)
4. Thủ tục giải quyết (18 điểm)
+ Thủ tục sơ thẩm (10đ)
+ Thủ tục phúc thẩm (8 đ)
5. Ý nghĩa của thủ tục rút gọn: (3 điểm)
Câu 17. Khái niệm chứng cứ? Nguồn chứng cứ? Phân biệt chứng cứ và
nguồn chứng cứ?
Đáp án:
1. Khái niệm, thuộc tính của chứng cứ (5 điểm)
+ Điều 93 BLTTDS năm 2015: (2 đ)



+ Thuộc tính chứng cứ: (3 đ)
2. Nguồn chứng cứ: (20 điểm) Theo quy định tại Điều 94 BLTTDS 2015
+ Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
+ Vật chứng.
+ Lời khai của đương sự.
+ Lời khai của người làm chứng.
+ Kết luận giám định.
+ Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.
+ Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.
+ Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
+ Văn bản cơng chứng, chứng thực.
+ Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
3. Phân biệt chứng cứ và nguồn chứng cứ: (5 điểm)
Nguồn chứng cứ là những gì chứa đựng chứng cứ hay nói cách khác, chứng
cứ dùng làm căn cứ để giải quyết vụ việc dân sự chỉ được rút ra từ những nguồn
chứng cứ theo quy định của pháp luật.
Câu 18. Phân tích các biện pháp Tồ án mà Tồ án phải ra quyết định
khi tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc
dân sự?
Đáp án:
1. Khái niệm: (3 điểm)
2. Phân tích được các biện pháp sau đây: (25)
Trưng cầu giám định (Điều 102 BLTTDS năm 2015)
Định giá tài sản (Điều 104 BLTTDS năm 2015)
Xem xét, thẩm định tại chỗ (Điều 101 BLTTDS năm 2015)
Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ (Điều 105 BLTTDS
năm 2015);
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe

được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự
(Điều 106 BLTTDS năm 2015);
3. Ý nghĩa (2 điểm)
Câu 19. Phân tích quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
và các trường hợp buộc thực hiện biện pháp bảo đảm khi yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời?
Đáp án:
1. Khái niệm (3 đ)


2. Phân tích được quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời:
(10 điểm)
+ Chủ thể có quyền: đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc
cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật;
+ Thời điểm áp dụng:
- Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự (khoản 1)
- Đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện (khoản 2)
3. Phân tích được các trường hợp phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời: (17 điểm)
+ Cơ sở pháp lý: 6,7,8,10,11,15 và 16 BLTTDS năm 2015; (2 điểm)
+ Phân tích được cách thức thực hiện biện pháp bảo đảm: (15 điểm)
- Nộp cho Tòa án chứng từ bảo lãnh được bảo đảm bằng tài sản của ngân
hàng hoặc tổ chức tín dụng khác hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác hoặc gửi
một khoản tiền, kim khí q, đá q hoặc giấy tờ có giá do Tịa án ấn định;
- Chứng từ bảo lãnh, khoản tiền, kim khí q, đá q hoặc giấy tờ có giá…
nêu trên phải tương đương với tổn thất hoặc thiệt hại có thể phát sinh do hậu quả
của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng để bảo vệ lợi ích của
người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời và ngăn ngừa sự lạm dụng quyền
yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời từ phía người có quyền u cầu.
- Phân tích thời hạn thực hiện biện pháp bảo đảm: Đối với trường hợp quy

định tại khoản 2 Điều 111 của Bộ luật này thì thời hạn thực hiện biện pháp bảo
đảm quy định tại khoản này không được quá 48 giờ, kể từ thời điểm nộp đơn yêu
cầu.
. Khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá phải được gửi vào tài
khoản phong tỏa tại ngân hàng nơi có trụ sở của Tòa án quyết định áp dụng biện
pháp khẩn cấp tạm thời trong thời hạn do Tòa án ấn định.
. Trong trường hợp thực hiện biện pháp bảo đảm vào ngày lễ hoặc ngày nghỉ
thì khoản tiền bảo đảm được gửi giữ tại Tòa án. Tòa án phải làm thủ tục giao nhận
và gửi ngay khoản tiền đó vào ngân hàng vào ngày làm việc tiếp theo.
Câu 20. Phân tích các trường hợp Toà án phải ra ngay quyết định huỷ
bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời đã được áp dụng? Trách nhiệm do áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng đúng?
Đáp án:
1. Phân tích được các trường hợp quy định về việc Tòa án phải ra ngay
quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời (15 điểm)
+ Cơ sở pháp lý: tại Khoản 1 Điều 138 BLTTDS năm 2015 (2 đ)


+ Phân tích các trường hợp (13 đ)
- Người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đề nghị hủy bỏ;
- Người phải thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nộp
tài sản hoặc có người khác thực hiện biện pháp bảo đảm thi hành nghĩa vụ đối với
bên có yêu cầu;
- Nghĩa vụ dân sự của bên có nghĩa vụ chấm dứt theo quy định của Bộ luật
dân sự;
- Việc giải quyết vụ án được đình chỉ theo quy định của Bộ luật này;
- Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng theo quy định
của Bộ luật này;
- Căn cứ của việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khơng cịn;
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu

lực pháp luật;
- Các trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện theo quy định của Bộ luật này.
2. Phân tích được trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
không đúng thuộc về: (15 điểm)
- Người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình; trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp
khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường. (5đ)
- Tịa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại
cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Tịa
án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: (10 đ)
+ Tịa án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
+ Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp
tạm thời mà cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu;
+ Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
+ Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng thời hạn theo quy
định của pháp luật hoặc không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà khơng có
lý do chính đáng.
- Việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện
theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Câu 21. Phân tích quy định mới về thời hiệu khởi kiện
theo BLTTDS năm 2015? Cho ví dụ minh họa?
Đáp án:


1. Khái niệm thời hiệu khởi kiện: (3điểm)
2. Ý nghĩa: (2 điểm)
3. Nội dung: (15 điểm)
- Cơ sở pháp lý: Điều 184, 185 BLTTDS và Điều BLDS năm 2015 (2 đ)

- Phân tích quy định tại các điều luật trên (10 đ)
Các trường hợp khác mà pháp luật quy định thời hiệu khởi kiện: BLDS quy
định thời hiệu khởi kiện là 10 năm, Vụ án lao động là 1 năm, vụ án về bảo hiểm: 3
năm,…) - (5đ)
4. Ví dụ (3 điểm)
2015?

Câu 22: Phân tích điều kiện thụ lý vụ án dân sự theo BLTTDS năm

Đáp án:
1. Nêu khái niệm thụ lý vụ án dân sự (3 điểm)
2. Ý nghĩa của việc quy định điều kiện khởi kiện (2 điểm)
3. Điều kiện thụ lý vụ án dân sự (25)
- Đủ điều kiện khởi kiện: (20 đ)
+ Về chủ thể khởi kiện
+ Về Thẩm quyền giải quyết của Tòa án
+ Về Thời hiệu khởi kiện
+ Sự việc khởi kiện phải chưa được giải quyết bằng bản án hoặc quyết
định của Tòa án đã có hiêu lực pháp luật hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp pháp luật quy định khác
+ Về hòa giải cơ sở (hòa giải tiền tố tụng)
- Đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo yêu cầu của Tòa án (đối với trường
hợp đơn khởi kiện chưa đảm bảo K4 Đ 198 BLTTDS) (2 điểm)
- Đã nộp tiền tạm ứng án phí hoặc án phí theo yêu cầu của tòa án (đã nộp lại
cho Tòa án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí hoặc biên lai nộp tiền án phí đối với vụ
án phải nộp tiền án phí) (5 điểm)
Câu 23: Trình bày vai trò của VKS tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự.
Đáp án:
1. Cơ sở của việc quy định Kiểm sát viên tham gia phiên tòa (5 điểm)
+ Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS

+ Xuất phát từ nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng
dân sự quy định tại Điều 21 BLTTDS, các quyền của VKS trong tố tụng dân sự
như quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu, quyền phát biểu của KSV đại diện VKS


2. Vai trò của VKS tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự được thể hiện
như sau: (5 điểm)
- Bảo đảm pháp chế XHCN trong việc xét xử sơ thẩm
- Bảo đảm phiên tòa dân sự sơ thẩm diễn ra theo đúng trình tự tố tụng dân sự
- Bảo đảm tính cơng khai minh bạch của người tiến hành tố tụng
- Bảo đảm việc người tham gia tố tụng tại phiên tịa có thể thực hiện được
quyền và nghĩa vụ của mình theo đúng quy định của pháp luật
- Bảo đảm việc nghị án, tuyên án theo đúng quy định của luật tố tụng dân sự
3. Nội dung thể hiện: (20 điểm)
- Tham gia phiên tòa trong các trường hợp:
- Kiểm sát viên hỏi
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát tại phiên tòa
- Vai trò kiểm sát các hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng khác.
Câu 24. Tạm đình chỉ gải quyết vụ án dân sự là gì? Hãy phân tích các
căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hậu quả của việc tạm đình chỉ
giải quyết vụ án theo quy định của BLTDS? Cho ví dụ về trường hợp vụ án
dân sự tạm đình chỉ sau đó được giải quyết tiếp tục?
Đáp án:
1. Nêu khái niệm: (2điểm)
Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định tạm ngừng
việc giải quyết vụ án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định
2. Nêu đặc điểm của việc tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: (3 điểm)
+ Chỉ tạm thời cho ngừng việc giải quyết, chứ khơng phải là ngừng hẳn.
+ Tính chất gián đoạn tạm thời này sẽ được khắc phục, mọi hoạt động tố

tụng sẽ được khơi phục khi Tịa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự
điểm)

3. Nêu và phân tích các căn cứ tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: (18
* Căn cứ pháp lý: Điều 214 Bộ Luật Tố tụng dân sự.
* Nêu các căn cứ và cho ví dụ:


+ Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia,
tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố
tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
+ Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên
mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
+ Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
+ Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp
luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được
vụ án;
+ Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc
đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải
quyết được vụ án;
+ Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc
giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tịa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
+ Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Phân tích ngắn gọn quy định pháp luật về người có thẩm ra quyết
định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự
4. Hậu quả của việc tạm đình chỉ: Điều 215 BLTTDS (3 điểm)

5. Ví dụ: (4 điểm)
- Nêu Điều 216 BLTTDS
- Chọn 1 căn cứ nêu tại Điều 214 BLTTDS để lấy ví dụ:
Câu 25. Đình chỉ gải quyết vụ án dân sự là gì? Hãy phân tích các căn cứ
đình chỉ giải quyết vụ án dân sự và hậu quả của việc đình chỉ giải quyết vụ án
theo quy định của BLTDS? Cho ví dụ về một trường hợp cụ thể?
Đáp án:
1. Nêu khái niệm: (2 điểm)


Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự là việc Tòa án quyết định dừng việc giải
quyết vụ án dân sự khi có căn cứ do pháp luật quy định
điểm)

2. Nêu và phân tích các căn cứ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự: (21
* Căn cứ pháp lý: Điều 217 BLTTDS 2015
* Phân tích các căn cứ:

+ Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ
không được thừa kế;
+ Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản mà khơng có cơ
quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức
đó;
+ Người khởi kiện rút tồn bộ u cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được
triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử
vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
+ Đã có quyết định của Tịa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp
tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến
nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
+ Ngun đơn khơng nộp tạm ứng chi phí thẩm định giá, định giá tài sản và

các chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan có yêu cầu độc lập khơng nộp tạm ứng chi phí thẩm định giá, định giá tài sản
và các chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tịa án đình chỉ việc
giải quyết u cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi,
nghĩa vụ liên quan;
+ Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản
án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
+ Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án
đã thụ lý;
+ Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Phân tích ngắn gọn quy định pháp luật về người có thẩm ra quyết
định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án dân sự


4. Hậu quả của việc đình chỉ: Điều 218 BLTTDS (3 điểm)
5. Ví dụ: (4 điểm)
Chọn 1 căn cứ nêu tại Điều 217 BLTTDS để lấy ví dụ
Câu 26. Phân tích các điều kiện để Tịa án tiến hành giải quyết vụ án
dân sự theo trình tự phúc thẩm. Trong trường hợp đương sự không kháng
cáo bản án, quyết định của tòa án, nhưng VKS phát hiện vi phạm nghiêm
trọng thì VKS có kháng nghị khơng? Vì sao?
Đáp án:
1. Nêu khái niệm phúc thẩm dân sự. (2điểm)
2. Phân tích điều kiện để Tòa án tiến hành giải quyết vụ án dân sự theo
trình tự phúc thẩm (18 điểm)
+ Bản án, quyết định của Tịa án chưa có hiệu lực pháp luật
+ Kháng cáo?
- Người có quyền kháng cáo:
- Đối tượng kháng cáo: Bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật

- Thời hạn kháng cáo: - Bản án:
- Quyết định
- Hình thức: Văn bản (Đơn kháng cáo)
+ Kháng nghị phúc thầm?
- Thẩm quyền quyền kháng nghị:
- Đối tượng kháng nghị:
- Thời hạn kháng nghị:
- Hình thức: Văn bản (quyết định kháng nghị)
3. Trong trường hợp đương sự không kháng cáo bản án, quyết định của
tòa án sơ thẩm, nhưng VKS phát hiện vi phạm nghiêm trọng thì VKS có
kháng nghị. Lý do: (10 điểm)
- Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của VKS
- Xuất phát từ nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân
sự quy định tại Điều 21 BLTTDS, các quyền của VKS trong tố tụng dân sự như
quyền kháng nghị, kiến nghị, yêu cầu, quyền phát biểu của KSV đại diện VKS
- Xuất phát từ nhiệm vụ bảo vệ pháp chế XHCN, chế độ xã hội chủ nghĩa sự
tuân thủ pháp luật của mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức trong đời sống xã hội, bảo
đảm quyền và lợi ích của nhà nước.
- Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự



×