Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

SO SÁNH DIỄN BIẾN TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG SỬ THI ILIAD CỦA HOMER VÀ TIỂU THUYẾT TRƯỜNG CA ACHILLES CỦA MADELINE MILLER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.48 KB, 41 trang )

MỤC LỤC:
DẪN NHẬP............................................................................................................................................ 2
I. GIỚI THIỆU CHUNG ...................................................................................................................... 3
1.

Homer và Sử thi Iliad .................................................................................................................. 3
1.1. Tác giả Homer.......................................................................................................................... 3
1.2. Sử thi Iliad................................................................................................................................ 3

2. Tác giả Madeline Miller và tiểu thuyết Trường ca Achilles ........................................................... 4
2.1. Tác giả Madeline Miller ........................................................................................................... 4
2.2. Tiểu thuyết Trường ca Achilles................................................................................................ 5
Tóm tắt Trường ca Achilles: ........................................................................................................... 6
II. QUÁ TRÌNH GIAO LƯU ẢNH HƯỞNG - TIẾP NHẬN CỦA VĂN HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
ĐỐI VỚI VĂN HỌC MỸ ..................................................................................................................... 7
* Mục đích so sánh ............................................................................................................................. 7
1. Văn học Hy Lạp cổ đại - bình minh của văn học Phương Tây. ...................................................... 8
2. Văn học Phương Tây và quá trình ảnh hưởng đến văn học Mỹ...................................................... 9
3. Sự tiếp nhận của văn học Mỹ đối với văn học Hy Lạp cổ đại ...................................................... 11
III. SO SÁNH HAI TÁC PHẨM SỬ THI ILIAD CỦA HOMER VÀ TRƯỜNG CA ACHILLES
CỦA MADELINE MILLE TỪ GÓC ĐỘ DIỄN BIẾN TÂM LÝ .................................................. 13
1. Những điểm tương đồng ............................................................................................................... 13
1.1 Những biểu hiện cảm xúc nhân vật ......................................................................................... 13
1.2 Lý tưởng anh hùng tác động đến diễn biến tâm lý nhân vật ................................................... 15
1.2.1 Nhân vật Achilles trong sử thi Iliad và Trường ca Achilles............................................ 16
1.2.2 Các nhân vật khác ........................................................................................................... 18
* Nhân vật Hector: ................................................................................................................... 18
* Nhân vật Patroclus: ............................................................................................................... 18
2. Những điểm khác biệt ................................................................................................................... 19
2.1 Nhân vật Patroclus .................................................................................................................. 19
2.2 Nhân vật Achilles .................................................................................................................... 26


2.3 Nhân vật Thetis ....................................................................................................................... 32
2.4 Nhân vật Hector ...................................................................................................................... 36
2.5 Nhân vật Agamemnon ............................................................................................................ 37
2.6 Nhân vật Odysseus .................................................................................................................. 38
KẾT LUẬN .......................................................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................................................................. 41
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC ................................................................................................... 42
1


DẪN NHẬP
Trong quá trình trải nghiệm văn học, bên cạnh những tác phẩm đặc sắc, có tính độc
đáo riêng, mang một nội dung hay một thơng điệp riêng thì ở một số tác phẩm, ta lại bắt
gặp “cái chung”, thể hiện mối quan hệ tương quan giữa tác phẩm này với một tác phẩm
khác. Có thể thấy, giữa các tác phẩm có một sợi dây nối kết chặt chẽ. Tùy theo năng lực
và tài năng của người “kế nhiệm” mà chiều dài hay bề rộng về sau của sợi dây sẽ tiếp
tục được vận hành và phát triển không ngừng. Tác phẩm gốc là nền tảng vững chắc, là
nguồn cảm hứng sâu sắc để các tác giả có thể sáng tác nên một tác phẩm mới. Và điều
trên cũng không thể tránh khỏi sự so sánh giữa tác phẩm gốc và tác phẩm mới (thường
được minh chứng qua niên đại thời gian) cùng với những đối sánh giữa các phương diện
cũ sẵn có và những chiều hướng sáng tạo mới hình thành. Khi đi vào việc tìm hiểu một
tác phẩm văn học mà cụ thể là tác phẩm đó được lấy ý tưởng hoặc dựa trên nội dung
của tác phẩm nguyên bản, người đọc sẽ từng bước khám phá những điểm tương đồng
cũng như những khía cạnh khác biệt đã làm nên một tác phẩm vừa có khơng khí quen
thuộc, hấp dẫn nhưng cũng lại vừa mang những nét mới mẻ, lôi cuốn.
Những yếu tố quan trọng góp phần làm nên một chỉnh thể văn học: nhân vật, cốt truyện,
ngôn từ, tâm lý nhân vật, không gian, thời gian,.. Với phương diện tâm lý nhân vật, nhà
văn sẽ đi vào khai thác những biểu hiện về mặt cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ, ý niệm,...
và bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp của từng nhân vật để từ đó xây dựng nên một hình
tượng nhân vật rõ nét. Nhóm chúng tơi chọn phân tích diễn biến tâm lý nhân vật của hai

tác phẩm sử thi Iliad của Homer và Trường ca Achilles của Madeline Miller để thấy
được những điểm tương đồng và khác biệt trong quá trình tìm hiểu sự vận động tâm lý
nhân vật. Đồng thời đào sâu vào những khía cạnh cảm xúc nội tâm, những mảng chìm
khuất ẩn sâu dưới lớp nền tâm lý của mỗi nhân vật.

2


I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Homer và Sử thi Iliad
1.1. Tác giả Homer
Homer được biết đến không những là một trong số những nhà thơ nổi tiếng của
văn học Hy Lạp cổ đại mà còn là tượng đài vĩ đại của nền văn học trên toàn thế giới.
Về cuộc đời của Homer, theo truyền thút thì ơng một người mù, cái tên “Homer” của
nhà thơ cũng là danh từ dùng để chỉ những người bị mù. bên trong ơng là dịng máu
nghệ thuật tài năng và ông là người đi hát rong khắp các con phố Hy Lạp. Ngồi ra,
Homer cịn có khả năng kể chuyện và là người ráp nối các khúc ca sử thi bởi trí nhớ vơ
cùng tốt của mình.
Trong suốt một đời với văn chương, Homer đã sáng tác ra hai tác phẩm nổi tiếng
đó là Sử thi Iliad và Odyssey, bộ sử thi vĩ đại này nổi tiếng không chỉ đối với văn học
Hy Lạp nói riêng mà còn có sự ảnh hưởng lớn đến với văn chương phương Tây nói
chung. Trong đó, sử thi Iliad - Trường ca về thành Ilium được ghi chép vào khoảng thế
kỷ VIII Trước Công Nguyên, bao gồm 24 khúc ca với 15.693 dòng thơ đã trở thành
nguồn cảm hứng bất tận cho những tác phẩm văn chương sau này. Bản trường ca lấy
chủ đề chính là cơn thịnh nộ của Achilles, dựa trên các thần thoại về cuộc chiến thành
Troy khốc liệt.
1.2. Sử thi Iliad
Sử thi Iliad mở đầu với khung cảnh chiến trận, khi mà quân Hy lạp đang phải nhận sự
trừng phạt từ thần linh. Achilles- vị anh hùng nổi danh của Hy Lạp và Agamemnong
xảy ra mâu thuẫn với nhau và Agamemnong đã lấy đi chiến lợi phẩm của Achilles- đó

là người con gái Briseis xinh đẹp. Điều này làm cho Achilles tức giận vô cùng vì chàng
cảm thấy mình bị xúc phạm đến danh dự và quyết định không tham gia cuộc chiến nữa.
Sau đó, Achilles tìm đến mẹ của mình là nữ thần Thetis, nhờ mẹ đến tìm thần Zeus trên
đỉnh núi Olympus để xin giúp đỡ trả thù Agamemnon. Cuộc chiến thành Troy vẫn tiếp
3


diễn nhưng qn Hy Lạp vì khơng có người anh hùng Achilles nên vô cùng yếu ớt,
Agamemnon hoảng sợ. Bạn thân của Achilles là chàng Patroclus thay chàng ra chiến
trận đánh thành Troy và bị Hector giết chết. Hay tin bạn thân bị địch giết hại, Achilles
vô cùng đau đớn, chàng khóc vang trời trong nhiều ngày liền, tức giận Hector và đau
lòng trước cái chết của người bạn thân, Achilles ra chiến trận quyết chiến. Hector bại
trận và bị giết dưới bàn tay của người anh hùng Achilles. Chàng khơng hết căm phẫn
mà ngược lại cịn lấy xác của Hector cột vào bánh xe để kéo kê khắp nơi. Thần Zeus ra
lệnh cho Thetis phải bảo con mình dừng ngay hành động man rợ này và sai người đến
báo cho cha của Hector là vua Priam về cái xác của con trai mình. Hay tin, vua Priam
đến tìm gặp Achilles xin chàng cho chuộc xác con trai về, dù chưa hết ngi giận nhưng
khi nghĩ về chính cảm xúc của người cha mình thì Achilles đồng cảm được với vị vua
già Priam. Do đó mà chàng cho trả lại xác của Hector để vua Priam đem về lo hậu sự,
nhân dân thành Troy khóc thương và làm tang lễ cho Hector.
2. Tác giả Madeline Miller và tiểu thuyết Trường ca Achilles
2.1. Tác giả Madeline Miller
Madeline Miller là một nữ tiểu thuyết gia người Mỹ, bà sinh ngày 24 tháng 7
năm 1978 (44 tuổi) tại Boston, Massachusetts, Hoa Kỳ và lớn lên ở hai thành phố New
York và Philadelphia, Hoa Kỳ. Có thể nói bà rất chú trọng sự nghiệp học hành của mình
thơng qua việc bà đã theo đuổi các chương trình học bậc cử nhân và thạc sĩ ở nhiều
trường đại học danh giá ở Mỹ như Brown University, The University of Chicago và
Yale School of Drama. Sau khi tốt nghiệp, bà đã đảm nhiệm vị trí giảng dạy ngôn ngữ
Latinh, ngôn ngữ Hy Lạp và làm đạo diễn cho kịch Shakespeare.
Madeline Miller là người thích đọc sách và viết lách. Từ nhỏ Madeline Miller đã say

mê những câu chuyện thần thoại mà mẹ bà thường đọc cho bà nghe trước khi đi ngủ và
sử thi Iliad của Homer là tác phẩm yêu thích của bà nên đó là một phần lý do bà đã chọn
học và nghiên cứu về chúng nhiều hơn vào sau này.
Nguồn cảm hứng sáng tác của Madeline Miller còn bắt nguồn từ các tác giả như tiểu
thuyết gia người Anh David Mitchell; nhà văn người Mỹ Lorrie Moore; nhà thơ, nhà
tiểu luận, dịch giả, nhà cổ điển học Anne Carson – người luôn dành sự quan tâm lớn
4


đến văn học Hy Lạp cổ đại và nhà thơ La Mã cổ đại Virgil với những bài thơ nổi tiếng
trong văn học Latinh.
Sự nghiệp sáng tác của Madeline Miller bắt đầu từ khá sớm, khi bà còn học phổ thông
đã bắt đầu viết văn nhưng phải đến sau này sáng tác của bà mới được công chúng biết
đến qua hai tiểu thuyết nổi bật cũng là hai tiểu thuyết mang lại nhiều giải thưởng nhất
cho bà, đó là Trường ca Achilles và Circe. Ngồi ra Madeline Miller cịn viết một số
truyện ngắn như Galatea, Heracles’ Bow. Vào năm 2021 bà có thông báo trên tài khoản
mạng xã hội cá nhân rằng đang viết tiểu thuyết mới về Persephone. Như vậy, sự nghiệp
sáng tác tiểu thuyết của Madeline Miller đang và sẽ tiếp tục trong tương lai.
2.2. Tiểu thuyết Trường ca Achilles
Trường ca Achilles là tiểu thuyết đầu tay của Madeline Miller. Trường ca
Achilles được xuất bản lần đầu vào năm 2011 nhưng Madeline Miller phải mất 10 năm
nghiên cứu và chỉnh sửa mới hoàn thiện cuốn tiểu thuyết này, nghĩa là bà đã bắt đầu đặt
bút viết từ năm 2001.
Chỉ sau một năm ra mắt công chúng, năm 2012, Trường ca Achilles của Madeline
Miller vinh dự nhận giải thưởng Orange (lần thứ 17) – là một giải thưởng văn chương
danh giá của Anh dành cho các nữ nhà văn trên toàn thế giới mà có tác phẩm viết bằng
tiếng Anh. Trường ca Achilles cũng là cuốn sách bán chạy của tờ The New York Times.
Hiện tại, tiểu thuyết được HBO Max chuyển thể thành phim dài tập, cho thấy sự đón
nhận nồng nhiệt của độc giả trong nước. Nhưng chưa dừng lại, Trường ca Achilles tiếp
tục được dịch sang hơn 25 ngôn ngữ trên thế giới như Hà Lan, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ,

Ả Rập, Hy Lạp,.. để đến với nhiều bạn đọc quốc tế hơn. Tại Việt Nam, Trường ca
Achilles do dịch giả Jack Frogg dịch và được xuất bản năm 2020.
Madeline Miller viết Trường ca Achilles xuất phát từ niềm yêu thích lớn lao của bà
dành cho thần thoại Hy Lạp nói chung và sử thi Iliad nói riêng; đồng thời trong một lần
vào năm cuối ở đại học, một người bạn đã rủ bà cùng đạo diễn cho một vở kịch của
Shakespeare về cuộc chiến thành Troy. Từ đó bà có suy nghĩ mình sẽ tự kể lại câu
chuyện đó.

5


Trường ca Achilles được sáng tác dựa trên sử thi Iliad của Homer, kể về người anh
hùng Achilles qua lời kể của nhân vật Patroclus, về tình bạn, tình yêu từ thuở niên thiếu
đến lúc trưởng thành của họ và cuộc chiến thành Troy. Tiểu thuyết đã mang đến một
câu chuyện mới lạ, lôi cuốn nhưng cũng giàu cảm xúc, nhân văn; trở thành tiểu thuyết
ưa thích của nhiều độc giả.
Tóm tắt Trường ca Achilles:
Trường ca Achilles mở đầu bằng chuyện về Patroclus là con trai của Menoitius
– một vị vua và hậu duệ của dòng dõi vua chúa, Patroclus từ khi sinh ra đã thấp bé và
yếu đuối. Trong một lần chơi ở cánh đồng vào năm lên 10 tuổi, Patroclus và Clysonymus
– con trai của một quý tộc đã xảy ra xích mích, tranh giành hai cặp xúc xắc và Patroclus
đã đẩy Clysonymus ngã chết và sau đó Patroclus đã bị trục xuất. Ở vương quốc mới,
Patroclus gặp gỡ hồng tử Achilles, Patroclus ln để ý đến Achilles trong mỗi bữa ăn
và cảm thấy Achilles mang một vẻ đẹp tỏa sáng, rực rỡ và cuốn hút cậu. Những đứa trẻ
khác tại đây khi nghe tin Patroclus từng giết người thì dường như đều bàn tán và xa lánh
cậu, khiến Patroclus bắt đầu thu mình lại nhưng Achilles đã đến bên Patroclus và muốn
Patroclus làm bạn đồng hành. Trong một lần cả hai đến thăm mẹ Achilles là nữ thần
Thetis thì bà có tiên tri Patroclus sẽ chết sớm và cho rằng Patroclus là người phàm nên
khơng thích hợp làm bạn với Achilles. Patroclus và Achilles cứ thế cùng nhau trải qua
những ngày tháng thân thiết. Khi Achilles bước vào tuổi 16, Patroclus và Achilles đã

có một đêm ân ái trong hang. Một hôm, vua Peleus thông báo rằng vợ của vua Menelaus
là nữ hoàng Helen đã bị bắt cóc bởi hoàng tử Paris từ thành Troy, vậy nên vua Menelaus
đã cầu cứu một đội quân ở Phthia hỗ trợ. Và người được nhắm làm lãnh đạo đội quân
không ai khác là hoàng tử Achilles – người đã được thầy Chiron nói sinh ra dành cho
chiến tranh. Đồng thời những người trước kia đã từng cầu hôn Helen phải thực hiện lời
thề nên cũng phải tham gia, trong đó có Patroclus. Cũng trong đêm đó, Thetis đã mang
Achilles đi giấu dưới thân phận phụ nữ để tránh ra trận, Patroclus khẩn thiết đi tìm
Achilles ở hịn đảo Scyros. Trước mặt mọi người, Achilles đã nắm tay Patroclus và
khẳng định cậu là chồng mình. Sau đó, Odysseus – hồng tử xứ Ithaca tìm đến và thuyết
phục Achilles ra trận ở thành Troy nếu khơng dịng máu thần của cậu sẽ mất dần và
danh tiếng cậu sẽ được ghi lại trong lịch sự nếu tham gia. Thetis thì dặn Achilles nếu
6


tới Troy sẽ chết trẻ ở đó nhưng Achilles quyết định tới Troy và Patroclus đồng ý đi cùng
cậu. Cùng với quân thành Troy dưới lệnh của Hector, họ lao vào trận chiến và chiếm
bờ biển. Troy vẫn đóng chặt cổng thành, những cuộc cướp bóc diễn ra. Một thời gian
sau giữa Agamemnon và Achilles xảy ra tranh cãi, Agamemnon đòi lấy Briseis từ tay
Achilles, cơn giận dữ của Achilles bùng nổ và đòi giết Agamemnon. Patroclus dùng
dao tự rạch tay mình để cảnh báo Agamemnon và cứu Briseis. Thứ Agamemnon cần là
sự kiêu hãnh ở Achilles nên muốn cậu xin lỗi cịn với Achilles thì danh dự của mình là
cả cuộc đời. Khi quân Troy tiến vào doanh trại và đốt tàu khiến nhiều người bị thương
chết, Patroclus van xin Achilles nhún nhường nhưng Achilles vẫn quyết bảo vệ danh dự
của mình nên Patroclus xin ra trận dưới lớp áo giáp của Achilles. Nhưng sức chiến đấu
của Patroclus không đủ mạnh và sau đó đã bị Hector đâm thẳng ngọn giáo vào người
và ngã xuống. Hình ảnh duy nhất cũng là cuối cùng hiện lên trong Patroclus là Achilles.
Achilles khi biết tin Patroclus tử trận đã đau đớn tột cùng và lòng căm thù trỗi dậy và
thề rằng sẽ trả thù kẻ đã giết chết người mà anh yêu. Rồi Achilles giết Hector để trả thù
cho bạn và kéo lê xác Hector đi xung quanh thành Troy. Sau đó, Achilles cũng chết bởi
mũi tên của Paris, Pyrrhus xuất hiện để thay thế cha mình và Troy thất thủ sau trận chiến

kéo dài 10 năm. Kết thúc là hình ảnh ngơi mộ với dịng chữ Thetis đã khắc: Achilles,
bên cạnh là Patroclus.
II. QUÁ TRÌNH GIAO LƯU ẢNH HƯỞNG - TIẾP NHẬN CỦA VĂN HỌC HY
LẠP CỔ ĐẠI ĐỐI VỚI VĂN HỌC MỸ
* Mục đích so sánh
Với đề tài “So sánh diễn biến tâm lí nhân vật trong 2 tác phẩm Sử thi Iliad của Homer
và Trường ca Achilles của Madeline Miller” nhóm chúng tôi hướng đến việc khai thác
và làm rõ những luận điểm sau:
Trước tiên, để tiến hành so sánh thì chúng tơi nhận thấy cần phải xác định rõ hai tác
phẩm thuộc hai nền văn học khác nhau và có sự giao lưu ảnh hưởng nhất là đối với tác
phẩm Trường ca Achilles. Iliad là một tác phẩm sử thi thuộc nền văn học Hy Lạp cổ đại
và Trường ca Achilles thuộc về nền văn học Mỹ. Nhóm chúng tôi cũng nhận thấy được
rằng nền văn học Hy Lạp có một sự ảnh hưởng vững chắc đến với văn học phương Tây
và trong lịch sử thì nền văn học Mỹ cũng tiếp nhận được nền tư tưởng của phương Tây.
7


Không chỉ tiếp nhận về mặt văn hóa đời sống mà còn phản ánh sâu sắc vào trong lĩnh
vực văn chương. Do đó, nhóm chúng tôi đã tiến hành chỉ ra sự giao lưu - ảnh hưởng của
ba nền văn học này với nhau, đặc biệt là nền văn học Hy Lạp đã ảnh hưởng đến nền văn
học Mỹ như thế nào.
Tiếp theo, sau khi đã xác định được nền văn học, nhóm chúng tôi đã chỉ ra các điểm
tương đồng và khác biệt về nhân vật giữa hai tác phẩm, khai thác trọng tâm vào tâm lý
của các nhân vật từ nhân vật trung tâm là Achilles, Patroclus cho đến các nhân vật phụ
như Thetis, Agamemnon,… Chỉ ra cách lựa chọn nhân vật giữa hai tác giả khác nhau
như thế nào, cho thấy được sự ảnh hưởng của Iliad đối với Trường ca Achilles.
Và thông qua cách khai thác nhân vật ấy, chúng tôi sẽ chỉ ra được sáng tác của Miller
không phải là một phiên bản thứ hai của sử thi Iliad mà là cả một quá trình tiếp nhận,
lựa chọn góc nhìn mới mẻ về một giai đoạn thần thoại để khai thác những vấn đề vượt
xa khuôn khổ của câu chuyện sử thi thần thoại ấy. Việc sử dụng gốc của tác phẩm cổ

đại để thể hiện quan điểm của tác giả về con người và xã hội đã chứng minh được tinh
thần sáng tạo độc đáo và sự giao lưu ảnh hưởng văn học là không giới hạn.
1. Văn học Hy Lạp cổ đại - bình minh của văn học Phương Tây.
“Khơng có cơ sở văn minh Hy Lạp cổ đại và đế quốc La Mã thì khơng có châu Âu
hiện đại”. Karl Marx đã từng khẳng định vị trí to lớn của nền văn minh Hy Lạp cổ đại
như là một trong những nền văn minh rực rỡ nhất, đóng góp vào tiến trình phát triển
văn minh nhân loại. Văn minh Hy Lạp mang chứa một kho tàng rộng lớn về mọi lĩnh
vực như: văn hóa, kiến trúc, triết học, văn học, khoa học,... Những thành tựu đáng kể
này là tài sản quý báu của toàn nhân loại. Đặc biệt ở lĩnh vực văn học, văn học Hy Lạp
cổ đại dù đã ra đời từ rất lâu nhưng vẫn được sử dụng như một chất liệu và nguồn cảm
hứng bất tận. Những thần thoại bay bổng, những sử thi hào hùng, những vở bi kịch đầy
mẫu mực,...vẫn có sức ảnh hưởng và lan tỏa đến tận ngày nay. Có thể thấy thần thoại là
một trong những loại hình văn học xuất hiện sớm nhất và chiếm giữ vị thế quan trọng
hàng đầu trong kho tàng văn học Hy Lạp cổ đại. Thần thoại Hy Lạp phong phú, thể hiện
cách lý giải của con người thời cổ đại về tự nhiên, về nguồn gốc loài người, đồng thời
8


phản ánh cuộc sống lao động thường nhật. Thần thoại Hy Lạp trở thành chất liệu để xây
dựng hệ đề tài trong văn học, tạo nên sức ảnh hưởng sâu rộng đối với sự phát triển của
lịch sử văn học phương Tây nói riêng và văn học thế giới nói chung. Thần thoại dường
như trở thành một kho tàng dự trữ, là nguồn cung cấp đề tài và là cảm hứng bất tận cho
các thế hệ sau say mê sáng tạo.
Trải qua tiến trình vận động của lịch sử, đi qua các thời kỳ văn học, chúng ta thừa nhận
sức ảnh hưởng lâu bền và kho dữ liệu phong phú của thần thoại Hy Lạp vẫn luôn được
các thế hệ nhà văn, nhà thơ vận dụng vào các sáng tác văn học. Xét trong nền văn học
Hy Lạp cổ đại, từ những ý tưởng thần thoại đẹp đẽ, giàu giá trị nhân văn và mang đậm
chất triết lý, các nghệ sĩ dân gian đã viết nên những trường ca bất hủ về các vị thần, về
các thành bang và về các anh hùng vĩ đại. Tiêu biểu phải kể đến hai sử thi của Homer
đó là Iliad và Odyssey - là hai tác phẩm văn học lớn, tạo lập một nền tảng vững chắc và

ảnh hưởng sâu rộng đến các giai đoạn văn học nối tiếp về sau. Ngoài ra ở lĩnh vực sân
khấu, bi kịch Hy Lạp cũng đã đạt đến những thành tựu điển hình khi vận dụng chất liệu
thần thoại vào các tác phẩm kịch, có thể kể đến: Aeschylus (Prometheus bị xiềng);
Sophocles (Oedipus Vua); Euripides (Medea). Tiếp đến, chúng ta nhận thấy văn học La
Mã đã có sự tiếp nhận và tiếp biến các giá trị văn học Hy Lạp cổ đại. Trên cơ sở kế thừa
hệ đề tài thần thoại, sử thi, văn học La Mã tạo nên các sáng tác văn học cho thấy sự
tương tác phức tạp giữa các yếu tố bản địa và ngoại lai (Hy Lạp). Sử thi Aeneid của
Virgil kế tục câu chuyện thần thoại về cuộc chiến tranh thành Troy; hay Biến thể của
Ovid… Đến với văn học thời kỳ Phục hưng và Cổ điển, dù cách xa thời kỳ Hy Lạp cổ
đại tận hơn 1000 năm, nhưng các tác giả của những giai đoạn này vẫn tìm về các di sản
của thần thoại để tiếp tục sáng tạo và làm giàu thêm những giá trị nghệ thuật. Có thể
thấy, những đóng góp của văn học Hy Lạp cổ đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình
vận động và phát triển của văn học phương Tây. Văn học Hy Lạp trở thành nền tảng
vững chắc để các giai đoạn văn học tiếp nối về sau soi mình và tiến đến những chặng
đường phát triển rực rỡ.
2. Văn học Phương Tây và quá trình ảnh hưởng đến văn học Mỹ.

9


Văn học Mỹ trước thế kỉ XVII được hình thành dựa trên nền tảng của những câu
chuyện thần thoại, những truyền thuyết, những câu chuyện cổ tích và những bài ca
truyền miệng thuộc các nền văn hóa của người Da đỏ. Văn học dân gian (truyền miệng)
của người Mỹ bản địa khá phong phú, gồm các thể loại: thơ trữ tình, bài ca, thần thoại,
truyền thút, truyện cổ tích, sử thi, truyện dã sử,... Các câu chuyện của người Da đỏ
phản ánh thiên nhiên vừa mang tính trần tục và vừa mang tính thiêng liêng. Các nhân
vật trong truyện kể là lồi vật, cỏ cây, đơi khi là các vật tổ gắn liền với mỗi bộ lạc, một
nhóm người hay một cá nhân đặc biệt nào đó.
Đến thế kỉ XVII, người Anh biến châu Mỹ thành thuộc địa của họ. Giai đoạn này, những
tên cướp biển và những kẻ phiêu lưu đã mở đường cho làn sóng thứ hai khi họ đem theo

gia đình, đồ dùng trong trang trại và công cụ lao động đến với vùng đất mới. Văn học
Mỹ của thời kỳ khai phá chủ yếu là nhật ký, thư từ, ghi chép hành trình, nhật ký hải
hành, báo cáo,... Có thể nhận ra đặc điểm thực tiễn của văn học Mỹ thời kỳ thuộc địa
thể hiện tính chất mô phỏng văn học Anh, mang đậm bản sắc văn hóa Anh quốc và sử
dụng kiểu mẫu châu Âu trong các sáng tác. Có nhiều lý do thôi thúc những người châu
Âu di dân sang Mỹ và một trong những lý do cốt yếu là vấn đề chính trị. Những dân
nhập cư người Anh đầu tiên tới Mỹ đã vượt Đại Tây Dương để tránh các cuộc đàn áp
chính trị và tìm đến nơi được tự do hành đạo. Những người Thanh giáo mang theo tôn
giáo của họ từ mẫu quốc đến với New England. Văn chương Thanh giáo thể hiện đa
dạng các thể tài: từ những bài thơ siêu hình phức tạp, cho đến những ghi chép trong đời
sống thường nhật và lịch sử tôn giáo. Chúng ta có thể điểm qua một vài tác giả người
Anh đã thành danh khi vượt biển sang Tân thế giới như John Smith, William Bradford,
William Byrd…; các tác phẩm thần học, triết luận của Jonathan Edwards, Cotton
Mather, Nathaniel Ward… Quả thật, văn học Anh đã tạo lập cơ sở, định hướng cho văn
học Mỹ với những truyền thống văn hóa, tư tưởng. Cho đến thế kỉ XX, khi văn học của
người Mỹ Da đỏ tiếp tục phát triển và đời sống của Mỹ ngày càng trở nên đa văn hóa
thì các học giả trở lại khám phá giá trị của sự pha trộn giữa các chủng tộc.

10


3. Sự tiếp nhận của văn học Mỹ đối với văn học Hy Lạp cổ đại

Văn học Mỹ là một nền văn học trẻ với bề dày chưa đến 200 năm. Trong quá trình
những quốc gia phương Tây di cư đến vùng đất hứa đầy tiềm năng về kinh tế, đất đai
này, văn hóa phương Tây đã xâm nhập và chi phối rất lớn đến văn hóa bản địa.
Và tất nhiên, văn hóa Hy Lạp cổ đại - một nền tảng vững chắc của văn hóa phương Tây
cũng đã được truyền bá và có sự ảnh hưởng đến nước Mỹ. Trong văn học Mỹ, cho đến
tận ngày nay, văn học Hy Lạp vẫn là một nguồn cảm hứng to lớn, một đề tài thú vị để
khai thác.

Theo tác giả Alexander Karanikas trong bài viết Ảnh hưởng của Hy Lạp cổ điển đối với
văn học Mỹ, trước đây thì người dân Mỹ quan tâm nhiều đến chính trị của Hy Lạp hơn
là văn chương của họ. Thế nhưng, kể từ sau cuộc cách mạng ở Hy Lạp năm 1821, các
tác giả Mỹ đã tạo ra một hiện tượng gọi là "cơn sốt Hy Lạp". Họ mong muốn khôi phục
lại những giá trị của một thời kì hồng kim, lừng lẫy. Như trong nghiên cứu Các nhà
thơ Mỹ và cuộc chiến tranh Hy Lạp, tác giả Raizis có viết: "Mối quan tâm đối với cuộc
chiến tranh Hy Lạp chủ yếu xuất phát từ sự hứng thú của người Mỹ đối với với truyền
thống cổ điển và hy vọng thực hiện được giấc mơ chung của những người theo chủ
nghĩa lãng mạn và nhân văn: khôi phục lại vinh quang của Hy Lạp và làm sống lại
những giá trị nghệ thuật và khoa học của vùng đất này". [9]
Nổi bật trong văn học Hy Lạp cổ đại là hai thể loại thần thoại và sử thi. Những vị thần
lừng lẫy trên đỉnh Olympus như Zeus, Hera, Athena, Poseidon, Demeter,
Aphrodite,....hay những vị anh hùng kiệt xuất như Achilles, Hercules, Perseus,
Hector… với những chiến công oai hùng vẫn là một chủ đề tiềm năng được rất nhiều
tác giả Mỹ khai thác trong đa dạng các thể loại như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,....
Những nhân vật, sự kiện, diễn biến,... trong thần thoại và sử thi Hy Lạp được tái hiện
qua những góc nhìn mới, phù hợp với thời đại. Có thể kể đến những tác phẩm chịu ảnh
hưởng của văn học Hy Lạp cổ đại như sau The Age of Wizardry (1964) - Jack
11


Williamson, Ariadne (1980) và Phaedra (1985) - June Rachuy Brindell, Percy Jackson
and the Olympians (2011) và The Trials of Apollo (2017) - Rick Riordan, Helen of
Troy (2006) - Margaret George, Circe (2018) - Madelline Miller và tất nhiên là tác
phẩm mà chúng tôi muốn nghiên cứu trong tiểu luận này - The song of Achilles (Trường
ca Achilles) của Madeline Miller.
Đến với văn học Mỹ đương đại, tác phẩm Trường ca Achilles của Madeline Miller được
lấy cảm hứng từ sử thi Iliad của Homer (tác phẩm viết về những năm cuối ác liệt của
cuộc chiến thành Troy, sự giận dữ cuồng nộ của Achilles và cái chết của người anh
hùng). Từ chất liệu sẵn có, Madeline Miller đã sáng tác Trường ca Achilles với mục

đích kể lại câu chuyện tình u chân thành, đằm thắm của Achilles và Patroclus. Câu
chuyện ấy được dẫn dắt bởi Patroclus, kéo dài từ quãng thiếu niên của Achilles và
Patroclus với những xúc cảm quả quyết, nồng hậu khi cả hai cùng nhau trải qua khoảng
thời gian ẩn chứa bao đẹp đẽ lẫn những xung đột gay gắt. Và kết quả cũng khơng nằm
ngồi những điều đã viết trong sử thi Iliad, nhưng cái kết ấy không phải là dấu chấm
hết cho tất cả sự thật hiển nhiên. Bằng sự tài tình trong cách xây dựng hình tượng nhân
vật và trong bút pháp miêu tả nội tâm, Madeline Miller đã viết nên một câu chuyện sống
động, hấp dẫn, có chiều sâu. Việc người đọc nói chung, giới phê bình văn học nói riêng
đã khơng ngừng biểu dương, tán thưởng tác phẩm trường ca Achilles bằng những giải
thưởng danh giá đã ngầm chứng minh cho tài năng, tâm huyết và đáp đền sự ấp ủ trong
vòng 10 năm của nữ nhà văn với một lòng say mê sử thi Iliad: “Iliad luôn là một trong
những tác phẩm ưa thích của tơi, và tơi rất thích câu chuyện về Achilles. Nên khi lên
cấp ba rồi tới đại học, tôi tiếp tục nghiên cứu về thần thoại, theo ngành Latinh học và
Hy Lạp cổ đại. Và tôi cứ liên tục đọc lại Iliad. Tôi rất xúc động trước câu chuyện về
Achilles, về hai tấn bi kịch xuyên suốt tuổi trẻ của cậu…” (trích bài phỏng vấn của
Madeline Miller chia sẻ về tác phẩm Trường ca Achilles, bản dịch thuộc về Wing
Books). Là một nhà văn Mỹ đồng thời cũng là một giáo viên dạy tiếng Latinh và Hy
Lạp, Madeline Miller đã tiếp nhận tinh hoa của văn học Hy Lạp cổ đại và tái hiện nó
theo cảm quan và thế giới của riêng mình, viết nên một cuốn tiểu thuyết lấy chất liệu
của sử thi nhưng thể hiện một cách chân thật hơn, gần gũi hơn.

12


III. SO SÁNH HAI TÁC PHẨM SỬ THI ILIAD CỦA HOMER VÀ TRƯỜNG CA
ACHILLES CỦA MADELINE MILLE TỪ GÓC ĐỘ DIỄN BIẾN TÂM LÝ
1. Những điểm tương đồng

1.1 Những biểu hiện cảm xúc nhân vật


Nhìn chung, sử thi Iliad của Homer và Trường ca Achilles của Madeline Miller
đều có những điểm tương đồng trong việc biểu đạt những đặc điểm về diễn biến tâm lí,
các cung bậc cảm xúc của mỗi nhân vật. Ở hai tác phẩm, tuy rằng niên đại thời gian
cách xa nhau nhưng những biểu hiện về tâm lý, trạng thái cảm xúc của các nhân vật vẫn
được khắc họa một cách rõ nét. Và trong Trường ca Achilles, tác giả Madeline Miller
còn đi sâu vào việc khai thác nội tâm nhân vật thông qua những mặt cảm xúc biểu lộ từ
trong ra ngoài: đau buồn, vui mừng, giận dữ, giằng xé, tiếc thương,... Diễn biến tâm lý
trong hệ thống nhân vật thần linh và hệ thống nhân vật phàm nhân đều mang chứa những
nét tính cách, cảm xúc, tâm trạng thuộc về bản chất tự nhiên của con người. Các nhân
vật trong sử thi Iliad hầu như thể hiện cảm xúc trực diện ra bên ngoài, điển hình là trạng
thái tâm lý của Achilles. Cuộc tranh luận gắt gao giữa Achilles và vua Agamemnon đã
cho thấy lịng can trường dũng mãnh và thái độ dứt khốt, không ham hư vinh của người
anh hùng: “Cuộc chiến đấu vào sinh ra tử hầu hết là do ta đảm nhiệm, nhưng đến lúc
chia phần thì bao giờ ngươi cũng chiếm lấy phần hơn rất nhiều và để cho ta rất ít, tuy
vậy ta vẫn quý cái phần ít ỏi đó, ta đem nó về thuyền sau khi chiến đấu đã rã rời thể
xác. Nhưng bây giờ thì ta trở lại Phơti thơi, vì lên đồn thuyền cong của ta, trở về q
hương là hơn cả. Ta khơng muốn vì ngươi mà ở lại đây, vô danh tiểu tốt, làm giàu làm
có cho ngươi”[1, tr.16]. Với Trường ca Achilles, khi Patroclus trình bày mối bận tâm
của mình về ý định của vua Agamemnon muốn bắt nàng Briseis đi, Achilles đã lạnh
lùng đáp lại bằng khí chất oai nghiêm trọng danh dự: “Thanh danh chính là cả cuộc đời
mình, cậu nói. Hơi thở cậu hổn hển. “Đó là tất cả những gì mình có. Mình sẽ khơng
sống được bao lâu nữa. Kí ức về mình là tất cả những gì mình có thể hi vọng.” Cậu
nặng nề nuốt khan. “Cậu biết điều này mà. Và cậu sẽ để Agamemnon huỷ hoại nó ư?
Cậu sẽ giúp lão tước đoạt nó khỏi mình sao?”. Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy,
dù đặt trong tình huống nào, xảy ra với nguyên cớ gì thì Achilles vẫn thể hiện bản lĩnh
13


của một người anh hùng với những cảm xúc, tâm lý thuần chất của một con người tự
nhiên. Điều đó đã được chứng tỏ qua cơn thịnh nộ của Achilles khi Patroclus bị Hector

giết hại. Khi nhận được tin Patroclus tử trận, trạng thái tâm lý của Achilles đi từ nỗi đau
mất bạn cho đến lòng căm thù, giận dữ Hector vô hạn. Chàng kêu khóc vang trời rồi
chàng cuồng nộ, giận dữ và mong muốn giết chết Hector. Nhưng khi chàng giết được
Hector rồi, mừng chàng vinh quang thắng trận trở về rồi thì Achilles vẫn khơng thể nào
qn được người bạn đồng hành kề cạnh: “Thi hài của Patơrơclơ cịn nằm bên chiếc
thuyền, khơng ai chơn cất, khơng kẻ khóc than. Ta sẽ khơng bao giờ qn chàng, chừng
nào ta cịn có mặt giữa những người sống và phần ta còn đứng vững. Dù khi về đến
cung của Hađet người ta thường quên những người đã chết, nhưng ta đây có về đấy
chăng nữa, ta cũng cịn cứ nhớ bạn ta” [1, tr.143]. Trong Trường ca Achilles dòng chảy
cảm xúc của đau thương, mất mát ấy tiếp tục hiện hữu và mạnh mẽ thấm sâu vào tấm
chân tình của Achilles, bởi ngay từ dụng ý của Madeline Miller khi viết thiên tình sử
này, rằng đây khơng phải là một câu chuyện về tình bạn thơng thường, mà đây là một
câu chuyện về một tình yêu đẹp đẽ, tráng lệ và đầy bi thương: “Cậu nức nở khi nâng
tôi đặt lên giường Thi thể tôi đã chùng xuống, trong lều khá ấm, và tôi sẽ sớm bốc mùi.
Cậu dường như chẳng quan tâm. Cậu ôm tôi cả đêm, áp đôi tay lạnh lẽo của tôi lên môi
cậu”.
Song song đó, là diễn biến tâm lý của các vị thần linh được nhắc đến trong cả hai tác
phẩm vẫn được biểu hiện với những cảm xúc tự nhiên nhất. Tuy là một nữ thần biển,
mang đầy quyền năng nhưng cách thể hiện cảm xúc của Thetis vẫn luôn có những “hỷ
nộ ái ố” - các cung bậc cảm xúc của con người. Trong q trình ni dạy Achilles,
Thetis thể hiện thái độ nghiêm khắc với mong muốn Achilles sẽ trở thành vị anh hùng
vĩ đại. Cũng như bao bà mẹ khác, khi Achilles lầm lạc, Thetis ln tìm mọi cách để hỗ
trợ, giúp đỡ Achilles, ngay cả phải cúi mình cầu xin các vị thần khác. Chính vì sự dõi
theo cẩn mật và những định hướng rõ ràng của Thetis mà hành trình chiến đấu của
Achilles đã giảm thiểu được những rủi ro, những mất mát không đáng có.
Soi chiếu giữa hai tác phẩm sử thi Iliad và Trường ca Achilles, chúng ta thấy được
những điểm tương đồng về diễn biến tâm lý, trạng thái cảm xúc của mỗi nhân vật.
14



Những nhân vật luôn có cách thể hiện và bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và hành động của
mình. Cách thức ấy phản ánh “tính người” - những đặc tính thuộc về bản chất con người
được hiển bày một cách rõ rệt. Dù là một phàm nhân bình thường như Patroclus, một
vị anh hùng hướng đến sự vĩ đại như Achilles, một nữ thần đầy phép màu như Thetis
thì mọi suy nghĩ, cảm xúc, thái độ của tất cả các nhân vật biểu đạt đều khơng nằm ngồi
“tính người” ấy. Nói một cách khác, cả con người và các vị thần linh đều có những cảm
xúc tương đồng nhau và tùy theo mỗi hình thức biểu đạt mà chúng ta có thể hiểu những
tâm lý, cảm xúc ấy được biểu lộ dưới dạng trực tiếp hoặc đi sâu vào thế giới nội tâm
nhân vật.
1.2 Lý tưởng anh hùng tác động đến diễn biến tâm lý nhân vật
Huyền thoại về cuộc chiến thành Troy từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận
cho văn chương ở mọi thời đại. Sử thi Iliad của Homer là một trong những sự phác thảo
đầu tiên và rõ ràng nhất về một sự kiện lịch sử ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống văn
hóa - văn minh của người Hy Lạp thời cổ đại. Trải qua ba ngàn năm lịch sử, sức hấp
dẫn từ sử thi của Homer vẫn còn vang vọng, khơi gợi cảm hứng đến các thế hệ tác giả.
Các sáng tác sau Homer đa phần khai thác trên “mảnh đất màu mỡ” từ các thiên trường
ca tiêu biểu của ông và các tác phẩm này ra đời mang cá tính sáng tạo riêng biệt của
từng nghệ sĩ. Văn học ở mỗi thời kỳ, mỗi quốc gia, mỗi nền văn hóa sẽ có những đặc
thù riêng, gắn liền với những yêu cầu thiết thân của thời đại mà bản thân tác giả tiếp
nhận và lấy đó làm cơ sở sáng tác. Với Trường ca Achilles của Madeline Miller, ta có
thể phát hiện được các vấn đề gắn với khơng khí văn hóa - xã hội - thẩm mỹ của thời
đương đại dù nó được sinh thành từ chất liệu sẵn có trong quá khứ.
Iliad của Homer và Trường ca Achilles của Miller đã có sự gặp gỡ ở phương diện lý
tưởng anh hùng. Cùng lấy chủ đề về cuộc chiến thành Troy, mỗi tác phẩm dù có cách
kể chuyện khác nhau nhưng đều nêu lên những khát vọng, mong ước lập được những
chiến công của người anh hùng. Lý tưởng anh hùng trong thời chiến được xem như một
điểm tựa để các nhân vật được thể hiện chính mình, ni dưỡng tâm hồn họ đến với
những hành động chiến đấu, làm bật lên sức mạnh và vẻ đẹp của con người.

15



1.2.1 Nhân vật Achilles trong sử thi Iliad và Trường ca Achilles

Con người vốn không bất tử như thần linh và luôn bị ám ảnh bởi cái chết. Trong
bối cảnh chiến tranh diễn ra giữa các thế lực để tranh giành ảnh hưởng và để khẳng định
bản thân, người anh hùng luôn khao khát một vị thế xứng đáng bằng cách chiến đấu.
Nhân vật Achilles trong Iliad và Trường ca Achilles đều là một nhân vật ưu tú về sức
mạnh thể chất. Khi Achilles rời bỏ lý tưởng chiến đấu, đội quân Hy Lạp như thiếu đi
nguồn động lực to lớn và kéo theo đó là những trận đánh thất bại nặng nề. Quân Hy Lạp
bị đánh vào đến tận doanh trại và bị tàn sát; cịn qn Troy thì thắng thế, chiến đấu trong
một tinh thần hân hoan bởi quân Hy Lạp thiếu đi người anh hùng Achilles.
Patroclus giao chiến và bị Hector giết chết. Ngay sau đó, Achilles đã đồng ý xuất
trận. Dẹp bỏ cơn giận với Agamemnon và để trả thù cho người bạn mà chàng yêu nhất,
Achilles đã đứng lên lãnh đạo quân Hy Lạp chống lại quân Troy được thể hiện trong ca
khúc XIX của sử thi Iliad: “Asin thần thánh đi dọc bờ biển gầm thét vang trời, khiến
các anh hùng Acai đều nhất tề đứng dậy. Những người trước kia chỉ quanh quẩn trên
chiến thuyền, các hoa tiêu cầm lái, các viên quản lí binh lương phân phối lúa mì cũng
tự mình đến hội nghị, vì Asin từ bao lâu khơng tham dự chiến trận đau thương, bấy giờ
đã trở lại” [1, tr.95]
Ta cũng sẽ tìm thấy trong Trường ca Achilles của Miller một Achilles sục sôi lý
tưởng chiến đấu để trả thù cho người bạn chí thiết. “Cậu khơng đợi qn Myrmidon,
hay Automedon. Cậu chạy lên đầu bãi biển, qua những người lính Hy Lạp ló người ra
xem. Họ quơ lấy vũ khí và chạy theo cậu. Họ khơng muốn bỏ lỡ trận chiến. “Hector!”
Cậu thét lên. “Hector!” Cậu xuyên thủng những hàng ngũ quân Troy đang tiến công,
đập vỡ những khuôn ngực và mặt, ghi hằn lên họ cơn thịnh nộ giáng xuống như sao
băng của mình. Cậu biến mất trước cả khi xác họ chạm đất. Mặt cỏ xác xơ sau mười
năm chiến tranh, thấm đẫm máu đào của những hoàng tử và vua chúa.”
Sự chuyển biến tâm lý của nhân vật Achilles trong cả hai tác phẩm đã cho ta thấy
sức mạnh tiềm tàng của con người khi quyết định theo đuổi lý tưởng. Chấp nhận một

16


cuộc đời đoản mệnh của phàm nhân, Achilles tìm thấy vinh quang và cả những niềm an
ủi trên chiến trường khốc liệt. Ở đó, Achilles được trở thành người anh hùng bất khả
chiến bại, là chiến binh vĩ đại nhất thế hệ của cậu và được sống với những cảm xúc rất
đỗi con người khi cậu đánh mất chiến hữu thân yêu nhất. Từ việc bất mãn với chủ tướng
Agamemnon và quyết định xa rời cuộc chiến cho đến khi Achilles trở lại thực hiện sứ
mệnh chiến đấu của một người anh hùng sau cái chết của Patroclus, ta thấy dường như
sức mạnh tinh thần đã khơi lên mạch nguồn tạo nên những bước ngoặt quan trọng trong
hành trình sống và chiến đấu của Achilles. Nỗi đau mất bạn đã đánh thức tâm hồn người
con của Peleus chạm đến những góc sâu kín nhất của con người, đó chính là một cảm
xúc rất đỗi nhân bản khiến cho sử thi Iliad và Trường ca Achilles tìm được tiếng nói
chung dù cách biệt nhau về thời đại và tư tưởng.
“... nào con có sung sướng nỗi gì khi Patơrơclơ, người bạn chí thiết của con, người con
yêu nhất trong các bạn bè và quý như chính thân con, đã chết! Con đã mất bạn rồi…
Không che chở được cho bạn để bạn phải chết thì con cũng nên chết ngay đi cho rảnh.
Bạn con bỏ mạng xa quê hương vạn dặm, thế mà con lại không ở bên chàng để bảo vệ
chàng. ” [1, tr.84-85]
Nỗi đau mất bạn được tái hiện trong Trường ca Achilles như một sự giằng xé, khiến
cõi lòng Achilles quặn thắt từng cơn: “Cậu vớ lấy kiếm định tự cắt cổ mình. Chỉ tới khi
tay đưa lên trống rỗng cậu mới nhận ra: Cậu đã đưa kiếm cho tôi rồi. Rồi Antilochus
túm lấy cổ tay cậu, và tất cả bọn họ đều nói. Tất cả những gì cậu thấy được là tấm vải
loang lổ máu. Gầm lên một tiếng, cậu đánh văng Antilochus, quật ngã Menelaus. Cậu
ngã khuỵu lên thi thể kia. Sự thật cuồn cuộn dâng lên trong cậu, bóp nghẹt cậu. Tiếng
hét bật ra, xé toạc người cậu. Và hét nữa, hét nữa. Cậu siết chặt tóc mình trong tay và
giật chúng khỏi đầu. Những lọn tóc vàng rơi trên cái xác đẫm máu. Patroclus, cậu hét
lên, Patroclus. Patroclus.”

17



1.2.2 Các nhân vật khác
* Nhân vật Hector:
Thời cổ đại hẳn chưa có sự phân biệt rạch ròi chiến tranh phi nghĩa hay chiến tranh
chính nghĩa. Tất cả người anh hùng tham gia chiến trận đều được ca tụng, vinh danh vì
họ đã hồn thành sứ mệnh bảo vệ cho cộng đồng, bộ tộc của mình chống lại kẻ thù. Nếu
những người Hy Lạp đến thành Troy để chiến đấu giành lại nàng Helen tuyệt sắc theo
như lời thề năm xưa thì những người Troy đứng lên để bảo vệ thành bang của mình
trước sự xâm lăng của quân địch. Chúng ta nhận thấy nhân vật Hector là một chủ tướng
của quân Troy với đủ phẩm chất cao quý chống lại quân Hy Lạp để vinh danh cho bản
thân, cộng đồng và bảo vệ vững chắc thành Ilion. Đối đầu với Achilles, nhân vật Hector
ở cả hai tác phẩm đều toát lên tinh thần dũng cảm của một chiến binh, ý thức được danh
dự và bổn phận khi tham gia các cuộc giao tranh. Không lùi bước trước sức mạnh bất
khả chiến bại của Achilles, Hector đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

* Nhân vật Patroclus:
Điểm giao nhau duy nhất ở nhân vật Patroclus trong sử thi Iliad và Trường ca
Achilles có lẽ chính là tinh thần chiến đấu vì sứ mệnh của một người anh hùng khi đồng
đội, cộng đồng của anh ta gặp nguy hiểm. Ở mỗi tác phẩm sẽ có những cách dẫn dắt
nhân vật với hàng loạt những diễn biến tâm lý và hành động khác nhau, nhưng tựu trung,
chất xúc tác thôi thúc cậu cầm áo giáp, khiên sắt và vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân
đến từ lý tưởng anh hùng cao cả. Khi chứng kiến quân Hy Lạp đang dần thất thế và bị
tấn công ác liệt, cậu không thể đứng ngoài cuộc chiến và cậu đi đến quyết định cầu xin
Achilles cho phép cậu xuất trận. Patroclus chiến đấu và bị Hector giết chết. Sự hy sinh
của cậu minh chứng cho lòng quả cảm và một trái tim nhiệt thành, sẵn sàng đối đầu với
tử thần mà không hề nao núng, thoái lui.

18



2. Những điểm khác biệt
2.1 Nhân vật Patroclus

Ở sử thi Iliad, nhân vật Patroclus là một nhân vật rất mờ nhạt, chỉ xuất hiện thoáng
qua ở một vài chi tiết. Cụ thể là ở ca khúc I trong cuộc tranh cãi giành chiến lợi phẩm
giữa Amagenon và Achilles, Patroclus chỉ xuất hiện qua lời thoại của nhân vật Achilles.
Phân cảnh nổi bật nhất của nhân vật này trong sử thi Iliad là lúc mặc bộ áo giáp giả
dạng làm Achilles ra trận cũng chỉ được kể thống qua chứ khơng đào sâu vào chi tiết.
Còn ở Trường ca Achilles của Madeline Miller, Patroclus lại xuất hiện ngay từ trang
viết đầu tiên cho đến tận khi tác phẩm kết thúc. Mạch truyện bắt đầu từ thời thơ ấu của
nhân vật, khi Patroclus cịn là hồng tử của vương quốc Opus cho đến khi gặp phải biến
cố hiểu lầm giết người và bị lưu đày đến Phthia. Sau đó cùng trải qua độ tuổi thiếu niên
với Achilles, tham gia cuộc chiến thành Troy định mệnh và hy sinh. Nếu như ở sử thi
Iliad, Patroclus là một nhân vật ngoại vi, chỉ xuất hiện trong những tình tiết rất nhỏ thì
đến Trường ca Achilles, Patroclus lại được Madeline Miller ưu ái trở thành nhân vật
trung tâm với tần suất xuất hiện dày đặc. Có rất nhiều tình tiết đặc biệt được Madeline
Miller thêm vào để nổi bật nét tính cách của nhân vật này. Đặc biệt là phân đoạn quá
khứ trước khi cuộc chiến thành Troy diễn ra. Chính những chi tiết được thêm thắt vào
ở giai đoạn ấu thơ và niên thiếu đã giúp độc giả có thể cảm nhận, lí giải những diễn
biến, xung đột nội tâm của nhân vật này.
Trong sử thi Iliad, mặc dù chỉ lướt qua trong một vài phân đoạn nhỏ. Nhưng ta có
thể thấy được, hình tượng Patroclus hiện lên như một người bạn thiết, một cận vệ trung
thành luôn tuân theo mọi yêu cầu và sẵn sàng xả thân nơi sa trường vì Achilles. Cịn ở
Trường ca Achilles, Patroclus lại được khai thác sâu ở nội tâm. Không chỉ là một chiến
sĩ dũng cảm, Patroclus cịn là một chàng trai mang trong mình nỗi mặc cảm tự ti về quá
khứ. Một người lương thiện mang trong mình trái tim nồng nhiệt, cháy bỏng và cũng
có những trạng thái, cảm xúc của một người khi rơi vào tình yêu.
Trong sử thi Iliad, vì là một nhân vật phụ nên mạch diễn biến tâm lý của Patroclus
hầu như không được miêu tả, chỉ có thể lờ mờ hình dung được nhân vật này thơng qua

19


những lời thoại của Achilles như sự khen ngợi về độ tài giỏi của Patroclus và dùng
những mỹ từ để miêu tả cậu. Cịn riêng Patroclus khơng có được một câu thoại hoàn
chỉnh chứ nói chi đến thể hiện diễn biến tâm lý. Đến với Trường ca Achilles, diễn biến
tâm lý của Patroclus lại trở thành một nhân tố quan trọng vì nó chính là sợi dây liên kết
những tình tiết trong tác phẩm. Madeline Miller lựa chọn dùng ngôi kể thứ nhất để nhân
vật Patroclus phơi bày hết nội tâm của mình với độc giả. Patroclus vừa trở thành nhân
vật trung tâm và là người kể chuyện nên góc nhìn về mọi chuyện xung quanh và trạng
thái tâm lý cảm xúc của Patroclus được thể hiện rất rõ. Madeline Miller xây dựng nên
một Patroclus với những góc nhìn mới lạ từ khi cậu là một đứa trẻ, sinh ra là một hồng
tử nhưng lại khơng được hưởng đầy đủ những đặc đặc quyền về mà một hoàng tử ở thời
đại ấy nên có. Patroclus không được vua cha yêu thương, mẹ của cậu thì khơng bận tâm
đến cậu và việc sinh ra với một hình hài thấp bé cũng khiến cho Patroclus trở thành “kẻ
lạc loài” trong một thế giới mà đàn ơng là kẻ thống trị. Chính vì thế nên trong nội tâm
của Patroclus luôn thể hiện nhiều góc nhìn, cách cậu cảm nhận và khám phá thế giới và
con người.
Diễn biến tâm lí của Patroclus trong Trường ca Achilles thay đổi theo ba giai đoạn
rõ rệt: Thời thơ ấu khi còn ở vương quốc Opus, thời niên thiếu với tình yêu chớm nở
bên Achilles xứ Phthia và thời kì trưởng thành khi bắt đầu tham gia cuộc chiến thành
Troy. Tuổi thơ của Patroclus qua lời kể của cậu ngập tràn những tự ti: “Tôi đã trở thành
một nỗi thất vọng: thấp bé, nhẹ cân. Tôi không nhanh nhẹn. Tôi không mạnh mẽ. Tôi
không hát được” [2]. Nỗi mặc cảm của cậu cịn đến từ chính gia đình mình, khi người
cha Menoititus ln khinh thường và dùng ánh mắt hoài nghi áp đặt lên cậu. Câu nói:
“Con trai thì phải thế chứ.” [2] trở thành một nỗi ám ảnh của Patroclus khi ln thấy
rằng mình ́u kém hơn so với những người bạn đồng trang lứa. Thể hiện rõ nhất trong
đoạn Patroclus tham dự buổi kén chọn chồng cho công chúa Helen, giữa một dàn những
anh hùng lừng lẫy đến từ nhiều lãnh thổ, cậu hoàn toàn lạc lõng và trơ trọi giữa khơng
khí náo nhiệt của buổi tiệc. Và biến cố lớn nhất trong tuổi thơ diễn ra khi Patroclus bị

đổ oan giết người và bị lưu đày đến Phthia. Bên cạnh những mặc cảm về xuất thân,
ngoại hình, năng lực, giờ đây cậu cịn phải chịu thêm nỗi đau của một người mất đi quê
hương: “Tôi sẽ khơng có cha mẹ, khơng có tên họ, khơng có của thừa kế. Vào thời của
20


tơi, người ta thà chết cịn hơn” [2]. Vì ln mang tâm lí của một người khách thế nên
khi đến Phthia, Patroclus ln cảm giác mình bị thừa thãi: “Tơi khơng phải yếu nhân
gì”. Cậu và Achilles mặc dù sống chung trong một cung điện nhưng có sự đối lập hoàn
toàn về địa vị, xuất thân, năng lực. Patroclus thể hiện một sự xung đột nội tâm khi đứng
trước hào quang Achilles, một bên là ghen tị trước sự tỏa sáng của người anh hùng, còn
một bên là mong muốn và khát khao được như Achilles. Miller đã thể hiện trên trang
viết những miêu tả rất chi tiết về nội tâm của Patroclus - một đứa trẻ vô tội phải chịu
những hà khắc của thế giới người lớn và dần trở nên thu mình, khép kín. Từng hành
động, từng lời nói, cử chỉ nhỏ của Patroclus đều thể hiện được điều này.
Thế nhưng, kể từ sau khi được tiếp xúc với Achilles trong truyền thuyết ở một góc độ,
cự li gần hơn, tâm lý này đã thay đổi. Những hành động ấm áp của Achilles đã sưởi ấm
trái tim Patroclus. Danh hiệu therapon - chiến hữu thề nguyện trung thành bên hoàng tử
đã gắn bó với chàng suốt một đời và trở thành lý tưởng sống của Patroclus. Điểm khác
biệt lớn ở Trường ca Achilles chính là tún tình cảm của hai nhân vật Patroclus Achilles được tác giả thêm vào và trở thành một mạch ngầm chi phối đến những diễn
biến tâm lí của nhân vật. Nhờ có Achilles bên cạnh, Patroclus dần thoát khỏi những
bóng ma ám ảnh trong tuổi thơ. Từ tâm lý sùng bái trước vẻ đẹp và hào quang tỏa ra từ
Achilles, trong Patroclus bắt đầu có những cảm xúc khó gọi tên, đó chính là tình u
lứa đơi. Song hành với q trình trưởng thành của mình, Patroclus cũng bắt đầu nhận ra
những thay đổi về tâm sinh lí của tuổi mới lớn. Cậu bắt đầu quan tâm hơn đến những
vấn đề như tính dục: “Đám con trai cũng đang lớn dần. Giờ đây chúng tôi thường xuyên
nghe tiếng hổn hển sau những cánh cửa đóng và thấy bóng người lẻn về giường trước
bình minh. Ở những vương quốc nơi đây, một người đàn ông cưới vợ trước khi mọc đủ
râu.” [2]. Những phản ứng của một cậu bé ở độ tuổi dậy thì được thể hiện qua những
đoạn độc thoại nội tâm của Patroclus: “Về đêm trên giường, những hình ảnh ùa tới.

Chúng bắt đầu như những giấc mơ, những ve vuốt trải khắp giấc ngủ khiến tơi chồng
tỉnh, run rẩy cả người. Tôi nằm thao thức, và chúng vẫn tới, ánh lửa lập loè trên cần
cổ, đường cong nơi xương chậu, chạy xuống dưới”. [2]. Sự tự ý thức về những ham
muốn bộc phát ở độ tuổi mới lớn đã cho thấy bước ngoặt trong hành trình trưởng thành
của Patroclus từ một cậu bé trở thành một thiếu niên.
21


Nếu như mối quan hệ giữa Achilles và Patroclus trong sử thi Iliad không được Homer
miêu tả rõ ràng và điều đó gây rất nhiều tranh cãi về sau khi các học giả phân tích mối
quan hệ của cả hai thì ở Trường ca Achilles tác giả Miller đã viết nên một chuyện tình
lãng mạn và đau buồn. Cảm xúc của Patroclus dành cho Achilles từ những phút giây
đầu tiên đã cho thấy những sự khác biệt. Lúc tình cảm mới chớm nở thì thứ cảm giác
ấy đầu tiên xuất phát từ tình bạn, sau đó là sự chữa lành của cả hai nhưng khi lớn lên,
Patroclus ngày càng nhận thức rõ tình cảm của bản thân và cậu biết cảm xúc của mình
đối với Achilles vượt lên trên cả tình bạn. Madeline Miller đã rất hay khi khai thác tâm
lý của Patroclus vào từng giai đoạn, những diễn biến nội tâm rất “phàm tục” mà có lẽ
ai trong chúng ta khi yêu đều sẽ trải qua những cảm giác ấy. Diễn biến tình cảm của
Patroclus dành cho Achilles là một trong những điểm khai thác mới mẻ mà Madeline
Miller dành cho nhân vật này. Khi chỉ mới năm tuổi, vào lần đầu tiên nhìn thấy Achilles
tại hội thao thì Patroclus đã có ấn tượng sâu sắc về cậu bé có ngoại hình nổi bật và sức
mạnh hơn người này. Về sau khi bị trục xuất và đến sống chung trong cùng một vương
quốc thì ánh mắt của Patroclus lúc nào cũng dõi theo Achilles. Cái nhìn của Patroclus
dành cho Achilles lúc nào cũng tràn đầy sự tích cực và ngưỡng mộ, cịn nội tâm của cậu
đối với Achilles thì luôn là một sự mong chờ, ấm áp và nồng cháy. Ban đầu, sự ngưỡng
mộ đối với Achilles đến từ việc Patroclus cảm thấy có một chút tự ti về bản thân, cậu
biết rõ mình khơng đáp ứng được những tiêu chuẩn mà một vị hoàng tử nên có và
Achilles thì khác, là người ưu tú nhất trong những người ưu tú. Tâm lý có phần tự ti và
sợ hãi trong chuyện tình cảm này theo Patroclus đến tận lúc trưởng thành cho tới khi
cậu đưa ra quyết định xóa bỏ nó. Từng cái khẽ chạm tay, từng nụ cười hay lời nói của

Achilles đều được Patroclus quan sát và cảm nhận kỹ. Khi Patroclus lớn lên, hiểu biết
hơn về những điều trong thế giới của người lớn, cậu nhận thấy rõ được bản thân không
muốn có những sự tiếp xúc đụng chạm đối với người khác, trừ Achilles. Patroclus không
đặt ra cho bản thân những câu hỏi về việc tại sao cậu không có cảm giác đối với những
cử chỉ thân mật của các cặp đôi, có lẽ từ giây phút ấy trong nội tâm của Patroclus cũng
đã nhận thấy được điều gì đó nhưng cậu khơng khẳng định điều ấy. “Hai bàn tay, mịn
màng và mạnh mẽ, vươn ra chạm vào tôi. Tôi biết đôi tay này. Nhưng cả khi ở nơi đây,
trong bóng tối dưới mí mắt mình, tơi cũng khơng thể gọi tên những điều bản thân khao
khát” [2]. Giấc mơ về sự tiếp xúc thân thể ấy khiến cho Patroclus bồn chồn, tâm lý của
22


cậu khơng bài xích điều ấy nhưng vẫn đang khơng ngừng thấp thỏm. Và Patroclus biết
rằng cậu không thể trốn tránh cảm xúc của mình. Achilles như một kiệt tác xuất sắc
nhất trong mắt Patroclus và Patroclus khao khát kiệt tác ấy. Và khoảnh khắc mà
Patroclus đã buông thả lý trí của bản thân và nghe theo nội tâm đang gào thét và nhịp
tim tăng vọt chẳng rõ lý do của cậu, “Tơi nếm được vị mơi cậu - nóng ấm và ngọt ngào
vì mật ong trong món tráng miệng. Bụng tơi run rẩy, và một giọt hân hoan nóng hổi lan
tỏa dưới da tôi. Nữa đi”[2].
Diễn biến tâm lý của Patroclus rất hợp lý, từ những giây phút thấp thỏm khi nhận ra
bản thân đang mong muốn điều gì cho đến những rung động mãnh liệt khơng thể kìm
nén, và rồi một nụ hôn càng thêm khẳng định cảm xúc mà Patroclus dành cho cậu bạn
của mình. Bởi vì khi đã có cơ hội chạm tay vào thứ mà bản thân hằng khao khát thì nỗi
khao khát ấy sẽ dâng lên gấp hai, gấp ba lần lúc ban đầu, con người là giống lồi có tính
khao khát cao, khi chưa có được thứ mình mong muốn thì họ trằn trọc, mong muốn điều
ấy say đắm và chỉ cần chạm vào được một chút thơi thì lại càng khao khát chiếm hữu
nhiều hơn nữa. Nhưng khi nụ hôn ấy kết thúc thì nỗi kinh hãi bao trùm lấy Patroclus.
Cậu khơng hối hận vì hành động của bản thân mà Patroclus sợ hãi, tất cả nỗi sợ dường
như bao trùm lấy Patroclus khi cơn khao khát kết thúc và trở lại với thực tại. Sợ cô đơn,
sợ những ký ức có liên quan tới người cậu mến mộ, sợ sự ngăn cách của thần linh nhưng

hơn hết là nỗi sợ sẽ bị Achilles ghét bỏ.
Patroclus sau khi xác định tình cảm của mình dành cho Achilles cũng bộc lộ được diễn
biến tâm lý của một con người khi yêu: có giận dỗi, có ghen tuông, có nhớ nhung và
những khoảnh khắc say mê cuồng nhiệt. Hiểu được sứ mệnh của một người hùng chính
lập chiến cơng và giành lấy vinh quang, nhưng với tư cách là một người tri kỷ, một
người yêu Achilles tha thiết, Patroclus tỏ rõ sự phản đối, níu kéo, khơng muốn Achilles
ra chiến trận để rồi phải nhận lấy cái chết như trong lời nguyền tai quái. Theo chúng tôi,
Madeline Miller xây dựng Patroclus là một nhân vật mang trong mình những tư tưởng
rất hiện đại. Nếu những giá trị mà người Hy Lạp cổ đại hướng đến là vinh quang, danh
dự thì Patroclus lại có những suy nghĩ hồn tồn đối lập. Cậu khơng thích những cuộc
cướp bóc, chinh phạt của đội quân Hy Lạp vì cho rằng nó tổn hại đến những người vô
23


tội: “Đó là một cuộc chiến kì lạ. Khơng có lãnh thổ nào bị chiếm, khơng có tù nhân nào
bị bắt. Chỉ vì danh vọng mà thơi, người chống lại người” [2] Cách mà Patroclus nhìn
nhận Achilles hồn tồn khác với mọi người. Nếu toàn thể nhân dân Hy Lạp nhìn
Achilles với con mắt ngưỡng mộ và hy vọng chàng sẽ lập ra những chiến công xứng
đáng với danh xưng Aristos Achaion của mình, thì ở Patroclus lại nghĩ về chiến cơng
của Achilles như một vật cản ngăn trở tình yêu của cả hai: “Cậu sẽ phải biết tất cả bọn
họ, biết tên tuổi, chiến giáp và chuyện đời. Cậu khơng cịn chỉ thuộc về tơi nữa” [2].
Tâm lý của Patroclus là một tâm lý rất gần gũi đối với những người đang yêu, sợ xa rời
người yêu và mong muốn giữ họ cho riêng mình.
Thần linh vốn là những thế lực tối cao được sùng bái trong thần thoại, sử thi Hy Lạp.
Nhưng trong nội tâm của Patroclus cậu lại có một góc nhìn rất khác về thế giới của thần
linh, không chỉ có sự tôn sùng tuyệt đối mà còn xen lẫn cảm xúc sợ hãi và xa cách:
“Thần linh lạnh lùng và xa cách, xa như mặt trăng. Không giống đôi mắt lấp lánh và
những nụ cười ấm áp, tinh nghịch của cậu chút nào” [2]. Việc trở thành thần linh là
một vinh dự to lớn thay đổi cả cuộc đời mỗi con người, thế nhưng, trong thế giới của
Patroclus, cuộc đời bất tử của thần linh không hề có một chút sức hấp dẫn nào đối với

cậu, nó cô đơn, lạnh lẽo và cằn cỗi. Patroclus nhận thức rõ được hiện thực của thế giới
mà cậu đang sống, cậu biết rằng thần linh từ trong các câu chuyện truyền thuyết có tồn
tại nhưng chưa lần nào trong suy nghĩ của Patroclus khẳng định cậu có niềm tin vào
thần linh. Khi phải đối mặt với những cơn ác mộng hằng đêm về cái chết mà cậu vơ
tình gây ra thì Patroclus có nhắc đến nữ thần mặt trăng- một vị thần có thể xua tan đi
cơn mộng cảnh ám ảnh bám lấy cậu nhưng Patroclus đã không cầu xin điều đó. Đặt
trường hợp nếu như là tâm lý của con người trong sử thi Hy Lạp cổ đại thì chắc hẳn
Patroclus sẽ cầu xin thần linh giúp mình chấm dứt cơn ác mộng và trao đổi bằng điều
kiện gì đó thế nhưng Trường ca Achilles là một tác phẩm hiện đại và Patroclus là nhân
vật có tâm thức hiện đại rõ ràng nhất trong tác phẩm nên vị “nữ thần mặt trăng” mà
Patroclus nhắc đến chưa chắc đã là một thần linh thật sự. Mà có thể trong góc khuất tâm
lý đang bị dày vò của Patroclus thì vị thần mặt trăng ấy đại diện cho những ám ảnh tâm
lý, những ám ảnh quá khứ mà Patroclus muốn xóa bỏ nhưng lại không thể làm được và
cậu cần một điều gì đó có thể giúp cho tâm lý hay nói rõ hơn là những giấc ngủ của cậu
24


bình yên trở lại. Trong sử thi Hy Lạp thì các vị thần gẫn gũi với con người và người cổ
đại cũng không tỏ ra bất ngờ hay khiếp sợ trước sức mạnh hay nhân dạng của thần linh
nhưng suy nghĩ của Patroclus trong Trường ca Achilles đã cho thấy được sự khác biệt
giữa 2 tác phẩm ở 2 thời đại khác nhau. Như đã nói ở trên thì suy nghĩ của Patroclus về
thần linh nghiêng nhiều hơn về sự sợ hãi và điều đó được khẳng định xuyên suốt qua
những lần gặp gỡ của cậu và Thetis- một nàng tiên biển và là mẹ của Achilles. Khi
Patroclus và Achilles chưa xác lập mối quan hệ tình cảm thì việc nghe Achilles nhắc
đến Thetis bằng giọng điệu bình thản cũng đã làm cho Patroclus cảm thấy sợ hãi vì cậu
biết rõ con người phàm trần và thần linh không thể vui vẻ với nhau được, và sau khi đã
nhận ra tình cảm của bản thân đối với Achilles thì Patroclus còn sợ hãi vị nữ thần Thetis
gấp nhiều lần.
Những suy nghĩ, quan điểm của Patroclus giữa một thời đại mà con người xem
chiến công như một lý tưởng sống và niềm kiêu hãnh quả thật là không tưởng. Vậy tại

sao Madeline Miller lại lựa chọn khai thác sâu nội tâm của một nhân vật dường như lạc
lõng trong trận chiến hào hùng của thành Troy như Patroclus? Như bà từng chia sẻ trong
một bài phỏng vấn rằng, bà mong muốn tiểu thuyết Trường ca Achilles tiếp cận được
với nhiều đối tượng độc giả, kể cả những người chưa từng đọc và tiếp xúc với sử thi
Iliad vẫn có thể tiếp nhận và tác phẩm từ Homer như những người lần đầu được thưởng
thức nó. Khác với trong sử thi Iliad, Patroclus từ một nhân vật nhỏ bé trở thành người
kể chuyện trong Trường ca Achilles. Patroclus được cất lên tiếng nói của mình về những
quan điểm của cậu đối với những chuyện diễn ra xung quanh. Ngoài ra, quan điểm của
Patroclus với tư cách là người quan sát câu chuyện mang lại một nhận thức, một chân
lý, hướng tới những khía cạnh vấn đề được thể hiện trong văn hóa và truyền thống của
Hy Lạp cổ đại. Việc để Patroclus làm người kể chuyện và thơng qua góc nhìn của
Patroclus thể hiện tư tưởng của tác giả về chiến tranh, chủ nghĩa anh hùng, về đạo đức
con người.
Việc Madeline Miller chú trọng đào sâu tâm lý của Patroclus cũng cho thấy cơ muốn
tiểu thút của mình trở nên gần gũi hơn với những độc giả đương đại. Diễn biến tâm
lý của Patroclus với những khía cạnh như tình bạn, tình yêu, tâm lý tuổi mới lớn là một
25


×