HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA NƠNG HỌC
------- -------
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI
PHÂN BÓN LÁ ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ
NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG ĐẬU TƯƠNG ĐEN ĐT14307
Người thực hiện
: ĐẶNG VĂN MINH
Mã số sinh viên
: 601871
Lớp
: K60-KHCTB
Người hướng dẫn
: TS. TRẦN ANH T́N
Bộ mơn
: SINH LÝ THỰC VẬT
HÀ NỢI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện báo cáo đã được cảm
ơn và các thơng tin trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2021
Sinh viên
Đặng Văn Minh
i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận, em đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động
viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Thầy giáo TS. Trần
Anh Tuấn giảng viên bộ môn Sinh lý thực vật đã hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ
tận tình, chu đáo trong suốt thời gian thực tập đề tài tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban chủ nhiệm, các thầy cô giáo
trong khoa Nông học, đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Sinh lý thực vật
đã giảng dạy và tạo điều kiện tốt cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên
cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và người
thân đã giúp đỡ, động viên em trong trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện và trình bày, sẽ khơng thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế, em rất mong có được sự nhận xét và góp ý từ phía các quý
thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2021.
Sinh viên
Đặng Văn Minh
ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... viii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ........................................................... ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................. 10
1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 10
1.2. Mục đích, yêu cầu ........................................................................................ 11
1.2.1. Mục đích .................................................................................................... 11
1.2.2. Yêu cầu ...................................................................................................... 11
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 12
2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương đen trên Thế giới ..................................... 12
2.1.1. Nghiên cứu đậu tương đen trên Thế giới .................................................. 12
2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương đen trên Thế giới ..................... 14
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương đen tại ở Việt Nam ....................................... 20
2.2.1.Nghiên
cứu
đậu
tương
đen
tại
Việt
Nam
............................................................................................................................. 20
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương đen tại Việt Nam ...................... 21
2.3. Dinh dưỡng qua lá ........................................................................................ 25
2.3.1. Cơ sở khoa học của bón phân qua lá ........................................................ 25
2.3.2. Hiệu quả của phương pháp bón phân qua lá ............................................ 26
2.3.3.Ưu
nhược
điểm
của
phương
pháp
bón
phân
qua
lá
............................................................................................................................. 27
iii
2.3.4. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón lá cho cây đậu tương đen .... 28
PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 32
3.1. Đối tượng, vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu................................. 32
3.1.1. Đối tượng, vật liệu nghiên cứu.................................................................. 32
3.1.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................ 35
3.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 35
3.2. Nội dung nghiên cứu .................................................................................... 35
3.3. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 35
3.3.1. Bố trí thí nghiệm ........................................................................................ 35
3.3.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng........................................................................ 36
3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi.................................................................................. 38
3.3.4 Xử lý thống kê ............................................................................................. 39
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 40
4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân chính
của cây đậu tương đen ĐT14307 ........................................................................ 40
4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của cây đậu tương giống đen
ĐT14307 .............................................................................................................. 44
4.3. Ảnh hưởng của phân bón lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích lá của cây
đậu tương đen ĐT14307 ..................................................................................... 45
4.4. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lượng nốt sần của cây đậu tương đen
ĐT14307 .............................................................................................................. 48
4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá khả năng tích lũy chất khơ của cây đậu tương
đen ĐT14307 ....................................................................................................... 51
4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lượng hoa của cây đậu tương đen
ĐT14307 .............................................................................................................. 53
4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số SPAD của cây đậu tương đen
ĐT14307 .............................................................................................................. 55
iv
4.8. Ảnh hưởng của phân bón lá đến các yếu tố cấu thành năng suất của cây đậu
tương đen ĐT14307 ............................................................................................ 57
4.9. Ảnh hưởng của phân bón lá đến năng suất của cây đậu tương đen ĐT14307
............................................................................................................................. 60
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 64
5.1. Kết luận ........................................................................................................ 64
5.2. Đề nghị ......................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
1. Tài liệu Tiếng Việt .......................................................................................... 65
2. Tài liệu Tiếng Anh .......................................................................................... 68
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHĨA LUẬN ................................................................ 70
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 74
v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng chiều cao thân
chính cây đậu tương đen ĐT14307 .............................................................. 41
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái ra lá của đậu tương đen
ĐT14307 ...................................................................................................... 44
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến diện tích lá và chỉ số diện tích
lá đậu tương giống ĐT14307 ....................................................................... 46
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự hình thành nốt sần trên cây
đậu tương đen ĐT14307 .............................................................................. 49
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá khả năng tích lũy chất khô của cây đậu
tương giống ĐT14307 .................................................................................. 52
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lượng hoa và thời gian ra hoa của
giống đậu tương đen ĐT14307 .................................................................... 54
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số SPAD của cây đậu tương đen
ĐT14307 ...................................................................................................... 56
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất
của giống đậu tương đen ĐT14307 .............................................................. 58
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất của giống đậu tương
đen ĐT14307 ................................................................................................ 61
vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá đến động thái tăng trưởng triều cao thân
chính cây đâu tương đen ĐT14307 ............................................................ 41
Biểu đồ 4.2. Ảnh hưởng của phân bón lá đến hình thái ra lá của đậu tương đen
ĐT14307 .................................................................................................... 45
Biểu đồ 4.3.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến diện tích lá( LA) đậu
tương giống ĐT14307 ................................................................................ 47
Biểu đồ 4.3.2. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến chỉ số diện tích (LAI) lá
đậu tương giống ĐT14307 ......................................................................... 47
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sự hình thành nốt sần trên
cây đậu tương đen ĐT14307 ...................................................................... 50
Biểu đồ 4.5. Ảnh hưởng của phân bón lá khả năng tích lũy chất khơ của cây đậu
tương giống ĐT14307 ................................................................................ 52
Biểu đồ 4.6. Ảnh hưởng của phân bón lá đến số lượng hoa của giống đậu tương
đen ĐT14307 ............................................................................................. 55
Biểu đồ 4.7. Ảnh hưởng của phân bón lá đến chỉ số SPAD của cây đậu tương đen
ĐT14307 .................................................................................................... 57
Biểu đồ 4.8.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống đậu tương đen ĐT14307 .................................................... 59
Biểu đồ 4.8.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón đến khối lượng 1000 hạt giống
đậu tương đen ĐT14307 ............................................................................ 59
Biểu đồ 4.9.1. Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất của giống đậu
tương đen ĐT14307 ................................................................................... 61
Biểu đồ 4.9.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất thực thu của
giống đậu tương đen ĐT14307 .................................................................. 62
vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 4.1. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính cây đậu tương đen ĐT14307 ......... 43
Hình 4.2. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính cây đậu tương đen ĐT14307 ......... 43
Hình 4.3. Hạt đỗ tương đen giống ĐT14307 sau khi thu hoạch ................................... 63
viii
TĨM TẮT KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Mục đích:
Tiến hành thí nghiệm “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến
sinh trưởng, phát triển và năng suất của đậu tương đen”. Từ đó góp phần cho
việc sử dụng phân bón lá một cách hiệu quả trong sản xuất đậu tương đen
Phương pháp nghiên cứu chính:
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ (RCB), nhắc lại
3 lần
-
Theo dõi các chỉ tiêu: hình thái, sinh trưởng và phát triển, sinh lý như
động thái sinh trưởng chiều cao cây, lá, chỉ số diện tích lá,,,.
Số liệu được xử lý trung bình bằng phần mềm Excel và phần mềm thống
kê sinh học IRRISTAT 5.0.
Kết quả nghiên cứu và kết luận:
Từ kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến giống đậu
tương đen ĐT14307 trong vụ Đơng 2020 tại Gia Lâm – Hà Nội, chúng tơi có
một số kết luận sau:
1. Loại phân bón lá khác nhau có ảnh hưởng tích cực đến sự sinh trưởng,
phát triển của giống đậu tương đen ĐT14307 trong vụ Đông tại Gia Lâm – Hà
Nội. Phân bón lá đều làm tăng các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của cây đậu
tương như tăng chiều cao thân, tăng diện tích lá cũng như tăng chỉ số diện tích
lá, tăng khả năng phân cành, tăng chỉ số SPAD, tăng khả năng tích lũy chất khơ.
Trong đó, phân bón lá Gold tech G05 giúp cây sinh trưởng tốt nhất.
2. Phun phân bón lá ảnh hưởng tốt đến đến các chỉ tiêu cấu thành năng
suất như số quả/cây, tỉ lệ quả chắc, số lượng 1000 hạt cũng như năng suất cá
thể… Năng suất thực thu ở các công thức đạt từ 11,14 tạ/ha – 13,53 tạ/ha, cao
nhất thuộc phân bón lá Gold tech G05 (đạt 13,53 tạ/ha).
ix
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây đậu tương đen là cây cơng nghiệp ngắn ngày, khơng chỉ có giá trị
kinh tế cao mà cịn có rất nhiều tác dụng. Sản phẩm của đậu tương đen cung cấp
thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho cơng nghiệp chế
biến và là mặt hàng x́t khẩu có giá trị. Ngồi ra, đậu tương đen cịn là cây
trồng ngắn ngày rất thích hợp trong luân canh, xen canh, gối vụ với nhiều loại
cây trồng khác và là cây cải tạo đất rất tốt (Lưu Thị Xuyến và cs., 2020).
Trong thành phần hạt đậu tương đen có chứa 37 - 52% Protein. Protein
trong đậu tương đen chứa đầy đủ các loại axit amin cơ bản (Isoloxin, loxin,
metionin, phenilanin) và axit không thay thế (lysine, tryptophan). Bên cạnh
Protein trong hạt đậu tương đen còn chứa 11 - 21% lipit, 10-15 % gluxit, các
vitamin (A, B1, B2, B12, D, E), nhựa, sáp, các muối khoáng (Ca, Fe, Mg, P, K,
Na, S). Ngồi ra trong thành phần vỏ đậu tương đen có chất anthocyanin, đây là
một nguồn chất chống oxy hóa và có thể loại các gốc tự do khỏi cơ thể. Đặc biệt
hạt đậu tương đen có tác dụng rất tốt cho gan, thận, dạ dày và ruột. Trong đậu
tương đen cịn có chất lixinthin có tác dụng làm cơ thể trẻ lâu, sung sức, tăng trí
nhớ, tái sinh các mơ, làm cứng xương và tăng sức đề kháng của cơ thể (Nguyễn
Thị Văn và cs., 2016).
Ngoài các tác dụng như trên vì là cây thuộc bộ đậu nên đậu tương đen cịn
có tác dụng cải tạo đất, góp phần tăng năng suất các cây trồng khác. Thân và lá
đậu tương đen được dùng làm thức ăn cho gia súc và làm phân xanh cải tạo đất
rất tốt (Hoàng Thị Lan Hương và cs., 2013).
Ở Việt Nam, các giống đậu tương đen được trồng tại một số vùng miền
núi phía Bắc, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, Sơn La, Lai Châu… tuy nhiên diện
tích chưa nhiều. Một vài năm gần đây do nhận thức được giá trị dinh dưỡng của
giống đậu tương đen nên diện tích đậu tương đen ngày càng được mở rộng hơn.
10
Mặc dù diện tích trồng đậu tương đen được mở rơng nhưng trong sản x́t đậu
tương đen cịn nhiều hạn chế. Nguyên nhân là do các giống đang trồng có năng
śt thấp và các cơng trình nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh cịn rất ít như: mật
độ, phân bón, thời vụ, thuốc bảo vệ thực vật … Hiện nay, vấn đề phân bón đối
với cây đậu tương chưa được nơng dân chú ý nhiều, cách sử dụng phân bón
chưa được chú trọng nên năng suất đậu tương chưa được cao.
Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các ngành công nghiệp chế biến, thực
phẩm cho con người cũng như thức ăn cho gia súc… cần áp dụng các biện pháp
kỹ thuật, chăm sóc hợp lý, bón phân đầy đủ cân đối để nâng cao năng suất và
phẩm chất cho cây. X́t phát từ thực tế đó, chúng tơi thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và
năng suất của giống đậu tương đen ĐT14307”
1.2. Mục đích, yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của đậu tương đen. Từ đó góp phần cho việc sử dụng phân bón lá
một cách hiệu quả trong sản xuất đậu tương đen.
1.2.2. Yêu cầu
Xác định được ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát
triển, năng suất và mức độ nhiễm sâu, bệnh của đậu tương đen
Xác định được loại phân bón lá phù hợp cho cây đậu tương vụ Đông tại
Gia Lâm, Hà Nội
11
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình nghiên cứu đậu tương đen trên Thế giới
2.1.1. Nghiên cứu đậu tương đen trên Thế giới
Đậu tương đen là một trong số cây trồng lâu đời tại Trung Quốc, Nhật
Bản và Hàn Quốc. Hiện nay, đậu tương đen cũng đã được trồng ở một số nước
khác như: Inđonesia, Việt Nam, Malaysia, Ấn Độ, Mỹ, Canada...Ở Nhật Bản,
đậu tương đen thường được gọi “Tamba đen”, “Namib đen” (Mai Quang Vinh,
2013).
Đậu tương đen được trồng nhiều ở các tỉnh miền tây của Nhật Bản, đặc
biệt là các tỉnh Kyoto và Hyogo. Hai tỉnh này được coi là hai vùng có nguồn gốc
thứ nguyên của đậu tương đen ở Nhật Bản. Năm 2017, tại Kinki thuộc Kyoto
diện tích trồng đậu tương đen là 2,500 ha chiếm 30% tổng diện tích trồng đậu
trên tồn huyện (Ngơ Thế Dân và cs., 2019).
Ở tỉnh Hyogo đậu tương đen được trồng luân canh với cây lúa, diện tích
trồng đậu tương đen chiếm 600ha. Từ năm 2017 đến năm 2019, ở Nhật Bản thực
hiện dự án phát triển công nghệ sản xuất đậu tương đen ổn định tại Kinki. Dự án
đã xây dựng được hệ thống để chuẩn đoán thời điểm cung cấp nước cho cây đậu
tương đen dựa vào bức xạ mặt trời, nhiệt độ khơng khí và nhu cầu nước của cây.
Ở Ấn Độ, đậu tương đen bắt đầu được nghiên cứu và chúng được trồng tại các
tỉnh miền trung (Ngô Thế Dân và cs., 2019).
Với những kết quả nghiên cứu về thành phần các chất quan trọng và cơng
dụng của đậu tương đen trên thế giới thì hãng sản x́t Unilever đã có các
chương trình khuyến khích người nơng dân trồng đậu tương đen, chương trình
được thực hiện tại Inđonesia. Ban đầu đậu tương đen chỉ được trồng ở tây Java
với diện tích nhỏ. Hiện nay, Unilever đã có dự án trồng đậu tương đen ở nhiều
nơi, có sự tham gia của bảy hợp tác xã với 6.600 nông dân và 1.100 ha được
trồng mới. Từ dự án của Unilever, sản lượng đậu tương đen đã cung cấp 20-30%
12
nhu cầu tiêu dùng trên cả nước (Sinta Kaniawati và cs., 2019).
Từ năm 1918 đến năm 2012, Inddonessia đã công nhận sản xuất bảy
giống đậu tương đen. Hầu hết các giống mới này đều có thời gian sinh trưởng
trung bình. Kết quả nghiên cứu của chương trình khuyến khích nghiên cứu cơ
bản tại Inđonesia đã chọn tạo ra hai giống đậu tương đen là Detam 3 Prida và
Detam 4 Prida (Muchlish Adie và cs., 2013).
Mục đích chọn tạo của hai giống là thích ứng với biến đổi khí hậu, đặc
biệt là hạn hán. Giống Detam 3 Prida là con lai của giống W9837 với giống
Cikuray, giống đã được công nhận năm 2013, giống có tiềm năng năng suất lên
đến 3,15 tấn/ha, giống thuộc nhóm chín sớm, khối lượng 1000 hạt đạt 118g.
Giống Detam 4 Prida là giống lai giữa giống W9837 và 100H-236, thời gian
sinh trưởng 76 ngày, khả năng chống bệnh gỉ sắt khá, khối lượng 1000 hạt 110g,
tiềm năng năng suất đạt 2,98 tấn/ha (Muchlish Adie và cs., 2013).
Ngồi những nước ở châu Á thì một số nước ở châu Mỹ cũng bắt đầu tiến
hành nghiên cứu, chọn tạo giống đậu tương đen cho năng suất cao và chất lượng
tốt, phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Sau 14 năm nghiên cứu tác giả Eric
Richter chọn tạo giống đậu tương đen cho Canada từ tập đoàn giống nhập nội.
Kết quả nghiên cứu đã chọn tạo được giống Black Pearl, giống cho năng và chất
lượng cao rất phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của Canada. Hiện nay giống
được công ty PRO Seeds of Canada đưa vào sản xuất với diện tích lớn (Carolyn
King, 2012).
Một nghiên cứu động vật của các nhà nghiên cứu tiến hành tại đại học
Shizuoka Nhật Bản và công ty chế biến thực phẩm Fujicco cho thấy đậu tương
đen có hiệu quả hơn so với đậu tương vàng trong việc ngăn ngừa các triệu chứng
mãn kinh. Nghiên cứu cho thấy những con chuột mãn kinh hoặc loại bỏ buồng
trứng khi ăn đậu tương đen đã làm giảm lượng cholesterol trong máu nhiều hơn
khi ăn đậu tương vàng (Yasumasa Okazaki, 2015).
13
Sau bốn tuần, những con chuột mãn kinh ăn đậu tương đen giảm 31%
lượng cholesterol và những con chuột mãn kinh ăn đậu tương vàng chỉ giảm
được 16% lượng cholesterol trong máu. Kết quả nghiên cứu của Yasumasa
Okazaki về nước giải khát được làm từ quá trình lên men axit citric của đậu
tương đen cho thấy: uống nước giải khát 10ml/1kg khối lượng cơ thể trước khi
điều trị 30 phút sẽ duy trì hoạt động của các enzym chống oxy hóa thận lâu hơn
đáng kể so với khơng uống. Cũng theo nghiên cứu này hoạt tính kháng virus
được tìm thấy từ lá mầm của hạt đậu tương đen (Yasumasa Okazaki, 2015).
2.1.2. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương đen trên Thế giới
Nguồn gen đậu tương đen được lưu giữ chủ yếu ở 15 nước trên thế giới:
Đài Loan, Australia, Trung Quốc, Pháp, Nigeria, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản,
Triều Tiên, Nam Phi, Thụy Điển, Thái Lan, Mỹ và Liên Xơ (cũ) với tổng số
45.038 mẫu (Trần Đình Long, 2010).
Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau màu châu Á (AVRDC) đã thiết lập
hệ thống đánh giá (Soybean - Evaluation trial - Aset) giai đoạn 1 đã cung cấp
được trên 35.000 giống đến 546 nhà khoa học của 164 nước Nhiệt Đới và Á
Nhiệt Đới. Kết quả đánh giá giống của Aset với các giống đậu tương đen là đã
đưa vào trong mạng lưới sản xuất được 21 giống ở trên 10 quốc gia. Ví dụ,
giống đậu tương đen AK 03 có nguồn gốc từ giống nhập nội G2261, giống đã
được cơng nhận chính thức cho sản x́t ở Việt Nam, giống BPT – SyT6 tại
Philipines, giống Kaohsung N3 tại Đài Loan, giống KPS 292 tại Thái Lan
(Nguyễn Thị Út, 2016).
Giống đậu tương đen khơng có phản ứng với chu kỳ ánh sáng thường ít
được sử dụng ở các nước trồng nhiều đậu tương đen trên thế giới, do những
giống này thường có thời gian sinh trưởng ngắn, chiều cao cây thấp. Nhưng
nhiều vùng trồng đậu tương đen chịu ảnh hưởng của lượng mưa thiếu hụt, phân
bố không đều và thiếu nước tưới sử dụng giống đậu tương đen có thời gian sinh
14
trưởng ngắn là phù hợp. Kết quả nghiên cứu tại vùng khơng có tưới ở Pakistan,
với 4 giống đậu tương đen có thời gian sinh trưởng từ 97 – 122 ngày cho thấy: ở
thời vụ bình thường năng suất của giống đậu tương đen (Lee, Williams, Bragg,
Wood Worth) Lee là thấp nhất, trong khi ở thời vụ muộn hơn thì giống Williams
đạt cao nhất và giống Bragg thấp nhất. Giống đậu tương đen Bragg và Lee có
TGST trên 120 ngày bị ảnh hưởng của khơ hạn trong thời gian hình thành quả
mẩy do nguyên nhân của lượng mưa phân bố không đều. Bởi vậy, giống đậu
tương đen Williams, Wood Worth có thời gian sinh trưởng từ 97 - 101 ngày là
thích hợp ở vùng khơ hạn của Pakistan (Jason L. De Bruin and Palle Pedersen,
2018).
Những tiến bộ về năng suất đậu tương đen của Mỹ, Brazil, Argentina nhờ
có thành cơng trong nghiên cứu và sử dụng giống đậu tương đen mới. Nghiên
cứu cho thấy năng suất của giống đậu tương đen mới có thể cao hơn 44% so với
giống đậu tương đen cũ và giống đậu tương đen mới có tính kháng tuyến trùng
có năng śt cao hơn 18% so với giống đậu tương đen mới nhạy cảm, thí
nghiệm được nghiên cứu tại 3 địa điểm với 6 giống đậu tương đen tại vùng miền
đông Iowa của nước Mỹ (Jason L. De Bruin and Palle Pedersen, 2018).
Đài Loan bắt đầu chương trình chọn tạo giống đậu tương đen đưa vào sản
xuất các giống Kaoshing 3, Tai nung 3, Tai nung 4 cho năng suất cao hơn giống
khởi đầu và vỏ quả không bị nứt. Đặc biệt giống Tai nung 4 được dùng làm
nguồn gen kháng bệnh trong các chương trình lai tạo giống ở các cơ sở khác
nhau như trạm thí nghiệm Major (Thái Lan), Trường Đại học Philipine (Vũ
Tuyên Hồng và cs., 2015).
Sự phát triển của kỹ thuật cơng nghệ sinh học tạo ra những giống đậu
tương đen mới thơng qua kỹ thuật chuyển gen đã góp phần tăng năng suất, giảm
chi phí sản xuất đậu tương đen ở nhiều quốc gia trên thế giới. Diện tích trồng
giống đậu tương đen chuyển gen chiếm khoảng 98% ở Argentina, 92% ở Mỹ và
15
64% ở Brazil, sử dụng giống đậu tương đen chuyển gen đã giảm chi phí sử dụng
thuốc trừ cỏ là 28% ở Mỹ, 20% ở Argentina và 4% ở Brazil, giảm giá thành sản
xuất từ 24 – 88 USD/ha trong năm 2018 (ICRISAT, 2019).
Trung Quốc trong những năm gần đây đã tạo ra nhiều giống đậu tương
đen mới. Bằng phương pháp đột biến thực nghiệm đã rạo ra giống Tiefeng 18 do
xử lý tia gamma có khả năng chịu được phèn cao, không đổ, năng suất cao,
phẩm chất tốt. Giống Heinoum N06, Heinoum N016 xử lý tia gamma có hệ rễ
tốt, lóng ngắn, nhiều cành, chịu hạn và khả năng thích ứng rộng. Kết quả nghiên
cứu của L.Z Wang, R.J.Zhao, X.G.Ye, Y.Q.Fu, Q.S.Yan, Q.Li. Lai tạo giống
đậu tương đen siêu cao sản tại Trung Quốc đã chọn ra được những giống có
năng suất cao như Xindadou No.11 (5.956,2 kg/ha) tại Tân Cương, Zhong huang
25 (5.577 kg/ha) tại Shihezi, Tân Cương, Zhong huang 13 (4.686 kg/ha) tại
Thiểm Tây và (4.835 kg/ha) tại Hà Nam. Phân tích di truyền cho thấy sự tương
quan có ý nghĩa (r = 0,56-0,71) giữa khối lượng hạt và số quả trên cây với năng
suất. Các nhà chọn giống đã sử dụng các giống đậu tương đen có năng suất cao,
số quả và số hạt trên cây nhiều và chống đổ tốt để lai tạo giống (Nguyễn Văn
Thắng, 2020).
Nghiên cứu của M.F.A.Malik, A.S. Qureshi, M.R Khan, M.Ahrat về da
dạng di truyền của các mẫu giống đậu tương đen có nguồn gốc khác nhau (từ 5
nước Pakistan, Mỹ, AVRDC, Nhật Bản và Bắc Triều Tiên) bằng sử dụng chỉ thị
RAPD, nhóm nghiên cứu ở Pakistan kết luận: đa dạng di truyền giữa kiểu gen
đỗ tương Pakistan có thể có ích cho các nhà chọn giống lai tạo trong các trương
trình chọn giống và mở rộng nền tảng di truyền. Đánh giá khả năng chịu úng
giai đoạn làm hạt và nhận biết mẫu giống đậu tương đen bản địa và mẫu giống
đậu tương đen sản xuất ở Châu Á, nhóm nghiên cứu ở Đại học Nơng nghiệp
Nam Ninh, Trung Quốc đã thực hiện trên tổng số 350 giống đã được công nhận
ở Trung Quốc và 15 nước Châu Á khác cho mục đích chọn giống (Nguyễn Văn
16
Thắng, 2020).
Kết quả cho thấy mức độ chịu úng của quần thể các giống đậu tương đen
đã được công nhận ở Châu Á tương đương với giống bản địa của Trung Quốc
nhưng thấp hơn quần thể đậu tương đen hoang dại Trung Quốc. Bốn giống đậu
tương đen chịu úng tốt đã được sàng lọc và sử dụng để mở rộng nền di truyền
trong lai tạo chọn giống chịu úng của Trung Quốc (Nguyễn Văn Thắng, 2020).
Sàng lọc trong nhà lưới và kiểm tra trên đồng ruộng 21 kiểu gen đậu
tương có nguồn gốc từ Đơng Nam Á về khả năng chịu úng, các nhà nghiên cứu
Việt Nam và Mỹ đã chọn ra được ba kiểu gen đậu tương chịu úng là DVN2,
Nam Vang và ATF15-1. Các dòng đậu tương này cung cấp nguồn di truyền mới
để cải tiến di truyền đậu tương chịu úng. Trong khoảng 600 giống đậu tương đen
được đưa ra sản xuất ở vùng Đông Bắc Trung Quốc vào cuối của thế kỷ trước.
Mặc dù, 56 năm qua đậu tương đen có sự thay đổi hàm lượng protein và hàm
lượng dầu nhưng các giống đậu tương đen hiện đại có cường độ quang hợp cao
hơn, chiều cao cây giảm đi đã tăng sức đề kháng bệnh và sâu so với giống đậu
tương đen cũ, trung bình năng suất di truyền của đậu tương đen tăng 0,58%/năm
(Jian Jin và cs., 2015).
Gần đây một số nước nông nghiệp tiên tiến đã ứng dụng chỉ thị phân tử
trong chọn tạo giống. Mỹ đã nghiên cứu thành công chuyển gen tạo ra vật liệu
chọn giống ở đậu tương đen. Úc đã áp dụng công nghệ tế bào để phân lập được
gen chịu hạn thành công. Kết quả nghiên cứu của Petre M. Gresshoff, công nghệ
sinh học và kiểu gen chức năng đồng hành với sinh lý học, sinh học và chọn tạo
giống để nghiên cứu cải tiến giống đậu tương đen nhiều hạt, chất lượng hạt cao
và giá thành rẻ (Peter M. Gresshoff, 2017).
Trường đại học Qeensland, Úc đã cập nhật các công cụ nghiên cứu gen.
Nhiều QTLs điều khiển các cặp tính kháng bệnh, cấu trúc rễ, hàm lượng dầu và
Protein đã được phát hiện liên kết với phân tử chỉ thị đồng trội cho phép chọn
17
tạo giống thông minh. Bản đồ phân tử đậu tương đen đã được thiết lập ở tất cả
các vị trí của 1110 megabase bộ gen (Peter M. Gresshoff, 2017).
Có thể thương mại hóa “Affymetrix genechip” để phân tích 37000 gen
đậu tương đen đồng thời với dịch vụ tại Trung tâm hội đồng nghiên cứu của Úc
của Trường để đo đếm kiểu gen nhanh của các bộ phận cây khác nhau trong các
điều kiện môi trường và giai đoạn phát triển khác nhau. Tại Trung tâm này đã
thành công trong việc nhân vơ tính (cloning) vị trí đầu tiên của bất cứ gen đậu
tương đen nào (Peter M. Gresshoff, 2017).
Kết quả nghiên cứu của Sanders J. L. mật độ trồng của mía đậu tương đen
369000 cây/ha, khi tăng liều lượng phân bón lên gấp đơi thì năng śt của đậu
tương đen tăng ở trường hợp có tưới. Mật độ trồng của mía 533000 cây/ha, năng
suất của đậu tương đen cũng chỉ tăng ở cơng thức có tưới và với mật độ 738000
cây/ha hoặc cao hơn thì năng suất đậu tương đen giảm (Sanders J. L., 2016).
Theo tác giả Jacson K. Norsworthy and Emerson R. Shipe, mật độ và
khoảng cách hàng trồng đậu tương đen phụ thuộc vào thời vụ và điều kiện mơi
trường. Năng śt của đậu tương đen có 14 – 57% được tạo ra từ cành, nhưng
cũng có thể chiếm 47 – 74% nếu như được trồng trong điều kiện hàng rộng
(Jacson K và cs., 2015).
Cơng trình nghiên cứu của Jason L. De Bruin and Palle Pedersen cho
thấy, khoảng cách hàng trồng khơng ảnh hưởng đến tính trạng khối lượng 1000
hạt và thời gian sinh trưởng nhưng ảnh hưởng đến chiều cao cây, phân cành và
năng suất của đậu tương đen. Nghiên cứu cho thấy đậu tương đen trồng ở
khoảng cách hàng hẹp (38 cm), năng suất đậu tương đen đạt 4,64 tấn/ha cao hơn
248 kg/ha so với khoảng cách hàng rộng (76 cm) và mật độ gieo tốt nhất để khi
thu hoạch đạt 462.000 cây/ha (Jason L và cs., 2018).
Những nghiên cứu mới nhất của các nước trên thế giới trong việc chọn tạo
giống chỉ ra rằng không chỉ sử dụng phương pháp truyền thống (lai hữu tính)
18
nhằm mục đích tăng năng śt mà cịn tập trung vào những nghiên cứu hiện đại
như công nghệ sinh học, cơng nghệ gen nhằm chọn tạo ra giống có chất lượng
cao, kháng bệnh tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận (chịu úng, chịu hạn…).
Ngồi ra cịn có các nghiên cứu về biện pháp canh tác như luân canh, mật độ,
phân bón, thời vụ gieo trồng… có tác dụng làm tăng năng suất đậu tương đen
đáng kể. Tiềm năng nâng cao năng suất đậu tương đen còn rất lớn. Kỹ thuật đột
biến cũng đã được áp dụng rộng rãi để tạo ra các dịng/giống đậu tương đen có
năng śt cao, có thời gian sinh trưởng ngắn và thích ứng với điều kiện sinh thái
rộng. Còn phương pháp chọn giống truyền thống mất nhiều thời gian để chọn
được các tính trạng mong muốn qua các thế hệ (Bùi Chí Bửu và cs., 2015).
Hiện nay, các nhà khoa học đã đi sâu nghiên cứu về phương diện sinh lý,
hóa sinh, di truyền đặc biệt các cơ chế chống chịu (ngoại cảnh bất lợi, sâu bệnh),
các yếu tố cấu thành năng suất, chất lượng hạt nhằm phát triển diện tích gieo
trồng cũng như nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng đậu tương đen (Tạ
Kim Bính và cs., 2016).
Các nghiên cứu về cây trồng chuyển gen đã xác định được 1 gen
Arabidopsis 1-pyrroline-5-carboxylate synthase gene, P5CR, có khả năng chịu
hạn. Với việc xác định được gen chịu hạn này sẽ hứa hẹn tạo ra được giống đậu
tương chịu hạn trong tương lai. Kết hợp gen chịu hạn với các đặc điểm sinh lý
và sinh hóa là xu hướng để chọn tạo giống đậu tương chịu hạn hiện nay. Tuy
nhiên, phương pháp truyền thống là xác định và dùng những đặc điểm nông học,
hình thái của cây đậu tương liên quan đến tính chịu hạn, cùng với các kỹ thuật
đánh giá khả năng chịu hạn thích hợp như gây hạn nhân tạo với mái che di động,
huấn luyện cây chịu hạn, ô thiếu hụt nước, hệ thống thẩm kế tự động luân phiên
để đo lượng nước bốc hơi và sinh trưởng của cây, cũng đang được dùng trong
chọn tạo giống đậu tương chịu hạn và đánh giá tính chịu hạn của cây (Tạ Kim
Bính và cs., 2016).
19
Điều chỉnh mật độ trồng của mía đậu tương là một biện pháp tối ưu thông
qua mối quan hệ tương tác giữa kiểu gen và môi trường để đạt năng suất cao.
Tuy nhiên, giống đậu tương có thời gian sinh trưởng ngắn không bị ảnh hưởng
nhiều của yếu tố thời vụ và vĩ độ, vì vậy để có tiềm năng năng suất tối đa thì cần
được gieo trồng với mật độ cao hơn (Nguyễn Văn Thắng, 2020).
2.2. Tình hình sản xuất đậu tương đen tại ở Việt Nam
2.2.1. Nghiên cứu đậu tương đen tại Việt Nam
Đậu tương đen trồng chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ lâu đời. Tuy
nhiên diện tích trồng chưa nhiều, chỉ rải rác tại các hộ gia đình nên năng suất rất
thấp. Một trong những nguyên nhân của năng suất thấp là công tác chọn giống
và biện pháp kỹ thuật cho đậu tương đen chưa được nghiên cứu. Hiện nay Trung
tâm Tài nguyên thực vật đã thu thập được nhiều nguồn gen đậu tương đen tại
các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lai Châu, Quảng
Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn... ngồi ra cịn có nguồn gen đậu tương đen nhập
nội được đánh giá và nghiên cứu (Tạ Kim Bính và cs., 2014).
Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam đã
nhân và đánh trên 170 nguồn gen đậu tương đen nhập nội từ Hàn Quốc, Nhật
Bản. Bước đầu đánh giá hầu hết các giống đậu tương đen có khả năng sinh
trưởng phát triển khá trong điều kiện sinh thái Hà Nội. Trong đó, có một số
giống được đánh giá triển vọng có thể đưa ra sản xuất. Qua theo dõi thì đậu
tương đen chỉ thích hợp trồng vụ xn và vụ hè thu, khơng thích hợp trồng vụ
đơng. Những nghiên cứu về đậu tương đen ở nước ta còn rất nhiều hạn chế,
nguyên nhân là do tập quán sử dụng và gieo trồng các giống đậu tương đen ở
nước ta chưa có. Ngồi các giống đậu tương đen đã có ở một số địa phương đều
cho năng suất thấp, chưa được đưa vào cơ cấu cây trồng (Nguyễn Thị Xuyến và
cs., 2013).
Hiện nay, một số viện nghiên cứu đã nhập nội giống đậu tương đen về
20
nghiên cứu và đánh giá. Qua nghiên cứu đánh giá 15 giống đậu tương đen được
trồng tại Hoài Đức, Hà Nội cho thấy. Đặc điểm nông sinh học của các giống đậu
tương đen trồng tại vụ hè 2012 và vụ xuân 2013 đều có khả năng sinh trưởng
phát triển tốt. Kết quả xác định được sáu giống có thời gian sinh trưởng thuộc
nhóm ngắn ngày từ 85 - 109 ngày, các yếu tố cấu thành năng suất ổn định và
năng suất cá thể đạt cao từ 9,2 - 16,2g/cây, tính chống đổ và tính tách quả tốt,
khả năng chống chịu sâu bệnh trên đồng ruộng khá, các yếu tố cấu thành năng
suất ổn định và có tiềm năng năng suất cao, khối lượng 1000 hạt dao động từ
155,5 g đến 213,5g (Hoàng Thị Lan Hương và cs., 2013)
Theo Vũ Linh Chi và các cộng sự đã đánh giá tập đoàn đậu tương đen và
đậu tương đen từ năm 2011-2013 được thu thập từ các tỉnh: Lai Châu, Sơn La,
Bắc Giang, Quang Ninh cho thấy, các giống đậu tương đen sinh trưởng phát
triển tương đương với đậu tương đen thường. Một số giống cho số quả trên cây
cao dao động từ 30-45 quả/cây, số cành cấp 1 khá, có tiềm năng năng suất cao,
khối lượng 1000 hạt dao động từ 134 g đến 208,5 g, năng suất cá thể đạt 9,5 –
14,7 g/cây (Vũ Linh Chi và cs., 2013).
2.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về đậu tương đen tại Việt Nam
Đậu tương có thể phát triển tốt trong điều kiện sinh thái nông nghiệp nhiệt
đới và Việt Nam là nước thích hợp cho sản xuất đậu tương đen. Tuy nhiên, trên
thực tế sản xuất có thể thấy những khó khăn ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
đậu tương đen ở nước ta, đó là biến động bất thường của thời tiết khí hậu, nhiệt
độ và độ ẩm cao nên sâu bệnh nhiều làm cho năng suất đậu tương đen không ổn
định. Ngoài ra những điều kiện kinh tế xã hội hạn chế sản xuất đậu tương đen
như khâu bảo quản chế biến sau thu hoạch, chất lượng giống kém, kinh phí cho
nghiên cứu đậu tương đen chưa nhiều (Vũ Đình Chính và cs., 2010).
Những năm gần đây đậu tương đen được đưa vào chương trình khuyến
nơng của Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn. Nhiều cơng trình nghiên cứu
21
theo hướng chọn giống đậu tương đen có năng suất cao, phẩm chất tốt, thích hợp
với nhiều vùng sinh thái, chịu được các điều kiện bất thuận nhất là vụ đông ở
miền Bắc đã được quan tâm đúng mức (7.
Đinh Thái Hoàng và cs., 2010).
Kết quả của sản xuất ở nhiều vùng sinh thái cho thấy: Giống đậu tương
đen DT96 có thời gian sinh trưởng 95 – 98 ngày, năng suất 15 – 30 tạ/ha có khả
năng kháng bệnh và chịu rét (Mai Quang Vinh và cs, 2015).
Nước ta có tiềm năng rất lớn để mở rộng diện tích trồng đậu tương đen ở
cả 3 vụ, vụ xuân, hè và đơng với diện tích có thể đạt được 1,5 triệu ha, trong đó
miền núi phía Bắc khoảng 400 nghìn ha (Lê Quốc Hưng, 2017).
Cả nước năm 2013 có 78 giống đậu tương đen được gieo trồng, trong đó
có 13 giống chủ lực với diện tích gieo trồng khoảng trên 1.000 ha được phân bố
như sau: DT84, Bông Trắng (>10.000ha); MTĐ176, 17A (5.000 – 10.000 ha);
AK03, ĐT12, Nam Vang, ĐH4, V74, AK05, VX93 (1.000 – 5.000 ha) (Bùi Chí
Bửu và cs., 2015).
Viện Di truyền Nông nghiệp với định hướng chiến lược chọn tạo và phát
triển cây đậu tương đen đã thu được thành tựu đáng kể. Trong 25 năm nghiên
cứu Viện Di truyền Nông nghiệp đã cho ra đời bộ giống đậu tương đen 3 vụ
gồm 10 giống (4 giống chính thức và 6 giống tạm thời): DT84, DT90, DT96,
DT55 (AK06, DT99, DT94, DT95, DT83, DT2001). Đậu tương rau DT02 và
hàng chục giống có triển vọng: DT2002, DT01, DT2006, DT2007, đậu tương
đen rau DT06… (Mai Quang Vinh, 2017).
Kết quả nghiên cứu của Mai Quang Vinh, trong số 6648 ha đậu tương đen
có 1908 ha được sản xuất bằng các giống đậu tương đen mới như giống đậu
tương đen DT84, DT90, DT80 và năng suất trung bình của các giống này đạt
5,74 tạ/ha (Mai Quang Vinh, 2013).
Chọn tạo giống đậu tương đen ở nước ta được tiến hành theo nhiều
phương pháp khác nhau như: Lai hữu tính, tạo giống đột biến, chọn lọc từ các
22
giống địa phương và giống nhập nội...mỗi phương pháp chọn tạo đều có những
thành cơng riêng. Nhờ có chọn tạo các giống mới được chọn tạo, khảo nghiệm
bổ sung cho sản xuất (Đinh Thái Hoàng và cs., 2010).
Khảo sát đánh giá trên 4.000 mẫu, các mẫu giống chủ yếu nhập từ Viện
nghiên cứu cây trồng trên toàn Liên Bang Nga (VIR), một số mẫu nhập từ Trung
tâm nghiên cứu phát triển rau màu Châu Á (AVRDC), Úc, Nhật và Viện cây
trồng nhiệt đới Quốc tế (IITA). Các nhà khoa học đã phân lập các dịng giống có
tính trạng đặc biệt khác nhau như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng chịu rét,
khả năng chịu hạn, khả năng kháng bệnh gỉ sắt... phục vụ cho công tác chọn
giống trong nước (Tạ Kim Bính và cs., 2014).
Tác giả Nguyễn Thị Văn và cs., nghiên cứu các giống đậu tương đen nhập
nội từ Úc tại trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và thu được kết quả: trong 25
mẫu giống thử nghiệm, có CLS1.112 cho năng suất cao. Giống 96031411 thuộc
loại hình sinh trưởng vơ hạn, có thời gian sinh trưởng dài từ 125 - 135 ngày,
phân cành nhiều, cao cây, có thành phần sinh khối lớn, đề nghị thử nghiệm phát
triển ở vùng trung du và miền núi phía Bắc. Đặc biệt trong đó các giống có khả
năng chịu rét khá như G12120.94252 - 911, 94252 - 1, đây là nguồn gen quý để
lai tạo ra các giống đậu tương đen có khả năng chịu rét thích hợp trồng trong vụ
đơng và vụ xuân (Nguyễn Thị Văn và cs., 2013).
Kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Chính khi nghiên cứu tập đồn đậu
tương đen đã phân lập các chỉ tiêu làm 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng
với năng suất hạt. Nhóm thứ nhất bao gồm các chỉ tiêu khơng tương quan chặt
với năng suất (r < 0,5) gồm 18 chỉ tiêu như thời gian sinh trưởng, chiều cao
cây...; Nhóm thứ hai bao gồm các chỉ tiêu tương quan chặt với năng suất (r >
0,6) gồm 15 chỉ tiêu như số quả/cây, tỷ lệ quả chắc, khối lượng 1000 hạt...;
nhóm thứ 3 gồm các chỉ tiêu tương quan nghịch với năng suất, gồm 5 chỉ tiêu đó
là tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn, và tỷ lệ
23
sâu đục quả (Vũ Đình Chính, 2015).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tấn Hinh, Nguyễn Văn Lâm của Viện
Nghiên cứu Cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn tạo thành công giống
Đ2101 từ tổ hợp D95 x D9037. Giống Đ2101 có thời gian sinh trưởng từ 90 100 ngày, năng suất đạt 17,4 – 21,8 tạ/ ha, rất thích hợp cho vụ xn và vụ đơng
ở các tỉnh phía Bắc (Nguyễn Tấn Hinh và cs., 2015).
Từ năm 2008-2010, giống đậu tương đen Đ2101 được xây dựng mơ hình
tại nhiều tỉnh tại đồng bằng Bắc bộ và tỉnh Sơn La... với diện tích 280 ha, kết
quả được các địa phương có nhận xét và đánh giá chung: giống đậu tương đen
Đ2101sinh trưởng phát triển khỏe, chịu hạn khá, quả và hạt có màu vàng đẹp,
hạt to và đều, năng suất đạt cao hơn giống đang sản xuất tại địa phương (Nguyễn
Tấn Hinh và cs., 2015).
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Xuyến và cs., khi lai giống đậu
tương đen AGS129 và giống TQ cho con lai TN08 sinh trưởng phát triển tốt,
năng suất cao, năng suất thực thu đạt 20-30 tạ/ha, khả năng chống chịu sâu bệnh
khá. Giống TN08 đã được khảo nghiệm tại các tỉnh: Hà Nội, Hải Dương, Thái
Bình, Bắc Giang, Phú Thọ, Thanh Hóa và Nghệ An (Nguyễn Thị Xuyến, 2013).
Ngồi ra cịn có rất nhiều giống sử dụng phương pháp lai hữu tính để chọn
tạo và cho kết quả khả quan như: ĐT99 -1 từ tổ hợp lai Cinal x MV1 của nhóm
tác giả Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam, giống ĐT92 từ tổ hợp lai
ĐH4 x TH184. Giống ĐT80 do Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
chọn từ tổ hợp V70 x vàng Mộc Châu thích hợp cho vụ hè ở miền núi... (Vũ
Tuyên Hoàng, 2013).
Ở nước ta, tạo giống đậu tương đen bằng cách gây đột biến cũng đã đạt
được nhiều thành cơng, trong đó phải kể đến như là giống DT84. DT84 được tạo
ra bằng cách xử lý đột biến bởi tia gamma – Co60 trên dòng lai 8 - 33 (DT80 x
ĐH4). Giống DT84 có tiềm năng năng suất cao, chống chịu sâu bệnh khá, khả
24